di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Page 1 of 1 • Share
di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
VOA - 28/02/2020
Bộ Tư Pháp Mỹ lập văn phòng chuyên tước quyền công dân của di dân phạm luật
Tư liệu: Một ứng viên mang theo lá cờ Mỹ tại Lễ Nhập tịch do Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ cử hành tại Rockefeller Plaza ở New York ngày 17/9/2019. REUTERS/Shannon Stapleton
Bộ trương Tư pháp Hoa Kỳ hôm 26/2 loan báo việc thành lập một văn phòng mới để điều tra người nhập cư bị tình nghi nhập tịch bất hợp pháp, và xin lệnh của tòa cho phép tước quyền công dân của những người vi phạm.
Theo bản tin của VOA, động thái này là một phần trong chính sách của chính quyền Tổng Thống Trump, thực thi gắt gao luật di trú đã được áp dụng trong ba năm qua, kể cả các luật cho phép chính phủ Mỹ tước quốc tịch và trục xuất các công dân sinh ở nước ngoài.
Theo một quan chức của Bộ Tư Pháp thì từ năm 2017, Bộ đã đệ lên tòa án liên bang 94 hồ sơ tước quốc tịch, tăng 200% hàng năm. Trong cùng thời gian, số lượng ca được đề nghị xem xét để tước quốc tịch tăng vọt lên 600% một năm, vẫn theo quan chức này.
Bộ Tư pháp cho biết văn phòng mới được tạo ra để đáp ứng số lượng tăng vọt các hồ sơ đề nghị xem xét tước quốc tịch đến từ các cơ quan thực thi pháp luật như Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết văn phòng mới sẽ điều tra và truy tố các hồ sơ liên quan đến các thành phần bị coi là khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội phạm tình dục và những kẻ gian lận khác.
Những người chỉ trích cho rằng chính quyền của Tổng Thống Trump đã sử dụng biện pháp tước quốc tịch để trấn áp thành phần nhập cư, dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Đầu năm 2017, Bộ trương Tư pháp lúc bấy giờ là Jeff Sessions, tuyên bố bộ “sẽ tích cực theo đuổi biện pháp tước quyền công dân” và rằng "biện pháp này sẽ đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống di trú Mỹ ".
Theo luật của Hoa Kỳ, công dân nhập tịch có thể bị tước quyền công dân nếu họ có được nhập tịch mà không hội đủ các điều kiện pháp lý, hoặc vì họ đã nói dối về một sự kiện có thực trong quá trình xin nhập tịch.
Bị tước quyền công dân không tự động dẫn tới trục xuất. Những người bị tước quyền công dân sẽ trở lại tình trạng thường trú nhân, nhưng thẻ xanh của họ có thể bị lấy lại, và nếu vậy họ có thể bị trục xuất.
Giới chỉ trích chỉ ra rằng ỳ muốn của chính phủ Mỹ ưu tiên áp dụng biện pháp tước quyền công dân nêu bật ý kiến cho rằng các công dân nhập tịch có ít quyền hơn so với những người sinh ra tại Hoa Kỳ, và những người nhập cư không nên tin chắc rằng họ không thể nào bị trục xuất dù đã qua tiến trình nhập tịch.
Báo New York Times nói Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chưa công bố ai sẽ lãnh đạo văn phòng mới này, nhưng một số quan chức và luật sư dự kiến người sẽ đảm nhiệm văn phòng này sẽ là ông Timothy Belsan, người cho tới nay đã dẫn đầu các nỗ lực tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp.
Ông Belsan là người có công dẫn tới việc thu hồi quyền công dân của một phụ nữ bị kết án là tội phạm chiến tranh. Bà này quê quán ở Nam Tư, đã không khai trong đơn xin nhập tịch việc bà đã từng hành quyết thường dân không vũ trang trong các cuộc xung đột ở Balkan vào năm 1990.
Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Barack Obama cũng áp dụng biện pháp tước quyền công dân nhắm vào những đối tượng đã nói dối trong hồ sơ xin nhập tịch và phạm các tội ác khác.
Nhưng biện pháp tước quốc tịch được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Tổng Thống Trump. Theo các số liệu chính thức của bộ, trong số 228 trường hợp tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp từ năm 2008, 40% được đệ trình từ năm 2017.
Trong ba năm qua, các ca tước quyền công dân được đề nghị lên Bộ Tư Pháp đã tăng 600%. Từ những ngày đầu tiên của chính quyền TT Trump, các quan chức như Stephen Miller, phụ tá Toà Bạch ốc, người thúc đẩy phần lớn chính sách di trú của Tổng thống Trump, đã nói rằng biện pháp tước quốc tịch có thể được sử dụng như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để siết chặt chính sách di trú.
Một số luật sư di trú của Bộ Tư pháp bày tỏ lo ngại rằng biện pháp đó có thể bị lạm dụng, thi hành rộng rãi để tước quyền công dân, theo hai luật sư yêu cầu dấu danh tính vì sợ bị trả thù.
Nhưng một quan chức Bộ Tư Pháp phản bác rằng văn phòng mới sẽ ưu tiên xem xét những đối tượng đã vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng.
Bộ Tư Pháp Mỹ lập văn phòng chuyên tước quyền công dân của di dân phạm luật
Tư liệu: Một ứng viên mang theo lá cờ Mỹ tại Lễ Nhập tịch do Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ cử hành tại Rockefeller Plaza ở New York ngày 17/9/2019. REUTERS/Shannon Stapleton
Bộ trương Tư pháp Hoa Kỳ hôm 26/2 loan báo việc thành lập một văn phòng mới để điều tra người nhập cư bị tình nghi nhập tịch bất hợp pháp, và xin lệnh của tòa cho phép tước quyền công dân của những người vi phạm.
Theo bản tin của VOA, động thái này là một phần trong chính sách của chính quyền Tổng Thống Trump, thực thi gắt gao luật di trú đã được áp dụng trong ba năm qua, kể cả các luật cho phép chính phủ Mỹ tước quốc tịch và trục xuất các công dân sinh ở nước ngoài.
Theo một quan chức của Bộ Tư Pháp thì từ năm 2017, Bộ đã đệ lên tòa án liên bang 94 hồ sơ tước quốc tịch, tăng 200% hàng năm. Trong cùng thời gian, số lượng ca được đề nghị xem xét để tước quốc tịch tăng vọt lên 600% một năm, vẫn theo quan chức này.
Bộ Tư pháp cho biết văn phòng mới được tạo ra để đáp ứng số lượng tăng vọt các hồ sơ đề nghị xem xét tước quốc tịch đến từ các cơ quan thực thi pháp luật như Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết văn phòng mới sẽ điều tra và truy tố các hồ sơ liên quan đến các thành phần bị coi là khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội phạm tình dục và những kẻ gian lận khác.
Những người chỉ trích cho rằng chính quyền của Tổng Thống Trump đã sử dụng biện pháp tước quốc tịch để trấn áp thành phần nhập cư, dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Đầu năm 2017, Bộ trương Tư pháp lúc bấy giờ là Jeff Sessions, tuyên bố bộ “sẽ tích cực theo đuổi biện pháp tước quyền công dân” và rằng "biện pháp này sẽ đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống di trú Mỹ ".
Theo luật của Hoa Kỳ, công dân nhập tịch có thể bị tước quyền công dân nếu họ có được nhập tịch mà không hội đủ các điều kiện pháp lý, hoặc vì họ đã nói dối về một sự kiện có thực trong quá trình xin nhập tịch.
Bị tước quyền công dân không tự động dẫn tới trục xuất. Những người bị tước quyền công dân sẽ trở lại tình trạng thường trú nhân, nhưng thẻ xanh của họ có thể bị lấy lại, và nếu vậy họ có thể bị trục xuất.
Giới chỉ trích chỉ ra rằng ỳ muốn của chính phủ Mỹ ưu tiên áp dụng biện pháp tước quyền công dân nêu bật ý kiến cho rằng các công dân nhập tịch có ít quyền hơn so với những người sinh ra tại Hoa Kỳ, và những người nhập cư không nên tin chắc rằng họ không thể nào bị trục xuất dù đã qua tiến trình nhập tịch.
Báo New York Times nói Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chưa công bố ai sẽ lãnh đạo văn phòng mới này, nhưng một số quan chức và luật sư dự kiến người sẽ đảm nhiệm văn phòng này sẽ là ông Timothy Belsan, người cho tới nay đã dẫn đầu các nỗ lực tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp.
Ông Belsan là người có công dẫn tới việc thu hồi quyền công dân của một phụ nữ bị kết án là tội phạm chiến tranh. Bà này quê quán ở Nam Tư, đã không khai trong đơn xin nhập tịch việc bà đã từng hành quyết thường dân không vũ trang trong các cuộc xung đột ở Balkan vào năm 1990.
Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Barack Obama cũng áp dụng biện pháp tước quyền công dân nhắm vào những đối tượng đã nói dối trong hồ sơ xin nhập tịch và phạm các tội ác khác.
Nhưng biện pháp tước quốc tịch được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Tổng Thống Trump. Theo các số liệu chính thức của bộ, trong số 228 trường hợp tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp từ năm 2008, 40% được đệ trình từ năm 2017.
Trong ba năm qua, các ca tước quyền công dân được đề nghị lên Bộ Tư Pháp đã tăng 600%. Từ những ngày đầu tiên của chính quyền TT Trump, các quan chức như Stephen Miller, phụ tá Toà Bạch ốc, người thúc đẩy phần lớn chính sách di trú của Tổng thống Trump, đã nói rằng biện pháp tước quốc tịch có thể được sử dụng như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để siết chặt chính sách di trú.
Một số luật sư di trú của Bộ Tư pháp bày tỏ lo ngại rằng biện pháp đó có thể bị lạm dụng, thi hành rộng rãi để tước quyền công dân, theo hai luật sư yêu cầu dấu danh tính vì sợ bị trả thù.
Nhưng một quan chức Bộ Tư Pháp phản bác rằng văn phòng mới sẽ ưu tiên xem xét những đối tượng đã vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng.
Rễ Sim
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
bây giờ có quốc tịch cũng chưa hẵn yên thân!
càng lúc tui càng bực thằng cha trâm này! ...... dợ ổng cũng là di dân đó chớ!! ... tại sao nghe tụi cố vấn da trắng kỳ thị di dân quá?
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
NB không bênh vực người làm bậy rồi phạp luật , cho dù có quốc tịch mà bắc cóc hiếp dâm là đủ trò tồi bại tước quyền công dân đâu có là gì ? , phải có luật để bảo vệ người dân chớ , nếu không làm sau kêu đứa ác tâm “ mày đừng làm chuyện ác nha “ làm sao nó nghe ????Rễ Sim wrote:
bây giờ có quốc tịch cũng chưa hẵn yên thân!
càng lúc tui càng bực thằng cha trâm này! ...... dợ ổng cũng là di dân đó chớ!! ... tại sao nghe tụi cố vấn da trắng kỳ thị di dân quá?
_________________
Chỉ cần mỉm cười
Bạn sẻ nhận ra
Cuộc sống quanh ta
Rất là thú vị
Nuoc Bien
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Nuoc Bien wrote:NB không bênh vực người làm bậy rồi phạp luật , cho dù có quốc tịch mà bắc cóc hiếp dâm là đủ trò tồi bại tước quyền công dân đâu có là gì ? , phải có luật để bảo vệ người dân chớ , nếu không làm sau kêu đứa ác tâm “ mày đừng làm chuyện ác nha “ làm sao nó nghe ????Rễ Sim wrote:
bây giờ có quốc tịch cũng chưa hẵn yên thân!
càng lúc tui càng bực thằng cha trâm này! ...... dợ ổng cũng là di dân đó chớ!! ... tại sao nghe tụi cố vấn da trắng kỳ thị di dân quá?
theo ý của NB thì người Công Dân Mỹ di dân từ nước khác chỉ là công dân hạng hai?..
Rễ Sim
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Of course, it is true
Bác complain hoài tước quốc tịch bác
Bác complain hoài tước quốc tịch bác
_________________
8DonCo
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
tui dọn wa Canada tị nạn Trumpanazi ....
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Vậy mấy đứa Mỹ cũng phải bị tước quyền công dân nếu nó phạm luật chớ ?
May4phuong
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
May4phuong wrote:Vậy mấy đứa Mỹ cũng phải bị tước quyền công dân nếu nó phạm luật chớ ?
Nó là mỹ rồi, tước quyền công dân của nó là sao? Hông lẽ nó cũng có thẻ xanh? Rồi lấy lại thẻ xanh thì đuổi nó đi đâu?
Cái gì chớ vụ này thấy Trump chơi kỳ rồi đó nhe.
Meiji
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
có mấy trăm em thôi, cái văn phòng nầy lập ra nhân viên nhiều hơn mây người bị tước quốc tịch
_________________
8DonCo
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Rễ Sim wrote:Nuoc Bien wrote:NB không bênh vực người làm bậy rồi phạp luật , cho dù có quốc tịch mà bắc cóc hiếp dâm là đủ trò tồi bại tước quyền công dân đâu có là gì ? , phải có luật để bảo vệ người dân chớ , nếu không làm sau kêu đứa ác tâm “ mày đừng làm chuyện ác nha “ làm sao nó nghe ????Rễ Sim wrote:
bây giờ có quốc tịch cũng chưa hẵn yên thân!
càng lúc tui càng bực thằng cha trâm này! ...... dợ ổng cũng là di dân đó chớ!! ... tại sao nghe tụi cố vấn da trắng kỳ thị di dân quá?
theo ý của NB thì người Công Dân Mỹ di dân từ nước khác chỉ là công dân hạng hai?..
Uả Sim khong biét chuyẹn này hả . Citizenship through naturalization khác vói nguòi sanh trong nuoc my .
_________________
không biét ký tên
DamTc
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Công dân, cho dù natural borned đi nữa, vẫn bị tước quốc tịch nếu vị phạm tội phản quốc (treason) . Không riêng gì Mỹ, một số quốc gia như Anh cũng vậy. Ví dụ như mấy đứa gia nhập isis đấy.
Floridian
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
I don't think so...
"Although rare, it is possible for a naturalized U.S. citizen to have their citizenship stripped through a process called "denaturalization." Former citizens who are denaturalized are subject to removal (deportation) from the United States.
Natural-born U.S. citizens may not have their citizenship revoked against their will, since birthright citizenship is guaranteed by the 14th Amendment to the Constitution, but they may choose to renounce their citizenship on their own."
trich từ trang mạng:
findlaw.com
"Although rare, it is possible for a naturalized U.S. citizen to have their citizenship stripped through a process called "denaturalization." Former citizens who are denaturalized are subject to removal (deportation) from the United States.
Natural-born U.S. citizens may not have their citizenship revoked against their will, since birthright citizenship is guaranteed by the 14th Amendment to the Constitution, but they may choose to renounce their citizenship on their own."
trich từ trang mạng:
findlaw.com
Rễ Sim
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Chắc Sim đúng hơn. Trường hợp isis bride từ Mỹ thì cô bé đó sanh ở Mỹ, và từng có US passport, nhưng quan tòa sau này phán rằng cô ta không phải công dân vì cha cô ta làm sứ quán.
Còn trường hợp bên Anh thì cô bé đó sanh bên Anh, và đích thực là công dân Anh, nhưng bị tước quốc tịch sau khi tham gia isis.
Còn trường hợp bên Anh thì cô bé đó sanh bên Anh, và đích thực là công dân Anh, nhưng bị tước quốc tịch sau khi tham gia isis.
Floridian
Re: di dân phạm luật có thể bị tước quyền công dân
Đúng vậy bác Floridan.
Nhân viên làm cho tòa đại sứ dù có sanh con ở Mỹ thì đứa nhỏ cũng không được tính là công dân Mỹ.
"Currently, Title 8 of the U.S. Code fills in the gaps left by the Constitution. Section 1401 defines
the following as people who are "citizens of the United States at birth:"
- Anyone born inside the United States *
- (and more) I cut it shot
* There is an exception in the law — the person must be "subject to the jurisdiction" of the United States. This would exempt the child of a diplomat, for example, from this provision.
Nhân viên làm cho tòa đại sứ dù có sanh con ở Mỹ thì đứa nhỏ cũng không được tính là công dân Mỹ.
"Currently, Title 8 of the U.S. Code fills in the gaps left by the Constitution. Section 1401 defines
the following as people who are "citizens of the United States at birth:"
- Anyone born inside the United States *
- (and more) I cut it shot
* There is an exception in the law — the person must be "subject to the jurisdiction" of the United States. This would exempt the child of a diplomat, for example, from this provision.
Rễ Sim
Similar topics
» Anh cân nhắc dự luật tước quốc tịch công dân mà không cần thông báo
» Luật sư quyền lực
» công ty mỹ phẩm
» Các công ty Mỹ có quyền buộc nhân viên chích ngừa Covid-19
» Làm thế nào để được cấp giấy công bố mỹ phẩm?
» Luật sư quyền lực
» công ty mỹ phẩm
» Các công ty Mỹ có quyền buộc nhân viên chích ngừa Covid-19
» Làm thế nào để được cấp giấy công bố mỹ phẩm?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum