Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
Page 1 of 1 • Share
Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
Đọc để biết thêm 1 góc nhìn. Trong bài này nói nhiều đến việc vnch I ông Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, có người, có tài liệu nói không có.
Xưa có ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ
Trần Phương
22 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Từ trái: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Trí Quang, và Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ảnh: Wikipedia, Phật tử Việt Nam
Xưa có ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ. Cả bà đều tinh thông Phật pháp. Nhất Hạnh nói hay và viết giỏi. Trí Quang có tài lãnh đạo và được quần chúng tin tưởng. Quảng Độ học vấn cao và giỏi ngoại ngữ.
Xưa có ba nhà sư
Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, họ tranh đấu cùng những nhà sư khác. Nhất Hạnh kêu gọi tự do tôn giáo và hòa bình cho Việt Nam ở hải ngoại. Trí Quang dẫn đầu hàng vạn các nhà sư, Phật tử biểu tình ở Sài Gòn. Quảng Độ, nhỏ tuổi nhất trong ba người, sát cánh cùng Phật tử trên đường phố.
Xưa có ba nhà sư
Khi những người cộng sản đến, họ rẽ ra ba hướng khác nhau. Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới với tăng đoàn Làng Mai. Trí Quang chịu cảnh tù đày và không bao giờ nói về chính trị nữa. Quảng Độ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, trở thành nhà sư bị giam lỏng lâu nhất ở Việt Nam.
1997
Đó là vào một ngày tháng 10 năm 1997, trong một rạp hát ở thành phố Berkeley nước Mỹ, khoảng 3.500 người đã mua vé 20 đô-la mỗi người ngồi im lặng để đợi gặp một nhà sư mà họ kính trọng nhất.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 16 tuổi tại Huế. Ảnh: Làng Mai.
Tiếng chuông vang lên, một nhà sư hô “tất cả đứng”, Thiền sư Nhất Hạnh trong bộ áo tràng màu nâu dẫn đầu 35 tăng, ni bước chậm rãi ra sân khấu.
Nhiều khán giả chấp hai tay trước ngực, hướng mắt về sân khấu. Ngồi trên một bục cao bên cạnh một chiếc chuông đồng lớn và một dàn hoa mặt trời khổng lồ, Thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu nói về chánh niệm. “Hãy học cách thôi vội vã”, ông nói với khán giả. “Nhiều người trong chúng ta lúc nào cũng vội vã với mọi thứ trong cuộc sống”.
“Xã hội của chúng ta rất là cá nhân, ích kỷ vì nhiều người chỉ biết nghĩ cho họ bản thân họ mà thôi… Thế nhưng, thật ra nếu bạn có khao khát, có ý định để giúp đời thì điều đó vẫn còn rất khó khăn đối với bạn, bởi vì nếu bạn không an yên trong chính bản thân mình thì thật rất khó để kết nối với người khác một cách an lạc để giúp đỡ họ,” ông nói với nhà báo Don Lattin của San Francisco Chronicle.
Vào lúc này, Thiền sư Nhất Hạnh đã nổi tiếng trên thế giới nhờ nói về chánh niệm và hòa bình cho nhân loại. Sau năm 1975, ông không nói về nhân quyền ở Việt Nam trên báo chí quốc tế nữa, mặc dù Phật giáo nước ông đương lúc nghiêng ngửa.
Cũng vào lúc này, cách nước Mỹ hàng vạn dặm, Hòa thượng Quảng Độ đang viết bộ từ điển Phật Quang trong nhà tù. Ông bị kêu án tù 5 năm vào năm 1995 vì đi giúp đồng bào miền Tây gặp lũ lụt. Mười năm trước đó, ông chứng kiến mẹ mình đã chết trong đói rét vì bị chính quyền lưu đày cùng ông ở Thái Bình.
Vào năm 1997, Hòa thượng Trí Quang đã quen với cuộc sống êm đềm của mình. Ông không nói về chính trị hay tranh đấu bất bạo động nữa.
Sau năm 1975, ông phải ngồi xe lăn để trị đôi chân đã teo lại vì bị chính quyền mới tra tấn, theo một nhà sư bị giam giữ cùng ông khi đó. Báo chí quốc tế cũng thôi nhắc đến ông trong các bi kịch của Phật giáo miền Nam từ thập niên 1980.
Tuổi thơ thời loạn
Sinh ra trong thời kỳ loạn khi người Pháp, người Nhật thay nhau điều khiển đất nước, họ đều đã chứng kiến những điều kinh hoàng của lịch sử.
Ở tận làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình, một hôm mẹ của Trí Quang ra chợ thì gặp hai nhà sư làm bà bị ấn tượng mạnh, ông kể trong tự truyện tự ghi. Về nhà, bà nói với ông xã rằng gia đình phải có ai đi tu như hai thầy ấy. Thế là vào giao thừa năm 1938, Trí Quang bấy giờ 15 tuổi được xuống tóc rồi đi tu chùa Phổ Minh. Một năm sau, ông chuyển vào Huế để tu học trong sáu năm. Khi phụ trách Ủy ban Phật giáo Cứu Quốc tỉnh Quảng Bình (được xem như thành viên của Mặt trận Việt Minh), ông chứng kiến cảnh đồng môn mình kẻ chết, người đổ máu trong kháng chiến chống Pháp.
Ở Huế, Nhất Hạnh lớn lên trong một gia đình có cha làm việc cho chính quyền của vua Bảo Đại. Ông nói rằng từ nhỏ ông đã thấy hạt giống của Phật tổ nảy sinh trong ông. Trả lời phóng vên Don Lattin về thời thơ ấu, ông nói, những ngày đi học ở trường làng, ông cùng bạn bè đi xin từng nhà mỗi chén gạo để cứu đói cho dân chúng, nhưng họ cũng phải sớm quyết định rằng ai được ăn và ai không vì không đủ gạo. Năm 1942, Thiền sư Nhất Hạnh khi đó 16 tuổi xuất gia tại chùa Từ Hiếu, Huế.
Cũng trong năm đó, một người thiếu niên 15 tuổi ở Thái Bình ra tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay) để xuất gia tại chùa Thanh Lam, lấy pháp danh là Quảng Độ. Ông kể rằng, chỉ ba năm sau khi xuất gia, ông chứng kiến thầy của mình bị nghi là Việt gian rồi bị Việt Minh trói như một tên tội phạm để mang ra sân đình, tại đó thầy ông bị đấu tố rồi xử tử bằng ba phát đạn. Lúc đó, người thanh niên 18 tuổi thề rằng sẽ lấy lòng từ bi, khoan dung và bất bạo động của Phật giáo để chống sự cuồng tín, bất dung.
Chung một chí hướng
Sau thảm kịch chùa Thanh Lam, Thích Quảng Độ đi học ở Hà Nội. Lúc này, hai người Trí Quang và Nhất Hạnh có lẽ đã gặp nhau tại Huế.
Khi đó, Phật học viện Báo Quốc ở Huế mới vừa thành lập vào năm 1947. Một năm sau, Trí Quang vào dạy học ở đây, và Nhất Hạnh lúc đó đã là học tăng của học viện.
Năm 1950, Trí Quang vào Sài Gòn lần đầu tiên, Nhất Hạnh cũng vào cùng năm với ông. Tại Sài Gòn, Trí Quang cùng các nhà sư khác đã hợp nhất ba phật học viện thành một rồi đặt tại chùa Ấn Quang, Nhất Hạnh cũng bắt đầu dạy học ở đây.
Cả hai người, Nhất Hạnh và Trí Quang, đều có chung một tham vọng là làm sao để Phật giáo thống nhất, phát triển đạo Phật trở thành quốc giáo [1]. Hai người đã bắt làm báo với cái tham vọng đó.
Sau Hiệp định Geneva năm 1954, đất nước tạm thời chia đôi, Trí Quang làm chủ bút của tờ Viên Âm. Một năm sau, Nhất Hạnh được giao làm chủ bút tờ Phật giáo Việt Nam nhưng phải đình bản sau hai năm hoạt động vì lên tiếng mạnh mẽ cho sự thống nhất Phật giáo.
Khi ấy, cả hai người đều chịu sự đau khổ giày vò. Nhất Hạnh bị “tước bỏ khí giới” tranh đấu của mình, rồi về tạm lánh cùng bè bạn ở một nơi quạnh quẽ tại Lâm Đồng. Trí Quang bị ám ảnh cảnh mẹ ông bị đấu tố vào năm 1956, ông lang thang vào Nha Trang rồi trở về Huế năm 1960. Tuy vậy, Trí Quang không sao quên được bi kịch của mẹ, lại thêm cảnh Phật giáo bị chèn ép, làm ông càng bức bối.
Năm 1958, Quảng Độ đã trở về Sài Gòn sau khi du học ở Sri Lanka và Ấn Độ. Dưới chế độ kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, căng thẳng giữa Quốc gia và Cộng sản, hai người Nhất Hạnh và Quảng Độ đều còn trẻ nên chưa làm được gì to tát. Nhưng có lẽ cả ba đều cảm nhận được một con sóng lớn đang đến với Phật giáo miền Nam.
Trong cuốn Nẻo về của ý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vào năm 1961, khi nơi trú ngụ của ông và bạn bè bị bố ráp, ông phải về Sài Gòn để tạm lánh cho an toàn rồi, trong thời cuộc khó khăn như vậy, ông sang Mỹ để nghiên cứu về Phật giáo tại Đại học Princeton rồi giảng dạy tại Đại học Columbia.
Xưa có ba nhà sư. Ảnh: luatkhoa.org
Những ngày tranh đấu
Tối ngày 8 Tháng năm, 1963, khi Thượng tọa Trí Quang, Hội trưởng hội Phật giáo Trung phần bước vào Đài phát thanh Huế cùng ông tỉnh trưởng để dàn xếp cuộc biểu tình thì tiếng súng nổ vào đám đông Phật tử đang vây quanh đài phát thanh. Tối hôm đó, Đài phát thanh Huế không phát chương trình lễ Phật Đản được thu vào buổi sáng như đã hứa, lại thêm vụ chính quyền yêu cầu không treo cờ Phật giáo nên dân chúng càng thêm tức giận. Phải đến hai giờ sáng, đám đông mới giải tán. Đêm đó, nhiều người bị thương nặng và tám người chết.
Tờ mờ sáng hôm sau, khi Thượng tọa Trí Quang còn đang nằm nghỉ thì ngoài đường phố tiếng thanh niên cầm theo cờ Phật giáo đã xôn xao ngoài phố. Cũng trong hôm ấy, Phật giáo Sài Gòn quyết định thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo (gọi tắt là Liên phái) xác định tranh đấu lâu dài. Thượng tọa Trí Quang nằm trong Ban cố vấn, và Đại đức Quảng Độ làm phụ tá cho uỷ viên ngoại giao của Liên phái.
Mục tiêu của Liên phái muốn chính phủ đáp ứng năm nguyện vọng: thu hồi công điện triệt hạ cờ Phật giáo, đạo Phật phải được đối xử bình đẳng với đạo Thiên Chúa, chấm dứt đàn áp tín đồ Phật giáo, tăng ni phải được tự do truyền đạo và người chết phải được bồi thường cũng như kẻ chủ mưu phải đền tội.
Hai ngày đầu sau sự kiện ở Đài phát thanh Huế, phật tử còn biểu tình tự phát nhưng những ngày sau đó thì được tổ chức trật tự hơn theo ý của Thượng tọa Trí Quang, truyện này được ông ghi lại trong tiểu truyện tự ghi của mình. Ông cũng bày ra cách cho phật tử đến chùa Từ Đàm tụng kinh hàng tuần cho những phật tử đã chết. Ở Sài Gòn, các nhà sư tổ chức các đám rước linh từ chùa này sang chùa kia, tổ chức những cuộc biểu tình, tuyệt thực.
Tuy vậy, chính quyền ngày càng đàn áp dữ dội, nhiều chùa ở Huế bị phong tỏa, tăng ni ở Sài Gòn bị trấn áp công khai. Phải đến sau khi Hòa thượng Thích Quảng Đức, 73 tuổi, tự thiêu vào ngày 11 Tháng Sáu, 1963 thì tình hình mới cải thiện đáng kể. Trí Quang từ Huế vào Sài Gòn để thương thảo với chính phủ.
Năm ngày sau khi Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu, Liên phái ký với chính phủ một thông cáo chung nhằm đáp ứng năm nguyện vọng của Phật giáo. Tuy nhiên, thông cáo này không được chính phủ thực hiện, làm quần chúng, tăng ni giận dữ.
Theo Thích Nhất Hạnh, khi ấy, ông đang ở Mỹ cũng bắt đầu vận động cho quyền tự do tôn giáo và bài chiến tranh ở quê nhà. Ông xuất hiện trên truyền hình, gặp ký giả, dịch các tài liệu về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vận động các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào tình hình đang căng thẳng ở miền Nam.
Theo Thích Trí Quang kể lại trong tự truyện tự ghi của mình, buổi sáng ngày 17 Tháng bảy, 1963, Đại đức Quảng Độ không đi đưa tin do mình dịch từ báo nước ngoài đến chùa Xá Lợi nữa. Hôm đó, rất đông tín đồ Phật giáo đổ về chùa Giác Minh nơi các nhà sư đang tuyệt thực. Dòng người nhanh chóng biến thành một cuộc biểu tình khổng lồ. Khi phật tử đến gần chùa Giác Minh thì bị cảnh sát chặn lại, Đại đức Quảng Độ đã bước xuống đường cùng tín đồ, điều hành cuộc biểu tình trong tinh thần đấu tranh của Phật giáo và sự bao vây của cảnh sát chiến đấu. Sư Tuệ giác trong cuốn Việt Nam Phật giáo Tranh đấu sử, hơn 10 giờ sáng hôm đó, cuộc biểu tình biến thành một cuộc ẩu đả với cảnh sát, đầu Đại đức Quảng Độ bị rách, máu chảy xuống mặt, phật tử nào không bị cảnh sát bắt thì trở về chùa Giác Minh cầm cự khi hàng rào thép gai đã phong tỏa hơn 600 tăng, ni và tín đồ trong 54 tiếng đồng hồ.
Đến ngày 20 Tháng tám, 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm quyết lập lại trật tự. Một ngày sau lệnh thiết quân luật, các nhà sư bị bắt giam, phật tử bị trấn áp. Đại đức Quảng Độ bị bắt giam. Thượng tọa Trí Quang lẻn vào Tòa đại sứ Mỹ xin tị nạn.
Từ lúc đó cho đến khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát vào ngày 2 Tháng Mười Một, 1963, cuộc tranh đấu chỉ còn trông cậy vào phật tử, quân đội và áp lực của quốc tế.
Vào Tháng Mười Hai, 1963, khi cuộc tranh đấu đã thành công, Thượng tọa Trí Quang cùng các nhà sư khác thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại đức Quảng Độ sang nước ngoài chữa bệnh, Đại đức Nhất Hạnh trở về Sài Gòn.
Trong khi Thượng tọa Trí Quang huy động phật tử, tăng ni tiếp tục tranh đấu chính trị thì Đại đức Nhất Hạnh đã tham gia thành lập các cơ sở như mong ước của ông như Nhà xuất bản Lá Bối, Viện Đại học Vạn Hạnh, Trường thanh niên Phụng sự Xã hội, và Dòng tu Tiếp hiện (một dòng tu thể hiện sự dấn thân của Phật giáo vào đời sống).
Đến Tháng Năm, 1966, Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến tranh ở Việt Nam. Sau ba tháng, chính phủ miền Nam không cho ông trở về nước. Lúc này, ông bắt đầu nổi tiếng trên thế giới như một nhà sư đại diện cho hòa bình của Việt Nam. Một năm sau, ông được Mục sư Martin Luther King đề cử Giải Nobel Hòa Bình.
Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến ở Việt Nam. Chuyển đi của ông dự định trong ba tháng nhưng sau đó chính phủ Việt Nam Cộng hòa không cho ông trở về. Ảnh: PVCEB.
Đường chia ba ngã
Đầu năm 2005, trong sự chào đón nồng nhiệt và tự hào của quần chúng, Thiền sư Nhất Hạnh về nước sau gần 40 năm xa quê hương với tăng đoàn khoảng 200 người của mình. Ông xuất hiện trong những buổi nói chuyện mà khán giả là đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.
Cũng vào lúc đó, Hòa thượng Quảng Độ sống một mình trong một căn phòng bị khóa tại Thiền viện Thanh Minh tại thành phố Hồ Chí Minh. Ở bên kia đường, công an có mặt ngày đêm chỉ để canh giữ ông.
Trong lần về nước sau 40 năm của mình, Thiền sư Nhất Hạnh đến thăm Hòa thượng Trí Quang nhưng không thăm được Hòa Thượng Quảng Độ.
Trong mắt báo chí Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một “khúc ruột ngàn dặm” đầy tự hào nay đã trở về quê hương để góp thêm sinh khí cho dân tộc. Còn Hòa thượng Quảng Độ như một thứ ung nhọt mà chính quyền đã tìm mọi cách cô lập. Nhưng trước kia, họ đều là những nhà sư như nhau cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ.
Sau năm 1975, trong khi Thiền sư Nhất Hạnh gây dựng tăng đoàn Làng Mai của mình ở nước Pháp, Hòa thượng Trí Quang bị giam một năm rưỡi trong một cái hố như một cỗ quan tài, mỗi ngày ông được ra ngoài 15 phút để tắm rửa. Từ đó, người ta không thấy ông hô hào cho những cuộc biểu tình, những nguyện vọng của Phật giáo, báo chí quốc tế không thể tiếp cận trực tiếp ông cho đến ngày ông mất.
Sau chiến tranh, Hòa thượng Quảng Độ cùng một vài nhà sư khác tranh đấu cho những nhà sư tự thiêu vì tôn giáo và chống lại ý đồ xóa bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chế độ mới. Ông và các nhà sư khác đã chiến đấu ở một nơi không có báo chí quốc tế, không có tòa án độc lập, không có tự do hiệp hội, ngày cũng như đêm, xác người vì tự thiêu có thể đã nhiều hơn trong chế độ cũ. Ông chưa bao giờ thỏa hiệp với chính quyền về cuộc tranh đấu của mình cho đến lúc ông qua đời.
Xưa có ba nhà sư: Nhất Hạnh, Trí Quang và Quảng Độ. Khi những người cộng sản đến, cuộc đời họ đã rẽ ra ba hướng.
(Theo Luatkhoa.org)
Trích dẫn:
[1] Xem các số của Tạp chí Phật giáo từ số 2 đến số 28, và cuốn Nẻo về của ý (Thiền sư Thích Nhất Hạnh).
Tài liệu tham khảo:
Tiểu truyện tự ghi, Hòa thượng Thích Trí Quang.
Trí Quang Tự Truyện, Hòa thượng Thích Trí Quang.
Nẻo về của ý, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Chân Đạt dịch.
Modernity and Re-enchantment Religion in Post..
V.v...
Xưa có ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ
Trần Phương
22 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Từ trái: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Trí Quang, và Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ảnh: Wikipedia, Phật tử Việt Nam
Xưa có ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ. Cả bà đều tinh thông Phật pháp. Nhất Hạnh nói hay và viết giỏi. Trí Quang có tài lãnh đạo và được quần chúng tin tưởng. Quảng Độ học vấn cao và giỏi ngoại ngữ.
Xưa có ba nhà sư
Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, họ tranh đấu cùng những nhà sư khác. Nhất Hạnh kêu gọi tự do tôn giáo và hòa bình cho Việt Nam ở hải ngoại. Trí Quang dẫn đầu hàng vạn các nhà sư, Phật tử biểu tình ở Sài Gòn. Quảng Độ, nhỏ tuổi nhất trong ba người, sát cánh cùng Phật tử trên đường phố.
Xưa có ba nhà sư
Khi những người cộng sản đến, họ rẽ ra ba hướng khác nhau. Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới với tăng đoàn Làng Mai. Trí Quang chịu cảnh tù đày và không bao giờ nói về chính trị nữa. Quảng Độ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, trở thành nhà sư bị giam lỏng lâu nhất ở Việt Nam.
1997
Đó là vào một ngày tháng 10 năm 1997, trong một rạp hát ở thành phố Berkeley nước Mỹ, khoảng 3.500 người đã mua vé 20 đô-la mỗi người ngồi im lặng để đợi gặp một nhà sư mà họ kính trọng nhất.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 16 tuổi tại Huế. Ảnh: Làng Mai.
Tiếng chuông vang lên, một nhà sư hô “tất cả đứng”, Thiền sư Nhất Hạnh trong bộ áo tràng màu nâu dẫn đầu 35 tăng, ni bước chậm rãi ra sân khấu.
Nhiều khán giả chấp hai tay trước ngực, hướng mắt về sân khấu. Ngồi trên một bục cao bên cạnh một chiếc chuông đồng lớn và một dàn hoa mặt trời khổng lồ, Thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu nói về chánh niệm. “Hãy học cách thôi vội vã”, ông nói với khán giả. “Nhiều người trong chúng ta lúc nào cũng vội vã với mọi thứ trong cuộc sống”.
“Xã hội của chúng ta rất là cá nhân, ích kỷ vì nhiều người chỉ biết nghĩ cho họ bản thân họ mà thôi… Thế nhưng, thật ra nếu bạn có khao khát, có ý định để giúp đời thì điều đó vẫn còn rất khó khăn đối với bạn, bởi vì nếu bạn không an yên trong chính bản thân mình thì thật rất khó để kết nối với người khác một cách an lạc để giúp đỡ họ,” ông nói với nhà báo Don Lattin của San Francisco Chronicle.
Vào lúc này, Thiền sư Nhất Hạnh đã nổi tiếng trên thế giới nhờ nói về chánh niệm và hòa bình cho nhân loại. Sau năm 1975, ông không nói về nhân quyền ở Việt Nam trên báo chí quốc tế nữa, mặc dù Phật giáo nước ông đương lúc nghiêng ngửa.
Cũng vào lúc này, cách nước Mỹ hàng vạn dặm, Hòa thượng Quảng Độ đang viết bộ từ điển Phật Quang trong nhà tù. Ông bị kêu án tù 5 năm vào năm 1995 vì đi giúp đồng bào miền Tây gặp lũ lụt. Mười năm trước đó, ông chứng kiến mẹ mình đã chết trong đói rét vì bị chính quyền lưu đày cùng ông ở Thái Bình.
Vào năm 1997, Hòa thượng Trí Quang đã quen với cuộc sống êm đềm của mình. Ông không nói về chính trị hay tranh đấu bất bạo động nữa.
Sau năm 1975, ông phải ngồi xe lăn để trị đôi chân đã teo lại vì bị chính quyền mới tra tấn, theo một nhà sư bị giam giữ cùng ông khi đó. Báo chí quốc tế cũng thôi nhắc đến ông trong các bi kịch của Phật giáo miền Nam từ thập niên 1980.
Tuổi thơ thời loạn
Sinh ra trong thời kỳ loạn khi người Pháp, người Nhật thay nhau điều khiển đất nước, họ đều đã chứng kiến những điều kinh hoàng của lịch sử.
Ở tận làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình, một hôm mẹ của Trí Quang ra chợ thì gặp hai nhà sư làm bà bị ấn tượng mạnh, ông kể trong tự truyện tự ghi. Về nhà, bà nói với ông xã rằng gia đình phải có ai đi tu như hai thầy ấy. Thế là vào giao thừa năm 1938, Trí Quang bấy giờ 15 tuổi được xuống tóc rồi đi tu chùa Phổ Minh. Một năm sau, ông chuyển vào Huế để tu học trong sáu năm. Khi phụ trách Ủy ban Phật giáo Cứu Quốc tỉnh Quảng Bình (được xem như thành viên của Mặt trận Việt Minh), ông chứng kiến cảnh đồng môn mình kẻ chết, người đổ máu trong kháng chiến chống Pháp.
Ở Huế, Nhất Hạnh lớn lên trong một gia đình có cha làm việc cho chính quyền của vua Bảo Đại. Ông nói rằng từ nhỏ ông đã thấy hạt giống của Phật tổ nảy sinh trong ông. Trả lời phóng vên Don Lattin về thời thơ ấu, ông nói, những ngày đi học ở trường làng, ông cùng bạn bè đi xin từng nhà mỗi chén gạo để cứu đói cho dân chúng, nhưng họ cũng phải sớm quyết định rằng ai được ăn và ai không vì không đủ gạo. Năm 1942, Thiền sư Nhất Hạnh khi đó 16 tuổi xuất gia tại chùa Từ Hiếu, Huế.
Cũng trong năm đó, một người thiếu niên 15 tuổi ở Thái Bình ra tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay) để xuất gia tại chùa Thanh Lam, lấy pháp danh là Quảng Độ. Ông kể rằng, chỉ ba năm sau khi xuất gia, ông chứng kiến thầy của mình bị nghi là Việt gian rồi bị Việt Minh trói như một tên tội phạm để mang ra sân đình, tại đó thầy ông bị đấu tố rồi xử tử bằng ba phát đạn. Lúc đó, người thanh niên 18 tuổi thề rằng sẽ lấy lòng từ bi, khoan dung và bất bạo động của Phật giáo để chống sự cuồng tín, bất dung.
Chung một chí hướng
Sau thảm kịch chùa Thanh Lam, Thích Quảng Độ đi học ở Hà Nội. Lúc này, hai người Trí Quang và Nhất Hạnh có lẽ đã gặp nhau tại Huế.
Khi đó, Phật học viện Báo Quốc ở Huế mới vừa thành lập vào năm 1947. Một năm sau, Trí Quang vào dạy học ở đây, và Nhất Hạnh lúc đó đã là học tăng của học viện.
Năm 1950, Trí Quang vào Sài Gòn lần đầu tiên, Nhất Hạnh cũng vào cùng năm với ông. Tại Sài Gòn, Trí Quang cùng các nhà sư khác đã hợp nhất ba phật học viện thành một rồi đặt tại chùa Ấn Quang, Nhất Hạnh cũng bắt đầu dạy học ở đây.
Cả hai người, Nhất Hạnh và Trí Quang, đều có chung một tham vọng là làm sao để Phật giáo thống nhất, phát triển đạo Phật trở thành quốc giáo [1]. Hai người đã bắt làm báo với cái tham vọng đó.
Sau Hiệp định Geneva năm 1954, đất nước tạm thời chia đôi, Trí Quang làm chủ bút của tờ Viên Âm. Một năm sau, Nhất Hạnh được giao làm chủ bút tờ Phật giáo Việt Nam nhưng phải đình bản sau hai năm hoạt động vì lên tiếng mạnh mẽ cho sự thống nhất Phật giáo.
Khi ấy, cả hai người đều chịu sự đau khổ giày vò. Nhất Hạnh bị “tước bỏ khí giới” tranh đấu của mình, rồi về tạm lánh cùng bè bạn ở một nơi quạnh quẽ tại Lâm Đồng. Trí Quang bị ám ảnh cảnh mẹ ông bị đấu tố vào năm 1956, ông lang thang vào Nha Trang rồi trở về Huế năm 1960. Tuy vậy, Trí Quang không sao quên được bi kịch của mẹ, lại thêm cảnh Phật giáo bị chèn ép, làm ông càng bức bối.
Năm 1958, Quảng Độ đã trở về Sài Gòn sau khi du học ở Sri Lanka và Ấn Độ. Dưới chế độ kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, căng thẳng giữa Quốc gia và Cộng sản, hai người Nhất Hạnh và Quảng Độ đều còn trẻ nên chưa làm được gì to tát. Nhưng có lẽ cả ba đều cảm nhận được một con sóng lớn đang đến với Phật giáo miền Nam.
Trong cuốn Nẻo về của ý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vào năm 1961, khi nơi trú ngụ của ông và bạn bè bị bố ráp, ông phải về Sài Gòn để tạm lánh cho an toàn rồi, trong thời cuộc khó khăn như vậy, ông sang Mỹ để nghiên cứu về Phật giáo tại Đại học Princeton rồi giảng dạy tại Đại học Columbia.
Xưa có ba nhà sư. Ảnh: luatkhoa.org
Những ngày tranh đấu
Tối ngày 8 Tháng năm, 1963, khi Thượng tọa Trí Quang, Hội trưởng hội Phật giáo Trung phần bước vào Đài phát thanh Huế cùng ông tỉnh trưởng để dàn xếp cuộc biểu tình thì tiếng súng nổ vào đám đông Phật tử đang vây quanh đài phát thanh. Tối hôm đó, Đài phát thanh Huế không phát chương trình lễ Phật Đản được thu vào buổi sáng như đã hứa, lại thêm vụ chính quyền yêu cầu không treo cờ Phật giáo nên dân chúng càng thêm tức giận. Phải đến hai giờ sáng, đám đông mới giải tán. Đêm đó, nhiều người bị thương nặng và tám người chết.
Tờ mờ sáng hôm sau, khi Thượng tọa Trí Quang còn đang nằm nghỉ thì ngoài đường phố tiếng thanh niên cầm theo cờ Phật giáo đã xôn xao ngoài phố. Cũng trong hôm ấy, Phật giáo Sài Gòn quyết định thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo (gọi tắt là Liên phái) xác định tranh đấu lâu dài. Thượng tọa Trí Quang nằm trong Ban cố vấn, và Đại đức Quảng Độ làm phụ tá cho uỷ viên ngoại giao của Liên phái.
Mục tiêu của Liên phái muốn chính phủ đáp ứng năm nguyện vọng: thu hồi công điện triệt hạ cờ Phật giáo, đạo Phật phải được đối xử bình đẳng với đạo Thiên Chúa, chấm dứt đàn áp tín đồ Phật giáo, tăng ni phải được tự do truyền đạo và người chết phải được bồi thường cũng như kẻ chủ mưu phải đền tội.
Hai ngày đầu sau sự kiện ở Đài phát thanh Huế, phật tử còn biểu tình tự phát nhưng những ngày sau đó thì được tổ chức trật tự hơn theo ý của Thượng tọa Trí Quang, truyện này được ông ghi lại trong tiểu truyện tự ghi của mình. Ông cũng bày ra cách cho phật tử đến chùa Từ Đàm tụng kinh hàng tuần cho những phật tử đã chết. Ở Sài Gòn, các nhà sư tổ chức các đám rước linh từ chùa này sang chùa kia, tổ chức những cuộc biểu tình, tuyệt thực.
Tuy vậy, chính quyền ngày càng đàn áp dữ dội, nhiều chùa ở Huế bị phong tỏa, tăng ni ở Sài Gòn bị trấn áp công khai. Phải đến sau khi Hòa thượng Thích Quảng Đức, 73 tuổi, tự thiêu vào ngày 11 Tháng Sáu, 1963 thì tình hình mới cải thiện đáng kể. Trí Quang từ Huế vào Sài Gòn để thương thảo với chính phủ.
Năm ngày sau khi Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu, Liên phái ký với chính phủ một thông cáo chung nhằm đáp ứng năm nguyện vọng của Phật giáo. Tuy nhiên, thông cáo này không được chính phủ thực hiện, làm quần chúng, tăng ni giận dữ.
Theo Thích Nhất Hạnh, khi ấy, ông đang ở Mỹ cũng bắt đầu vận động cho quyền tự do tôn giáo và bài chiến tranh ở quê nhà. Ông xuất hiện trên truyền hình, gặp ký giả, dịch các tài liệu về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vận động các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào tình hình đang căng thẳng ở miền Nam.
Theo Thích Trí Quang kể lại trong tự truyện tự ghi của mình, buổi sáng ngày 17 Tháng bảy, 1963, Đại đức Quảng Độ không đi đưa tin do mình dịch từ báo nước ngoài đến chùa Xá Lợi nữa. Hôm đó, rất đông tín đồ Phật giáo đổ về chùa Giác Minh nơi các nhà sư đang tuyệt thực. Dòng người nhanh chóng biến thành một cuộc biểu tình khổng lồ. Khi phật tử đến gần chùa Giác Minh thì bị cảnh sát chặn lại, Đại đức Quảng Độ đã bước xuống đường cùng tín đồ, điều hành cuộc biểu tình trong tinh thần đấu tranh của Phật giáo và sự bao vây của cảnh sát chiến đấu. Sư Tuệ giác trong cuốn Việt Nam Phật giáo Tranh đấu sử, hơn 10 giờ sáng hôm đó, cuộc biểu tình biến thành một cuộc ẩu đả với cảnh sát, đầu Đại đức Quảng Độ bị rách, máu chảy xuống mặt, phật tử nào không bị cảnh sát bắt thì trở về chùa Giác Minh cầm cự khi hàng rào thép gai đã phong tỏa hơn 600 tăng, ni và tín đồ trong 54 tiếng đồng hồ.
Đến ngày 20 Tháng tám, 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm quyết lập lại trật tự. Một ngày sau lệnh thiết quân luật, các nhà sư bị bắt giam, phật tử bị trấn áp. Đại đức Quảng Độ bị bắt giam. Thượng tọa Trí Quang lẻn vào Tòa đại sứ Mỹ xin tị nạn.
Từ lúc đó cho đến khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát vào ngày 2 Tháng Mười Một, 1963, cuộc tranh đấu chỉ còn trông cậy vào phật tử, quân đội và áp lực của quốc tế.
Vào Tháng Mười Hai, 1963, khi cuộc tranh đấu đã thành công, Thượng tọa Trí Quang cùng các nhà sư khác thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại đức Quảng Độ sang nước ngoài chữa bệnh, Đại đức Nhất Hạnh trở về Sài Gòn.
Trong khi Thượng tọa Trí Quang huy động phật tử, tăng ni tiếp tục tranh đấu chính trị thì Đại đức Nhất Hạnh đã tham gia thành lập các cơ sở như mong ước của ông như Nhà xuất bản Lá Bối, Viện Đại học Vạn Hạnh, Trường thanh niên Phụng sự Xã hội, và Dòng tu Tiếp hiện (một dòng tu thể hiện sự dấn thân của Phật giáo vào đời sống).
Đến Tháng Năm, 1966, Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến tranh ở Việt Nam. Sau ba tháng, chính phủ miền Nam không cho ông trở về nước. Lúc này, ông bắt đầu nổi tiếng trên thế giới như một nhà sư đại diện cho hòa bình của Việt Nam. Một năm sau, ông được Mục sư Martin Luther King đề cử Giải Nobel Hòa Bình.
Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến ở Việt Nam. Chuyển đi của ông dự định trong ba tháng nhưng sau đó chính phủ Việt Nam Cộng hòa không cho ông trở về. Ảnh: PVCEB.
Đường chia ba ngã
Đầu năm 2005, trong sự chào đón nồng nhiệt và tự hào của quần chúng, Thiền sư Nhất Hạnh về nước sau gần 40 năm xa quê hương với tăng đoàn khoảng 200 người của mình. Ông xuất hiện trong những buổi nói chuyện mà khán giả là đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.
Cũng vào lúc đó, Hòa thượng Quảng Độ sống một mình trong một căn phòng bị khóa tại Thiền viện Thanh Minh tại thành phố Hồ Chí Minh. Ở bên kia đường, công an có mặt ngày đêm chỉ để canh giữ ông.
Trong lần về nước sau 40 năm của mình, Thiền sư Nhất Hạnh đến thăm Hòa thượng Trí Quang nhưng không thăm được Hòa Thượng Quảng Độ.
Trong mắt báo chí Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một “khúc ruột ngàn dặm” đầy tự hào nay đã trở về quê hương để góp thêm sinh khí cho dân tộc. Còn Hòa thượng Quảng Độ như một thứ ung nhọt mà chính quyền đã tìm mọi cách cô lập. Nhưng trước kia, họ đều là những nhà sư như nhau cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ.
Sau năm 1975, trong khi Thiền sư Nhất Hạnh gây dựng tăng đoàn Làng Mai của mình ở nước Pháp, Hòa thượng Trí Quang bị giam một năm rưỡi trong một cái hố như một cỗ quan tài, mỗi ngày ông được ra ngoài 15 phút để tắm rửa. Từ đó, người ta không thấy ông hô hào cho những cuộc biểu tình, những nguyện vọng của Phật giáo, báo chí quốc tế không thể tiếp cận trực tiếp ông cho đến ngày ông mất.
Sau chiến tranh, Hòa thượng Quảng Độ cùng một vài nhà sư khác tranh đấu cho những nhà sư tự thiêu vì tôn giáo và chống lại ý đồ xóa bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chế độ mới. Ông và các nhà sư khác đã chiến đấu ở một nơi không có báo chí quốc tế, không có tòa án độc lập, không có tự do hiệp hội, ngày cũng như đêm, xác người vì tự thiêu có thể đã nhiều hơn trong chế độ cũ. Ông chưa bao giờ thỏa hiệp với chính quyền về cuộc tranh đấu của mình cho đến lúc ông qua đời.
Xưa có ba nhà sư: Nhất Hạnh, Trí Quang và Quảng Độ. Khi những người cộng sản đến, cuộc đời họ đã rẽ ra ba hướng.
(Theo Luatkhoa.org)
Trích dẫn:
[1] Xem các số của Tạp chí Phật giáo từ số 2 đến số 28, và cuốn Nẻo về của ý (Thiền sư Thích Nhất Hạnh).
Tài liệu tham khảo:
Tiểu truyện tự ghi, Hòa thượng Thích Trí Quang.
Trí Quang Tự Truyện, Hòa thượng Thích Trí Quang.
Nẻo về của ý, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Chân Đạt dịch.
Modernity and Re-enchantment Religion in Post..
V.v...
Last edited by LDN on Fri Feb 04, 2022 11:02 am; edited 5 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
Quân Đội Mỹ tài thiệt , giết 300,000 dân Bến Tre và tiêu hủy 300,000 xác chết bay vào không khí
_________________
8DonCo
Re: Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
???
Không dám cười lớn. Vc tuyên truyền?
Ông TNH này kontrovers, hồi ông ta còn sống nghe đồn ông ta thân cộng ? nên không đọc sách ông ta viết và không để ý ông ta.
Không dám cười lớn. Vc tuyên truyền?
Ông TNH này kontrovers, hồi ông ta còn sống nghe đồn ông ta thân cộng ? nên không đọc sách ông ta viết và không để ý ông ta.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
Giờ mới hiểu bro 8 nói gì
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI --- (Tác giả : LM Phêrô Nguyễn Văn Khải)
3caytruc
Tác giả : LM Phêrô Nguyễn Văn KhảiNguồn: Diển đàn Phục Hưng Việt @googlegroups.comNgày đăng: 2022-01-24
Về đời sống của Thiền sư TNH: ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập môn phái riêng của ông, ông có gia đình, có vợ con. Ông chỉ nhận là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, là thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, ông là người thẳng thắn !
Về sách vở của Thiền sư TNH: xét trên quan điểm tâm linh tôn giáo, cụ thể là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư tưởng gì cao sâu, độc đáo.
Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã bắt chước theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có cải biên và thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm.
Giới trí thức thiên tả nửa nạc nửa mỡ ăn chơi sa đọa ở Tây Phương, chẳng còn biết gì đến đức tin là gì, muốn chứng tỏ mình cũng là con người nhân bản và quan tâm đến tôn giáo thì thích sách ông và cách tu của ông như một cái mode thời thượng. Một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai giống như một kiểu đi vào resort hạng sang khác lạ vậy thôi.
Giới trí thức Phật giáo và những nhà tu Phật giáo uyên thâm, những người dấn thân thật trong lãnh vực tâm linh, những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của ông nhạt như nước ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. Ở những nơi ấy sách vở và cách tu của ông không có đất sống. Các bạn có thấy có Trung tâm Làng Mai nào ở Nhật không? Không! Cả ở Hàn Quốc, Đài Loan cũng không!
Về đời sống dấn thân của Thiền sư: trước sau ông chỉ lợi dụng nỗi đau của đồng loại để làm lợi cho ông và môn phái của ông. Ông dường như không quan tâm đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Trước 1975, ông chống VNCH, ông "phản chiến" cuộc chiến bảo vệ tự do và độc lập của Miền Nam. Ông không phản đối cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Ông thân cộng và làm lợi cho cộng sản. Chính quyền VNCH nhân đạo nên chỉ trục xuất ông.
Ông đi đêm với CS bao nhiêu lần. Trước sau 1975 CS lợi dụng ông và ông lợi dụng CS bao nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo nên CS đã lợi dụng ông đê tuyên truyền cho chúng
Năm 2006, trước khi đến Việt Nam dự Hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã đưa VN ra khỏi danh sách CPC. Thế nhưng đến năm 2008, Thiền viện Làng Mai của ông ở Bảo Lộc, Lâm Đồng bị cộng sản thôn tính. Đến lúc ông bệnh gần chết, ông muốn được hồi hương, biết ông chẳng làm gì ở VN được nữa và CS cũng còn lợi dụng được chút tên tuổi của ông nên cho ông về...
Trước sau ông vẫn là người chỉ tìm quyền lợi của ông và môn phái ông. Ông lợi dụng Mỹ và lợi dụng cộng sản để làm điều ấy. Ông đánh bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng đến năm 2001 thì ông bị "hors-jeux" ở vụ nước Mỹ bị khủng bố 11 tháng 9, từ đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương vốn thích ông.
Thích ông là quyền của các bạn. Tôn vinh ông là quyền của các bạn. Phần tôi, tôi thích và tôi tôn vinh những người dám hy sinh vì dân vì nước bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa, Công giáo hay Phật giáo, người Việt hay người ngoại quốc.
Tuy nhiên, trong tư cách là linh mục Công giáo tôi lấy làm xấu hổ và đau đớn khi có người Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo "phong thánh" cho ông, cả một trang mạng Công giáo cấp giáo phận cũng có bài về ông. Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không theo thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!
Một người tu hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư tưởng và cuộc sống phải đi đôi với nhau, phải biết thương yêu và chia sẻ thân phận với đồng bào mình. Đức Đạt Lat Lạt Ma là người như vậy. Còn Thiền sư TNH tôi không thấy được như vậy và vì vậy ông cũng không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu biết. Ngay cả trong lòng các Phật tử quốc gia cũng không!
Phe phái của ông tổ chức cho ông một cuộc hồi hương như là "quốc sư" từ Bắc chí Nam với cả một bộ máy tuyên truyền của CS vào cuộc tung hô.
Tưởng đã đến lúc thể hiện được vị thế của mình, sau đó ông đề nghị nọ kia dạy khôn CSVN, nhưng bị CSVN dạy cho ông một bài học.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
-----------
Ý kiến độc giả :
Lâu lắm mới nghe được tiếng nói của một vị hiểu biết thần học và khái niệm hiện sinh.
Thiền sư Nhật Hạnh chống hết các tôn giáo về quan niệm " Hy sinh đời nầy cho đời sau". Nghiã là mỗi đời luôn có giá trị của nó nên phải sống và hưởng tất cả lạc thú. TU cũng được và HÚ không chừa, bỏ VNCH theo CSVN cũng chẳng sao ! Miễn sao thu được lợi nhuận cá nhân.
Cái điểm chính của Thiền Sư Nhật Hạnh là tìm hạnh phúc. Nhưng tiếc nỗi là hạnh phúc trên đời có nhiều tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn có thể hòa hợp hay đập nhau vỡ đầu.
VNCH dùng tiêu chuẩn dân chủ tự do và yêu thương như Cha cả trên trời phán dạy. CSVN dùng tiêu chuẩn giai cấp đấu tranh, độc tài đảng trị vô sản và thế giới đại đồng.
Thuyết Nhân Vị dùng tiêu chuẩn con người là tối thượng. Còn CSCN dùng tiêu chuẩn con người là dụng cụ sản xuất.
Thầy Nhất Hạnh xem hiện sinh là tiêu chuẩn của hành động. Phật cũng ngắc ngư và Chúa cũng lánh mặt với Thầy Nhật Hạnh nhà ta!
Hồng Lĩnh
-------------
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch tại chùa Từ Hiếu ở Huế ngày 22/1, thọ 95 tuổi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước năm 1975 sống ở Miền Nam Việt Nam, sau khi tốt nghiệp ở đại học Văn Khoa, Sài Gòn, ông được nhà nước VNCH ưu đãi, cấp học bổng du học tại trường đại học danh tiếng Princeton University, Hoa Kỳ.
Năm 1966, dựa hơi phong trào biểu tình, đấu tranh bất bạo động cho bình đẳng, dân quyền của Martin Luther King Jr., ông phổ biến những tư tưởng phản chiến trong dư luận quốc tế.
Trong khi VNCH đang ngày đêm chiến đấu chống lại sự xâm lăng, khủng bố của CSBV để bảo vệ mảnh đất tự do Miền Nam, một cuộc chiến hoàn toàn tự vệ, chính nghĩa thì ngày 2/6/1966, ông Thích Nhất Hạnh tố cáo, chụp mũ trước thượng viện Hoa Kỳ là "Mỹ và VNCH là nguyên nhân gây ra thảm họa chiến tranh tại VN, đã bị nhân dân trong nước hết sức bất mãn và chống đối mạnh mẽ." Tuyệt nhiên ông không hề lên tiếng chống lại sự xâm lăng, khủng bố giết người dã man của CSBV khắp nơi tại Miền Nam lúc bấy giờ, nhất là vụ thảm sát, giết người hàng loạt, kể cả chôn sống tại Huế! Kẻ đáng bị lên án lẽ ra phải là CSBV hiếu chiến, xâm lăng Miền Nam, nhưng ông lại làm điều ngược lại: ca tụng Hồ chí Minh và CSBV. Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi Hoa Kỳ và cả thế giới đang đau khổ vì bị khủng bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, giết hại nhiều ngàn người. Tổng Thống G.Bush và cả thế giới quyết tâm tấn công bọn này tại Afganistan, thì ngày 25-9-2001, thiền sư Nhất Hạnh từ Pháp đến New York bỏ ra 45.000 USD, để đăng bài viết nhiều kỳ trên tờ New York Times (nguyên trang A5 và A22) bịa chuyện vu cáo cho quân đội Hoa Kỳ và bào chữa cho hành động khủng bố của bọn Al Queda ….
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng nói với Quốc Hội Mỹ rằng: ”Năm 1966 , không quân Mỹ và VNCH cho máy bay thả bom oanh tạc tiêu diệt 300,000 căn nhà và giết it nhât là 300 ngàn dân ở Bến Tre” , nhưng sự thật vào thời điểm đó tổng số dân Bến Tre chưa tới 80 ngàn dân, lấy đâu ra con số 300,000.
Sau năm 1975, mặc dù CSVN đàn áp tôn giáo một cách dã man, các sư sãi, mục sư, cha đạo, tín đồ PGHH, … bị tù đày đến chết trong các lao tù CS từ bắc chí nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn ở nước ngoài, im hơi lặng tiếng, không một lời lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền tại VN!
Thiền sư Thích Nhất Hạnh ăn cơm gạo Miền Nam, được chính phủ VNCH cấp học bổng cho đi du học đỗ đạt, thành tài, ông quay lưng lại chụp mũ bôi xấu chính phủ VNCH, tuyên truyền tiếp tay cho CSBV.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Nghĩa tử là nghĩa tận, thành kính cầu chúc hương hồn ông an nghĩ nơi cõi Phật.
Đặng Chí Hùng.
----------
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI --- (Tác giả : LM Phêrô Nguyễn Văn Khải)
3caytruc
Tác giả : LM Phêrô Nguyễn Văn KhảiNguồn: Diển đàn Phục Hưng Việt @googlegroups.comNgày đăng: 2022-01-24
Về đời sống của Thiền sư TNH: ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập môn phái riêng của ông, ông có gia đình, có vợ con. Ông chỉ nhận là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, là thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, ông là người thẳng thắn !
Về sách vở của Thiền sư TNH: xét trên quan điểm tâm linh tôn giáo, cụ thể là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư tưởng gì cao sâu, độc đáo.
Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã bắt chước theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có cải biên và thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm.
Giới trí thức thiên tả nửa nạc nửa mỡ ăn chơi sa đọa ở Tây Phương, chẳng còn biết gì đến đức tin là gì, muốn chứng tỏ mình cũng là con người nhân bản và quan tâm đến tôn giáo thì thích sách ông và cách tu của ông như một cái mode thời thượng. Một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai giống như một kiểu đi vào resort hạng sang khác lạ vậy thôi.
Giới trí thức Phật giáo và những nhà tu Phật giáo uyên thâm, những người dấn thân thật trong lãnh vực tâm linh, những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của ông nhạt như nước ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. Ở những nơi ấy sách vở và cách tu của ông không có đất sống. Các bạn có thấy có Trung tâm Làng Mai nào ở Nhật không? Không! Cả ở Hàn Quốc, Đài Loan cũng không!
Về đời sống dấn thân của Thiền sư: trước sau ông chỉ lợi dụng nỗi đau của đồng loại để làm lợi cho ông và môn phái của ông. Ông dường như không quan tâm đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Trước 1975, ông chống VNCH, ông "phản chiến" cuộc chiến bảo vệ tự do và độc lập của Miền Nam. Ông không phản đối cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Ông thân cộng và làm lợi cho cộng sản. Chính quyền VNCH nhân đạo nên chỉ trục xuất ông.
Ông đi đêm với CS bao nhiêu lần. Trước sau 1975 CS lợi dụng ông và ông lợi dụng CS bao nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo nên CS đã lợi dụng ông đê tuyên truyền cho chúng
Năm 2006, trước khi đến Việt Nam dự Hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã đưa VN ra khỏi danh sách CPC. Thế nhưng đến năm 2008, Thiền viện Làng Mai của ông ở Bảo Lộc, Lâm Đồng bị cộng sản thôn tính. Đến lúc ông bệnh gần chết, ông muốn được hồi hương, biết ông chẳng làm gì ở VN được nữa và CS cũng còn lợi dụng được chút tên tuổi của ông nên cho ông về...
Trước sau ông vẫn là người chỉ tìm quyền lợi của ông và môn phái ông. Ông lợi dụng Mỹ và lợi dụng cộng sản để làm điều ấy. Ông đánh bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng đến năm 2001 thì ông bị "hors-jeux" ở vụ nước Mỹ bị khủng bố 11 tháng 9, từ đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương vốn thích ông.
Thích ông là quyền của các bạn. Tôn vinh ông là quyền của các bạn. Phần tôi, tôi thích và tôi tôn vinh những người dám hy sinh vì dân vì nước bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa, Công giáo hay Phật giáo, người Việt hay người ngoại quốc.
Tuy nhiên, trong tư cách là linh mục Công giáo tôi lấy làm xấu hổ và đau đớn khi có người Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo "phong thánh" cho ông, cả một trang mạng Công giáo cấp giáo phận cũng có bài về ông. Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không theo thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!
Một người tu hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư tưởng và cuộc sống phải đi đôi với nhau, phải biết thương yêu và chia sẻ thân phận với đồng bào mình. Đức Đạt Lat Lạt Ma là người như vậy. Còn Thiền sư TNH tôi không thấy được như vậy và vì vậy ông cũng không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu biết. Ngay cả trong lòng các Phật tử quốc gia cũng không!
Phe phái của ông tổ chức cho ông một cuộc hồi hương như là "quốc sư" từ Bắc chí Nam với cả một bộ máy tuyên truyền của CS vào cuộc tung hô.
Tưởng đã đến lúc thể hiện được vị thế của mình, sau đó ông đề nghị nọ kia dạy khôn CSVN, nhưng bị CSVN dạy cho ông một bài học.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
-----------
Ý kiến độc giả :
Lâu lắm mới nghe được tiếng nói của một vị hiểu biết thần học và khái niệm hiện sinh.
Thiền sư Nhật Hạnh chống hết các tôn giáo về quan niệm " Hy sinh đời nầy cho đời sau". Nghiã là mỗi đời luôn có giá trị của nó nên phải sống và hưởng tất cả lạc thú. TU cũng được và HÚ không chừa, bỏ VNCH theo CSVN cũng chẳng sao ! Miễn sao thu được lợi nhuận cá nhân.
Cái điểm chính của Thiền Sư Nhật Hạnh là tìm hạnh phúc. Nhưng tiếc nỗi là hạnh phúc trên đời có nhiều tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn có thể hòa hợp hay đập nhau vỡ đầu.
VNCH dùng tiêu chuẩn dân chủ tự do và yêu thương như Cha cả trên trời phán dạy. CSVN dùng tiêu chuẩn giai cấp đấu tranh, độc tài đảng trị vô sản và thế giới đại đồng.
Thuyết Nhân Vị dùng tiêu chuẩn con người là tối thượng. Còn CSCN dùng tiêu chuẩn con người là dụng cụ sản xuất.
Thầy Nhất Hạnh xem hiện sinh là tiêu chuẩn của hành động. Phật cũng ngắc ngư và Chúa cũng lánh mặt với Thầy Nhật Hạnh nhà ta!
Hồng Lĩnh
-------------
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch tại chùa Từ Hiếu ở Huế ngày 22/1, thọ 95 tuổi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước năm 1975 sống ở Miền Nam Việt Nam, sau khi tốt nghiệp ở đại học Văn Khoa, Sài Gòn, ông được nhà nước VNCH ưu đãi, cấp học bổng du học tại trường đại học danh tiếng Princeton University, Hoa Kỳ.
Năm 1966, dựa hơi phong trào biểu tình, đấu tranh bất bạo động cho bình đẳng, dân quyền của Martin Luther King Jr., ông phổ biến những tư tưởng phản chiến trong dư luận quốc tế.
Trong khi VNCH đang ngày đêm chiến đấu chống lại sự xâm lăng, khủng bố của CSBV để bảo vệ mảnh đất tự do Miền Nam, một cuộc chiến hoàn toàn tự vệ, chính nghĩa thì ngày 2/6/1966, ông Thích Nhất Hạnh tố cáo, chụp mũ trước thượng viện Hoa Kỳ là "Mỹ và VNCH là nguyên nhân gây ra thảm họa chiến tranh tại VN, đã bị nhân dân trong nước hết sức bất mãn và chống đối mạnh mẽ." Tuyệt nhiên ông không hề lên tiếng chống lại sự xâm lăng, khủng bố giết người dã man của CSBV khắp nơi tại Miền Nam lúc bấy giờ, nhất là vụ thảm sát, giết người hàng loạt, kể cả chôn sống tại Huế! Kẻ đáng bị lên án lẽ ra phải là CSBV hiếu chiến, xâm lăng Miền Nam, nhưng ông lại làm điều ngược lại: ca tụng Hồ chí Minh và CSBV. Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi Hoa Kỳ và cả thế giới đang đau khổ vì bị khủng bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, giết hại nhiều ngàn người. Tổng Thống G.Bush và cả thế giới quyết tâm tấn công bọn này tại Afganistan, thì ngày 25-9-2001, thiền sư Nhất Hạnh từ Pháp đến New York bỏ ra 45.000 USD, để đăng bài viết nhiều kỳ trên tờ New York Times (nguyên trang A5 và A22) bịa chuyện vu cáo cho quân đội Hoa Kỳ và bào chữa cho hành động khủng bố của bọn Al Queda ….
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng nói với Quốc Hội Mỹ rằng: ”Năm 1966 , không quân Mỹ và VNCH cho máy bay thả bom oanh tạc tiêu diệt 300,000 căn nhà và giết it nhât là 300 ngàn dân ở Bến Tre” , nhưng sự thật vào thời điểm đó tổng số dân Bến Tre chưa tới 80 ngàn dân, lấy đâu ra con số 300,000.
Sau năm 1975, mặc dù CSVN đàn áp tôn giáo một cách dã man, các sư sãi, mục sư, cha đạo, tín đồ PGHH, … bị tù đày đến chết trong các lao tù CS từ bắc chí nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn ở nước ngoài, im hơi lặng tiếng, không một lời lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền tại VN!
Thiền sư Thích Nhất Hạnh ăn cơm gạo Miền Nam, được chính phủ VNCH cấp học bổng cho đi du học đỗ đạt, thành tài, ông quay lưng lại chụp mũ bôi xấu chính phủ VNCH, tuyên truyền tiếp tay cho CSBV.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Nghĩa tử là nghĩa tận, thành kính cầu chúc hương hồn ông an nghĩ nơi cõi Phật.
Đặng Chí Hùng.
----------
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
Trích bài báo của Sài Gòn nhỏ. Phần 1 tôi bỏ vì đó là bài viết của cha Khải tôi đã đăng.
Khẩu chiến sau khi ông TNH chết...
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch, tình cờ tôi đọc được trên Facebook của nick name linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải bài THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI đang gây xôn xao dư luận. Các bạn có thể đọc bài này qua đường link tôi dẫn trong phần comment dưới đây.
Xét thấy có những luận cứ sai trái, và nguy hiểm, trong bài viết ấy, tôi đã viết hai comment với ý định cảnh báo cho tác giả và sẵn sàng trao đổi nếu ông Nguyễn Văn Khải muốn. Không chỉ riêng mình tôi, mà còn một số người khác, họ vừa là tín đồ Phật giáo lẫn Công giáo, đã lên tiếng cảnh báo và phản đối nội dung của bài viết. Những comment của tôi được khá đông người đọc tán đồng nhưng ông Nguyễn Văn Khải không hề có ý kiến trao đổi. Ông đã có một động thái khác: Lặng lẽ xóa chúng đi. Tôi tìm hiểu và được biết thêm rằng việc thủ tiêu những ý kiến phản biện không chỉ xảy ra với riêng tôi, mà còn xảy ra với những người khác đã lên tiếng nữa, thậm chí có người còn bị ông block. Thủ tiêu chúng, xem như chúng không hề hiện hữu, và điều đó mặc nhiên có nghĩa là những luận cứ của ông là đúng đắn và được mọi người tán đồng.
Những nhận định sai trái chủ yếu của ông Khải về Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được nhiều người phản bác, cụ thể và rõ ràng nhất là trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh mà tôi dẫn link trong phần comment dưới đây.
Lẽ ra, tôi sẽ không quan tâm nhiều đến sự việc này, và cho qua, nếu ông Nguyễn Văn Khải là một người bình thường, không có nhiều ảnh hưởng đến công chúng; nhưng không phải vậy, ông viết stt đó với tư cách là một linh mục, có hàng ngàn giáo dân theo dõi (cho tới sáng nay, 25/01/2022, đã có 1.8 K người bấm like – love, 726 người viết comments, 1.2 K người share), và thật sự là không chỉ gây mâu thuẫn mà thôi, stt này đã trở thành mồi lửa cho sự xung đột, đã có một cuộc mạt sát, chống đối, hành hung bằng lời lẽ, giữa hai khối tín đồ cực đoan: tín đồ Công giáo và tín đồ Phật giáo. Sự việc ngày càng nghiêm trọng, và nguy hiểm.
Trong những comment của nhiều người cực đoan dưới stt, từ việc phê phán Thích Nhất Hạnh đã biến thành phê phán/mạt sát Jesus và Thích Ca, phê phán/mạt sát Phật giáo và Công giáo, thậm chí sự việc đang trở thành một cuộc khẩu chiến tệ hại và nguy hiểm giữa những tín đồ cực đoan của hai tôn giáo.
Tôi là người Công giáo, tôi xấu hổ với những phát ngôn sai trái của ông về mặt tri thức và nhất là về mặt đạo đức. Thậm chí, tôi ngờ rằng ông bị giật dây, hay có ý đồ đen tối gì khi gây ra mâu thuẫn giữa hai tôn giáo trong lúc này.
Do nhận thức được như vậy, tôi quyết định phải lên tiếng để mọi người thấy rằng không phải tín đồ Công giáo nào cũng tán đồng quan điểm của ông Nguyễn Văn Khải, mà có nhiều tín đồ Công giáo không đồng tình với ông ta, nhưng họ im lặng.
Vài bình luận bên dưới bài của ông Thận Nhiên
Tôi trình bày quan điểm của mình như sau:
1/ Ông Nguyễn Văn Khải đã không chọn lúc thích hợp để phát biểu những điều không tốt, tấn công và chỉ trích người vừa qua đời, là không lịch sự văn minh, thậm chí vô liêm sỉ.
2/ Ông Nguyễn Văn Khải tấn công người đã mất, người không thể tự vệ và phản biện, việc ông chiếm lấy lợi thế đó là không công chính.
3/ Ông Nguyễn Văn Khải đã dung dưỡng cho những người cực đoan quá khích tuôn xả căm thù bằng ngôn ngữ thô tục lên người khác, tạo ra một khí quyển bị đầu độc, đầy xu hướng tính ác, đi ngược lại tinh thần văn minh, nhân bản, và yêu thương của Công giáo.
4/ Ông Nguyễn Văn Khải đã nói xấu, tấn công Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vốn người khác tôn giáo. Hành vi này là đi ngược lại với chủ trương của Vatican, đi ngược lại tinh thần của Giáo hội Công giáo.
5/ Năm 2015, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh được Giáo hội Công giáo trao tặng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” (Giải thưởng Pacem in Terris Hoà Bình và Công Lý) nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm trước (1965) Mục sư Martin Luther King cũng đã nhận giải thưởng này.
Giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” được thành lập năm 1964 theo tinh thần của thông điệp “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Trái Đất) do Đức Giáo Hoàng John XIII công bố ngày 11/04/1963. Giải thưởng này có mục đích “vinh danh một con người đã có những đóng góp lớn lao cho hòa bình và công lý”, không chỉ trong quốc gia của mình mà trên toàn thế giới. Những người được tặng giải thưởng toàn là những người cao quý nhất của nhân loại, trong đó có Saint Teresa of Calcutta. Hai người Phật giáo đã được trao giải thưởng này là Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 2015, và Dalai Lama năm 2019.
Trong văn bản của giải thưởng có đoạn tôn vinh trang trọng Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nguyên văn tiếng Anh: “You embody the words of Pope John XXIII in his encyclical Pacem en Terris as a ‘spark of light, a center of love, a vivifying leaven’ to your sisters and brothers around the world.”
Ông Hoàng Ngọc-Tuấn dịch ra tiếng Việt: “Ngài là hiện thân của những lời của Đức Giáo Hoàng John XXIII trong thông điệp Pacem in Terris. như một ‘tia ánh sáng, một tâm điểm của tình thương, một chất men sinh động’ cho tất cả anh chị em của ngài trên toàn thế giới.”
(Những chi tiết về giải thưởng này là do ông Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tra, và hoàn toàn có thể kiểm chứng tính xác thực.)
Giải thưởng này là quan điểm của Giáo hội Công giáo về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó hoàn toàn trái ngược với những nhận định “trong mắt” của ông Nguyễn Văn Khải.
Do đó, ông Nguyễn Văn Khải phải nói rõ rằng đây là ý kiến của cá nhân Nguyễn Văn Khải chứ không phải là của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, để người đọc không ngộ nhận rằng ông là tiếng nói đại diện cho Công giáo, hay quan điểm của ông là quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hay là quan điểm của Giáo hội Công giáo Vatican, hay là quan điểm của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam. Nếu không làm rõ danh xưng thì ông Nguyễn Văn Khải đang mạo nhận hay gây ngộ nhận một cách bất lương. Trong trường hợp này, danh xưng “linh mục Phêrô” là sự mạo danh dưới vị thế của một giáo sĩ Công giáo. Đó là lý do tôi không gọi ông là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, mà chỉ gọi là Nguyễn Văn Khải.
Sự ngộ nhận nguy hiểm này đang trở thành mồi lửa cho cuộc xung đột tệ hại giữa hai khối tín đồ cực đoan Phật giáo và Công giáo hiện có trên mạng.
Còn các bạn tín đồ Công giáo Việt Nam, các bạn nghĩ như thế nào? Nếu các bạn cho rằng quan điểm của Nguyễn Văn Khải là đúng, thì không lẽ Giáo hội Công giáo đã quá sai lầm và bất xứng với niềm tin của chúng ta? Và ngay cả khi Giáo hội Công giáo sai lầm trong trường hợp này thì ông Nguyễn Văn Khải cũng không được mạo danh là giáo sĩ, là thành viên của Giáo hội để phát biểu những ý kiến của cá nhân.
THẬN NHIÊN, Jan 26th 2022
* Tôi không tag được bài viết này cho ông Nguyễn Văn Khải, nếu bạn nào có thể xin vui lòng giúp đưa nó đến cho ông ấy đọc. Tôi sẵn sàng đối thoại nếu ông ấy phản biện.
Khẩu chiến sau khi ông TNH chết...
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch, tình cờ tôi đọc được trên Facebook của nick name linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải bài THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI đang gây xôn xao dư luận. Các bạn có thể đọc bài này qua đường link tôi dẫn trong phần comment dưới đây.
Xét thấy có những luận cứ sai trái, và nguy hiểm, trong bài viết ấy, tôi đã viết hai comment với ý định cảnh báo cho tác giả và sẵn sàng trao đổi nếu ông Nguyễn Văn Khải muốn. Không chỉ riêng mình tôi, mà còn một số người khác, họ vừa là tín đồ Phật giáo lẫn Công giáo, đã lên tiếng cảnh báo và phản đối nội dung của bài viết. Những comment của tôi được khá đông người đọc tán đồng nhưng ông Nguyễn Văn Khải không hề có ý kiến trao đổi. Ông đã có một động thái khác: Lặng lẽ xóa chúng đi. Tôi tìm hiểu và được biết thêm rằng việc thủ tiêu những ý kiến phản biện không chỉ xảy ra với riêng tôi, mà còn xảy ra với những người khác đã lên tiếng nữa, thậm chí có người còn bị ông block. Thủ tiêu chúng, xem như chúng không hề hiện hữu, và điều đó mặc nhiên có nghĩa là những luận cứ của ông là đúng đắn và được mọi người tán đồng.
Những nhận định sai trái chủ yếu của ông Khải về Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được nhiều người phản bác, cụ thể và rõ ràng nhất là trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh mà tôi dẫn link trong phần comment dưới đây.
Lẽ ra, tôi sẽ không quan tâm nhiều đến sự việc này, và cho qua, nếu ông Nguyễn Văn Khải là một người bình thường, không có nhiều ảnh hưởng đến công chúng; nhưng không phải vậy, ông viết stt đó với tư cách là một linh mục, có hàng ngàn giáo dân theo dõi (cho tới sáng nay, 25/01/2022, đã có 1.8 K người bấm like – love, 726 người viết comments, 1.2 K người share), và thật sự là không chỉ gây mâu thuẫn mà thôi, stt này đã trở thành mồi lửa cho sự xung đột, đã có một cuộc mạt sát, chống đối, hành hung bằng lời lẽ, giữa hai khối tín đồ cực đoan: tín đồ Công giáo và tín đồ Phật giáo. Sự việc ngày càng nghiêm trọng, và nguy hiểm.
Trong những comment của nhiều người cực đoan dưới stt, từ việc phê phán Thích Nhất Hạnh đã biến thành phê phán/mạt sát Jesus và Thích Ca, phê phán/mạt sát Phật giáo và Công giáo, thậm chí sự việc đang trở thành một cuộc khẩu chiến tệ hại và nguy hiểm giữa những tín đồ cực đoan của hai tôn giáo.
Tôi là người Công giáo, tôi xấu hổ với những phát ngôn sai trái của ông về mặt tri thức và nhất là về mặt đạo đức. Thậm chí, tôi ngờ rằng ông bị giật dây, hay có ý đồ đen tối gì khi gây ra mâu thuẫn giữa hai tôn giáo trong lúc này.
Do nhận thức được như vậy, tôi quyết định phải lên tiếng để mọi người thấy rằng không phải tín đồ Công giáo nào cũng tán đồng quan điểm của ông Nguyễn Văn Khải, mà có nhiều tín đồ Công giáo không đồng tình với ông ta, nhưng họ im lặng.
Vài bình luận bên dưới bài của ông Thận Nhiên
Tôi trình bày quan điểm của mình như sau:
1/ Ông Nguyễn Văn Khải đã không chọn lúc thích hợp để phát biểu những điều không tốt, tấn công và chỉ trích người vừa qua đời, là không lịch sự văn minh, thậm chí vô liêm sỉ.
2/ Ông Nguyễn Văn Khải tấn công người đã mất, người không thể tự vệ và phản biện, việc ông chiếm lấy lợi thế đó là không công chính.
3/ Ông Nguyễn Văn Khải đã dung dưỡng cho những người cực đoan quá khích tuôn xả căm thù bằng ngôn ngữ thô tục lên người khác, tạo ra một khí quyển bị đầu độc, đầy xu hướng tính ác, đi ngược lại tinh thần văn minh, nhân bản, và yêu thương của Công giáo.
4/ Ông Nguyễn Văn Khải đã nói xấu, tấn công Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vốn người khác tôn giáo. Hành vi này là đi ngược lại với chủ trương của Vatican, đi ngược lại tinh thần của Giáo hội Công giáo.
5/ Năm 2015, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh được Giáo hội Công giáo trao tặng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” (Giải thưởng Pacem in Terris Hoà Bình và Công Lý) nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm trước (1965) Mục sư Martin Luther King cũng đã nhận giải thưởng này.
Giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” được thành lập năm 1964 theo tinh thần của thông điệp “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Trái Đất) do Đức Giáo Hoàng John XIII công bố ngày 11/04/1963. Giải thưởng này có mục đích “vinh danh một con người đã có những đóng góp lớn lao cho hòa bình và công lý”, không chỉ trong quốc gia của mình mà trên toàn thế giới. Những người được tặng giải thưởng toàn là những người cao quý nhất của nhân loại, trong đó có Saint Teresa of Calcutta. Hai người Phật giáo đã được trao giải thưởng này là Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 2015, và Dalai Lama năm 2019.
Trong văn bản của giải thưởng có đoạn tôn vinh trang trọng Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nguyên văn tiếng Anh: “You embody the words of Pope John XXIII in his encyclical Pacem en Terris as a ‘spark of light, a center of love, a vivifying leaven’ to your sisters and brothers around the world.”
Ông Hoàng Ngọc-Tuấn dịch ra tiếng Việt: “Ngài là hiện thân của những lời của Đức Giáo Hoàng John XXIII trong thông điệp Pacem in Terris. như một ‘tia ánh sáng, một tâm điểm của tình thương, một chất men sinh động’ cho tất cả anh chị em của ngài trên toàn thế giới.”
(Những chi tiết về giải thưởng này là do ông Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tra, và hoàn toàn có thể kiểm chứng tính xác thực.)
Giải thưởng này là quan điểm của Giáo hội Công giáo về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó hoàn toàn trái ngược với những nhận định “trong mắt” của ông Nguyễn Văn Khải.
Do đó, ông Nguyễn Văn Khải phải nói rõ rằng đây là ý kiến của cá nhân Nguyễn Văn Khải chứ không phải là của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, để người đọc không ngộ nhận rằng ông là tiếng nói đại diện cho Công giáo, hay quan điểm của ông là quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hay là quan điểm của Giáo hội Công giáo Vatican, hay là quan điểm của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam. Nếu không làm rõ danh xưng thì ông Nguyễn Văn Khải đang mạo nhận hay gây ngộ nhận một cách bất lương. Trong trường hợp này, danh xưng “linh mục Phêrô” là sự mạo danh dưới vị thế của một giáo sĩ Công giáo. Đó là lý do tôi không gọi ông là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, mà chỉ gọi là Nguyễn Văn Khải.
Sự ngộ nhận nguy hiểm này đang trở thành mồi lửa cho cuộc xung đột tệ hại giữa hai khối tín đồ cực đoan Phật giáo và Công giáo hiện có trên mạng.
Còn các bạn tín đồ Công giáo Việt Nam, các bạn nghĩ như thế nào? Nếu các bạn cho rằng quan điểm của Nguyễn Văn Khải là đúng, thì không lẽ Giáo hội Công giáo đã quá sai lầm và bất xứng với niềm tin của chúng ta? Và ngay cả khi Giáo hội Công giáo sai lầm trong trường hợp này thì ông Nguyễn Văn Khải cũng không được mạo danh là giáo sĩ, là thành viên của Giáo hội để phát biểu những ý kiến của cá nhân.
THẬN NHIÊN, Jan 26th 2022
* Tôi không tag được bài viết này cho ông Nguyễn Văn Khải, nếu bạn nào có thể xin vui lòng giúp đưa nó đến cho ông ấy đọc. Tôi sẵn sàng đối thoại nếu ông ấy phản biện.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông T N Hạnh có giúp đỡ nhiều gia đình ~ nhà văn đi học tập cải tạo
Tôi coi clip phỏng vấn nhà văn D Q Si~ và con trai thì biết T T T N H có giúp đỡ g đ ông D Q S khi ngặt nghèo. Ông T N H này là con người 0 đơn giản, giống hoàng lão tà ?
Gia đình ông D Q S chắc 0 nói dối. Sau khi biết chuyện này thì tôi có cái nhìn khác về ông T N Hạnh.
https://youtu.be/IGlVG8qQ9PU
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n_Kh%C3%B4ng_(S%C6%B0_c%C3%B4)#:~:text=Ngo%C3%A0i%20ra%2C%20c%C3%B4%20c%C3%B2n%20li%C3%AAn,n%C3%BAi%20Vultures%2C%20%E1%BB%9F%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99.
Gia đình ông D Q S chắc 0 nói dối. Sau khi biết chuyện này thì tôi có cái nhìn khác về ông T N Hạnh.
https://youtu.be/IGlVG8qQ9PU
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n_Kh%C3%B4ng_(S%C6%B0_c%C3%B4)#:~:text=Ngo%C3%A0i%20ra%2C%20c%C3%B4%20c%C3%B2n%20li%C3%AAn,n%C3%BAi%20Vultures%2C%20%E1%BB%9F%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Tập các thói quen giúp bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày
» Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định
» Hôm nay Liên Hiệp Quốc chấm dứt hành lang nhân đạo giúp Syria vì Nga c
» Ông Ngô Đình Quỳnh: "Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu
» Giữ gìn hạnh phúc gia đình của những người phụ nữ thông minh
» Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định
» Hôm nay Liên Hiệp Quốc chấm dứt hành lang nhân đạo giúp Syria vì Nga c
» Ông Ngô Đình Quỳnh: "Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu
» Giữ gìn hạnh phúc gia đình của những người phụ nữ thông minh
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum