Việt Nam đang xác minh tin độ phóng xạ cao bất thường ở Biển Đông
Page 1 of 1 • Share
Việt Nam đang xác minh tin độ phóng xạ cao bất thường ở Biển Đông
RFA - 2020-12-17
Hình minh hoạ, Hình chụp vệ tinh Đá Subi do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông
Reuters
Việt Nam đang xác minh thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 cao bất thường ở Biển Đông. Thông tin này do các nhà khoa học Philippines công bố.
Báo chí nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết như vừa nêu hôm 17/12.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khi trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 tăng cao bất thường gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm, đang xác minh thông tin này. Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 quy định rõ các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng như tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982.
Theo Bà Lê Thị Thu Hằng, việc sử dụng, vận chuyển các thiết bị, vật liệu có nguy cơ gây mất an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân cần tuân thủ quy định luật pháp quốc tế, về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và không gây ảnh hưởng đến duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS ở Singapore, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 17 tháng 12 năm 2020 liên quan thông tin này, nói:
“Ở Việt Nam họ nghe thông tin vậy thôi ạ. Thông tin của Philippines nói không thật rõ: cao bất thường là thế nào? Bao nhiêu? Vùng rộng hay vùng nhỏ?... Hiện người Mỹ và Nhật đang giúp coi nó là gì.”
Bắc Kinh đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn, thường được gọi là đường lưỡi bò, để tuyên bố chủ quyền đến khoảng 90% khu vực biển này. Đây là nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng và cũng là nơi được đánh giá có trữ lượng dầu khí lớn, nguồn hải sản dồi dào.
Đường lưỡi bò của Trung Quốc bị Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye hồi tháng 7 năm 2016 tuyên không có giá trị cả về pháp lý lẫn lịch sử. Tuy vậy Bắc Kinh không tuân thủ phán quyến của tòa và ngày càng quyết đoán hơn trong hoạt động bành trướng tại Biển Đông.
Hiện Trung Quốc, Đài Loan và bốn nước khác trong khu vực quanh Biển Đông gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.
Hình minh hoạ, Hình chụp vệ tinh Đá Subi do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông
Reuters
Việt Nam đang xác minh thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 cao bất thường ở Biển Đông. Thông tin này do các nhà khoa học Philippines công bố.
Báo chí nhà nước Việt Nam dẫn thông tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết như vừa nêu hôm 17/12.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khi trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 tăng cao bất thường gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm, đang xác minh thông tin này. Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 quy định rõ các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng như tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982.
Theo Bà Lê Thị Thu Hằng, việc sử dụng, vận chuyển các thiết bị, vật liệu có nguy cơ gây mất an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân cần tuân thủ quy định luật pháp quốc tế, về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và không gây ảnh hưởng đến duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS ở Singapore, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 17 tháng 12 năm 2020 liên quan thông tin này, nói:
“Ở Việt Nam họ nghe thông tin vậy thôi ạ. Thông tin của Philippines nói không thật rõ: cao bất thường là thế nào? Bao nhiêu? Vùng rộng hay vùng nhỏ?... Hiện người Mỹ và Nhật đang giúp coi nó là gì.”
Bắc Kinh đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn, thường được gọi là đường lưỡi bò, để tuyên bố chủ quyền đến khoảng 90% khu vực biển này. Đây là nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng và cũng là nơi được đánh giá có trữ lượng dầu khí lớn, nguồn hải sản dồi dào.
Đường lưỡi bò của Trung Quốc bị Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Haye hồi tháng 7 năm 2016 tuyên không có giá trị cả về pháp lý lẫn lịch sử. Tuy vậy Bắc Kinh không tuân thủ phán quyến của tòa và ngày càng quyết đoán hơn trong hoạt động bành trướng tại Biển Đông.
Hiện Trung Quốc, Đài Loan và bốn nước khác trong khu vực quanh Biển Đông gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Similar topics
» Mình đang bị tổn thương rất nặng! rất trầm trọng!
» Dân Việt rất đang thương ...
» Sư Minh Tuệ biến mất lần thứ 2
» Trung tâm thương mại Parkson Việt Nam đóng cửa
» Lập trường của Ukraine về Biển Đông và lựa chọn của Việt Nam
» Dân Việt rất đang thương ...
» Sư Minh Tuệ biến mất lần thứ 2
» Trung tâm thương mại Parkson Việt Nam đóng cửa
» Lập trường của Ukraine về Biển Đông và lựa chọn của Việt Nam
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum