Đến lãnh địa của Ninja
Page 1 of 1 • Share
Đến lãnh địa của Ninja
Khoái coi phim Ninja
Đến lãnh địa của Ninja
P. Nguyễn Dũng
9 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trong chiều dài lịch sử, Nhật Bản không phải là một đất nước luôn êm đềm, hiền hòa, bình an. Xứ Phù Tang có nhiều bí mật rất cuốn hút trí tò mò, chẳng hạn như “YAKUZA” và “NINJA”.
Ảnh: pexels-abhas-jaiswal
Từ những năm 1970, không chỉ Hollywood và Nhật Bản mà nền công nghiệp điện ảnh của nhiều nước châu Á đã liên tục khai thác đề tài Ninja. Rồi còn là vô số manga, anime và trò chơi điện tử, nhiều đến mức bạn có thể lầm tưởng Ninja là những chiến sĩ tạo ra từ sự tưởng tượng phong phú của những kịch tác gia, đạo diễn, họa sĩ… Nhưng Ninja hoàn toàn có thật. Thật 100% như những “huyền thoại” lịch sử, văn hóa, đời sống Nhật nổi tiếng thế giới, từ sakura, samurai, sake, sushi, kimono, bò Waryu… đến tổ chức tội ác Yakuza.
Ngày nay, Ninja Nhật nổi tiếng đến độ chính quyền phụ trách du lịch ở các tỉnh đã hợp tác với doanh nghiệp tư nhân để phát triển “ăn theo” cả một nhánh kinh doanh lữ hành gọi là “Ninja Tourism”, với nhiều địa điểm đón khách ở Tokyo, Nagano, Koka City… Nhưng độc đáo nhất vẫn là lò Ninja thứ thiệt ở thành phố Iga, tỉnh Mie: Bảo tàng Iga-ryu Ninja. Trong một lần đến đó, tôi được mời mặc trang phục đúng kiểu Ninja toàn màu đen và leo lên toa tàu cũng có hình ảnh Ninja. Nghệ sĩ thiết kế hình ảnh cho đoàn tàu chạy tuyến Iga chính là Leiji Matsumoto, người đứng phía sau sự thành công của Galaxy Express 999, phim hoạt hình Nhật nổi tiếng thế giới.
Ninja, trang phục xuất phát từ nhà nông nghèo khó (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Hành trình chấm dứt tại trạm Uenoshi. Vừa ra khỏi toa tàu đã thấy “rình rập” sẵn mấy chiến sĩ Ninja, lơ lửng trên trần nhà ga, núp sau hàng rào, nơi góc phố. Và chỉ sau 10 phút đi bộ, chúng tôi đã đến nơi. Bảo tàng Ninja tại Iga tọa lạc trong không gian rộng lớn rợp bóng cây xanh cao to lừng lững của Công viên Ueno, với tòa kiến trúc tuyệt đẹp rất nhiều lần xuất hiện trên các bưu thiếp và lịch theo trường: Lâu đài Ueno.
Nhìn bên ngoài, nhà của Ninja không khác gì căn nhà êm ấm của một gia đình nông dân Nhật thời xưa, nhưng trong đó là đủ các dụng cụ cần thiết cho nghệ thuật thu thập thông tin tình báo, liên lạc bí mật và cất giấu của cải, vũ khí. Các phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho có đủ những cánh cửa, cầu thang, đường hầm bí mật. Thực hư, hư thực, đánh lừa thị giác của đối phương để ẩn náu, quan sát và nhanh lẹ tẩu thoát là “nghề của chàng” Ninja. Trong nhóm võ sĩ ninjitsu chuyên biểu diễn các trận đấu Ninja trong bảo tàng Ninja tại Iga – có tên là “Ashura” – chúng tôi thấy cũng có Ninja nữ, gọi là “kuno”.
Ninja nữ, gọi là Kuno (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Cách nay 500-600 năm, Ninja (còn gọi là shinobi), xuất thân từ những nông dân nghèo khó, luôn gánh chịu sự thống trị của những lãnh chúa địa phương vốn lúc nào cũng trong tình trạng lâm chiến, giành đất, giành quyền lực lẫn nhau. Không có điều kiện để tự trang bị vũ khí, áo giáp hùng hậu như những kiếm sĩ samurai, Ninja cuối cùng trở thành những người chuyên nghề điệp viên. Ninja trở thành những chiến sĩ tình báo được các chúa quân địa phương tin dùng.
Cũng có lúc họ làm “lính đánh thuê” thực hiện các cuộc chiến du kích bất ngờ hoặc làm sát thủ chuyên nghiệp của các lãnh chúa. Theo dòng thời gian, có khá nhiều phái Ninja ra đời nhưng nổi trội nhất là phái Koka-ryu phát triển ở thành phố Koka, tỉnh Shiga; và phái Iga-ryu ở thành phố Iga, tỉnh Mie. Nhờ truyền thống Ninja mà Iga và Koka ngày nay thuộc kho tàng di sản Nhật.
Tác giả thử ném phi tiêu và… trật lất!
Do thám mà không để bị phát hiện vẫn là nghề chính nên các Ninja phải trải qua thời gian khổ luyện để có thể làm chủ tài nghệ thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma, nhanh lẹ “nhập nha” quan sát, thu thập thông tin rồi thoát ra như luồng khói. Họ cũng có tài ngụy trang để vượt qua được các trạm kiểm soát dựng ở vòng ngoài lãnh thổ đối phương. Bên trong cây gậy dài của gã hành khất là thanh kiếm; phía trong chiếc nón lá là loạt phi tiêu; ở phần đáy rỗng của hộp lương khô là hai trái bộc phá…
Đủ kiểu phi tiêu (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Xuất thân là nông dân nên Ninja tận dụng mọi thứ có thể. Khác với vô số hình ảnh màu đen, trang phục của họ thường là màu nâu đen hoặc màu xanh đen đậm. Họ mang đôi dép bện rơm rạ; dùng gạo pha màu để viết các bản tin mật báo. Những dụng cụ không bao giờ thiếu trong đời sống nhà nông như cây cuốc, cây chĩa ba, lưỡi cưa, lưỡi liềm… được họ tái tạo thành vũ khí. Họ khéo thiết kế nên nhiều vũ khí tự vệ và vũ khí sát thương từ xa, điển hình là những “shuriken”, tức phi tiêu với rất nhiều kiểu dáng ngôi sao khác nhau. Để có thể phóng trúng đối phương ở cách xa 15-20 mét đòi hỏi Ninja phải có lực (mỗi shuriken thường có trọng lượng 200g). Sự chính xác chỉ đạt được sau rất nhiều ngày tháng rèn luyện. Họ cũng biết sử dụng thuốc nổ để làm ra những quả bộc phá hình dáng y như quả trứng.
Ngụy trang, mai phục là “nghề của chàng” (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Từ năm 2017, giới chức du lịch tỉnh Mie đã chọn Bảo tàng Iga-ryu Ninja làm địa điểm chính trong chương trình phát triển du lịch của địa phương, hòa vào mục tiêu chung của nước Nhật là thu hút được 60 triệu khách vào năm 2030. Nếu không vì dịch COVID-19 đã làm tê liệt ngành công nghiệp không khói hơn hai năm qua, con số ấy có thể đạt được thật dễ dàng!
Gươm cất kín dưới sàn gỗ (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Một tổ chức khác cũng hình thành năm 2015, gọi là Hội đồng Ninja Nhật, với sự tham gia của cả hai phái Ninja ở Koka và ở Iga, hợp tác với những công ty du lịch nhằm quảng bá về truyền thống Ninja, thu hút du khách ngoại quốc đồng thời bảo tồn những giá trị cổ xưa của võ sĩ ninjitsu. Năm 2018, tổ chức này đã mở Viện Ninja và Bảo tàng Ninja ở Tokyo. Ashura (nhóm võ sĩ ninjitsu chuyên biểu diễn các trận đấu Ninja trong bảo tàng Ninja tại Iga) sẽ còn nhiều cơ hội thi thố tài nghệ ném shuriken, múa liềm, khua kiềm ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, như họ từng biểu diễn tại Paris, Pháp…
_______
NINJA THAM CHIẾN
Một tài liệu mật được công khai hóa gần đây cho biết Ninja từng có mặt trong hàng ngũ quân binh Nhật thời Thế chiến II. Ông Adam Westlake, trong bài WWII Ninjas? Secret Spy School Taught Ninjutsu Skills to Soldiers, cho biết trường đào tạo nhân viên điệp báo Rikugun Nakano Gakko, thuộc Quân lực Nhật từng sử dụng Ninja trong việc huấn luyện kỹ năng ngụy trang, thâm nhập nơi bất khả xâm phạm, thu thập tin tức mật, tổ chức phá hoại… cho nhân viên tình báo của quân đội Nhật. Khoảng 2,300 binh sĩ đã tốt nghiệp các khóa đào tạo và trường này đã đóng cửa sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh vào mùa hè 1945. “Mặc bộ đồ vải đen, chân mang dép đen, trang bị katana (gươm ngắn hơn katana của samurai) và phi tiêu, các học viên được Ninja dạy cả kỹ thuật chế tạo mìn, chụp ảnh, gài bom…” – Adam Westlake viết.
_________
Một số phim Ninja xuất sắc nhất (dựa theo bình chọn của Screen Rant)
–The Killer Elite, 1975, đạo diễn Sam Peckinpah với các diễn viên James Caan (vừa qua đời), Robert Duvall và Burt Young.
–Ninja Fantasy, 1987, đạo diễn Hong Kong Hà Chí Cường (Godfrey Ho).
–The Octagon 1980, Chuck Norris và Tadashi Yamashita.
–Shinobi: Heart under Blade, 2005, chuyển thể từ tiểu thuyết The Koga Ninja Scrolls của Futaro Yamada.
–Ninja Terminator, 1985, với Richard Lam và Richard Harrison.
–You only live twice, 1967, với Sean Connery
-Teenage Mutant Ninja Turtles, 1989.
–Lone Wolf & Cub: Sword of Vengeance, 1972, nguồn cảm hứng dẫn đến sự ra đời của phim Road to Perdition với Tom Hanks và Jude Law sau này.
–The Five Elements Ninjas, 1982, đạo diễn Hong Kong Trương Dị Dương (Chang Cheh).
–Duel to the Death, 1983, đạo diễn Hong Kong Trình Tiểu Đông (Ching Siu-Tung).
Đến lãnh địa của Ninja
P. Nguyễn Dũng
9 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trong chiều dài lịch sử, Nhật Bản không phải là một đất nước luôn êm đềm, hiền hòa, bình an. Xứ Phù Tang có nhiều bí mật rất cuốn hút trí tò mò, chẳng hạn như “YAKUZA” và “NINJA”.
Ảnh: pexels-abhas-jaiswal
Từ những năm 1970, không chỉ Hollywood và Nhật Bản mà nền công nghiệp điện ảnh của nhiều nước châu Á đã liên tục khai thác đề tài Ninja. Rồi còn là vô số manga, anime và trò chơi điện tử, nhiều đến mức bạn có thể lầm tưởng Ninja là những chiến sĩ tạo ra từ sự tưởng tượng phong phú của những kịch tác gia, đạo diễn, họa sĩ… Nhưng Ninja hoàn toàn có thật. Thật 100% như những “huyền thoại” lịch sử, văn hóa, đời sống Nhật nổi tiếng thế giới, từ sakura, samurai, sake, sushi, kimono, bò Waryu… đến tổ chức tội ác Yakuza.
Ngày nay, Ninja Nhật nổi tiếng đến độ chính quyền phụ trách du lịch ở các tỉnh đã hợp tác với doanh nghiệp tư nhân để phát triển “ăn theo” cả một nhánh kinh doanh lữ hành gọi là “Ninja Tourism”, với nhiều địa điểm đón khách ở Tokyo, Nagano, Koka City… Nhưng độc đáo nhất vẫn là lò Ninja thứ thiệt ở thành phố Iga, tỉnh Mie: Bảo tàng Iga-ryu Ninja. Trong một lần đến đó, tôi được mời mặc trang phục đúng kiểu Ninja toàn màu đen và leo lên toa tàu cũng có hình ảnh Ninja. Nghệ sĩ thiết kế hình ảnh cho đoàn tàu chạy tuyến Iga chính là Leiji Matsumoto, người đứng phía sau sự thành công của Galaxy Express 999, phim hoạt hình Nhật nổi tiếng thế giới.
Ninja, trang phục xuất phát từ nhà nông nghèo khó (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Hành trình chấm dứt tại trạm Uenoshi. Vừa ra khỏi toa tàu đã thấy “rình rập” sẵn mấy chiến sĩ Ninja, lơ lửng trên trần nhà ga, núp sau hàng rào, nơi góc phố. Và chỉ sau 10 phút đi bộ, chúng tôi đã đến nơi. Bảo tàng Ninja tại Iga tọa lạc trong không gian rộng lớn rợp bóng cây xanh cao to lừng lững của Công viên Ueno, với tòa kiến trúc tuyệt đẹp rất nhiều lần xuất hiện trên các bưu thiếp và lịch theo trường: Lâu đài Ueno.
Nhìn bên ngoài, nhà của Ninja không khác gì căn nhà êm ấm của một gia đình nông dân Nhật thời xưa, nhưng trong đó là đủ các dụng cụ cần thiết cho nghệ thuật thu thập thông tin tình báo, liên lạc bí mật và cất giấu của cải, vũ khí. Các phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho có đủ những cánh cửa, cầu thang, đường hầm bí mật. Thực hư, hư thực, đánh lừa thị giác của đối phương để ẩn náu, quan sát và nhanh lẹ tẩu thoát là “nghề của chàng” Ninja. Trong nhóm võ sĩ ninjitsu chuyên biểu diễn các trận đấu Ninja trong bảo tàng Ninja tại Iga – có tên là “Ashura” – chúng tôi thấy cũng có Ninja nữ, gọi là “kuno”.
Ninja nữ, gọi là Kuno (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Cách nay 500-600 năm, Ninja (còn gọi là shinobi), xuất thân từ những nông dân nghèo khó, luôn gánh chịu sự thống trị của những lãnh chúa địa phương vốn lúc nào cũng trong tình trạng lâm chiến, giành đất, giành quyền lực lẫn nhau. Không có điều kiện để tự trang bị vũ khí, áo giáp hùng hậu như những kiếm sĩ samurai, Ninja cuối cùng trở thành những người chuyên nghề điệp viên. Ninja trở thành những chiến sĩ tình báo được các chúa quân địa phương tin dùng.
Cũng có lúc họ làm “lính đánh thuê” thực hiện các cuộc chiến du kích bất ngờ hoặc làm sát thủ chuyên nghiệp của các lãnh chúa. Theo dòng thời gian, có khá nhiều phái Ninja ra đời nhưng nổi trội nhất là phái Koka-ryu phát triển ở thành phố Koka, tỉnh Shiga; và phái Iga-ryu ở thành phố Iga, tỉnh Mie. Nhờ truyền thống Ninja mà Iga và Koka ngày nay thuộc kho tàng di sản Nhật.
Tác giả thử ném phi tiêu và… trật lất!
Do thám mà không để bị phát hiện vẫn là nghề chính nên các Ninja phải trải qua thời gian khổ luyện để có thể làm chủ tài nghệ thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma, nhanh lẹ “nhập nha” quan sát, thu thập thông tin rồi thoát ra như luồng khói. Họ cũng có tài ngụy trang để vượt qua được các trạm kiểm soát dựng ở vòng ngoài lãnh thổ đối phương. Bên trong cây gậy dài của gã hành khất là thanh kiếm; phía trong chiếc nón lá là loạt phi tiêu; ở phần đáy rỗng của hộp lương khô là hai trái bộc phá…
Đủ kiểu phi tiêu (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Xuất thân là nông dân nên Ninja tận dụng mọi thứ có thể. Khác với vô số hình ảnh màu đen, trang phục của họ thường là màu nâu đen hoặc màu xanh đen đậm. Họ mang đôi dép bện rơm rạ; dùng gạo pha màu để viết các bản tin mật báo. Những dụng cụ không bao giờ thiếu trong đời sống nhà nông như cây cuốc, cây chĩa ba, lưỡi cưa, lưỡi liềm… được họ tái tạo thành vũ khí. Họ khéo thiết kế nên nhiều vũ khí tự vệ và vũ khí sát thương từ xa, điển hình là những “shuriken”, tức phi tiêu với rất nhiều kiểu dáng ngôi sao khác nhau. Để có thể phóng trúng đối phương ở cách xa 15-20 mét đòi hỏi Ninja phải có lực (mỗi shuriken thường có trọng lượng 200g). Sự chính xác chỉ đạt được sau rất nhiều ngày tháng rèn luyện. Họ cũng biết sử dụng thuốc nổ để làm ra những quả bộc phá hình dáng y như quả trứng.
Ngụy trang, mai phục là “nghề của chàng” (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Từ năm 2017, giới chức du lịch tỉnh Mie đã chọn Bảo tàng Iga-ryu Ninja làm địa điểm chính trong chương trình phát triển du lịch của địa phương, hòa vào mục tiêu chung của nước Nhật là thu hút được 60 triệu khách vào năm 2030. Nếu không vì dịch COVID-19 đã làm tê liệt ngành công nghiệp không khói hơn hai năm qua, con số ấy có thể đạt được thật dễ dàng!
Gươm cất kín dưới sàn gỗ (ảnh: P. Nguyễn Dũng)
Một tổ chức khác cũng hình thành năm 2015, gọi là Hội đồng Ninja Nhật, với sự tham gia của cả hai phái Ninja ở Koka và ở Iga, hợp tác với những công ty du lịch nhằm quảng bá về truyền thống Ninja, thu hút du khách ngoại quốc đồng thời bảo tồn những giá trị cổ xưa của võ sĩ ninjitsu. Năm 2018, tổ chức này đã mở Viện Ninja và Bảo tàng Ninja ở Tokyo. Ashura (nhóm võ sĩ ninjitsu chuyên biểu diễn các trận đấu Ninja trong bảo tàng Ninja tại Iga) sẽ còn nhiều cơ hội thi thố tài nghệ ném shuriken, múa liềm, khua kiềm ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, như họ từng biểu diễn tại Paris, Pháp…
_______
NINJA THAM CHIẾN
Một tài liệu mật được công khai hóa gần đây cho biết Ninja từng có mặt trong hàng ngũ quân binh Nhật thời Thế chiến II. Ông Adam Westlake, trong bài WWII Ninjas? Secret Spy School Taught Ninjutsu Skills to Soldiers, cho biết trường đào tạo nhân viên điệp báo Rikugun Nakano Gakko, thuộc Quân lực Nhật từng sử dụng Ninja trong việc huấn luyện kỹ năng ngụy trang, thâm nhập nơi bất khả xâm phạm, thu thập tin tức mật, tổ chức phá hoại… cho nhân viên tình báo của quân đội Nhật. Khoảng 2,300 binh sĩ đã tốt nghiệp các khóa đào tạo và trường này đã đóng cửa sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh vào mùa hè 1945. “Mặc bộ đồ vải đen, chân mang dép đen, trang bị katana (gươm ngắn hơn katana của samurai) và phi tiêu, các học viên được Ninja dạy cả kỹ thuật chế tạo mìn, chụp ảnh, gài bom…” – Adam Westlake viết.
_________
Một số phim Ninja xuất sắc nhất (dựa theo bình chọn của Screen Rant)
–The Killer Elite, 1975, đạo diễn Sam Peckinpah với các diễn viên James Caan (vừa qua đời), Robert Duvall và Burt Young.
–Ninja Fantasy, 1987, đạo diễn Hong Kong Hà Chí Cường (Godfrey Ho).
–The Octagon 1980, Chuck Norris và Tadashi Yamashita.
–Shinobi: Heart under Blade, 2005, chuyển thể từ tiểu thuyết The Koga Ninja Scrolls của Futaro Yamada.
–Ninja Terminator, 1985, với Richard Lam và Richard Harrison.
–You only live twice, 1967, với Sean Connery
-Teenage Mutant Ninja Turtles, 1989.
–Lone Wolf & Cub: Sword of Vengeance, 1972, nguồn cảm hứng dẫn đến sự ra đời của phim Road to Perdition với Tom Hanks và Jude Law sau này.
–The Five Elements Ninjas, 1982, đạo diễn Hong Kong Trương Dị Dương (Chang Cheh).
–Duel to the Death, 1983, đạo diễn Hong Kong Trình Tiểu Đông (Ching Siu-Tung).
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Tìm được cuốn sách Ninja đã thất lạc 350 năm
» Duel to the death - Phim Ninja
» Cool Video @ Ninja Warriors Squirrels!
» Trời lành lạnh
» THẢ MƠ VƠI LẠNH
» Duel to the death - Phim Ninja
» Cool Video @ Ninja Warriors Squirrels!
» Trời lành lạnh
» THẢ MƠ VƠI LẠNH
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum