Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
Page 1 of 1 • Share
Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
Phải nói là bắn vào Nhật
Bắc Hàn bắn thử hỏa tiễn ngang qua Nhật Bản
Bình Phương
3 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tại nhà ga Seoul, người dân Nam Hàn tỏ vẻ không mấy quan tâm tới hành động phóng hỏa tiễn liên tục của Bắc Hàn. Ảnh chụp một vụ phóng hỏa tiễn ngày 17 tháng Tám vừa qua. Ảnh Chung Sung-Jun/Getty Images
Bắc Hàn đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo qua bầu trời Nhật Bản lần đầu tiên sau năm năm vào sáng Thứ Ba 4 Tháng Mười (giờ địa phương). Hành động đó đã làm Nhật Bản đưa ra cảnh báo yêu cầu người dân tìm nơi trú ẩn và tạm đình chỉ hoạt động của tàu hỏa ở miền Bắc. Hãng Reuters đưa tin.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, một hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn đi theo quỹ đạo ngang qua bầu trời Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Tokyo cho biết hỏa tiễn của Bắc Hàn có tầm bắn 4,600 km (2,850 dặm), độ cao khoảng 1,000 km, là hỏa tiễn có tầm bắn xa nhất từ trước tới nay của Bắc Hàn.
Đây là vụ phóng hỏa tiễn thứ năm của Bình Nhưỡng trong vòng 10 ngày, có thể nhằm đáp lại các cuộc tập trận chống tàu ngầm của ba nước Mỹ-Nhật-Nam Hàn đang diễn ra, trong đó một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ đã ghé lại Nam Hàn lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Tokyo cho biết Nhật Bản không thực hiện các bước bắn hạ hỏa tiễn của Bắc Hàn dù họ có khả năng làm như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada nói Nhật Bản sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào, bao gồm cả khả năng phản công, trong lúc Nhật đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ khi đối mặt với các vụ phóng hỏa tiễn liên tục của Bắc Hàn. Phát biểu trước báo giới tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gọi hành động của Bắc Hàn là “man rợ”, đồng thời cho biết chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thu thập và phân tích thông tin.
Đài truyền hình Nhật Bản NHK đưa tin, vụ phóng hỏa tiễn đã khiến Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản phải tạm dừng các hoạt động chạy tàu ở các khu vực phía Bắc.
Nam Hàn cũng cho biết sẽ đẩy mạnh quân sự và tăng cường hợp tác đồng minh. Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol gọi vụ bắn thử hỏa tiễn là “liều lĩnh” và nói nó sẽ mang lại phản ứng quyết định từ quân đội nước ông, các đồng minh và cộng đồng quốc tế. Ngay từ khi lên cầm quyền hồi tháng Năm, Tổng thống Yoon đã thúc đẩy tăng cường quân sự để ngăn chặn Bắc Hàn. Hôm thứ Bảy tuần trước, Nam Hàn cũng đã tổ chức trình diễn vũ khí tân tiến của riêng mình để đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang, trình diễn nhiều bệ phóng hỏa tiễn phóng hàng loạt, hỏa tiễn đạn đạo, xe tăng chiến đấu chủ lực, máy bay không người lái và chiến đấu cơ F-35.
Về vụ phóng hỏa tiễn hôm nay của Bắc Hàn, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết dường như đây là một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung (IRBM) được phóng từ tỉnh Jagang. Bắc Hàn đã nhiều lần sử dụng căn cứ tỉnh đó để phóng một số hỏa tiễn gần đây, bao gồm nhiều hỏa tiễn mà nước này tuyên bố là “siêu thanh”.
Mỹ lên án mạnh mẽ quyết định “nguy hiểm và liều lĩnh” của Bắc Hàn khi phóng một hỏa tiễn đạn đạo tầm xa ngang qua Nhật Bản. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson cho biết trong một tuyên bố: “Hành động này đang gây mất ổn định và cho thấy CHDCND Triều Tiên coi thường trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và các tiêu chuẩn an toàn quốc tế”.
Tuy vậy, ông Daniel Kritenbrink, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và là nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á, cho biết Washington vẫn mở cửa cho các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Theo ông Kim Dong-yup, một cựu sĩ quan Hải quân Nam Hàn hiện giảng dạy tại Đại học Kyungnam ở Seoul, các chi tiết ban đầu cho thấy hỏa tiễn của Bắc Hàn có thể là loại Hwasong-12 IRBM, được Bắc Hàn công bố vào năm 2017 như một phần trong kế hoạch đe dọa tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.
Bắc Hàn bắn thử hỏa tiễn ngang qua Nhật Bản
Bình Phương
3 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tại nhà ga Seoul, người dân Nam Hàn tỏ vẻ không mấy quan tâm tới hành động phóng hỏa tiễn liên tục của Bắc Hàn. Ảnh chụp một vụ phóng hỏa tiễn ngày 17 tháng Tám vừa qua. Ảnh Chung Sung-Jun/Getty Images
Bắc Hàn đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo qua bầu trời Nhật Bản lần đầu tiên sau năm năm vào sáng Thứ Ba 4 Tháng Mười (giờ địa phương). Hành động đó đã làm Nhật Bản đưa ra cảnh báo yêu cầu người dân tìm nơi trú ẩn và tạm đình chỉ hoạt động của tàu hỏa ở miền Bắc. Hãng Reuters đưa tin.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, một hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn đi theo quỹ đạo ngang qua bầu trời Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Tokyo cho biết hỏa tiễn của Bắc Hàn có tầm bắn 4,600 km (2,850 dặm), độ cao khoảng 1,000 km, là hỏa tiễn có tầm bắn xa nhất từ trước tới nay của Bắc Hàn.
Đây là vụ phóng hỏa tiễn thứ năm của Bình Nhưỡng trong vòng 10 ngày, có thể nhằm đáp lại các cuộc tập trận chống tàu ngầm của ba nước Mỹ-Nhật-Nam Hàn đang diễn ra, trong đó một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ đã ghé lại Nam Hàn lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Tokyo cho biết Nhật Bản không thực hiện các bước bắn hạ hỏa tiễn của Bắc Hàn dù họ có khả năng làm như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada nói Nhật Bản sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào, bao gồm cả khả năng phản công, trong lúc Nhật đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ khi đối mặt với các vụ phóng hỏa tiễn liên tục của Bắc Hàn. Phát biểu trước báo giới tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gọi hành động của Bắc Hàn là “man rợ”, đồng thời cho biết chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thu thập và phân tích thông tin.
Đài truyền hình Nhật Bản NHK đưa tin, vụ phóng hỏa tiễn đã khiến Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản phải tạm dừng các hoạt động chạy tàu ở các khu vực phía Bắc.
Nam Hàn cũng cho biết sẽ đẩy mạnh quân sự và tăng cường hợp tác đồng minh. Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol gọi vụ bắn thử hỏa tiễn là “liều lĩnh” và nói nó sẽ mang lại phản ứng quyết định từ quân đội nước ông, các đồng minh và cộng đồng quốc tế. Ngay từ khi lên cầm quyền hồi tháng Năm, Tổng thống Yoon đã thúc đẩy tăng cường quân sự để ngăn chặn Bắc Hàn. Hôm thứ Bảy tuần trước, Nam Hàn cũng đã tổ chức trình diễn vũ khí tân tiến của riêng mình để đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang, trình diễn nhiều bệ phóng hỏa tiễn phóng hàng loạt, hỏa tiễn đạn đạo, xe tăng chiến đấu chủ lực, máy bay không người lái và chiến đấu cơ F-35.
Về vụ phóng hỏa tiễn hôm nay của Bắc Hàn, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết dường như đây là một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung (IRBM) được phóng từ tỉnh Jagang. Bắc Hàn đã nhiều lần sử dụng căn cứ tỉnh đó để phóng một số hỏa tiễn gần đây, bao gồm nhiều hỏa tiễn mà nước này tuyên bố là “siêu thanh”.
Mỹ lên án mạnh mẽ quyết định “nguy hiểm và liều lĩnh” của Bắc Hàn khi phóng một hỏa tiễn đạn đạo tầm xa ngang qua Nhật Bản. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson cho biết trong một tuyên bố: “Hành động này đang gây mất ổn định và cho thấy CHDCND Triều Tiên coi thường trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và các tiêu chuẩn an toàn quốc tế”.
Tuy vậy, ông Daniel Kritenbrink, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và là nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á, cho biết Washington vẫn mở cửa cho các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Theo ông Kim Dong-yup, một cựu sĩ quan Hải quân Nam Hàn hiện giảng dạy tại Đại học Kyungnam ở Seoul, các chi tiết ban đầu cho thấy hỏa tiễn của Bắc Hàn có thể là loại Hwasong-12 IRBM, được Bắc Hàn công bố vào năm 2017 như một phần trong kế hoạch đe dọa tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.
Last edited by LDN on Sat Dec 03, 2022 5:17 pm; edited 4 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
Bắc Hàn phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản
4 tháng 10 2022,
Cập nhật 5 giờ trước
Rupert Wingfield-Hayes & Yvette Tan
BBC News
Getty
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các đài truyền hình Nhật Bản hôm thứ Ba đã đưa tin nóng về vụ phóng tên lửa vào sáng sớm của Bắc Hàn
Bắc Hàn đã bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung một phần lãnh thổ phía bắc Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo người dân trên đảo Hokkaido phải tìm nơi trú ẩn và tạm hoãn một số hoạt động đường sắt.
Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Bắc Hàn qua Nhật Bản kể từ năm 2017.
Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.
“Bắc Hàn dường như đã phóng một tên lửa. Hãy chạy vào các tòa nhà hoặc tầng hầm", chính phủ Nhật Bản cho biết trong một cảnh báo được đưa ra lúc 07:29 giờ địa phương sáng nay 4/10.
Các quan chức cho biết tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương cách Nhật Bản khoảng 3.000 km và không có thương tích nào được báo cáo liên quan đến vụ việc.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lên án mạnh mẽ các hành động này, mô tả vụ phóng là "hành vi bạo lực", và chính phủ Nhật Bản đã mở một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia.
Vụ phóng tên lửa dường như là một hành động leo thang có chủ đích nhằm thu hút sự chú ý của Nhật Bản và Mỹ, những nước đã phớt lờ nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.
Việc phóng tên lửa tới hoặc bay qua các quốc gia khác mà không có bất kỳ sự cảnh báo hoặc tham vấn trước nào là hoàn toàn đi ngược lại với các tiêu chuẩn quốc tế.
Hầu hết các nước đều tránh hoàn toàn điều này vì nó có thể gây hiểu lầm là một cuộc tấn công, và dù nó không lớn như một vụ thử hạt nhân - vốn có thể là động thái tiếp theo - nhưng nó vẫn cực kỳ mang tính khiêu khích.
Mỹ đã phản hồi, với việc nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách Đông Á, Daniel Kritenbrink, mô tả quyết định của Bắc Hàn là “đáng tiếc".
Việc này diễn ra khi Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự ba bên hồi đầu tuần trước, vốn được cho là nhằm khiêu khích Bình Nhưỡng.
Đây là vụ phóng tên lửa thứ năm mà Bình Nhưỡng thực hiện trong vòng một tuần. Hôm thứ 1/10, hai tên lửa đã rơi xuống vùng biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Triều Tiên tuyên bố là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Bắc Hàn lên án sự ủng hộ phi hạt nhân hóa của người đứng đầu LHQ Hàn Quốc, Mỹ phóng 8 tên lửa để đáp trả Bắc Hàn Nhiều vụ thử tên lửa của Bắc Hàn được tiến hành theo lộ trình đạt quỹ đạo cao - đạt cao độ lớn, tránh bay sang những quốc gia láng giềng.
Việc phóng tên lửa qua Nhật Bản cho phép các nhà khoa học Bắc Hàn thử nghiệm những hoàn cảnh “sát hơn với những điều kiện trên thực tế”, hãng tin Reuters dẫn lời nhà phân tích Ankit Panda.
Đầu tháng này, Bắc Hàn đã thông qua luật tuyên bố trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un loại trừ khả năng tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào về phi hạt nhân hóa.
Bình Nhưỡng đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân từ năm 2006 đến 2017, bất chấp các lệnh trừng phạt rộng rãi.
4 tháng 10 2022,
Cập nhật 5 giờ trước
Rupert Wingfield-Hayes & Yvette Tan
BBC News
Getty
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các đài truyền hình Nhật Bản hôm thứ Ba đã đưa tin nóng về vụ phóng tên lửa vào sáng sớm của Bắc Hàn
Bắc Hàn đã bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung một phần lãnh thổ phía bắc Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo người dân trên đảo Hokkaido phải tìm nơi trú ẩn và tạm hoãn một số hoạt động đường sắt.
Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Bắc Hàn qua Nhật Bản kể từ năm 2017.
Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.
“Bắc Hàn dường như đã phóng một tên lửa. Hãy chạy vào các tòa nhà hoặc tầng hầm", chính phủ Nhật Bản cho biết trong một cảnh báo được đưa ra lúc 07:29 giờ địa phương sáng nay 4/10.
Các quan chức cho biết tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương cách Nhật Bản khoảng 3.000 km và không có thương tích nào được báo cáo liên quan đến vụ việc.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lên án mạnh mẽ các hành động này, mô tả vụ phóng là "hành vi bạo lực", và chính phủ Nhật Bản đã mở một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia.
Vụ phóng tên lửa dường như là một hành động leo thang có chủ đích nhằm thu hút sự chú ý của Nhật Bản và Mỹ, những nước đã phớt lờ nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.
Việc phóng tên lửa tới hoặc bay qua các quốc gia khác mà không có bất kỳ sự cảnh báo hoặc tham vấn trước nào là hoàn toàn đi ngược lại với các tiêu chuẩn quốc tế.
Hầu hết các nước đều tránh hoàn toàn điều này vì nó có thể gây hiểu lầm là một cuộc tấn công, và dù nó không lớn như một vụ thử hạt nhân - vốn có thể là động thái tiếp theo - nhưng nó vẫn cực kỳ mang tính khiêu khích.
Mỹ đã phản hồi, với việc nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách Đông Á, Daniel Kritenbrink, mô tả quyết định của Bắc Hàn là “đáng tiếc".
Việc này diễn ra khi Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự ba bên hồi đầu tuần trước, vốn được cho là nhằm khiêu khích Bình Nhưỡng.
Đây là vụ phóng tên lửa thứ năm mà Bình Nhưỡng thực hiện trong vòng một tuần. Hôm thứ 1/10, hai tên lửa đã rơi xuống vùng biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Triều Tiên tuyên bố là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Bắc Hàn lên án sự ủng hộ phi hạt nhân hóa của người đứng đầu LHQ Hàn Quốc, Mỹ phóng 8 tên lửa để đáp trả Bắc Hàn Nhiều vụ thử tên lửa của Bắc Hàn được tiến hành theo lộ trình đạt quỹ đạo cao - đạt cao độ lớn, tránh bay sang những quốc gia láng giềng.
Việc phóng tên lửa qua Nhật Bản cho phép các nhà khoa học Bắc Hàn thử nghiệm những hoàn cảnh “sát hơn với những điều kiện trên thực tế”, hãng tin Reuters dẫn lời nhà phân tích Ankit Panda.
Đầu tháng này, Bắc Hàn đã thông qua luật tuyên bố trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un loại trừ khả năng tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào về phi hạt nhân hóa.
Bình Nhưỡng đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân từ năm 2006 đến 2017, bất chấp các lệnh trừng phạt rộng rãi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
Mỹ xung đột với Nga-Trung về hỏa tiễn của Bắc Hàn
Xe lửa Bắc Hàn chạy sang Nga - có thể tiếp viện đạn dược cho cuộc chiến Ukraine?
Bình Phương
5 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield (áo vàng) phản bác quan điểm của Nga và Trung Quốc về hành động phóng hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn tại một cuộc họp của HĐBA LHQ hồi tháng Năm 2022. Ảnh Spencer Platt/Getty Images)
Mỹ và các đồng minh lại xung đột với Trung Quốc và Nga về các vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày càng leo thang của Bắc Hàn và các cuộc tập trận quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Hàn Quốc; một lần nữa Nga và Trung Quốc ngăn cản Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (HĐBA) có hành động trong vấn đề này.
Sau khi Bắc Hàn liên tục phóng thử tên lửa đạn đạo, vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc, trong vài ngày gần đây, HĐBA đã khẩn cấp vào chiều nay thứ Sáu 4 tháng Mười Một theo yêu cầu của Mỹ, Anh, Pháp, Albania, Ireland và Albania để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn.
Tại cuộc họp, Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield nói “Bắc Hàn đã thực hiện 59 vụ phóng tên lửa đạn đạo trong năm nay – một con số đáng kinh ngạc”, riêng tuần qua có tới 13 vụ nhằm nâng cao khả năng quân sự của Bình Nhưỡng, gia tăng căng thẳng và gây sợ hãi cho các nước láng giềng.
Bà Thomas-Greenfield cho biết 13 trong 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đã lên án các hành động của Triều Tiên kể từ đầu năm, nhưng Bình Nhưỡng được Nga và Trung Quốc bảo vệ, những người đã biện minh cho việc Bắc Hàn liên tục tái vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và “chế nhạo Hội đồng”.
Đại sứ Trung Quốc Zhang Jun phản bác rằng các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn liên quan trực tiếp đến việc tái khởi động cuộc tập trận quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc sau năm năm tạm dừng, có sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu. Ông cũng nêu “Đánh giá về tư thế hạt nhân năm 2022” của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, trong đó dự kiến việc Bắc Hàn sử dụng vũ khí hạt nhân và tuyên bố việc đó sẽ dẫn tới sự chấm dứt chế độ Bắc Hàn như là một trong những mục tiêu chính của chiến lược.
Phó đại sứ Nga Anna Evstigneeva đổ lỗi tình hình ngày càng xấu đi đáng kể trên bán đảo Triều Tiên là do “mong muốn của Washington buộc Bình Nhưỡng đơn phương giải giáp bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt, gây sức ép và vũ lực”.
Bà gọi cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu vào ngày 31 tháng Mười là quy mô lớn chưa từng có, với khoảng 240 máy bay quân sự, và tuyên bố “về cơ bản đây là một cuộc diễn tập để thực hiện các cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Bắc Hàn”.
Đại sứ Thomas-Greenfield của Mỹ đã phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và Nga và cho rằng quan điểm của họ “không phải là điều gì khác ngoài lời kích động tuyên truyền của CHDCND Triều Tiên”. Bà cho biết các cuộc tập trận quân sự phòng thủ lâu đời “không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, chứ đừng nói đến CHDCND Triều Tiên”.
“Ngược lại, mới tháng trước, CHDCND Triều Tiên cho biết các vụ phóng gần đây của họ là mô phỏng vũ khí hạt nhân chiến thuật để ‘tấn công và quét sạch’ các mục tiêu tiềm năng của Mỹ và Hàn Quốc. Triều Tiên chỉ đơn giản sử dụng cuộc tập trận Mỹ-Hàn như một cái cớ để tiếp tục thúc đẩy các chương trình bất hợp pháp của mình”, bà Thomas-Greenfield nói .
HĐBA đã áp đặt các lệnh trừng phạt sau vụ Bắc Hàn nổ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 và thắt chặt các biện pháp này trong nhiều năm nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như cắt nguồn tài trợ cho chúng. Tuy nhiên, vào tháng Năm vừa qua, Trung Quốc và Nga đã chặn một nghị quyết của HĐBA đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với các vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Truyền hình Hàn Quốc tường thuật và phân tích các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn vào vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Ảnh chụp một màn hình TV ở nhà ga xe lửa Yongsan thủ đô Seoul hôm 9 tháng Mười, 2022. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Rạn nứt trong HĐBA dường như ngày càng sâu sắc hơn, nhưng cả Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý về một điều: cần phải có các cuộc đàm phán mới và một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng về vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Zhang của Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ “ngừng đơn phương gây căng thẳng và đối đầu”, đáp ứng “những lo ngại chính đáng và hợp lý của CHDCND Triều Tiên để tạo điều kiện cho việc nối lại các cuộc đối thoại có ý nghĩa”. Và ông cho biết thay vì tìm kiếm thêm áp lực đối với CHDCND Triều Tiên, HĐBA nên đóng góp “vào việc khởi động lại đối thoại và đàm phán, đồng thời giải quyết những khó khăn về nhân đạo và sinh kế mà CHDCND Triều Tiên phải đối mặt”.
Phó đại sứ Evstigneeva của Nga cho biết các biện pháp trừng phạt hơn nữa sẽ đe dọa công dân Triều Tiên “với những biến động xã hội, kinh tế và nhân đạo không thể chấp nhận được”, đồng thời nhắc lại nhu cầu “ngoại giao phòng ngừa và tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao chính trị và các bước đi thực sự của Washington, không chỉ là những lời hứa thiết lập đối thoại thực chất.”
Bà Thomas-Greenfield cho biết ngay cả khi đối mặt với các vụ phóng tên lửa ngày càng leo thang của Bắc Hàn, “Hoa Kỳ vẫn cam kết thực hiện một giải pháp ngoại giao” và đã chuyển tới CHDCND Triều Tiên yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng mở các cuộc đàm phán ở tất cả các cấp.
Sau cuộc họp, 10 thành viên hội đồng được bầu, cùng với ba thành viên thường trực Mỹ, Anh và Pháp đã ký tuyên bố lên án các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo, kêu gọi Bắc Hàn ngừng các chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời nhắc lại cam kết của họ về ngoại giao và đối thoại.
***
Trong một sự kiện liên quan, trang mạng chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn “38 độ Bắc” phân tích hình ảnh vệ tinh cho biết một đoàn xe lửa Bắc Hàn đã băng qua biên giới vào đất Nga chiều thứ Sáu 4 tháng Mười Một – chuyến đi đầu tiên trong nhiều năm qua trên tuyến đường này. Bắc Hàn đã đóng cửa biên giới trên bộ với Nga tháng Hai 2020 để phòng dịch COVID.
Từ hình ảnh không thể biết được đoàn tàu chở hàng hóa gì, nhưng thông tin về đàn tàu xuất hiện chỉ vài ngày sau khi tình báo Hoa Kỳ tố cáo Bắc Hàn đang bí mật cung cấp đạn đại bác cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến tranh Ukraine dù cả Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận điều đó.
Xe lửa Bắc Hàn chạy sang Nga - có thể tiếp viện đạn dược cho cuộc chiến Ukraine?
Bình Phương
5 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield (áo vàng) phản bác quan điểm của Nga và Trung Quốc về hành động phóng hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn tại một cuộc họp của HĐBA LHQ hồi tháng Năm 2022. Ảnh Spencer Platt/Getty Images)
Mỹ và các đồng minh lại xung đột với Trung Quốc và Nga về các vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày càng leo thang của Bắc Hàn và các cuộc tập trận quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Hàn Quốc; một lần nữa Nga và Trung Quốc ngăn cản Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (HĐBA) có hành động trong vấn đề này.
Sau khi Bắc Hàn liên tục phóng thử tên lửa đạn đạo, vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc, trong vài ngày gần đây, HĐBA đã khẩn cấp vào chiều nay thứ Sáu 4 tháng Mười Một theo yêu cầu của Mỹ, Anh, Pháp, Albania, Ireland và Albania để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn.
Tại cuộc họp, Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield nói “Bắc Hàn đã thực hiện 59 vụ phóng tên lửa đạn đạo trong năm nay – một con số đáng kinh ngạc”, riêng tuần qua có tới 13 vụ nhằm nâng cao khả năng quân sự của Bình Nhưỡng, gia tăng căng thẳng và gây sợ hãi cho các nước láng giềng.
Bà Thomas-Greenfield cho biết 13 trong 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đã lên án các hành động của Triều Tiên kể từ đầu năm, nhưng Bình Nhưỡng được Nga và Trung Quốc bảo vệ, những người đã biện minh cho việc Bắc Hàn liên tục tái vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và “chế nhạo Hội đồng”.
Đại sứ Trung Quốc Zhang Jun phản bác rằng các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn liên quan trực tiếp đến việc tái khởi động cuộc tập trận quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc sau năm năm tạm dừng, có sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu. Ông cũng nêu “Đánh giá về tư thế hạt nhân năm 2022” của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, trong đó dự kiến việc Bắc Hàn sử dụng vũ khí hạt nhân và tuyên bố việc đó sẽ dẫn tới sự chấm dứt chế độ Bắc Hàn như là một trong những mục tiêu chính của chiến lược.
Phó đại sứ Nga Anna Evstigneeva đổ lỗi tình hình ngày càng xấu đi đáng kể trên bán đảo Triều Tiên là do “mong muốn của Washington buộc Bình Nhưỡng đơn phương giải giáp bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt, gây sức ép và vũ lực”.
Bà gọi cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu vào ngày 31 tháng Mười là quy mô lớn chưa từng có, với khoảng 240 máy bay quân sự, và tuyên bố “về cơ bản đây là một cuộc diễn tập để thực hiện các cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Bắc Hàn”.
Đại sứ Thomas-Greenfield của Mỹ đã phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và Nga và cho rằng quan điểm của họ “không phải là điều gì khác ngoài lời kích động tuyên truyền của CHDCND Triều Tiên”. Bà cho biết các cuộc tập trận quân sự phòng thủ lâu đời “không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, chứ đừng nói đến CHDCND Triều Tiên”.
“Ngược lại, mới tháng trước, CHDCND Triều Tiên cho biết các vụ phóng gần đây của họ là mô phỏng vũ khí hạt nhân chiến thuật để ‘tấn công và quét sạch’ các mục tiêu tiềm năng của Mỹ và Hàn Quốc. Triều Tiên chỉ đơn giản sử dụng cuộc tập trận Mỹ-Hàn như một cái cớ để tiếp tục thúc đẩy các chương trình bất hợp pháp của mình”, bà Thomas-Greenfield nói .
HĐBA đã áp đặt các lệnh trừng phạt sau vụ Bắc Hàn nổ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 và thắt chặt các biện pháp này trong nhiều năm nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như cắt nguồn tài trợ cho chúng. Tuy nhiên, vào tháng Năm vừa qua, Trung Quốc và Nga đã chặn một nghị quyết của HĐBA đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với các vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Truyền hình Hàn Quốc tường thuật và phân tích các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn vào vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Ảnh chụp một màn hình TV ở nhà ga xe lửa Yongsan thủ đô Seoul hôm 9 tháng Mười, 2022. Ảnh Kim Jae-Hwan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Rạn nứt trong HĐBA dường như ngày càng sâu sắc hơn, nhưng cả Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý về một điều: cần phải có các cuộc đàm phán mới và một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng về vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Zhang của Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ “ngừng đơn phương gây căng thẳng và đối đầu”, đáp ứng “những lo ngại chính đáng và hợp lý của CHDCND Triều Tiên để tạo điều kiện cho việc nối lại các cuộc đối thoại có ý nghĩa”. Và ông cho biết thay vì tìm kiếm thêm áp lực đối với CHDCND Triều Tiên, HĐBA nên đóng góp “vào việc khởi động lại đối thoại và đàm phán, đồng thời giải quyết những khó khăn về nhân đạo và sinh kế mà CHDCND Triều Tiên phải đối mặt”.
Phó đại sứ Evstigneeva của Nga cho biết các biện pháp trừng phạt hơn nữa sẽ đe dọa công dân Triều Tiên “với những biến động xã hội, kinh tế và nhân đạo không thể chấp nhận được”, đồng thời nhắc lại nhu cầu “ngoại giao phòng ngừa và tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao chính trị và các bước đi thực sự của Washington, không chỉ là những lời hứa thiết lập đối thoại thực chất.”
Bà Thomas-Greenfield cho biết ngay cả khi đối mặt với các vụ phóng tên lửa ngày càng leo thang của Bắc Hàn, “Hoa Kỳ vẫn cam kết thực hiện một giải pháp ngoại giao” và đã chuyển tới CHDCND Triều Tiên yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng mở các cuộc đàm phán ở tất cả các cấp.
Sau cuộc họp, 10 thành viên hội đồng được bầu, cùng với ba thành viên thường trực Mỹ, Anh và Pháp đã ký tuyên bố lên án các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo, kêu gọi Bắc Hàn ngừng các chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời nhắc lại cam kết của họ về ngoại giao và đối thoại.
***
Trong một sự kiện liên quan, trang mạng chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn “38 độ Bắc” phân tích hình ảnh vệ tinh cho biết một đoàn xe lửa Bắc Hàn đã băng qua biên giới vào đất Nga chiều thứ Sáu 4 tháng Mười Một – chuyến đi đầu tiên trong nhiều năm qua trên tuyến đường này. Bắc Hàn đã đóng cửa biên giới trên bộ với Nga tháng Hai 2020 để phòng dịch COVID.
Từ hình ảnh không thể biết được đoàn tàu chở hàng hóa gì, nhưng thông tin về đàn tàu xuất hiện chỉ vài ngày sau khi tình báo Hoa Kỳ tố cáo Bắc Hàn đang bí mật cung cấp đạn đại bác cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến tranh Ukraine dù cả Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận điều đó.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Mỹ & Nam Hàn tập trận chung đáp trả Bắc Hàn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Người Mỹ Gốc Nhật bi lùa vô trại tập trung sau trận Trân Châu Cảng
» Kiểm chứng: Thị trường chứng khoán crash và dân Mỹ phải học tiếng Tàu
» Triệu chứng và cách chữa trị chứng bệnh viêm nhiễm tuyến tiền liệt
» chứng nhận tiêm chủng Covid-10 giả mạo rao bán trên Internet
» Lá Thư Đô Thị - Mai Trần Lâm
» Kiểm chứng: Thị trường chứng khoán crash và dân Mỹ phải học tiếng Tàu
» Triệu chứng và cách chữa trị chứng bệnh viêm nhiễm tuyến tiền liệt
» chứng nhận tiêm chủng Covid-10 giả mạo rao bán trên Internet
» Lá Thư Đô Thị - Mai Trần Lâm
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum