Công nghiệp sản xuất vũ khí Mỹ: Tiếng chuông cảnh tỉnh
Page 1 of 1 • Share
Công nghiệp sản xuất vũ khí Mỹ: Tiếng chuông cảnh tỉnh
Công nghiệp sản xuất vũ khí Mỹ: Tiếng chuông cảnh tỉnh
Lê Tây Sơn
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Công nghiệp vũ khí Mỹ, tương tự quân đội Hoa Kỳ, là số một thế giới nhưng nền công nghiệp này chưa thỏa mãn được nhu cầu tăng cao và tăng nhanh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị mới. Ảnh: Khu trục hạm USS Fitzgerald (DDG 62) bắn hỏa tiễn Standard Missile-3 trong một cuộc tập trận tại Thái Bình Dương (ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images)
Khi chạy đua tiếp tế nhanh vũ khí cho Ukraine để đối đầu với Nga, Mỹ phải đối mặt với những khó khăn về năng lực sản xuất. Sự vét kho để viện trợ ào ạt cho Ukraine của Mỹ không chỉ làm bộc lộ những trở ngại trong việc sản xuất nhiều loại vũ khí cần thiết cho Ukraine mà còn cho cả kho vũ khí phòng thủ của chính Hoa Kỳ…
Hồi chuông báo động
Hoạt động cấp tập tại Scranton Army Ammunition Plant (một trong nhà máy cung cấp đạn pháo 155 mm cho Quân đội Mỹ) do tập đoàn quốc phòng General Dynamics quản lý là ví dụ cho nỗ lực của chính quyền Biden nhằm đẩy nhanh việc sản xuất các vũ khí mà Ukraine cần để quân đội của họ có thể cân bằng cuộc chiến với Nga. Kế hoạch tăng quy mô sản xuất đạn pháo trong hai năm tới của Ngũ Giác Đài đánh dấu một bước đột phá trong nỗ lực giải quyết cơn khát vũ khí của quân đội Ukraine.
Nhưng cuộc xung đột đã đặt ra những vấn đề sâu xa mà quân đội Mỹ phải vượt qua để có đủ các loại vũ khí cần thiết, không chỉ để viện trợ hay bán cho các đồng minh mà còn để tự vệ nếu xung đột nổ ra với Nga, Trung Quốc hoặc một quốc gia thù địch nào khác. Dù có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, hơn $800 tỷ tài khoá hiện hành, với ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại nhất, nhưng từ lâu quân đội Mỹ đã phải vật lộn để phát triển và sản xuất các loại vũ khí giúp Mỹ vượt xa các nước ngang ngửa về công nghệ.
Trong nhà máy sản xuất vỏ đạn đại bác 155 ly – Scranton Army Ammunition Plant – ở Scranton, Pennsylvania
(Photo by Michael S. Williamson/The Washington Post via Getty Images)(Photo by Michael S. Williamson/The Washington Post via Getty Images)(Photo by Michael S. Williamson/The Washington Post via Getty Images)
Thách thức càng lớn hơn khi cuộc chiến tranh thông thường đã quay trở lại châu Âu và Washington dự tính Mỹ có thể bị lôi kéo vào cuộc chiến với các cường quốc khác. Ngay cả khi sự ủng hộ của công chúng đối với những khoản viện trợ khổng lồ dành cho Ukraine suy giảm vì chia rẽ chính trị, cuộc xung đột cũng làm sống lại cuộc thảo luận rộng rãi hơn về sự cần thiết phải phá vỡ “sự mong manh” của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và nghĩ ra những phương cách mới để mở rộng nhanh quy mô sản xuất vũ khí vào thời kỳ khủng hoảng – như được đề cập trong bài báo The Washington Post mới đây.
Một số nhà quan sát lo ngại Ngũ Giác Đài sẽ không kịp bổ sung các loại vũ khí mang tính “át chủ bài”. Một nghiên cứu mới do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện cho thấy sản lượng hiện tại của các nhà máy Mỹ có thể không đủ để bù đắp các loại vũ khí chính mà Mỹ đã chuyển cho Ukraine. Tăng tốc sản xuất sẽ mất ít nhất vài năm mới phục hồi được kho hoả tiễn chống tăng Javelin, hoả tiễn đất đối không Stinger và các vũ khí khác.
Một nghiên cứu khác trước đó được thực hiện bởi nhóm chuyên gia cố vấn của Washington phát hiện ra một vấn đề đáng quan tâm hơn: Tốc độ sản xuất chậm của Mỹ có nghĩa là phải mất tới 15 năm ở mức sản xuất thời bình và hơn tám năm ở mức thời chiến mới thay thế xong các kho dự trữ lớn gồm các hệ thống vũ khí như hoả tiễn dẫn đường, máy bay có người lái và máy bay không người lái có vũ trang bị tiêu hao trong chiến tranh hoặc đã được chia sẻ cho các đồng minh.
“Vấn đề sản xuất vũ khí bộc lộ trong chiến tranh Ukraine là hồi chuông cảnh tỉnh – Thượng nghị sĩ Jack Reed (Dân chủ-Rhode Island), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nhận xét trong một cuộc phỏng vấn – Chúng ta cần có một nền công nghiệp vũ khí có thể đáp ứng thật nhanh mọi yêu cầu”.
Không chỉ có Mỹ thiếu “đồ chơi”
Một năm sau cuộc chiến Ukraine, viện trợ quân sự của Mỹ đã lên tới con số đáng kinh ngạc là $30 tỷ cho mọi thứ, từ kính nhìn ban đêm đến xe tăng Abrams. Phần lớn vũ khí được lấy từ kho của Ngũ Giác Đài và do các nhà máy Mỹ sản xuất. Các quan chức Mỹ và NATO đã ca ngợi tác dụng mạnh mẽ của vũ khí Mỹ trên chiến trường để giúp quân đội Ukraine đánh bật lực lượng Nga ở những điểm nóng như thành phố Kherson phía Nam chẳng hạn.
Nhưng các quan chức Mỹ và Châu Âu cũng lo lắng rằng kho vũ khí của các quốc gia tài trợ cho Ukraine đang cạn kiệt và không thể bổ xung kịp thời do các vấn đề sản xuất. Khi chiến trường ác liệt hơn trong những tháng mùa Đông, cuộc chiến trên bộ đẫm máu phải sử dụng nhiều pháo binh.
Các lực lượng Ukraine bắn trung bình 7,700 quả đạn pháo mỗi ngày, vượt xa sản lượng của Mỹ trước chiến tranh: 14,000 quả đạn 155 mm một tháng.
Trong tám tháng đầu cuộc xâm lược của Putin, phía Ukraine đã đốt cháy số hoả tiễn phòng không Stinger sản xuất trong 13 năm và hoả tiễn Javelin sản xuất trong năm năm (theo Raytheon, công ty sản xuất cả hai loại vũ khí này).
Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, dự đoán việc khó khăn về cung cấp đạn dược có thể đòi hỏi Ngũ Giác Đài phải tăng chi tiêu hơn nữa và chấm dứt kỷ nguyên mà ban lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ có thể cắt giảm đạn pháo, hoả tiễn để thêm tiền cho các vũ khí đắt đỏ như xe tăng, máy bay thế hệ mới.
Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng về chính sách, nói trước các nhà lập pháp vào tuần qua: “Cuộc xung đột Ukraine cho thấy việc đẩy nhanh sản xuất đạn pháo, hoả tiễn dẫn đường và các vũ khí khác không chỉ quan trọng trong vài ba năm tới mà cả khi xung đột ở Ukraine đã lắng xuống”.
Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở đạn dược và các vũ khí được cung cấp cho Ukraine. Theo Mark Cancian, một sĩ quan thủy quân lục chiến nghỉ hưu hiện là chuyên gia quốc phòng của CSIS:
“Nếu tốc độ sản xuất tại các nhà máy của Mỹ vẫn như hiện nay, chúng ta sẽ mất hơn 10 năm để thay thế phi đội trực thăng UH-60 Black Hawk và gần 20 năm để thay thế kho dự trữ hoả tiễn không đối không tầm trung tiên tiến và sẽ mất tối thiểu 44 năm để thay thế hạm đội hàng không mẫu hạm”.
Ở châu Âu, các vấn đề cũng nghiêm trọng không kém. Tháng Hai qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo: “Thời gian đợi nhận vũ khí nòng lớn đã tăng gấp ba lần”, có nghĩa là nếu đặt hàng lúc này, hàng chỉ được giao sau hai năm nữa! Tại Đức, khi kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự bắt đầu khởi động, nguồn cung cấp đạn dược của nước này được cho là chỉ đủ cho hai ngày chiến đấu! Trong một trò chơi chiến tranh giả định, đạn dược của Anh cũng hết trong tám ngày. Để giải quyết vấn đề, các lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đang suy nghĩ cách tăng tốc sản xuất.
Nguyên nhân
Phân tích riêng của Ngũ Giác Đài về tình trạng vũ khí cho thấy đây là ngành công nghiệp được trang bị kém xa năng lực sản xuất thời Đệ nhị Thế chiến khi các nhà máy của Mỹ sản xuất máy bay và vũ khí giúp quân đội Đồng minh chiến thắng phe Trục.
Hệ thống hỏa tiễn đất đối không Patriot ở Ba Lan (ảnh: Jaap Arriens/NurPhoto via Getty Images)
Một phần vấn đề bắt nguồn từ sự hợp nhất xảy ra sau Chiến tranh Lạnh và chi tiêu quân sự giảm, quân số cũng giảm 1/3. Trong một thế giới dự kiến không có xung đột lớn giữa các quốc gia với nhau, chính phủ liên bang ủng hộ sáp nhập và mua lại các công ty quốc phòng, khiến ngành công nghiệp quốc phòng bị thu hẹp đáng kể. Có thời điểm, mỗi ngày có 1,000 nhân viên quốc phòng dân sự mất việc. Vào thập niên 1990, Mỹ có 51 nhà thầu quốc phòng và không quân lớn, nay chỉ còn 5!
Số công ty sản xuất máy bay cũng giảm từ tám xuống ba. Trong khi đó, 90% tên lửa đến từ chỉ ba nguồn. Ngũ Giác Đài từng thiết kế các chương trình vũ khí để có ít nhất hai nguồn cung cấp, nhưng theo thời gian, họ bắt đầu đặt vấn đề dư thừa và lãng phí. Bộ Quốc phòng cố duy trì sản xuất bằng cách mua lại một số nhà máy nhưng không phải lúc nào giải pháp này cũng hiệu quả. David Berteau, cựu quan chức phụ trách mua sắm của Ngũ Giác Đài, người đứng đầu Hội đồng các Dịch vụ Chuyên nghiệp (Professional Services Council) cho biết: “Chúng tôi mua nhiều hơn mức cần thiết nên phải ngừng”.
Sản xuất vũ khí cũng ít được quan tâm trong hai thập niên chống khủng bố sau cuộc tấn công 11/9, khi các lực lượng Mỹ chỉ chiến đấu với các chiến binh vũ trang “hạng ruồi” ở Iraq, Syria và Afghanistan. Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi nhanh chóng trong cuộc xung đột thông thường quy mô lớn ở Ukraine. Các chuyên gia trong ngành công nghiệp quốc phòng cho biết nhu cầu quân sự không nhất quán, không thể đoán trước, đã làm nản lòng các công ty tư nhân đầu tư sản xuất vũ khí.
Vì không có thị trường thương mại cho các mặt hàng như hoả tiễn đất đối không hoặc bom chính xác, các công ty sản xuất không thể dựa vào nhu cầu dân sự để duy trì hoạt động. Ngoài ra, sản xuất chậm cũng do vũ khí ngày càng phức tạp hơn so với Đệ nhị Thế chiến, khi Ford có thể sản xuất một chiếc máy bay trong vòng một giờ. Bây giờ vũ khí thường có vi điện tử và các bộ phận đến từ hàng chục hoặc hàng trăm cơ sở vệ tinh. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin có đến 300,000 bộ phận do 1,700 công ty cung cấp!
Quân đội Mỹ hiện có kế hoạch tăng công suất sản xuất đạn 155 mm hàng tháng từ khoảng 14,000 hiện nay lên 30,000 vào mùa xuân này, và cuối cùng là 90,000. Quân đội cũng đang chi $80 triệu để thêm nhà máy sản xuất động cơ dùng cho hoả tiễn Javelin, và có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 4,000 chiếc mỗi năm.
Gần đây, Ngũ Giác Đài đã ký hợp đồng trị giá $1.2 tỷ với hãng Raytheon để chế tạo thêm sáu hệ thống phòng không đất đối đang được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine để chống lại các cuộc tấn công bằng hoả tiễn và máy bay không người lái của Nga, nhưng hai năm nữa chúng mới được bàn giao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trong $45 tỷ mà Quốc hội đã phân bổ để sản xuất vũ khí mới cho Ukraine và thay thế các kho dự trữ Mỹ đã chuyển đi, tính đến Tháng Hai, Ngũ Giác Đài mới chỉ ký được khoảng $7 tỷ trị giá các hợp đồng, khiến một câu hỏi đặt ra là “có đủ nhanh không?”
Trong khi sự ủng hộ dành cho chi tiêu quốc phòng thường mạnh mẽ ở Quốc hội thì sự ủng hộ trang bị vũ khí cho Ukraine đã giảm sút, đặc biệt là trong các đảng viên Cộng hòa. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy có đến 40% (tăng 9% so với mùa xuân năm ngoái) đảng viên Cộng hòa cho rằng Mỹ đang viện trợ quá nhiều cho Ukraine.
Chi tiêu quốc phòng hiện chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nên không biết có còn tăng được nữa không, trong thời đại lạm phát và căng thẳng kinh tế. Khi Kyiv chuẩn bị đón cuộc tấn công lớn vào mùa xuân của quân Nga, nếu vũ khí Mỹ không bổ xung kịp thì rất nguy hiểm. Kea Matory, giám đốc chính sách tại Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng (National Defense Industrial Association) nhận định: “Cuộc chiến Ukraine đã cho chúng ta một số suy nghĩ về những gì cần quan tâm khi nói đến Đài Loan và Trung Quốc.
Lê Tây Sơn
9 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Công nghiệp vũ khí Mỹ, tương tự quân đội Hoa Kỳ, là số một thế giới nhưng nền công nghiệp này chưa thỏa mãn được nhu cầu tăng cao và tăng nhanh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị mới. Ảnh: Khu trục hạm USS Fitzgerald (DDG 62) bắn hỏa tiễn Standard Missile-3 trong một cuộc tập trận tại Thái Bình Dương (ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images)
Khi chạy đua tiếp tế nhanh vũ khí cho Ukraine để đối đầu với Nga, Mỹ phải đối mặt với những khó khăn về năng lực sản xuất. Sự vét kho để viện trợ ào ạt cho Ukraine của Mỹ không chỉ làm bộc lộ những trở ngại trong việc sản xuất nhiều loại vũ khí cần thiết cho Ukraine mà còn cho cả kho vũ khí phòng thủ của chính Hoa Kỳ…
Hồi chuông báo động
Hoạt động cấp tập tại Scranton Army Ammunition Plant (một trong nhà máy cung cấp đạn pháo 155 mm cho Quân đội Mỹ) do tập đoàn quốc phòng General Dynamics quản lý là ví dụ cho nỗ lực của chính quyền Biden nhằm đẩy nhanh việc sản xuất các vũ khí mà Ukraine cần để quân đội của họ có thể cân bằng cuộc chiến với Nga. Kế hoạch tăng quy mô sản xuất đạn pháo trong hai năm tới của Ngũ Giác Đài đánh dấu một bước đột phá trong nỗ lực giải quyết cơn khát vũ khí của quân đội Ukraine.
Nhưng cuộc xung đột đã đặt ra những vấn đề sâu xa mà quân đội Mỹ phải vượt qua để có đủ các loại vũ khí cần thiết, không chỉ để viện trợ hay bán cho các đồng minh mà còn để tự vệ nếu xung đột nổ ra với Nga, Trung Quốc hoặc một quốc gia thù địch nào khác. Dù có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, hơn $800 tỷ tài khoá hiện hành, với ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại nhất, nhưng từ lâu quân đội Mỹ đã phải vật lộn để phát triển và sản xuất các loại vũ khí giúp Mỹ vượt xa các nước ngang ngửa về công nghệ.
Trong nhà máy sản xuất vỏ đạn đại bác 155 ly – Scranton Army Ammunition Plant – ở Scranton, Pennsylvania
(Photo by Michael S. Williamson/The Washington Post via Getty Images)(Photo by Michael S. Williamson/The Washington Post via Getty Images)(Photo by Michael S. Williamson/The Washington Post via Getty Images)
Thách thức càng lớn hơn khi cuộc chiến tranh thông thường đã quay trở lại châu Âu và Washington dự tính Mỹ có thể bị lôi kéo vào cuộc chiến với các cường quốc khác. Ngay cả khi sự ủng hộ của công chúng đối với những khoản viện trợ khổng lồ dành cho Ukraine suy giảm vì chia rẽ chính trị, cuộc xung đột cũng làm sống lại cuộc thảo luận rộng rãi hơn về sự cần thiết phải phá vỡ “sự mong manh” của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và nghĩ ra những phương cách mới để mở rộng nhanh quy mô sản xuất vũ khí vào thời kỳ khủng hoảng – như được đề cập trong bài báo The Washington Post mới đây.
Một số nhà quan sát lo ngại Ngũ Giác Đài sẽ không kịp bổ sung các loại vũ khí mang tính “át chủ bài”. Một nghiên cứu mới do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện cho thấy sản lượng hiện tại của các nhà máy Mỹ có thể không đủ để bù đắp các loại vũ khí chính mà Mỹ đã chuyển cho Ukraine. Tăng tốc sản xuất sẽ mất ít nhất vài năm mới phục hồi được kho hoả tiễn chống tăng Javelin, hoả tiễn đất đối không Stinger và các vũ khí khác.
Một nghiên cứu khác trước đó được thực hiện bởi nhóm chuyên gia cố vấn của Washington phát hiện ra một vấn đề đáng quan tâm hơn: Tốc độ sản xuất chậm của Mỹ có nghĩa là phải mất tới 15 năm ở mức sản xuất thời bình và hơn tám năm ở mức thời chiến mới thay thế xong các kho dự trữ lớn gồm các hệ thống vũ khí như hoả tiễn dẫn đường, máy bay có người lái và máy bay không người lái có vũ trang bị tiêu hao trong chiến tranh hoặc đã được chia sẻ cho các đồng minh.
“Vấn đề sản xuất vũ khí bộc lộ trong chiến tranh Ukraine là hồi chuông cảnh tỉnh – Thượng nghị sĩ Jack Reed (Dân chủ-Rhode Island), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nhận xét trong một cuộc phỏng vấn – Chúng ta cần có một nền công nghiệp vũ khí có thể đáp ứng thật nhanh mọi yêu cầu”.
Không chỉ có Mỹ thiếu “đồ chơi”
Một năm sau cuộc chiến Ukraine, viện trợ quân sự của Mỹ đã lên tới con số đáng kinh ngạc là $30 tỷ cho mọi thứ, từ kính nhìn ban đêm đến xe tăng Abrams. Phần lớn vũ khí được lấy từ kho của Ngũ Giác Đài và do các nhà máy Mỹ sản xuất. Các quan chức Mỹ và NATO đã ca ngợi tác dụng mạnh mẽ của vũ khí Mỹ trên chiến trường để giúp quân đội Ukraine đánh bật lực lượng Nga ở những điểm nóng như thành phố Kherson phía Nam chẳng hạn.
Nhưng các quan chức Mỹ và Châu Âu cũng lo lắng rằng kho vũ khí của các quốc gia tài trợ cho Ukraine đang cạn kiệt và không thể bổ xung kịp thời do các vấn đề sản xuất. Khi chiến trường ác liệt hơn trong những tháng mùa Đông, cuộc chiến trên bộ đẫm máu phải sử dụng nhiều pháo binh.
Các lực lượng Ukraine bắn trung bình 7,700 quả đạn pháo mỗi ngày, vượt xa sản lượng của Mỹ trước chiến tranh: 14,000 quả đạn 155 mm một tháng.
Trong tám tháng đầu cuộc xâm lược của Putin, phía Ukraine đã đốt cháy số hoả tiễn phòng không Stinger sản xuất trong 13 năm và hoả tiễn Javelin sản xuất trong năm năm (theo Raytheon, công ty sản xuất cả hai loại vũ khí này).
Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, dự đoán việc khó khăn về cung cấp đạn dược có thể đòi hỏi Ngũ Giác Đài phải tăng chi tiêu hơn nữa và chấm dứt kỷ nguyên mà ban lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ có thể cắt giảm đạn pháo, hoả tiễn để thêm tiền cho các vũ khí đắt đỏ như xe tăng, máy bay thế hệ mới.
Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng về chính sách, nói trước các nhà lập pháp vào tuần qua: “Cuộc xung đột Ukraine cho thấy việc đẩy nhanh sản xuất đạn pháo, hoả tiễn dẫn đường và các vũ khí khác không chỉ quan trọng trong vài ba năm tới mà cả khi xung đột ở Ukraine đã lắng xuống”.
Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở đạn dược và các vũ khí được cung cấp cho Ukraine. Theo Mark Cancian, một sĩ quan thủy quân lục chiến nghỉ hưu hiện là chuyên gia quốc phòng của CSIS:
“Nếu tốc độ sản xuất tại các nhà máy của Mỹ vẫn như hiện nay, chúng ta sẽ mất hơn 10 năm để thay thế phi đội trực thăng UH-60 Black Hawk và gần 20 năm để thay thế kho dự trữ hoả tiễn không đối không tầm trung tiên tiến và sẽ mất tối thiểu 44 năm để thay thế hạm đội hàng không mẫu hạm”.
Ở châu Âu, các vấn đề cũng nghiêm trọng không kém. Tháng Hai qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo: “Thời gian đợi nhận vũ khí nòng lớn đã tăng gấp ba lần”, có nghĩa là nếu đặt hàng lúc này, hàng chỉ được giao sau hai năm nữa! Tại Đức, khi kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự bắt đầu khởi động, nguồn cung cấp đạn dược của nước này được cho là chỉ đủ cho hai ngày chiến đấu! Trong một trò chơi chiến tranh giả định, đạn dược của Anh cũng hết trong tám ngày. Để giải quyết vấn đề, các lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đang suy nghĩ cách tăng tốc sản xuất.
Nguyên nhân
Phân tích riêng của Ngũ Giác Đài về tình trạng vũ khí cho thấy đây là ngành công nghiệp được trang bị kém xa năng lực sản xuất thời Đệ nhị Thế chiến khi các nhà máy của Mỹ sản xuất máy bay và vũ khí giúp quân đội Đồng minh chiến thắng phe Trục.
Hệ thống hỏa tiễn đất đối không Patriot ở Ba Lan (ảnh: Jaap Arriens/NurPhoto via Getty Images)
Một phần vấn đề bắt nguồn từ sự hợp nhất xảy ra sau Chiến tranh Lạnh và chi tiêu quân sự giảm, quân số cũng giảm 1/3. Trong một thế giới dự kiến không có xung đột lớn giữa các quốc gia với nhau, chính phủ liên bang ủng hộ sáp nhập và mua lại các công ty quốc phòng, khiến ngành công nghiệp quốc phòng bị thu hẹp đáng kể. Có thời điểm, mỗi ngày có 1,000 nhân viên quốc phòng dân sự mất việc. Vào thập niên 1990, Mỹ có 51 nhà thầu quốc phòng và không quân lớn, nay chỉ còn 5!
Số công ty sản xuất máy bay cũng giảm từ tám xuống ba. Trong khi đó, 90% tên lửa đến từ chỉ ba nguồn. Ngũ Giác Đài từng thiết kế các chương trình vũ khí để có ít nhất hai nguồn cung cấp, nhưng theo thời gian, họ bắt đầu đặt vấn đề dư thừa và lãng phí. Bộ Quốc phòng cố duy trì sản xuất bằng cách mua lại một số nhà máy nhưng không phải lúc nào giải pháp này cũng hiệu quả. David Berteau, cựu quan chức phụ trách mua sắm của Ngũ Giác Đài, người đứng đầu Hội đồng các Dịch vụ Chuyên nghiệp (Professional Services Council) cho biết: “Chúng tôi mua nhiều hơn mức cần thiết nên phải ngừng”.
Sản xuất vũ khí cũng ít được quan tâm trong hai thập niên chống khủng bố sau cuộc tấn công 11/9, khi các lực lượng Mỹ chỉ chiến đấu với các chiến binh vũ trang “hạng ruồi” ở Iraq, Syria và Afghanistan. Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi nhanh chóng trong cuộc xung đột thông thường quy mô lớn ở Ukraine. Các chuyên gia trong ngành công nghiệp quốc phòng cho biết nhu cầu quân sự không nhất quán, không thể đoán trước, đã làm nản lòng các công ty tư nhân đầu tư sản xuất vũ khí.
Vì không có thị trường thương mại cho các mặt hàng như hoả tiễn đất đối không hoặc bom chính xác, các công ty sản xuất không thể dựa vào nhu cầu dân sự để duy trì hoạt động. Ngoài ra, sản xuất chậm cũng do vũ khí ngày càng phức tạp hơn so với Đệ nhị Thế chiến, khi Ford có thể sản xuất một chiếc máy bay trong vòng một giờ. Bây giờ vũ khí thường có vi điện tử và các bộ phận đến từ hàng chục hoặc hàng trăm cơ sở vệ tinh. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin có đến 300,000 bộ phận do 1,700 công ty cung cấp!
Quân đội Mỹ hiện có kế hoạch tăng công suất sản xuất đạn 155 mm hàng tháng từ khoảng 14,000 hiện nay lên 30,000 vào mùa xuân này, và cuối cùng là 90,000. Quân đội cũng đang chi $80 triệu để thêm nhà máy sản xuất động cơ dùng cho hoả tiễn Javelin, và có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 4,000 chiếc mỗi năm.
Gần đây, Ngũ Giác Đài đã ký hợp đồng trị giá $1.2 tỷ với hãng Raytheon để chế tạo thêm sáu hệ thống phòng không đất đối đang được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine để chống lại các cuộc tấn công bằng hoả tiễn và máy bay không người lái của Nga, nhưng hai năm nữa chúng mới được bàn giao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trong $45 tỷ mà Quốc hội đã phân bổ để sản xuất vũ khí mới cho Ukraine và thay thế các kho dự trữ Mỹ đã chuyển đi, tính đến Tháng Hai, Ngũ Giác Đài mới chỉ ký được khoảng $7 tỷ trị giá các hợp đồng, khiến một câu hỏi đặt ra là “có đủ nhanh không?”
Trong khi sự ủng hộ dành cho chi tiêu quốc phòng thường mạnh mẽ ở Quốc hội thì sự ủng hộ trang bị vũ khí cho Ukraine đã giảm sút, đặc biệt là trong các đảng viên Cộng hòa. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy có đến 40% (tăng 9% so với mùa xuân năm ngoái) đảng viên Cộng hòa cho rằng Mỹ đang viện trợ quá nhiều cho Ukraine.
Chi tiêu quốc phòng hiện chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nên không biết có còn tăng được nữa không, trong thời đại lạm phát và căng thẳng kinh tế. Khi Kyiv chuẩn bị đón cuộc tấn công lớn vào mùa xuân của quân Nga, nếu vũ khí Mỹ không bổ xung kịp thì rất nguy hiểm. Kea Matory, giám đốc chính sách tại Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng (National Defense Industrial Association) nhận định: “Cuộc chiến Ukraine đã cho chúng ta một số suy nghĩ về những gì cần quan tâm khi nói đến Đài Loan và Trung Quốc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» California mở chương trình trợ cấp tối đa $25,000 cho doanh nghiệp nhỏ
» LDN - Quyết Còi bị cấm xuất cảnh
» Cảnh sát nghiệp dư
» Thu gọn cánh mũi webtretho được ưa chuộng
» Bốn trường hợp bị trục xuất khi đã nhập cảnh Mỹ
» LDN - Quyết Còi bị cấm xuất cảnh
» Cảnh sát nghiệp dư
» Thu gọn cánh mũi webtretho được ưa chuộng
» Bốn trường hợp bị trục xuất khi đã nhập cảnh Mỹ
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum