Khi Mỹ không còn là nơi để xây dựng “giấc mơ Mỹ”
Page 1 of 1 • Share
Khi Mỹ không còn là nơi để xây dựng “giấc mơ Mỹ”
ám ảnh bị tấn công vô cớ của người châu Á tại Mỹ
Lê Tây Sơn
30 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Minh hoạ: Jason Leung/Unsplash
Cuối năm 2021, truyền thông Mỹ đã bớt đưa tin về vấn nạn tấn công người châu Á, nhưng bước sang năm 2022 lại có một tin tức kinh hoàng: Một người đàn ông châu Á 62 tuổi bị thương nặng và chết sau khi bị tấn công ở New York và cái chết của Michelle Go sau khi bị xô xuống đường ray tàu điện ngầm ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York. Nạn nhân Mỹ gốc Thái Vicha Ratanapakdee, 84 tuổi, bị chết sau cuộc tấn công vào đầu năm ngoái cũng được nhắc lại. Chủ Nhật này, cộng đồng châu Á và các nhà hoạt động nhân quyền đã tổ chức tuần hành tại sáu thành phố lớn để vinh danh các nạn nhân của “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người châu Á”.
Trường hợp của Vilma Kari
Vào một buổi sáng mùa Xuân năm ngoái, bà Vilma Kari, 65 tuổi đang đi dạo qua khu trung tâm Manhattan của thành phố New York trên đường đến nhà thờ thì bất ngờ bị một kẻ lạ mặt hành hung. “Mụ không thuộc về nơi đây vì mụ là người châu Á!” – kẻ tấn công giải thích, chửi bới và đánh đập nạn nhân dữ dội đến mức bà bị thương nặng ở xương chậu.
Sau đó, Vilma nhìn thấy đoạn video khoảnh khắc kinh hoàng lan truyền trên mạng internet và lập tức, bà trở thành tâm điểm của cơn bão truyền thông về nạn bạo hành chống người châu Á trong đại dịch Covid-19.
Được quay từ camera an ninh bên trong khu chung cư Midtown, video cho thấy một gã trung niên đá vào Vilma từ phía sau, khiến bà gục xuống vỉa hè. Có hai bảo vệ bên trong tòa nhà chứng kiến vụ việc, một người đóng cửa kính và họ đợi cho hung thủ rời đi một phút mới bước ra ngoài. Có hai người khác ra vào tòa nhà, nhưng chỉ đi ngang qua Vilma nằm bất động mà không giúp đỡ.
Sở Cảnh sát thành phố New York (NYPD) cho biết không có ai gọi số 911 để báo cáo sự việc. Cảnh sát gặp nạn nhân khi lái xe tuần tra. Theo chủ tòa nhà, hai bảo vệ “vô tâm” đã bị sa thải.
Con gái Elizabeth của Vilma vội vã đến bệnh viện sau khi cô nhận được tin nhắn từ một người bạn kèm đường link video và câu hỏi: “Đây có phải là mẹ của bạn không?”. Elizabeth nhớ lại: “Lúc đầu, tôi không tin đó là mẹ tôi vì bà bị đánh quá dã man!”. Tuần sau đó, các kênh tin tức phát lại đoạn video và các phóng viên tập trung bên ngoài nhà của nạn nhân. Bạn bè, đồng nghiệp và nhiều người xa lạ bày tỏ sự đồng cảm qua điện thoại, tin nhắn. Elizabeth cố gắng giữ riêng tư cho mẹ mình nhưng không thành công.
Minh hoạ: Jason Leung/Unsplash
Trong số những người quan tâm có cả những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, các tổ chức Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (Asian American and Pacific Islander-AAPI), và một số nhà hoạt động trên khắp thế giới. “Các tin nhắn chia sẻ và muốn giúp đỡ đã mang đến cho tôi sự thoải mái trong thời gian mẹ tôi phục hồi. Tôi cảm ơn mọi người trên thế giới đã có những lời đẹp đẽ an ủi gia đình tôi”.
Trong số các tin nhắn mà Vilma nhận được có nhiều câu chuyện cá nhân của những người cũng từng đối mặt với sự phân biệt đối xử, bị quấy rối, hành hung. Vilma, nhập cư từ Philippines khi còn là sinh viên tuổi 20, cho biết: “Mỗi ngày tôi đều tự nhớ lại những gì đã xảy ra với mình”.
Bà và con gái Elizabeth nằm trong số hàng ngàn gia đình trên khắp nước Mỹ đang khốn khổ trước làn sóng bạo lực chống người châu Á gia tăng do thông tin về nguồn gốc coronavirus từ châu Á. Theo số liệu chính thức, tội phạm thù hận tăng rõ nhất ở thành phố New York, nơi có hơn 14% dân số là người châu Á-Thái Bình Dương.
Và những điển hình khác
AAPI cho biết hiện nước Mỹ không còn an toàn cho cộng đồng châu Á và các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thù hận vẫn chưa được giải quyết. Stop Hate AAPI, trung tâm theo dõi các báo cáo về phân biệt chủng tộc và kỳ thị đối với người Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương phỏng vấn hơn 1,000 thành viên AAPI từ Tháng Chín đến Tháng Mười. Kết quả cho thấy, khoảng 1/5 đã bị tấn công ít nhất một lần trong 12 tháng qua.
Tại Thành phố New York, cảnh sát cho biết số báo cáo về tội ác căm thù đã tăng đáng kể từ năm 2019, đạt 28 vụ vào năm 2020 và nhảy vọt lên 131 vụ vào năm ngoái. Nhưng theo các chuyên gia, con số thực còn cao hơn, vì nhiều vụ tấn công không được cảnh sát xếp vào loại tội phạm thù hận do thiếu bằng chứng cho thấy chủng tộc là yếu tố chính dẫn đến bạo hành.
Rào cản ngôn ngữ và mất lòng tin vào luật pháp trong thời gian dài khiến nhiều nạn nhân im lặng. Các nạn nhân và các chuyên gia đều khẳng định cộng đồng châu Á đang mất lòng tin và những người lớn tuổi sợ đi ra ngoài hơn trước.
Shirley Ng, một nhà tổ chức cộng đồng thuộc nhóm dân quyền Asian American Legal Defense and Education, nhận định: “Bạn vẫn thấy một vài người cao tuổi đi dạo quanh Khu Phố Tàu trong đêm, nhưng họ thận trọng hơn. Một số doanh nghiệp cũng đóng cửa sớm từ đầu năm ngoái để nhân viên có thể về nhà an toàn trước khi đêm xuống”.
Bà Minerva Chin, 68 tuổi, một giáo viên người Mỹ gốc Hoa và là nhà hoạt động cộng đồng chưa bao giờ đắn đo trước khi đi dạo buổi tối hoặc làm một số việc vặt vào ban đêm bên ngoài nhà. Nhưng Tháng Bảy năm ngoái, suy nghĩ này đã thay đổi khi bà bị một kẻ lạ đấm ngã nhào trên đường lúc đang đi bộ qua một khu phố bà biết rõ. Chin bất tỉnh, bị chấn động nhẹ còn kẻ tấn công biến mất trong đám đông và không bao giờ bị bắt.
Luôn theo dõi tin tức về phân biệt chủng tộc, nên sau khi chính mình trở thành nạn nhân bà tin là sự căm ghét chống người châu Á sẽ không bao giờ biến mất. “Nó đã đến khu vực của tôi và ở lại đây vĩnh viễn!” – Chin nói. Vì vậy, bà luôn cân nhắc kỹ mỗi khi cần đi ra ngoài sau 10 giờ tối, cảm thấy bất an hơn trong đám đông và luôn tránh những vỉa hè hẹp để không bị ai đến quá gần. “Nhìn chung, mọi người đã trở nên cảnh giác hơn” – bà nói.
Nếu đi chơi về muộn họ cùng đi chung về nhà”. Tommy Lau, 63 tuổi, người Mỹ gốc Hoa biết rất rõ cảm giác này. Làm tài xế xe buýt hơn một thập niên, ông gặp vô số hành khách phát ngôn hung hăng về chủng tộc. Nhưng tần suất và cường độ đã tồi tệ hơn từ đại dịch. “Khi Covid-19 tấn công, mọi người gần như phát điên. Khi Donald Trump nói bệnh cúm châu Á là do Trung Quốc gây ra, và gọi nó là ‘cúm kung’, người ta càng điên hơn nữa!”.
Ngày 23 Tháng Ba, một tuần trước khi bà Vilma bị tấn công, ông chứng kiến tận mắt một người đàn ông lao vào cắn một cặp vợ chồng lớn tuổi người châu Á để cướp. Khi Lau cố gắng can thiệp, hắn ta đã đấm vào mặt ông, lăng mạ chủng tộc rồi nhổ nước bọt vào mặt!
Lau bị chấn động não, phải nghỉ nửa năm không lương và phải vật lý trị liệu nhiều tháng. Nay, thỉnh thoảng ông lại thấy chóng mặt đến mức không thể đứng vững. “Vấn đề còn tệ hơn khi Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) không trả cho tôi bất kỳ khoản bồi thường nào, nêu lý do tôi bị tấn công vào giờ nghỉ trưa chứ không phải trong giờ làm việc. Tôi đang kiện đòi sự công bằng”.
Lau lái xe trở lại vào Tháng Mười sau khi hồi phục hoàn toàn và nhận được lời khen ngợi vì hành động can đảm, trong đó có một tấm bảng ghi công chống ăn cắp đặt tại khu vực 62 NYPD. Nhưng mỗi khi ngồi sau tay lái ông lại sợ đối mặt với những kẻ hung hãn mà ông không muốn gặp.
Minh hoạ: Jason Leung/Unsplash
Tự cứu nhưng lực bất tòng tâm
Trước khi vụ tấn công xảy ra, Vilma sống một mình ở Chicago và dự định trở về Philippines thăm anh chị em. Hiện bà sống ở New York với Elizabeth, con duy nhất. Sự đồng cảm của mọi người đã truyền cảm hứng để Elizabeth mở một trang web có tên AAP (I Belong), nơi cô chia sẻ những câu chuyện phân chủng nhận được.
Một số thành viên của cộng đồng AAPI có cách tiếp cận trực tiếp hơn: Tổ chức những đội tuần tra tình nguyện khu phố, mở các lớp dạy kỹ năng tự vệ và mở cuộc vận động “can đảm báo cáo tội ác” để chính quyền nắm đúng qui mô của vấn nạn.
Chính quyền New York cam kết hỗ trợ và Tháng Tư năm ngoái quốc hội tiểu bang thành lập “quỹ chống phân biệt đối xử” $10 triệu. Cho đến nay, $3.5 triệu đã được phân phối cho 11 tổ chức cộng đồng. Tháng Năm qua, Thị trưởng thành phố cấp thêm $3 triệu “chống tội phạm thù hận”, được phân bổ cho sáu tổ chức đại diện cho các nhóm dân tộc khác nhau. NYPD cũng thành lập “Lực lượng đặc nhiệm tội ác căm thù châu Á”, tổ chức một số diễn đàn cộng đồng và tăng cường tuần tra mật tại các khu vực có dân số châu Á Đông.
Nhưng theo các nhà hoạt động quyền công dân, bất chấp những nỗ lực trên, sự thù hận chủng tộc vẫn tiềm ẩn và các vấn đề hệ thống dẫn đến các vụ tấn công vẫn chưa được giải quyết căn cơ. Một số người muốn tước quyền bảo lãnh cho các tội phạm bạo lực và kéo dài án tù cho chúng bên cạnh việc hỗ trợ nhiều hơn sức khoẻ tâm thần cho các nạn nhân. Họ cũng muốn NYPD mở rộng hơn định nghĩa về tội ác thù hận.
Theo NYPD, trừ khi có bằng chứng rõ ràng về động cơ (ví dụ, kẻ tấn công xổ ra một ngôn từ tục tĩu về chủng tộc), một vụ tấn công sẽ không được xem là tội ác thù hận và thủ phạm có thể được tuyên mức án nhẹ hơn. Trường hợp của Chin không được xem là tội ác thù hận, trong khi Vilma được công nhận và kẻ bạo hành bị hai tội danh tấn công cấp độ hai và một tội danh cố ý tấn công cấp độ một nhưng y không nhận tội.
Vilma cho biết bà rất muốn về thăm gia đình ở Philippines, nhưng quá trình hồi phục vẫn chưa xong. Hiện đã tạm đủ sức khỏe để ra ngoài đi dạo, nhưng bà chỉ đi khi có bạn bè hoặc người thân bên cạnh, và tuyệt đối tránh quay lại nơi bị tấn công. “Nỗi sợ hãi dai dẳng như không bao giờ hết. Tôi không thực sự cảm thấy thoải mái khi đi bộ bên ngoài một mình” – bà nói.
Lê Tây Sơn
30 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Minh hoạ: Jason Leung/Unsplash
Cuối năm 2021, truyền thông Mỹ đã bớt đưa tin về vấn nạn tấn công người châu Á, nhưng bước sang năm 2022 lại có một tin tức kinh hoàng: Một người đàn ông châu Á 62 tuổi bị thương nặng và chết sau khi bị tấn công ở New York và cái chết của Michelle Go sau khi bị xô xuống đường ray tàu điện ngầm ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York. Nạn nhân Mỹ gốc Thái Vicha Ratanapakdee, 84 tuổi, bị chết sau cuộc tấn công vào đầu năm ngoái cũng được nhắc lại. Chủ Nhật này, cộng đồng châu Á và các nhà hoạt động nhân quyền đã tổ chức tuần hành tại sáu thành phố lớn để vinh danh các nạn nhân của “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người châu Á”.
Trường hợp của Vilma Kari
Vào một buổi sáng mùa Xuân năm ngoái, bà Vilma Kari, 65 tuổi đang đi dạo qua khu trung tâm Manhattan của thành phố New York trên đường đến nhà thờ thì bất ngờ bị một kẻ lạ mặt hành hung. “Mụ không thuộc về nơi đây vì mụ là người châu Á!” – kẻ tấn công giải thích, chửi bới và đánh đập nạn nhân dữ dội đến mức bà bị thương nặng ở xương chậu.
Sau đó, Vilma nhìn thấy đoạn video khoảnh khắc kinh hoàng lan truyền trên mạng internet và lập tức, bà trở thành tâm điểm của cơn bão truyền thông về nạn bạo hành chống người châu Á trong đại dịch Covid-19.
Được quay từ camera an ninh bên trong khu chung cư Midtown, video cho thấy một gã trung niên đá vào Vilma từ phía sau, khiến bà gục xuống vỉa hè. Có hai bảo vệ bên trong tòa nhà chứng kiến vụ việc, một người đóng cửa kính và họ đợi cho hung thủ rời đi một phút mới bước ra ngoài. Có hai người khác ra vào tòa nhà, nhưng chỉ đi ngang qua Vilma nằm bất động mà không giúp đỡ.
Sở Cảnh sát thành phố New York (NYPD) cho biết không có ai gọi số 911 để báo cáo sự việc. Cảnh sát gặp nạn nhân khi lái xe tuần tra. Theo chủ tòa nhà, hai bảo vệ “vô tâm” đã bị sa thải.
Con gái Elizabeth của Vilma vội vã đến bệnh viện sau khi cô nhận được tin nhắn từ một người bạn kèm đường link video và câu hỏi: “Đây có phải là mẹ của bạn không?”. Elizabeth nhớ lại: “Lúc đầu, tôi không tin đó là mẹ tôi vì bà bị đánh quá dã man!”. Tuần sau đó, các kênh tin tức phát lại đoạn video và các phóng viên tập trung bên ngoài nhà của nạn nhân. Bạn bè, đồng nghiệp và nhiều người xa lạ bày tỏ sự đồng cảm qua điện thoại, tin nhắn. Elizabeth cố gắng giữ riêng tư cho mẹ mình nhưng không thành công.
Minh hoạ: Jason Leung/Unsplash
Trong số những người quan tâm có cả những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, các tổ chức Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (Asian American and Pacific Islander-AAPI), và một số nhà hoạt động trên khắp thế giới. “Các tin nhắn chia sẻ và muốn giúp đỡ đã mang đến cho tôi sự thoải mái trong thời gian mẹ tôi phục hồi. Tôi cảm ơn mọi người trên thế giới đã có những lời đẹp đẽ an ủi gia đình tôi”.
Trong số các tin nhắn mà Vilma nhận được có nhiều câu chuyện cá nhân của những người cũng từng đối mặt với sự phân biệt đối xử, bị quấy rối, hành hung. Vilma, nhập cư từ Philippines khi còn là sinh viên tuổi 20, cho biết: “Mỗi ngày tôi đều tự nhớ lại những gì đã xảy ra với mình”.
Bà và con gái Elizabeth nằm trong số hàng ngàn gia đình trên khắp nước Mỹ đang khốn khổ trước làn sóng bạo lực chống người châu Á gia tăng do thông tin về nguồn gốc coronavirus từ châu Á. Theo số liệu chính thức, tội phạm thù hận tăng rõ nhất ở thành phố New York, nơi có hơn 14% dân số là người châu Á-Thái Bình Dương.
Và những điển hình khác
AAPI cho biết hiện nước Mỹ không còn an toàn cho cộng đồng châu Á và các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thù hận vẫn chưa được giải quyết. Stop Hate AAPI, trung tâm theo dõi các báo cáo về phân biệt chủng tộc và kỳ thị đối với người Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương phỏng vấn hơn 1,000 thành viên AAPI từ Tháng Chín đến Tháng Mười. Kết quả cho thấy, khoảng 1/5 đã bị tấn công ít nhất một lần trong 12 tháng qua.
Tại Thành phố New York, cảnh sát cho biết số báo cáo về tội ác căm thù đã tăng đáng kể từ năm 2019, đạt 28 vụ vào năm 2020 và nhảy vọt lên 131 vụ vào năm ngoái. Nhưng theo các chuyên gia, con số thực còn cao hơn, vì nhiều vụ tấn công không được cảnh sát xếp vào loại tội phạm thù hận do thiếu bằng chứng cho thấy chủng tộc là yếu tố chính dẫn đến bạo hành.
Rào cản ngôn ngữ và mất lòng tin vào luật pháp trong thời gian dài khiến nhiều nạn nhân im lặng. Các nạn nhân và các chuyên gia đều khẳng định cộng đồng châu Á đang mất lòng tin và những người lớn tuổi sợ đi ra ngoài hơn trước.
Shirley Ng, một nhà tổ chức cộng đồng thuộc nhóm dân quyền Asian American Legal Defense and Education, nhận định: “Bạn vẫn thấy một vài người cao tuổi đi dạo quanh Khu Phố Tàu trong đêm, nhưng họ thận trọng hơn. Một số doanh nghiệp cũng đóng cửa sớm từ đầu năm ngoái để nhân viên có thể về nhà an toàn trước khi đêm xuống”.
Bà Minerva Chin, 68 tuổi, một giáo viên người Mỹ gốc Hoa và là nhà hoạt động cộng đồng chưa bao giờ đắn đo trước khi đi dạo buổi tối hoặc làm một số việc vặt vào ban đêm bên ngoài nhà. Nhưng Tháng Bảy năm ngoái, suy nghĩ này đã thay đổi khi bà bị một kẻ lạ đấm ngã nhào trên đường lúc đang đi bộ qua một khu phố bà biết rõ. Chin bất tỉnh, bị chấn động nhẹ còn kẻ tấn công biến mất trong đám đông và không bao giờ bị bắt.
Luôn theo dõi tin tức về phân biệt chủng tộc, nên sau khi chính mình trở thành nạn nhân bà tin là sự căm ghét chống người châu Á sẽ không bao giờ biến mất. “Nó đã đến khu vực của tôi và ở lại đây vĩnh viễn!” – Chin nói. Vì vậy, bà luôn cân nhắc kỹ mỗi khi cần đi ra ngoài sau 10 giờ tối, cảm thấy bất an hơn trong đám đông và luôn tránh những vỉa hè hẹp để không bị ai đến quá gần. “Nhìn chung, mọi người đã trở nên cảnh giác hơn” – bà nói.
Nếu đi chơi về muộn họ cùng đi chung về nhà”. Tommy Lau, 63 tuổi, người Mỹ gốc Hoa biết rất rõ cảm giác này. Làm tài xế xe buýt hơn một thập niên, ông gặp vô số hành khách phát ngôn hung hăng về chủng tộc. Nhưng tần suất và cường độ đã tồi tệ hơn từ đại dịch. “Khi Covid-19 tấn công, mọi người gần như phát điên. Khi Donald Trump nói bệnh cúm châu Á là do Trung Quốc gây ra, và gọi nó là ‘cúm kung’, người ta càng điên hơn nữa!”.
Ngày 23 Tháng Ba, một tuần trước khi bà Vilma bị tấn công, ông chứng kiến tận mắt một người đàn ông lao vào cắn một cặp vợ chồng lớn tuổi người châu Á để cướp. Khi Lau cố gắng can thiệp, hắn ta đã đấm vào mặt ông, lăng mạ chủng tộc rồi nhổ nước bọt vào mặt!
Lau bị chấn động não, phải nghỉ nửa năm không lương và phải vật lý trị liệu nhiều tháng. Nay, thỉnh thoảng ông lại thấy chóng mặt đến mức không thể đứng vững. “Vấn đề còn tệ hơn khi Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) không trả cho tôi bất kỳ khoản bồi thường nào, nêu lý do tôi bị tấn công vào giờ nghỉ trưa chứ không phải trong giờ làm việc. Tôi đang kiện đòi sự công bằng”.
Lau lái xe trở lại vào Tháng Mười sau khi hồi phục hoàn toàn và nhận được lời khen ngợi vì hành động can đảm, trong đó có một tấm bảng ghi công chống ăn cắp đặt tại khu vực 62 NYPD. Nhưng mỗi khi ngồi sau tay lái ông lại sợ đối mặt với những kẻ hung hãn mà ông không muốn gặp.
Minh hoạ: Jason Leung/Unsplash
Tự cứu nhưng lực bất tòng tâm
Trước khi vụ tấn công xảy ra, Vilma sống một mình ở Chicago và dự định trở về Philippines thăm anh chị em. Hiện bà sống ở New York với Elizabeth, con duy nhất. Sự đồng cảm của mọi người đã truyền cảm hứng để Elizabeth mở một trang web có tên AAP (I Belong), nơi cô chia sẻ những câu chuyện phân chủng nhận được.
Một số thành viên của cộng đồng AAPI có cách tiếp cận trực tiếp hơn: Tổ chức những đội tuần tra tình nguyện khu phố, mở các lớp dạy kỹ năng tự vệ và mở cuộc vận động “can đảm báo cáo tội ác” để chính quyền nắm đúng qui mô của vấn nạn.
Chính quyền New York cam kết hỗ trợ và Tháng Tư năm ngoái quốc hội tiểu bang thành lập “quỹ chống phân biệt đối xử” $10 triệu. Cho đến nay, $3.5 triệu đã được phân phối cho 11 tổ chức cộng đồng. Tháng Năm qua, Thị trưởng thành phố cấp thêm $3 triệu “chống tội phạm thù hận”, được phân bổ cho sáu tổ chức đại diện cho các nhóm dân tộc khác nhau. NYPD cũng thành lập “Lực lượng đặc nhiệm tội ác căm thù châu Á”, tổ chức một số diễn đàn cộng đồng và tăng cường tuần tra mật tại các khu vực có dân số châu Á Đông.
Nhưng theo các nhà hoạt động quyền công dân, bất chấp những nỗ lực trên, sự thù hận chủng tộc vẫn tiềm ẩn và các vấn đề hệ thống dẫn đến các vụ tấn công vẫn chưa được giải quyết căn cơ. Một số người muốn tước quyền bảo lãnh cho các tội phạm bạo lực và kéo dài án tù cho chúng bên cạnh việc hỗ trợ nhiều hơn sức khoẻ tâm thần cho các nạn nhân. Họ cũng muốn NYPD mở rộng hơn định nghĩa về tội ác thù hận.
Theo NYPD, trừ khi có bằng chứng rõ ràng về động cơ (ví dụ, kẻ tấn công xổ ra một ngôn từ tục tĩu về chủng tộc), một vụ tấn công sẽ không được xem là tội ác thù hận và thủ phạm có thể được tuyên mức án nhẹ hơn. Trường hợp của Chin không được xem là tội ác thù hận, trong khi Vilma được công nhận và kẻ bạo hành bị hai tội danh tấn công cấp độ hai và một tội danh cố ý tấn công cấp độ một nhưng y không nhận tội.
Vilma cho biết bà rất muốn về thăm gia đình ở Philippines, nhưng quá trình hồi phục vẫn chưa xong. Hiện đã tạm đủ sức khỏe để ra ngoài đi dạo, nhưng bà chỉ đi khi có bạn bè hoặc người thân bên cạnh, và tuyệt đối tránh quay lại nơi bị tấn công. “Nỗi sợ hãi dai dẳng như không bao giờ hết. Tôi không thực sự cảm thấy thoải mái khi đi bộ bên ngoài một mình” – bà nói.
Last edited by LDN on Sun Feb 20, 2022 11:20 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Khi Mỹ không còn là nơi để xây dựng “giấc mơ Mỹ”
Khi Mỹ không còn là nơi để xây dựng “giấc mơ Mỹ”
Mỹ Anh
17 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Biểu tình lên án phân biệt chủng tộc và làn sóng kỳ thị người gốc Á sau cái chết thảm khốc của Christina Yuna Lee (ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)
Làn sóng kỳ thị người gốc Á gần như không hề thuyên giảm tại Mỹ. Những vụ tấn công và giết người man rợ vẫn liên tục xảy ra. Không ít người châu Á đang nhìn nước Mỹ bằng cặp mắt rất khác.
Như nhiều người Mỹ gốc Á thuộc thế hệ thứ hai, Eric Wu sinh ra và lớn lên ở Seattle trong một gia đình với cha mẹ là người nhập cư Trung Quốc vốn khăn gói đến Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho họ và con cái họ. Tuy nhiên, sự bùng nổ và gia tăng các vụ thù ghét chống người châu Á gần đây ở Mỹ đã khiến Eric Wu phải nghĩ lại. Wu, 20 tuổi, đã quyết định chọn nước khác để sống thay vì Mỹ. Hiện ở Anh học đại học, Wu bày tỏ phẫn nộ khi “cứ mỗi tuần, bạn lại thấy một vụ tấn công mới (nhằm vào người gốc Á). “Tôi tức giận khi có thể chứng kiến ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em họ hoặc anh chị em ruột của mình” trong số những người bị giết.
Một trong những sự kiện chấn động mới nhất là vụ Christina Yuna Lee, một phụ nữ Mỹ gốc Hàn, 35 tuổi, được tìm thấy bị đâm chết thảm khốc bởi một hung thủ da đen trong căn hộ của cô ở New York City hôm Chủ Nhật. Video giám sát cho thấy kẻ tình nghi đã bám theo Lee từ ngoài đường vào tòa nhà chung cư. Tháng trước, cũng tại New York, Michelle Alyssa Go, 40 tuổi, đã bị giết oan ức khi bà bị xô xuống đường ray tàu điện ngầm…
Khó có thể liệt kê đầy đủ những vụ tấn công tàn độc nhằm vào người gốc Á trong khuôn khổ một bài báo. Tháng Một 2022, Sở Cảnh sát San Francisco cho biết chỉ riêng năm 2021, các báo cáo liên quan tội thù ghét người gốc Á đã tăng 567%! Trên toàn quốc, số vụ án liên quan tội thù ghét người gốc Á đã tăng 73% trong năm 2020 so với năm trước đó, theo dữ liệu FBI. Liên minh công bằng người Mỹ gốc Á-Thái Bình Dương (Asian American-Pacific Islander Equity Alliance – AAPIEA), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại California, đã thu thập báo cáo về 10,370 vụ việc liên quan kỳ thị người gốc Á từ Tháng Ba 2020 đến Tháng Chín 2021, thuộc đủ kiểu, từ chửi mắng miệt thị, hành hung, đập phá tài sản, tấn công trên mạng đến từ chối bán hàng… COVID-19 đã làm bùng nổ nhanh làn sóng kỳ thị người gốc Á. Trong 30 năm trước đại dịch, AAPIEA xác định có 210 vụ tấn công bạo lực nhằm vào người gốc Á, trung bình 8.1 vụ mỗi năm. Nhưng trong suốt năm 2020 và 2021, đã có 163 cuộc tấn công hung ác, trung bình 81.5 vụ một năm – gấp 11 lần so với mức trung bình trước đó.
Tất cả đang khiến nhiều người gốc Á phải “tái đánh giá” lại những gì mình từng nghĩ về nước Mỹ, nơi vốn đầy rẫy lo ngại về các vấn đề chính trị và xã hội, đặc biệt bạo lực súng đạn. Eric Wu theo học tại Đại học King’s College London và đã lên kế hoạch trở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, với tình hình này, ý định trở lại Mỹ của Wu có khả năng “ném ra ngoài cửa sổ” – theo cách nói của đương sự (Washington Post 17-2-2022). Erin Wen Ai Chew, một phụ nữ Úc gốc Á 39 tuổi ở Sydney, trước đây thường xuyên đến Nam California, quê của chồng. Chew cho biết mình luôn cảnh giác, đặc biệt khi đi bộ trên đường phố Los Angeles một mình. Bây giờ, mức độ cảnh giác “càng tăng nhiều hơn”.
Tuần trước, một nhà ngoại giao Hàn Quốc đang đi ngoài phố ở thành phố New York đã bỗng nhiên bị đấm vào mặt. Và đến giờ, nhiều người vẫn còn nhắc lại vụ việc xảy ra vào Tháng Ba 2021 với vẻ kinh hoàng, khi tám người – chủ yếu là phụ nữ châu Á – đã thiệt mạng trong vụ xả súng tại loạt tiệm spa ở khu vực Atlanta. Thoạt đầu, nhà chức trách còn do dự khi không chắc trong kết luận rằng vụ tấn công có động cơ chủng tộc hay không. Sau đó, công tố viên khẳng định tên Robert Aaron Long (da trắng) đã ra tay thảm sát vì thù ghét người gốc Á. Cộng đồng người Việt cũng không thể tránh khỏi trở thành nạn nhân. Ngày 17 Tháng Ba 2021, ông Phạm Ngọc, 83 tuổi, bị tấn công trên phố Market ở San Francisco. Ngày 20 Tháng Ba, một người đàn ông 60 tuổi gốc Việt khác bị tấn công ở khu Uptown, Chicago. Tiếp đó là vụ xả súng ở Quận Cam, Nam California – nơi được mệnh danh là thủ phủ của cộng đồng người gốc Việt.
Hiển nhiên nước Mỹ vẫn là điểm hạ cánh mong muốn của nhiều người nhập cư châu Á. Trong số thành phần nhập cư gần đây đến Mỹ, người châu Á là nhóm dân lớn thứ hai và được Trung tâm nghiên cứu Pew dự đoán là nhóm dân lớn nhất vào năm 2055. Tuy nhiên, với làn sóng kỳ thị không hề dừng lại, dự báo của Pew có thể không còn chính xác trong tương lai gần. Công dân những nước giàu như Nhật hoặc Hàn Quốc không còn chọn Mỹ để thử thách bản thân và tìm kiếm cơ hội. Jane Jeong Trenka, sinh ở Hàn Quốc và trưởng thành tại Mỹ, đã trở về cố quốc từ năm 2005. Jane Jeong Trenka còn nhớ hồi năm 2013, trong một lần trở lại Mỹ du lịch, một gã lạ mặt đã nện thình thình vào cửa xe hơi của cô và thét lên: “Mày cút về nước của mày đi!”.
Những câu chuyện tương tự Jane Jeong Trenka chưa hẳn “đại diện” cho toàn cảnh bức tranh xã hội Mỹ nhưng sự lớn phình của tâm lý thù ghét người gốc Á, đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19 đến nay, là một thực tế chẳng ai có thể bác bỏ. Cũng như một thực tế khác mà gần như chẳng ai có thể bác bỏ: Nước Mỹ bây giờ đã không còn là nước Mỹ của “ngày trước”. Ngày càng hỗn loạn và bát nháo hơn, ngày càng lộn xộn hơn trong xã hội và ngày càng rạn nứt và chia rẽ hơn về chính trị. Đó là một nước Mỹ mà chỉ một thập niên trước ít người có thể hình dung…
Mỹ Anh
17 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Biểu tình lên án phân biệt chủng tộc và làn sóng kỳ thị người gốc Á sau cái chết thảm khốc của Christina Yuna Lee (ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)
Làn sóng kỳ thị người gốc Á gần như không hề thuyên giảm tại Mỹ. Những vụ tấn công và giết người man rợ vẫn liên tục xảy ra. Không ít người châu Á đang nhìn nước Mỹ bằng cặp mắt rất khác.
Như nhiều người Mỹ gốc Á thuộc thế hệ thứ hai, Eric Wu sinh ra và lớn lên ở Seattle trong một gia đình với cha mẹ là người nhập cư Trung Quốc vốn khăn gói đến Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho họ và con cái họ. Tuy nhiên, sự bùng nổ và gia tăng các vụ thù ghét chống người châu Á gần đây ở Mỹ đã khiến Eric Wu phải nghĩ lại. Wu, 20 tuổi, đã quyết định chọn nước khác để sống thay vì Mỹ. Hiện ở Anh học đại học, Wu bày tỏ phẫn nộ khi “cứ mỗi tuần, bạn lại thấy một vụ tấn công mới (nhằm vào người gốc Á). “Tôi tức giận khi có thể chứng kiến ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em họ hoặc anh chị em ruột của mình” trong số những người bị giết.
Một trong những sự kiện chấn động mới nhất là vụ Christina Yuna Lee, một phụ nữ Mỹ gốc Hàn, 35 tuổi, được tìm thấy bị đâm chết thảm khốc bởi một hung thủ da đen trong căn hộ của cô ở New York City hôm Chủ Nhật. Video giám sát cho thấy kẻ tình nghi đã bám theo Lee từ ngoài đường vào tòa nhà chung cư. Tháng trước, cũng tại New York, Michelle Alyssa Go, 40 tuổi, đã bị giết oan ức khi bà bị xô xuống đường ray tàu điện ngầm…
Khó có thể liệt kê đầy đủ những vụ tấn công tàn độc nhằm vào người gốc Á trong khuôn khổ một bài báo. Tháng Một 2022, Sở Cảnh sát San Francisco cho biết chỉ riêng năm 2021, các báo cáo liên quan tội thù ghét người gốc Á đã tăng 567%! Trên toàn quốc, số vụ án liên quan tội thù ghét người gốc Á đã tăng 73% trong năm 2020 so với năm trước đó, theo dữ liệu FBI. Liên minh công bằng người Mỹ gốc Á-Thái Bình Dương (Asian American-Pacific Islander Equity Alliance – AAPIEA), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại California, đã thu thập báo cáo về 10,370 vụ việc liên quan kỳ thị người gốc Á từ Tháng Ba 2020 đến Tháng Chín 2021, thuộc đủ kiểu, từ chửi mắng miệt thị, hành hung, đập phá tài sản, tấn công trên mạng đến từ chối bán hàng… COVID-19 đã làm bùng nổ nhanh làn sóng kỳ thị người gốc Á. Trong 30 năm trước đại dịch, AAPIEA xác định có 210 vụ tấn công bạo lực nhằm vào người gốc Á, trung bình 8.1 vụ mỗi năm. Nhưng trong suốt năm 2020 và 2021, đã có 163 cuộc tấn công hung ác, trung bình 81.5 vụ một năm – gấp 11 lần so với mức trung bình trước đó.
Tất cả đang khiến nhiều người gốc Á phải “tái đánh giá” lại những gì mình từng nghĩ về nước Mỹ, nơi vốn đầy rẫy lo ngại về các vấn đề chính trị và xã hội, đặc biệt bạo lực súng đạn. Eric Wu theo học tại Đại học King’s College London và đã lên kế hoạch trở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, với tình hình này, ý định trở lại Mỹ của Wu có khả năng “ném ra ngoài cửa sổ” – theo cách nói của đương sự (Washington Post 17-2-2022). Erin Wen Ai Chew, một phụ nữ Úc gốc Á 39 tuổi ở Sydney, trước đây thường xuyên đến Nam California, quê của chồng. Chew cho biết mình luôn cảnh giác, đặc biệt khi đi bộ trên đường phố Los Angeles một mình. Bây giờ, mức độ cảnh giác “càng tăng nhiều hơn”.
Tuần trước, một nhà ngoại giao Hàn Quốc đang đi ngoài phố ở thành phố New York đã bỗng nhiên bị đấm vào mặt. Và đến giờ, nhiều người vẫn còn nhắc lại vụ việc xảy ra vào Tháng Ba 2021 với vẻ kinh hoàng, khi tám người – chủ yếu là phụ nữ châu Á – đã thiệt mạng trong vụ xả súng tại loạt tiệm spa ở khu vực Atlanta. Thoạt đầu, nhà chức trách còn do dự khi không chắc trong kết luận rằng vụ tấn công có động cơ chủng tộc hay không. Sau đó, công tố viên khẳng định tên Robert Aaron Long (da trắng) đã ra tay thảm sát vì thù ghét người gốc Á. Cộng đồng người Việt cũng không thể tránh khỏi trở thành nạn nhân. Ngày 17 Tháng Ba 2021, ông Phạm Ngọc, 83 tuổi, bị tấn công trên phố Market ở San Francisco. Ngày 20 Tháng Ba, một người đàn ông 60 tuổi gốc Việt khác bị tấn công ở khu Uptown, Chicago. Tiếp đó là vụ xả súng ở Quận Cam, Nam California – nơi được mệnh danh là thủ phủ của cộng đồng người gốc Việt.
Hiển nhiên nước Mỹ vẫn là điểm hạ cánh mong muốn của nhiều người nhập cư châu Á. Trong số thành phần nhập cư gần đây đến Mỹ, người châu Á là nhóm dân lớn thứ hai và được Trung tâm nghiên cứu Pew dự đoán là nhóm dân lớn nhất vào năm 2055. Tuy nhiên, với làn sóng kỳ thị không hề dừng lại, dự báo của Pew có thể không còn chính xác trong tương lai gần. Công dân những nước giàu như Nhật hoặc Hàn Quốc không còn chọn Mỹ để thử thách bản thân và tìm kiếm cơ hội. Jane Jeong Trenka, sinh ở Hàn Quốc và trưởng thành tại Mỹ, đã trở về cố quốc từ năm 2005. Jane Jeong Trenka còn nhớ hồi năm 2013, trong một lần trở lại Mỹ du lịch, một gã lạ mặt đã nện thình thình vào cửa xe hơi của cô và thét lên: “Mày cút về nước của mày đi!”.
Những câu chuyện tương tự Jane Jeong Trenka chưa hẳn “đại diện” cho toàn cảnh bức tranh xã hội Mỹ nhưng sự lớn phình của tâm lý thù ghét người gốc Á, đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19 đến nay, là một thực tế chẳng ai có thể bác bỏ. Cũng như một thực tế khác mà gần như chẳng ai có thể bác bỏ: Nước Mỹ bây giờ đã không còn là nước Mỹ của “ngày trước”. Ngày càng hỗn loạn và bát nháo hơn, ngày càng lộn xộn hơn trong xã hội và ngày càng rạn nứt và chia rẽ hơn về chính trị. Đó là một nước Mỹ mà chỉ một thập niên trước ít người có thể hình dung…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Có nên dùng dụng cụ nâng mũi cấp tốc không?
» Khi giấc mơ không thành ....
» Mắt tự dưng bị sụp mí có sao không?
» Không còn chổ dung thân
» Lạm dụng từ ngữ quá không?
» Khi giấc mơ không thành ....
» Mắt tự dưng bị sụp mí có sao không?
» Không còn chổ dung thân
» Lạm dụng từ ngữ quá không?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum