No bra No Pay
Page 1 of 1 • Share
No bra No Pay
Một quán cà phê tại TPHCM đang gây xôn xao trong giới trẻ Việt Nam khi đưa ra chương trình khuyến mãi “No bra, no pay”, miễn phí thức uống cho tất cả khách hàng nữ không mặc áo ngực đến quán vào ngày 13/10.
Chủ quán MIB (Monkey in Black), anh Trần Thanh Tùng, nói rằng đây là chương trình hưởng ứng cho phong trào “Ngày không áo ngực” ở Anh nhằm nâng cao ý thức của nữ giới trong việc khám bệnh phòng ngừa ung thư vú. Anh Tùng cho biết thêm:
“Tùng kết hợp với Hội Ung thư vú Việt Nam tổ chức chương trình này. Đơn giản là vì đằng sau chương trình này, ý nghĩa quốc tế của nó là nâng cao nhận thức về ung thư vú. Cho nên ‘No Bra Day’ chỉ là để gây tiếng vang, nhưng khi gây tiếng vang mà người ta thực sự chú ý thì người ta biết đằng sau nó là ung thư vú”.
Chương trình “thả rông” nhận khuyến mãi của quán MIB nhận được khá nhiều ủng hộ và “share” trên mạng xã hội Facebook, nhưng cũng không ít người lên tiếng phản đối vì sự “mất gốc” văn hóa Việt.
Giáo sư-Tiến sĩ Trần Thị Minh Đức, Trưởng bộ môn Tâm lý học tham vấn, Khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho rằng cách thức truyền thông điệp trên không phù hợp với xã hội Việt Nam hiện tại. Bà nói:
“Ngay cả khi mình làm việc đấy để quảng cáo cho ung thư vú, thì thiếu gì cách để quảng cáo? Chìa ngực ra như thế để cho nhiều người đi khám sức khỏe thì tôi không nghĩ đó là cách tối ưu. Vì cách này liên quan đến thuần phong mỹ tục”.
TS. Trần Thị Minh Đức cho rằng khoan hãy nói tới chuyện cởi bỏ hẳn áo ngực, chỉ riêng với việc phụ nữ mặc áo hai dây hay trang phục không kín đáo nơi công cộng nhiều khi vẫn còn gặp chỉ trích.
Mặt khác, TS. Minh Đức cũng tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả xã hội thực sự của chương trình khuyến mãi cho phụ nữ “thả rông” này.
Bà nói: “Chị em ở nông thôn, những người đang bị [ung thư vú] thật sự, người ta có thể vì thế mà đi khám không? Trừ phi bảo rằng cởi như thế sẽ được khám, chữa bệnh miễn phí thì tôi nghĩ ai đấy sẽ nhắm mắt đi bởi vì họ cần chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ để quảng cáo được bữa ăn hay bất kỳ cái gì khác thì tôi không nghĩ cái đó có giá trị”.
Thời gian gần đây, “thả rông” bắt đầu trở thành chủ đề không còn mới lạ trong giới trẻ Việt Nam. Một số báo Việt Nam nói “thả rông”, “no-bra” đang trở thành một xu hướng của giới trẻ và “chưa bao giờ hot đến thế”. TS. Minh Đức không thừa nhận điều này. Bà giải thích thêm:
“Để trần ngực như thế thì tôi không nghĩ đó là xu thế. Một số người thì không thể gọi là xu thế ở Việt Nam. Cũng không thể gọi là xu thế của các bạn trẻ, vì tôi dạy ở trường đại học với cả ngàn sinh viên như thế mà tôi không thấy. Nếu là xu thế thì các sinh viên cũng là đại diện, mà tôi lại không thấy”.
Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Lê Khanh tại TPHCM cho rằng giới trẻ Việt Nam hiện nay đang chạy theo phong trào của quốc tế một cách không chọn lọc, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội. Ông nói:
“Hiện nay, xã hội Việt Nam đôi khi còn đi quá hơn cả xã hội Âu Mỹ ở một số lĩnh vực. Chỉ khổ là những lĩnh vực đi sớm hơn lại là những lĩnh vực nhạy cảm và không nên như vậy. Bởi vì dù ở trên góc độ nào đi nữa, tâm thức của một người Á Đông với những đạo lý, ràng buộc về đạo đức thì vẫn có những hạn chế, nhất là đối với phụ nữ. Liên quan đến thân thể người phụ nữ là một vấn đề nhạy cảm”.
Những phản ứng trái chiều của công luận, chủ quán Trần Thanh Tùng cho biết “điên”, “táo bạo” là khẩu hiệu kinh doanh của quán. Anh thừa nhận những ý tưởng này luôn gây ra phản ứng trái chiều, nhưng tiêu điểm của anh là nâng cao nhận thức của người Việt Nam.
Tùng nói: “Slogan của Monkey in Black là ‘Nghĩ điên, làm chất’, có nghĩa là mình sẽ làm những thứ táo bạo, những hoạt động nhằm cho xã hội và mọi người nhận biết một ý thức nào đó. Ví dụ như bên Tùng hay kết hợp với Hội LGBT, bên giới tính thứ ba, tổ chức những chương trình để nâng cao ý thức về đa giới tính, hoặc tổ chức những hoạt động để ghi nhớ ngày cha mẹ… Tùng hay làm những chương trình để nâng cao các mối quan hệ, những vấn đề mà Việt Nam đang có. Cho nên ‘No bra, no pay’ cũng chỉ là một phần trong chuỗi các event mà thôi. Mà những event đó lúc nào cũng có phản ứng hai chiều”.
Hình thức khuyến mãi “gây sốc” đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Đi tiên phong và nổi bật là quảng cáo của hãng hàng không VietJet Air với dàn tiếp viên mặc bikini trước đây.
Chính quảng cáo gây không ít phản ứng xã hội này đã mang hiệu quả không nhỏ trong việc giúp cho hãng hàng không mới nổi đánh bại các đối thủ “cây đa, cây đề” trong ngành, đưa CEO của hãng trở thành nữ “tỷ phú đôla” đầu tiên của Việt Nam.
Hình thức quảng cáo bikini này gần đây cũng được áp dụng tại một quán trà sữa ở TPHCM, gây tranh cãi trong công luận.
Chuyên gia Lê Khanh cho rằng những hình thức kinh doanh “gây sốc” đang góp phần làm cho giới trẻ đánh mất giá trị bản thân. Ông nói:
“Đó là thành công về mặt kinh doanh, nhưng lại góp phần vào việc làm cho ý thức giá trị bản thân đi xuống. Hiện nay, nguy cơ của giới trẻ Việt Nam là ý thức giá trị bản thân. Họ a dua, theo phong trào, ‘ai sao tôi vậy’, không cần biết đến hậu quả ảnh hưởng tới tính cách con người. Về chuyên môn, tôi thấy một số trường hợp đưa đến cho tôi tư vấn đã có những hành vi không phù hợp với xã hội, bởi vì bản thân những em đó không quý trọng giá trị bản thân, không có lòng tự trọng, do bị ảnh hưởng bởi những hoạt động bên ngoài. Chúng bắt trước theo và đánh mất cái tôi của mình. Nếu nói theo triết học, đó là một thế hệ vong thân”.
Sau khi được hưởng ứng khá mạnh ngày 13/10, quán cà phê MIB cho biết sẽ tiếp tục áp dụng khuyến mãi giảm giá 50% cho khách hàng nữ không mặc áo ngực vào mỗi thứ tư hàng tuần.
Chủ quán MIB (Monkey in Black), anh Trần Thanh Tùng, nói rằng đây là chương trình hưởng ứng cho phong trào “Ngày không áo ngực” ở Anh nhằm nâng cao ý thức của nữ giới trong việc khám bệnh phòng ngừa ung thư vú. Anh Tùng cho biết thêm:
“Tùng kết hợp với Hội Ung thư vú Việt Nam tổ chức chương trình này. Đơn giản là vì đằng sau chương trình này, ý nghĩa quốc tế của nó là nâng cao nhận thức về ung thư vú. Cho nên ‘No Bra Day’ chỉ là để gây tiếng vang, nhưng khi gây tiếng vang mà người ta thực sự chú ý thì người ta biết đằng sau nó là ung thư vú”.
Chương trình “thả rông” nhận khuyến mãi của quán MIB nhận được khá nhiều ủng hộ và “share” trên mạng xã hội Facebook, nhưng cũng không ít người lên tiếng phản đối vì sự “mất gốc” văn hóa Việt.
Giáo sư-Tiến sĩ Trần Thị Minh Đức, Trưởng bộ môn Tâm lý học tham vấn, Khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho rằng cách thức truyền thông điệp trên không phù hợp với xã hội Việt Nam hiện tại. Bà nói:
“Ngay cả khi mình làm việc đấy để quảng cáo cho ung thư vú, thì thiếu gì cách để quảng cáo? Chìa ngực ra như thế để cho nhiều người đi khám sức khỏe thì tôi không nghĩ đó là cách tối ưu. Vì cách này liên quan đến thuần phong mỹ tục”.
TS. Trần Thị Minh Đức cho rằng khoan hãy nói tới chuyện cởi bỏ hẳn áo ngực, chỉ riêng với việc phụ nữ mặc áo hai dây hay trang phục không kín đáo nơi công cộng nhiều khi vẫn còn gặp chỉ trích.
Mặt khác, TS. Minh Đức cũng tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả xã hội thực sự của chương trình khuyến mãi cho phụ nữ “thả rông” này.
Bà nói: “Chị em ở nông thôn, những người đang bị [ung thư vú] thật sự, người ta có thể vì thế mà đi khám không? Trừ phi bảo rằng cởi như thế sẽ được khám, chữa bệnh miễn phí thì tôi nghĩ ai đấy sẽ nhắm mắt đi bởi vì họ cần chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ để quảng cáo được bữa ăn hay bất kỳ cái gì khác thì tôi không nghĩ cái đó có giá trị”.
Thời gian gần đây, “thả rông” bắt đầu trở thành chủ đề không còn mới lạ trong giới trẻ Việt Nam. Một số báo Việt Nam nói “thả rông”, “no-bra” đang trở thành một xu hướng của giới trẻ và “chưa bao giờ hot đến thế”. TS. Minh Đức không thừa nhận điều này. Bà giải thích thêm:
“Để trần ngực như thế thì tôi không nghĩ đó là xu thế. Một số người thì không thể gọi là xu thế ở Việt Nam. Cũng không thể gọi là xu thế của các bạn trẻ, vì tôi dạy ở trường đại học với cả ngàn sinh viên như thế mà tôi không thấy. Nếu là xu thế thì các sinh viên cũng là đại diện, mà tôi lại không thấy”.
Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Lê Khanh tại TPHCM cho rằng giới trẻ Việt Nam hiện nay đang chạy theo phong trào của quốc tế một cách không chọn lọc, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội. Ông nói:
“Hiện nay, xã hội Việt Nam đôi khi còn đi quá hơn cả xã hội Âu Mỹ ở một số lĩnh vực. Chỉ khổ là những lĩnh vực đi sớm hơn lại là những lĩnh vực nhạy cảm và không nên như vậy. Bởi vì dù ở trên góc độ nào đi nữa, tâm thức của một người Á Đông với những đạo lý, ràng buộc về đạo đức thì vẫn có những hạn chế, nhất là đối với phụ nữ. Liên quan đến thân thể người phụ nữ là một vấn đề nhạy cảm”.
Những phản ứng trái chiều của công luận, chủ quán Trần Thanh Tùng cho biết “điên”, “táo bạo” là khẩu hiệu kinh doanh của quán. Anh thừa nhận những ý tưởng này luôn gây ra phản ứng trái chiều, nhưng tiêu điểm của anh là nâng cao nhận thức của người Việt Nam.
Tùng nói: “Slogan của Monkey in Black là ‘Nghĩ điên, làm chất’, có nghĩa là mình sẽ làm những thứ táo bạo, những hoạt động nhằm cho xã hội và mọi người nhận biết một ý thức nào đó. Ví dụ như bên Tùng hay kết hợp với Hội LGBT, bên giới tính thứ ba, tổ chức những chương trình để nâng cao ý thức về đa giới tính, hoặc tổ chức những hoạt động để ghi nhớ ngày cha mẹ… Tùng hay làm những chương trình để nâng cao các mối quan hệ, những vấn đề mà Việt Nam đang có. Cho nên ‘No bra, no pay’ cũng chỉ là một phần trong chuỗi các event mà thôi. Mà những event đó lúc nào cũng có phản ứng hai chiều”.
Hình thức khuyến mãi “gây sốc” đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Đi tiên phong và nổi bật là quảng cáo của hãng hàng không VietJet Air với dàn tiếp viên mặc bikini trước đây.
Chính quảng cáo gây không ít phản ứng xã hội này đã mang hiệu quả không nhỏ trong việc giúp cho hãng hàng không mới nổi đánh bại các đối thủ “cây đa, cây đề” trong ngành, đưa CEO của hãng trở thành nữ “tỷ phú đôla” đầu tiên của Việt Nam.
Hình thức quảng cáo bikini này gần đây cũng được áp dụng tại một quán trà sữa ở TPHCM, gây tranh cãi trong công luận.
Chuyên gia Lê Khanh cho rằng những hình thức kinh doanh “gây sốc” đang góp phần làm cho giới trẻ đánh mất giá trị bản thân. Ông nói:
“Đó là thành công về mặt kinh doanh, nhưng lại góp phần vào việc làm cho ý thức giá trị bản thân đi xuống. Hiện nay, nguy cơ của giới trẻ Việt Nam là ý thức giá trị bản thân. Họ a dua, theo phong trào, ‘ai sao tôi vậy’, không cần biết đến hậu quả ảnh hưởng tới tính cách con người. Về chuyên môn, tôi thấy một số trường hợp đưa đến cho tôi tư vấn đã có những hành vi không phù hợp với xã hội, bởi vì bản thân những em đó không quý trọng giá trị bản thân, không có lòng tự trọng, do bị ảnh hưởng bởi những hoạt động bên ngoài. Chúng bắt trước theo và đánh mất cái tôi của mình. Nếu nói theo triết học, đó là một thế hệ vong thân”.
Sau khi được hưởng ứng khá mạnh ngày 13/10, quán cà phê MIB cho biết sẽ tiếp tục áp dụng khuyến mãi giảm giá 50% cho khách hàng nữ không mặc áo ngực vào mỗi thứ tư hàng tuần.
_________________
8DonCo
Re: No bra No Pay
See cứ đem miếng thịt mở trưng trước mặt, cứ ép mấy ông ăn mở kiểu này, thầy chùa cũng phải lép mép nữa
vietnam4all
Re: No bra No Pay
Mí ông chắc phải trả gấp đôi tại vì được rửa mắtga10 wrote:Mí ông 0 mặc bra có được no pay 0?
dakao2- Location : TX
Re: No bra No Pay
Quán này mà tiếp khách nữ khoản u50, or u60, u70 cở 1 tuần là dẹp tiệm...
_________________
Đất tốt nhờ giun
Người vui khoẻ ... vì đào đất kiếm trùn
EmKay
Re: No bra No Pay
EmKay wrote:Quán này mà tiếp khách nữ khoản u50, or u60, u70 cở 1 tuần là dẹp tiệm...
Gà cũng định nói mí bà già vào 0 mặc bra sẽ bị charged double!
ga10
Re: No bra No Pay
No bra thôi mà đâu phải ở trần, không mặc bra nhưng chùm 2-3 lớp thì nó làm sao biết có mặc hay không để cho free drink? Nó bắt các bà các cô giở áo lên để xét hử ?
May4phuong
Re: No bra No Pay
Mây àh...
chùm 2-3 lớp làm sao mà giở áo lên chớ? ...
có cần thiết phải giở áo lên hông? ...... rờ thôi cũng biết rồi đâu cần giở áo lên chớ hả? ..
Sim
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum