Our forum runs best with JavaScript enabled !

Trung Quốc cúp điện

View previous topic View next topic Go down

New Trung Quốc cúp điện

Post by chỉ là phần nổi tảng băng Sat Oct 16, 2021 12:48 pm

New York Times chỉ ra điểm yếu "chết người" của kinh tế Trung Quốc, thiếu điện chỉ là "phần nổi của tảng băng"
14/10/2021 - cafebiz

New York Times chỉ ra điểm yếu "chết người" của kinh tế Trung Quốc, thiếu điện chỉ là "phần nổi của tảng băng"
Cuộc khủng hoảng điện vừa qua đã làm lộ rõ một trong những điểm yếu chiến lược của Trung Quốc: nhu cầu về năng lượng của nước này là siêu lớn, liên tục tăng lên và dường như là vô tận.
Điểm yếu chiến lược

Một nhà máy làm bánh mì không có đủ điện để nướng bánh. Một công ty hóa chất cung ứng hóa chất cho những nhà máy sơn lớn nhất thế giới thông báo cắt giảm sản lượng. Chỉ trong 1 ngày, một thành phố cảng có tới 4 lần thay đổi thông báo về quy định cung cấp điện cho các nhà máy.

Cuộc khủng hoảng thiếu điện đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành của kinh tế Trung Quốc. Do đó, hôm qua Trung Quốc đã buộc phải thông báo sẽ đẩy mạnh khai thác than đà và tăng công suất của các nhà máy điện than dù trước đó đã cam kết sẽ cắt giảm mạnh lượng khí thải để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Một số mỏ than đá được lệnh mở cửa trở lại. Các mỏ và nhà máy điện than đóng cửa để sửa chữa trong thời gian qua cũng tái mở cửa. Các ngân hàng được lệnh bơm tín dụng cho ngành than đá. Thậm chí Trung Quốc còn đang lên dự thảo ưu đãi thuế cho các nhà máy điện than. Chính quyền trung ương cảnh báo chính quyền các địa phương cần thận trong hơn khi đưa ra các chính sách hạn chế sử dụng năng lượng.

"Chúng tôi sẽ làm mọi cách để tăng nguồn cung và sản lượng khai thác than", Zhao Chenxin – chủ tịch Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức hôm qua.

Cuộc khủng hoảng điện vừa qua đã làm lộ rõ một trong những điểm yếu chiến lược của Trung Quốc: nhu cầu về năng lượng của nước này là siêu lớn, liên tục tăng lên và dường như là vô tận. Do phụ thuộc quá nhiều vào than đá, Trung Quốc cũng chính là nước phát thải khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới.

Cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phụ thuộc vào những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như thép, xi măng và hóa chất. Mặc dù Trung Quốc có nhiều nhà máy mới hiện đại và năng suất hơn so với Mỹ, lâu nay cơ chế giá điện do chính phủ kiểm soát khiến các ngành khác cũng như hầu hết các hộ gia đình cảm thấy không cần phải cải thiện.

Với mùa đông giá lạnh đang đến, khi mà Trung Quốc phải khai thác và đốt thêm nhiều than hơn, Bắc Kinh đối mặt với câu hỏi hóc búa: liệu có nên cho phép các nhà máy tiếp tục hoạt động hết công suất để phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. Nếu như muốn đảm bảo có đủ điện cho tất cả các hộ gia đình, các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ buộc phải hi sinh.

Ở thời điểm hiện tại tình hình đã được cải thiện so với cuối tháng trước, khi các nhà máy bất ngờ bị cắt điện trên diện rộng. Tuy nhiên từ ngày mai khu vực Đông Bắc Trung Quốc sẽ chính thức bước vào thời kỳ cao điểm sưởi ấm mùa đông.

New York Times chỉ ra điểm yếu chết người của kinh tế Trung Quốc, thiếu điện chỉ là phần nổi của tảng băng - Ảnh 1.
Một nhà máy điện chạy bằng khí đốt đang được xây dựng ở Đông Quản, Trung Quốc. Nguồn: New York Times.

Lựa chọn khó khăn

Trung Quốc đang đứng trước những lựa chọn khó khăn. Nước này đốt số than nhiều hơn cả phần còn lại của thế giới cộng lại và cũng là nước tiêu thị dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ).

Trung Quốc đã ráo riết tăng cường sử dụng khí đốt và cả năng lượng mặt trời, điện gió và thủy điện. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng điện quá lớn khiến nguồn cung không thể đáp ứng. Kể cả vận hành các nhà máy điện gió, điện mặt trời cũng cần đến lượng điện rất lớn. Trên thực tế nguồn cung điện hạn chế đã làm tăng chi phí sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

Nếu tình trạng thiếu điện kéo dài, Trung Quốc có thể buộc phải thay đổi mô hình kinh tế giống như những gì giá dầu tăng vọt trong những năm 1970 đã buộc khu vực Bắc Mỹ và châu Âu phải thay đổi. Các nước này phát triển những mẫu xe hơi tiết kiệm nhiên liệu hơn, tìm kiếm các nguồn nhiên liệu khác, nguồn cung năng lượng khác và chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài (mà phần lớn là sang Trung Quốc). Tuy nhiên đó là 1 quá trình kéo dài, đau đớn và đắt đỏ.

Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu điện sẽ kéo dài đến ít nhất là tháng 3 năm sau. Cho đến khi có đủ điện trở lại, các nhà máy có nguy cơ bị cắt điện và phải tạm dừng hoạt động bất cứ lúc nào. Các nhà máy ở Trung Quốc tiêu thụ lượng điện cao gấp đôi so với phần còn lại của nền kinh tế và cao hơn 10 – 30% so với các nhà máy ở phương Tây, theo Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công và Môi trường, một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh.

Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều bước tiến trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tuy nhiên, bởi vì khởi điểm của họ không tốt, họ vẫn chưa thể bắt kịp phương Tây, theo Brian Motherway, chuyên gia của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA.

Tình trạng thiếu điện gây ra nhiều rắc rối cho các nhà máy. Nhiều nhà máy lắp ráp xe hơi ở khu vực Đông Bắc được phép tiếp tục hoạt động nhưng nhà máy sản xuất lốp xe ở gần đó đã bị cắt điện. Fred Jacobs, nhân viên kinh doanh phần mềm ở Seattle (Mỹ) đã đặt 1 lô hàng từ cuối mùa hè nhưng đã nhận được tiền bồi thường vào tuần trước vì nhà máy ở Trung Quốc bị cắt điện và không thể sản xuất kịp.

"Hiện tại rủi ro tăng lên đáng kể, trước đây là vấn đề vận chuyển, giờ lại đến cả chuyện thiếu điện – điều chưa từng xảy ra với các nhà cung ứng Trung Quốc. Tôi sẽ phải mua từ các vendor Mỹ dù giá cao hơn nhiều", ông nói.

Từ năm 2016, Trung Quốc ngừng cấp phép đầu tư mỏ than mới vì lý do môi trường. Nhiều mỏ phải đóng cửa vì lý do an toàn, và lũ lụt ở thủ phủ than đá Shanxi cũng khiến ít nhất 10% số mỏ phải đóng cửa.

Tuy nhiên sau khi nguồn với nhu cầu tăng vọt sau đại dịch, giá cũng tăng vọt. Các nhà máy điện than thua lỗ vì giá than tăng quá cao, do đó họ chỉ chạy khoảng 60% công suất.

Không dễ từ bỏ điện than

Trung Quốc mong muốn thay thế điện than bằng điện mặt trời, nhưng quá trình sản xuất tấm pin cũng tiêu tốn lượng điện khổng lồ - mà chủ yếu là điện than. Giá polysilicon, nguyên liệu chính để sản xuất các tấm pin, đã tăng hơn gấp 3 chỉ trong vài tuần qua. Chi phí xây dựng các trang trại điện mặt trời ở Trung Quốc đã tăng khoảng 25% kể từ đầu năm đến nay.

Giảm lượng than đá sử dụng trong các nhà máy luyện thép cũng là 1 cách. Hiện các nhà máy thép Trung Quốc vẫn sử dụng công nghệ cũ, sử dụng các lò chạy bằng than để đốt cháy quặng sắt thành thép, trong khi hầu hết các nước phương Tây đã chuyển sang sử dụng lò điện. Trung Quốc đang cố gắng chuyển đổi, nhưng đó là 1 quá trình tốn nhiều thời gian, theo chuyên gia tư vấn Sebastian Lewis.

Giờ thì điều khiến Trung Quốc lo ngại nhất chính là mùa đông đã cận kề. Tháng 12 năm ngoái, khi rét đậm rét hại lên đến đỉnh điểm, một số thành phố đã hết than và buộc phải đóng cửa nhà máy, tắt cả đèn đường, thang máy và hạn chế sưởi ấm văn phòng. Tình trạng thiếu than vẫn xảy ra dù ở thời điểm đầu mùa đông Trung Quốc vẫn có lượng dự trữ đủ dùng trong vài tuần.

Còn năm nay, tại những tỉnh lớn nhất, lượng dự trữ chỉ đủ dùng trong 9-14 ngày, theo số liệu của CQCoal.

Tham khảo New York Times
Anonymous

chỉ là phần nổi tảng băng
Guest


Back to top Go down

New oGWnJyLTAa

Post by Trung Quốc thiếu điện Sat Oct 16, 2021 12:52 pm

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
14/10/2021 - baoquocte

Baoquocte.vn. “Công xưởng của thế giới” đang thiếu điện để phục vụ sản xuất, nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu đã phải cúp điện các cột đèn giao thông để tiết kiện năng lượng… Trung Quốc vì sao nên nông nỗi này? Năng lượng liệu có là một ngòi nổ đe dọa ổn định xã hội?
Trong nhiều tuần lễ, dân cư tại một số khu vực ngay tại thủ đô Bắc Kinh bị cấm sử dụng thang máy, cấm bật máy điều hòa nhiệt độ và nhiều thành phố ở Trung Quốc chìm trong bóng tối vì mất điện như thời mấy chục năm trước.

Hãng tin Mỹ Bloomberg cuối tháng 9/2021 đưa tin, 17 tỉnh thành của Trung Quốc ở các vùng Đông Nam và miền Bắc liên tục bị mất điện. Tờ SCMP nêu bật quan ngại Trung Quốc lâm vào hỗn loạn do thiếu hụt năng lượng.

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
Trung Quốc đang "đau đầu" với bài toán thiếu điện. (Nguồn: AFP)
Ba nguyên nhân chính
Những năm gần đây, bước vào mùa Đông, một số nhà máy Trung Quốc thường phải tạm cho nhân viên nghỉ việc một vài ngày để tiết kiệm điện. Nhưng chưa khi nào ngay cả dân cư thành phố và các khu nhà ở cũng bị ảnh hưởng.

Bài toán năng lượng của Trung Quốc khó đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện đèn đường, đèn giao thông để “tiết kiệm được chút nào hay chút nấy”.

Giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard, làm việc tại Đại học Clermont-Ferrand, nêu bật 3 yếu tố dẫn đến hiện tượng thiếu hụt năng lượng tại "công xưởng sản xuất của thế giới":

Thứ nhất, hiện tượng giá than đá và khí đốt tăng lên và điều đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng gì Trung Quốc. Giá nguyên liệu tăng cao bởi vì kinh tế thế giới đang phục hồi, các nhà máy lại sản xuất như trước khi xảy ra đại dịch.

Thống kê cho thấy tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc hiện tại cao hơn cả so với trước khi có đại dịch. Trung Quốc lệ thuộc nhiều vào than đá.

Thứ hai, Bắc Kinh bắt đầu chú trọng đến yếu tố môi trường, giảm khí thải gây ô nhiễm. Một số báo cáo gần đây chỉ trích một số tỉnh của Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực về môi trường nên chính quyền trung ương quyết định siết chặt thêm các biện pháp giới hạn thải khí carbon. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy.

Vì không thể trông chờ vào than đá, nên Trung Quốc phải sử dụng năng lượng ít gây ô nhiễm hơn, ví dụ như chuyển sang dùng khí đốt.

Thứ ba là từ cả năm nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Australia căng thẳng. Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than đá của Australia, nên đã vội vã quay sang các nhà cung cấp của Indonesia và Mông Cổ… Hệ quả kèm theo là giá khí đốt, hay than đá trên thị trường quốc tế bị đẩy lên cao do luật cung-cầu.

Nói cách khác, nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong lúc khả năng cung cấp của các nguồn sản xuất than đá, dầu khí, dưới tác động của dịch Covid-19 từ gần hai năm nay, thì lại bị giới hạn.

Tiến thoái lưỡng nan
Bài toán của Bắc Kinh càng thêm nan giải khi biết rằng từ gần hai năm nay, Trung Quốc và Australia “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Chính quyền của ông Tập Cận Bình đã ra lệnh “cấm nhập khẩu than của Australia”. Trung Quốc để mất một nguồn cung cấp quý giá.

Thêm vào đó, Trung Quốc do phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm không khí bắt buộc phải cam kết giảm thải khí carbon, giới hạn sản xuất than đá, chuyển hướng sang “năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”.

Theo báo cáo của Cơ quan tư vấn đầu tư Sinolink Securities, “dự trữ của 6 tập đoàn cung cấp than đá hàng đầu Trung Quốc chỉ đủ để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ trong vỏn vẹn 15 ngày cho toàn quốc”.

Tân Duẩn, chuyên gia kinh tế trường King’s College tại London, giải thích: “Hiện tượng thiếu hụt than đá này là hệ quả từ chính sách được áp dụng khoảng 5 năm trở lại đây để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và gây nhiều ô nhiễm này. Bắc Kinh đã lên kế hoạch từng bước đóng cửa một số mỏ than ở khu vực Tây Bắc”.


Mùa Hè vừa qua, chính quyền trung ương khiển trách nhiều địa phương chậm trễ áp dụng các quy định mới của ngành công nghiệp khai thác than đá.

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
Bài toán năng lượng của Trung Quốc “căng” đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện đèn đường, đèn giao thông để “tiết kiệm được chút nào hay chút nấy”. (Nguồn: Weibo)
Hãng tin Bloomberg tiết lộ luật mới của Trung Quốc dự trù “bản án tù” nếu như các chuẩn mực về an toàn không được tôn trọng để xảy ra những tai nạn đối với môi trường. Giới phân tích cho rằng rất có thể hiện tượng khan hiếm than đá hiện nay là một hình thức phản kháng từ phía các tập đoàn khai thác mỏ để cưỡng lại các chỉ thị của trung ương.

Chính vì vậy, sau một cuộc họp khẩn cấp trong nội bộ chính phủ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính, đặc trách về công nghiệp và năng lượng, hôm 30/9 đã yêu cầu các đập thủy điện, các công ty trong ngành than đá đến điện lực, dầu mỏ … “bảo đảm nguồn cung cấp cho mùa Đông năm nay bằng mọi giá”.

Cùng lúc, Bắc Kinh đã cho một số mỏ từng bị đóng cửa hoạt động trở lại. Trong lúc đang thiếu hụt than để phục vụ cỗ máy sản xuất và bảo đảm nhu cầu cho gần 1,5 tỷ dân, Trung Quốc lại buộc phải tạm đóng cửa nhiều mỏ than sau đợt lũ lụt cuối tuần qua.

Chính quyền Quảng Tây hôm 11/10 thông báo 120.000 dân cư phải sơ tán, 60 mỏ than phải tạm ngừng hoạt động.

Nói cách khác, về mặt năng lượng, thách thức lớn nhất đối với Bắc Kinh là bắt buộc phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn về mức lệ thuộc vào than đá và đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính của "gã khổng lồ" châu Á này.

Năng lượng Mặt Trời, hạt nhân hay khí đốt và kể cả dầu mỏ cũng mới chỉ đủ để bảo đảm 30-40% còn lại nhu cầu trên toàn quốc.

Cái giá đắt phải trả
Điều chắc chắn là việc các nhà máy phải đóng cửa dài ngày bắt đầu đè nặng lên tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc.

Mary Françoise Renard, làm việc tại Đại học Clermont Ferrand, giải thích: “Còn quá sớm để thẩm định về mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, một số nhà máy đã phải đóng cửa, ngừng sản xuất trong một vài ngày. Tôi muốn nói đến trường hợp của một công ty Đài Loan (Trung Quốc) có chi nhánh tại Đại lục, gia công cho Tập đoàn điện thoại Apple của Mỹ. Chúng ta thấy ngay là cả chuỗi sản xuất của thế giới bị ảnh hưởng. Chắc chắn là tăng trưởng của Trung Quốc bị suy giảm đồng thời với trọng lượng quá lớn trong dây chuyển sản xuất, trong chuỗi trị giá gia tăng của toàn cầu, tăng trưởng của thế giới sẽ bị chậm lại”.

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley trong báo cáo đầu tuần trước cho rằng, khả năng sản xuất của ngành công nghiệp xi-măng giảm 29%, của ngành công nghệ nhôm là 7%. Riêng ngân hàng Nhật Bản, Nomura, giảm dự phóng tăng trưởng của Trung Quốc hơn 1 điểm trong quý III và quý IV/2021.

Đối với Bắc Kinh, câu hỏi đặt ra là phải tính sao nếu như hiện tượng nhà máy đóng cửa kéo dài, công nhân không được trả lương? Công luận Trung Quốc liệu có kiên nhẫn trước những đợt mất điện triền miên, các trung tâm thương mại sầm uất mất khách vì phải đóng cửa sớm?

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện
Ngành năng lượng Trung Quốc lệ thuộc chủ yếu vào nguồn cung than đá. (Nguồn: Bitco News)
Đài truyền hình Mỹ CNN nói đến hiện tượng khan hiếm năng lượng nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc từ một chục năm qua.

Năm 2011, một trận hạn hán dài ngày làm tê liệt các nhà máy thủy điện Trung Quốc, khiến 10 tỉnh trên toàn quốc bị thiếu hụt năng lượng trong đó có tỉnh Quảng Đông, nơi sản xuất đến 10% hàng “Made in China”. Lần này, tác động còn “nghiêm trọng hơn” vào lúc cỗ máy kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt sau đại dịch Covid-19, nhưng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi.

Tổng Cục Thống kê Trung Quốc ghi nhận “đà phục hồi của thế giới còn bấp bênh, tiêu thụ nội địa vẫn trong thế bất cân đối và (Trung Quốc) phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phục hồi và bảo đảm phát triển vững vàng”.

Sau cùng, cơn khát năng lượng của “công xưởng thế giới” cho thấy, các doanh nghiệp Âu, Mỹ lao đao nếu như cỗ máy sản xuất của Trung Quốc bị “trật đường ray”.

Trong kịch bản ngược lại, nếu hoạt động quá tốt, Trung Quốc lại hút hết năng lượng của thế giới, tạo ra lạm phát đe dọa tăng trưởng toàn cầu.

(tổng hợp
Anonymous

Trung Quốc thiếu điện
Guest


Back to top Go down

New oGWnJyLTAa

Post by Mùa đông đến, dân TQ lo Mon Oct 18, 2021 3:28 pm

Mùa đông đến, người Trung Quốc lo lắng vì khủng hoảng năng lượng

HỒNG NGỌC - 18/10/2021 - mfinance

Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và việc sản xuất ở nước này, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt vào mùa đông.

Mùa đông đến, người Trung Quốc lo lắng vì khủng hoảng năng lượng
Giữa tuần qua, Trung Quốc công bố một đợt khai thác than cao điểm để sản xuất điện, bất chấp những cam kết về hạn chế khí nhà kính trước đó của Bắc Kinh. Nguyên nhân do tình trạng thiếu điện đang ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất khác.

Một lò bánh mì không có đủ điện đáp ứng hết công suất nướng bánh.

Một nhà cung cấp hóa chất cho một số nhà sản xuất sơn lớn trên thế giới đã thông báo cắt giảm sản lượng.

Một thành phố cảng thay đổi quy tắc phân bổ lượng điện cho các nhà sản xuất 4 lần trong một ngày.

Theo New York Times, tình trạng thiếu điện đang ảnh hưởng đến khắp các nhà máy và ngành công nghiệp của Trung Quốc - nơi được mệnh danh là công xưởng của thế giới.

Các mỏ khai thác từng bị đóng cửa đã được yêu cầu mở lại. Một số nhà máy nhiệt điện tạm đóng để sửa chữa cũng sẽ được hoạt động lại. Chính sách ưu đãi thuế đang được soạn thảo cho các nhà máy nhiệt điện. Các nhà quản lý còn yêu cầu ngân hàng mở thêm nhiều khoản vay cho ngành than.

Zhao Chenxin, Tổng thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - cơ quan lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tăng sản lượng và cung cấp than”.

Cuộc khủng hoảng điện đang để lộ hàng loạt khó khăn mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải đối mặt, cũng như những điểm yếu trong chiến lược của đất nước.

Hy sinh sản xuất để sưởi ấm
Trung Quốc được xem là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, chủ yếu là do lượng tiêu thụ than đá nhiều.

Nền kinh tế này chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như thép, xi măng và hóa chất để tăng trưởng. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát giá điện trong nhiều năm của chính phủ khiến các ngành công nghiệp khác chậm tăng trưởng.

Khi mùa đông đến, nhu cầu sưởi ấm tăng cao cũng làm tăng lượng than tiêu thụ. Bắc Kinh phải đối mặt với việc cho phép các nhà máy này tiếp tục hoạt động hết công suất để sản xuất thêm điện, qua đó bảo đảm không làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.

Hiện tại, những lo lắng của Trung Quốc tập trung vào mùa đông tới đây.

Trong đợt rét đậm rét hại vào tháng 12 năm ngoái, một số thành phố thiếu than để sản xuất điện, còn hoạt động của các nhà máy bị cắt giảm. Đèn đường và thang máy cũng như hệ thống sưởi cho các văn phòng bị hạn chế. Những vấn đề này xuất hiện ngay cả khi các công ty dự trữ lượng than có thể sử được trong vài tuần.

Theo CQCoal, một công ty dữ liệu than của Trung Quốc, trong năm nay, các tỉnh lớn nhất nước này chỉ có đủ than dự trữ từ 9 đến 14 ngày.

Philip Andrews-Speed, chuyên gia về ngành năng lượng Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Lượng than dự trữ đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu. Họ đang hoang mang trong mùa đông”.

Chen Long, đồng sáng lập và đối tác của Plenum, một công ty nghiên cứu kinh tế và chính trị ở Bắc Kinh, cho biết: “Chính quyền phải hy sinh điều gì đó để đảm bảo các hộ gia đình sẽ có điện để dùng và sưởi ấm. Họ phải cắt giảm hoạt động của các ngành sử dụng nhiều năng lượng”.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều than hơn tổng lượng tiêu thụ của phần còn lại của thế giới, và là nước sử dụng nhiều dầu thứ 2 toàn cầu, sau Mỹ.

Các thành viên hội đồng quản trị của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc ngày 13/10 cho biết tình trạng thiếu điện trở nên tồi tệ hơn trong tuần này ở một số thành phố, nhưng dịu hơn ở những thành phố khác. Họ dự đoán các vấn đề về điện sẽ kéo dài đến tháng 3/2022.

Các nhà máy của Trung Quốc có nguy cơ ngừng hoạt động bất ngờ. Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công và Môi trường, một nhóm nghiên cứu và vận động ở Bắc Kinh, cho biết các nhà máy của Trung Quốc có xu hướng sử dụng nhiều hơn từ 10% đến 30% năng lượng so với các nhà máy ở phương Tây.

Tác động của việc thiếu điện vẫn đang thể hiện rõ. Các nhà máy lắp ráp ôtô ở phía đông bắc Trung Quốc đã được phép tiếp tục hoạt động, nhưng nhà máy sản xuất lốp xe gần như không mở cửa.

Những cơ sở sản xuất khác đang gặp khó bao gồm chuỗi cửa hàng bánh mì Toly Bread và Fujian Haiyuan Composites Technology - một nhà sản xuất hộp đựng pin cho ngành ôtô điện của Trung Quốc.

Việc mất điện cũng gây hại đến con người. Điều này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu các hộ gia đình bị mất điện trong mùa đông. Ít nhất 23 công nhân phải nhập viện ở phía đông bắc Trung Quốc vào cuối tháng trước vì ngộ độc khí carbon monoxide (CO) khi mất điện tại một nhà máy sản xuất hóa chất lớn.

Khó khăn trong chuyển đổi năng lượng xanh
Chính phủ đã và đang cố cải thiện tình trạng thiếu điện, như cho phép các công ty sản xuất điện tăng giá lên đến 20% đối với điện dùng trong công nghiệp và và thương mại, để các nhà sản xuất điện có thể mua nhiều than hơn.

Trên thực tế, Trung Quốc đã ngừng đầu tư vào ngành than từ năm 2016 do lo ngại về tính bền vững của ngành.

Vào cuối mùa hè, nhiều mỏ than bị đóng cửa để đánh giá an toàn. Lũ lụt vào mùa thu ở tỉnh Sơn Tây - trung tâm khai thác than lớn nhất của Trung Quốc - đã buộc ít nhất 10% các mỏ của tỉnh phải đóng cửa.

Với nhu cầu tăng cao sau đại dịch, giá than đã tăng vọt. Sản xuất thua lỗ, các nhà máy nhiệt điện chỉ có thể hoạt động khoảng 60% công suất.

Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng việc sử dụng các loại năng lượng khác từ khí tự nhiên, tấm pin Mặt Trời, tuabin gió và đập thủy điện, nhưng vẫn không có đủ điện để đáp ứng nhu cầu.

Ngay cả việc chuyển đổi sang năng lượng xanh cũng có thể tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, vì nguồn cung điện eo hẹp của quốc gia này đã làm tăng chi phí sản xuất các tấm pin Mặt Trời.

Các quan chức Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế một phần nhiệt điện sản xuất từ than bằng năng lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, quy trình sản xuất tấm pin này của Trung Quốc đòi hỏi lượng điện rất lớn, phần lớn là từ than đá.

Ocean Yuan, Chủ tịch của Grape Solar, một nhà phân phối tấm pin Mặt Trời ở Eugene, Oregon, cho biết polysilicon - nguyên liệu chính cho các tấm pin này - đã tăng giá hơn gấp ba lần trong trong thời gian gần đây.

Tại Trung Quốc, chi phí xây dựng các trang trại năng lượng Mặt Trời lớn đã tăng khoảng 25% kể từ đầu năm nay.

Frank Haugwitz, một nhà tư vấn về tấm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi chưa từng thấy mức tăng như vậy trong nhiều năm qua”.

Hồng Ngọc
Theo Zing
Anonymous

Mùa đông đến, dân TQ lo
Guest


Back to top Go down

New oGWnJyLTAa

Post by Cơn khát năng lượng của T Mon Oct 18, 2021 3:42 pm

Cơn khát năng lượng của Trung Quốc

Đăng ngày: 12/10/2021 - rfi

Thanh Hà

« Nhà máy » của thế giới khát năng lượng. Công xưởng của thế giới thiếu điện để phục vụ sản xuất và nền kinh tế thứ nhì toàn cầu đã phải cúp điện các cột đèn giao thông để tiết kiện năng lượng. Trung Quốc vì sao nên nông nỗi này ? Năng lượng liệu có là một ngòi nổ đe dọa ổn định xã hội ?

Trong nhiều tuần lễ, dân cư tại một số khu vực ngay tại thủ đô Bắc Kinh bị cấm sử dụng thang máy, cấm bật máy điều hòa nhiệt độ và nhiều thành phố ở Trung Quốc chìm trong bóng tối vì mất điện như thời mấy chục năm trước. Hãng tin Mỹ Bloomberg cuối tháng 9/2021 đưa tin, 17 tỉnh thành của Trung Quốc ở các vùng đông nam và miền bắc đã liên tục bị mất điện. Tờ báo Hồng Kông South China Morning Post nêu bật lo ngại Trung Quốc lâm vào hỗn loạn do thiếu hụt năng lượng. Những năm gần đây, bước vào mùa đông, một số nhà máy Trung Quốc thường phải tạm cho nhân viên nghỉ việc một vài ngày để tiết kiệm điện. Nhưng chưa khi nào ngay cả dân cư thành phố và các khu nhà ở cũng bị ảnh hưởng. Bài toán năng lượng của Trung Quốc « căng » đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện từ các cột đèn đường, đèn giao thông để « tiết kiện được chút nào hay chút nấy ».

Trên đài RFI tiếng Pháp, giáo sư kinh tế Mary- Françoise Renard đại học Clermont-Ferrand nêu bật ba yếu tố dẫn đến hiện tượng thiếu hụt năng lượng tại « xưởng sản xuất của thế giới ».

Mary Françoise Renard : « Có nhiều trùng hợp trong cùng thời điểm. Một là hiện tượng giá than đá và khí đốt tăng lên và điều đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng gì Trung Quốc. Giá nguyên liệu tăng cao bởi vì kinh tế thế giới đang phục hồi, các nhà máy lại sản xuất như trước khi xảy ra đại dịch. Thống kê cho thấy tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc hiện tại cao hơn cả so với trước khi có đại dịch. Trung Quốc lệ thuộc nhiều vào than đá. Lý do thứ nhì là Bắc Kinh bắt đầu chú trọng đến yếu tố môi trường, giảm khí thải gây ô nhiễm. Một số báo cáo gần đây chỉ trích một số tỉnh của Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực về môi trường cho nên chính quyền trung ương đã quyết định siết chặt thêm các biện pháp giới hạn thải khí carbon. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy. Đồng thời do không thể trông chờ vào than đá, thì Trung Quốc phải sử dụng năng lượng ít gây ô nhiễm hơn, thí dụ như chuyển sang dùng khí đốt. Điểm thứ ba là từ cả năm nay quan hệ giữa Trung Quốc và Úc căng thẳng. Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than đá của Úc nên đã vội vã quay sang các nhà cung cấp của Indonesia và Mông Cổ… Hệ quả kèm theo là giá khí đốt, hay than đá trên thị trường quốc tế bị đẩy lên cao do luật cung-cầu. Nói cách khác nhu cầu tiêu thụ tăng cao, trong lúc khả năng cung cấp của các nguồn sản xuất than đá, dầu khí, dưới tác động của dịch Covid-19 từ gần hai năm nay, thì lại bị giới hạn ».

Trong phiên giao dịch hôm 07/10/2021 giá khí đốt tăng thêm 25 % so với hôm trước. Trong một tuần lễ, dầu hỏa tăng giá một cách khiêm tốn hơn với khoảng 3 %. Đầu tháng 10/2021, giá một tấn than đá trên thị trường quốc tế đã nhân lên gần gấp 5 lần so với cùng thời kỳ năm ngoái. Vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc là than đá bảo đảm đến 60-70 % nguồn cung cấp điện cho nước đông dân nhất địa cầu và cũng là « lò sản xuất » cho thế giới.

Tiến thoái lưỡng nan
Bài toán của Bắc Kinh càng thêm nan giải khi biết rằng từ gần hai năm nay, Trung Quốc và Úc « cơm không lành canh không ngọt ». Chính quyền của ông Tập Cận Bình đã ra lệnh « cấm nhập khẩu than của Úc ». Trung Quốc để mất một nguồn cung cấp quý giá.

Thêm vào đó, Trung Quốc do phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm không khí. Cực chẳng đã, bắt buộc phải cam kết giảm thải khí carbon, giới hạn sản xuất than đá, chuyển hướng sang « năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ». Theo báo cáo của cơ quan tư vấn đầu tư Sinolink Securities « dự trữ của sáu tập đoàn cung cấp than đá hàng đầu Trung Quốc chỉ đủ để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ trong vỏn vẹn 15 ngày cho toàn quốc ».

Chuyên gia kinh tế trường King’s College tại Luân Đôn, Tân Duẩn (Xun Sun) được đài truyền hình Pháp France 24 trích dẫn giải thích : « Hiện tượng thiếu hụt than đá này là hệ quả từ chính sách được áp dụng khoảng 5 năm trở lại đây để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và gây nhiều ô nhiễm này. Bắc Kinh đã lên kế hoạch từng bước đóng cửa một số mỏ than ở khu vực tây bắc ». Than đá là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường và nhất là tai nạn hầm mỏ thường gây bất bình trong công luận. Cùng lúc những mỏ nào còn được hoạt động đã phải tuân thủ một số các chuẩn mực về an toàn lao động, về môi trường « khắc nghiệt hơn ».

Mùa hè vừa qua, chính quyền trung ương khiển trách nhiều địa phương chậm trễ áp dụng các quy định mới của ngành công nghiệp khai thác than đá. Hãng tin Bloomberg tiết lộ luật mới của Trung Quốc dự trù « bản án tù » nếu như các chuẩn mực về an toàn không được tôn trọng để xảy ra những tai nạn đối với môi trường. Giới phân tích cho rằng rất có thể hiện tượng khan hiếm than đá hiện nay là một hình thức phản kháng từ phía các tập đoàn khai thác mỏ để cưỡng lại các chỉ thị của trung ương.

Chính vì vậy mà sau một cuộc họp khẩn cấp trong nội bộ chính phủ, hôm 30/09/2021 phó thủ tướng Hàn Chính, đặc trách về công nghiệp và năng lượng, đã yêu cầu các đập thủy điện, các công ty trong ngành than đá đến điện lực, dầu mỏ … « bảo đảm nguồn cung cấp cho mùa đông năm nay bằng mọi giá ». Cùng lúc Bắc Kinh đã cho một số mỏ từng bị đóng cửa hoạt động trở lại. Trong lúc đang thiếu hụt than để phục vụ cỗ máy sản xuất và bảo đảm nhu cầu cho gần một tỷ rưỡi người dân, thì Trung Quốc buộc phải tạm đóng cửa nhiều mỏ than sau đợt lũ lụt cuối tuần qua. Chính quyền Quảng Tây hôm 11/10/2021 thông báo 120.000 dân cư phải sơ tán, 60 mỏ than phải tạm ngừng hoạt động.

Nói cách khác về mặt năng lượng cái khó đối với Bắc Kinh là bắt buộc phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn về mức lệ thuộc vào than đá và đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính của ông khổng lồ châu Á này. Năng lượng mặt trời, hạt nhân hay khí đốt và kể cả dầu hỏa cũng mới chỉ đủ để bảo đảm 30-40 % còn lại nhu cầu trên toàn quốc.

Cái giá đắt phải trả

Điều chắc chắn là việc các nhà máy phải đóng cửa dài ngày bắt đầu đè nặng lên tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc. Mary- Françoise Renard đại học Clermont Ferrand giải thích

Mary-Françoise Renard : « Còn quá sớm để thẩm định về mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, một số nhà máy đã phải đóng cửa, ngừng sản xuất trong một vài ngày. Tôi muốn nói đến trường hợp của một công ty Đài Loan có chi nhánh tại Hoa Lục, gia công cho tập đoàn điện thoại Apple của Mỹ. Chúng ta thấy ngay là cả chuỗi sản xuất của thế giới bị ảnh hưởng. Chắc chắn là tăng trưởng của bản thân Trung Quốc bị suy giảm đồng thời với trọng lượng quá lớn trong dây chuyển sản xuất, trong chuỗi trị giá gia tăng của toàn cầu, tăng trưởng của thế giới sẽ bị chậm lại ».

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley trong báo cáo đầu tuần trước thẩm định do thiếu điện, khả năng sản xuất của ngành công nghiệp xi măng giảm 29 %, của ngành công nghệ nhôm là 7 %. Riêng ngân hàng Nhật Bản, Nomura, giảm dự phóng tăng trưởng của Trung Quốc hơn 1 điểm trong quý 3 và quý 4/2021.

Đối với Bắc Kinh câu hỏi đặt ra là phải tính sao nếu như hiện tượng nhà máy đóng cửa kéo dài, công nhân không được trả lương ? Công luận Trung Quốc liệu có kiên nhẫn trước những đợt mất điện triền miên, các trung tâm thương mại sầm uất mất khách vì phải đóng cửa sớm ?

Đài truyền hình Mỹ CNN nói đến hiện tượng khan hiếm năng lượng nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc từ một chục năm qua. Năm 2011 một trận hạn hán dài ngày làm tê liệt các nhà máy thủy điện Trung Quốc khiến 10 tỉnh trên toàn quốc bị thiếu hụt năng lượng trong đó có tỉnh Quảng Đông, nơi sản xuất đến 10 % hàng made in China. Lần này, tác động còn « nghiêm trọng hơn » vào lúc cỗ máy kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt sau đại dịch Covid-19 nhưng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi. Tổng cục Thống kê Trung Quốc ghi nhận « đà phục hồi của thế giới còn bấp bênh, tiêu thụ nội địa vẫn trong thế bất cân đối và (Trung Quốc) sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để củng cố nền tảng của đà phục hồi và bảo đảm phát triển vững vàng ».

Ngõ thoát hiểm nào cho Bắc Kinh ?
Bloomberg và báo tài chính Nhật Asia Nikkei tiết lộ, dường như một số tập đoàn Trung Quốc kín đáo liên lạc lại với đối tác Úc dỡ bỏ lệnh cấm vận than đá của Úc. Giáo sư Renard đại học Clermont Ferrand không mấy tin tưởng vào kịch bản này.

Mary- Françoise Renard : « Quan hệ với Canberra đã rất khó khăn trong thời gian qua, tôi không nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ đổi ý, bãi bỏ lệnh cấm mua than đá của Úc. Trung Quốc một mặt tiết kiệm tiêu thụ về năng lượng mặt khác đi tìm các đối tác mới để bảo đảm nguồn cưng ứng ».

Trên đài RFI Jacques Percebois, chuyên gia về năng lượng, nguyên là giáo sư đại học Montpellier, giải thích áp lực về năng lượng đối với Trung Quốc lại càng cao, do Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là những nguồn tiêu thụ năng lượng lớn của thế giới.

Jacques Percebois : « Nhu cầu hiện tại đang rất cao, chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc. Trên thị trường khí đốt, một số nhà cung cấp truyền thống của châu Âu quay sang sang xuất khẩu cho Trung Quốc bởi vì Trung Quốc mua vào nhiều hơn với cái giá cao hơn so với châu Âu. Tuy nhiên chúng ta cứ tập trung vào trường hợp của Trung Quốc mà thường quên là Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là những nguồn tiêu thụ năng lượng rất lớn của thế giới ».

Trung Quốc đang ráo riết ve vãn các tập đoàn than của Indonesia, Bắc Kinh đang rất chiều chuộng các quan chức trong vùng Nội Mông giàu than đá.

Gần đây nhất là đến lượt Ấn Độ cũng đang đứng trước đe dọa thiếu hụt điện : ngân hàng Mỹ Citigroup báo động : dự trữ của Ấn Độ chỉ tương đương với nhu cầu tiêu thụ quốc gia trong 4 ngày thay vì 14 ngày như bình thường. Ấn Độ cũng là một quốc gia 70 % tiêu thụ năng lượng lệ thuộc vào than đá.

Một năm trước Đại Hội Đảng, với những thách thức ngắn hạn về kinh tế, về tăng trưởng, về xã hội mà bài toán năng lượng đang đặt ra cho cho ông Tập Cận Bình, không hiểu rằng, hợp tác với Hoa Kỳ chống biến đổi khí hậu có là một ưu tiên của Bắc Kinh hay không ?

Trong mọi trường hợp, công nghiệp than của Trung Quốc vẫn còn tương lai. Sau cùng cơn khát năng lượng của « công xưởng thế giới » này cho thấy, các doanh nghiệp Âu, Mỹ lao đao nếu như cỗ máy xản xuất của Trung Quốc bị « trật đường ray ». Trong kịch bản ngược lại nếu hoạt động quá tốt thì Trung Quốc hút hết năng lượng của thế giới, tạo ra lạm phát đe dọa tăng trưởng toàn cầu
Anonymous

Cơn khát năng lượng của T
Guest


Back to top Go down

New oGWnJyLTAa

Post by TQ cầu cứu Mỹ Mon Oct 18, 2021 3:54 pm

Khủng hoảng năng lượng: Trung Quốc 'cầu cứu' Mỹ, EU tìm giải pháp khẩn cấp

17/10/2021

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng nghiêm trọng, Trung Quốc đã tìm kiếm các hợp đồng cung cấp khí đốt từ Mỹ, còn EU nỗ lực tìm giải pháp hỗ trợ các nước thành viên.

An ninh năng lượng đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ các nước châu Á và châu Âu, trong bối cảnh sự thiếu hụt nhiên liệu và giá khí đốt gia tăng đã dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng, gây gián đoạn chuỗi cung ứng cho các thương hiệu lớn như Apple, và cản trở nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trung Quốc “cầu cứu” Mỹ


Tại Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, cuộc khủng hoảng năng lượng đã trở nên trầm trọng hơn trong những ngày qua khi giá than tăng cao kỷ lục do thời tiết lạnh và giá khí đốt tăng mạnh. Điều này đã khiến các công ty năng lượng lớn tìm kiếm những thỏa thuận lâu dài với các nhà cung cấp khí đốt của Mỹ.

Theo Reuters, ít nhất 5 công ty, trong đó có Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec Corp), Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và các nhà phân phối năng lượng như Zhejiang Energy đang đàm phán những hợp đồng dài hạn với các nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, chủ yếu là của Công ty Năng lượng Cheniere và Công ty Venture Global.

Các cuộc đàm phán này có thể dẫn đến những thỏa thuận trị giá hàng chục tỷ USD, đánh dấu sự gia tăng nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Mỹ trong những năm tới. Trước đó vào năm 2019 - thời kỳ đỉnh điểm của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, giao dịch khí đốt giữa hai bên đã bị đình trệ trong một thời gian ngắn.

Một thương nhân ở Bắc Kinh cho biết: “Là các doanh nghiệp quốc doanh, những công ty nói trên phải chịu sức ép giữa việc đảm bảo nguồn cung và xu hướng tăng gia trong thời gian gần đây”.

Theo một số nguồn tin, hoạt động đàm phán mua hàng của phía Trung Quốc với các nhà cung cấp Mỹ đã bắt đầu vào đầu năm 2021 và tăng tốc trong vài tháng gần đây do cuộc khủng hoảng năng lượng (dùng cho sản xuất điện, sưởi ấm) lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại Trung Quốc. Giá khí đốt châu Á trong năm nay tăng hơn 5 lần khiến lo ngại tăng cao về sự thiếu hụt nhiên liệu trong mùa Đông.

“Đàm phán được đẩy nhanh kể từ tháng 8 khi giá giao ngay chạm mốc 15 USD/ 1 triệu btu (đơn vị đo lường khí đốt)”, một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán cho biết.

“Sau khi trải qua sự biến động lớn của thị trường, một số bên mua hối tiếc vì không ký đủ các hợp đồng mua hàng dài hạn”, một nguồn tin khác lưu ý.

Vẫn chưa rõ các công ty Trung Quốc đang đàm phán mua LNG của Mỹ với khối lượng bao nhiêu, nhưng theo đánh giá, riêng Sinopec đã có thể nhập 4 triệu tấn/năm. Các thương nhân cho biết, Sinopec đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với 3 đến 4 công ty để mua 1 triệu tấn khí đốt mỗi năm trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm 2023.

Hiện các bên mua ở Trung Quốc đang tìm kiếm những hợp đồng mua khí đốt ngắn hạn (để đáp ứng nhu cầu trong nước vào mùa Đông năm nay) và cả những hợp đồng dài hạn. Trung Quốc coi NLG là nhiên liệu cầu nối quan trọng nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định đến năm 2035, trước khi đạt được mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn khí thải C02 đến năm 2060.

EU tìm giải pháp khẩn cấp

Không chỉ riêng Trung Quốc, EU cũng là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giá khí đốt tăng cao. Khối này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng manh nha từ mùa Đông 2020 khi thời tiết giá lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng lượng khí đốt dự trữ xuống mức đáng lo ngại.

Để bảo vệ người tiêu dùng trước giá cả nhiên liệu tăng vọt khi mùa Đông năm nay đến gần, các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ “bật đèn xanh” cho các biện pháp khẩn cấp của các nước thành viên, trong đó có việc quy định giá trần và trợ cấp. tại hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào tuần tới.

Trước đó trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với châu Âu rằng, Nga - nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho khu vực có thể gia tăng nguồn cung nếu được yêu cầu, để giúp giảm bớt tình trạng tăng giá khí đốt mà Moscow cho là một phần nguyên nhân xuất phát từ việc châu Âu không muốn ký các hợp đồng dài hạn.

Tuy vậy, một số chính trị gia châu Âu cáo buộc Nga đang lợi dụng việc giá khí đốt đang tăng cao bất thường, làm đòn bẩy để khởi động dự án Dòng chảy phương Bắc 2 do tập đoàn Gazprom (Nga) hậu thuẫn. Đây là dự án đường ống dẫn khí đốt xa bờ nối từ thành phố Vyborg (Nga) đến thành phố Greifswald (Đức) dọc theo biển Baltic.

Ngày 15/7 vừa qua, ông Sergiy Makogon, Tổng giám đốc nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí của Ukraine (GTSOU) cho biết, khối lượng khí đốt của Nga bơm qua Ukraine đến châu Âu đã giảm xuống thấp hơn so với hợp đồng vận chuyển hiện tại của họ.

“Hành vi này của tập đoàn Gazprom rất đáng chú ý vì bất chấp sự thiếu hụt đáng kể khi đốt ở EU và giá mặt hàng này đang tăng ở mức tối đa, Gazprom thậm chí không sử dụng đến công suất đã được chi trả”. Gazprom vẫn chưa đưa ra phản ứng trước bình luận này.

Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan cảnh báo, giá khí đốt tự nhiên bán buôn ở châu Âu khó có thể trở lại mức "bình thường" trước năm 2023. Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của châu Âu, đã nằm trong số những bên chiến thắng trong cuộc khủng hoảng năng lượng, với thặng dư thương mại tăng kỷ lục 28%, lên đến 6,37 tỷ USD vào tháng 9/2021 nhờ doanh thu tăng vọt từ việc bán khí đốt./.

Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo Reuters
Anonymous

TQ cầu cứu Mỹ
Guest


Back to top Go down

New oGWnJyLTAa

Post by TQ tìm giải pháp Wed Oct 20, 2021 7:23 am

Trung Quốc chật vật tìm lối ra cho khủng hoảng năng lượng

Minh Anh


19/10/2021 - Zing

Nhu cầu năng lượng tăng cao cùng cảnh thiếu điện khiến Trung Quốc khó đóng cửa các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch để đạt mục tiêu cắt giảm khí thải.
Ở rìa phía bắc thành phố công xưởng rộng lớn của Trung Quốc - Đông Hoản - những đèn hàn phát ra tia sáng lập lòe khi các công nhân khẩn trương xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt.

Đó là một trong số nhiều nhà máy đang được xây dựng để cung cấp thêm điện cho thành phố 10 triệu dân, nơi nhu cầu tăng cao dẫn đến tình trạng mất điện diện rộng và đe dọa chuỗi cung ứng quốc tế.

Thực tế này nhấn mạnh một nỗi lo ngại trong cuộc chiến làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Trung Quốc sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, cũng là nước phát thải lượng khí CO2 lớn nhất thế giới.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa hẹn Trung Quốc sẽ cắt giảm lượng lớn khí thải CO2 từ việc đốt than, dầu mỏ và khí đốt. Nước này đặt mục tiêu chạm đỉnh mức phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đưa mức này về 0 trước năm 2060.

Thế nhưng, “cơn khát” về điện năng của Trung Quốc có thể khiến mọi việc khó khăn hơn, theo New York Times.

Trung Quốc hành động chưa đủ
Nhiều nhà khoa học cảnh báo các nước cần có bước chuyển đổi mạnh mẽ hơn trong việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch để ngăn chặn hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu.

Chỉ vài tuần trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ở Glasgow, Anh, tâm điểm chú ý đổ dồn về Trung Quốc và những động thái của nước này trong việc cắt giảm khí thải.

Cơ quan năng lượng hàng đầu thế giới cho biết Trung Quốc “có phương tiện và năng lực” để thực hiện điều này.

“Chúng tôi muốn thấy tham vọng từ Trung Quốc”, Alok Sharma, thành viên Quốc hội Anh, người giám sát các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu, cho biết. “Trung Quốc hiện chịu trách nhiệm cho gần một 1/4 tổng lượng khí thải toàn cầu. Sự thay đổi của nước này sẽ là một phần quan trọng để đảm bảo thành công của thế giới trong cuộc chiến khí hậu".

Trung Quốc có động thái hạn chế việc sử dụng than, loại nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm nhất.

Vào tháng 4, ông Tập cam kết quốc gia này sẽ “kiểm soát chặt chẽ các dự án phát điện chạy bằng than”. Ông nói Trung Quốc sẽ đạt mức tiêu thụ than cao nhất vào năm 2025, rồi giảm dần trong 5 năm tiếp theo.

Dưới nỗ lực “xanh hóa” của ông Tập, chính quyền địa phương bắt đầu chậm phê duyệt dự án điện than mới ở Trung Quốc. Một số tỉnh, như Sơn Đông, yêu cầu đóng cửa những nhà máy nhiệt điện than lâu đời, kém hiệu quả nhất vào mùa hè.

Một số chuyên gia Mỹ cho rằng đó là bước đi quan trọng, nhưng chưa đủ.

Ông John Kerry, Đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Joe Biden cho biết một tháng trước, khi ông đến thành phố Thiên Tân, Trung Quốc vẫn có kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than 247 gigawatt. Con số này gần như gấp 6 lần tổng công suất điện than của nước Đức.

Thách thức kép
Trong ba thập niên qua, tốc độ tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ. Mỗi năm, số than Trung Quốc đốt nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới. Nước này cũng tiêu thụ lượng dầu mỏ gần bằng Mỹ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đang cố gắng đầu tư mạnh hơn vào năng lượng tái tạo. Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về thủy điện (dù điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với các nước sông Mekong), năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió.

Nước này xây dựng hệ thống năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ. “Việc bổ sung năng lượng tái tạo vẫn không theo kịp với sự tăng trưởng trong nhu cầu về điện", David Fishman, một nhà phân tích năng lượng tại Lantau Group, công ty tư vấn Hong Kong, chia sẻ.

Mỹ và châu Âu có thể giảm lượng khí thải dễ hơn vì nền kinh tế của họ đang tăng trưởng chậm lại.

Nhưng với Trung Quốc, đó là một câu chuyện khác. Nước này cần phải tìm ra cách để sản xuất nhiều năng lượng hơn nữa, đồng thời giảm lượng khí thải.

Mỹ và các quốc gia khác đang gây sức ép lên Trung Quốc. Nhưng ngược lại, Trung Quốc lại cho rằng biến đổi khí hậu trước hết là trách nhiệm của Mỹ.

Trong thế kỷ qua, lượng phát thải CO2 của Mỹ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, mặc dù Trung Quốc là quốc gia phát thải lớn nhất hiện nay.

Trung Quốc càng phẫn nộ trước sức ép từ chính quyền Biden bởi chính cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2017 từng quyết định Mỹ rút khỏi hiệp định Paris - thỏa thuận quy mô giữa các quốc gia về chống lại biến đổi khí hậu.

Sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất của nước này.

Trung Quốc có tổng dân số bằng 1/5 dân số thế giới nhưng sản xuất ra 1/3 hàng hóa toàn cầu. Sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc đối với thiết bị tập thể dục, máy điều hòa và các sản phẩm khác tăng đột biến khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau 19 tháng đại

Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất là sự “thèm muốn vô độ” của Trung Quốc đối với thép và xi măng, nguyên vật liệu chính cho các tòa tháp, đường tàu cao tốc, tàu điện ngầm và dự án xây dựng khác. Ngành sản xuất hai loại vật liệu này chiếm khoảng 1/4 lượng khí thải CO2 của Trung Quốc.

Nhà máy nhiệt điện than quay trở lại
Tình trạng thiếu điện khiến hàng nghìn nhà máy Trung Quốc tạm thời đóng cửa trong hai tuần qua. Thang máy ngừng hoạt động ở nhiều tòa nhà ở miền Đông Nam. Một số trạm bơm nước cũng không thể tiếp tục hoạt động ở các thành phố phía đông bắc.

Tình trạng mất điện cũng ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của các gia đình, khiến việc quay trở lại đầu tư vào nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch được chú ý.

Tang Yousong quản lý một nhà máy sản xuất đinh vít ở miền nam Đông Hoản. Bên kia đường, nền móng đang được chuẩn bị để xây dựng tuabin chạy bằng khí đốt. Bất chấp tiếng ồn cùng khói bụi, ông rất mong muốn nhà máy điện được xây dựng.

“Nguồn điện rất quan trọng”, ông Tang cho biết. “Chúng ta cần điện, giống như chúng ta cần ăn và ngủ”.

Khi Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu điện, việc đầu tư vào các mỏ than - về cơ bản đã ngừng vào khoảng năm 2016 - cũng bắt đầu hồi sinh.

Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than vẫn được cho phép đến năm 2025. Các công ty điện lực Trung Quốc đang tính toán xem có nên gấp rút hoàn thành thêm các nhà máy điện than trước thời hạn đó hay không.

Điện than vẫn có thể mang lại lợi ích ở một số khu vực ven biển Trung Quốc, nơi có mây và sức gió yếu khiến năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió kém khả thi hơn.

Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc chiếm sản lượng rất nhỏ bé, nhưng đôi khi lại tạo ra nhiều điện hơn những gì người dân trong khu vực có thể sử dụng. Chỉ 5 năm trước, ba khu vực nội địa tạo ra năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió dồi dào - Nội Mông, Tân Cương và Cam Túc - đã lãng phí tới 2% lượng điện.

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc cho xây dựng các đường dây siêu cao áp truyền tải điện, nối nội địa của đất nước với các trung tâm gần bờ biển.

“Nhu cầu điện năng có thể được đáp ứng tốt hơn bởi các nguồn năng lượng sạch” nếu mạng lưới truyền tải được mở rộng, bà Lewis nói.

Thợ điện làm việc trên đường dây cao thế tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào ngày 27/9. Ảnh: Reuters.

khung hoang nang luong o Trung Quoc anh 5
Thợ điện làm việc trên đường dây cao thế tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào ngày 27/9. Ảnh: Reuters.
Thế nhưng, bất chấp mục tiêu mở rộng năng lượng tái tạo của Bắc Kinh, chính quyền các tỉnh có ý tưởng khác.

“Chính quyền trung ương cố gắng hạn chế sản xuất bằng than, nhưng các chính quyền địa phương đang làm ngược lại”, Kelly Sims Gallagher, giáo sư tại Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts cho biết. “Có một cuộc chiến giằng co ở đây. Họ muốn khởi động lại các nhà máy hoặc xây dựng những nhà máy mới để đưa nền kinh tế địa phương của họ phát triển trở lại sau đại dịch”.
Anonymous

TQ tìm giải pháp
Guest


Back to top Go down

New Re: Trung Quốc cúp điện

Post by Kokuyukai Sun Oct 31, 2021 2:38 pm

test
Kokuyukai

Kokuyukai


Back to top Go down

New Re: Trung Quốc cúp điện

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum