Thử nghiệm: Thuốc kháng thể của Astra không ngừa được COVID
Page 1 of 1 • Share
Thử nghiệm: Thuốc kháng thể của Astra không ngừa được COVID
16/06/2021 - Reuters
Thái Lan tổ chức tiêm chủng vaccine AstraZeneca bên trong một sân vận động của truờng đại học Thammasat ở Pathum Thani, Thái Lan ngày 7/6/2021.
Hãng dược AstraZeneca ngày 15/6 loan báo cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối không chứng minh được liệu pháp kháng thể COVID-19 của họ bảo vệ được những người đã tiếp xúc với bệnh nhân COVID khỏi bị lây bệnh, một bước lùi trong nỗ lực tìm cách thay thế vaccine.
Cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem liệu pháp hỗn hợp gồm hai loại kháng thể có giúp ngăn ngừa những người trưởng thành đã bị phơi nhiễm với virus trong 8 ngày khỏi bị phát triển các triệu chứng của COVID-19 hay không.
Liệu pháp gọi là AZD7442 hữu hiệu 33% trong việc làm giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng so với giả dược, nhưng kết quả này không có ý nghĩa đáng kể về phương diện thống kê-nghĩa là kết quả này có thể là do may mắn chứ không phải nhờ liệu pháp vừa kể.
Cuộc nghiên cứu Giai đoạn III, chưa được các đồng nghiệp cùng ngành phối kiểm chéo, bao gồm 1.121 người tham dự tại Anh và Mỹ. Đại đa số, dù không phải là tất cả, không có virus corona trong người lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm.
Công ty đang tài trợ thêm các cuộc nghiên cứu khác. Năm cuộc thử nghiệm nữa đang được tiến hành, thử nghiệm kháng thể hỗn hợp để chữa trị hay phòng ngừa COVID.
Kế tiếp sẽ là một cuộc thử nghiệm rộng lớn hơn, thử liệu pháp này nơi những người có hệ thống miễn nhiễm yếu vì ung thư hay ghép nội tạng, những người mà tiêm chủng COVID có thể sẽ không có lợi.
Những thay thế nhắm mục tiêu
AZD7442 thuộc lớp thuốc gọi là kháng thể đơn dòng bắt chước kháng thể tự nhiên do cơ thể tạo ra để chống nhiễm trùng.
Các liệu pháp tương tự do các công ty đối thủ là Regeneron và Eli Lilly phát triển đã được giới thẩm quyền Mỹ chấp thuận cho chữa trị các bệnh nhân COVID không nằm bệnh viện.
Tại châu Âu, cơ quan quản trị dược phẩm EU cũng cho phép sử dụng liệu pháp của Regeneron và đang duyệt xét các liệu pháp của GlaxoSmithKline và Vir Biotechnology cũng như của Lilly và Celltrion.
Regeneron đang xin Mỹ cho phép sử dụng liệu pháp của họ như một phương cách chữa trị phòng ngừa.
Tuy nhiên, kết quả từ cuộc nghiên cứu của AstraZeneca là một cú giáng cho ngành dược giữa những nỗ lực tìm thêm phương thuốc thay thế cho vaccine, đặc biệt là đối với những người không thể tiêm chủng được hay những người có phản ứng không thích hợp đối với vaccine.
AstraZeneca, công ty dược Anh-Thụy Điển, vốn đang đối mặt với những sóng gió khi triển khai vaccine của họ, hiện đang phát triển các phương cách chữa trị mới cũng như chuyển mục đích sử dụng của của các loại thuốc hiện có để chống COVID
Thái Lan tổ chức tiêm chủng vaccine AstraZeneca bên trong một sân vận động của truờng đại học Thammasat ở Pathum Thani, Thái Lan ngày 7/6/2021.
Hãng dược AstraZeneca ngày 15/6 loan báo cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối không chứng minh được liệu pháp kháng thể COVID-19 của họ bảo vệ được những người đã tiếp xúc với bệnh nhân COVID khỏi bị lây bệnh, một bước lùi trong nỗ lực tìm cách thay thế vaccine.
Cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem liệu pháp hỗn hợp gồm hai loại kháng thể có giúp ngăn ngừa những người trưởng thành đã bị phơi nhiễm với virus trong 8 ngày khỏi bị phát triển các triệu chứng của COVID-19 hay không.
Liệu pháp gọi là AZD7442 hữu hiệu 33% trong việc làm giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng so với giả dược, nhưng kết quả này không có ý nghĩa đáng kể về phương diện thống kê-nghĩa là kết quả này có thể là do may mắn chứ không phải nhờ liệu pháp vừa kể.
Cuộc nghiên cứu Giai đoạn III, chưa được các đồng nghiệp cùng ngành phối kiểm chéo, bao gồm 1.121 người tham dự tại Anh và Mỹ. Đại đa số, dù không phải là tất cả, không có virus corona trong người lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm.
Công ty đang tài trợ thêm các cuộc nghiên cứu khác. Năm cuộc thử nghiệm nữa đang được tiến hành, thử nghiệm kháng thể hỗn hợp để chữa trị hay phòng ngừa COVID.
Kế tiếp sẽ là một cuộc thử nghiệm rộng lớn hơn, thử liệu pháp này nơi những người có hệ thống miễn nhiễm yếu vì ung thư hay ghép nội tạng, những người mà tiêm chủng COVID có thể sẽ không có lợi.
Những thay thế nhắm mục tiêu
AZD7442 thuộc lớp thuốc gọi là kháng thể đơn dòng bắt chước kháng thể tự nhiên do cơ thể tạo ra để chống nhiễm trùng.
Các liệu pháp tương tự do các công ty đối thủ là Regeneron và Eli Lilly phát triển đã được giới thẩm quyền Mỹ chấp thuận cho chữa trị các bệnh nhân COVID không nằm bệnh viện.
Tại châu Âu, cơ quan quản trị dược phẩm EU cũng cho phép sử dụng liệu pháp của Regeneron và đang duyệt xét các liệu pháp của GlaxoSmithKline và Vir Biotechnology cũng như của Lilly và Celltrion.
Regeneron đang xin Mỹ cho phép sử dụng liệu pháp của họ như một phương cách chữa trị phòng ngừa.
Tuy nhiên, kết quả từ cuộc nghiên cứu của AstraZeneca là một cú giáng cho ngành dược giữa những nỗ lực tìm thêm phương thuốc thay thế cho vaccine, đặc biệt là đối với những người không thể tiêm chủng được hay những người có phản ứng không thích hợp đối với vaccine.
AstraZeneca, công ty dược Anh-Thụy Điển, vốn đang đối mặt với những sóng gió khi triển khai vaccine của họ, hiện đang phát triển các phương cách chữa trị mới cũng như chuyển mục đích sử dụng của của các loại thuốc hiện có để chống COVID
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Similar topics
» Vaccine Pfizer hiệu nghiệm trên 90% ngừa COVID cho trẻ nhỏ
» Về VN không còn phải cách ly nếu đã chích ngừa và xét nghiệm âm tính
» Xếp hàng chích ngừa từ sáng, đến chiều ra báo không có thuốc !
» Mỹ = Tự xét nghiệm COVID tại gia không lo phải tốn tiền
» Bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà
» Về VN không còn phải cách ly nếu đã chích ngừa và xét nghiệm âm tính
» Xếp hàng chích ngừa từ sáng, đến chiều ra báo không có thuốc !
» Mỹ = Tự xét nghiệm COVID tại gia không lo phải tốn tiền
» Bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum