Đóng cửa Silicon Valley Bank: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ
Page 1 of 1 • Share
Đóng cửa Silicon Valley Bank: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ
Chấn động: Ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ sụp đổ
Bình Phương
10 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Khách hàng chờ trước trụ sở Ngân hàng SVB tại Santa Clara, California vào sáng thứ Sáu 10/03/2023. Ngân hàng SVB đã bị cơ quan điều hành đóng cửa vào sáng thứ Sáu và chuyển giao quyền kiểm soát cho Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Liên bang. Trước đó giá cổ phiếu của SVB bị ngừng giao dịch do giảm tới 60% vào sáng thứ sáu sau khi giảm 60% vào thứ Năm 9/03/2023, gây lo ngại một tác động dây chuyền tới các tổ chức tài chính khác. Ảnh Justin Sullivan/Getty Images
Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) – ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ, đã bị ngừng hoạt động từ sáng nay thứ Sáu 10 Tháng Ba 2023 sau khi giá cổ phiếu của nó giảm tới 80% trong hai ngày qua, gây lo ngại sâu sắc về tác động dây chuyền đầy tai họa cho thị trường tài chính Hoa Kỳ.
Ngân hàng SVB có trụ sở chính tại Santa Clara miền Bắc California, là tổ chức tài chính yêu thích của các công ty khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ ở Thung lũng Silicon. Tính đến ngày 31 Tháng Mười Hai năm ngoái, SVB có tổng tài sản khoảng $209 tỷ, theo số liệu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed).
Vào sáng thứ Sáu 10 Tháng Ba, Sở Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California (California Department of Financial Protection and Innovation) công bố họ sẽ tiếp quản SVB và đóng cửa ngân hàng đang gặp khó khăn này để bảo vệ tiền gửi của khách hàng, đồng thời chỉ định Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation) làm đơn vị tiếp nhận quyền điều hành SVB.
Cơ quan FDIC sẽ thành lập một thực thể riêng biệt có tên là Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi quốc gia Santa Clara (Deposit Insurance National Bank of Santa Clara), nhận chuyển giao toàn bộ các khoản tiền gửi hiện có ở SVB.
Người phát ngôn của FDIC cho biết việc đóng cửa SVB đánh dấu sự thất bại lớn nhất của ngành ngân hàng Mỹ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – bắt đầu từ vụ sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers – và là vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai được ghi nhận sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Washington Mutual (WaMu) – tổ chức tài chính lớn nhất nước trong lĩnh vực cho vay và nhận tiền gửi tiết kiệm.
Giống như các ngân hàng thành viên khác của FDIC, SVB bảo đảm tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm lên tới $250,000. Những khoản tiền gửi dưới $250,000 được FDIC bảo đảm hoàn trả đầy đủ, còn những khoản tiền gửi trên $250,000 sẽ được nhận “chứng chỉ” (receivership certificate) để giải quyết sau. Cơ quan FDIC cho biết họ đang “làm việc suốt cuối tuần” để xác định có bao nhiêu tiền gửi của SVB được bảo hiểm và khách hàng có những khoản tiền gửi được bảo hiểm vẫn có thể rút tiền của họ từ thứ Hai 13 Tháng Ba 2023.
Một thông tin từ SVB cho biết, phần lớn tiền gửi ở ngân hàng không phải là tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân hay hộ gia đình mà là tiền của các công ty khởi nghiệp công nghệ, quỹ đầu tư và những nhà quản lý doanh nghiệp ở Silicon Valley – hàm ý các khoản tiền gửi ở đây có giá trị lớn.
Việc đóng cửa SVB diễn ra sau một buổi sáng thứ Sáu đầy biến động – trong đó giao dịch cổ phiếu của SVB bị tạm dừng sau khi giá cổ phiếu giảm hai con số trước khi thị trường mở cửa. Sự sụt giảm đó diễn ra sau đợt giảm hơn 60% vào hôm qua thứ Năm.
Những nỗi lo về sự sụp đổ của SVB có thể gây ra tác động dây chuyền đã khiến các nhà đầu tư chứng khoán bán phá giá các cổ phiếu ngân hàng khác. Cổ phiếu của những ngân hàng nổi tiếng ở Bờ Tây đã giảm mạnh vào sáng thứ Sáu, bao gồm Ngân hàng First Republic, PacWest Bancorp và Western Alliance Bancorporation.
Báo The Wall Street Journal ghi nhận, trong ngày thứ Năm 9 Tháng Ba 2023, giá trị vốn cổ phần của bốn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã sụt giảm khoảng $52 tỷ, chỉ số chứng khoán ngân hàng giảm mạnh nhất trong ba năm qua và đà giảm giá tiếp tục kéo sang phiên giao dịch cuối tuần vào thứ Sáu khiến một số cổ phiếu ngân hàng bị tạm ngừng giao dịch.
Quá trình sụp đổ của SVB diễn ra rất nhanh. Do Fed tăng mạnh lãi suất để chống đỡ lạm phát, các công ty khởi nghiệp công nghệ không muốn tiếp tục vay vốn để hoạt động, thay vì vậy họ rút tiền dự trữ ở ngân hàng. Lãi suất tăng cũng xói mòn giá trị khối trái phiếu khổng lồ mà SVB nắm giữ trong thời kỳ lãi suất cực thấp.
Hồi đầu tuần này, SVB công bố bán ra $21 tỷ cổ phiếu và dự kiến phát hành $2 tỷ trái phiếu doanh nghiệp để chống đỡ sự sụt giảm bất ngờ của dòng tiền gửi. Sau thông tin đó, giá cổ phiếu của SVB lao dốc mạnh, khách hàng ồ ạt rút vốn vì lo ngại về sức khỏe của ngân hàng còn các nhà đầu tư thắc mắc vì sao SVB cần huy động nhiều tiền đột ngột như vậy. Nó cũng làm dấy lên mối lo ngại của những người gửi tiền, nhiều người trong số họ đột nhiên tự hỏi liệu tiền của họ có còn an toàn hay không.
Trước tình hình hỗn loạn, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen – một cựu Thống đốc Fed – nói với các nhà lập pháp Hạ viện vào sáng thứ Sáu 10 Tháng Ba rằng bà đang theo dõi cẩn thận diễn biến của tình hình và đây là một vấn đề cần quan tâm nhiều hơn.
Nhiều người lo ngại kịch bản sụp đổ thị trường tài chính năm 2008 sẽ tái diễn, kéo theo sự trì trệ nhiều năm của nền kinh tế Mỹ, nhưng những chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Mike Mayo, một nhà phân tích ngân hàng tại Wells Fargo Securities nhận định hệ thống ngân hàng nói chung hiện nay có nhiều hàng rào bảo vệ vững chắc hơn so với 15 năm trước nhờ các chính sách được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chẳng hạn như các quy định về vốn và thanh khoản mạnh mẽ hơn.
Học bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các cơ quan điều hành hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính Mỹ cũng phản ứng nhanh hơn với các dấu hiệu rủi ro của thị trường mà việc FDIC tiếp quản SVB sáng nay là một minh chứng.
Bình Phương
10 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Khách hàng chờ trước trụ sở Ngân hàng SVB tại Santa Clara, California vào sáng thứ Sáu 10/03/2023. Ngân hàng SVB đã bị cơ quan điều hành đóng cửa vào sáng thứ Sáu và chuyển giao quyền kiểm soát cho Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Liên bang. Trước đó giá cổ phiếu của SVB bị ngừng giao dịch do giảm tới 60% vào sáng thứ sáu sau khi giảm 60% vào thứ Năm 9/03/2023, gây lo ngại một tác động dây chuyền tới các tổ chức tài chính khác. Ảnh Justin Sullivan/Getty Images
Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) – ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ, đã bị ngừng hoạt động từ sáng nay thứ Sáu 10 Tháng Ba 2023 sau khi giá cổ phiếu của nó giảm tới 80% trong hai ngày qua, gây lo ngại sâu sắc về tác động dây chuyền đầy tai họa cho thị trường tài chính Hoa Kỳ.
Ngân hàng SVB có trụ sở chính tại Santa Clara miền Bắc California, là tổ chức tài chính yêu thích của các công ty khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ ở Thung lũng Silicon. Tính đến ngày 31 Tháng Mười Hai năm ngoái, SVB có tổng tài sản khoảng $209 tỷ, theo số liệu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed).
Vào sáng thứ Sáu 10 Tháng Ba, Sở Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California (California Department of Financial Protection and Innovation) công bố họ sẽ tiếp quản SVB và đóng cửa ngân hàng đang gặp khó khăn này để bảo vệ tiền gửi của khách hàng, đồng thời chỉ định Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation) làm đơn vị tiếp nhận quyền điều hành SVB.
Cơ quan FDIC sẽ thành lập một thực thể riêng biệt có tên là Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi quốc gia Santa Clara (Deposit Insurance National Bank of Santa Clara), nhận chuyển giao toàn bộ các khoản tiền gửi hiện có ở SVB.
Người phát ngôn của FDIC cho biết việc đóng cửa SVB đánh dấu sự thất bại lớn nhất của ngành ngân hàng Mỹ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – bắt đầu từ vụ sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers – và là vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai được ghi nhận sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Washington Mutual (WaMu) – tổ chức tài chính lớn nhất nước trong lĩnh vực cho vay và nhận tiền gửi tiết kiệm.
Giống như các ngân hàng thành viên khác của FDIC, SVB bảo đảm tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm lên tới $250,000. Những khoản tiền gửi dưới $250,000 được FDIC bảo đảm hoàn trả đầy đủ, còn những khoản tiền gửi trên $250,000 sẽ được nhận “chứng chỉ” (receivership certificate) để giải quyết sau. Cơ quan FDIC cho biết họ đang “làm việc suốt cuối tuần” để xác định có bao nhiêu tiền gửi của SVB được bảo hiểm và khách hàng có những khoản tiền gửi được bảo hiểm vẫn có thể rút tiền của họ từ thứ Hai 13 Tháng Ba 2023.
Một thông tin từ SVB cho biết, phần lớn tiền gửi ở ngân hàng không phải là tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân hay hộ gia đình mà là tiền của các công ty khởi nghiệp công nghệ, quỹ đầu tư và những nhà quản lý doanh nghiệp ở Silicon Valley – hàm ý các khoản tiền gửi ở đây có giá trị lớn.
Việc đóng cửa SVB diễn ra sau một buổi sáng thứ Sáu đầy biến động – trong đó giao dịch cổ phiếu của SVB bị tạm dừng sau khi giá cổ phiếu giảm hai con số trước khi thị trường mở cửa. Sự sụt giảm đó diễn ra sau đợt giảm hơn 60% vào hôm qua thứ Năm.
Những nỗi lo về sự sụp đổ của SVB có thể gây ra tác động dây chuyền đã khiến các nhà đầu tư chứng khoán bán phá giá các cổ phiếu ngân hàng khác. Cổ phiếu của những ngân hàng nổi tiếng ở Bờ Tây đã giảm mạnh vào sáng thứ Sáu, bao gồm Ngân hàng First Republic, PacWest Bancorp và Western Alliance Bancorporation.
Báo The Wall Street Journal ghi nhận, trong ngày thứ Năm 9 Tháng Ba 2023, giá trị vốn cổ phần của bốn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã sụt giảm khoảng $52 tỷ, chỉ số chứng khoán ngân hàng giảm mạnh nhất trong ba năm qua và đà giảm giá tiếp tục kéo sang phiên giao dịch cuối tuần vào thứ Sáu khiến một số cổ phiếu ngân hàng bị tạm ngừng giao dịch.
Quá trình sụp đổ của SVB diễn ra rất nhanh. Do Fed tăng mạnh lãi suất để chống đỡ lạm phát, các công ty khởi nghiệp công nghệ không muốn tiếp tục vay vốn để hoạt động, thay vì vậy họ rút tiền dự trữ ở ngân hàng. Lãi suất tăng cũng xói mòn giá trị khối trái phiếu khổng lồ mà SVB nắm giữ trong thời kỳ lãi suất cực thấp.
Hồi đầu tuần này, SVB công bố bán ra $21 tỷ cổ phiếu và dự kiến phát hành $2 tỷ trái phiếu doanh nghiệp để chống đỡ sự sụt giảm bất ngờ của dòng tiền gửi. Sau thông tin đó, giá cổ phiếu của SVB lao dốc mạnh, khách hàng ồ ạt rút vốn vì lo ngại về sức khỏe của ngân hàng còn các nhà đầu tư thắc mắc vì sao SVB cần huy động nhiều tiền đột ngột như vậy. Nó cũng làm dấy lên mối lo ngại của những người gửi tiền, nhiều người trong số họ đột nhiên tự hỏi liệu tiền của họ có còn an toàn hay không.
Trước tình hình hỗn loạn, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen – một cựu Thống đốc Fed – nói với các nhà lập pháp Hạ viện vào sáng thứ Sáu 10 Tháng Ba rằng bà đang theo dõi cẩn thận diễn biến của tình hình và đây là một vấn đề cần quan tâm nhiều hơn.
Nhiều người lo ngại kịch bản sụp đổ thị trường tài chính năm 2008 sẽ tái diễn, kéo theo sự trì trệ nhiều năm của nền kinh tế Mỹ, nhưng những chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Mike Mayo, một nhà phân tích ngân hàng tại Wells Fargo Securities nhận định hệ thống ngân hàng nói chung hiện nay có nhiều hàng rào bảo vệ vững chắc hơn so với 15 năm trước nhờ các chính sách được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chẳng hạn như các quy định về vốn và thanh khoản mạnh mẽ hơn.
Học bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các cơ quan điều hành hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính Mỹ cũng phản ứng nhanh hơn với các dấu hiệu rủi ro của thị trường mà việc FDIC tiếp quản SVB sáng nay là một minh chứng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Đóng cửa Silicon Valley Bank: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ
Đóng cửa Silicon Valley Bank: Vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Mỹ
Tác giả,Natalie Sherman & James Clayton
Vai trò,BBC News
11.03.2022
Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và kiểm soát tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng này hôm 10/3. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Các động thái này được đưa ra khi SVB, một ngân hàng chuyên cho các công ty khởi nghiệp - đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vay vốn, đang cố gắng huy động tiền để khắc phục khoản lỗ do bán trái phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.
Thông tin này đã khiến khách hàng của họ rút tiền ồ ạt và làm dấy lên lo ngại về tình trạng của ngành ngân hàng.
Các quan chức cho biết họ hành động để "bảo vệ người gửi tiền được bảo hiểm".
Silicon Valley Bank phải đối mặt với tình trạng "không đủ thanh khoản và mất khả năng thanh toán", các nhà quản lý ngân hàng ở California, nơi SVB đặt trụ sở chính, cho biết khi họ tuyên bố tiếp quản.
Công ty Bảo hiểm Tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), chuyên bảo vệ các khoản tiền gửi lên tới 250.000 USD, cho biết họ đã chịu trách nhiệm về khoảng 175 tỷ USD đang được gửi tại ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ.
Các chi nhánh của ngân hàng sẽ mở cửa trở lại và khách hàng có tiền gửi được bảo hiểm sẽ có quyền tiếp cận tiền của họ “không trễ hơn sáng 13/3”, đồng thời cho biết thêm rằng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu của ngân hàng sẽ được chuyển đến những người gửi tiền không được bảo hiểm.
Các nhà đầu tư lo lắng
Tình hình này đã khiến nhiều công ty có tiền bị ràng buộc tại SVB lo lắng về tương lai của họ.
"Tôi đang trên đường đến chi nhánh để lấy tiền của mình. Tôi đã cố gắng chuyển số tiền đó ra ngoài ngày hôm qua nhưng không thành công. Bạn biết có những lúc mà bạn có thể thực sự gặp rắc rối nhưng bạn không biết chắc? Đây là một trong những lúc đó," một người sáng lập công ty khởi nghiệp (start-up) nói với BBC.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các chi nhánh của Silicon Valley Bnk đã đóng cửa khi khách hàng muốn rút tiền của họ
Một nhà sáng lập start-up về chăm sóc sức khỏe khác cho biết: "Đúng ba ngày trước, chúng tôi vừa đạt được một triệu USD trong tài khoản ngân hàng của mình... Và rồi vụ này xảy ra."
Anh ta đã xoay sở để chuyển tiền vào một tài khoản khác 40 phút trước thời hạn. "Giao dịch đang chờ xử lý. Và rồi sáng nay, tiền vẫn ở đó. Nhưng tôi biết những người khác đã làm điều tương tự sau tôi vài phút, và tiền không được chuyển đi."
"Đó là một tình huống điên rồ," anh nói.
Phản ứng của cơ quan quản lý
Sự sụp đổ xảy ra sau khi SVB cho biết họ đang cố gắng huy động 2,25 tỷ USD để bù lỗ do bán tài sản, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, vốn bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.
Tin tức khiến các nhà đầu tư và khách hàng tháo chạy khỏi ngân hàng. Giá cổ phiếu đã chạm mốc giảm kỷ lục trong một ngày lớn nhất vào hôm 9/3, giảm hơn 60% và hơn nữa trong doanh số bán hàng sau giờ làm việc trước khi giao dịch bị tạm dừng.
Lo ngại rằng các ngân hàng khác có thể gặp phải vấn đề tương tự đã dẫn đến việc bán cổ phiếu ngân hàng trên diện rộng trên toàn cầu vào hôm 9/3 và sáng 10/3.
Phát biểu tại Washington hôm 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang theo dõi "những diễn biến gần đây" tại Silicon Valley Bank và những ngân hàng khác "rất cẩn thận".
Sau đó, bà đã gặp các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu, nơi Bộ Tài chính cho biết bà bày tỏ rằng "hoàn toàn tin tưởng vào các cơ quan quản lý ngân hàng sẽ có những hành động thích hợp để phản ứng và lưu ý rằng hệ thống ngân hàng vẫn có khả năng phục hồi".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
ộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
SVB đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Được coi là nguồn vốn quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, SVB là ngân hàng đối tác của gần một nửa số công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm ngoái, được hỗ trợ bởi liên doanh của Hoa Kỳ.
Khởi đầu là một ngân hàng ở California vào năm 1983, Silicon Valley Bank đã mở rộng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Ngân hàng này hiện có hơn 8.500 nhân viên trên toàn cầu, mặc dù hầu hết các hoạt động của họ là ở Mỹ.
SVB đã phải chịu áp lực, vì lãi suất cao hơn khiến các công ty mới thành lập khó huy động tiền hơn thông qua gây quỹ tư nhân hoặc bán cổ phần, và nhiều khách hàng đã rút tiền gửi, những động thái đã xảy ra trong tuần này.
Ở Silicon Valley, dư âm từ sự sụp đổ đã lan rộng khi các công ty phải đối mặt với câu hỏi về ý nghĩa của sự sụp đổ này đối với tài chính của họ.
Ngay cả những doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh trực tiếp cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các khách hàng của Rippling, một công ty xử lý phần mềm tính lương và sử dụng SVB. Họ cảnh báo rằng các khoản thanh toán hiện tại có thể bị chậm trễ và cho biết họ đang chuyển hoạt động kinh doanh sang một ngân hàng khác.
Công ty con của SVB tại Anh cho biết họ độc lập, với bảng cân đối kế toán riêng "tách biệt với công ty mẹ và các công ty con khác".
"Chúng tôi nhận thức rằng đây là thời điểm đáng lo ngại đối với khách hàng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ họ và cung cấp thêm thông tin về tình hình", bà Erin Platts, quản lý của SBV tại EMEA (khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi) cho biết.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Giám đốc điều hành Greg Becker của SVB
Ngoài việc giáng một đòn mạnh vào ngành công nghệ, sự sụp đổ của SVB đã làm dấy lên lo ngại về những rủi ro lớn hơn mà các ngân hàng phải đối mặt, khi lãi suất tăng nhanh ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu.
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới - bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh - đã tăng mạnh chi phí cho vay trong năm qua khi họ cố gắng kiềm chế lạm phát.
Nhưng khi lãi suất tăng, giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu hiện tại thường giảm.
Những sự sụt giảm đó có nghĩa là nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với những khoản lỗ tiềm ẩn đáng kể - mặc dù sự thay đổi về giá trị thường không phải là vấn đề trừ khi những áp lực khác buộc các công ty phải bán cổ phần nắm giữ.
Cổ phiếu của một số ngân hàng lớn của Mỹ đã phục hồi vào ngày 10/3, nhưng việc bán tháo tiếp tục ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ hơn, buộc Signature Bank và các ngân hàng khác phải tạm dừng giao dịch.
Nasdaq - sàn giao dịch chứng khoán có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ niêm yết - giảm 1,7% vào cuối ngày, trong khi các chỉ số chứng khoán như S&P 500 giảm 1,4% và Dow giảm gần 1%.
Các chỉ số quan trọng của châu Âu và châu Á cũng giảm, với FTSE 100 giảm 1,6%.
Alexander Yokum, nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại CFRA (công ty nghiên cứu đầu tư độc lập lớn nhất trên thế giới), cho biết các ngân hàng chuyên về các ngành đơn lẻ được coi là dễ rút tiền nhanh chóng, giống như trong trường hợp của SVB.
Theo nhà phân tích: “Silicon Valley Bank sẽ không mất tiền nếu họ không hết tiền mặt để trả lại cho khách hàng của mình. "Vấn đề là mọi người muốn có tiền và họ không có tiền - họ đã đầu tư và những khoản đầu tư đó đã lỗ."
"Tôi biết có rất nhiều nỗi sợ hãi, nhưng nó chắc chắn là đặc thù của các công ty," ông nói.
"Các doanh nghiệp bình thường sẽ ổn thôi," nhưng ông Yokum nói thêm rằng các công ty công nghệ có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn. “Và điều đó không tốt.”
Tác giả,Natalie Sherman & James Clayton
Vai trò,BBC News
11.03.2022
Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và kiểm soát tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng này hôm 10/3. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Các động thái này được đưa ra khi SVB, một ngân hàng chuyên cho các công ty khởi nghiệp - đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vay vốn, đang cố gắng huy động tiền để khắc phục khoản lỗ do bán trái phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.
Thông tin này đã khiến khách hàng của họ rút tiền ồ ạt và làm dấy lên lo ngại về tình trạng của ngành ngân hàng.
Các quan chức cho biết họ hành động để "bảo vệ người gửi tiền được bảo hiểm".
Silicon Valley Bank phải đối mặt với tình trạng "không đủ thanh khoản và mất khả năng thanh toán", các nhà quản lý ngân hàng ở California, nơi SVB đặt trụ sở chính, cho biết khi họ tuyên bố tiếp quản.
Công ty Bảo hiểm Tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC), chuyên bảo vệ các khoản tiền gửi lên tới 250.000 USD, cho biết họ đã chịu trách nhiệm về khoảng 175 tỷ USD đang được gửi tại ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ.
Các chi nhánh của ngân hàng sẽ mở cửa trở lại và khách hàng có tiền gửi được bảo hiểm sẽ có quyền tiếp cận tiền của họ “không trễ hơn sáng 13/3”, đồng thời cho biết thêm rằng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu của ngân hàng sẽ được chuyển đến những người gửi tiền không được bảo hiểm.
Các nhà đầu tư lo lắng
Tình hình này đã khiến nhiều công ty có tiền bị ràng buộc tại SVB lo lắng về tương lai của họ.
"Tôi đang trên đường đến chi nhánh để lấy tiền của mình. Tôi đã cố gắng chuyển số tiền đó ra ngoài ngày hôm qua nhưng không thành công. Bạn biết có những lúc mà bạn có thể thực sự gặp rắc rối nhưng bạn không biết chắc? Đây là một trong những lúc đó," một người sáng lập công ty khởi nghiệp (start-up) nói với BBC.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các chi nhánh của Silicon Valley Bnk đã đóng cửa khi khách hàng muốn rút tiền của họ
Một nhà sáng lập start-up về chăm sóc sức khỏe khác cho biết: "Đúng ba ngày trước, chúng tôi vừa đạt được một triệu USD trong tài khoản ngân hàng của mình... Và rồi vụ này xảy ra."
Anh ta đã xoay sở để chuyển tiền vào một tài khoản khác 40 phút trước thời hạn. "Giao dịch đang chờ xử lý. Và rồi sáng nay, tiền vẫn ở đó. Nhưng tôi biết những người khác đã làm điều tương tự sau tôi vài phút, và tiền không được chuyển đi."
"Đó là một tình huống điên rồ," anh nói.
Phản ứng của cơ quan quản lý
Sự sụp đổ xảy ra sau khi SVB cho biết họ đang cố gắng huy động 2,25 tỷ USD để bù lỗ do bán tài sản, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, vốn bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn.
Tin tức khiến các nhà đầu tư và khách hàng tháo chạy khỏi ngân hàng. Giá cổ phiếu đã chạm mốc giảm kỷ lục trong một ngày lớn nhất vào hôm 9/3, giảm hơn 60% và hơn nữa trong doanh số bán hàng sau giờ làm việc trước khi giao dịch bị tạm dừng.
Lo ngại rằng các ngân hàng khác có thể gặp phải vấn đề tương tự đã dẫn đến việc bán cổ phiếu ngân hàng trên diện rộng trên toàn cầu vào hôm 9/3 và sáng 10/3.
Phát biểu tại Washington hôm 10/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang theo dõi "những diễn biến gần đây" tại Silicon Valley Bank và những ngân hàng khác "rất cẩn thận".
Sau đó, bà đã gặp các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu, nơi Bộ Tài chính cho biết bà bày tỏ rằng "hoàn toàn tin tưởng vào các cơ quan quản lý ngân hàng sẽ có những hành động thích hợp để phản ứng và lưu ý rằng hệ thống ngân hàng vẫn có khả năng phục hồi".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
ộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
SVB đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Được coi là nguồn vốn quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, SVB là ngân hàng đối tác của gần một nửa số công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm ngoái, được hỗ trợ bởi liên doanh của Hoa Kỳ.
Khởi đầu là một ngân hàng ở California vào năm 1983, Silicon Valley Bank đã mở rộng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Ngân hàng này hiện có hơn 8.500 nhân viên trên toàn cầu, mặc dù hầu hết các hoạt động của họ là ở Mỹ.
SVB đã phải chịu áp lực, vì lãi suất cao hơn khiến các công ty mới thành lập khó huy động tiền hơn thông qua gây quỹ tư nhân hoặc bán cổ phần, và nhiều khách hàng đã rút tiền gửi, những động thái đã xảy ra trong tuần này.
Ở Silicon Valley, dư âm từ sự sụp đổ đã lan rộng khi các công ty phải đối mặt với câu hỏi về ý nghĩa của sự sụp đổ này đối với tài chính của họ.
Ngay cả những doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh trực tiếp cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các khách hàng của Rippling, một công ty xử lý phần mềm tính lương và sử dụng SVB. Họ cảnh báo rằng các khoản thanh toán hiện tại có thể bị chậm trễ và cho biết họ đang chuyển hoạt động kinh doanh sang một ngân hàng khác.
Công ty con của SVB tại Anh cho biết họ độc lập, với bảng cân đối kế toán riêng "tách biệt với công ty mẹ và các công ty con khác".
"Chúng tôi nhận thức rằng đây là thời điểm đáng lo ngại đối với khách hàng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ họ và cung cấp thêm thông tin về tình hình", bà Erin Platts, quản lý của SBV tại EMEA (khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi) cho biết.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Giám đốc điều hành Greg Becker của SVB
Ngoài việc giáng một đòn mạnh vào ngành công nghệ, sự sụp đổ của SVB đã làm dấy lên lo ngại về những rủi ro lớn hơn mà các ngân hàng phải đối mặt, khi lãi suất tăng nhanh ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu.
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới - bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh - đã tăng mạnh chi phí cho vay trong năm qua khi họ cố gắng kiềm chế lạm phát.
Nhưng khi lãi suất tăng, giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu hiện tại thường giảm.
Những sự sụt giảm đó có nghĩa là nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với những khoản lỗ tiềm ẩn đáng kể - mặc dù sự thay đổi về giá trị thường không phải là vấn đề trừ khi những áp lực khác buộc các công ty phải bán cổ phần nắm giữ.
Cổ phiếu của một số ngân hàng lớn của Mỹ đã phục hồi vào ngày 10/3, nhưng việc bán tháo tiếp tục ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ hơn, buộc Signature Bank và các ngân hàng khác phải tạm dừng giao dịch.
Nasdaq - sàn giao dịch chứng khoán có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ niêm yết - giảm 1,7% vào cuối ngày, trong khi các chỉ số chứng khoán như S&P 500 giảm 1,4% và Dow giảm gần 1%.
Các chỉ số quan trọng của châu Âu và châu Á cũng giảm, với FTSE 100 giảm 1,6%.
Alexander Yokum, nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại CFRA (công ty nghiên cứu đầu tư độc lập lớn nhất trên thế giới), cho biết các ngân hàng chuyên về các ngành đơn lẻ được coi là dễ rút tiền nhanh chóng, giống như trong trường hợp của SVB.
Theo nhà phân tích: “Silicon Valley Bank sẽ không mất tiền nếu họ không hết tiền mặt để trả lại cho khách hàng của mình. "Vấn đề là mọi người muốn có tiền và họ không có tiền - họ đã đầu tư và những khoản đầu tư đó đã lỗ."
"Tôi biết có rất nhiều nỗi sợ hãi, nhưng nó chắc chắn là đặc thù của các công ty," ông nói.
"Các doanh nghiệp bình thường sẽ ổn thôi," nhưng ông Yokum nói thêm rằng các công ty công nghệ có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn. “Và điều đó không tốt.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» FDIC Acts to Protect All Depositors of Silicon Valley Bank
» SberBank Europe sắp phá sản rồi,ai có $ trong ~ nhà Bank Nga rút nhanh
» Silicon Valley: Hai con mèo ở riêng trong căn stud
» Ứng dụng chiến thuật Hội Nghị trực tuyến trong bank di động
» Hàng ngàn cánh tay đưa lên ... Im lặng không phải là đồng ý
» SberBank Europe sắp phá sản rồi,ai có $ trong ~ nhà Bank Nga rút nhanh
» Silicon Valley: Hai con mèo ở riêng trong căn stud
» Ứng dụng chiến thuật Hội Nghị trực tuyến trong bank di động
» Hàng ngàn cánh tay đưa lên ... Im lặng không phải là đồng ý
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum