Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không?
Page 1 of 1 • Share
Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không?
Hiện nay có nhiều trường hợp thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không?; là điều thắc mắc của nhiều chủ doanh nghiệp thành lập công ty mà không hoạt động kinh doanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Gia Minh trình bày những thông tin dưới đây để quý vị nắm rõ hơn; quy định của nhà nước.
Nguyên nhân của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Việc thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan có, khách quan có.
Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh. Nguyên nhân này xuất phát từ chính chủ đích của những người thành lập nên công ty. Mục đích thành lập doanh nghiệp của họ không hướng tới việc kinh doanh. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp họ thành lập công ty chỉ để có tư cách pháp nhân để phục vụ một mục đích khác. Ví dụ: Thành lập doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng. Thành lập công ty để đấu thầu. Thành lập công ty để ký kết một hợp đồng thời vụ nào đó.
Thành lập công ty không đúng thời điểm
Một nguyên nhân khác phải kể tới đó là: Quyết định thành lập công ty không đúng thời điểm. Nhiều người quyết định “chấm dứt kỷ nguyên làm thuê” để “bắt đầu kỷ nguyên làm chủ” khi các điều kiện chưa thực sự chín muồi. Họ chưa có kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán. Họ chưa có nguồn khách hàng đủ lớn và ổn định. Họ chưa xây dựng và vẽ ra cho mình được những chiến lược và bước đi dài hạn. Họ thiếu vốn, thiếu các mối quan hệ cần thiết…
Tuy nhiên, sự nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trong khi còn có quá nhiều cái thiếu như vậy đã dẫn tới một hệ lụy. Công ty thành lập xong họ không biết phải làm gì tiếp theo, không biết phải phát triển kinh doanh thế nào để duy trì hoạt động. Điều đó dẫn tới hiện trạng doanh nghiệp thành lập nhưng lại không hoạt động trên thực tế.
Nguyên nhân khách quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đã nêu, một nguyên nhân được xem là khách quan đó chính là yếu tố thị trường. Thương trường là chiến trường. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa bao giờ hết khốc liệt. Quy luật kinh tế thị trường vận hành cung cầu. Nó sẽ tự khắc đào thải những doanh nghiệp yếu thế, sức đề kháng kém. Những doanh nghiệp này không đủ năng lực để theo đuổi cuộc chơi dài hạn khi các nguồn chi hàng năm cứ vượt quá các khoản lợi nhuận thu về. Không tìm được lời giải cho bài toán khó mang tên kinh doanh. Các doanh nghiệp quyết định không kinh doanh nữa. Và điều này làm tăng lên hiện trạng thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Giải pháp khắc phục tình trạng công ty thành lập nhưng không kinh doanh
Giải pháp trước mắt cho công ty thành lập nhưng không kinh doanh.
Nếu bạn xác định trong khoảng một hai năm tới, doanh nghiệp của bạn có thể vẫn không kinh doanh. Thủ tục mà doanh nghiệp cần làm đó là tạm ngừng kinh doanh.
Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lên sở KHĐT cấp tỉnh/thành phố. Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì doanh nghiệp sẽ nộp thông báo hoạt động trở lại lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
Giải pháp lâu dài.
Giải pháp tạm ngừng kinh doanh như đã trình bày ở trên chỉ mang tính giải pháp trước mắt. Bởi vì thời hạn tạm ngừng kinh doanh chỉ trong 12 tháng. Vậy giải pháp lâu dài đối với những trường hợp thành lập công ty nhưng không kinh doanh là gì.
Giải thể doanh nghiệp khi thành lập công ty nhưng không còn nhu cầu kinh doanh.
Bạn không có khả năng và cũng không còn muốn duy trì việc kinh doanh với tư cách công ty. Thủ tục cần làm là giải thể doanh nghiệp.
Mặc dù công ty không hoạt động, nhưng trên thực tế về mặt pháp lý, công ty vẫn đang hoạt động. Vì vậy, công ty vẫn đang chịu sự quản lý của cơ quan thuế và cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay có nhiều chủ doanh nghiệp thành lập công ty nhưng không kinh doanh và cũng không thực hiện nghĩa vụ về thuế, kế toán hàng quý, hàng năm, không nộp thuế, không nộp tờ khai, không làm báo cáo tài chính, quyết toán hàng năm. Tình trạng này sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan” nếu muốn hoạt động lại, công ty phải hoàn thành nghĩa vụ thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, nếu không có ý định duy trì hoạt động của công ty và để tránh những rủi ro về sau thì bạn nên làm thủ tục giải thể công ty từ sớm.
Xử lý doanh nghiệp không hoạt động
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định rõ doanh nghiệp sau khi thành lập phải đi vào hoạt động ngay.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp; theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
Trong trường hợp khác theo quyết định của Tòa án; đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Do đó, doanh nghiệp có thể sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu không hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh; và cơ quan thuế và doanh nghiệp không hoạt động sau khi thành lập cũng thuộc trường hợp này.
Xử lý hành chính
Ngoài việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đó còn bị xử phạt hành chính do không làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với các trường hợp sau:
Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh; văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Thành lập công ty nhưng không hoạt động có bị giải thể không?
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy với trường hợp công ty không hoạt động; và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thì công ty buộc phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không? Quý khách đã nhận được câu trả lời rồi đúng không? Nếu công ty bạn đang rơi vào trạng thái trên, hãy liên hệ với Gia Minh theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn hỗ trợ nhé.
Nguồn: https://giayphepgm.com/thanh-lap-cong-ty-nhung-khong-kinh-doanh-co-sao-khong/
Nguyên nhân của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Việc thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan có, khách quan có.
Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh. Nguyên nhân này xuất phát từ chính chủ đích của những người thành lập nên công ty. Mục đích thành lập doanh nghiệp của họ không hướng tới việc kinh doanh. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp họ thành lập công ty chỉ để có tư cách pháp nhân để phục vụ một mục đích khác. Ví dụ: Thành lập doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng. Thành lập công ty để đấu thầu. Thành lập công ty để ký kết một hợp đồng thời vụ nào đó.
Thành lập công ty không đúng thời điểm
Một nguyên nhân khác phải kể tới đó là: Quyết định thành lập công ty không đúng thời điểm. Nhiều người quyết định “chấm dứt kỷ nguyên làm thuê” để “bắt đầu kỷ nguyên làm chủ” khi các điều kiện chưa thực sự chín muồi. Họ chưa có kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán. Họ chưa có nguồn khách hàng đủ lớn và ổn định. Họ chưa xây dựng và vẽ ra cho mình được những chiến lược và bước đi dài hạn. Họ thiếu vốn, thiếu các mối quan hệ cần thiết…
Tuy nhiên, sự nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trong khi còn có quá nhiều cái thiếu như vậy đã dẫn tới một hệ lụy. Công ty thành lập xong họ không biết phải làm gì tiếp theo, không biết phải phát triển kinh doanh thế nào để duy trì hoạt động. Điều đó dẫn tới hiện trạng doanh nghiệp thành lập nhưng lại không hoạt động trên thực tế.
Nguyên nhân khách quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đã nêu, một nguyên nhân được xem là khách quan đó chính là yếu tố thị trường. Thương trường là chiến trường. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa bao giờ hết khốc liệt. Quy luật kinh tế thị trường vận hành cung cầu. Nó sẽ tự khắc đào thải những doanh nghiệp yếu thế, sức đề kháng kém. Những doanh nghiệp này không đủ năng lực để theo đuổi cuộc chơi dài hạn khi các nguồn chi hàng năm cứ vượt quá các khoản lợi nhuận thu về. Không tìm được lời giải cho bài toán khó mang tên kinh doanh. Các doanh nghiệp quyết định không kinh doanh nữa. Và điều này làm tăng lên hiện trạng thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Giải pháp khắc phục tình trạng công ty thành lập nhưng không kinh doanh
Giải pháp trước mắt cho công ty thành lập nhưng không kinh doanh.
Nếu bạn xác định trong khoảng một hai năm tới, doanh nghiệp của bạn có thể vẫn không kinh doanh. Thủ tục mà doanh nghiệp cần làm đó là tạm ngừng kinh doanh.
Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lên sở KHĐT cấp tỉnh/thành phố. Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì doanh nghiệp sẽ nộp thông báo hoạt động trở lại lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
Giải pháp lâu dài.
Giải pháp tạm ngừng kinh doanh như đã trình bày ở trên chỉ mang tính giải pháp trước mắt. Bởi vì thời hạn tạm ngừng kinh doanh chỉ trong 12 tháng. Vậy giải pháp lâu dài đối với những trường hợp thành lập công ty nhưng không kinh doanh là gì.
Giải thể doanh nghiệp khi thành lập công ty nhưng không còn nhu cầu kinh doanh.
Bạn không có khả năng và cũng không còn muốn duy trì việc kinh doanh với tư cách công ty. Thủ tục cần làm là giải thể doanh nghiệp.
Mặc dù công ty không hoạt động, nhưng trên thực tế về mặt pháp lý, công ty vẫn đang hoạt động. Vì vậy, công ty vẫn đang chịu sự quản lý của cơ quan thuế và cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay có nhiều chủ doanh nghiệp thành lập công ty nhưng không kinh doanh và cũng không thực hiện nghĩa vụ về thuế, kế toán hàng quý, hàng năm, không nộp thuế, không nộp tờ khai, không làm báo cáo tài chính, quyết toán hàng năm. Tình trạng này sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan” nếu muốn hoạt động lại, công ty phải hoàn thành nghĩa vụ thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, nếu không có ý định duy trì hoạt động của công ty và để tránh những rủi ro về sau thì bạn nên làm thủ tục giải thể công ty từ sớm.
Xử lý doanh nghiệp không hoạt động
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định rõ doanh nghiệp sau khi thành lập phải đi vào hoạt động ngay.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp; theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
Trong trường hợp khác theo quyết định của Tòa án; đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Do đó, doanh nghiệp có thể sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu không hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh; và cơ quan thuế và doanh nghiệp không hoạt động sau khi thành lập cũng thuộc trường hợp này.
Xử lý hành chính
Ngoài việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đó còn bị xử phạt hành chính do không làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với các trường hợp sau:
Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh; văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Thành lập công ty nhưng không hoạt động có bị giải thể không?
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy với trường hợp công ty không hoạt động; và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thì công ty buộc phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không? Quý khách đã nhận được câu trả lời rồi đúng không? Nếu công ty bạn đang rơi vào trạng thái trên, hãy liên hệ với Gia Minh theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn hỗ trợ nhé.
Nguồn: https://giayphepgm.com/thanh-lap-cong-ty-nhung-khong-kinh-doanh-co-sao-khong/
Similar topics
» Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc
» Pano tuyên truyền của Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội in cờ
» Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty năm 2020
» Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn điện tử không?
» THỜI MẠT PHÁP -Đi Tu Là Nghề, Chùa Thì Kinh Doanh, Sư Là Nhà Kinh Tế
» Pano tuyên truyền của Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội in cờ
» Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty năm 2020
» Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn điện tử không?
» THỜI MẠT PHÁP -Đi Tu Là Nghề, Chùa Thì Kinh Doanh, Sư Là Nhà Kinh Tế
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum