Đóng cửa giữa mùa dịch, chuỗi lẩu Kichi Kichi tìm cách bán buffet onli
Page 1 of 1 • Share
Đóng cửa giữa mùa dịch, chuỗi lẩu Kichi Kichi tìm cách bán buffet onli
Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề lên một số nhóm ngành tại Việt Nam, trong đó có khách sạn và nhà hàng. Ngay cả với một thương hiệu thuộc top đầu trong kinh doanh chuỗi nhà hàng như Golden Gate, ảnh hưởng của đại dịch lần này cũng không hề nhỏ.
Theo đó, toàn bộ các chuỗi nhà hàng của tập đoàn đã tạm thời đóng cửa, từ chuỗi lẩu nấm Ashima cho đến lẩu băng chuyền Kichi Kichi hay chuỗi nhà hàng Nhật iSushi, Durama,…Để giải quyết bài toán này, như cách nhiều thương hiệu hiện đang xoay sở, Golden Gate đã chuyển một phần công việc sang hình thức bán online, khách hàng tự mua sản phẩm về chế biến (các món nướng, lẩu) hoặc dùng ngay tại nhà (salad, mì ý, pizza,...)
Câu hỏi đặt ra là với những chuỗi đang thiên về hình thức buffet, liệu có cách nào chuyển lên online khi từ trước tới nay, mô hình này được nhiều khách hàng ưa chuộng vì tâm lý chỉ cần trả một mức giá cố định, sẽ được dùng bao nhiêu tùy thích?
Câu trả lời là có. Ví dụ với mô hình lẩu băng chuyền Kichi Kichi, vẫn đánh trúng tâm lý chuộng giá rẻ của khách hàng, các loại đồ nhúng mang về sẽ được chia thành từng phần nhỏ với mức giá thấp bất ngờ: Bò Mỹ 9.000/phần, rau nấm 6.000, mì bún 4.000. Số lượng tương đương với từng đĩa đồ ăn như khi khách hàng ăn trên băng chuyền, chỉ khác là bây giờ Kichi Kichi đóng gói lại để họ mang về ăn ở nhà.
Mô hình này được đánh giá có nhiều ưu điểm như khách hàng vẫn được lựa chọn các món đầy đủ, không khác gì đang thưởng thức tại quán. Thậm chí, có thể tránh được tình trạng người khác "hớt tay trên" món mình yêu thích trong trường hợp khách ngồi cuối băng chuyền.
Với những khách hàng ăn ít, lẩu buffet mang về cũng sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí hơn, vì chỉ cần ăn bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, gọi đồ dựa trên đúng nhu cầu. Trong khi trước đây ăn buffet Kichi Kichi tại nhà hàng, dù ăn ít hay nhiều, khách vẫn phải trả một khoản cố định khoảng gần 300.000 đồng/người.
Hiện tại, Kichi Kichi đang áp dụng 2 hình thức giao hàng là giao tận nhà, hoặc khách đặt trước rồi qua cửa hàng lấy mang về.
Ngoài Kichi Kichi, các chuỗi lẩu buffet khác của Golden Gate như Manwah, Ashima, Hutong cũng đang áp dụng hình thức bán theo từng phần đồ ăn. Đặc biệt, hệ thống này còn cho khách hàng thuê luôn bộ dụng cụ ăn lẩu (gồm đủ từ nồi, bếp từ, bát, đũa) với giá 50.000 đồng/bộ.
Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở F&B bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng.
Nguồn: https://www.patreon.com/posts/35736521
Theo đó, toàn bộ các chuỗi nhà hàng của tập đoàn đã tạm thời đóng cửa, từ chuỗi lẩu nấm Ashima cho đến lẩu băng chuyền Kichi Kichi hay chuỗi nhà hàng Nhật iSushi, Durama,…Để giải quyết bài toán này, như cách nhiều thương hiệu hiện đang xoay sở, Golden Gate đã chuyển một phần công việc sang hình thức bán online, khách hàng tự mua sản phẩm về chế biến (các món nướng, lẩu) hoặc dùng ngay tại nhà (salad, mì ý, pizza,...)
Câu hỏi đặt ra là với những chuỗi đang thiên về hình thức buffet, liệu có cách nào chuyển lên online khi từ trước tới nay, mô hình này được nhiều khách hàng ưa chuộng vì tâm lý chỉ cần trả một mức giá cố định, sẽ được dùng bao nhiêu tùy thích?
Câu trả lời là có. Ví dụ với mô hình lẩu băng chuyền Kichi Kichi, vẫn đánh trúng tâm lý chuộng giá rẻ của khách hàng, các loại đồ nhúng mang về sẽ được chia thành từng phần nhỏ với mức giá thấp bất ngờ: Bò Mỹ 9.000/phần, rau nấm 6.000, mì bún 4.000. Số lượng tương đương với từng đĩa đồ ăn như khi khách hàng ăn trên băng chuyền, chỉ khác là bây giờ Kichi Kichi đóng gói lại để họ mang về ăn ở nhà.
Mô hình này được đánh giá có nhiều ưu điểm như khách hàng vẫn được lựa chọn các món đầy đủ, không khác gì đang thưởng thức tại quán. Thậm chí, có thể tránh được tình trạng người khác "hớt tay trên" món mình yêu thích trong trường hợp khách ngồi cuối băng chuyền.
Với những khách hàng ăn ít, lẩu buffet mang về cũng sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí hơn, vì chỉ cần ăn bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, gọi đồ dựa trên đúng nhu cầu. Trong khi trước đây ăn buffet Kichi Kichi tại nhà hàng, dù ăn ít hay nhiều, khách vẫn phải trả một khoản cố định khoảng gần 300.000 đồng/người.
Hiện tại, Kichi Kichi đang áp dụng 2 hình thức giao hàng là giao tận nhà, hoặc khách đặt trước rồi qua cửa hàng lấy mang về.
Ngoài Kichi Kichi, các chuỗi lẩu buffet khác của Golden Gate như Manwah, Ashima, Hutong cũng đang áp dụng hình thức bán theo từng phần đồ ăn. Đặc biệt, hệ thống này còn cho khách hàng thuê luôn bộ dụng cụ ăn lẩu (gồm đủ từ nồi, bếp từ, bát, đũa) với giá 50.000 đồng/bộ.
Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở F&B bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng.
Nguồn: https://www.patreon.com/posts/35736521
msmobile
Similar topics
» Dịch vụ xin giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
» Dịch vụ xây dựng và hoạt động công sở thay mặt
» Bị đuổi khỏi nhà giữa đại dịch COVID-19
» Hợp đồng điện tử Viettel: Giải pháp hiện đại cho giao dịch kỹ thuật số
» Sắp 1.000 cây mai vàng rực giữa dải phân cách
» Dịch vụ xây dựng và hoạt động công sở thay mặt
» Bị đuổi khỏi nhà giữa đại dịch COVID-19
» Hợp đồng điện tử Viettel: Giải pháp hiện đại cho giao dịch kỹ thuật số
» Sắp 1.000 cây mai vàng rực giữa dải phân cách
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum