Từ giấc mộng Đại Nga đến sự sụp đổ của một đế quốc Những thay đổi địa chính trị thế giới sau cuộc chiến Nga-Ukraine
Page 1 of 1 • Share
Từ giấc mộng Đại Nga đến sự sụp đổ của một đế quốc Những thay đổi địa chính trị thế giới sau cuộc chiến Nga-Ukraine
Từ giấc mộng Đại Nga đến sự sụp đổ của một đế quốc
Những thay đổi địa chính trị thế giới sau cuộc chiến Nga-Ukraine
Tùng Phong
13 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Vladimir Putin luôn thèm khát đưa nước Nga trở lại hình ảnh một cường quốc bao la về địa lý và mạnh mẽ về quyền lực bao trùm (Getty Images)
Hơn một năm sau thời điểm khởi đầu cuộc xâm lược Ukraine, giới nghiên cứu và chính trị gia đã dành nhiều quan tâm hơn đến khái niệm và nội hàm của những cụm từ như “tư tưởng Đại Nga”, “chủ nghĩa Đại Nga”, coi đó là căn nguyên khiến Putin quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện với Ukraine – điều mà trước ngày 24 Tháng Hai 2022, giới tinh hoa Phương Tây coi đó chỉ là sản phẩm của thuyết âm mưu.
1/
Thế giới vĩnh viễn đã thay đổi theo một ngả rẽ mà chúng ta không thể lường định trước bởi hai cú hích liên tiếp: Đại dịch COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine. Sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, công nghệ của những tập đoàn đa quốc gia giờ đây cùng gắn liền với chiến lược định hình địa chính trị của các siêu cường.
Một “thế giới phẳng” gắn bó chặt chẽ với nhau bởi nhu cầu kinh tế và giao lưu văn hóa được thúc đẩy bởi toàn cầu hóa và internet của Thomas Friedman bỗng chốc hóa thành ảo tưởng, nhường chỗ cho những lý thuyết địa chính trị của Halford John Mackinder, Alfred Thayer Mahan từ hàng trăm năm trước và giờ đây là Chủ nghĩa Đại Nga của Putin hay Giấc Mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình. Hóa ra, Hòa Bình mong manh hơn bao giờ hết trong một thế giới ngày một chật hẹp bởi sự mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo, cạnh tranh về lợi ích kinh tế ngày trở lên khốc liệt giữa những đại cường và sự thắng thế của các chế độ độc tài.
Hơn một năm kể từ khi khởi đầu một cuộc chiến tàn bạo, xâm lược Ukraine, Kremlin giờ đây đã thay đổi diễn ngôn về “chiến dịch quân sự đặc biệt” như là một cuộc chiến vệ quốc chống lại sự áp bức, tấn công của liên minh các nước Phương Tây do Mỹ đứng đầu.
Còn nhớ, trước khi ra lệnh đội quân xâm lược khổng lồ vượt đường biên giới dài 1,925 km với Ukraine, ngày 22 Tháng Hai, 2022, Putin đã có một bài diễn văn dài hùng biện, sử dụng những cứ liệu sử học giả tạo rằng “Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra hay nói chính xác hơn là bởi phe Bolshevik, bởi nước Nga Cộng sản”. Ông ta nhắc đến câu chuyện lịch sử rằng Ukraine “… là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng ta”; và việc để mất Ukraine, Crimea của Lenin và Krushchev là một điều tệ hơn cả sai lầm.
Không chỉ nói về Ukraine, Putin đặt câu hỏi cho lý do “Tại sao lại cần phải tạo ra những món quà hào phóng như vậy, ra ngoài ước mơ ngông cuồng nhất của những người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành nhất và trên hết là trao cho các nước cộng hòa quyền ly khai khỏi nhà nước thống nhất mà không cần bất kỳ điều kiện nào?”. Không giấu giếm, Putin đã thể hiện rõ tham vọng khôi phục lại đế quốc Đỏ Soviet trước đây. Đó là lý do để Putin “bảo vệ” những “giá trị Nga”.
Sa hoàng Peter Đại đế – tranh chân dung của họa sĩ Jean-Marc Nattier vào thế kỷ 18 (ảnh: Imagno/Getty Images)
2/
Mục tiêu “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Kremlin ban đầu tuyên bố là “phi quân sự hóa Ukraine và lật đổ chế độ tân phát xít của tổng thống dân bầu Zelensky”. Những đoàn quân Nga mang theo lễ phục để có thể duyệt binh ở quảng trường Kyiv như dự kiến của giới tướng lĩnh Nga là chỉ mất khoảng hai tuần lễ để giải giáp các lực lượng quân sự Ukraine. Thế nhưng đời không như mơ.
Cuộc chiến đã kéo dài sang năm thứ hai, đội quân luôn được xếp hạng thứ hai trên thế giới đã gặp phải cơn ác mộng chưa có hồi kết khi 1/3 lực lượng tăng thiết giáp chủ lực và khoảng 150,000 lính đã bị loại khỏi cuộc chiến, tuần dương hạm Moskva đem theo niềm tự hào của hải quân Nga xuống đáy biển Đen và lực lượng không quân Nga sợ hãi tránh xa bầu trời Ukraine.
Nói về sức mạnh của đội quân “thứ hai thế giới”, cựu phó tư lệnh các lực lượng NATO ở Châu Âu, tướng Michel Yakovleff nói: “Đột nhiên hóa ra quân đội Nga là một đội mà ai cũng nghĩ là chơi ở Champions League (giải Ngoại hạng Anh), lại đến từ giải hạng ba. Cùng lắm thì lên hạng hai, còn ở giải Ngoại hạng thì chẳng có gì tỏa sáng. Theo tôi, quân đội Ukraine là quân đội tốt nhất ở châu Âu hiện nay”.
Putin đã gửi đến Ukraine một đội quân xâm lược khổng lồ, tàn phá nhiều thành phố xinh đẹp của đất nước này và gây ra những cuộc thảm sát ghê tởm như ở Bucha. Nhưng hơn một năm qua, đội quân đó đã chịu những tổn thất không thể tưởng tượng nổi, vượt xa tất cả các cuộc chiến mà Nga đã tham dự sau Đệ nhị Thế chiến tới nay cộng lại (từ Chechnya, Afghanistan, đến Syria)…
Quân đội Nga được ví như quân đoàn Orc của quỉ vương Sauron trong “Chúa tể những chiếc nhẫn” về độ tàn bạo nhưng cũng cho thấy sự yếu kém đến ngạc nhiên về khả năng hiệp đồng tác chiến, tiếp vận, vũ khí, tình báo, thông tin liên lạc, trang bị và huấn luyện. Sau hơn một năm, những yếu điểm này vẫn không được khắc phục. Mới đây, trong cuộc chiến ở thị trấn nhỏ Vuhledar, quân Nga đã tổn thất lớn.
Đại tá Oleksii Dmytrashkivskyi, phát ngôn viên của Văn phòng báo chí chung của Lực lượng phòng vệ mặt trận Tavria của Ukraine trao đổi với hãng tin Pravda, cho biết: “Quân đội Nga đã mất khá nhiều xe bọc thép ở mặt trận Vuhledar trong vòng hai tuần khi phát động “cuộc tấn công lớn” vào Vuhledar, tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine. Chỉ riêng tuần trước, 130 chiếc xe bọc thép của Nga đã bị phá hủy, trong đó có 36 xe tăng”.
Nguyên nhân của tổn thất này như The New York Times ghi nhận là do phía Nga thiếu sĩ quan chỉ huy kinh nghiệm và lính tăng thiếu được đào tạo về các chiến thuật phục kích của quân đội Ukraine.
“Chúng ta mang lá cờ Tháng Mười xuyên suốt nhiều thế kỷ” – một bích chương tuyên truyền thời Soviet, 1963 (ảnh: Universal History Archive/Getty Images)
3/
Giờ đây, Putin phải tìm kiếm những “chiến thắng Pyrrhic” như ở thị trấn nhỏ Bakhmut, dựa vào đội quân lính đánh thuê ô hợp Wagner để bảo vệ cho uy tín chính trị ngày một trở lên mong manh hơn bao giờ. Thị trấn nhỏ Bakhmut không có nhiều ý nghĩa chiến lược được quân đội Ukraine biến thành “cỗ máy xay thịt” nhằm tiêu hao sinh lực và làm phá sản các kế hoạch tiến lên của quân đội Nga ở mặt trận phía Đông (Chiến thắng Pyrrhic là một chiến thắng gây ra thiệt hại nặng nề cho người chiến thắng đến mức tương đương với thất bại. Cụm từ này bắt nguồn từ một câu trích của Pyrrhus of Epirus, người đã chiến thắng La Mã trong Trận chiến Asculum vào năm 279 trước Công nguyên).
Khi mùa xuân tới, năm sư đoàn Ukraine được huấn luyện đầy đủ ở các nước Châu Âu trở về cùng hàng trăm xe tăng Leopard 2, M1Abrams, Challenger, các hệ thống vũ khí tầm xa chính xác như GLSDB, GMLRS, hệ thống phòng không Patriot và cả những phi đội F16 sẽ tập hợp để đội quân mang sức mạnh của thần Poseidon quyết định chiến cuộc. Thời gian của Sa hoàng Nga Putin không còn nhiều.
Có thể, giới tinh hoa Tây Phương, Trung Quốc và cả Nga đang đau đầu về những giải pháp hậu Putin. Một nước Nga tan rã quá nhanh thậm chí còn nguy hại hơn cả một cuộc chiến tranh. Nếu như hiểu rõ hơn về lịch sử đẫm máu của nước Nga, thì việc hy vọng về một tổng thống “tốt” hơn Putin thật là một điều tự huyễn hoặc nhưng cũng sẽ sai lầm lớn nếu coi thường và xem nhẹ một nước Nga đã suy sụp.
Lịch sử chứng minh nước Nga đã rất nhiều lần mở rộng, sụp đổ rồi lại hồi sinh và bành trướng. Điều rất ít các đế quốc làm được trong lịch sử văn minh nhân loại và nước Nga hôm nay cũng là một phần của câu chuyện này. Bắt đầu từ đế chế vĩ đại đầu tiên là Kievan Rus, vương quốc nổi lên vào giữa thế kỷ IX ở Kyiv (do đó, Kyiv còn được gọi là mẹ của các thành phố Nga) cho đến khi bị phá hủy bởi Batu Khan (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) vào thế kỷ XIII.
Nhưng cuộc chiến đấu của dân tộc Kievian Rus với đội quân Mông Cổ hùng mạnh vẫn tiếp diễn suốt nhiều thế kỷ sau đó và những cuộc di cư lên phía Bắc đã tạo ra những đô thị như Smolensk, Novogorod, Vladimir và Moskva. Cho đến khi Ivan Bạo Chúa lên ngôi, Moscovy đã nổi lên như một trung tâm quyền lực.
Bị bao bọc và đe dọa từ ba mặt bởi những kẻ thù và thiên nhiên khắc nghiệt – phía Nam là người Turk và Mông Cổ chặn lối tiếp cận Biển Đen, phía Tây và Tây Bắc bị những người Thụy Điển, Ba Lan, Lieatuva (Lithuania) chặn lối ra biển Baltic, phía Bắc là Bắc Băng Dương với mặt biển luôn bị đồng băng mênh mông – người Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vượt thoát khỏi hoàn cảnh tàn khốc đó và họ đã làm được ở thời Ivan Bạo chúa.
Ivan, người trở thành Sa hoàng, là người theo chủ nghĩa đế quốc vĩ đại đầu tiên của Nga, một vai trò mà theo Robert D.Kaplan – giáo sư Học viện Hải quân Annapolis, Hoa Kỳ, đánh giá là người có một vai trò do tính lịch sử và hoàn cảnh địa lý, một anh hùng dân dã, một nhân vật quái quỉ và tàn bạo, luôn nhận được sự suy tôn đặc biệt trong tâm tưởng người Nga. Ông ta đã đánh bại người Tatar Kazan, mở đường tới Ural; Đánh bại Hãn quốc Sibir gần sông Irtysh, phía Tây bắc Mông Cổ và mở rộng lãnh địa Muscovy đến tận rìa Tây Thái Bình Dương. Ivan tiếp tục chinh phục không mệt mỏi và xây dựng đế quốc của mình trở thành nguyên mẫu “Roma thứ ba”.
Cho đến khi Muscovy suy vị thì đến năm 1613, Michael Romanov trở thành Sa hoàng, mở ra một chương mới cho nước Nga tái sinh. Trong 300 năm trị vì của triều đại Romanov, Nga đã chinh phục Ba Lan, Lietuva, vùi dập Thụy Điển, hạ nhục Napoleon kiêu hãnh của nước Pháp, lấy lại Ukraine, mở rộng sang Crimea và vùng Balkan của người Ottoman Turk, chiếm Trung Á, Sibir cho tới tận Trung Quốc và Thái Bình Dương. Tiếp đó là Pyotr Đại đế, người cai trị nước Nga cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Nhân vật này là một cá nhân phi thường mà những lãnh đạo nước Nga sau này luôn tôn sùng.
Có công trong việc tiêu diệt phát xít Đức nhưng cộng sản Liên Xô cũng tàn độc và sống với hệ thống tuyên truyền gần như giống phát xít Đức một cách tuyệt đối; và điều đáng nói là “tinh thần” này đến tận nay vẫn được nhiều người Nga ủng hộ và cổ xúy (ảnh: Universal History Archive/Getty Images)
4/
Putin và có lẽ sau Putin cũng sẽ còn nhiều lãnh đạo nước Nga luôn đi tìm kiếm ánh vinh quang trong lịch sử chiến tranh liên miên với những hình tượng kẻ chinh phục vĩ đại như Ivan Bạo chúa hay Pyotr Đại đế. Kể từ năm 1991, nước Nga đã thu kích thước nhỏ nhất kể từ trước triều đại Catherine Đại Đế, khi mất luôn cả Ukraine, cái nôi lịch sử của dân tộc Kievan Rus.
Nhưng, Nga vẫn là một cường quốc lục địa với diện tích lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, gồm 1/3 diện tích Châu Á, với biên giới đất liền trải dài trên 11 múi giờ. Khi những hệ thống quyền lực từng tồn tại bởi chất kết dính Cộng sản chủ nghĩa không còn, nước Nga đánh mất luôn những thành lũy địa lý tự nhiên. Các nhà lãnh đạo quốc gia như Putin đã nhanh chóng nhận ra một nước Nga trơ trọi trên lãnh nguyên mênh mông, với dân số còn ít hơn cả Bangladesh.
Một nước Nga nghèo nàn, rệu rã trước vô số những quốc gia cựu thù thèm khát nguồn tài nguyên dồi dào mà nó sở hữu. Sức ép từ sự mở rộng của khối NATO ở phía Tây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của của con rồng Trung Quốc ở phía Đông đang nhòm ngó các nước Trung Á từng là “sân sau” của Nga như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan… Phong trào ly khai của các quốc gia cộng hòa từng là thành viên cũ trong liên bang, khiến Nga – kẻ kế thừa di sản đổ nát của Soviet – thêm kiệt quệ, suy yếu. Putin căm ghét điều đó. Nỗi ám ảnh địa chính trị đã trở lại như một lời nguyền.
Có lẽ, vị thế nhạy cảm về hoàn cảnh địa lý khiến nước Nga không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, nhằm chinh phục các nước láng giềng như Belarus, Ukraine, Moldova, vùng Caucasus và Trung Á, nơi vẫn có tới 26 triệu người Nga sinh sống.
Và nếu như Ukraine trở lại trong vòng tay Putin sau một cuộc cưỡng bức thô bạo, thì nước Nga có thêm 46 triệu dân và cửa ngõ ra Biển Đen ấm áp rộng mở. Khi đó, cán cân sức mạnh ở Châu Âu sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Nga. Bài phát biểu kích động, viện dẫn nhiều yếu tố lịch sử của Putin để minh chứng “Ukraine là một phần không thể tách rời của Nga” cũng chỉ khỏa lấp những tham vọng và cả ám ảnh địa chính trị.
5/
Trong 20 năm cầm quyền và chi phối hoàn toàn đời sống chính trị nước Nga, những gì mà Putin làm được chỉ là chắp vá gượng ép các chế độ độc tài ở những nước cộng hòa trong liên bang Soviet cũ lại với nhau bằng các mối quan hệ lợi ích thực dụng. Những đường biên giới mong manh được vẽ ra từ thời Soviet, nếu có được duy trì tới hôm nay thì nó cũng rất rời rạc, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa sắc tộc, tôn giáo và sự nổi lên mạnh mẽ thế lực kinh tế đến từ Trung Quốc.
“Đế chế Nga mới” – có lẽ là một cái đích của chủ nghĩa Đại Nga mà Putin mê say, chỉ là môt phiên bản tái sinh èo uột của những đế chế tiền thân của nó. Giờ đây, sức mạnh quân sự của nó hoàn toàn sụp đổ sau thất bại trực chờ ở Ukraine, trong khi EU không còn phụ thuộc vào nguồn dầu khí từ Nga. Những quốc gia Trung Á quan trọng nhất như Kazakhstan và vùng Viễn Đông giàu có tài nguyên, rời xa vòng ảnh hưởng của Nga và ngả hẳn vào vòng tay Trung Quốc. Nước Nga sẽ còn lại gì?
Giờ đây, Putin là người cuối cùng đóng lại cánh cửa hướng về Phương Tây của nước Nga. Không có công nghệ và văn minh Tây Phương, nước Nga vẫn có thể là một đế quốc lục địa mang tính Châu Á và con đường đi đến thịnh vượng và phát triển sẽ kéo dài thêm nhiều thập niên.
Cũng có thể một Ivan Bạo chúa, một Pyotr Đại đế khác xuất hiện để cứu rỗi và hồi sinh một nước Nga tàn tạ bởi tham nhũng và trì trệ sau sự ra đi của Putin, nhưng nước Nga mãi vẫn là nơi mà sức mạnh toàn trị và những tín điều tôn giáo duy linh tồn tại sâu đậm, được thể hiện nổi bật trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của đế quốc này. Điều đó vẫn được phần lớn những người Nga yêu mến và bảo vệ dù nó đi ngược tiến trình hướng đến Tự Do, Dân Chủ của nhân loại nói chung… Suy cho cùng, đó là lựa chọn của họ, cho dù là một lựa chọn tồi.
Những thay đổi địa chính trị thế giới sau cuộc chiến Nga-Ukraine
Tùng Phong
13 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Vladimir Putin luôn thèm khát đưa nước Nga trở lại hình ảnh một cường quốc bao la về địa lý và mạnh mẽ về quyền lực bao trùm (Getty Images)
Hơn một năm sau thời điểm khởi đầu cuộc xâm lược Ukraine, giới nghiên cứu và chính trị gia đã dành nhiều quan tâm hơn đến khái niệm và nội hàm của những cụm từ như “tư tưởng Đại Nga”, “chủ nghĩa Đại Nga”, coi đó là căn nguyên khiến Putin quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện với Ukraine – điều mà trước ngày 24 Tháng Hai 2022, giới tinh hoa Phương Tây coi đó chỉ là sản phẩm của thuyết âm mưu.
1/
Thế giới vĩnh viễn đã thay đổi theo một ngả rẽ mà chúng ta không thể lường định trước bởi hai cú hích liên tiếp: Đại dịch COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine. Sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, công nghệ của những tập đoàn đa quốc gia giờ đây cùng gắn liền với chiến lược định hình địa chính trị của các siêu cường.
Một “thế giới phẳng” gắn bó chặt chẽ với nhau bởi nhu cầu kinh tế và giao lưu văn hóa được thúc đẩy bởi toàn cầu hóa và internet của Thomas Friedman bỗng chốc hóa thành ảo tưởng, nhường chỗ cho những lý thuyết địa chính trị của Halford John Mackinder, Alfred Thayer Mahan từ hàng trăm năm trước và giờ đây là Chủ nghĩa Đại Nga của Putin hay Giấc Mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình. Hóa ra, Hòa Bình mong manh hơn bao giờ hết trong một thế giới ngày một chật hẹp bởi sự mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo, cạnh tranh về lợi ích kinh tế ngày trở lên khốc liệt giữa những đại cường và sự thắng thế của các chế độ độc tài.
Hơn một năm kể từ khi khởi đầu một cuộc chiến tàn bạo, xâm lược Ukraine, Kremlin giờ đây đã thay đổi diễn ngôn về “chiến dịch quân sự đặc biệt” như là một cuộc chiến vệ quốc chống lại sự áp bức, tấn công của liên minh các nước Phương Tây do Mỹ đứng đầu.
Còn nhớ, trước khi ra lệnh đội quân xâm lược khổng lồ vượt đường biên giới dài 1,925 km với Ukraine, ngày 22 Tháng Hai, 2022, Putin đã có một bài diễn văn dài hùng biện, sử dụng những cứ liệu sử học giả tạo rằng “Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra hay nói chính xác hơn là bởi phe Bolshevik, bởi nước Nga Cộng sản”. Ông ta nhắc đến câu chuyện lịch sử rằng Ukraine “… là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng ta”; và việc để mất Ukraine, Crimea của Lenin và Krushchev là một điều tệ hơn cả sai lầm.
Không chỉ nói về Ukraine, Putin đặt câu hỏi cho lý do “Tại sao lại cần phải tạo ra những món quà hào phóng như vậy, ra ngoài ước mơ ngông cuồng nhất của những người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành nhất và trên hết là trao cho các nước cộng hòa quyền ly khai khỏi nhà nước thống nhất mà không cần bất kỳ điều kiện nào?”. Không giấu giếm, Putin đã thể hiện rõ tham vọng khôi phục lại đế quốc Đỏ Soviet trước đây. Đó là lý do để Putin “bảo vệ” những “giá trị Nga”.
Sa hoàng Peter Đại đế – tranh chân dung của họa sĩ Jean-Marc Nattier vào thế kỷ 18 (ảnh: Imagno/Getty Images)
2/
Mục tiêu “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Kremlin ban đầu tuyên bố là “phi quân sự hóa Ukraine và lật đổ chế độ tân phát xít của tổng thống dân bầu Zelensky”. Những đoàn quân Nga mang theo lễ phục để có thể duyệt binh ở quảng trường Kyiv như dự kiến của giới tướng lĩnh Nga là chỉ mất khoảng hai tuần lễ để giải giáp các lực lượng quân sự Ukraine. Thế nhưng đời không như mơ.
Cuộc chiến đã kéo dài sang năm thứ hai, đội quân luôn được xếp hạng thứ hai trên thế giới đã gặp phải cơn ác mộng chưa có hồi kết khi 1/3 lực lượng tăng thiết giáp chủ lực và khoảng 150,000 lính đã bị loại khỏi cuộc chiến, tuần dương hạm Moskva đem theo niềm tự hào của hải quân Nga xuống đáy biển Đen và lực lượng không quân Nga sợ hãi tránh xa bầu trời Ukraine.
Nói về sức mạnh của đội quân “thứ hai thế giới”, cựu phó tư lệnh các lực lượng NATO ở Châu Âu, tướng Michel Yakovleff nói: “Đột nhiên hóa ra quân đội Nga là một đội mà ai cũng nghĩ là chơi ở Champions League (giải Ngoại hạng Anh), lại đến từ giải hạng ba. Cùng lắm thì lên hạng hai, còn ở giải Ngoại hạng thì chẳng có gì tỏa sáng. Theo tôi, quân đội Ukraine là quân đội tốt nhất ở châu Âu hiện nay”.
Putin đã gửi đến Ukraine một đội quân xâm lược khổng lồ, tàn phá nhiều thành phố xinh đẹp của đất nước này và gây ra những cuộc thảm sát ghê tởm như ở Bucha. Nhưng hơn một năm qua, đội quân đó đã chịu những tổn thất không thể tưởng tượng nổi, vượt xa tất cả các cuộc chiến mà Nga đã tham dự sau Đệ nhị Thế chiến tới nay cộng lại (từ Chechnya, Afghanistan, đến Syria)…
Quân đội Nga được ví như quân đoàn Orc của quỉ vương Sauron trong “Chúa tể những chiếc nhẫn” về độ tàn bạo nhưng cũng cho thấy sự yếu kém đến ngạc nhiên về khả năng hiệp đồng tác chiến, tiếp vận, vũ khí, tình báo, thông tin liên lạc, trang bị và huấn luyện. Sau hơn một năm, những yếu điểm này vẫn không được khắc phục. Mới đây, trong cuộc chiến ở thị trấn nhỏ Vuhledar, quân Nga đã tổn thất lớn.
Đại tá Oleksii Dmytrashkivskyi, phát ngôn viên của Văn phòng báo chí chung của Lực lượng phòng vệ mặt trận Tavria của Ukraine trao đổi với hãng tin Pravda, cho biết: “Quân đội Nga đã mất khá nhiều xe bọc thép ở mặt trận Vuhledar trong vòng hai tuần khi phát động “cuộc tấn công lớn” vào Vuhledar, tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine. Chỉ riêng tuần trước, 130 chiếc xe bọc thép của Nga đã bị phá hủy, trong đó có 36 xe tăng”.
Nguyên nhân của tổn thất này như The New York Times ghi nhận là do phía Nga thiếu sĩ quan chỉ huy kinh nghiệm và lính tăng thiếu được đào tạo về các chiến thuật phục kích của quân đội Ukraine.
“Chúng ta mang lá cờ Tháng Mười xuyên suốt nhiều thế kỷ” – một bích chương tuyên truyền thời Soviet, 1963 (ảnh: Universal History Archive/Getty Images)
3/
Giờ đây, Putin phải tìm kiếm những “chiến thắng Pyrrhic” như ở thị trấn nhỏ Bakhmut, dựa vào đội quân lính đánh thuê ô hợp Wagner để bảo vệ cho uy tín chính trị ngày một trở lên mong manh hơn bao giờ. Thị trấn nhỏ Bakhmut không có nhiều ý nghĩa chiến lược được quân đội Ukraine biến thành “cỗ máy xay thịt” nhằm tiêu hao sinh lực và làm phá sản các kế hoạch tiến lên của quân đội Nga ở mặt trận phía Đông (Chiến thắng Pyrrhic là một chiến thắng gây ra thiệt hại nặng nề cho người chiến thắng đến mức tương đương với thất bại. Cụm từ này bắt nguồn từ một câu trích của Pyrrhus of Epirus, người đã chiến thắng La Mã trong Trận chiến Asculum vào năm 279 trước Công nguyên).
Khi mùa xuân tới, năm sư đoàn Ukraine được huấn luyện đầy đủ ở các nước Châu Âu trở về cùng hàng trăm xe tăng Leopard 2, M1Abrams, Challenger, các hệ thống vũ khí tầm xa chính xác như GLSDB, GMLRS, hệ thống phòng không Patriot và cả những phi đội F16 sẽ tập hợp để đội quân mang sức mạnh của thần Poseidon quyết định chiến cuộc. Thời gian của Sa hoàng Nga Putin không còn nhiều.
Có thể, giới tinh hoa Tây Phương, Trung Quốc và cả Nga đang đau đầu về những giải pháp hậu Putin. Một nước Nga tan rã quá nhanh thậm chí còn nguy hại hơn cả một cuộc chiến tranh. Nếu như hiểu rõ hơn về lịch sử đẫm máu của nước Nga, thì việc hy vọng về một tổng thống “tốt” hơn Putin thật là một điều tự huyễn hoặc nhưng cũng sẽ sai lầm lớn nếu coi thường và xem nhẹ một nước Nga đã suy sụp.
Lịch sử chứng minh nước Nga đã rất nhiều lần mở rộng, sụp đổ rồi lại hồi sinh và bành trướng. Điều rất ít các đế quốc làm được trong lịch sử văn minh nhân loại và nước Nga hôm nay cũng là một phần của câu chuyện này. Bắt đầu từ đế chế vĩ đại đầu tiên là Kievan Rus, vương quốc nổi lên vào giữa thế kỷ IX ở Kyiv (do đó, Kyiv còn được gọi là mẹ của các thành phố Nga) cho đến khi bị phá hủy bởi Batu Khan (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) vào thế kỷ XIII.
Nhưng cuộc chiến đấu của dân tộc Kievian Rus với đội quân Mông Cổ hùng mạnh vẫn tiếp diễn suốt nhiều thế kỷ sau đó và những cuộc di cư lên phía Bắc đã tạo ra những đô thị như Smolensk, Novogorod, Vladimir và Moskva. Cho đến khi Ivan Bạo Chúa lên ngôi, Moscovy đã nổi lên như một trung tâm quyền lực.
Bị bao bọc và đe dọa từ ba mặt bởi những kẻ thù và thiên nhiên khắc nghiệt – phía Nam là người Turk và Mông Cổ chặn lối tiếp cận Biển Đen, phía Tây và Tây Bắc bị những người Thụy Điển, Ba Lan, Lieatuva (Lithuania) chặn lối ra biển Baltic, phía Bắc là Bắc Băng Dương với mặt biển luôn bị đồng băng mênh mông – người Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vượt thoát khỏi hoàn cảnh tàn khốc đó và họ đã làm được ở thời Ivan Bạo chúa.
Ivan, người trở thành Sa hoàng, là người theo chủ nghĩa đế quốc vĩ đại đầu tiên của Nga, một vai trò mà theo Robert D.Kaplan – giáo sư Học viện Hải quân Annapolis, Hoa Kỳ, đánh giá là người có một vai trò do tính lịch sử và hoàn cảnh địa lý, một anh hùng dân dã, một nhân vật quái quỉ và tàn bạo, luôn nhận được sự suy tôn đặc biệt trong tâm tưởng người Nga. Ông ta đã đánh bại người Tatar Kazan, mở đường tới Ural; Đánh bại Hãn quốc Sibir gần sông Irtysh, phía Tây bắc Mông Cổ và mở rộng lãnh địa Muscovy đến tận rìa Tây Thái Bình Dương. Ivan tiếp tục chinh phục không mệt mỏi và xây dựng đế quốc của mình trở thành nguyên mẫu “Roma thứ ba”.
Cho đến khi Muscovy suy vị thì đến năm 1613, Michael Romanov trở thành Sa hoàng, mở ra một chương mới cho nước Nga tái sinh. Trong 300 năm trị vì của triều đại Romanov, Nga đã chinh phục Ba Lan, Lietuva, vùi dập Thụy Điển, hạ nhục Napoleon kiêu hãnh của nước Pháp, lấy lại Ukraine, mở rộng sang Crimea và vùng Balkan của người Ottoman Turk, chiếm Trung Á, Sibir cho tới tận Trung Quốc và Thái Bình Dương. Tiếp đó là Pyotr Đại đế, người cai trị nước Nga cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Nhân vật này là một cá nhân phi thường mà những lãnh đạo nước Nga sau này luôn tôn sùng.
Có công trong việc tiêu diệt phát xít Đức nhưng cộng sản Liên Xô cũng tàn độc và sống với hệ thống tuyên truyền gần như giống phát xít Đức một cách tuyệt đối; và điều đáng nói là “tinh thần” này đến tận nay vẫn được nhiều người Nga ủng hộ và cổ xúy (ảnh: Universal History Archive/Getty Images)
4/
Putin và có lẽ sau Putin cũng sẽ còn nhiều lãnh đạo nước Nga luôn đi tìm kiếm ánh vinh quang trong lịch sử chiến tranh liên miên với những hình tượng kẻ chinh phục vĩ đại như Ivan Bạo chúa hay Pyotr Đại đế. Kể từ năm 1991, nước Nga đã thu kích thước nhỏ nhất kể từ trước triều đại Catherine Đại Đế, khi mất luôn cả Ukraine, cái nôi lịch sử của dân tộc Kievan Rus.
Nhưng, Nga vẫn là một cường quốc lục địa với diện tích lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, gồm 1/3 diện tích Châu Á, với biên giới đất liền trải dài trên 11 múi giờ. Khi những hệ thống quyền lực từng tồn tại bởi chất kết dính Cộng sản chủ nghĩa không còn, nước Nga đánh mất luôn những thành lũy địa lý tự nhiên. Các nhà lãnh đạo quốc gia như Putin đã nhanh chóng nhận ra một nước Nga trơ trọi trên lãnh nguyên mênh mông, với dân số còn ít hơn cả Bangladesh.
Một nước Nga nghèo nàn, rệu rã trước vô số những quốc gia cựu thù thèm khát nguồn tài nguyên dồi dào mà nó sở hữu. Sức ép từ sự mở rộng của khối NATO ở phía Tây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của của con rồng Trung Quốc ở phía Đông đang nhòm ngó các nước Trung Á từng là “sân sau” của Nga như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan… Phong trào ly khai của các quốc gia cộng hòa từng là thành viên cũ trong liên bang, khiến Nga – kẻ kế thừa di sản đổ nát của Soviet – thêm kiệt quệ, suy yếu. Putin căm ghét điều đó. Nỗi ám ảnh địa chính trị đã trở lại như một lời nguyền.
Có lẽ, vị thế nhạy cảm về hoàn cảnh địa lý khiến nước Nga không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, nhằm chinh phục các nước láng giềng như Belarus, Ukraine, Moldova, vùng Caucasus và Trung Á, nơi vẫn có tới 26 triệu người Nga sinh sống.
Và nếu như Ukraine trở lại trong vòng tay Putin sau một cuộc cưỡng bức thô bạo, thì nước Nga có thêm 46 triệu dân và cửa ngõ ra Biển Đen ấm áp rộng mở. Khi đó, cán cân sức mạnh ở Châu Âu sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Nga. Bài phát biểu kích động, viện dẫn nhiều yếu tố lịch sử của Putin để minh chứng “Ukraine là một phần không thể tách rời của Nga” cũng chỉ khỏa lấp những tham vọng và cả ám ảnh địa chính trị.
5/
Trong 20 năm cầm quyền và chi phối hoàn toàn đời sống chính trị nước Nga, những gì mà Putin làm được chỉ là chắp vá gượng ép các chế độ độc tài ở những nước cộng hòa trong liên bang Soviet cũ lại với nhau bằng các mối quan hệ lợi ích thực dụng. Những đường biên giới mong manh được vẽ ra từ thời Soviet, nếu có được duy trì tới hôm nay thì nó cũng rất rời rạc, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa sắc tộc, tôn giáo và sự nổi lên mạnh mẽ thế lực kinh tế đến từ Trung Quốc.
“Đế chế Nga mới” – có lẽ là một cái đích của chủ nghĩa Đại Nga mà Putin mê say, chỉ là môt phiên bản tái sinh èo uột của những đế chế tiền thân của nó. Giờ đây, sức mạnh quân sự của nó hoàn toàn sụp đổ sau thất bại trực chờ ở Ukraine, trong khi EU không còn phụ thuộc vào nguồn dầu khí từ Nga. Những quốc gia Trung Á quan trọng nhất như Kazakhstan và vùng Viễn Đông giàu có tài nguyên, rời xa vòng ảnh hưởng của Nga và ngả hẳn vào vòng tay Trung Quốc. Nước Nga sẽ còn lại gì?
Giờ đây, Putin là người cuối cùng đóng lại cánh cửa hướng về Phương Tây của nước Nga. Không có công nghệ và văn minh Tây Phương, nước Nga vẫn có thể là một đế quốc lục địa mang tính Châu Á và con đường đi đến thịnh vượng và phát triển sẽ kéo dài thêm nhiều thập niên.
Cũng có thể một Ivan Bạo chúa, một Pyotr Đại đế khác xuất hiện để cứu rỗi và hồi sinh một nước Nga tàn tạ bởi tham nhũng và trì trệ sau sự ra đi của Putin, nhưng nước Nga mãi vẫn là nơi mà sức mạnh toàn trị và những tín điều tôn giáo duy linh tồn tại sâu đậm, được thể hiện nổi bật trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của đế quốc này. Điều đó vẫn được phần lớn những người Nga yêu mến và bảo vệ dù nó đi ngược tiến trình hướng đến Tự Do, Dân Chủ của nhân loại nói chung… Suy cho cùng, đó là lựa chọn của họ, cho dù là một lựa chọn tồi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Litauen: Cuộc chiến Ukraine khiến Litauen cân nhắc lại chính sách quốc phòng
» Sức mạnh của quân đội Phần lan và hệ lụy từ cuộc chiến Nga -Ukraine do
» Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Chuyện kể của những người Việt từ chiến tuyến Ukraine
» Sức mạnh của quân đội Phần lan và hệ lụy từ cuộc chiến Nga -Ukraine do
» Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Chuyện kể của những người Việt từ chiến tuyến Ukraine
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum