Cầu treo hư sắp sập, người dân vẫn ‘bán mạng’ qua lại mỗi ngày
Page 1 of 1 • Share
Cầu treo hư sắp sập, người dân vẫn ‘bán mạng’ qua lại mỗi ngày
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Cầu treo “tử thần” ở bản Lát, huyện Mường Lát, không còn ván sàn, thanh dầm và lan can hoen gỉ, ngã nghiêng thế nhưng người dân vẫn phải liều mình băng qua mỗi ngày.
Cầu treo bản Lát bắc qua sông Mã, nối thị trấn Mường Lát với các xã Tam Chung, Mường Lý…, dài 175 mét, rộng 2.2 mét được thiết kế bằng sắt, sàn lát ván gỗ chỉ dành cho xe gắn máy, xe đạp và người đi bộ, giúp người dân các bản Poọng, Lát… thông thương ra trung tâm huyện và các nơi khác thuận tiện hơn so với đi thuyền bè vượt sông cách đây chục năm.
Ván lát sàn cầu treo bản Lát đã hư hỏng gần như không còn tấm nào. (Hình: Lê Hoàng/VNExpress)
Thế nhưng theo báo VNExpress, sau 10 năm sử dụng hiện cầu đã hư hỏng, tất cả ván sàn đã mục, không còn tấm nào nguyên vẹn. Kinh khủng hơn là ở đoạn giữa mặt cầu đã bị biến dạng, có đoạn võng sâu, có đoạn vồng lên cao bất thường.
Chưa hết, lan can hai bên cầu được gia cố bằng thép và các thanh gỗ nhưng cũng đã mục, nhiều vị trí không còn ăn khớp với nhau. Các thanh dầm bị xô nghiêng ngả, hoen gỉ…
Bị người dân phản ánh, thay vì sửa chữa thì năm 2015, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư xây một cây cầu bê tông cách vị trí cầu treo này chừng 800 mét về phía hạ lưu sông Mã. Từ đó, cầu treo bản Lát không còn được duy tu, bảo trì định kỳ.
Tuy nhiên, do trong bản có nhiều gia đình nghèo khó, không phải nhà nào cũng có đủ xe gắn máy hay xe đạp cho hết mọi người trong nhà, nên mỗi ngày vẫn có hàng chục người dân và học sinh các cấp băng qua cầu để đến trường hoặc ra trung tâm huyện Mường Lát đi chợ, tới bệnh viện…
Anh Bùi Văn Tiến (37 tuổi), nhà ở ngay đầu cầu nói với báo VNExpress, hầu như sáng nào cũng có phụ nữ gánh hàng, trẻ em ở bản Lát băng qua cầu để đi bán, đi học.
“Cầu kiên cố phải đi vòng xa hơn từ 3 đến 4 cây số so với đi qua cầu treo, nên nhiều người vẫn cược mạng sống băng qua cầu,” anh Tiến ngao ngán nói.
Theo anh Tiến, đã có nhiều người bị rơi xuống sông Mã khi cố băng qua cầu. Gần đây nhất là hồi đầu Tháng Giêng vừa qua, một nam sinh lớp 8 ở xã Tam Chung, bị trượt chân rơi xuống sông, may mắn là em được mọi người phát hiện sớm nên chỉ bị thương nhẹ. “Nếu hôm đó nước thấp, có lẽ tính mạng của em đã bị đe dọa…,” anh Tiến cho biết thêm.
Về phía chính quyền, Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, cho biết đã từng cho người rào chắn, song vẫn bị người dân phá dỡ để đi.
Ông Nguyễn Tuấn Dương, trưởng Phòng Tài Chính huyện Mường Lát, cho biết hồi năm 2016, huyện đã lập dự toán lên phương án tháo dỡ với số tiền khoảng 1 tỷ đồng ($43,319), nhưng do huyện khó khăn nên chưa bố trí được. “Sắp tới, trước mắt huyện sẽ yêu cầu các xã, thị trấn rào chắn lại,” ông Dương nói cho qua. (Tr.N)
Cầu treo bản Lát bắc qua sông Mã, nối thị trấn Mường Lát với các xã Tam Chung, Mường Lý…, dài 175 mét, rộng 2.2 mét được thiết kế bằng sắt, sàn lát ván gỗ chỉ dành cho xe gắn máy, xe đạp và người đi bộ, giúp người dân các bản Poọng, Lát… thông thương ra trung tâm huyện và các nơi khác thuận tiện hơn so với đi thuyền bè vượt sông cách đây chục năm.
Ván lát sàn cầu treo bản Lát đã hư hỏng gần như không còn tấm nào. (Hình: Lê Hoàng/VNExpress)
Thế nhưng theo báo VNExpress, sau 10 năm sử dụng hiện cầu đã hư hỏng, tất cả ván sàn đã mục, không còn tấm nào nguyên vẹn. Kinh khủng hơn là ở đoạn giữa mặt cầu đã bị biến dạng, có đoạn võng sâu, có đoạn vồng lên cao bất thường.
Chưa hết, lan can hai bên cầu được gia cố bằng thép và các thanh gỗ nhưng cũng đã mục, nhiều vị trí không còn ăn khớp với nhau. Các thanh dầm bị xô nghiêng ngả, hoen gỉ…
Bị người dân phản ánh, thay vì sửa chữa thì năm 2015, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư xây một cây cầu bê tông cách vị trí cầu treo này chừng 800 mét về phía hạ lưu sông Mã. Từ đó, cầu treo bản Lát không còn được duy tu, bảo trì định kỳ.
Tuy nhiên, do trong bản có nhiều gia đình nghèo khó, không phải nhà nào cũng có đủ xe gắn máy hay xe đạp cho hết mọi người trong nhà, nên mỗi ngày vẫn có hàng chục người dân và học sinh các cấp băng qua cầu để đến trường hoặc ra trung tâm huyện Mường Lát đi chợ, tới bệnh viện…
Anh Bùi Văn Tiến (37 tuổi), nhà ở ngay đầu cầu nói với báo VNExpress, hầu như sáng nào cũng có phụ nữ gánh hàng, trẻ em ở bản Lát băng qua cầu để đi bán, đi học.
“Cầu kiên cố phải đi vòng xa hơn từ 3 đến 4 cây số so với đi qua cầu treo, nên nhiều người vẫn cược mạng sống băng qua cầu,” anh Tiến ngao ngán nói.
Theo anh Tiến, đã có nhiều người bị rơi xuống sông Mã khi cố băng qua cầu. Gần đây nhất là hồi đầu Tháng Giêng vừa qua, một nam sinh lớp 8 ở xã Tam Chung, bị trượt chân rơi xuống sông, may mắn là em được mọi người phát hiện sớm nên chỉ bị thương nhẹ. “Nếu hôm đó nước thấp, có lẽ tính mạng của em đã bị đe dọa…,” anh Tiến cho biết thêm.
Do nhu cầu đi lại, người dân vẫn phải mạo hiểm qua cầu. (Hình: Lê Hoàng/VNExpress)
Về phía chính quyền, Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, cho biết đã từng cho người rào chắn, song vẫn bị người dân phá dỡ để đi.
Ông Nguyễn Tuấn Dương, trưởng Phòng Tài Chính huyện Mường Lát, cho biết hồi năm 2016, huyện đã lập dự toán lên phương án tháo dỡ với số tiền khoảng 1 tỷ đồng ($43,319), nhưng do huyện khó khăn nên chưa bố trí được. “Sắp tới, trước mắt huyện sẽ yêu cầu các xã, thị trấn rào chắn lại,” ông Dương nói cho qua. (Tr.N)
Thanh Hoá- Guest
Similar topics
» Động đất thảm khốc ở Indonesia, 162 người thiệt mạng, hơn 700 người bị
» Tại sao ra xứ người còn làm mang tiếng 1-SVPK vậy
» Số người truy cập VB tăng từ 0 lên trên 300 mạng!
» Hai người từ Việt Nam mang cá ngựa khô, rắn chết, dầu mù u vào Mỹ
» Tội nghiệp dân ú ớ bên XTL
» Tại sao ra xứ người còn làm mang tiếng 1-SVPK vậy
» Số người truy cập VB tăng từ 0 lên trên 300 mạng!
» Hai người từ Việt Nam mang cá ngựa khô, rắn chết, dầu mù u vào Mỹ
» Tội nghiệp dân ú ớ bên XTL
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum