Anh: Ông Boris Johnson chấp nhận từ chức, để đảng Bảo thủ tìm TT mới
Page 1 of 1 • Share
Anh: Ông Boris Johnson chấp nhận từ chức, để đảng Bảo thủ tìm TT mới
BBC News, Tiếng Việt
Boris Johnson chấp nhận từ chức, để đảng Bảo thủ tìm Thủ tướng mới
6 tháng 7 2022 - BBC
Chụp lại video,
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu
Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa phát biểu công bố quyết định ra đi của ông, sau sức ép và bất mãn trong đảng Bảo thủ cầm quyền.
Trong diễn văn trưa ngày 7/7, ông Boris Johnson nói "rõ ràng bây giờ đảng muốn có" một Thủ tướng mới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói rằng thật "đau đớn khi không thể tiếp tục hoàn tất quá nhiều dự án và ý tưởng" khi ông tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền.
Việc từ chức lãnh đạo đảng là để mở đường cho một cuộc bầu cử nội bộ trong đảng tìm ra người dẫn dắt mới, cũng sẽ là tân thủ tướng Anh.
Ông cho biết thời gian biểu cho cuộc tranh cử trong đảng Bảo thủ sẽ được công bố vào tuần tới.
Trong thời gian chờ đợi, ông Johnson sẽ tiếp tục làm thủ tướng.
Ông Johnson đã phải đối mặt với một cuộc nổi loạn hàng loạt của các bộ trưởng đối với sự lãnh đạo của ông, bắt đầu từ hôm thứ Ba.
Hôm qua, ông Johnson nói sẽ "tiếp tục" dù có làn sóng từ chức trong chính phủ.
Nhưng đến lúc này, theo báo chí Anh, dường như ông Johnson nhận ra ông không thể ở lại.
Diễn văn của ông Johnson nói gì?
Phát biểu trưa ngày 7/7, ông Boris Johnson nói: "Lý do tôi đã đấu tranh rất vất vả trong vài ngày qua để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ không phải chỉ vì tôi muốn, mà bởi vì tôi cảm thấy đó là công việc, nghĩa vụ của mình."
"Tôi rất tiếc đã không thành công trong các cuộc tranh luận đó," ông nói.
"Trong chính trị, không ai là không thể thay thế," ông nói thêm.
"Tôi muốn các bạn biết tôi buồn như thế nào khi phải từ bỏ công việc tốt nhất trên thế giới, nhưng đây là lúc ra đi."
Ông nói rằng ông tự hào về những thành tích của mình, trích dẫn việc đưa Vương quốc Anh ra khỏi EU, phản ứng của chính phủ đối với dịch Covid-19 và triển khai chương trình vaccine.
Ông cũng nói rằng ông đã dẫn đầu "phương Tây trong việc chống lại hành động gây hấn của Putin ở Ukraine".
Nói với những người dân Ukraine, ông nói: "Chúng tôi ở Vương quốc Anh sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến giành tự do của các bạn cho đến chừng nào còn cần thiết."
Chụp lại video,
Boris Johnson: Điều gì khiến vị thủ tướng Anh phải ra đi?
Phản ứng của Nga và Ukraine
Quan chức Nga đã có phản ứng về việc Thủ tướng Anh Boris Johnson, người kiên quyết ủng hộ Ukraine chống Nga xâm lăng, vừa chấp nhận từ chức vì bất mãn trong đảng Bảo thủ cầm quyền.
Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói: "Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó ở Vương quốc Anh, những người chuyên nghiệp hơn có thể đưa ra quyết định thông qua đối thoại, họ sẽ lên nắm quyền. Nhưng hiện tại, có rất ít hy vọng về điều đó."
"Ông ấy thực sự không thích chúng tôi. Và chúng tôi cũng không thích ông ấy."
Một tỉ phú Nga là Oleg Deripaska, viết trên Telegram rằng đã có kết thúc cho "tên hề ngu ngốc".
Thủ tướng Anh Boris Johnson từng họp trực tiếp ở Kyiv với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
NGUỒN HÌNH ẢNH,EMBASSY OF UKRAINE TO THE UK
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Anh Boris Johnson từng họp trực tiếp ở Kyiv với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Nhưng một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi Boris Johnson vì đã đứng lên đấu tranh với "cái ác của Nga".
Mikhailo Podolyak đã đăng một lời tri ân trên Twitter tới ông Johnson: "Làm lãnh đạo nghĩa là gọi tên nước Nga là xấu xa và là người phải chịu trách nhiệm vào những thời điểm quan trọng nhất. Trở thành nhà lãnh đạo, nghĩa là người đầu tiên đến Kyiv bất chấp tên lửa bắn phá."
Trong ngày 7/7, Ukraine cho hay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson sau khi nghe tin ông từ chức.
Ông Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: "Tất cả chúng tôi nghe tin này đều rất buồn. Không chỉ tôi, mà toàn thể xã hội Ukraine đều rất thông cảm với ông. Toàn thể Văn phòng của tôi và tất cả người dân Ukraine rất biết ơn sự giúp đỡ của ông."
"Chúng tôi chắc chắn rằng sự hỗ trợ của Vương quốc Anh sẽ được bảo tồn, nhưng khả năng lãnh đạo và sức hút của cá nhân ông đã khiến nó trở nên đặc biệt."
Diễn tiến hôm 6/7
Thủ tướng Anh Boris Johnson, vào tối 6/7, cách chức bộ trưởng chuyên trách nhà cửa Michael Gove, vì ông này yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Khoảng 45 nghị sĩ hiện đã từ bỏ vai trò của họ trong chính phủ của ông Johnson kể từ tối thứ Ba để gây sức ép yêu cầu ông Johnson từ chức.
Năm 2016, khi Thủ tướng David Cameron từ chức, Johnson đã rời khỏi cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ khi Gove - người trước đó đã ủng hộ Johnson - tuyên bố ra tranh cử.
Khi đó, bà Theresa May giành chiến thắng, trở thành Thủ tướng.
Và vào năm 2019, Gove đã đối đầu với Johnson một lần nữa, dù trước đó đã ủng hộ ông thay thế May khi bà từ chức.
Hàng loạt nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền đã từ chức khỏi chính phủ trong 24 tiếng qua, trong đó có tới 16 thứ trưởng, quốc vụ khanh hoặc bộ trưởng để gây sức ép đòi Thủ tướng Boris Johnson từ chức.
Một số nghị sĩ không giữ chức trong chính phủ thì công bố các thư ngỏ yêu cầu thủ tướng ra đi, vì quyền lợi quốc gia và quyền lợi đảng Bảo thủ.
Đến chiều 6/7, ông Johnson nói ông có ý định "tiếp tục giữ chức" dù gặp sức ép.
Ngày 6/7 ông Boris Johnson đã nói với một ủy ban của Hạ viện rằng ông không thể ra đi vì những thách thức mà đất nước phải đối mặt.
Ông nói: "Tôi nhìn vào cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong 80 năm và tôi thật vô trách nhiệm nếu ra đi."
Sự lãnh đạo của ông Johnson đã sa lầy vào các tranh cãi vài tháng qua.
Ông đã bị cảnh sát phạt vì vi phạm luật hạn chế trong thời gian dịch Covid-19.
Trong tranh cãi mới nhất, ông Johnson phải xin lỗi vì đã bổ nhiệm một nhà lập pháp vào một vị trí, ngay cả sau khi được thông báo rằng chính trị gia này là đối tượng bị khiếu nại về hành vi sai trái tình dục.
Văn phòng Thủ tướng đã thay đổi nhiều lần khi nói về những gì thủ tướng biết về hành vi trong quá khứ của chính trị gia này, người đã phải từ chức.
Bộ trưởng chuyên trách nhà cửa Michael Gove là bộ trưởng mới nhất yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Theo BBC News, bộ trưởng kinh doanh và năng lượng Kwasi Kwarteng cũng nêu ý kiến trong nội bộ đảng Bảo thủ rằng ông Johnson không thể giữ chức được nữa.
Bộ trưởng tài chính và bộ trưởng y tế của Anh đã từ chức hôm thứ Ba, mà theo giới quan sát có thể báo hiệu sự kết thúc cho nhiệm kỳ thủ tướng của Thủ tướng Boris Johnson.
Biên tập viên Iain Watson của BBC News nói cho tới chiều tối 06/07, tới 20% nhân sự cao cấp của chính phủ Anh đã từ nhiệm, đặt ra câu hỏi liệu ông Johnson có thể điều hành được nội các như trước không.
Ông Nadhim Zahawi, người tỵ nạn Iraq trở thành Bộ trưởng Tài chính Anh
Thêm lời kêu gọi Thủ tướng Anh từ chức vì 'bê bối tiệc tùng'
Mời gọi nhân tài: Anh nới chính sách thị thực để thu hút sinh viên thế giới
Cả bộ trưởng tài chính Rishi Sunak và bộ trưởng y tế Sajid Javid đã gửi đơn từ chức.
Cả hai ông Sunak và Javid trước đây đều công khai ủng hộ ông Boris Johnson trong nhiều tháng xảy ra chỉ trích về hành vi của ông Johnson trong giai đoạn Covid-19.
Bỏ qua Twitter tin, 1
Cuối Twitter tin, 1
Nhưng ông Sunak nay nói: "Đối với tôi, từ chức trong khi thế giới đang gánh chịu hậu quả kinh tế của đại dịch, cuộc chiến ở Ukraine và những thách thức nghiêm trọng khác là một quyết định mà tôi đã không xem nhẹ."
"Tuy nhiên, công chúng thực sự mong đợi chính phủ đúng đắn, có năng lực và nghiêm túc. Tôi nhận ra đây có thể là công việc cấp bộ trưởng cuối cùng của tôi, nhưng tôi tin rằng những tiêu chuẩn này đáng để đấu tranh và đó là lý do tại sao tôi từ chức."
Còn ông Javid nói nhiều nhà lập pháp và công chúng đã mất niềm tin vào khả năng điều hành của Boris Johnson.
"Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải nói rằng tình hình này sẽ không thay đổi dưới sự lãnh đạo của ông - và ông cũng đã đánh mất niềm tin của tôi", Javid nói trong một bức thư từ chức gửi ông Johnson.
Chụp lại hình ảnh,
Rishi Sunak và Sajid Javid
Việc từ chức của họ được đưa ra chỉ vài phút sau khi Johnson lên truyền hình xin lỗi vì đã bổ nhiệm nghị sĩ Christopher Pincher vào một chức vụ trước đây.
Boris Johnson đã xin lỗi vì đã bổ nhiệm Christopher Pincher vào một vai trò trong chính phủ dù được thông báo về một cáo buộc với ông này.
Thủ tướng thừa nhận ông đã được thông báo về đơn khiếu nại vào năm 2019 - nhưng đã phạm phải "sai lầm tồi tệ" khi không hành động.
Đối với nhiều người trong đảng cầm quyền, một cáo buộc nữa về việc nói dối chỉ làm tăng thêm sự thất vọng của họ đối với chính quyền Johnson.
Chỉ một tháng trước, ông Johnson đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện.
Nhưng cuộc tranh cãi về Christopher Pincher đang đe dọa kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Trước đó, ông Johnson chịu chỉ trích vì thông tin lộ ra rằng một loạt hoạt động được cho là vi phạm quy tắc Covid-19 đã diễn ra trong chính phủ của ông.
Chụp lại hình ảnh,
Chữ ký trên thư từ nhiệm của ông Rishi Sunak được mạng xã hội ở Anh chia sẻ rộng rãi
Boris Johnson chấp nhận từ chức, để đảng Bảo thủ tìm Thủ tướng mới
6 tháng 7 2022 - BBC
Chụp lại video,
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu
Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa phát biểu công bố quyết định ra đi của ông, sau sức ép và bất mãn trong đảng Bảo thủ cầm quyền.
Trong diễn văn trưa ngày 7/7, ông Boris Johnson nói "rõ ràng bây giờ đảng muốn có" một Thủ tướng mới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói rằng thật "đau đớn khi không thể tiếp tục hoàn tất quá nhiều dự án và ý tưởng" khi ông tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền.
Việc từ chức lãnh đạo đảng là để mở đường cho một cuộc bầu cử nội bộ trong đảng tìm ra người dẫn dắt mới, cũng sẽ là tân thủ tướng Anh.
Ông cho biết thời gian biểu cho cuộc tranh cử trong đảng Bảo thủ sẽ được công bố vào tuần tới.
Trong thời gian chờ đợi, ông Johnson sẽ tiếp tục làm thủ tướng.
Ông Johnson đã phải đối mặt với một cuộc nổi loạn hàng loạt của các bộ trưởng đối với sự lãnh đạo của ông, bắt đầu từ hôm thứ Ba.
Hôm qua, ông Johnson nói sẽ "tiếp tục" dù có làn sóng từ chức trong chính phủ.
Nhưng đến lúc này, theo báo chí Anh, dường như ông Johnson nhận ra ông không thể ở lại.
Diễn văn của ông Johnson nói gì?
Phát biểu trưa ngày 7/7, ông Boris Johnson nói: "Lý do tôi đã đấu tranh rất vất vả trong vài ngày qua để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ không phải chỉ vì tôi muốn, mà bởi vì tôi cảm thấy đó là công việc, nghĩa vụ của mình."
"Tôi rất tiếc đã không thành công trong các cuộc tranh luận đó," ông nói.
"Trong chính trị, không ai là không thể thay thế," ông nói thêm.
"Tôi muốn các bạn biết tôi buồn như thế nào khi phải từ bỏ công việc tốt nhất trên thế giới, nhưng đây là lúc ra đi."
Ông nói rằng ông tự hào về những thành tích của mình, trích dẫn việc đưa Vương quốc Anh ra khỏi EU, phản ứng của chính phủ đối với dịch Covid-19 và triển khai chương trình vaccine.
Ông cũng nói rằng ông đã dẫn đầu "phương Tây trong việc chống lại hành động gây hấn của Putin ở Ukraine".
Nói với những người dân Ukraine, ông nói: "Chúng tôi ở Vương quốc Anh sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến giành tự do của các bạn cho đến chừng nào còn cần thiết."
Chụp lại video,
Boris Johnson: Điều gì khiến vị thủ tướng Anh phải ra đi?
Phản ứng của Nga và Ukraine
Quan chức Nga đã có phản ứng về việc Thủ tướng Anh Boris Johnson, người kiên quyết ủng hộ Ukraine chống Nga xâm lăng, vừa chấp nhận từ chức vì bất mãn trong đảng Bảo thủ cầm quyền.
Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói: "Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó ở Vương quốc Anh, những người chuyên nghiệp hơn có thể đưa ra quyết định thông qua đối thoại, họ sẽ lên nắm quyền. Nhưng hiện tại, có rất ít hy vọng về điều đó."
"Ông ấy thực sự không thích chúng tôi. Và chúng tôi cũng không thích ông ấy."
Một tỉ phú Nga là Oleg Deripaska, viết trên Telegram rằng đã có kết thúc cho "tên hề ngu ngốc".
Thủ tướng Anh Boris Johnson từng họp trực tiếp ở Kyiv với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
NGUỒN HÌNH ẢNH,EMBASSY OF UKRAINE TO THE UK
Chụp lại hình ảnh,
Thủ tướng Anh Boris Johnson từng họp trực tiếp ở Kyiv với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Nhưng một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi Boris Johnson vì đã đứng lên đấu tranh với "cái ác của Nga".
Mikhailo Podolyak đã đăng một lời tri ân trên Twitter tới ông Johnson: "Làm lãnh đạo nghĩa là gọi tên nước Nga là xấu xa và là người phải chịu trách nhiệm vào những thời điểm quan trọng nhất. Trở thành nhà lãnh đạo, nghĩa là người đầu tiên đến Kyiv bất chấp tên lửa bắn phá."
Trong ngày 7/7, Ukraine cho hay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson sau khi nghe tin ông từ chức.
Ông Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: "Tất cả chúng tôi nghe tin này đều rất buồn. Không chỉ tôi, mà toàn thể xã hội Ukraine đều rất thông cảm với ông. Toàn thể Văn phòng của tôi và tất cả người dân Ukraine rất biết ơn sự giúp đỡ của ông."
"Chúng tôi chắc chắn rằng sự hỗ trợ của Vương quốc Anh sẽ được bảo tồn, nhưng khả năng lãnh đạo và sức hút của cá nhân ông đã khiến nó trở nên đặc biệt."
Diễn tiến hôm 6/7
Thủ tướng Anh Boris Johnson, vào tối 6/7, cách chức bộ trưởng chuyên trách nhà cửa Michael Gove, vì ông này yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Khoảng 45 nghị sĩ hiện đã từ bỏ vai trò của họ trong chính phủ của ông Johnson kể từ tối thứ Ba để gây sức ép yêu cầu ông Johnson từ chức.
Năm 2016, khi Thủ tướng David Cameron từ chức, Johnson đã rời khỏi cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ khi Gove - người trước đó đã ủng hộ Johnson - tuyên bố ra tranh cử.
Khi đó, bà Theresa May giành chiến thắng, trở thành Thủ tướng.
Và vào năm 2019, Gove đã đối đầu với Johnson một lần nữa, dù trước đó đã ủng hộ ông thay thế May khi bà từ chức.
Hàng loạt nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền đã từ chức khỏi chính phủ trong 24 tiếng qua, trong đó có tới 16 thứ trưởng, quốc vụ khanh hoặc bộ trưởng để gây sức ép đòi Thủ tướng Boris Johnson từ chức.
Một số nghị sĩ không giữ chức trong chính phủ thì công bố các thư ngỏ yêu cầu thủ tướng ra đi, vì quyền lợi quốc gia và quyền lợi đảng Bảo thủ.
Đến chiều 6/7, ông Johnson nói ông có ý định "tiếp tục giữ chức" dù gặp sức ép.
Ngày 6/7 ông Boris Johnson đã nói với một ủy ban của Hạ viện rằng ông không thể ra đi vì những thách thức mà đất nước phải đối mặt.
Ông nói: "Tôi nhìn vào cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong 80 năm và tôi thật vô trách nhiệm nếu ra đi."
Sự lãnh đạo của ông Johnson đã sa lầy vào các tranh cãi vài tháng qua.
Ông đã bị cảnh sát phạt vì vi phạm luật hạn chế trong thời gian dịch Covid-19.
Trong tranh cãi mới nhất, ông Johnson phải xin lỗi vì đã bổ nhiệm một nhà lập pháp vào một vị trí, ngay cả sau khi được thông báo rằng chính trị gia này là đối tượng bị khiếu nại về hành vi sai trái tình dục.
Văn phòng Thủ tướng đã thay đổi nhiều lần khi nói về những gì thủ tướng biết về hành vi trong quá khứ của chính trị gia này, người đã phải từ chức.
Bộ trưởng chuyên trách nhà cửa Michael Gove là bộ trưởng mới nhất yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Theo BBC News, bộ trưởng kinh doanh và năng lượng Kwasi Kwarteng cũng nêu ý kiến trong nội bộ đảng Bảo thủ rằng ông Johnson không thể giữ chức được nữa.
Bộ trưởng tài chính và bộ trưởng y tế của Anh đã từ chức hôm thứ Ba, mà theo giới quan sát có thể báo hiệu sự kết thúc cho nhiệm kỳ thủ tướng của Thủ tướng Boris Johnson.
Biên tập viên Iain Watson của BBC News nói cho tới chiều tối 06/07, tới 20% nhân sự cao cấp của chính phủ Anh đã từ nhiệm, đặt ra câu hỏi liệu ông Johnson có thể điều hành được nội các như trước không.
Ông Nadhim Zahawi, người tỵ nạn Iraq trở thành Bộ trưởng Tài chính Anh
Thêm lời kêu gọi Thủ tướng Anh từ chức vì 'bê bối tiệc tùng'
Mời gọi nhân tài: Anh nới chính sách thị thực để thu hút sinh viên thế giới
Cả bộ trưởng tài chính Rishi Sunak và bộ trưởng y tế Sajid Javid đã gửi đơn từ chức.
Cả hai ông Sunak và Javid trước đây đều công khai ủng hộ ông Boris Johnson trong nhiều tháng xảy ra chỉ trích về hành vi của ông Johnson trong giai đoạn Covid-19.
Bỏ qua Twitter tin, 1
Cuối Twitter tin, 1
Nhưng ông Sunak nay nói: "Đối với tôi, từ chức trong khi thế giới đang gánh chịu hậu quả kinh tế của đại dịch, cuộc chiến ở Ukraine và những thách thức nghiêm trọng khác là một quyết định mà tôi đã không xem nhẹ."
"Tuy nhiên, công chúng thực sự mong đợi chính phủ đúng đắn, có năng lực và nghiêm túc. Tôi nhận ra đây có thể là công việc cấp bộ trưởng cuối cùng của tôi, nhưng tôi tin rằng những tiêu chuẩn này đáng để đấu tranh và đó là lý do tại sao tôi từ chức."
Còn ông Javid nói nhiều nhà lập pháp và công chúng đã mất niềm tin vào khả năng điều hành của Boris Johnson.
"Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải nói rằng tình hình này sẽ không thay đổi dưới sự lãnh đạo của ông - và ông cũng đã đánh mất niềm tin của tôi", Javid nói trong một bức thư từ chức gửi ông Johnson.
Chụp lại hình ảnh,
Rishi Sunak và Sajid Javid
Việc từ chức của họ được đưa ra chỉ vài phút sau khi Johnson lên truyền hình xin lỗi vì đã bổ nhiệm nghị sĩ Christopher Pincher vào một chức vụ trước đây.
Boris Johnson đã xin lỗi vì đã bổ nhiệm Christopher Pincher vào một vai trò trong chính phủ dù được thông báo về một cáo buộc với ông này.
Thủ tướng thừa nhận ông đã được thông báo về đơn khiếu nại vào năm 2019 - nhưng đã phạm phải "sai lầm tồi tệ" khi không hành động.
Đối với nhiều người trong đảng cầm quyền, một cáo buộc nữa về việc nói dối chỉ làm tăng thêm sự thất vọng của họ đối với chính quyền Johnson.
Chỉ một tháng trước, ông Johnson đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện.
Nhưng cuộc tranh cãi về Christopher Pincher đang đe dọa kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Trước đó, ông Johnson chịu chỉ trích vì thông tin lộ ra rằng một loạt hoạt động được cho là vi phạm quy tắc Covid-19 đã diễn ra trong chính phủ của ông.
Chụp lại hình ảnh,
Chữ ký trên thư từ nhiệm của ông Rishi Sunak được mạng xã hội ở Anh chia sẻ rộng rãi
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Không chấp nhận cũng phải chấp nhân
» Đàn ông chúng ta nên học chấp nhận sự thật!
» Vakzin Johnson & Johnson chống
» Detroit mayor declines Johnson & Johnson allotment
» Johnson and Johnson recalls some Neutrogena and Aveeno sunscreens
» Đàn ông chúng ta nên học chấp nhận sự thật!
» Vakzin Johnson & Johnson chống
» Detroit mayor declines Johnson & Johnson allotment
» Johnson and Johnson recalls some Neutrogena and Aveeno sunscreens
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum