Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Page 1 of 1 • Share
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Cách giảm mức A1c, ngay cả khi bạn chưa bị bệnh tiểu đường
Đơn Dương lược dịch
20 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Xét nghiệm A1c thường xuyên sẽ giúp bác sĩ của bạn phát hiện bệnh sớm, và bạn có thể tránh được bệnh. (minh họa: Unsplash)
A1c là mức đường huyết trung bình trong vòng ba tháng. Con số này giúp bác sĩ tìm và điều trị bệnh tiểu đường trước khi bạn gặp các biến chứng nghiêm trọng.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể test bằng cách chích ở đầu ngón tay rồi đọc số trên một thiết bị nhỏ. Đó là công cụ hữu ích để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường, nhưng nó chỉ hiển thị mức đường huyết của bạn tại thời điểm đó, chứ không phải là cách chính xác để biết cơ thể bạn xử lý đường như thế nào mọi lúc. Bác sĩ phải biết chỉ số A1c của bạn là bạn là bao nhiêu, để có biện pháp chữa trị nếu bạn bị bệnh tiều đường, hoặc tiền tiểu đường (prediabetes).
Dụng cụ để đo lượng đường huyết nhanh trong máu. (minh họa: Unsplash)
Tại sao chỉ số A1C của bạn lại quan trọng?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy ở Mỹ. Hầu hết các trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng cách ăn uống, tập thể dục và thuốc. Lượng đường huyết không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề về mắt, cắt cụt tứ chi, và suy thận.
Khoảng 30.3 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, chiếm khoảng 9% dân số Hoa Kỳ. 84.1 triệu người Mỹ trưởng thành khác bị tiền tiểu đường, có nghĩa là họ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường nếu không có sự can thiệp y tế và thay đổi lối sống. Trong số những người sống chung với bệnh tiểu đường, 7.2 triệu người không được chẩn đoán. Xét nghiệm A1c thường xuyên sẽ giúp bác sĩ của bạn phát hiện bệnh sớm, và bạn có thể tránh được bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường rồi, việc theo dõi A1c sẽ cho bác sĩ biết liệu kế hoạch điều trị cho bạn có hiệu quả hay không.
Những con số có nghĩa là gì?
Xét nghiệm A1c đo lượng glucose được gắn vào hemoglobin trong máu của bạn. Kết quả được báo cáo dưới dạng phần trăm. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm A1c, các bác sĩ sử dụng thang điểm sau:
Bình thường: dưới 5%
Tiền tiểu đường: 5.7% đến 6.4%
Bệnh tiểu đường: 6.5% trở lên
Bệnh nhân tiểu đường cần phải duy trì mức A1c dưới 7% để ngăn ngừa các biến chứng.
Kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân được chẩn đoán prediabetes, khi chỉ số A1c là 5.8.
Cho dù bạn đang kiểm soát bệnh tiểu đường hay đang cố gắng tránh nó, bạn vẫn cần giảm chỉ số A1c nếu cao hơn mức bình thường. Các chuyên gia y tế của Dignity Health đưa ra bảy cách để cải thiện A1c của bạn:
Tập thể dục
Hoạt động thể chất giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn, qua đó nó có thể xử lý tốt hơn lượng glucose trong máu của bạn. Tập thể dục liên tục có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện chỉ số A1c của bạn. Hoạt động thể lực cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác mà bệnh nhân tiểu đường dễ mắc phải. Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi lần và ít nhất năm ngày mỗi tuần.
Ăn uống đúng cách
Ăn ít hoặc đừng ăn đồ ngọt và đồ uống có đường, bánh mì trắng, khoai tây, mì ống, chất giàu tinh bột và các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác vì chúng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và rau quả, khẩu phần nhỏ thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo hoặc pho-mát.
Nhịn ăn không phải là cách để làm giảm chỉ số A1c. Nếu bạn nhịn ăn quá lâu, lượng đường trong máu của bạn có thể giảm xuống quá thấp. Bạn cũng sẽ có nhiều khả năng ăn quá nhiều sau đó, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Hãy lên kế hoạch ăn ba bữa ăn cân bằng và hai bữa ăn nhẹ lành mạnh mỗi ngày.
Chọn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và rau quả, khẩu phần nhỏ thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo hoặc pho-mát. (minh họa: Unsplash)
Đừng quên uống thuốc
Một số người có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường bằng cácg ăn uống và tập thể dục, nhưng những người đã bị bệnh rồi thì cần phải uống thuốc. Loại thuốc và liều lượng phù hợp khác nhau ở mỗi người, vì vậy hãy gặp bác sĩ của bạn để lập một kế hoạch điều trị cho từng cá nhân và sau đó tuân theo kế hoạch đó. Đừng thấy mình bị tiểu đường mà lấy thuốc của bệnh nhân tiểu đường khác uống vào.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng khiến cơ thể bạn hoạt động như thể bạn đang bị tấn công. Trong tình huống đó, cơ thể tích trữ năng lượng dưới dạng glucose và chất béo. Theo thời gian, điều này có thể làm tăng mức A1c của bạn. Để giảm căng thẳng, hãy dành thời gian để thư giãn, dành thời gian cho những người bạn yêu thương và làm những điều bạn yêu thích. Thiền định tâm trí và các kỹ thuật thư giãn khác cũng rất hữu ích. Nếu bạn vẫn cảm thấy mình luôn bị căng thẳng (kiểu kinh niên), hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn sớm.
Uống rượu vừa phải
Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, đặc biệt là nếu bạn chưa ăn hoặc nếu lượng glucose của bạn đã thấp. Mặt khác, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bệnh nhân tiểu đường nên tuân theo các nguyên tắc giống như những người khác: không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Theo dõi chỉ số
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, điều quan trọng là phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên theo khuyến nghị của bác sĩ để ngăn ngừa sự tăng đột biến và tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ cũng sẽ muốn theo dõi chặt chẽ mức A1c của bạn để bảo đảm kế hoạch điều trị hiện tại đang kiểm soát tình trạng của bạn.
Nếu đã “dính” bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải sống chung suốt đời với nó. Nhưng bạn đừng quá lo, vì với một số thay đổi lành mạnh và được chăm sóc kỹ, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống khỏe, sống thọ như thường.
Đơn Dương lược dịch
20 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Xét nghiệm A1c thường xuyên sẽ giúp bác sĩ của bạn phát hiện bệnh sớm, và bạn có thể tránh được bệnh. (minh họa: Unsplash)
A1c là mức đường huyết trung bình trong vòng ba tháng. Con số này giúp bác sĩ tìm và điều trị bệnh tiểu đường trước khi bạn gặp các biến chứng nghiêm trọng.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể test bằng cách chích ở đầu ngón tay rồi đọc số trên một thiết bị nhỏ. Đó là công cụ hữu ích để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường, nhưng nó chỉ hiển thị mức đường huyết của bạn tại thời điểm đó, chứ không phải là cách chính xác để biết cơ thể bạn xử lý đường như thế nào mọi lúc. Bác sĩ phải biết chỉ số A1c của bạn là bạn là bao nhiêu, để có biện pháp chữa trị nếu bạn bị bệnh tiều đường, hoặc tiền tiểu đường (prediabetes).
Dụng cụ để đo lượng đường huyết nhanh trong máu. (minh họa: Unsplash)
Tại sao chỉ số A1C của bạn lại quan trọng?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy ở Mỹ. Hầu hết các trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng cách ăn uống, tập thể dục và thuốc. Lượng đường huyết không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề về mắt, cắt cụt tứ chi, và suy thận.
Khoảng 30.3 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, chiếm khoảng 9% dân số Hoa Kỳ. 84.1 triệu người Mỹ trưởng thành khác bị tiền tiểu đường, có nghĩa là họ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường nếu không có sự can thiệp y tế và thay đổi lối sống. Trong số những người sống chung với bệnh tiểu đường, 7.2 triệu người không được chẩn đoán. Xét nghiệm A1c thường xuyên sẽ giúp bác sĩ của bạn phát hiện bệnh sớm, và bạn có thể tránh được bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường rồi, việc theo dõi A1c sẽ cho bác sĩ biết liệu kế hoạch điều trị cho bạn có hiệu quả hay không.
Những con số có nghĩa là gì?
Xét nghiệm A1c đo lượng glucose được gắn vào hemoglobin trong máu của bạn. Kết quả được báo cáo dưới dạng phần trăm. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm A1c, các bác sĩ sử dụng thang điểm sau:
Bình thường: dưới 5%
Tiền tiểu đường: 5.7% đến 6.4%
Bệnh tiểu đường: 6.5% trở lên
Bệnh nhân tiểu đường cần phải duy trì mức A1c dưới 7% để ngăn ngừa các biến chứng.
Kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân được chẩn đoán prediabetes, khi chỉ số A1c là 5.8.
Cho dù bạn đang kiểm soát bệnh tiểu đường hay đang cố gắng tránh nó, bạn vẫn cần giảm chỉ số A1c nếu cao hơn mức bình thường. Các chuyên gia y tế của Dignity Health đưa ra bảy cách để cải thiện A1c của bạn:
Tập thể dục
Hoạt động thể chất giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn, qua đó nó có thể xử lý tốt hơn lượng glucose trong máu của bạn. Tập thể dục liên tục có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện chỉ số A1c của bạn. Hoạt động thể lực cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác mà bệnh nhân tiểu đường dễ mắc phải. Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi lần và ít nhất năm ngày mỗi tuần.
Ăn uống đúng cách
Ăn ít hoặc đừng ăn đồ ngọt và đồ uống có đường, bánh mì trắng, khoai tây, mì ống, chất giàu tinh bột và các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác vì chúng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và rau quả, khẩu phần nhỏ thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo hoặc pho-mát.
Nhịn ăn không phải là cách để làm giảm chỉ số A1c. Nếu bạn nhịn ăn quá lâu, lượng đường trong máu của bạn có thể giảm xuống quá thấp. Bạn cũng sẽ có nhiều khả năng ăn quá nhiều sau đó, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Hãy lên kế hoạch ăn ba bữa ăn cân bằng và hai bữa ăn nhẹ lành mạnh mỗi ngày.
Chọn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây và rau quả, khẩu phần nhỏ thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo hoặc pho-mát. (minh họa: Unsplash)
Đừng quên uống thuốc
Một số người có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường bằng cácg ăn uống và tập thể dục, nhưng những người đã bị bệnh rồi thì cần phải uống thuốc. Loại thuốc và liều lượng phù hợp khác nhau ở mỗi người, vì vậy hãy gặp bác sĩ của bạn để lập một kế hoạch điều trị cho từng cá nhân và sau đó tuân theo kế hoạch đó. Đừng thấy mình bị tiểu đường mà lấy thuốc của bệnh nhân tiểu đường khác uống vào.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng khiến cơ thể bạn hoạt động như thể bạn đang bị tấn công. Trong tình huống đó, cơ thể tích trữ năng lượng dưới dạng glucose và chất béo. Theo thời gian, điều này có thể làm tăng mức A1c của bạn. Để giảm căng thẳng, hãy dành thời gian để thư giãn, dành thời gian cho những người bạn yêu thương và làm những điều bạn yêu thích. Thiền định tâm trí và các kỹ thuật thư giãn khác cũng rất hữu ích. Nếu bạn vẫn cảm thấy mình luôn bị căng thẳng (kiểu kinh niên), hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn sớm.
Uống rượu vừa phải
Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, đặc biệt là nếu bạn chưa ăn hoặc nếu lượng glucose của bạn đã thấp. Mặt khác, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bệnh nhân tiểu đường nên tuân theo các nguyên tắc giống như những người khác: không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Theo dõi chỉ số
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, điều quan trọng là phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên theo khuyến nghị của bác sĩ để ngăn ngừa sự tăng đột biến và tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ cũng sẽ muốn theo dõi chặt chẽ mức A1c của bạn để bảo đảm kế hoạch điều trị hiện tại đang kiểm soát tình trạng của bạn.
Nếu đã “dính” bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải sống chung suốt đời với nó. Nhưng bạn đừng quá lo, vì với một số thay đổi lành mạnh và được chăm sóc kỹ, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống khỏe, sống thọ như thường.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Lê Thiệt
19 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Bánh mì đen là thế này, chứ không phải lá bánh mì trắng nướng cho đen – Minh họa: Unsplash
Thì đương nhiên không nên ăn những thứ có đường.
Trả lời thế cũng như không. Cụ thể là gì?
Trước hết, là bánh mì.
Người mắc bệnh tiểu đường thì không nên đưa bánh mì vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu phải ăn, thì chọn loại bánh mì đen, nhưng cũng đừng ăn nhiều quá.
Tại sao nên chọn bánh mì đen? Theo phân tích, trong 100g bánh mì đen có chứa hàm lượng calo khoảng 284 calo, trong bánh mì trắng là 304 calo. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong bánh mì đen cao hơn gấp 4 lần so với bánh mì trắng. Bánh mì đen còn chứa nhiều vitamin B. Chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn so với bánh mì trắng.
Chất xơ kiểm soát lượng đường trong máu, bình thường hóa nhu động ruột và cũng giúp giảm cholesterol. Bánh mì đen cũng có thể giúp giảm tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nguy cơ đột quỵ và béo phì. Mầm và cám của bánh mì đen rất giàu thành phần khoáng chất và vitamin.
Một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều đường lắm, nên nếu bạn né được thì cứ né, chứ đừng thấy ngon quá rồi ăn một vài miếng. Có những thứ “ăn là ghiền”, tay cứ bốc không ngừng cho đến khi no. Lúc đó thì cơ thể đầy đường rồi, kiêng cữ gì nữa.
Thế nên, tốt nhất là nên quay mặt đi ngay, nếu bạn gặp phải các loại bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza nóng hổi, thơm lừng. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, siro, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cẩn thận khi ăn trái cây sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường chứa thêm đường. Chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng kháng insulin.
Có thèm cỡ nào cũng không nên ăn, bạn đang bị tiểu đường mà. Đúng không? – Minh họa: Unsplash
Ngoài thực phẩm có đường, còn một thứ quan trọng không kém, đó là thịt mỡ, hoặc thịt chế biến sẵn.
Mấy thứ này độc hại lắm.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50g thịt đỏ (chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu) mỗi ngày có thể làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường khỏi cân nhắc, mà bỏ luôn những thứ sau đây:
– Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối.
– Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội.
– Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác.
– Gia cầm còn da.
– Cá rán kỹ.
Miếng xúc xích thơm phức đễ dẫn bạn đi vào “con đường tội lỗi” lắm – Minh họa: Unsplash
Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2, 3g mỗi ngày.
Còn điều này nữa, nếu trên đường đi có cửa hàng thức ăn nhanh, nên phóng xe qua cho lẹ, mắt nhìn thẳng. Nhiều tiệm khôn lắm, chọn ngã tư mở tiệm, vì nơi đó, bạn phải dừng lại ít nhất 30 giây, đủ để kích thích tuyến nước bọt của bạn hoạt động. Mười lần ngừng, chỉ cần một lần bạn quẹo vào là xong!
Thế còn thức uống thì sao?
Trước khi uống hãy nhìn thành phần của nó. Thứ nào chả có đường, và hình như thấy chưa đủ, nhà sản xuất còn cho thêm đường bổ sung nữa.
Thứ này đã nhiều đường, nhưng họ còn cho thêm đường bồ sung nữa. Bạn đang có sạn (tiểu) đường trong người rồi thì thêm đường vào làm gì? – Minh họa: Unsplash
Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây.
Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Bạn nên hạn chế dùng đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng.
Một lần gặp gỡ, uống nhiêu đây đủ rồi. “Dzô đi!” – Minh họa: Unsplash
Một người không nên uống quá 150ml rượu vang, 350ml bia hoặc 45ml rượu mạnh mỗi ngày.
Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra, và điều này thực sự nguy hiểm.
Lê Thiệt
19 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Bánh mì đen là thế này, chứ không phải lá bánh mì trắng nướng cho đen – Minh họa: Unsplash
Thì đương nhiên không nên ăn những thứ có đường.
Trả lời thế cũng như không. Cụ thể là gì?
Trước hết, là bánh mì.
Người mắc bệnh tiểu đường thì không nên đưa bánh mì vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu phải ăn, thì chọn loại bánh mì đen, nhưng cũng đừng ăn nhiều quá.
Tại sao nên chọn bánh mì đen? Theo phân tích, trong 100g bánh mì đen có chứa hàm lượng calo khoảng 284 calo, trong bánh mì trắng là 304 calo. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong bánh mì đen cao hơn gấp 4 lần so với bánh mì trắng. Bánh mì đen còn chứa nhiều vitamin B. Chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn so với bánh mì trắng.
Chất xơ kiểm soát lượng đường trong máu, bình thường hóa nhu động ruột và cũng giúp giảm cholesterol. Bánh mì đen cũng có thể giúp giảm tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nguy cơ đột quỵ và béo phì. Mầm và cám của bánh mì đen rất giàu thành phần khoáng chất và vitamin.
Một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều đường lắm, nên nếu bạn né được thì cứ né, chứ đừng thấy ngon quá rồi ăn một vài miếng. Có những thứ “ăn là ghiền”, tay cứ bốc không ngừng cho đến khi no. Lúc đó thì cơ thể đầy đường rồi, kiêng cữ gì nữa.
Thế nên, tốt nhất là nên quay mặt đi ngay, nếu bạn gặp phải các loại bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza nóng hổi, thơm lừng. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, siro, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cẩn thận khi ăn trái cây sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường chứa thêm đường. Chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng kháng insulin.
Có thèm cỡ nào cũng không nên ăn, bạn đang bị tiểu đường mà. Đúng không? – Minh họa: Unsplash
Ngoài thực phẩm có đường, còn một thứ quan trọng không kém, đó là thịt mỡ, hoặc thịt chế biến sẵn.
Mấy thứ này độc hại lắm.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50g thịt đỏ (chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu) mỗi ngày có thể làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường khỏi cân nhắc, mà bỏ luôn những thứ sau đây:
– Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối.
– Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội.
– Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác.
– Gia cầm còn da.
– Cá rán kỹ.
Miếng xúc xích thơm phức đễ dẫn bạn đi vào “con đường tội lỗi” lắm – Minh họa: Unsplash
Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2, 3g mỗi ngày.
Còn điều này nữa, nếu trên đường đi có cửa hàng thức ăn nhanh, nên phóng xe qua cho lẹ, mắt nhìn thẳng. Nhiều tiệm khôn lắm, chọn ngã tư mở tiệm, vì nơi đó, bạn phải dừng lại ít nhất 30 giây, đủ để kích thích tuyến nước bọt của bạn hoạt động. Mười lần ngừng, chỉ cần một lần bạn quẹo vào là xong!
Thế còn thức uống thì sao?
Trước khi uống hãy nhìn thành phần của nó. Thứ nào chả có đường, và hình như thấy chưa đủ, nhà sản xuất còn cho thêm đường bổ sung nữa.
Thứ này đã nhiều đường, nhưng họ còn cho thêm đường bồ sung nữa. Bạn đang có sạn (tiểu) đường trong người rồi thì thêm đường vào làm gì? – Minh họa: Unsplash
Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây.
Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Bạn nên hạn chế dùng đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng.
Một lần gặp gỡ, uống nhiêu đây đủ rồi. “Dzô đi!” – Minh họa: Unsplash
Một người không nên uống quá 150ml rượu vang, 350ml bia hoặc 45ml rượu mạnh mỗi ngày.
Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra, và điều này thực sự nguy hiểm.
Last edited by LDN on Wed Jul 05, 2023 3:23 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Zuckerfallen vermeiden
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» COVID-19 có thể dẫn đến bệnh tiểu đường như thế nào
» 2 thói quen dễ gây bệnh tiểu đường - 5 món tốt ngang insulin tự nhiên
» Người Việt bị lừa sang Campuchia: 'Mỗi ngày không đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ
» Giải pháp đơn giản để trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt
» Một người Việt bị đâm chết vì không đeo mask ở tiểu bang Washington
» 2 thói quen dễ gây bệnh tiểu đường - 5 món tốt ngang insulin tự nhiên
» Người Việt bị lừa sang Campuchia: 'Mỗi ngày không đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ
» Giải pháp đơn giản để trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt
» Một người Việt bị đâm chết vì không đeo mask ở tiểu bang Washington
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum