Chiến đấu cơ Rafale, già nhưng còn “gân”
Page 1 of 1 • Share
Chiến đấu cơ Rafale, già nhưng còn “gân”
Chiến đấu cơ Rafale, già nhưng còn “gân”
Lương Thái Sỹ
13 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Chiến đấu cơ Rafale trên hàng không mẫu hạm USS George HW Bush trong một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Pháp (ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images)
Loại máy bay chiến đấu phản lực 20 tuổi Rafale đột nhiên bán chạy như tôm tươi, giúp Pháp chiếm vị trí số ba trong các ông trùm buôn bán vũ khí (phần cứng) lớn nhất thế giới.
Vận may đến “nhờ”… Nga!
Máy bay phản lực chiến đấu Rafale già nua bỗng trở thành “yếu tố” chính giúp nước Pháp vươn lên trong thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu, cạnh tranh với các máy bay phản lực thế hệ mới của Mỹ. Rafale đa năng được thiết kế cho các nhiệm vụ chiến đấu và ném bom có thể cất cánh từ đất liền và từ hàng không mẫu hạm.
Năm ngoái, cùng ngày các quan chức Mỹ thông báo Indonesia sẽ được xem xét mua máy bay chiến đấu phản lực F-15 do Mỹ sản xuất, Indonesia cũng đưa tin họ đã ký được hợp đồng mua Rafale của Pháp! Chỉ trong thời gian ngắn, Rafale (được đánh giá cao về khả năng mang theo một lượng lớn vũ khí) đã có thêm các hợp đồng mua mới và được hưởng lợi từ chi tiêu quân sự tăng mạnh ở châu Âu và châu Á, khi các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu máy bay quân sự của Nga, đối thủ cạnh tranh hàng đầu với Mỹ.
Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, nhưng cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi điều đó khi thị phần của Moscow trong thương mại vũ khí toàn cầu giảm. Uy tín của Rafale làm tăng đáng kể vị thế của Pháp trong thương mại vũ khí quốc tế. Thực tế là trong hai năm qua, Rafale đã bán chạy hơn mọi máy bay chiến đấu phản lực khác của phương Tây ngoại trừ F-35 của Mỹ do Lockheed Martin sản xuất. F-35 được công nhận rộng rãi là máy bay chiến đấu có công nghệ tiên tiến nhất và bán chạy nhất kể từ khi ra mắt vào năm 2011.
“Lúc đó, Rafale vẫn là loại máy bay bán chậm và không có đơn đặt hàng nào bên ngoài nước Pháp suốt nhiều năm – Sash Tusa, nhà phân tích hàng không vũ trụ và quốc phòng tại công ty nghiên cứu Agency Partners LLP nói – Nhưng nay nó là ‘máy bay chiến đấu thành công nhất’ về xuất khẩu, nếu không tính đến F-35”.
Doanh số bán máy bay phản lực của Pháp đã tăng vọt so với hai loại máy bay Typhoon và Gripen của Thụy Điển do tập đoàn Saab sản xuất với sự hợp tác của nhiều nước. Rafale cũng bán chạy hơn các loại máy bay Mỹ như F-16 của Lockheed và F-15, F/A-18 của Boeing.
Rafale trong cuộc tập trận ‘Exercise Cope India 2023’ (ảnh: Debajyoti Chakraborty/NurPhoto via Getty Images)
Cuộc chiến Ukraine đã mở ra cơ hội mới cho Rafale. Ngân sách quốc phòng tăng mạnh trên khắp châu Âu trong khi việc mua máy bay phản lực chiến đấu Nga (như MiG và Sukhoi) không còn dễ dàng do các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây và nhu cầu chiến trường tăng của chính Moscow. Đối với Dassault Aviation, tập đoàn sản xuất Rafale, tăng doanh số bất ngờ của Rafale mang lại lợi ích rất lớn. Công ty cho biết các đơn đặt hàng đã vọt lên kỷ lục, phần lớn tư Các Tiểu vương quốc Arabia Thống nhất (UAE) và Indonesia. Tập đoàn cũng đang đàm phán để bán thêm máy bay chiến đấu cho các quốc gia như Ấn Độ và Colombia.
Doanh nghiệp gia đình nhưng thành công thế giới
Dassault, được một kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng thành lập cách đây gần một thế kỷ (gia đình ông hiện vẫn sở hữu phần lớn cổ phần trong công ty) và chiếc Rafale đầu tiên được giao vào vào năm 1999.
Kể từ đó, Rafale đã được Pháp triển khai ở Afghanistan, Libya, Mali và Syria. Là máy bay phản lực đa dụng, nó được thiết kế để tấn công từ trên cao và ném bom. Xuất kích linh hoạt từ đất liền và từ hàng không mẫu hạm, Rafale có thể mang số vũ khí và nhiên liệu nặng gấp 1.5 lần trọng lượng của nó.
Gareth Jennings, chuyên gia hàng không tại công ty tình báo quốc phòng Janes nhận xét: “Dù thiếu công nghệ cảm biến tiên tiến và tàng hình của F-35 nhưng Rafale là máy bay chiến đấu rất có năng lực”. Dassault đã giao và nhận đơn hàng tổng cộng 453 chiếc Rafale. Khoảng một phần ba được giao trong hai năm qua và 60% dành cho xuất khẩu. Tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu phản lực khác của phương Tây, kể cả F-35 (Lockheed có tổng cộng 444 chiếc đã giao hoặc chờ giao, phần lớn cho quân đội Mỹ).
Philip Dunne, cựu bộ trưởng phụ trách mua sắm và xuất khẩu quốc phòng trong chính phủ Anh giải thích thành công của Rafale: “Các quan chức Pháp thường rất tích cực trong việc quảng cáo và bán thiết bị quân sự. Họ kiên trì và nhất quán trong việc sử dụng toàn bộ quyền lực nhà nước để giành được các hợp đồng quốc phòng hậu hĩnh”.
Trong khi đó, theo một nhà phân tích: “Mỹ chọn lọc hơn về điểm đến của vũ khí công nghệ cao, một phần do lo ngại công nghệ có thể lọt vào tay các đối thủ”. Sau khi UAE rút lại thoả thuận mua 50 chiếc F-35 vào năm 2021 (nêu lý do các quy định của Hoa Kỳ để bảo vệ công nghệ khỏi Trung Quốc là quá nặng nề), nước này đã đặt hàng 80 chiếc Rafale trong cùng khoảng thời gian đó. Thỏa thuận được công bố nhân chuyến công du khu vực của Tổng thống Emmanuel Macron khi ông trở thành nhà lãnh đạo một nước lớn phương Tây đầu tiên đến thăm Saudi Arabia sau vụ sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi năm 2018 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikolaos Panagiotopoulos trong buổi họp báo về việc mua máy bay Rafale cho Không quân Hy Lạp (ảnh: Nicolas Economou/NurPhoto via Getty Images)
Dassault khẳng định tất cả máy bay Rafael xuất khẩu đều được chính phủ Pháp xem xét kỹ lưỡng. Trong những năm gần đây, Pháp đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Saudi Arabia chỉ sau Mỹ và vượt qua Vương quốc Anh. Tháng Hai năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia ngồi bên cạnh người đồng cấp Pháp khi ký hợp đồng mua 42 chiếc Rafale để thay thế một số máy bay Nga cũ kỹ trong khi chờ Mỹ chấp thuận bán F-15.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute – SIPRI), tỷ lệ xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Pháp đã tăng lên 11% trong giai đoạn năm năm kết thúc vào năm 2022, tăng từ 7.1% so với giai đoạn năm năm trước đó. Dữ liệu SIPRI cho thấy Pháp hiện là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba sau Mỹ và Nga. SIPRI và các nhà phân tích khác cho biết công nghiệp vũ khí Pháp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cấm vận Nga.
Tháng Hai qua, Serbia, một đồng minh lâu năm của Kremlin, tiết lộ việc họ đang đàm phán để mua Rafale vì các lệnh trừng phạt khiến việc mua các bộ phận thay thế cho phi đội máy bay do Nga sản xuất khó khăn hơn.
Trong một diễn biến khác, Pháp đang cạnh tranh Mỹ để bán Rafale cho Ấn Độ, quốc gia trước đây thường mua máy bay chiến đấu của Nga. Dassault xác nhận đang đàm phán bán 26 chiếc Rafale cho hải quân Ấn Độ, nhằm cạnh tranh với F/A-18 của Boeing. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, nhu cầu cao bất thường sẽ là thách thức trong bài toán kiểm tra khả năng tăng sản lượng của Dassault, trong bối cảnh tập đoàn bị hạn chế về năng lực và chuỗi cung ứng. Thường mất khoảng ba năm để hoàn thành một chiếc Rafale – Wall Street Journal cho biết.
Lương Thái Sỹ
13 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ
Chiến đấu cơ Rafale trên hàng không mẫu hạm USS George HW Bush trong một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Pháp (ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images)
Loại máy bay chiến đấu phản lực 20 tuổi Rafale đột nhiên bán chạy như tôm tươi, giúp Pháp chiếm vị trí số ba trong các ông trùm buôn bán vũ khí (phần cứng) lớn nhất thế giới.
Vận may đến “nhờ”… Nga!
Máy bay phản lực chiến đấu Rafale già nua bỗng trở thành “yếu tố” chính giúp nước Pháp vươn lên trong thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu, cạnh tranh với các máy bay phản lực thế hệ mới của Mỹ. Rafale đa năng được thiết kế cho các nhiệm vụ chiến đấu và ném bom có thể cất cánh từ đất liền và từ hàng không mẫu hạm.
Năm ngoái, cùng ngày các quan chức Mỹ thông báo Indonesia sẽ được xem xét mua máy bay chiến đấu phản lực F-15 do Mỹ sản xuất, Indonesia cũng đưa tin họ đã ký được hợp đồng mua Rafale của Pháp! Chỉ trong thời gian ngắn, Rafale (được đánh giá cao về khả năng mang theo một lượng lớn vũ khí) đã có thêm các hợp đồng mua mới và được hưởng lợi từ chi tiêu quân sự tăng mạnh ở châu Âu và châu Á, khi các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu máy bay quân sự của Nga, đối thủ cạnh tranh hàng đầu với Mỹ.
Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, nhưng cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi điều đó khi thị phần của Moscow trong thương mại vũ khí toàn cầu giảm. Uy tín của Rafale làm tăng đáng kể vị thế của Pháp trong thương mại vũ khí quốc tế. Thực tế là trong hai năm qua, Rafale đã bán chạy hơn mọi máy bay chiến đấu phản lực khác của phương Tây ngoại trừ F-35 của Mỹ do Lockheed Martin sản xuất. F-35 được công nhận rộng rãi là máy bay chiến đấu có công nghệ tiên tiến nhất và bán chạy nhất kể từ khi ra mắt vào năm 2011.
“Lúc đó, Rafale vẫn là loại máy bay bán chậm và không có đơn đặt hàng nào bên ngoài nước Pháp suốt nhiều năm – Sash Tusa, nhà phân tích hàng không vũ trụ và quốc phòng tại công ty nghiên cứu Agency Partners LLP nói – Nhưng nay nó là ‘máy bay chiến đấu thành công nhất’ về xuất khẩu, nếu không tính đến F-35”.
Doanh số bán máy bay phản lực của Pháp đã tăng vọt so với hai loại máy bay Typhoon và Gripen của Thụy Điển do tập đoàn Saab sản xuất với sự hợp tác của nhiều nước. Rafale cũng bán chạy hơn các loại máy bay Mỹ như F-16 của Lockheed và F-15, F/A-18 của Boeing.
Rafale trong cuộc tập trận ‘Exercise Cope India 2023’ (ảnh: Debajyoti Chakraborty/NurPhoto via Getty Images)
Cuộc chiến Ukraine đã mở ra cơ hội mới cho Rafale. Ngân sách quốc phòng tăng mạnh trên khắp châu Âu trong khi việc mua máy bay phản lực chiến đấu Nga (như MiG và Sukhoi) không còn dễ dàng do các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây và nhu cầu chiến trường tăng của chính Moscow. Đối với Dassault Aviation, tập đoàn sản xuất Rafale, tăng doanh số bất ngờ của Rafale mang lại lợi ích rất lớn. Công ty cho biết các đơn đặt hàng đã vọt lên kỷ lục, phần lớn tư Các Tiểu vương quốc Arabia Thống nhất (UAE) và Indonesia. Tập đoàn cũng đang đàm phán để bán thêm máy bay chiến đấu cho các quốc gia như Ấn Độ và Colombia.
Doanh nghiệp gia đình nhưng thành công thế giới
Dassault, được một kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng thành lập cách đây gần một thế kỷ (gia đình ông hiện vẫn sở hữu phần lớn cổ phần trong công ty) và chiếc Rafale đầu tiên được giao vào vào năm 1999.
Kể từ đó, Rafale đã được Pháp triển khai ở Afghanistan, Libya, Mali và Syria. Là máy bay phản lực đa dụng, nó được thiết kế để tấn công từ trên cao và ném bom. Xuất kích linh hoạt từ đất liền và từ hàng không mẫu hạm, Rafale có thể mang số vũ khí và nhiên liệu nặng gấp 1.5 lần trọng lượng của nó.
Gareth Jennings, chuyên gia hàng không tại công ty tình báo quốc phòng Janes nhận xét: “Dù thiếu công nghệ cảm biến tiên tiến và tàng hình của F-35 nhưng Rafale là máy bay chiến đấu rất có năng lực”. Dassault đã giao và nhận đơn hàng tổng cộng 453 chiếc Rafale. Khoảng một phần ba được giao trong hai năm qua và 60% dành cho xuất khẩu. Tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu phản lực khác của phương Tây, kể cả F-35 (Lockheed có tổng cộng 444 chiếc đã giao hoặc chờ giao, phần lớn cho quân đội Mỹ).
Philip Dunne, cựu bộ trưởng phụ trách mua sắm và xuất khẩu quốc phòng trong chính phủ Anh giải thích thành công của Rafale: “Các quan chức Pháp thường rất tích cực trong việc quảng cáo và bán thiết bị quân sự. Họ kiên trì và nhất quán trong việc sử dụng toàn bộ quyền lực nhà nước để giành được các hợp đồng quốc phòng hậu hĩnh”.
Trong khi đó, theo một nhà phân tích: “Mỹ chọn lọc hơn về điểm đến của vũ khí công nghệ cao, một phần do lo ngại công nghệ có thể lọt vào tay các đối thủ”. Sau khi UAE rút lại thoả thuận mua 50 chiếc F-35 vào năm 2021 (nêu lý do các quy định của Hoa Kỳ để bảo vệ công nghệ khỏi Trung Quốc là quá nặng nề), nước này đã đặt hàng 80 chiếc Rafale trong cùng khoảng thời gian đó. Thỏa thuận được công bố nhân chuyến công du khu vực của Tổng thống Emmanuel Macron khi ông trở thành nhà lãnh đạo một nước lớn phương Tây đầu tiên đến thăm Saudi Arabia sau vụ sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi năm 2018 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikolaos Panagiotopoulos trong buổi họp báo về việc mua máy bay Rafale cho Không quân Hy Lạp (ảnh: Nicolas Economou/NurPhoto via Getty Images)
Dassault khẳng định tất cả máy bay Rafael xuất khẩu đều được chính phủ Pháp xem xét kỹ lưỡng. Trong những năm gần đây, Pháp đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Saudi Arabia chỉ sau Mỹ và vượt qua Vương quốc Anh. Tháng Hai năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia ngồi bên cạnh người đồng cấp Pháp khi ký hợp đồng mua 42 chiếc Rafale để thay thế một số máy bay Nga cũ kỹ trong khi chờ Mỹ chấp thuận bán F-15.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute – SIPRI), tỷ lệ xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Pháp đã tăng lên 11% trong giai đoạn năm năm kết thúc vào năm 2022, tăng từ 7.1% so với giai đoạn năm năm trước đó. Dữ liệu SIPRI cho thấy Pháp hiện là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba sau Mỹ và Nga. SIPRI và các nhà phân tích khác cho biết công nghiệp vũ khí Pháp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cấm vận Nga.
Tháng Hai qua, Serbia, một đồng minh lâu năm của Kremlin, tiết lộ việc họ đang đàm phán để mua Rafale vì các lệnh trừng phạt khiến việc mua các bộ phận thay thế cho phi đội máy bay do Nga sản xuất khó khăn hơn.
Trong một diễn biến khác, Pháp đang cạnh tranh Mỹ để bán Rafale cho Ấn Độ, quốc gia trước đây thường mua máy bay chiến đấu của Nga. Dassault xác nhận đang đàm phán bán 26 chiếc Rafale cho hải quân Ấn Độ, nhằm cạnh tranh với F/A-18 của Boeing. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, nhu cầu cao bất thường sẽ là thách thức trong bài toán kiểm tra khả năng tăng sản lượng của Dassault, trong bối cảnh tập đoàn bị hạn chế về năng lực và chuỗi cung ứng. Thường mất khoảng ba năm để hoàn thành một chiếc Rafale – Wall Street Journal cho biết.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Chuyện kể của những người Việt từ chiến tuyến Ukraine
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Từ giấc mộng Đại Nga đến sự sụp đổ của một đế quốc Những thay đổi địa chính trị thế giới sau cuộc chiến Nga-Ukraine
» Trung Quốc và chiến lược ‘chiến tranh hỗn hợp’ toàn cầu (Kevin Andrews
» Chuyện kể của những người Việt từ chiến tuyến Ukraine
» Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?
» Từ giấc mộng Đại Nga đến sự sụp đổ của một đế quốc Những thay đổi địa chính trị thế giới sau cuộc chiến Nga-Ukraine
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum