Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Page 1 of 3 • Share
Page 1 of 3 • 1, 2, 3
Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Nhân đọc bài báo tiếng Anh bro 8 đăng nên tôi theo dõi biến thể này:
https://www.nhomcho.com/t24850-b-1-1-529-variant-named-omicron
Đức: 2 người được xác nhận bị nhiễm biến thể Omicron. 1 người trở về từ Nam Phi bị nghi là nhiễm biến thể này.
Ý: 1 người bị nhiễm
Vậy là sẽ từ từ có người của các nước bị nhiễm biến thể omicron vì họ từ Nam Phi về nhà.
Covid-19: Xuất hiện "nạn nhân" lớn đầu tiên của biến thể mới Omicron
Bảo Hạnh | 27/11/2021 - nld
(NLĐO) - Ngày 26-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã trở thành "nạn nhân" lớn đầu tiên của biến thể Covid-19 mới khi phải hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên trong 4 năm do tình hình y tế xấu đi.
Trước đó, các bộ trưởng của những nước thành viên WTO dự kiến tập trung để họp vào tuần tới. Cuối ngày 26-11 (giờ địa phương), WTO cho biết các thành viên đã đồng ý hoãn cuộc họp sau khi sự bùng phát của biến thể mới dẫn đến các hạn chế đi lại khiến nhiều bộ trưởng không thể đến Geneva - Thụy Sĩ. Tổ chức này chưa công bố lịch mới cho cuộc họp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên biến thể B11529 phát hiện tại Nam Phi là Omicron và xếp vào loại "đáng quan tâm" vì nó có thể lây lan nhanh hơn các biến thể khác. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu xem nó có kháng vắc-xin hay không.
Ngày 26-11, Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của WTO, đã cấm các chuyến bay thẳng từ Nam Phi và khu vực lân cận, đồng thời áp dụng các yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch đối với hành trình từ các nước và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Bỉ, Hồng Kông và Israel.
Sự xuất hiện của biến thể mới đã gióng lên hồi chuông báo động toàn cầu hôm 26-11 khi nhiều nước vội vã tạm ngưng các chuyến đi từ Nam Phi và thị trường chứng khoán ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương bị sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm qua.
WHO cảnh báo các bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Các nhà dịch tễ học nhận định việc hạn chế đi lại có thể đã quá muộn để ngăn chặn Omicron lan ra toàn cầu. Biến thể mới xuất hiện lần đầu ở Nam Phi, sau đó đã được phát hiện ở Bỉ, Botswana, Israel và Hồng Kông.
Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể mất hàng tuần để hiểu rõ biến thể mới và liệu các loại vắc-xin, thuốc điều trị hiện nay có tác dụng với nó hay không. Omicron là biến thể thứ 5 được WHO xếp vào loại "đáng quan tâm".
Biến thể này có 1 loại gai protein khác biệt đáng kể so với virus SARS-CoV-2 nguyên bản, loại được dựa vào để phát triển vắc-xin.
Trong 1 diễn biến khác, các quan chức y tế Hà Lan cho biết hàng chục người đến Amsterdam trên 2 chuyến bay từ Nam Phi vào ngày 26-11 có khả năng bị nhiễm Covid-19. Họ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xem những người này có mắc biến thể Omicron hay không.
Theo kết quả xét nghiệm ban đầu, cơ quan y tế Hà Lan ước tính có thể có khoảng 85 ca dương tính Covid-19 trong số các hành khách. "Những người có kết quả dương tính sẽ bị cách ly tại 1 khách sạn hoặc gần sân bay Schiphol. Trong số những kết quả dương tính, chúng tôi đang nhanh chóng xem xét liệu đó có phải là biến thể mới hay không" - trích thông báo của giới y tế
https://www.nhomcho.com/t24850-b-1-1-529-variant-named-omicron
Đức: 2 người được xác nhận bị nhiễm biến thể Omicron. 1 người trở về từ Nam Phi bị nghi là nhiễm biến thể này.
Ý: 1 người bị nhiễm
Vậy là sẽ từ từ có người của các nước bị nhiễm biến thể omicron vì họ từ Nam Phi về nhà.
Covid-19: Xuất hiện "nạn nhân" lớn đầu tiên của biến thể mới Omicron
Bảo Hạnh | 27/11/2021 - nld
(NLĐO) - Ngày 26-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã trở thành "nạn nhân" lớn đầu tiên của biến thể Covid-19 mới khi phải hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên trong 4 năm do tình hình y tế xấu đi.
Trước đó, các bộ trưởng của những nước thành viên WTO dự kiến tập trung để họp vào tuần tới. Cuối ngày 26-11 (giờ địa phương), WTO cho biết các thành viên đã đồng ý hoãn cuộc họp sau khi sự bùng phát của biến thể mới dẫn đến các hạn chế đi lại khiến nhiều bộ trưởng không thể đến Geneva - Thụy Sĩ. Tổ chức này chưa công bố lịch mới cho cuộc họp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên biến thể B11529 phát hiện tại Nam Phi là Omicron và xếp vào loại "đáng quan tâm" vì nó có thể lây lan nhanh hơn các biến thể khác. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu xem nó có kháng vắc-xin hay không.
Ngày 26-11, Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của WTO, đã cấm các chuyến bay thẳng từ Nam Phi và khu vực lân cận, đồng thời áp dụng các yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch đối với hành trình từ các nước và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Bỉ, Hồng Kông và Israel.
Sự xuất hiện của biến thể mới đã gióng lên hồi chuông báo động toàn cầu hôm 26-11 khi nhiều nước vội vã tạm ngưng các chuyến đi từ Nam Phi và thị trường chứng khoán ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương bị sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm qua.
WHO cảnh báo các bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Các nhà dịch tễ học nhận định việc hạn chế đi lại có thể đã quá muộn để ngăn chặn Omicron lan ra toàn cầu. Biến thể mới xuất hiện lần đầu ở Nam Phi, sau đó đã được phát hiện ở Bỉ, Botswana, Israel và Hồng Kông.
Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể mất hàng tuần để hiểu rõ biến thể mới và liệu các loại vắc-xin, thuốc điều trị hiện nay có tác dụng với nó hay không. Omicron là biến thể thứ 5 được WHO xếp vào loại "đáng quan tâm".
Biến thể này có 1 loại gai protein khác biệt đáng kể so với virus SARS-CoV-2 nguyên bản, loại được dựa vào để phát triển vắc-xin.
Trong 1 diễn biến khác, các quan chức y tế Hà Lan cho biết hàng chục người đến Amsterdam trên 2 chuyến bay từ Nam Phi vào ngày 26-11 có khả năng bị nhiễm Covid-19. Họ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xem những người này có mắc biến thể Omicron hay không.
Theo kết quả xét nghiệm ban đầu, cơ quan y tế Hà Lan ước tính có thể có khoảng 85 ca dương tính Covid-19 trong số các hành khách. "Những người có kết quả dương tính sẽ bị cách ly tại 1 khách sạn hoặc gần sân bay Schiphol. Trong số những kết quả dương tính, chúng tôi đang nhanh chóng xem xét liệu đó có phải là biến thể mới hay không" - trích thông báo của giới y tế
Last edited by LDN on Fri May 13, 2022 5:59 am; edited 74 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biến thể Corona mới Omicron xuất hiện ở Bỉ, Israel, Hồng Kông
Hơn Delta 500% tốc độ lây thì "toi đời" rồi mọi người ạ
Biến thể Omicron siêu đột biến, lây nhiễm mạnh hơn 500% so với Delta
LĐO | 27/11/2021
Biến thể Omicron hay B.1.1.529 có thể lây nhiễm mạnh hơn khoảng 500% so với biến thể Delta, một nhà dịch tễ học hàng đầu cho biết.
Biến thể Omicron được cho là có 32 đột biến trong protein gai. Biến thể SARS-CoV-2 mới này đồng thời được cho là có khả năng né miễn dịch ở những người tiêm vaccine COVID-19 và từng nhiễm COVID-19 trước đó.
Biến thể ban đầu có tên gọi B.1.1.529 trước khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron và gán nhãn là "biến thể đáng lo ngại".
Omicron xuất hiện lần đầu ở phía nam Châu Phi và đã được phát hiện ở Bỉ, Nam Phi, Hong Kong (Trung Quốc) và Israel.
Biến thể SARS-CoV-2 mới đã được giới khoa học mô tả là "biến thể tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay" và các nhà khoa học cũng lo ngại biến thể virus gây dịch COVID-19 này sẽ lan rộng.
Theo Newsweek, Tiến sĩ Eric Feigl-Ding - nhà dịch tễ học và là thành viên cấp cao tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) - chia sẻ ngày 26.11 rằng, biến thể SARS-CoV-2 mới Omicron có loạt lợi thế cạnh tranh tiềm năng so với các biến thể cũ.
Ông cũng lưu ý rằng, biến thể mới Omicron có số lượng đột biến xấu ở gai nhiều gấp đôi so với biến thể Delta.
"Biến thể B.1.1.529 mới có khả năng lây nhiễm cạnh tranh cao hơn khoảng 500% - là chỉ số đáng kinh ngạc nhất tới nay" - nhà dịch tễ học Feigl-Ding chia sẻ kèm với hình ảnh so sánh lợi thế sinh tồn của các chủng virus SARS-CoV-2.
Nhà khoa học Mỹ cũng nhận xét về vị trí cắt furin trong protein gai của virus - phần quan trọng của SARS-CoV-2 giúp xác định khả năng lây truyền của virus.
Ông cảnh báo, đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên một biến thể có đột biến vị trí phân cắt 2 furin. Cụ thể, biến thể Omicron không chứa không chỉ 1 mà là 2 đột biến vị trí phân cắt furin - P681H và N679K. Theo nhà virus học Tom Peacock, đây là lần đầu tiên ông quan sát được những đột biến này ở cùng một chủng virus SARS-CoV-2.
THANH HÀ
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biến thể Corona mới Omicron xuất hiện ở Bỉ, Israel, Hồng Kông
Pfizer/Biontech có thể sản xuất được vắc xin chống biến thể Omicron trong 3 tháng tới
27/11/2021 - phunuonline
PNO - Ngày 26/11, Pfizer cho biết có thể sản xuất vắc xin COVID-19 giúp ngăn ngừa biến chủng Omicron mới của virus này, trong "khoảng 100 ngày" tới.
Nam Phi phát hiện biến thể mới, EU phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 - 11 tuổiThế giới khẩn trương ứng phó biến thể mới của COVID-19, đưa Nam Phi vào "danh sách đỏ"Các nước đồng loạt ban hành hạn chế đi lại do lo ngại biến thể Omicron.
Trong một thông cáo được đăng trên tờ CBS MoneyWatch, nhà sản xuất dược phẩm Pfizer cho biết các nhà nghiên cứu của công ty đang tiến hành các thử nghiệm để xem liệu vắc xin hiện có của công ty có hiệu quả chống lại biến thể Omicron hay không.
Các nhà nghiên cứu đang xem xét liệu vắc xin hiện có có khả năng Omicron.
Các nhà nghiên cứu của Pfizer đang xem xét liệu vắc xin hiện có của công ty có hiệu quả chống lại biến thể Omicron hay không.
Nếu không, Pfizer cho biết sẽ "sản xuất một loại vắc xin được chế tạo riêng để chống lại biến thể này", cùng với đối tác sản xuất vắc xin của công ty tại Đức là BioNTech.
Pfizer và BioNTech dự kiến sẽ có kết quả từ các thử nghiệm vắc xin trên Omicron trong 2 tuần, theo Reuters.
Một loại vắc xin mới để phòng chống biến thể Omicron cần phải được Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, và có thể được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng trước tiên, cần phải đợi Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ - ông Xavier Becerra - tuyên bố biến thể này là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Trước đây, Pfizer và BioNTech phải chờ từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021 mới được FDA chấp thuận đầy đủ cho vắc xin do họ sản xuất.
Các quan chức y tế Nam Phi cho biết Omicron có nhiều đột biến hơn các biến thể từng xuất hiện trên thế giới trước đây, trong đó có biến thể Delta. Nhà dịch tễ học người Nam Phi Salim Abdool Karim cho CBS News biết điều đáng quan ngại là biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh hơn và kháng vắc xin nhiều hơn, đối với các loại vắc xin hiện có.
"Nếu biến thể này giống hoặc dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta, thì sẽ rất khó lường tác động của nó trên toàn cầu trong thời gian tới", ông Karim nhận định.
Tính đến nay, toàn thế giới ghi nhận chưa đến 100 trường hợp nhiễm biến thể Omicron. Đa số những trường hợp này là những người trẻ tuổi ở Nam Phi, nơi có tỷ lệ tiêm chủng khá thấp. Botswana và Hồng Kông cũng đã xác nhận các trường hợp liên quan đến Omicron ở những du khách vừa trở về từ Nam Phi.
Nhất Nguyên (theo CBS News)
27/11/2021 - phunuonline
PNO - Ngày 26/11, Pfizer cho biết có thể sản xuất vắc xin COVID-19 giúp ngăn ngừa biến chủng Omicron mới của virus này, trong "khoảng 100 ngày" tới.
Nam Phi phát hiện biến thể mới, EU phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 - 11 tuổiThế giới khẩn trương ứng phó biến thể mới của COVID-19, đưa Nam Phi vào "danh sách đỏ"Các nước đồng loạt ban hành hạn chế đi lại do lo ngại biến thể Omicron.
Trong một thông cáo được đăng trên tờ CBS MoneyWatch, nhà sản xuất dược phẩm Pfizer cho biết các nhà nghiên cứu của công ty đang tiến hành các thử nghiệm để xem liệu vắc xin hiện có của công ty có hiệu quả chống lại biến thể Omicron hay không.
Các nhà nghiên cứu đang xem xét liệu vắc xin hiện có có khả năng Omicron.
Các nhà nghiên cứu của Pfizer đang xem xét liệu vắc xin hiện có của công ty có hiệu quả chống lại biến thể Omicron hay không.
Nếu không, Pfizer cho biết sẽ "sản xuất một loại vắc xin được chế tạo riêng để chống lại biến thể này", cùng với đối tác sản xuất vắc xin của công ty tại Đức là BioNTech.
Pfizer và BioNTech dự kiến sẽ có kết quả từ các thử nghiệm vắc xin trên Omicron trong 2 tuần, theo Reuters.
Một loại vắc xin mới để phòng chống biến thể Omicron cần phải được Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, và có thể được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng trước tiên, cần phải đợi Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ - ông Xavier Becerra - tuyên bố biến thể này là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Trước đây, Pfizer và BioNTech phải chờ từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021 mới được FDA chấp thuận đầy đủ cho vắc xin do họ sản xuất.
Các quan chức y tế Nam Phi cho biết Omicron có nhiều đột biến hơn các biến thể từng xuất hiện trên thế giới trước đây, trong đó có biến thể Delta. Nhà dịch tễ học người Nam Phi Salim Abdool Karim cho CBS News biết điều đáng quan ngại là biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh hơn và kháng vắc xin nhiều hơn, đối với các loại vắc xin hiện có.
"Nếu biến thể này giống hoặc dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta, thì sẽ rất khó lường tác động của nó trên toàn cầu trong thời gian tới", ông Karim nhận định.
Tính đến nay, toàn thế giới ghi nhận chưa đến 100 trường hợp nhiễm biến thể Omicron. Đa số những trường hợp này là những người trẻ tuổi ở Nam Phi, nơi có tỷ lệ tiêm chủng khá thấp. Botswana và Hồng Kông cũng đã xác nhận các trường hợp liên quan đến Omicron ở những du khách vừa trở về từ Nam Phi.
Nhất Nguyên (theo CBS News)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biến thể Corona mới Omicron xuất hiện ở Bỉ, Israel, Hồng Kông
Tôi mới đọc sơ qua 1 bài báo tiếng nước ngoài. Biontech/Pfizer đang thử nghiệm để vakzin của mình thích ứng với biến thể Omicron, hay chung chung thích hợp với những loại escape variante. Khoảng 6 tuần nữa (???) sẽ có vakzin thích nghi.
Moderna thì hiện giờ đang có 3 thử nghiệm khác nhau cho vấn đề Omicron này rồi.
Cập nhật ngày 05.12.2021: 5-6 tuần nữa có vakzin cho Omicron là lạc quan, chắc không được như vậy.
-~-
Theo dõi chuyện 2 người đàn ông bị nhiễm biến thể này ở Hồng Kông (HK) thì người ta kết luận là người trẻ lây cho người già hơn. Cả 2 người đều đã được tiêm ngừa chống corona đầy đủ, không quen biết nhau, ở chung 1 Hotel vì phải cách ly sau khi đi bằng máy bay tới HK.
Người trẻ bị nhiễm, dùng khẩu trang có thể lưu thông không khí ra vào, có lúc ông ta cũng không đeo khẩu trang khi mở cửa phòng để đặt thức ăn hay lấy thứ gì đó. Vì hành lang Hotel không được mở cửa sổ thông thoáng nên virus có rất nhiều và người đàn ông kia bị lây.
Moderna thì hiện giờ đang có 3 thử nghiệm khác nhau cho vấn đề Omicron này rồi.
Cập nhật ngày 05.12.2021: 5-6 tuần nữa có vakzin cho Omicron là lạc quan, chắc không được như vậy.
-~-
Theo dõi chuyện 2 người đàn ông bị nhiễm biến thể này ở Hồng Kông (HK) thì người ta kết luận là người trẻ lây cho người già hơn. Cả 2 người đều đã được tiêm ngừa chống corona đầy đủ, không quen biết nhau, ở chung 1 Hotel vì phải cách ly sau khi đi bằng máy bay tới HK.
Người trẻ bị nhiễm, dùng khẩu trang có thể lưu thông không khí ra vào, có lúc ông ta cũng không đeo khẩu trang khi mở cửa phòng để đặt thức ăn hay lấy thứ gì đó. Vì hành lang Hotel không được mở cửa sổ thông thoáng nên virus có rất nhiều và người đàn ông kia bị lây.
Last edited by LDN on Sun Dec 05, 2021 8:25 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biến thể Corona mới Omicron xuất hiện ở Bỉ, Israel, Hồng Kông
Ca nhiễm biến chủng Omicron ở Hong Kong khiến cả châu Á lo ngại
An Bình - 27.11.2021
Theo Nikkei Asia, CNN
Hong Kong phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron giữa lúc hòn đảo chuẩn bị dỡ bỏ các quy định cách ly khi di chuyển với Trung Quốc đại lục, theo Nikkei Asia.
Giới chức y tế Hong Kong đã phát hiện 2 người đang cách ly tại khách sạn sân bay Regal mắc biến chủng B.1.1.529 mới - được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron và xếp vào danh sách "đáng lo ngại".
Nam Phi được cho là nước đầu tiên phát hiện ca nhiễm biến chủng mới có nguy cơ lan truyền mạnh hơn cả biến chủng Delta này.
Ngoài Hong Kong, những nơi khác trên thế giới đã xác nhận ca nhiễm biến chủng Omicron gồm có Botswana, Israel, Bỉ và Anh.
Các nhà khoa học cho biết Omicron là biến chủng mang nhiều đột biến nhất cho tới nay. Theo kết quả nghiên cứu, biến chủng này có hơn 50 đột biến, trong đó 32 đột biến nằm ở tế bào protein gai, loại protein cho phép virus bám vào các tế bào của cơ thể.
Chính quyền Hong Kong cho biết thành phố này đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
Hong Kong phat hien ca nhiem Omicron anh 2
Chính quyền Hong Kong cho biết thành phố này đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
"Các đột biến có thể cho phép virus chống lại kháng thể của những người từng mắc Covid-19 hoặc những trường hợp đã được tiêm vaccine", nhà dịch tễ học Ben Cowling tại Đại học Hong Kong cho biết.
Ông Cowling cũng bổ sung rằng thời điểm hiện tại là quá sớm để đánh giá về khả năng lây truyền của biến chủng này.
Theo South China Morning Post, bệnh nhân đầu tiên ở Hong Kong được phát hiện nhiễm biến chủng Omicron là một người đàn ông 36 tuổi đến từ Nam Phi vào hôm 11/11.
Người này cách ly tại khách sạn sân bay Regal và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hôm 15/11.
Một vị khách 62 tuổi - đến từ Canada - ở phòng đối diện với bệnh nhân trên - cũng xét nghiệm dương tính 5 ngày sau đó.
Trước khi việc nhiễm biến chủng mới được xác nhận hôm 25/11, trường hợp bệnh nhân 36 tuổi nói trên đã gây chú ý trên truyền thông liên quan tới chiếc khẩu trang có van khí được người này sử dụng nhiều lần khi nhận đồ ăn và đổ rác.
Van khí của loại khẩu trang nói trên chỉ có tác dụng lọc khí đi vào chứ không lọc khí đi ra. Chuyên gia sinh vật học hàng đầu Hong Kong Yuen Kwok-yung gọi loại khẩu trang đó là “ích kỷ”.
Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe (CHP) Hong Kong sau đó đã thông báo những người ở trong bất kỳ khách sạn nào được chỉ định làm nơi cách ly của thành phố không còn được phép đeo khẩu trang có van khí kể từ ngày 25/11. Thay vào đó, mọi người phải đeo khẩu trang y tế khi mở cửa phòng để lấy đồ ăn và đổ rác.
Thông tin về ca nhiễm biến chủng mới được đưa ra giữa lúc Hong Kong đang chuẩn bị mở lại biên giới sau 18 tháng với thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đại lục. Theo chính quyền Trung Quốc, Hong Kong sẽ áp dụng các quy định về y tế và truy vết tương tự với phần còn lại của đất nước.
"Kế hoạch mở cửa của Hong Kong sẽ không bị ảnh hưởng miễn là thành phố ngăn chặn được các ca lây nhiễm biến chủng mới trong cộng đồng", giáo sư David Hui, cố vấn của chính quyền về Covid-19 cho biết.
An Bình - 27.11.2021
Theo Nikkei Asia, CNN
Hong Kong phát hiện 2 ca nhiễm biến chủng Omicron giữa lúc hòn đảo chuẩn bị dỡ bỏ các quy định cách ly khi di chuyển với Trung Quốc đại lục, theo Nikkei Asia.
Giới chức y tế Hong Kong đã phát hiện 2 người đang cách ly tại khách sạn sân bay Regal mắc biến chủng B.1.1.529 mới - được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron và xếp vào danh sách "đáng lo ngại".
Nam Phi được cho là nước đầu tiên phát hiện ca nhiễm biến chủng mới có nguy cơ lan truyền mạnh hơn cả biến chủng Delta này.
Ngoài Hong Kong, những nơi khác trên thế giới đã xác nhận ca nhiễm biến chủng Omicron gồm có Botswana, Israel, Bỉ và Anh.
Các nhà khoa học cho biết Omicron là biến chủng mang nhiều đột biến nhất cho tới nay. Theo kết quả nghiên cứu, biến chủng này có hơn 50 đột biến, trong đó 32 đột biến nằm ở tế bào protein gai, loại protein cho phép virus bám vào các tế bào của cơ thể.
Chính quyền Hong Kong cho biết thành phố này đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
Hong Kong phat hien ca nhiem Omicron anh 2
Chính quyền Hong Kong cho biết thành phố này đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
"Các đột biến có thể cho phép virus chống lại kháng thể của những người từng mắc Covid-19 hoặc những trường hợp đã được tiêm vaccine", nhà dịch tễ học Ben Cowling tại Đại học Hong Kong cho biết.
Ông Cowling cũng bổ sung rằng thời điểm hiện tại là quá sớm để đánh giá về khả năng lây truyền của biến chủng này.
Theo South China Morning Post, bệnh nhân đầu tiên ở Hong Kong được phát hiện nhiễm biến chủng Omicron là một người đàn ông 36 tuổi đến từ Nam Phi vào hôm 11/11.
Người này cách ly tại khách sạn sân bay Regal và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hôm 15/11.
Một vị khách 62 tuổi - đến từ Canada - ở phòng đối diện với bệnh nhân trên - cũng xét nghiệm dương tính 5 ngày sau đó.
Trước khi việc nhiễm biến chủng mới được xác nhận hôm 25/11, trường hợp bệnh nhân 36 tuổi nói trên đã gây chú ý trên truyền thông liên quan tới chiếc khẩu trang có van khí được người này sử dụng nhiều lần khi nhận đồ ăn và đổ rác.
Van khí của loại khẩu trang nói trên chỉ có tác dụng lọc khí đi vào chứ không lọc khí đi ra. Chuyên gia sinh vật học hàng đầu Hong Kong Yuen Kwok-yung gọi loại khẩu trang đó là “ích kỷ”.
Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe (CHP) Hong Kong sau đó đã thông báo những người ở trong bất kỳ khách sạn nào được chỉ định làm nơi cách ly của thành phố không còn được phép đeo khẩu trang có van khí kể từ ngày 25/11. Thay vào đó, mọi người phải đeo khẩu trang y tế khi mở cửa phòng để lấy đồ ăn và đổ rác.
Thông tin về ca nhiễm biến chủng mới được đưa ra giữa lúc Hong Kong đang chuẩn bị mở lại biên giới sau 18 tháng với thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đại lục. Theo chính quyền Trung Quốc, Hong Kong sẽ áp dụng các quy định về y tế và truy vết tương tự với phần còn lại của đất nước.
"Kế hoạch mở cửa của Hong Kong sẽ không bị ảnh hưởng miễn là thành phố ngăn chặn được các ca lây nhiễm biến chủng mới trong cộng đồng", giáo sư David Hui, cố vấn của chính quyền về Covid-19 cho biết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biến thể Corona mới Omicron xuất hiện ở Bỉ, Israel, Hồng Kông
Biến thể Covid-19 mới tại Nam Phi gây lo lắng về hiệu quả của vac-xin
Đăng ngày: 26/11/2021
Chi Phương - rfi
Giới chức y tế Nam Phi thông báo hôm thứ Năm, 25/11/2021, đã phát hiện một biến thể mới của Covid-19 và cảnh báo về mức độ nguy hiểm của biến thể này, có thể làm cho các loại vac-xin hiện tại không có hiệu quả. Phát hiện mới này đã khiến nhiều quốc gia lo lắng, thông báo tạm ngưng các đường bay đến Nam Phi và các quốc gia lân cận.
Một biến thể mới của Covid-19, được gọi là B.1.1.529, có khả năng lây lan mạnh đã được phát hiện ở Nam Phi. Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, các nhà khoa học Nam Phi cho biết biến thể này có ít nhất 10 đột biến so với hai đột biến ở biến thể Delta, vốn đã là nguyên nhân của các đợt bùng phát dịch mới ở nhiều nước.
Trong những ngày gần đây, Nam Phi đã ghi nhận số ca nhiễm gia tăng mạnh, và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Các nhà khoa học cũng lo ngại về hiệu quả của các loại vac_xin, không chắc là có thể chống lại biến thể mới này.
Theo AFP, cơ quan y tế Anh, hôm nay cho biết, biến thể mới này có một loại protein đột biến, cho phép virus corona xâm nhập vào các tế bào khác với chủng corona mà các vac-xin hiện tại nghiên cứu dựa trên đó. Các nhà khoa học Anh mô tả rằng đây biến thể “phức tạp nhất, chưa từng phát hiện”.
Giới chức Anh ngay hôm qua, 25/11, đã quyết định cấm tất cả các chuyến bay đến từ Nam Phi và một số quốc gia lân cận. Các quốc gia như như Anh, Ý, Đức và Singapore, cũng đã nhanh chóng tuyên bố tạm ngưng tất cả các chuyến bay tới khu vực này.
Cho đến nay, 22 trường hợp đã được báo cáo. Các trường hợp nhiễm biến thể mới này cũng đã được phát hiện ở Botswana, Hồng Kông và Israel, từ những người trở về từ Nam Phi.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức họp ngay trong chiều nay, 26/11/2021, để xác định mức độ nguy hiểm của biến thể này.
Đăng ngày: 26/11/2021
Chi Phương - rfi
Giới chức y tế Nam Phi thông báo hôm thứ Năm, 25/11/2021, đã phát hiện một biến thể mới của Covid-19 và cảnh báo về mức độ nguy hiểm của biến thể này, có thể làm cho các loại vac-xin hiện tại không có hiệu quả. Phát hiện mới này đã khiến nhiều quốc gia lo lắng, thông báo tạm ngưng các đường bay đến Nam Phi và các quốc gia lân cận.
Một biến thể mới của Covid-19, được gọi là B.1.1.529, có khả năng lây lan mạnh đã được phát hiện ở Nam Phi. Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, các nhà khoa học Nam Phi cho biết biến thể này có ít nhất 10 đột biến so với hai đột biến ở biến thể Delta, vốn đã là nguyên nhân của các đợt bùng phát dịch mới ở nhiều nước.
Trong những ngày gần đây, Nam Phi đã ghi nhận số ca nhiễm gia tăng mạnh, và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Các nhà khoa học cũng lo ngại về hiệu quả của các loại vac_xin, không chắc là có thể chống lại biến thể mới này.
Theo AFP, cơ quan y tế Anh, hôm nay cho biết, biến thể mới này có một loại protein đột biến, cho phép virus corona xâm nhập vào các tế bào khác với chủng corona mà các vac-xin hiện tại nghiên cứu dựa trên đó. Các nhà khoa học Anh mô tả rằng đây biến thể “phức tạp nhất, chưa từng phát hiện”.
Giới chức Anh ngay hôm qua, 25/11, đã quyết định cấm tất cả các chuyến bay đến từ Nam Phi và một số quốc gia lân cận. Các quốc gia như như Anh, Ý, Đức và Singapore, cũng đã nhanh chóng tuyên bố tạm ngưng tất cả các chuyến bay tới khu vực này.
Cho đến nay, 22 trường hợp đã được báo cáo. Các trường hợp nhiễm biến thể mới này cũng đã được phát hiện ở Botswana, Hồng Kông và Israel, từ những người trở về từ Nam Phi.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức họp ngay trong chiều nay, 26/11/2021, để xác định mức độ nguy hiểm của biến thể này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Holland 1 cặp trốn khỏi Hotel cách ly
Cặp vợ chồng trốn cách ly bị lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan bắt
29/11/2021 12:04 - tuoitre
TTO - Một cặp vợ chồng đang cách ly tại khách sạn do nghi ngờ mang biến thể Omicron đã trốn khỏi đây và bị lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan bắt giữ ngay khi máy bay của họ chuẩn bị cất cánh.
Cặp vợ chồng trốn cách ly bị lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan bắt - Ảnh 1.
Sân bay Schiphol, thủ đô Amsterdam (Hà Lan) - Ảnh: CARGO NEWSWIRE
Lực lượng vũ trang Hà Lan trong một tuyên bố đã xác nhận vụ việc kịch tính xảy ra tại sân bay Schiphol của thủ đô Amsterdam (Hà Lan), theo Đài truyền hình RT.
Vào khoảng 6h chiều (giờ địa phương) ngày 28-11, trên chuyến bay chuẩn bị cất cánh đến Tây Ban Nha, lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan đã bắt giữ một cặp vợ chồng. Họ đã trốn cách ly khỏi một khách sạn.
Danh tính của cặp vợ chồng bị giam giữ không được tiết lộ và không rõ liệu họ có bị nhiễm bệnh hay chỉ bị cách ly để đề phòng. Quân đội đã chuyển giao cặp vợ chồng này cho các quan chức y tế để được đưa đến một cơ sở cách ly khác.
Hà Lan đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau khi có 13 người nhiễm biến thể Omicron COVID-19 mới được phát hiện.
Đây là những hành khách trên một chuyến bay từ Nam Phi đến Hà Lan. Khoảng 61 người trên chuyến bay có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong tổng số 624 hành khách. Viện Y tế quốc gia Hà Lan (RIVM) cảnh báo: "Biến thể mới Omicron có thể tiếp tục được tìm thấy, nếu tăng cường xét nghiệm nhiều hơn".
Tất cả những người đến Hà Lan từ Nam Phi, cũng như từ các quốc gia như Botswana, Malawi, Lesotho, Eswatini, Namibia, Mozambique và Zimbabwe hiện nay buộc phải kiểm dịch cho đến khi biết kết quả, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng.
"Chúng tôi sẽ kiểm soát chặt nhằm buộc họ tuân thủ các quy tắc kiểm dịch", Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge tuyên bố hôm 28-11, chỉ vài giờ trước khi cặp vợ chồng trên cố gắng trốn khỏi khách sạn cách ly.
29/11/2021 12:04 - tuoitre
TTO - Một cặp vợ chồng đang cách ly tại khách sạn do nghi ngờ mang biến thể Omicron đã trốn khỏi đây và bị lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan bắt giữ ngay khi máy bay của họ chuẩn bị cất cánh.
Cặp vợ chồng trốn cách ly bị lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan bắt - Ảnh 1.
Sân bay Schiphol, thủ đô Amsterdam (Hà Lan) - Ảnh: CARGO NEWSWIRE
Lực lượng vũ trang Hà Lan trong một tuyên bố đã xác nhận vụ việc kịch tính xảy ra tại sân bay Schiphol của thủ đô Amsterdam (Hà Lan), theo Đài truyền hình RT.
Vào khoảng 6h chiều (giờ địa phương) ngày 28-11, trên chuyến bay chuẩn bị cất cánh đến Tây Ban Nha, lực lượng kiểm soát quân sự Hà Lan đã bắt giữ một cặp vợ chồng. Họ đã trốn cách ly khỏi một khách sạn.
Danh tính của cặp vợ chồng bị giam giữ không được tiết lộ và không rõ liệu họ có bị nhiễm bệnh hay chỉ bị cách ly để đề phòng. Quân đội đã chuyển giao cặp vợ chồng này cho các quan chức y tế để được đưa đến một cơ sở cách ly khác.
Hà Lan đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau khi có 13 người nhiễm biến thể Omicron COVID-19 mới được phát hiện.
Đây là những hành khách trên một chuyến bay từ Nam Phi đến Hà Lan. Khoảng 61 người trên chuyến bay có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong tổng số 624 hành khách. Viện Y tế quốc gia Hà Lan (RIVM) cảnh báo: "Biến thể mới Omicron có thể tiếp tục được tìm thấy, nếu tăng cường xét nghiệm nhiều hơn".
Tất cả những người đến Hà Lan từ Nam Phi, cũng như từ các quốc gia như Botswana, Malawi, Lesotho, Eswatini, Namibia, Mozambique và Zimbabwe hiện nay buộc phải kiểm dịch cho đến khi biết kết quả, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng.
"Chúng tôi sẽ kiểm soát chặt nhằm buộc họ tuân thủ các quy tắc kiểm dịch", Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge tuyên bố hôm 28-11, chỉ vài giờ trước khi cặp vợ chồng trên cố gắng trốn khỏi khách sạn cách ly.
Last edited by LDN on Wed Dec 01, 2021 7:58 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Omicron
Cập nhật thông tin, viết theo báo tiếng nước ngoài.
Boss của Moderna: Moderna chống biến thể Omicron không hữu hiệu bằng chống biến thể Delta
Boss Biontech: Biontech chống biến thể Omicron rất hữu hiệu, không thua kém so với tác dụng chống các biến thể khác.
Boss AstraZeneca: không có bằng chứng AstraZeneca chống biến thể Omicron kém hữu hiệu.
Biến thể Omicron có ở các nước Âu Châu lâu rồi, không phải Nam Phi là nơi xuất hiện đầu tiên biến thể này.
Boss của Moderna: Moderna chống biến thể Omicron không hữu hiệu bằng chống biến thể Delta
Boss Biontech: Biontech chống biến thể Omicron rất hữu hiệu, không thua kém so với tác dụng chống các biến thể khác.
Boss AstraZeneca: không có bằng chứng AstraZeneca chống biến thể Omicron kém hữu hiệu.
Biến thể Omicron có ở các nước Âu Châu lâu rồi, không phải Nam Phi là nơi xuất hiện đầu tiên biến thể này.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Viết theo bài báo tiếng nước ngoài.
Tàu hãnh diện không có người nào nhiễm Omicron. Báo tuyên truyền của đảng cs Tàu Global Times kiêu căng khoe khoang.
Tàu tiêm rất nhanh và rất nhiều, con nít 3 tuổi trở lên là có thể tiêm Vakzin chống corona. Những vakzine của Tàu có chống lại Delta hay Omicron không thì bên ngoài không biết. Tàu không công nhận vakzine nước ngoài!
Tàu hãnh diện không có người nào nhiễm Omicron. Báo tuyên truyền của đảng cs Tàu Global Times kiêu căng khoe khoang.
Tàu tiêm rất nhanh và rất nhiều, con nít 3 tuổi trở lên là có thể tiêm Vakzin chống corona. Những vakzine của Tàu có chống lại Delta hay Omicron không thì bên ngoài không biết. Tàu không công nhận vakzine nước ngoài!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Người Việt buồn lo khi Nhật cấm nhập cảnh ngăn Omicron
Thứ tư, 1/12/2021 | vnexpress
Phương Chinh mong chờ từng ngày được đoàn tụ cùng chồng ở Nhật Bản sau ba năm xa cách, nhưng Omicron xuất hiện đã đảo lộn tất cả.
"Lúc biết tin chính phủ Nhật Bản áp lệnh cấm nhập cảnh vì biến chủng Omicron, tôi thực sự thất vọng và bất lực vì không biết mình sẽ phải làm sao. Cảm giác mọi thứ gần đạt được rồi lại tự nhiên vụt khỏi tay", Phương Chinh, ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, chia sẻ với VnExpress.
Chị Chinh bắt đầu lên kế hoạch sang Nhật đoàn tụ với chồng từ tháng 7/2020. Sau nhiều tháng học tiếng và lo liệu thủ tục, chị dự kiến bay sang Nhật vào ngày 1/6. Tuy nhiên, kế hoạch đổ bể khi dịch bệnh bùng phát mạnh, khiến chính phủ Nhật Bản siết quy định nhập cảnh.
"Lịch bay bị lùi từ tháng 6 sang tháng 12, nhưng giờ lại có lệnh cấm nhập cảnh nên không biết bao giờ mới được bay nữa", chị nói. "Vợ chồng tôi xa nhau đã ba năm rồi. Tôi mong được đoàn tụ với chồng và cùng nhau làm việc để trang trải nợ nần, nhưng mọi thứ không như mình mong muốn".
Chính phủ Nhật ngày 29/11 ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài, chỉ vài ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt Omicron, biến chủng mới phát hiện ở châu Phi, vào danh sách "đáng lo ngại".
Đây là chiến thuật ứng phó quen thuộc của Nhật Bản, nước đã cấm cửa du khách ngay từ giai đoạn đầu đại dịch. Ngay cả khi Mỹ và phần lớn châu Âu đã tái mở cửa chào đón những người đã tiêm chủng đầy đủ, Nhật vẫn tỏ ra thận trọng và chỉ mới nới lỏng quy định nhập cảnh từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, nhiều người chưa kịp thực hiện kế hoạch đến nước này thì lệnh cấm mới lại được ban hành.
"Nhiều người phải vay tiền ngân hàng để có cơ hội sang Nhật Bản làm việc hoặc học tập, nhưng lịch bay cứ hoãn đi hoãn lại vì dịch bệnh. Phải chờ đợi trong vô vọng thế này rất khổ sở", chị Phương cho hay.
Trong khi những người như chị Phương mòn mỏi chờ ngày được qua Nhật, nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc ở quốc gia Đông Á này cũng lo lắng cho cơ hội được về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình sau lệnh cấm mới.
Sau ba năm xa nhà, Minh Đệ, người Việt đang sinh sống ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa, đã hy vọng có thể về nước đón Tết vào tháng 2. "Khi nghe về lệnh cấm mới, tôi thấy rất buồn vì kế hoạch về ăn Tết cùng gia đình chắc phải hủy bỏ. Lại thêm một năm nữa xa gia đình và bạn bè", Đệ chia sẻ.
Minh Đệ cho hay Covid-19 đã phá hỏng nhiều kế hoạch của anh trong suốt hai năm qua. "Bay đi bay lại giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thời kỳ Covid-19 cần rất nhiều thủ tục và phải chờ đợi rất lâu mới có chuyến bay", anh nói.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay yêu cầu các hãng hàng không ngừng nhận đặt chỗ các chuyến bay sắp đến nước này trong một tháng, do lo ngại biến chủng Omicron.
Biến chủng Omicron được phát hiện tại các nước ở phía nam châu Phi từ giữa tháng 11 và tới nay đã xuất hiện ở ít nhất 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản.
Giới khoa học tới nay vẫn chưa thể chắc chắn về mức độ lây truyền, độc lực của Omicron hoặc nó có khả năng né tránh hệ miễn dịch hay không. Mức độ bảo vệ của vaccine chống lại nguy cơ lây nhiễm, diễn tiến nặng hay tử vong của biến chủng này cũng chưa được làm rõ.
Nhật hiện ghi nhận hai ca nhiễm biến chủng mới, gồm một người đến từ Peru nhập cảnh tháng trước và một người đàn ông đến từ Namibia. Dù khoảng 77% dân số đã tiêm chủng đầy đủ và chiến dịch tiêm tăng cường cũng bắt đầu được triển khai, Nhật vẫn tỏ ra cảnh giác trước biến chủng mới.
Nguyễn Hoa, người Việt sống ở tỉnh Aichi, Nhật Bản, lo lắng kế hoạch về Việt Nam để sinh con của mình sẽ bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.
"Lẽ ra ngày hôm qua tôi đã lên máy bay về Việt Nam, nhưng vào phút chót, chuyến bay được thông báo hoãn tới ngày 8/12 với lý do không đủ hành khách", Hoa kể. "Tôi muốn về Việt Nam sinh con để có bố mẹ hai bên giúp đỡ. Nhưng tình hình dịch căng thẳng khiến tôi lo lắng, vì không biết mọi thứ sẽ thế nào".
Hoa cho biết cô dự sinh vào cuối tháng 2/2022, nhưng vì hành trình về Việt Nam cần nhiều thủ tục và mất thời gian do tình hình dịch bệnh, nên cô muốn được bay sớm nhất có thể.
"Về Việt Nam, tôi còn phải cách ly y tế nữa, nên hy vọng lịch bay sắp tới không bị trì hoãn thêm vì quy định kiểm soát dịch bệnh", cô nói.
Tình hình Covid-19 ở Nhật Bản gần đây khá ổn định, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và ý thức phòng dịch của người dân tốt. Hoa cũng luôn cố gắng thực hiện các biện pháp đề phòng để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.
"Em bé đến với vợ chồng tôi giữa lúc dịch bệnh khiến tôi vừa mừng vừa lo. Dù đã tiêm vaccine đầy đủ, tôi luôn hạn chế tới nơi đông người và thực hiện các biện pháp an toàn đầy đủ", Hoa kể. "Biến chủng mới xuất hiện cũng khiến tôi thấy lo lắng hơn".
Minh Đệ cũng có chung nỗi lo lắng như vậy vì thông tin về biến chủng mới. "Tôi chỉ mong dịch bệnh qua mau để mọi người có thể sớm đoàn tụ với gia đình hoặc thực hiện được những kế hoạch mà họ ấp ủ", Đệ chia sẻ.
Thứ tư, 1/12/2021 | vnexpress
Phương Chinh mong chờ từng ngày được đoàn tụ cùng chồng ở Nhật Bản sau ba năm xa cách, nhưng Omicron xuất hiện đã đảo lộn tất cả.
"Lúc biết tin chính phủ Nhật Bản áp lệnh cấm nhập cảnh vì biến chủng Omicron, tôi thực sự thất vọng và bất lực vì không biết mình sẽ phải làm sao. Cảm giác mọi thứ gần đạt được rồi lại tự nhiên vụt khỏi tay", Phương Chinh, ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, chia sẻ với VnExpress.
Chị Chinh bắt đầu lên kế hoạch sang Nhật đoàn tụ với chồng từ tháng 7/2020. Sau nhiều tháng học tiếng và lo liệu thủ tục, chị dự kiến bay sang Nhật vào ngày 1/6. Tuy nhiên, kế hoạch đổ bể khi dịch bệnh bùng phát mạnh, khiến chính phủ Nhật Bản siết quy định nhập cảnh.
"Lịch bay bị lùi từ tháng 6 sang tháng 12, nhưng giờ lại có lệnh cấm nhập cảnh nên không biết bao giờ mới được bay nữa", chị nói. "Vợ chồng tôi xa nhau đã ba năm rồi. Tôi mong được đoàn tụ với chồng và cùng nhau làm việc để trang trải nợ nần, nhưng mọi thứ không như mình mong muốn".
Chính phủ Nhật ngày 29/11 ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài, chỉ vài ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt Omicron, biến chủng mới phát hiện ở châu Phi, vào danh sách "đáng lo ngại".
Đây là chiến thuật ứng phó quen thuộc của Nhật Bản, nước đã cấm cửa du khách ngay từ giai đoạn đầu đại dịch. Ngay cả khi Mỹ và phần lớn châu Âu đã tái mở cửa chào đón những người đã tiêm chủng đầy đủ, Nhật vẫn tỏ ra thận trọng và chỉ mới nới lỏng quy định nhập cảnh từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, nhiều người chưa kịp thực hiện kế hoạch đến nước này thì lệnh cấm mới lại được ban hành.
"Nhiều người phải vay tiền ngân hàng để có cơ hội sang Nhật Bản làm việc hoặc học tập, nhưng lịch bay cứ hoãn đi hoãn lại vì dịch bệnh. Phải chờ đợi trong vô vọng thế này rất khổ sở", chị Phương cho hay.
Trong khi những người như chị Phương mòn mỏi chờ ngày được qua Nhật, nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc ở quốc gia Đông Á này cũng lo lắng cho cơ hội được về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình sau lệnh cấm mới.
Sau ba năm xa nhà, Minh Đệ, người Việt đang sinh sống ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa, đã hy vọng có thể về nước đón Tết vào tháng 2. "Khi nghe về lệnh cấm mới, tôi thấy rất buồn vì kế hoạch về ăn Tết cùng gia đình chắc phải hủy bỏ. Lại thêm một năm nữa xa gia đình và bạn bè", Đệ chia sẻ.
Minh Đệ cho hay Covid-19 đã phá hỏng nhiều kế hoạch của anh trong suốt hai năm qua. "Bay đi bay lại giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thời kỳ Covid-19 cần rất nhiều thủ tục và phải chờ đợi rất lâu mới có chuyến bay", anh nói.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay yêu cầu các hãng hàng không ngừng nhận đặt chỗ các chuyến bay sắp đến nước này trong một tháng, do lo ngại biến chủng Omicron.
Biến chủng Omicron được phát hiện tại các nước ở phía nam châu Phi từ giữa tháng 11 và tới nay đã xuất hiện ở ít nhất 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản.
Giới khoa học tới nay vẫn chưa thể chắc chắn về mức độ lây truyền, độc lực của Omicron hoặc nó có khả năng né tránh hệ miễn dịch hay không. Mức độ bảo vệ của vaccine chống lại nguy cơ lây nhiễm, diễn tiến nặng hay tử vong của biến chủng này cũng chưa được làm rõ.
Nhật hiện ghi nhận hai ca nhiễm biến chủng mới, gồm một người đến từ Peru nhập cảnh tháng trước và một người đàn ông đến từ Namibia. Dù khoảng 77% dân số đã tiêm chủng đầy đủ và chiến dịch tiêm tăng cường cũng bắt đầu được triển khai, Nhật vẫn tỏ ra cảnh giác trước biến chủng mới.
Nguyễn Hoa, người Việt sống ở tỉnh Aichi, Nhật Bản, lo lắng kế hoạch về Việt Nam để sinh con của mình sẽ bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.
"Lẽ ra ngày hôm qua tôi đã lên máy bay về Việt Nam, nhưng vào phút chót, chuyến bay được thông báo hoãn tới ngày 8/12 với lý do không đủ hành khách", Hoa kể. "Tôi muốn về Việt Nam sinh con để có bố mẹ hai bên giúp đỡ. Nhưng tình hình dịch căng thẳng khiến tôi lo lắng, vì không biết mọi thứ sẽ thế nào".
Hoa cho biết cô dự sinh vào cuối tháng 2/2022, nhưng vì hành trình về Việt Nam cần nhiều thủ tục và mất thời gian do tình hình dịch bệnh, nên cô muốn được bay sớm nhất có thể.
"Về Việt Nam, tôi còn phải cách ly y tế nữa, nên hy vọng lịch bay sắp tới không bị trì hoãn thêm vì quy định kiểm soát dịch bệnh", cô nói.
Tình hình Covid-19 ở Nhật Bản gần đây khá ổn định, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và ý thức phòng dịch của người dân tốt. Hoa cũng luôn cố gắng thực hiện các biện pháp đề phòng để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.
"Em bé đến với vợ chồng tôi giữa lúc dịch bệnh khiến tôi vừa mừng vừa lo. Dù đã tiêm vaccine đầy đủ, tôi luôn hạn chế tới nơi đông người và thực hiện các biện pháp an toàn đầy đủ", Hoa kể. "Biến chủng mới xuất hiện cũng khiến tôi thấy lo lắng hơn".
Minh Đệ cũng có chung nỗi lo lắng như vậy vì thông tin về biến chủng mới. "Tôi chỉ mong dịch bệnh qua mau để mọi người có thể sớm đoàn tụ với gia đình hoặc thực hiện được những kế hoạch mà họ ấp ủ", Đệ chia sẻ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Omicron có thể đã lưu hành ở nhiều nước trước khi Nam Phi phát đi cảnh báo
Thứ Sáu, 20:03, 03/12/2021 - vov
VOV.VN - Khi các ca nhiễm Omicron xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới, các chuyên gia cho rằng có khả năng biến thể này, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào tuần trước, đã lưu hành được một thời gian.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 1/12 cho biết, ít nhất 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở 5 trong số 6 khu vực của WHO đã báo cáo các ca nhiễm biến thể Omicron. “Chúng tôi dự đoán con số này sẽ tăng lên”, WHO nói.
Sau đó, Mỹ đã trở thành quốc gia thứ 24 ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, các ca mắc bệnh là những người đã tiêm chủng đầy đủ.
WHO cho biết ít nhất 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo các ca nhiễm biến thể Omicron. Ảnh minh họa: NBC
Các nơi khác đã ghi nhận biến thể Omicron là Anh, Pháp, Israel, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italy, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia, Canada, Hong Kong (Trung Quốc) và một số quốc gia ở miền Nam châu Phi.
Trước sự xuất hiện của biến thể đáng lo ngại Omicron, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu tuần trước đã tạm thời đình chỉ các chuyến bay từ miền Nam châu Phi hoặc áp dụng biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với bất kỳ ai đến từ khu vực này.
Động thái này đã khiến Nam Phi thất vọng và vấp phải sự chỉ trích từ WHO. WHO cho biết, những phản ứng như vậy có thể khiến các quốc gia dè chừng trong việc giải trình tự gen và báo cáo về sự xuất hiện của biến thể mới trong tương lai.
Biến thể Omicron đã lưu hành được một thời gian?
Biến thể Omicron được xác định vào ngày 22/11 tại Nam Phi, từ mẫu xét nghiệm thu thập của một bệnh nhân vào ngày 9/11.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron đã lưu hành ở nhiều quốc gia khác trước khi cơ quan y tế của Nam Phi đưa ra cảnh báo với thế giới về sự xuất hiện của nó. Có nhiều ca nhiễm biến thể Omicron được phát hiện không có lịch sử di chuyển ở những khu vực xuất hiện biến thể. Điều này cho thấy biến thể này đang lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng.
9 ca nhiễm biến thể Omicron tại Scotland không có lịch sử di chuyển gần đây đến miền Nam châu Phi. Tất cả chỉ có điểm chung là cùng tham dự một sự kiện vào ngày 20/11.
Ngày 30/11, Hà Lan đã phát hiện biến thể Omicron trong hai mẫu xét nghiệm được lấy từ ngày 19/11 và 23/11, thời điểm trước khi Nam Phi đưa ra cảnh báo về biến thể này. Ban đầu, các quan chức cho rằng hai chuyến bay từ Nam Phi đến Amsterdam hôm 28/11 đã đưa những người nhiễm biến thể Omicron về nước. Tới nay, Hà Lan ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron.
Ngày 30/11, Đức báo cáo một ca nhiễm biến thể Omicron là người đàn ông ở thành phố Liepzig. Người này không có lịch sử di chuyển quốc tế cũng như không tiếp xúc với bất kỳ ai đi nước ngoài gần đây.
Tiến sĩ Angelique Coetzee, chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, nói rằng bà đã đưa ra cảnh báo việc xuất hiện biến thể mới sau khi thấy các bệnh nhân xuất hiện “các triệu chứng bất thường”, khác so với triệu chứng liên quan đến biến thể Delta.
Botswana hôm 26/11 cho biết họ phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là 4 công dân nước ngoài nhập cảnh vào nước này với nhiệm vụ ngoại giao vào ngày 7/11. Đây là thời điểm sớm hơn nhiều so với báo cáo của Nam Phi.
Chưa thoát khỏi Delta đã phải đối phó Omicron: Nhiều nước đau đầu tìm cách ứng phó
Truy tìm nguồn gốc của Omicron
Tại một cuộc họp báo do văn phòng châu Phi của WHO tổ chức hôm 2/12, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói rằng chưa rõ nguồn gốc của biến thể Omicron, đồng thời chỉ trích các biện pháp hạn chế đi lại được áp dụng đối với các nước miền Nam châu Phi.
“Hệ thống giám sát biến thể mới trên toàn cầu của chúng tôi vẫn chưa hoàn thiện. Chúng tôi sẽ phát hiện ra một biến thể mới vài tuần sau khi nó bắt đầu tiến hóa. Khi một quốc gia phát hiện ra biến thể mới, điều này chứng tỏ hệ thống giám sát của nước đó hoạt động tốt. Đó là những gì đã diễn ra ở miền Nam châu Phi, vì vậy, điều này không khuyến khích ban hành các lệnh hạn chế đi lại vì nó như một biện pháp chống lại hệ thống giám sát biến thể tốt”, Tiến sĩ Abdou Salam Gueye, giám đốc khu vực khẩn cấp tại văn phòng châu Phi của WHO, nói.
“Không có gì bất ngờ khi châu Âu ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron. Chỉ khi có kết quả về các cuộc điều tra, chúng ta mới hiểu thêm về nguồn gốc của biến thể này”, ông Gueye nói thêm.
Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà virus học tại văn phòng châu Phi của WHO, nói rằng số lượng các quốc gia ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng lên hàng ngày.
“Có vẻ như phần lớn các quốc gia đang báo cáo ca nhiễm Omicron đến từ nước ngoài chứ không phải ở châu Phi. Vì vậy, chúng tôi không biết biến thể này bắt nguồn từ đâu và chúng tôi cần bằng chứng khoa học để nghiên cứu sự tiến hóa của Omicron”, chuyên gia Nicksy Gumede-Moainsti cho biết.
Các chuyên gia tại châu Âu dường như cũng đồng tình với quan điểm rằng biến thể Omicron có thể đã lưu hành từ lâu và rộng rãi hơn so với suy nghĩ ban đầu.
“Nguồn gốc của biến thể Omicron vẫn chưa biết rõ, bao gồm cả địa điểm nơi nó lây lan lần đầu tiên. Điều này một phần do mức độ giám sát biến thể mới ở một số quốc gia còn hạn chế. Tôi nghĩ rằng biến thể đã lưu hành rộng rãi trong một thời gian rất dài mà không bị phát hiện”, Moritz Kraemer, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford, cho hay.
Các chuyên gia dự đoán rằng biến thể mới sẽ lây lan nhanh chóng từ khi có cảnh báo từ Nam Phi, nơi 74% mẫu giải trình tự gen trong tháng 11 cho kết quả là biến thể Omicron.
“Không có gì ngạc nhiên nếu biến thể Omicron đã lưu hành rộng rãi và lâu hơn so với những gì đã được báo cáo. Khi một biến thể mới được xác định, đặc biệt là một biến thể có khả năng lây truyền cao hơn, nó sẽ lan rộng sang nhiều quốc gia. Đó là bản chất của bệnh truyền nhiễm trong một thế giới mà việc di chuyển quốc tế rất phổ biến”, Lawrence Young, nhà nghiên cứu về ung thư phân tử tại Đại học Warwick, nhận định./.
Thứ Sáu, 20:03, 03/12/2021 - vov
VOV.VN - Khi các ca nhiễm Omicron xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới, các chuyên gia cho rằng có khả năng biến thể này, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào tuần trước, đã lưu hành được một thời gian.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 1/12 cho biết, ít nhất 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở 5 trong số 6 khu vực của WHO đã báo cáo các ca nhiễm biến thể Omicron. “Chúng tôi dự đoán con số này sẽ tăng lên”, WHO nói.
Sau đó, Mỹ đã trở thành quốc gia thứ 24 ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, các ca mắc bệnh là những người đã tiêm chủng đầy đủ.
WHO cho biết ít nhất 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo các ca nhiễm biến thể Omicron. Ảnh minh họa: NBC
Các nơi khác đã ghi nhận biến thể Omicron là Anh, Pháp, Israel, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italy, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia, Canada, Hong Kong (Trung Quốc) và một số quốc gia ở miền Nam châu Phi.
Trước sự xuất hiện của biến thể đáng lo ngại Omicron, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu tuần trước đã tạm thời đình chỉ các chuyến bay từ miền Nam châu Phi hoặc áp dụng biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với bất kỳ ai đến từ khu vực này.
Động thái này đã khiến Nam Phi thất vọng và vấp phải sự chỉ trích từ WHO. WHO cho biết, những phản ứng như vậy có thể khiến các quốc gia dè chừng trong việc giải trình tự gen và báo cáo về sự xuất hiện của biến thể mới trong tương lai.
Biến thể Omicron đã lưu hành được một thời gian?
Biến thể Omicron được xác định vào ngày 22/11 tại Nam Phi, từ mẫu xét nghiệm thu thập của một bệnh nhân vào ngày 9/11.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron đã lưu hành ở nhiều quốc gia khác trước khi cơ quan y tế của Nam Phi đưa ra cảnh báo với thế giới về sự xuất hiện của nó. Có nhiều ca nhiễm biến thể Omicron được phát hiện không có lịch sử di chuyển ở những khu vực xuất hiện biến thể. Điều này cho thấy biến thể này đang lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng.
9 ca nhiễm biến thể Omicron tại Scotland không có lịch sử di chuyển gần đây đến miền Nam châu Phi. Tất cả chỉ có điểm chung là cùng tham dự một sự kiện vào ngày 20/11.
Ngày 30/11, Hà Lan đã phát hiện biến thể Omicron trong hai mẫu xét nghiệm được lấy từ ngày 19/11 và 23/11, thời điểm trước khi Nam Phi đưa ra cảnh báo về biến thể này. Ban đầu, các quan chức cho rằng hai chuyến bay từ Nam Phi đến Amsterdam hôm 28/11 đã đưa những người nhiễm biến thể Omicron về nước. Tới nay, Hà Lan ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron.
Ngày 30/11, Đức báo cáo một ca nhiễm biến thể Omicron là người đàn ông ở thành phố Liepzig. Người này không có lịch sử di chuyển quốc tế cũng như không tiếp xúc với bất kỳ ai đi nước ngoài gần đây.
Tiến sĩ Angelique Coetzee, chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, nói rằng bà đã đưa ra cảnh báo việc xuất hiện biến thể mới sau khi thấy các bệnh nhân xuất hiện “các triệu chứng bất thường”, khác so với triệu chứng liên quan đến biến thể Delta.
Botswana hôm 26/11 cho biết họ phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là 4 công dân nước ngoài nhập cảnh vào nước này với nhiệm vụ ngoại giao vào ngày 7/11. Đây là thời điểm sớm hơn nhiều so với báo cáo của Nam Phi.
Chưa thoát khỏi Delta đã phải đối phó Omicron: Nhiều nước đau đầu tìm cách ứng phó
Truy tìm nguồn gốc của Omicron
Tại một cuộc họp báo do văn phòng châu Phi của WHO tổ chức hôm 2/12, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói rằng chưa rõ nguồn gốc của biến thể Omicron, đồng thời chỉ trích các biện pháp hạn chế đi lại được áp dụng đối với các nước miền Nam châu Phi.
“Hệ thống giám sát biến thể mới trên toàn cầu của chúng tôi vẫn chưa hoàn thiện. Chúng tôi sẽ phát hiện ra một biến thể mới vài tuần sau khi nó bắt đầu tiến hóa. Khi một quốc gia phát hiện ra biến thể mới, điều này chứng tỏ hệ thống giám sát của nước đó hoạt động tốt. Đó là những gì đã diễn ra ở miền Nam châu Phi, vì vậy, điều này không khuyến khích ban hành các lệnh hạn chế đi lại vì nó như một biện pháp chống lại hệ thống giám sát biến thể tốt”, Tiến sĩ Abdou Salam Gueye, giám đốc khu vực khẩn cấp tại văn phòng châu Phi của WHO, nói.
“Không có gì bất ngờ khi châu Âu ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron. Chỉ khi có kết quả về các cuộc điều tra, chúng ta mới hiểu thêm về nguồn gốc của biến thể này”, ông Gueye nói thêm.
Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà virus học tại văn phòng châu Phi của WHO, nói rằng số lượng các quốc gia ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng lên hàng ngày.
“Có vẻ như phần lớn các quốc gia đang báo cáo ca nhiễm Omicron đến từ nước ngoài chứ không phải ở châu Phi. Vì vậy, chúng tôi không biết biến thể này bắt nguồn từ đâu và chúng tôi cần bằng chứng khoa học để nghiên cứu sự tiến hóa của Omicron”, chuyên gia Nicksy Gumede-Moainsti cho biết.
Các chuyên gia tại châu Âu dường như cũng đồng tình với quan điểm rằng biến thể Omicron có thể đã lưu hành từ lâu và rộng rãi hơn so với suy nghĩ ban đầu.
“Nguồn gốc của biến thể Omicron vẫn chưa biết rõ, bao gồm cả địa điểm nơi nó lây lan lần đầu tiên. Điều này một phần do mức độ giám sát biến thể mới ở một số quốc gia còn hạn chế. Tôi nghĩ rằng biến thể đã lưu hành rộng rãi trong một thời gian rất dài mà không bị phát hiện”, Moritz Kraemer, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford, cho hay.
Các chuyên gia dự đoán rằng biến thể mới sẽ lây lan nhanh chóng từ khi có cảnh báo từ Nam Phi, nơi 74% mẫu giải trình tự gen trong tháng 11 cho kết quả là biến thể Omicron.
“Không có gì ngạc nhiên nếu biến thể Omicron đã lưu hành rộng rãi và lâu hơn so với những gì đã được báo cáo. Khi một biến thể mới được xác định, đặc biệt là một biến thể có khả năng lây truyền cao hơn, nó sẽ lan rộng sang nhiều quốc gia. Đó là bản chất của bệnh truyền nhiễm trong một thế giới mà việc di chuyển quốc tế rất phổ biến”, Lawrence Young, nhà nghiên cứu về ung thư phân tử tại Đại học Warwick, nhận định./.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Covid-19 : Gần 40 nước đã phát hiện biến thể Omicron
Đăng ngày: 04/12/2021 - rfi
Thanh Phương
Theo thông báo ngày 03/12/2021 của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, biến thể Omicron đã được phát hiện tại 38 quốc gia, nhưng hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19.
Trong một cuộc họp báo, một phát ngôn viên của WHO, ông Christian Lindmeier, cho biết phải cần thêm nhiều tuần nữa mới có thể biết chính xác hơn về tác động của biến thể Omicron, xác định mức độ lây lan và khả năng kháng vac-xin của biến thể mới này. Theo lời ông Lindmeier, các dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron lây lan nhanh hơn, nhưng đó là điều duy nhất biết được cho đến nay về biến thể này. Ông Lindmeier cũng xác định hiện cũng chưa có thông tin nào về các ca tử vong liên quan đến Omicron.
Trong khi đó, một quan chức của WHO cho biết là tính đến nay, biến thể Omicron đã được phát hiện ở 38 quốc gia và kể từ nay, biến thể mới này đã lây lan đến 6 vùng của thế giới theo cách phân vùng của WHO. Riêng tại Pháp, theo cơ quan y tế, đã có 12 ca nhiễm Omicron được ghi nhận.
Biến thể mới, mà WHO xếp vào loại « đáng lo ngại », đã được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi. Cơ quan y tế của nước này đã báo động về biến thể mới cho WHO ngày 24/11. Ngoài những ca nhiễm là những người đến từ nam châu Phi, nay cũng đã có những ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên ở một số quốc gia như Hoa Kỳ hoặc Úc.
Theo đánh giá của WHO, khả năng biến thể Omicron lan ra toàn cầu là rất cao. Nhưng phát ngôn viên của tổ chức này nhấn mạnh phần lớn các ca nhiễm Covid-19 hiện nay vẫn là do biến thể Delta.
Trong khi đó, chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các Hội Chữ thập đỏ (FICR) Francesco Rocca cho rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron là bằng chứng về mối nguy hiểm của sự bất bình đẳng về chích ngừa Covid-19 giữa các nước trên thế giới, tức là có nguy cơ những biến thể rất mới sẽ xuất hiện tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp.
Hôm qua, tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Kristalina Georgieva cho biết định chế tài chính này có thể sẽ phải hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới do tình hình lây lan của biến thể Omicron.
Hiện giờ tình hình dịch Covid-19 ở châu Âu ngày càng trầm trọng, chẳng hạn như số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Pháp sắp chạm ngưỡng 50.000, cụ thể là hôm qua đã có thêm 49.858 ca nhiễm được ghi nhận, tính trung bình trong 7 ngày qua là 38.890 ca mỗi ngày, trong khi cách đây một tháng con số này chỉ là 6.000, làm gia tăng áp lực lên các bệnh viện.
Trước tình hình đó, thủ tướng Pháp Jean Castex hôm 02/12 thông báo là Hội đồng Cố vấn về dịch tễ sẽ họp lại vào thứ Hai 06/12 để xem xét khả năng ban hành các biện pháp hạn chế mới để đối phó với đợt dịch thứ năm.
Đăng ngày: 04/12/2021 - rfi
Thanh Phương
Theo thông báo ngày 03/12/2021 của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, biến thể Omicron đã được phát hiện tại 38 quốc gia, nhưng hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19.
Trong một cuộc họp báo, một phát ngôn viên của WHO, ông Christian Lindmeier, cho biết phải cần thêm nhiều tuần nữa mới có thể biết chính xác hơn về tác động của biến thể Omicron, xác định mức độ lây lan và khả năng kháng vac-xin của biến thể mới này. Theo lời ông Lindmeier, các dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron lây lan nhanh hơn, nhưng đó là điều duy nhất biết được cho đến nay về biến thể này. Ông Lindmeier cũng xác định hiện cũng chưa có thông tin nào về các ca tử vong liên quan đến Omicron.
Trong khi đó, một quan chức của WHO cho biết là tính đến nay, biến thể Omicron đã được phát hiện ở 38 quốc gia và kể từ nay, biến thể mới này đã lây lan đến 6 vùng của thế giới theo cách phân vùng của WHO. Riêng tại Pháp, theo cơ quan y tế, đã có 12 ca nhiễm Omicron được ghi nhận.
Biến thể mới, mà WHO xếp vào loại « đáng lo ngại », đã được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi. Cơ quan y tế của nước này đã báo động về biến thể mới cho WHO ngày 24/11. Ngoài những ca nhiễm là những người đến từ nam châu Phi, nay cũng đã có những ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên ở một số quốc gia như Hoa Kỳ hoặc Úc.
Theo đánh giá của WHO, khả năng biến thể Omicron lan ra toàn cầu là rất cao. Nhưng phát ngôn viên của tổ chức này nhấn mạnh phần lớn các ca nhiễm Covid-19 hiện nay vẫn là do biến thể Delta.
Trong khi đó, chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các Hội Chữ thập đỏ (FICR) Francesco Rocca cho rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron là bằng chứng về mối nguy hiểm của sự bất bình đẳng về chích ngừa Covid-19 giữa các nước trên thế giới, tức là có nguy cơ những biến thể rất mới sẽ xuất hiện tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp.
Hôm qua, tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Kristalina Georgieva cho biết định chế tài chính này có thể sẽ phải hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới do tình hình lây lan của biến thể Omicron.
Hiện giờ tình hình dịch Covid-19 ở châu Âu ngày càng trầm trọng, chẳng hạn như số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Pháp sắp chạm ngưỡng 50.000, cụ thể là hôm qua đã có thêm 49.858 ca nhiễm được ghi nhận, tính trung bình trong 7 ngày qua là 38.890 ca mỗi ngày, trong khi cách đây một tháng con số này chỉ là 6.000, làm gia tăng áp lực lên các bệnh viện.
Trước tình hình đó, thủ tướng Pháp Jean Castex hôm 02/12 thông báo là Hội đồng Cố vấn về dịch tễ sẽ họp lại vào thứ Hai 06/12 để xem xét khả năng ban hành các biện pháp hạn chế mới để đối phó với đợt dịch thứ năm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Omikron vượt qua được Booster
7 người đức trẻ từ 25 đến 39 tuổi nhiễm Omicron ở Nam Phi với triệu chứng nhẹ dù đã tiêm Booster Biontech/Pfizer. Đây là 1 trong những bằng chứng Omicron vượt qua được mũi tiêm Booster.
Link nguồn:
https://www.tagesspiegel.de/wissen/erste-berichtete-booster-durchbrueche-mit-omikron-sieben-junge-deutsche-infizieren-sich-in-suedafrika-trotz-dritt-impfung/27879838.htmlhtml
Link nguồn:
https://www.tagesspiegel.de/wissen/erste-berichtete-booster-durchbrueche-mit-omikron-sieben-junge-deutsche-infizieren-sich-in-suedafrika-trotz-dritt-impfung/27879838.htmlhtml
Last edited by LDN on Thu Dec 30, 2021 9:25 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Biến thể Omicron: Có phải phương Tây “gieo gió, gặt bão”?
Biến thể Omicron: Có phải phương Tây “gieo gió, gặt bão”?
Phương Tây có phải chịu trách nhiệm về tình trạng khan hiếm vaccine, xuất hiện các biến chủng virus mới ở châu Phi hay không?
Hiếu Chân - Sài Gòn nhỏ
30 tháng 11, 2021
Biến thể coronavirus mới, Omicron, lại gây hỗn loạn toàn cầu những ngày cuối năm (ảnh: Pixabay)
Sự kiện biến thể mới của coronavirus gây đại dịch Covid-19 xuất hiện, gây chấn động thế giới, đang làm dấy lên làn sóng phân tích, bình phẩm về nguyên nhân và hậu quả của nó, trong đó có không ít chuyên gia quy trách nhiệm cho các nước phương Tây đã gây nên tình trạng khan hiếm vaccine ở châu Phi, gieo gió thì gặt bão. Thực tế có thể phức tạp hơn nhiều.
Biến thể mới của coronavirus, được đặt tên là Omicron, mới xuất hiện ở Nam Phi nhưng đã lây lan mạnh ra nhiều nước. Úc, Áo, Anh, Đức, Bỉ, Ý và Hà Lan đã ghi nhận những trường hợp dương tính đầu tiên liên quan tới Omicron.
Nhiều quốc gia lại nhốn nháo “đóng cửa”, hạn chế hoặc cấm du lịch từ các quốc gia Nam châu Phi, đặc biệt Nam Phi – trong đó có New Zealand, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Sri Lanka, Maldives, Saudi Arabia, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; cùng với Brazil, Canada, EU, Iran và Hoa Kỳ. Tại Mỹ, Thống đốc New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để chuẩn bị cho đợt tăng Covid-19 có thể xảy ra từ biến thể Omicron.
***
Trước tình hình mới, một số quan chức và chuyên gia y tế nhanh chóng “đổ lỗi” cho các nước giàu và cái gọi là “bất bình đẳng vaccine”. Trong bài bình luận trên báo The Washington Post, tác giả Anthony Faiola viết “các nước giàu đang gặt hái những gì họ đã gieo”. Trên báo The Guardian (Anh), ông Gordon Brown, cựu Thủ tướng Anh và hiện là Đại sứ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viết: “Bất chấp những lời cảnh báo của các nhà lãnh đạo y tế, thất bại của chúng ta trong việc tiêm vaccine vào cánh tay của người dân ở thế giới đang phát triển bây giờ trở lại ám ảnh chúng ta”.
Lập luận của các chuyên gia này là hiện tượng các nước giàu tích trữ vaccine ngừa Covid và sử dụng một cách phung phí trong khi các nước nghèo – nhất là ở châu Phi – không có đủ vaccine để tiêm cho người dân là nguyên nhân chính sinh ra Omicron và các biến thể nguy hiểm. Tính đến nay, các nước giàu như Mỹ, Pháp, Trung Quốc đã có tỷ lệ dân chúng được tiêm chủng rất cao; 60% ở Mỹ, 70% ở Pháp và 77% ở Trung Quốc; trong khi đó 1.2 tỷ dân châu Phi chỉ mới có 6% được tiêm chủng. Tỷ lệ được tiêm chủng vaccine thấp đã biến các nước này thành môi trường nuôi cấy tiềm năng cho các biến thể của virus, sau đó chúng nhanh chóng truyền nhiễm ra toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng vaccine càng trầm trọng khi các nước giàu tổ chức tiêm chủng mũi tăng cường, mũi thứ ba (booster) cho toàn thể dân chúng trưởng thành, tiêm chủng cho trẻ em trong khi các nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất ở nhiều nước châu Phi vẫn chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Một phân tích của Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Public Citizen công bố hôm Thứ Hai ghi nhận số người Mỹ được tiêm mũi vaccine thứ ba đã nhiều hơn tổng số người dân được tiêm mũi đầu tiên ở tất cả các nước châu Phi trong danh sách cấm nhập cảnh của Mỹ. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố: “Mỗi ngày số vaccine tiêm tăng cường trên toàn cầu đã nhiều gấp sáu lần so với số mũi tiêm đầu tiên ở các nước thu nhập thấp. Đây là một scandal và nó phải chấm dứt”.
Chuyên gia J. Stephen Morrison, Giám đốc về chính sách y tế toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận xét: “Những thành công của chúng ta trong đất nước của mình sẽ gặp rủi ro lớn bởi vì những thất bại ở bên ngoài đất nước, bởi vì chủ nghĩa dân tộc vaccine, không chỉ ở Hoa Kỳ và châu Âu mà cả ở Ấn Độ và Trung Quốc… Nếu chúng ta có sự truyền nhiễm không được kiểm soát ở những nước đông dân thì đó là môi trường tối ưu để sản sinh những biến chủng mới. Ở châu Phi, chúng ta chỉ có 6% dân số được tiêm vaccine. Và chúng ta có các biến chủng”.
Lời giải cho vấn đề, theo các chuyên gia, nằm trong những giải pháp cấp tiến hơn mà các nước giàu và mạnh chưa thực hiện hoặc chưa muốn thực hiện. Đó là, các nước giàu, kể cả Hoa Kỳ, “cần phải cung cấp nguồn lực để các công ty bào chế vaccine gia tăng sản xuất và về lâu dài, việc tạm ngừng bản quyền sáng chế vaccine và đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine ở các khu vực là hết sức cần thiết,” bà Wafaa El-Sadr, Giám đốc trung tâm chính sách y tế toàn cầu của Đại học Columbia nhận xét. Và bà nói thêm rằng, “Cho đến nay, việc mà chúng ta làm chi là tặng đi lượng vaccine mà chúng ta dư thừa mà thôi”.
***
Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và tình trạng tỷ lệ tiêm chủng thấp ở châu Phi có những nguyên nhân phức tạp hơn là nhận định của các chuyên gia nêu trên.
Hôm Thứ Hai 29 Tháng Mười Một, để phản đối lời phê phán chính phủ Hoa Kỳ “đầu cơ tích trữ” vaccine gây ra nỗi thiếu thốn của châu Phi và các nước thu nhập trung bình và thấp, Tổng thống Joe Biden đã chỉ ra một thực tế là Nam Phi gần đây đã khước từ tiếp nhận vaccine từ Hoa Kỳ.
Tỷ lệ tiêm chủng thấp của châu Phi, ngoài yếu tố nguồn cung vaccine, còn do những trở ngại trong tổ chức tiêm chủng, hệ thống y tế thiếu và yếu cũng như khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển vaccine Pfizer, vốn yêu cầu nhiệt độ cực lạnh.
Theo hai tác giả Yasmeen Abutaleep và Lesley Wroughton, cũng của báo The Washington Post, Nam Phi đã bắt đầu chương trình tiêm chủng quốc gia vào cuối Tháng Năm năm nay, chậm hơn sáu tháng so với Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Và cũng như phương Tây, chính phủ Nam Phi phải chật vật vượt qua sự chống đối vaccine của một bộ phận dân chúng.
Tập đoàn dược phẩm Pfizer cho biết có năm trong tám quốc gia châu Phi bị tạm thời cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ – gồm Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe – trong vài tháng qua đã yêu cầu công ty ngừng vận chuyển vaccine tới nước họ vì họ không thể sử dụng hết số vaccine đó. Pfizer cho biết, trong tháng cuối năm nay công ty sẽ vận chuyển 43 triệu liều vaccine tới tám quốc gia miền Nam Châu Phi trong danh sách cấm nhập cảnh của Hoa Kỳ.
Ron Whelan, phụ trách nhóm công tác Covid-19 của công ty bảo hiểm y tế Discovery Ltd, làm việc cùng chính phủ Nam Phi để mua vaccine, tổ chức tiêm chủng và lập hệ thống phân phối vaccine cho nước này, giải thích: “Do chúng tôi có đủ lượng dự trữ, nhận thêm [vaccine] chẳng để làm gì cho nên chúng tôi hoãn các đơn hàng tới đầu năm sau. Hiện giờ chúng tôi có đủ dùng”. Whelan nói vào lúc đỉnh điểm, Nam Phi tiêm chủng được 211,000 liều vaccine mỗi ngày; nhưng từ Tháng Chín tới nay, tốc độ tiêm chủng trên toàn quốc đã giảm còn 110,000 liều mỗi ngày.
Ông chỉ ra ba yếu tố: Sự chống đối hoặc không muốn tiêm vaccine, phân biệt chủng tộc và rào cản về tổ chức đến mức nhiều người dân không có đủ tiền đi tới điểm tiêm chủng. Dù vậy, đến nay Nam Phi đã có 35% dân số được tiêm chủng đầy đủ; nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất là Malawi, chỉ có 3% dân số được tiêm chủng, theo trang dữ liệu Our World In Data. Nam Phi là nước có hệ thống y tế tốt nhất ở châu Phi, có phương tiện để bảo quản vaccine nhưng các quốc gia khác thì không.
Tính đến nay, các nước thu nhập cao đã cam kết viện trợ 1.98 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo; Hoa Kỳ cam kết hơn một nửa số đó, khoảng 1.1 tỷ liều; và 20% số cam kết đã được chuyển giao.
Hôm Thứ Hai, Tòa Bạch Ốc cho biết, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã cung cấp $273 triệu cho các nước phía Nam châu Phi, trong đó có $12 triệu dùng cho việc phân phối vaccine và tổ chức tiêm chủng. Ngoài ra một số cơ quan liên bang đang hợp tác với các chuyên gia và tổ chức của châu Phi để cung cấp nguồn lực, sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để mở rộng các chương trình tiêm chủng. Có năm trong tổng số 54 quốc gia châu Phi, chiếm khoảng 10% dân số châu lục này, sẽ có thể đạt được tỷ lệ tiêm chủng 40% dân số vào cuối tháng sau nếu nguồn cung vaccine được ổn định.
***
Châu Phi thiếu vaccine ngừa Covid-19 là một thực tế. Và đó cũng là căn cứ để nghi ngờ các biến chủng mới của virus sẽ tiếp tục được sản sinh ở đây. Lời cảnh báo: “Sẽ không ai được an toàn cho đến khi tất cả chúng ta được an toàn” càng có ý nghĩa khi các biến chủng mới của virus liên tục xuất hiện.
Nhưng không thể quy toàn bộ trách nhiệm về tỷ lệ tiêm chủng thấp của châu Phi vào cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc vaccine” của các nước giàu, các nước phương Tây, bởi vì chính phủ nào cũng phải đặt an toàn tính mạng của nhân dân mình lên hàng đầu. Để cải thiện tình hình thì việc gia tăng cung cấp vaccine cho châu Phi là không đủ, khi nhiều nước ở châu lục này chưa có điều kiện tiếp nhận, bảo quản vaccine và tổ chức tiêm chủng hiệu quả cho toàn bộ cư dân của họ.
Ngoài nguồn cung vaccine, châu Phi cần hỗ trợ ở nhiều phương diện khác để thúc đẩy việc kiểm soát đại dịch. Và thay vì đổ lỗi, cần có một sự hợp tác rộng rãi và bền vững giữa các quốc gia để cùng ứng phó mối đe dọa chung.
Phương Tây có phải chịu trách nhiệm về tình trạng khan hiếm vaccine, xuất hiện các biến chủng virus mới ở châu Phi hay không?
Hiếu Chân - Sài Gòn nhỏ
30 tháng 11, 2021
Biến thể coronavirus mới, Omicron, lại gây hỗn loạn toàn cầu những ngày cuối năm (ảnh: Pixabay)
Sự kiện biến thể mới của coronavirus gây đại dịch Covid-19 xuất hiện, gây chấn động thế giới, đang làm dấy lên làn sóng phân tích, bình phẩm về nguyên nhân và hậu quả của nó, trong đó có không ít chuyên gia quy trách nhiệm cho các nước phương Tây đã gây nên tình trạng khan hiếm vaccine ở châu Phi, gieo gió thì gặt bão. Thực tế có thể phức tạp hơn nhiều.
Biến thể mới của coronavirus, được đặt tên là Omicron, mới xuất hiện ở Nam Phi nhưng đã lây lan mạnh ra nhiều nước. Úc, Áo, Anh, Đức, Bỉ, Ý và Hà Lan đã ghi nhận những trường hợp dương tính đầu tiên liên quan tới Omicron.
Nhiều quốc gia lại nhốn nháo “đóng cửa”, hạn chế hoặc cấm du lịch từ các quốc gia Nam châu Phi, đặc biệt Nam Phi – trong đó có New Zealand, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Sri Lanka, Maldives, Saudi Arabia, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất; cùng với Brazil, Canada, EU, Iran và Hoa Kỳ. Tại Mỹ, Thống đốc New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để chuẩn bị cho đợt tăng Covid-19 có thể xảy ra từ biến thể Omicron.
***
Trước tình hình mới, một số quan chức và chuyên gia y tế nhanh chóng “đổ lỗi” cho các nước giàu và cái gọi là “bất bình đẳng vaccine”. Trong bài bình luận trên báo The Washington Post, tác giả Anthony Faiola viết “các nước giàu đang gặt hái những gì họ đã gieo”. Trên báo The Guardian (Anh), ông Gordon Brown, cựu Thủ tướng Anh và hiện là Đại sứ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viết: “Bất chấp những lời cảnh báo của các nhà lãnh đạo y tế, thất bại của chúng ta trong việc tiêm vaccine vào cánh tay của người dân ở thế giới đang phát triển bây giờ trở lại ám ảnh chúng ta”.
Lập luận của các chuyên gia này là hiện tượng các nước giàu tích trữ vaccine ngừa Covid và sử dụng một cách phung phí trong khi các nước nghèo – nhất là ở châu Phi – không có đủ vaccine để tiêm cho người dân là nguyên nhân chính sinh ra Omicron và các biến thể nguy hiểm. Tính đến nay, các nước giàu như Mỹ, Pháp, Trung Quốc đã có tỷ lệ dân chúng được tiêm chủng rất cao; 60% ở Mỹ, 70% ở Pháp và 77% ở Trung Quốc; trong khi đó 1.2 tỷ dân châu Phi chỉ mới có 6% được tiêm chủng. Tỷ lệ được tiêm chủng vaccine thấp đã biến các nước này thành môi trường nuôi cấy tiềm năng cho các biến thể của virus, sau đó chúng nhanh chóng truyền nhiễm ra toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng vaccine càng trầm trọng khi các nước giàu tổ chức tiêm chủng mũi tăng cường, mũi thứ ba (booster) cho toàn thể dân chúng trưởng thành, tiêm chủng cho trẻ em trong khi các nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất ở nhiều nước châu Phi vẫn chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Một phân tích của Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Public Citizen công bố hôm Thứ Hai ghi nhận số người Mỹ được tiêm mũi vaccine thứ ba đã nhiều hơn tổng số người dân được tiêm mũi đầu tiên ở tất cả các nước châu Phi trong danh sách cấm nhập cảnh của Mỹ. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố: “Mỗi ngày số vaccine tiêm tăng cường trên toàn cầu đã nhiều gấp sáu lần so với số mũi tiêm đầu tiên ở các nước thu nhập thấp. Đây là một scandal và nó phải chấm dứt”.
Chuyên gia J. Stephen Morrison, Giám đốc về chính sách y tế toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận xét: “Những thành công của chúng ta trong đất nước của mình sẽ gặp rủi ro lớn bởi vì những thất bại ở bên ngoài đất nước, bởi vì chủ nghĩa dân tộc vaccine, không chỉ ở Hoa Kỳ và châu Âu mà cả ở Ấn Độ và Trung Quốc… Nếu chúng ta có sự truyền nhiễm không được kiểm soát ở những nước đông dân thì đó là môi trường tối ưu để sản sinh những biến chủng mới. Ở châu Phi, chúng ta chỉ có 6% dân số được tiêm vaccine. Và chúng ta có các biến chủng”.
Lời giải cho vấn đề, theo các chuyên gia, nằm trong những giải pháp cấp tiến hơn mà các nước giàu và mạnh chưa thực hiện hoặc chưa muốn thực hiện. Đó là, các nước giàu, kể cả Hoa Kỳ, “cần phải cung cấp nguồn lực để các công ty bào chế vaccine gia tăng sản xuất và về lâu dài, việc tạm ngừng bản quyền sáng chế vaccine và đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine ở các khu vực là hết sức cần thiết,” bà Wafaa El-Sadr, Giám đốc trung tâm chính sách y tế toàn cầu của Đại học Columbia nhận xét. Và bà nói thêm rằng, “Cho đến nay, việc mà chúng ta làm chi là tặng đi lượng vaccine mà chúng ta dư thừa mà thôi”.
***
Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và tình trạng tỷ lệ tiêm chủng thấp ở châu Phi có những nguyên nhân phức tạp hơn là nhận định của các chuyên gia nêu trên.
Hôm Thứ Hai 29 Tháng Mười Một, để phản đối lời phê phán chính phủ Hoa Kỳ “đầu cơ tích trữ” vaccine gây ra nỗi thiếu thốn của châu Phi và các nước thu nhập trung bình và thấp, Tổng thống Joe Biden đã chỉ ra một thực tế là Nam Phi gần đây đã khước từ tiếp nhận vaccine từ Hoa Kỳ.
Tỷ lệ tiêm chủng thấp của châu Phi, ngoài yếu tố nguồn cung vaccine, còn do những trở ngại trong tổ chức tiêm chủng, hệ thống y tế thiếu và yếu cũng như khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển vaccine Pfizer, vốn yêu cầu nhiệt độ cực lạnh.
Theo hai tác giả Yasmeen Abutaleep và Lesley Wroughton, cũng của báo The Washington Post, Nam Phi đã bắt đầu chương trình tiêm chủng quốc gia vào cuối Tháng Năm năm nay, chậm hơn sáu tháng so với Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Và cũng như phương Tây, chính phủ Nam Phi phải chật vật vượt qua sự chống đối vaccine của một bộ phận dân chúng.
Tập đoàn dược phẩm Pfizer cho biết có năm trong tám quốc gia châu Phi bị tạm thời cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ – gồm Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe – trong vài tháng qua đã yêu cầu công ty ngừng vận chuyển vaccine tới nước họ vì họ không thể sử dụng hết số vaccine đó. Pfizer cho biết, trong tháng cuối năm nay công ty sẽ vận chuyển 43 triệu liều vaccine tới tám quốc gia miền Nam Châu Phi trong danh sách cấm nhập cảnh của Hoa Kỳ.
Ron Whelan, phụ trách nhóm công tác Covid-19 của công ty bảo hiểm y tế Discovery Ltd, làm việc cùng chính phủ Nam Phi để mua vaccine, tổ chức tiêm chủng và lập hệ thống phân phối vaccine cho nước này, giải thích: “Do chúng tôi có đủ lượng dự trữ, nhận thêm [vaccine] chẳng để làm gì cho nên chúng tôi hoãn các đơn hàng tới đầu năm sau. Hiện giờ chúng tôi có đủ dùng”. Whelan nói vào lúc đỉnh điểm, Nam Phi tiêm chủng được 211,000 liều vaccine mỗi ngày; nhưng từ Tháng Chín tới nay, tốc độ tiêm chủng trên toàn quốc đã giảm còn 110,000 liều mỗi ngày.
Ông chỉ ra ba yếu tố: Sự chống đối hoặc không muốn tiêm vaccine, phân biệt chủng tộc và rào cản về tổ chức đến mức nhiều người dân không có đủ tiền đi tới điểm tiêm chủng. Dù vậy, đến nay Nam Phi đã có 35% dân số được tiêm chủng đầy đủ; nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất là Malawi, chỉ có 3% dân số được tiêm chủng, theo trang dữ liệu Our World In Data. Nam Phi là nước có hệ thống y tế tốt nhất ở châu Phi, có phương tiện để bảo quản vaccine nhưng các quốc gia khác thì không.
Tính đến nay, các nước thu nhập cao đã cam kết viện trợ 1.98 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo; Hoa Kỳ cam kết hơn một nửa số đó, khoảng 1.1 tỷ liều; và 20% số cam kết đã được chuyển giao.
Hôm Thứ Hai, Tòa Bạch Ốc cho biết, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã cung cấp $273 triệu cho các nước phía Nam châu Phi, trong đó có $12 triệu dùng cho việc phân phối vaccine và tổ chức tiêm chủng. Ngoài ra một số cơ quan liên bang đang hợp tác với các chuyên gia và tổ chức của châu Phi để cung cấp nguồn lực, sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để mở rộng các chương trình tiêm chủng. Có năm trong tổng số 54 quốc gia châu Phi, chiếm khoảng 10% dân số châu lục này, sẽ có thể đạt được tỷ lệ tiêm chủng 40% dân số vào cuối tháng sau nếu nguồn cung vaccine được ổn định.
***
Châu Phi thiếu vaccine ngừa Covid-19 là một thực tế. Và đó cũng là căn cứ để nghi ngờ các biến chủng mới của virus sẽ tiếp tục được sản sinh ở đây. Lời cảnh báo: “Sẽ không ai được an toàn cho đến khi tất cả chúng ta được an toàn” càng có ý nghĩa khi các biến chủng mới của virus liên tục xuất hiện.
Nhưng không thể quy toàn bộ trách nhiệm về tỷ lệ tiêm chủng thấp của châu Phi vào cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc vaccine” của các nước giàu, các nước phương Tây, bởi vì chính phủ nào cũng phải đặt an toàn tính mạng của nhân dân mình lên hàng đầu. Để cải thiện tình hình thì việc gia tăng cung cấp vaccine cho châu Phi là không đủ, khi nhiều nước ở châu lục này chưa có điều kiện tiếp nhận, bảo quản vaccine và tổ chức tiêm chủng hiệu quả cho toàn bộ cư dân của họ.
Ngoài nguồn cung vaccine, châu Phi cần hỗ trợ ở nhiều phương diện khác để thúc đẩy việc kiểm soát đại dịch. Và thay vì đổ lỗi, cần có một sự hợp tác rộng rãi và bền vững giữa các quốc gia để cùng ứng phó mối đe dọa chung.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Mới nghe clip đat nguyen nên tìm những bài báo nói về chuyện này.
Anh xác nhận ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron
13/12/2021 VOA
Reuters
Thủ tướng Anh Boris Johnson đến thăm một cơ sở chích ngừa Covid-19 ở trung tâm London
Ít nhất một người đã chết ở Anh sau khi nhiễm biến thể Omicron của virus corona, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 13/12 và cảnh báo rằng biến thể này hiện chiếm 40% số ca nhiễm ở thủ đô nước Anh.
Kể từ khi các ca nhiễm Omicron đầu tiên được phát hiện vào ngày 27/11 tại Anh, ông Johnson đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn và đã kêu gọi người dân đi chích mũi vaccine tăng cường để giữ cho các cơ sở y tế không bị quá tải.
Đến thăm một trung tâm chủng ngừa ở London, ông Johnson chúc mừng những ai đã chích trước khi nói với các phóng viên rằng một bệnh nhân đã chết vì Omicron mà ông cho là những người đã chích hai mũi không thể chống chọi được.
“Đáng buồn thay, ít nhất một bệnh nhân đã được xác nhận đã tử vong vì Omicron,” ông Johnson nói.
“Do đó tôi nghĩ suy nghĩ rằng biến thể này làm sao đó là phiên bản nhẹ của virus corona – tôi cho rằng đó là điều chúng ta cần gạt sang một bên – và nhận ra tốc độ đơn thuần mà nó tăng tốc lây lan trong người dân.”
Khi được hỏi liên tục liệu ông có loại trừ các biện pháp cứng rắn hơn ở Anh trước kỳ nghỉ Giáng sinh hay không, ông Johnson đã nói vòng vo và không đưa ra câu trả lời trực tiếp.
Ông nói có sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Omicron ở London, và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid nói rằng biến thể này đang lan rộng với ‘tốc độ đột biến’.
Thủ tướng Johnson, vốn đang vất vả trước cuộc nổi loạn trong nội bộ đảng của ông về các biện pháp kiềm chế Omicron và sự phản đối kịch liệt các bữa tiệc tại văn phòng thủ tướng trên phố Downing trong suốt thời gian phong tỏa năm ngoái, nói rằng mọi người nên tranh thủ chích mũi tăng cường để bảo vệ ‘sự tự do và lối sống của chúng ta’.
Sau khi COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, ông Johnson đã đối mặt những chỉ trích vì phản đối việc phong tỏa vào lúc đầu.
Ông cũng bị chỉ trích vì đã để xảy ra những sai sót trong việc chuyển bệnh nhân vào trại điều dưỡng, và vì đã xây dựng một hệ thống xét nghiệm và truy vết tốn kém nhưng vẫn không chặn được làn sóng dịch chết chóc thứ hai.
Ông Johnson đã nhiều lần nói rằng mặc dù có sai lầm, chính phủ đã có những quyết định nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng y tế công cộng lớn nhất trong nhiều thế hệ và chính phủ của ông đã nhanh chóng triển khai tiêm chủng.
Hơn 146.000 người đã chết vì COVID-19 ở Anh.
Anh xác nhận ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron
13/12/2021 VOA
Reuters
Thủ tướng Anh Boris Johnson đến thăm một cơ sở chích ngừa Covid-19 ở trung tâm London
Ít nhất một người đã chết ở Anh sau khi nhiễm biến thể Omicron của virus corona, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 13/12 và cảnh báo rằng biến thể này hiện chiếm 40% số ca nhiễm ở thủ đô nước Anh.
Kể từ khi các ca nhiễm Omicron đầu tiên được phát hiện vào ngày 27/11 tại Anh, ông Johnson đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn và đã kêu gọi người dân đi chích mũi vaccine tăng cường để giữ cho các cơ sở y tế không bị quá tải.
Đến thăm một trung tâm chủng ngừa ở London, ông Johnson chúc mừng những ai đã chích trước khi nói với các phóng viên rằng một bệnh nhân đã chết vì Omicron mà ông cho là những người đã chích hai mũi không thể chống chọi được.
“Đáng buồn thay, ít nhất một bệnh nhân đã được xác nhận đã tử vong vì Omicron,” ông Johnson nói.
“Do đó tôi nghĩ suy nghĩ rằng biến thể này làm sao đó là phiên bản nhẹ của virus corona – tôi cho rằng đó là điều chúng ta cần gạt sang một bên – và nhận ra tốc độ đơn thuần mà nó tăng tốc lây lan trong người dân.”
Khi được hỏi liên tục liệu ông có loại trừ các biện pháp cứng rắn hơn ở Anh trước kỳ nghỉ Giáng sinh hay không, ông Johnson đã nói vòng vo và không đưa ra câu trả lời trực tiếp.
Ông nói có sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Omicron ở London, và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid nói rằng biến thể này đang lan rộng với ‘tốc độ đột biến’.
Thủ tướng Johnson, vốn đang vất vả trước cuộc nổi loạn trong nội bộ đảng của ông về các biện pháp kiềm chế Omicron và sự phản đối kịch liệt các bữa tiệc tại văn phòng thủ tướng trên phố Downing trong suốt thời gian phong tỏa năm ngoái, nói rằng mọi người nên tranh thủ chích mũi tăng cường để bảo vệ ‘sự tự do và lối sống của chúng ta’.
Sau khi COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, ông Johnson đã đối mặt những chỉ trích vì phản đối việc phong tỏa vào lúc đầu.
Ông cũng bị chỉ trích vì đã để xảy ra những sai sót trong việc chuyển bệnh nhân vào trại điều dưỡng, và vì đã xây dựng một hệ thống xét nghiệm và truy vết tốn kém nhưng vẫn không chặn được làn sóng dịch chết chóc thứ hai.
Ông Johnson đã nhiều lần nói rằng mặc dù có sai lầm, chính phủ đã có những quyết định nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng y tế công cộng lớn nhất trong nhiều thế hệ và chính phủ của ông đã nhanh chóng triển khai tiêm chủng.
Hơn 146.000 người đã chết vì COVID-19 ở Anh.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Biontech/Pfizer trước Moderna và AstraZeneca 1 bước, có lẽ tháng 3 năm 2022 Biontech/Pfizer sẽ có vakzin ngừa omicron. Omicron có tới 30 biến thể, không như các biến chủng mới chỉ có từ 10-15 biến thể.
Tìm những bài báo tiếng việt nói về đề tài này chưa thấy.
https://www.merkur.de/welt/omikron-variante-impfstoffe-biontech-moderna-astrazeneca-wirkung-boostern-liste-91201379.html
Tìm những bài báo tiếng việt nói về đề tài này chưa thấy.
https://www.merkur.de/welt/omikron-variante-impfstoffe-biontech-moderna-astrazeneca-wirkung-boostern-liste-91201379.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
b]"Bóng ma" biến chủng Omicron phủ u ám lên không khí đón năm mới toàn
"Bóng ma" biến chủng Omicron phủ u ám lên không khí đón năm mới toàn cầu
Thứ năm, 30/12/2021
Dân trí
Trước thềm năm mới, biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn buộc các nước phải tăng cường lệnh áp đặt hạn chế khác nhau nhằm ngăn chặn.
Tại Anh, nơi biến thể Omicron đang có tốc độ lây lan mạnh khiến các ca mắc bệnh tăng cao kỷ lục, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid hôm 27/12 cho biết nước này sẽ không áp thêm các hạn chế mới trước thềm năm mới.
Hiện số ca nhiễm SARS- CoV-2 mới hàng ngày tại Anh dao động khoảng 100.000 ca. Số người nhập viện tăng hơn 70% vào dịp Giáng sinh so với một tuần trước.
Biến chủng Omicron khiến không khí đón năm mới toàn cầu trở nên ảm đạm (Ảnh: News).
"Tất nhiên khi bước sang năm mới, chúng tôi sẽ xem xét liệu có áp dụng thêm bất cứ biện pháp nào hay không", Bộ trưởng Javid nói.
Tuy nhiên, tại một số nơi khác như Scotland, Bắc Ireland, xứ Wales, các hộp đêm đã bị đóng cửa. Giới chức địa phương cũng giới hạn số người tụ tập tại các điểm công cộng.
Biến chủng Omicron lan rộng toàn cầu
Chính phủ Hà Lan đã đóng cửa tất cả các quán hàng không cần thiết, quán bar, kéo dài kỳ nghỉ học. Trong khi đó ở Bỉ cũng áp dụng biện pháp mới, bao gồm cấm mua sắm đông người, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc đã đóng cửa vào giữa kỳ nghỉ lễ.
Tại Pháp, Thủ tướng Jean Castex đã công bố một loạt các hạn chế áp dụng vào thời điểm sau năm mới. Theo đó, các sự kiện quy mô lớn chỉ giới hạn 2.000 người trong nhà, 5.000 người ngoài trời. Buổi hòa nhạc ngoài trời bị cấm. Nhân viên phải làm việc tại nhà ít nhất 3 ngày/tuần.
Nhiều quốc gia vẫn áp dụng nhiều lệnh hạn chế trong kỳ nghỉ đón năm mới (Ảnh: News).
Ngoài ra, một dự luật mới được biểu quyết tại Pháp vào tháng 1/2022 nhằm tạo ra thẻ vaccine, chỉ cho phép những người đã tiêm chủng vào nơi công cộng như quán bar, rạp chiếu phim, nhà hàng.
Ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden nhấn mạnh tầm quan trọng việc tiêm chủng, tiêm mũi tăng cường và xét nghiệm SARS-CoV-2. Giới chức tại thành phố New York yêu cầu nhân viên làm việc tại doanh nghiệp phải tiêm vaccine. Quy định này được công bố sau khi biến thể Omicron xuất hiện tại Mỹ.
Thềm năm mới ảm đạm vì biến thể Omicron
Biến chủng Omicron khiến hàng nghìn chuyến bay trên toàn cầu bị hoãn hoặc hủy chuyến do thiếu nhân sự, ảnh hưởng tới kỳ nghỉ lễ của rất nhiều khách du lịch. Số liệu thống kê của FlightAware cho thấy, tính tới tối ngày 27/12, hơn 2.700 chuyến bay tại châu Âu bị hủy.
Tại Hy Lạp, các nhà chức trách đã công bố áp dụng biện pháp hạn chế bổ sung có hiệu lực sau năm mới. Công bố được đưa ra sau khi nước này ghi nhận tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày gần 9.300 mỗi ngày. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay.
Hàng chục nghìn chuyến bay ở châu Âu đã bị hủy hoặc hoãn chuyến (Ảnh: City News).
Bộ trưởng Y tế Thanos Plevris cho biết, từ ngày 3/1 năm mới, người dân và du khách tới siêu thị, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các điểm vui chơi giải trí bắt buộc phải dùng khẩu trang có độ bảo vệ cao.
Các khu vực khác của châu Âu cũng do dự việc áp dụng biện pháp hạn chế hơn với công dân của họ.
Ở Ba Lan - quốc gia có 38 triệu dân, số người tử vong vì Covid-19 mỗi ngày đang vượt qua con số 500. Các hộp đêm hiện đang đóng cửa, nhưng sẽ được phép mở vào đêm giao thừa.
Dù con số tử vong do Covid-19 đang cao nhất châu Âu nhưng Nga sẽ không áp dụng thêm những hạn chế vào dịp năm mới. Thậm chí trong kỳ nghỉ lễ dài 10 ngày, nhiều biện pháp phòng dịch sẽ được dỡ bỏ. Tới nay, Nga ghi nhận hơn 10,4 triệu người mắc Covid-19 và hơn 305.000 ca đã tử vong.
Huy Hoàng
Theo ABC News
Thứ năm, 30/12/2021
Dân trí
Trước thềm năm mới, biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn buộc các nước phải tăng cường lệnh áp đặt hạn chế khác nhau nhằm ngăn chặn.
Tại Anh, nơi biến thể Omicron đang có tốc độ lây lan mạnh khiến các ca mắc bệnh tăng cao kỷ lục, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid hôm 27/12 cho biết nước này sẽ không áp thêm các hạn chế mới trước thềm năm mới.
Hiện số ca nhiễm SARS- CoV-2 mới hàng ngày tại Anh dao động khoảng 100.000 ca. Số người nhập viện tăng hơn 70% vào dịp Giáng sinh so với một tuần trước.
Biến chủng Omicron khiến không khí đón năm mới toàn cầu trở nên ảm đạm (Ảnh: News).
"Tất nhiên khi bước sang năm mới, chúng tôi sẽ xem xét liệu có áp dụng thêm bất cứ biện pháp nào hay không", Bộ trưởng Javid nói.
Tuy nhiên, tại một số nơi khác như Scotland, Bắc Ireland, xứ Wales, các hộp đêm đã bị đóng cửa. Giới chức địa phương cũng giới hạn số người tụ tập tại các điểm công cộng.
Biến chủng Omicron lan rộng toàn cầu
Chính phủ Hà Lan đã đóng cửa tất cả các quán hàng không cần thiết, quán bar, kéo dài kỳ nghỉ học. Trong khi đó ở Bỉ cũng áp dụng biện pháp mới, bao gồm cấm mua sắm đông người, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc đã đóng cửa vào giữa kỳ nghỉ lễ.
Tại Pháp, Thủ tướng Jean Castex đã công bố một loạt các hạn chế áp dụng vào thời điểm sau năm mới. Theo đó, các sự kiện quy mô lớn chỉ giới hạn 2.000 người trong nhà, 5.000 người ngoài trời. Buổi hòa nhạc ngoài trời bị cấm. Nhân viên phải làm việc tại nhà ít nhất 3 ngày/tuần.
Nhiều quốc gia vẫn áp dụng nhiều lệnh hạn chế trong kỳ nghỉ đón năm mới (Ảnh: News).
Ngoài ra, một dự luật mới được biểu quyết tại Pháp vào tháng 1/2022 nhằm tạo ra thẻ vaccine, chỉ cho phép những người đã tiêm chủng vào nơi công cộng như quán bar, rạp chiếu phim, nhà hàng.
Ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden nhấn mạnh tầm quan trọng việc tiêm chủng, tiêm mũi tăng cường và xét nghiệm SARS-CoV-2. Giới chức tại thành phố New York yêu cầu nhân viên làm việc tại doanh nghiệp phải tiêm vaccine. Quy định này được công bố sau khi biến thể Omicron xuất hiện tại Mỹ.
Thềm năm mới ảm đạm vì biến thể Omicron
Biến chủng Omicron khiến hàng nghìn chuyến bay trên toàn cầu bị hoãn hoặc hủy chuyến do thiếu nhân sự, ảnh hưởng tới kỳ nghỉ lễ của rất nhiều khách du lịch. Số liệu thống kê của FlightAware cho thấy, tính tới tối ngày 27/12, hơn 2.700 chuyến bay tại châu Âu bị hủy.
Tại Hy Lạp, các nhà chức trách đã công bố áp dụng biện pháp hạn chế bổ sung có hiệu lực sau năm mới. Công bố được đưa ra sau khi nước này ghi nhận tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày gần 9.300 mỗi ngày. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay.
Hàng chục nghìn chuyến bay ở châu Âu đã bị hủy hoặc hoãn chuyến (Ảnh: City News).
Bộ trưởng Y tế Thanos Plevris cho biết, từ ngày 3/1 năm mới, người dân và du khách tới siêu thị, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các điểm vui chơi giải trí bắt buộc phải dùng khẩu trang có độ bảo vệ cao.
Các khu vực khác của châu Âu cũng do dự việc áp dụng biện pháp hạn chế hơn với công dân của họ.
Ở Ba Lan - quốc gia có 38 triệu dân, số người tử vong vì Covid-19 mỗi ngày đang vượt qua con số 500. Các hộp đêm hiện đang đóng cửa, nhưng sẽ được phép mở vào đêm giao thừa.
Dù con số tử vong do Covid-19 đang cao nhất châu Âu nhưng Nga sẽ không áp dụng thêm những hạn chế vào dịp năm mới. Thậm chí trong kỳ nghỉ lễ dài 10 ngày, nhiều biện pháp phòng dịch sẽ được dỡ bỏ. Tới nay, Nga ghi nhận hơn 10,4 triệu người mắc Covid-19 và hơn 305.000 ca đã tử vong.
Huy Hoàng
Theo ABC News
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
google đặc hữu tiếng Anh là endemic.
(Entry 1 of 2)
1a: belonging or native to a particular people or country
b: characteristic of or prevalent in a particular field, area, or environmentproblems endemic to translationthe self-indulgence endemic in the film industry
2: restricted or peculiar to a locality or regionendemic diseasesan endemic
Nghiên cứu chỉ ra Omicron gây bệnh nhẹ vì ít tấn công phổi
Chủ Nhật, 02/01/2022 - baotintuc
Một loạt nghiên cứu mới trên động vật thí nghiệm và mô người đang cung cấp các dữ liệu đầu tiên lý giải nguyên nhân biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể trước của SARS-CoV-2.
Các nghiên cứu trên chuột và chuột lang cho thấy Omicron gây nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, tập trung chủ yếu ở đường hô hấp trên như mũi, họng và khí quản. Đặc biệt, biến thể này ít gây hại cho phổi, trong khi các biến thể khác thường gây sẹo và khó thở nghiêm trọng cho bộ phận này.
Vào tháng 11/2021, khi báo cáo đầu tiên về biến thể Omicron lây lan ra ngoài lãnh thổ Nam Phi, giới khoa học chỉ có thể đoán rằng biến chủng này hoạt động khác biệt so với các chủng khác. Tất cả những gì họ biết là nó có đến hơn 50 đột biến gien.
Nhiều thí nghiệm mới nhất đều đưa ra cùng một kết luận: Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta và các phiên bản trước đó của virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng một số loại đột biến cho phép virus SARS-CoV-2 bám chặt hơn vào tế bào. Một số đột biến khác được minh chứng là có khả năng lẩn trốn kháng thể - cơ chế đầu tiên giúp con người chống lại sự lây nhiễm. Tuy nhiên, Omicron hoạt động như thế nào bên trong cơ thể người vẫn là một bí ẩn.
Tiến sĩ Ravindra Gupta, chuyên gia về virus tại Đại học Cambridge cho biết: “Bạn không thể dự đoán hành vi của virus chỉ từ những đột biến”.
Trong tháng 12 vừa qua, hơn chục nhóm nghiên cứu, trong đó có Tiến sĩ Gupta, đã quan sát mầm bệnh mới trong phòng thí nghiệm bằng cách cho các tế bào đặt trên đĩa nuôi cấy nhiễm Omicron hoặc phun loại virus này vào mũi động vật.
Trong khi các nhà khoa học vẫn miệt mài làm việc thì Omicron đã lan rộng khắp hành tinh, dễ dàng lây nhiễm cho cả những người đã tiêm phòng hoặc khỏi bệnh.
Mặc dù các ca bệnh tăng vọt nhưng số ca nhập viện chỉ tăng ở mức khiêm tốn. Các nghiên cứu ban đầu trên bệnh nhân cho thấy Omicron ít gây bệnh nặng hơn các biến thể khác, đặc biệt là ở những người được tiêm chủng. Tuy nhiên, những phát hiện đó đi kèm với rất nhiều cảnh báo.
Thứ nhất, phần lớn các trường hợp nhiễm Omicron ban đầu là ở những người trẻ tuổi, những người ít có khả năng bị bệnh nặng với tất cả các biến thể khác. Phần nhiều trong số những ca ban đầu đó xảy ra ở những người đã có kháng thể hoặc đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Chưa rõ liệu Omicron có bớt nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi chưa được tiêm phòng hay không.
Đáng chú ý, thí nghiệm trên động vật có thể giúp làm sáng tỏ những điều mơ hồ này, bởi vì các nhà khoa học có thể kiểm tra trên những động vật giống nhau cũng như sống trong điều kiện đồng nhất. Vài thí nghiệm được công bố gần đây đều chỉ ra cùng một kết luận: Omicron nhẹ hơn Delta và các biến thể trước đó của SARS-CoV-2 như Alpha hay Beta.
Ngày 29/12, một nhóm gồm nhiều nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu trên chuột và chuột lang nhiễm Omicron hoặc một biến thể khác. Nghiên cứu cho thấy những con chuột bị nhiễm Omicron ít bị tổn thương phổi, sụt cân cũng như giảm nguy cơ tử vong.
Mặc dù các động vật trong thí nghiệm bị nhiễm Omicron đều xuất hiện triệu chứng nhẹ hơn, nhưng các nhà khoa học đặc biệt ấn tượng với kết quả ở chuột lang Syria. Đây là loài mắc bệnh nặng với tất cả các biến thể trước đó của SARS-CoV-2.
Nếu virus tạo ra nhiều tế bào hơn trong cổ họng, nó sẽ dễ lây lan hơn và điều này cũng giúp giải thích về sự lây lan nhanh chóng của Omicron. Ảnh: Alamy
Tiến sĩ Michael Diamond, chuyên gia về virus tại Đại học Washington và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Điều này thật đáng ngạc nhiên, vì mọi biến thể khác đều đã lây nhiễm mạnh đối với giống chuột lang này".
Một số nghiên cứu khác trên chuột và chuột lang cũng đưa ra kết luận tương tự. (Giống như phần lớn nghiên cứu khẩn cấp về Omicron, những nghiên cứu này đều được đăng tải công khai song vẫn chưa được công bố trên các tạp chí khoa học.)
Lý do Omicron gây triệu trứng nhẹ hơn có thể là vấn đề giải phẫu. Tiến sĩ Diamond và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng nồng độ virus Omicron trong mũi của chuột lang cũng giống như ở các động vật bị nhiễm các biến thể trước đó. Nhưng nồng độ Omicron trong phổi bằng một phần mười hoặc ít hơn so với mức của các biến thể khác.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cũng đưa ra một kết quả tương tự. Họ đã nghiên cứu các mẫu mô được lấy từ đường thở của con người trong quá trình phẫu thuật. Trong 12 mẫu phổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy Omicron phát triển chậm hơn Delta và các biến thể khác.
Các nhà nghiên cứu cũng cho virus lây nhiễm các mô phế quản, đây là các ống thở ở ngực trên cung cấp không khí từ khí quản đến phổi. Trong hai ngày đầu bị nhiễm virus, Omicron phát triển nhanh hơn Delta và các biến thể trước đó.
Những phát hiện này sẽ phải được theo dõi với các nghiên cứu sâu hơn, chẳng hạn như thí nghiệm với khỉ hoặc kiểm tra đường thở của những người bị nhiễm Omicron. Nếu kết quả được xem xét kỹ lưỡng, họ có thể giải thích tại sao những người bị nhiễm Omicron dường như ít phải nhập viện hơn những người bị nhiễm Delta.
Lây nhiễm bắt đầu ở mũi hoặc có thể là miệng và lan xuống cổ họng. Nhiễm trùng ở dạng nhẹ sẽ không lan xa hơn. Nhưng khi SARS-CoV-2 đến phổi, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng.
Các tế bào miễn dịch trong phổi có thể phản ứng quá mức, giết chết không chỉ các tế bào bị nhiễm mà cả những tế bào không bị nhiễm. Chúng có thể tạo ra tình trạng viêm nhiễm, gây sẹo cho màng phổi. Hơn nữa, virus có thể thoát ra khỏi phổi bị tổn thương vào máu, gây ra các cục máu đông và tàn phá các cơ quan khác.
Tiến sĩ Gupta đưa ra số liệu về những nghiên cứu ở cấp độ phân tử giải lý do tại sao Omicron không hoạt động tốt trong phổi.
Nhiều tế bào trong phổi mang một protein gọi là TMPRSS2 trên bề mặt của chúng, có thể vô tình giúp virus truyền bệnh xâm nhập vào tế bào. Nhưng nhóm của Tiến sĩ Gupta phát hiện ra rằng loại protein này không bám tốt vào Omicron. Kết quả là, Omicron có khả năng lây nhiễm kém hơn Delta. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Glasgow đã đưa ra kết luận tương tự.
Ở vị trí cao hơn trong đường thở, các tế bào có xu hướng không chứa protein TMPRSS2, điều này có thể giải thích bằng chứng cho thấy Omicron được tìm thấy ở đó thường xuyên hơn phổi.
Tiến sĩ Gupta nhận định rằng Omicron tập trung chủ yếu ở đường hô hấp trên, phát triển mạnh ở cổ họng và mũi. Nếu điều đó là đúng, virus có thể có cơ hội tốt hơn để theo những giọt bắn thâm nhập vào cơ thể vật chủ mới.
Ông Gupta nói: “Tất cả việc lây truyền đều diễn ra ở đường thở trên. Bạn có thể hiểu được tại sao loại biến thể này có thể phát triển”.
Những nghiên cứu trên giúp giải thích rõ ràng lý do tại sao Omicron gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng vẫn chưa trả lời được lý do tại sao biến thể này lại có khả năng lây lan nhanh từ người sang người. Mỹ đã ghi nhận hơn 580.000 ca lây nhiễm vào ngày 30/12, phần lớn trong số đó được cho là Omicron.
Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo New York Times)
Full Definition of endemic
(Entry 1 of 2)
1a: belonging or native to a particular people or country
b: characteristic of or prevalent in a particular field, area, or environmentproblems endemic to translationthe self-indulgence endemic in the film industry
2: restricted or peculiar to a locality or regionendemic diseasesan endemic
Nghiên cứu chỉ ra Omicron gây bệnh nhẹ vì ít tấn công phổi
Chủ Nhật, 02/01/2022 - baotintuc
Một loạt nghiên cứu mới trên động vật thí nghiệm và mô người đang cung cấp các dữ liệu đầu tiên lý giải nguyên nhân biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể trước của SARS-CoV-2.
Các nghiên cứu trên chuột và chuột lang cho thấy Omicron gây nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, tập trung chủ yếu ở đường hô hấp trên như mũi, họng và khí quản. Đặc biệt, biến thể này ít gây hại cho phổi, trong khi các biến thể khác thường gây sẹo và khó thở nghiêm trọng cho bộ phận này.
Vào tháng 11/2021, khi báo cáo đầu tiên về biến thể Omicron lây lan ra ngoài lãnh thổ Nam Phi, giới khoa học chỉ có thể đoán rằng biến chủng này hoạt động khác biệt so với các chủng khác. Tất cả những gì họ biết là nó có đến hơn 50 đột biến gien.
Nhiều thí nghiệm mới nhất đều đưa ra cùng một kết luận: Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta và các phiên bản trước đó của virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng một số loại đột biến cho phép virus SARS-CoV-2 bám chặt hơn vào tế bào. Một số đột biến khác được minh chứng là có khả năng lẩn trốn kháng thể - cơ chế đầu tiên giúp con người chống lại sự lây nhiễm. Tuy nhiên, Omicron hoạt động như thế nào bên trong cơ thể người vẫn là một bí ẩn.
Tiến sĩ Ravindra Gupta, chuyên gia về virus tại Đại học Cambridge cho biết: “Bạn không thể dự đoán hành vi của virus chỉ từ những đột biến”.
Trong tháng 12 vừa qua, hơn chục nhóm nghiên cứu, trong đó có Tiến sĩ Gupta, đã quan sát mầm bệnh mới trong phòng thí nghiệm bằng cách cho các tế bào đặt trên đĩa nuôi cấy nhiễm Omicron hoặc phun loại virus này vào mũi động vật.
Trong khi các nhà khoa học vẫn miệt mài làm việc thì Omicron đã lan rộng khắp hành tinh, dễ dàng lây nhiễm cho cả những người đã tiêm phòng hoặc khỏi bệnh.
Mặc dù các ca bệnh tăng vọt nhưng số ca nhập viện chỉ tăng ở mức khiêm tốn. Các nghiên cứu ban đầu trên bệnh nhân cho thấy Omicron ít gây bệnh nặng hơn các biến thể khác, đặc biệt là ở những người được tiêm chủng. Tuy nhiên, những phát hiện đó đi kèm với rất nhiều cảnh báo.
Thứ nhất, phần lớn các trường hợp nhiễm Omicron ban đầu là ở những người trẻ tuổi, những người ít có khả năng bị bệnh nặng với tất cả các biến thể khác. Phần nhiều trong số những ca ban đầu đó xảy ra ở những người đã có kháng thể hoặc đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Chưa rõ liệu Omicron có bớt nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi chưa được tiêm phòng hay không.
Đáng chú ý, thí nghiệm trên động vật có thể giúp làm sáng tỏ những điều mơ hồ này, bởi vì các nhà khoa học có thể kiểm tra trên những động vật giống nhau cũng như sống trong điều kiện đồng nhất. Vài thí nghiệm được công bố gần đây đều chỉ ra cùng một kết luận: Omicron nhẹ hơn Delta và các biến thể trước đó của SARS-CoV-2 như Alpha hay Beta.
Ngày 29/12, một nhóm gồm nhiều nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu trên chuột và chuột lang nhiễm Omicron hoặc một biến thể khác. Nghiên cứu cho thấy những con chuột bị nhiễm Omicron ít bị tổn thương phổi, sụt cân cũng như giảm nguy cơ tử vong.
Mặc dù các động vật trong thí nghiệm bị nhiễm Omicron đều xuất hiện triệu chứng nhẹ hơn, nhưng các nhà khoa học đặc biệt ấn tượng với kết quả ở chuột lang Syria. Đây là loài mắc bệnh nặng với tất cả các biến thể trước đó của SARS-CoV-2.
Nếu virus tạo ra nhiều tế bào hơn trong cổ họng, nó sẽ dễ lây lan hơn và điều này cũng giúp giải thích về sự lây lan nhanh chóng của Omicron. Ảnh: Alamy
Tiến sĩ Michael Diamond, chuyên gia về virus tại Đại học Washington và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Điều này thật đáng ngạc nhiên, vì mọi biến thể khác đều đã lây nhiễm mạnh đối với giống chuột lang này".
Một số nghiên cứu khác trên chuột và chuột lang cũng đưa ra kết luận tương tự. (Giống như phần lớn nghiên cứu khẩn cấp về Omicron, những nghiên cứu này đều được đăng tải công khai song vẫn chưa được công bố trên các tạp chí khoa học.)
Lý do Omicron gây triệu trứng nhẹ hơn có thể là vấn đề giải phẫu. Tiến sĩ Diamond và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng nồng độ virus Omicron trong mũi của chuột lang cũng giống như ở các động vật bị nhiễm các biến thể trước đó. Nhưng nồng độ Omicron trong phổi bằng một phần mười hoặc ít hơn so với mức của các biến thể khác.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cũng đưa ra một kết quả tương tự. Họ đã nghiên cứu các mẫu mô được lấy từ đường thở của con người trong quá trình phẫu thuật. Trong 12 mẫu phổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy Omicron phát triển chậm hơn Delta và các biến thể khác.
Các nhà nghiên cứu cũng cho virus lây nhiễm các mô phế quản, đây là các ống thở ở ngực trên cung cấp không khí từ khí quản đến phổi. Trong hai ngày đầu bị nhiễm virus, Omicron phát triển nhanh hơn Delta và các biến thể trước đó.
Những phát hiện này sẽ phải được theo dõi với các nghiên cứu sâu hơn, chẳng hạn như thí nghiệm với khỉ hoặc kiểm tra đường thở của những người bị nhiễm Omicron. Nếu kết quả được xem xét kỹ lưỡng, họ có thể giải thích tại sao những người bị nhiễm Omicron dường như ít phải nhập viện hơn những người bị nhiễm Delta.
Lây nhiễm bắt đầu ở mũi hoặc có thể là miệng và lan xuống cổ họng. Nhiễm trùng ở dạng nhẹ sẽ không lan xa hơn. Nhưng khi SARS-CoV-2 đến phổi, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng.
Các tế bào miễn dịch trong phổi có thể phản ứng quá mức, giết chết không chỉ các tế bào bị nhiễm mà cả những tế bào không bị nhiễm. Chúng có thể tạo ra tình trạng viêm nhiễm, gây sẹo cho màng phổi. Hơn nữa, virus có thể thoát ra khỏi phổi bị tổn thương vào máu, gây ra các cục máu đông và tàn phá các cơ quan khác.
Tiến sĩ Gupta đưa ra số liệu về những nghiên cứu ở cấp độ phân tử giải lý do tại sao Omicron không hoạt động tốt trong phổi.
Nhiều tế bào trong phổi mang một protein gọi là TMPRSS2 trên bề mặt của chúng, có thể vô tình giúp virus truyền bệnh xâm nhập vào tế bào. Nhưng nhóm của Tiến sĩ Gupta phát hiện ra rằng loại protein này không bám tốt vào Omicron. Kết quả là, Omicron có khả năng lây nhiễm kém hơn Delta. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Glasgow đã đưa ra kết luận tương tự.
Ở vị trí cao hơn trong đường thở, các tế bào có xu hướng không chứa protein TMPRSS2, điều này có thể giải thích bằng chứng cho thấy Omicron được tìm thấy ở đó thường xuyên hơn phổi.
Tiến sĩ Gupta nhận định rằng Omicron tập trung chủ yếu ở đường hô hấp trên, phát triển mạnh ở cổ họng và mũi. Nếu điều đó là đúng, virus có thể có cơ hội tốt hơn để theo những giọt bắn thâm nhập vào cơ thể vật chủ mới.
Ông Gupta nói: “Tất cả việc lây truyền đều diễn ra ở đường thở trên. Bạn có thể hiểu được tại sao loại biến thể này có thể phát triển”.
Những nghiên cứu trên giúp giải thích rõ ràng lý do tại sao Omicron gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng vẫn chưa trả lời được lý do tại sao biến thể này lại có khả năng lây lan nhanh từ người sang người. Mỹ đã ghi nhận hơn 580.000 ca lây nhiễm vào ngày 30/12, phần lớn trong số đó được cho là Omicron.
Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo New York Times)
Last edited by LDN on Wed Jan 05, 2022 6:06 pm; edited 7 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Lời bàn thánh thán Ldn: "...hoàn thành sự khốn khổ của những người không phải là người bản xứ" chắc là kết quả nguyên bài được bỏ dzô cho google dịch
Đặc hữu vs Đại dịch
vi.strephonsays
Đặc hữu, dịch bệnh là những từ thường được mọi người sử dụng để chỉ những căn bệnh gây ra cho nhiều người trong một khu vực vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đã sử dụng những từ này thay thế cho nhau hoặc sử dụng một trong số chúng mà không biết ý nghĩa thực sự của chúng hoặc sự khác biệt giữa hai từ này cũng được sử dụng trong ngôn ngữ nói chung. Có một từ khác được gọi là đại dịch để hoàn thành sự khốn khổ của những người không phải là người bản xứ. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn ý nghĩa của đặc hữu và dịch bệnh để chắc chắn về cách sử dụng chính xác của chúng.
Đặc hữu là gì?
Bệnh đặc hữu là một từ được sử dụng để chỉ một căn bệnh đã xuất hiện trong dân số của một khu vực cụ thể. Trên thực tế, một căn bệnh, khi nó thường trú trong dân số của một khu vực được coi là bệnh dịch. Ví dụ, bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh phổ biến ở Châu Phi hoặc ít nhất là các vùng chính của lục địa này. Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở người dân châu Phi. Nó cũng là một từ được dùng theo nghĩa bóng để nói về một hiện tượng phổ biến ở một nơi. Ví dụ, đúng khi nói rằng phân biệt đối xử với phụ nữ là một đặc hữu ở Ấn Độ.
Dịch là gì?
Dịch là một căn bệnh lây lan đột ngột trong một khu vực hoặc quốc gia. Luôn luôn có một đợt bùng phát dịch bệnh, và nó ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư đáng kể. Vì vậy, nếu một bệnh xảy ra đột ngột ở nhiều người, ở một nơi, thì người ta cho rằng đó là một ổ dịch. Tuy nhiên, một trận dịch phải lây lan trên một khu vực rộng lớn và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người để đủ điều kiện như vậy. Có những thời điểm khi có sự lây nhiễm vi-rút lây lan một cách đáng báo động trong dân số tại một thời điểm nhất định. Chính phủ mô tả đây là một đợt bùng phát dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng trên cơ sở chiến tranh, để đối phó với mối đe dọa.
Ở Hoa Kỳ, sự xuất hiện của một căn bệnh cụ thể ở số lượng người nhiều hơn dự kiến trong một khu vực hoặc dân số nhất định được gọi là một bệnh dịch. Các bác sĩ cảnh báo mọi người không nên di chuyển ra khỏi nơi ở khi có dịch truyền nhiễm bùng phát.
Dịch cũng được dùng theo nghĩa bóng cho một hoạt động mà bạn không thích nhưng lại lan rộng ra trên một quần thể. Ví dụ, nạn ăn cắp vặt trong các trường đại học hoặc gian lận trong các kỳ thi đã trở thành nạn dịch ở Ấn Độ.
Sự khác biệt giữa Endemic và Epidemic là gì?
• Cả bệnh đặc hữu và bệnh dịch đều là những bệnh mặc dù dịch bệnh đặc hữu là một căn bệnh phổ biến cho một đối tượng cụ thể trong khi dịch bệnh là sự bùng phát của một căn bệnh trong một khu vực.
• Sốt rét là bệnh đặc hữu của nhiều vùng ở Châu Phi trong khi nhiễm vi-rút có thể chiếm tỷ lệ thành dịch ở một quốc gia cụ thể tại một thời điểm nhất định.
• Dịch ảnh hưởng đến nhiều người cùng lúc ở một nơi nhất định. Ở Mỹ, nó được dùng để chỉ một tình huống khi số người mắc bệnh nhiều hơn dự kiến.
sưu tầm
Đặc hữu vs Đại dịch
vi.strephonsays
Đặc hữu, dịch bệnh là những từ thường được mọi người sử dụng để chỉ những căn bệnh gây ra cho nhiều người trong một khu vực vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đã sử dụng những từ này thay thế cho nhau hoặc sử dụng một trong số chúng mà không biết ý nghĩa thực sự của chúng hoặc sự khác biệt giữa hai từ này cũng được sử dụng trong ngôn ngữ nói chung. Có một từ khác được gọi là đại dịch để hoàn thành sự khốn khổ của những người không phải là người bản xứ. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn ý nghĩa của đặc hữu và dịch bệnh để chắc chắn về cách sử dụng chính xác của chúng.
Đặc hữu là gì?
Bệnh đặc hữu là một từ được sử dụng để chỉ một căn bệnh đã xuất hiện trong dân số của một khu vực cụ thể. Trên thực tế, một căn bệnh, khi nó thường trú trong dân số của một khu vực được coi là bệnh dịch. Ví dụ, bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh phổ biến ở Châu Phi hoặc ít nhất là các vùng chính của lục địa này. Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở người dân châu Phi. Nó cũng là một từ được dùng theo nghĩa bóng để nói về một hiện tượng phổ biến ở một nơi. Ví dụ, đúng khi nói rằng phân biệt đối xử với phụ nữ là một đặc hữu ở Ấn Độ.
Dịch là gì?
Dịch là một căn bệnh lây lan đột ngột trong một khu vực hoặc quốc gia. Luôn luôn có một đợt bùng phát dịch bệnh, và nó ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư đáng kể. Vì vậy, nếu một bệnh xảy ra đột ngột ở nhiều người, ở một nơi, thì người ta cho rằng đó là một ổ dịch. Tuy nhiên, một trận dịch phải lây lan trên một khu vực rộng lớn và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người để đủ điều kiện như vậy. Có những thời điểm khi có sự lây nhiễm vi-rút lây lan một cách đáng báo động trong dân số tại một thời điểm nhất định. Chính phủ mô tả đây là một đợt bùng phát dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng trên cơ sở chiến tranh, để đối phó với mối đe dọa.
Ở Hoa Kỳ, sự xuất hiện của một căn bệnh cụ thể ở số lượng người nhiều hơn dự kiến trong một khu vực hoặc dân số nhất định được gọi là một bệnh dịch. Các bác sĩ cảnh báo mọi người không nên di chuyển ra khỏi nơi ở khi có dịch truyền nhiễm bùng phát.
Dịch cũng được dùng theo nghĩa bóng cho một hoạt động mà bạn không thích nhưng lại lan rộng ra trên một quần thể. Ví dụ, nạn ăn cắp vặt trong các trường đại học hoặc gian lận trong các kỳ thi đã trở thành nạn dịch ở Ấn Độ.
Sự khác biệt giữa Endemic và Epidemic là gì?
• Cả bệnh đặc hữu và bệnh dịch đều là những bệnh mặc dù dịch bệnh đặc hữu là một căn bệnh phổ biến cho một đối tượng cụ thể trong khi dịch bệnh là sự bùng phát của một căn bệnh trong một khu vực.
• Sốt rét là bệnh đặc hữu của nhiều vùng ở Châu Phi trong khi nhiễm vi-rút có thể chiếm tỷ lệ thành dịch ở một quốc gia cụ thể tại một thời điểm nhất định.
• Dịch ảnh hưởng đến nhiều người cùng lúc ở một nơi nhất định. Ở Mỹ, nó được dùng để chỉ một tình huống khi số người mắc bệnh nhiều hơn dự kiến.
sưu tầm
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Corona: Israel cảnh báo: Delta trở lại? Lo sợ Delta trở lại
Trẻ em nên tiêm ngừa là tôi thêm dzô.
1 triệu người nhiễm ở Mỹ. Bác sĩ nhi đồng lo lắng. Nhà thương cho con nít có số bệnh nhân nhiễm corona gấp 4 lần so với bình thường...
https://www.tagesschau.de/ausland/corona-usa-million-neuinfektionen-101.html
1 triệu người nhiễm ở Mỹ. Bác sĩ nhi đồng lo lắng. Nhà thương cho con nít có số bệnh nhân nhiễm corona gấp 4 lần so với bình thường...
https://www.tagesschau.de/ausland/corona-usa-million-neuinfektionen-101.html
Last edited by LDN on Fri Jan 07, 2022 2:05 am; edited 1 time in total
LDN
Page 1 of 3 • 1, 2, 3
Similar topics
» Israel says Pfizer Covid vaccine is just 39% effective as delta spread
» Cảnh sát Anh tiết lộ hình ảnh kẻ đánh du học sinh vì virus corona
» A new Delta descendant is rising in the UK (Delta +)
» Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)
» Israel: Ông Netanjahu có lẽ sẽ lại lên làm Thủ Tướng
» Cảnh sát Anh tiết lộ hình ảnh kẻ đánh du học sinh vì virus corona
» A new Delta descendant is rising in the UK (Delta +)
» Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)
» Israel: Ông Netanjahu có lẽ sẽ lại lên làm Thủ Tướng
Page 1 of 3
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum