Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 30 of 50 Previous  1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 40 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:54 pm

Hãy tìm đọc cuốn sách Eugénie Grandet - Honore de Balzac

Trainghiemsong

Eugénie vốn là một tiểu thư “giàu ngầm”, ngầm ở đây là vì nàng là người thừa kế duy nhất của ông bố Grandet, một người có tài sản mà khi mất được định giá lên đến 17 triệu franc ở thời điểm đầu thế kỷ 19 nhưng nàng lại không hề biết mình giàu. Với một gia tài khổng lồ như vậy thì lẽ ra nàng sẽ có một cuộc sống “muốn gì được đấy”, yêu ai chẳng được, nàng sẽ là người có thể “ban phát” hạnh phúc cho rất nhiều người khác. Cũng có rất nhiều người biết được nàng sở hữu khối tài sản lớn mà vây quanh nàng để hòng chiếm được tình cảm của nàng, được làm rể của gia đình nàng. 

Ấy vậy mà nàng lại đem lòng yêu “người em họ” Charles. Do gia đình bị phá sản, người cha đã gửi Charles từ Paris về nhà ông anh Grandet. Cũng chính thời gian lưu lại ít hôm ở nhà ông bác trước khi chàng đi Ấn Độ để làm ăn bởi ông bác keo kiệt muốn tống đứa cháu đi để rảnh nợ thì nàng Eugénie và Charles đã nảy sinh tình cảm, mối tình đầu đời của nàng. Nàng đã trao trọn lời thề và tình cảm cho chàng bằng tất cả sự ngây thơ, trong trắng và thuần khiết. Nhưng nàng đâu biết rằng con người sẽ thay đổi, nhất là khi đồng tiền và danh vọng chi phối. Charles không biết được ông bác mình giàu có bởi lối sống bần tiện, keo kiệt của ông. Chàng ra đi biền biệt 7 năm, không có một tin tức gì về cho Eugénie. 

Eugénie thuỷ chung chờ đợi, nàng sống, hy vọng cùng với những lời thề hẹn, những kỷ vật mà Charles để lại suốt 7 năm dù cho khoảng thời gian đó xảy ra biết bao biến cố và bi kịch cho chính nàng.

Để rồi 7 năm sau, Charles lúc này đã làm ăn giàu có, hắn vì đồng tiền, vì danh vọng đã quên đi hết lời thề hẹn năm xưa. Hắn trở về và gửi cho Eugénie bức thư “chia tay”, hắn thông báo rằng hắn sẽ cưới một tiểu thư “xấu xí” thiếu tiền nhưng còn danh vọng với mong muốn để được trở thành người có địa vị.

Bao nhiêu uất ức, bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu tủi hờn… nàng đã có những quyết định mà làm thay đổi cuộc đời và cả số phận của nàng.

Quyết định đó là gì? Nàng có cam tâm? Nàng có nhẫn nhịn? Nàng còn ngây thơ như trước nữa không?… 

Bạn hãy tìm đọc cuốn sách Eugénie Grandet để hiểu về câu chuyện của nàng Eugénie, để có những câu trả lời, để hiểu được vì sao Balzac lại là bậc thầy của tiểu thuyết hiện thực, hiểu được vì sao ông lại gom toàn bộ tác phẩm của mình vào một bộ với tên gọi “Tấn trò đời” và vì sao Eugénie Grandet lại là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất, xuất sắc nhất của Balzac.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Dec 25, 2022 4:53 pm

Nhi Tran rated a book it was amazing

Truyện Ngắn A.P. Chekhov - goodreads

VỀ ANTON CHEKHOV.

Tôi luôn nghĩ, con người sáng tác và con người đời thường luôn là hai người khác nhau. Lẽ dĩ nhiên con người sáng tác và con người đời thường cũng sẽ là một người và ảnh hưởng qua lại khá lớn. Nhưng rõ ràng ở con người sáng tác, có cái gì đó luôn luôn cao thượng hơn, tinh chất hơn, lí tưởng hơn và thuần nhất hơn. Con người đời thường là một chuỗi những âm thanh ồn ào hỗn độn đa sắc, nhưng con người sáng tác là một giấc mơ.

Anton Chekhov, con người sáng tác của ông - Cái con người điềm đạm, giản dị, kiệm lời và luôn tỉnh táo. Có nhiều nhà phê bình nhận xét rằng văn Chekhov dịu dàng, trầm tư, u sầu, bi quan, lịch thiệp..v...v hoặc lạnh lùng, tàn nhẫn, khắc nghiệt. Nhưng tôi đồ rằng những nhận xét đó thật hời hợt vì nó không chạm đến được cái hạt giống, cái trái tim nơi những truyện ngắn của nhà văn này.

Với tôi văn Chekhov là một li nước lọc. Khi đọc Chekhov cảm giác như đang uống nước lọc, vừa đủ. Nghĩa là không quá lạnh, cũng không quá nóng. Vừa đủ để hết khát nhưng không gây nghiện. Điều này hẳn là dễ hiểu khi ta soi hình ảnh "ly nước lọc" này dưới góc độ kĩ thuật "tinh giản" ngôn ngữ của Chekhov trong sáng tác. Văn Chekhov đủ sự tỉnh táo và chính xác đến độ tinh tế, nhưng lại không lên đến mức sắc sảo, bén ngót, hay mai mỉa. Con người sáng tác của ông hẳn phải là một người điềm đạm, ôn hòa, tỉnh, hài hước một cách kín đáo nhưng lại nồng ấm tình thương.

Văn của ông đẹp ở chỗ nó lơ lửng. Nó hay không phải ở cốt truyện hay kĩ thuật diễn ngôn mà là ở những khoảng không giữa các con chữ, giữa các lời nói và hành động của nhân vật. Một câu chuyện luôn bắt đầu bằng những lời ngắn gọn. Kết thúc bằng những câu ngắn gọn. Nhưng câu chuyện thì không bao giờ hết. Nó vẫn luôn tiếp diễn trong tâm trí người đọc. Nó là một dư âm, một âm vang, là những giai điệu còn đọng lại lơ lửng trong nhà hát khi dàn nhạc đã lui hết vào sau cánh gà hay là chuyển động của những bông tuyết vẫn lấp lánh trong ánh đèn đường, nơi khóe mắt bạn, khi tuyết đã ngừng rơi. Nhân vật của Chekhov vì thế với tôi luôn quá thật. Như thể ông ngoắc họ lại, từ xó xỉnh nào đó giữa biển đời này, cho họ diễn một vài đoạn trên sân khấu, biến họ thành diễn viên, thông qua câu chữ của ông. Rồi sau đó, họ lại tiếp tục bước xuống sân khấu, lại đời thường, thông qua não qua óc người đọc.

Thế giới Chekhov không có kịch tính. Không có lên voi xuống chó. Không đau khổ quằn quại. Không trăn trở. Văn ông điềm tĩnh và khúc chiết. Luôn giữ một khoảng cách nhất định với chính những nhân vật của mình lẫn người đọc. Nghĩa là họ làm sao ông viết vậy, không hướng dẫn, không giảng giải, không định hướng. Như một người ở ngoài lề, khách quan ghi lại tất cả. Có nhiều người cho rằng viết như thế thì ai chả viết được, chẳng khác gì cái máy photo hay quay phim, phản ánh thì dễ chứ định hướng mới khó. Nhưng tôi nghĩ những người đó có lẽ nên cầm bút thử viết cái gì đó một lần. Họ sẽ hiểu rõ cái hấp lực của việc bản thân trở thành Chúa Trời thông qua ngòi bút họ đang cầm nó cám dỗ thế nào, và để tự cách li chính cái tôi của mình ra khỏi câu chuyện là một điều khó khủng khiếp.

Như thể Chekhov từ tốn gõ cửa nhà bạn, và bảo, hôm nay tôi mới thấy một chuyện này ngoài đường và tôi muốn kể cho cô. Rồi ông kể, từ tốn, ngắn gọn, không lên giọng xuống giọng, không phán xét hay phê phán bất cứ nhân vật nào trong câu chuyện của mình. "Những gì tôi nhìn thấy là như vậy và cô muốn nghĩ gì về câu chuyện hay về những người đó, là quyền của cô." Chekhov cho người đọc cái quyền tự do nhận định. Cho họ đủ khoảnh lặng một mình để suy nghĩ. Ở đó kín đáo lấp lánh một sự tôn trọng con người, tôn trọng sự tự do và độc lập, tôn trọng cuộc đời và mỗi số phận từ con người đến con vật. Mặt khác, dường như với những đặc điểm sáng tác này mà Chekhov chỉ thích hợp với thể tài truyện ngắn. Đó cũng là điểm hạn chế trong cuộc đời lao động nghệ thuật của ông. Chỉ có thể dừng lại ở truyện ngắn.

Chekhov muốn tách mình ra khỏi những gì ông thấy và ông viết, tức là muốn khách quan. Cảm giác như ông luôn cố tách những tình cảm cá nhân của bản thân ra, nhốt chúng lại, đôi lúc kiềm chế cảm xúc của mình lại ở mức thấp nhất, để mang lại cho người khác những gì gãy gọn, “lạnh lùng” và trung thực. Nhưng với ý muốn này thì Chekhov ạ, ông thất bại rồi. Bởi vì nghe ông kể chuyện, cho dù câu chuyện hay nhân vật có được tự do hành động hay lời kể ngắn gọn thế nào chăng nữa, vẫn thấy quá rõ rằng lấp lánh đằng sau những con chữ là một đôi mắt ấm áp, đôi khi thoáng buồn, và một nụ cười hóm hỉnh phảng phất. Đôi khi thông cảm, đôi khi chua chát, đôi khi động viên, đôi khi bất lực, đôi khi muốn cả đùa giỡn với người đọc. Những sắc thái ấy chuyển biến vô cùng vi tế, có khi còn có thể không cả tồn tại. Như việc co giãn kín đáo của cơ miệng. Nhưng trên hết, văn Chekhov không thể khách quan nổi, bởi với tôi nó không giấu được một trái tim quá nhiệt thành và hướng sáng với những hy vọng tha thiết đến khắc khoải.

Văn Chekhov không hề u buồn. Trái lại, nó sáng và trong. Ngay cả những khi ông kể những câu chuyện buồn nhất, u ám nhất, tù túng và ngột ngạt nhất, kết thúc vẫn là một dư âm nào đó của sự hy vọng. Một dư vang da diết vượt ra ngoài những con chữ. Một khao khát được nhìn thấy sự thay đổi, được nhìn thấy mặt trời mọc, được nhìn thấy mùa xuân, ẩn kín sau vẻ tĩnh lặng và điềm nhiên trước những nỗi đau khổ.

Chekhov là một trong những tác giả văn học mà tôi kính trọng.


Last edited by LDN on Mon Dec 26, 2022 2:12 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 12:24 pm

Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Chekhov

Diemsach

Đôi nét về Chekhov
Chekhov tên đầy đủ là Anton Pavlovich Chekhov, ông sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860, tại Taganrog, miền Nam nước Nga trong một gia đình lao động buôn bán nhỏ, đông con.

Bố của nhà văn – Paven Egorovich Chekhov là một người sùng đạo, là một thương nhân bán dạo, có một quầy hàng xén nhỏ nhưng sau này bị phá sản. Mẹ của nhà văn – Evgenya Yakovleva Tsekhova là một người mồ côi và có cuộc sống cơ cực từ nhỏ, bà là một người phụ nữ đáng thương, bà cần mẫn, yêu nghệ thuật và giáo dục cho các con tình yêu thiên nhiên, lòng thương và quý trọng đối với những người nghèo khổ. Bố mẹ ông làm việc vất vả để nuôi bảy người con, ông là con thứ ba trong gia đình.

Ông là người chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Năm 16 tuổi ông đã phải chống chọi với đám nợ của gia đình sau khi cha ông phá sản. Ông phải cật lực đi làm để nuôi bản thân và cố gắng học trung học. Gia đình ông rơi vào cảnh lầm than từ khi sụp đổ cơ nghiệp, anh em phân tán, cũng chính hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng ít nhiều đên việc học, việc yêu đương và những sáng tác của ông.

Năm 1879 Chekhov vào học khoa y, Đại học tổng hợp Moskva. Năm 1884 tốt nghiệp đại học, ra làm nghề bác sĩ và viết văn. Chekhov viết truyện ngắn từ năm 1880 và liên tục cho đến cuối đời.

Năm 1884, ông tốt nghiệp y khoa và sau đó làm việc tại Moskva. Đây là dịp ông có thể hiểu sâu hơn về đời sống nhân dân. Ông tham gia chữa bệnh về thể xác lẫn tinh thần cho nhân dân bằng con đường viết báo và văn chương do chứng kiến nhiều cảnh sống cơ cực của nhân dân để nói lên một xã hội tha hóa, đày ải người dân, từ đó ông đặt nặng cảm nghĩ về đất nước và con người.

Ông là người lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, có tài quan sát bẩm sinh cùng với sự hóm hỉnh, thông minh thiên phú, Chekhov giỏi nắm bắt những nét hài hước trong hành động và tính cách của con người. Ông là người đại diện cho trào lưu văn học hiện thực của Nga với nhiều sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch.

Ở thời kỳ đầu ông viết truyện cho nhiều tờ báo châm biếm, ký nhiều bút danh khác nhau. Giai đoạn này có nhiều truyện đặc sắc như: Con kỳ nhông, Anh béo và anh gầy, Mặt nạ… Giai đoạn chín muồi của tài năng, Chekhov viết những truyện có độ dài hàng chục trang và có giá trị lớn: Thảo nguyên, Câu chuyện buồn tẻ, Phòng số 6, Người trong bao… Chekhov đạt đến những tiêu chuẩn lý tưởng của truyện ngắn: hình thức giản dị, ngắn gọn; nội dung phong phú; ngôn ngữ đẹp và chính xác; tính hài hước, châm biếm mà vẫn đượm chất trữ tình…

Trong khoảng thời gian từ năm 1886 – 1888 là thời kì Chekhov chuyển từ truyện ngắn khôi hài sang truyện ngắn dài hơn và chủ đề nghiêm túc rõ ràng hơn trước.

Ngoài truyện ngắn Chekhov còn là một nhà viết kịch tài năng có nhiều đóng góp vào việc cách tân thể loại kịch. Trong các tác phẩm kịch nghệ, Chekhov muốn truyền đạt những bối cảnh của đời thường, thoát ra khỏi khuôn sáo truyền thống của mô-típ và cách diễn đạt kịch tính. Các vở kịch của ông thoát khỏi khuôn sáo là chủ yếu tập trung vào nhân vật chính.

Tác phẩm của Chekhov thể hiện đầy đủ tính cách dân tộc Nga – mềm dẻo và tế nhị, thân mật và chân tình, không điệu bộ, kiểu cách hay thói giả nhân giả nghĩa. Tình yêu đối với con người, lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ, lòng thương đối với những người khuyết tật của Chekhov luôn luôn mới mẻ và mãi mãi rung động lòng người.

Chekhov là một nhà văn và đồng thời ông cũng là một bác sĩ nên trong tác phẩm của ông xuất hiện không ít những nhân vật bị bệnh tâm thần như Phòng số 6 hay Tu sĩ mặc đồ đen đều nhắc đến những con người có chứng bệnh hoang tưởng.

Năm 1890, Chekhov đi Sakhalin, chốn tận cùng Sibir, hòn đảo mà Nga hoàng dùng làm nơi đày ải tù nhân. Thực tiễn nghiệt ngã không thể tưởng tượng nổi ở chốn địa ngục trần gian đã làm cho Chekhov có cái nhìn nghiêm khắc hơn, thái độ phê phán quyết liệt hơn đối với thực tại và càng nặng trĩu tấm lòng thương yêu nhân dân, thương yêu những nạn nhân của chế độ Nga hoàng. Nhiều đề tài, nhân vật được thai nghén cho những truyện mà Chekhov sẽ viết về sau.

Chekhov bị bệnh lao, vào năm 1897 phải dời đến sinh ống tại vùng ấm áp Yalta, nằm kề biển Đen. Năm 1941, ông kết hôn với nữa diễn viên Olga Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức.

Sự nghiệp sáng tác Văn học
Ông là một người có số lượng sáng tác đồ sộ gồm 500 truyện ngắn và truyện vừa. Ông được xem là nhà văn hiện thực tiêu biểu của Nga vào thế kỉ XIX.

Những tác phẩm tiêu biểu của ông như: Người trong bao, Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Chim hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào…

Ông được xem là nhà văn có nhiều bút danh nhất với tổng cộng hơn 50 bút danh và nổi tiếng nhất là bút danh “Antosha Chekhonte”.

Theo nhà nghiên cứu Trudacos thì sáng tác của Chekhov chia làm 3 giai đoạn gắn với đặc điểm sáng tác của ông: giai đoạn đầu (1880 – 1887) gắn với lối viết trần thuật chủ quan; giai đoạn hai (1888 – 1894) gắn với trần thuật khách quan; giai đoạn thứ ba (1895 – 1904) là sự kết hợp hài hoà trần thuật chủ quan và khách quan.

Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả tinh tế nội tâm các nhân vật đặc trưng của tầng lớp Nga vào thế kỉ XIX nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu. Ngôn ngữ của ông rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại. Ông là nhà văn có ảnh hưởng rất lớn đến văn học và văn hóa Nga cũng như văn học thế giới.

Chekhov được xem là nhà văn đã nâng truyện ngắn lên tầm cao mới ở Nga và sau này là ở thế giới. Ông là người có cách viết chân thật, gần gũi. Ông chú trọng đến việc miêu tả nội tâm nhân vật một cách gián tiếp thay vì miêu tả trực tiếp. Những truyện ngắn của ông thường có kết thúc mở để người đọc tự chiêm nghiệm và rút ra những bài học cho bản thân mình.

Ông là nhà văn được viện hàn lâm Nga tặng giải Puskin với tập truyện ngắn Trong bóng hoàng hôn.

nguồn: ivivi.vn


Last edited by LDN on Mon Dec 26, 2022 3:29 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 12:40 pm

'52 câu chuyện' của bậc thầy truyện ngắn Nga Anton Chekhov

Zingnews

Cuốn sách cho phép độc giả tiếp cận thế giới văn học đa diện nhiều màu sắc của nhà văn Nga Chekhov, một trong những cây bút truyện ngắn có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Ngụy An

Theo New York Times

“Nạn dịch tả hoành hành khắp nơi, đâu đâu cũng cách ly, đâu đâu cũng là nỗi sợ hãi”, Anton Chekhov viết trong một lá thư vào năm 1890. Vị bác sĩ 30 tuổi, khi ấy đã nổi danh về tài văn chương, phải đối mặt với nỗi kinh hoàng của nạn dịch tả đang tàn phá khắp châu Âu và châu Á.

Chekhov được cử đến 25 ngôi làng ở địa phương để giúp đỡ, nhưng từ chối mọi khoản thù lao.

"Chẳng còn thời giờ đâu mà nghĩ đến văn học", trong những bức thư, ông than thở về chuỗi tháng ngày sống trong dịch bệnh cô đơn và buồn chán, song vẫn thừa nhận: "Nếu nhìn từ bên ngoài vào thì thật ra, trong đại dịch này có rất nhiều điều thú vị".

“Một con người lớn lao, thông minh, và biết quan tâm đến mọi sự”, Maxim Gorky yêu mến và ngưỡng mộ Anton Chekhov cả ở tài năng và ở nhân cách lớn. Đối với Lev Tolstoy, ông "thật cao đẹp và vĩ đại".

Ông khiến người ta liên tưởng đến "vị bác sĩ tốt" trong vở nhạc kịch cùng tên của Neil Simon hay hình tượng "bác sĩ Zhivago" trong tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga Boris Pasternak, Chekhov là hiện thân của sự khiêm nhường, nhẫn nại và tử tế, New York Times nhận định.

Ông bỏ tiền để xây thư viện, trường học, chữa chạy miễn phí cho hàng nghìn người nghèo. Ông đến Siberia để vận động cải cách nhà tù, trong khi vẫn hết lòng giúp đỡ gia đình - gồm cả hai người anh em trác táng và người cha vũ phu đã khiến họ trải qua những năm tháng tuổi thơ khốn khổ.

Chekhov xem sự bình thản và tự tại là “lẽ sống”, như có lần ông từng viết: "Chỉ có những người tự tại mới có thể nhìn mọi thứ một cách rõ ràng, người tự tại mới có thể làm việc một cách công bằng và chính trực".

"CUỘC SỐNG NHƯ NÓ VỐN CÓ"

New York Times nhận định nghệ thuật vốn thường chẳng dễ dung hòa giữa sự vĩ đại của cái ta chung rộng lớn và cá tính của cái tôi riêng biệt, vậy mà văn học của Chekhov lại hòa quyện cả hai điều đó, tạo nên một hấp lực mạnh mẽ khó có thể lý giải.

Nhà văn mà bao thế hệ cảm phục vì trái tim nhân hậu lại đồng thời sở hữu một giọng văn lạnh lùng, thậm chí đôi lúc (có vẻ như) “tàn nhẫn”. Chekhov luôn muốn tách mình ra khỏi những gì ông nhìn thấy, như một người ở ngoài lề, để khách quan ghi lại tất cả - Một người có khả năng nhận ra “rất nhiều điều thú vị trong đại dịch” để khắc họa đủ loại tính cách hèn mọn, tầm thường của đời sống hàng ngày: kẻ lười biếng ăn không ngồi rồi, kẻ khoe khoang, những kẻ sắp chết và hoang tưởng.

Chekhov tâm niệm "điều khiến cho văn học trở thành nghệ thuật chính xác là sự mô tả cuộc sống như nó vốn có". Ông đã lột tả chân thật và sâu sắc cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp con người trong “buổi hoàng hôn” của nước Nga, thẳng thắn phơi bày tất cả sự khủng khiếp của xã hội cũ nhỏ nhen, trì trệ.

Văn học của ông khiến con người phải đối mặt với hiện thực để rồi đánh thức trong họ khát vọng về một sự thay đổi lớn lao cần phải có để thoát khỏi cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt.

NHÀ CÁCH TÂN LỚN CỦA TRUYỆN NGẮN

Tuyển tập Fifty-Two Stories (52 câu chuyện) - tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của Chekhov được dịch sang tiếng Anh bởi Richard Pevear và Larissa Volokhonsky vừa ra mắt hồi tháng 4 - đã cho thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc trong phong cách nghệ thuật của bậc thầy truyện ngắn người Nga.

52 tác phẩm trải dài toàn bộ sự nghiệp văn học của Chekhov, phong phú từ đề tài đến cách thể hiện, cho phép độc giả tiếp cận một thế giới văn học đa diện nhiều màu sắc của Chekhov với đủ loại nhân vật, tính cách và thân phận đến từ mọi miền nước Nga. Trong số đó có cả những truyện từ thời kỳ đầu sáng tác của ông và một số tác phẩm chưa từng được dịch sang Anh ngữ như Reading (Đọc) hay An Educated Blockhead (Gã đần có học).

Chekhov bắt đầu văn nghiệp khoảng năm 1880, với những truyện ngắn, tiểu phẩm hài đăng ở góc của những tờ báo nhỏ. Ông từng cộng tác thường xuyên với tạp chí “Oskolki” - cái tên có nghĩa "Những mảnh nhọn" - cũng là một mô tả xác đáng dành cho các sáng tác của Chekhov.

Một kiểu "truyện (như) không có chuyện" - thường lấy chất liệu từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, giản dị, ngắn gọn và hài hước, nhưng cũng đầy gai góc và sâu cay. Tỉ như truyện Joy (Niềm vui) kể về chàng trai trẻ sung sướng tự hào khoe với bố mẹ mình được lên báo - về việc anh này suýt nữa thì mất mạng vì say xỉn.

Chekhov tự nhận xét rằng các truyện ngắn ở thời kỳ đầu của ông “dở tệ”. Dù vậy ở đó độc giả vẫn nhận ra dấu ấn đặc trưng của nhà văn Nga trong những cái kết đột ngột, cách ông tháo mở nút thắt đầy bất ngờ.

Ông thường phàn nàn chuyện các "tiểu phẩm hài" của mình bị cắt xén, khiến chúng trở nên ngớ ngẩn và tẻ nhạt. Điều tương tự đã không xảy ra với bản dịch của Pevear và Volokhonsky, hai dịch giả nổi tiếng từng dành giải thưởng dịch thuật với tác phẩm Anna Karenina và Chiến tranh và Hòa bình (Lev Tolstoy).

Các tác phẩm sau khi được chuyển ngữ bởi Pevear và Volokhonsky vẫn giữ trọn vẹn tinh thần của nguyên tác với sức lay động mạnh mẽ. Có lẽ là bởi vì sức hút của văn học Chekhov không nằm ở kỹ thuật diễn ngôn hay cốt truyện.

Ngôn ngữ của ông ngắn gọn, cốt truyện giản đơn thậm chí đôi khi là vay mượn. Nhưng chính lối diễn đạt cô đọng mà đầy sức chứa, sự phản ánh xác thực đời sống qua cái nhìn khách quan đầy cẩn trọng, chính cách mà Chekhov đặt các nhân vật của mình vào tình thế phải phá bỏ mọi “hàng rào phòng thủ" và buộc họ phải phơi trần bản chất, đã khiến cho các tác phẩm của ông có sức rung cảm mãnh liệt đối với độc giả bao thế hệ.

“Nhà văn làm ta muôn thuở say mê”, Gorky khẳng định “sức mạnh của tài năng Chekhov chính là ở chỗ ông không bao giờ bịa đặt ra một điều gì… Ông không nói thêm điều gì mới, nhưng điều ông nói được diễn đạt một cách giản dị, thật hùng hồn sáng rõ, giản dị đến mức đáng kinh ngạc, chân xác đến không thể nào phủ nhận được”.

“Ông ấy đã tạo ra một bút pháp mới, hoàn toàn mới cho cả thế giới mà tôi chưa gặp ở đâu”, Tolstoy nói về các tác phẩm của Chekhov. Với 25 năm sáng tạo nghệ thuật, ông đã có những đóng góp quan trọng cho tiến trình văn học Nga và văn học thế giới thế kỷ 20, với vai trò là nhà cách tân lớn trong lĩnh vực văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn và kịch.

Chekhov sớm phát hiện mình mắc bệnh lao phổi trong những năm thiếu thời, căn bệnh nan y đã cướp đi cuộc sống của ông ở tuổi 44, khi sức sáng tạo còn rất dồi dào. Ông để lại một di sản văn học đồ sộ, phong phú gồm khoảng 800 truyện: một bức tranh văn học lớn lao đã khắc họa sinh động mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội Nga đương thời.


Last edited by LDN on Mon Dec 26, 2022 6:45 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 12:59 pm

Tô rated a book liked it - goodreads

Em làm ơn im đi, được không? by Raymond Carver

Từng nghe đồn rằng Raymond Carver là tác giả có ảnh hưởng lớn đến đại văn hào toàn hụt Nobel Haruki Murakami và hóa ra là thế thật khi Haruki đã ngợi khen truyện ngắn "So much water, so close to home" của Raymond Carver là “goes beyond simple realism.”
Quàooooooooooo :]]]]]] Cá nhân mình thích tác giả Haruki cùng hầu hết các tác phẩm của ông, và hoàn toàn không thích cái phần nhỏ mà Haruki giống Ramond Carver. Các truyện ngắn trong "Em làm ơn im đi, được không?" có realism, ừ , quá realism đi chứ, simple, cực simple, nhưng... "beyond" của tất cả những cái trên ư, mình không chắc! Mình thấy nó giống tập hợp "chuyện tào lao" Smile)))

Đại để đó là những câu chuyện lê thê xoay quanh với những sự kiện vụn vặn của đời thường thường được kể trong hai tình huống: 1 đi chơi xa nhậu xỉn xong lè nhè "trò chuyện với người lạ", hai là chuyện mấy bà nội trợ kiểu VN hay nói với nhau dưới mái hiên nhà: chó nhà tôi ồn ào, bẩn thỉu, khéo tôi phải vứt nó đi... tôi nghi vợ tôi ngoại tình, thằng con tui dạo này hay trốn học đi chơi, con trai anh làm hư xe đạp con trai tui, tối nay đi ăn tui gặp một thằng cha mập ú,... bằng lối kể quá nhấn mạnh vào các tiểu tiết. Mình nhớ hồi mình mới đọc Haruki, mình cũng thấy ớn đến tận cổ sự dài dòng này. Nhưng, mình đã chịu đựng Haruki (như sau này đã chịu đựng một cách xứng đáng với William Faulkner) là bởi mình nhìn chúng như một mảnh ghép nhỏ trong một bức tranh siêu lớn, để cuối cùng, sau khi hiểu rõ ý nghĩa của toàn bộ bức tranh chung cũng như ý nghĩa của cái tiểu tiết đối với cái toàn thể, với lại nói thật là đến lúc đó mình cũng vui sướng quên tiệt đống tiểu tiết ấy rồi! Ở đây, với Raymond Carver, mình bị ném vào mặt vài nét phác thảo thô sơ nguệch ngoạc gọi là cùng một cái kết không thể nào mở hơn được và rồi... hết chuyện!? Ủa, hết rồi đó hả, xong rồi đó hả, ủa, qua truyện mới rồi này, ủa hụt hẫng quá đê, ủa, hay cái này là tiểu thuyết nhiều chương chứ truyện ngắn đã, đã có ai chết đâu, ai ở nguyên chỗ người đó mà kết cái gì trời!????? Tóm lại cứ một lần đọc xong một truyện là lại nghĩ tào lao, tào lao hết sức Smile)) Tuy vậy, cái đáng ghét của Ramond Carver là ông đặt độc giả vào cái thế không dám khinh khi những tiểu tiết tào lao ấy, cũng không dám đọc lướt, vì bạn linh cảm rằng chính những câu nói vu vơ, kí ức mơ hồ hoặc một hành động nhỏ nhặt ấy hoàn toàn đủ sức mạnh biến đổi vĩnh viễn cuộc đời của rất nhiều con người. Bạn không rõ biến đổi ấy là gì, nhưng nó có thể xảy ra, nó đã xảy ra!

Ý mình ở đây là tào lao chưa chắc đã dở, tào lao mà được như Chuyện tào lao của Quentin Tarantino thì không hề dở tí nào, nhưng mà mệt tim, và theo cái kiểu của Ramond Carver thì còn ghê ghê làm sao ấy. Mình thích đời mình sang trang bởi trúng xổ số, lấy chồng lần thứ 3, chết lúc sinh con,... tức là toàn chuyện lớn lao cả, chứ không phải bởi âm thanh của một tiếng thở dài trước bình minh.
Mình chia tập truyện ngắn này ra làm 2 phần: 1 phần là cực kì hay (đọc thích như khi truyện ngắn của Nabokov - mặc dù hai bác này không chung nhau cái gì cả), phần còn lại là "dở khủng khiếp". Cộng lại chia đôi được 3* :">

Ps: Mới nhận ra idol Bruce Willis trọc của Die hard cũng xuất hiện trong Pulp Fiction =))))) Mình nghĩ nếu đem tất cả các truyện của Raymond Carver trộn lại 1 cục rồi mang lên màn ảnh rộng thì chắc là hay lắm và diễn viên tha hồ mà diễn. Chỉ tội cho đạo diễn ở khâu cắt cảnh.


Last edited by LDN on Mon Dec 26, 2022 2:03 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 1:02 pm

Duy Nguyen rated a book really liked it

Thánh đường by Raymond Carver

Truyện ngắn của Raymond Carver lúc nào cũng khiến tôi ngạc nhiên vì câu chuyện chả có cái gì nhưng lại khiến nó lẩn quẩn trong tâm trí người đọc, thậm chí đến mức nữa đêm giật mình thức giấc tôi vẫn có thể suy nghĩ về những gì mà Raymond viết. Những sự vật, quang cảnh trong truyện của Raymond lúc nào cũng sống động, tự bản thân những chi tiết này cũng đã mang đến một sức sống kỳ diệu cho những câu chuyện.

Thánh Đường là quyển tôi dễ "tiêu hóa" nhất trong số những tác phẩm của Raymond Carver đã xuất bản tại Việt Nam, có thể tôi đọc quyển này trong một biến chuyển quan trọng của cuộc đời mình, nên tôi hiểu được một phần những gì mà Raymond muốn nói đến dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, những truyện ngắn trong Thành Đường không quá đen tối, có những "tia sáng" thật sự ấm áp, đặc biệt là truyện ngắn cùng tên ở cuối cuốn sách.

Nếu ai chưa đọc truyện của Raymond Carver, tốt nhất nên bắt đầu đọc quyển này trước.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 1:12 pm

Sách hay nên đọc

Em làm ơn im đi, được không?” – Raymond Carver - “camera” trung thành về cuộc sống

Đọc 340 trang của tập truyện “Em làm ơn im đi, được không”, độc giả như ngồi trên một du thuyền trôi chậm, chiêm nghiệm cuộc đời của những con người khổ sở, âu lo từ một cuộc sống tan vỡ và thất vọng. Raymond Carver đã đánh thức ham muốn đọc của không ít độc giả với những sáng tác nhìn thẳng vào giấc mơ bị đánh mất, những mối liên hệ bị tan vỡ và ảo vọng.

Trong 22 mẩu truyện, người đọc bắt gặp những chiếc máy thu hình cũ kỹ với âm thanh rè rè văng vẳng ở góc phòng, những chai rượu gin hay vodka rẻ tiền, những chiếc gạt tàn đầy, những con người vừa nốc rượu vừa hút thuốc và tự đặt ra cho mình lời hỏi không biết tự lúc nào họ đã bỏ lỡ cuộc hành trình của cuộc đời mình?

Với những nhân vật trên sàn diễn của Carver, cuộc đời thu gọn lại chỉ còn là những nếp nhăn và những án phạt, những bất ổn và những sự ác độc. Dưới trang văn sắc sảo, lạnh lùng, ông đã mổ xẻ tài tình sự bế tắc trong cuộc sống thường nhật của một lớp người trung lưu trong xã hội Mỹ.

Nỗi bất an bao trùm
Tập truyện tái hiện sống động những nỗi bất an hiện rõ trên từng khuôn mặt. Đó là Dotty, là nhân vật người chồng trong “Những giấc mơ khi mỗi đêm”, cô đều nằm mơ đến những điều bản thân mình không bao giờ có thể tự lý giải. Nhân vật luôn rơi vào trạng thái bất ổn sau mỗi lần tỉnh giấc. Cô kể với chồng, anh luôn phản ứng lại bằng cách “lắc đầu”. Sự bất ổn trong tâm lý người vợ luôn đẩy khoảng cách của họ đi xa. Dotty thường hay suy nghĩ đến những giấc mơ. Còn chồng cô thường ngồi một mình bên cạnh những ly rượu, hoặc một tách cafe và hướng ánh nhìn qua cửa sổ quan sát đời sống, thói quen sinh hoạt của người phụ nữ hàng xóm. Sau cùng câu chuyện, những giấc mơ đầy bất an của Dotty đã trở thành điềm báo gây ra hệ lụy đổ vỡ, chết chóc cho gia đình người hàng xóm.

Nỗi bất an trong mối quan hệ vợ chồng trong sáng tác của Raymond Carver (Nguồn ảnh: Internet).
Trong “Gọi đến nếu mình cần tôi” cũng xuất hiện nhân vật bất an. Cặp vợ chồng Dan và Nancy nhận rõ việc cả hai cũng có mối quan hệ khác. Đứa con của họ là Richard luôn cảm thấy bất an về hạnh phúc của gia đình mình. Thằng bé liên tục hỏi bố nó về việc có phải bố mẹ nó sẽ ly hôn không. “Nó nói, rồi quay đi để giấu những giọt nước mắt”. Raymond Carver đã tạo độ đứt đoạn trước lúc nhân vật rơi vào trạng huống suy nghĩ, giày vò, bứt rứt càng tăng tạo cho câu chuyện thêm chân thực và kích thích trí tò mò cho độc giả ở đoạn kết về số phận, cuộc đời, sự lựa chọn của nhân vật.

Tạo motip nhân vật bất an giúp nhà văn phát hiện đời sống tâm lý của con người, một trạng huống mà bất cứ nhân vật nào cũng từng trải qua đã cuốn xoáy độc giả đọc không ngừng đến khi trang cuối cùng của cuốn sách được gấp lại.

Những kẻ đố kỵ ích kỷ
Sự va chạm bởi các mối quan hệ luôn tạo ra những hệ quả trái chiều, hoặc là tạo sự thân mật, gần gũi, hoặc là sự đố kỵ, ghen ghét đến ích kỷ. Trong tập truyện của Raymond Carver , tâm lý phức tạp của con người tạo nên một đời sống tình cảm vô cùng phong phú. Bạn đọc sẽ bắt gặp một người chồng ích kỷ trong Họ không phải chồng em. Lẽ thường điều anh ta nên quan tâm là sự bận rộn, vất vả của người vợ khi phải làm việc kiếm thêm thu nhập chứ không phải việc để ý những người xung quanh nhìn nhận về vợ mình như thế nào. Hành động tức tối bỏ đi không nói, sau đó bắt vợ phải giảm cân là sự biểu hiện của tính ích kỷ, xấu tính của con người.

Trong sáng tác của Raymond Carver, kiểu người ích kỷ lại rơi vào đấng mày râu. Việc tạo dựng nên những nhân vật có tính cách điển hình sinh động như kiểu nhân vật bất an, nhân vật ích kỷ tạo được dấu ấn riêng trong sáng tác của ông.

Từ tập truyện “Em làm ơn im đi được không?”, người đọc như chạm gần những khó khăn trong đời sống vật chất, những cãi vã, đổ vỡ trong hôn nhân,.. của những con người bình thường theo đúng quy luật vận động của tâm lý. Những dự bị buồn chán của cuộc đời ấy là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ tìm thấy chính mình trong câu chuyện Carver viết.

Những đánh giá chọn lọc về cuốn sách này
Phạm Thành Trung

Tác phẩm trước đó của Raymond “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” cũng là một tác phẩm kinh điển. Đến cuốn sách mới này, cái kinh điển nhưng không kém phần hiện đại của ông lại càng được phát huy mạnh mẽ. Những câu văn, đoạn hội thoại, cách viết mà bạn có thể chưa bao giờ thấy đều nằm trong cuốn sách này. Sự phóng khoáng, hài hước, thoải mái đến không ngờ của tác giả thực ra lại đang ẩn chứa một sức mạnh ngầm đem đến bao nhiêu thi vị. Cuộc sống của những người trẻ hiện lên đầy mới mẻ, tinh tế và sâu sắc. Từng câu văn làm sống dậy sự sôi sục, đam mê của tình cảm, tình yêu thương. Những lát cắt của cuộc đời trong cuốn sách có thể giống hay khác với chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được. Đọc xong cuốn sách, chắc hẳn không thể “Im đi” được, mà lại thấy trong mình trào dâng bao nhiêu điều muốn nói.

Nguyễn Thị Vy
Đây là lần đầu tiên mình được đọc truyện của Raymond Carver, phải nói rằng mình thực sự yêu thích văn phong và lối diễn đạt của ông. “Em làm ơn im đi được không” tập hợp những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn này. Tác giả dường như nhìn đời, nhìn mọi sự việc xảy ra với mình bằng một con mắt phóng khoáng, đôi khi có phần giễu cợt. Mỗi truyện ngắn trong tập sách diễn tả được rất nhiều những khía cạnh khác nhau trong cuộc đời của mỗi con người, thể hiện những quan niệm rất riêng biệt về tình yêu và cuộc sống. Cách viết độc đáo của Raymond thực sự đã phát huy tác dụng của nó trong việc lột tả chân thực những cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật. Đây là một cuốn sách hay và đáng đọc, bởi chính những sự đặc biệt mà nó chứa đựng.


Last edited by LDN on Mon Dec 26, 2022 1:54 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 1:19 pm

Thế giới vắng bóng tình yêu trong truyện ngắn Raymond Carver

Zingnews

"Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình" là 17 truyện ngắn, phân bổ trong khoảng 200 trang sách dịch, dung lượng mỗi truyện hầu như đều rất ngắn.Yên San

Trong truyện của Raymond Carver hầu như chẳng có gì “đặc biệt” hay “kịch tính” xảy ra, nếu như bạn đọc mong chờ điều đó.

Nếu phải nói về nhân vật thì trong thế giới truyện của Carver có đủ các mẫu hình nhân vật thuộc tầng lớp thị dân bình dân – những con người có thể bắt gặp bất cứ đâu mỗi ngày. Họ là những người làm công ăn lương (kế toán, nhân viên siêu thị, thư ký…), những nam nữ thanh niên “dở dở ương ương” có khi rượu chè, có khi thất nghiệp, có khi ma túy, những gã nhiếp ảnh cụt tay rất có thể là cựu binh trở về sau chiến tranh, những người vợ phản bội chồng hay người chồng phản bội vợ,… Nhưng bất chấp sự phong phú về diện mạo, các nhân vật đều rơi vào một đời sống thường nhật bị bào mòn bởi những điều vặt vãnh, ngợp ngụa trong cái chật chội, ngột ngạt của khúc nhạc đời nhàn nhạt, buồn tẻ.

Trong truyện ngắn Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi chơi, ba chàng thanh niên từ bao giờ trở thành ba người đàn ông, có một gia đình với những bà vợ và những đứa con. Một chiều nọ - có lẽ đã có bao nhiêu buổi chiều như thế - họ tụ tập ở nhà một người như thường lệ. Sau màn ăn uống chè chén, bỏ mặc những người vợ mà có khi việc nhìn mặt nhau mỗi ngày cũng khiến đôi bên chán ngấy, họ đi tìm một điều gì đó mới lạ, một cảm xúc hòng cố gắng vượt thoát lên nhịp điệu nhàn nhạt của hôn nhân, cuối cùng chỉ bẽ bàng với những cuộc tán tỉnh bất thành.

Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình – tên một truyện ngắn được lấy làm nhan đề cho cả tập truyện – chỉ xoay quanh một cuộc bàn luận ngẫu hứng nhưng nhanh chóng rơi vào quẩn quanh, tẻ nhạt về chủ đề tình yêu. Không có điều gì mới mẻ về tình yêu được những người đàn ông và đàn bà phát hiện ra hay nói ra. Qua cuộc luận bàn mà chẳng ai buồn để ý xem người kia nói gì, chỉ lộ ra sự bất an, sự chán ngấy mà họ cố gắng che đậy cho đời sống vợ chồng của mình.

Hay cặp vợ chồng kế toán nghỉ hưu lấy trò bingo ở trung tâm giải trí cộng đồng mỗi tối làm niềm vui, càu nhàu vì trễ lượt chơi đầu tiên mất vài phút đồng hồ và khó chịu vì phát hiện một kẻ ăn gian trong truyện ngắn Sau đồ jeans.

Đọc truyện ngắn của Carver, độc giả có thể rơi vào cảm giác bị “chơi khăm”. Nhân vật thì như thế, có thể hoán đổi tên, nghề nghiệp cho nhau mà cũng không gây bận tâm. Còn câu chuyện chỉ như một chớp ảnh lóe lên chụp lấy một vài khoảnh khắc, tình huống được hối hả đẩy lên rồi bỏ lửng, treo giữa thinh không. Người chụp ảnh buông máy ở đó và để cho độc giả rơi vào hẫng hụt.

Chẳng hạn như, đôi vợ chồng ly hôn – trong truyện ngắn Cơ khí dân dã – giành nhau đứa con nhỏ. Mỗi bên nắm lấy một tay đứa bé và hết sức kéo về phía mình, không bên nào chịu buông ra. “Và vấn đề được định đoạt theo cách ấy” là cách câu kết buông xuống kết thúc câu chuyện. Không có một sự phân xử rõ ràng, rạch ròi nào.

Tác giả chớp lấy tất cả những khoảnh khắc đó bằng một giọng văn lạnh lùng, câu văn ngắn, khô khốc đến mức nghèo nàn, nhạt nhẽo, thậm chí gây cảm giác bức bối đến ngạt thở. Nhưng chẳng phải bằng cách đó, ông đã diễn tả thành công sự nghèo nàn, sự lạnh lùng đến khắc nghiệt của cuộc sống hay sao? Cả sự thiếu vắng xúc cảm trong hội thoại giữa các nhân vật, sự thiếu vắng những tình huống gây cảm động trong thế giới của Carver cũng phản ánh hoàn hảo sự thiếu vắng tình yêu, của những cảm xúc đẹp đẽ trong đời sống mà ông muốn khắc họa. Những câu chuyện của Carver vì thế không phải “nói” bằng những điều được phô bày ra mà chính là “nói” bằng những gì thiếu vắng ở đó.

Điều được phô bày qua thế giới truyện của Carver đó là nước Mỹ của ông. Một nước Mỹ hậu công nghiệp, một nước Mỹ với những thị trấn nhỏ, trong đó có những con người chìm trong một đời sống từ khi nào đã vắng bóng tình yêu, và rồi người ta không còn biết nói gì, hình dung gì về tình yêu. Bằng cách đó, trái tim con người bị xâm chiếm bởi toàn những tham vọng, những vui thú tạp nhạp, vụn vặt, nhỏ nhoi đến đáng thương; bởi những tình cảm cằn cỗi, khô héo đến mức đáng báo động. Cuối cùng cũng bằng cách đó, bạo lực nảy sinh. “Căn tính của bạo lực” chính bởi vì con người không còn biết yêu thương, biết bày tỏ tình yêu như thế nào. Rút cùng, đó là một nước Mỹ chìm ngập trong sự nhàm chán, tầm thường, tàn bạo, và con người không còn biết làm thế nào để được hạnh phúc.

Raymond Carver chỉ sống vọn vẹn 49 năm cuộc đời, văn nghiệp để lại xét về số lượng không lấy gì làm đồ sộ: 4 tập truyện ngắn, 6 tập thơ và một vài tập hợp tiểu luận - thơ - truyện ngắn khác. Nhưng tầm vóc của Carver, cũng như những truyện ngắn cô đọng và kiệm lời của ông, nằm ở chỗ bằng cách tối giản nhất mà nói được nhiều nhất. Có lẽ, thời thơ ấu trải qua ở bang Oregon cùng những năm tháng tuổi trẻ lăn lộn kiếm sống bằng rất nhiều nghề tạm bợ đã giúp cho ông quan sát tỉ mỉ đời sống của những con người mãi mãi mắc kẹt trong nỗi buồn chán của kiếp người. Carver thậm chí đã hòa mình vào nó, để thứ mùi buồn chán của nó thấm vào mình. Đằng sau những con chữ lạnh lùng, ông đã đau và yêu.


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 6:49 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 2:02 pm

Vừa mới google vì sao ông Raymond Carver qua đời khi mới 49 tuổi. Ông nghiện rượu nhiều năm. Ông qua đời vì ung thư phổi.

Tác phẩm của "bậc thầy về hình thức" truyện ngắn Mỹ ra mắt bản tiếng Việt

THU NHÃ

(VOV5)- Raymond Carver được biết đến như một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Mỹ thế kỷ hai mươi, tác giả của những truyện ngắn được xem là “mẫu mực của thời đại” và được xem là “bậc thầy về hình thức”. Tập truyện ngắn Em làm ơn im đi được không? của ông là tác phẩm thứ hai của Raymond Carver được Nhã Nam xuất bản trong những năm gần đây, sau tập truyện ngắn Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình.

Tác phẩm gồm 22 truyện ngắn, trong đó có truyện rất ngắn, chỉ ba trang (“Người bố”) nhưng cũng có những truyện rất dài như “Em làm ơn im đi, được không?”, “Không ai nói gì” hay “Thử đặt anh vào địa vị của tôi”. Chủ đề chính của tập truyện ngắn này là các vấn đề về gia đình, mối quan hệ giữa vợ và chồng, bố mẹ và con cái.

Phong cách đặc trưng của Raymond Carver là miêu tả những điều rất đỗi bình dị nhưng luôn khiến người đọc cảm thấy lạ lùng, có khi ớn lạnh, thậm chí là sợ hãi. Với Em làm ơn im đi được không?, phong cách ấy vẫn còn nguyên nhưng có thể thấy văn chương của ông không hẳn thuộc về “trường phái tối giản” lâu nay vẫn được gán ghép cho ông, vốn rất rõ nét trong tập Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình?. Văn Carver sắc lẹm nhưng không thu mình lại quá mức. Và không ít lần, ông đắm mình cùng cỏ cây hoa lá, miêu tả rất hay các cảnh trí thiên nhiên như con suối câu cá hồi trong truyện “Không ai nói gì”.

Có những lúc truyện của Carver chỉ là lời kể của một cô gái về một thực khách đặc biệt to béo (“Béo”), lại có lúc ông viết về một cặp hàng xóm được một cặp hàng xóm khác nhờ trông nhà hộ trong lúc họ đi vắng, từ đó mà nảy sinh những cảm giác rất đặc biệt về cuộc sống và quan hệ vợ chồng (“Hàng xóm”).

Nhân vật của Raymond Carver thường có những cơn bộc phát tình cảm xuất phát từ tác động của ngoại cảnh, những phản ứng đó nhiều khi mãnh liệt đến tàn bạo (“Họ đâu phải chồng em”), những nỗi cô đơn tuyệt cùng, đến mức phải dùng điện thoại tìm kiếm những người không quen để có được một câu chuyện qua lại (“Có phải anh là bác sĩ”).

Carver đặc biệt thích khai thác các tình huống xảy ra giữa hai cặp vợ chồng, có những khía cạnh tình cảm nhỏ nhặt nhưng được ông đi sâu mô tả vào hết sức tinh tế, làm nổi bật những gì bình thường vẫn được che giấu, tạo cảm giác về một điều sợ hãi, một nỗi hoang mang mơ hồ lẩn quất, những điều vô hình nhưng nhiều sức mạnh, có khi gây ra được những bạo liệt bất ngờ, điều này đặc biệt rõ trong truyện “Có gì ở Alaska?”. Cuộc sống với những điều nhỏ nhặt nhàm chán, qua lăng kính của Raymond Carver, bỗng thật sống động, và sự yên bình đơn điệu thường ngày có thể vụt biến thành những hiểm họa kinh khủng (“Những người đi thu tiền”, “Vợ người sinh viên”, “Công tơ mét này có chạy đúng không?”).

Đặc biệt, truyện ngắn mang tên chung của cả tập, “Em làm ơn im đi được không” là một cuộc phẫu thuật tài tình mà Raymond Carver dùng để phân tích cuộc sống gia đình. Ông chỉ cho độc giả thấy rằng bất kỳ gia đình bình thường nào cũng mang trong mình các mầm mống của bất trắc khó lường, cũng có những khoảng tối mà người ta hoàn toàn có thể bỏ qua nhưng chỉ cần nhìn vào đó sâu và kỹ càng hơn một chút là tức khắc xuất hiện những vấn đề không nhỏ, thậm chí nan giải. Câu chuyện là sự kết tinh của tài dựng chuyện cũng như khả năng quan sát và miêu tả tuyệt vời của Raymond Carver, một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Mỹ trong thế kỷ vừa qua, tác giả của những truyện ngắn được xem là “kinh điển mẫu mực của thời đại chúng ta” (Philadelphia Inquirer).

Và đúng như nhận xét trên tờ Dallas Morning News: “Ít có nhà văn nào sánh được với phong cách và ngôn ngữ của Raymond Carver. Trong truyện của ông, tôi nghe được giọng những nhà kể chuyện khác mà tôi hằng tin cậy: giọng kể và cách tả lôi cuốn của Chekhov, đối thoại “vòng đồng tâm” kiểu Hemingway, lối nói đặc Mỹ của Sherwood Anderson và Ring Lardner, những khoảnh khắc khải ngộ như trong Người Dublin của James Joyce, và sự soi sáng của Gertrude Stein.”

Raymond Carver (1938-1988) sinh ra ở Clatskanie, bang Oregon, Mỹ. Sau đó, ông chuyển tới sống ở Port Angeles, bang Washington, cho tới khi qua đời. Ông từng giành Học bổng Guggenheim Fellowship vào năm 1979 và hai lần đoạt giải thưởng của Quỹ học bổng quốc gia Hoa Kỳ cho lĩnh vực nghệ thuật. Năm 1983, Carver nhận được giải thưởng uy tín “Mildred and Harold Strauss Living Award” và giải thưởng Levinson do tạp chí Poetry trao tặng vào năm 1985. Năm 1988, Carver được chọn là thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ, sau đó nhận được bằng Tiến sĩ Văn chương tại Đại học Hartford. Ông nhận giải thưởng Brandeis Citation dành cho văn xuôi vào năm 1988.

Các tác phẩm của ông được dịch ra hơn hai mươi ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. Ngoài Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình và Em làm ơn im đi được không, tới đây Nhã Nam sẽ ấn hành tác phẩm Thánh đường của Raymond Carver.


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 6:57 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 2:16 pm

Alice Munro - Tác giả thể loại truyện ngắn không phải ai cũng có thể đọc

Spiderum

Mỗi lần đọc xong 1 cuốn truyện của Alice Munro, là một lần muốn viết. Muốn viết gì đó, không chỉ là viết review. Nhưng nếu nói đến viết review truyện của bà, thì thực là quá khó. Truyện của bà thường là không đầu, không cuối, không cốt truyện, có những truyện kết thúc như một sự mở đầu. Quả thực quá khó để tóm tắt.

Truyện của bà thường ít sự kiện, nên người đọc cần phải là người điềm tĩnh, cần đọc để đặt được tâm thế của mình ở trong cái bầu khí hậu của truyện, rồi đôi lần, những điều bất ngờ sẽ đến, nhẹ nhàng nhưng đột ngột.

Ngôn ngữ của Thị quá hạn hẹp để mà viết một chiếc review sách cho thực tâm, thực tình. Bỗng vớ được chiếc “Lời giới thiệu của người dịch” của bác Nguyễn Đức Tùng - dịch giả truyện, mà thấy sao bác viết hay quá trời quá đất, viết ngắn gọn đúng những ý mà Thị muốn viết được ra. Nên đành xin trích lại một đoạn của bác.

“Trong 1 cuộc phỏng vấn với Geoff Hancook, Munro cho rằng cả yếu tố cốt truyện và khung cảnh câu truyện đều không quan trọng lắm trong truyện ngắn. Điều gì xảy ra như một sự kiện, thật chẳng quan trọng gì. Khi một sự kiện trở thành vấn đề quan trọng, truyện ngắn đó không có khả năng phát triển.

Cảm xúc, theo bà, đóng vai trò lớn hơn.
Alice Munro viết về đời sống những người bình thường với ngôn ngữ giản dị, trong trẻo, đẹp. Nhưng đó là bề ngoài dễ gây ngộ nhận. Thật ra văn của Munro không dễ hiểu. Người đọc cần chú tâm đến từng dấu hiệu bà để lại dọc đường.
Truyện của bà biểu hiện một nghệ thuật quan sát và mô tả xác thực, có khi tường tận một cách cố ý. Truyện được chiếu rọi bởi một bên là khả năng quan sát khách quan, gần như lãnh đạm, và một bên là khả năng yêu thương nồng nàn sâu kín.

Chính vì vậy, bà để mất một số độc giả không quen với việc đọc truyện kiểu ấy, tuy đồng cảm nhưng không thương cảm, bi ai. Và ngược lại, trở thành nỗi quyến rũ không ngớt đối với nhiều người đọc khác.”


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 6:59 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 2:23 pm

Alice Munro – Tuy Nobel nhưng hay!

Hanguyetlinh

Hi vọng Nhã Nam đọc được bài này và làm ơn tái bản các tác phẩm của Alice Munro. Tôi vẫn chưa có đủ 3 cuốn của bà ấy!

Lâu nay người ta vẫn nhìn Nobel Văn Học như một giải thưởng chọn theo tiêu chí: thể loại sách mà giới trẻ sẽ không thích đọc. Bằng chứng là chẳng ai nhớ nổi năm nào trao cho tác giả nào. Hoạ chăng, người ta nhớ đến một năm nào đó giải thưởng danh giá này trao cho nhạc sĩ nhạc pop Bob Dylan (Nobel Văn Học 2016), một cú knock out cho giới văn học vốn đã bị lãnh đạm.

Ấy thế mà, có một tác giả tuy đạt giải Nobel nhưng hay. Nói khoa trương thì là nhờ tác giả này mà giải Nobel Văn Học 2013 còn giữ được chút uy tín: Nhà văn Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại (sau đó uy tín bị lại đánh rớt vì Bob Dylan). Tôi cố tình không muốn thêm “người phụ nữ thứ 13 nhận giải Nobel” vào như một thói quen phân biệt giới tính.

Không giống những tác giả hướng đến chữa-lành-thế-giới, chẳng hạn như Bob Dylan, hoặc giải-trí-nhẹ-nhàng-sau-giờ-làm-việc-căng-thẳng, Alice Munro mang một thế giới thực vào thế giới thực. Thế giới thực qua lăng kính tỉ mỉ, vi tế, trung thực của bà trở thành thực tại hoàn hảo.

Bài viết là nỗ lực tuyệt vọng bóc tách thực tại hoàn hảo ấy, lột tả vẻ đẹp trong những câu chuyện của Alice Munro. Nếu đâu đó trong bài ngôn ngữ có lộn xộn, ấy là vì tôi vụng về trước tham vọng xây dựng lại thế giới của Alice Munro dưới ngôn ngữ bình dân.

1. Đôi nét về tác giả
Tôi không định làm bài tổng hợp thông tin về Alice, những thông tin ấy có sẵn ở Wikipedia. Tuy nhiên, sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến những chi tiết trong cuộc sống bà làm tiền đề cho chi tiết trong truyện.

Hầu hết thời gian sống của bà, từ khi sinh ra đến khi nghỉ hưu, đều ở những vùng quê của Canada như Ontario và phía tây Vancouver. Vì thế, bối cảnh trong truyện của bà thường lấy địa danh cụ thể của những vùng quê ấy. Những miêu tả cảnh sắc thường mang lại cho người đọc cảm giác lành lạnh thoáng đáng, thưa người và đôi khi ảm đạm.

Có lẽ vì sinh ra trong gia đình nông dân, cuộc sống không mấy khá giả, nên bà yêu quý và hiểu biết về lối sống của tầng lớp bình dân và trung lưu trí thức. Hầu hết nhân vật trong truyện của bà, kể cả nông dân lẫn trí thức, đặc biệt là trí thức, thường mang một nỗi lo vật chất. Cách họ tìm cách mưu sinh không quá nặng nề và được chú trọng như cách họ xoay sở với các mối quan hệ xung quanh, nhưng bà luôn để nhân vật phải kiếm tiền, thay đổi công việc vài lần trong một truyện, cho thấy họ luôn mang nỗi lo cơm áo gạo tiền thường trực. Tôi đoán rằng, những năm đi học và cả cuộc sống kết hôn của bà cũng gặp không ít khó khăn vật chất.

Alice Munro - bậc thầy truyện ngắn
Khi được hỏi tại sao chọn viết truyện ngắn thay vì viết tiểu thuyết, bà trả lời rằng: bà không định trước sẽ viết truyện ngắn, bà luôn muốn viết một tiểu thuyết, gần như sau mỗi lần tập truyện ngắn xuất bản, nhưng vì công việc chính của bà là nội trợ với 3 đứa con mọn, bà không có thời gian cho một quá trình dài hơi như tiểu thuyết. Tôi không rõ nên cảm ơn những đứa con vì đã cho thế giới một Chekhov thứ hai, hay nên thấy tiếc nuối vì nếu không có 3 đứa con thì bây giờ tôi đã đọc được tiểu thuyết của bà. Nhưng sau khi nghe bà trả lời phỏng vấn về cuộc sống đời thường, tôi nghĩ tôi nên xót xa và khâm phục bà hơn:

“Tôi không ngán làm việc nhà, thứ mà tôi phiền là người ta nghĩ việc nhà là cả cuộc sống. Khi bạn là bà nội trợ, bạn luôn bị gián đoạn và không có chút không gian riêng. Không phải chỉ là chuyện giặt giũ.”

2. Những điểm nổi bật
a) Chủ đề
Chủ đề chính trong truyện ngắn của Alice Munro là tình yêu, hoặc những yếu tố trữ tình đội lốt tình yêu. Khi viết về những con người đời thường và những mối quan hệ xoay quanh họ, khó lòng không viết về tình yêu. Nhưng tình yêu bản thân, giữa nam và nữ, giữa cha mẹ và con cái, giữa người với người qua lăng kính của Munro không được lý tưởng hoá, cũng không được bi kịch hoá, mà hiện diện ngấm ngầm chi phối tất cả các hành động của nhân vật. Người đọc không tìm thấy một chữ “yêu”, như trong truyện ngắn Mắc lỡm (tập Trốn Chạy), nhưng ta vẫn biết rằng nữ chính say đắm trong tình yêu qua cách cô tìm đọc mọi thông tin về vùng đất người tình sinh ra.

Nhân nói đến nữ chính, cần nhắc đến tính nữ trong truyện của Munro. Hầu hết các nhân vật của bà là nữ. Các cô gái nếu đọc các tác phẩm của bà đều có thể thấy mình ở đâu đó, và hiểu hơn về tính nữ của mình. Người ta gán cho bà danh hiệu “feminist”, người cổ vũ nữ quyền. Nhưng bà trả lời rằng, bà là phụ nữ, và viết về phụ nữ. Nếu đàn ông viết về đàn ông thì gọi là gì? Menist? Những điều bà truyền tải trong truyện, dù vô tình hay hữu ý, là nền tảng của nữ quyền: trải nghiệm của phụ nữ cũng quan trọng. Bấy lâu nay ta thường đọc trải nghiệm của nhân vật nữ dưới góc nhìn của nhà văn nam, thì nay, may quá, ta đã có Alice Munro giãi bày giúp nỗi lòng.

Dưới đây là một đoạn trích trong truyện Đam mê (tập Trốn Chạy) mà tôi tin cũng chính là suy nghĩ thật của bà:

“Cô nổi giận không phải vì cô không có tiền mua sắm vung vít hay mặc váy sống thế kia. Cô giận vì người ta nghĩ phải như thế mới là con gái. Đó là những gì đàn ông – người ta, tất cả mọi người – nghĩ con gái phải vậy. Xinh đẹp, giàu có, hư thân, ích kỷ, óc bã đậu. Đó là những gì một cô gái nên tỏ ra, để được yêu. Rồi sau này khi trở thành mẹ, cô ta lại tận tuỵ cung phụng con cái. Cô ta sẽ không ích kỷ nữa, nhưng óc bã đậu thì vẫn còn. Mãi mãi.”

b) Sự đột phá trong cấu trúc
Alice Munro đã canh tân kiến trúc của truyện ngắn. Xưa nay truyện ngắn thường theo một dòng tuyến tính, hoặc kể về quá khứ, hoặc kể về hiện tại, hoặc kể về tương lai, hoặc từ quá khứ đến tương lai. Nhưng Alice Munro đã bẻ gãy đường thẳng ấy thành từng đoạn nhỏ, trộn lẫn quá khứ với hiện tại với nhau, rồi chơi trò xếp hình với thời gian trong truyện.

Nghĩa là, mở đầu có thể là cô gái nghe tiếng xe đằng xa nên nấp vào nhà quan sát, tiếp theo truyện quay về quá khứ để lý giải sự sợ hãi chiếc xe đó của cô, sau đó lại quay về hiện tại cô phải đối mặt với người chủ chiếc xe, lại quay về quá khứ của người chủ chiếc xe để chuẩn bị tinh thần cho hành động sắp làm trong hiện tại, rồi quay về hiện tại kể về nút thắt cao trào của truyện và cái kết là một tương lai mở sau khi nút thắt được gỡ ra. Vâng, cốt truyện vừa rồi là của truyện ngắn Trốn Chạy trong tập Trốn Chạy.

Sự bẻ gãy thời gian này thường khả thi trong tiểu thuyết, nơi có đất diễn nhiều hơn cho các nhân vật, kể cả sắp chết nhưng vẫn có thời gian hồi tưởng lan man. Nhưng đối với truyện ngắn, tấc chữ tấc vàng, sự đột biến thời gian như thế cần một kỹ năng vững chãi lèo lái thời gian và sự tiết chế kể lể khủng khiếp, sao cho người đọc không bị say sóng khi bị quăng quật từ hiện tại đến quá khứ đột ngột và không bị nhàm chán. Nhưng nếu vẫn bị say sóng, người đọc buộc phải thích nghi, bởi đó là điểm đặc biệt mà ta không dễ thấy được ở những truyện khác.

Sự đột phá cấu trúc cũng là một lý do khiến cho truyện ngắn của bà có dung lượng lớn hơn các truyện ngắn thông thường.

c) Xây dựng cốt truyện
Alice Munro nói rằng bà không sắp đặt trước cốt truyện, bà cứ viết sau đó mới làm công việc chỉnh sửa sau cùng. Mỗi truyện bà mất ít nhất một tháng để hoàn thành. Một thông tin để cho thấy sự tỉ mỉ, chu đáo trong cách bà xây dựng câu chuyện.

Chỉ một câu thoại cũng ẩn chứa trong đó những kiến thức sâu rộng và sự tiết chế đáng kinh ngạc. Trong truyện Đam mê (tập Trốn Chạy), một nhân vật chỉ được giới thiệu là bác sĩ, không có tính từ đi kèm để biết giỏi hay dở. Anh ta bất chợt đến vào lúc nữ chính đang bị vỏ trai làm rách chân. Anh ta cúi xuống xem xét vết thương và nhận xét:

“Máu chảy quá trời. Đó là dấu hiệu tốt…”. Munro phải đọc bao nhiêu kiến thức về y khoa mới chọn được chi tiết ấy? Phải giỏi tiết chế bao nhiêu mới không sa đà vào khoe kiến thức về bác sĩ để viết một câu thoại thản nhiên như vậy? Hay bà chỉ vô tình bị đứt chân, rồi một người bác sĩ nào đó cũng nói câu ấy, và bà ghi nhớ, rồi chờ đến truyện này để dụng vào?

Biên tập viên của Munro ở The New Yorker, Deborah Treisman, từng nói rằng khi đọc những truyện của Munro, thỉnh thoảng cô nhảy qua một câu hoặc một đoạn nào đó có vẻ dài dòng, rồi mới phát hiện ra mấy dòng bị bỏ ấy cực kỳ quan trọng ở 20 trang sau.

Những lời này không hề nói quá. Không có chi tiết thừa trong truyện của Alice Munro. Ta phải nhớ tất cả các chi tiết rải rác khắp cái truyện để liên kết được nội tâm và hành động của nhân vật. Nếu lơ là hay biếng nhác mà bỏ lỡ một chi tiết, bạn sẽ bỏ lỡ cả biến động nội tâm của nhân vật. Chẳng hạn như trong truyện Quá nhiều hạnh phúc (tập Quá nhiều hạnh phúc), tôi đọc Tiếng Anh nên những câu có quá nhiều từ mới khiến tôi mệt não tôi thường lướt nhanh. Sau đó 5 trang tôi thấy mình bị lạc, không hiểu sao nhân vật của tôi đang kể chuyện ở Nga thì giờ đã ở trên tàu đi Stockholm. Cô nhảy lên tàu khi nào? Cô xuất phát từ đâu? Sau đó tôi phải quay xe lại đọc kỹ lại những đoạn đã cưỡi ngựa xem hoa.

Chính vì vậy mà truyện ngắn của Munro tạo ra cảm giác rất đậm đặc, sức lực đọc một truyện ngắn có thể tương đương với một cuốn tiểu thuyết. So sánh này có hơi khập khiễng, tôi đọc tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân (Khái Hưng, 1934) 356 trang trong một ngày, nhưng đọc tập Trốn Chạy (Alice Munro, 2012) 452 trang mất những 8 đêm.

Các truyện của bà ngày càng phức tạp, nhiều nhân vật hơn, nhiều kiến thức nền hơn, nhiều chi tiết cho nhân vật hơn. Những đêm đọc Alice Munro, não tôi không hề được ngơi nghỉ mà phải chạy hết công suất để thẩm thấu hết cái thâm sâu bà đã đổ vào từng chi tiết. Đọc sách chưa bao giờ là một hoạt động thư giãn, chắc thế nên Nobel Văn học giờ đã chuyển sang cho nhạc sĩ.

d) Văn phong
Từ vựng của Alice Munro đơn giản. Thứ khiến cho truyện của bà phức tạp không phải ở những tính từ khó hiểu, mà là sự mô tả tỉ mẩn các chi tiết vặt vãnh. Chẳng hạn như trong truyện Sắp rồi (tập Trốn Chạy), nữ chính nhìn thấy rất nhiều hành động gần gũi giữa bố cô và người giúp việc (thông qua việc ông kể luôn miệng về cô giúp việc đó), nữ chính đã nảy sinh những ý nghĩ trong đầu. Không ai biết những ý nghĩ đó là gì, Munro không nói ra. Bà viết về một giấc mơ của cô, trong đó cô thấy bố đang cầm vòi nước tưới cây, khi thấy cô giúp việc đến làm vườn ông đã xịt nước trêu cô; nữ chính chỉ nhìn thấy lưng của ông và vòi nước đang phun ra từ thân dưới của ông; cô tỉnh dậy, vừa ghê sợ thứ mình mơ vừa dâng lên một cơn dục vọng bất thường. Munro chính là bằng chứng sống cho câu: Đừng kể, hãy cho tôi thấy.

Truyện của Munro không hề tươi sáng như những nhà văn lãng mạn, nhưng cũng không phải tối tăm như nhà văn hiện thực. Vốn dĩ không có bi kịch trong truyện, chỉ có những bước ngoặt đời thường, sự kiện thời thường, cái chết tất yếu, những điều bình-thường của cuộc sống đời thường. Nhưng vì bà kể những sự kiện ấy với giọng điệu lạnh lùng, không chút thiên vị hay thương xót, chắc chắn như một tuyên ngôn, thấu suốt đến những lớp lang sâu nhất của tâm lý con người, nên ta có thể trầm cảm khi đọc truyện của bà.

Fact about Alice Munro
Bà có khiếu hài hước, kiểu hài hước đen, rất hợp với truyện dòng gothic mà bà theo đuổi. Có những đoạn biết là hài hước, nhưng không rõ nhân vật đang đùa hay nghĩ thế thật. Ví dụ như trong Nín lặng (tập Trốn Chạy), chồng của nữ chính chết do bão đánh chìm tàu cá, người ta hoả táng anh ta, hỏi cô có muốn phát biểu lời cuối và châm lửa không; cô, đang bận rộn phân phát cà phê trong đám tang, cáu kỉnh đáp: “hỏi lầm người rồi, bởi vì là goá phụ cô được mong đợi phải tự quăng mình vào lửa kia.”

3. Cảm nghĩ cá nhân
Tôi đọc được 3 cuốn sách của Alice Munro. Cuốn Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới đọc vào năm 2016. Hai cuốn Trốn Chạy và Quá Nhiều Hạnh Phúc đọc vào năm 2021. Có lẽ vì thời điểm năm 2016 còn trẻ, chưa đủ trải nghiệm để thụ cảm những tinh vi trong truyện nên tôi không thấy Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới xuất sắc. Còn với cuốn Trốn Chạy, tôi hoàn toàn bị chinh phục.

Tôi thấy mình ở các nhân vật nữ trong các truyện. Tôi đồng cảm với sự yếu đuối non nớt, muốn trốn thoát khỏi sự thao túng của gã người yêu nhưng bất thành của cô gái trẻ Carla trong Trốn Chạy; sự sáng dạ, hiền lành nhưng nổi loạn ngầm của Grace trong Đam Mê; sự thông thái đến cứng đầu của Juliet trong bộ ba truyện; tính lãng mạn nồng nhiệt của nàng Robin tạo ra sự hối tiếc ngập tràn về già trong Mắc lỡm. Dĩ nhiên, tôi cũng thấy các bạn tôi, những người xung quanh tôi trong các nhân vật ấy.

Nhưng để chọn một nhân vật làm tài sản riêng, tôi sẽ cướp lấy Juliet. Cô gái lớn lên với sách vở và tri thức, tách biệt với thế giới bên ngoài. 21 tuổi mà đã sở hữu bằng cử nhân và thạc sĩ về nghiên cứu văn hoá La Mã và Hy Lạp cổ nhờ học bổng. Một ngành nghe qua đã thấy nghèo nàn, nhưng cô yêu những thứ huyền hoặc vô dụng ấy. Môi trường học thuật không cho cô gặp được những đối tượng yêu đương phù hợp. Vậy mà tình cờ, trên chuyến xe lửa cô đang đi gặp một người tình xưa, cô đã gặp một anh chàng đánh cá từng học bác sĩ. Anh chỉ cho cô về vị trí và tên gọi các chòm sao, cô kể anh nghe nguồn gốc tên của những chòm sao theo các vị thần Hy Lạp. Cô thông thái, nhưng điên rồ, cô đã bỏ dở chuyến xe lửa ấy mà tìm đến nhà anh. Sống cùng anh, có một đứa con mà không kết hôn, và cô tự hào về điều đó. Cô ôm bé về thăm nhà, nhìn thấy những đổi thay của cha mẹ. Cô đối với mẹ rất quan trọng, bà bệnh nặng nhưng cố gắng gượng vì biết sắp được gặp con gái mình. Nhưng cô đã quay lưng lại với khối tình cảm nặng nhọc ấy, cô đã không đáp lại tình yêu van nài của mẹ ngay trước lúc bà mất. Cô không tin vào thánh thần, cô đã tranh cãi tay đôi với vị linh mục về Chúa. Cô đã dạy con gái cô nhiều thứ, trừ tâm linh. Khi con gái cô lớn, niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời cô, đã bỏ đi trong im lặng để tìm kiếm câu trả lời cho chính nó. Cô đã vùng vẫy, trách móc, tìm kiếm, hối hận trong suốt mười mấy năm sau, chỉ đến cuối cùng phải quy phục với cuộc sống. Cô đã biết yên lặng và hy vọng con gái quay về, như một tín đồ vẫn hy vọng một ân sủng không xứng đáng nhận được.

Đọc Trốn Chạy, tôi không xúc động nảy nở, cũng không thấy đẹp đẽ rạng ngời. Tôi chỉ thấy được thấu hiểu trong thinh lặng. Vì được thấu hiểu, nên tôi thấy được khuây khoả.

Có lẽ, chồng đầu của bà, ông James Munro, cũng có cảm giác được hiểu ấy vào lần đầu hai người gặp nhau. Ông làm rớt vụn chocolate xuống nền thư viện, nhìn quanh quất xung quanh để xem có ai thấy không để đặng nhặt lên. Alice Munro nhìn ông, đồng loã, và nói:

“Tôi sẽ ăn.”


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 7:04 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 2:27 pm

Minh Nhân Nguyễn rated a book it was amazing - goodreads

Trốn Chạy by Alice Munro

Thật khó để có thể đánh giá một tập truyện ngắn 5 sao, vì không phải truyện nào trong đó cũng có chất lượng như nhau. Nhưng với cuốn truyện ngắn này mình không ngần ngại gì khi cho nó 5 sao, với chất lượng mỗi truyện theo mình đều từ tốt đến xuất sắc.

Đọc xong hết cả quyển sách thì cảm giác đầu tiên của mình là bất ngờ. Vì phong cách viết của tác giả quá đa dạng, biến đổi qua từng truyện ngắn, cả về nội dung lẫn cách viết. Có truyện bà viết rất mượt mà, mọi tình tiết đều rõ ràng, sáng sủa; cũng có truyện mang dáng dấp là tác phẩm của một tác giả đạt giải nobel, với tầng tầng lớp lớp các ý nghĩa, đặt trong một không khí bí bách, u uẩn. Có truyện kể về tình yêu của tuổi trẻ, trong sáng, vui tươi, dễ đoán nhưng đầy cuốn hút. Có truyện nói về những suy tư, chiêm nghiệm của cuộc đời khi nhìn lại, khi những tiếc nuối, niềm vui chỉ còn là hoài niệm. Nhưng dù với phong cách nào, tất cả các truyện ngắn trong quyển này đều rất dễ đọc, lại là một điều gây bất ngờ nữa với mình. Nội dung câu chuyện, cũng như những gì tác giả gửi gắm đều có thể được người đọc dễ dàng theo dõi và nhận ra, không phải mất nhiều công sức suy ngẫm như ban đầu mình đã nghĩ.

Đọc nhiều cuốn truyện ngắn, mình đã quen và chấp nhận việc các chi tiết của nó được giản tiện hơn, nhịp truyện được đẩy nhanh hơn so với thể loại tiểu thuyết. Nhưng với các truyện ngắn trong đây, dù mỗi truyện chỉ kéo dài trung bình 50 trang, tác giả vẫn tài tình biến nó thành một cuốn tiểu thuyết thu nhỏ. Đọc truyện, mình được dẫn dắt qua từng nhân vật, bối cảnh; các tình tiết diễn ra một cách chậm rãi, tự nhiên, không thúc đẩy, không gượng ép. Để rồi, sau khi đọc xong một truyện, dư vị của nó vẫn còn lưu lại trong mình, và cần có một ít thời gian trước khi bắt đầu một truyện mới, như sau khi đọc một cuốn tiểu thuyết thật sự. Trong khi đối với những cuốn truyện ngắn khác mình có thể đọc liền tù tì mấy truyện liên tiếp.

Nhiều truyện trong đây có một cách khởi đầu giống nhau, đó là hình ảnh một người phụ nữ lớn tuổi tìm về với nơi gắn liền với ký ức của mình mà đã lâu không quay lại. Qua hồi tưởng của nhân vật, ta được biết thêm, đồng cảm với câu chuyện của họ, để cuối cùng khi quay về với hiện tại, ta chỉ muốn ôm lấy họ mà vỗ về, an ủi. Hoặc với nhiều truyện là quá trình ta theo dõi nhân vật từ giai đoạn niên thiếu đến lúc lớn tuổi, khi đó sự chuyển đổi giọng văn, thay đổi cách dẫn dắt của tác giả xuyên suốt câu chuyện lại càng rõ ràng hơn nữa. Bằng cách nới rộng không gian và thời gian câu chuyện ra như vậy, bà đã cho người đọc cái nhìn toàn cảnh, thấu đáo hơn về câu chuyện và các nhân vật của mình. Trong đó, ở mỗi giai đoạn các nhân vật lại có những vấn đề khác nhau để kể, và cách nhìn một sự việc ở những thời điểm khác nhau của đời người cũng có sự thay đổi. Theo mình, đó chính là điểm tạo nên giá trị cho các truyện ngắn của bà.

Về truyện ngắn Trốn chạy, cũng là tựa đề quyển sách, nhưng mình thấy đây là truyện khác nhất so với những truyện còn lại. Truyện đầu tiên của tập truyện, khi đọc mình vẫn chưa định hình được cách viết của tác giả, nên lúc đầu cảm thấy nó hơi khó đọc. Không như cách viết từ tốn chậm rãi như những truyện khác, truyện này được viết đúng theo kiểu truyện ngắn hiện đại. Các tình huống được giới thiệu ngay, và liên tục tiếp diễn, trong lúc đó người đọc phải từ từ làm quen với từng nhân vật và tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra. Tuy vậy, tác giả vẫn xây dựng được khá cụ thể bối cảnh câu chuyện và các nhân vật để người đọc cảm thấy gần gũi hơn. Truyện có kết thúc bỏ ngỏ, khiến mình cũng hơi hoang mang. Nếu muốn suy luận về cái kết đó thì rất dễ, mình có thể nghĩ ra nhiều đáp án khác nhau, nhưng lại nghi ngờ không biết mình có nghĩ quá với ý đồ của tác giả hay không. Cho đến khi đọc xong hết quyển sách, quen thuộc với cách viết và nội dung các câu chuyện của bà thì mình đã có thể tự tin rằng suy luận của mình là chính xác, rằng câu chuyện này có mang một ý nghĩa ẩn trong đó nữa. Và cái kết thúc này, cái kết đen tối mang theo nhiều dư vị sau đó, cũng rất phù hợp với phong cách viết tác giả chọn cho truyện ngắn này.

Tiếp đến là chùm 3 truyện ngắn liên tiếp nhau về nhân vật Juliet. Cùng một nhân vật đó, ở các thời điểm khác nhau chúng nói về các vấn đề rất khác nhau nên mình nghĩ xem đây như 3 truyện ngắn độc lập cũng được. Tiêu đề mỗi truyện đi rất sát và rất "đắt" với nội dung của nó. Truyện đầu tiên - Tình cờ - giới thiệu cho ta nhân vật Juliet, một cô gái lạ kỳ so với nơi cô sống, một cô gái từ bé chỉ biết có học và học, chọn một ngành cũng lạ lùng không kém. Đang rỗi rãi không có việc làm nên cô lên đường đi gặp một anh chàng ở nơi xa lắc xa lơ mà cô mới gặp trước đó đúng 1 lần. Và câu chuyện quay về thời điểm Juliet gặp anh chàng đó, một cuộc gặp gỡ hết sức thú vị và đầy kịch tính. Rồi sau đó, quay về hiện tại, tiếp tục chuyến hành trình khó lường của mình, Juliet được tìm hiểu thêm về anh chàng này, cũng như nhiều nhân vật thú vị khác xung quanh anh. Câu chuyện có kết thúc không hẳn là rõ ràng nhưng cũng không thể nói là không có hậu. Đây cũng là truyện vui tươi nhất cả quyển sách này, kết cấu truyện mình thấy cũng sáng sủa, vui nhộn không kém một bộ phim rom-com nào cả Smile

Một số truyện khiến mình ấn tượng nữa gồm có truyện Báng bổ, kể về một cô bé vô cùng thông minh và sâu sắc tên Lauren, em hiểu cả những chuyện mà người lớn nghĩ rằng em chưa hiểu. Kết thúc câu chuyện có vẻ như yên bình nhưng ngấm ngầm trong đó là một sự thật khiến tất cả đều đau lòng, dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu. Thật buồn vì nhân vật nào trong truyện mình cũng thích.

Mắc lỡm là một câu chuyện dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm. Là loại truyện ngắn ta có thể giới thiệu cho một người nào đó đang muốn đọc một câu chuyện hay. Truyện này cho mình cảm giác như đọc truyện ngắn của O Henry, với bối cảnh qua lại giữa nơi miền quê và thành thị, một mối tình đáng yêu và một kết thúc bất ngờ, nhiều cảm xúc. Tác giả lại một lần nữa thành công trong việc tạo ra một nhân vật dễ mến như cô gái Robin, và sau đó là bà Robin, một nhân vật có cách nhìn, quan điểm rất khác biệt nhưng vô cùng thu hút so với những người xung quanh cô. Những điểm đặc biệt này nơi cô, cách viết tài tình của tác giả, cùng một kết thúc đầy day dứt nuối tiếc đã khiến đây trở thành một trong những truyện ngắn yêu thích nhất của mình từ trước đến giờ.

Với truyện cuối cùng, Thần lực, Alice Munro lại một lần nữa khiến mình bối rối bằng những biến chuyển trong việc dẫn dắt câu chuyện của bà. Mở đầu truyện là những dòng nhật ký đáng yêu của cô bé Nancy vô tư, hồn nhiên trong mối quan hệ với những người xung quanh, với cô bạn kỳ lạ đã bỏ học, với cô bạn thân "hotgirl", với anh chàng bác sĩ lạnh lùng và ông em họ hợp tính. Đọc truyện này thật sự là không thể lường trước được tác giả sẽ dẫn dắt mình đi đâu. Từ một câu chuyện của cô nàng tuổi teen, diễn tiến đến việc tiết lộ khả năng đặc biệt của Tessa, hành động của anh chàng Ollive, sau đó câu chuyện nhảy nhanh qua các mốc thời gian, để tại đó ta biết được những sự việc không ngờ đã xảy ra. Kết thúc thật buồn cho Tessa và Ollive, hai con người tưởng như là tài giỏi nhất, thông minh nhất trong số những con người ở miền quê năm đó. Đoạn cuối về cuộc sống của 2 người về sau này khiến mình thật sự hết sức đau lòng và cảm thấy đáng tiếc.

Đọc tập truyện ngắn này thật thích nhưng cũng thật mệt mỏi. Vì bản thân mỗi truyện ngắn có sức chứa chẳng thua gì một truyện vừa cả. Vì vậy, cứ đọc xong một truyện là mình lại bị "đơ" một hồi bởi dư âm của nó rồi mới qua truyện khác được. Mà bắt đầu một truyện mới thì lại khá chậm vì phải làm quen với bối cảnh, nhân vật mới. Tuy vậy thời gian bỏ ra cho cuốn này thật xứng đáng và khó quên. Quan trọng hơn là nó giúp ghi thêm vào đầu mình một cái tên tác giả mà sau này sách của bà sẽ là lựa chọn ưu tiên của mình: Alice Munro Smile

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 2:29 pm

Alice Munro – bậc thầy truyện ngắn đương đại

Bởi TVTL

Ấn tượng đầu tiên mà Alice Munro, nữ nhà văn 82 tuổi giành giải Nobel 2013, để lại cho người khác là nét đôn hậu, gần gũi với mái đầu bạc phơ, ánh mắt và nụ cười rạng rỡ ấm áp. Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Wingham, Ontario, Canada, miền quê nhỏ bé này đã lặng lẽ đi vào đời sống tinh thần của Alice Munro, sau này là bối cảnh xuất hiện trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của bà dưới những cái tên khác nhau như Jubilee, Hanratty…

Alice Munro là con cả trong gia đình có ba người con. Mẹ bà là một giáo viên và cha là nông dân. Từ năm 10 tuổi, Munro đã đắm mình trong những cuốn sách và nuôi dưỡng giấc mộng văn chương. Sau khi rời trường phổ thông, bà giành được học bổng nghiên cứu báo chí và tiếng Anh tại Đại học Western Ontario, nơi đây, bà bán máu, làm bồi bàn, cuốn thuốc lá, thủ thư cùng nhiều công việc khác để kiếm tiền ăn học.

Năm 1951, Munro bất ngờ nghỉ học để kết hôn với người bạn cùng trường James Munro. Vài năm sau đó, Alice cùng chồng chuyển tới sống ở Victoria, British Columbia, dồn vốn mở một hiệu sách có tên Munro’s Books. Thường xuyên tiếp xúc sách báo cộng với niềm đam mê có sẵn, Munro vừa bán sách, vừa chăm con, vừa cho ra đời những tác phẩm của riêng mình.

Chung sống với nhau được ba mặt con, Munro và chồng chia tay năm 1972. Năm 1976, bà đi bước nữa với nhà nghiên cứu địa lý Gerald Fremlin. Mặc dù vậy, bà vẫn giữ họ của mình theo họ người chồng đầu tiên – Alice Ann Munro.

Alice Munro bắt đầu viết truyện từ những năm tháng tuổi teen. Bà xuất bản truyện ngắn đầu tiên năm 1950, khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, tác phẩm có tên “The Dimensions of a Shadow”. Năm 1968, khi Munro 37 tuổi, tuyển tập truyện ngắn “Dance of the Happy Shades” ra đời, nhận được sự chú ý lớn trong giới văn chương Canada. “Dance of the Happy Shades” cũng lập tức được trao giải Governor General – giải thưởng văn học lớn của Canada – dành cho lĩnh vực văn học hư cấu.

Năm 1971, bà xuất bản tuyển tập truyện ngắn “Lives of Girls and Women”, được các nhà phê bình đánh giá là một tiểu thuyết có tính giáo dục lớn. Sau đó, nhiều tuyển tập khác lần lượt ra đời: “Something I’ve Been Meaning to Tell You” (1974), “Who Do You Think You Are?” (1978 – thắng giải Governor General), “The Moons of Jupiter” (1982), “Runaway” (2004 – tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt với tiêu đề “Trốn chạy”), “The View from Castle Rock” (2006), “Too Much Happiness” (2009)… Tuyển tập “Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage” (2001) của Munro là chất liệu chính cho bộ phim “Away from Her” của đạo diễn Sarah Polley năm 2006.

Tổng cộng, Alice Munro đã xuất bản 14 tuyển tập truyện ngắn trong quãng đời viết lách của mình, chưa kể nhiều tác phẩm lẻ khác. Tuyển tập gần đây nhất của bà là “Dear Lifer” phát hành năm 2012. Bà cũng nhận nhiều giải thưởng văn chương, trong đó có giải Man Booker Quốc tế 2009 và ba giải thưởng Governor General danh giá của Canada. Đầu năm nay, nhà văn 82 tuổi đã thông báo kế hoạch gác bút, rời bỏ công việc văn chương để tận hưởng những năm tháng cuối đời.

Từng coi truyện ngắn chỉ là “bài tập” cho tiểu thuyết

Ngày 10/10, Alice Munro vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác của văn học thế giới để nhận giải Nobel lần thứ 106. Trong lời công bố của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, bà được mệnh danh là “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”.

Munro là nữ nhà văn theo đuổi chủ nghĩa hiện thực tâm lý. Những câu chuyện thường có bối cảnh là những thị trấn nhỏ, nơi tưởng yên bình lặng lẽ nhưng ẩn chứa không ít xung đột, mâu thuẫn, căng thẳng xuất phát từ những khác biệt thế hệ, những va chạm đạo đức, tham vọng sống của con người trong xã hội…

Munro cũng quan tâm tới phụ nữ và các cô gái trẻ, những vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống ở những thị trấn nhỏ của bà. Các tác phẩm thời kỳ đầu của Munro thường nêu bật sự khác biệt giữa cuộc sống thời niên thiếu ở Wingham, một thị trấn bảo thủ phía Tây Toronro, cũng như những biến chuyển cuộc sống sau cách mạng xã hội những năm 1960. Trong một cuộc phỏng vấn với AP vào năm 2003, bà nói thời kỳ 1960 là “những năm tháng tuyệt vời”. “Tôi sinh ra vào năm 1931, tới lúc đó, tôi cũng đã lớn nhưng không phải quá già. Những phụ nữ như tôi sau một vài năm đã được mặc váy ngắn và nhảy nhót”. Có thể thấy, cuộc sống xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các sáng tác của Munro.

Về văn phong, Alice Munro nổi tiếng với lối kể chuyện tinh tế, khúc chiết. Những chủ đề giản dị, thường thấy trong cuộc sống được thể hiện bằng lối viết dụng công ở chi tiết – dù chỉ miêu tả những câu chuyện hàng ngày, các chi tiết khi qua tay Munro đều tỏa sáng; và sắc nét ở nhân vật. Munro cũng được đánh giá là nhà văn đã “cách mạng hóa” cấu trúc của truyện ngắn – các tác phẩm thường bắt đầu ở một mốc bất ngờ, sau đó kể ngược về sau hoặc dịch chuyển về phía trước trong quỹ đạo thời gian, với kết thúc hết sức khó lường.

Alice Munro được đánh giá là một bậc kỳ tài của thể loại truyện ngắn, thậm chí một số nhà phê bình từng gọi bà là Anton Chekov của Canada. Thế nhưng, bản thân Alice Munro từng không xác định mình sẽ gắn bó với thể loại này. “Trong nhiều năm, tôi cứ nghĩ rằng truyện ngắn chỉ là bước thực tập, và tôi sẽ viết tiểu thuyết vào một ngày nào đó. Sau đó tôi phát hiện, truyện ngắn là tất cả những gì tôi có thể làm, và tôi đối diện với nó. Tôi cho rằng những nỗ lực của tôi vào thể loại này đã được đền bù”.

Dù vậy, truyện ngắn của Munro thường được cho là giống tiểu thuyết hay là những tiểu thuyết thu nhỏ, không chỉ bởi độ dài của chúng mà còn bởi mật độ cuộc sống mà bà “nhét” vào tác phẩm.

Kinh ngạc khi biết mình đoạt giải Nobel

Thông qua NXB Penguin Random House, Alice Munro chia sẻ, bà rất ngạc nhiên và biết ơn giải thưởng của Viện Hàn Lâm Thụy Điển. “Tôi đặc biệt vui mừng vì chiến thắng này sẽ làm hài lòng nhiều người Canada. Tôi cũng rất hạnh phúc khi giải thưởng sẽ mang lại sự chú ý tới những nhà văn trên đất nước tôi”.

Thông tin giải Nobel đến với Alice Munro trong tình huống bất ngờ. Bà bỏ lỡ cuộc điện thoại thông báo của Viện Hàn Lâm khi đang tới thăm nhà con gái ở Victoria , British Columbia. Munro sau đó được con gái đánh thức vào lúc 4h sáng để thông báo tin mừng. Vài phút sau khi biết tin, nhận cuộc điện thoại từ Hãng truyền hình Canada, Alice Munro như vẫn còn đang chuếnh choáng: “Dường như có điều gì đó thật huy hoàng đang xảy ra nhưng tôi không thể nào mô tả, nó nhiều đến mức tôi không thể nói ra bằng lời”. Bà cũng không tin là mình lại được trao giải thưởng năm nay.

“Tôi thực sự hy vọng giải thưởng này sẽ khiến mọi người nhìn nhận truyện ngắn như một thể loại nghệ thuật quan trọng, không chỉ là một thứ trò chơi cho tới khi bạn có được một cuốn tiểu thuyết trong tay”, Alice Munro nói. Trong truyền thống của Viện Hàn Lâm, giải thưởng thường về tay các tiểu thuyết gia hoặc những nhà thơ mà ít khi chú trọng tới tác giả truyện ngắn – điều đã được dỡ bỏ qua trường hợp Munro năm nay.

Alice Munro là nhà văn nữ thứ 13 giành giải Nobel Văn học. Bà cũng là người Canada đầu tiên nhận giải thưởng này. Trước đó, tác giả Saul Bellow sinh ở Canada cũng được trao giải năm 1976 nhưng đã chuyển tới sống ở Mỹ từ năm 1941.

(Báo vnexpress.net giới thiệu)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Dec 28, 2022 5:19 pm

Sebastian Fitzek mấy năm nay rất ăn khách ở Đức.

Camellia Phoenix - obook

Kẻ Đoạt Hồn - by Sebastian Fitzek

Nguyễn Việt Ái Nhi
Caspar là 1 bệnh nhân mất trí nhớ ở Teufelsberg – bệnh viện hàng đầu chuyên về các chứng rối loạn tâm thần thân thể, tọa lạc phía trên khu rừng Grunewald nước Đức. Trong ký ức mơ hồ của anh, anh cảm thấy mình có liên hệ với 1 đứa trẻ có lẽ là con gái anh. Tại bệnh viện, Caspar nhận được sự chăm sóc tận tình của nữ bác sĩ Sophia. Vào 1 đêm tuyết rơi, 1 sự kiện diễn ra tại bệnh viện khiến Caspar nghĩ đến chuyện trốn về thế giới bên ngoài, nhưng khi anh chưa kịp làm điều đó thì những nỗi kinh hoàng liên tiếp diễn ra, đẩy những cư dân trong bệnh viện vào bóng tối địa ngục.

Vì đã hỏi ý kiến của dịch giả trước khi mua nên Biển có 80% tự tin với độ hay của quyển sách này, và khi chỉ mới đọc mười mấy trang đầu thì Biển đã rất vui vì gặp được câu chuyện vô cùng lôi cuốn. Phần mở đầu có gợi chút liên tưởng đến thể loại kinh dị, nhưng không, câu chuyện thuần trinh thám hồi hộp, có đề cập thường xuyên đến những kiến thức về tâm lý học thần kinh, pháp y, và có nhiều thuật ngữ y học. Nội dung truyện gợi liên tưởng đến motip truyện / phim kinh dị: 1 nhóm người tình cờ mắc kẹt tại 1 địa điểm đáng sợ, không liên lạc được với bên ngoài. Trong số họ có 1 kẻ là hung thủ giấu mặt độc ác, lần lượt giết từng người họ. Nhưng không, quyển sách này không phải vậy mà thú vị hơn nhiều. Từ diễn biến truyện, xây dựng nhân vật đến lời thoại đều được tác giả sáng tạo hết sức tài tình. Lâu rồi Biển mới gặp được 1 quyển sách khiến Biển ngấu nghiến đọc liên tục đến tận cùng, không có giây phút nào muốn bỏ sách xuống. Tuy nhiên, cả câu chuyện chìm trong bầu không khí khá căng thẳng nên nếu đọc liên tục thì có thể hơi đau đầu.

Thỉnh thoảng, tác giả đưa vào vài đoạn ngắn về triết lý cuộc đời hoặc tâm lý con người, đọc không hề khô khan mà còn đem đến những điểm nhấn “hàn lâm” cho câu chuyện. Động cơ gây án của hung thủ vừa lạ vừa quen. Trong lúc đọc, các độc giả trinh thám thâm niên sẽ bị xoay xoành xoạch theo tình tiết truyện, và đôi lúc cho rằng mình đã đoán được hung thủ. Yên tâm đi, bạn sẽ đoán sai Very Happy Truyện cũng được đưa vào 1 số câu đố, và hình như Biển cũng hơi hơi thông minh khi giải hoàn hảo được 1 câu trong số đó. Ngoài việc tán thưởng cốt truyện hấp dẫn, độc giả cũng sẽ chạnh lòng cảm thán với cách mà các nhân vật phản ứng với những bất hạnh mà số mệnh giáng xuống họ. Dùng những hành động tiêu cực để đối phó người khác thì thứ mà mình nhận lại cũng chẳng tốt đẹp gì.

Quyển trinh thám chưa đến 400 trang nhưng vô cùng lôi cuốn, xứng đáng từng giây từng phút đọc. Bìa sách hơi đáng sợ, hợp với nội dung truyện. Sách in ấn, trình bày đẹp. Dịch giả Phan Ba đã chuyển ngữ câu chuyện hết sức thuần Việt, dễ hiểu, góp phần rất lớn trong việc truyền tải cái hay của nguyên tác. Truyện có vài lỗi đánh máy ít ỏi, có lẽ lúc dịch chuyên tâm quá nên gõ nhầm Very Happy Các fan trinh thám nhất định phải đọc “Kẻ đoạt hồn”, nếu nó được quay thành phim thì Biển nhất định sẽ xem.

~

TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA

Kẻ đoạt hồn - SEBASTIAN FITZEK, TÁC GIẢ NGƯỜI ĐỨC

Khi tham gia một thí nghiệm tâm lý, Patrick và Lydia được giao một việc tưởng chừng như rất đơn giản: Đọc lại hồ sơ bệnh án bí ẩn ghi chép lại một câu chuyện rùng rợn xảy ra từ nhiều năm trước tại khách sạn Teufelsberg.

Bệnh án ban đầu kể về cái chết của ba người phụ nữ bị chết không hề tra tấn, đánh đập thân thể, mà vì nội tâm bị hủy hoại và tâm hồn bị phá vỡ. Họ cứ chìm trong những cơn ác mộng nối tiếp, chìm trong hôn mê, lạc lối giữa mộng và ảo cho tới chết.

Càng nghiên cứu bệnh án rùng rợn chẳng khác nào tiểu thuyết kinh dị, Patrick và Lydia càng cảm thấy bất an vì nơi họ tiến hành thí nghiệm chính là tại khách sạn mà hung thủ của những vụ “đoạt hồn”, giam nạn nhân vào tiềm thức của chính họ thông qua thôi miên, đã từng ra tay. Họ lại càng hoảng hồn hơn nữa khi biết mục đích của cuộc thí nghiệm chính là muốn thử kiểm nghiệm xem liệu hung thủ năm xưa liệu có thể thôi miên người khác thông qua việc đọc hồ sơ hay không.

Hóa ra vụ án về ba người phụ nữ đầu tiên chỉ là “thử nghiệm” cho một cuộc trả thù của “kẻ đoạt hồn”. Và để thoát khỏi những cơn ác mộng nối dài, những nạn nhân của “kẻ đoạt hồn” luôn phải tranh đấu, từ trong nội tâm cho tới hành động, mong được sống sót.

Cho đến cuối cùng, “kẻ đoạt hồn” cũng lộ diện và chân tướng của vị giáo sư hướng dẫn sinh viên tham gia cuộc thí nghiệm tâm lý cũng là một ẩn số thú vị cho người đọc.

Hứng thú với tiểu thuyết tâm lý kinh dị, “Kẻ đoạt hồn” sẽ là một lựa chọn mang lại nhiều ám ảnh cho bạn đấy. Nói chung đọc cuồn này mình cũng thấy hơi rờn rợn, hehe =.=

Rei Vince
Mình đã biết đến tác giả Sebastian Fitzek từ cuốn tiểu thuyết kỳ bí trinh thám “Đảo Trị Liệu” (“Die Therapie”), và tới cuốn “Kẻ Đoạt Hồn” này thì có lẽ mình đã phần nào nắm được cái e viết truyện của tác giả 🙂) “Kẻ Đoạt Hồn” là câu chuyện về cuộc thí nghiệm của một vị giáo sư tâm lý học tiến hành trên hai sinh viên của mình, trong đó hai người này phải đọc một hồ sơ bệnh án được viết như thể một cuốn tiểu thuyết rùng rợn, giữa không gian là bệnh viện bỏ hoang nơi trước đây đã từng diễn ra những gì được miêu tả trong cuốn hồ sơ bệnh án đó.

Kẻ đoạt hồn
Cuốn hồ sơ này miêu tả một cách chân thực đến nghẹt thở những sự kiện diễn ra trước và trong khoảnh khắc “Cơn sợ hãi”, gây ra bởi một kẻ được báo chí gọi là “Kẻ Đoạt Hồn”, người đã gieo rắc kinh hoàng lên khá nhiều nạn nhân là nữ, bằng cách khiến họ như thể bị cướp mất linh hồn, sống dở chết dở, mắc kẹt giữa hai trạng thái ngủ và thức, bị chôn sống trong cơ thể của chính mình và không thể phản ứng lại được với thế giới bên ngoài, mặc dù bộ não vẫn còn hoạt động. Mình khá thích cách kể chuyện bắt đầu bằng một lát cắt của quá khứ, cái đêm kinh hoàng được miêu tả trong tập hồ sơ, để rồi tiến đến hiện tại, sau đó lại ngược chiều về quá khứ. Cả cái cách tác giả trình bày bố cục câu chuyện theo từng mốc thời gian, đếm ngược đến “Cơn sợ hãi” nữa, nó tạo cảm giác rất chi là hồi hộp, buộc người đọc phải lật sách liên tục để biết diễn biến tiếp theo sẽ là những gì. Và lần nào tác giả cũng khiến mình phải bất ngờ trước những khúc quanh, ngã rẽ, những hành động, sự kiện bất ngờ xảy đến, nằm ngoài những dự liệu của mình.

Tập hồ sơ trình bày diễn biến của đêm kinh hoàng đó dưới góc nhìn của nhân vật Caspar, một bệnh nhân bị mất trí nhớ, chỉ mới nhập viện được vài ngày. Ngay từ đầu, việc khiến cho Caspar không nhớ gì về quá khứ của mình, để rồi từng bước từng bước, tác giả hé lộ từng hình ảnh chớp nhoáng, từng lát cắt bất ngờ xuất hiện trong tâm trí Caspar, về hình ảnh một bé gái tóc vàng, cùng lời hứa với cô bé là anh sẽ trở về, đã khiến mình tò mò và hứng thú thật sự. Mối quan hệ giữa nhân vật Caspar này với “Cơn sợ hãi” đến từ Kẻ Đoạt Hồn, cùng với những sự kiện kinh hoàng đang diễn ra trong bệnh viện vào đêm mùa đông năm đó là gì? Và còn những câu đố viết trên giấy và để lại trong bàn tay hoặc trong miệng của những nạn nhân có vẻ như là bị Kẻ Đoạt Hồn tấn công, liệu chúng sẽ dẫn câu chuyện đến đâu? Gì chứ mà có câu đố xuất hiện trong truyện là mình thích lắm, vì ai mà không thích thử thách bản thân, tìm tòi giải đố chớ ^^

Cách viết của tác giả, gói gọn tất cả mọi nỗi kinh hoàng, mọi sự kiện rùng rợn và có sức ám ảnh của một đời người vào trong chỉ một đêm duy nhất, cộng với lối miêu tả cực kỳ sống động và chân thực (từ màu sắc, mùi vị, đến cảm nhận đớn đau của Caspar), đã khiến cho những gì được kể trong trang sách cứ như thể là những thước phim kinh dị thực sự đang diễn ra trước mắt mình vậy. Trời ơi tưởng tượng cuốn sách mà được dựng thành phim thì sẽ hấp dẫn và đau tim đến mức nào 😀 Mặc dù đề cập đến chủ đề tâm trí con người, thuật thôi miên, với các từ ngữ, kiến thức khoa học có lẽ sẽ khá khó hiểu đối với những người không có chuyên môn về y khoa hay nghiên cứu tâm thần, cơ mà cuốn sách vẫn lôi cuốn được mình đọc liên tục cho đến trang cuối, hồi hộp theo dõi những diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

Danh tính của Kẻ Đoạt Hồn, ngay từ ban đầu, đã được gần như toàn bộ các nhân vật, hay chính là tác giả, lèo lái để độc giả tin rằng hắn là một nhân vật đã được xác định từ trước. Dĩ nhiên, đối với thể loại tiểu thuyết như thế này, và sau khi đã đọc vô số các cuốn tiểu thuyết kỳ bí, trinh thám khác, thì mình không bao giờ tin rằng câu trả lời lại dễ dàng và sờ sờ trước mắt đến thế 😀Chắc chắn phải có một cú plot twist nào đó, và quả đúng là thế thật ^^ Mặc dù mình đã dự liệu rất nhiều trường hợp, nghi ngờ rất nhiều người (ngay cả, e hèm, nhân vật chính nhé ^^), nhưng mà khi danh tính thật của Kẻ Đoạt Hồn được tiết lộ thì trời ơi, đây đúng là một cú plot twist không thể tưởng tượng được, như trời giáng luôn ấy… Cú này đã khiến mình đang đọc cũng phải thốt lên “What da f*ck!” =))))

Nói chung là cuốn này hay đó, ban đầu mọi thứ có vẻ khá mù mờ và khó hiểu, cho cả Caspar, các sinh viên làm thí nghiệm, lẫn độc giả. Thế nhưng càng đọc, càng ghi nhớ từng tình tiết, cố gắng xâu chuỗi chúng lại và để ý những thứ tưởng chừng như chỉ có một cách hiểu, một cách nhìn nhận, thì sau cùng, khi tác giả đưa ra lời giải đáp, các bạn sẽ thấy mọi thứ khá là hợp lý một cách không thể tin được. Có ai ngờ một chuỗi những hành động của các nhân vật mà chúng ta những tưởng là đã hiểu, đã phân tích và giải thích được, thì rốt cuộc, sau cùng, nó lại thể hiện một thông điệp khác, một mục đích khác, khiến cho mọi thứ tự động đảo chiều (tiết lộ vậy thôi hen, chứ nói thêm chắc thành spoiler quá 😀). Tuy nhiên, cá nhân mình vẫn mong muốn cái kết của truyện và những gì xảy ra sau cái đêm kinh hoàng ấy có một kết cục chặt chẽ hơn nữa, để không còn tàn dư tàn tích gì đó để lại (chứ nhiêu đó đủ ám ảnh cả một đời người rồi, mà còn có khả năng mọi thứ sẽ trở lại ám ảnh nữa hả? Hell no!!! 😀).

Truyện thì hay nhưng phần biên tập của Bách Việt đối với cuốn này lại không được chỉn chu cho lắm, lỗi chính tả khá nhiều (tới mức mình là người đọc dễ tính mà còn cảm thấy nhiều lỗi chính tả thì chắc là nhiều thiệt rồi…), nên là đọc đôi khi cũng khó chịu lắm nhe. May mà nội dung câu chuyện hấp dẫn nên là không sao, chứ mà truyện dở nữa thì thôi nè, dẹp luôn đi nè ^^

Camellia Phoenix
Khi tham gia một thí nghiệm tâm lý, Patrick và Lydia được giao một việc tưởng chừng như rất đơn giản: Đọc lại hồ sơ bệnh án bí ẩn ghi chép lại một câu chuyện rùng rợn xảy ra từ nhiều năm trước tại khách sạn Teufelsberg.

Bệnh án ban đầu kể về cái chết của ba người phụ nữ bị chết không hề tra tấn, đánh đập thân thể, mà vì nội tâm bị hủy hoại và tâm hồn bị phá vỡ. Họ cứ chìm trong những cơn ác mộng nối tiếp, chìm trong hôn mê, lạc lối giữa mộng và ảo cho tới chết.

Càng nghiên cứu bệnh án rùng rợn chẳng khác nào tiểu thuyết kinh dị, Patrick và Lydia càng cảm thấy bất an vì nơi họ tiến hành thí nghiệm chính là tại khách sạn mà hung thủ của những vụ “đoạt hồn”, giam nạn nhân vào tiềm thức của chính họ thông qua thôi miên, đã từng ra tay. Họ lại càng hoảng hồn hơn nữa khi biết mục đích của cuộc thí nghiệm chính là muốn thử kiểm nghiệm xem liệu hung thủ năm xưa liệu có thể thôi miên người khác thông qua việc đọc hồ sơ hay không.

Hóa ra vụ án về ba người phụ nữ đầu tiên chỉ là “thử nghiệm” cho một cuộc trả thù của “kẻ đoạt hồn”. Và để thoát khỏi những cơn ác mộng nối dài, những nạn nhân của “kẻ đoạt hồn” luôn phải tranh đấu, từ trong nội tâm cho tới hành động, mong được sống sót.

Cho đến cuối cùng, “kẻ đoạt hồn” cũng lộ diện và chân tướng của vị giáo sư hướng dẫn sinh viên tham gia cuộc thí nghiệm tâm lý cũng là một ẩn số thú vị cho người đọc.

Hứng thú với tiểu thuyết tâm lý kinh dị, “Kẻ đoạt hồn” sẽ là một lựa chọn mang lại nhiều ám ảnh cho bạn đấy. Nói chung đọc cuồn này mình cũng thấy hơi rờn rợn, hehe =.=

Rei Vince
Một ông giáo sư mời các sinh viên của ông tham gia một thí nghiệm khác thường. Những người tham gia thí nghiệm cần phải đọc một tập hồ sơ bệnh án mà người ta tìm thấy trong số đồ vật còn để lại của một bác sĩ tâm lý. Tập hồ sơ bệnh án này được viết giống như một quyển tiểu thuyết, thuật lại sự việc đã xảy ra tại một bệnh viện tâm thần nhiều năm trước đây, cũng là nơi mà các sinh viên phải ngồi đọc.

Câu chuyện thuật về ba người phụ nữ – trẻ trung, xinh đẹp, hoạt bát – mất tích không để lại một dấu vết. Khi cảnh sát phát hiện ra thì họ nằm bất động, không có phản ứng lại với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn không chết. Cũng vì vậy mà giới báo chí đã đặt cho hắn cái tên “Kẻ Đoạt Hồn”.

Ngay trước lễ Giáng Sinh, Kẻ Đoạt Hồn này lại xuất hiện, lần này thì ở trong một bệnh viện tâm thần tư nhân sang trọng. Toàn bộ bệnh viện bị cắt đứt với thế giới bên ngoài vì một cơn bão tuyết, và ở giữa họ là “Kẻ Đoạt Hồn”. Đêm kinh hoàng trong bệnh viện đã bắt đầu như vậy…

Đánh giá:

Cuốn này hơi giống “Đảo trị liệu bí ẩn”. Cùng môi trường không gian khép kín, có liên quan đến bác sỹ y học và sát nhân tâm thần. Không khí truyện hồi hộp bí ẩn, lối viết nhanh gọn hấp dẫn. Kiến thức về tâm lý và thôi miên trị liệu được trình bày khá thú vị. Hung thủ lẫn động cơ đều khá bất ngờ với mình. Bản dịch chất lương ổn, dễ đọc.

Cuốn này thiên về hồi hộp rùng rợn nên chất điêu tra và suy luận ít. Lối kể “truyện trong truyện” mình cũng quen rồi nên đoán được ý đồ của tác giả và twist cuối dễ đoán so với kì vọng. Tổng thể truyện khá hấp dẫn, thú vị dù chưa đến mức xuất sắc.

P.S Bách Việt từng là thương hiệu quen thuộc với bạn đọc trinh thám nhưng do nhiều yếu tố nên đã thụt lùi trong 2 năm qua dù vẫn có những truyện hay. Chúc năm 2019 BV khởi sắc hơn.

Nam Do
Đang đêm đọc cái này, sợ gần chết. Gắn mác trinh thám – kinh dị được này.

100% quý bạn sẽ không đoán ra được boss cuối. Và cả động cơ luôn.

Tiết tấu truyện nhanh, dồn dập, mở đầu đã là một loạt những bí ẩn khó hiểu và một mớ những câu hỏi cần giải đáp về thân thế Caspar khi chính anh cũng chẳng biết mình là ai. Và kẻ đoạt hồn thì có liên quan gì đến chàng ạ?

Ấy thế mà, liên quan không tưởng.

Thêm nữa chúng ta được tiếp cận với một mớ định nghĩa y khoa. Về tâm lý, thôi miên, thuốc mê, vân vân…

Tác giả hành văn trôi chảy, mượt mà, không khô khan, đọc rất trôi. Đoạn gần cuối người đọc cảm thấy vô cùng ức chế, bởi, anh nam chính giá như khôn ra một tí, hay anh chàng Tom bớt ích kỷ phá hoại đi thì đỡ bực mình hơn. Nhưng đấy, cuộc sống luôn phũ phàng, kể cả tiểu thuyết cũng nói: cuộc sống có nhiều loại người, đứng trước sự sống hay lợi ích thì chẳng có gì là tuyệt đối cả.

Hãy đọc lời cảm ơn cuối sách để thấy rằng tác giả rất dễ thương.

Trang Đào
Đây là cuốn sách mình đọc xuyên từ 2018 đến 2019! Một trải nhiệm tâm lý rùng rợn, chân thực và gay cấn. Cách xây dựng bối cảnh và tình tiết truyện sáng tạo, hấp dẫn, nói chung nếu đã đọc đến 50% r thì rất khó bỏ sách xuống. Chiều cuối năm ngồi đọc một mình trong p làm việc mà có đứa đi vào xém rụng tim hị hị.

Mình cũng rất thích cách tác giả đưa người đọc tìm hiểu vụ án thông qua trải nhiệm tâm lý của nhân vật! Nó giống như bày ra khung cảnh ngay trước mắt bạn, bạn cùng lo lắng, hồi hộp vs nhân vật và cuối cùng ngã ngửa sững sờ khi cũng bị lừa ngoạn mục ở khúc cuối! Mình cũng đánh giá khá cao plot twist của cuốn này về độ bất ngờ và cách khéo léo lồng ghép các chi tiết nhỏ để lật mở gỡ nút tài tình ở cuối truyện. Đặc biệt truyện cung cấp một số kiến thức y học khá thú vị.

Điểm trừ: cách miêu tả tâm lý chân thực tuy dễ cuốn hút độc giả nhưng đôi khi làm ng đọc bị lẫn giữa thực tế và những gì nhân vật tự tưởng tượng nên nó vừa là điểm cộng vừa là điểm trừ. Nhiều đoạn miêu tả rất chi tiết nên hơi rối, phải đọc lại để hình dung kỹ hơn các tình tiết thì lại mất đi tiến độ gay cấn. Ngoài ra về mặt logic còn một vài điểm nhỏ hơi gượng ép, kiểu như hung thủ hơi may mắn ý.

Chấm điểm: vs một đứa thích hồi hộp gay cấn và yếu tố tâm lý trong trinh thám như tớ thì mạnh tay chấm 8/10đ .

Hằng Nguyễn
Một con người với thần trí rối loạn, không nhớ nổi mình là ai liệu có đủ can đảm để tự cứu mình và những người xung quanh? Khi mất phương hướng có nên tin vào linh cảm?

Cảm giác hồi hộp và tò mò để lần theo các manh mối của vụ án, nhằm tìm ra kẻ thủ ác là ai, chính là liều “doping” từ trang sách mà các độc giả yêu thích thể loại trinh thám luôn tìm kiếm. Đây cũng chính là thước đo cho sự thành công của các nhà văn khi dấn thân vào thể loại không mấy dễ dàng này.

Sebastian Fitzek là một tác giả trinh thám đương đại người Đức đã gặt hái được khá nhiều thành công. Năm 2006, cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh là Die Therapie đã đánh bật Mật mã Davinci khỏi vị trí số một trong bảng xếp hạng tiểu thuyết ăn khách tại Đức.

Kẻ Đoạt Hồn, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Sebastian Fitzek được dịch sang tiếng Việt sẽ là món ăn tinh thần hấp dẫn của những người yêu thể loại trinh thám.

Khi kẻ yếu thế bị ép làm người hùng
Kẻ đoạt hồn bắt đầu bằng giấc mơ rùng rợn của cô nữ sinh trường Sân khấu- Điện ảnh Vanessa Strassmann. Người phụ nữ xinh đẹp ấy thấy mình trần truồng trên chiếc ghế khám phụ khoa cũ kĩ. Kẻ sát nhân đang tra tấn cô bằng một mỏ hàn được nung đỏ. Gương mặt ghê rợn, đầy sẹo do bị bỏng nước sôi của hắn cũng đủ làm người ta thấy sợ hãi.

Thật may mắn khi đó chỉ là một giấc mơ. Nhưng những cơn ác mộng kinh khủng đó vẫn đến và đi theo một tuần tự nhất định. Dù sợ hãi đã lên đến cực điểm, cô gái trẻ vẫn không thể né tránh. Đáng tiếc, Vanessa chính là mục tiêu mà Kẻ đoạt hồn nhắm tới.

Lại một người nữa bị sát hại theo mô thức quen thuộc: mất tích bí ẩn trong vòng một tuần, rồi bỗng nhiên được tìm thấy trong tình trạng tồi tệ, dơ dáy, bẩn thỉu và không phản ứng lại những kích thích của thế giới bên ngoài.

Dường như linh hồn của những con người tội nghiệp ấy đã bị tước đoạt, còn cơ thể của họ biến thành một “nhà tù sống”.

Thật rùng rợn nhưng đó là những gì xảy ra vào nhiều năm về trước. Giờ đây, Kẻ đoạt hồn có thể trở lại bởi một kế hoạch đầy bí ẩn và ghê rợn sắp trở thành mồi lửa cho tội ác.

Một vị giáo sư tâm lý học muốn nhóm tình nguyện viên của ông ta đến bệnh viện bỏ hoang tên là Teufelsberg, nơi xảy ra vụ việc, để đọc lại bệnh án liên quan đến Kẻ đoạt hồn. Những bí mật về tên sát nhân trong bóng tối dần dần được hé lộ bởi Tom, một anh chàng hay tò mò. Hóa ra, mọi việc bắt đầu từ trước khi xảy ra cái chết của Vanessa và những cô gái xấu số.

Trước kia, khi bệnh viện Teufelsberg chưa bị bỏ hoang, nó đã là nơi điều trị cho một số bệnh nhân tâm thần. Vài người trong số họ đã chết một cách bí ẩn.

Đó là những nạn nhân đầu tiên của Kẻ đoạt hồn. Những con người còn lại trong bệnh viện đang bị cô lập và họ phải cố gắng tìm cách tiêu diệt tên sát nhân trước khi trở thành nạn nhân tiếp theo.

Trong đám người ấy, nhân vật đáng chú ý nhất chính là Caspar. Được tìm thấy sau khi bị chấn thương vùng đầu, tất cả những kí ức của anh ta gần như bị xóa sạch. Thay vào đó, những hình ảnh mơ hồ về một đứa bé gái đang bị tra tấn khủng khiếp lại xuất hiện liên tục trong đầu Caspar.

Anh ta tin rằng, không phải ngẫu nhiên mà mình có mặt ở bệnh viện này. Nếu tìm được danh tính của Kẻ đoạt hồn, nhất định sẽ có hồi đáp cho những câu hỏi lớn trong đầu Caspar.

Nhiều năm sau, cuộc truy tìm danh tính của Kẻ đoạt hồn lại bắt đầu. Manh mối mà Caspar và những người từng làm việc tại bệnh viện Teufelsberg để lại đã giúp ích rất nhiều cho nhóm tình nguyện viên của vị giáo sư tâm lý trên con đường tìm ra sự thật. Kẻ đoạt hồn là ai? Liệu lần này hắn có nhanh hơn các nạn nhân của mình?

Nét độc đáo trong tiểu thuyết trinh thám của Sebastian Fitzek
Trong Kẻ Đoạt Hồn có sự pha trộn một cách tinh tế , vừa phải giữ các mô thức trinh thám cổ điển và lối kể nhiều tuyến truyện của trinh thám hiện đại. Sự đan cài liên tục, có dụng ý một cách tỉ mỉ giữa quá khứ và hiện đại tạo nhiều bất ngờ cho người đọc.

Danh tính cả tên sát nhân vẫn được tác giả giấu kín tới phút cuối cùng. Để khơi gợi tính tò mò của độc giả Sebastian Fitzek liên tục để lộ ra các tình tiết mang tính nghi vấn. Đọc tiểu thuyết trinh thám của anh, buộc bạn đọc phải liên tục động não và ghi nhớ.

Sự bí ẩn và lôi cuốn của Kẻ đoạt hồn gợi cho người đọc nhớ đến bộ phim kinh dị Don’t Breathe (Sát nhân trong bóng tối) của đạo diễn Fede Alvarez.

Kẻ thủ ác luôn đứng trong bóng tối, còn các nạn nhân thì đứng ngoài ánh sáng, tình thế giằng co giữa hai bên tạo nên một cuộc đấu trí căng thẳng. Kẻ thắng, không phải là người gan dạ nhất. Nhưng để bảo vệ bản thân được an toàn, luôn cần một cái đầu thông minh và tỉnh táo.

Thụy Oanh

https://news.zing.vn/cau-chuyen-ve-nhung-cai-chet-bi-an-trong-benh-vien-bo-hoang-post903645.html

Một ông giáo sư mời các sinh viên của ông tham gia một thí nghiệm khác thường. Những người tham gia thí nghiệm cần phải đọc một tập hồ sơ bệnh án mà người ta tìm thấy trong số đồ vật còn để lại của một bác sĩ tâm lý. Tập hồ sơ bệnh án này được viết giống như một quyển tiểu thuyết, thuật lại sự việc đã xảy ra tại một bệnh viện tâm thần trước đây, cũng là nơi mà các sinh viên phải ngồi đọc.

Câu chuyện thuật về ba người phụ nữ – trẻ trung, xinh đẹp, hoạt bát – mất tích không để lại một dấu vết. Chỉ một tuần là đủ để hung thủ biến họ thành những cái xác không hồn. Khi cảnh sát phát hiện ra thì họ nằm bất động, không có phản ứng lại với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn không chết. Cũng vì vậy mà giới báo chí đã đặt cho hắn cái tên “Kẻ Đoạt Hồn”.

Ngay trước lễ Giáng Sinh, Kẻ Đoạt Hồn này lại xuất hiện, lần này thì ở trong một bệnh viện tâm thần tư nhân sang trọng. Toàn bộ bệnh viện bị cắt đứt với thế giới bên ngoài vì một cơn bão tuyết, và ở giữa họ là “Kẻ Đoạt Hồn”. Đêm kinh hoàng trong bệnh viện đã bắt đầu như vậy, và Kẻ Đoạt Hồn không cho bất cứ ai trốn thoát.

Đây là một quyển nhiều thành công của Sebastian Fitzek. Đọc hết sức hồi hộp. Đọc đến chừng một nửa thì thật không muốn bỏ xuống. Cái tài của ông là để cho hiện thực với quá khứ hòa vào nhau, để cho người đọc có cảm giác như mình giống như những người sinh viên đang đọc tập hồ sơ bệnh án kinh hoàng đó.


Last edited by LDN on Thu Dec 29, 2022 11:06 am; edited 7 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Dec 28, 2022 5:22 pm

TRANG TRINH THÁM
by PHAN BA

Đảo trị liệu bí ẩn - SEBASTIAN FITZEK, TÁC GIẢ NGƯỜI ĐỨC,

Khi yêu thương hóa thành tội lỗi.

Mình quyết định đổi gió sau một thời gian cày Jo Nesbo và mình đã chọn Therapy của Sebastian Fitzek khi tình cờ đọc giới thiệu ở đâu đó. Cuốn này đã được xuất bản ở Việt Nam với tên Đảo bí ẩn. Bài review này có SPOIL, cơ mà chắc mọi người cũng biết rồi vì mình thấy phần giới thiệu cuốn này trên Tiki đã spoil tuốt tuồn tuột hết rồi.

Cuốn này không đặt nặng yếu tố trinh thám, chỉ có một ít điều tra, chủ yếu xoay quanh mô tả nội tâm nhân vật. Câu chuyện kể về bác sỹ Viktor Larenz đã lui về một hòn đảo nhằm tìm kiếm sự yên tĩnh để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn về việc cô con gái Josy của ông đã mất tích bí ẩn cách đây 4 năm. Rồi một ngày đột nhiên xuất hiện một cô gái trẻ tự xưng là tiểu thuyết gia mắc chứng tâm thần phân liệt, cô nhìn thấy những nhân vật trong tác phẩm của mình. Và tình cờ nhân vật trong tác phẩm cuối cùng của cô hoàn toàn trùng khớp với cô con gái mất tích của bác sỹ Larenz. Ông đã chấp nhận điều trị cho cô nhằm hy vọng tìm ra manh mối về vụ mất tích của con gái mình.

Cảm xúc của mình sau khi đọc xong cuốn này khá giống với sau khi đọc Naoko hay Ngôi nhà của người cá say ngủ của Higashino Keigo. Đó là cảm giác day dứt, thương cảm khi một gia đình phải đối mặt với những biến cố thương tâm, nó hủy hoại và làm thay đổi mãi mãi các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không như không khí u buồn trong hai cuốn trên, Therapy lại rất đen tối, tràn đầy đau khổ và có phần rùng rợn. Tác giả liên tiếp đưa ra những manh mối khiến người đọc, nhất là những người yêu thích trinh thám như mình, không ngừng đưa ra giả thuyết và suy luận nhằm giải thích cho những manh mối đó, và cũng không ngừng đọc để có thể đến được với đáp án cuối cùng. Tuy nhiên đến cuối cùng khi sự thật được phơi bày, mình đã không khỏi ngỡ ngàng vì đã bị tác giả dắt mũi gần như toàn bộ câu chuyện. Chi tiết khiến mình ấn tượng nhất, và cũng làm mình day dứt nhất là việc bác sỹ Larenz muốn được tiếp tục uống thuốc, để ông có thể được quay về đảo Parkum, quay về với thế giới mộng ảo của mình. Ông đã chọn tiếp tục chìm trong hoang tưởng vì ông biết rằng căn bệnh của mình không thể chữa khỏi, và nếu ông được ra viện, có thể ông sẽ làm hại Josy một lần nữa. 😥

Tác phẩm đã khai thác đề tài tình yêu gia đình dưới một góc nhìn độc đáo. Trong hoàn cảnh nào, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là vô điều kiện, mặc dù tình yêu đó có thể gây hại cho chính con cái. Đây là một tác phẩm đáng đọc. Nó sẽ không tốn quá nhiều thời gian của bạn, nhưng những dư âm ám ảnh của nó có thể vẫn sẽ theo bạn một thời gian dài sau khi đọc xong.
Nguyen Duy Hung

Người đàn ông dõi theo đứa con gái nhỏ bước vào phòng khám bệnh và biến mất, mãi mãi. Không rõ nguyên nhân, không dấu vết. Tất cả đều phủ nhận sự có mặt của cô bé tại đó, trong ngày hôm đó…

Câu chuyện bắt đầu như thế, cuốn hút tôi ngay từ những dòng đầu tiên cho đến kết thúc. Bao trùm lấy tôi trong sự kỳ lạ và bí ẩn khôn cùng, buộc tôi tập trung theo dõi từng diễn biến nhỏ nhất, hòng có được lời giải đáp. Và tôi bị đắm chìm lúc nào không hay. Cùng nhân vật chính Larenz, tôi đã trải qua quãng thời gian như trôi trong biển sương mù, cứ lật một trang sách như xóa tan một lớp màn mờ ảo, sự thật lại hiện ra rõ thêm một chút. Căng thẳng, hồi hộp, và thậm chí là khó chịu bứt rứt khi ngóng đợi các dữ kiện dần dần hợp lại thành bức tranh hoàn chính. Và khi bí mật về cô bé Josy phơi bày, điều tôi có thể đoán trước được qua quá trình tự suy luận và khám phá, thì nó vẫn tác động lên tôi một cách không hề dễ chịu. Khiến tôi nhức nhối.

Một lần nữa tôi lại khâm phục người Đức, họ không chỉ đơn thuần sáng tạo nên một tác phẩm, mà còn đặt vào đó chiều sâu nghệ thuật, không hề có giới hạn. Sebastian Fitzek cũng vậy, cuốn sách trinh thám kỳ bí của ông ngoài việc có cốt truyện hấp dẫn còn đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khắc họa tâm lý và nội tâm nhân vật. Về điểm này, tôi hoàn hoàn hài lòng.

Đối với bản dịch, hơi tiếc là chưa được trọn vẹn, vì mặc dù giọng văn của dịch giả Phan Ba rất hay và sâu sắc nhưng còn quá nhiều lỗi chính tả, những lỗi theo tôi là do biên tập ảnh hưởng phương ngữ, như: “cúi người” thành “cuối người”; “răng rắc” thành “răn rắc”; “chắc chắn” thành “chắn chắn”,… và vô số những lỗi mất chữ g khác. Dù sao tôi vẫn mong đợi những tác phẩm tiếng Đức tiếp theo do chú chuyển ngữ, cùng với NXB khác xứng tầm hơn.
Đỗ Nguyệt Nguyệt

Đảo trị liệu bí ẩn (Die Therapy) – tiểu thuyết psycho-thriller đầu tay và được biết đến rộng rãi nhất của nhà văn Đức Sebastian Fitzek. Sau cuốn này thì ông tác giả còn ba bốn cuốn khác, có cuốn đã được dựng thành phim hẳn hoi, nội dung vẫn xoay quanh chủ đề tâm thần học (?).

Mình đọc cuốn này liên tục trong vòng 5 tiếng đồng hồ, kiểu “tiểu thuyết trong một hơi thở”. Thực sự bị cuốn vào câu chuyện mà tác giả tạo ra, dù tác giả toàn chơi trò ú òa khi kết chương kiểu “và ông ấy đối mặt với điều kinh dị nhất cuộc đời mình”.

Truyện có lối trình bảy kiểu đếm ngược giống bom hẹn giờ – câu chuyện dù diễn ra theo trục tiến của thời gian nhưng thực ra lại là đếm ngược về mốc 0 – thời điểm phát nổ hay còn gọi là khoảnh khắc khi sự thật được hé lộ. Tác giả đã tạo ra được rất nhiều chi tiết và đầu mối chồng chéo lên nhau, mới đầu thì thấy trong số những cái đấy có nhiều plot hole tứ tung, nhưng hóa ra tất cả những cái plot hole đấy lại là trứng phục sinh tác giả cố ý giăng ra để hướng người đọc đến với đáp án.

Nội dung cuốn này làm mình liên tưởng đến một tí của Shutter Island, một tí Identity, một tí Hide and Seek, một tí… Cát Tường và rất nhiều những thứ khác mình đã từng nạp vào đầu. Cái mớ thông tin tưởng hữu dụng này hóa ra cũng chẳng giúp mình không bị tác giả xỏ mũi dắt đi Smile). Biết nhiều quá cũng không hiệu quả =)).

Kết truyện tất nhiên nhiều bất ngờ, có những cái bất ngờ – bất ngờ, có những cái biết rồi nhưng vẫn bất ngờ. Kẻ ác cuối cùng cũng phải đền tội, kẻ hơi ác cũng bị đền tội luôn. Và mình phải gọi là thở hắt ra khi kẻ giết người cũng thông minh nhưng không phải loại kiểu thông minh của quái vật nhìn mọi người xung quanh mà ngỡ như sư tử ngắm mông ngựa vằn. Thôi không spoil nữa Smile)

Đại để quyển này đảm bảo lọt top under-rated của mình. Giấy in đẹp bất ngờ, mỗi tội bìa flop thảm hại, chất lượng biên tập không đến mức một rổ lỗi chính tả, nhưng đại để là cũng phải nhặt ra được một đĩa. Bản dịch nhiều chỗ ý tứ xoắn quẩy vì thừa chữ (kì lạ là số trang bản dịch TV còn ít hơn số trang trong nguyên tác =)))), nhân vật nhiều lúc cứ xưng hô dính hết vào nhau. Nhưng tổng thể thì vẫn bảo toàn được không khi của truyện (nếu mình cảm nhận nó đúng).

Up hình lên album lấy ảnh scan bìa từ wordpress của dịch giả Phan Ba vì quyển của mình là tái bản bìa mới nhìn thảm họa vô ngần =)). Thậm chí thảm họa đến mức trên bìa sách hay chữ “trị liệu” đã rủ nhau du lịch đi đâu mất dạng =)).

Sách được Hội những người thích truyện trinh thám recomment. Và đại để là, nói như tác giả nói trong phần cảm ơn – cuốn sách xứng đáng được dành cho một quãng trong cuộc đời để đọc và viết đôi lời bình luận.
Phan Hai Anh

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Dec 28, 2022 5:26 pm

Review sách

Đảo Bí Ẩn - Sebastian Fitzek

Độc giả Cát Tường nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Em Josy mười hai tuổi mắc phải một bệnh kỳ lạ, vì thế mà cha của em, nhà tâm lý học nổi tiếng, bác sĩ Viktor Larenz cố gắng tìm người chữa trị cho em. Cũng đẹp mà nhỉ? Vào một ngày nào đó, ông ngồi chờ Josy trong phòng khám của bác sĩ Grohlke, thế nhưng con gái của ông đột ngột biến mất. Như thế nào mới là hay? Điều kỳ lạ là cả người giúp việc lẫn bác sĩ Grohlke đều nói rằng họ không nhìn thấy Josy. Như thế nào mới là hay?. Tại sao ! Tại sao lạinhư vậy!

Đảo bí ẩn (tên cũ là Đảo trị liệu bí ẩn) là một tác phẩm hay của Sebastian Fitzek. Theo tôi được biết thì đây là tựa sách bán chạy nhất của ông. Cách dẫn dắt hấp dẫn, các tình tiết diễn ra một cách từ từ, đáng sợ khiến người đọc tò mò và thích thú. Duy phần kết thì khá là hụt hẫng
Về hình thức: So với bài cũ thì bìa này có cảm giác rùng rợn hợp hơn. Tuy nhiên nxb lại làm bìa đơn cho lần tái bản này thay vì bìa gập -_- nên góc sách dễ bị quăn. Trình bày, thiết kế bìa sơ sài không chịu được. Không có phần giới thiệu. giấy tương đối.

Độc giả Phương Hạnh nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Đảo Bí Ẩn. Cũng không phải dạng vừa đâu!
Hết sức hồi hộp, mình đã đọc trong suốt 5 tiếng không ngừng nghỉ, thức đến 3h sáng để đọc xem kết thúc ra sao. Thật sự là đã đọc đến chừng một nửa thì thật không muốn bỏ xuống nữa. Kết thúc thật sự quá bất ngờ, cái tài của tác giả là để cho hiện thực với hư cấu hòa vào nhau. Nội dung và bản dịch quá xuất sắc, không còn gì phải bàn cãi nữa.
Và do mình thật sự rất thích tác phẩm này nên lần tái bản này khiến mình thất vọng vô cùng, Không hiểu NXB làm ăn kiểu gì khi để sai tên tác giả ngay ở phần bìa, tác giả là Sebastian Fitzek chứ không phải Sibastian Fitzek. Hơn nữa, lần tái bản này thay đổi tên tác phẩm từ “Đảo trị liệu bí ẩn” thành “Đảo bí ẩn”, ai đã đọc xong cuốn sách này thì đều biết rằng cái tên “Đảo trị liệu bí ẩn” bám rất sát với nội dung, nó có ý nghĩa xuyên suốt toàn bộ câu chuyện.
Tóm lại, trừ cái bìa không thể chấp nhận được thì cuốn sách này là một trong những cuốn trinh thám mình yêu thích nhất, nội dung tuyệt, giấy in đẹp, dịch tốt .

Độc giả Nguyễn thanh tuyền nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Sự thật mà bác sĩ Larenz đã phát hiện ra là gì?. Tại không không chứ?
Quyển tiểu thuyết ban đầu đọc tên không quá kinh dị, nhưng lại cuốn hút trí tò mò của người đọc (là mình) một cách kì lạ. Người ta thường nói đọc 1 cuốn tiểu thuyết phải đọc chậm rải để hưởng thức nó, đọc dần dần, nhưng khi mình mở cuốn truyện ra thì không thể nào đóng nó lại được, với các tình tiết xảy ra liên tiếp câu văn gắn kết chặt chẽ với nhau, từng đoạn từng đoạn kết lại thánh một bộ phim trong tâm trí người đọc, gây ấn tượng một cách mạnh mẽ. Mình đã đọc hết quyển truyện trong một ngày và nó thật tuyệt vời

Độc giả Hishigi Totsuka nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Đảo bí ẩn của nhà văn Sebastian Fitzek do Phan Ba dịch. Vui quá nhỉ! Fitzek là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của dòng tiểu thuyết kinh dị tiếng Đức. Vui quá nhỉ! Tác phẩm này là tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm bán chạy trên khắp thế giới của ông ấy. Sách của ông đã được dịch ra 25 thứ tiếng. Đôi khi, không cẩn thận biết một số chuyện, mới phát hiện ra rằng những điều bản thân để tâm lại nực cười đến thế.. Được vậy hay quá!

Mình đã từng đọc bản cũ của truyện này lâu lắm rồi,nay thấy có bản mới nên quyết định mua,với lại mình thích cái bìa mới hơn bìa cũ nhìn là thấy rùng rợn rồi dù cái tên có hơi khác.Cốt truyện thì phải nói là rất hay tuy mới đầu đọc thì nó có hơi rối với nhiều tình tiết hơi mơ hồ thậm chí nhiều lúc mình cũng thấy khó hiểu nhưng càng ngày về sau khi sự thật được lộ ra ở những trang cuối cùng thì có thể nói là rất bất ngờ.Mình thích những truyện khai thác về đề tài tâm lí con người và truyện này cũng vậy,đến cuối truyện mình vẫn không thể hiểu nổi hành động của người cha là đúng hay là sai.

Độc giả Vengo Toxis nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Bốn năm trôi qua và người ta vẫn không hề có được một tin tức gì mới về em cả. Cũng vào lúc này, tạp chí “Bunte” mời bác sĩ Larenz trả lời phỏng vấn qua thư điện tử về việc con gái ông biến mất. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội bắt đầu lại. Bác sĩ Larenz lui về trên hòn đảo nhỏ Parkum nhằm tìm sự yên tịnh để chuẩn bị trả lời cho những câu hỏi của cuộc phỏng vấn. Ôi trời! Sao lại không tin tôi? Ở đấy, ông gặp một người đàn bà trẻ tuổi đầy bí ẩn, người xin ông hãy trị liệu cho bà, vì nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết mới nhất của bà ấy, một đứa bé gái, đã xuất hiện trong cuộc đời thật và yêu cầu bà viết tiếp tập bản thảo còn dở dang. Mọi chuyện đều trông có vẻ bất khả thi cho đến khi nó được hoàn thành. Những lời thuật lại của người đàn bà này cho thấy rằng đấy có thể là Josy. Mọi chuyện đều trông có vẻ bất khả thi cho đến khi nó được hoàn thành.. Hãy lắng nghe ý kiến của tôi!

Đừng đọc giới thiệu truyện nếu như bạn muốn nín thở để vén màng câu chuyện này! Tiki không nên để dòng giới thiệu hé lộ tất cả, như vậy sẽ khiến cho một số người mất đi sự hứng thú, (thật may là tôi đã không đọc nó).

Những trang truyện ban đầu đã mang đến cho tôi sự khó hiểu và lê thê đến chán nản, tôi phải đọc mấy lần để cố gắng nắm cho được bối ảnh và nội dung cho đến khi bị kéo theo đến tận trang cuối cùng không biết từ lúc nào!
Những điều kỳ lạ, bí ẩn, manh mối cứ hiện ra lập lờ, lập lờ như những mảnh ghép đặt sẵn nhưng người đọc khó có thể tự ghép lại chúng cho đến khi đọc đến chương cuối cùng. Nói thực tôi có bất ngờ, nhưng sự bất ngờ ấy lại mang đến một cái gì đó sâu lắng, bình thản chứ không phải giật mình.

Viktor Larenz là một người cha quá tốt, nhưng cũng bởi “quá tốt” ấy đã biến tất cả thành nỗi ám ảnh và sợ hãi cho tất cả thành viên trong gia đình. Tôi bị cuốn theo bởi sự bí ẩn của Ana để rồi vỡ òa ra, cô ấy chỉ là “gương”, một “cái gương” để trị liệu. Nhiều chi tiết thực sự đáng sợ và hồi hộp, nhưng khi vén tất cả lên thì thực ra đó đều là “gương”.
Mê cung gương của sự tò mò, tôi nghĩ đó là cái tên đẹp dành cho quyển sách tôi thích này!

Độc giả Phan Hải Anh nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Nhưng sự thật lại còn khủng khiếp hơn thế. Trời!Thật là kinh khủng! Chính bác sĩ Larenz là người mang bệnh tâm thần nên ông đã lén cho con gái của mình uống thuốc độc. Trời!Thật là kinh khủng! Trong một cơn bệnh tâm thần phân liệt bùng phát, ông đã dìm con gái mình xuống nước rồi một mình đi đến phòng khám của bác sĩ Grohlke và đột quỵ ở đó. Cũng giống như vậy mà thôi! Sau đấy, ông nằm trong bệnh viện tâm thần bốn năm liền và chỉ bắt đầu tỉnh táo khi người bác sĩ trưởng phòng trẻ tuổi, bác sĩ Roth, ngưng không cho ông uống thuốc điều trị nữa. Cũng giống như vậy mà thôi! Bác sĩ Larenz, vốn là chuyên gia nổi tiếng về tâm thần phân liệt, đã dùng chính biện pháp tâm thần phân liệt ảo tưởng ra người đàn bà trẻ tuổi bí ẩn kia để đi tìm lại sự thật cho chính mình và cuối cùng đã tìm được thấy nó. Chuyện gì thế Không chịu đựng được sự thật khủng khiếp là chính mình đã hại con gái mình, ông xin bác sĩ Roth thuốc uống để rồi lại tiếp tục đi vào cảnh ảo mộng mãi mãi. Khi nào anh bắt đầu đi. Khi nào anh bắt đầu đi

Độc giả Gia Cát Cụ nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Điều tôi ấn tượng ở cuốn tiểu thuyết là cách dẫn dắt truyện rất ấn tượng. Thực sự thì khi đọc thì tôi không thể nào gấp sách lại được, từng tình tiết đưa ra 1 cách từ từ, chậm rãi nhưng lại đem cho người đọc một cảm giác bí ẩn và cực kỳ tò mò, tiếp đến cảm giác đáng sợ khi sự thật dần được đưa ra ngoài ánh sáng. Tuy nhiên theo tôi phần kết cuối truyện hơi gượng ép và thực sự nó diễn ra quá đột ngột làm tôi không cảm thấy ấn tượng lắm. Và đặc biệt ý nghĩa mà cuốn truyện này đưa ra có phần hơi hạn chế và đây theo tôi không phải là cuốn truyện ta có thể mở nó ra để đọc lần thứ 2.

Độc giả Ncn nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Khi bạn đọc tác phẩm này sẽ tìm thấy khá nhiều điểm chung so với tác phẩm điện ảnh nổi tiếng là Shutter Island. Một câu chuyện đề cập nhiều đến trí óc con người, tác phẩm như 1 màn sương bí ẩn trong tâm trí của từng nhân vật và đặc trưng là chính bản thân bác sĩ Larenz, càng đi sâu càng nhận ra nhiều điều bất thường, khơi gợi dần trí tò mò và dần chuyển thành cảm giác ghê rợn khi ánh sáng dần hé lộ trong màn sương. Để rồi kết cục tất yếu giữa sự chọn lựa là có chấp nhận sự tồn tại của những ảo cảnh trong màn sương hay lại tiếp bước tìm thẳng vào bóng tối cuối cùng của sự thật bên trong.
Một kết thúc rất bất ngờ sẽ đặt cho bạn một câu hỏi không lời đáp rõ ràng của nhân vật trong tác phẩm hay thậm chí là cho chính bản thân mình.

Độc giả Trần Thị Thảo Hiền nhận xét về tác phẩm Đảo Bí Ẩn
Cuốn tiểu thuyết thật sự sẽ cuốn bạn đi theo cơn giông ngoài bờ biển và cơn sốt trong căn nhà của người cha đang đánh vật từng ngày với nỗi đau dằn xé trong lòng khi đứa con gái bé bỏng của ông không còn bên cạnh ông nữa. Thông thường, người cha sẽ nuôi dạy đứa con gái của mình trở thành người phụ nữ mà mình muốn gặp nhất trong đời, con người mẹ sẽ nuôi dạy đứa con trai của mình thành người đàn ông mà mình mơ ước có được. Thế nên, mối dây liên kết giữa cha và con gái, mẹ và con trai sẽ mạnh mẽ hơn bất kì tình cảm ràng buộc nào. Chính vì thế đôi khi nó tạo nên thảm kịch trong chính tình yêu thương vô bờ bến của mình. Và câu chuyện có lẽ vừa kết thúc có hậu, vừa không. Nhưng sẽ chẳng ai gấp sách lại mà định kiến với thủ phạm, với người cha vĩ đại,yêu con bằng tình yêu đau đớn và khó khăn nhất trong đời.

~

TRANG TRINH THÁM

by PHAN BA

Sebastian Fitzek

Sebastian Fitzek, sinh năm 1971 ở Berlin, tiến sĩ luật về Quyền Tác giả, là một trong những nhà văn hình sự-thriller nổi tiếng nhất ở Đức. Tác phẩm đầu tay của ông, “Die Therapie” (“Đảo Bí Ẩn”- NXB Tổng hợp TPHCM) năm 2006 đã nhanh chóng trở thành một quyển sách bán chạy. Cho đến nay, Sebastian Fitzek đã cho ra đời hơn mười quyển tiểu thuyết, xuất bản tổng cộng gần bốn triệu bản, được dịch ra 25 thứ tiếng, toàn bộ đều là sách bán chạy. Bản quyền chuyển thể phim cho nhiều quyển tiểu thuyết cũng đã được ký kết. Chuyển thể phim”Das Kind – Đứa Bé” đã được thực hiện với đội ngũ diễn viên quốc tế và ra đời khán giả năm 2012.

Tiểu thuyết tâm lý rùn rợn:

Đảo trị liệu bí ẩn (Die Therapie, 2006)
Amokspiel, 2007
Das Kind, 2008,
Der Seelenbrecher, 2008 (Kẻ Đoạt Hồn)
Splitter, 2009
Der Augensammler, 2010,
P.S. Ich töte dich (nhiều tác giả), 
2010 (đọc truyện ngắn Giết nó đi! do Phan Ba dịch từ đây)
Der Augenjäger, 2011
Abgeschnitten (cùng với Michael Tsokos), 2012
Der Nachtwandler, 2013
Noah, 2013
Passagier 23, 2014
Die Blutschule, 2015
Das Joshua-Profil, 2015


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 3:43 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 29, 2022 6:10 pm

ở VN khen ông Bussi nức nở khiến tôi tò mò...

TRANG TRINH THÁM

by PHAN BA

Xin đừng buông tay - MICHEL BUSSI

Lần đầu tiên em bình luận 1 cái gì đó 1 cách nghiêm túc không bồi chửi nhân vật (có thể cả tác giả) nên chắc nó sẽ nhạt nhẽo đây. Em định ở ẩn ở đây cả đời nhưng hôm nay đêm dài quá nên viết cái review :”>

Không biết em chưa đủ thông minh hay do truyện chứ từ đầu đến cuối tác giả viết cái gì thì em biết cái đấy, hoàn toàn là treo một cái màn trước mặt rồi cầm tay dắt đi, đi đến đâu rồi biết đến đấy. Nhưng cái màn cũng không phải kín mít mà lại là vải voan cơ, mờ mờ ảo ảo tưởng mình nhìn thấy nhưng hoá ra không thấy.

Chuyện kết hợp rất khéo giữa tính nhân văn trong những tình huống và điều tra vụ án (không như cái “Ác nhân” đọc xong em muốn đốt sách há há), tuy nhiều lúc em sốt ruột vì cách hành văn dài dòng kiểu tây nhưng đến khi đọc xong lại thấy không hề hối tiếc.

Vụ án điều tra đúng kiểu cảnh sát ưu tú thời nay (nhưng là người bình thường) chứ không thông minh và có những suy luận max ảo lòi @@ được cái rõ ràng nhân vật thông minh nhưng cái thông minh ý thể hiện qua cả quá trình chứ không kiểu “Cậu ấy đứng đầu trường cảnh sát” hay kiểu “Chưa cần nghe hết anh đã hiểu đối phương định nói gì”, “Cái gì cũng phải đến tay anh ý mới được giải quyết”..vân vân mây mây như 1 số truyện Tàu em từng xem = ))))))) đúng là truyện tây nó thường thực tế hiu hiu. Rồi, vì đây là vụ án kiểu phim cảnh sát hình sự VTV3 nên suy luận cũng là nắm bắt nhờ hiện trường nên thật là em thấy không có gì đáng đánh giá.

Cái điểm trừ duy nhất là em thấy vợ chồng nhân vật chính bày vẽ lắm trò nên mới gặp phải kiếp nạn, thêm cái anh nam 9 toàn làm việc tay chân mà bộ não cũng ghê, cắt đuôi cảnh sát, dắt mũi cảnh sát, giải quyết xử lí mọi việc chắc cũng xứng đáng làm đệ tử Eumenides lắm.

Phần nhân văn ở đây rất nhiều và rất hay. Với em thì cái hay nhất chính là dù có là ai, quá khứ tn???, vẻ ngoài tn???, có là loại kiểu búp bê tóc vàng ngu si thì cũng đến lúc thay đổi.

Nói chung phần nhân văn lớn hơn phần trinh thám nhưng em thấy nó hài hoà. Đánh giá hay cực thì chưa thể đến, nhưng ai chưa đọc thì mua về đọc cho biết :”>

Thanh Thao Pham


Last edited by LDN on Thu Dec 29, 2022 7:13 pm; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 29, 2022 6:14 pm

phê bình này chê 😄. Ông Michel Bussi này tôi chưa nghe qua.

Review: Xin đừng buông tay (Michel Bussi)

Hoapossible - Tiểu Khả

Một tác phẩm của Nhã Nam xuất bản 2015 và theo mình nên gán mác 16+ Smile)

Tác phẩm không đặc sắc, đọc mấy lần & buông xuống mà hem muốn nhâc lên Smile)

Vợ chồng Martial – Liane và con gái Sofa đang nghỉ dưỡng ở đảo Reunion thì Liane mất tích trong phòng khách sạn. Gần đó, một ông lão người bản địa cũng bị giết, hung khí là con dao của Marital. Mọi nghi vấn xoay quanh anh chàng này cho đến khi Aja Purvi – nữ cảnh sát khu vực thẩm vấn anh và nhận ra nhiều mập mờ. Marital  nhận tin nhắn hẹn anh 4h ở Vịnh Thác & mang theo đứa bé nên đã trốn chạy trên chiếc xe thuê.

Sau khi lang thang trốn chạy cảnh sát, Marital nảy ra ý định sẽ đột nhập vào những ngôi nhà thuê (ở Pháp hay có kiểu mua nhà ở đảo để nghỉ dưỡng rồi cho thuê khi không ở, do đó có khá nhiều ngôi nhà trên đảo không có người ở). Anh cải trang, cắt tóc con gái Sofa và trốn chạy trên chiếc xe của bà chủ nhà. Tình cờ là bà chủ nhà (khi ấy đang ở nhà ông hàng xóm xa xa đó) thấy lệnh truy nã Martial, lại thấy hàng xóm báo cửa gara nhà mình mở nên quay về xem và bị giết. Hung thủ được hé lộ là một gã to béo người Malbar.

Marital cùng cái xác bà lão ở ghế trước, con gái Sofa ở ghế sau bị cuốn vào cuộc trốn chạy cảnh sát & cố gắng đến Vịnh Thác. Phải nhấn mạnh là đội cảnh sát truy bắt Martial và Sofa là đội cảnh sát khác – đại khái như kiểu đội cảnh sát của Tỉnh xuống hỗ trợ nhưng Aja ngoan cố không theo họ, không chấp nhận sự giúp đỡ vì cho rằng mình có thể phá được vụ án này. Đội cảnh sát kia vì không thông thạo địa hình nên bị lạc trong màn sương mờ dày đặc ở Vịnh Thác và để lạc mất Martial ngay sau đó.

Ở một diễn tiến song song với cuộc truy lùng này, đội cảnh sát gồm Purvi, Christos & Imelda – nhân tình da đen quyến rũ của Christos đã khám phá ra những chi tiết xưa cũ liên quan đến đôi vợ chồng này hay chính xác là Martial.

Khách sạn Alamanda vốn là của ông bà cố của Purvi. 5 người nhân viên cũng là nhân chứng khai nhận Martial có hành tung mờ ám khi không có mặt ở hồ bơi trong 01 tiếng lúc vợ anh ở trong phòng hóa ra chính là những nhân viên cũ của một nhà nghỉ mà trước đây làm cho vợ cũ của Martial. Martial và Dorez kết hôn từ hơn 8 năm trước và có với nhau đứa con trai tên Alex. Khi trông chừng Alex tắm biển, Martial sơ xuất để con chết đuối nên sau đó 2 vợ chồng họ đã ly hôn. Martial đồng thời cũng có mối quan hệ mờ ám với Vanille- cô trông trẻ và cũng là cháu gái của bà Eve – Marie (hầu phòng khách sạn, người đã làm chứng chính xác là Martial đã đẩy một chiếc xe chứa đồ giặt là đi ra bãi sau).

Cả truyện là một loạt những khung giờ, chi tiết đến từng phút.
Đúng 16h00 – như hẹn, Martial đã đến được Vịnh Thác cùng Sofa và gặp gã người Malbar – cũng chính là Dorez cải trang. Sự thực được hé lộ và quá khứ quay về. Fè léve lo mort chính là điều đáng sợ nhất! Martial vốn đã luôn dằn vặt về cái chết của con trai Alex và bị kết tội giết người do sơ ý nhưng sự thật đã được hé lộ trong đoạn hồi tưởng đan xen giữa suy nghĩ của Dorez & của Martial.

Dorez sau khi li dị với Martial thì được quyền nuôi Alex nhưng vẫn rất căm hận người đàn ông được mình nâng đỡ, yêu thương lại quay ra phản bội mình để đến với những người đàn bà khác. Cô ta quyết định hẹn hò một người đàn ông khác để trêu tức Martila và níu kéo anh trở về trong vô vọng. Tối đó, Dorez nhắn tin cho Martial hẹn anh 10h tới đón con để cô đi hẹn hò. Martial cho rằng vợ cũ của mình thực chất đã mất trí và thường dùng Alex làm mồi dụ nhưng vẫn tới. Khi tới khách sạn nhỏ Cap Champagne, anh nép ở một góc để nhìn thấy con trai đang chơi trên bờ biển và nhìn thấy cả quầy bar nơi vợ đứng chờ. Dù gì anh ta vẫn nhất quyết không vào gặp vợ, chỉ quan sát con. Dorez thì thấy bóng Martial nên hờn dỗi bỏ đi hẹn hò. Martial vẫn nghĩ vợ mình không hẹn hò ai nên gọi vào máy bàn và không thấy ai nghe máy. Nghĩ rằng thật may vì không gặp vợ, anh ta chỉ nhắn một câu “Anh không đến đón con được và bỏ về.” Kết cục tang thương & rất dở hơi là Alex chết đuối vì ra biển chơi.

Đoạn này công nhận tác giả đan xen khéo léo và đánh đúng diễn biến tâm lý nhân vật. Tuy nhiên thế mới thấy cả Martial & Dorez thật là ngu ngốc và ích kỷ khi chỉ nghĩ đến bản thân. Đắng ở chỗ họ cũng chả yêu thương Alex đến mức bỏ qua được ghen tuông. Thật đáng  buồn cho Alex.

Đến đây thì mọi sự đã rõ ràng hết, các mảnh của câu chuyện chẳng cần ghép cũng tự fit với nhau. Dorez là thủ phạm giết tất cả, giăng bẫy và lừa Martial tới Vịnh Thác. Màn kịch mà Martial & Liane bày ra lúc đầu thực chất là nỗ lực tuyệt vọng để trốn chạy khỏi Dorez? *Cảm thấy có hư cấu :v* Tại sao họ không báo thẳng cho cảnh sát? Viện cớ là các chuyến bay đã hết chỗ cũng không phải lý do hợp lý cho lắm.

Nói chung cuốn này đọc cũng có vài điểm lạ nhưng mình đánh giá là không hấp dẫn, không kịch tính và thực chất là hơi lằng nhằng. Nhiều mối nối không có chỗ để ráp, có nhiều sạn và có chỗ thừa.

Tác giả chưa khai thác được động cơ của bà Eve-Marie, chưa làm rõ vai trò của Aja, tả quá nhiều đến đam mê sắc dục của Christos và chi tiết ngu nhất chính là Imelda không tắt chuông điện thoại nên bị giết. Khi bước chân vào ngôi nhà của gã Malbar, đã có đến 3 tin nhắn của con trai Imelda được gửi tới. Cô này đi theo dõi người khác, lén lút đột nhập nhà người ta mà còn dám đứng nhắn tin? Nhắn đến 3 tin. 3 lần tin nhắn đều đổ chuông to? Mà lạ là còn không bị phát hiện từ đầu? Nếu Imelda chỉ đơn giản là bà nội trợ da đen thì không nói, đằng này tác giả cho cô ấy là một người thông minh, đọc & nhớ rất nhiều bài báo cũng như tin đồn của đảo Reunion – đó cũng là lý do dẫn dắt cô ấy tới quá khứ của Martial cơ mà? Một người thông minh & đọc nhiều tiểu thuyết trinh thám như vậy không thể sơ suất & không nghĩ đến chuyện tắt chuông điện thoại được.

Tóm lại đọc xong thấy nhàm Smile)


Last edited by LDN on Thu Dec 29, 2022 7:18 pm; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 29, 2022 6:20 pm

Michel Bussi – ông hoàng đương đại của trinh thám Pháp

Phunumoi

Michel Bussi, sinh ngày 29 tháng Tư 1965 tại Louviers, tỉnh Eure, là nhà văn, nhà nghiên cứu chính trị, giảng viên Địa lý tại Đại học Rouen, ông điều hành Khoa Nghiên cứu Hỗn hợp của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp tại đây cho đến tận năm 2016.

Michel Bussi được mệnh danh là ông hoàng trinh thám Pháp với phong cách viết biến hóa tài tình, bất ngờ đến ngạt thở. Ông giành được hơn 15 giải thưởng văn học lớn, các tác phẩm của Michel Bussi đã được dịch và xuất bản tại hơn 35 quốc gia.

Tháng Giêng 2019, theo bảng xếp hạng GFK của báo Le Figaro, ông là nhà văn Pháp có lượng sách bán ra nhiều thứ hai (gần một triệu bản năm 2018). Tên ông được đưa vào bảng xếp hạng này từ năm 2014 - ở vị trí thứ tám, 2015 - ở vị trí thứ năm, 2017 - ở vị trí thứ hai.

Michel Bussi gắn phần lớn những tác phẩm của mình với địa danh Normandie nơi ông làm việc và sinh sống, nhưng mỗi một cuốn sách đều mang những chủ đề riêng biệt. Chính những chủ đề hấp dẫn trải rộng từ gia đình, tình mẫu tử, lịch sử văn hóa đến hội họa, kết hợp với cách sắp đặt các mảnh ghép sự thật một cách tài tình đã giúp Michel Bussi tạo nên giá trị của các tác phẩm của mình, góp phần đẩy tên tuổi của ông lên hàng đầu làng văn chương trinh thám Pháp.

Cùng điểm lại một số tác phẩm nổi bật của Michel Buss đã xuất bản tại Việt Nam

Hoa súng đen

“Hoa súng đen” là cuốn sách chính thức khẳng định tên tuổi Bussi trong nền văn chương trinh thám Pháp. Đây cũng là tiểu thuyết trinh thám bán chạy nhất năm 2011 ở Pháp.

Lấy bối cảnh ở ngôi làng Giverny thơ mộng, quê hương của họa sĩ Claude Monet, mạch truyện của “Hoa súng đen” kéo dài trong vỏn vẹn 13 ngày. Ba người phụ nữ với tính cách khác nhau cùng chia sẻ một bí mật và những lời đồn đại về kiệt tác nghệ thuật bị đánh cắp dẫn dắt độc giả vào một mê cung chồng chất  bí ẩn.

Michel Bussi – ông hoàng đương đại của trinh thám Pháp
Bussi đã mang đến một cốt truyện lắt léo, phức tạp, với nhiều lối rẽ ngoằn ngoèo đầy thách thức. Giống một bức tranh của Monet, lối kể theo trường phái Ấn tượng đã tạo nên điểm nhấn cho câu chuyện, dẫn dắt người đọc vào những bí ẩn ly kỳ nơi làng quê tưởng chừng vô cùng bình yên. Độc giả “Hoa súng đen” dễ dàng bị đánh lừa khi tưởng chừng đã biết chắc chân tướng, Bussi lại tiết lộ thêm manh mối mới.

“Hoa súng đen” không chỉ tập trung vào yếu tố trinh thám mà còn đan xen khéo léo những chi tiết về tình bạn thuở thơ ấu và khắc họa sự điên cuồng trong tình yêu.

Xin đừng buông tay

Kỳ nghỉ dưỡng trên hòn đảo “thiên đường nhiệt đới” Réunion, Liane, cô vợ xinh đẹp mất tích, những lời khai không rõ ràng của người chồng, Martial, đã hướng mọi sự nghi ngờ của cảnh sát vào anh. Mọi việc càng rắc rối hơn khi anh đem theo con gái mình bỏ trốn.

Bussi giữ chân được người đọc khi để mặc họ tự tham gia vào một cốt truyện thu hút, tiết tấu nhanh, với những cảnh miêu tả sống động, xen kẽ là các chi tiết miêu tả văn hóa, những phức tạp trong mối quan hệ giữa các chủng tộc. Toàn bộ những hành động, tình tiết leo thang nghẹt thở được đan xen hài hòa với nhau, hòa quyện với lịch sử và văn hóa bản địa của đảo Réunion, những mối liên kết xã hội phức tạp đã trở thành một phần có ảnh hưởng không nhỏ lên cốt truyện.

Michel Bussi – ông hoàng đương đại của trinh thám Pháp
Có rất nhiều yếu tố giúp cuốn tiểu thuyết này trở nên nổi bật giữa hàng loạt những cuốn sách trinh thám điều tra thông thường. Cách kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với góc nhìn dùng ngôi thứ nhất của đứa con gái mang đến một cảm giác thân mật, gần gũi vào mạch truyện, đồng thời thể hiện mối quan hệ cha con. Kỹ thuật sử dụng thời gian của Bussi trong mỗi chương giúp tăng tiết tấu hồi hộp cho câu chuyện.

Tác phẩm hiện đang được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều tập và rất được khán giả hâm mộ kỳ vọng.

Mẹ đã sai rồi

Mẹ đã sai rồi là một tác phẩm thuộc thể loại hình sự điều tra được phát hành năm 2015.

Như tựa đề đã tiết lộ, Mẹ đã sai rồi là một cuốn sách lấy chủ đề tình mẫu tử và những câu chuyện cổ tích tưởng chừng vô thưởng vô phạt làm trọng tâm. Malone, một đứa trẻ chưa đầy bốn tuổi nói rằng mẹ cậu không phải là mẹ thật. Người duy nhất tin Malone là bác sĩ tâm lý Vasile và anh phải chạy đua với thời gian để tìm ra sự thật trước khi những kí ức của Malone bị lu mờ. Anh tiếp cận thiếu tá Marianne Augresse xin giúp đỡ, nhưng cô còn đang miệt mài với một cuộc truy lùng tội phạm. Liệu có phải cô thiếu tá đã bỏ qua một manh mối lớn cho vụ án của mình?

Michel Bussi – ông hoàng đương đại của trinh thám Pháp
Không có gì mong manh hơn kí ức của một đứa trẻ. Từ đó, Bussi đã sắp đặt cẩn thận một cốt truyện hấp dẫn với những âm mưu được đan cài công phu. Trong các tác phẩm của mình, Bussi thường xuyên xây dựng một cốt truyện kì lạ với những tuyến truyện đan xen, tưởng chừng không có gì liên quan với nhau, cuối cùng lại là những tình tiết hữu ý mà tác giả đã cài cắm, tất cả tạo nên sự liên kết giữa các tuyến truyện. Mẹ đã sai rồi cũng không phải là ngoại lệ. Cuốn sách có hai tuyến truyện song song, nhịp truyện tăng tốc từ từ và những mảnh ghép dần trở về đúng vị trí của nó.

Vết khắc hằn trên cát

Khi đang ở ngưỡng tuổi ba mươi, Michel Bussi đã khởi sự viết cuốn tiểu thuyết này với một tâm thế không phụ thuộc vào bất cứ quy tắc viết trinh thám nào. Dù không phải là một tiểu thuyết trinh thám tuyệt đối hoàn hảo, nhưng Bussi từng thừa nhận rằng đây chính là quyển sách có vị trí đặc biệt nhất trong sự nghiệp văn chương của mình.

Michel Bussi – ông hoàng đương đại của trinh thám Pháp
Để đến được tay độc giả, cuốn tiểu thuyết đã phải trải qua ba cuộc đời:

Ở cuộc đời thứ nhất, lúc này cuốn sách vẫn còn là một tập bản thảo được Bussi đặt tên là L’Ardoise (tạm dịch: Đá đen). Nó đã phải ngủ yên dưới ngăn bàn 10 năm trước khi được sống với cuộc đời thứ hai bằng cái tên Omaha Crimes (tạm dịch: Những tội ác Ohama) vào năm 2007. Sau đó, quyển sách được biên tập lại và tiếp tục chuyến phiêu lưu của mình với cuộc đời thứ ba: Gravé dans le sable, cũng là nguyên bản tiếng Pháp của Vết khắc hằn trên cát.

Mang dáng dấp của tác phẩm đầu tay, Vết khắc hằn trên cát có một phong cách khác biệt so với phần lớn những tác phẩm khác của Michel Bussi. Nếu như phong cách đặc trưng của Bussi là thiết kế những tuyến truyện song song, độc lập ngay từ đầu với nhau và dần dần hé mở những mảnh ghép của sự thật cuối cùng thì ở Vết khắc hằn trên cát, tác giả lại viết theo trình tự thời gian và có một mạch truyện xuyên suốt. Tuy vậy, văn phong của Bussi vẫn không thay đổi nhiều. Cuốn sách vẫn dày đặc một hệ thống nhân vật, được phân chia rõ ràng vai trò chính phụ, được chọn lọc kỹ càng thời điểm nhân vật xuất hiện và vai trò của họ, không làm xáo trộn mạch truyện chính.

Khác với tính nghệ thuật đầy thơ mộng trong “Hoa súng đen”, không khí nhiệt đới pha lẫn sự nghi ngờ trong “Xin đừng buông tay” và sự căng thẳng tột cùng vì những âm mưu trong “Mẹ đã sai rồi”, “Vết khắc hằn trên cát” mang một màu sắc vui tươi, lạc quan và tràn đầy hi vọng.

Nội dung cuốn sách lấy bối cảnh của cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên bãi biển Normandie, một sự kiện quan trọng khởi đầu Thế chiến thứ 2. Dòng thời gian của cuốn sách kéo dài đến 45 năm với hàng loạt sự kiện trải dài từ Pháp đến Mỹ.

Tháng Sáu năm 1944, một đội lính biệt kích Mỹ đổ bộ vào bãi biển ở Mũi Guillaume, Normandie. Để vượt qua bức tường quân Đức đã xây trên bãi biển, họ phải cài thuốc nổ bao quanh chân tường để tạo lỗ hổng. Thứ tự tiếp cận bức tường được quyết định bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên và hai mươi người đầu tiên sẽ cầm chắc cái chết. Oscar Arlington, một kẻ hèn nhát nhưng giàu có, đã bí mật trao đổi vị trí của mình (số 4) cho Lucky Marry (số 148) với một khoản tiền khổng lồ và cam kết sẽ trả tiền ngay khi về nước. Bản giao kèo được ký với sự chứng kiến của hai người bạn khác là Alan Woe và Ralph Finn.

Sau khi Lucky hy sinh, Alice Queen, vị hôn thê của anh, cũng là người sẽ nhận khoản tiền thay anh nếu anh chết, vì không thể chịu nổi nỗi mất mát này, đã chuyển đến Úc sống trong nhiều năm. Còn Alan Woe, một trong hai nhân chứng, thì bị thương nặng và được Lison Munier sống ở ngôi làng nơi xảy ra cuộc đổ bộ đưa về nhà chăm sóc. Hai người yêu nhau và Alan quyết định đào ngũ, ở lại Normandie sống cùng Lison.

Hai mươi năm sau, năm 1964, Alice được các cựu binh kể về bản giao kèo giữa Oscar và Lucky. Cô quyết định liên lạc với nhà Arlington nhưng không may Oscar được cho là đã tự sát trong xe ô tô vài ngày trước đó. Mẹ của Oscar, bà Emilia Arlington, quả quyết rằng Oscar đã trả số tiền và cho rằng cô đang nói dối. Alice vẫn quyết tâm bảo vệ danh dự cho Lucky nên đã tới chỗ thám tử tư Nick Hornette để tìm hai nhân chứng Alan và Ralph. Tuy nhiên mọi việc ngày càng phức tạp…

Thời điểm Michel Bussi viết cuốn tiểu thuyết này, các nhà văn chưa có điều kiện truy cập internet để tra cứu về súng ống, các loại huân huy chương, hay tư liệu nói chung. Họ phải tự sáng tạo ra rất nhiều. Những tiểu thuyết về sau của ông thì khác, quá trình thu thập tư liệu đều được tiến hành kỹ lưỡng, các địa điểm được miêu tả chính xác, rồi còn được các biên tập viên thận trọng đọc đi đọc lại. Cho nên có thể nói, "Vết khắc hằn trên cát" là một tiểu thuyết đặc biệt. Độc giả có thể thỏa sức phân biệt đúng sai, phân biệt những gì có thật và những gì thuộc về trí tưởng tượng thuần túy của tác giả, người đã biến đổi hiện thực theo ý mình.


Kho báu bị nguyền rủa

Câu chuyện kể về Leyli, một phụ nữ Mali, và hành trình vượt biên sang châu Âu của chị, một hành trình không có hồi kết.

Là một cô bé hoạt bát, nhanh nhẹn, nhưng khi còn nhỏ Leyli từng bị mù vì nhìn quá nhiều vào mặt trời. Leyli từng hai lần tìm cách vượt biên sang châu Âu nhưng kết quả là bị người yêu bán làm gái điếm, bị cưỡng hiếp, phải chịu bao cảnh khổ cực khốn cùng trên đường sang miền đất hứa. Trong quãng thời gian đó, Leyli sinh 3 người con, Bamby, Alpha và Tidiane, mỗi đứa con một ông bố. Chính vì các con mà chị tìm cách sang Pháp lần nữa nhưng lần này là một cách hợp pháp. Đến được nước Pháp, chị chăm chỉ làm việc mong đoàn tụ cùng 3 con.

Michel Bussi – ông hoàng đương đại của trinh thám Pháp
Trong khi Leyli tìm cách đưa các con sang Pháp đoàn tụ thì con gái và con trai chị lại thực hiện một âm mưu để trả thù những kẻ đã làm hại mẹ mình cùng bao người nhập cư bất hợp pháp khác.

Michel Bussi lại giăng ra những cái bẫy, việc mà ông vốn đã là bậc thầy, khiến độc giả phải không ngừng nghi vấn, không ngừng suy đoán cho tới tận tiết lộ cuối cùng.


Last edited by LDN on Thu Dec 29, 2022 7:20 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 29, 2022 6:34 pm

REVIEW SÁCH “XIN ĐỪNG BUÔNG TAY” – Michel Bussi

Đây là quyển thứ 3 của Michel Bussi mà tôi đọc. Nếu không biết đến tác phẩm Hoa Súng Đen và Mẹ Đã Sai Rồi thì tôi cứ tưởng đây là một tác phẩm tiểu thuyết tình cảm chứ không hề nghĩ đó lại là một tác phẩm trinh thám lôi cuốn, hấp dẫn đến tận chữ cuối cùng như vậy.

“Thật nguy hiểm khi làm quá khứ sống lại” ấy thế mà cái quá khứ ấy đã bị đào xới lên bởi một sự việc bất ngờ xảy ra.

Ở một hòn đảo thiên đường nhiệt đới xinh đẹp thì vợ của Martial bỗng mất tích một cách bí ẩn trong phòng khách sạn. Mọi bằng chứng đều chứng tỏ anh là người tình nghi số một cho vụ mất tích đầy bí ẩn của vợ mình. Martial còn là kẻ tình nghi giết người số 1 khi cách đó không xa người ta tìm thấy thi thể một ông già người bản địa đang bị lũ cua rỉa nham nhở, trên ngực ông già cắm một con dao của Martial.

Sự việc càng trở nên tồi tệ khi kẻ tình nghi bỏ trốn cùng một cô con gái 6 tuổi. Trên hành trình truy đuổi kẻ tình nghi người ta còn chứng kiến hai vụ giết người khi nạn nhân bị một con dao đâm vào tim. Liệu Martial có phải là một kẻ rối loạn tâm thần giết người hàng loạt? Cô con gái 6 tuổi đi cùng liệu có gặp nguy hiểm khi đi cùng một người cha như vậy?

Hành trình truy đuổi kẻ tình nghi Martial cũng là hành trình mà mặt nạ của Martial dần dần được lột bỏ, cái quá khứ  đã 10 năm trôi qua được đào xới lên.

Michel Bussi rất giỏi trong việc luôn đưa ra những tình tiết đan cài hoàn hảo khiến người đọc luôn bị bất ngờ, hồi hộp lôi cuốn tới tận chữ cuối cùng.

Như một củ hành tây. Người đọc phải bóc tách từng lớp, từng lớp một mới đi đến được tận cùng của sự bí ẩn khi sự thật được phơi bày.

Cái quá khứ đeo đẳng, ám ảnh tận 10 năm biến một con người trở nên dữ tợn, ác độc và tàn bạo.

Bạn sẽ không phải thất vọng khi cầm quyển sách lên đọc đâu bởi tác giả đủ thông minh để lôi kéo bạn tới tận trang cuối cùng.

Cái quyển này của Nhã Nam từ năm 2015, lúc đầu có nghe tên nhưng tưởng nhầm truyện tình cảm mãi tới lúc đọc Hoa Súng Đen mới biết nó thuộc thể loại Trinh thám.

Review của độc giả Binh Boog – Nhã Nam reading club

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 30 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 30 of 50 Previous  1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 40 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum