Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
Page 1 of 1 • Share
Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
Sáng tác Hoài cảm khi học đệ lục thì thật là thần đồng. Báo vc cũng đăng tin về sự qua đời của ông, với lời lẽ kính trọng và nể phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
Tuấn Khanh
5 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Những người thân cận với gia đình của nhạc sĩ Cung Tiến đều biết ông đã qua đời ngày 10 Tháng Năm, nhưng đến ngày 4 Tháng Sáu 2022, sau khi hậu sự hoàn tất, gia đình mới đăng cáo phó. Những người thân biết ngày qua đời của nhạc sĩ cũng được dặn dò là xin hãy giữ yên lặng cho đến khi hoàn tất tang lễ.
Khi mất, nhạc sĩ Cung Tiến hưởng thọ 83 tuổi, và lễ hỏa táng thực hiện vào ngày 2 Tháng Sáu, ở Nam California. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm cao quý như bài học mở đường của tân nhạc Việt Nam, đồng thời đóng góp nhiều công sức của mình cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nơi ông giữ chức Tổng Giám đốc Kế hoạch và Dự án, hoạt động như kinh tế gia, giúp cho Bộ tài nguyên và Thiên Nhiên Minesota nhiều năm, sau khi tỵ nạn từ 1975.
Với giới chức cũ của Việt Nam Cộng Hòa, nhạc sĩ Cung Tiến được nhớ đến như là một trong ba Tổng Giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975. Còn với giới văn nghệ, ông được đánh giá không khác gì một thần đồng âm nhạc. Từ khi đi di tản sau 1975, nhạc sĩ Cung Tiến chưa có lần nào về Việt Nam, cũng như được biết ông từ chối mọi lời mời phỏng vấn từ Việt Nam hoặc về nước tham dự biểu diễn.
Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 Tháng Mười Một 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney. Từ năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.
Ngoài sáng tác, ông còn là nhà hòa âm, soạn khí nhạc, hợp xướng… và chơi được các nhạc cụ như sáo, mandolin, guitar và piano.
Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Cung Tiến bộc phát trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. “Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả”, nhạc sĩ Cung Tiến lưu bút.
Trong lớp nhạc sĩ đầu thế kỷ, với những khúc tân nhạc hoàn chỉnh như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ Cung Tiến là người hiếm hoi viết hoàn chỉnh ca khúc ở năm 14 tuổi (1953). Bài Hoài Cảm – cũng là ca khúc đầu tay của ông, mà theo tâm tình lúc sinh thời là lúc đó, ông mới học đệ lục và là một học sinh chịu nhiều ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu ….”Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình”, lời của nhạc sĩ Cung Tiến.
Nhạc sĩ Cung Tiến cũng là người dùng từ ngữ mô tả mãnh liệt nhất, và đầu tiên: “lòng cuồng điên vì nhớ” cho một nỗi nhớ nhung của một thiếu niên về tình yêu đầu đời. Vào lúc bài hát ra đời cũng có nhiều người không quen và cảm thấy khó chịu với sự mô tả hết sức dữ dội này. Nhưng rồi dần người ta nhận thấy rằng đó là cách diễn đạt chân thành và không kém phần tinh tế khi hoán đổi “điên cuồng” thành “cuồng điên” – khiến khung cảnh bài hát cũng nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi đó là cách sắp xếp đầy mỹ cảm về phương diện tu từ học (rhetoric).
Nhiều người khi biết về ông đều ngạc nhiên, vì sao có một kinh tế gia và một nhạc sĩ xen lẫn trong cuộc đời một con người. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu thêm về bối cảnh xã hội và cuộc đời của nhạc sĩ Cung Tiến, người ta lại càng thán phục. Là một nhạc sĩ và có tinh thần hiếu học, ông chỉ muốn mình được học sâu và cao hơn về âm nhạc. Thế nhưng lúc đó các con đường du học và cấp học bổng chỉ có cho kinh tế. Vì vậy, nhạc sĩ Cung Tiến quyết định thi lấy học bổng kinh tế để đi nước ngoài du học rồi bên cạnh đó sẽ tìm hiểu và học thêm âm nhạc ở xứ người. Và từ đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa có thêm một nhạc sĩ và một kinh tế gia tài giỏi.
Nhưng không phải ai cũng biết rằng nhạc sĩ Cung Tiến còn là một nhà văn và là một dịch giả. Ông có thời gian cộng tác chặt chẽ với nhóm Sáng Tạo, một nhóm tiền phong về văn hóa nghệ thuật của những người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954. Nhiều người trong nhóm Sáng Tạo đã dựng nên một góc trời văn chương cho người Việt, trong đó có Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền … Bút danh của nhạc sĩ Cung Tiến lúc đó là Thạch Chương, ông tham gia cả mảng sáng tác, nhận định và phê bình văn học. Ông có dịch hai đại tác phẩm của hai văn hào Nga là Fyodor Mikhailovich Dostoevski và Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn ra Việt Ngữ. Đó là Hồi Ký Viết Dưới Hầm (bản dịch tác phẩm của M. Dostoievski, 1969) và Một Ngày Trong Đời Ivan Denissovitch (dịch từ A. Solzhenitsyn, 1969). Riêng về Một Ngày của Ivan Denissovitch kể về những gì xảy đến cho một người tù cải tạo tên Ivan Denissovitch trong một ngày dưới chế độ bạo ngược cộng sản Stalin.
Năm 1956, nhân 200 năm ngày sinh của thiên tài âm nhạc Mozart, tổng thống Ngô Đình Diệm có tổ chức một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Lúc đó nhạc sĩ Cung Tiến chỉ mới gần 18 tuổi, nhưng vì nghe danh tiếng của ông, đích thân tổng thống Ngô Đình Diệm đã viết thư mời ông tham dự. Trong tâm tình với báo chí về sau, nhạc sĩ Cung Tiến nói lúc đó ông tràn ngập niềm vui sướng vì được tham dự chương trình hòa nhạc về một tài năng âm nhạc thế giới mà ông vô cùng hâm mộ. Và kế đó, là ngỡ ngàng là vì sao một cậu bé như mình lại được tổng thống mời đích danh.
Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông có viết cho một số báo với bút danh là Đăng Hoàng. Nhưng với âm nhạc, nhạc sĩ Cung Tiến vẫn nối dài các sinh hoạt của mình. Ngoài chức vụ Ủy viên Diễn đàn các nhà soạn nhạc Hoa Kỳ, ông vẫn sáng tác và sinh hoạt âm nhạc thính phòng để quảng bá tinh thần âm nhạc Việt Nam. Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm, soạn cho 21 nhạc khí tây phương, được trình diễn lần đầu vào năm 1988 tại San Jose với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988.
Vào đầu thập kỷ 1980 Cung Tiến phổ nhạc từ 12 bài thơ trong tù cải tạo của Thanh Tâm Tuyền mang tên “Vang Vang Trời Vào Xuân”, tập nhạc này được viết cho giọng hát và Piano và được trình bày lần đầu tiên tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1985.
Năm 1992, Cung Tiến soạn tập Ta Về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, nói, ngâm và một đội nhạc cụ thính phòng. Năm 2003, Ông đã thực hiện một tác phẩm nhạc đương đại Lơ thơ tơ liễu buông mành dựa trên một điệu dân ca chèo cổ. Ông cũng là hội viên của diễn đàn nhạc sĩ sáng tác Hoa Kỳ.
Hầu hết người yêu nhạc, biết đến một Cung Tiến, là đều tìm về kho tàng của 20 năm văn hóa vàng son của miền Nam. Trong một phát hiện mang tính sử nhạc của nhà thơ Du Tử Lê, một dấu ấn đặc biệt của riêng ông, là nhạc sĩ đầu tiên phổ nhạc từ dòng thơ tự do.
Từ giã nhạc sĩ Cung Tiến, là một lần nghiêng mình trước một con nguời tài hoa, trầm lặng; và cũng là nghiêng mình trước một thế hệ tiền nhân đã cống hiến cho văn hóa Việt có được những điều đẹp đẽ và quý báu như hôm nay.
Last edited by LDN on Sun Jun 05, 2022 8:25 am; edited 3 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
Ông Cung Tiến giỏi quá, sáng tác Hoài Cảm năm 15 tuổi.
Theo wiki:
Cung Tiến (sinh 27 tháng 11 năm 1938 - mất 10 tháng 5 năm 2022) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có sáng tác được phổ biến rộng với bài "Thu vàng" năm 14 tuổi, "Hoài cảm" năm 15 tuổi. Mặc dù Cung Tiến tự nhận là một người nghiệp dư trong âm nhạc và chỉ xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng ông đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như "Hương xưa" (viết năm 19 tuổi), "Hoài cảm", Nguyệt cầm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
Tôi rất mê Hoài Cảm
TRIEUXUAN.INFO
CA KHÚC HOÀI CẢM: NHỮNG THANH ÂM TUYỆT MỸ CỦA NHẠC SĨ CUNG TIẾN NĂM 15 TUỔI
Nhiều tác giả
16/06/2021
Lời bài hát Hoài cảm của Cung Tiến
Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa.
Quạnh hiu về thấm không gian
Âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn.
Lòng cuồng điên vì nhớ
Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa.
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!
Thời gian tựa cánh chim bay,
Qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
Hoài cảm được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác vào năm 1953, lúc đó ông mới 15 tuổi.
Ông cho biết: Hoài cảm không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu. Hoài cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.
Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.
*
Những bài hát đầu tay mang dấu ấn Cung Tiến giữa thập niên 50 như Thu vàng – Hương xưa – Nguyệt cầm – Hoài cảm… từ khi xuất hiện đến nay trên 40 năm không lúc nào ngừng tỏa hương thơm. Một hương thơm dịu dàng, sâu kín có để ý tìm mới thấy. Nó không gây ồn ào như một số nhạc thời thượng (tiền tuyến, hậu phương, du ca, về nguồn, thân phận) nhưng nó có một sức sông riêng bền bỉ. Đó là một khu vườn Cung Tiến, một thế giới riêng Cung Tiến.
*
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Cung Tiến là một trường hợp rất đặc biệt. Ngay từ tác phẩm âm nhạc đầu tay từ khi mới 14-15 tuổi của ông đã trở thành những bài hát được xem là kinh điển của tân nhạc, được yêu thích cho đến tận ngày nay sau 70 năm. Hành trình âm nhạc của Cung Tiến thời kỳ ban đầu là thứ âm nhạc tự phát từ tâm hồn hòa trộn trong ngôn ngữ thường nhật của đời sống, nhưng càng về sau lại càng ngả về phía những thanh âm của thứ âm nhạc hàn lâm, sang trọng, những bài hát có giai điệu tuyệt kỹ và lời ca tuyệt mỹ.
Trong hai nhạc phẩm đầu tay được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác năm 1953, thì ca khúc Hoài Cảm đã mang lại sự sửng sốt với giới mộ điệu, bởi những tâm sự chất chứa trong ca khúc của một cậu học trò chưa thành niên, lại khiến người nghe từ già tới trẻ say đắm, thể hiện được sự chín chắn, trưởng thành và già dặn, chứ không giống như những suy tư của một cậu bé 14-15 tuổi.
Nếu nhìn bản nhạc tờ được in vào khoảng cuối thập niên 1960 sau đây, có thể thấy tác giả đã cẩn thận in thêm phần nhạc soạn cho đàn guitar:
Trong nhiều cuộc phỏng vấn sau này, nhìn nhận lại nhạc phẩm đầu tay của mình, nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đó không phải là những tác phẩm quan trọng, có ý nghĩa với cuộc đời ông. Nhưng với đông đảo công chúng yêu nhạc thì lại khác, sự giản dị của ngôn từ và những thanh âm gần gũi của đời sống mới là thứ âm nhạc quyến luyến, lắng sâu, níu giữ tâm hồn.
Khi được hỏi về cơ duyên ra đời của ca khúc này, nhạc sĩ chia sẻ: “Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó.”
Dựa vào những chi tiết mờ nhạt còn sót lại trong trí nhớ của nhạc sĩ sau mấy chục năm, với một tác phẩm dường như rất “vu vơ” của ông. Ta có thể hình dung bối cảnh ra đời của ca khúc. Đó là khi, cậu bé Cung Tiến của tuổi 14-15 vừa trải qua biến cố lớn đầu tiên trong đời, rời xa quê nhà đầy ắp những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm, vượt qua một cuộc hành trình dài, mệt mỏi từ Bắc vào Nam, để chuyển tới một thành phố hoàn toàn xa lạ. Từ phố phường, con người, tiếng nói, cách ăn uống, trang phục, lối sinh hoạt, thói quen,… tất cả đều lạ lẫm. Một Sài Gòn trẻ trung, hoa lệ không có bất kỳ mối liên hệ nào với quê nhà Hà Thành cổ kính, trầm buồn của cậu. Sự thay đổi đột ngột đó đã tạo ra một cú “sốc văn hoá” mà cậu bé không thể định nghĩa, không thể gọi tên. Điều đó khiến cho nỗi nhớ quê nhà càng da diết, sầu bi hơn.
Chiều buồn len lén tâm tư
Câu hát kéo người nghe vào một khung cảnh quen thuộc. Ở một góc phòng nào đó, bên cửa sổ, một cậu học trò đang ngồi chống cằm trên bàn học, trước mặt cậu là sách, là bút, là những trang giấy học trò phất phơ theo gió. Nhưng đôi mắt cậu thì đã phóng ra ngoài cửa sổ từ lâu, tâm hồn đã “treo ngược cành cây” từ bao giờ. “Len lén tâm tư” đúng là tâm trạng của những cô cậu học trò mới lớn, thoáng buồn, thoáng vui. Những cảm xúc tâm tư thơ thẩn ấy nếu có cũng phải “len lén” giấu cho thật kỹ nếu không muốn bị chọc ghẹo, cười cợt, bị cho là hâm dở.
Theo lời kể của nhạc sĩ, thì mối duyên với âm nhạc của ông cũng không ít lần bị gia đình ngăn trở: “Hôm tôi mới vào Sài Gòn, trên đài phát thanh quốc gia có tổ chức tuyển lựa ca sĩ các thứ. Tôi cũng lên hát dự thi, nhưng tôi không nhớ hát bài gì. Khi về nhà, thấy ông bố của tôi vứt hết quần áo, sách vở của tôi ra trước cửa.” Vì vậy, cái chuyện “len lén” càng không thể tránh khỏi.
Trong dòng cảm xúc “len lén tâm tư” đó, cậu học trò nghe những âm thanh mơ hồ dội về từ quá khứ:
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa
lá thu mưa
Những thanh âm xưa cũ đổ về từ tiềm thức đã biến thành những rung cảm mạnh mẽ ngân lên dạt dào, thiết tha trong tâm hồn. Đó là những thanh âm từ mùa thu lá rụng như mưa của mùa đông xứ Bắc, của Hà Nội thương nhớ, thứ không thể kiếm tìm ở một Sài Gòn đầy nắng. Khi tiềm thức rung nên những nốt nhạc của mùa thu Hà Nội thì cũng là lúc cậu học trò thấm thía sự lạc lõng của mình giữa Sài Gòn đô hội.
Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Nỗi cô độc, “quạnh hiu” từng chút từng chút một thấm đẫm không gian xung quanh cậu, chầm chậm lấn lướt vào tâm hồn cậu học trò vô tư lự. Cậu giống như một cây non bị nhổ khỏi đất mẹ, đưa đến trồng ở một mảnh đất xa lạ. Cậu âm thầm cảm nhận một sự rạn nứt, chia ly ko thể hồi cứu, ko thể quay về. Tâm sự đó với một cậu bé chưa thành niên thật khó để giãi bày. Cứu cánh duy nhất với cậu khi đó có lẽ chỉ có âm nhạc. Vậy nên cậu chỉ có thể bấu víu vào âm nhạc dù là trong vô thức để trút bỏ nỗi lòng. Và trong sự chuyển động của vô thức, cậu bé tạo ra một ảo ảnh “cố nhân” không tên, không mặt, như một cái cớ để nhớ thương, hồi tưởng những tháng ngày thơ ấu êm đềm nơi quê nhà. Nhưng càng nhớ lại càng buồn:
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn
Chẳng thể có buổi chiều nào buồn hơn, hiu quạnh hơn, mịt mù tuyệt vọng hơn buổi chiều ấy: “Sương buồn lắng qua hoàng hôn”. Một cảnh tượng bi mỹ, sầu buồn đến cực đại. Nó kích hoạt mọi giác quan nhạy cảm trong tâm hồn non nớt của cậu, không thể kìm giữ:
Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa
Sự tăng cấp đột ngột của dòng cảm xúc, đẩy những “tâm tư len lén” đang ẩn giấu bật lên: “Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?”. Đây hẳn là một cậu bé giàu tình cảm, thuỷ chung, đa sầu đa cảm. Bởi điều đầu tiên cậu nhớ đến khi đi xa là “người”, là “ân tình cũ”, là bè bạn, xóm làng, là tình nghĩa gắn bó, yêu thương,.. giữa con người với con người. Điều tuyệt vọng nhất với cậu là dù “lòng cuồng điên vì nhớ” nhưng chỉ một mong ước nhỏ nhoi là được gặp lại “cố nhân” trong mơ cũng không thể toại nguyện.
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
Trong khi ở nơi mới cậu chưa thể hoà nhập mà những ký ức êm đềm, vỗ về tâm hồn khi xưa lại đang ngày một xa vắng, mơ hồ, mờ mịt chẳng thể níu giữ. Câu hát “Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?” như một sự gửi gắm, một lời khẩn cầu, tựa như lời của một nhà thơ xa quê đã viết:
“Có ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng” (Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ)
Lời gửi gắm, khẩn cầu đầy mơ hồ còn bỏ ngỏ, bỏ ngỏ vì vô vọng… nhưng vẫn chan chứa, siết chặt yêu thương.
Gần như trong toàn bộ ca khúc, nhạc sĩ vận dụng lối gieo vần linh hoạt của thể thơ lục ngôn (6 chữ). Đây là một thể thơ có âm điệu nhẹ nhàng, dễ gieo vần, dễ thuộc. Rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tập tành làm thơ rất ưa chuộng và yêu thích lối thơ này vì tính thông dụng và dễ viết của nó. Đây là thể thơ rất tự sự, phù hợp để bày tỏ tâm sự, cảm xúc, nỗi lòng. Cậu học trò Cung Tiến đã rất khéo léo khi vận dụng lối thơ này trong nhạc phẩm đầu tay của mình. Bởi bản thân cách gieo vần của thơ lục ngôn, chưa cần đến nhạc, đã giúp gắn kết những lời ca thành một dải lụa mềm mại quấn quít, vương vít tâm hồn.
Tuy nhiên, cậu nhạc sĩ chưa thành niên này cũng rất sáng tạo khi đẩy một đoạn hát ra khỏi lề lối quen thuộc của thơ lục ngôn. Đó là đoạn lời hát từ “Lòng cuồng điên vì nhớ…. có ai về lối xưa”, để có thể tự do bay bổng với những cảm xúc cuộn trào dữ dội trong lòng. Âm nhạc, lời ca của Hoài Cảm, do đó không đều một nhịp mà theo dòng cảm xúc của người viết, tựa như những lớp sóng đêm dập dờn lên xuống, lúc êm êm, lúc cuộn trào, nhưng luôn tịnh tiến vào một bến bờ duy nhất:
Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!
Thời gian tựa cánh chim bay,
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
Dù “sương buồn che kín nguồn đời”, vẫn “hẹn nhau một kiếp xa xôi”, vẫn “nhớ nhau muôn đời mà thôi”. Cái hay của ca khúc Hoài Cảm là sự giản dị của lời ca ngay từ những câu hát đầu tiên đến những câu hát cuối cùng, mà ai cũng có thể hiểu được, hoà quyện trong những nốt nhạc có khi trầm buồn, có khi dữ dội nhưng đều được đặt trên một cái nền vững chắc, yên ả, thanh bình của những ký ức về quê hương, tuổi thơ.
Toàn bộ ca khúc là những thanh âm rung động thuần khiết bật ra từ tâm hồn, từ trí tưởng của một tài năng âm nhạc thiên bẩm, chứ không phải là thứ âm nhạc được trui rèn, thoát thai từ những trải nghiệm của đời sống hay những kỹ năng của người sáng tác chuyên nghiệp. Cái cách mà ca khúc được viết ra hoàn toàn tự nhiên, tự nhiên như hơi thở, như nhịp tim. Thứ làm nên Hoài Cảm chính là thứ thần thức âm nhạc mà rất hiếm người có được.
Trong thơ ca Việt Nam, một tác giả cũng may mắn có được cái thần thức ấy khi sáng tác, đó là thi sĩ Hoàng Cầm. Chính cái thần thức đó đã cho ông rất nhiều chất liệu để sáng tạo ra: lá diêu bông, cỏ thi bồng,… và những câu thơ thần tiên không thể lý giải. Nếu Hoàng Cầm diễn giải về cái thần thức thơ ấy trong ông vô cùng dân dã: “Thần linh đọc sao tôi viết vậy”, thì nhạc sĩ Cung Tiến đơn giản bảo: “Đó chỉ hoàn toàn là trí tượng tưởng”.
Ngoài ra, nhạc sĩ còn cho rằng, ca khúc của ông có “Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.” Nếu quả thực như vậy, thì hẳn là những vị nhà giáo đã từng giảng Văn cho Cung Tiến sẽ rất tự hào, sung sướng vì có một người học trò vô cùng ưu tú và xuất sắc.
Gần như cùng một lúc với Hoài Cảm, cũng trong năm 1953 nhạc sĩ đã viết Thu Vàng cùng với một tâm trạng nhớ nhung về cố xứ, với những ý niệm rõ ràng hơn. Trong lời đề tặng của Thu Vàng, ông viết: “Tặng Hà Nội của những ngày ấu thơ”.
Niệm Quân
nhacxua.vn/ 2020/11/27
*
Cảm âm ca khúc Hoài cảm của Cung Tiến: Ai có thể ngờ Hoài cảm được sáng tác khi tác giả chỉ mới ở tuổi 14?
Hoàng Thái
Chúng ta đang giữa mùa thu Hà Nội, với biết bao cảm xúc, biết bao đổi thay, vừa quen thuộc vừa mới lạ cho một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng tuần hoàn bốn mùa của thời gian. Trong những vòng quay không ngừng nghỉ ấy, có gì đã tuột rơi đi mất, có gì còn đọng lại cho những mùa sau? Bên cạnh những bánh nướng, bánh dẻo, hương cốm, hương hoa sữa, gió heo may, mưa thu lất phất… còn có hình bóng của những ai từ những mùa thu cũ vẫn còn lảng bảng trong tâm, khiến ta day dứt khôn nguôi?
Có những ca khúc mùa thu gắn bó những tình cảm nhớ thương của thế nhân vào trong đó, theo một cách độc đáo, để ta chợt nhận ra những ca khúc đó cũng là một ký ức không thể thiếu khi mỗi độ thu về. Hoài Cảm của Cung Tiến là một trong số đó.
Thật đáng ngạc nhiên là vào năm 1952, khi Cung Tiến sáng tác Hoài Cảm, ông mới đang ở độ tuổi 14-15, nhưng bài hát này đã toát lên một vẻ chín chắn và từng trải như của một người đã trưởng thành, với cảm xúc già dặn của ý tứ dường như không phải từ suy tư của một cậu thiếu niên.
Đây là ca khúc theo thể loại lãng mạn tiền chiến, với lời hát mang đậm chất thơ. Được biết bài hát này được sáng tác ngay sau khi nhạc sĩ chuyển từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống, mang theo trong tim nỗi nhớ ngập tràn về Hà Nội. Nhạc sĩ từng chia sẻ: “Tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó”.
Hà Nội vào những năm 1950 (Nguồn ảnh: Flickr.com)
Nỗi buồn đến dịu nhẹ, nỗi nhớ vu vơ từ từ len vào hồn người, cũng nhẹ nhàng như cách mùa thu đến với ta, không có những đột biến rõ ràng, căng thẳng như sự chói chang của tiết đầu Hạ hay xầm xì khi vào Đông.
Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Xuyên suốt ca khúc là nỗi nhớ thương mùa thu cũ quá sâu đậm của chàng trai trẻ. Mùa thu không chỉ là cảnh vật mà còn là con người, phải xa quê hương, như một đứa trẻ còn thơ ngây mà đã bị tách ra sống xa cha mẹ.
Cuộc sống đâu chỉ có gia đình; còn có bao bè bạn và những mối quan hệ xã hội khăng khít nữa, vậy mà đột nhiên người trai trẻ phải rời xa tất cả, không nhớ đến quay quắt thì mới là điều lạ
Lòng cuồng điên vì nhớ
Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Ôi đâu người, đâu ân tình cũ? (Nguồn ảnh: Pinterest)
Mùa thu đó đã xa lắm rồi; xa về khoảng cách địa lý; xa cả trong tâm tưởng, phải chăng vì bị đè nén bởi những ồn ào, náo nhiệt của miền đất phương Nam, chỉ vụt quay về khi màn đêm buông xuống
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Chờ đợi người cũ, chờ đợi cố nhân ở đây chỉ là cách nói. Tấm màn ngăn cách đâu chỉ có khoảng không, mà còn là những sự lãng quên có thể xảy ra khi tâm hồn bị sương mù bao phủ từ tứ phía.
Chờ nhau hoài cố nhân ơi
Sương buồn che kín muôn nơi
Đây là một sự nhớ mong trong vô vọng, người trai mơ hồ nhận ra rằng kiếp này có thể không gặp lại cảnh cũ người xưa nữa, nên đành hẹn kiếp sau.
Hẹn nhau một kiếp xa xôi
Nhớ nhau muôn đời mà thôi
Hẹn nhau một kiếp xa xôi, nhớ nhau muôn đời mà thôi (Nguồn ảnh: music.edu.vn)
Tiếng xưa vang vọng, mùa nối mùa với âm hưởng chỉ còn trong ký ức
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa
Lối đi xưa trong ký ức chàng mong mỏi rằng vẫn còn bóng hình người cũ, nhưng hình bóng cố nhân thì đã nhạt nhòa, vì tâm hồn non thơ nhạy cảm không thể nào cùng hiện rõ tất cả những hình bóng thân thương trong quá khứ. Nên chàng trai đã phải tự hỏi mình:
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
Cảm xúc của một sự mất mát không gì có thể bù đắp, cảm xúc của một người phải đi xa mà không hẹn ngày trở lại:
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa
Giai điệu da diết, sâu lắng bao trùm toàn bộ ca khúc, tựa như muốn nói rằng, cảm xúc buồn nhớ này không có một tia hy vọng nào để thay đổi được. Thậm chí nỗi nhớ này lớn lao đến mức, chàng trai không tin rằng thời gian sẽ là một “liều thuốc tiên” có thể xóa nhòa tất cả.
Còn đâu mùa cũ êm vui
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
Còn đâu mùa cũ êm vui, nhớ thương biết bao giờ nguôi? (Nguồn ảnh: Pinterest)
Ta chợt khẽ rùng mình khi nhận ra bài ca này đúng như một lời từ biệt, không hẹn ngày tái ngộ, mà là từ biệt những gì chứ? Chính là những gì thân quen nhất mà ta hằng gắn bó. Không thể không đồng cảm với nhân vật của ca khúc!
Nhạc sĩ Cung Tiến từng chia sẻ: “Hoài cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.”
Hóa ra, sự già dặn trong nhạc phẩm đầu tay của ông chính là mượn từ các bậc tiền bối sáng danh như thế! Ông chỉ là người đồng cảm và tiếp nối khí chất đó thôi.
Rất nhiều người đã hát bài hát này. Ta gặp lại tài tử Phạm Ngọc Lân để bắt được cái cảm xúc chân thực của Hoài Cảm trong một mùa thu xưa, không có nhiều tô vẽ.
Còn khi nghe phần trình bày của ca sĩ Duy Trác, tiếng hát liêu trai cùng tiếng chuông điểm chầm chậm trong phần hòa âm lại càng gợi ta nhớ về những ngôi nhà thờ xưa cũ nơi Hà Thành, tạo nên một nét khác lạ đáng yêu cho ca khúc này.
Giọng ca Sĩ Phú ghi âm trước năm 1975 khiến ta ngỡ đây chính là tâm tư của anh, người ca sĩ đẹp trai gốc Bắc với bộ râu tài tử, nhưng lại sở hữu một chất giọng mượt mà mềm mại đến độ có thể làm “tan chảy lòng người. Tiện đây, cũng xin lan man một chút về người ca sĩ “nghiệp dư” nhưng tài hoa nhất mực này.
Sĩ Phú (1942 – 2000). (Nguồn ảnh: bangcoi.com)
Sĩ Phú vốn là một sĩ quan không quân chuyên nghiệp, nhưng có giọng hát thiên phú với chất giọng tình tứ, dù anh chưa qua một trường lớp âm nhạc nào.
Bên cạnh đó, phong cách trình diễn hào hoa bay bướm của anh đã thu hút được cảm tình của khán giả ngay từ đầu.
Tuy là một phi công chiến đấu nhưng theo các thông tin từ những người thân cận của anh, thì tính cách của anh dường như có phần rụt rè và không quyết đoán, điều này vừa hay lại làm cho các bản tình ca của anh thêm phần lôi cuốn.
Bên cạnh đời sống âm nhạc phong phú thì Sĩ Phú cũng là một người rất “đào hoa”, có những mối quan hệ sâu sắc với nhiều phụ nữ. Có lẽ ngoại hình đẹp trai lãng tử cùng với chất nghệ sĩ quá đậm đà nơi anh đã thu hút họ đến với anh; sau đó chất hiền lành và chút mềm yếu nơi anh làm cho họ không nguyện ý rời xa anh được nữa.
Tuy anh dường như đã “bỏ rơi” một số người phụ nữ trong đời, nhưng anh chưa bao giờ bỏ rơi ca hát; trước khi từ giã cõi đời vào tháng 7/2000, anh vẫn cùng bạn bè nghệ sĩ thực hiện CD cuối cùng trong cuộc đời ca hát của anh có tên là “Còn chút gì để nhớ”.
Trong buổi CD này ra mắt công chúng, anh đã hát bài hát đó khi ngồi trên xe lăn, như một lời giã biệt với những người hâm mộ giọng ca của anh.
Gần đây, ca sĩ Trọng Tấn trình bày Hoài Cảm như một lời kể chuyện tâm tình thủ thỉ, với chất giọng khỏe khoắn mà vẫn bay bổng nhẹ nhàng. Tuy chưa qua mặt được các “liền anh, liền chị” nhưng cũng cho thấy một sự “về nguồn” đáng quý của một ca sĩ trẻ thời hiện đại.
Giọng hát của ca sĩ Bằng Kiều cũng khá phù hợp với Hoài cảm. Anh hát bài này có hơi hướng của nhạc đồng quê, đem lại chút cảm giác chơi vơi, lênh đênh như đang trên một con thuyền bồng bềnh trôi dạt, rời xa bến cũ. Niềm nhớ trong bài hát này, qua giọng ca của anh, cũng được đẩy lên khá mãnh liệt.
Hoài cảm dưới sự trình bày của ca sĩ Lệ Thu:
Cung Tiến – nhạc sĩ sáng tác Hoài Cảm – không về được với Hà Nội mỗi mùa thu, đúng như dự cảm của ông từ buổi chia ly đất Bắc, nhưng Hoài Cảm của ông cũng giống như một con tàu luôn khởi hành đúng hẹn, cứ mỗi độ thu về lại đưa đón những tâm hồn nhạy cảm của những người con Hà Nội xa xứ về với cố hương. Và, biết đâu, đây mới chính là sứ mệnh thực sự của ca khúc bất hủ này!
Hoài Ân
daikynguyen.tv/ 08/10/2018
*
Hoài cảm: Ca khúc mộng tưởng tạo nên “Lịch sử” trong sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến.
Nhạc sĩ Cung Tiến sinh năm 1938 tại Thủ đô Hà Nội, ông là một nhạc sĩ vô cùng иổi tiếng với thể loại nhạc tiền cнιếɴ. Ông được xem là nhạc sĩ trẻ nhất và tài hoa nhất trong nền âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 – 1975. Đối với nhạc sĩ Cung Tiến, việc sáng tác nhạc chỉ là một thú vui tiêu khiển, nhưng vô tình những sáng tác của ông lại trở nên bất hủ, trong đó có 2 bài hát được ông sáng tác lúc ông chỉ vừa 14 -15 tuổi – Ca khúc Hoài cảm và Thu vàng. Cả hai bài hát này cũng được xếp vào thể loại nhạc tiền cнιếɴ, bởi nó mang phong cách trữ tình, lãng mạn. Cung Tiến có rất ít bài hát và hầu hết các ca khúc của ông đều được sáng tác sau năm 1954. Ông không quá chú trọng về những sáng tác của mình, bởi ông chỉ xem nó là niềm vui khi rảnh rỗi, do đó, Cung Tiến cũng không quan tâm quá nhiều đến vấn đề tác quyền hay việc lăиg xê tên tuổi của mình trong lĩnh vực âm nhạc. Dù vậy, tên tuổi của ông vẫn được người người biết đến và được giới mến mộ âm nhạc yêu thích. Những bài hát của nhạc sĩ Cung Tiến, tuy không ồn ào như những dòng nhạc tiền cнιếɴ thường nghe nhưng nó lại có một nét riêng mà không phải ai cũng hiểu được, ai cũng có thể theo được. Bởi nó được tạo nên trong một thế giới riêng của Cung Tiến, nó có một sức sống rất bền bỉ và luôn tạo cho người nghe sự mới lạ và thích thú.
Ca khúc Hoài cảm được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác vào năm 1953, thời điểm ấy nhạc sĩ chỉ vừa 14 – 15 tuổi, cái tuổi còn rất non nớt nên đối với ông viết nhạc có quan trọng gì đâu, nó chỉ để ông giải tỏa tâm trạng của mình mà thôi. Được biết, “HOÀI CẢM” là ca khúc được tác giả Cung Tiến viết ra dựa trên sự tưởng tượng của bản thân. Tưởng tượng rằng bản thân si tình, nhớ nhung đến một người con gái trong sự vô vọng, dùng những hoài niệm để nhớ lại những ngày xưa vui vẻ. Mọi thứ chỉ đều là tưởng tượng, từ ca từ cho đến giai điệu, bởi cái tuổi 14 thời xưa làm gì đã biết rung động cùng ai. Đây hoàn toàn là những gì ông đúc kết được khi học tập, tham khảo về những tác phẩm văи học cùng những tập thơ của những thi sĩ иổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận,…..đều là những tác giả thơ ca иổi tiếng của thời đó. Đối với ông, những tác phẩm đều là sự tưởng tượng của bản thân, lấy cảm hứng từ một điều gì đó của một ai đó, có thể là bản thân cũng có thể là của người khác, để dệt nên những câu chuyện trong từng câu hát. Có thể gợi những nỗi sầu không tên, cũng có thể mang đến những niềm vui, những điều tích cực trong cuộc sống, trong tình yêu và triết lý nhân sinh.
Mẫn Nhi
thoixua.vn/ 11/12/2020
*
PHỎNG VẤN TÁC GIẢ ‘HOÀI CẢM”: “ÂM GIAI NGŨ CUNG LÀ MỘT KHO TÀNG”
Ngày 10 tháng 7, 2010 sắp tới, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA) sẽ thực hiện chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề “Vết Chim Bay.” Nhân dịp này, Người Việt nói chuyện với người nhạc sĩ tài hoa, cũng là một nhà kinh tế, về nhiều vấn đề; về những bản nhạc xưa, và cả câu hỏi: có hay không, một mối liên hệ giữa âm nhạc và… luật cung cầu. Bài phỏng vấn do phóng viên Ngọc Lan thực hiện.
Ngọc Lan (NV): Nhắc đến nhạc sĩ Cung Tiến, không thể không nhắc đến “Hoài Cảm.” Thật khó để hình dung ra ở tuổi 14, 15 lại có một nỗi khắc khoải như vậy, về nỗi nhớ, về cố nhân. Nhạc sĩ có thể chia sẻ một chút gì về tác phẩm này?
Nhạc sĩ Cung Tiến: “Hoài Cảm” không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu.
Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.
Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.
NV: Mặc dù nhạc sĩ nói là do trí tưởng tượng, nhưng sự tưởng tượng cũng phải xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó, chẳng hạn như có ý kiến cho rằng ở thời điểm đó, cái đẹp, cái hay thường gắn với nỗi buồn?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó.
NV: Nhạc sĩ có từng mơ mình sẽ trở thành một nhạc sĩ trước khi trở thành một chuyên gia kinh tế không?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Không. Chả bao giờ mơ làm nhạc sĩ. Có một chuyện này, hôm tôi mới vào Sài Gòn, trên đài phát thanh quốc gia có tổ chức tuyển lựa ca sĩ các thứ. Tôi cũng lên hát dự thi, nhưng tôi không nhớ hát bài gì. Khi về nhà, thấy ông bố của tôi vứt hết quần áo, sách vở của tôi ra trước cửa. Bởi vậy, mình đâu có mơ đâu, mặc dù mình có mơ cũng bị ám ảnh vì trong gia đình không muốn mình làm như vậy.
NV: Khi Cung Tiến nổi tiếng với những nhạc phẩm như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa,” nhạc sĩ thích người ta biết đến trong vai trò nào? Một nhạc sĩ hay một nhà kinh tế?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi nhiều sở thích lắm, như văn chương, tiểu thuyết, thơ, thích hội họa, toán học và kinh tế học. Kinh tế học là ngành hồi đó tôi được học bổng đi ra ngoại quốc học.
Tôi có rất nhiều sở thích nhưng âm nhạc vẫn là sở thích đầu tiên và cuối cùng trong đời của tôi.
NV: Ngoại trừ một vài ca khúc như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa,” còn lại hầu hết các tác phẩm của Cung Tiến đều phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, hay ý thơ của Xuân Diệu… Nhạc sĩ có thể chia sẻ gì về điều đó không?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Hồi nhỏ học trung học thì tôi chỉ biết âm nhạc tôi viết là “popular song,” tức là những ca khúc phổ biến, phổ thông. Trong âm nhạc có nhiều khía cạnh, nhiều thứ, nhiều những trật tự mình phải theo, như hòa âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm… mà hồi đó ở Việt Nam tôi chưa được học. Lúc học xong trung học, năm 1956, được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh, tôi đi học thêm âm nhạc ở Nhạc Viện Sydney, từ đó tôi mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.
Từ đó trở đi, tôi rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song,” tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn ghita hoặc một ban nhạc.
NV: Nếu một người bắt đầu học kinh tế, nhạc sĩ có khuyên họ sẵn đó nên học nhạc luôn không?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Không. Với tôi, kinh tế là một sở thích bắt buộc vì tôi nhận được học bổng đi học cái đó. Nhưng học kinh tế rồi mới thấy nó cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật đoán trước người tiêu thụ muốn gì và đoán để người sản xuất làm ra cái đó, phải có sự quân bình giữa cung và cầu. Giản dị như vậy thôi. Ðó là vấn đề nghệ thuật chứ khoa học thì lại khác, hoặc là vật lý học hoặc gì khác thì nó chính xác hơn. Cái này không chính xác cho nên có những rủi ro, vì thế nó là một nghệ thuật.
Thế nhưng, áp dụng nghệ thuật kinh tế vào âm nhạc thì không thể được.
NV: Xin nhạc sĩ giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa những ca khúc sau này của nhạc sĩ so với những bài hát xưa, như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa…”
Nhạc sĩ Cung Tiến: Ngày xưa tôi không biết xài chất liệu âm thanh của Á Ðông, như âm giai ngũ cung chẳng hạn. Nhưng về sau, khi được học nhiều về nhạc, tôi mới ý thức thêm là mình có cái kho tàng về giai điệu, làn điệu Việt Nam chưa khai thác được là âm giai ngũ cung.
Vì thế, một trong những tác phẩm của tôi khác ngày xưa là bản “Hoàng Hạc Lâu,” thơ của thi sĩ Thôi Hiệu đời Ðường, được Vũ Hoàng Chương dịch sang tiếng Việt. Ðó là bản đầu tiên tôi có ý thức dùng chất liệu quý báu của âm nhạc dân tộc ta khi phổ nhạc.
NV: Trong những sáng tác không nhiều của mình, bài hát nào để lại cho nhạc sĩ nhiều kỷ niệm, nhiều cảm xúc nhất, cho đến bây giờ?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Khó nói lắm. Như thể mình có 10 đứa con mà phải nói xem mình thương đứa nào nhất vậy.
Có những bài ca như những đứa con lạc đi đâu mất. Ví dụ như bản Mùa Hoa Nở, tôi viết năm 1956. Khi rời Việt Nam, tôi không mang theo bất cứ một thứ gì. Tất cả tài liệu, sách vở để lại Sài Gòn hết.
Tình cờ một hôm, ca sĩ Mai Hương gửi cho tôi một bản “Mùa Hoa Nở.” Tôi ngạc nhiên: “Ủa, đứa con này bị thất lạc đi đâu mà mặt mũi lem luốt quá!” Về nhà tôi mới thương nó, mới sửa lại thành ra hợp xướng khúc.
Nói tóm lại, không bản nào tôi hoàn toàn coi là thương hơn bản khác, bởi mỗi một thời kỳ tôi sáng tác có một kỷ niệm riêng của thời kỳ đó. Thời nhỏ đi khỏi Hà Nội là nhớ Hà Nội. Rồi từ hồi di cư vào Nam, nhớ những đoàn người từ ngoài Bắc xuống miền Nam bỏ chế độ Cộng Sản đi vào, gây cho tôi một cảm tưởng, một xúc động khác. Rồi đến khi là sinh viên, lại một xúc động khác.
Thế nhưng, có thể nói tác phẩm tôi trân quý nhất đến bây giờ là tập “Vang Vang Trời Vào Xuân.” Ca khúc đó của một người bạn thân là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và những bài thơ đó được sáng tác trong trại tù cải tạo mà ông ta nhớ, bằng cách nào ông đưa ra ngoài để in… Những điều đó làm tôi hết sức cảm động. Tôi viết thành 12 bản rồi sau rút lại còn 10 bản. Ðó là những gì suốt đời tôi trân quý nhất về tình người, tình bằng hữu và tình cảnh đất nước chúng ta hồi đó.
NV: Xin nhạc sĩ chia sẻ với độc giả chúng tôi về cuộc sống hiện tại của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi về hưu hơn hai năm nay rồi. Hiện tôi ở Minnesota cùng vợ. Con trai tôi sống ở tiểu bang khác. Tôi có hai con chó, hàng ngày nuôi chúng, đi chơi với chúng, viết nhạc và đọc sách.
Nguồn: www.phongvienngoclan.com
TRIEUXUAN.INFO
CA KHÚC HOÀI CẢM: NHỮNG THANH ÂM TUYỆT MỸ CỦA NHẠC SĨ CUNG TIẾN NĂM 15 TUỔI
Nhiều tác giả
16/06/2021
Lời bài hát Hoài cảm của Cung Tiến
Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa.
Quạnh hiu về thấm không gian
Âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn.
Lòng cuồng điên vì nhớ
Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa.
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!
Thời gian tựa cánh chim bay,
Qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
Hoài cảm được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác vào năm 1953, lúc đó ông mới 15 tuổi.
Ông cho biết: Hoài cảm không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu. Hoài cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.
Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.
*
Những bài hát đầu tay mang dấu ấn Cung Tiến giữa thập niên 50 như Thu vàng – Hương xưa – Nguyệt cầm – Hoài cảm… từ khi xuất hiện đến nay trên 40 năm không lúc nào ngừng tỏa hương thơm. Một hương thơm dịu dàng, sâu kín có để ý tìm mới thấy. Nó không gây ồn ào như một số nhạc thời thượng (tiền tuyến, hậu phương, du ca, về nguồn, thân phận) nhưng nó có một sức sông riêng bền bỉ. Đó là một khu vườn Cung Tiến, một thế giới riêng Cung Tiến.
*
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Cung Tiến là một trường hợp rất đặc biệt. Ngay từ tác phẩm âm nhạc đầu tay từ khi mới 14-15 tuổi của ông đã trở thành những bài hát được xem là kinh điển của tân nhạc, được yêu thích cho đến tận ngày nay sau 70 năm. Hành trình âm nhạc của Cung Tiến thời kỳ ban đầu là thứ âm nhạc tự phát từ tâm hồn hòa trộn trong ngôn ngữ thường nhật của đời sống, nhưng càng về sau lại càng ngả về phía những thanh âm của thứ âm nhạc hàn lâm, sang trọng, những bài hát có giai điệu tuyệt kỹ và lời ca tuyệt mỹ.
Trong hai nhạc phẩm đầu tay được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác năm 1953, thì ca khúc Hoài Cảm đã mang lại sự sửng sốt với giới mộ điệu, bởi những tâm sự chất chứa trong ca khúc của một cậu học trò chưa thành niên, lại khiến người nghe từ già tới trẻ say đắm, thể hiện được sự chín chắn, trưởng thành và già dặn, chứ không giống như những suy tư của một cậu bé 14-15 tuổi.
Nếu nhìn bản nhạc tờ được in vào khoảng cuối thập niên 1960 sau đây, có thể thấy tác giả đã cẩn thận in thêm phần nhạc soạn cho đàn guitar:
Trong nhiều cuộc phỏng vấn sau này, nhìn nhận lại nhạc phẩm đầu tay của mình, nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đó không phải là những tác phẩm quan trọng, có ý nghĩa với cuộc đời ông. Nhưng với đông đảo công chúng yêu nhạc thì lại khác, sự giản dị của ngôn từ và những thanh âm gần gũi của đời sống mới là thứ âm nhạc quyến luyến, lắng sâu, níu giữ tâm hồn.
Khi được hỏi về cơ duyên ra đời của ca khúc này, nhạc sĩ chia sẻ: “Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó.”
Dựa vào những chi tiết mờ nhạt còn sót lại trong trí nhớ của nhạc sĩ sau mấy chục năm, với một tác phẩm dường như rất “vu vơ” của ông. Ta có thể hình dung bối cảnh ra đời của ca khúc. Đó là khi, cậu bé Cung Tiến của tuổi 14-15 vừa trải qua biến cố lớn đầu tiên trong đời, rời xa quê nhà đầy ắp những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm, vượt qua một cuộc hành trình dài, mệt mỏi từ Bắc vào Nam, để chuyển tới một thành phố hoàn toàn xa lạ. Từ phố phường, con người, tiếng nói, cách ăn uống, trang phục, lối sinh hoạt, thói quen,… tất cả đều lạ lẫm. Một Sài Gòn trẻ trung, hoa lệ không có bất kỳ mối liên hệ nào với quê nhà Hà Thành cổ kính, trầm buồn của cậu. Sự thay đổi đột ngột đó đã tạo ra một cú “sốc văn hoá” mà cậu bé không thể định nghĩa, không thể gọi tên. Điều đó khiến cho nỗi nhớ quê nhà càng da diết, sầu bi hơn.
Chiều buồn len lén tâm tư
Câu hát kéo người nghe vào một khung cảnh quen thuộc. Ở một góc phòng nào đó, bên cửa sổ, một cậu học trò đang ngồi chống cằm trên bàn học, trước mặt cậu là sách, là bút, là những trang giấy học trò phất phơ theo gió. Nhưng đôi mắt cậu thì đã phóng ra ngoài cửa sổ từ lâu, tâm hồn đã “treo ngược cành cây” từ bao giờ. “Len lén tâm tư” đúng là tâm trạng của những cô cậu học trò mới lớn, thoáng buồn, thoáng vui. Những cảm xúc tâm tư thơ thẩn ấy nếu có cũng phải “len lén” giấu cho thật kỹ nếu không muốn bị chọc ghẹo, cười cợt, bị cho là hâm dở.
Theo lời kể của nhạc sĩ, thì mối duyên với âm nhạc của ông cũng không ít lần bị gia đình ngăn trở: “Hôm tôi mới vào Sài Gòn, trên đài phát thanh quốc gia có tổ chức tuyển lựa ca sĩ các thứ. Tôi cũng lên hát dự thi, nhưng tôi không nhớ hát bài gì. Khi về nhà, thấy ông bố của tôi vứt hết quần áo, sách vở của tôi ra trước cửa.” Vì vậy, cái chuyện “len lén” càng không thể tránh khỏi.
Trong dòng cảm xúc “len lén tâm tư” đó, cậu học trò nghe những âm thanh mơ hồ dội về từ quá khứ:
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa
lá thu mưa
Những thanh âm xưa cũ đổ về từ tiềm thức đã biến thành những rung cảm mạnh mẽ ngân lên dạt dào, thiết tha trong tâm hồn. Đó là những thanh âm từ mùa thu lá rụng như mưa của mùa đông xứ Bắc, của Hà Nội thương nhớ, thứ không thể kiếm tìm ở một Sài Gòn đầy nắng. Khi tiềm thức rung nên những nốt nhạc của mùa thu Hà Nội thì cũng là lúc cậu học trò thấm thía sự lạc lõng của mình giữa Sài Gòn đô hội.
Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Nỗi cô độc, “quạnh hiu” từng chút từng chút một thấm đẫm không gian xung quanh cậu, chầm chậm lấn lướt vào tâm hồn cậu học trò vô tư lự. Cậu giống như một cây non bị nhổ khỏi đất mẹ, đưa đến trồng ở một mảnh đất xa lạ. Cậu âm thầm cảm nhận một sự rạn nứt, chia ly ko thể hồi cứu, ko thể quay về. Tâm sự đó với một cậu bé chưa thành niên thật khó để giãi bày. Cứu cánh duy nhất với cậu khi đó có lẽ chỉ có âm nhạc. Vậy nên cậu chỉ có thể bấu víu vào âm nhạc dù là trong vô thức để trút bỏ nỗi lòng. Và trong sự chuyển động của vô thức, cậu bé tạo ra một ảo ảnh “cố nhân” không tên, không mặt, như một cái cớ để nhớ thương, hồi tưởng những tháng ngày thơ ấu êm đềm nơi quê nhà. Nhưng càng nhớ lại càng buồn:
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn
Chẳng thể có buổi chiều nào buồn hơn, hiu quạnh hơn, mịt mù tuyệt vọng hơn buổi chiều ấy: “Sương buồn lắng qua hoàng hôn”. Một cảnh tượng bi mỹ, sầu buồn đến cực đại. Nó kích hoạt mọi giác quan nhạy cảm trong tâm hồn non nớt của cậu, không thể kìm giữ:
Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa
Sự tăng cấp đột ngột của dòng cảm xúc, đẩy những “tâm tư len lén” đang ẩn giấu bật lên: “Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?”. Đây hẳn là một cậu bé giàu tình cảm, thuỷ chung, đa sầu đa cảm. Bởi điều đầu tiên cậu nhớ đến khi đi xa là “người”, là “ân tình cũ”, là bè bạn, xóm làng, là tình nghĩa gắn bó, yêu thương,.. giữa con người với con người. Điều tuyệt vọng nhất với cậu là dù “lòng cuồng điên vì nhớ” nhưng chỉ một mong ước nhỏ nhoi là được gặp lại “cố nhân” trong mơ cũng không thể toại nguyện.
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
Trong khi ở nơi mới cậu chưa thể hoà nhập mà những ký ức êm đềm, vỗ về tâm hồn khi xưa lại đang ngày một xa vắng, mơ hồ, mờ mịt chẳng thể níu giữ. Câu hát “Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?” như một sự gửi gắm, một lời khẩn cầu, tựa như lời của một nhà thơ xa quê đã viết:
“Có ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng” (Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ)
Lời gửi gắm, khẩn cầu đầy mơ hồ còn bỏ ngỏ, bỏ ngỏ vì vô vọng… nhưng vẫn chan chứa, siết chặt yêu thương.
Gần như trong toàn bộ ca khúc, nhạc sĩ vận dụng lối gieo vần linh hoạt của thể thơ lục ngôn (6 chữ). Đây là một thể thơ có âm điệu nhẹ nhàng, dễ gieo vần, dễ thuộc. Rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tập tành làm thơ rất ưa chuộng và yêu thích lối thơ này vì tính thông dụng và dễ viết của nó. Đây là thể thơ rất tự sự, phù hợp để bày tỏ tâm sự, cảm xúc, nỗi lòng. Cậu học trò Cung Tiến đã rất khéo léo khi vận dụng lối thơ này trong nhạc phẩm đầu tay của mình. Bởi bản thân cách gieo vần của thơ lục ngôn, chưa cần đến nhạc, đã giúp gắn kết những lời ca thành một dải lụa mềm mại quấn quít, vương vít tâm hồn.
Tuy nhiên, cậu nhạc sĩ chưa thành niên này cũng rất sáng tạo khi đẩy một đoạn hát ra khỏi lề lối quen thuộc của thơ lục ngôn. Đó là đoạn lời hát từ “Lòng cuồng điên vì nhớ…. có ai về lối xưa”, để có thể tự do bay bổng với những cảm xúc cuộn trào dữ dội trong lòng. Âm nhạc, lời ca của Hoài Cảm, do đó không đều một nhịp mà theo dòng cảm xúc của người viết, tựa như những lớp sóng đêm dập dờn lên xuống, lúc êm êm, lúc cuộn trào, nhưng luôn tịnh tiến vào một bến bờ duy nhất:
Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!
Thời gian tựa cánh chim bay,
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
Dù “sương buồn che kín nguồn đời”, vẫn “hẹn nhau một kiếp xa xôi”, vẫn “nhớ nhau muôn đời mà thôi”. Cái hay của ca khúc Hoài Cảm là sự giản dị của lời ca ngay từ những câu hát đầu tiên đến những câu hát cuối cùng, mà ai cũng có thể hiểu được, hoà quyện trong những nốt nhạc có khi trầm buồn, có khi dữ dội nhưng đều được đặt trên một cái nền vững chắc, yên ả, thanh bình của những ký ức về quê hương, tuổi thơ.
Toàn bộ ca khúc là những thanh âm rung động thuần khiết bật ra từ tâm hồn, từ trí tưởng của một tài năng âm nhạc thiên bẩm, chứ không phải là thứ âm nhạc được trui rèn, thoát thai từ những trải nghiệm của đời sống hay những kỹ năng của người sáng tác chuyên nghiệp. Cái cách mà ca khúc được viết ra hoàn toàn tự nhiên, tự nhiên như hơi thở, như nhịp tim. Thứ làm nên Hoài Cảm chính là thứ thần thức âm nhạc mà rất hiếm người có được.
Trong thơ ca Việt Nam, một tác giả cũng may mắn có được cái thần thức ấy khi sáng tác, đó là thi sĩ Hoàng Cầm. Chính cái thần thức đó đã cho ông rất nhiều chất liệu để sáng tạo ra: lá diêu bông, cỏ thi bồng,… và những câu thơ thần tiên không thể lý giải. Nếu Hoàng Cầm diễn giải về cái thần thức thơ ấy trong ông vô cùng dân dã: “Thần linh đọc sao tôi viết vậy”, thì nhạc sĩ Cung Tiến đơn giản bảo: “Đó chỉ hoàn toàn là trí tượng tưởng”.
Ngoài ra, nhạc sĩ còn cho rằng, ca khúc của ông có “Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.” Nếu quả thực như vậy, thì hẳn là những vị nhà giáo đã từng giảng Văn cho Cung Tiến sẽ rất tự hào, sung sướng vì có một người học trò vô cùng ưu tú và xuất sắc.
Gần như cùng một lúc với Hoài Cảm, cũng trong năm 1953 nhạc sĩ đã viết Thu Vàng cùng với một tâm trạng nhớ nhung về cố xứ, với những ý niệm rõ ràng hơn. Trong lời đề tặng của Thu Vàng, ông viết: “Tặng Hà Nội của những ngày ấu thơ”.
Niệm Quân
nhacxua.vn/ 2020/11/27
*
Cảm âm ca khúc Hoài cảm của Cung Tiến: Ai có thể ngờ Hoài cảm được sáng tác khi tác giả chỉ mới ở tuổi 14?
Hoàng Thái
Chúng ta đang giữa mùa thu Hà Nội, với biết bao cảm xúc, biết bao đổi thay, vừa quen thuộc vừa mới lạ cho một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng tuần hoàn bốn mùa của thời gian. Trong những vòng quay không ngừng nghỉ ấy, có gì đã tuột rơi đi mất, có gì còn đọng lại cho những mùa sau? Bên cạnh những bánh nướng, bánh dẻo, hương cốm, hương hoa sữa, gió heo may, mưa thu lất phất… còn có hình bóng của những ai từ những mùa thu cũ vẫn còn lảng bảng trong tâm, khiến ta day dứt khôn nguôi?
Có những ca khúc mùa thu gắn bó những tình cảm nhớ thương của thế nhân vào trong đó, theo một cách độc đáo, để ta chợt nhận ra những ca khúc đó cũng là một ký ức không thể thiếu khi mỗi độ thu về. Hoài Cảm của Cung Tiến là một trong số đó.
Thật đáng ngạc nhiên là vào năm 1952, khi Cung Tiến sáng tác Hoài Cảm, ông mới đang ở độ tuổi 14-15, nhưng bài hát này đã toát lên một vẻ chín chắn và từng trải như của một người đã trưởng thành, với cảm xúc già dặn của ý tứ dường như không phải từ suy tư của một cậu thiếu niên.
Đây là ca khúc theo thể loại lãng mạn tiền chiến, với lời hát mang đậm chất thơ. Được biết bài hát này được sáng tác ngay sau khi nhạc sĩ chuyển từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống, mang theo trong tim nỗi nhớ ngập tràn về Hà Nội. Nhạc sĩ từng chia sẻ: “Tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó”.
Hà Nội vào những năm 1950 (Nguồn ảnh: Flickr.com)
Nỗi buồn đến dịu nhẹ, nỗi nhớ vu vơ từ từ len vào hồn người, cũng nhẹ nhàng như cách mùa thu đến với ta, không có những đột biến rõ ràng, căng thẳng như sự chói chang của tiết đầu Hạ hay xầm xì khi vào Đông.
Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Xuyên suốt ca khúc là nỗi nhớ thương mùa thu cũ quá sâu đậm của chàng trai trẻ. Mùa thu không chỉ là cảnh vật mà còn là con người, phải xa quê hương, như một đứa trẻ còn thơ ngây mà đã bị tách ra sống xa cha mẹ.
Cuộc sống đâu chỉ có gia đình; còn có bao bè bạn và những mối quan hệ xã hội khăng khít nữa, vậy mà đột nhiên người trai trẻ phải rời xa tất cả, không nhớ đến quay quắt thì mới là điều lạ
Lòng cuồng điên vì nhớ
Ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Ôi đâu người, đâu ân tình cũ? (Nguồn ảnh: Pinterest)
Mùa thu đó đã xa lắm rồi; xa về khoảng cách địa lý; xa cả trong tâm tưởng, phải chăng vì bị đè nén bởi những ồn ào, náo nhiệt của miền đất phương Nam, chỉ vụt quay về khi màn đêm buông xuống
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Chờ đợi người cũ, chờ đợi cố nhân ở đây chỉ là cách nói. Tấm màn ngăn cách đâu chỉ có khoảng không, mà còn là những sự lãng quên có thể xảy ra khi tâm hồn bị sương mù bao phủ từ tứ phía.
Chờ nhau hoài cố nhân ơi
Sương buồn che kín muôn nơi
Đây là một sự nhớ mong trong vô vọng, người trai mơ hồ nhận ra rằng kiếp này có thể không gặp lại cảnh cũ người xưa nữa, nên đành hẹn kiếp sau.
Hẹn nhau một kiếp xa xôi
Nhớ nhau muôn đời mà thôi
Hẹn nhau một kiếp xa xôi, nhớ nhau muôn đời mà thôi (Nguồn ảnh: music.edu.vn)
Tiếng xưa vang vọng, mùa nối mùa với âm hưởng chỉ còn trong ký ức
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa
Lối đi xưa trong ký ức chàng mong mỏi rằng vẫn còn bóng hình người cũ, nhưng hình bóng cố nhân thì đã nhạt nhòa, vì tâm hồn non thơ nhạy cảm không thể nào cùng hiện rõ tất cả những hình bóng thân thương trong quá khứ. Nên chàng trai đã phải tự hỏi mình:
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
Cảm xúc của một sự mất mát không gì có thể bù đắp, cảm xúc của một người phải đi xa mà không hẹn ngày trở lại:
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa
Giai điệu da diết, sâu lắng bao trùm toàn bộ ca khúc, tựa như muốn nói rằng, cảm xúc buồn nhớ này không có một tia hy vọng nào để thay đổi được. Thậm chí nỗi nhớ này lớn lao đến mức, chàng trai không tin rằng thời gian sẽ là một “liều thuốc tiên” có thể xóa nhòa tất cả.
Còn đâu mùa cũ êm vui
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
Còn đâu mùa cũ êm vui, nhớ thương biết bao giờ nguôi? (Nguồn ảnh: Pinterest)
Ta chợt khẽ rùng mình khi nhận ra bài ca này đúng như một lời từ biệt, không hẹn ngày tái ngộ, mà là từ biệt những gì chứ? Chính là những gì thân quen nhất mà ta hằng gắn bó. Không thể không đồng cảm với nhân vật của ca khúc!
Nhạc sĩ Cung Tiến từng chia sẻ: “Hoài cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.”
Hóa ra, sự già dặn trong nhạc phẩm đầu tay của ông chính là mượn từ các bậc tiền bối sáng danh như thế! Ông chỉ là người đồng cảm và tiếp nối khí chất đó thôi.
Rất nhiều người đã hát bài hát này. Ta gặp lại tài tử Phạm Ngọc Lân để bắt được cái cảm xúc chân thực của Hoài Cảm trong một mùa thu xưa, không có nhiều tô vẽ.
Còn khi nghe phần trình bày của ca sĩ Duy Trác, tiếng hát liêu trai cùng tiếng chuông điểm chầm chậm trong phần hòa âm lại càng gợi ta nhớ về những ngôi nhà thờ xưa cũ nơi Hà Thành, tạo nên một nét khác lạ đáng yêu cho ca khúc này.
Giọng ca Sĩ Phú ghi âm trước năm 1975 khiến ta ngỡ đây chính là tâm tư của anh, người ca sĩ đẹp trai gốc Bắc với bộ râu tài tử, nhưng lại sở hữu một chất giọng mượt mà mềm mại đến độ có thể làm “tan chảy lòng người. Tiện đây, cũng xin lan man một chút về người ca sĩ “nghiệp dư” nhưng tài hoa nhất mực này.
Sĩ Phú (1942 – 2000). (Nguồn ảnh: bangcoi.com)
Sĩ Phú vốn là một sĩ quan không quân chuyên nghiệp, nhưng có giọng hát thiên phú với chất giọng tình tứ, dù anh chưa qua một trường lớp âm nhạc nào.
Bên cạnh đó, phong cách trình diễn hào hoa bay bướm của anh đã thu hút được cảm tình của khán giả ngay từ đầu.
Tuy là một phi công chiến đấu nhưng theo các thông tin từ những người thân cận của anh, thì tính cách của anh dường như có phần rụt rè và không quyết đoán, điều này vừa hay lại làm cho các bản tình ca của anh thêm phần lôi cuốn.
Bên cạnh đời sống âm nhạc phong phú thì Sĩ Phú cũng là một người rất “đào hoa”, có những mối quan hệ sâu sắc với nhiều phụ nữ. Có lẽ ngoại hình đẹp trai lãng tử cùng với chất nghệ sĩ quá đậm đà nơi anh đã thu hút họ đến với anh; sau đó chất hiền lành và chút mềm yếu nơi anh làm cho họ không nguyện ý rời xa anh được nữa.
Tuy anh dường như đã “bỏ rơi” một số người phụ nữ trong đời, nhưng anh chưa bao giờ bỏ rơi ca hát; trước khi từ giã cõi đời vào tháng 7/2000, anh vẫn cùng bạn bè nghệ sĩ thực hiện CD cuối cùng trong cuộc đời ca hát của anh có tên là “Còn chút gì để nhớ”.
Trong buổi CD này ra mắt công chúng, anh đã hát bài hát đó khi ngồi trên xe lăn, như một lời giã biệt với những người hâm mộ giọng ca của anh.
Gần đây, ca sĩ Trọng Tấn trình bày Hoài Cảm như một lời kể chuyện tâm tình thủ thỉ, với chất giọng khỏe khoắn mà vẫn bay bổng nhẹ nhàng. Tuy chưa qua mặt được các “liền anh, liền chị” nhưng cũng cho thấy một sự “về nguồn” đáng quý của một ca sĩ trẻ thời hiện đại.
Giọng hát của ca sĩ Bằng Kiều cũng khá phù hợp với Hoài cảm. Anh hát bài này có hơi hướng của nhạc đồng quê, đem lại chút cảm giác chơi vơi, lênh đênh như đang trên một con thuyền bồng bềnh trôi dạt, rời xa bến cũ. Niềm nhớ trong bài hát này, qua giọng ca của anh, cũng được đẩy lên khá mãnh liệt.
Hoài cảm dưới sự trình bày của ca sĩ Lệ Thu:
Cung Tiến – nhạc sĩ sáng tác Hoài Cảm – không về được với Hà Nội mỗi mùa thu, đúng như dự cảm của ông từ buổi chia ly đất Bắc, nhưng Hoài Cảm của ông cũng giống như một con tàu luôn khởi hành đúng hẹn, cứ mỗi độ thu về lại đưa đón những tâm hồn nhạy cảm của những người con Hà Nội xa xứ về với cố hương. Và, biết đâu, đây mới chính là sứ mệnh thực sự của ca khúc bất hủ này!
Hoài Ân
daikynguyen.tv/ 08/10/2018
*
Hoài cảm: Ca khúc mộng tưởng tạo nên “Lịch sử” trong sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến.
Nhạc sĩ Cung Tiến sinh năm 1938 tại Thủ đô Hà Nội, ông là một nhạc sĩ vô cùng иổi tiếng với thể loại nhạc tiền cнιếɴ. Ông được xem là nhạc sĩ trẻ nhất và tài hoa nhất trong nền âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 – 1975. Đối với nhạc sĩ Cung Tiến, việc sáng tác nhạc chỉ là một thú vui tiêu khiển, nhưng vô tình những sáng tác của ông lại trở nên bất hủ, trong đó có 2 bài hát được ông sáng tác lúc ông chỉ vừa 14 -15 tuổi – Ca khúc Hoài cảm và Thu vàng. Cả hai bài hát này cũng được xếp vào thể loại nhạc tiền cнιếɴ, bởi nó mang phong cách trữ tình, lãng mạn. Cung Tiến có rất ít bài hát và hầu hết các ca khúc của ông đều được sáng tác sau năm 1954. Ông không quá chú trọng về những sáng tác của mình, bởi ông chỉ xem nó là niềm vui khi rảnh rỗi, do đó, Cung Tiến cũng không quan tâm quá nhiều đến vấn đề tác quyền hay việc lăиg xê tên tuổi của mình trong lĩnh vực âm nhạc. Dù vậy, tên tuổi của ông vẫn được người người biết đến và được giới mến mộ âm nhạc yêu thích. Những bài hát của nhạc sĩ Cung Tiến, tuy không ồn ào như những dòng nhạc tiền cнιếɴ thường nghe nhưng nó lại có một nét riêng mà không phải ai cũng hiểu được, ai cũng có thể theo được. Bởi nó được tạo nên trong một thế giới riêng của Cung Tiến, nó có một sức sống rất bền bỉ và luôn tạo cho người nghe sự mới lạ và thích thú.
Ca khúc Hoài cảm được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác vào năm 1953, thời điểm ấy nhạc sĩ chỉ vừa 14 – 15 tuổi, cái tuổi còn rất non nớt nên đối với ông viết nhạc có quan trọng gì đâu, nó chỉ để ông giải tỏa tâm trạng của mình mà thôi. Được biết, “HOÀI CẢM” là ca khúc được tác giả Cung Tiến viết ra dựa trên sự tưởng tượng của bản thân. Tưởng tượng rằng bản thân si tình, nhớ nhung đến một người con gái trong sự vô vọng, dùng những hoài niệm để nhớ lại những ngày xưa vui vẻ. Mọi thứ chỉ đều là tưởng tượng, từ ca từ cho đến giai điệu, bởi cái tuổi 14 thời xưa làm gì đã biết rung động cùng ai. Đây hoàn toàn là những gì ông đúc kết được khi học tập, tham khảo về những tác phẩm văи học cùng những tập thơ của những thi sĩ иổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận,…..đều là những tác giả thơ ca иổi tiếng của thời đó. Đối với ông, những tác phẩm đều là sự tưởng tượng của bản thân, lấy cảm hứng từ một điều gì đó của một ai đó, có thể là bản thân cũng có thể là của người khác, để dệt nên những câu chuyện trong từng câu hát. Có thể gợi những nỗi sầu không tên, cũng có thể mang đến những niềm vui, những điều tích cực trong cuộc sống, trong tình yêu và triết lý nhân sinh.
Mẫn Nhi
thoixua.vn/ 11/12/2020
*
PHỎNG VẤN TÁC GIẢ ‘HOÀI CẢM”: “ÂM GIAI NGŨ CUNG LÀ MỘT KHO TÀNG”
Ngày 10 tháng 7, 2010 sắp tới, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA) sẽ thực hiện chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề “Vết Chim Bay.” Nhân dịp này, Người Việt nói chuyện với người nhạc sĩ tài hoa, cũng là một nhà kinh tế, về nhiều vấn đề; về những bản nhạc xưa, và cả câu hỏi: có hay không, một mối liên hệ giữa âm nhạc và… luật cung cầu. Bài phỏng vấn do phóng viên Ngọc Lan thực hiện.
Ngọc Lan (NV): Nhắc đến nhạc sĩ Cung Tiến, không thể không nhắc đến “Hoài Cảm.” Thật khó để hình dung ra ở tuổi 14, 15 lại có một nỗi khắc khoải như vậy, về nỗi nhớ, về cố nhân. Nhạc sĩ có thể chia sẻ một chút gì về tác phẩm này?
Nhạc sĩ Cung Tiến: “Hoài Cảm” không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu.
Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.
Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.
NV: Mặc dù nhạc sĩ nói là do trí tưởng tượng, nhưng sự tưởng tượng cũng phải xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó, chẳng hạn như có ý kiến cho rằng ở thời điểm đó, cái đẹp, cái hay thường gắn với nỗi buồn?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó.
NV: Nhạc sĩ có từng mơ mình sẽ trở thành một nhạc sĩ trước khi trở thành một chuyên gia kinh tế không?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Không. Chả bao giờ mơ làm nhạc sĩ. Có một chuyện này, hôm tôi mới vào Sài Gòn, trên đài phát thanh quốc gia có tổ chức tuyển lựa ca sĩ các thứ. Tôi cũng lên hát dự thi, nhưng tôi không nhớ hát bài gì. Khi về nhà, thấy ông bố của tôi vứt hết quần áo, sách vở của tôi ra trước cửa. Bởi vậy, mình đâu có mơ đâu, mặc dù mình có mơ cũng bị ám ảnh vì trong gia đình không muốn mình làm như vậy.
NV: Khi Cung Tiến nổi tiếng với những nhạc phẩm như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa,” nhạc sĩ thích người ta biết đến trong vai trò nào? Một nhạc sĩ hay một nhà kinh tế?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi nhiều sở thích lắm, như văn chương, tiểu thuyết, thơ, thích hội họa, toán học và kinh tế học. Kinh tế học là ngành hồi đó tôi được học bổng đi ra ngoại quốc học.
Tôi có rất nhiều sở thích nhưng âm nhạc vẫn là sở thích đầu tiên và cuối cùng trong đời của tôi.
NV: Ngoại trừ một vài ca khúc như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa,” còn lại hầu hết các tác phẩm của Cung Tiến đều phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, hay ý thơ của Xuân Diệu… Nhạc sĩ có thể chia sẻ gì về điều đó không?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Hồi nhỏ học trung học thì tôi chỉ biết âm nhạc tôi viết là “popular song,” tức là những ca khúc phổ biến, phổ thông. Trong âm nhạc có nhiều khía cạnh, nhiều thứ, nhiều những trật tự mình phải theo, như hòa âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm… mà hồi đó ở Việt Nam tôi chưa được học. Lúc học xong trung học, năm 1956, được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh, tôi đi học thêm âm nhạc ở Nhạc Viện Sydney, từ đó tôi mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.
Từ đó trở đi, tôi rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song,” tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn ghita hoặc một ban nhạc.
NV: Nếu một người bắt đầu học kinh tế, nhạc sĩ có khuyên họ sẵn đó nên học nhạc luôn không?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Không. Với tôi, kinh tế là một sở thích bắt buộc vì tôi nhận được học bổng đi học cái đó. Nhưng học kinh tế rồi mới thấy nó cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật đoán trước người tiêu thụ muốn gì và đoán để người sản xuất làm ra cái đó, phải có sự quân bình giữa cung và cầu. Giản dị như vậy thôi. Ðó là vấn đề nghệ thuật chứ khoa học thì lại khác, hoặc là vật lý học hoặc gì khác thì nó chính xác hơn. Cái này không chính xác cho nên có những rủi ro, vì thế nó là một nghệ thuật.
Thế nhưng, áp dụng nghệ thuật kinh tế vào âm nhạc thì không thể được.
NV: Xin nhạc sĩ giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa những ca khúc sau này của nhạc sĩ so với những bài hát xưa, như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa…”
Nhạc sĩ Cung Tiến: Ngày xưa tôi không biết xài chất liệu âm thanh của Á Ðông, như âm giai ngũ cung chẳng hạn. Nhưng về sau, khi được học nhiều về nhạc, tôi mới ý thức thêm là mình có cái kho tàng về giai điệu, làn điệu Việt Nam chưa khai thác được là âm giai ngũ cung.
Vì thế, một trong những tác phẩm của tôi khác ngày xưa là bản “Hoàng Hạc Lâu,” thơ của thi sĩ Thôi Hiệu đời Ðường, được Vũ Hoàng Chương dịch sang tiếng Việt. Ðó là bản đầu tiên tôi có ý thức dùng chất liệu quý báu của âm nhạc dân tộc ta khi phổ nhạc.
NV: Trong những sáng tác không nhiều của mình, bài hát nào để lại cho nhạc sĩ nhiều kỷ niệm, nhiều cảm xúc nhất, cho đến bây giờ?
Nhạc sĩ Cung Tiến: Khó nói lắm. Như thể mình có 10 đứa con mà phải nói xem mình thương đứa nào nhất vậy.
Có những bài ca như những đứa con lạc đi đâu mất. Ví dụ như bản Mùa Hoa Nở, tôi viết năm 1956. Khi rời Việt Nam, tôi không mang theo bất cứ một thứ gì. Tất cả tài liệu, sách vở để lại Sài Gòn hết.
Tình cờ một hôm, ca sĩ Mai Hương gửi cho tôi một bản “Mùa Hoa Nở.” Tôi ngạc nhiên: “Ủa, đứa con này bị thất lạc đi đâu mà mặt mũi lem luốt quá!” Về nhà tôi mới thương nó, mới sửa lại thành ra hợp xướng khúc.
Nói tóm lại, không bản nào tôi hoàn toàn coi là thương hơn bản khác, bởi mỗi một thời kỳ tôi sáng tác có một kỷ niệm riêng của thời kỳ đó. Thời nhỏ đi khỏi Hà Nội là nhớ Hà Nội. Rồi từ hồi di cư vào Nam, nhớ những đoàn người từ ngoài Bắc xuống miền Nam bỏ chế độ Cộng Sản đi vào, gây cho tôi một cảm tưởng, một xúc động khác. Rồi đến khi là sinh viên, lại một xúc động khác.
Thế nhưng, có thể nói tác phẩm tôi trân quý nhất đến bây giờ là tập “Vang Vang Trời Vào Xuân.” Ca khúc đó của một người bạn thân là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và những bài thơ đó được sáng tác trong trại tù cải tạo mà ông ta nhớ, bằng cách nào ông đưa ra ngoài để in… Những điều đó làm tôi hết sức cảm động. Tôi viết thành 12 bản rồi sau rút lại còn 10 bản. Ðó là những gì suốt đời tôi trân quý nhất về tình người, tình bằng hữu và tình cảnh đất nước chúng ta hồi đó.
NV: Xin nhạc sĩ chia sẻ với độc giả chúng tôi về cuộc sống hiện tại của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi về hưu hơn hai năm nay rồi. Hiện tôi ở Minnesota cùng vợ. Con trai tôi sống ở tiểu bang khác. Tôi có hai con chó, hàng ngày nuôi chúng, đi chơi với chúng, viết nhạc và đọc sách.
Nguồn: www.phongvienngoclan.com
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá trong lặng lẽ
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Cách tính tiền trong cá độ bóng đá | Tiền thắng thua rõ ràng
» Phần mềm công nghệ tiên tiến cắt khắc laser trên da, simili trong may
» Hướng Dẫn Nạp Tiền và Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Nạp Tiền Lixi88
» chính phủ chi tiền tỷ xây tượng đài trong khi xin tiền dân mua vắc-xin
» NHẤT LANG THƯ QUÁN - Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
» Phần mềm công nghệ tiên tiến cắt khắc laser trên da, simili trong may
» Hướng Dẫn Nạp Tiền và Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Nạp Tiền Lixi88
» chính phủ chi tiền tỷ xây tượng đài trong khi xin tiền dân mua vắc-xin
» NHẤT LANG THƯ QUÁN - Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum