Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 10 of 50 Previous  1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 30 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 5:33 pm

ở VN cũng viết nhiều về cuốn này nhỉ 😆

Đọc sách: "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát”

Thứ bảy, ngày 16/07/2022 - nhandan

“Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” của Delia Owens. (Ảnh: Cao Hải Giang)
Phải nói là nó ngân vang mãi, tiếng rì rào về cuộc đời một cô gái trẻ, một cuộc đời gần như mất kết nối với gia đình và cộng đồng khi cô bị bỏ rơi từ lúc 7 tuổi, một mình sống trong đồng lầy. Nhưng cũng lại là một cuộc đời kết nối sâu sắc với thiên nhiên, để rồi trở thành một nhà sinh học, tác giả sách nổi tiếng về sinh vật đồng lầy và cho đến khi thanh thản ra đi vẫn giữ mãi bí ẩn về một vụ án mạng…

“Đẹp đẽ và đau đớn…” là cách mà The New York Times gọi cuốn sách này. Nhưng có lẽ hơn thế, tác phẩm như một khúc hát ấm áp và tha thiết về sự sống, về tình yêu con người.

Lãng mạn và dữ dội

Nếu tách riêng “Where the crawdads sing” (“Xa ngoài kia nơi loài tôm hát”, NXB Trẻ) theo mạch vụ án - nó thực sự ly kỳ, hấp dẫn; nếu bước theo dấu chân cô gái bị bỏ lại và lớn lên cùng đàn mòng biển, rồi trở thành một nhà tự nhiên học - tác phẩm cũng đầy chất thơ, cuốn hút… Thậm chí, chỉ nội mạch truyện về những sóng gió gia đình cô, sự trưởng thành và tình yêu tuổi trẻ… của nhân vật chính cũng khiến người đọc khó buông sách.

Nhưng điều tuyệt với là Delia Owens đã hòa trộn cả 3 trong một giai điệu ngân nga riêng của bà: lãng mạn, dữ dội, trong sáng, cuốn hút, xúc động nơi con người và thiên nhiên hoang dã hòa nhịp, nâng đỡ nhau.

Kya từng có một gia đình với ba, má các anh chị, nhưng tất cả lần lượt rời bỏ cô. Cô bé con đã ngủ ngoài hiên lán đợi má về dịp sinh nhật, thức dậy thổn thức bên căn bếp lạnh, chứng kiến lá thư mang tin má chưa kịp đọc bị ba đốt cháy, gạt nước mắt chia tay anh trai bỏ đi vì không chịu nổi đòn roi của ba… 7 tuổi, cô bé bắt đầu phải tự nuôi sống mình trong đầm lầy bằng cách bắt vẹm bán… khi người cha dù chỉ biết “uống, la hét, đánh đập” cũng rời đi nốt. Tất cả đủ làm trái tim người đọc bàng hoàng.

Cậu bé Tate - con trai một người câu tôm trong vùng gặp Kya khi cô bé bị lạc. Cậu là thầy giáo dạy chữ đầu tiên cho Kya, mang sách đến với cô, là mối tình đầu của cô, người từng rời bỏ cô và cũng là người trở về bên cô như một người bạn đời, một đồng nghiệp lớn của Kya. Trong khi đó, Chase Andrews bước vào cuộc đời Kya ở thời điểm cô gái mới lớn khao khát tình yêu và một kết nối với đồng loại. Nhưng cậu trai phóng đãng Chase Andrews đã mau chóng phải trả giá vì xâm phạm vào sự sinh tồn của Kya vốn được thiên nhiên dạy dỗ và bao bọc… Cái chết của Chase Andrews mở ra từ đầu sách và chỉ được hé lộ vào những trang cuối với những đan cài chặt chẽ từ toàn bộ diễn biến câu chuyện, gắn chặt với những bài học từ đồng lầy.

Và những điều thiên nhiên dạy ta

Tôi thích gọi đây là một tác phẩm về thiên nhiên, môi trường vì nó như một cuộc trình hiện bằng nghệ thuật ngôn từ trên nền hiện thực của vùng ngập nước hoang sơ ở bờ Bắc Carolina.

Không ngạc nhiên khi Delia Owens là một nhà văn và nhà động vật học người Mỹ. “Đường gươm thử cũng là đường gươm bậc thầy” - tác phẩm đầu tay này của bà ra đời năm 2018 đã vượt mốc 6 triệu bản sau chỉ một năm, đồng thời đứng đầu bảng xếp hạng của Amazon…

Đọc sách: "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” ảnh 1
“Where the crawdads sing” bản tiếng Anh và tác giả Delia Owens. (Ảnh: The Washington Post)

Toàn bộ tác phẩm như những đợt triều, dâng rồi rút, mở ra rồi vùi lấp, êm đềm, thơ mộng, kỳ ảo và cũng bí ẩn như chính câu chuyện về Kya-cô gái đồng lầy.

Có thể tìm thấy trong cuốn sách này vô số sinh vật trên hệ sinh thái đầm lầy: lũ mòng biển lượn vòng và kêu thất thanh, con gà nước, ổ hải ly, lũ rùa, đàn gà rừng, con ếch bò, những chú hươu đứng im như cây thông, bọn cua rù rì ngửa lưng chôn mình xuống khoảng nước, đàn vịt trời, rái cá, sò, vẹm, diệc đêm - sinh vật chân dài sống bí ẩn sâu trong đầm lầy…

Những kiến thức sinh học và cuộc sống kỳ thú của muôn loài cũng hiện diện tự nhiên trong cuộc lớn lên và trưởng thành của Kya. Ví như: “Chấm đỏ trên mỏ một chú mòng biển cá trích, không chỉ để trang trí. Chỉ khi chim non mổ vào đó thì chim bố mẹ mới nhả thức ăn bắt được ra cho con…”. Hay việc Kya học cách đọc những dòng nước bình thường với dòng chảy xa bờ, làm sao để cưỡi chúng vượt ra hoặc vùng thoát bằng cách cắt vuông góc với hướng chảy…

Tác phẩm cũng nhắc đến Aldo Leopold như một “người thầy trong sách” của cô gái đầm lầy. Nó cho thấy tư tưởng, tâm hồn của một nhà khoa học hướng về thiên nhiên trong ngòi bút nữ nhà văn Delia Owens. Bởi lẽ Aldo Leopold (1887-1948) là nhà khoa học, nhà địa chất học, nhà triết học và nhà môi trường học người Mỹ. Ông nổi tiếng với tác phẩm “Niên lịch miền gió cát” đầy chất thơ và những giá trị khoa học về bảo tồn thiên nhiên hoang dã.

Delia Owens viết: “Những ngày hè còn lại, Kya và Tate mở lớp học đọc ở căn nhà đổ nát. Đến giữa tháng Tám cả hai đã đọc hết Niên lịch miền gió cát, và mặc dù không đọc được tất cả các từ, con bé vẫn hiểu gần trọn nội dung. Aldo Leopold dạy con bé rằng những bãi bồi ngập nước là vùng mở rộng sống của con sông, sông sẽ lấy chúng lại bất cứ khi nào nó muốn. Ai sống trên bãi bồi chỉ đang chờ sông quay lại. Con bé học được lũ ngỗng đi đâu vào mùa đông và ý nghĩa âm nhạc của loài chim này. Ngôn từ mềm mại của ông, nghe tựa như thơ, dạy con bé rằng đất chứa đầy sự sống và là một trong những nguồn của cái quý giá nhất địa cầu; rằng rút cạn vùng ngập nước sẽ làm đất đai hàng dặm xung quanh khô khốc, giết chết cây cối và muôn thú cùng nguồn nước. Một vài hạt giống sẽ ngủ vùi trong đất khô hàng thập kỷ, đợi chờ và khi nước cuối cùng cũng về nhà, mầm sẽ bật tung mặt đất, mở hé gương mặt tươi non. Những điều kỳ diệu và kiến thức đời sống mà con bé sẽ chẳng bao giờ được học ở trường…”.

Cuốn tiểu thuyết, vì như vậy, cũng đầy những gửi gắm về triết lý sống mà thiên nhiên đã mang đến cho con người, nhiều khi thật giản dị:

“Như mọi khi, đại dương có vẻ giận dữ hơn đồng lầy. Sâu hơn, nó có nhiều điều để nói hơn”.

“Khi gặp rắc rối, hãy buông tay thôi, trở lại thảnh thơi”.

Kya từ một cô gái đồng lầy đến cuối cùng vẫn là một cô gái đồng lầy. Cô trở thành tác giả của gần 10 đầu sách đoạt giải, được trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu-trong đó có học vị tiến sĩ đanh dự của Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill.

Nhờ đó, cô trở thành chủ nhân chính thức của “ba trăm mười mẫu phá nước mướt xanh, đồng lầy lấp lánh, rừng sồi và một bãi biển riêng trải dài dọc bờ Bắc Carolina” và bảo vệ chúng khỏi những dự án rút cạn đồng lầy nhằm xây khách sạn.

Và một buổi chiều, ở tuổi 64, vẫn còn trẻ và tuyệt đẹp, trái tim của Kya lặng lẽ ngừng đập khi ngả đầu thảnh thơi trên con thuyền đi thu nhặt mẫu vật…

Kya rời đi để Tate và bạn đọc khám phá nốt phần bí ẩn của cuộc đời bà. Và sau hết thảy mọi điều, không thể không nhắc đến điều này: “Với Kya, được là một phần của trình tự tự nhiên chắc chắn như thủy triều lên xuống này cũng đủ. Cô gắn kết với hành tinh của cô và sự sống của nó theo cách mà rất ít người làm được”.

Từ cuộc đời của Kya, độc giả cũng có thể tự hỏi và tự trả lời: Kết nối thật sự cần cho con người là gì?.

Đọc sách: "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” ảnh 2
Phim "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát" dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam ngày 2/9/2022.

Chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết pha trộn nhiều yếu tố hấp dẫn trên, bộ phim cùng tên “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam vào 2/9/2022. Phim do nữ đạo diễn Olivia Newman dẫn dắt, biên kịch Lycy Alibar. Trailer của phim được công bố cho thấy phần nào những tình tiết đắt giá, kịch tính và bối cảnh thơ mộng, hấp dẫn được chắt lọc từ tác phẩm văn học.

CAO NGUYÊN


Last edited by LDN on Wed Oct 12, 2022 4:53 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 5:36 pm

Xa ngoài kia nơi loài tôm hát’ chất chứa nỗi cô đơn và thiện-ác

12:06 - 30/08/2022 - THANH NIÊN ONLINE

Đỗ Tuấn

Bí ẩn, lãng mạn, buồn man mác đan xen trong câu chuyện ẩn dụ về nghị lực và sự độc lập của nữ giới là những gì khán giả cảm nhận khi xem Xa ngoài kia nơi loài tôm hát.
Nam tính độc hại, bạo lực gia đình và sự xa lánh những người nghèo khổ, kém may mắn... là thông điệp tác phẩm Xa ngoài kia nơi loài tôm hát (Where The Crawdads Sing) muốn chuyển tải.

Daisy Edgar-Jones vào vai Kya - “cô gái đầm lầy” sống đơn độc, xa lánh xã hội

Bộ phim là bản chuyển thể từ cuốn sách cùng tên best-seller của nữ văn sĩ Delia Owens phảng phất bề nổi vẻ đẹp thiên nhiên nước Mỹ nhưng ẩn sâu bên dưới là sự phản kháng xã hội. Cuốn tiểu thuyết đầu tay ra mắt vào năm 2018, bán được hơn 12 triệu bản, gây tiếng vang trong lòng độc giả toàn cầu.

Daisy Edgar-Jones vào vai Kya - “cô gái đầm lầy” sống đơn độc, xa lánh xã hội, bị nghi ngờ giết người vì cộng đồng xem cô không hơn gì một kẻ ẩn dật nghèo khổ đầy quái đản, lập dị.

Tác phẩm của nữ đạo diễn Olivia Newman pha trộn giữa câu chuyện tình, vụ thảm sát và phiên tòa xét xử xoay quanh tâm điểm là nhân vật Kya – cô gái lớn lên giữa vùng đầm lầy Bắc Carolina nước Mỹ những năm 1950-1960 trong gia đình có người cha nghiện ngập, luôn dùng bạo lực với vợ con khiến cả nhà phải ly tán.

Daisy Edgar-Jones thể hiện tâm trạng dễ bị tổn thương và chất thép đầy tinh tế cho nhân vật
Khi Chase Andrews (Harris Dickinson) đẹp trai, nổi tiếng được phát hiện đã chết, Kya bị đưa ra xét xử vì anh từng là người yêu của cô kèm theo một số bằng chứng khá mơ hồ. Luật sư địa phương tốt bụng Tom Milton (David Strathairn) đứng ra đại diện cho cô trong phiên tòa xử vụ án mạng.

Kya lớn lên giữa vùng đầm lầy Bắc Carolina nước Mỹ những năm 1950-1960 trong gia đình có cha nghiện ngập, luôn dùng bạo lực với vợ con khiến cả nhà phải ly tán

Phiên tòa đó được kết hợp với một loạt cảnh hồi tưởng về thời niên thiếu của Kya, hiện 25 tuổi, từng sống với người cha bạo hành (Garret Dillahunt) trong cảnh nghèo khó, không được giáo dục và phải học cách tự bảo vệ mình. Người bạn thời niên thiếu Tate Walker (Taylor John Smith) đem lòng yêu Kya nhưng cuộc tình sớm bị chia cắt do hoàn cảnh, dẫn đến việc Kya xiêu lòng trước sự tán tỉnh của gã thanh niên Chase giàu có, đầy kiêu ngạo.

Người bạn thời niên thiếu Tate Walker (Taylor John Smith) đem lòng yêu Kya nhưng cuộc tình sớm bị chia cắt do hoàn cảnh

Nhà quay phim Polly Morgan đã ghi lại vẻ đẹp của vùng đầm lầy như thiên đường trần gian, nơi Kya có thể trốn thoát khỏi thế giới đầy kỳ thị. Nhưng ác thay đó là một thiên đường luôn bị đe dọa bởi người cha đầy bạo lực và một xã hội mà nơi đó nhiều người muốn đưa Kya ra tòa, đối mặt với án tử nếu bị kết tội.

Nữ diễn viên Daisy Edgar-Jones xuất sắc trong việc mang đến sự tổn thương và chất thép tinh tế cho Kya - “cô gái đầm lầy” đã quen bị xa lánh, bị khinh miệt nhưng không thứ gì có thể làm suy sụp tinh thần hay thui chột sự nghiệp đầy nghệ thuật của cô sau này.

Thiên nhiên được thể hiện cực đẹp trong phim

Khi nhiều đoạn hồi tưởng gợi ý về những gì đã xảy ra với Kya, Xa ngoài kia nơi loài tôm hát lên án không khoan nhượng thói gia trưởng theo đúng nghĩa đen. Bộ phim có những điểm thuyết phục để nêu lên nạn tấn công tình dục và xã hội từ chối tin phụ nữ. Cái kết của Xa ngoài kia nơi loài tôm hát buộc khán giả phải đặt câu hỏi về cách chúng ta nhìn nhận “nạn nhân” và “những người sống sót”, giữa thiện-ác luôn đan xen trong đời mỗi người.

Xa ngoài kia nơi loài tôm hát có kinh phí sản xuất chỉ 24 triệu USD nhưng thu về hơn 106 triệu USD toàn cầu. Phim khởi chiếu tại Việt Nam từ 1.9.

Hiện tượng văn học của cuốn tiểu thuyết Xa ngoài kia nơi loài tôm hát thu hút nữ ca/nhạc sĩ tài năng Taylor Swift sáng tác và thể hiện ca khúc Carolina dành tặng khán giả ngay khi nghe tin phim điện ảnh chuyển thể đang tiến hành sản xuất. Taylor Swift nói cô sáng tác bài hát “chỉ vì đã lạc lối trong câu chuyện của Kya” và muốn tái hiện lại không khí ma mị đầy ám ảnh ấy.


Last edited by LDN on Sat Oct 08, 2022 5:52 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 5:39 pm

Xa ngoài kia nơi loài tôm hát: Đẹp đẽ và khắc khoải

09/09/2022 - baođongnai

Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của tác giả Delia Owens Xa ngoài kia nơi loài tôm hát (Where the Crawdads sing) là tác phẩm xuất sắc về tâm lý xã hội, khai thác nội tâm con người và tình yêu với thiên nhiên.

Kya Clark - cô gái đồng lầy trong Xa ngoài kia nơi loài tôm hát

Từ tác phẩm văn học cùng tên bán chạy toàn cầu của nữ nhà văn Delia Owens, nữ diễn viên Reese Witherspoon vì quá thích quyển sách đã quyết định mua bản quyền để chuyển thể thành phim điện ảnh. Xa ngoài kia nơi loài tôm hát do Sony Pictures Entertainment phát hành trên toàn cầu đã đạt doanh thu phòng vé gần 117 triệu USD (tính đến ngày 9-9). Nhật báo Chicago Sun Times khen “phim quay tuyệt đẹp” còn tạp chí Variety đánh giá bộ phim chứa sự “bí ẩn, lãng mạn, một miền mộng mơ về với thiên nhiên”.

* Cô gái đồng lầy bí hiểm

“Trong thành phố, người ta kể câu chuyện về cô gái đồng lầy, lớn lên một mình nơi hoang dã”. Bối cảnh tiểu thuyết là TT.Barkley Cove miền Nam nước Mỹ hồi cuối thập niên 60. Kya là một cô gái lớn lên trong vùng hoang dã. Lớn lên trong đồng lầy, Kya gắn với cỏ cây, sông nước, muôn loài sinh vật nhiều hơn là “thế giới loài người”. Những cư dân nơi thị trấn thậm chí còn định kiến và coi cô như người bên lề xã hội, một “cô gái đồng lầy”.

“Một câu chuyện ngụ ngôn về sức mạnh độc lập của nữ giới trong một thế giới bị nghiền nát bởi tính nam độc hại” - tờ VARIETY đánh giá.

Chính vì vậy mà khi Chase - một chàng trai bảnh bao quyến rũ kiểu mẫu mà cô có liên hệ tình cảm bị chết, Kya trở thành nghi phạm chính với mọi nghi ngờ. Cô bị giam giữ và trở thành bị cáo trong vụ xét xử vụ án mạng của Chase. Điều độc đáo là Kya không nói bất cứ điều gì trong các phiên xử. Cô chỉ nghe công tố viên luận tội, người luật sư tốt bụng bảo vệ mình và các nhân chứng khác.

Mạch phim đan xen giữa sự kịch tính, hồi hộp nơi phòng xử án tội giết người và diễn tiến câu chuyện ngoài đời. Một mặt, khán giả hồi hộp xem làm thế nào Kya chứng minh sự vô tội trước đám đông vốn định kiến về cô từ lâu. Mặt khác, người xem trải nghiệm những thước phim vô cùng nên thơ, lãng mạn và dịu êm về khung cảnh thiên nhiên. Đây chính là nơi mà Kya trải qua hành trình trưởng thành cùng những biến cố lần lượt xảy đến trong đời mình: người cha vũ phu, người mẹ bỏ đi từ khi cô còn nhỏ, mối tình đầu với Tate - chàng trai mang đến tình cảm tinh khôi cho Kya song lại nhút nhát và thiếu tự tin để rồi xa cô, và mối quan hệ độc hại với Chase...

* Sống như chúng ta phải là

Kịch bản phim Xa ngoài kia nơi loài tôm hát bám khá sát nguyên tác văn học gốc. Tác phẩm điện ảnh mở màn bằng cảnh quay cánh chim chao lượn trên bầu trời xanh nơi vùng đồng lầy bát ngát. Từ đó, tác phẩm đưa người xem hòa vào khúc hát ấm áp, thiết tha về nguồn vui sống với thiên nhiên trong lành, về tình yêu trong sáng lẫn mặt tối của con người, về ý chí sinh tồn và sự kết nối giữa những trái tim sẽ làm xã hội dịu đi những vết thương định kiến.

Nhà sản xuất Reese Witherspoon và ba diễn viên chính: Edgar-Jones, T.J Smith và H. Dickinson

Khán giả yêu mến Kya không chỉ vì cô có nét thánh thiện ngây thơ, một trái tim trong sáng hết mực yêu thiên nhiên cùng tài vẽ tranh. Kya chinh phục tình cảm người xem bởi cô là một mẫu hình sinh tồn trong một môi trường hoang dại, cô độc. Cô là người vượt qua những vết thương tuổi thơ (bị mắng chửi, bỏ rơi, tủi hổ) lẫn khi trưởng thành (bị xa lánh, kỳ thị, lừa dối, bạo hành) để chữa lành tâm hồn.

Thật cảm động khi Kya đã thành công trong cuộc sống bằng sự gắn bó với cuộc sống kỳ thú của muôn loài xung quanh mình như: đàn vịt trời, bồ nông, đom đóm, mòng biển, diệc, gà nước, hải ly, lũ rùa, cua, ếch, cá, sò, vẹm... Xa ngoài kia nơi loài tôm hát hấp dẫn bởi bộ phim miêu tả thành công về tâm lý con người lẫn chứa yếu tố trinh thám kịch tính mà sự thật được giữ lại cho đến tận giây cuối cùng.

Những tự sự của Kya trong phim là một bài ca về ý chí nghị lực của con người bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu: “Mọi sinh vật đều làm thứ cần phải làm để sinh tồn!” hay “Khi gặp rắc rối, hãy buông tay thôi, trở lại thảnh thơi”... Như tựa đề Xa ngoài kia nơi loài tôm hát, hàm ý con người hãy đi thật xa nếu có thể, tìm về với thiên nhiên, nơi các loài vật hoang dã đang sống tự nhiên. Và bản thân ta cũng tìm lại nội tại chính mình từ những điều hoang sơ, trong lành, tinh khiết nhất. Hãy sống như chúng ta phải là.

Cẩm Điệp

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 5:45 pm

0 phải 1 lần báo việt cộng chỉ ghi tựa sách mà 0 ghi tác giả 😡 ở trường 0 dạy, 0 biết là nói đến sách phải ghi tác giả mà phải ghi ở những hàng trên đầu. Chủ bút cũng mù tịt. Chậc chậc 😆

Xa ngoài kia nơi loài tôm hát - Delia Owens

09/09/2022 - baokhanhhoa

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1952, nơi vùng ngập nước hoang sơ ở bờ Bắc Carolina có một gia đình sống trong đồng lầy. Tác giả giải thích: “Đồng lầy chẳng phải đầm lầy. Đồng lầy là một khoảng không gian tràn ánh sáng, nơi cỏ cây vươn lên trong nước, và nước trôi vào trong bầu trời... Rồi chính trong đồng lầy, ở đó đây, đầm lầy đích thực len lỏi vào những vùng trũng thấp, ẩn khuất giữa ẩm ướt đại ngàn…”.

Nhân vật chính, cô bé Kya 6 tuổi, một ngày chứng kiến mẹ mình xách vali ra khỏi nhà vì bà không chịu nổi cảnh một người chồng chỉ biết uống rượu và bạo hành mọi người trong gia đình. Rồi lần lượt 4 anh chị của Kya cũng bỏ đi. Hôm ấy, người bố không về, đó là lần đầu tiên trong đời Kya ở một mình trong đêm tối với nỗi sợ, và sau đó bài ca quen thuộc của sinh vật trong đồng lầy, mùi hương của cỏ cây đã an ủi Kya quên đi nỗi sợ. Em quen dần và thích nghi với việc sống cùng với người bố ít thân thiện.

Khi người bố bỏ đi thì Kya hiểu được em phải tự mình lớn lên mà không còn người thân nào. Mối quan hệ của em với xã hội bên ngoài là một thị trấn nhỏ chỉ có gia đình vợ chồng chủ quán bán tạp hóa, thực phẩm, là nơi Kya mang ra trao đổi những con vẹm em bắt trong đồng lầy để mua những thứ cần thiết. 20 năm Kya lớn lên trong môi trường sống hoang dã, mạnh mẽ với câu răn dạy của người bố trước khi bỏ đi là đừng tin vào ai hết.

Trong một lần Kya chèo thuyền lạc lối, cô gặp cậu bé Tate là con trai của một người câu tôm trong vùng, thường vào đồng lầy chơi. Tate dạy cô học chữ và hai người phải lòng nhau. Rồi Tate đi học đại học. Ngày chia tay, Tate hứa với Kya rằng sẽ trở về nhưng Kya chờ mãi. Tate cũng rời bỏ cô mà đi.

Mạch chính của câu chuyện là cái chết của Chase, một vụ án mà trong đó Kya được cho là thủ phạm. Không bào chữa cho mình, câu chuyện cứ thế dẫn người đọc vào thế giới của Kya, cô lớn lên, cuộc sống trong đồng lầy, sự  mạnh mẽ hoang dã, tình yêu đầu đời, sự phản bội... bằng lối kể chuyện tinh tế với một giọng văn đẹp.

Không ai có kinh nghiệm về cuộc sống ở đồng lầy hơn Kya, để sau này cô trở thành một nhà văn viết, vẽ về sinh vật với 10 tác phẩm để đời.

Cái hay của cuốn sách có lẽ là điều bí mật về cái chết của Chase được giữ đến trang cuối cùng. Khi mà Kya đã già và có một cái chết nhẹ nhàng trên chiếc thuyền của riêng bà. Đó là lúc Tate, chồng bà đã phát hiện ra khi mở hộp kỷ vật của vợ. Một kết thúc quá đẹp, quá nhân văn, nhưng cũng đượm buồn và khiến người đọc ngơ ngẩn: “Rồi, lúc trời gần chạng vạng, ông đi ra bờ biển và đứng trên dải bờ sắc nhọn, đầy những mẩu trăng trắng vỏ cua và động vật thân mềm. Trong một giây, ông nhìn chằm chằm cái vỏ sò của Chase trong lòng bàn tay, rồi buông nó lên mặt cát. Trông hệt như những cái vỏ khác, nó biến đi. Thủy triều đang lên, và một con sóng tràn qua chân ông, cuốn hàng trăm vỏ sò theo nó lại về biển. Kya thuộc về vùng đất và vùng nước này; giờ chúng sẽ đón bà trở lại. Giữ cho bí mật của bà mãi vùi sâu... Khi màn đêm buông xuống, Tate đi bộ trở về cái lán. Nhưng khi đến bên phá nước, ông dừng lại dưới tán cây dày đặc và đôi mắt dõi theo hàng trăm con đom đóm vẫy gọi sâu trong bóng tối hun hút của đồng lầy. Thật xa ngoài kia, là nơi loài tôm hát”.

Tác giả Delia Owens là một nhà động vật học người Mỹ. “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” (Where The Crawdads Sing) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà, xuất bản năm 2018 đã vượt mốc 6 triệu bản sau chỉ một năm, đồng thời đứng đầu bảng xếp hạng của Amazon. Đến đầu tháng 7-2022, cuốn sách đã bán hơn 15 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Sách đã được chuyển thể thành phim cùng tên, công chiếu ở Việt Nam từ ngày 1-9-2022. Một tác phẩm điện ảnh đẹp, lôi cuốn ngay từ đầu vào phim.

ĐÀO THỊ THANH TUYỀN

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 5:51 pm

“Xa ngoài kia nơi loài tôm hát”, tráng ca về thiên nhiên hoang dã

31/07/2022 - phuongnam

Văn học Mỹ vốn đầy màu sắc phố thị. Khá lâu mới lại gặp một cuốn tiểu thuyết mà ở đó thiên nhiên như là một nhân vật chính của tác phẩm. Đó là Where the Crawdas Sing (Xa ngoài kia nơi loài tôm hát) của nữ nhà văn Delia Owens. Có thể gọi đó là một khúc tráng ca về vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã.

Delia Owens - "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát", NXB Trẻ 2020
Một tựa sách đầy chất thơ và nội dung cũng chẳng hề kém thi vị. Bản dịch tiếng Việt dày hơn 500 tất đáng để dành nguyên một đêm để ngốn hết. Hấp dẫn từng câu chữ và không thiếu các tình tiết ly kỳ của tiểu thuyết trinh thám.

Câu chuyện kể về những năm tháng tuổi trẻ của một nhà tự nhiên học, Carthrine Clarg vì người cha luôn ngập chìm trong hơi men và hầu như chỉ giao tiếp với vợ con bằng đòn roi đến nỗi vợ con đều lần lượt bỏ đi. Cuối cùng chỉ còn mỗi Kya (Nickname của Carthrine) ở cùng ông. Nhưng vào sinh nhật lần thứ 7 của cô, ông bố cũng bỏ đi biệt tích. Kya chỉ còn lại căn lán cũ dưới cánh rừng nơi đồng lầy, lũ mòng biển và thiên nhiên hoang dã bầu bạn.

Cứ thế cô lớn lên bằng những đồng tiền ít ỏi hàng tuần nhờ bán vẹm cho cặp vợ chồng ông Jumpim' là một người da đen tốt bụng... Cô chỉ có một ngày đến trường sau đó không bao giờ trở lại nữa. Sự kỳ thị của những người dân trong thị trấn gọi cô là "con bé đầm lầy" đã đẩy cô khỏi cộng đồng. Về sau có người bạn, cũng là người tình chung thủy của cô là Tate Walker dạy Kya học chữ và cô có cơ hội phát huy tài năng của mình trong các lĩnh vực như khoa học, hội họa, thơ ca. Những cuốn sách về sinh học của Tate đã gieo cho Kya niềm đam mê nghiên cứu về hệ sinh thái đầm lầy.

Câu chuyện lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ từ năm 1952 về sau đã phác họa nên những số phận thật đặc biệt. Những con người bị hoàn cảnh đấy đến nơi cùng trời cuối đất là một vùng đầm lầy ở Bắc Carolina khiến họ sống trong cảnh "vô pháp luật" nhưng cũng là nơi thấm đẫm tình người. Nhờ những người chung thủy và hết mực tốt bụng như Tate hay Jumpin' mà cuộc sống của Kya thoát khỏi nỗi cô đơn khi không còn một người thân nào trên đời. Thiên nhiên hoang dã được miêu tả đầy chất thơ cũng là một điểm nhấn khiến tác phẩm trở nên bớt phần bi đát.

Một vụ án không bao giờ tìm đực nguyên nhân cùng với nó là phiên tòa diễn ra một cách đầy gây cấn khi Kya bị cảnh sát trưởng cũng những người kỳ thị cô trong thị trấn cô tình khép cho tội giết người rồi lại được tha bổng cũng là những trường đoạn khiến tác phẩm thêm phần hấp dẫn.

Tác phẩm có thể nói là một khúc ca về thiên nhiên hoang dã, tình người và lòng chung thủy. Nó như một liều thuốc dịu êm cho những tâm hồn đang phải chịu tổn thương, tan vỡ.

Áp phích quảng cáo của phim chuyển thể từ tác phẩm
Tháng 7.2022, hãng phim Sony Pictures đã cho ra rạp bộ phim cùng tên, Where the Crawdads Sing với nhiều hình ảnh đẹp về thiên nhiên hoang dã, đầm lầy với những cảnh quay khá ấn tượng đậm chất điện ảnh Hoa Kỳ. Phim có mức đầu tư 24 triệu USD và thu về hơn 50 triệu USD sau 2 tuần công chiếu. Tuy nhiên phim cũng phải nhận những phản hồi tiêu cực. Trang The Gaurdian của Anh đánh giá chỉ 1 sao cho phim Where the Crawdads Sing với nhận xét “máy móc”. Diễn viên nữ chính Daisy Edgar-Jones (Kya) diễn xuất gượng gạo.

Nhà văn Delia Owens
Nhà văn Delia Owens sinh năm 1949 tại thành phố Thomas Ville, bang Georgia. Bà là một nhà bảo tồn động vật hoang dã hoạt động ở một số nước phía Nam Châu Phi từ thập niên 1970 - 1990. Các tác phẩm chính Cry of the Kalahari (tạm dịch là tiếng khóc của sa mạc Kalahari) do Owens với cùng chồng cũ là Mark. Sách xuất bản năm 1984 kể về trải nghiệm của hai nhà nghiên cứu động vật hoang dã trẻ ở sa mạc Kalahari, Cộng hòa Botswana. “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” xuất bản năm 2018 là tiểu thuyết đầu tiên của Owens khi đã chạm ngưỡng 70 tuổi. Tác phẩm đứng đầu danh sách bán chạy nhất của New York Times suốt 32 tuần liền. Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Delia Owens cho hay “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” đã bán được hơn 15 triệu bản trên phạm vi toàn cầu.  

Bản dich tiếng Việt “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát” do Hoàng Uyên Phương chuyển ngữ, NXB Trẻ ấn hành năm 2020 vẫn là cuốn sách đáng đọc của văn học Mỹ xuất bản ở Việt Nam thời gian gần đây.

Hữu Vi

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 6:05 pm


      
Review Sách Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất – Cuốn Sách Làm Sống Dậy Khát Vọng Sống Trẻ, Sống Tự Do

Revisach

Sách Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất - Jonas Jonasson

Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất là một trong số những cuốn sách mà mọi người trẻ nên đọc một lần trong đời. Sách hay! Phải nói là như vậy. Cuốn này truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng sống trẻ, sống tự do, sống khám phá và mặc kệ cái nhìn của những người xung quanh. 

Tác giả Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất – J.JonassonThông tin cơ bản của cuốn sách “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất”Tóm tắt truyện Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mấtCuộc đời nhiều thăng trầm của cụ già 100 tuổiTuổi càng lớn, máu liều càng caoNét hấp dẫn của Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mấtTác giả sáng tạo nên cả lịch sửCảm hứng sống trẻ và khám phá mãnh liệtÝ nghĩa của may mắnGiọng văn hài hước, hóm hỉnhLời kếtCảm Nhận Của Độc Giả

Tác giả Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất – J.Jonasson

Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất của tác giả Jonas Jonasson lần đầu xuất bản năm 2013, đến nay vẫn là tác phẩm được yêu thích hàng đầu trên thế giới, liên tục lọt top sản phẩm tiểu thuyết bán chạy trong tháng của các nhà xuất bản. Tác giả Jonasson còn có một tiểu thuyết nổi tiếng không hề kém cạnh mang tên Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử. Phải nói là tác phẩm nào của Jonas Jonasson cũng đều sở hữu những cái tên rất ngầu đúng không nào?

Sách Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất – Jonas JonassonThông tin cơ bản của cuốn sách “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất”Công ty phát hànhNXB TrẻNgày xuất bản12-2018Kích thước13 x 20 cmDịch giảPhạm Hải AnhLoại bìaBìa mềmSố trang516Tóm tắt truyện Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mấtCuộc đời nhiều thăng trầm của cụ già 100 tuổi

“Nam chính” của câu chuyện Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất là một cụ già trăm tuổi có tên Allan. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng cụ đích thực là một tay chơi không phải dạng vừa. Cụ được tác giả miêu tả như một phượt thủ chính hiệu, cụ đồng thời là một sát thủ siêu hạng, một nhà chính trị, điệp viên, phiên dịch, trợ lý đại sứ bất đắc dĩ,…

Truyện Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất kể song song với hai nửa hiện tại – quá khứ. Hiện tại nói về cụ Allan và đồng bọn của cụ, quá khứ thuật lại những hồi ức của Allen trẻ từ hồi thơ ấu cho đến lúc về già. Câu chuyện liên tục có sự chuyển cảnh hiện tại, quá khứ nhưng mạch truyện vẫn rất tự nhiên, không hề đứt đoạn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 6:08 pm


Trang Hồng@Authority

Ybox.vn

[Review Sách] Ông Già Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất

Hôm nay mình sẽ review cho các bạn cuốn sách “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất” nha.

Quyển sách này mình biết đến đầu tiên qua bạn một bạn độc giả,  đọc review bạn này cũng hay hay nên mới lên Tiki mua – phát hiện ra cuốn này là best seller đã bán được 8 triệu bản nên càng thấy kích thích. Tuy nhiên thì mình định mua quyển này để cho đứa cháu (lớp 4) đọc chứ mình không thích đọc tiểu thuyết/ truyện lắm bởi vì:

·     - Hết tuổi đọc truyện rồi

·     - Mất thời gian do quá dày

·     -  Không học hỏi thêm được kỹ năng gì mới

·     -  Mình đủ già để gặp nhiều chuyện hư cấu ngoài đời thực rồi nên không có nhu cầu tìm hiểu thêm qua truyện/ tiểu thuyết nữa.

Tuy nhiên là hai hôm cuối tuần vừa rồi mình bị stress công việc quá, nghe đâu là đọc sách thiếu nhi không cần dùng não nên vớ lấy quyển này đọc cho dễ ngủ.

Đó chính là mình cách đây hai hôm, mình đã dự định là chỉ đọc nó một xíu thôi trước khi đi ngủ vì nghe nói là trước khi đi ngủ mà đọc truyện sẽ thư giãn hơn. Nhưng mình đã nhầm toàn bộ:

1/ Đây không phải là truyện thiếu nhi

2/ Phải dùng não rất nhiều trong khi đọc

3/ Mình đã đọc một mạch từ tối thứ sáu đến sáng chủ nhật (Có trừ thời gian ăn ngủ nghỉ)

Lưu ý: Hãy cẩn thận trước khi đọc quyển sách này vì bạn sẽ không dứt ra được đâu.

I/ Đây không phải là truyện thiếu nhi:

Đầu tiên mình nghĩ là quyển sách này sẽ nói về một ông già bất mãn với cuộc sống vì cả tuổi trẻ không làm điều gì đó, đến lúc về già không vợ không con không gia đình nên quẫn trí định bùng cháy vào ngày sinh nhật thứ 100 của mình, sau đó ông sẽ nhận ra một chân lý nào đó về cuộc đời này và tác giả lại truyền một thông điệp đại loại như: “bạn chỉ có một lần để sống” hay “không ăn chơi già đổ đốn”… đại loại thế.

Nhưng càng đọc, mình càng phát hiện ra Allan – cụ già trăm tuổi không phải là dạng vừa, phải nói rằng cụ đã có một đời vô cùng “oách” mà ai nghe cụ kể chuyện cũng phải há hốc mồm ra vì ngạc nhiên.

Cụ không chỉ là một tay chơi có hạng, một dân phượt chính hiệu mà còn là một sát thủ siêu hạng, một nhà chính trị bất đắc dĩ, điệp viên, phiên dịch, trợ lý đại sứ ….

Mặc dù thích câu chuyện của cụ Allan cũng như tác giả Jonas Jonasson nhưng mình thú thật là cũng không thích những tình tiết bạo lực trong truyện lắm, nhất là những đoạn ông già Allan giết người như ngoé và tỉnh bơ như chẳng có gì xảy ra. Ngoài ra thì phần mở đầu câu chuyện bằng việc ông cụ thó chiếc vali cũng khiến mình đã định gấp sách lại sau ba chương đầu tiên, nhưng ơn giời là mình đã không làm điều đó.

II/ Phải dùng não rất nhiều khi đọc

Trái ngược lại suy nghĩ ban đầu của mình rằng đây là quyển truyện đọc giải trí cho vui, mình phải ngã mũ bái phục tác giả, phải thừa nhận một điều: “ông bốc phét như thật”.

Cốt truyện chủ yếu của cuốn sách chia làm hai nửa là hiện tại và quá khứ, trong đó hiện tại kể về ông cụ Allan và đám bạn của ông, còn “ngược về quá khứ” là những đoạn hồi ức của Alllan từ tuổi thơ ấu cho đến lúc về già. Trong hai bối cảnh tưởng chừng như không liên quan đó thực chất lại gắn kết với nhau rất hợp lý, nên mặc dù tác giả chuyển đổi bối cảnh liên tục: hiện tại – quá khứ – hiện tại  nhưng không hề bị loạn nhịp với nhau.

Nếu phần hiện tại mô tả rất hay, rất chân thực về đời sống xã hội, từ những ông công tố viên ham thành tích, chỉ thích bỏ tù người khác, đám quan chức chỉ thích nhũng nhiễu, cứng nhắc, báo chí thì dặt một lũ kền kền… mà đã quá quen thuộc ngày nay thì phần quá khứ lại là “một cuốn sách lịch sử” tuyệt vời từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới thứ hai mà mình dám cá là ai đọc xong cũng sẽ thốt lên: hoá ra lịch sử đơn giản đến thế!

Chẳng có gì lạ khi ông cụ Allan có thể sống sót qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nhưng bạn đọc chắc chắn sẽ cực kỳ sửng sốt khi biết ông chính là tác giả của rất nhiều âm mưu chính trị, là nhà cố vấn, ân nhân của hàng loạt tổng thống/ lãnh tụ, và còn là người phát minh ra bom nguyên tử.

Phải nói là kiến thức của tác giả Jonas rất uyên thâm, nếu như ngày xưa mình không được 10 điểm sử thi tốt nghiệp cấp ba thì chắc là mình sẽ tưởng những gì ông tác giả viết là đúng mất.

III/ Đừng đọc nếu như bạn đang bận

Như mình đã nói ở ngay phía trên, mình chỉ định đọc nhâm nhi quyển sách này từng chút một thôi, dự kiến là tối nào mình cũng đọc trước khi đi ngủ cho nhã nhưng mà bởi vì quyển sách này quá hay nên mình đã phải đọc một lèo từ tối thứ sáu đến sáng chủ nhật (mình vừa dậy cái là viết cái review này đây).

Tác giả là một người có kiến thức rất rộng và sâu trong mọi lĩnh vực: từ khoa học, tôn giáo, văn hoá, địa lý cho đến lịch sử… mặc dù biết ông tác giả hư cấu thôi nhưng mà hư cấu một cách vô cùng hợp lý.

Cách dẫn dắt câu chuyện cũng vô cùng logic, từ những biến cố cuộc đời của Allan cho đến những nhân vật trong truyện liên quan đến nhau như nào. Có thể nói là mạch truyện tuy dài, tuyến nhân vật khá nhiều, những địa điểm trong truyện thì mình chịu không nhớ được và không đánh vần được, lại rất nhiều cột mốc lịch sử, nhiều sự kiện…nhưng bởi vì tác giả viết rất logic với nhau nên bạn có thể đọc một lèo mà không cần dừng lại.

Bình thường với một quyển sách kỹ năng/ kiến thức mà dày hơn 500 trang mình đọc chắc phải mất một tuần vì vừa đọc còn phải vừa nghĩ thì với quyển truyện này mình có thể đọc liên tục khoảng 12 tiếng (hai ngày liên tục) mà vẫn thấy không hề mụ mị và mệt mỏi.

IV/ Những bài học được rút ra sau khi đọc truyện

Đây có lẽ là phần thú vị nhất sau khi mình gấp những trang cuối cùng lại, bởi vì ý nghĩa của nó hoàn toàn trái ngược lại so với những gì mình dự đoán ban đầu.

Mình đã rất thích Benny và gần như cười như điên khi ông này có trò gian lận thừa kế quá “đỉnh”, nhưng hay hơn cả là những kiến thức của ông này khi được dùng trong những tình huống “oái ăm” như khi chữa bệnh cho Sonya hay tán Người đẹp,  đặc biệt là đoạn nói về Kinh thánh với ông Cảnh sát say xỉn hãm tài => Học không bao giờ là thừa, có thể chưa áp dụng được ngay nhưng khi có lúc dùng đến sẽ thấy nó quan trọng như nào.

Mình cũng thích cụ già Allan bởi cụ ghét chính trị và tôn giáo – hai thứ nguy hiểm nhất hành tinh là cội nguồn của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới này. Và cũng chính vì cụ ghét hai thứ này nên cụ vô tình trở thành người may mắn, nhiều lần thoát chết trong gang tấc.

Ngoài ra, cụ còn là người rất đam mê thuốc nổ và cụ đã dùng cả đời để nghiên cứu, học hỏi, khám phá về nó => làm những thứ mình đam mê sẽ giúp bạn phát hiện ra tài năng thiên bẩm của mình.

Cụ cũng là người đơn giản, chỉ cần có đồ ăn và rượu Vodka là có thể ở bất kỳ đâu, ngủ bất kỳ chỗ nào mà không nề hà, than vãn gì… Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cụ cũng rất lạc quan, châm ngôn sống của cụ là: Cứ để kệ nó thôi – không nghĩ ngợi nhiều vì cũng không thay đổi được gì cả. Chính nhờ tinh thần lạc quan đấy của cụ mà gần như cả đời cụ cứ lêu lổng hết chỗ này đến chỗ khác nhưng chả bao giờ cụ bị chết đói mà thậm chí lại còn có rất nhiều tiền hehe.

Tóm lại:

Đây là một cuốn sách tuyệt vời dành cho ai đang cảm thấy thế giới này nhạt quá, đọc nó đi và bạn sẽ sẽ phải phá lên cười điên cuồng cả ngày đấy, sau đó thì hãy xách mông lên và làm bất kỳ cái gì bạn thích – dù điên rồ nhất cũng được, biết đâu sau đó sẽ lại mở ra một cuộc phiêu lưu kỳ thú giống ông cụ Allan và đâu đó sau vài chục năm nữa lại có người viết cái gì đó về bạn giống như tác giả Jonas đã viết về cụ già Allan và lại có người review cuốn sách đó giống mình đang review cuốn này cho bạn đọc.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 6:11 pm

Ngan Tran@Viện Sách - Bookademy

Ybox.vn

[Review Sách] “Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất”: Hài Hước, Cá Tính Và Triết Lý

Vào sinh nhật thứ 100 của mình, cụ Allan Karlson đã trèo qua cửa sổ Nhà Già (nhà dưỡng lão mà cụ cho rằng sẽ là nơi chốn cuối cùng của mình trong đời), bắt đầu một chuyến phiêu lưu thú vị và cũng không kém bất ngờ xung quanh đất nước Thụy Điển. Trong suốt cuộc hành trình dị thường của mình, độc giả dường như thấy một chàng trai Allan tươi trẻ đầy sức sống và tinh ranh. Xuyên suốt câu chuyện, ta cũng sẽ được chứng kiến những cột mốc lịch sử từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết đến nước Mỹ siêu cường qua hồi tưởng hóm hỉnh của cụ Allan. Cuốn sách mang lại cho người đọc cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, rằng nếu nhìn sự việc một cách khác đi, mọi chuyện sẽ khác. Cụ Allan đã dạy chúng ta rằng “Nếu muốn nhìn thế giới này thì điều trước tiên là bạn phải mở mắt ra đã”.

Về tác giả Jonas Jonasson và cuốn sách “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất”

Jonas Jonasson là nhà văn kiêm CEO một công ty truyền thông ở Thụy Điển. Đến đầu những năm 2000, sức khỏe sa sút cộng thêm chứng trầm cảm buộc ông phải từ bỏ công việc của mình và chuyển đến sống tại một vùng quê xa xôi. Năm 2005, ông bắt đầu viết cuốn sách “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất”, song không được các nhà xuất bản chấp nhận. Năm 2010, cuốn sách đã đạt thành công vang dội khi bán được 8 triệu bản trên toàn thế giới ngay trong lần xuất bản đầu tiên. Khó có thể tưởng tượng được một nhà văn mắc bệnh trầm cảm lại viết ra được cuốn sách ngập tràn tiếng cười với những bài học thâm thúy như thế. Tờ The Telegraph đã nhận xét “Đầy trí tưởng tượng, cười lăn cười bò… Một sự giiễu nhại quá ư xuất sắc về những lầm lỗi của nhân loại”. 

Đúng vậy, mạch truyện sẽ giữ người đọc cười lăn cười bò ngay từ khi bắt đầu câu chuyện. Kể cả trong những tình huống mà người bình thường đánh giá là bất hạnh, Jonas cũng sẽ có cách khiến chúng ta bật cười. Các sự việc diễn biến đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa chàng trai Allan đã từng phiêu lưu khắp thế giới, đi qua biết bao những biến cố của lịch sử và ông cụ trăm tuổi đang trên chuyến hành trình có một không hai của mình. 

Đúng 100 tuổi và sức khỏe còn tràn trề, Allan Karlsson dư sức trèo qua cửa sổ nhà dưỡng lão để tiếp tục hành trình phiêu lưu của mình. Nhưng ông đã là một kẻ phiêu lưu trong cả cuộc đời, tham gia bao nhiều biến cố lịch sử và gặp những chính khách nổi bật của thế giới ở cả hai phe tư bản và cộng sản trong những tình huống hiện thực đến khó tin. Dị thường và độc đáo vô song như một câu chuyện cổ tích, Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất đã quyến rũ người đọc khắp thế giới. 

Bắt đầu cuộc hành trình phiêu lưu với một chiếc áo khoác màu nâu, quần âu màu nâu và đôi dép đi trong nhà cũng màu nâu nốt

Ở cái tuổi 100 mà bao người ngưỡng mộ, cụ Allan từ bỏ cơ hội được xuất hiện trên truyền hình cả nước, trèo ra khỏi cửa sổ Nhà Già và biến mất. Tại lúc này đây, cụ Allan “lỡ tay” lấy một vali hành lý của “một thanh niên người gầy, mái tóc dài vàng heo và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again ở lưng”. Cụ tiếp tục cuộc hành trình của mình dưới sự truy tìm của gã thanh niên và cảnh sát địa phương. Cuộc hành trình khiến cụ Allan nhớ nhiều về những năm tháng quá khứ đã trôi qua, kể từ khi cậu bé Allan được sinh ra ngay sau phong trào biểu tình giải phóng phụ nữa một ngày đến những ngày tháng làm “chuyên gia pháo nổ hàng đầu lục địa” của mình. Trải qua từng ấy biến cố, cụ Allan đã rút ra cho mình một chân lý “Bây giờ nó là như thế, nhưng cái gì phải đến sẽ đến”

Tuy nhiên, cái cuối cùng làm hình thành triết lý sống của Allan lại chính là những gì mẹ cậu đã nói khi họ nhận được tin cha mất. Tất nhiên, cũng phải mất một thời gian trước khi điều này thấm vào tâm hồn người trai trẻ, nhưng một khi ở đó thì nó sẽ tồn tại mãi mãi:

-  Bây giờ nó là như thế, nhưng cái gì phải đến sẽ đến.

Bà thế thì người ta đừng bộc lộ bản thân. Ít nhất là nếu không có lý do để làm như vậy.

Cái tài của Jonas Jonasson là đã kết hợp được ba mạch văn chính, sự việc diễn biến với cụ Allan và những người bạn đồng hành, cuộc truy tìm của tay cảnh sát trưởng và phía bên những người anh em của “gã thanh niên người gầy, mái tóc dài vàng heo và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again ở lưng” mà không hề làm cho câu chuyện bị ngắt quãng hay đứt đoạn. Đan xen cuộc rượt đuổi này là những mốc thời gian lịch sử mà cụ Allan đã trải qua trong cuộc đời. Chưa bao giờ lịch sử thế giới lại dễ học và dễ nhớ đến thế. Từ lịch sử chế tạo bom nguyên tử đến các cuộc chiến tranh thế giới, đi qua chiến tranh lạnh và chiến tranh Triều tiên. Chính vì đã quá sành sỏi lõi đời, nên cuộc truy đuổi giữa ba phe cực kỳ gay cấn và hấp dẫn. Có thể bạn sẽ thấy cụ Allan gặp nhiều may mắn, nhưng nếu suy nghĩ sâu xa hơn vào những quyết định của cụ, chúng ta sẽ thấy một sự sắp xếp không thể tài tình và hợp lý hơn được nữa.

Một cá tính rất riêng

Cụ Allan tuy đã 100 tuổi tròn những ta vẫn nhìn thấy sự hóm hỉnh, yêu đời, luôn lạc quan và tin yêu vào cuộc sống cho dù hoàn cảnh có tệ như thế nào đi chăng nữa. Ban đầu, có thể ta sẽ thấy cụ có điểm gì đó quái gở và khiến người ta sợ hãi, nhưng xét về hoàn cảnh lịch sử, khi mà con người ta luôn sống trong chiến tranh, bạo lực, thì việc mà cụ Allan không bộc lộ cảm xúc mà ta thường thấy trước cái chết của người cha, người bạn đồng hành là điều có thể hiểu được. Mà cũng có thể là tác giả giấu nó đâu đó trong câu chữ và đang chờ ai đó đào ra.

Thử hỏi mấy ai trên thế giới này có thể thân thiết với tổng thống Mỹ chỉ sau 3 tiếng gặp mặt, lôi kéo được những đồng minh trung thành chỉ sau mấy câu đầu tiên nói chuyện. Và làm thế nào mà ông thoát được án tử, và còn cứu thêm một mạng người nữa, chỉ sau một buổi sáng nói chuyện với một tay cảnh sát trưởng người Anh?

Kể cả khi rơi vào tình huống nguy hiểm, bị chĩa súng vào đầu, cụ vẫn có thể bình tĩnh đánh giá câu nói “giơ tay lên” của mấy tên băng đảng là thiếu sáng tạo. Bằng trí tuệ của một bộ não trăm tuổi, cụ Allan luôn biết cách lật ngược tình thế, dùng đòn tâm lý quật ngã những tên côn đồ to lớn hơn mình nhiều lần.

Đúng lúc đó bộ não trăm tuổi của Allan đã nảy ra một ý. Đó là một ý tưởng điên rồ, quả thật thế, và có một nguy cơ rõ ràng là cụ sẽ bị bắn giữa chừng, tất nhiên trừ khi rốt cuộc, cụ thực sự là bất tử. Vì vậy, cụ hít một hơi thật sâu và hạ quyết tâm. Với một nụ cười ngây thơ trên môi, cụ bắt đầu đi thẳng về phía kẻ gây rối với khẩu súng lục. Và cụ nói bằng giọng run rẩy nhất của mình:

- Anh có khẩu súng đẹp gớm nhỉ. Có phải là súng thật không? Cho lão xem một cái?

Benny, Julius và Người Đẹp đều nghĩ cụ đã mất trí.

- Dừng lại, Allan! – Benny thét lên.

- Phải, dừng lại, lão già khốn khiếp, nếu không tao bắn đấy, - Thùng Gỗ nói.

Nhưng cụ Allan vẫn loạng choạng đi về phía hắn. Thùng Gỗ lùi một bước, giương thẳng khẩu súng lục một cách đầy đe dọa về phía cụ Allan, và rồi hắn đã… Trong lúc căng thẳng, hắn lùi thêm một bước nữa…

Kết cục của Thùng Gỗ? Mời bạn đọc chi tiết hơn trong sách, vì chỉ một hai dòng không thể tóm tắt và phân tích hết được cái sự sáng dạ, thông minh mà cũng không kém phần tinh quái của cụ Allan.

Chả hiểu sao mà cụ Allan lại có thể thuyết phục được gã bồi bàn rằng “Tổng thống xứng đáng được coi là tài sản tín chấp và dù sao thì anh ta cũng biết tổng thống đang sống ở đâu” để khỏi phải trả tiền hóa đơn. Thật là kỳ lạ! Phải chi cụ Allan mà làm doanh nhân thì có khi bây giờ cụ đã trở thành huyền thoại trong các chiến dịch kêu gọi vốn đầu tư rồi. Mà trên thực tế thì cái biệt tài này của cụ vẫn còn sáng giá lắm, khi mà người bạn nào cụ gặp trên đường cũng sẵn lòng giúp đỡ cụ nhanh chân hơn trong cuộc truy đuổi. 

Bạn có biết nạn nhân tiếp theo của bộ óc sáng giá của cụ Allan là ai không? – Chính là bà Tống Mỹ Linh, phu nhân của Tưởng Giới Thạch, bạn bè của tổng thống Roosevelt và Đệ nhất Phu nhân. Một trò chơi khăm đậm chất chính trị. Một bộ óc thiên tài.

Những bài học sâu sắc phía sau sự khôi hài

Điều đầu tiên mà cụ Allan dạy cho chúng ta đó là hãy luôn luôn lạc quan vào cuộc sống. Cho dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì chỉ cần một lối suy nghĩ khác đi thôi, mọi thứ cũng sẽ đổi thay. Dĩ nhiên là không phải chúng ta nhìn cuộc sống với màu hồng, mà hãy thử suy xét đến những điều tích cực trong tình huống tiêu cực, tìm ra ánh sáng phía cuối đường hầm, mọi chuyện rồi sẽ được giải quyết.

Cụ Allan là người đã phá vỡ sự im lặng của nhóm bạn. Cụ nói vali quả thật đã vơi mất vài triệu, nhưng dù sao, ông cầm súng có lẽ có thể dàn xếp, vì do nhiều hoàn cảnh khác nhau đã xảy ra chuyện hai đồng nghiệp của ông cầm súng bị chết, có nghĩa là ông cầm súng còn ít người hơn để chia tiền.

- Ốc Vít và Thùng Gỗ chết rồi? – Ông Chủ hỏi.

- Pike? – Bosse đột nhiên kêu lên. – Cậu đấy à, Pike. Lần cuối cùng là khi nào nhỉ?

- Bosse Baddy! – Gunnar Gerdin “Pike” cũng kêu lên.

Và thế là Bosse Baddy và Pike Gerdin đã ôm chầm lấy nhau ở giữa nhà bếp.

- Tôi tin rằng lần này tôi vẫn thoát chết, - cụ Allan nói.

Bài học thứ hai “Đừng để tâm hồn già nua theo tuổi tác”. Ước mong khám phá thế giới không phải của riêng ai, nhưng mọi người đều lãng quên nó theo thời gian khi con người ta có quá nhiều thứ phải bận tâm lo lắng đến. Để rồi khi về già, “gia đình nhỏ này đã sống một cuộc sống dễ chịu bình thường. Cứ thế cho đến một ngày hóa ra không chỉ Allan mà cả Molotov cũng già đi. Đột nhiên, con cáo bắt được con mèo, cáo và mèo chỉ ngạc nhiên nhưng Allan thì buồn”. Có lẽ đây chính là lý do khiến cụ Allan quyết định trèo qua cửa sổ và biến mất vào đúng sinh nhật thứ 100 trăm của mình, bắt đầu một chuyến phiêu lưu mới, song hành với những sự kiện trong quá khứ. Vậy là ta được nhìn thấy hai Allan, một trẻ, một già, song cả hai đều mang những nét cá tính riêng, thông minh, sắc xảo, lạc quan, yêu đời.

Kết

Cuộc hành trình kết thúc ở chính điểm khởi đầu, khi mà cụ Allan trèo qua cửa sổ và biến mất. “Chỉ còn gần một tiếng nữa là bữa sinh nhật sẽ diễn ra ở phòng khách của Nhà Già. Cả thị trưởng cũng đến. Rồi báo địa phương. Và tất cả các cụ, các nhân viên, đứng đầu là Xơ Alice độc ác”. Cụ Allan cảm thấy bây giờ mình càng già càng ngây thơ, cụ không muốn bị bà quản lý kinh khủng đánh thức vào mỗi sáng và cho món cháo khủng khiếp cũng như bà. Và khi cụ trông chờ cái chết, giống như ông bạn già Herbert của cụ, nhưng buổi sáng ngày sinh nhật 100 tuổi của mình, cụ không chờ được thứ mình muốn. Lẽ thường tình, cụ định rắp tâm thông báo cho mọi người xung quanh biết ý định của mình. Nhưng cụ Allan Karlsson chẳng bao giờ nghĩ ngợi gì quá lâu...

Ấn tượng đầu tiên kể từ những dòng văn đầu tiên của cuốn truyện chắc chắn là vui tươi, hóm hỉnh, tràn ngập màu sắc yêu đời. Tuy nhiên, độc giả có thể sẽ cảm thấy gợn trong lòng một chút khi đọc đến những phân đoạn giết người, cái chết hay tội ác. Tác giả miêu tả nó như một điều hiển nhiên, là lẽ thường tình, và dưới lăng kính hài hước (hầu hết là thế) sẽ khiến chúng ta – những người có hệ tư tưởng và nền văn hóa khác nhau – cảm thấy rất khó để chấp nhận mạch cảm xúc của nhân vật.

Song cuộc hành trình của cụ Allan là hấp dẫn không thể chối cãi. “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất” chắc chắn là cuốn sách đáng đọc, đặc biệt khi bạn vẫn còn trẻ, còn nhiệt huyết, còn đam mê mãnh liệt với việc khám phá thế giới. 

Tác giả: Trần Ngân - Bookademy


Last edited by LDN on Wed Oct 12, 2022 5:12 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Oct 08, 2022 6:19 pm


Review sách Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất

11/05/2022 - tusachtiasang

Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất (Jonas Jonasson)

Vào ngày sinh nhật lần thứ 100 của mình, cụ ông Allan Karlsson đột nhiên trèo qua cửa sổ ngôi nhà dưỡng lão – Nhà Già – và biến mất. Ở cái tuổi 100 hiếm ai đạt tới thì cụ có thể đi đâu được? Một cuộc truy tìm trên khắp nước Thụy Điển diễn ra từ phía những người có trách nhiệm chăm nom cụ cũng như chính quyền sở tại. Song song với cuộc truy tìm nhân đạo ấy, một cuộc truy tìm đuổi bắt khác gay cấn hơn, xảy đến từ một tên tội phạm, kẻ đã ngớ ngẩn hoặc đúng hơn, bất cẩn trao vali 50 triệu crown vào tay cụ già này.

Nhưng một người đã sống qua một thế kỷ thì không dễ gì tóm cụ ta được. Cuốn tiểu thuyết hồi tưởng lại cuộc đời phiêu lưu của Allan Karlsson, người đã đi khắp thế giới từ những năm trước Đại chiến thế giới thứ nhất đến cuộc Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết tới nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông. Cuốn tiểu thuyết với giọng điệu hóm hỉnh trào lộng, dẫn dắt người đọc chu du cùng Allan qua những tình huống giả tưởng làm bật lên cái nhìn tưng tửng về thế giới này. Những xung đột văn hóa, ý thức hệ và những nét khác thường của các vùng đất xa xôi, càng chứng tỏ sự đa dạng của nhân loại trong thế giới có vẻ phẳng này.

Cuốn tiểu thuyết Ông trăm tuổi bốc hơi qua cửa sổ đã trở thành hiện tượng quốc gia ở Thụy Điển, đem lại cho người đọc một cái nhìn hài hước kín đáo của văn hóa Bắc Âu, nơi có truyền thống tôn quý văn học lâu đời.

Thông tin về tác giả Jonas Jonasson

Jonas Jonasson tên đầy đủ là Pär-Ola Jonas Jonasson sinh ngày 6/7/1961 là một nhà báo người Thụy Điển, nổi tiếng với tác phẩm bán chạy Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất.

Sinh ra và lớn lên tại vùng Vaxjo ở miền Nam Thụy Điển, cha là một tài xế xe cấp cứu và mẹ là nhân viên y tế, sau khi tốt nghiệp Đại học Gothenburg, Jonasson đã làm cho tạp chí Smålandsposten cho đến năm 1994. Năm 1996, ông mở công ty truyền thông OTW và khá thành công. Đến năm 2003, ông bị đau cột sống và bắt đầu stress. 2005 ông bán công ty truyền thông OTW và năm 2007 ông làm đám cưới với một phụ nữ người Na Uy và chuyển đến Thụy Sĩ để sinh sống. Ở đây ông hoàn thành tác phẩm lâu nay ấp ủ: Ông già trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất ( The Hundred-Year-Old Man Who Climbed Out the Window and Disappeared). Cuốn này được xuất bản ở Thụy Điển năm 2009 trở thành cuốn sách bán chạy nhất thế giới với hơn 4 triệu bản in. Cuốn sách thứ 2 của ông Cô Gái Mù Chữ Phá Bom Nguyên Tử (The Illiterate Who Knew How to Count) được xuất bản tại Thụy Điển năm 2013 (Theo Vinabook.com)

Review từ bạn Thi Linh – Goodreads, 11/2019

“Một quyển sách nhẹ nhàng, châm biếm nhẹ, vui vẻ. Một cách sống luôn lạc quan và vô tư, các nhân vật hết sức đáng yêu …Nhưng cũng có những điều làm ta suy ngẫm của các nhân vật :
– Sự đời chưa chắc cái gì đúng đã đúng mà là do người có quyền quyết định nói đúng là đúng.
– Đến một độ tuổi nhất định, người ta dễ dàng nhận thấy ngay cái gì là phù hợp.”

Review từ bạn Phương Quyên – Goodreads, 2/2021

“Không nghĩ đây là câu chuyện của một cụ già trèo qua ô cửa sổ của nhà già vào ngày sinh nhật, và chạy trốn, bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới ở cái tuổi 100. Qua từng chương, với sự kể chuyện của Jonas Jonasson thì mình bị cuốn theo cuộc đời của Allan, như được đi khắp nơi trên thế giới và quay lại thế kỷ 19, với những sự kiện lịch sử được đưa vào. Lại thêm cuộc chạy trốn của cụ với những người bạn dọc đường. Dù 100 tuổi, Allan vẫn giữ sự lạc quan của mình khi đối diện với những sự kiện cuộc sống. Cuốn sách có nhiều tình tiết hài hước, dí dỏm, nhưng cũng nói lên sự thật của cuộc sống. Allan cũng thật may mắn, khi có thể thoát chết nhiều lần cũng như thoát tội khi bị công tố viên hỏi thăm.”

Review từ bạn Blue Peace – Goodreads, 12/2019

“Với giọng văn hài hước, trào phúng, Jonas Jonasson tạo nên một nhân vật Allan thông minh, bất cần, hài hước, tưng tưng mà cũng rất điềm tĩnh trong mọi tình huống. Tôi chưa bao giờ thấy một Allan yếu đuối, mất đi sự lạc quan hay tỏ ra nóng giận dù bị sỉ nhục, lăng mạ, dù đương đầu với những hiểm nguy cho đến những trang cuối. Lúc bấy giờ Allan đã thành một ông cụ gần trăm tuổi, lần đầu tiên cụ khóc và giận dữ chỉ vì con cáo đã giết chết con mèo của ông. Ông làm nổ tung ngôi nhà của mình chỉ để trả thù con cáo. Tôi đã bắt đầu thấy sự cô đơn trong con người của ông. Vụ nổ nhà đầu tiên ở tuổi mười mấy đôi mươi đưa ông đến cuộc phiêu lưu lịch sử. Vụ nổ ở giai đoạn bách niên cũng là bắt đầu cho một cuộc phiêu lưu khác – cuộc trốn chạy của một kẻ phạm tội cùng đồng bọn mà động cơ ban đâu chẳng là gì cả.”

Review từ bạn Nguyễn Vũ – Goodreads, 6/2016

“Đầu tiên là mình thích sự hài hước của truyện này. Hai, tác giả quả là tham vọng khi tái dựng lại lịch sử thế giới thế kỉ 20 thông qua cuộc đời nhân vật Allan Karlsson (điều này làm mình liên tưởng đến Salman Rushdie với ‘Những đứa con của nửa đêm’, nhưng mà mình đánh giá cao Jonas Jonasson hơn ở sự duyên dáng và hài hước). Tuy nhiên, vẫn có đôi chỗ khiến mình mắc mệt, như cái đoạn phiêu lưu ở Trung Quốc hay sau đó ở Indonesia. Nhưng đọc xong mới thấy không thể thiếu hai đoạn đó được. Đơn giản vì Jonas Jonasson đã sắp đặt đâu đó hết rồi. Ba, câu chuyện thời hiện tại, về vụ bỏ trốn và giết người các thứ, càng khiến mình nể phục về tài năng thu xếp của tác giả, dù mình vẫn hơi lấn cấn về cái chết của hai gã đàn em.”

Review từ bạn An Nguyễn – Goodreads, 10/2019

“Một cuốn sách hư cấu cực kì hay với cách mà tác giả liên kết nhân vật với sự kiện lịch sử cực kì thú vị, song song với đó, mạch chuyện luôn diễn biến liên tục khiến các các tình huống nảy sinh một cách rất mới mẻ và bất ngờ.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:34 pm

RỪNG NA UY – Cung bậc thăng trầm thời tuổi trẻ

Rừng Na uy26 - sachxuasaigon
Th12
Rừng Na-uy của Haruki Murakami tựa như một chân thân bất toàn trỗi dậy từ đầm lầy nhầy nhụa những buồn đau rất đỗi đời thường nhưng cũng đầy mê hoặc, huyền ảo và siêu thực.

Rừng Na Uy lọt lòng vào năm 1987 trên quốc đảo hoa anh đào. Nó nhanh chóng trở thành một truyền kì, một hiện tượng với hơn 4 triệu bản bán ra và nhanh chóng lan rộng như một ngọn lửa lớn sang các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam.

Sơ lược về tác phẩm
“Rừng Na-uy” viết về Toru Watanabe, mối tình đầu đầy giành xé với Naoko-người yêu của bạn thân nhất quá cố là Kizuki và Midori-cô bạn học chung đại học dám yêu dám ghét, nhiệt huyết, tự do. Sợi dây liên kết giữa Watanabe, Naoko và Midori như một tam giác xoáy sâu vào trái tim người đọc bởi những rung động, ham muốn nhục dục, sự đau đớn và sợ hãi thường trực cư ngụ trong tuổi trẻ mỗi người. Dẫu cách nhau bao nhiêu thế kỉ, bao nhiêu khoảng cách về địa lí, thì tất cả những người trẻ hoặc đã từng trẻ đều có những nỗi chán chường, buồn thương man mát như những cánh chim khao khát đường bay, khao khát chân trời rất riêng và khó xâm phạm giống nhau. Cạnh đó, còn có những chân trời thiếu vắng người bay, dám tung hoành. Hiện thực không chứa chấp nỗi những kẻ lang thang trong tâm hồn mình và chính mình cũng không cho phép bản thân đối diện với những ngõ tối âm u của cuộc sống. Đấy là một cuộc chiến tất yếu của lễ trưởng thành. Tuổi trẻ ai cũng một lần như vậy. Khó khăn chồng chất hoặc là dũng cảm vượt qua hoặc là bị nó nhấn chìm vĩnh viễn xuống dưới đáy đầm lầy nhầy nhụa của biết bao nỗi buồn cất chứa.

Hai bờ suy tưởng: sống và chết
Rừng Na uy

Kizuki, người bạn thân nhất của Toru đã nằm lại mãi mãi ở năm 17 tuổi. Naoko, mối tình đầu của Toru đã ra đi để gặp Kizuki vào năm 21 tuổi. Và sau khi cậu giã biệt Reiko ở sân ga đi Asahikawa, người hơn cậu mười chín tuổi đã ngủ với cậu đêm qua, cậu gọi ngay cho Midori. Nhưng đáp lại cậu chỉ là “một hồi im lặng dài, thật dài-cái im lặng của tất cả những làn mưa bụi trên khắp thế gian đang rơi xuống tất cả những sân cỏ mới xén trên khắp thế gian”. Cậu tựa tán vào vách kính, nhắm nghiền mắt mà thành kính như đang chờ đợi cánh cửa thế giới hiện thực mở ra, đón chào mình vào. Cuối cùng Midori phá vỡ cái im lặng ấy: “Cậu đang ở đâu?”. “Tôi đang ở đâu ư? Nắm chặt ống nghe trong tay, tôi ngẩng đầu lên và nhìn quanh xem có những gì bên ngoài trạm điện thoại. Tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Không biết một tý gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉ là vô số những hình nhân đang bước đi về nơi vô định nào chẳng biết. Tôi gọi Midori, gọi mãi, từ giữa ổ lòng lạnh ngắt của chốn vô định ấy.” Đây là một đoạn văn ám ảnh người đọc nhất. Nó ám ảnh về những rủi ro bất trắc của lứa tuổi thanh thiếu niên trên con đường tìm đến thực tại. Nó ám ảnh hơn cả cái chết bằng việc đưa một đường ống cao su từ miệng ống xả chiếc N-360 vào cửa sổ xe, lấy băng bịt kín các chỗ hở và nổ máy tự giết chết mình của Kizuki. Nó ám ảnh hơn cả cái chết treo cổ tự vẫn trong khu rừng tăm tối heo hút, nơi những “giếng đồng” ngự trị của Naoko. Nó ám ảnh hơn cả cái chết của mọi cuộc đời tự vẫn trong truyện. Nó vừa ám ảnh vừa day dứt, đay nghiến trực tiếp hoặc gián tiếp những cuộc đời còn lại một cách âu yếm và thân thương.

Cái chết tự nhiên như một chiếc gối êm
Nó giống như trò chơi Domino. Cái chết của Kizuki và chị gái giỏi giang khiến Naoko khuỵa ngã. Cái chết của Kizuki và Naoko khiến Watanabe Toru suýt suy sụp tưởng như chết mòn trong nỗi cô đơn, hoang tàn của thế giới người lớn. Và nếu Toru chết đi, không một ai biết Midori sẽ ra sao nữa? Một cái chết lây lan nhanh sang những người sống như bệnh dịch. Một thứ bệnh dịch mà nỗi buồn nuôi nấng nó, không cho niềm vui, lí tưởng đụng tay vào. Trong bối cảnh thập niên 1960, câu chuyện ấy trở thành một dị bản lí thú không mang màu sắc huyền ảo, siêu thực, “tiểu thuyết đen” vốn có của Haruki Murakami mà nhuốm đầy sự giản dị, lãng mạn, tinh tế và tự nhiên trần trụi. Dường như không một ai muốn sống mà đội lốt. Họ thà chết khi còn trẻ vì không đủ kiễn nhẫn hi vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng thay vì phải sống mà sẻ chia, san bớt chút dối trá, vị kỷ của mình khiến thế giới tăm tối, mù mịt hơn.

Cái chết nuôi nấng sự sống
Rừng Na uy

Cả tác phẩm dường như đám tang này nuôi dưỡng những đám tang khác. Cứ thế nối tiếp nhau khiến người đọc vừa cảm nhận hoang tàn, lạc lối vừa thấu suốt cái ấm áp, tươi trẻ khi họ nằm trong vòng tay nhau. Nhục dục trong cuốn sách là một sự gửi gắm rất nghệ thuật cho tư tưởng của tác giả. Haruki Murakami coi nó là sự cứu rỗi linh hồn, là cầu nối để hơi ấm người với người gần gụi nhau hơn. Nó tuyệt đối không phải là nhục dục đội lốt hay được trang hoàng bởi bất kì một trang sức nào quý giá. Nó chỉ đơn thuần là chính nó vậy thôi.

Không ngoa khi nói tác giả đã hóa thân xuất thần vào các nhân vật, khiến họ bứt mình bước ra khỏi trang sách dẫu rằng ông “đày mình”, neo buộc thân xác ở Địa Trung Hải xa xôi, gần như xa lạ với một Tokyo giàu có và mất gốc. Bởi khi một nền văn hóa bị xâm thực dữ dội bởi chủ nghĩa tư bản sau khi chiến tranh kết thúc khiến nỗi sợ bị biến đổi, bị nhấn chìm đều không chừa một ai. Nó dùng dằng trong thân xác những kẻ to xác, tưởng như đã trưởng thành với những nỗi sợ hãi thiên phát của tuổi thanh xuân. Haruki, Naoko và Midori dường như là “điểm cực nóng” để tác giả phô diễn nỗi sợ ngàn đời vẫn âm ỉ thổi lửa trong tiềm thức con người ấy. Ai là người sợ hãi thế giới này nhất? Điều đó không quan trọng. Nó là một phần của tuổi trẻ. Nhưng trong những lớp lang kí ức đó, có người bị sự sợ hãi chèn ép không thương tiếc và rớt ngay xuống đầm lầy cùng nhau, có người vẫn lạc quan, dũng cảm sống tiếp vì thấu suốt đạo lí


Cảm nhận về tác phẩm
“”Rừng Na-uy” là một câu chuyện tình giản dị.

                                   Giản dị như sự thật
                                      Như bốn mùa
                                           Như Sống/Chết

…Cái giản dị của “Rừng Na-uy” là cái giản dị chỉ có được khi người viết đã vượt lên trên hết những làm dáng có bản chất kỹ thuật vốn rất khó tránh trong sáng tác chỉ để bồi hồi kể lại những gì đang tuôn trào từ sâu thẳm cõi lòng mình. “Rừng Na-uy” không lãng mạn. Nó không lý tưởng hóa và do vậy không bị lừa mị bởi chính những lí tưởng ấy của mình. Nó dũng mãnh như mũi tên vừa bay ra khỏi cánh cung. Thẳng từ cõi lòng bộc trực và thân xác của kiếp người” – Trịnh Lữ

“Rừng Na Uy” không có những biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, thế nhưng Murakami vẫn thể hiện mình là một nhà văn Nhật Bản từ trong cốt tủy.  Hành trình của Toru qua những cánh rừng âm u sâu thẳm dẫn tới khu điều dưỡng gợi nhớ con đường thiên lý của các thi nhân văn sỹ Nhật Bản xưa, gợi nhớ  chuyến đi tới xứ tuyết của chàng trai trẻ Shimamura trong tác phẩm “Xứ tuyết” của Kawabata. Mỗi người một thời đại, nhưng họ đều bỏ lại thị thành để tìm đến vùng đất yên tĩnh có phần siêu thoát. Vẻ đẹp mong manh, trong trắng nhưng xa vời của Naoko là hiện thân cho mỹ cảm đặc trưng của Nhật Bản, ta có thể gặp dấu ấn đặc trưng ấy trong những nhân vật nữ của Kawabata (Kyoko trong “Thủy nguyệt”, Yoko trong “Xứ tuyết”). Dường như văn hóa phương Tây có thể khiến các nhân vật của Murakami không đủ kiên nhẫn để sống với trà đạo, bonsai, nhưng khát vọng hướng thượng, tìm kiếm cảm giác thanh nhàn và vẻ đẹp trinh khiết là điều không bao giờ mất. – Nhã Nam
“Một lối cấu tứ tinh tế, nhẹ bỗng mà mọi thứ Murakami chọn dựa để mô tả đều run rẩy với những chiều hướng tượng trưng: một cái áo sơ mi trong máy giặt công cộng, một sợi dây bị cắt lìa, một cái xước tóc hình bướm…Trong tất cả vẻ u ám siêu hình của nó, “Rừng Na-uy” vẫn hấp dẫn ta với sự hài hước đáng mến” – The Guardian

Rừng Na uy “Được chạm chổ tuyệt vời và tràn đầy những điều tuyệt diệu…Nhân vật kể chuyện đọc “Núi Thiêng” và tiểu thuyết ưa thích nhất của chàng ta là Gatsby vĩ đại. Trong “Rừng Na-uy”, Murakami đã cập nhật hai tác phẩm kinh điển ấy thành một dạng ca khúc pop tuyệt hảo nhất: lãng mạn, buồn, tưởng như đơn giản, và không thể nào quên” – The Age

 “Dịu dàng, quyến rũ như thơ, căng thẳng như bi kịch và gợi dục một cách mê đắm. Một cuốn tiểu thuyết kỳ diệu có âm hưởng hướng đạo và tự truyện…Tuyệt đối nên đọc” – SDM
 “Câu chuyện của Murakami là một hồi ức đau buồn về cái đã có và cái đã có thể xảy ra, một kết hợp tài tình giữa trí tuệ của người già và trái tim của người trẻ.” – Salon

 “Văn xuôi của Murakami hào hoa một cách đáng ngạc nhiên…và mô tả một cách đẹp đẽ sự chơi bời vô độ của cả Watanabe lẫn một Tokyo cuối những năm 60. Cuốn sách cũng chẳng hơn hay kém “Tây” so với “Cuộc săn cừu” hay “Xứ sở kỳ diệu vô tình và chỗ tận cùng thế giới”. Điều khiến nó khác chính là bên kia cái vẻ hơi cách biệt thế gian của viện điều dưỡng, “Rừng Na-uy” đặc biệt là một tác phẩm hiện thực” – Review of Contemporary Fiction

“Lặng lẽ lôi cuốn người đọc và cuối cùng lay động tâm can, Murakami đã thử nghiệm rất thành công với chủ nghĩa hiện thực, ông đã cố đè nén những xung lực dồi dào của mình cũng hiệu quả  như các nhân vật cảu ông đè nén những sức mạnh lịch sử xung quanh họ” – Times Literary Supplement

“Rừng Na-uy sẽ là cuốn sách thanh xuân bất diệt, bầu bạn với hết thế hệ này qua thế hệ khác.” – Báo Đọc sách Trung Hoa
“Nắm bắt sự đam mê và gấp gáp của ái tình tuổi trẻ… Lặng lẽ lôi cuốn người đọc và cuối cùng lay động tâm can.” – Time Literary Supplement

“Khêu gợi, thú vị, sexy và hài hước, nếu không Murakami đã chẳng là một trong những nhà văn hay nhất.” – Time Out
“Một câu chuyện xúc động đến ngạt thở…. Không nghi ngờ gì, Murakami là một trong những tiểu thuyết gia tinh tế nhất thế giới.”
– Glasgow Herald

“Cuốn sách chắc chắn là sành điệu, đầy những trò quậy sinh viên, tình ái cởi mở, rượu và văn hoá pop những năm 1960. Nó chân xác và cảm động, miêu tả mọi cung bậc thăng trầm thời tuổi trẻ.” –Independent on Sunday

“Một cuốn tiểu thuyết bậc thầy về tình yêu kiểu những năm 1960.” – The New York Times Book Review)

“Câu chuyện cổ điển này của Murakami rõ ràng là gợi cảm nhất trong các tiểu thuyết của ông.” – Los Angeles Times

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:40 pm


Rừng Na Uy, một bản nhạc thăng trầm của sự sống, tình yêu, và cái chết…

Bookish

Hãy cứ ngủ yên đi nhé những khổ đau này. Vì ta phải thức để sống với niềm vui…

Published 3 năm ago on Tháng Chín 5, 2019By Mèo Heo
SHARETWEET
Đêm bắt đầu xuống, gió cuộn mình réo rắt từng cơn và trận mưa âm ỉ trôi trong làn sương mờ ảo. Tôi trở về phòng sau một cuộc gặp gỡ với những hỉ nộ ái ố thường ngày. Qua ô cửa kính nhỏ đầy những giọt nước mưa bám víu, tôi trông ra đằng xa, nơi có những ngọn đèn đường hiu hắt, nơi có màn đêm tĩnh lặng và có tiếng thở rất khẽ của cao nguyên. Tôi thấy mình đang trống hoắc trong lòng, và tự dưng, bất chợt, trong một khoảnh khắc nào đó, tôi lại nghĩ về Rừng Na Uy, một bản nhạc đầy thăng trầm về sự sống, tình yêu, và cái chết – qua cách kể chuyện đầy trần trụi nhưng lại vô cùng thực tế của Haruki Murakami. Dường như đã có một sợi dây vô hình nào đó – liên kết tôi với cuốn sách này, hoặc chăng, là chính tôi đang tự cảm nhận được một sự liên kết đồng điệu trong tâm hồn mình, nhân một đêm mưa đầy khắc khoải…

Tiếng mưa tan vào gió. Tôi nghĩ về cuộc đời, nghĩ về những người đã xuất hiện trong cuộc đời này, một cách âm thầm và lặng lẽ. Về những tháng ngày rong ruổi nối đuôi nhau trên hành trình làm con người ngắn ngủi, chao ôi, có quá nhiều những vẩn vơ khiến chúng ta suy nghĩ trong đầu, phải vậy không? Mỗi sáng thức dậy là một chặng đường mới, mỗi tối nhắm mắt là một trạm dừng chân, cứ như thế, cuộc đời trải dài ngày này qua tháng nọ, tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ không thể nào sống được với một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt như vậy. Ấy vậy mà tôi vẫn phải sống. Ấy vậy mà những kẻ cô đơn tột cùng kia vẫn phải sống. Giống tôi vậy.

À, hóa ra, tất cả mọi người đều như nhau. Những kẻ cô đơn thích gặm nhắm nỗi buồn? Như Watanabe, như Naoko, như Midori, Reiko hay cả những con người đang trằn trọc sống như một kẻ ôm nỗi buồn bỏ trốn.

Nỗi buồn là gì? Là một thứ gì đó mà người ta vẫn cho rằng nó ghê gớm lắm. Mà có thật là ghê gớm vậy không. Cũng không biết nữa. Vì nỗi buồn của người này chưa chắc đã là nỗi buồn của người khác. Trên đời này có hàng trăm, hàng vạn nỗi buồn khác nhau, và mỗi người lại có một ý niệm riêng biệt. Vậy thì, thôi mình tạm kết luận rằng nỗi buồn là một điều dĩ nhiên của cuộc sống vậy. Một điều dĩ nhiên mà chưa chắc ai cũng muốn có.

Có lẽ như, dù muốn dù không thì tất cả những nhân vật trong Rừng Na Uy vẫn phải sống và đối diện với nỗi buồn của mình, một cách khảng khái hoặc khiêm nhường. Suốt cả chặng đường dài tồn tại và hiện hữu trên đời, họ đã có quá nhiều những điều để làm, những thứ để chờ đợi, những con đường phải đi. Họ suy nghĩ. Họ hành động. Họ bỏ mặc. Họ bế tắc. Họ khát khao hay họ tuyệt vọng. Tất cả đều là sự sống của riêng họ. Sự sống mà họ tự chọn lấy để gắn mác là mình đang-phải-sống, một cách lay lắt và gượng gạo. Chính những sự sống không lối thoát ấy đã làm cho cái vòng tròn của nỗi cô đơn, nỗi cự tuyệt, nỗi từ chối niềm vui cứ liên tục tuần hoàn và quẩn quanh dai dẳng như thế. Và dường như, với họ, chỉ cần như vậy thôi là đủ? Một sự sống trống rỗng, hay chăng, là do tâm hồn họ đang trống rỗng bởi những khổ đau âm ỉ lấp đầy. Có lẽ là thế rồi. Vì khi khổ đau, đâu phải ai cũng đủ mạnh mẽ để chọn lấy một cuộc sống tươi đẹp hơn. Để làm được như thế, có khi ta phải đánh đổi một đời. À, vậy là tôi đã hiểu rồi. Chẳng phải họ đang chọn một cách sống như vậy đâu, mà là do đau khổ, do nỗi buồn, nỗi cô đơn trong lòng họ. Thôi thì mình cứ tạm thời cho là như thế.

Chẳng hiểu làm sao mà khi những trang cuối cùng của cuốn sách khép lại, tôi đã mặc nhiên để nỗi buồn ghé thăm mình, như một cách để mình được sống với thế giới của những trang sách. Vì với tôi, cuốn sách này là một nỗi buồn mà. Một nỗi buồn thật đẹp. Nỗi buồn ấy đến từ những niềm phảng phất xa xăm, mơ hồ và không rõ hình thù, tất nhiên rằng cũng chẳng thể gọi tên. Nỗi buồn đọng lại thành giọt nước, thành đám mây, thành bầu trời, và thành sự sống. Nỗi buồn chạm sâu vào trái tim của tôi, gửi lại đó bao nhiêu là miên man suy nghĩ, và lắm lúc, ôi trời, bỗng thấy lòng hoang hoải làm sao. Tôi tự hỏi chính tôi, và tự hỏi những con người đã được sống trong trang sách này, rằng có phải họ đã buồn lắm không? Những câu chuyện của họ, những thăng trầm của họ, những biến cố của họ… chẳng hiểu sao mà lại cứ hiện lên thật rõ trong tôi sự đau khổ lạ kì – dẫu trong những niềm đau khổ ấy, họ vẫn sống kiên cường đến lạ thường.

Chắc vì họ có tình yêu…

Tình yêu là gì nhỉ? Tôi đã từng nghe nhiều người nói lắm, rằng tình yêu là một thứ diệu kì. Nó không phải là một ý niệm. Nó thật sự là một điều để mỗi người trong chúng ta cảm nhận, bằng-trái-tim. Tình yêu sẽ làm sống dậy những chân thành tử tế trong trái tim tưởng chừng như đã cằn cỗi héo mòn. Tình yêu sẽ để ngủ yên những khôn nguôi đau khổ của cuộc đời. Và tình yêu, cứ thế, sẽ mãnh liệt gieo đầy những khao khát niềm tin và chứa chan hy vọng.

Watanabe có yêu Naoko không? Có chứ. Vì phải yêu nên cậu ta mới chân thành như thế. Chân thành nhớ, chân thành thương, chân thành hi vọng và chân thành chờ đợi. Vậy còn Naoko thì sao? Có phải cô đến với Watanabe chỉ để khỏa lấp đi những trống trải trong lòng, sau cái chết của Kizuki. Và dẫu cho đã bắt đầu làm tình với Watanabe, Naoko vẫn nghĩ về người bạn trai quá cố, và nghĩ về những mất mát lớn lao trong lòng? Nhưng nếu như thật lòng yêu Naoko, cớ làm sao Watanabe lại có nhiều lần cùng với Nagasawa đi ra ngoài gặp gỡ và qua đêm với những cô gái khác? Lẽ nào tình yêu thì không cần trân trọng? Lẽ nào tình yêu thì không cần gìn giữ? Ơ, mà khoan đã. Ta đã hiểu được gì về mối quan hệ giữa Watanabe và Naoko đâu. Cả về hai phía, có lẽ, chúng ta sẽ chẳng thể nào dùng một từ ngữ nào để nói về mối quan hệ này. Vì nó cứ mơ hồ. Vì nó cứ mập mờ. Vì nó cứ mông lung và mờ ảo như một đám mây bị nhấn chìm giữa ngọn núi khi mặt trời đã thảng thốt hoàng hôn. Đó có thể không phải là tình yêu? Đó phải chăng chỉ là sự cảm thông và tương đồng về mặt cảm xúc, về mặt tâm hồn, về mặt suy nghĩ và ưu tư vẫn từng ngày vật lộn và dằn vặt trong trái tim của hai kẻ cực kì cô đơn này? Cũng không biết nữa. Rừng Na Uy vốn dĩ không phải là một tác phẩm để hiểu, mà là để hỏi. Hỏi cho những ngẫm nghĩ trong lòng.

Vì chúng ta chỉ là một chiếc lá bé nhỏ.

Mà cuộc đời thì là cả cánh rừng, ha!

Nói về sự cô đơn trong tình yêu, tôi lại muốn nói về Nagasawa. Chao ôi, cũng không biết phải làm sao để có thể hiểu hết được suy nghĩ của gã trai vô cùng phức tạp này. Gã phóng khoáng? Gã đa tình? Gã đào hoa hay rằng gã là một kẻ thật sự thất bại trong tình yêu? Gã đã từng ngủ với rất nhiều cô gái, và tất nhiên, đó chỉ là cái cách để mà gã bỡn cợt và vui chơi. Chẳng có bất kì cô gái nào có thể khiến gã rung động – theo đúng nghĩa là tình yêu thật sự. Những gì gã làm, những gì gã trải qua… tất cả chỉ là tình dục. Một sự tình dục vớ vẩn mà ngay chính bản thân gã cũng chẳng hiểu nổi là tại sao mình lại làm thế. Sau mỗi lần gã ngủ với một cô gái nào đó, gã có cảm thấy trống rỗng và vô vị không? Có chứ. Gã hiểu là đằng khắc. Nhưng gã vẫn cứ làm. Cứ làm vậy thôi, chẳng vì lí do gì. Và dẫu cho gã có nói yêu Hatsumi đến hàng trăm lần, thì chắc gì gã đã một lần trân trọng và quan tâm đến cảm xúc của cô. Khi nghĩ về Hatsumi, tôi lại thấy cảm thương cô rất nhiều. Cô yêu gã thật. Cô thấu hiểu bản chất của gã thật. Cô chấp nhận trao cho gã trinh tiết của mình, dẫu biết gã đã và đang ngủ với rất nhiều những cô gái khác. Có thể nhiều người sẽ nói là cô quá ngu ngốc, nhưng tôi lại tin cô, và tôi hiểu lí do vì sao cô lại chấp nhận hết những điều như thế, dẫu cho cô chẳng nhận lại được gì ngoài đau thương, ngoài khổ tâm, và những giọt nước mắt của chia ly. Vì như đã nói, đó là tình yêu. Tôi tin rằng đó là một tình yêu thật sự!

Lại về Midori, lại về Reiko. Ôi những người phụ nữ mạnh mẽ nhưng đôi lúc lại vô cùng kì quặc trong cái nhìn của tôi. Họ là những người đã sống trong tình yêu và đã trải qua những tháng ngày được yêu, dẫu không phải tình yêu nào cũng trọn vẹn. Midori, cô ấy yêu Watanabe, hoặc chăng là cô ấy đang khao khát một tình yêu đúng nghĩa vì cô quá bất mãn và không còn cảm thấy hứng thú với người bạn trai của mình nữa, kể từ khi được gặp và tiếp xúc với Watanabe – cậu bạn cùng lớp thân thiết của mình. Cô ấy dám sống đúng với những suy nghĩ của mình, dẫu nó trần trụi, dẫu nó táo bạo. À, mà những điều đó có nghĩa lí gì đâu, vì cô ấy cũng chẳng thèm quan tâm. Miễn là cô ấy muốn, miễn là cô ấy thích. Cái cách sống và cách yêu của Midori là thế. Còn về Reiko – một người phụ nữ đã ngoài bốn mươi. Một người phụ nữ đã từng có gia đình, vậy mà sau những biến cố và năm tháng tưởng chừng như đã không còn quan tâm đến tình dục, thì phút cuối cùng, cô ấy lại ngỏ lời làm tình với Watanabe – gã đàn ông nhỏ hơn cô đến gần hai mươi tuổi. Tôi không hiểu vì sao Reiko lại chọn như thế, chắc là do tôi chưa từng trải nhiều, và cũng chưa từng nằm ở trong vị trí của Reiko. Tôi chỉ hiểu, tình yêu là một thứ gì đó lạ kì và khó hiểu vô cùng. Nó có cả tình dục. Thứ tình dục mà con người cho đó là điều thiêng liêng và đẹp đẽ nhất. Họ rạo rực và xốn xang. Họ làm tất cả mọi thứ để lao vào nhau. Và rồi, vậy là xong, tình dục cũng chỉ là một sự trống rỗng trong thân xác của những kẻ không tình yêu.

Khi viết đến những dòng chữ này, tôi chợt nhận ra rằng, hầu như những nhân vật tiêu biểu xuất hiện trong Rừng Na Uy đều gắn liền với tình yêu và tình dục. Những phân đoạn tả thực của Haruki Murakami đã làm cho sự trần trụi và nguyên thủy của con người được phơi bày một cách lõa thể, đơn sơ và chân thật nhất. Tôi không biết đó có phải là ý đồ của chính bản thân tác giả không. Nhưng dường như đây là một tác phẩm đã cho tôi thấy được hai thứ của con người: bản năng và lí trí – hai thứ những tưởng là của mình nhưng chẳng bao giờ mình hiểu rõ được nó, vì mình đã bị đánh lừa rất nhiều lần bởi cái tâm ô nhiễm ở bên trong.

Rồi cả sự sống, rồi cả tình yêu, và đã đến lúc chúng ta nên can đảm để nói về cái chết – những cái chết trong đời. Cũng như tình dục, cái chết ở Rừng Na Uy cứ hiện lên đầy ám ảnh và dai dẳng. Nó không hề rùng rợn và ghê sợ. Nó chỉ lạ kì. Nó chỉ bất lực. Nó chỉ bế tắc. Và nó cũng chỉ luẩn quẩn như vậy, và người ta gọi là đã xong một kiếp người. Cái chết của Kizuki, cái chết của chị gái Naoko, cái chết của bố Midori, cái chết của Hatsumi, và sau cùng là cái chết của chính Naoko. Những cái chết mà người ta đã không còn sự lựa chọn nào khác, người ta đã chọn nó, một cái chết đầy tuyệt vọng và mỏi mệt. Có phải rằng họ đã quá khổ đau, có phải rằng họ đã nhiều áp lực, có phải rằng họ đã không còn niềm tin và hi vọng gì nữa để bám víu trong cuộc đời này. Họ chọn cái chết, mà lạ làm sao, những cái chết của họ như lại được chắp vá bởi những đường chỉ bạc bẽo và vô tình. Những cái chết ấy đều giống nhau, nhưng nỗi đau của mỗi người là khác. Liệu rằng ở một thế giới nào đó, họ sẽ không còn đau khổ với nỗi đau của mình?

“Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống. Nó là một phần của cuộc sống.” Cái chết vẫn hiện hữu và tồn tại bên cạnh ta, xung quanh ta, trước mắt ta, và cả ở trong ta, từng phút, từng giây, từng khoảnh khắc và từng sát na. Ta vẫn sống, và cứ tưởng là sự sống lâu dài lắm, mà ta đâu biết, thứ song hành cùng với sự sống chính là cái chết. Ta được sinh ra cũng có nghĩa là ta đang chết đi. Một hơi thở đi vào cũng có nghĩa là sẽ có một hơi thở đi ra. Một thứ được hiện hữu cũng sẽ có một thứ phải biến mất. Mà những điều ấy, chẳng đâu xa, vẫn là cứ ở trong ta, mà ta thì không biết, vậy thôi.

Cái chết, tôi vẫn luôn xem nó là một đề mục quan trọng để hướng tới trong cuộc sống của mình. Nói tới đây, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng tôi đang bị tiêu cực hoặc đang tự tích lũy năng lượng xấu cho mình, và cho người. Nhưng không, với tôi, hướng tới cái chết chính là hướng tới một hành trình mà tôi đang được sống – một hành trình có những nguồn năng lượng tích cực, những điều tốt đẹp, những thứ hay ho, mà ở nơi đó, tôi sống tốt hơn, tôi biết trân trọng và biết ơn chính sự sống của mình. Vì tôi hiểu rằng mình sẽ chẳng thể nào tránh khỏi được cái chết, nên tôi phải trân quý những ngày mình được sống. Cái chết chỉ thật sự là một điều tiêu cực nếu như ta nhìn nhận nó bằng một thái độ tiêu cực, phải vậy không? Vậy nên, thật sự, tôi cũng mong rằng tất cả chúng ta đều sẽ chẳng ai phải đau khổ đến mức chọn lấy những cái chết đầy thương tiếc như những nhân vật trong Rừng Na Uy. Tôi mong cho những khôn nguôi đau khổ sẽ nằm lại thật sâu trong quá khứ, vì chẳng phải điều duy nhất mà chúng ta nên làm – và phải làm, đó là sống trong hiện tại đó sao!

Hình như có một bản nhạc vang lên, lặng thầm và ngây ngất giữa một khu rừng đầy những nỗi cô đơn. Là sự sống. Là tình yêu. Là cái chết..

Rồi bản nhạc kết thúc, tựa hồ tiếng guitar của Reiko nín bặt giữa màn đêm. Tôi lại trở về thôi.

Hãy cứ ngủ yên đi nhé những khổ đau này. Vì ta phải thức để sống với niềm vui…

Như thế, Rừng Na Uy kết thúc, lắng lại trong tôi chỉ một vài nghĩ ngợi vẩn vơ ấy. Gió vẫn ù bên tai lạnh buốt. Mưa vẫn rơi. Đêm vẫn thở. Và chúng ta sẽ phải tiếp tục sống với cuộc đời của mình – một cách thật ý nghĩa…

Hết.

Lâm Lâm

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:43 pm


"Rừng Na Uy" chân thật và gợi cảm

Tuoitre

Nhật Chiêu - dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản (ảnh): “Đây là lần thứ ba tôi đọc Rừng Na Uy (*) của Haruki Murakami, sau bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt năm 1997 của NXB Văn Học”.

TT - Nhật Chiêu - dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản (ảnh): “Đây là lần thứ ba tôi đọc Rừng Na Uy (*) của Haruki Murakami, sau bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt năm 1997 của NXB Văn Học”.

- Rừng Na Uy tuy không phải là kiệt tác đứng đầu trong những gì mà Murakami viết, nhưng nó lôi cuốn đông đảo bất kỳ nơi nào mà nó xuất hiện. Có nhiều lý do nhưng có thể do đây là một tác phẩm viết về giới trẻ đặc biệt chân thật và vì vậy hết sức gợi cảm. Thanh niên nói chung và đặc biệt là sinh viên mê tác phẩm vì họ thấy nó nói lên những điều sâu thẳm trong tâm tư họ.

Một lý do khác đáng kể là Rừng Na Uy rất dễ đọc, không giống với những tiểu thuyết sau này của ông, Rừng Na Uy là hiện thực pha chút lãng mạn, trong khi các tiểu thuyết về sau mang dấu ấn hậu hiện đại và đầy yếu tố siêu thực.

Dịch giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và Rừng Na Uy bản tiếng Anh - Ảnh: L.TH.Hơn nữa, Murakami viết về các nhân vật nữ rất hay, tất cả đều xuất hiện với tầm vóc và tính cách của họ mà không bị cái nhìn trọng nam khinh nữ của truyền thống Nhật Bản tác động.

Tính dục cũng là một yếu tố làm cho người không quan tâm gì đến văn chương cũng tìm đến Rừng Na Uy. Cần lưu ý là những cảnh viết về tình dục của Murakami bao giờ cũng rất tự nhiên, không gượng ép và do đó không phải là tục tằn.

* Hầu hết các nhân vật trong Rừng Na Uy bị bủa vây bởi sự cô độc, đó có phải là hình ảnh chung cho các nhân vật của Murakami?

- Nỗi buồn thường có ở nhân vật của Murakami là vì họ bao giờ cũng theo đuổi một lối sống độc lập và do đó luôn rơi vào cô đơn. Chính Murakami cho rằng trong xã hội có tính ý thức cộng đồng chặt chẽ như Nhật Bản, một tinh thần độc lập là rất khó sống.

Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Thành công lớn của tiểu thuyết Rừng Na Uy (1987) đã khiến ông trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng và là nhà văn quan trọng nhất, được đọc nhiều nhất của Nhật Bản sau Kenzaburo Oe. Sách của ông đã được dịch ra 16 thứ tiếng.

Nhân vật của Murakami có tính hiện đại vì niềm khao khát được là chính mình, sống như một bản nguyên chứ không phải là một sự sao chép bầy đoàn. Họ là những nhân vật đi tìm chính mình và do đó thường khi rơi vào bi kịch bởi vấp phải những quán tính trơ lì của bầy đoàn.

Trong tiểu thuyết mà Murakami yêu thích nhất - tác phẩm Người tình Sputnik, vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên Xô phóng vào quĩ đạo trái đất năm 1957 trở thành một ẩn dụ trong tiêu đề của Murakami: con người cô đơn xoay quanh một quĩ đạo vô hình, có thể đó cũng là hình ảnh tượng trưng chung cho những nhân vật của Murakami.

* Còn về khía cạnh sống - chết trong tác phẩm, như Kizuki và Naoko phải chọn cái chết để tìm lối thoát?

- Trong tác phẩm có nhiều cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn, tựa như phải có nhiều bóng tối thì mới thắp sáng được hoa đăng.

* Ông có nghĩ rằng Murakami là một tác giả xa rời nền văn học truyền thống Nhật Bản?

- Murakami cũng thường bị lên án là một tác giả xa rời truyền thống văn học Nhật Bản, chí ít là đứng ngoài dòng chính thống. Hiểu theo nghĩa nào đó, thì nói như chính Murakami là ông không có một giọt mực truyền thống nào trong ngòi bút của mình. Thế nhưng, ông lại cho rằng mình chính là một nhà văn Nhật Bản đang tìm một ngôn ngữ mới để thích hợp với thời đương đại, mà đời sống đương đại của Nhật thì đâu có giống với đời sống xưa kia. Nói tiếng nói mới của Nhật thì không là nhà văn Nhật chứ là cái gì.

Rõ ràng là Murakami không đi theo con đường của các bậc tiền bối lừng danh. Ông không theo đuổi cái đẹp bi cảm như Kawabata, cái đẹp quí phái như Tanizaki hay cái đẹp bạo liệt như Mishima mà ông tạo dựng một cái đẹp mới: cái đẹp của đời sống thường ngày và tự nhiên.

Tuy là nói vậy nhưng người đọc vẫn cảm thấy nhiều trang viết của Murakami cũng phảng phất một nỗi buồn bi cảm mà người ta vẫn thường bắt gặp trong truyện Genji của thế kỷ 11 hay trong tác phẩm của Kawabata. Murakami không thích ngôn ngữ quá mơ hồ của các nhà văn tiền bối. Ông thiên về một ngôn ngữ sống động, tự nhiên và khá là sáng sủa. Dịch Murakami ra tiếng nước ngoài hẳn là dễ dàng gấp bội việc dịch các tác giả Nhật tiền bối của ông.

(*) Trịnh Lữ dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn.

LINH THOẠI thực hiện

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:47 pm


Tìm hiểu tác phẩm và tác giả rừng Na Uy

Jonathanvankin

Tiểu thuyết rừng na uy có nội dung gì? Tác giả rừng na uy là ai? Và tác phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mục Lục

Giới thiệu tiểu thuyết Rừng Na-Uy
Tiểu sử tác giả rừng na uy
Tác động của rừng na uy tại Việt Nam
Giới thiệu tiểu thuyết Rừng Na-Uy
Rừng Na-Uy là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, được xuất bản lần đầu năm 1987. Với thủ pháp dòng ý thức, cốt truyện diễn tiến trong dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Tōru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.

Câu chuyện lấy bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định.

Tác phẩm được dịch sang tiếng Việt và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997 do Kiều Liên và Hải Thanh thực hiện, Bùi Phụng hiệu đính. Năm 2006 bản dịch mới của Trịnh Lữ được Nhã Nam xuất bản. Cả hai bản dịch đều được dịch từ tiếng Anh.

Tiểu sử tác giả rừng na uy

Murakami sinh ra ở Kyoto, Nhật Bản, trong thời kỳ bùng nổ trẻ em sau Thế chiến thứ hai và lớn lên ở Shukugawa (Nishinomiya), Ashiya và Kobe. Anh là con một. Cha của ông là con trai của một tu sĩ Phật giáo, và mẹ của ông là con gái của một thương gia Osaka. Cả hai đều dạy văn học Nhật Bản.

Ngay từ thời thơ ấu, Haruki Murakami, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học phương Tây, cũng như âm nhạc và văn học Nga. Lớn lên, ông đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn Âu Mỹ như Franz Kafka, Charles Dickens, Kurt Vonnegut, Fyodor Dostoyevsky, Richard Brautigan, Gustave Flaubert và Jack Kerouac. Những ảnh hưởng phương Tây này phân biệt Murakami với phần lớn các nhà văn Nhật Bản khác.

Haruki Murakami học kịch tại Đại học Waseda ở Tokyo, nơi anh gặp vợ mình, Yoko. Công việc đầu tiên của anh là tại một cửa hàng băng đĩa, giống như Toru Watanabe, người kể chuyện Rừng Nauy. Không lâu trước khi hoàn thành việc học, Murakami đã mở một quán cà phê và quán bar nhạc jazz, Peter Cat, ở Kokubunji, Tokyo. Quán cà phê này do ông điều hành cùng vợ, từ năm 1974 đến năm 1981. Cặp đôi quyết định không sinh con.

Murakami Haruki là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dòng văn học đương đại Nhật Bản, đồng thời là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Noben Văn học sắp tới. Ông sinh năm 1949 tại Kyoto, hiện đang sống ở Boston, Mỹ. Murakami cũng là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay ở cả trong nước lẫn ngoài nước.

Ông bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 23 tuổi, tính đến nay hơn 30 năm có lẻ với rất nhiều tác phẩm có giá trị, được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Ông đã trở thành một hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh như: “nhà văn best – seller”, “ nhà văn được yêu thích nhất”, “nhà văn của giới trẻ”, “nhà văn Nhật Bản được yêu thích nhất ở nước ngoài”…

Tác động của rừng na uy tại Việt Nam

Tieu-thuyet-rung-na-uy-do-Nha-Nam-phat-hanh

Rừng Na Uy được dịch lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1997. Bản dịch tuy không thực sự xuất sắc, và để được in ra, đã buộc phải cắt xén nhiều câu, nhiều đoạn bị cho là “nhạy cảm”, “dung tục”. Tuy nhiên, khi đó Rừng Na Uy đã ít nhiều gây được sự chú ý của giới Nhật Bản học tại Việt Nam nói riêng và dư luận nói chung. Một số nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản ở Việt Nam, khi lần đầu tiếp xúc với tác phẩm, đã bị sốc vì hình ảnh một đất nước, con người Nhật Bản hiển hiện quá xa lạ với truyền thống. Dần dần, giới nghiên cứu cũng đi đến sự thống nhất, rằng đó vẫn là một sản phẩm thuần Nhật, hiển nhiên có thể được sản sinh ra nhờ tính tương phản gay gắt như một hằng số của nền văn hóa xứ sở hoa anh đào.

Theo thời gian và độ mở của văn hóa Việt Nam sau 10 năm, bản dịch Rừng Na Uy ra mắt năm 2006 do Nhã Nam phát hành được đánh giá là hoàn chỉnh hơn cả. Dù vẫn có sự tranh cãi tác phẩm sex thuần túy hay là nghệ thuật đích thực, không thể phủ nhận được rằng, tác phẩm đã được giới trẻ đương đại Việt Nam đón nhận nồng nhiệt vì nó phản ánh được tâm tư, cuộc sống và những mối quan tâm của họ hiện nay. Mặc dù tiếng nói của các nhà nghiên cứu về tác phẩm còn rất ít ỏi, hàng trăm thảo luận trên các diễn đàn của giới trẻ Việt Nam đã được mở ra để bàn luận về tác phẩm này, cho thấy nó đã khẳng định vị thế của mình trong lòng bạn đọc trẻ. Điều đó cũng cho thấy đề tài, chủ đề, cốt truyện của Rừng Na Uy tỏ ra phù hợp và dễ đọc với những độc giả lứa tuổi 20 hơn là những nhà nghiên cứu đã cao tuổi đời cũng như tuổi nghề.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:49 pm

mint@Gia Vị

[Review Sách] Rừng Na Uy: Ám Ảnh Và Thổn Thức Vô Hình

Ybox

Tôi đọc xong Rừng Na Uy vào một buổi sáng trời se se lạnh, cuộn tròn trong chiếc chăn và lắng nghe tiếng sột soạt phát ra khi tôi lật giở từng trang giấy, tôi biết rằng mình sắp đi đến đoạn kết của một câu chuyện… biết nói sao bây giờ nhỉ, một thiên truyện tuyệt vời nhưng khiến tôi dường như phải trải qua một cú sốc cực kì lớn trong tinh thần và phải tạm dừng nghĩ về nó một thời gian trước khi có thể viết được những dòng này.

Tôi đã từng được nghe cô giáo dạy Văn của mình giới thiệu câu chuyện này từ những năm cấp 3, nhưng đến bây giờ tôi mới có thể đọc xong trọn vẹn sau nhiều lần đứt quãng giữa chừng rồi lại trở lại bắt đầu. Tôi đã từng không đủ can đảm để có thể đọc hết quyển sách ấy…

Một câu chuyện về một chàng sinh viên sống giữa đời sống Nhật Bản những năm 60 đầy biến động, điều đó đã làm ảnh hưởng đến lối sống, tính cách và cả những quyết định của chính cậu và những người xung quanh cậu. Watanabe phải lần lượt chứng kiến những sự kiện đau buồn, những biến động tâm lý đến từ những niềm đau sâu thẳm, thân xác và tâm hồn tuổi mới lớn bị dày vò cùng cực, phải lặng lẽ chống chọi và khao khát niềm hạnh phúc nhỏ bé một cách điên cuồng.

Tác giả Haruki Murakami thực sự là một kỳ tài về nghệ thuật miêu tả. Dưới ngòi bút của ông, hiện thực xã hội Nhật Bản những năm 1960-1970 được phơi bày một cách trần trụi nhất, những hình ảnh nhơ nhuốc của những cuộc bạo động sinh viên, phản đối chính trị, những tụ điểm ăn chơi, rồi thì rượu bia và gái gú, những thứ tưởng chừng đã hủy hoại cả một dân tộc kiên cường nhất trên thế giới. Murakami đưa người đọc thực sự bước vào thế giới ấy một cách tài tình, từng câu từng chữ tôi đọc trên trang sách của ông, kỳ thực mở ra trước mắt tôi những hình ảnh của một nước Nhật cực kì tăm tối và phải nói là đáng sợ, không phải sợ vì kinh dị, nỗi sợ ấy là thứ vô hình không thể nắm bắt, chỉ cảm nhận được rằng, nhỡ may sảy chân vào xã hội ấy, biết đâu chừng, ta cũng chẳng thể thoát khỏi số phận của những Watanabe, Naoko, Kizuki, Hatsumi, Midori, Reiko hay thậm chí là Nagasawa. Những con người đáng thương và đáng trân trọng.

Murakami miêu tả mọi thứ tỉ mỉ đến mức chỉ cần đọc một vài chữ, ta đã có thể hình dung được việc gì đang xảy đến, có thể thấy trước mắt ta ''Nằm trong một khu vườn nhỏ đằng sau dãy sân bóng quần, nhà nuôi chim có đủ loại trong đó, từ gà và bồ câu cho đến công với vẹt, và xung quanh nhà là những luống hoa, bụi cây và ghế băng để ngồi chơi.'' Rồi thì ''Hoa bướm đang nở rộ trên luống, và những bụi cây đều được xén tỉa rất chu đáo. Vừa nhác thấy Reiko, lũ chim đã kêu lên ríu rít và bay chao chát ở trong chuồng.''

Tài năng của Murakami là vậy đấy, ông viết như đang vẽ, hay đang điệu nghệ cầm một chiếc máy quay, lia nhẹ nhàng qua từng khung cảnh và không bỏ sót một giây nào trong nhịp sống của các nhân vật. Qua lăng kính kể chuyện của nhân vật Watanabe, các nhân vật khác được xây dựng  với tính cách, cuộc đời và những bí mật riêng biệt. Tựa hồ như khi tôi đọc Rừng Na Uy, tôi có thể nhận biết được nhân vật nào đang nói chỉ qua một lời thoại ngắn, thậm chí tôi cũng đã từng tưởng tượng ra giọng nói của từng người (đương nhiên là họ sẽ nói tiếng Việt vì tôi không biết tiếng Nhật đâu :P).

Nghệ thuật miêu tả của Murakami đạt đến đỉnh cao khi ông chấm phá nét bút của mình vào tâm lý của các nhân vật, vì kể câu chuyện dưới ngôi thứ nhất, nên tâm lý của nhân vật Watanabe được bộc lộ sâu sắc nhất, và thông qua đó, người đọc dễ dàng nắm bắt được tâm lý của những nhân vật còn lại từ cách nhìn nhận và thấu hiểu người khác của chàng ''mọt sách'' Watanabe.

Văn phong nhẹ nhàng, không vồ vập, cũng không dùng những ngôn từ mạnh bạo, nhưng giọng văn của ông khiến người đọc day dứt khôn nguôi trước những gì cảm nhận được. Với Rừng Na Uy, không một giây phút nào trái tim bạn có thể ngừng thổn thức và không một khoảnh khắc nào bạn dừng suy nghĩ về số phận và cuộc đời. Âu cũng thật lạ, vì mỗi người đều có quyền được sống, được hạnh phúc, nhưng sâu thẳm trong lòng, chúng ta biết rằng hạnh phúc ấy thật xa vời, nhất là hạnh phúc phải đào bới tìm kiếm trong hằng hà sa số những tạp nham của xã hội đương thời. Như những gì Naoko từng khổ sở nói:

''Bởi vì bọn mình sẽ phải trả lại cho thế giới này những gì vẫn mắc nợ nó. Nỗi đau của sự trưởng thành. Bọn mình đã không trả cái giá đó đúng lúc, và bây giờ thì giấy đòi nợ đã đến rồi.''

(Naoko – Rừng Na Uy)

Nỗi đau của sự trưởng thành hiện diện xuyên suốt tác phẩm, như một lời cảnh tỉnh cho những người trẻ và lời nuối tiếc cho những người đã qua cái tuổi xuân xanh. Những người trẻ trong câu chuyện ấy, đại diện cho tầng lớp trí thức và thanh niên thời đại mới, vậy mà những biến động trong cuộc sống đã cướp mất đi hơn nửa phần người trong họ, họ chỉ sống như những món đồ chơi, cứ mỗi ngày đều phải lên dây cót và lặp lại những quy trình tẻ nhạt.

Có ba hình tượng khiến tôi ám ảnh suốt từ lúc giở trang sách đầu tiên. Đó chính là: Rượu, Tình Dục và Cái Chết. Tôi thật sự cảm thấy may mắn vì mình không đọc quyển sách này khi còn cấp ba, vì khi ấy, thứ nhất, về tính chất, đây có thể là những tiêu chí để quyển tiểu thuyết này được dán nhãn R, và thứ hai, về tinh thần, chẳng cần nói, những điều trên đều quá với bất kì người Việt Nam nào dưới 18 tuổi.

Những loại whisky, cocktail hay vodka, rượu sake được lặp đi lặp lại không ngừng trong tác phẩm, và chính nhân vật chính của chúng ta – Watanabe là người thưởng thức chúng. Cậu ấy uống rượu như một thứ nước giải khát thông thường. Không chỉ Watanabe, bạn bè cậu, người thân cậu và cả một xã hội Nhật Bản ngập tràn trong chất men say độc hại ấy. Cũng giống như cách mà người Việt Nam chúng ta đang dành sự ưu ái cho trà sữa vậy đó.

Họ uống rượu vào ban ngày, vào bữa trưa và ‘‘Lùa mọi thứ vào bằng bia” ở bữa tối. Nhưng cách họ thưởng thức thứ men say ấy thật dễ chịu biết chừng nào, họ cảm thấy dễ chịu và dường như được thư giãn mình những lúc như thế. Xét về mặt tinh thần, có phần nào tốt đấy nhỉ, nhưng kì thực họ là những người ‘‘bất toàn’‘ theo cách mà Reiko đã từng nói với Watanabe:

''Tất cả chúng ta (tôi muốn nói là tất cả chúng ta ấy, cả bình thường lẫn không bình thường) đều là những con người bất toàn trong một thế giới bất toàn. Chúng ta không sống với sự chính xác cơ khí của một chương mục ngân hàng hoặc bằng cách đo đắn mọi đường nét và góc cạnh của chúng ta với thước dây và máy ngắm.'' (Reiko – Rừng Na Uy)

Nhưng có lẽ, nếu không có rượu, họ sẽ không là họ và chúng ta chẳng thể nào có một câu chuyện hay để tiếp tục mong chờ đoạn kế tiếp.

Sự hiện hữu của tình dục còn nhiều hơn thế, những miêu tả của Murakami về những cuộc làm tình dường như mang đến cho tác phẩm một sắc màu mới. Không có gì là thô thiển hay dung tục ở đây cả, với tôi, đó là một trong những yếu tố rất đẹp, đẹp đến lạ kỳ, đẹp đến độ có thể nhìn thấy trong ánh mắt họ những nỗi niềm: hạnh phúc, tuyệt vọng, và lời cầu cứu không thành tiếng.

Khát khao nhục dục từ trong mỗi người là điều tự nhiên không tránh khỏi, và Murakami đã phô diễn sự quyến rũ của mình thông qua nó,  để từ đó, ông đẩy tâm lý nhân vật lên những tầm mới, một nét vẽ huênh hoang của chính ông vào trang sách nhưng để lại những đường nét rất đời… Tình dục là khởi nguồn của mọi bi kịch trong tác phẩm, nhưng cũng là cánh cửa giải thoát cho những kiếp người đó, trong cái xã hội đầy căm phẫn đó.

Tôi như rợn người khi đọc đến những đoạn miêu tả cảnh làm tình, nhưng rồi chợt nhận ra cái đẹp ẩn chứa bên trong những khao khát ấy, là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà những người như họ, như chúng ta đáng được nhận.

Tôi rất thích một đoạn mà Midori thủ thỉ với Watanabe về niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy:

''Cậu không thấy là sẽ rất tuyệt nếu vứt bỏ hết mọi thứ và mọi người để đến một nơi mà mình không biết một ma nào cả ư? Nhiều lúc mình chỉ thích làm như thế. Thực sự là nhiều lúc mình đã muốn, rất muốn làm như thế. Đấy, giả dụ như tự nhiên cậu tốc tớ đến một nơi xa, thật xa, và tớ sẽ sản xuất cho cậu một lũ con khỏe như trâu, và từ ấy chúng mình sẽ mãi sống hạnh phúc, cứ việc lăn lộn dưới sàn nhà.''

(Rừng Na Uy)

Và rồi trên tất cả, khủng khiếp nhất đối với con người đó chính là cái chết. Và trong tác phẩm này, từng người từng người chết đi theo cách của họ mà chẳng ai ngờ tới được. Nhưng đa phần trong số đó là tự kết liễu đời mình…

Cái chết hiện diện như phản ánh sự tuyệt vọng đến tột cùng và mong muốn tìm lối giải thoát cho riêng mình. Nhưng mà đau lắm và sợ lắm… Cứ mỗi lần giở sang trang tiếp theo, tôi lại nơm nớp lo sợ rằng sẽ có ai đó phải chết, và điều ấy thật khó khăn để chấp nhận biết chừng nào.

Đã có lúc tôi hét toáng lên: ''Gì vậy, lại chết nữa sao!!!'' trong phòng mình mặc kệ những ánh nhìn của bạn cùng phòng. Thật không gì có thể sốc hơn chuyện ấy, những người đó họ ra đi quá vội vàng, như phải theo một lời chỉ thị hay một sai khiến nào đấy, lập tức tuân lệnh mà rời bỏ thế gian này.

''Sự chết tồn tại, không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống. Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sự chết''

Tôi đọc dòng này mà không khỏi chạnh lòng. Và xin phép không bàn luận thêm về điều này nữa. Chỉ kết lại hình tượng cái chết trong lòng tôi bằng những trăn trở của Watanabe:

''Không có chân lý nào có thể làm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từ ái nào, có thể làm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cố học được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào''

***

Phải nói rằng thật may mắn khi Thượng đế cho tôi đọc Rừng Na Uy trong những ngày cô đơn nhất. Những ngày chỉ lặng lẽ làm những việc thường ngày và chờ mong những điều mới mẻ. Đã có lúc tôi thấy mình sao giống Watanabe đến thế: thích đọc sách, nghe nhạc cổ điển và hay ở một mình, Watanabe và tôi đều không thích ở một mình, chẳng ai thích ở một mình cả, nhưng sự cô đơn làm nên cái đẹp tâm hồn của mỗi người, bằng một cách nào đó…

Và trong những ngày cô đơn ấy, tôi đọc những trang sách của Murakami vào những buổi sáng tinh sương, khi vừa thức dậy, cuộn tròn trong chăn và nghe nhạc giao hưởng trong tiết trời se lạnh, và đọc tiếp một, hai chương trước khi đi ngủ. Tôi không thể đọc thêm một quyển sách nào khác mà không bị sao nhãng, tôi cứ nghĩ mãi về nó, về Rừng Na Uy đầy quyễn rũ và cô độc.

Quyển sách đã cho tôi những bài học cực kỳ lớn về cách nhìn nhận cuộc sống này, về cách chúng ta yêu thương một ai đó, về những điều ý nghĩa tưởng chừng nhỏ bé nhưng cả đời ta cứ mãi kiếm tìm.

Rừng Na Uy day dứt và ám ảnh, nhưng suy cho cùng, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó theo cách riêng nào đó. Hãy đọc và cảm nhận những vẻ đẹp đó nhé.

Và nhớ đừng quên xem bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển này. Một bộ phim được chính Murakami tin tưởng lựa chọn đạo diễn, một đạo diễn tài năng gốc Việt – Trần Anh Hùng. Bộ phim sẽ mở ra cho bạn những hình ảnh chân thực mà bạn dày công tưởng tượng khi đọc sách, nhưng chắc chắn rồi, cảm giác tưởng tượng ấy thú vị hơn nhiều nhỉ?

Kết lại bằng một đoạn thơ mà tôi rất thích, như cởi mở thêm niềm hy vọng cho những gì quyển sách mang lại, niềm hy vọng vào hạnh phúc và tương lai:

''Hope is the thing with feathers That perches in the soul And sings the tune without the words And never stops at all''

*** ''Hy vọng là một chú chim Trú ngụ ở trong linh hồn Hót lên giai điệu không lời Và không bao giờ nghỉ ngơi''

Emily Dickinson

Note: Tôi viết những dòng này khi trời đã về khuya và bên tai tôi văng vẳng bài hát Rừng Na Uy của nhóm The Beatles…

Theo spiderum.com

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:52 pm

tramdoc.vn

RỪNG NAUY: BẠN NHÌN THẤY GÌ TỪ CÁI CHẾT TRONG KHU RỪNG NÀYRỪNG NAUY: BẠN NHÌN THẤY GÌ TỪ CÁI CHẾT TRONG KHU RỪNG NÀY

Haruki Murakami đã nói: “Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống mà là một phần của cuộc sống.” Và ngay trong những trang sách đầu, trước khi bắt đầu câu chuyện, cả dịch giả Trịnh Lữ và nhà văn đã đặc biệt nhấn mạnh. Tựa như, cả hai đang cố gắng căn dặn chúng ta chuẩn bị tâm thế đón nhận “những cái chết” sẽ dồn dập tới trong tác phẩm dày hơn 500 trang, mà trong đó là đầy ắp những bi ai, mất mát, hỗn loạn và dằn vặt của tuổi trẻ.
Ở một góc nhìn khác, chúng ta sợ hãi và lo ngại về sự biến mất của những người trẻ trong Rừng Nauy. Haruki Murakami đã nói: “Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống mà là một phần của cuộc sống.” Và ngay trong những trang sách đầu, trước khi bắt đầu câu chuyện, cả dịch giả Trịnh Lữ và nhà văn đã đặc biệt nhấn mạnh. Tựa như, cả hai đang cố gắng căn dặn chúng ta chuẩn bị tâm thế đón nhận “những cái chết” sẽ dồn dập tới trong tác phẩm dày hơn 500 trang, mà trong đó là đầy ắp những bi ai, mất mát, hỗn loạn và dằn vặt của tuổi trẻ.
Dù đọc sơ qua hay đã nghiền ngẫm nát từng con chữ, chúng ta đều cho rằng câu chuyện dừng lại với bốn nhân vật đi đến cái kết tự vẫn. Trong đó, cái chết làm tôi tiếc nuối nhất là Hatsumi, và còn Naoko, Kizuki, chị gái Naoko. Dù không nói tới nhưng tôi nghĩ có người thứ năm là Quốc xã bạn cùng phòng của Toru.

Tôi đã từng thắc mắc, “Tại sao lại là Rừng Nauy, mà không phải là tên một khu rừng khác?” Và nó làm tôi liên tưởng đến khu rừng Aokihagara (Khu rừng tự sát ở Nhật Bản) – Nơi những linh hồn khốn khổ rũ bỏ gánh nặng và tuyệt vọng để mơ tưởng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia. Và liệu rằng, những người trẻ của Haruki Murakami cũng tìm đến “cánh rừng Nauy” để kết thúc và bắt đầu.


Nhân vật Naoko & Toru Watanabe trong tác phẩm điện ảnh Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng
Khi những người trẻ không thể bước qua áp lực trưởng thành

Có một câu nói: “Trưởng thành là cách viết khác của chia ly và chấp nhận chia ly đó.” Tôi tự hỏi: Tại sao Toru không chọn cái chết như Naoko? Sau bao biến cố, Toru chấp nhận sự tàn nhẫn của trưởng thành, còn người khác thì không?

Naoko không chịu “trưởng thành”. Vấn đề cô gặp phải phức tạp và rắc rối không lường. Cô quẩn quanh với những đau khổ về mất mát của bản thân và dằn vặt về vấn đề tâm sinh lý bất thường. Cô thu mình và sợ hãi việc gặp gỡ với người đời. Vấn đề đẩy đến đỉnh điểm khi cô không thể kiềm chế cảm xúc của mình được nữa. Tâm bệnh phải chữa từ tâm. Nhưng tâm Naoko ngoan cố níu giữ quá khứ và khổ đau, để cô quẩn quanh trong sự hỗn loạn đến mức tự bóp nghẹt chính bản thân mình.

Về Kizuki. Toru rất ngưỡng mộ Kizuki. Đột nhiên sau một đêm bình thường như vốn thế, Kizuki kết liễu đời mình mà chẳng có lý do. Kizuki ra đi để lại những mất mát cho người ở lại, mà hơn thế nữa là sự dằn vặt, tổn thương và cả sự đổ lỗi. Kizuki vốn là chàng trai tốt, thân thiện, được nhiều người yêu quý nhưng chẳng hiểu vì đâu anh lại tuyệt vọng đến thế! Chẳng ai nói hay nhắc đến, nhưng trong Toru hay Naoko đều tồn tại nỗi lo sợ, tự cho rằng mình có liên quan đến cái chết của chàng trai trẻ này. Toru bất lực vì mình là người cuối cùng ở bên cạnh Kizuki mà chẳng thể giữ cậu. Naoko lại nghĩ chính sự méo mó bất bình thường của mình góp phần đẩy Kizuki lựa chọn cái chết. Chính sự ra đi không lý do đó mà khiến cho những người ở lại “tự cho mình những lý do riêng”.

Toru Wantanabe, Kizuki và Naoko trong bản điện ảnh Rừng Nauy (Đạo diễn Trần Anh Hùng)
Đối với chị gái Naoko. Cô là người con gái xinh đẹp, giỏi giang, tài năng, chín chắn và trưởng thành để Naoko dựa vào. Cũng đột ngột cô tìm đến cái chết để giải thoát cho tâm hồn nặng nề bị đeo bám, cho những bí bức tổn thương mà sự trưởng thành gây ra. Giữa cô ấy và Kizuki là câu chuyện của những bản thể tưởng chừng đã hoàn thiện và hoàn hảo lựa chọn cái chết đột ngột, như chiếc bình pha lê vỡ tan và mảnh thủy tinh găm vào trái tim những người ở lại. Cái chết của họ chính là vết thương không thể lành trong Naoko. Nhưng với Toru, dù rằng rất khó để chấp nhận hay quên đi đau thương nhưng anh vẫn cho mình một con đường để bước tiếp.

“Méo mó” là sự miêu tả rõ ràng nhất cho nội tâm của Naoko và chị gái, Kizuki. Trưởng thành dẫn họ vào mâu thuẫn, chông chênh và ắt hẳn, những điều này chúng ta cũng phải và cũng từng trải qua. Nhưng họ không chấp nhận bản ngã méo mó đang bị sự trưởng thành nhào nặn ấy; cuối cùng, họ lựa chọn cái chết để kết liễu và để chối bỏ bản ngã của chính mình.

Tôi vẫn nhớ hình ảnh nhân vật Toru trong bộ phim của đạo diễn Trần Anh Hùng. Sau cái chết của Naoko, Toru bỏ mặc tất cả để ra đi. Có phân cảnh anh ngồi một mình trên mỏm đá đen, sóng táp mạnh, bọt nước vỡ, cái gió biển của mùa đông buốt lạnh thốc mạnh vào khuôn mặt tái nhợt. Toru lúc đó cô đơn đến cùng cực, trống rỗng, mệt mỏi và gần như đang gắng gượng để sống. Trong chính lúc này, Toru thức tỉnh khỏi cơn mê, nhận ra sống là trách nhiệm của mình. Mất mát và đau thương là một phần của trưởng thành vì vậy anh phải chấp nhận nó để bước qua, để bước đến bên Midori.

Khi những người trẻ không thể vượt quá vết thương trưởng thành

Hatsumi, một cô gái xinh đẹp, mang phong cách Á Đông, chung tình và khờ dại. Cô yêu Nagasawa - một kẻ chơi bời, tự cao và vị kỷ. Cô biết yêu anh sẽ chẳng đi đến đâu nhưng cô vẫn cứ như con thiêu thân lao vào, trao cho anh tình yêu thanh thuần nhất. Dù Nagasawa đã rõ ràng nhưng cô vẫn hy vọng anh sẽ yêu cô chân thành và có cái kết viên mãn. Nhưng sự thật ngược lại, họ chia tay, Nagasawa tiếp tục ước mơ chinh phục, Hatsumi hai năm sau đó cũng lấy chồng. Nhưng vì tình yêu, vì tổn thương và vì Nagasawa. Cô chẳng thể bước qua mà tìm đến cái chết như một cách để giải thoát, trả đũa Nagasawa. Và quan trọng hơn hết để cô lưu trọn tình yêu dành cho anh. Nagasawa không phải là tất cả lý do khiến Hatsumi từ bỏ sự sống nhưng vết thương anh để lại cũng không ít. Và nỗi đau của mối tình tan vỡ cũng đeo bám, trói buộc ngăn cản cô có một cuộc sống an ổn bên người mới.

Sự biến mất kỳ lạ giữa một xã hội đầy biến động

Rừng Nauy phần nào phản ánh được hiện thực xã hội Nhật Bản giai đoạn những năm 60, khi phong trào sinh viên và Đảng Cộng Sản hoạt động mạnh mẽ. Dường như nhân vật trong Rừng Nauy đều nằm ngoài dòng biến động này. Tuy nhiên, một cái tên tưởng chừng mờ nhạt nhưng đặc biệt đối với tôi là: Quốc xã - Cậu bạn cùng phòng Toru, điểm sáng trong toàn bộ bức tranh u ám của thanh niên trẻ thời bấy giờ. Một người thẳng thắn, chính trực, sạch sẽ và khuôn mẫu. Nhưng rồi anh ta biến mất bí ẩn để lại chiếc giường trống và một sự hụt hẫng trong lòng Toru.

Dù không thể khẳng định Quốc xã có liên quan đến phong trào sinh viên hay không nhưng tôi linh cảm rằng có. Từ tính cách, phong cách và cả tinh thần yêu nước thì Quốc xã chắc chắn sẽ tìm thấy điểm chung với những người mang lý tưởng dân tộc đang đấu tranh đòi công bằng xã hội. Và chẳng phải ngẫu nhiên mà có một vài chi tiết được Haruki Murakami nhắc tới về phong trào sinh viên đang diễn ra trong ngôi trường của mình. Có thể, đây là một vấn đề mang tính chính trị nên Haruki không muốn và không nhắc đến nhiều. Nhưng có thể, chính sự biến mất như làn sương của Quốc xã cũng phản ánh thực trạng về sự áp bức và cưỡng chế của Chính phủ trong giai đoạn này. Tôi không biết sự so sánh này liệu quá khiên cưỡng, cho phép tôi được nhắc đến cái tên khác là phong trào Gwangju (80s, Hàn Quốc). Trong tác phẩm “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” của Shin Kyung Sook cũng xuất hiện sự bay màu của các thành viên của phong trào sinh viên tại Hàn Quốc.

Những cái chết theo dòng chảy câu chuyện nối tiếp xuất hiện, lần đầu sẽ ngỡ ngàng, sợ hãi nhưng nó lại như mắt bão vô cùng cuốn hút. Nó tạo nên bức tranh mang màu thê lương, ảm đạm, nhàn nhạt và giá lạnh. Đôi lúc, chúng ta có cảm giác như mình cũng đang ở trong bức tranh đó, cũng đang bị nhào nặn, cũng cảm thấy méo mó. Làm sao có thể không thấy được, vì trưởng thành sẽ đến với tất cả mọi người. Trưởng thành mang đến thay đổi và ép buộc chúng ta thay đổi. Có những người chấp nhận nó, có những người lại không thể (như Naoko, Kizuki, Hatsumi). Giống như cái cây, nếu cố gắng vươn lên sẽ thành đại thủ, nếu không sẽ lụi tàn rồi chết.

#Xanh

Bài viết thuộc Trạm Đọc - ReadStation

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 2:56 pm

Rừng Na Uy

Sachcuabc

Xuất bản lần đầu ở Nhật Bản năm 1987, Truyện Tiểu Thuyết Rừng Na Uy thực sự là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra, và theo thống kê hiện tại, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đã đọc Rừng Na Uy. Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy đã trở thành một hiện tượng văn hoá với hơn 1 triệu bản sách được tiêu thụ và được đánh giá là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở đại lục trong thế kỷ 20.

Bất chợt lắng nghe bài hát mà nàng vẫn ưa thích nhất của Beatles, Toru Watanbe hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất là Kizuki. Ký ức ngay lập tức mang anh trở về những ngày sinh viên của 20 năm trước , ở Tokyo, những ngày chơi vơi trong một thế giới của tình bạn khó khăn, của tình dục buông thả, của đam mê mầt mát, trở về cái thời mà một cô gái mạnh mẽ tên là Modori đã bước vào cuộc đời anh, khiến anh phải chọn lựa, hoặc tương lai, hoặc quá khứ

Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh đã cài đặt nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong sáng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu đã là nơi trú ngụ duy nhất. tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thề giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Oct 10, 2022 3:00 pm

“Rừng Na-uy”: Sự Cô Đơn Của Tuổi Trẻ

Bookiee

Có một câu nói như thế này: Nỗi cô đơn giống như một dạng dị tật bẩm sinh của toàn nhân loại.

rừng na-uy haruki murakami

Có một câu nói như thế này “Nỗi cô đơn giống như một dạng dị tật bẩm sinh của toàn nhân loại”. Nhưng cô đơn đến chết như Naoko, Kizuki, Hatsumi trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này có lẽ còn hơn cả một dạng dị tật mà con người ta đủ sức chấp nhận được. Đó là một căn bệnh của sự trưởng thành, gặm nhấm họ đến chết. Đó là một cuộc chiến sinh tồn bên trong mỗi người trẻ, nhưng đó cũng là sự chọn lọc của tự nhiên. Hãy thử đọc cuốn sách này một lần nếu bạn cũng cô đơn và đang tìm lối thoát.

Tác giả Haruki Murakami

Haruki Murakami là tiểu thuyết gia, dịch giả nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc. Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949 tại Kyoto, nhưng lớn lên tại thành phố Nishinomiya và thành phố Ashiya ở tỉnh Hyogo. Xuất thân trong một gia đình có bố mẹ đều là giáo viên môn “văn học Nhật Bản”, tuy nhiên, ông lại chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nhiều hơn.

Hầu hết các tác phẩm của Haruki đều được bán rất chạy và tạo tiếng vang lớn, không chỉ trong mà còn ngoài nước. Bằng lối viết độc đáo, sâu sắc cùng cái nhìn tinh tế, những tác phẩm của ông thường gây xúc động mạnh, hoặc sự ám ảnh cho độc giả. Một số tiểu thuyết nổi tiếng có thể kể đến như “Rừng Na-Uy”, “Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời”, “Kafka bên bờ biển”, “Biên niên ký chim vặn dây cót”...

Nhà văn Haruki Murakami (nguồn: The New Yorker)

Tác phẩm “Rừng Na-uy”

Tựa đề

Rừng Na-uy vốn không phải là một địa danh có thật, và tôi cũng không hiểu vì sao lại có tựa đề này, mặt khác tác giả cũng chưa có chia sẻ gì về nó. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ đó là khu rừng bên trong mỗi người, như một câu văn trong cuốn sách này đã nhắc đến "Mỗi người đều có một khu rừng của riêng mình, có lẽ chúng ta chưa bao giờ đi qua, nhưng nó đã ở đó và sẽ luôn ở đó. Người cần lạc sẽ lạc, người cần gặp lại ắt sẽ gặp lại."

Nội dung sơ lược

Câu chuyện là dòng hồi ức của chàng trai Watanabe Toru về một giai đoạn đầy biến động trong cuộc đời anh. Ở cái độ tuổi 18 20 ấy, anh đã yêu sâu đậm một cô gái tên Naoko, bạn gái của cậu bạn anh thân nhất - Kizuki. Tình yêu ngang trái này đã khiến anh giằng xé rất nhiều. Tuy nhiên, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra, Kizuki tự sát bằng ống xả trong ô tô kín. Cái chết của Kizuki đã để lại vết thương rất lớn trong lòng Toru và Naoko, Toru luôn thấy ám ảnh, còn Naoko thì cảm giác như mất đi một phần con người mình.

Có lẽ vì đồng cảm với nhau, Naoko đã nảy sinh tình cảm với Toru, và họ ngủ cùng nhau trong lần sinh nhật thứ 20 của cô. Sau sự kiện ấy, Naoko nghỉ học ở trường và tiếp nhận điều trị tâm thần ở nhà nghỉ Ami. Về phần Toru, cuộc sống của anh vẫn diễn ra bình thường nhưng có phần tẻ nhạt, đôi lúc anh cũng có những chuyến ghé thăm Naoko.


Một thời gian sau, Toru kết bạn với Midori - một cô gái hoàn toàn trái ngược với Naoko. Họ đã yêu nhau, tuy nhiên, tình yêu này lại một lần nữa khiến Watanabe giằng xé. Anh tự hỏi đó là yêu hay là ham muốn? hay có chăng là sự tạm bợ để khỏa lấp cô đơn?

Một cảnh trong film Rừng Na-uy (Nguồn: Pinterest)

Có lẽ cái hay và sâu sắc nhất của tiểu thuyết này chính là chúng ta đã không tìm ra được cái kết chính xác cho câu chuyện này. Watanabe sau cùng đã nhận ra Midori mới là người anh luôn yêu. Nhưng chuyện tình giữa họ có tiếp tục hay không, hay mãi dừng ở cuộc điện thoại cuối cùng ấy. Một cái kết đầy ám ảnh, vỏn vẹn trong dòng suy tư của Toru “Tôi gọi Midori, gọi mãi, từ giữa ổ lòng lặng ngắt của chốn vô định ấy”...

Những khía cạnh tâm đắc

Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống. Nó là một phần của cuộc sống.
(Trích “Rừng Na-uy”)

Quả thật, có rất nhiều cái chết trong cuốn tiểu thuyết này. Ngay từ những trang đầu tiên là cái chết của Kizuki tự sát bằng ống xả trong ô tô, chị gái Naoko treo cổ trong phòng, cả hai khi ấy đều mới 17 tuổi. Về sau là cái chết của bác ruột Naoko (21 tuổi) do nhảy vào đoàn tàu đang chạy, Hatsumi cắt cổ tay sau 2 năm kết hôn. Cuối cùng là cái chết của chính Naoko, cũng chung một phương thức là tự sát. Tất cả họ đều rất trẻ, nhưng tất cả họ đều khiếm khuyết một điều gì đó trong tâm hồn.

Tôi không nghĩ sự tự sát của những nhân vật này là tiêu cực. Họ chỉ đang tự cứu rỗi mình, tự giải thoát bản thân khỏi sự nghẹt thở khi phải gồng mình tồn tại.

Wanatabe trong phim (nguồn ảnh: Mongrel Media)

Tôi cũng không nghĩ họ đáng thương. Người đáng thương nhất chính là những người ở lại, đặc biệt là Watanabe Toru. Cứ ngỡ, với chừng ấy những nỗi đau, và tuyệt vọng, Toru cũng sẽ tự sát. Nhưng anh đã chọn vượt qua và sống tiếp, có lẽ vì anh chấp nhận được cái chết hiện hữu quanh anh, cái chết như một phần trong cuộc sống, và mãi chẳng thể khác đi. Anh cũng không thể là một quân cờ domino trong vòng xoáy chết chóc ấy.

Sau khi đã tìm kiếm, tổn thương và lạc hướng, chúng ta vẫn có thể tin vào tình yêu như cũ chính là một loại can đảm.
(Trích ‘Rừng Na-uy”'

Có lẽ, tất cả chúng ta đều đã từng hoặc đang là một phiên bản của Watanabe, hay Hatsumi. Đều có một tình yêu sâu đậm, đơn thuần, yêu bằng một trái tim với nhịp đập “trẻ”. Đó là tình yêu đẹp nhất và duy nhất trong đời người. Dẫu cho có thể trong suốt cuộc đời mình, bạn sẽ yêu nhiều người nhưng bạn sẽ không thể yêu một tình yêu như Watanabe dành cho Naoko đến hai lần. Bởi không phải tình yêu nào cũng giống nhau....

Trong câu chuyện này, tôi nghĩ tình yêu của hai nhân vật phụ Hatsumi và Nagasawa chính là mô tả thực nhất về tình yêu tuổi trẻ, với đầy đủ những cung bậc cảm xúc từ hạnh phúc, đến tổn thương, và sau cùng là lạc hướng. Tình yêu của Toru dành cho Midori cũng vậy, nhưng dường như Toru đã can đảm hơn Hatsumi và Nagasawa. Sau rất nhiều tổn thương, anh vẫn yêu thêm một lần nữa, sau rất nhiều giằng xé, anh vẫn thừa nhận tình yêu của mình dành do Midori.

Wanatabe và Midori trong phim (nguồn ảnh: Amazon)

Phát hiện thú vị

Có thể nói đây là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của Haruki Murakami, tác phẩm không chỉ lấy đi nước mắt, mà còn để lại sự ám ảnh, day dứt trong lòng người đọc, trở thành một trong những cuốn sách best - seller, cuốn sách kinh điển của thời đại

Giống như những cái chết, tình dục hiển hiện khắp mọi ngóc ngách của câu chuyện. Có lẽ, đây là dụng ý của tác giả, một phần lột trần thực trạng về lối sống của giới trẻ Nhật giai đoạn 1960, nhưng mặt khác cũng phê phán mặt tối của con người, sự ham muốn thể xác đến bừa bãi.

Kết luận

Đây không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết, đúng hơn là một bức tranh toàn cảnh về xã hội. Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm đều mang tính thời sự trong mọi thời đại, ví dụ như thực trạng về sự yếu đuối của người trẻ, quan hệ tình dục bừa bãi, lối sống thiếu trách nhiệm, vô cảm,...

Khép lại cuốn sách, điều khiến tôi vẫn luôn day dứt chính là sự cô đơn của những nhân vật trong câu chuyện. Mỗi người đều có một nỗi đau riêng, có lẽ vì vậy mà họ có sự liên hệ, móc nối với nhau. Trong số họ có người chọn cái chết để giải thoát, có người chấp nhận vượt qua và bước tiếp. Tôi hy vọng tất cả chúng ta đều chọn vượt qua nỗi đau và bước tiếp, cũng hy vọng chúng ta không có ai phải đau đớn đến méo mó trong tâm hồn như Naoko.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Oct 12, 2022 8:48 am

Đọc lại “Rừng Na uy” của Haruki Murakami

Vanhocsaigon

Ở nước Nhật có một cuốn sách mà theo thống kê từ năm 2006, cứ 7 người Nhật thì có một người đọc và tác giả của nó suốt 20 năm nay đã trở thành một thần tượng văn hoá đại chúng. Cuốn sách đó là tiểu thuyết Rừng Na uy và tác giả đó là nhà văn Haruki Murakami. Một cuốn sách mà một khi bạn đã cầm nó lên và đọc thì khó lòng bỏ xuống. Bởi từ đầu đến cuối của cuốn tiểu thuyết đó là một câu chuyện tình yêu gây nên sự xúc động “đến ngạt thở”.

Cuốn tiểu thuyết này kể về những năm tháng là sinh viên đại học ở Tokyo của một chàng trai trẻ có tên là Toru Wantanabe. Cùng với thời gian dùi mài kinh sử ở trường đại học, Wantanabe đã đi hết tuổi thanh xuân của mình trong những mối tình với những người con gái trẻ, đẹp và đầy cá tính. Wantanabe cùng với những người bạn, người yêu của anh là một thế hệ những người trẻ của nước Nhật biết sống hết mình, yêu hết mình nhưng học tập và làm việc cũng hết mình. Nói cách khác là họ đã biết cách đốt cháy mình để tỏa sáng.

Tiểu thuyết “Rừng Na uy” của Haruki Murakami

Rừng Na uy là tên một ca khúc nổi tiếng của ban nhạc Beatles mà nhân vật chính Wantanabe rất thích nghe của một thời sinh viên sôi nổi – cái thời mà cuộc đời anh gắn bó với số phận những người mà anh yêu và yêu anh.
Người con gái đầu tiên mà Wantanabe yêu có tên là Naoko. Điều oái oăm ở chỗ là Naoko lại là người yêu của người bạn thân của anh tên là Kizuli. Cái mối tình tay ba cực kì thơ mộng nhưng lại rất rắc rối và tuyệt vọng ấy kết cục lại là một tấn bi kịch. Cả Naoka, cả Kizuki cuối cùng đều chết vì tự tử.

Và điều đáng kinh ngạc của cuốn sách là ngoài Naoka và Kizuki, còn có hai cái chết trẻ khác cũng bằng cách tự tử là chị của Naoka và của một cô gái khác nữa có tên là Hatsumi. Họ chết không phải vì thất tình, không phải vì bất lực và khủng hoảng tinh thần trước cuộc sống như mọi người vẫn nghĩ. Họ chết chỉ vì một lí do đơn giản là họ không sợ chết. Đối với họ cũng như trong quan niệm của số đông người Nhật, cái chết chỉ là một sự tiếp tục của cuộc sống. Bởi chết chưa phải là hết chuyện. Vì thế mà họ coi cái chết rất nhẹ nhàng. Cũng như họ đã sống vì rất yêu cuộc sống. Câu chuyện tình của Wantanabe trong Rừng Na uy do vậy mà nhuốm màu bi thương nhưng có một điều lạ là  không hề bi quan.

Ngược lại, sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống tràn ngập trong mỗi trang sách của Rừng Na uy. Và chính điều đó làm cho bạn xúc cảm, cuốn hút bạn vào với tác phẩm kì lạ này. Câu chuyện của Rừng Na uy vừa chân thật, giản dị nhưng cũng hết sức kì ảo.

Cứ như là tác giả đang đưa ta trở lại với những câu chuyện tình ma quái trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh THỜI Trung Quốc trung cổ vậy. Cái hay của Rừng Na uy còn ở chỗ tác giả đã dắt dẫn người đọc đi hết bất ngờ này sang bất ngờ khác trong một bối cảnh trần trụi của cuộc sống Nhật bản thời văn minh và hiện đại. Những chuyện tình đầy khêu gợi, những pha làm tình được miêu tả rất chi tiết và xảy ra liên tục trong tác phẩm. Nhưng Rừng Na uy không phải là một cuốn sách viết về tình dục; cũng không phải là một tiểu thuyết diễm tình lãng mạn. Rừng Na uy là một điển hình của tác phẩm văn học viết theo trường phái hiện thực chủ nghĩa. Câu chuyện của rừng Na uy dù viết ở cuối thế kỉ 20 nhưng mô hình  đời sống của nó vẫn rất mang tính thời sự ở thế kỉ 21 này. Vì thế mà sức sống của Rừng Na uy là bất diệt.

Hãy trở lại ca khúc Rừng Na uy của ban nhạc Beatles với những lời tình ca da diết: “Tôi từng có một cô gái, mà đúng hơn là cô gái ấy đã từng có tôi. Cô dẫn tôi vào phòng, thế có thích không. Và bảo tôi ngồi đâu cũng được, nhưng tôi thấy chẳng có chiếc ghế nào. Khi tỉnh dậy tôi chỉ có một mình. Con chim ấy đã bay đi rồi”. Đó là những ca từ rất giản dị. Và Rừng Na uy cũng vậy, rất giản dị. Mà ở đời, cái gì càng giản dị thì càng vĩ đại; và ngược lại, càng vĩ đại, con người ta càng giản dị. Chỉ có những kẻ ít học hành thì mới làm ra vẻ quan trọng và vì thế, trông chúng càng kệch cỡm. Với cách hiểu ấy, Rừng Na uy thực sự là một tiểu thuyết kiệt xuất của nước Nhật thời hiện đại. Và ý‎ nghĩa lớn lao nhất của nó là sự cảnh tỉnh đối với bạn đọc trong một xã hội hiện đại. Nói cách khác, đọc Rừng Na uy, bạn sẽ tỉnh ra rất nhiều điều.

Nhà phê bình Hà Tùng Sơn

Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu và làm gì, một khi bạn đã cầm Rừng Na uy lên và lật ở một trang bất kì nào, chắc chắn bạn sẽ bị nó cuốn hút. Bởi đó là những trang sách kể về những mối tình tươi trẻ. Những hồi ức ngọt ngào cay đắng về thuở đầu đời, đặc biệt là đối với những ai đã từng có một thời sinh viên sôi nổi.

Tác giả Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Tokyo. Ông lấy vợ là bạn học cùng thời đại học. Hai người mở một câu lạc bộ nhạc jazz tại Tokyo có tên gọi là Peter Cat. Ông viết và cho xuất bản Rừng Na uy vào năm 1987. Thành công vang dội của cuốn tiểu thuyết dày hơn 500 trang này đã đưa ông lên hàng những nhà văn lỗi lạc có nhiều người đọc nhất của Nhật Bản. Tại Trung Quốc, Rừng Na uy của Murakami là một trong mười cuốn sách có ảnh hưởng nhất của thế kỉ thứ 20 và tác giả xứng đáng được xếp hạng là một trong những tiểu thuyết gia đương đại lớn nhất thế giới.

HÀ TÙNG SƠN

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 10 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 10 of 50 Previous  1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 30 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum