Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Page 1 of 1 • Share
Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Bàn về cái hèn không riêng gì của ca sĩ Tuấn Ngọc (Bùi Chí Vinh)
Về vụ ca sĩ Tuấn Ngọc đổi lời bài hát TÌNH BƠ VƠ của nhạc sĩ Lam Phương từ “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” sang “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” thì quả không có gì biện minh được, ngoài chữ “hèn”. Bởi Tuấn Ngọc đã từng hát bài này nhiều lần ở hải ngoại mà không đổi lời, nhưng về Việt Nam hát kiếm danh kiếm tiền thì lại sửa lời trơ trẽn cho vừa lòng quan chức nào đó đang duyệt bài hoặc ngồi nghe phía dưới.
Coi, nước Việt Nam từ xưa tới giờ lúc nào mà không buồn. Trước 1975 thì buồn về nội chiến tương tàn, sau 1975 buồn vì thù trong giặc ngoài gặm sạch tài nguyên đất nước bỏ mặc cho dân tình đói khổ. Mà thí dụ nước Việt Nam không xảy ra những cảnh nồi da xáo thịt chó đẻ đó thì nỗi buồn của nhạc sĩ Lam Phương phải được giữ nguyên cho ông, tại sao lại sửa lời để nịnh bợ bưng bô ?
Xét về mặt nịnh bợ bưng bô thì không chỉ có trong âm nhạc mà các ngành nghề nghệ thuật khác cũng đều tự nguyện. Vừa qua cũng ngay trên FB này, tôi đã từng viết bài “GIẢI MÃ MỘT GIAI THOẠI VỀ TRỊNH CÔNG SƠN” chửi thẳng vào thái độ “hai mang” của ông ta khi ông ta đề nghị tôi tặng ông 4 câu thơ trong ngày sinh nhật ông, để ông treo lên tường nhà. Trời đất, tôi là một nhà thơ “bẻ kiếm ngang trời” đâu có chuyện ca ngợi một nhạc sĩ nhân cách tầm thường đổi màu từ nhạc vàng sang nhạc đỏ nhanh như chớp. Bởi vậy tôi đã đọc ông 4 câu về CHẤT ĐỘC HÓA HỌC khiến ông suýt ngất xỉu được bè bạn đem vô trong cạo gió. Bốn (4) câu như sau:
Gã nhạc sĩ VÀNG
Chơi ghi ta ĐỎ
Âm nhạc từ đó
Biến thành DA CAM!
Khỏi phải nói, ai cũng biết trong hội họa thì màu vàng pha màu đỏ sẽ biến thành màu da cam. Mà chất độc màu da cam trong âm nhạc tác hại lâu dài ra sao thì miễn bàn.
Qua cái hèn của Trịnh Công Sơn trước đây và Tuấn Ngọc bây giờ, chúng ta càng thấy người nghệ sĩ, người cầm bút cần phải giữ mình hơn bao giờ hết, chứ đừng vì ba cái bã hư danh mà bán rẻ tài năng (nếu có) và lòng tự trọng.
Ca sĩ Tuấn Ngọc
Cũng khỏi phải nói đâu xa mà nói ngay trường hợp chính tôi. Đó là chuyện xảy ra trong một bữa tiệc mừng huân chương lao động của Nhà Xuất Bản Kim Đồng cách đây khá lâu. Trong tiệc, tôi và vợ tôi ngồi cùng bàn với ông Nguyễn Thắng Vu, nguyên Giám đốc NXB kiêm Chủ tịch Hội đồng xuất bản hiện thời. Sau màn tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Thắng Vu mời bà Phạm Phương Thảo, Phó Bí Thư Thành Ủy kiêm Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân TP đến gặp tôi tại bàn. Qua vài câu chào hỏi xã giao, ông Vu chửi thẳng vào mặt bà Thảo trước mặt các quan chức: “Bà bảo Bùi Chí Vinh là thằng có tư tưởng phản động không có lợi cho NXB. Bà không cho phép tôi được sử dụng Bùi Chí Vinh. Nhưng qua những gì Bùi Chí Vinh đã làm việc và tự vươn lên để nổi tiếng thì tôi thấy Bùi Chí Vinh không phải như những gì bà đã áp đặt cho chúng tôi. Bùi Chí Vinh không có NXB Kim Đồng vẫn tiếp tục lừng danh với hàng loạt kịch bản phim nhựa ra mắt toàn quốc và quốc tế, được công chúng lẫn dư luận trong và ngoài nước thừa nhận. Vậy bà và các đồng chí của bà nghĩ sao ?
Trước phát biểu của ông Nguyễn Thắng Vu, bà Phạm Phương Thảo quay sang tôi đánh trống lảng “Bùi Chí Vinh cứ tiếp tục viết truyện thiếu nhi, và chỉ nên viết truyện thiếu nhi thôi, đừng nên viết những gì khác”.
Hai phát biểu của hai nhân vật đã nói lên khá nhiều điều. Tôi bừng tĩnh hiểu mối quan hệ tỉnh cảm của tôi với NXB Kim Đồng cứ phai nhạt dần, vì sao bộ truyện NĂM SÀI GÒN đang phát hành trôi chảy đến tập 40 bỗng bị NXB yêu cầu tác giả ngưng viết (cho dù trên thị trường sách cả nước lúc đó, bộ NĂM SÀI GÒN đang là bộ sách bán chạy nhất). Tất cả chỉ vì NXB Kim Đồng quá sợ quy chụp tư tưởng của bọn quan chức đầu não địa phương. Cũng may, vâng, cũng may khi về hưu ông Nguyễn Thắng Vu còn một chút đởm lược và dũng khí, còn dám chửi thẳng mặt một trong vài kẻ gây tai họa cho tôi và cho văn học nước nhà.
Tối thiểu thì ông Vu cũng không hèn như Trịnh Công Sơn hoặc như Tuấn Ngọc:
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!
Bùi Chí Vinh
Nguồn: https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/posts/pfbid0kBr9vFsMh82WpmB3JbaQrSoj4DVEBcp7MJVtWgLYZJdfwc7ojkbZuLN
Về vụ ca sĩ Tuấn Ngọc đổi lời bài hát TÌNH BƠ VƠ của nhạc sĩ Lam Phương từ “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” sang “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” thì quả không có gì biện minh được, ngoài chữ “hèn”. Bởi Tuấn Ngọc đã từng hát bài này nhiều lần ở hải ngoại mà không đổi lời, nhưng về Việt Nam hát kiếm danh kiếm tiền thì lại sửa lời trơ trẽn cho vừa lòng quan chức nào đó đang duyệt bài hoặc ngồi nghe phía dưới.
Coi, nước Việt Nam từ xưa tới giờ lúc nào mà không buồn. Trước 1975 thì buồn về nội chiến tương tàn, sau 1975 buồn vì thù trong giặc ngoài gặm sạch tài nguyên đất nước bỏ mặc cho dân tình đói khổ. Mà thí dụ nước Việt Nam không xảy ra những cảnh nồi da xáo thịt chó đẻ đó thì nỗi buồn của nhạc sĩ Lam Phương phải được giữ nguyên cho ông, tại sao lại sửa lời để nịnh bợ bưng bô ?
Xét về mặt nịnh bợ bưng bô thì không chỉ có trong âm nhạc mà các ngành nghề nghệ thuật khác cũng đều tự nguyện. Vừa qua cũng ngay trên FB này, tôi đã từng viết bài “GIẢI MÃ MỘT GIAI THOẠI VỀ TRỊNH CÔNG SƠN” chửi thẳng vào thái độ “hai mang” của ông ta khi ông ta đề nghị tôi tặng ông 4 câu thơ trong ngày sinh nhật ông, để ông treo lên tường nhà. Trời đất, tôi là một nhà thơ “bẻ kiếm ngang trời” đâu có chuyện ca ngợi một nhạc sĩ nhân cách tầm thường đổi màu từ nhạc vàng sang nhạc đỏ nhanh như chớp. Bởi vậy tôi đã đọc ông 4 câu về CHẤT ĐỘC HÓA HỌC khiến ông suýt ngất xỉu được bè bạn đem vô trong cạo gió. Bốn (4) câu như sau:
Gã nhạc sĩ VÀNG
Chơi ghi ta ĐỎ
Âm nhạc từ đó
Biến thành DA CAM!
Khỏi phải nói, ai cũng biết trong hội họa thì màu vàng pha màu đỏ sẽ biến thành màu da cam. Mà chất độc màu da cam trong âm nhạc tác hại lâu dài ra sao thì miễn bàn.
Qua cái hèn của Trịnh Công Sơn trước đây và Tuấn Ngọc bây giờ, chúng ta càng thấy người nghệ sĩ, người cầm bút cần phải giữ mình hơn bao giờ hết, chứ đừng vì ba cái bã hư danh mà bán rẻ tài năng (nếu có) và lòng tự trọng.
Ca sĩ Tuấn Ngọc
Cũng khỏi phải nói đâu xa mà nói ngay trường hợp chính tôi. Đó là chuyện xảy ra trong một bữa tiệc mừng huân chương lao động của Nhà Xuất Bản Kim Đồng cách đây khá lâu. Trong tiệc, tôi và vợ tôi ngồi cùng bàn với ông Nguyễn Thắng Vu, nguyên Giám đốc NXB kiêm Chủ tịch Hội đồng xuất bản hiện thời. Sau màn tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Thắng Vu mời bà Phạm Phương Thảo, Phó Bí Thư Thành Ủy kiêm Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân TP đến gặp tôi tại bàn. Qua vài câu chào hỏi xã giao, ông Vu chửi thẳng vào mặt bà Thảo trước mặt các quan chức: “Bà bảo Bùi Chí Vinh là thằng có tư tưởng phản động không có lợi cho NXB. Bà không cho phép tôi được sử dụng Bùi Chí Vinh. Nhưng qua những gì Bùi Chí Vinh đã làm việc và tự vươn lên để nổi tiếng thì tôi thấy Bùi Chí Vinh không phải như những gì bà đã áp đặt cho chúng tôi. Bùi Chí Vinh không có NXB Kim Đồng vẫn tiếp tục lừng danh với hàng loạt kịch bản phim nhựa ra mắt toàn quốc và quốc tế, được công chúng lẫn dư luận trong và ngoài nước thừa nhận. Vậy bà và các đồng chí của bà nghĩ sao ?
Trước phát biểu của ông Nguyễn Thắng Vu, bà Phạm Phương Thảo quay sang tôi đánh trống lảng “Bùi Chí Vinh cứ tiếp tục viết truyện thiếu nhi, và chỉ nên viết truyện thiếu nhi thôi, đừng nên viết những gì khác”.
Hai phát biểu của hai nhân vật đã nói lên khá nhiều điều. Tôi bừng tĩnh hiểu mối quan hệ tỉnh cảm của tôi với NXB Kim Đồng cứ phai nhạt dần, vì sao bộ truyện NĂM SÀI GÒN đang phát hành trôi chảy đến tập 40 bỗng bị NXB yêu cầu tác giả ngưng viết (cho dù trên thị trường sách cả nước lúc đó, bộ NĂM SÀI GÒN đang là bộ sách bán chạy nhất). Tất cả chỉ vì NXB Kim Đồng quá sợ quy chụp tư tưởng của bọn quan chức đầu não địa phương. Cũng may, vâng, cũng may khi về hưu ông Nguyễn Thắng Vu còn một chút đởm lược và dũng khí, còn dám chửi thẳng mặt một trong vài kẻ gây tai họa cho tôi và cho văn học nước nhà.
Tối thiểu thì ông Vu cũng không hèn như Trịnh Công Sơn hoặc như Tuấn Ngọc:
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!
Bùi Chí Vinh
Nguồn: https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/posts/pfbid0kBr9vFsMh82WpmB3JbaQrSoj4DVEBcp7MJVtWgLYZJdfwc7ojkbZuLN
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Ông Mạnh Hà này 1 là quen Mây L T còn nếu 0 thì 2 muốn bào chữa cho ông TN là 0 cố ý trong khi ông TN đã sửa lời rồi còn tự khen là thay vì VN thì chiều nay nghe nhẹ nhàng hơn
Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Video danh ca Tuấn Ngọc hát "Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi" thay cho "Việt Nam" trong một buổi biểu diễn live do Mây Sài Gòn tổ chức hồi tháng Hai vừa qua tại Sài Gòn
12.03.2023 - BBC
Video ca sĩ gạo cội Tuấn Ngọc hát "Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi" thay cho "Việt Nam" ở Sài Gòn đã thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận ở Việt Nam và nước ngoài những ngày gần đây.
Video biểu diễn của ca sĩ Tuấn Ngọc bài hát "Tình Bơ Vơ" của cố nhạc sĩ tài hoa Lam Phương hiện đã được gỡ bỏ trên kênh YouTube tên Mây Lang Thang.
Mây Sài Gòn cho đến nay không đưa ra phản hồi chính thức về vấn đề này.
'Đáng tiếc và lạ'
Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm nay, nhà báo Mạnh Hà của báo Tiền Phong nói có thể chỉ là "nhầm lẫn cá nhân" của nam danh ca.
"Mới tối 7-8/3, Bằng Kiều và Minh Tuyết hát 'Tình Bơ Vơ' tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội vẫn trung thành với bản gốc. Bài hát cũng dạo gần đây cũng vẫn được Lệ Quyên hay Đàm Vĩnh Hưng thể hiện đúng lời. Nên tôi cho rằng trường hợp của Tuấn Ngọc chỉ là một nhầm lẫn cá nhân. Tuy cũng hơi đáng tiếc và lạ vì đây là bài hát phải nói là rất phổ biến mà một nghệ sĩ gạo cội như Tuấn Ngọc lại không biết câu này."
"Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi
Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào quên lãng
Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi
Mây tím đang dâng cao vời Mà tình yêu chưa lên ngôi…
'Tình Bơ Vơ' là một trong ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Lam Phương bên cạnh Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Kiếp Nghèo, Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp...
Bài hát đã được sáng tác trước năm 1975, và được cấp phép tại Việt Nam từ năm 2017. Giới phê bình âm nhạc cho rằng lời bài hát là sự thể hiện mối tình đơn phương giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến.
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83
NGUỒN HÌNH ẢNH,THUY NGA PARIS
Chụp lại hình ảnh,
Nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời tại California, Mỹ ở tuổi 83 vào năm 2020. Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông
Tuấn Ngọc, 75 tuổi là một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình qua các ca khúc được sáng tác trước và sau 1975 như "Riêng một góc trời", "Mắt lệ cho người", "Rong rêu", "Nỗi lòng người đi", "Khúc Thụy Du"...
Việc ca sĩ Tuấn Ngọc hát sai lời đã vấp phải làn sóng phản ứng giận dữ từ một số khán giả ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Có ý kiến cho rằng nam ca sĩ gạo cội và đơn vị sản xuất đã "tự kiểm duyệt" với cụm từ 'thu Việt Nam buồn lắm', để tránh bị chính quyền Việt Nam xem ám chỉ đến tháng 08/1945.
Nhà báo Mạnh Hà cho rằng "Việc hát đúng lời một bài hát đi cùng năm tháng ngoài tôn trọng sáng tạo trí tuệ của nhạc sĩ cũng là tôn trọng lịch sử. Cũng có thể nhà tổ chức Mây Lang Thang từng gặp vấn đề với việc để Khánh Ly hát 'Gia tài của mẹ' nên đã tỏ ra thận trọng quá mức trong trường hợp này chăng?".
"Tình trạng ca sĩ hát nhầm lời hiện khá phổ biến trên sân khấu ca nhạc Việt Nam kể cả trong các chương trình lớn. Dù cho nhà tổ chức thường đều có bố trí màn hình nhắc lời cho ca sĩ vừa nhìn vừa hát. Tháng 9 năm ngoái một nữ ca sĩ thậm chí còn phải nhìn vào tay (trên đó chép lời bài hát) mà vẫn không hát đúng nổi trong một tiết mục đơn ca được phát trực tiếp trên Đài Truyền hình Hà Nội. Đây có thể coi là thảm họa hiếm có trong lịch sử ngành truyền hình", nhà báo Mạnh Hà bình luận thêm.
Bảo vệ tác quyền
Từ Hoa Kỳ, nhạc sĩ Vũ Thành An, nhà sáng lập của Hiệp Hội Vaca (Vietnamese American Copyright Association) đưa ra một góc nhìn khác sau việc ca sĩ Tuấn Ngọc hát sai lời bài 'Tình Bơ Vơ'.
Thông tin từ Vaca cho thấy "Một điều quan trọng là: Từ mấy chục năm nay hầu như bất cứ ca khúc của các nhạc sĩ trước năm 1975 đều bị hát sai một chỗ nào đó. Đây là diễn đàn chung cho các nhạc sĩ xác nhận dòng nhạc cũng như lời nhạc theo đúng với nguyên bản."
Tác giả tuyển tập nhạc nổi tiếng 'Những Bài Không Tên' nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ tác quyền trong cộng đồng người gốc Việt ở hải ngoại trong bình luận gửi đến BBC News Tiếng Việt vào hôm nay.
"Chúng ta nên chung tay xây dựng một sinh hoạt nghệ thuật tốt đẹp hơn ở hải ngoại. Mấy chục năm qua việc sửa lời, không giới thiệu tên tác giả , không trả tác quyền đã trở nên quá phổ biến ở hải ngoại. Người ta đã cho những việc ấy là đương nhiên, bất chấp vi phạm luật pháp và đạo đức. Cần xây dựng lại ý thức đứng đắn trong những người tổ chức show, các ca sĩ, nhắc nhở họ tôn trọng, hỏi ý kiến tác giả, hát đúng nguyên bản, trả tác quyền đầy đủ."
Nhạc sĩ Vũ Thành An kể về những năm tháng đi tu
Trở lại 'gập ghềnh'
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chính phủ Việt Nam đã bỏ cấp phép biểu diễn cho các ca khúc ra đời tại miền Nam trước 1975 từ giữa tháng 12/2020, với Nghị định 144, thay vào đó quản lý bằng hậu kiểm
Các ca khúc trước năm 1975, hay còn gọi là "nhạc vàng" đã có một thời gian bị cấm phát thanh và cấm lưu hành sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Cụ thể Chính phủ Việt Nam đã bỏ cấp phép biểu diễn cho các ca khúc ra đời tại miền Nam trước 1975 từ giữa tháng 12/2020, với Nghị định 144, thay vào đó quản lý bằng hậu kiểm.
Tức là các ca sĩ, nhà tổ chức phải tự 'soi xét' xem bài hát mình lựa chọn có vi phạm 4 điều cấm, như "cấm chống phá Nhà nước", "cấm xuyên tạc lịch sử"…, trong nghị định hay không.
Bỏ cấm khái niệm 'ca khúc trước 75, ca sĩ hải ngoại'?
Trước đó tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc trước 1975, trong đó có "Con đường xưa em đi", sau đó thu hồi quyết định này.
Show diễn vào tháng 09/2022 có sự tham gia của ca sĩ Khánh Ly bị hủy "cắt điện để kiểm tra vì mục đích an toàn", hay Chế Linh một lần nữa 'bị cấm hát' vào tháng 11/2022 là những sự việc mới nhất liên quan đến khó khăn trong biểu diễn nền 'nhạc vàng' tại Việt Nam.
Vào tháng 10/2022, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho BBC News Tiếng Việt biết trước hai đêm công diễn Paris By Night 134 ở Thái Lan, ông chưa có ý định về Việt Nam, và việc trình diễn âm nhạc của các nghệ sĩ hải ngoại lâu nay vẫn vấp phải sự bất nhất trong chính sách kiểm duyệt của Nhà nước Việt Nam.
Từ 2020, Thúy Nga Paris đã chuẩn bị cho show diễn tại Bangkok. Show diễn ngày 15 và 16/10/2022 khi đó đã thu hút 10.000 khán giả đã có mặt tại Bangkok, có những người thậm chí bay từ Úc, Mỹ... sang Thái Lan nhưng đa số là từ Việt Nam sang.
Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Video danh ca Tuấn Ngọc hát "Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi" thay cho "Việt Nam" trong một buổi biểu diễn live do Mây Sài Gòn tổ chức hồi tháng Hai vừa qua tại Sài Gòn
12.03.2023 - BBC
Video ca sĩ gạo cội Tuấn Ngọc hát "Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi" thay cho "Việt Nam" ở Sài Gòn đã thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận ở Việt Nam và nước ngoài những ngày gần đây.
Video biểu diễn của ca sĩ Tuấn Ngọc bài hát "Tình Bơ Vơ" của cố nhạc sĩ tài hoa Lam Phương hiện đã được gỡ bỏ trên kênh YouTube tên Mây Lang Thang.
Mây Sài Gòn cho đến nay không đưa ra phản hồi chính thức về vấn đề này.
'Đáng tiếc và lạ'
Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm nay, nhà báo Mạnh Hà của báo Tiền Phong nói có thể chỉ là "nhầm lẫn cá nhân" của nam danh ca.
"Mới tối 7-8/3, Bằng Kiều và Minh Tuyết hát 'Tình Bơ Vơ' tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội vẫn trung thành với bản gốc. Bài hát cũng dạo gần đây cũng vẫn được Lệ Quyên hay Đàm Vĩnh Hưng thể hiện đúng lời. Nên tôi cho rằng trường hợp của Tuấn Ngọc chỉ là một nhầm lẫn cá nhân. Tuy cũng hơi đáng tiếc và lạ vì đây là bài hát phải nói là rất phổ biến mà một nghệ sĩ gạo cội như Tuấn Ngọc lại không biết câu này."
"Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi
Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào quên lãng
Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi
Mây tím đang dâng cao vời Mà tình yêu chưa lên ngôi…
'Tình Bơ Vơ' là một trong ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Lam Phương bên cạnh Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Kiếp Nghèo, Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp...
Bài hát đã được sáng tác trước năm 1975, và được cấp phép tại Việt Nam từ năm 2017. Giới phê bình âm nhạc cho rằng lời bài hát là sự thể hiện mối tình đơn phương giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến.
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83
NGUỒN HÌNH ẢNH,THUY NGA PARIS
Chụp lại hình ảnh,
Nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời tại California, Mỹ ở tuổi 83 vào năm 2020. Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông
Tuấn Ngọc, 75 tuổi là một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình qua các ca khúc được sáng tác trước và sau 1975 như "Riêng một góc trời", "Mắt lệ cho người", "Rong rêu", "Nỗi lòng người đi", "Khúc Thụy Du"...
Việc ca sĩ Tuấn Ngọc hát sai lời đã vấp phải làn sóng phản ứng giận dữ từ một số khán giả ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Có ý kiến cho rằng nam ca sĩ gạo cội và đơn vị sản xuất đã "tự kiểm duyệt" với cụm từ 'thu Việt Nam buồn lắm', để tránh bị chính quyền Việt Nam xem ám chỉ đến tháng 08/1945.
Nhà báo Mạnh Hà cho rằng "Việc hát đúng lời một bài hát đi cùng năm tháng ngoài tôn trọng sáng tạo trí tuệ của nhạc sĩ cũng là tôn trọng lịch sử. Cũng có thể nhà tổ chức Mây Lang Thang từng gặp vấn đề với việc để Khánh Ly hát 'Gia tài của mẹ' nên đã tỏ ra thận trọng quá mức trong trường hợp này chăng?".
"Tình trạng ca sĩ hát nhầm lời hiện khá phổ biến trên sân khấu ca nhạc Việt Nam kể cả trong các chương trình lớn. Dù cho nhà tổ chức thường đều có bố trí màn hình nhắc lời cho ca sĩ vừa nhìn vừa hát. Tháng 9 năm ngoái một nữ ca sĩ thậm chí còn phải nhìn vào tay (trên đó chép lời bài hát) mà vẫn không hát đúng nổi trong một tiết mục đơn ca được phát trực tiếp trên Đài Truyền hình Hà Nội. Đây có thể coi là thảm họa hiếm có trong lịch sử ngành truyền hình", nhà báo Mạnh Hà bình luận thêm.
Bảo vệ tác quyền
Từ Hoa Kỳ, nhạc sĩ Vũ Thành An, nhà sáng lập của Hiệp Hội Vaca (Vietnamese American Copyright Association) đưa ra một góc nhìn khác sau việc ca sĩ Tuấn Ngọc hát sai lời bài 'Tình Bơ Vơ'.
Thông tin từ Vaca cho thấy "Một điều quan trọng là: Từ mấy chục năm nay hầu như bất cứ ca khúc của các nhạc sĩ trước năm 1975 đều bị hát sai một chỗ nào đó. Đây là diễn đàn chung cho các nhạc sĩ xác nhận dòng nhạc cũng như lời nhạc theo đúng với nguyên bản."
Tác giả tuyển tập nhạc nổi tiếng 'Những Bài Không Tên' nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ tác quyền trong cộng đồng người gốc Việt ở hải ngoại trong bình luận gửi đến BBC News Tiếng Việt vào hôm nay.
"Chúng ta nên chung tay xây dựng một sinh hoạt nghệ thuật tốt đẹp hơn ở hải ngoại. Mấy chục năm qua việc sửa lời, không giới thiệu tên tác giả , không trả tác quyền đã trở nên quá phổ biến ở hải ngoại. Người ta đã cho những việc ấy là đương nhiên, bất chấp vi phạm luật pháp và đạo đức. Cần xây dựng lại ý thức đứng đắn trong những người tổ chức show, các ca sĩ, nhắc nhở họ tôn trọng, hỏi ý kiến tác giả, hát đúng nguyên bản, trả tác quyền đầy đủ."
Nhạc sĩ Vũ Thành An kể về những năm tháng đi tu
Trở lại 'gập ghềnh'
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chính phủ Việt Nam đã bỏ cấp phép biểu diễn cho các ca khúc ra đời tại miền Nam trước 1975 từ giữa tháng 12/2020, với Nghị định 144, thay vào đó quản lý bằng hậu kiểm
Các ca khúc trước năm 1975, hay còn gọi là "nhạc vàng" đã có một thời gian bị cấm phát thanh và cấm lưu hành sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Cụ thể Chính phủ Việt Nam đã bỏ cấp phép biểu diễn cho các ca khúc ra đời tại miền Nam trước 1975 từ giữa tháng 12/2020, với Nghị định 144, thay vào đó quản lý bằng hậu kiểm.
Tức là các ca sĩ, nhà tổ chức phải tự 'soi xét' xem bài hát mình lựa chọn có vi phạm 4 điều cấm, như "cấm chống phá Nhà nước", "cấm xuyên tạc lịch sử"…, trong nghị định hay không.
Bỏ cấm khái niệm 'ca khúc trước 75, ca sĩ hải ngoại'?
Trước đó tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc trước 1975, trong đó có "Con đường xưa em đi", sau đó thu hồi quyết định này.
Show diễn vào tháng 09/2022 có sự tham gia của ca sĩ Khánh Ly bị hủy "cắt điện để kiểm tra vì mục đích an toàn", hay Chế Linh một lần nữa 'bị cấm hát' vào tháng 11/2022 là những sự việc mới nhất liên quan đến khó khăn trong biểu diễn nền 'nhạc vàng' tại Việt Nam.
Vào tháng 10/2022, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho BBC News Tiếng Việt biết trước hai đêm công diễn Paris By Night 134 ở Thái Lan, ông chưa có ý định về Việt Nam, và việc trình diễn âm nhạc của các nghệ sĩ hải ngoại lâu nay vẫn vấp phải sự bất nhất trong chính sách kiểm duyệt của Nhà nước Việt Nam.
Từ 2020, Thúy Nga Paris đã chuẩn bị cho show diễn tại Bangkok. Show diễn ngày 15 và 16/10/2022 khi đó đã thu hút 10.000 khán giả đã có mặt tại Bangkok, có những người thậm chí bay từ Úc, Mỹ... sang Thái Lan nhưng đa số là từ Việt Nam sang.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Nguoi Viet Online
Về hát ở Sài Gòn, Tuấn Ngọc sửa lời ‘Tình Bơ Vơ’ của Lam Phương
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi bị công luận chỉ trích vụ ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời ca khúc “Tình Bơ Vơ” trong chương trình diễn ra ở Sài Gòn, trang YouTube Mây Saigon Live Stage (Mây Lang Thang Sài Gòn) hôm 9 Tháng Ba đã gỡ bỏ video clip tiết mục này.
Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương có câu hát vốn được nhiều thế hệ khán giả thuộc lòng: “…Trời vào Thu Việt Nam buồn lắm em ơi. Mây tím đang dâng cao vời. Mà tình thương chưa lên ngôi…”
Ca sĩ Tuấn Ngọc trong tiết mục “Tình Bơ Vơ” trên sân khấu Mây Lang Thang Sài Gòn. (Hình: Chụp qua màn hình)
Tuy vậy, trong đoạn clip được nhiều người chia sẻ trên Facebook và YouTube, ca sĩ Tuấn Ngọc hát: “…Trời vào Thu chiều nay buồn lắm em ơi,” tức hai chữ “chiều nay” được ông hát thay cho “Việt Nam.”
Theo nhiều khán giả, việc ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời ca khúc là cố ý, vì trong đoạn clip, ông vừa hát vừa chăm chú nhìn bản nhạc được đặt trên sân khấu để tránh quên lời.
Hiện chưa rõ ca sĩ Tuấn Ngọc có chịu sức ép của Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch ở Sài Gòn để sửa lời, hay do chính ông và Mây Lang Thang Sài Gòn “tự sửa” để tránh rầy rà với cơ quan quản lý văn hóa.
Ở Việt Nam, theo tuyên truyền của nhà cầm quyền, “mùa Thu” trong ca khúc, thi ca, nghiễm nhiên được hiểu là “mùa Thu cách mạng.” Nhất là “mùa Thu Việt Nam” thì không thể nào “buồn lắm em ơi.”
Đáng nói, trong một video clip khác do khán giả Linhie Vũ đăng trên YouTube, Tuấn Ngọc cũng hát “…Trời vào Thu chiều nay buồn lắm em ơi” khi song ca bài “Tình Bơ Vơ” cùng ca sĩ Uyên Linh trên sân khấu Mây Đà Nẵng hồi nửa tháng trước.
“Tình Bơ Vơ” là một trong những bài nhạc tình của Lam Phương, được sáng tác trước năm 1975.
Trong chương trình “Music Box” của trung tâm Thúy Nga phát trên YouTube hồi năm ngoái, ca sĩ Bằng Kiều cho hay: “Bài hát này [Tình Bơ Vơ] được nhạc sĩ Lam Phương dành cho cô Bạch Yến, khi cô Bạch Yến ra nước ngoài. Xưa chú theo đuổi cô rất lâu, nhưng cô chưa đồng ý. Cô chỉ coi chú là người bạn. Lúc đó, chú theo cô nhưng cô lại thường xuyên đi Mỹ biểu diễn. Khi cô về nước, chú mừng quá, chú tưởng cô sẽ ở lại, ai ngờ cô về được mấy tháng, cô lại đi tiếp. Thế là chú viết bài này.”
Theo Facebooker Bui An, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tiết lộ từng mất tám năm trời mới được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép cho tiết mục “Tình Bơ Vơ” trong liveshow của anh cũng vì câu “Trời vào Thu Việt Nam buồn lắm em ơi.”
Không chỉ “Tình Bơ Vơ” mà các ca khúc khác về mùa Thu cũng bị cơ quan quản lý văn hóa ở Việt Nam làm khó dễ.
Nhạc phẩm “Tình Bơ Vơ” của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình: Tài liệu)
Liên quan vụ ca khúc “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có ca từ bị coi là “nhạy cảm,” báo VOV hồi năm 2017 dẫn lời nhạc sĩ Đoàn Bổng ở Hà Nội: “Khi tôi còn công tác tại đài Truyền Hình Việt Nam (VTV), có cô đạo diễn mỗi khi nghe thấy ca khúc ‘Nhớ Mùa Thu Hà Nội’ là lại nhảy dựng lên.”
“Ca khúc [này] có những ca từ ‘nhạy cảm:’ ‘…Hà Nội mùa Thu đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai, sẽ có một ngày trời Thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.’ Mùa Thu Hà Nội tượng trưng cho mùa Thu cách mạng. Vậy nói mùa Thu Hà Nội trả lời là trả lời cái gì? Nếu một số ca khúc trước đây bị cấm vì có ca từ nhạy cảm, thì sao ca khúc này không bị cấm?,” ông Đoàn Bổng nói.
Ông Đoàn Bổng khẳng định ca khúc “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” “có những ca từ mâu thuẫn” và nói thêm rằng: “Có những ca khúc không viết thẳng nội dung chống phá nhà nước, nhưng lại viết bóng gió, cũng cần xem xét lại.” (N.H.K) [qd]
Về hát ở Sài Gòn, Tuấn Ngọc sửa lời ‘Tình Bơ Vơ’ của Lam Phương
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi bị công luận chỉ trích vụ ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời ca khúc “Tình Bơ Vơ” trong chương trình diễn ra ở Sài Gòn, trang YouTube Mây Saigon Live Stage (Mây Lang Thang Sài Gòn) hôm 9 Tháng Ba đã gỡ bỏ video clip tiết mục này.
Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương có câu hát vốn được nhiều thế hệ khán giả thuộc lòng: “…Trời vào Thu Việt Nam buồn lắm em ơi. Mây tím đang dâng cao vời. Mà tình thương chưa lên ngôi…”
Ca sĩ Tuấn Ngọc trong tiết mục “Tình Bơ Vơ” trên sân khấu Mây Lang Thang Sài Gòn. (Hình: Chụp qua màn hình)
Tuy vậy, trong đoạn clip được nhiều người chia sẻ trên Facebook và YouTube, ca sĩ Tuấn Ngọc hát: “…Trời vào Thu chiều nay buồn lắm em ơi,” tức hai chữ “chiều nay” được ông hát thay cho “Việt Nam.”
Theo nhiều khán giả, việc ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời ca khúc là cố ý, vì trong đoạn clip, ông vừa hát vừa chăm chú nhìn bản nhạc được đặt trên sân khấu để tránh quên lời.
Hiện chưa rõ ca sĩ Tuấn Ngọc có chịu sức ép của Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch ở Sài Gòn để sửa lời, hay do chính ông và Mây Lang Thang Sài Gòn “tự sửa” để tránh rầy rà với cơ quan quản lý văn hóa.
Ở Việt Nam, theo tuyên truyền của nhà cầm quyền, “mùa Thu” trong ca khúc, thi ca, nghiễm nhiên được hiểu là “mùa Thu cách mạng.” Nhất là “mùa Thu Việt Nam” thì không thể nào “buồn lắm em ơi.”
Đáng nói, trong một video clip khác do khán giả Linhie Vũ đăng trên YouTube, Tuấn Ngọc cũng hát “…Trời vào Thu chiều nay buồn lắm em ơi” khi song ca bài “Tình Bơ Vơ” cùng ca sĩ Uyên Linh trên sân khấu Mây Đà Nẵng hồi nửa tháng trước.
“Tình Bơ Vơ” là một trong những bài nhạc tình của Lam Phương, được sáng tác trước năm 1975.
Trong chương trình “Music Box” của trung tâm Thúy Nga phát trên YouTube hồi năm ngoái, ca sĩ Bằng Kiều cho hay: “Bài hát này [Tình Bơ Vơ] được nhạc sĩ Lam Phương dành cho cô Bạch Yến, khi cô Bạch Yến ra nước ngoài. Xưa chú theo đuổi cô rất lâu, nhưng cô chưa đồng ý. Cô chỉ coi chú là người bạn. Lúc đó, chú theo cô nhưng cô lại thường xuyên đi Mỹ biểu diễn. Khi cô về nước, chú mừng quá, chú tưởng cô sẽ ở lại, ai ngờ cô về được mấy tháng, cô lại đi tiếp. Thế là chú viết bài này.”
Theo Facebooker Bui An, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tiết lộ từng mất tám năm trời mới được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép cho tiết mục “Tình Bơ Vơ” trong liveshow của anh cũng vì câu “Trời vào Thu Việt Nam buồn lắm em ơi.”
Không chỉ “Tình Bơ Vơ” mà các ca khúc khác về mùa Thu cũng bị cơ quan quản lý văn hóa ở Việt Nam làm khó dễ.
Nhạc phẩm “Tình Bơ Vơ” của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình: Tài liệu)
Liên quan vụ ca khúc “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có ca từ bị coi là “nhạy cảm,” báo VOV hồi năm 2017 dẫn lời nhạc sĩ Đoàn Bổng ở Hà Nội: “Khi tôi còn công tác tại đài Truyền Hình Việt Nam (VTV), có cô đạo diễn mỗi khi nghe thấy ca khúc ‘Nhớ Mùa Thu Hà Nội’ là lại nhảy dựng lên.”
“Ca khúc [này] có những ca từ ‘nhạy cảm:’ ‘…Hà Nội mùa Thu đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai, sẽ có một ngày trời Thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.’ Mùa Thu Hà Nội tượng trưng cho mùa Thu cách mạng. Vậy nói mùa Thu Hà Nội trả lời là trả lời cái gì? Nếu một số ca khúc trước đây bị cấm vì có ca từ nhạy cảm, thì sao ca khúc này không bị cấm?,” ông Đoàn Bổng nói.
Ông Đoàn Bổng khẳng định ca khúc “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” “có những ca từ mâu thuẫn” và nói thêm rằng: “Có những ca khúc không viết thẳng nội dung chống phá nhà nước, nhưng lại viết bóng gió, cũng cần xem xét lại.” (N.H.K) [qd]
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tuấn Ngọc hát sai lời 'Tình Bơ Vơ' là nhầm lẫn cá nhân?
Tieng Dan Logo
Nhạy cảm chính trị
Bởi AdminTD -10/03/2023
Lâm Bình Duy Nhiên
Ca sĩ Tuấn Ngọc. Ảnh chụp màn hình
Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.
Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.
Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!
Cái đau và nỗi buồn của một mối tình được thể hiện một cách giản dị, qua lời ca khúc của người nhạc sĩ, ôm ấp trong lòng một mối tình đơn phương.
Nỗi buồn ấy đâu chỉ còn của riêng ông! Trái lại, ông muốn người con gái kia cảm được sự tột cùng trống vắng và đau khổ. Cả một Việt Nam vào thu cũng buồn như đồng cảm với mối tình không trọn vẹn của ông.
Đơn giản và lãng mạn thế thôi.
Nhưng có điều, chính quyền Việt Nam, có lẽ với thói quen hay “giựt mình” nên nhìn vào đâu cũng thấy nhạy cảm chính trị nên mới bóp chết sự sáng tạo và tự do của người nghệ sĩ.
Khó có thể cho rằng Tuấn Ngọc, một ca sĩ danh tiếng, lại có thể tự cho mình cái quyền tự sửa lời ca khúc của người khác.
Cho nên, không khó có thể thấy rằng, chính Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tại Sài Gòn, đại diện cho thế lực chính trị, đã ra tay can thiệp, muốn ca sĩ này phải hát ca khúc bị chỉnh sửa.
Mùa thu tại Việt Nam phải gắn liền với mùa thu cách mạng. Của cách mạng tháng Tám, của sự kiện ông Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, của những lời thơ chuyên chở khát vọng cách mạng, không uỷ mị, yếu đuối, yêu đương tầm thường. Mùa thu như Nguyễn Đình Thi mô tả mới chính là mùa thu của người cộng sản. Một mùa thu với nhận thức chính trị rõ ràng, phù hợp với sự tuyên truyền của chế độ:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Hay mùa thu của Xuân Diệu cũng không còn sự lãng mạn của tình yêu, thay vào đó là khí thế cách mạng của giai cấp vô sản:
“Gió bay đi, mà nhạc cũng bay theo,
Đưa tin mới khắp trên trời nước Việt.
Hoa cỏ đón, mà núi sông cũng biết,
Cờ Việt Nam oanh liệt gió mừng bay!”
Lam Phương ví von so sánh tình yêu của ông như mùa thu buồn tại Việt Nam. Một thái độ phản cách mạng, phản lại đường lối, định hướng của nhà nước.
Và Tuấn Ngọc, người ca sĩ nổi tiếng, đã chấp nhận đánh đổi sự tự do của người nghệ sĩ, chỉ để được hát tại Việt Nam. Liệu có sự áp lực nào mà ông phải chịu để được hát? Ông có một sự chọn lựa nào khác hay không?
Chắc chắn ông biết rất rõ khi ông chấp nhận trình diễn một ca khúc đã bị sửa lời. Ông cũng thừa biết bản chất của nhà nước Việt Nam khi kiểm duyệt, ngăn cản các chương trình ca nhạc của các ca sĩ hải ngoại.
Tuấn Ngọc đã chọn “mùa thu” của đảng khi ông cất cao lời ca: “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Ông đã tự đánh mất quyền tự do và sáng tạo của người nghệ sĩ.
Và một khi không còn Tự Do thì người nghệ sĩ chỉ còn đơn thuần là công cụ tuyên truyền của quyền lực chính trị!
Nhạy cảm chính trị
Bởi AdminTD -10/03/2023
Lâm Bình Duy Nhiên
Ca sĩ Tuấn Ngọc. Ảnh chụp màn hình
Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.
Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.
Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!
Cái đau và nỗi buồn của một mối tình được thể hiện một cách giản dị, qua lời ca khúc của người nhạc sĩ, ôm ấp trong lòng một mối tình đơn phương.
Nỗi buồn ấy đâu chỉ còn của riêng ông! Trái lại, ông muốn người con gái kia cảm được sự tột cùng trống vắng và đau khổ. Cả một Việt Nam vào thu cũng buồn như đồng cảm với mối tình không trọn vẹn của ông.
Đơn giản và lãng mạn thế thôi.
Nhưng có điều, chính quyền Việt Nam, có lẽ với thói quen hay “giựt mình” nên nhìn vào đâu cũng thấy nhạy cảm chính trị nên mới bóp chết sự sáng tạo và tự do của người nghệ sĩ.
Khó có thể cho rằng Tuấn Ngọc, một ca sĩ danh tiếng, lại có thể tự cho mình cái quyền tự sửa lời ca khúc của người khác.
Cho nên, không khó có thể thấy rằng, chính Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tại Sài Gòn, đại diện cho thế lực chính trị, đã ra tay can thiệp, muốn ca sĩ này phải hát ca khúc bị chỉnh sửa.
Mùa thu tại Việt Nam phải gắn liền với mùa thu cách mạng. Của cách mạng tháng Tám, của sự kiện ông Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, của những lời thơ chuyên chở khát vọng cách mạng, không uỷ mị, yếu đuối, yêu đương tầm thường. Mùa thu như Nguyễn Đình Thi mô tả mới chính là mùa thu của người cộng sản. Một mùa thu với nhận thức chính trị rõ ràng, phù hợp với sự tuyên truyền của chế độ:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Hay mùa thu của Xuân Diệu cũng không còn sự lãng mạn của tình yêu, thay vào đó là khí thế cách mạng của giai cấp vô sản:
“Gió bay đi, mà nhạc cũng bay theo,
Đưa tin mới khắp trên trời nước Việt.
Hoa cỏ đón, mà núi sông cũng biết,
Cờ Việt Nam oanh liệt gió mừng bay!”
Lam Phương ví von so sánh tình yêu của ông như mùa thu buồn tại Việt Nam. Một thái độ phản cách mạng, phản lại đường lối, định hướng của nhà nước.
Và Tuấn Ngọc, người ca sĩ nổi tiếng, đã chấp nhận đánh đổi sự tự do của người nghệ sĩ, chỉ để được hát tại Việt Nam. Liệu có sự áp lực nào mà ông phải chịu để được hát? Ông có một sự chọn lựa nào khác hay không?
Chắc chắn ông biết rất rõ khi ông chấp nhận trình diễn một ca khúc đã bị sửa lời. Ông cũng thừa biết bản chất của nhà nước Việt Nam khi kiểm duyệt, ngăn cản các chương trình ca nhạc của các ca sĩ hải ngoại.
Tuấn Ngọc đã chọn “mùa thu” của đảng khi ông cất cao lời ca: “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Ông đã tự đánh mất quyền tự do và sáng tạo của người nghệ sĩ.
Và một khi không còn Tự Do thì người nghệ sĩ chỉ còn đơn thuần là công cụ tuyên truyền của quyền lực chính trị!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Thầy Dương Tuấn Ngọc bị công an bắt
» Phượng Yêu - Lân Nhã
» Ông Dương Tuấn Ngọc bị việt cộng kết án 7 năm tù 3 năm quản chế
» Khúc Nhạc Buồn
» Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?
» Phượng Yêu - Lân Nhã
» Ông Dương Tuấn Ngọc bị việt cộng kết án 7 năm tù 3 năm quản chế
» Khúc Nhạc Buồn
» Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum