Our forum runs best with JavaScript enabled !

Hoàng tử bé được

View previous topic View next topic Go down

Thumb up Hoàng tử bé được

Post by dịch ra 382 thứ tiếng Wed Oct 13, 2021 10:52 pm

viết theo báo nước ngoài.

Đạt kỷ lục👍

Cuốn nước hoa của Patrick Suesskind cũng được dịch ra 49 thứ tiếng.
Anonymous

dịch ra 382 thứ tiếng
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Thu Oct 14, 2021 3:03 pm

Vĩ Như
Tác phẩm Hoàng tử bé của Antoine de Saint-Exupéry

Hành trình của Hoàng tử bé, qua đó là hành trình tri nhận của chính chúng ta về cuộc sống, là cuộc “đồng ngộ” của những con người đã và đang cuốn vào vòng xoay cuộc sống tít mù, có những thứ ta đã bỏ qua, có những con đường ta đã và đang đi và sai lầm, chính qua hành trình trong Hoàng tử bé, ta đã đường nhìn lại cả một quá trình mình đã đi, để rồi tự biết mình phải làm gì, điều chỉnh hướng đi sao cho đúng, để tìm lại căn nguyên khiến chúng ta tồn

Tác giả
Cuộc đời
Văn sĩ và phi công người Pháp, một anh hùng trong đời thực, người nhìn sự phiêu lưu mạo hiểm dưới góc độ của một thi sĩ – hoặc đôi khi với con mắt trẻ thơ. Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng nhất của Saint-Exupéry, ra đời vào năm 1943 và đã trở thành một trong số các tác phẩm văn học cổ điển dành cho trẻ em trong thế kỷ hai mươi. Ông tham gia Chiến tranh Thế giới lần II với cương vị phi công chiến đấu. Máy bay của ông bị bắn rơi trên vùng trời nước Pháp vào năm 1944.

”Những người lớn, chẳng bao giờ tự họ hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng phải giải thích cho họ. ” (trích Hoàng tử bé, 1931)



Antoine de Saint-Exupéry sinh ở Lyons ngày 29 tháng 6 năm 1900 trong một gia đình quí tộc địa phương lâu đời. Cha ông là một chuyên viên công ty bảo hiểm, mất năm 1904 vì chứng đột quị. Mẹ ông, bà Marie de (Fonscolombe) Exupéry (1875- 1972), đưa các con đến Le Mans vào năm 1909, tại lâu đài Saint-Maurice-de-Rémens của người dì. Tại đây, ông đã trải qua những năm tháng tuổi thơ giữa những người thân của mình. Ông theo học các trường dòng Jesuit ở Montgré và Le Mans, và cả trường Công giáo ở Thụy Sĩ (1915-1917). Sau khi thi rớt trường dự bị đại học, ông đăng ký học môn kiến trúc ở trường cao đẳng Beaux-Arts.

Bước ngoặt của cuộc đời ông xảy ra khi ông nhập ngũ vào năm 1921, và được gởi đến Strasbourgh để dự khóa huấn luyện phi công. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1921, ông bay chuyến đầu tiên một mình với kiểu máy bay Sopwith F-CTEE. Ông lấy bằng phi công vào năm 1922, và sau đó định cư ở Paris nơi ông khởi sự viết văn. Tiếp theo đó là những năm kém may mắn. Cuộc đính hôn của ông với nữ văn sĩ Louise de Vilmorin bị hủy bỏ, và ông cũng không thành công trong việc viết lách và kinh doanh. Ông phải làm hàng loạt nghề từ quản thủ thư viện đến buôn bán động cơ. Tác phẩm đầu tay của ông là truyện ngắnNgười lái máy bay (L’Aviateur) xuất bản vào năm 1926 trên tạp chí văn học Le Navire d’argent. Sau đó, ông tìm thấy một công việc thực sự, là chuyên chở thư tín cho công ty thương mại hàng không Aéropostale ở Bắc Phi trong 3 năm, với nhiều lần chết hụt. Vào năm 1928, ông làm giám đốc vùng bay Cap Juby ở Rio de Oro, sâu trong sa mạc Sahara. Ông yêu thích sự cô độc của sa mạc và mô tả vẻ đẹp hoang dã của nó trong các tác phẩm Hoàng tử bé và Thành trì (1948). Trong vòng 3 năm, Saint-Exupéry viết tiểu thuyết Tàu thư phương nam (1929), ngợi ca lòng dũng cảm của những phi công đầu tiên, những con người đã bất chấp hiểm nguy trong cuộc đua tranh tốc độ, để chiến thắng các đồng nghiệp đưa thư của họ theo đường tàu hỏa và đường thủy. Một mạch truyện khác trong tác phẩm này mô tả cuộc tình bất thành của tác giả với nữ văn sĩ Louise de Vilmorin. Tàu thư phương nam được đạo diễn Robert Bresseo dựng thành phim vào năm 1937.

Vào năm 1929, Saint-Exupéry đến Nam Mỹ làm công việc chuyên chở thư tín qua dãy Andes. Kinh nghiệm này làm nên cốt truyện của tiểu thuyết thứ hai, Bay đêm, đã trở thành một bestseller trên bình diện quốc tế, đoạt giải Femina, và được được đưa lên màn ảnh vào năm 1933, với các ngôi sao điện ảnh Clark Gable và Lionel Barrymore. Trong câu chuyện, Rivière, người phụ trách sân bay kiên nghị, đã từ bỏ tất cả các toan tính về hưu và xem công việc chuyên chở thư tín như là mục đích đời mình. "Chúng ta không cần đến sự vĩnh cửu’, ông nghĩ. ‘Điều mà chúng ta cần là không để những hành động và sự việc đột nhiên mất đi ý nghĩa thực sự của chúng. Nhờ đó, thế giới xung quanh chúng ta sẽ mở toang ra từ mọi phía."(trích Bay đêm)



Saint-Exupéry lập gia đình năm 1931 với Consuelo Gomez Castillo, và khởi sự làm phi công thử nghiệm cho Air France và các công ty hàng không khác. Ông viết cho tờ Paris-Soir mô tả sự cố khẩn cấp ở Moscow năm 1936, và sáng tác hàng loạt bài viết về Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Saint-Exupéry sống cuộc đời phiêu bạt, rày đây mai đó : ông mua một máy bay hiệu Caudron Simoun (F-ANRY) với số tiền còn lại của mình, và trải qua một tai nạn máy bay ở Libya, sau đó mua một máy bay Caudron Simoun khác vào năm 1937 và lại gặp tai nạn chấn thương nghiêm trọng ở Guatemala trong một vụ rớt máy bay.

Với sự động viên của người bạn André Gide, Saint-Exupéry viết một quyển sách về nghề lái máy bay. Cõi người ta, ra đời năm 1939, đoạt giải Grand Prix du Roman của Viện Hàn Lâm Pháp 1939 và giải National Book Award ở Mỹ. Đạo diễn Jean Renoir (1894-1979) muốn dựng thành phim và thảo luận với tác giả, chủ yếu về các chủ đề văn học mà ông ghi nhận. Vào thời điểm đó Renoir làm việc ở Hollywood nơi người ta dựng phim trong phim trường. Renoir đưa ra ý tưởng dựng phim ngay tại chính các địa điểm được mô tả trong truyện. Điều này sẽ có lợi thế để thành công ở Mỹ, nhưng tiếc thay, không ai muốn sản xuất bộ phim.

Sau khi nước Pháp bị thất thủ trong Chiến tranh Thế giới lần II, Saint-Exupéry gia nhập quân đội, thực hiện hàng loạt phi vụ, mặc dù ông bị xem như là không đủ khả năng lái máy bay chiến đấu do mắc phải hàng loạt chấn thương trước đây. Tuy vậy, Saint-Exupéry vẫn được phong tặng huân chương Croix de Guerre [Croix de Guerre : huân chương được nhà nước Pháp trao tặng cho các cá nhân hoặc đơn vị có thành tích trong Chiến tranh Thế giới lần II.]. Ông rời Mỹ năm 1942 và bị phê phán bởi những người đồng hương vì đã không ủng hộ lực lượng Nước Pháp Tự Do của de Gaulle ở London. Phi công chiến tranh (1942) mô tả chuyến bay tuyệt vọng của ông trên giới tuyến quân địch, khi nước Pháp đã thực sự bị đánh bại. Năm 1943 ông tái gia nhập không lực Pháp đóng ở Bắc Phi (trong phi đoàn người ta gọi ông một cách thân mật là Saint-Ex hay “thiếu tá Ex”) và xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Hoàng tử bé (1943), một truyện ngụ ngôn trẻ em dành cho người lớn. Cuốn sách đã được dịch sang gần năm mươi ngôn ngữ.
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Fri Oct 15, 2021 5:11 pm

Tác phẩm
Cảm hứng sáng tác

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1935, lúc 14:45 sau một chuyến bay dài 19 tiếng và 38 phút, Saint-Exupéry, cùng với người bạn hoa tiêu, André Prévot, đã bị rơi máy bay ở sa mạc Sahara ở Libya trên lộ trình tới Sài Gòn. Họ đã cố gắng bay từ Paris tới Sài Gòn nhanh hơn những người đã từng bay trước đó để giành giải thưởng 150.000 franc. Máy bay của họ là Caudron C-630 Simoun n°7042 (seri F-ANRY).

Địa điểm rơi máy bay được cho là Wadi Natrum. Cả hai người đều sống sót qua vụ tai nạn và phải đối mặt với sự sợ hãi về việc mất nước nhanh chóng ở Sahara. Bản đồ họ có thì đã quá cũ và rất mờ mịt, do đó không có ích gì. Họ không có cách gì để giải quyết tình trạng này. Nho, táo và rượu đã giúp họ trụ vững được một ngày, nhưng sau đó không còn gì nữa. Cả hai người bắt đầu bị ảo giác. Giữa ngày thứ hai và ngày thứ ba, cơ thể họ đã bị mất nước rõ rệt và không đổ mồ hôi nữa. Cuối cùng, vào ngày thứ tư, một người Ả Rập du cư cưỡi trên một con lạc đà đã phát hiện ra họ và tìm các biện pháp chống lại sự mất nước nên đã cứu sống được hai người. Trong truyện Hoàng Tử Bé, khi Saint-Exupéry viết về việc bị bỏ lại trên sa mạc trong một cái máy bay bị hỏng, ông đã liên hệ thực tế chi tiết này với kinh nghiệm trong cuộc đời mình. Saint-Exupéry cũng nhắc đến chi tiết này trong quyển Cõi người ta (Terre des Hommes). Ông đã gặp một con cáo (vulpes zerda, cáo sa mạc) ở đó, có thể điều này cũng làm ông viết về con cáo trong tác phẩm.

Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ông đã thuê ngôi biệt thự The Bevin House ở Asharoken, New York, Long Island trong khi viết tác phẩm này. Cuốn tiểu thuyết cũng bao gồm nhiều bức tranh do chính Saint-Exupéry vẽ. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại và được phát triển trở thành một sê ri truyện tranh có 39 chương. Truyện còn được dùng như tài liệu cho những người muốn làm quen với ngoại ngữ.

Tóm tắt tác phẩm

Hoàng tử bé là câu chuyện kể về một phi công phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc. Anh gặp một cậu bé, người hóa ra là một hoàng tử từ hành tinh khác đến. Hoàng tử kể về những cuộc phiêu lưu của em trên Trái Đất và về bông hồng quí giá trên hành tinh của em. Em thất vọng khi phát hiện ra hoa hồng là loài bình thường như bao loài khác trên Trái Đất. Một con cáo sa mạc khuyên em nên yêu thương chính bông hồng của em và hãy tìm kiếm trong đó ý nghĩa của cuộc đời mình. Nhận ra điều ấy, hoàng tử quay trở về hành tinh của em.

Ngày 31 tháng 7 năm1944, Saint-Exupéry cất cánh từ đường băng hẹp ở Sardinia trong một phi vụ trên vùng trời miền Nam nước Pháp. Và vào cái ngày định mệnh đó, “thiếu tá Ex” đã ra đi mãi mãi, không bao giờ trở về nữa… Trường hợp của ông được xem như là mất tích. Sau này, người ta đoán rằng, máy bay của ông bị bắn rơi trên vùng biển Địa Trung Hải hay có lẽ ông đã gặp phải tai nạn. Saint-Exupéry để lại bản thảo dang dở của tác phẩm Thành trì và một vài ghi chép mà chúng được xuất bản sau ngày ông mất.

“Tự do và áp bức là hai mặt của cùng một điều tất yếu, nơi mà tồn tại điều này thì không thể tồn tại điều kia” (trích Thành trì, 1948). Quyển sách phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của Saint-Exupéry đối với chính trị, và những tư tưởng then chốt sau cùng của ông.

Một số khái niệm

Tính biểu tượng
Trước khi tìm hiểu về khái niệm tính biểu tượng, ta cần hiểu được khái niệm biểu tượng:

Theo từ điển TLH (Vũ Dũng- NXB KHXH – 2000 ), “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai.”

Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê CB):”Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”.

Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể.

Tự điển Larousse cho rằng: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, bằng con vật sống động hay bằng đồ vật, nó biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”.

Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũng giải thích “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói lên cái điều “khó có thể hiểu biết”, hay dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái tĩnh để nói cái động, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình.

Tính biểu tượng bao giờ cũng có:

Tính chất biểu hiện một sự vật, sự việc bằng sự vật có hình ảnh.
Đại diện cho một sự vật, sự việc nhằm gợi lên hình ảnh theo liên tưởng.

Tính ước lệ.

Biểu hiện những “giá trị”mang tính nhân văn.
Như vậy tính biểu tượng luôn hàm chứa trong nó những giá trị mà đằng sau mỗi giá trị thường ẩn dấu một nhu cầu nào đó của con người, mang tính tượng trưng cho giá trị được nói đến.

Tính triết luận

Thuật ngữ triết luận được ghép bởi hai yếu tố “triết” và “luận”. “Triết” là sự triết lý về những vấn đề nhân sinh xã hội, còn “luận” là cách bàn luận, hướng suy luận của nhà văn về những vấn đề nhân sinh, xã hội ấy. Tính triết lí sẽ xuyên suốt tác phẩm, gắn liền với một tư tưởng và một sự đánh giá nhất định. Khi đó, nhà văn tài năng có thể kéo người đọc cùng tham gia đối thoại, bàn luận.

Với một sáng tác mang tính triết luận, việc xếp đặt nhân vật và sự kiện vào các phạm trù rành mạch tốt – xấu, chính diện – phản diện sẽ là bất cập. Nó đòi hỏi và cho phép sự đánh giá đa chiều. Nhân vật trong tác phẩm triết luận chủ yếu là nhân vật tư tưởng, hoặc số phận – tư tưởng, ít khi là nhân vật tính cách.

Khái quát về tính biểu tượng và tính triết luận trong tác phẩm:

Hoàng tử bé tuy được sáng tác với chất liệu ngôn từ trong sáng thơ mộng tựa như những câu chuyện cổ tích dành cho trẻ thơ nhưng ẩn đằng sau những câu chữ tưởng chừng như đơn thuẩn ngây thơ ấy là những triết lý nhân sinh sâu sắc được thể hiện thông qua các hình ảnh mang đậm tính biểu tượng.

Triết lý về sự sáng tạo và thế giới hồn nhiên của trẻ thơ
+ Câu chuyện về con trăn nuốt con voi và chiếc mũ: theo người lớn họ cho rằng suy nghĩ thực tế mới là đúng đắn còn trẻ con chỉ biết tưởng tượng viễn vông nhưng đối với trẻ con thì những thứ thực tế thật nhàm chán và tầm thường, trí tưởng tượng mới là tài sản vô giá.

+ Hình ảnh con cừu trong chiếc hộp: thể hiện tâm lí và con mắt nhìn sự vật của trẻ nhỏ rất phong phú và giàu trí tưởng tượng.

Triết lý về tình yêu
+ Hình ảnh bông hoa hồng: khi phát hiện bông hoa hồng của cậu không phải là duy nhất, cậu đau khổ, cảm thấy như bị lừa dối.

+ Hình ảnh cuộc trò chuyện của con chồn về bông hoa hồng của Hoàng tử bé: với cách suy nghĩ đơn giản, cậu cảm hóa con chồn và rút ra được bài học về tình yêu. Tuy bông hoa của cậu không là duy nhất nhưng nó là bông hoa cậu yêu và cậu đã cảm hóa được nó.

Triết lý về tính cách con người và các mối quan hệ xã hội
+ Cuộc du ngoạn của hoàng tử bé qua 6 tiểu tinh cầu: cậu bắt đầu tiếp xúc với cách nói chuyện và cư xử của những người lớn này từ đó ta hiểu được rằng những người lớn luôn đi tìm kiếm quyền lực, họ tự làm khổ chính bản thân mình, họ làm theo những quy tắc nhất định và thực sự họ không biết mình cần và muốn gì.

Triết lý về ý nghĩa cuộc sống

+ Hình ảnh người bẻ ghi và những chuyến tàu: cuộc sống lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, những người lớn mệt nhoài trên những chuyến tàu ngược xuôi xuôi ngược khắp thế gian.

+ Hình ảnh giếng nước: Hoàng tử dạy cho người phi công sự huyền diệu của cái tâm trên sự vật. Cái giếng mà hai người tìm thấy không còn là cái giếng vô hồn. Nó sẽ là một cái giếng đặc biệt. Từ cái kẽo kẹt của sợi thừng trên ròng rọc cũ, cho tới cái gầu trĩu tay, cho tới cái mát trong cổ họng của ngụm nước giữa cơn nắng gắt, tất cả gắn liền với cái tâm của ngày hôm nay làm giếng trở nên tuyệt vời.

+ Hình ảnh con rắn vàng sa mạc: Con rắn độc không ác, chết không phải là hết, bản chất mọi chuyện không tốt không xấu, không sinh không diệt.

Hoàng tử bé là một câu chuyện thiếu nhi với ngôn từ hết sức đơn giản nhưng giàu tính triết lí. Câu chuyện nêu lên những suy nghĩ của người lớn qua cách nhìn của một cậu bé từ đó cho ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Fri Oct 15, 2021 5:26 pm

Nội dung chính

Hoàng tử bé- thế giới hồn nhiên đầy sáng tạo của trẻ thơ
“Hoàng tử bé” là câu chuyện triết học giàu chất thơ được viết dưới dạng truyện dành cho thiếu nhi, xuất bản năm 1943, tác phẩm đề cập đến những chủ đề sâu sắc như cuộc sống và tình yêu, cái chết, tình bạn, những thái độ và những mối bận tâm trước cuộc sống, thậm chí trước cả sự tự tử.

Chuyện mở ra bằng lời kể của tác giả về một bức tranh của mình vẽ khi còn bé. Bức tranh số một vẽ một con trăn đã nuốt trọn một con voi vào bụng và đang nằm chờ tiêu hóa con mồi. Đưa mọi người xem ai cũng bảo đó là một chiếc nón nỉ. Cậu bé tức giận vẽ bức tranh thứ hai, cũng như bức tranh số một nhưng có vẽ thêm hình con voi nằm trong bụng con trăn cho mọi người hiểu ra. Kết quả mọi người khuyên cậu thôi đừng vẽ nữa. “ Người lớn chẳng bao giờ tự hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con cứ phải giải thích cho họ”… Vậy đó, trẻ em bao giờ cũng giàu óc tưởng tượng hơn người lớn. Chúng nhìn mọi thứ xung quanh theo cái nhìn riêng của mình, và chúng luôn bảo vệ cho cái mà mình nhìn nhận. Và chúng luôn bị người lớn đối xử bất công theo kiểu “cả vú lấp miệng em” làm chúng nhiều khi tức chịu không nổi.

Từ đó tác giả đem hai bức tranh nọ ra như một bài test trắc nghiệm hết những người lớn mà ông gặp. Ông thất vọng vô cùng vì chẳng ai nhìn ra được những gì ông vẽ. Tác giả chán nản không thèm nói chuyện văn thơ nghệ thuật với những kẻ đó. Và để hạ mình xuống cho ngang tầm với họ, ông chỉ nói chuyện với họ về đánh bài, đánh cầu, uống rượu hay về chính trị, về áo quần hay trang sức… Nếu đầu óc bạn cũng đầy tưởng tượng, đầy mơ mộng như tác giả, bạn sẽ nhiều khi thấy mình lạc lỏng như thế giữa cái thế gian này. Vậy nên tác giả hết sức ngạc nhiên khi vẽ cho Hoàng tử bé bức tranh số một vốn có hình giống như cái mũ, thì cậu bé liền nhìn ra con voi nằm trong bụng con trăn nọ. Và khi ông lúng túng không vẽ được con cừu cho cậu, ông bèn vẽ đại một cái hộp mà bảo rằng “ Đấy,… con cừu của chú đó” vậy mà Hoàng tử bé lại mừng rỡ kêu lên đúng rồi con cừu của tôi đó rồi, nó nằm ngoan ngoãn trong cái hộp đây mà. Truyện bắt đầu ngộ nghĩnh như thế. Đôi khi những thứ tưởng không là đúng với những gì người lớn nhìn nhận nhưng nó là thứ tồn tại đúng trong mắt trẻ thơ. Chúng nhìn nhận mọi thứ hết sức tự nhiên, không cần cầu kì hay hình thức, chỉ cần là thứ khiến cho chúng vừa lòng với nó là đủ. Từ đó, chúng ta sẽ bước vào một thế giới ngụ ngôn triết lí đầy thơ mộng của tác giả, cái thế giới mà người ta không thể chỉ bằng mắt mà phải nhìn bằng trí tưởng tượng, bằng trái tim mình.

“Người lớn quả thật là kỳ lạ” đó là câu mà Hoàng tử bé hay nói. Những người lớn, qua cách nhìn của một cậu bé, qua lối kể thật sự đơn giản đến khó tin nhưng thấm thía vô cùng.

+ Người lớn là một ông vua trên một hành tinh chỉ có một mình ông nhưng lúc nào cũng nghĩ mình là vua tuyệt đối, là người trị vì tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, ông không thể ra lệnh cho mọi thứ làm theo ý mình vì như ông hay nói: “Nếu trẫm ra lệnh cho một vị tướng phải biến mình thành con chim biển và nếu như vị tướng không tuân theo thì đó không phải lỗi của ông ta. Đó là lỗi của trẫm”. Ông ra lệnh cấm ngáp rồi lại ra lệnh ngáp, rồi lại ra lệnh lúc ngáp lúc không, đổi tới đổi lui để sao cho người ta phải tuân lệnh mình. Người lớn luôn đi tìm kiếm quyền lực. Đó là thế giới người lớn kỳ cục.

+ Người lớn là một người huyễn tưởng. Trong mắt ông ta thì ai cũng là người hâm mộ và người hợm hĩnh chỉ nghe được những lời tán tụng mình mà thôi. Người lớn là một người say rượu. Uống rượu để quên, quên là mình xấu hổ, xấu hổ vì mình đã uống rượu. Thật là một vòng luẩn quẩn. Tự làm khổ chính bản thân mình.

+ Người lớn là một thương nhân, lúc nào cũng làm ra vẻ mình rất bận rộn, luôn thường trực câu nói “Ta là một người nghiêm túc”. Hàng ngày, ông ta đếm những vì sao, cho rằng chúng là của mình. Nhưng theo Hoàng tử bé, việc đó chẳng được lợi gì cho ông ta và ông ta cũng không làm được gì tốt cho những vì sao.

+ Người lớn là một nhà địa lý, luôn tự cho rằng mình biết tất cả mọi thứ nhưng thật ra lại chẳng biết gì. Bởi vì, “nhà địa lý quá quan trọng để đi đây đi đó, ông ta không bao giờ rời khỏi bàn làm việc”.

– Chúng tôi không ghi chép những loài hoa – nhà địa lí nói.

– Sao vậy ! Đẹp nhất đấy mà.

– Phù du nghĩa là gì ?

– … Núi đổi sông dời là chuyện rất hiếm. Chúng tôi chỉ biết viết những gì vĩnh cửu.

Đấy, những người lớn chỉ quan tâm đến những thứ ấy. Trong khi những thứ gần gũi, bên mình thì lại chợt bỏ qua và lãng quên.

Hoàng tử bé lang thang trong vũ trụ và toàn gặp những gã người lớn theo cậu là luôn kỳ cục như thế. Gã khoe khoang thì lúc nào cũng tưởng người ta vỗ tay để tán tụng gã. Gã nghiện rượu có đủ lý do để uống rượu. Gã kế toán thì suốt ngày loay hoay với những con số. Vậy đó người lớn là vậy đó, người lớn quả thật là hoàn toàn khác thường. Và chú bé cứ phải lang thang trong cái xứ sở lạ lùng đó, với nỗi nhớ về đóa hồng nơi chốn quê nhà mà mình đã từ bỏ.

Tập truyện như là lời khản phán của cái thế giới ngây thơ của trẻ em chống lại cái thế giới người lớn thực dụng, khô khan, tính toán,….

Cái quý giá nhất chúng vô hình.

Vô hình như đóa hồng nơi tinh cầu xa xôi mà chàng Hoàng tử giờ chỉ còn ấp ủ trong tâm tưởng.
Vô hình như nguồn nước đâu đó trong xa mạc mà người ta cứ mãi mãi đi tìm trong vô vọng.
Vô hình như tâm hồn ngây thơ trong sáng, ẩn náu trong thân hình xinh xắn của chàng Hoàng tử bé.
Vô hình như kho tàng chôn giấu đâu đó trong ngôi nhà cổ.
Hành tinh của Hoàng tử bé chỉ có một ngôi nhà, mấy cái cây, một bông hoa, mấy con cừu. Đơn giản quá! Đơn giản như tâm trí trẻ thơ và cũng mỏng manh dễ vỡ như đúng bản tính của những đứa trẻ. Hoàng tử bé không bao giờ hiểu và cũng không cần, không muốn hiểu về thế giới của người lớn. Hoàng tử bé chỉ cố hết sức để bảo vệ hành tinh nhỏ của cậu, thế giới nhỏ bé của riêng cậu.

Khi đến Trái Đất, Hoàng tử bé phát hiện ra bông hoa của cậu không phải là bông hoa duy nhất nhưng có một con cáo đã khuyên cậu: “Đó không phải là bông hoa duy nhất nhưng đó là bông hoa của cậu, cùng cậu trò chuyện… cậu nên chịu trách nhiệm về nó”. Và cậu bé quyết định quay trở về nhà.

Hoàng tử bé đã để lại cho tác giả một món quà. Như cậu nói: “Nếu chú yêu thương một bông hoa trên một ngôi sao nào đó, chú sẽ thấy êm đềm khi ngắm sao ban đêm. Cả bầu trời sao sẽ nở hoa”.

Do đó “Mỗi người đều có các ngôi sao của riêng mình. Với người đi xa, chúng là sao dẫn đường. Với một số người, chúng chẳng khác gì những đốm sáng. Với những ai thông thái, chúng là các vấn đề. Với vị thương nhân, chúng là một kho báu. Nhưng tất cả các ngôi sao đó đều câm lặng. Chỉ riêng chú sẽ có các vì sao không ai có được… Ban đêm khi chú nhìn trời, vì có cháu sống trên một ngôi sao nào đó, vì có cháu cười trên một ngôi sao nào đó, cho nên với chú, tất cả các ngôi sao đều cười. Riêng chú sẽ có các ngôi sao biết cười“.

Thật là một câu chuyện cảm động, chỉ là lời văn đơn giản, viết cho thiếu nhi. Nhưng có lẽ nên gọi nó là “Viết cho những người lớn từng là trẻ con”. Thật vậy, mỗi chương kể lại một cuộc gặp gỡ của cậu hoàng tử bé lại chứa đựng một bài học đạo đức, một hay hai câu nói đơn giản nhưng thấm thía về tình bạn và cuộc sống. Tác phẩm cũng được chính tác giả của nó vẽ minh họa. Nhưng bức tranh đơn giản, được vẽ với phong cách có phần ngây thơ, song lại nổi tiếng chẳng kém gì bản thân cuốn sách.
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Fri Oct 15, 2021 5:32 pm

Tính triết lý được thể hiện trong tác phẩm thông qua các hình ảnh biểu tượng

Triết lý về tình yêu
Tình yêu của chàng hoàng tử với đóa hồng kiêu sa:
Hầu như đóa hồng và câu chuyện tình yêu giữa hòang tử bé với nó là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Bởi vì đi đến đâu hòang tử cũng đều tưởng nhớ về đóa hoa bé nhỏ chốn quê nhà của mình. Hoàng tử ở tinh cầu B612, nơi chỉ nhỏ bằng một căn nhà với ba ngọn núi lửa và một bông hoa đẹp nhưng kiêu kỳ. Hoa yểu điệu, nũng nịu, đòi hỏi, như vai nữ chính trong mối tình lãng mạn của một cuốn tiểu thuyết. Buổi sáng, hoàng tử chưa kịp tưới nước thì nó đã kêu khát. Có chút gió thì nó kêu lạnh, lấy lồng kính che thì nó kêu nóng. Luôn luôn nó than thở so bì là ngày xưa trước khi đến với hoàng tử nó đâu có khổ như thế: “ Nơi quê tôi…” . Thường thì nó không nói hết câu, vì nhớ lại hoàng tử biết rõ gốc gác của nó. Từ khi còn là cái nụ mới nhú, nó chỉ biết có tinh cầu này. Khi hạt giống bay tới thì nó chưa thành hình, thậm chí chưa có cả linh hồn. Rồi quên đi, nó lại sẵn sàng than thở so bì trong một dịp khác.

Hòang tử yêu bông hoa và đã ở bên lắng nghe, chăm sóc cho nó từng chút một nhưng cậu không hiểu nổi tính đỏng đảnh của nó. Đến khi bối rối và mệt mỏi, cậu chọn cách rời xa đóa hồng để khám phá thế giới và chính mình, nhưng cậu chờ mong được hoa giữ lại vì cậu vẫn luôn quan tâm, lo lắng cho nó: “ …Còn cơn gió? …Còn những con thú vật? … ” . Tuy nhiên đóa hồng đã buông tay, giục hòang tử nhanh chóng lên đường: “ Cũng đừng nấn ná lai rai nữa làm chi. Con đường thôn lấm. Ngày dài chi mô. Hồ đồ mở môi kề cà, là đáng bực lắm. Chàng đã quyết đi, thôi thì hãy đi cho trót ” . Nó trấn an bạn tình rằng chàng đi đi, thiếp biết tự vệ, và nó khoe bốn cái gai xinh xắn của nó. “ Bởi vì nàng không muốn chàng nhìn thấy nàng khóc” . Đó là một đoá hoa vô cùng kiêu hãnh.

Lúc gặp người phi công, hòang tử đã kể lại mối tình của mình ở tinh cầu B612 và những trải nghiệm ở trái đất. Trước khi gặp Cáo, dù cậu vẫn luôn kiên trì, vững vàng với tình yêu dành cho đóa hồng nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác hòai nghi, bối rối, mệt mỏi vì không hiểu được nàng: “ Đáng lẽ ra thì tôi chả nên nghe cô ta làm chi, chả bao giờ nên nghe đóa hoa nó nói. Chỉ nên nhìn hoa và hít mùi hương của hoa thôi ”. Rồi sau đó có thể thấy sự hối hận, dằn vặt và những xung đột nội tâm trong lòng hòang tử: “ Đáng lẽ ra tôi chẳng nên bỏ đi trốn. Đáng lẽ tôi phải đóan thấy tình ý yêu dấu của nàng ở phía sau những mánh khóe lai rai kia mới phải. Hoa mang mâu thuẫn nhiều lắm ở trong mình! Nhưng xưa kia tôi còn nhỏ quá, đâu có biết cách thương yêu đúng lối ”.

Câu chuyện nhớ lại trên đường phiêu du làm hoàng tử xót xa. Tới trái đất hoàng tử vẫn không yên tâm, sợ một ngày kia cọp tới ăn mất bông hồng. Khi được trấn an rằng cọp không ăn cỏ, hoàng tử bớt lo nhưng lại bực mình vì người phi công đã khi dễ bông hồng, gọi nó là cỏ. Hoàng tử thương nhớ bông hồng. Từ sa mạc đêm nhìn lên bầu trời, hoàng tử ấm lòng vì biết rằng trong những thiên thể vô vàn ấy, có tinh cầu của mình, một vì sao khiêm tốn nhưng quý hơn cả trời sao bất tận vì có bông hồng mình yêu.

Đến lúc gặp vườn hoa có hàng vạn bông hồng, những bông hồng xinh đẹp thì đóa hồng bé nhỏ ở chốn tinh cầu quê hương kia của hòang tử dường như đã trở nên lu mờ, cậu nghĩ: “ Ta đã tưởng mình giàu sang vô hạn với một đóa hoa duy nhất, té ra mình chỉ có sở hữu một đóa hoa hồng thông thường mà thôi ”. Cậu còn tự nhủ: “ Nàng ắt sẽ phật ý bực mình lắm, nếu nhìn thấy cảnh này, nàng ắt sẽ húng hắng ho tràn lan ra một cách thật đồ sộ và sẽ giả bộ chết đi để thóat khỏi lố bịch. Và ta ắt sẽ buộc lòng giả bộ chăm sóc nàng, bởi vì, nếu ta không làm thế, ắt nàng sẽ tự để cho thân nàng chết thật sự, để mà làm nhục ta, cho ta xấu hổ một phen…”. Hòang tử không hiểu những ẩn ý sau lời nói tưởng chừng như đầy kiêu hãnh của đóa hồng, rằng “ nàng là cành thiên hương duy nhất trong chủng lọai của nàng ”. Vì thật ra chẳng người con gái nào muốn nói với chàng trai yêu thương của mình rằng còn biết bao cành thiên hương lộng lẫy ngòai kia để cho chàng ngày đêm suy tưởng và không còn dành trọn vẹn tình cảm cho nàng nữa. Cuối cùng cậu cảm thấy những gì mình đang có thật nhỏ nhoi, tầm thường biết là bao, và cậu bật khóc vì điều đó.

Qua tình yêu của hòang tử bé với đóa hồng, ta có thể thấy một triết lý giản đơn nhưng sâu sắc. Con người bên nhau và hấp dẫn nhau vì những điều không nhìn rõ. Đến một thời điểm nào đó, cũng xa nhau cũng vì những điều như thế. Càng lớn, người ta càng muốn giấu đi những cảm xúc thật sự. Phải chăng vì tâm hồn là một thứ quá mong manh và dễ vỡ, nên người ta không muốn thể hiện, bộc lộ hay chứng minh, chỉ có thể ẩn mình trong sự bao bọc của lớp lá, sau những chiếc gai nhọn và đôi khi vô tình làm đau nhau như cách của đóa hồng.

Cuộc trò chuyện với con Cáo
Hoàng tử bé hoang mang, đau khổ vì phát hiện ra đóa hồng của mình không phải là duy nhất, mà ở vùng đất cậu vừa đi qua này có đến cả một vườn hồng, đóa hoa nào cũng xinh đẹp rạng rỡ như đóa hồng của cậu. Trong chính lúc đó thì con Cáo xuất hiện, hai nhân vật đã có một cuộc trò chuyện đầy bất ngờ. Những quan niệm, triết lí về cuộc sống, về con người, về sự tuần dưỡng, về vẻ đẹp đích thực của con Cáo đã khiến cậu Hoàng tử hiểu ra nhiều điều và lấy lại tinh thần, tiếp tục niềm tin và tình yêu với đóa hồng của mình.

Đó là triết lí về sự tuần dưỡng. Mà như lời của con Cáo thì : “ Đó có nghĩa là tạo nên những mối liên lạc…” “Nhưng nếu chú tuần thiện dưỡng ta, thì chúng ta sẽ cần tới nhau. Chú sẽ trở nên duy nhất trong cõi đời, đối với ta. Ta sẽ trở nên duy nhất trong cõi đời, đối với chú…” Vậy sự “tần dưỡng” ấy chính là tạo nên những mối quan hệ, những liên kết về tình cảm, cảm xúc của con người. Khiến cho con người ta trở nên gắng bó với nhau, tương cảm với nhau và có sự quan tâm lo lắng cho nhau. Đây cũng là một dạng biểu hiện của tình yêu.

Chính những lí giải về sự “tuần dưỡng” ấy của con Cáo đã gợi lên trong lòng của Hoàng tử bé những suy nghĩ về đóa hoa hồng của mình. “Có một đóa hoa…ta tưởng nàng đã tuần dưỡng ta”. Lúc này, trong suy nghĩ của chàng Hoàng tử đang có sự dao động, Chàng luôn nghĩ đóa hồng của mình là duy nhất, là tuyệt hảo. Thế nhưng trước sự xuất hiện của cả một vườn hồng thì những suy nghĩ, những sự ngưỡng, sự tôn sùng của chàng dành cho bông hoa của mình đã bị dao động. Không còn là cái duy nhất, không còn là cái tuyệt sắc, không còn là đóa hồng kiêu ngạo trước vẻ đẹp của mình thì liệu đóa hồng của cháng sẽ ra sao?. “Nàng ắt sẽ phật ý bực mình lắm, chàng tự nhủ, nếu nàng nhìn thấy cái cảnh này… nàng ắt sẽ húng hắng ho tràn lan ra một cách thật đồ sộ và sẽ giả bộ chết đi để thoát khỏi lố bịch. Và ta ắt sẽ phải buộc lòng giả bộ chăm sóc nàng, bởi vì, nếu ta không làm thế, ắt nàng sẽ tự để cho thân nàng chết đi thật sự, để mà làm nhục ta, cho ta xấu hổ một phen…” rôi chàng thất vọng trước sự tự tôn trước đây của mình: “Ta đã tưởng mình giàu sang vô hạn với một đóa hoa duy nhất, té ra mình chỉ có sở hữu một đóa hồng thông thường mà thôi. Té ra hoa của mình và ba ngọn hỏa sơn của mình sâu chỉ tới hai đầu gối của mình, và một ngọn thì có lẽ tắt ngấm vĩnh viễn, té ra mọi cái đó không đủ khiến cho ta thành một vị hoàng tử lớn lao chi cho lắm…”

Thế nhưng chàng Hoàng tử không biết rằng mình đang bị vẻ đẹp bên ngoài của vườn hồng kia đánh lừa. Tình yêu không thể đồng hóa với sự tồn tại duy nhất, tình yêu không thể xuất phát từ sự cảm nhận ở vẻ ngoài của sự vật. Mà tình yêu là sự cảm nhận từ bên trong, là cả một quá trình “ tuần dưỡng” giữa hai vật thể để tạo nên sự liên kết và tương giao. Tình yêu cần có những rung cảm xuất phát từ trái tim của con người, như việc hẹn hò mà con Cáo đã hẹn với chàng hoàng tử “Tốt hơn là nên trở lại vào cái giờ của bữa trước, một giờ nhất định, con chồn nói. Nếu chú đến, chả hạn, vào lúc bốn giờ chiều, thì khởi từ lúc ba giờ chiều, cõi lòng ta đã bắt đầu sung sướng. Rồi giờ khắc càng tiến tới gần thêm, ta sẽ càng tăng thêm sung sướng. Tới bốn giờ chiều thì, ha! ta loay hoay, e ngại, ta ngồi đứng không an; ta sẽ khám phá được ý nghĩa vô ngần hắt hiu của phù du mênh mông hạnh phúc! Nhưng nếu chú tới bất kể lúc nào, thì ta sẽ chẳng biết đâu vào đâu mà mò ra cho đúng cái giờ phải chuẩn bị cho cái trái tim, cái phút phải vận y phục vào cho cái cõi lòng đón chào tươm tất… Cần phải có những nghi thức mơ mộng, những điển lễ phôi pha.” Và tình yêu thật sự cũng cần phải có những xúc cảm luyến lưu khi chia cách, như : “A!”, con chồn nói, “Ta sắp khóc mất rồi…” “Đó là lỗi tại chú, ta không có ý đem lại khổ tâm cho chú, nhưng vì chú đã muốn rằng ta tuần dưỡng thiện dụ chú…”

Sau cuộc trò chuyện với con Cáo, Chàng hoàng tử bé dường như đã hiểu ra mọi việc, chàng không còn buồn khi nghĩ rằng đóa hồng của mình không còn là duy nhất. Bởi vì : “Hãy về nhìn lại những đóa hồng đi. Chú hiểu rằng riêng cái đóa hồng của chú là đóa hoa duy nhất trong cõi hồ sơn. Và suốt bình sinh của chú, bất cứ đi đâu, cách biệt nơi nào, chú vẫn đưa tâm hồn hướng về ban sơ hồ sơn hồi tưởng mãi, đúng như lời thi sĩ xưa kia “Sa Mạc hồi khan Thanh Cấm Nguyệt. Hồ Sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân…” Người xưa quả nhiên không có nói dối ta đâu”. Chính cái sự thương yêu, chính những rung động dành cho đóa hồng của chàng đã khiến nó trở nên đặc biệt và trở thành duy nhất trong lòng chàng. Hoàng tử bé quay gót đi nhìn lại những nụ hồng:

“Các nàng không có gì giống đóa hồng của ta, các nàng hiện chẳng là cái gì ráo, chàng bảo những đóa hồng như vậy. Chẳng có ai đã tuần dưỡng các nàng và các nàng cũng chẳng có tuần dưỡng ai cả. Các nàng cũng như con chồn của ta trước đây. Trước đây nó chỉ là một con chồn giống trăm nghìn con chồn khác. Nhưng ta đã biến nó nên bạn thiết của ta, và bây giờ nó trở thành duy nhất trong cõi hồ sơn ứng mộng cho Sa Mạc trổ bông Vũ Lâm Xuân hồi khan Thanh Cấm Nguyệt”. Và chàng tự tin khi nói với các đóa hồng rằng : “Các nàng đẹp, nhưng các nàng trống rỗng ở bên trong”, chàng còn nói thêm như thế. “Người ta không thể vì các nàng mà chết đi trong ngậm ngùi tưởng niệm. Hẳn nhiên, đóa hồng của ta, một bộ hành đi qua ắt tưởng là nó giống các nàng. Nhưng riêng nó, nó lại quan trọng hơn hết thảy các nàng, bởi vì chính nó được ta tự tay tưới nước. Bởi vì chính nó đã được ta che giữ sau một tấm bình phong. Bởi ví chính nó đã được ta bắt sâu, tỉa bọ (trừ một vài con để lại nhằm những cánh bướm mai sau). Bởi vì chính nó đã được ta lắng tai nghe than van, hoặc nghe tán hươu tán vượn diễm kiều tài tử, hoặc đôi lúc lại được nghe cả cái lặng im căm nín như chiều Xuân vắng vẻ thanh hà. Bởi vì đó là đóa hồng của hồng ta tưởng nhớ.”

Cuối cùng, hoàng tử chọn cách trở về với ngôi sao bé xíu của mình. Cậu nhận ra bông hoa của mình thật đáng yêu. Nó đỏng đảnh vì muốn được cậu yêu thương, dỗ dành. Và trên thế giới này, chỉ có mình nó là bông hoa đặc biệt nhất, bông hoa của riêng cậu. Đã đến lúc cậu cần phải trở về, trở về để bảo vệ và yêu thương đóa hồng. Và trong suốt hành trình cuộc đời, người ta cũng thường đi rất xa mới có thể nhận ra rằng những điều quý giá, thiêng liêng đều ở rất gần mình.

Qua cuộc trò chuyện với con Cáo, Chàng hoàng tử bé, và cả chính người đọc đều được học một bài học giá trị về tình yêu đích thực. Tình yêu ấy không thể bị vẻ ngoài xinh đẹp của các sự vật khác chi phối, không thể vì thời gian trôi nhanh hay không gian chia cách mà mờ nhạt. Chính những rung cảm ban đầu, những quan tâm lo lắng đã làm cho hai tâm hồn luôn hướng về nhau, luôn trông đợi sự hội ngộ, và những cảm xúc ấy sẽ mãi luôn khiến ta nhớ về nhau.

Triết lý nhân sinh từ những cuộc phiêu lưu qua các hành tinh
Hành trình đi qua 6 hành tinh của Hoàng tử bé là một chuyến hành trình mang tính biểu tượng. Chuyến hành trình ấy không phải là một chuyến tham quan mà là một chuyến đi của sự trải nghiệm. Đi qua 6 hành tinh, hoàng tử bé đã gặp những loại người khác nhau, những loại người ấy, ta có tên gọi chung là “người lớn”.

“Người lớn thật kỳ cục!”, Hoàng tử bé đã thốt lên như thế, nói như thế không phải có ý rằng người lớn thật kỳ quặc, khác người, câu nói của hoàng tử bé có giá trị như một lời tuyên ngôn, cho thấy mối quan hệ mâu thuẫn, xung đột giữa cái thuần khiết, đầy mộng mơ của trẻ con và cái thực dụng, quá đỗi khô khan của người lớn. Dựa trên kết luận này, ta có thể suy ra, 6 hành tinh mà hoàng tử bé đi qua đại diện cho một hoặc những phần tính cách của con người.

Hành tinh của nhà vua toàn năng
Hành tinh đầu tiên mà hoàng tử bé đến thăm là hành tinh của một vị vua, chỉ có mỗi một nhà vua mặc áo đỏ tía đính long thú, ngồi trên một cái ngai vàng rất đỗi uy nghi mà thôi. Và bới vì chỉ có một mình Ngài, nhà vua không có một thần dân nào cả. Tuy nhiên, khi hoàng tử bé xuất hiện, người đã reo lên: “Ồ! Đây là một thần dân!” trong khi hoàng tử bé tự hỏi: “Làm sao ông ta nhận ra được mình khi mà chưa gặp mình bao giờ nhỉ?”.

Ta có thể đặt ra câu hỏi: Vì sao trên một hành tinh chẳng có thần dân lại có một vị vua? Tại sao lại là một vị vua chứ không phải một thường dân? Vì sao hoàng tử bé lại được nhà vua xem là một thần dân của ngài?

Và nhà vua uy nghi ấy đã có một lý lẽ để giải thích cho câu hỏi trên: đối với mọi bậc đế vương, tất cả mọi người đều là thần dân cả.

Thông qua câu chuyện, ta có thể nhận ra những chi tiết sau: hành tinh của nhà vua rất nhỏ(vì nó đã bị cái áo choàng lộng lẫy của ngài choán hết chỗ); Ngài là một nhà vua chuyên quyền, muốn mọi người phục tùng mình, hoặc “có vẻ” phục tùng mình(ngài liên tục ra lệnh cho hoàng tử bé ngay cả những chuyện nhỏ nhặt nhất, cốt sao thể hiện được rằng “thần dân” của ngài nghe lời ngài nhất nhất: “ta ra lệnh cho ngươi ngáp, ta ra lệnh cho ngươi ngừng ngáp, ta ra lệnh cho ngươi lúc ngáp lúc không ngáp…); Ngài biết rằng, “quyền lực thì phải dựa trên lẽ phải” nhưng chính ngài cũng đã lien tiếp đưa ra những mệnh lệnh kỳ quặc, không hợp với lẽ phải chút nào.

Đi vào chi tiết, ta có thể nhận ra thông qua đoạn đối thoại rằng nhà vua tuy không xấu xa nhưng lại nhu nhược và cô đơn, ngài biết “quyền lực thì phải dựa trên lẽ phải”, nhưng ngài không thấu hiểu cái thuộc sở hữu và cách trị vì nó: Ngài cho rằng mình trị vì “trên tất cả” với những hành tinh và cả những vì sao nhưng rõ ràng là ngài không thể ra lệnh cho mặt trời lặn. Vậy, làm sao ngài có thể trị vì một cái gì đó nếu ngài không thể điều khiển chúng, ra lệnh cho chúng?

Rõ ràng là nhà vua biết rằng mình không thể trị vì tất cả: ngài ngập ngừng khi hoàng tử bé xin ngài được xem cảnh mặt trời lặn, nhưng niềm kiêu hãnh của một nhà vua không cho phép ngài nói thế: “nhưng ta phải chờ đủ điều kiện”.

Triết lý được đưa ra ở đây là: Chỉ có bản thân chúng ta mới có thể nhìn thấu chúng ta nhất, nhưng niềm kiêu hãnh đã đẩy lùi sự thấu hiểu ấy đi, biến chúng ta thành những kẻ bối rối trước những điều chúng ta có thể và không thể, cái chúng ta sở hữu và không sở hữu, cái chúng ta có thể chi phối và cái chúng ta không thể chi phối. Con người thà tự xây dựng “thành trì” của mình, “vương quốc” của mình và co mình trong đó, còn hơn chấp nhận sự bất lực trước thế giới bên ngoài.

Hành tinh của kẻ khoác lác
Tinh cầu thứ hai là của một gã khoác lác, đối với kẻ khoác lác, những người còn lại đều ngưỡng mộ mình. Gã bảo hoàng tử bé “vỗ tay này vào tay kia” để hắn cúi chào. Gã rõ ràng không có gì đáng tự hào, và gã biết chắc điều đó(gã không khoe khoang về những điều gã có, gã chỉ bảo hoàng tử bé vỗ tay như ra lệnh). Gã chuẩn bị sẵn một cái mũ để cúi chào nhưng cũng nhận ra chẳng có ai ngang qua đây để mà tung hô gã. Rồi gã tự nhận rằng hoàng tử bé khâm phục gã biết bao và tự định nghĩa sự khâm phục ấy.

Tóm lại, hình tượng gã khoác lác trên hành tinh này đại diện cho loại người tự huyễn hoặc mình vào ảo tưởng của riêng họ, co mình vào ảo tưởng ấy và từ chối tiếp nhận những tác động từ bên ngoài: “những kẻ khoác lác chỉ nghe thấy lời khen ngợi mà thôi”, “dẫu sao hãy cứ khâm phục ta”.

Hành tinh của kẻ say rượu
Hành tinh thứ ba hoàng tử bé ghé thăm là hành tinh của một kẻ say rượu, và hắn trong rất buồn, khi hoàng tử bé hỏi vì sao, hắn bào rằng bới vì hắn say xỉn quá, và điều đó khiến hắn buồn, vậy nên hắn lại say xìn. Đây là một kiểu biện hộ chối quanh, rõ rằng hắn không buồn vì hắn say, cái làm cho hắn uống đến say mèm là vì ham muốn, hắn muốn thế.

Có thể nói, kẻ say rượu là đại diện cho phần tính cách ham muốn, những thói hư tất xấu của con người, phần tính cách sa ngã của con người, hắn biết say xín là xấu, nhưng hắn vẫn tiếp tục say xỉn, cũng như những thói hư tật xấu rõ rang là phải sửa nhưng người ta vẫn cứ lần lữa chối quanh.

Triết lý được đưa ra ở hành tinh này là: Những thói hư tật xấu của con người không đến từ những lý do khách quan bên ngoài mà phần lớn đến từ ham muốn, thói buông thả từ chính bên trong con người.

Sự ra đi của hoàng tử bé chính là sự không thỏa hiệp giữa cái thuần khiết với những phần tính cách xấu xa.

Điểm chung của các nhân vật hoàng tử bé đã gặp là họ đều biết vấn đề của chính mình, nhưng họ từ chối đối mặt với nó. Đối với hoàng tử bé, như thế thật nhàm chán và kỳ quặc.

Triết lý rút ra: Biết được điểm yếu của mình chỉ mới là một phần trong việc hoàn thiện bản thân, phải thẳng thắn nhìn nhận và sửa đổi nó mới là cách đúng đắn nhất.

Hành tinh của một nhà buôn
Hành tinh thứ tư có một nhà buôn chỉ suốt ngày lẩm nhẩm đếm mọi thứ mà không quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Công việc quan trọng nhất và có vẻ đã chiếm hết thời gian của ông ta là đếm những vì sao. Ông có những triết lý và nguyên tắc của riêng mình, ông co mình trong thế giới riêng, tin rằng điều mình làm là đúng đắn và không tiếp nhận những cách suy nghĩ nào khác từ bên ngoài. Đối với hoàng tử bé, đây là một cách sống quá đỗi nhàm chán và kỳ lạ.

Cuộc đối thoại giữa nhà buôn và hoàng tử bé đưa đến cho chúng ta triết lý về cái vô hình và cái hữu hình, hay nói cách khác là cái có thể sở hữu và cái không thể sở hữu. Song song đó, một triết lý khác cũng được đưa ra dựa trên quan niệm về cái sở hữu.

Nói rõ hơn, cuộc đối thoại cho chúng ta thấy triết lý về sự khác biệt trong quan niệm về cái sở hữu đưa đến sự khác biệt trong quan niệm về cái có thể sở hữu và cái không thể sở hữu.

Đối với nhà buôn, ông cho rằng những vì sao thuộc về mình: “thế thì chúng thuộc về ta,…” – với lý giải: “bởi vì ta là người đầu tiên tính đến chuyện đó.”. Nhưng đối với hoàng tử bé, ta có thể tuyên bố rằng ta sở hữu một cái gì đó chỉ là khi ta mang đến lợi ích nào đó cho vật sở hữu ấy trong quá trình ta sở hữu nó: “tôi sở hữu một bông hoa mà ngày nào tôi cũng tưới. Tôi sở hữu ba ngọn núi lửa ma ngày nào tôi cũng nạo vét…Mấy ngọn núi lửa của tôi được lợi và bông hoa của tôi được lợi, chính là nhờ có tôi sở hữu chúng. Nhưng ông thì chẳng có lợi gì cho các vì sao…”.

Trong cuộc sống, con người luôn bị chi phối bởi thế giới vật chất xung quanh trong các mối quan hệ phức tạp giữa người và người, giữa người và vạn vật với nhau trong vũ trụ. Các mối quan hệ ấy chính là biểu hiện của những suy tư, những ước muốn về cuộc sống mà qua đó con người tự tìm hạnh phúc riêng cho mình. Qua cuộc đối thoại giữa một ông nhà buôn và hoàng tử bé, ta thấy được hình ảnh ông nhà buôn đại diện cho lòng tham, không có trí tuệ của con người bởi ông nhà buôn chỉ biết sở hữu các vì sao bằng cách “viết trên một mảnh giấy số lượng các vì sao, sau đó cất tờ giấy vào trong một ngăn kéo rồi khóa lại bằng chìa” mà chẳng tạo ra được giá trị thực tiễn nào từ ước muốn sở hữu các vì sao của mình cả. Không những thế ông còn phá vỡ mối quan hệ giữa ông và vạn vật vũ trụ, chỉ vì lòng tham muốn đếm được hết các vì sao “để giàu có, để mua những sao khác”, ông “mua” trên cái thấy hữu hạn của mình, cái số lượng mà ông đếm được, dường như ông xem chúng chỉ có giá trị bằng số lượng; và dù ông không thể nắm bắt được nó, không thể biết được bản chất thật của nó, không sử dụng được nó nhưng ông vẫn cho nó là của mình, là thuộc về mình. Đây là bản chất thực mà ông không nhìn thấy được nó.

Còn hoàng tử bé đại diện cho sự thật về cái được xem là vật sở hữu, là chủ nhân của sự sở hữu trong đời sống của con người. Hoàng tử bé đã nhìn những sự vật hiện hữu trên cuộc đời bằng chính trái tim trong sáng, thuần khiết của cậu để rồi cho chúng ta thấy được chúng hiện hữu trên cuộc đời với chính bản chất giá trị của chúng chẳng hạn như “nếu tôi sở hữu một cái khăn, tôi có thể quàng quanh cổ và mang nó theo. Và nếu tôi sở hữu một bông hoa, tôi có thể hái bông hoa và mang nó đi” hay “tôi sở hữu một hoa mà ngày nào tôi cũng tưới…”.

Hành tinh của người thắp đèn
Người thắp đèn dù thực hiện một công việc rất đỗi bình thường là thắp sáng cây đèn đường, thế nhưng khi thực hiện công việc ấy thì người thắp đèn lại làm với một tinh thần hết sức trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh thời gian nghỉ ngơi của mình chỉ để vì hoàn thành công việc quen thuộc mà không chút phiền muộn. Còn hoàng tử bé khi đi qua hành tinh nào cũng có những cuộc đối thoại thú vị mà qua đó hiện thực cuộc sống được hiện lên ngày một rõ nét hơn.

Bạn có nghe đến một loại người trong xã hội được các nhân vật các trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung nhắc đến không? Đó là hạng người “hữu dũng vô mưu”. “Hữu dũng vô mưu” được nói để chỉ cho một hạng người chỉ biết dùng sức lực của mình một cách vô điều kiện mà không biết suy lường thiệt hơn khi sử dụng chúng. Và với người thắp đèn trong hành tinh “hết sức lạ lẫm”này, có thể nói ông là hình ảnh đại diện cho một kiểu người như thế trong xã hội hiện đại. Bởi lẽ, tuy ông làm việc hết lòng, không mưu toan, tính toán thiệt hơn, quên mình hoàn thành tốt công việc của mình nhưng ông lại không biết sắp xếp công việc, thời gian, sức lực của mình một cách hợp lý. Ông không lên kế hoạch cho công việc, chỉ biết chấp nhận “mệnh lệnh” một cách vô điều kiện. Điều này được thể hiện rõ khi hoàng tử bé vạch cho ông một kế hoạch thật cụ thể giúp ông có thời gian để nghỉ ngơi nhưng ông lại từ chối và nói lên ước muốn của mình “đời tôi chỉ muốn ngủ thôi”. Rõ ràng rằng trong sâu thẳm trái tim ông, ông chỉ muốn được ngủ nhưng vì chấp vào cái được gọi là “mệnh lệnh” mà ông bất chấp mọi thứ, kể cả bản thân, vùi mình vào công việc, dù rằng phải công nhận một điều là “có ông ấy mới không lố bịch. Điều đó hẳn là bởi ông ấy lo nghĩ cho một điều gì khác ngoài bản thân mình” như hoàng tử bé đã nghĩ về ông.

Hành tinh của người nhà địa lý
Trên hành tinh này, có một ông già tự xưng mình là một nhà địa lý nhưng ông chẳng biết được những biển, núi, các thành phố, sông ngòi và sa mạc đâu cả bởi vì ông không phải là nhà thám hiểm. Ông quan niệm rằng “nhà địa lý là người quan trọng nên không đi rong làm gì”. Ông chỉ làm mỗi một việc đón tiếp các nhà thám hiểm, hỏi han bọn họ rồi ghi chép lại theo lời họ kể mà ông cho là hợp lý và đó là khám phá mới.

Câu chuyện giữa nhà địa lý và hoàng tử bé không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa người lớn và trẻ con mà đó còn là biểu tượng cho những mối quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội; giữa những người nắm trong tay quyền lực, địa vị xã hội và những người lao động bình thường. Bởi lẽ mối quan hệ ấy còn được thông qua những mối quan hệ trung gian, không trực tiếp làm việc với nhau, không trực tiếp thị sát dân tình cho nên những việc bất đồng thường xảy ra không phải là chuyện lạ như cách mà nhà địa lý đã làm đối với việc nghiên cứu của mình.

Khi nhà địa lý yêu cầu hoàng tử bé kể về hành tinh của mình để ghi chép, thì hoàng tử bảo rằng nó rất bé, chỉ có ba núi lửa và một bông hoa. Tuy nhiên, nhà địa lý lại không muốn ghi chép về bông hoa, bởi nó là thứ phù du. Ông lý giải điều này rằng “núi lửa tắt hay phun lại với chúng ta đều như nhau cả. Điều quan trọng với chúng ta là bản thân quả núi kia”, tức là ông chỉ muốn ghi chép những gì có tính chất vĩnh cửu, ít thay đổi, và chẳng bao giờ lỗi thời. Với ông điều này mới làm nên giá trị nghiên cứu của một nhà địa lý.

Bông hoa của hoàng tử bé dù rất mong manh, nhưng tự thân nó được bảo bọc bởi bốn cái gai để tự vệ. Đó chính là bản lĩnh sống tự bảo vệ mình để tồn tại ngay trong cái phù du của chính cuộc đời nó. Điều này cho ta thấy rằng một sự vật tuy nhỏ bé nhưng luôn biết cách tự giữ gìn những giá trị của nó để sống hòa nhập với cuộc đời.
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Fri Oct 15, 2021 5:36 pm

Triết lý về sự lãnh đạo tập thể

Đây là hành tinh đầu tiên mà hoàng tử bé đến thăm, trên hành tinh này, chỉ có mỗi một nhà vua mặc áo đỏ tía đính long thú, ngồi trên một cái ngai vàng rất đỗi uy nghi. Nhà vua không có thần dân nhưng khi hoàng tử bé xuất hiện, người đã reo lên: “Ồ! Đây là một thần dân!” trong khi hoàng tử bé tự hỏi: “Làm sao ông ta nhận ra được mình khi mà chưa gặp mình bao giờ nhỉ?”.

Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vì sao trên một hành tinh chẳng có thần dân lại có một vị vua? Vì sao hoàng tử bé lại được nhà vua xem là một thần dân của ngài?(Câu hỏi mà, đã được lý giải rằng: đối với các bậc đề vương, tất cả mọi người đều là thần dân).

Thông qua câu chuyện, ta có thể nhận ra những chi tiết sau: hành tinh của nhà vua rất nhỏ(vì nó đã bị cái áo choàng lộng lẫy của ngài choán hết chỗ); Ngài là một nhà vua chuyên quyền, muốn mọi người phục tùng mình, hoặc “có vẻ” phục tùng mình(ngài liên tục ra lệnh cho hoàng tử bé ngay cả những chuyện nhỏ nhặt nhất, cốt sao thể hiện được rằng “thần dân” của ngài nghe lời ngài nhất nhất: “ta ra lệnh cho ngươi ngáp, ta ra lệnh cho ngươi ngừng ngáp, ta ra lệnh cho ngươi lúc ngáp lúc không ngáp…”, nhưng đồng thời ngài cũng là một nhà vua tốt bụng và thấu hiểu: “Quyền lực thì phải dựa trên lẽ phải.”

Đi vào chi tiết, ta có thể nhận ra thông qua đoạn đối thoại rằng nhà vua tuy tốt bụng nhưng cũng nhu nhược và cô đơn, ngài biết “quyền lực thì phải dựa trên lẽ phải”, nhưng ngài không thấu hiểu cái thuộc sở hữu và cách trị vì nó: Ngài cho rằng mình trị vì “trên tất cả” với những hành tinh và cả những vì sao nhưng rõ ràng là ngài không thể ra lệnh cho mặt trời lặn. Vậy, làm sao ngài có thể trị vì một cái gì đó nếu ngài không thể điều khiển chúng, ra lệnh cho chúng?

Rõ ràng là nhà vua biết rằng mình không thể trị vì tất cả: ngài ngập ngừng khi hoàng tử bé xin ngài được xem cảnh mặt trời lặn, nhưng niềm kiêu hãnh của một nhà vua không cho phép ngài nói thế: “nhưng ta phải chờ đủ điều kiện”.

Hành tinh của kẻ khoác lác và triết lý về sự khiêm tốn
Tinh cầu thứ hai là của một gã khoác lác, đối với kẻ khoác lác, những người còn lại đều ngưỡng mộ mình. Gã bảo hoàng tử bé “vỗ tay này vào tay kia” để hắn cúi chào. Gã rõ ràng không có gì đáng tự hào, và gã biết chắc điều đó(gã không khoe khoang về những điều gã có, gã chỉ bảo hoàng tử bé vỗ tay như ra lệnh). Gã chuẩn bị sẵn một cái mũ để cúi chào nhưng cũng nhận ra chẳng có ai ngang qua đây để mà tung hô gã. Rồi gã tự nhận rằng hoàng tử bé khâm phục gã biết bao và tự định nghĩa sự khâm phục ấy.

Tóm lại, hình tượng gã khoác lác trên hành tinh này đại diện cho loại người tự huyễn hoặc mình vào áo tưởng của riêng họ, co mình vào ảo tưởng ấy và từ chối tiếp nhận những tác động từ bên ngoài: “những kẻ khoác lác chỉ nghe thấy lời khen ngợi mà thôi”, “dẫu sao hãy cứ khâm phục ta”.

Nếu không học được sự khiêm tốn, con người sẽ mãi mãi cô đơn.

Triết lý về sự sa ngã của con người
Hành tinh tiếp theo có một tay bợm nhậu. Đây là một chuyến viếng thăm rất ngắn, tay bợm nhậu rõ rang trông rất buồn nhưng không ngừng biện hộ cho lý do vì sao mình lại nhậu(một kiểu biện hộ lòng vòng không có hồi kết: Vì buồn, muốn quên nên nhậu , nhậu xong lại buồn…).

Có thể, tay bợm nhậu đại diện cho phần tính cách sa ngã của con người, phần tính cách biết rõ nó sai trái nhưng không ngừng biện hộ cho sự tồn tại của chính nó.

Sự ra đi của hoàng tử bé chính là sự không thỏa hiệp giữa cái thuần khiết với những phần tính cách không lương thiện. Điểm chung của các nhân vật hoàng tử bé đã gặp là họ đều biết vấn đề của chính mình, nhưng họ từ chối đối mặt với nó. Đối với hoàng tử bé, như thế thật nhàm chán và kỳ quặc.

Triết lý rút ra ở đây chính là: Biết được điểm yếu của mình chỉ mới là một phần trong việc hoàn thiện bản thân, phải thẳng thắn nhìn nhận và sửa đổi nó mới là cách đúng đắn nhất.

Cuộc phiêu lưu của hoàng tử bé cũng chính là cuộc phiêu lưu trên đường đời của mỗi con người chúng ta. Đó là cuộc phiêu lưu đi tìm cái mới, đi tìm cái chân của hạnh phúc con người. Hoàng tử bé chính là đại diện trong sáng nhất, của cái chân thật nhất trong bản thân mỗi con người.

Trong chuyến phiêu lưu của hoàng tử bé, mỗi hành tinh mà cậu đi qua đều được hiện lên như một cá thể riêng biệt với những cá tính khác nhau. Và mỗi hành tinh ấy cùng tồn tại trong thế giới vũ trụ bao la rộng lớn như những con người cá nhân cùng chung sống trong một cộng đồng, có sự tương tác lẫn nhau tạo nên nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp đa chiều. Những cuộc đối thoại của những con người sống trên các hành tinh đó với hoàng tử bé càng bộc lộ rõ nét hơn những mối quan hệ, cũng như cách nhìn giữa những con người với nhau và giữa con người với vạn vật xung quanh.

Triết lý về tính hai mặt của một vấn đề
Hai mặt của một vấn đề là hình ảnh từ hai góc nhìn đối lập của cùng vấn đề đó. Vì con người tiếp nhận thông tin từ thế giới khách quan bằng nhiều phương thức khác nhau nên không có cách tiếp cận nào mang lại cho con người thông tin toàn diện về một vấn đề. Nhưng tiếp cận vấn đề ở càng nhiều góc độ và khía cạnh thì thông tin thu được càng toàn diện hơn.

Cuộc đối thoại giữa một ông nhà buôn và hoàng tử bé đã cho ta rõ tính chất của một vấn đề từ hai cách góc nhìn đối lập. Sự đối lập lớn nhất ở đây chính là cách nhìn của hạng người có trí tuệ và hạng người tham lam, không có trí tuệ. Và vấn đề được bàn đến ở đây đó là vấn đề về sự sở hữu. Ông lái buôn là hình ảnh đại diện cho một kiểu người lớn trong xã hội hiện đại. Với ông sự sở hữu được định nghĩa khi ông nói với hoàng tử bé về các vì sao: “thế thì chúng thuộc về ta, bởi vì ta là người đầu tiên tính đến chuyện đó” tức là ông đã sở hữu các vì sao bằng cách “viết trên một mảnh giấy số lượng các vì sao, sau đó cất tờ giấy vào trong một ngăn kéo rồi khóa lại bằng chìa”. Và chỉ có vậy là đủ với ông nhà buôn.

Nhưng với hoàng tử bé thì không phải vậy. Cậu cho rằng “tôi sở hữu một bông hoa mà ngày nào tôi cũng tưới. Tôi sở hữu ba ngọn núi lửa mà ngày nào tôi cũng nạo vét… Mấy ngọn núi lửa của tôi được lợi và bông hoa của tôi được lợi, chính là nhờ có tôi sở hữu chúng. Nhưng ông thì chẳng có lợi gì cho các vì sao…”.

Ở đây cách nhìn về vấn đề sở hữu của ông nhà buôn được xuất phát từ lòng ham muốn các vì sao là của mình dù rằng ông không thể nắm bắt được nó, không thể biết được bản chất thật của nó, không sử dụng được nó nhưng ông vẫn cho nó là của mình, là thuộc về mình và ông chẳng tạo ra được giá trị thực tiễn nào từ ước muốn sở hữu các vì sao của mình cả. Còn hoàng tử bé đã nhìn những sự vật hiện hữu trên cuộc đời bằng chính trái tim trong sáng, thuần khiết của cậu, có thể dùng tình yêu thương để bao dung, che chở cho vạn vật (điển hình là bông hoa, con cáo), nhưng vẫn có đủ lý trí để xét đoán sự tốt, xấu, thiện ác, từ đó cho chúng ta thấy được vạn vật được hiện hữu trên cuộc đời với chính bản chất giá trị của chúng chẳng hạn như “nếu tôi sở hữu một cái khăn, tôi có thể quàng quanh cổ và mang nó theo. Và nếu tôi sở hữu một bông hoa, tôi có thể hái bông hoa và mang nó đi” hay “tôi sở hữu một hoa mà ngày nào tôi cũng tưới…”.

Mỗi sự vật, hiện tượng có mặt trong cuộc sống này đều mang theo đặc tính hai mặt của nó, không thể tách rời. Bản thân mỗi câu chuyện, mỗi sự kiện được diễn ra trong chuyến phiêu lưu của hoàng tử bé đều mang đặc tính này bên cạnh những giá trị tinh thần mang đậm màu sắc cuộc sống.

Triết lý về bản chất con người
Con người hiền thiện

Con người hiền thiện, một tánh chất rất đẹp có trong mỗi con người chúng ta. Ai cũng có tánh chất ấy nhưng điều quan trọng là phải biết cách khai thác chúng khiến cho chúng phát triển một cách toàn diện, đẩy lùi con người độc ác luôn ẩn náu trong con người chúng ta. Đây cũng chính là mặt phải của vấn đề con người.

Cuộc phiêu lưu của hoàng tử bé qua các tiểu hành tinh đã cho ta thấy được bản chất ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của trẻ con từ cách nhìn, cách đánh giá về những sự vật mà cậu nhìn thấy được. Như khi gặp con rắn trên sa mạc, cậu đã nhìn nó với vẻ hết sức đáng yêu “nó mỏng manh hệt một ngón tay”.

Đó là cái nhìn của trẻ con, còn người lớn thì sao? Ví dụ cho một người lớn là ông vua ở hành tinh chỉ có mình ông. Đối với ông “mọi người ai cũng là thần dân”, ông thích được tôn trọng bởi lẽ “tự hào ghê gớm bởi rốt cuộc đã làm vua của một ai đấy”. Ông ra lệnh cho hoàng tử bé thế này thế kia cũng chỉ để thể hiện quyền uy của mình nhưng ông lại cho rằng “cần phải yêu cầu người ta làm cái điều mà người ta có thể thực hiện được. Quyền lực trước tiên dựa vào lẽ phải”. Tư tưởng này của ông chính là được xuất phát từ trái tim nhân hậu, tấm lòng thương yêu đối với thần dân của mình, luôn muốn mọi người đều lợi ích từ mệnh lệnh của mình như hoàng tử bé đã nói về ông “ông ta rất tốt bụng nên ông ta chỉ ban ra những mệnh lệnh hợp lý”. Trong cuộc đối thoại, ông vua đã chứng minh cho tư tưởng của mình khi hỏi hoàng tử bé “nếu như trẫm hạ lệnh cho một vị tướng biến thành một con chim biển, và nếu vị tướng kia bất tuân thượng lệnh, thì đấy không phải là lỗi của vị tướng kia. Đấy là lỗi của trẫm…” . Xuất phát từ bản chất lương thiện này, ông đã sở hữu cho mình một trái tim biết yêu thương, biết lắng nghe ước muốn của người khác. Rồi hoàng tử bé hỏi “ngài trị vì cái gì ạ” và ông đã trả lời là “tất cả” …với một vẻ hồn nhiên tuyệt diệu” là hành tinh của ông, những hành tinh khác cùng các vì sao. Vì sao ông lại nói như vậy? Bởi vì chính sự hiền thiện mang trong trái tim nhân hậu của mình mà ông vua có thể cai trị được “tất cả”. Cũng vậy, nếu trái tim của chúng ta biết yêu thương, đánh thức bản chất hiền thiện trong con người, thì lúc ấy thế giới sẽ thuộc về ta. Bởi vạn vật có mặt trên cuộc đời này đều có bản chất hiền thiện.

Cái bản chất ấy còn được ẩn dấu đằng sau con người bé nhỏ nhưng thật ra chẳng nhỏ chút nào. Hình ảnh hoàng tử bé không chỉ là đại diện cho tiếng nói trẻ thơ, mà đó còn là hình ảnh đại diện cho mẫu người dân bình thường, hiền lành, chất phác, trong xã hội. Là con người bình dị nhất với cái nhìn trí tuệ sáng suốt biết cách sống, biết nhìn sự vật với đúng bản chất của nó, biết dung hòa các mối quan hệ xã hội. dùng đạo đức của mình mà sống, mà thuần hóa được cái ác như thuần hóa con cáo vậy. Vì thế, khi đi đến bất cứ hành tinh nào, hoàng tử bé cũng dùng “con người hiền thiện của mình” để tham quan và cảm nhận về vạn vật và cuộc sống của chúng.

Nếu không có cái nhìn sáng suốt, hoàng tử bé sẽ không nhận ra được bản chất của sự sở hữu khi gặp ông nhà buôn. Hay tự nhìn lại chính mình khi gặp một khu vườn đầy hoa hồng…

Con người độc ác

Ngay khi vừa đặt chân lên hành tinh trái đất, hoàng tử bé đã gặp ngay con rắn vàng giữa vùng sa mạc rộng lớn. Rắn “có thể đưa cậu đi xa hơn bất cứ con tàu nào”. Rắn chính là loài động vật tượng trưng cho sự độc ác của con người. Là kiểu người thâm độc luôn nuôi dưỡng ý tưởng hại người và sẵn sàng hại bất cứ ai nếu rắn ta muốn. Chính sự thâm độc ấy có thể đưa con người chúng ta rơi vào sầu khổ, làm chúng ta đau đớn bởi cái chất kịch độc của nó, nguy hiểm hơn là dẫn đến cái chết thật thương tâm. Lúc ấy, ta đã thật sự rời xa bến bờ của hạnh phúc.

Con người tham lam, thích thỏa mãn cái tôi

Ước mơ chính biểu hiện của lòng tham, của cái tôi cá nhân. Có ước mơ vì lợi ích cộng đồng, có ước mơ chỉ để phục vụ cho cái tôi, và biến nước mơ đó thành những ham muốn dần dà nó phát triển thêm ở đẳng cấp cao hơn đó chính là lòng tham. Lòng tham có thể đưa con người chúng ta đi xa hơn với hạnh phúc và gần hơn với khổ đau, một chuyến đi đầy mưu toan, danh lợi trong cuộc đời.

Cuộc gặp gỡ với một người bẻ ghi, hoàng tử bé lại biết thêm được những chuyến đi của con người trong cuộc đời. Đó là những chuyến đi vô định, đi như thể mà để đi. Ấy là chuyến đi cho những cuộc tìm kiếm, tìm kiếm một thứ gì đó có thể lấp đầy khoảng trống trong lòng người ta: hạnh phúc, khổ đau, hay những dục vọng đời thường… Sự xuất hiện của ba “đoàn tàu nhanh sáng trưng” đã cho ta thấy được chúng là hình ảnh tượng trưng cho sự xuôi ngược của con người với tốc độ chóng mặt khi họ sống trên cuộc đời. Và “người ta chẳng bao giờ hài lòng tại nơi mình ở”, điều này có nghĩa là sự ham muốn của con người thì không bao giờ cùng tận, chúng là nỗi niềm cuộc sống luôn đeo bám, ghì chặt tâm hồn con người cùng với cái thấy biết sự vật với cách nhìn rất đỗi “phong ba” mà con người tự tạo cho mình “cái chẳng bao giờ hài lòng”. Vì thế mà con người tự tạo cho mình những sợi dây ràng buộc vô điều kiện. Trong khi ấy, “chỉ có lũ trẻ con mới biết chúng tìm kiếm điều gì”. Vì sao lại như vậy? Điều này chẳng có gì là lạ. Bởi trẻ con luôn nhìn cuộc đời với ánh mắt chân thật nhất, ngây thơ nhất, hồn nhiên nhất, hoàn toàn không có chút toan tính, suy tư về những gì chúng nhìn thấy, chúng ước muốn cả. Cái nhìn sự vật như thể sự vật luôn được hiện ra như là nó vốn có. Cho nên lũ trẻ con luôn bằng lòng với thực tại cuộc sống của chúng.

Thế giới người lớn và trẻ con thật khác biệt, khoảng cách ấy khá xa và cũng rất gần. Điều quan trọng là thái độ, cách nhìn nhận của họ đối với cuộc sống như thế nào. Nhưng vì bị ngoại cảnh chi phối, áp lực công việc… khiến con người dần trở thành nô lệ cho lòng ham muốn của mình, chạy theo để rồi mang lại cho chính mình những căng thẳng và mệt mỏi.

Con người thời hiện đại có khuynh hướng nâng cao nhu cầu về đời sống vật chất, tìm tòi, khám phá những phát minh mới nhằm đáp ứng cho cái tôi cá nhân.

Cuộc đối thoại giữa hoàng tử bé và ông lái buôn chuyên bán những viên thuốc là một bài học nhận thức về một dạng khác về cách mà con người trong xã hội hiện đại thỏa mãn ham muốn vật chất của mình. Họ dùng công nghệ hiện đại để làm tiết kiệm thời gian uống nước trong một tuần với năm mươi ba phút. Nhưng thời gian năm mươi ba phút đối với nhu cầu sử dụng của con người thì chẳng đáng là bao. Họ sử dụng khoảng thời gian ít ỏi đó chưa chắc đã đáp ứng được nhu cầu cá nhân và lòng tham muốn giải quyết mọi công việc cùng các mối quan hệ trong xã hội. Thế nên “hoàng tử bé tự nhủ, nếu tôi có năm mươi ba phút để tùy ý sử dụng, tôi sẽ thong thả đi tới một vòi nước…”. Cách sử dụng quỹ thời gian này của hoàng tử bé thật thiết thực, biết tận hưởng sự thanh thản, nhẹ nhàng cho bản thân thay vì chọn cho mình phương thức tiết kiệm thời gian như ông lái buôn và những người lớn khác.

Khi muốn thỏa mãn cái tôi, phải xem cái tôi đó nằm trên bình diện nào của cuộc sống, cho dù sự thỏa mãn đó có mang lợi ích nhất định cho cộng đồng như ông lái buôn nhưng nó sẻ làm cho chúng ta dần rơi vào trạng thái lãng quên các giá trị đích thực cho cuộc sống. Hành động của cậu bé hoàng tử gợi cho ta giá trị đích thực ấy đó là sự thong thả, tận hưởng những món quà từ cuộc sống (ở đây là nguồn nước) một cách an nhiên, tự tại, không cần phải kiềm nén, tiết chế dòng cảm xúc để tiết kiệm thời gian một cách không cần thiết như thế.

Lại nữa, lại một cách nữa để thỏa mãn cái tôi của con người – cách tiếp nhận lời khen. Ở hành tinh của một ông hợm hĩnh “chẳng bao giờ nghe gì khác ngoài lời khen”, rồi yêu cầu hoàng tử bé “hãy làm vừa lòng ta. Dẫu sao cứ hâm mộ ta đi”. Một cách thật cụ thể để thỏa mãn cái tôi cá nhân của con người. Ông hợm hĩnh là một người lớn điển hình trong vô số người lớn “kì lạ” dưới ánh nhìn của trẻ con.

Con người cố chấp

Cố chấp – một cách phản ứng với mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống. Đó là một trạng thái của tư tưởng con người trước sự đúng và sai của sự vật. Khi con người cố chấp một vấn đề nào đó, dù tính chất sự việc có đúng hay sai, họ không cần quan tâm mà chỉ nhất nhất hành động theo cái suy nghĩ của mình, cho nó là đúng, là phù hợp với hoàn cảnh diễn ra sự việc. Đây là một trạng thái chấp chặt tư tưởng, ép tư tưởng vào một khuôn khổ nhất định rồi từ đó đưa ra nhận định, đánh giá sự việc và hành động theo cách của mình. Một trong những tiểu hành tinh mà hoàng tử bé đi qua, có một hành tinh của một người thắp đèn và một cây cột đèn. Chính sự chấp chặt vào cái được xem là “mệnh lệnh” người thắp đèn lúc nào cũng bị gò bó trong công việc của mình, không thể nghỉ ngơi, không thể làm việc khác, tự ràng buộc mình nhất nhất theo cái được gọi là mệnh lệnh, ép cả cảm giác của mình về mọi sự vật, hiện tượng bên ngoài, khiến cho tâm tư của ông bất an. Bất an ở đây là sự mâu thuẫn giữa “mệnh lệnh” và mong muốn có được một giấc ngủ say nhưng không thể thực hiện dù rằng phải công nhận một điều là “có ông ấy mới không lố bịch. Điều đó hẳn là bởi ông ấy lo nghĩ cho một điều gì khác ngoài bản thân mình” như hoàng tử bé đã nghĩ về ông.

Đảm bảo tính hai mặt một vấn đề, sự cố chấp của người thắp đèn một mặt là gây ra sự bất an trong chính bản thân ông, nhưng mặt khác nó lại là động lực thúc đẩy ông cố gắng để hoàn thành công việc của mình. Một tinh thần trách nhiệm rất đáng được ca ngợi.

Mỗi đặc điểm trong bản chất con người chính là hình ảnh của cái thiện và cái ác. Cái thiện và cái ác tồn tại song song với nhau, đấu tranh quyết liệt với nhau để giành lấy địa vị độc tôn. Cuộc đấu tranh luôn được diễn ra từng ngày, từng giờ trong mỗi con người chúng ta.

Triết lý về sự vô thường của vạn vật
Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều bị cho phối bởi quy luật vô thường. Vô thường là không thường còn, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã.

Ví như con người có sinh ra lớn lên, rồi già và cuối cùng là chết đi, gọi là thân vô thường. Đối với hoàng tử bé, từ sự xuất hiện trải qua cuộc phiêu lưu qua các hành tinh cho đến sự ra đi của cậu ở cuối câu chuyện mang lại nhiều nỗi xót xa cho cả người phi công lẫn bạn đọc. Hay qua cái nhìn của một bông hoa “Một bông hoa ba cánh, một bông hoa tầm thường, lãng nhách” giữa sa mạc. Bông hoa thấy “có chừng sáu, bảy đứa cả thảy”. “Gió cuốn chúng đi suốt. Chúng chẳng có rễ và điều đó làm chúng đến khổ”.

Sự thấy của bông hoa về những sự vật hiện hữu thoáng có rồi không: con người, vạn vật vô thường, không thể tồn tại mãi mãi ở một khoảng thời gian nhất định nào đó. Sự vô thường đó được chi phối bởi quy luật thời gian. “Gió” là thời gian, gió cuốn đi mất cũng vì lẽ đó và theo thời gian con người cũng sẽ biến mất.

Hay trong cuộc sống, gió chính là phong ba bão tố của cuộc đời, những luồng gió ấy có tác động mạnh chi phối đời sống của con người, mang đến cho con người nhiều nỗi khổ niềm đau.

Nghệ thuật sống hạnh phúc
Hiểu và thương – tâm thế giao cảm với đời

Trong cuộc sống, con người có khuynh hướng chưa bằng lòng với thực tại của mình và luôn muốn đi tìm ở đâu đó hạnh phúc cho riêng mình, nhưng lại ít khi con người chịu lắng nghe trái tim mình muốn nói gì, xung quanh chúng ta muốn nói gì để chúng ta có thể hiểu cho thật sâu và thương cho thật nhiều. Có như vậy, một mặt chúng ta không tự gây đau khổ cho mình, mặt khác chúng ta có thêm cơ hội để giao cảm với đời.

Mối giao hảo giữa hoàng tử bé và con cáo là một điển hình. Cáo là hình ảnh đại diện cho sự gian xảo, ranh mãnh nhưng từ khi gặp được sự trong sáng, ngây thơ của hoàng tử bé thì Cáo ta lại cầu xin cậu bé “làm ơn…hãy thuần hóa tớ”. Hành động này chính là sự quay về với cái thiện, với cái chân thật. Bởi cáo cảm nhận được “cái giá của hạnh phúc” nếu nó được hoàng tử bé thuần hóa. Vì sao một loài cáo gian xảo như thế lại muốn được thuần hóa? Đó là vì một ước mơ hạnh phúc, một ước mơ có được một người bạn có thể thông hiểu, chia sẻ tình yêu thương cho nhau trong cuộc sống. Đây cũng là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn mang con người đến gần nhau hơn, và đến gần hơn với vạn vật vũ trụ. Hay nói cách khác, ước muốn được thuần hóa của cáo cũng là giây phút lắng đọng của tâm hồn con người, sự quay lại của cái bất thiện khiến cho chúng có thể hòa hợp được với cái thiện và trở thành bạn tốt của nhau.

Cuộc gặp gỡ của cáo và hoàng tử bé không chỉ đơn thuần là sự chuyển hóa của cái bất thiện trong tâm hồn của con người mà qua đó ta còn học được nhiều bài học có giá trị thiết thực:

“Người ta chỉ nhìn rõ bằng trái tim. Con người thường mù lòa trước những điều cốt tử”. Điều này có ý nghĩa như một sự đánh thức trái tim đang ngủ yên của con người cần được mở rộng để có thể chào đón vạn vật, làm cho mối quan hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật ngày càng trở nên thân thiết, gần gũi hơn. Lúc ấy, dù là con người hay vạn vật đều có thể cảm nhận được giá trị của hạnh phúc như cáo sau khi được thuần hóa vậy. Cũng như người có uống nước mới biết được mùi vị của nước như thế nào, hạnh phúc, chân lý phải được tự thân trải nghiệm mới có ý nghĩa.

“Chính thời gian mà cậu dành cho bông hồng của cậu mới khiến bông hồng của cậu quan trọng đến thế”. Đây chính là sự tác động của dòng ý thức con người lên vạn vật, khiến vạn vật trở nên có giá trị, và có vị trí nhất định trong lòng mỗi người.

Hiểu và thương một sự đánh thức trái tim đang ngủ yên của con người, trái tim ấy cần được mở rộng để có thể chào đón vạn vật, làm cho mối quan hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật ngày càng trở nên thân thiết, gần gũi hơn. Lúc ấy, dù là con người hay vạn vật đều có thể cảm nhận được giá trị của hạnh phúc như cáo sau khi được thuần hóa vậy.

Hay cả đến những ngọn núi cao, những chỏm đá nhọn hoắt. Khi trèo lên một ngọn núi cao, hoàng tử bé chỉ nhìn thấy những chỏm đá nhọn hoắt. Ở những nơi như thế, khi cậu bé nói vào không gian tức thì không gian sẽ đáp lại bằng những tiếng vọng lại từ chính những câu nói của hoàng tử bé. Và thế là, hoàng tử bé từ đó đã đưa ra một nhận định về con người: “Con người thì thiếu trí tưởng tượng. Họ chì biết lặp lại điều mà người ta vừa nói dứt lời”.

Những ngọn núi là hình ảnh tượng trưng cho con người với sức sống mạnh mẽ nhưng lại “khô khốc”, sống một đời sống thiếu tình cảm. Cuộc đối đáp giữa cậu và những ngọn núi như là cuộc sống của con người trước cuộc đời với cái kiểu hỏi sao trả lời vậy, hay có ai hỏi gì thì trả lời, không hỏi thì thôi như cậu hoàng tử bé nhận định về con người cũng như sự thụ động, thiếu tình cảm của con người đối với cuộc sống và vạn vật xung quanh vậy. Vì thế mà những con người ấy tự cô lập mình trước vẻ năng động, giàu tình yêu thương của cuộc sống như những ngọn núi thường được ở gần nhau tạo thành một không gian thiên nhiên rộng lớn riêng biệt, có ranh giới với đô thị, thành phố và con người.

Câu chuyện về tình yêu thương này vẫn được diễn ra khi hoàng tử bé đi qua một khu vườn hoa hồng “tất cả bọn đều giống bông hoa của cậu”. Vạn vật trong vũ trụ đều có bản chất giống nhau, chỉ khác rằng chúng được sống trong môi trường nào và được sử dụng như thế nào, lúc ấy giá trị tồn tại của chúng cũng sẽ khác nhau. Và điều đó rất khác biệt khi một bông hoa chỉ có duy nhất một mình nó trong vũ trụ hay nó được sống với cùng cả một vườn hoa. Bông hoa nhỏ của hoàng tử bé vì được sống trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cậu mà nàng hoa có tính tình khác hẳn những bông hoa trong vườn hoa kia “cô nàng sẽ ho rũ rượi và giả vờ sắp chết đến nơi để không bị quê” khi chứng kiến cảnh này. Cũng vậy, con người sống trên cuộc đời này đều có chung dòng máu đỏ, đều có hình hài giống nhau, nhưng họ chỉ khác nhau ở hoàn cảnh sống, cách giáo dục từ người thân trong gia đình… mà từ đó sẽ hình thành nên tính cách của mỗi con người. Và khi hiểu được điều này, con người sẽ biết cách dung hòa các mối quan hệ của chúng ta, khiến chúng trở nên đẹp hơn.

Còn hoàng tử bé thì lại nhận ra được sự thật của cuộc đời, từ lâu nay cậu “cứ tưởng mình giàu có với một bông hoa độc nhất vô nhị, thế mà mình chỉ sở hữu một bông hoa bình thường” và “cái đó chẳng khiến mình trở thành một hoàng tử lớn nào hết…”.

Thì ra khi hoàng tử bé bắt đầu chuyến du hành của mình thì cậu luôn cho mình là giàu có, đó là một tâm thế tự cao, tự hào ta đây có “một bông hoa độc nhất vô nhị”. Và giờ đây khi đến với Trái Đất, hoàng tử bé chợt nhận ra sự thật, cảm thấy mình thật nhỏ bé. Điều đó có ý nghĩa như một bài học về sự chuẩn bị cho tâm thế của con người chúng ta trước cuộc đời.

Tinh thần trách nhiệm, ý thức bản thân

Trong cuộc sống, nếu mỗi người tự rèn luyện một ý thức trách nhiệm trước hành động của mình dù thiện hay ác thì việc tự ý thức này sẽ cho chúng ta cơ hội trong việc suy nghĩ giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng ưng phó trước mọi tình huống. Dù cho có giải quyết được hay không vấn đề, nhưng đối với chúng ta nó sẽ mang lại một bài học cuộc sống có ý nghĩa. Trong cuộc đối thoại giữa hoàng tử bé và con cáo, lời khuyên của cáo dành cho cậu bạn hoàng tử của mình đã thể hiện rõ điều này: “Cậu sẽ phải chịu trách nhiệm vĩnh viễn đối với những gì cậu đã thuần hóa. Cậu có trách nhiệm với bông hồng của cậu…”. Đơn giản rằng, con người chúng ta phải có trách nhiệm với hành động của mình dù hành động đó là thiện hay ác, tốt hay xấu… Việc thay đổi bản chất gian xảo, ranh mãnh của cáo để được thuần hóa cho trở nên hiền thiện đó chính là kết quả của một quá trình nhận thức được cuộc sống với cái thấy biết thực tại để rút ra được những bài học về đạo lý của cuộc đời và cách sống giữa cuộc đời mà khi chia tay, cáo đã thật sự được hoàng tử bé thuần hóa, “cáo sắp khóc đến nơi rồi”. Một hành động đáng lẽ không bao giờ xảy ra với một loài như cáo.

Tự nhìn lại chính mình

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sự tự nhìn lại bản thân của con người chính là sự chuẩn bị, tiếp sức cho hành trình bước vào cuộc sống. Bởi lẽ, khi con người biết tự nhìn lại bản thân mình đồng thời cũng thiết lập cho mình lối sống đạo đức khiêm nhường, nhu hòa. Không những thế còn nâng cao tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống để vượt qua bão tố của cuộc đời. Đó cũng là tâm thế muốn giao cảm với đời, không tự cô lập mình. Khi đi qua một khu vườn hoa hồng, nhìn những bông hoa trong vườn, hoàng tử bé nhận ra được sự thật của cuộc đời, từ lâu nay cậu “cứ tưởng mình giàu có với một bông hoa độc nhất vô nhị, thế mà mình chỉ sở hữu một bông hoa bình thường” và “cái đó chẳng khiến mình trở thành một hoàng tử lớn nào hết…”.

Khi hoàng tử bé bắt đầu chuyến du hành của mình thì cậu luôn cho mình là giàu có, đó là một tâm thế tự cao, tự hào ta đây có “một bông hoa độc nhất vô nhị”. Và giờ đây khi đến với Trái Đất, hoàng tử bé chợt nhận ra sự thật, cảm thấy mình thật nhỏ bé. Điều đó có ý nghĩa như một bài học về sự chuẩn bị cho tâm thế của con người chúng ta trước cuộc đời.

Niềm hy vọng và sự tự tin

Trong cuộc sống, con người phải trải qua rất nhiều “phong ba bão táp” của cuộc đời. Có khi thành công nhưng cũng không ít lần thất bại. Có nhiều người mới làm lần đầu đã thành công, cũng có nhiều người phải làm đến hai, ba lần có khi con số lên đến 10 lần, …và có khi suốt cả một đời cũng chưa thành công. Thế nhưng, điều quan trọng là con người ta học được gì từ những lần thất bại và thành công ấy.

Bài học đó chính là phải nuôi dưỡng niềm hy vọng và sự tự tin. Ở cuối tác phẩm, cuộc hội ngộ giữa hoàng tử bé và người phi công là một minh chứng cho bài học này của chúng ta.

Sau cuộc phiêu lưu đầy thú vị, hoàng tử bé trở lại nơi mà cậu rơi xuống, gặp lại người bạn “tôi” của mình. Giữa sa mạc Sahara rộng lớn, cả hoàng tử bé và nhân vật tôi đều cảm thấy rất khát nước. Và cái quyết định đi tìm một cái giếng ở giữa sa mạc mênh mông đã cho ta thấy rất rõ sức sống mãnh liệt của con người. Với họ, lúc này, trong họ dù biết rằng việc đi tìm nước của mình thật là một việc phi lý nhưng họ “vẫn cất bước”. Bởi ở họ luôn nuôi dưỡng niềm hy vọng dù mong manh của mình cùng với niềm khao khát muốn được uống nước, cũng muốn được giải thoát khỏi sa mạc hoang vắng này và trên thực tế khi họ hành động như vậy là đã thoát khỏi cái ý nghĩ về sự khát đang diễn ra trong hiện tại, kéo dài thêm năng lực chịu khát của họ.

Không chỉ tìm được nước, đạt được mục đích ban đầu mà qua đó hoàng tử bé và “tôi” còn tìm thấy nơi đối phương ước muốn của họ, hiểu được thêm nhiều điều về nhau, cuộc đi tìm chân lý vậy: “nước hẳn là cũng tốt cho trái tim”, nước là nguồn sống của con người vì thế mà nước là chân lý cần cho sự sống của một trái tim.

Tạm kết
Sain-Exupéry đã cho độc giả một góc nhìn hoàn toàn khác biệt nhưng chân thực, không chịu tác động của thói quen và định kiến: góc nhìn của một đứa trẻ, hơn nữa lại là một đứa trẻ từ một tinh cầu khác. Cuộc hành trình của hoàng tử bé qua vũ trụ và địa cầu phải chăng chính là cuộc hành trình của mỗi đứa trẻ trong chúng ta khi lớn lên, phải khám phá và vật lộn để hiểu được cái thế giới kì dị xung quanh mình. Trong mỗi chúng ta, ai lại chẳng có lúc trải qua những cảm giác lạc loài, bơ vơ trước những rắc rối và khắc nghiệt của cuộc đời, giống như cậu bé đáng thương nhưng cũng đáng trọng này. Ẩn trong từng lời, từng con chữ là sự hoài niệm, tiếc nuối sâu xa của chính Saint- Exupéry cho sự trong sáng đã mất của tuổi thơ không bao giờ trở lại, nhường chỗ cho những nhận thức khô khan và bụi bặm của tuổi trưởng thành.

Cuộc đối thoại của hoàng tử bé với con người sống trên các tiểu hành tinh ấy là những bài học khác nhau về triết lí nhân sinh giản dị mà thẳm sâu về những giá trị miên viễn trong cuộc đời, đáng cho chúng ta phải suy ngẫm để tìm cho mình một nghệ thuật sống với cuộc đời. Con người phải nhận chân được bản chất của cuộc sống như triết lý về tính hai mặt của một vấn đề, phải hiểu được bản chất thiện, ác trong bản thân mỗi chúng ta rồi nhìn cuộc đời trong triết lý vô thường từ đó chúng ta mới biết trân trọng cuộc sống, dung hòa các mối quan hệ, mang lại niềm an vui cho chính mình và cuộc đời.

Hoàng tử bé một hình tượng nghệ thuật có giá trị với tính triết lý về nhân sinh quan. Hoàng tử bé là hình ảnh của một trái tim nhân hậu, bình dị nhưng đủ nghị lực và trí tuệ để có thể đưa chính cậu đi đến bất cứ nơi nào, sẵn sàng đối diện vạn vật trong vũ trụ bao la, để sống bằng sự bao dung với một tình yêu thương rộng lớm dành cho cuộc đời.

Kết luận
Hành trình của Hoàng Tử Bé – Hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống
Có quan niệm sống rằng: “Hãy nhìn cuộc đời như ánh mắt của một đứa trẻ với suy nghĩ của một ông già”, và với Hoàng tử bé, quan niệm này càng rõ hơn bao giờ hết. Có lẽ chỉ khi đặt vào cái nhìn ngây thơ của trẻ nhỏ – một ánh nhìn trong suốt, không bị những tịch mịch, bon chen của đời sống che lấp, người trưởng thành như chúng ta mới có thể thấy những gì vốn đỗi tự nhiên và căn bản nhất của cuộc đời – những lý giải cho những gì ta đang làm, là những thứ khiến chúng ta vươn mình đi tới ngay từ những phút ban đầu của đời người, là ý nghĩa về cuộc sống.

Bao trùm lên Hoàng tử bé là một không gian đậm đặc tính triết lý. Nhưng “triết lý” ở tác phẩm không hề khô cứng, nặng nề mà lại có gì đó rất hồn nhiên, mà càng hồn nhiên bao nhiêu, cái tính “mở” của “triết lý” ấy càng sâu, càng rộng. Do đó, có thể nói, theo mỗi người cảm nhận, ở từng hoàn cảnh, ý nghĩa của Hoàng tử bé có thể được khai mở theo những chiều khác nhau. Ở nội dung phân tích ở phần này, do đó không đi vào việc lí giải từng ý nghĩa một mà chỉ dừng ở ý nghĩa mang tính phổ quát và dễ tiếp cận nhất, bao trùm nhất so với tác phẩm.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy xuất hiện mối tương đồng giữa chủ đề và ý nghĩa về cuộc sống trong tác phẩm. Vì vậy, để tìm ra ý nghĩa cuộc sống thông qua Hoàng tử bé, chúng tôi tiến hành dựa trên phân tích chủ đề tác phẩm với Chủ đề trung tâm và chủ đề thứ yếu từ đó rút ra ý nghĩa của chủ đề để tìm ra ý nghĩa về cuộc sống. Trong đó, chủ đề trung tâm được làm rõ qua cách khảo sát bao quát tác phẩm còn chủ đề thứ yếu sẽ được làm rõ qua một số biểu tượng chính trong tác phầm.

Về chủ đề trung tâm
Như trong truyện, Con cáo đã nói với Hoàng tử : “…Đây là cái bí mật của tớ. Nó đơn giản thôi: người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy.”

Chủ đề chính của tác phẩm nói về tầm quan trọng của việc thấu suốt sâu bên trong bản chất của sự vật để tìm ra cái chân thật và ý nghĩa của chúng. Xuyên suốt tác phẩm, bắt đầu câu chuyện của những hình vẽ, chủ đề này đã được tiếp nối. Chủ đề tuy không hề xa lạ với nhiều người nhưng lại luôn mới, vì có lẽ con người thường hay quên triết lý này, càng trưởng thành, con người đễ tự phụ với những gì mình có, những gì mình biết, mặt khác họ dần quan tâm hơn với những thứ bên ngoài, với những giá trị vật chất vì họ cho rằng chúng có thể đổi lấy cho họ những niềm hạnh phúc, thật là có nhưng những hạnh phúc ấy chỉ là thứ tạm thời, chóng qua và chỉ phù hợp với lối “sống nhanh” của con người ngày nay. Cái họ cần, một cái gì đó lâu bền, tồn tại cùng với ý nghĩa về cuộc sống đã bị lãng quên, do đó triết lý này vừa là lời khuyên, vừa như là lời cảnh tỉnh thường trực cho lối sống của con người hiện tại. Suốt một hành trình dài, quan niệm này ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, gắn kết với những hiện tượng khác của đời sống (như sự gặp gỡ của Hoàng tử bé với các đối tượng khác nhau), ở mỗi gắn kết ta lại thấy thêm một khía cạnh của quan niệm này. Như vậy, hành trình của Hoàng tử bé cũng có thể xem là hành trình cho việc hoàn thiện quan niệm về cái bên trong và cái bên ngoài, là bài học về cái bản chất và sự phù phiếm của hình thức trong cuộc sống.

Về chủ đề thứ yếu
Các chủ đề thứ yếu không phải là chủ đề phụ mà là những chủ đề hỗ trợ hoàn thiện, bổ sung cho chủ đề trung tâm, như chúng tôi đã nói ở trên rằng “…suốt một hành trình dài, quan niệm này (chủ đề trung tâm) ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, gắn kết với những hiện tượng khác của đời sống (như sự gặp gỡ của Hoàng tử bé với các đối tượng khác nhau), những chủ đề thứ yếu chính là nội dung của những “gắn kết”, của những “gặp gỡ” ấy. Do thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ đề thứ yếu và các biểu tượng, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu nội dung này trên cơ sở gắn kết với ý nghĩa của những biểu tượng.

Về các biểu tượng trung tâm: (do đã đề cập ở những phần trên, trong phần này chúng tôi xin tóm tắt những mặt cắt chính, có tác dụng hỗ trợ cho nội dung chính phần này) dựa trên những liên hệ về mặt ý nghĩa, sự gần gũi về tính triết lý thuộc về cuộc sống, có sáu biểu tượng trong tác phẩm được đề cập:

Những bức tranh vẽ: mối liên hệ giữa trí tưởng tượng và sự thật cuộc sống, là mối tương quan giữa cái bên ngoài sự vật và cái ẩn sâu bên trong, là quan niệm về cái nhìn “thông suốt” về cuộc đời.
Những mầm cây xấu và tốt: hiện thân cho những cái hại và cái tốt của xã hội và của cuộc sống; đồng thời là biểu tượng cho cái ác, cái thiện bên trong mỗi con người.
Bông hoa đặc biệt của Hoàng tử bé: hiện thân cho những thứ đáng quý trong cuộc song- là niềm vui, là cuộc sống đẹp. Qua một số chi tiết, bông hoa còn là biểu hiện cho lẽ vô thường, sự phù du trong cuộc sống
Những thân phận người: có thể xem đó là những hình ảnh của những con người trong xã hội, hoặc cũng có thể là từng giai đoạn trong đời của con người ngày nay, là hiện thực phũ phàng mà nhiều người trên đường đời đang biến mình thành.
Nguồn nước giữa sa mạc trong mối quan hệ với cơn khát: là những thứ con người theo đuổi, là “cơn khát vật lý và tinh thần” của con người trong đời, họ khao khát tình yêu, tình bạn, cảm giác được “ở nhà”…
Những ngôi sao: những bí ẩn tuyệt vời, đẹp đẽ, vô tận và tự nhiên nhất của cuộc sống, của vũ trụ; là hình ảnh tượng trưng cho cõi thiên đường-nơi con người được hưởng một cuộc sống an nhàn, giải thoát khỏi những bộn bề trần tục.
Sáu biểu tượng trên hỗ trợ nhau trong suốt hành trình của Hoàng tử bé để xây dựng ý nghĩa của cuộc sống theo một cách dễ tiếp cận và thú vị. Con người dường như đã bị những bộn bề, những thử thách của cuộc đời làm cho che mắt mà quên đi mục đích sống của mình. Với lối sống vội vàng, họ quên đi cách đón nhận sự thật của mọi hiện tượng bằng cách nhìn sâu vào nó, họ mãi bám vào cái phù phiếm bên ngoài mà không quan tâm cái bên trong; rồi thì với những áp lực cuộc sống, họ bị vùi vào công việc, vào cái tâm lý làm sao cho có thật nhiều tiền, làm sao cho có nhiều quyền lực mà quên đi rằng mục đích sống của họ không dừng lại ở đó. Và rồi khi vỡ mộng, quên đi câu trả lời cho mục đích của mình, họ lại sa vào rượu, vào những “chỗ dựa tinh thần” tạm bợ và cho rằng ở nơi đó họ có câu trả lời nhưng hóa ra chỉ rơi vào một ngõ cụt khác. Cứ như thế, con người cứ phải vật lộn với những tịch mịch lo toan, họ mất dần khả năng tự tạo ra các giá trị cuộc sống đẹp, đó là tình yêu, tình bạn, là tình người, là cuộc sống yên bình, giản đơn mà hạnh phúc… mà để mặc chúng cho những khát khao. Và qua hành trình của Hoàng tử bé, chúng ta đã được soi lại mình, và được nhớ lại những gì chúng-ta-cần-làm để sống đúng nghĩa, đó là một thái độ sống chậm lại, biết trân quý những giá trị tinh thần hiện hữu xung quanh ta, biết soi xét sự vật với sự thật bên trong chứ không vì cái hào nhoáng bên ngoài, biết nhìn lại bên trong tâm hồn để cảm nhận cái vẻ đẹp giản đơn của cuộc sống, là quan niệm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hành trình của Hoàng tử bé, qua đó là hành trình tri nhận của chính chúng ta về cuộc sống, là cuộc “đồng ngộ” của những con người đã và đang cuốn vào vòng xoay cuộc sống tít mù, có những thứ ta đã bỏ qua, có những con đường ta đã và đang đi và sai lầm, chính qua hành trình trong Hoàng tử bé, ta đã đường nhìn lại cả một quá trình mình đã đi, để rồi tự biết mình phải làm gì, điều chỉnh hướng đi sao cho đúng, để tìm lại căn nguyên khiến chúng ta tồn tại.

Sưu tầm
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by ~ bài học sâu sắc về TY Fri Oct 15, 2021 7:30 pm

Những bài học sâu sắc về tình yêu trong cuốn sách Hoàng Tử Bé

Apricot


Là cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi, Hoàng Tử Bé với những suy nghĩ, cảm nhận tưởng chừng ngây thơ và non nớt đã đánh vào tiềm thức mỗi người lớn chúng ta những bài học về tình yêu, sự nhiệt tình sống, những nguyên tắc sống đơn giản mà chúng ta lại quên mất đi.


Hoàng tử bé được viết ở New York trong những ngày tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp. Không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến nhất của Saint-Exupéry. Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay nhất thế kỉ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được coi là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại.

Nhiều tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình, hoạt hình, kịch, ballet và opera được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết mỏng này. Đó là tiểu thuyết Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry.

Hoàng Tử Bé là một cuốn sách kỳ diệu, bởi chỉ một câu chuyện kể, với mỗi lứa tuổi khác nhau, tác phẩm mang đến những bài học khác nhau. Đọc Hoàng Tử Bé, có người rút ra được bài học về nghệ thuật sống, có người ngẫm ra các triết lý kinh doanh, lại có người suy nghĩ về sự vô thường của vạn vật, về bản chất của con người, những mối sa ngã và các tính xấu…

Và hôm nay, ta hãy ngồi thủ thỉ về những triết lí tình yêu trong cuốn truyện dành tặng một người lớn “ngày ông còn là một cậu bé”.

Với ta, người ấy chính là cả thế giới
Hoàng Tử Bé đem lòng yêu một đóa hồng ở quê nhà - tiểu tinh cầu B612. Nàng tự nhận nàng là độc nhất trong giống loài mình. Các cô gái hay ôm sự tự mãn dễ thương như thế, và đó đồng thời là nỗi tự ti thầm kín cùng lòng kì vọng vào sự độc tôn trong trái tim người họ yêu.

Đặt chân tới Trái Đất, Hoàng Tử Bé ngỡ ngàng đứng trước một vườn hồng có tới hàng nghìn đóa hoa giống hệt bông hồng của cậu. Cậu đau khổ và cảm thấy bị lừa dối.

Thế nhưng, sau cuộc trò chuyện với chú Cáo có bộ lông đỏ rực, loài vật của sự im lặng, một sự im lặng không rõ là tinh ranh hay thông thái, cậu hiểu ra rằng đóa hồng của cậu là duy nhất. Sự duy nhất của đóa hồng ấy là bởi nàng là bông hoa cậu yêu.

Mỗi người đều có một bông hoa của riêng mình, một ngôi sao cho riêng mình, và chẳng có ai giống ai. Người cậu yêu là độc nhất, bởi cậu yêu người ấy, vậy thôi. Người ấy quan trọng, vì người ấy là tình yêu của cậu.

Giống như cuộc chiến giữa cừu và hoa, là chuyện phù phiếm với viên phi công, nhưng là điều tối quan trọng với Hoàng Tử Bé; giống như mọi sự trên thế gian, kể cả tính mạng cậu bé (khi cậu mượn nọc độc của rắn để mong trút lại thân xác nặng nề mà trở về với bông hoa)… Tất cả, tất cả đều không quan trọng bằng sự tồn tại của một đóa hồng.

Cái cách mà Hoàng Tử Bé luôn hướng về ngôi sao của cậu - nơi có đóa hồng với bốn cái gai mỏng manh - khiến ta nhớ tới một bộ phim hoạt hình sản xuất năm 2009 của hãng Walt Disney: The Princess and the Frog.

Chú đom đóm Ray đem lòng yêu ngôi sao mà chú gọi là nàng Evangeline, một tình yêu ai cũng ngán ngẩm rằng vô vọng, nhưng rồi cuối cùng, bởi sự một lòng một dạ ấy, chú đom đóm cũng trở thành một ngôi sao.

Hình ảnh hai vì sao lấp lánh cạnh nhau làm ta liên tưởng đến “second star to the right” dẫn lối tới Neverland - vùng đất của những đứa trẻ không lớn. Kể ra, trong tình yêu, ai cũng là những đứa trẻ, hay phạm lỗi và cần được yêu thương.

Tình yêu được cảm nhận bằng trái tim
Cáo lông đỏ tiết lộ với Hoàng Tử Bé: “Đây, cái bí quyết của tớ. Rất giản dị thôi: Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thể thấy.”

Nhiều khi những quyết định mang tính trực giác, bản năng đem tới kết quả tốt hơn sự phân tích bằng lí tính. Cái “nhiều khi” ấy đúng trong tình yêu. Trực giác tồn tại để giúp con người cân bằng các quyết định, để kết nối bản năng và lí trí.

Tình yêu khiến thế giới của ta tốt đẹp hơn
Mặc những lý thuyết về việc tình yêu chỉ là bản năng từ thuở hồng hoang để con người gắn kết với nhau cùng chống kẻ thù, thú dữ, tình yêu vẫn là điều được loài người ngợi ca. Nếu không ngửi hoa và nhìn một ngôi sao thì chỉ là một cây nấm không hơn không kém, Hoàng Tử Bé đã giận dữ thốt lên như vậy.

Hoàng Tử Bé nói với viên phi công rằng cồn cát đẹp vì nó ẩn chứa nguồn nước, và các vì sao đẹp bởi trên một vì sao có một bông hồng. Nếu ai đó yêu một đoá hoa mọc lẫn giữa hàng triệu và hàng triệu vì sao, thì chỉ cần ngước nhìn các vì sao cũng đủ khiến người ấy thấy hạnh phúc.

“Khi một người yêu một đóa hoa, hoa ấy chỉ có một đóa thôi, trong hàng triệu hàng triệu ngôi sao, chừng ấy đủ làm cho anh sung sướng khi nhìn những ngôi sao.”

Tình yêu rất hiếm có, những thứ na ná tình yêu thì rất nhiều
Hoàng Tử Bé, thời còn ngụ trên tiểu tinh cầu B612, mỗi ngày đều thông muội ba ngọn núi lửa và nhổ những cây bao báp nhỏ. Hình tượng những cây bao báp khiến ta liên tưởng đến những thứ na ná tình yêu ta va phải hàng ngày, để đến được nơi ta tìm thấy người ta thật lòng thương.

“Đều đặn phải lo việc nhỏ bọn bao báp từ lúc ta còn kịp phân biệt chúng với các cây hoa hồng, mà bao báp hồi còn thơ thì lại giống cây hoa hồng lắm.” Xuất phát điểm của những mối quan hệ thường đều tốt đẹp, nhưng khi ta “nuôi lớn” tình cảm, có những mối quan hệ là độc hại, tình yêu thì không nhiều.

Những cây bao báp sẽ phá hủy cả hành tinh, còn đóa hồng thì mang lại cho ta tình yêu và trải nghiệm sống. Hạnh phúc không tồn tại nhan nhản xung quanh ta. Để tìm thấy nó, ta phải mở thật to mắt tìm kiếm, và phải thật cẩn trọng phân biệt các chồi non.

Thời gian để chăm sóc tình yêu khiến tình yêu trở nên quan trọng
Đóa hồng là duy nhất đối với Hoàng Tử Bé, bởi cậu đã dành từng ấy thời gian và tâm sức chăm sóc nàng. Cáo bảo cậu: “Chính là cái thời gian cậu đã tiêu phí vì bông hồng của cậu, cái thời gian ấy nó làm cho bông hồng đó trở nên quan trọng đến như thế.”

Nếu không phải ngày ngày cậu tưới hoa, chiều chiều úp lồng kính chắn gió, cặm cụi bắt từng con sâu, kiên nhẫn ngồi nghe than thở, tán hươu tán vượn, và đôi khi cả im lặng nữa, bởi vì nàng là đoá hồng của cậu, có lẽ bông hồng ở tiểu tinh cầu B612 sẽ chẳng khác gì những đóa hoa trống rỗng trong vườn hồng nơi Trái Đất. Hoàng Tử Bé đã dành thời gian cho hoa, hoa cũng dành thời gian cho cậu, tình yêu phải là sự vun đắp, sự “thuần hóa” đến từ hai phía.

Khái niệm “thuần hóa” mà Saint-Exupery đã để Cáo định nghĩa vô cùng thấm thía: “thuần hóa” là tạo nên những mối liên hệ để hai người cần đến nhau. Người ta chỉ hiểu những gì người ta đã thuần hóa, và việc thuần hóa, giống như Hoàng Tử Bé đã thuần hóa Cáo, là việc phải dành nhiều thời gian và công sức, làm hàng ngày, kiên nhẫn và dịu dàng, từng chút một.

“Nếu ai đó không thể chịu đựng tôi lúc xấu xí nhất, thì cũng không xứng đáng có được tôi lúc huy hoàng nhất”
Kiêu kì, đỏm dáng, có phần nông cạn - bông hồng của Hoàng Tử Bé gợi nhớ tới nàng Holly trong tác phẩm Breakfast at Tiffany's, câu chuyện nổi tiếng được Hollywood chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng không kém công chiếu năm 1961.

Bông hoa ấy yếu đuối như một cách nói yêu, những mánh khóe và sự tinh khôn đáng thương của nàng chính là sự dịu dàng. Bông hồng đỏng đảnh, giống như con gái kiêu kỳ, thường hay nhõng nhẽo, khó chiều. Nhưng thật ra, các cô gái chỉ giận dỗi những người mà họ tin rằng dù thế nào cũng sẽ không quay lưng bỏ đi.

Bông hồng đã trao cho Hoàng Tử Bé tình yêu, vẻ đẹp và hương thơm của nàng, để đẹp và để ngát hương như vậy, chắc chắn nàng cần phải được bảo vệ khỏi lũ sâu, khỏi gió lùa và khỏi cảm giác sợ hãi khi không được chở che.

Tình yêu rất mỏng mảnh, dễ tan vỡ
Bối rối và mệt mỏi - như tất cả chúng ta vẫn thường vậy trong tình yêu - Hoàng Tử Bé chọn cách rời xa đóa hồng để khám phá thế giới và chính mình. Sau này, cậu thú nhận với viên phi công rằng cậu đã “chạy trốn” và hối tiếc về hành động của mình.

Nhưng có lẽ, việc Hoàng Tử Bé rời B612 là việc nên làm, phải làm, và thực sự cậu đã làm vậy. Nếu không ra đi, cậu sẽ mãi băn khoăn, chán ngán, và chẳng bao giờ nhận ra tình cảm và bản chất sự độc nhất của đóa hoa hồng. Giống như trong bài hát Let her go của Passenger: “Only know you love her when you let her go/ And you let her go” (Ta chỉ biết ta yêu nàng khi ta để mất nàng. Và ta đã đánh mất nàng).

Trong chuyến phiêu lưu của Hoàng Tử Bé, cậu đã gặp một nhà địa lý ở tinh cầu thứ sáu cậu đặt chân đến. "- Chúng tôi không ghi chép những loài hoa" - Nhà địa lý nói. "- Sao vậy! Hoa là thứ đẹp nhất kia mà". "- Bởi vì hoa vốn phù du".

Bởi vì vẻ đẹp chóng tàn, và tình yêu không được nuôi dưỡng sẽ tan đi như bọt bể. Một khi đã khiến đối phương tổn thương, giống như cậu đóng những chiếc đinh lên hàng rào, rút đinh ra thì những lỗ đinh vẫn còn mãi đó. Tổn thương có thể lành, nhưng sẹo không xóa đi được.

Hoàng Tử Bé rời tiểu tinh cầu B612 rất dễ, chỉ cần theo một đàn chim di cư, nhưng để trở về, cậu phải chấp nhận rủi ro bằng nọc rắn, và người đọc chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng thứ chất độc rủi ro đó đã thực sự đưa cậu về với đóa hoa hồng.

Mất đi tình yêu nhiều khi là cách để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn
"What doesn't kill you makes you stronger" - Friedrich Nietzsche viết.

Việc Hoàng Tử Bé bỏ đi, nếu tạm coi như sự tan vỡ trong mối quan hệ của cậu với bông hoa, ta có thể thấy, từ mối tan vỡ này, cả Hoàng Tử Bé và bông hồng đều trở nên mạnh mẽ và sáng suốt hơn.

Đến Trái Đất, lần đầu tiên nghe thấy tiếng vọng, Hoàng Tử Bé nhận xét rằng nơi đây thật nhạt nhẽo, thật khác với ngày cậu còn ở cùng một bông hoa luôn cất tiếng trước. Cậu dần nhận ra tầm quan trọng của những điều giá trị mà vì đã có trong tay, cậu không mấy để tâm.

Cậu bắt đầu biết nghĩ về sự hy sinh của người khác, biết thương một cô nàng không sợ hổ, nhưng sợ gió lùa, một bông hoa chỉ có bốn cái gai để chống chọi với cuộc đời dữ dội, nhưng can đảm đẹp nhất để làm cậu ưng lòng.

Bông hồng, vốn là hiện thân của sự nông cạn, đỏng đảnh, kiêu kỳ, cũng lớn lên từ mối quan hệ đổ vỡ này. Nàng không cần lồng kính nữa, nàng chấp nhận sự ra đi của cậu bằng vẻ bình tĩnh dịu dàng, không hề trách móc, bằng sự kiêu hãnh, và hơn hết, nàng yêu cậu, nên nàng không muốn người mình yêu thấy nàng rơi nước mắt.

Và bông hoa cũng dạy chúng ta cách vượt qua sự sợ hãi, tổn thương và khó khăn, bởi: “Em muốn biết bươm bướm là thế nào, em phải chịu đựng vài ba con sâu".
Anonymous

~ bài học sâu sắc về TY
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Sat Oct 16, 2021 8:16 pm

Hoàng Tử Bé và triết lý cuộc sống
THÁI VĂN DẠNG

Hoàng Tử Bé và 8 triết lý về cuộc sống (Có tiết lộ nội dung tác phẩm).

Hoàng Tử Bé là truyện ngắn của nhà văn người Pháp – Antoine de Saint Exupery được xuất bản vào năm 1943. Cuốn tiểu thuyết này được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm đã được dịch sang 257 ngôn ngữ trên khắp thế giới với số lượng bán ra là hơn 200 triệu bản. Hoàng Tử Bé chỉ vỏn vẹn hơn 100 trang, chia làm 27 chương, tuy ngắn mà mạnh liệt.

Hoàng Tử Bé kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa một người phi công bị gặp nạn với một cậu hoàng tử nhỏ trên sa mạc. Cuộc gặp gỡ ấy bắt đầu từ những bức vẽ đơn giản…

Qua ngòi bút chân thật và đầy sáng tạo, Saint Exupery đã kể câu chuyện của cậu hoàng tử vô cùng nhẹ nhàng mà đáng yêu. Sự chân thành và am hiểu cách nhìn thế giới của trẻ con đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả, đặc biệt là người lớn – những người từng là trẻ em. Câu chuyện khơi gợi lại cho người lớn rằng họ đã từng là trẻ em. Nếu bạn đọc đến 100 lần tác phẩm rồi mà vẫn chưa hiểu được ý đồ tác giả, thì xin chúc mừng! Bạn đã chính thức là người lớn rồi đấy! Nói vậy thôi, tác phẩm chứa đựng rất nhiều triết lí cuộc sống dành cho người lớn đó. Vậy tại sao ta không thử đọc thêm lần thứ 101 nhỉ?

Tác phẩm Hoàng Tử Bé còn thành công trong việc thu hút bạn đọc nhờ những nét vẽ, hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh do chính tác giả Saint Exupery vẽ. Và chính nhờ những nét vẽ ấy đã giúp việc truyền đạt nội dung và ý nghĩa câu chuyện thêm hấp dẫn và thú vị hơn.

Cuộc sống của con người ngày một bận rộn với hàng tá thứ phải lo lắng và quan tâm đến, họ dần quên mất sự gắn bó giữa người với người. Hãy sống chậm lại, cầm quyển Hoàng Tử Bé trên tay cùng với một ly trà nóng, và từ từ cảm nhận thông điệp mà cuốn sách mang lại sẽ giúp ta cảm thấy thoải mái hơn.

Hoàng Tử Bé – Tiểu hành tinh B612 và câu chuyện về cây bao báp

Như đã nói, cậu hoàng tử gặp người kể chuyện trong một hoàn cảnh đặc biệt: trên sa mạc Sahara. Người phi công phải hạ cánh khẩn cấp do máy bay có vấn đề. Còn em hoàng tử, em muốn tới Trái Đất để tìm kiếm bạn. Riêng hai hoàn cảnh đối lập ấy thôi cũng đã cho ta thấy sự không giống nhau giữa cậu và người phi công kia rồi.

Cậu khác anh bởi cậu là trẻ con. Cậu thích nhìn mọi vật bằng trái tim và tâm hồn của cậu. Anh phi công – người bỏ niềm yêu thích hội họa để theo một khuôn mẫu mà người lớn đã định sẵn. Anh phải làm theo những điều mà người lớn muốn và phải nghĩ theo cách của họ, đặc biệt là họ rất thích những con số. Mà trẻ con thì lại không như thế. Vậy tại sao ta không thử thay đổi góc nhìn của bản thân, nhìn thế giới theo một hướng tích cực hơn giống như ta đã từng hồi còn là trẻ con?

Trước khi đọc tiếp, chỉ xin khẳng định lại là tác phẩm không hề “nói xấu” người lớn đâu nhé! Tác giả Antoine de Saint Exupery chỉ đang phê phán những con người quên mất mình từng là trẻ con thôi mà.

Hành tinh của cậu hoàng tử rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi chỉ cần dịch chuyển hướng nhìn là sẽ thấy bình minh ngay. Đương nhiên là cả hoàng hôn nữa. Hằng ngày cậu phải nhổ bỏ hết những rễ cây bao báp đi. Vì nếu cứ để chúng như vậy, nó sẽ phá hủy tiểu hành tinh của cậu mất! “Những hạt xấu của cỏ xấu” ở đây có thể hiểu đơn giản là những thói hư, tật xấu và các cám dỗ trong cuộc đời. Khi nó mới chớm thì phải loại bỏ nó ngay. Tránh để nó ăn sâu vào và trở thành một thói quen không lành mạnh. Hay nếu như nghĩ sâu xa hơn thì cây bao báp cũng chính là khó khăn mà ta phải đối mặt trong cuộc sống này. Ta phải chăm chỉ và nỗ lực nhổ bỏ hết những mầm non xấu ấy ra, trước khi chúng phá hủy hành tinh của mình.

Một việc ta hoãn đến hôm sau hãy làm, đôi khi cũng chẳng hại gì. Nhưng nếu là những cây bao báp, thì bao giờ cũng tai họa đấy. Tôi có biết một hành tinh, trên hành tinh ấy là một cậu bé lười. Hắn ta bỏ bẵng ba cái cây con…
Hành trình của hoàng tử bé trên bảy hành tinh
Hoàng Tử Bé

Mỗi hành tinh mà em hoàng tử đặt chân tới đều khác biệt và có những người “rất kì quặc”. Đúng vậy đấy, cậu đã cho rằng như thế. Họ như vậy có lẽ là vì họ là người lớn. Nếu như người lớn thấy trẻ con thật ngây thơ và ngốc nghếch thì trẻ em thấy người lớn thật khó hiểu và phức tạp. “Các người lớn không bao giờ tự mình hiểu được điều gì, và trẻ con lúc nào, lúc nào cũng phải giảng giải cho các ông, đến nhọc!” – anh phi công đã nhận xét như thế khi anh còn là trẻ con.

Thực ra, những người đã đọc Hoàng Tử Bé có thể nhận thấy một điều rằng tất cả những người mà em cho là kì quặc, đều là những người trong xã hội hiện nay. Họ là những người có uy quyền, quyền lực, là những người hay khoác lác, là những kẻ nghiện rượu say xỉn, là những người ngày đêm chỉ lo tới danh vọng và tiền bạc, là những người làm việc như một cỗ máy, quên mất cả bản thân, hay những người mơ mộng, phi thực tế.

Đầu tiên là ông vua trên thiên thạch 325. Ông ta cho rằng mình là người uy quyền nhất, tất cả muôn vật đều tuân lệnh ông. Ông thích các điều khoản và luật lệ. Chỉ khi nào ông ra lệnh mọi thứ mới được thực hiện. Phải rồi, người lớn lúc nào mà chả thế. Làm gì cũng cần theo trình tự, luật lệ.

Thiên thạch tiếp theo mà cậu tới là 326. Cậu gặp một tên khoác lác. Lão cho rằng bản thân mình luôn là nhất. Những cái vỗ tay dành cho ông đâu có phải khích lệ ông đâu, người ta vỗ tay do ông muốn thế đấy chứ. Giống như vậy, nhiều người vẫn còn đang lầm tưởng khả năng của bản thân mà sống trong ảo tưởng, quên đi thực tại. Để rồi từ đó bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội để cải thiện bản thân mình hơn. Trong những “cái vỗ tay” mà người ta dành cho ta ấy, cái nào mới thực sự là dành cho năng lực của bản thân ta?

Chẳng khá khẩm hơn tên khoác lác, người thứ ba là gã nát rượu. Nhân vật này được tác giả xây dựng để phê phán những kẻ nghiện chất kích thích. Nhưng đó chỉ là lớp nghĩa đầu. Cái lớn hơn mà tác giả muốn nói đến ở đây là viêc gã biết hành động sai trái của mình, để sau đó hối hận và lại tiếp tục mắc phải sai lầm. Việc thay đổi hành động để sửa chữa sai lầm là vô cùng quan trọng. Quan trọng hơn nữa là ta thay đổi nó như thế nào.

Tiếp theo là lão tư sản. Lão chỉ quan tâm tới những thứ lão chiếm hữu được. Nhân vật này đã phản ánh sâu sắc xã hội hiện tại của chúng ta. Nhưng những ngôi sao mà lão chiếm hữu có thực sự khiến lão hạnh phúc? Gắn vào với thực tế cũng vậy, người ta đôi khi quá ham mê tiền bạc, của cải vật chất mà không thấy được niềm vui trong cuộc sống.

Người thắp đèn là người thứ năm mà cậu gặp. Ông làm một công việc là thắp đèn mà chẳng có một mục đích nào hết. Ông làm việc chăm chỉ mà không chăm chút gì cho bản thân. Đọc đến đây, ta tự hỏi rằng bản thân mình đã thực sự sống có mục đích chưa? Ước mơ ta muốn chạm đến là gì? Có phải ta đang giống như người thắp đèn hay không? Nhiều lúc, ta cần phải yêu thương và quan tâm tới bản thân. Lắng nghe xem bản thân ta thực sự muốn gì.

Hành tinh thứ sáu là một nhà thám hiểm ở. Mặc dù là nhà địa lí nhưng ông chẳng bao giờ ra ngoài. Bài học mà ta rút ra được từ nhân vật này đó là phải mở rộng tầm hiểu biết của mình. Lắng nghe và quan sát mọi thứ xung quanh là một điều tối thiểu để có thể phát huy khả năng của bản thân.

Ta bật cười bởi sự ngốc nghếch của những người kì lạ đó. Rồi sau đó giật mình nhận ra tại sao thấy nó quen thế. Có thể nói, Hoàng tử bé là lời nhắc nhở tinh tế mà sâu sắc. Con người ta phức tạp quá. Dường như những người “kì quặc” ấy đều mang một đặc trưng riêng của xã hội hiện nay. Lướt qua những hành tinh ấy mới hiểu được rằng hành động và tư duy của ta như thế nào. Oán hận, thiếu thông cảm và gắn kết chỉ khiến con người tách nhau ra mà thôi. Từ đó tác phẩm nói lên ý nghĩa của sự tồn tại, khát khao về những con người có trái tim rộng mở hơn.

Hành tinh cuối cùng cậu đến là Trái Đất.

Trái Đất đầu có phải là một hành tinh xoàng! Ở đây có tới một trăm mười ông vua (trong đó, hiển nhiên ta không quên kể các ông vua đen), bảy nghìn nhà địa lí, chín trăm nghìn tên tư sản, bảy triệu rưới gã nát rượu, ba trăm mười triệu cho khoác lác, nghĩa là vào quãng hai tỉ rưỡi người lớn.

Đọc đến cuối truyện, em hoàng tử đã quyết định trở về hành tinh của cậu. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao em lại quyết định rời nơi đây đi mà không ở lại chưa? Và nếu như em hoàng tử ở lại hành tinh chúng ta, liệu em có thể giữ được trái tim trong sáng thuần khiết của mình?

Cáo và bông hồng – tình bạn và tình yêu

Trên hành tinh của cậu có một bông hồng. Nó là tình yêu của cậu. Nhưng cậu hoàng tử chưa thể hiểu được tại sao nàng lại là duy nhất trên đời…

Trong hoàn cảnh ấy, một con cáo đã cho cậu hiểu tại sao bông hồng là duy nhất. Như cách lí giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành. Tình cảm thật ra giản dị như thế đấy.

“Nếu cậu đến, chẳng hạn như lúc bốn giờ chiều, thì từ ba giờ, mình đã cảm thấy hạnh phúc”

Tương tự như vậy, bông hồng đặc biệt bởi cậu đã dành thời gian chăm sóc cho nàng. Đóa hoa hồng ấy đã thực sự cảm hóa được cậu. Cậu học được cách yêu lấy bông hồng từ đó.

Giống như hoàng tử bé, đôi khi ta cũng cảm thấy lạc lõng và bối rối không biết đối mặt với những vấn đề ấy như thế nào. Nhưng sẽ luôn có câu trả lời ở đâu đó. Có thể câu trả lời từ một người bạn, một người thân hay là chính bản thân ta. Những người đó có thể giống với tất cả mọi người khác trên thế giới này, nhưng họ sẽ trở nên đặc biệt đối với ta khi ta đã thực sự trở nên thân thiết và quan tâm nhau.

Tiểu thuyết Hoàng Tử Bé
Đọc Hoàng Tử Bé có một điều đặc biệt. Đó là mỗi chúng ta sẽ có một cảm nhận riêng trong từng hoàn cảnh, lứa tuổi đọc khác nhau. Mỗi lần đọc là một cảm xúc khác. Sự trong sáng của cậu hoàng tử khiến người ta rung động.

Dịch giả Bùi Giáng gọi đây là “tác phẩm thơ mộng nhất và u uẩn nhất” trong những tác phẩm của Saint Exupéry.

Hiện nay có rất nhiều ấn phẩm khác nhau mà ta có thể lựa chọn. Đặc biệt tác phẩm còn được chuyển thể thành phim và hoạt hình nữa. Nếu như bạn muốn gặp lại Hoàng tử bé một lần nữa, bạn có thể tìm đọc cuốn Hoàng tử trở lại của nhà văn người Argentina A.G Roemmers.
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Wed Oct 20, 2021 11:00 am

8 triết lý về tình yêu trong 'Hoàng Tử Bé'

Đọc "Hoàng Tử Bé", có người rút ra được bài học về nghệ thuật sống, có người ngẫm ra các triết lý kinh doanh, lại có người suy nghĩ về sự vô thường của vạn vật...

Kiều Nga

Có một cuốn truyện rất ngắn của một viên phi công mang biệt danh thân mật trong phi hành đoàn là “thiếu tá Saint-Ex” ra mắt năm 1943, và từ đó làm say mê hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.

Nhiều tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình, hoạt hình, kịch, ballet và opera được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết mỏng này. Đó là tiểu thuyết Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry.

Hoàng Tử Bé là một cuốn sách kỳ diệu, bởi chỉ một câu chuyện kể, với mỗi lứa tuổi khác nhau, tác phẩm mang đến những bài học khác nhau. Đọc Hoàng Tử Bé, có người rút ra được bài học về nghệ thuật sống, có người ngẫm ra các triết lý kinh doanh, lại có người suy nghĩ về sự vô thường của vạn vật, về bản chất của con người, những mối sa ngã và các tính xấu…

Và hôm nay, ta hãy ngồi thủ thỉ về những triết lí tình yêu trong cuốn truyện dành tặng một người lớn “ngày ông còn là một cậu bé”.

VỚI TA, NGƯỜI ẤY CHÍNH LÀ CẢ THẾ GIỚI
Hoàng Tử Bé đem lòng yêu một đóa hồng ở quê nhà - tiểu tinh cầu B612. Nàng tự nhận nàng là độc nhất trong giống loài mình. Các cô gái hay ôm sự tự mãn dễ thương như thế, và đó đồng thời là nỗi tự ti thầm kín cùng lòng kì vọng vào sự độc tôn trong trái tim người họ yêu.

Đặt chân tới Trái Đất, Hoàng Tử Bé ngỡ ngàng đứng trước một vườn hồng có tới hàng nghìn đóa hoa giống hệt bông hồng của cậu. Cậu đau khổ và cảm thấy bị lừa dối.

Thế nhưng, sau cuộc trò chuyện với chú Cáo có bộ lông đỏ rực, loài vật của sự im lặng, một sự im lặng không rõ là tinh ranh hay thông thái, cậu hiểu ra rằng đóa hồng của cậu là duy nhất. Sự duy nhất của đóa hồng ấy là bởi nàng là bông hoa cậu yêu.

Mỗi người đều có một bông hoa của riêng mình, một ngôi sao cho riêng mình, và chẳng có ai giống ai. Người cậu yêu là độc nhất, bởi cậu yêu người ấy, vậy thôi. Người ấy quan trọng, vì người ấy là tình yêu của cậu.

Giống như cuộc chiến giữa cừu và hoa, là chuyện phù phiếm với viên phi công, nhưng là điều tối quan trọng với Hoàng Tử Bé; giống như mọi sự trên thế gian, kể cả tính mạng cậu bé (khi cậu mượn nọc độc của rắn để mong trút lại thân xác nặng nề mà trở về với bông hoa)… Tất cả, tất cả đều không quan trọng bằng sự tồn tại của một đóa hồng.

Cái cách mà Hoàng Tử Bé luôn hướng về ngôi sao của cậu - nơi có đóa hồng với bốn cái gai mỏng manh - khiến ta nhớ tới một bộ phim hoạt hình sản xuất năm 2009 của hãng Walt Disney: The Princess and the Frog.

Chú đom đóm Ray đem lòng yêu ngôi sao mà chú gọi là nàng Evangeline, một tình yêu ai cũng ngán ngẩm rằng vô vọng, nhưng rồi cuối cùng, bởi sự một lòng một dạ ấy, chú đom đóm cũng trở thành một ngôi sao.

Hình ảnh hai vì sao lấp lánh cạnh nhau làm ta liên tưởng đến “second star to the right” dẫn lối tới Neverland - vùng đất của những đứa trẻ không lớn. Kể ra, trong tình yêu, ai cũng là những đứa trẻ, hay phạm lỗi và cần được yêu thương.

TÌNH YÊU ĐƯỢC CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM
Cáo lông đỏ tiết lộ với Hoàng Tử Bé: “Đây, cái bí quyết của tớ. Rất giản dị thôi: Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thể thấy.”

Nhiều khi những quyết định mang tính trực giác, bản năng đem tới kết quả tốt hơn sự phân tích bằng lí tính. Cái “nhiều khi” ấy đúng trong tình yêu. Trực giác tồn tại để giúp con người cân bằng các quyết định, để kết nối bản năng và lí trí.

TÌNH YÊU KHIẾN THẾ GIỚI CỦA TA TỐT ĐẸP HƠN
Mặc những lý thuyết về việc tình yêu chỉ là bản năng từ thuở hồng hoang để con người gắn kết với nhau cùng chống kẻ thù, thú dữ, tình yêu vẫn là điều được loài người ngợi ca. Nếu không ngửi hoa và nhìn một ngôi sao thì chỉ là một cây nấm không hơn không kém, Hoàng Tử Bé đã giận dữ thốt lên như vậy.

Hoàng Tử Bé nói với viên phi công rằng cồn cát đẹp vì nó ẩn chứa nguồn nước, và các vì sao đẹp bởi trên một vì sao có một bông hồng. Nếu ai đó yêu một đoá hoa mọc lẫn giữa hàng triệu và hàng triệu vì sao, thì chỉ cần ngước nhìn các vì sao cũng đủ khiến người ấy thấy hạnh phúc.

“Khi một người yêu một đóa hoa, hoa ấy chỉ có một đóa thôi, trong hàng triệu hàng triệu ngôi sao, chừng ấy đủ làm cho anh sung sướng khi nhìn những ngôi sao.”

TÌNH YÊU RẤT HIẾM CÓ, NHỮNG THỨ NA NÁ TÌNH YÊU THÌ RẤT NHIỀU
Hoàng Tử Bé, thời còn ngụ trên tiểu tinh cầu B612, mỗi ngày đều thông muội ba ngọn núi lửa và nhổ những cây bao báp nhỏ. Hình tượng những cây bao báp khiến ta liên tưởng đến những thứ na ná tình yêu ta va phải hàng ngày, để đến được nơi ta tìm thấy người ta thật lòng thương yêu.

“Đều đặn phải lo việc nhỏ bọn bao báp từ lúc ta còn kịp phân biệt chúng với các cây hoa hồng, mà bao báp hồi còn thơ thì lại giống cây hoa hồng lắm.” Xuất phát điểm của những mối quan hệ thường đều tốt đẹp, nhưng khi ta “nuôi lớn” tình cảm, có những mối quan hệ là độc hại, tình yêu thì không nhiều.

Những cây bao báp sẽ phá hủy cả hành tinh, còn đóa hồng thì mang lại cho ta tình yêu và trải nghiệm sống. Hạnh phúc không tồn tại nhan nhản xung quanh ta. Để tìm thấy nó, ta phải mở thật to mắt tìm kiếm, và phải thật cẩn trọng phân biệt các chồi non.

Một phần minh họa trong sách Hoàng Tử Bé, được NXB Kim Đồng chọn làm chủ đề gian hàng của mình tại Hội sách đang diễn ra tại công viên Thống Nhất.

THỜI GIAN ĐỂ CHĂM SÓC TÌNH YÊU KHIẾN TÌNH YÊU TRỞ NÊN QUAN TRỌNG
Đóa hồng là duy nhất đối với Hoàng Tử Bé, bởi cậu đã dành từng ấy thời gian và tâm sức chăm sóc nàng. Cáo bảo cậu: “Chính là cái thời gian cậu đã tiêu phí vì bông hồng của cậu, cái thời gian ấy nó làm cho bông hồng đó trở nên quan trọng đến như thế.”

Nếu không phải ngày ngày cậu tưới hoa, chiều chiều úp lồng kính chắn gió, cặm cụi bắt từng con sâu, kiên nhẫn ngồi nghe than thở, tán hươu tán vượn, và đôi khi cả im lặng nữa, bởi vì nàng là đoá hồng của cậu, có lẽ bông hồng ở tiểu tinh cầu B612 sẽ chẳng khác gì những đóa hoa trống rỗng trong vườn hồng nơi Trái Đất. Hoàng Tử Bé đã dành thời gian cho hoa, hoa cũng dành thời gian cho cậu, tình yêu phải là sự vun đắp, sự “thuần hóa” đến từ hai phía.

Khái niệm “thuần hóa” mà Saint-Exupery đã để Cáo định nghĩa vô cùng thấm thía: “thuần hóa” là tạo nên những mối liên hệ để hai người cần đến nhau. Người ta chỉ hiểu những gì người ta đã thuần hóa, và việc thuần hóa, giống như Hoàng Tử Bé đã thuần hóa Cáo, là việc phải dành nhiều thời gian và công sức, làm hàng ngày, kiên nhẫn và dịu dàng, từng chút một.

“NẾU AI ĐÓ KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG TÔI LÚC XẤU XÍ NHẤT, THÌ CŨNG KHÔNG XỨNG ĐÁNG CÓ ĐƯỢC TÔI LÚC HUY HOÀNG NHẤT”
Kiêu kì, đỏm dáng, có phần nông cạn - bông hồng của Hoàng Tử Bé gợi nhớ tới nàng Holly trong tác phẩm Breakfast at Tiffany's, câu chuyện nổi tiếng được Hollywood chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng không kém công chiếu năm 1961.

Bông hoa ấy yếu đuối như một cách nói yêu, những mánh khóe và sự tinh khôn đáng thương của nàng chính là sự dịu dàng. Bông hồng đỏng đảnh, giống như con gái kiêu kỳ, thường hay nhõng nhẽo, khó chiều. Nhưng thật ra, các cô gái chỉ giận dỗi những người mà họ tin rằng dù thế nào cũng sẽ không quay lưng bỏ đi.

Bông hồng đã trao cho Hoàng Tử Bé tình yêu, vẻ đẹp và hương thơm của nàng, để đẹp và để ngát hương như vậy, chắc chắn nàng cần phải được bảo vệ khỏi lũ sâu, khỏi gió lùa và khỏi cảm giác sợ hãi khi không được chở che.

TÌNH YÊU RẤT MỎNG MẢNH, DỄ TAN VỠ
Bối rối và mệt mỏi - như tất cả chúng ta vẫn thường vậy trong tình yêu - Hoàng Tử Bé chọn cách rời xa đóa hồng để khám phá thế giới và chính mình. Sau này, cậu thú nhận với viên phi công rằng cậu đã “chạy trốn” và hối tiếc về hành động của mình.

Nhưng có lẽ, việc Hoàng Tử Bé rời B612 là việc nên làm, phải làm, và thực sự cậu đã làm vậy. Nếu không ra đi, cậu sẽ mãi băn khoăn, chán ngán, và chẳng bao giờ nhận ra tình cảm và bản chất sự độc nhất của đóa hoa hồng. Giống như trong bài hát Let her go của Passenger: “Only know you love her when you let her go/ And you let her go” (Ta chỉ biết ta yêu nàng khi ta để mất nàng. Và ta đã đánh mất nàng).

Trong chuyến phiêu lưu của Hoàng Tử Bé, cậu đã gặp một nhà địa lý ở tinh cầu thứ sáu cậu đặt chân đến. "- Chúng tôi không ghi chép những loài hoa" - Nhà địa lý nói. "- Sao vậy! Hoa là thứ đẹp nhất kia mà". "- Bởi vì hoa vốn phù du".

Bởi vì vẻ đẹp chóng tàn, và tình yêu không được nuôi dưỡng sẽ tan đi như bọt bể. Một khi đã khiến đối phương tổn thương, giống như cậu đóng những chiếc đinh lên hàng rào, rút đinh ra thì những lỗ đinh vẫn còn mãi đó. Tổn thương có thể lành, nhưng sẹo không xóa đi được.

Hoàng Tử Bé rời tiểu tinh cầu B612 rất dễ, chỉ cần theo một đàn chim di cư, nhưng để trở về, cậu phải chấp nhận rủi ro bằng nọc rắn, và người đọc chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng thứ chất độc rủi ro đó đã thực sự đưa cậu về với đóa hoa hồng.

Một bản vẽ mà họa sĩ Nguyễn Thành Vũ thực hiện cho cuốn sách tranh Hoàng Tử Bé.

MẤT ĐI TÌNH YÊU NHIỀU KHI LÀ CÁCH ĐỂ CHÚNG TA TRỞ NÊN MẠNH MẼ HƠN
"What doesn't kill you makes you stronger" - Friedrich Nietzsche viết.

Việc Hoàng Tử Bé bỏ đi, nếu tạm coi như sự tan vỡ trong mối quan hệ của cậu với bông hoa, ta có thể thấy, từ mối tan vỡ này, cả Hoàng Tử Bé và bông hồng đều trở nên mạnh mẽ và sáng suốt hơn.

Đến Trái Đất, lần đầu tiên nghe thấy tiếng vọng, Hoàng Tử Bé nhận xét rằng nơi đây thật nhạt nhẽo, thật khác với ngày cậu còn ở cùng một bông hoa luôn cất tiếng trước. Cậu dần nhận ra tầm quan trọng của những điều giá trị mà vì đã có trong tay, cậu không mấy để tâm.

Cậu bắt đầu biết nghĩ về sự hy sinh của người khác, biết thương một cô nàng không sợ hổ, nhưng sợ gió lùa, một bông hoa chỉ có bốn cái gai để chống chọi với cuộc đời dữ dội, nhưng can đảm đẹp nhất để làm cậu ưng lòng.

Bông hồng, vốn là hiện thân của sự nông cạn, đỏng đảnh, kiêu kỳ, cũng lớn lên từ mối quan hệ đổ vỡ này. Nàng không cần lồng kính nữa, nàng chấp nhận sự ra đi của cậu bằng vẻ bình tĩnh dịu dàng, không hề trách móc, bằng sự kiêu hãnh, và hơn hết, nàng yêu cậu, nên nàng không muốn người mình yêu thấy nàng rơi nước mắt.

Và bông hoa cũng dạy chúng ta cách vượt qua sự sợ hãi, tổn thương và khó khăn, bởi: “Em muốn biết bươm bướm là thế nào, em phải chịu đựng vài ba con sâu".
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up oGWnJyLTAa

Post by Hoàng tử bé Wed Oct 20, 2021 8:01 pm

Hoàng tử bé quotes: Những câu trích dẫn hay, sâu sắc nhất từ sách Little Prince - meta

Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince, tên tiếng Anh: Little Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại, được phát triển thành một sê ri truyện tranh 39 chương bởi Élyum Studio, và một phiên bản graphic novel bìa cứng chuyển thể bởi danh họa tài năng Joann Sfar.

Hoàng tử bé được đánh giá là cuốn sách hay nhất thế kỷ 20, chứa đựng nhiều bài học và triết lý về nghệ thuật sống, tình yêu, bản chất của con người, các tính xấu, những suy ngẫm về thế giới xung quanh ta... Rất nhiều câu văn trong truyện đã trở thành câu quote nổi tiếng, được nhiều người yêu thích và thường xuyên chia sẻ trên mạng xã hội để lan tỏa thông điệp ý nghĩa của nó đến mọi người. Sau đây, hãy cùng điểm qua tuyển tập Hoàng tử bé quotes hay và sâu sắc nhất nhé!

1. - Có ngày cháu đã ngắm mặt trời lặn bốn mươi bốn lần…

Một lát sau, cháu nói thêm:

- Chú biết không… Khi người ta buồn bã, người ta thường thích cảnh mặt trời lặn…

- Cái ngày bốn mươi bốn lần đó, chắc là cháu buồn lắm? Nhưng hoàng tử bé không trả lời.

2. Rồi đây, ban đêm, khi ông nhìn trời, bởi vì ở một trong những ngôi sao đó có tôi, bởi vì trong một ngôi sao đó tôi cười, nên ông sẽ tưởng chừng như tất cả các ngôi sao khác đều cười. Ông sẽ có được những ngôi sao biết cười! Và khi ông nguôi rồi (bao giờ người ta chẳng nguôi đi), ông sẽ bằng lòng đã từng quen biết tôi. Ông mãi mãi là bạn thân của tôi. Rồi đôi khi, ông mở cửa sổ nhà ông, tự nhiên thích mở…thế thôi…Các bạn hữu của ông sẽ cảm thấy làm lạ, thấy ông vừa nhìn trời vừa cười. Ông sẽ bảo họ: “Phải, các ngôi sao, chúng lúc nào cũng làm cho mình cười”

3. Họ chui vào những chuyến tàu nhanh, nhưng họ chẳng biết mình tìm kiếm cái gì. Thế mà họ cứ cuống quýt lên, quay cuồng lên.

4. Điều khiến sa mạc trở nên đẹp đẽ, là bạn không biết nó ẩn giấu hồ nước mùa xuân ở nơi nào.

5. Khi một người yêu đóa hoa, hoa ấy chỉ có một đóa thôi, trong hàng triệu hàng triệu ngôi sao, chừng ấy đủ làm cho anh sung sướng khi nhìn những ngôi sao. Anh ta nghĩ thầm: “Đóa hoa của mình nó ở đâu đây….” Nhưng mà khi cừu ăn hoa, thì anh ta sẽ cảm thấy mọi ngôi sao đều bỗng nhiên tắt! Và chuyện đó không quan trọng sao?

6. - Anh làm gì vậy?
- Ta uống rượu.
- Tại sao anh uống rượu?
- Uống để quên.
- Quên cái gì?
- Quên nỗi xấu hổ của ta.
- Xấu hổ vì cái gì?
- Xấu hổ vì uống rượu.

7. Loài người bây giờ không còn đủ thì giờ để hiểu cái gì hết. Họ mua các vật làm sẵn ở các con buôn. Nhưng vì không ở đâu người ta bày bán bạn hữu, nên loài người không có bạn.

8. Các cô đẹp nhưng các cô trống rỗng. Chẳng ai có thể chết vì các cô được cả. Cái bông hồng của tôi ấy, những người qua đường tầm thường có thể nhầm tưởng nó giống các cô. Nhưng chỉ một mình nó thôi, đối với tôi, nó cũng quan trọng hơn tất cả các cô. Bởi vì chính nó, tôi đã đặt dưới bầu kính. Bởi vì chính nó, tôi nghe khoe khoang, thở than, đôi khi cả nín thinh nữa. Bởi vì chính trên thân nó, tôi đã diệt các con sâu. Bởi vì nó là bông hoa hồng của tôi.

9. Người ta chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng bằng trái tim của mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thể thấy.

10. Tất cả những người lớn đều từng là trẻ con... nhưng rất ít người trong số đó nhớ về điều đó.

11. Con người thường quên sự thật này, chú cáo nói: Nhưng bạn không được quên nó. Bạn sẽ chịu trách nhiệm mãi mãi cho những gì bạn đã chế ngự. Bạn phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của bạn.

12. Tốt thôi, tôi phải chịu đựng sự có mặt của một vài con sâu bướm nếu tôi mong muốn có thể làm quen với những con bướm xinh đẹp.

13. Bạn xinh đẹp, nhưng bạn hoàn toàn trống rỗng. Sẽ không ai có thể hi sinh vì bạn.

14. Bạn thấy không, người ta chỉ yêu hoàng hôn khi họ cảm thấy buồn.

15. Phán xử chính bản thân mình bao giờ cũng khó hơn nhiều so với phán xử người khác.

16. Chỉ có lũ trẻ con mới biết chúng tìm kiếm điều gì. Chúng dành thời gian cho một con búp bê vải, và con búp bê trở nên rất quan trọng, và nếu người ta giật búp bê của chúng đi, chúng sẽ khóc.

17. Nếu bạn đã dành trọn thời gian để chăm sóc một đóa hồng, thì đóa hồng đó sẽ trở nên vô cùng quan trọng với bạn.

18. Người ta chẳng bao giờ hài lòng tại nơi mình ở.

19. Có một hôm em ngắm hoàng hôn những 43 lần. Bạn biết không, người ta chỉ yêu hoàng hôn khi họ cảm thấy buồn.

20. Mỗi người đều có một bông hoa của riêng mình, một ngôi sao cho riêng mình, và chẳng có ai giống ai. Người cậu yêu là độc nhất, bởi cậu yêu người ấy, vậy thôi. Người ấy quan trọng vì người ấy là tình yêu của cậu.
Anonymous

Hoàng tử bé
Guest


Back to top Go down

Thumb up Re: Hoàng tử bé được

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum