Người Việt bị lừa sang Campuchia: 'Mỗi ngày không đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ
Page 1 of 1 • Share
Người Việt bị lừa sang Campuchia: 'Mỗi ngày không đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ
Người Việt bị lừa sang Campuchia: 'Mỗi ngày không đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ đói, đánh đập'
Bùi Thư và Đội ngũ East Asia Visual Journalism
1 tháng 9 năm 2022 - BBC
Thủ đoạn "lừa đảo đẻ lừa đảo" nhắm vào những người thất nghiệp, gặp khó khăn về tài chính ở các nước Đông Nam Á đã diễn ra ở Campuchia trong ít nhất bảy năm qua. Các nạn nhân bị dụ dỗ với những lời mời "việc nhẹ lương cao" trên mạng xã hội, các trang tuyển dụng nhân sự. Thực chất, những nạn nhân này bị ép phải tạo những tài khoản ảo để chiêu dụ người khác nạp tiền chơi đánh bài, cá cược online và thậm chí họ phải lừa ngay cả bạn bè, người thân mình qua Campuchia để thế mạng.
Nếu không làm đủ "sở hụi", những lao động này sẽ bị đánh đập và bỏ đói. Một số nạn nhân đã may mắn trở về Việt Nam nhờ vào sự giúp đỡ từ cộng đồng hay gia đình. Nhưng trên vai họ sau đó gánh một khoản nợ khổng lồ vì gia đình đi vay nặng lãi.
Một số nạn nhân không có tiền chuộc hoặc không muốn làm gánh nặng cho gia đình đã chọn cách tự tử. Một số người bị bán qua nước khác để lấy nội tạng.
Chí Tín, một nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này hiện đang phải gánh khoản nợ ít nhất 88 triệu đồng với lãi suất hàng tháng là 20%. Một bé gái 15 tuổi quê ở Bến Tre, đã được trả tự do với tiền chuộc là 86 triệu đồng. Em bị tra tấn, bỏ đói và bị sang tay tới ba công ty khác nhau trước khi được trở về Việt Nam.
Thủ đoạn lừa đảo tương tự cũng xảy ra ở thành phố Bavet, Campuchia với 600 nạn nhân người Việt Nam và các quốc gia khác. Trong đó có 62 người Indonesia và 66 người Thái Lan vừa được giải cứu.
Đây là câu chuyện của Tín. Anh kể về sự bực tức của mình, tất cả bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện trên Zalo, một ứng dụng di động nhắn tin tức thì, sau khi anh ta nhìn thấy một quảng cáo tuyển dụng trên Facebook.
Quảng cáo tuyển nhân sự yêu cầu kỹ năng đánh máy với mức lương từ 18-23 triệu đồng.
Quảng cáo tuyển nhân sự yêu cầu kỹ năng đánh máy với mức lương từ 18-23 triệu đồng.
Ngày 22/6, một tài xế đón tôi ở gần sân bay Tân Sơn Nhất và chở tôi về tỉnh Long An để đón thêm một người nữa.
Chuyến đi bắt đầu gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Khi ấy, tôi hỏi người môi giới sao lại không đi cửa khẩu Mộc Bài, họ nói rằng vì cửa khẩu Mộc Bài đang kiểm tra an ninh nên đi đường khác.
Chí Tín được chở qua địa phận tỉnh Long An.
Sau đó, tài xế quay qua trấn an rằng sẽ chở tôi sang bên Campuchia, rồi chờ luôn bên đó để đón tôi về trong ngày.
Tới cửa khẩu, tài xế kêu tôi bắt xe ôm, đi đường ngoằn ngoèo qua các ruộng lúa và cuối cùng qua tới Campuchia mà không cần trình hộ chiếu hay giấy tờ gì.
Chí Tín được đưa qua cửa khẩu Bình Hiệp.
Vừa tới nơi thì có xe bảy chỗ đợi sẵn. Xe mang biển số Campuchia và có một đứa con trai 17 tuổi cũng qua Campuchia làm việc ngồi bên trong.
Tài xế chở tụi tôi chạy từ biên giới giáp ranh Campuchia - Việt Nam ngược trở lên thành phố Bavet, đến một công ty Trung Quốc.
Bản đồ thành phố Bavet
Công ty nằm trong một khu phức hợp rộng 5.000 m² với nhiều tòa nhà. Mỗi tòa nhà có hai đến ba công ty.
Cổng chính là cửa sắt hai cánh kiên cố, có một nhóm bảo vệ đứng canh. Đi thêm 50 mét là một cổng khác với phòng bảo vệ bên tay phải.
Đi dọc xuống tòa nhà là một cánh cổng nữa dẫn vào khu làm, phía trên lầu là nơi ngủ nghỉ.
Chỗ ở và nơi làm việc cùng chung trong một tòa.
Phòng ở đây giống như khu ký túc xá sinh viên với nhiều giường tầng, chừng 8 người ở.
Giường tầng trong phòng..
Ở đây có nhân viên và bảo vệ. Bảo vệ thường xuyên đi canh gác từ tòa này qua tòa khác, cả đêm lẫn ngày.
500 nhân viên Việt Nam và 50 bảo vệ Campuchia.Bảo vệ có súng, roi chích điện và còng số 8 bên người.
Tới nơi, có một người đàn bà lớn tuổi người Việt Nam yêu cầu kiểm tra hộ chiếu, thẻ xanh Covid.
Hộ chiếu và thẻ xanh Covid được kiểm tra trước khi vào tòa nhà.
Sau đó, bà ấy đưa laptop cho cả hai chúng tôi để kiểm tra tốc độ đánh máy. Họ không hề ký hợp đồng gì hay trao đổi mức lương như đã hứa.
Ngày hôm sau, tôi phải làm việc 12 tiếng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối. Khoảng 11 giờ và 5 giờ chiều thì được nghỉ ngơi ăn cơm nửa tiếng.
Xong xuôi bà ấy đưa chúng tôi bàn chải, kem đánh răng và sữa tắm rồi kêu chúng tôi lên nghỉ ngơi mai bắt đầu làm việc.
Vật dụng cá nhân được phát cho nhân viên."Ủa chị ơi. Tôi chỉ đến tham quan công ty, chứ chưa chính thức làm việc và tài xế nói sẽ đưa tôi trở về Việt Nam trong ngày.""Em bị tụi môi giới lừa rồi, chị vừa mới mua em với giá 2.400 USD."
Ngày hôm sau, tôi phải làm việc 12 tiếng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối. Khoảng 11 giờ và 5 giờ chiều thì được nghỉ ngơi ăn cơm nửa tiếng.
Bắt đầu làm việc từ 10 giờ sáng.
Họ phát cho tôi sim điện thoại của các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobifone, được kích hoạt sẵn những tài khoản Zalo với hình trai xinh gái đẹp.
Tôi bị bắt mỗi ngày phải kết bạn 15 người rồi chat chit, tư vấn để dụ dỗ họ tham gia các trang game đánh bài, cá cược, lô đề online. Trong đó, 5 người phải nạp tiền vào tài khoản game từ 100 - 500 nghìn đồng cho đến cả 50 triệu đồng.
Họ nói nếu tôi muốn về Việt Nam mà không đủ tiền chuộc thì phải dụ được 3-5 người qua Campuchia làm việc cho công ty.
Quản lý dặn tôi làm việc ngoan ngoãn, đừng tìm cách bỏ trốn hay chống đối nếu không sẽ bị đưa vào phòng tra tấn để chích điện, bạo hành. Còn nếu làm việc bình thường, ai sao mình vậy thì không sao.
Nhân viên bỏ trốn sẽ bị hành hạ trong phòng tra tấn.
Nhưng nhiều người khác kể lại rằng, nếu mỗi ngày không làm đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ đói, đánh đập. Tôi rất sợ hãi nên đã bàn với gia đình chuộc mình về.
Tín: "Tiền chuộc của em là bao nhiêu?"
Quản lý: "2.600 USD"
Quản lý "Nếu em ở lại làm thì tốt, còn bây giờ em hỏi giá chuộc về thì cấp trên nghĩ em không muốn làm nữa. Nên trong vòng 1-2 ngày, em phải chuyển tiền cho công ty. Nếu không, họ sẽ bán em đi sang Sihanoukville hoặc Phnom Penh, có khi bán ra đảo Thái Lan để lấy nội tạng."
Họ phát cho tôi sim điện thoại để có thể gọi về cho gia đình và gửi định vị để xin tiền chuộc.
Gia đình tôi ráng gom góp được 88 triệu đồng, 60 triệu mượn từ bọn cho vay nặng lãi để đưa tôi về. Khi công ty nhận được tiền, họ yêu cầu tôi xóa sạch dữ liệu trong điện thoại.
Quản lý yêu cầu Tín xóa sạch mọi chứng cứ trong điện thoại.
"Tôi rất hồi hộp, lo lắng và gia đình tôi cũng vậy. Tôi sợ họ sẽ nuốt lời và bán tôi sang công ty khác."
Tôi hỏi quản lý người Việt Nam thì ông ấy nói tôi yên tâm, công ty rất uy tín.
Đến ngày 25/6, mẹ và anh trai tôi đi từ Sài Gòn xuống cửa khẩu Mộc Bài, sang Campuchia và đợi tôi trước cổng công ty.
Họ đưa tôi qua bốn lớp bảo vệ để gặp người nhà.
Cảm giác khi gặp lại mẹ rất khó tả. Tôi chỉ biết chực trào và bật khóc. Mẹ tôi gầy sọp hẳn đi. Tôi thấy biết ơn khi mẹ và anh trai đã không từ bỏ mình.
"Cảm ơn gia đình đã lặn lội đường xa qua Campuchia cứu con, cảm ơn đã không từ bỏ con."
Cả gia đình cùng nhau về Việt Nam trong ngày hôm đó. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi toàn mạng đoàn tụ với gia đình.
Gia đình Tín cùng nhau về lại Việt Nam.
Phụ lục
Bài và sản xuất: Bùi Thư và Aghnia Adzkia; Biên tập: Bruno Garcez và Nguyễn Giang; Đồ họa: Davies Surya; Thiết kế: Arvin Supriyadi; Phát triển thiết kế: Ayu Widyaningsih Idjaja và Scott Jarvis
Bùi Thư và Đội ngũ East Asia Visual Journalism
1 tháng 9 năm 2022 - BBC
Thủ đoạn "lừa đảo đẻ lừa đảo" nhắm vào những người thất nghiệp, gặp khó khăn về tài chính ở các nước Đông Nam Á đã diễn ra ở Campuchia trong ít nhất bảy năm qua. Các nạn nhân bị dụ dỗ với những lời mời "việc nhẹ lương cao" trên mạng xã hội, các trang tuyển dụng nhân sự. Thực chất, những nạn nhân này bị ép phải tạo những tài khoản ảo để chiêu dụ người khác nạp tiền chơi đánh bài, cá cược online và thậm chí họ phải lừa ngay cả bạn bè, người thân mình qua Campuchia để thế mạng.
Nếu không làm đủ "sở hụi", những lao động này sẽ bị đánh đập và bỏ đói. Một số nạn nhân đã may mắn trở về Việt Nam nhờ vào sự giúp đỡ từ cộng đồng hay gia đình. Nhưng trên vai họ sau đó gánh một khoản nợ khổng lồ vì gia đình đi vay nặng lãi.
Một số nạn nhân không có tiền chuộc hoặc không muốn làm gánh nặng cho gia đình đã chọn cách tự tử. Một số người bị bán qua nước khác để lấy nội tạng.
Chí Tín, một nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này hiện đang phải gánh khoản nợ ít nhất 88 triệu đồng với lãi suất hàng tháng là 20%. Một bé gái 15 tuổi quê ở Bến Tre, đã được trả tự do với tiền chuộc là 86 triệu đồng. Em bị tra tấn, bỏ đói và bị sang tay tới ba công ty khác nhau trước khi được trở về Việt Nam.
Thủ đoạn lừa đảo tương tự cũng xảy ra ở thành phố Bavet, Campuchia với 600 nạn nhân người Việt Nam và các quốc gia khác. Trong đó có 62 người Indonesia và 66 người Thái Lan vừa được giải cứu.
Đây là câu chuyện của Tín. Anh kể về sự bực tức của mình, tất cả bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện trên Zalo, một ứng dụng di động nhắn tin tức thì, sau khi anh ta nhìn thấy một quảng cáo tuyển dụng trên Facebook.
Quảng cáo tuyển nhân sự yêu cầu kỹ năng đánh máy với mức lương từ 18-23 triệu đồng.
Quảng cáo tuyển nhân sự yêu cầu kỹ năng đánh máy với mức lương từ 18-23 triệu đồng.
Ngày 22/6, một tài xế đón tôi ở gần sân bay Tân Sơn Nhất và chở tôi về tỉnh Long An để đón thêm một người nữa.
Chuyến đi bắt đầu gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Khi ấy, tôi hỏi người môi giới sao lại không đi cửa khẩu Mộc Bài, họ nói rằng vì cửa khẩu Mộc Bài đang kiểm tra an ninh nên đi đường khác.
Chí Tín được chở qua địa phận tỉnh Long An.
Sau đó, tài xế quay qua trấn an rằng sẽ chở tôi sang bên Campuchia, rồi chờ luôn bên đó để đón tôi về trong ngày.
Tới cửa khẩu, tài xế kêu tôi bắt xe ôm, đi đường ngoằn ngoèo qua các ruộng lúa và cuối cùng qua tới Campuchia mà không cần trình hộ chiếu hay giấy tờ gì.
Chí Tín được đưa qua cửa khẩu Bình Hiệp.
Vừa tới nơi thì có xe bảy chỗ đợi sẵn. Xe mang biển số Campuchia và có một đứa con trai 17 tuổi cũng qua Campuchia làm việc ngồi bên trong.
Tài xế chở tụi tôi chạy từ biên giới giáp ranh Campuchia - Việt Nam ngược trở lên thành phố Bavet, đến một công ty Trung Quốc.
Bản đồ thành phố Bavet
Công ty nằm trong một khu phức hợp rộng 5.000 m² với nhiều tòa nhà. Mỗi tòa nhà có hai đến ba công ty.
Cổng chính là cửa sắt hai cánh kiên cố, có một nhóm bảo vệ đứng canh. Đi thêm 50 mét là một cổng khác với phòng bảo vệ bên tay phải.
Đi dọc xuống tòa nhà là một cánh cổng nữa dẫn vào khu làm, phía trên lầu là nơi ngủ nghỉ.
Chỗ ở và nơi làm việc cùng chung trong một tòa.
Phòng ở đây giống như khu ký túc xá sinh viên với nhiều giường tầng, chừng 8 người ở.
Giường tầng trong phòng..
Ở đây có nhân viên và bảo vệ. Bảo vệ thường xuyên đi canh gác từ tòa này qua tòa khác, cả đêm lẫn ngày.
500 nhân viên Việt Nam và 50 bảo vệ Campuchia.Bảo vệ có súng, roi chích điện và còng số 8 bên người.
Tới nơi, có một người đàn bà lớn tuổi người Việt Nam yêu cầu kiểm tra hộ chiếu, thẻ xanh Covid.
Hộ chiếu và thẻ xanh Covid được kiểm tra trước khi vào tòa nhà.
Sau đó, bà ấy đưa laptop cho cả hai chúng tôi để kiểm tra tốc độ đánh máy. Họ không hề ký hợp đồng gì hay trao đổi mức lương như đã hứa.
Ngày hôm sau, tôi phải làm việc 12 tiếng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối. Khoảng 11 giờ và 5 giờ chiều thì được nghỉ ngơi ăn cơm nửa tiếng.
Xong xuôi bà ấy đưa chúng tôi bàn chải, kem đánh răng và sữa tắm rồi kêu chúng tôi lên nghỉ ngơi mai bắt đầu làm việc.
Vật dụng cá nhân được phát cho nhân viên."Ủa chị ơi. Tôi chỉ đến tham quan công ty, chứ chưa chính thức làm việc và tài xế nói sẽ đưa tôi trở về Việt Nam trong ngày.""Em bị tụi môi giới lừa rồi, chị vừa mới mua em với giá 2.400 USD."
Ngày hôm sau, tôi phải làm việc 12 tiếng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối. Khoảng 11 giờ và 5 giờ chiều thì được nghỉ ngơi ăn cơm nửa tiếng.
Bắt đầu làm việc từ 10 giờ sáng.
Họ phát cho tôi sim điện thoại của các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobifone, được kích hoạt sẵn những tài khoản Zalo với hình trai xinh gái đẹp.
Tôi bị bắt mỗi ngày phải kết bạn 15 người rồi chat chit, tư vấn để dụ dỗ họ tham gia các trang game đánh bài, cá cược, lô đề online. Trong đó, 5 người phải nạp tiền vào tài khoản game từ 100 - 500 nghìn đồng cho đến cả 50 triệu đồng.
Họ nói nếu tôi muốn về Việt Nam mà không đủ tiền chuộc thì phải dụ được 3-5 người qua Campuchia làm việc cho công ty.
Quản lý dặn tôi làm việc ngoan ngoãn, đừng tìm cách bỏ trốn hay chống đối nếu không sẽ bị đưa vào phòng tra tấn để chích điện, bạo hành. Còn nếu làm việc bình thường, ai sao mình vậy thì không sao.
Nhân viên bỏ trốn sẽ bị hành hạ trong phòng tra tấn.
Nhưng nhiều người khác kể lại rằng, nếu mỗi ngày không làm đủ chỉ tiêu sẽ bị bỏ đói, đánh đập. Tôi rất sợ hãi nên đã bàn với gia đình chuộc mình về.
Tín: "Tiền chuộc của em là bao nhiêu?"
Quản lý: "2.600 USD"
Quản lý "Nếu em ở lại làm thì tốt, còn bây giờ em hỏi giá chuộc về thì cấp trên nghĩ em không muốn làm nữa. Nên trong vòng 1-2 ngày, em phải chuyển tiền cho công ty. Nếu không, họ sẽ bán em đi sang Sihanoukville hoặc Phnom Penh, có khi bán ra đảo Thái Lan để lấy nội tạng."
Họ phát cho tôi sim điện thoại để có thể gọi về cho gia đình và gửi định vị để xin tiền chuộc.
Gia đình tôi ráng gom góp được 88 triệu đồng, 60 triệu mượn từ bọn cho vay nặng lãi để đưa tôi về. Khi công ty nhận được tiền, họ yêu cầu tôi xóa sạch dữ liệu trong điện thoại.
Quản lý yêu cầu Tín xóa sạch mọi chứng cứ trong điện thoại.
"Tôi rất hồi hộp, lo lắng và gia đình tôi cũng vậy. Tôi sợ họ sẽ nuốt lời và bán tôi sang công ty khác."
Tôi hỏi quản lý người Việt Nam thì ông ấy nói tôi yên tâm, công ty rất uy tín.
Đến ngày 25/6, mẹ và anh trai tôi đi từ Sài Gòn xuống cửa khẩu Mộc Bài, sang Campuchia và đợi tôi trước cổng công ty.
Họ đưa tôi qua bốn lớp bảo vệ để gặp người nhà.
Cảm giác khi gặp lại mẹ rất khó tả. Tôi chỉ biết chực trào và bật khóc. Mẹ tôi gầy sọp hẳn đi. Tôi thấy biết ơn khi mẹ và anh trai đã không từ bỏ mình.
"Cảm ơn gia đình đã lặn lội đường xa qua Campuchia cứu con, cảm ơn đã không từ bỏ con."
Cả gia đình cùng nhau về Việt Nam trong ngày hôm đó. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi toàn mạng đoàn tụ với gia đình.
Gia đình Tín cùng nhau về lại Việt Nam.
Phụ lục
Bài và sản xuất: Bùi Thư và Aghnia Adzkia; Biên tập: Bruno Garcez và Nguyễn Giang; Đồ họa: Davies Surya; Thiết kế: Arvin Supriyadi; Phát triển thiết kế: Ayu Widyaningsih Idjaja và Scott Jarvis
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Một người Việt bị đâm chết vì không đeo mask ở tiểu bang Washington
» Đức kêu gọi người Việt có tay nghề chuyên môn sang Đức làm việc
» Thêm hàng chục người Việt tháo chạy từ Campuchia giữa tình trạng cưỡng
» Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
» Người Việt không còn quan tâm đến đất nước ?
» Đức kêu gọi người Việt có tay nghề chuyên môn sang Đức làm việc
» Thêm hàng chục người Việt tháo chạy từ Campuchia giữa tình trạng cưỡng
» Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
» Người Việt không còn quan tâm đến đất nước ?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum