Our forum runs best with JavaScript enabled !

MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

View previous topic View next topic Go down

Thumb up MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by CoGaiDoLong Fri May 19, 2023 12:06 pm

 

"Làm sương cho sáo" là chữ của Trạng Quỳnh, hê hê hê.
Mùa hè năm nay Miền Nam nóng kỷ lục ! Sài Gòn có ngày 40 độ ! Mắc cười quá, có hôm nàng đọc một câu trên Dự báo thời tiết :
"Ngày mai thành phố 38 độ. Ấm hơn hôm nay".
-> "Ấm" nầy là cái ấm nước sôi "dải phóng" đí nha.
Thực tế là cái "ngày mai" đó 40 độ, chiều muộn là 38 độ.

Dạ nàng gái Lài nói vậy hổng phải than nha, mặc dù nhân dân Việt Nam - nhứt là giai cấp bần cố nông thần thánh của cách mạng - ai ai cũng giàu lắm, người người từ sau cách mạng ai cũng làm chủ một cái mỏ -> mỏ than !

Vậy phải làm sao để mát nách, mát háng, mát toàn thân ? Mùa hè làm sương cho sáo, làm sao cho sướng ? Dễ ợt, triết lý của Thằng Bờm là cái quạt mo, là cười.

Mùa nắng nực khủng khiếp như vầy thì xóm nghèo có cái vui của xóm, những nhà nghèo suốt đời đéo biết cái máy lạnh là gì. 10h tối, nàng lon ton theo bà con túa ra đường, bắc ghế bố, kẻ nằm người ngồi, cái quạt giấy phành phạch, xạo sự rôm rả.

Bà cà phê vỉa hè để một xô  trà đá từ thiện. Thế là đám đàn ông xà lỏn cháo lòng, cởi trần lông nách một nạm, trà tàu một hơi, lâu lâu nghe họ vỗ tay chát chát. A thì ga "mẵn cuối hài dón khíu chọ".

Mấy bà "chửa chồng yếm thắm đeo hoa, chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành", áo cánh sát nách, hai cái "tày giành" đong đưa, xăn quần lên tận bẹn, tám chuyện thiên hạ đụ mẹ đéo bà cười rôm rả. Ấy thế mà các bà rất có giáo dục, tát bốp lên mặt đứa con gái đang hồn nhiên nói "ban ngày nắng cực quá"!  Các bà dạy con gái rằng, nắng không được than cực, giặt đồ không được cực, nha con, đù má thời buổi gì mà đám trẻ trâu mở miệng ra là "cực" : "vãi cực" "vui cực", rồi "nắng cực" là cái đéo gì ?

Ngồi ngoài đường nửa khuya, nàng mới biết tiếng rao hàng độc đáo nầy là bán cái gì. Cậu ta đi xe đạp cà tàng, cầm xâu nút phéng đập dẹp, rung lên xủng xoẻng, vui vui tai lắm. Ông xà lỏn trong xóm ngoắc lại, cậu ta mừng rỡ dựng xe cái rột, trải tấm bạt, lấy thùng đồ nghề ra. Ông xà lỏn nằm sấp xuống trên tấm bạt, cười thỏa mãn. Má ơi thì ga xâu nút phéng rủng rẻng là lời rao "đấm bóp giác hơi"...

Làm nàng nhớ hồi đi dạy ở Củ Chi, cứ nghe rõ mồn một tiếng chuông leng keng trên đường làng. Cô giáo cứ tưởng tiếng chuông bán cà rem. Chừng hỏi ra thì đám học trò cười rần :"Chú đó đi thả nọc heo". Cô giáo còn ngu lâu, nên cãi lại :"Xe đạp, tiếng chuông, đâu có dắt theo con heo nào mà thả ?". Học trò nói ra chữ nầy thì cô giáo mới đỏ mặt :"Nhảy nọc"! - nhà nào cần thì ngoắc ổng vô hẹn, đúng ngày ổng sẽ chở heo nọc tới cho nhảy ! Đêm nay ngồi ngoài hè nhớ lại, nghe tiếng nút phéng rổn rẻng mà như nghe tiếng chuông leng keng... cô giáo cười cái bản mặt đỏ như trái mận chín ! Dân mình có nhiều tiếng rao độc đáo dễ thương thiệt.

Nàng lụm được tấm hình trên mạng :

MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? Image-1
Chó said : "Nắng quá mày bị khùng hả ? Trứng gà chưa chín chứ trứng dái tao chín theo mày rồi đó".
Cre : NC.

Nàng cười khúc khích, nhớ chuyện "trứng", chuyện nham nhở thằng cha trên đường nói với nàng. Năm đó trước khi bị đì đi Củ Chi mém bị xóa hộ khẩu, nàng dạy trường Tân Định. Hôm đó ít giờ lên lớp, nên nàng về sớm. Nàng đi bộ lững thững qua Nhà thờ Tân Định mà nàng rất yêu. Cô giáo Áo Dài Xanh ghé lại một xe bán me ngâm, xoài ngâm, cóc ngâm quen thuộc. Đặc biệt hôm nay xe treo bảng nguệch ngoạc "Có TÁO DAI dòn ngọt". Nàng ghé vì yêu mấy trái táo đó. Dân mình cứ kêu là "táo" nên nàng hay bị lộn. Với nàng,  trái táo là trái pomme, trái apple. Còn trái "táo dai" như xe bán hàng rong nầy, nàng gọi là trái mận Đà Lạt.

Trở lại chuyện xe đẩy treo bảng "Có TÁO DAI dòn ngọt". Có lẽ hình ảnh cô giáo Áo Dài Xanh tay ôm cặp sách tay lựa táo dai, ăn vặt lề đường quá "thu hút ánh nhìn", cái a, có ông kia tạt xe vào, dòm cái bảng rồi hỏi cô hàng :"Táo dai hả em ?". Cô hàng ríu rít "Dạ dạ, mua đi anh". Thằng chả cười nham nhở, lắc đầu, miệng nói với cô hàng mà mắt nhìn cô Áo Dài Xanh :"Cái gì không có thì đừng khoe, phải không em ?". Rồi chả rồ ga dọt. Cô hàng còn ngơ ngác chưa hiểu gì, thì cô Áo Dài Xanh cười đỏ mặt, lẹ lẹ trả tiền rồi xách nửa ký táo phất tà áo cười suốt đoạn đường về. Bây giờ vẫn còn cười, cái ý-nhị của người đàn ông ấy, thông minh thiệt. Nói lái chữ "táo dai" thì ai cũng hiểu, nhưng ghẹo cô gái "không có thì đừng khoe" quả là cao thủ tiếu lâm, hahaha.

Mùa hè ăn cái gì cho mát ? Con nhà nghèo khoe món nầy, cho các bạn hải ngoại thèm chơi. Ở nước ngoài sức mấy mà có : sương sâm, sương sáo ! Bé Lài mê nhứt là xịt vô vài giọt dầu chuối, quậy chút đường, đập nước đá vô, mèng ơi mát cả trời hè. Cái đó là thời thân yêu với bà Ngoại và Mẹ, bé Lài học lớp ba trường tiểu học Bàn Cờ. Nhớ tới món sương sáo là cười sái quai hàm. Là vầy, nhà Mẹ ở đường Vườn Chuối, gần chợ Vườn Chuối. Hồi đó chợ chưa tràn lan ra đường như bây giờ. Xóm nầy là khách quen của bà Xẩm bán tạp hóa, có đề-pô bán nước đá trước cửa. Mùa hè mẹ kêu "Bé Lài xách ca qua bà xẩm mua nước đá". Bé Lài mê chơi búng thun, dích hình, nó trả treo :"Hủng hẳng hổng được hả, mẹ kiu gì kiu goài hà". Mẹ xách roi mây thì bé mới chạy lấy ca đi mua nước đá. Trưa đó nhà bà xẩm rần rần, cả xóm kéo ra coi. Bả có đứa con gái tên A Muối. Bả nói A Muối ăn cắp cái quần lãnh đen mắc tiền của bả, cái quần mới treo trên dây mà mất. A Muối đâu vừa gì, hai mẹ con xí xô xí xào ầm ỹ cả xóm. Ngày hôm sau, hai mẹ con cười tí tét, bà xẩm khoe đã kiếm ra cái quần lãnh đen. Dân xóm hỏi ở đâu ra vậy, tội nghiệp mắng oan cho A Muối. Bả thiệt thà nói "cái quần rớt trong vịm sương sáo"! Cả xóm bật ngửa, cười ghê rợn ! Chết mẹ, từ nay xóm mình ăn sương sáo nhà bả có mùi quần đen, đù má giấm xủ ! Hahaha. Nhà bả làm sương sáo, vò lá để đặc lại trong cái việm lớn. Bé Lài biết cái "diệm", cái "tỉnh" nước mắm là từ  quán bà xẩm nầy.  Bây giờ nàng tra tự điển "Đại Nam Quấc Âm tự vị" của cụ Paulus Huỳnh Tịnh Của, nàng mới viết đúng là cái "vịm" cái "tỉn".

Sài Gòn nóng kinh khủng, chợ bán sương sâm sương sáo sương sa rất chạy. Có điều bây giờ hiện đại hơn : sương sâm đặc trong cái ly nhựa, sương sáo sương sa cắt thành từng góc, có bán kèm nước đường thắng, kèm nước cốt dừa, kèm hột lựu đo đỏ thấy đẹp mắt, và dĩ nhiên dầu chuối. Màu mè quá nàng không thích. Nàng cứ yêu dân dã món sương sâm sương sáo dầu chuối nước đá của Mẹ, nàng không cần nước dừa hột lựu. Món nầy mùa hè làm mát cái bụng gồi.

Còn làn da làm sao cho mát ? Nhớ hồi chăm người anh trong bịnh viện, lúc đó bà vợ dứt áo bỏ đi, để mặc một mình đứa em gái lo cho anh. Sốt 40 độ. Điều đầu tiên là nàng phải hạ sốt nghĩa là lau mát cho anh. Cứ tưởng "lau mát" là nước lạnh, nàng cứ thế mà lau mà đắp khăn lạnh cho anh. Ai dè cô y tá có tâm lắm, cô ghé qua xem thì cô la bài hãi. Cô dạy, lau mát hạ sốt là nước ấm, khăn ấm, đắp khăn ở các động mạch chủ là hai háng, hai nách và hai bên cổ, đắp thêm trên trán. Thế là nàng chạy tới chạy chạy lui lấy nước nóng muốn xỉu luôn. Và bài học vỡ lòng nầy hiệu quả thần kỳ: hạ sốt liền. Bài học nầy đã cứu nàng hồi trong dịch, nàng dính F0, một mình, sốt cao không hạ. Nàng nấu 3 phích nước nóng, đắp lên các động mạch chủ, uống Tylenol, là hạ sốt tức thì. Mừng quá trời ơi !

Hè nầy nàng áp dụng phương pháp hạ nhiệt cho làn da của mình theo cách khoa học "các động mạch chủ" đó. Xách ca qua hàng xóm mua nước đá. Gồi về đóng cửa phòng lại. Tốc váy lên, đoan trang kiều mị dạng háng, lấy cục nước đá xoa lên hai động mạch háng. Gồi dịu dàng nhã nhặn giơ nách lên, xoa nước đá vô hai nách, xoa hai bên cổ. Sẵn rửa mặt bằng nước đá luôn. Hiệu quả thần kỳ : mát rượi kiều diễm cả người ! Xong không thèm lau, chỉ thay quần áo khô thơm mùi nắng. Bữa đầu tiên làm vậy nàng còn ngu, vừa "tắm" nước đá xong, nàng mở quạt lên. Trời thần ơi, sau đó là thần dược Tylenol kêu gọi ! Cảm lạnh một trận ra trò luôn.

Hê hê hê. Xạo xạo một hồi, cả Nhà mát cùng em chưa nào ?

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
♪ Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu :


Quách Saigon ________________________________________
:hello


Last edited by CoGaiDoLong on Sat May 20, 2023 2:15 pm; edited 1 time in total
CoGaiDoLong

CoGaiDoLong


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by 8DonCo Fri May 19, 2023 12:52 pm

Thành Hồ yêu cầu ít mặc đồ lại để chống nóng, có cô nầy thi hành trước

MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? Screen60

_________________
MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by trungthu Fri May 19, 2023 8:37 pm

Dear Cô giáo Tà Áo Xanh, 🌹

Cô viết hay thiệt là hay. Làm Sương Sáo-Làm Sao Sướng. I love your writing style, một trong những ngòi bút trào phúng rất bén ở Xóm Chợ này.

Lần đầu tiên em mới biết chữ "việm", cái tỉn thì em có đọc qua một bài nào đó có đăng hình. Vậy là "việm" và "tỉn" là một phải hông Chị?

Cảm ơn Chị chia sẻ cách trị hạ nhiệt. Na`o giờ em chưa biết sương sáo là gì. Khi nào thăm Việt Nam em phải thử món sương sáo dân dã cho biết. Ba^y giờ em nghe thức ăn organic là em thích, chứ các thứ vô hộp màu mè lại hông tốt bằng của dân dã homemade.

Cho em xin bài viết của Chị mang về blog của mình để giành. Em cảm ơn Chị nhiều lắm 🌹

***

Anh Tám 🍵,

Anh cho xem tấm hình độc quá, bộ bên đó cũng biết dùng ngón tay giữa hả Anh? Very Happy


avatar

trungthu


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by CoGaiDoLong Sat May 20, 2023 2:38 pm

 
Trung Thu thương mến,

Cám ơn bạn hiền đã đọc bài xạo xạo của nàng gái Lài.
Để trả lời một câu hỏi :
"việm" và "tỉn" là một phải hông Chị?

-> Nhờ câu hỏi nầy của bạn mà cô Lài dò lại Đại Nam Quấc Âm Tự Vị mới thấy nàng viết sai chữ "việm".
Xin sửa lại, chép y trong Tự Vị :


Vịm: đồ dùng bằng đất mà lớn miệng, ít dùng nắp.
 
Trung Thu mến,

Cái "vịm" và cái "tỉn" khác nhau hoàn toàn bạn à. Diễn tả ngu ngu như bé Lài thì là vầy :

- Cái vịm giống cái thau, bằng sành. Nhà bà xẩm làm sương sáo để bán, nên bà có cái vịm bự lắm, thành ga cái quần đen của bả gớt chìm trong nước sương sáo đen thùi đặc sệt, nên bả đâu có thấy ? Chừng bả kiếm được cái quần, nghĩa là lúc đó bả xắt sương sáo ga bán, hahaha, cười ghê rợn là chỗ đó.

Bé Lài rất yêu cái vịm của Mẹ. Bởi vậy nàng mới vui vui khi đọc cuốn Tự Vị của cụ Paulus Của. Cái vịm bằng sành của Ngoại ở Trà Vinh, nhỏ như cái thau rửa mặt, nhưng sâu hơn. Mẹ chỉ dùng cái vịm đó để làm cơm rượu. Cơm rượu và bún nước lèo là hai món đặc sản của Trà Vinh, đám giỗ Ngoại là luôn luôn có các món tuyệt chiêu nầy. Truyền tới đời bé Lài, thì nàng... làm thất truyền bí kíp luôn ! Lúc Mẹ còn, mỗi mùa Tết Mẹ làm đủ thứ, Mẹ sai cái gì thì bé Lài làm theo, như phơi cải phơi kiệu làm dưa chua, chớ bé hổng biết tự làm. Mẹ la rầy con gái con đứa, thì bé chu mỏ "dạ con mà giỏi như Mẹ thì chắc chợ Vườn Chuối ế hết, đâu có ai như con đi chợ Tết mua mứt, mua cải chua củ kiệu nữa ?".

Cai vịm cơm rượu của Mẹ là cả một trời kỷ niệm ! Mẹ giấu dưới gầm bộ ván, bé lén bò vô giở lá chuối lên thăm chừng, thọc ngón tay vô liếm, hahaha. Cơm rượu hư mấy lần, bé chối bay chối biến. Một hôm bị Mẹ rình bắt tại trận, Mẹ lắy roi mây quánh bé tét đít ra làm hai, tới bây giờ cái đít tuyệt mỹ của nàng còn bị tét làm hai bờ... mộng mị, là từ trận đòn năm đó. Tiếng xe jeep ngừng trước cửa, tiếng bốt-đờ-sô của Ba đi vô, Mẹ mới lật đật giấu cây roi đi. Lúc đó Ba giận lắm, Ba tính đá bể cái vịm, thì Mẹ la lên :"Sắp đám giỗ Ngoại, mà nó làm hư cơm rượu, đâu kịp làm lại vịm khác !". Lúc đó Ba mới chịu im, ẵm bé Lài ra xe jeep biểu chú tài lái vòng vòng Sài Gòn cho bé đi chơi.

Đến bây giờ nàng vẫn không hiểu, tại sao mình mở lá chuối đậy cơm rượu thì nó bị hư ? Bây giờ đám giỗ Mẹ, nàng dâng cơm rượu vừa khóc vừa cười. Khóc vì nhớ Ba Mẹ, cười vì nàng vẫn ngu và lì, cơm hàng cháo chợ, giang hồ trinh nữ, con không giỏi làm bếp Mẹ ơi !

- Cái "tỉn" giống cái hủ, miệng nhỏ. Cái "hũ" trong Tự Vị là dấu ngã mới đúng, mà nàng quen viết dấu hỏi.


Tỉn. n. Đồ đựng bằng sành, bầu bụng, giống cái hũ mà trịt miệng.

Tỉn tỏi. Tỉn đựng tỏi muối.
Tỉn nước mắm. Tỉn đựng nước mắm.
Nước mắm tỉn . Nước mắm đựng bằng tỉn.
 
Mời Xóm xem bài về cái tỉn nước mắm. Bài rất hay, có hình, nhưng lại viết chữ tĩn dấu ngã là quá sai. Tỉn nước mắm xuất xứ Phan Thiết là Miền Nam, không có phát âm dấu ngã "tĩn" như vậy :

https://www.vietnamngaymai.com/node/32288

Không biết đêm nay vì sao tôi buồn !
Crying or Very sad
♪ Khi bước chân đi lần trong cuộc đời
♪ Lời Mẹ hiền ru còn nhớ khôn nguôi
♪ Khi lớn con đi vạn nẻo đời
♪ Đừng buồn những lúc tay còn trắng tay :


Quách Bé Lài __________________________
study
https://www.youtube.com/watch?v=a6SeK6HZC4A


CoGaiDoLong

CoGaiDoLong


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by Tu* Khoai Sat May 20, 2023 9:50 pm

Lần đầu tiên mình mới thấy từ "cái vịm" .. Mình thì chỉ biết cái khạp, cái thố, và cái tỉn .

À hồi đó giờ mình cứ nghĩ là "cái tỉnh" (có h), nhưng rồi thấy nó không đúng sao sao đó .

Đi tìm hiểu trên gú gồ thì thấy chổ này có giải thích: cái vịm là người trung gọi, cái thố là người nam gọi, và cái liễn là người bắc gọi . Nếu cô giáo Lài là người Trà Vinh thì sao lại biết từ "Cái Vịm" ?

Vậy như thế nào là đúng ?

https://cand.com.vn/Nhan-dam/20CUTHANG-Trong-ky-uc-tuoi-tho-i454565/

Mà này, “cái vịm” là cái gì? Việt Nam tự điển (1931) của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích: “Vịm: Liễn bằng sứ có nắp để đựng cơm”. Thế “liễn” là cái gì?

Hãy nghe giải thích tiếp: Liễn: Đồ bằng sành bằng sứ, có nắp, thường dùng để đựng đồ ăn” Cách giải thích thứ hai chính xác hơn. Bèn tra tiếp Đại từ điển tiếng Việt xem sao. “Vịm: 1. Chậu bằng sành hay bằng đất nung dùng để rửa giặt: vịm rửa chén; 2. Liễn bằng sứ có nắp dùng để đựng cơm: một vịm cơm”.

Có thể hiểu nôm na, ở miền Trung gọi cái vịm, ngoài Bắc gọi cái liễn. Thế trong Nam gọi là gì? Xin quả quyết, gọi là “thố” như ông Huình Tịnh Paulus Của (1895) giải thích: “Thố: đồ bát thường dùng mà đựng cơm, trên có nắp đậy”.

_________________
LOCK CHUMP UP !

HEY CHUMP! YOU'RE FIRED

CHUMP AKA THE BIG LIE


MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? 2023431958 MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? 2023431958 MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? 2023431958 MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? 2023431958 MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? 2023431958
Tu* Khoai

Tu* Khoai


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by CoGaiDoLong Sun May 21, 2023 1:15 pm

 
Ô, xôm tụ quá, cám ơn anh Tư Khoai ! Anh dẫn nhiều chi tiết thú vị, cho nàng gái Lài thêm nhã hứng xạo xạo trong chan chứa tình yêu Tiếng Việt ! 

Anh viết :
"Mình thì chỉ biết cái khạp, cái thố, và cái tỉn" .

-> Như vậy thì nàng đoan chắc anh là người Miền Nam gồi. Cái khạp, cái thố, và cái tỉn, mà anh cũng như bé Lài đọc là cái "tỉnh", thì đó chính là phát âm, phương ngữ miền Nam thân yêu của chúng ta !

Cái khạp, cái thố, bây giờ vẫn còn sử dụng. Duy có ở quê mới còn cái khạp. Hồi đó nhà Mẹ đựng gạo trong khạp, thời Ngoại đựng tôm khô trong khạp. Cái thố còn sử dụng ở Sài Gòn trong các quán ăn, các quán Cơm Gà nổi tiếng có món cơm thố thịt gà. Có những quán sang, những thố cơm trắng, nhỏ hơn cái chén, được bán như phần cơm thêm.

Bài báo anh dẫn đăng về cái "vịm", ôi quá hữu duyên ! Nàng mỉm cười thân mến với tên tác giả Lê Minh Quốc ! Cám ơn nhà báo Lê Minh Quốc ! Nàng rất yêu các bài viết của anh ấy, nàng có cuốn sách "Tiếng Cười Dân Gian Việt Nam Hiện Đại" do anh biên khảo sưu tập, nàng thường dẫn những câu ca dao hài hước từ sách nầy :

Hôm nay Nhà Giáo Hiến Chương
Em ngồi em nghĩ mà thương cô thầy
Nhà em có chĩnh tương đầy
Em xin kính biếu mỗi thầy một chai
Cô chủ nhiệm em biếu hai
Ăn rồi đem bán ve chai bộn tiền.

Cái "chĩnh" thì chúng ta đã biết, quen, tục ngữ có câu "chuột sa chĩnh gạo" đó. Cái chĩnh là ở ngoài Bắc. Trong câu ca dao trên, thì chữ "ve chai" là Nam rặt nhé. Người Bắc gọi là "đồng nát". Sở dĩ nàng vui vui nói Nam Bắc vậy, là để phản biện câu anh Tư Khoai thắc mắc :

Có thể hiểu nôm na, ở miền Trung gọi cái vịm, ngoài Bắc gọi cái liễn. Thế trong Nam gọi là gì? Xin quả quyết, gọi là “thố” như ông Huình Tịnh Paulus Của (1895) giải thích: “Thố: đồ bát thường dùng mà đựng cơm, trên có nắp đậy”.

-> Chỗ nầy nhà báo Lê Minh Quốc SAI hoàn toàn. Cái "vịm" làm sao ở miền Trung được ? Mà ở miền Trung có, thì đã sao ? Nhà báo sai ngàn dặm khi gọi cái vịm là cái "liễn", trời ạ !

Nàng gái Lài đây là nhân chứng yêu thương của cái "diệm" quê Ngoại Trà Vinh của nàng. Ngoạ̣i chạy giặc Út Tịch đó, nhà Ngoại ở Cầu Ngang Trà Vinh, mẹ con Út Tịch "còn cái lai quần cũng đánh"-> đám Việt Cộng nhoi nhoi nầy ở Cầu Kè. Ngoại chạy giặc còn đem theo cái "diệm" đó về chợ Vườn Chuối. Ơi thương sao sương trắng miền quê Ngoại ! Đây là cơ duyên hữu ý khi nàng ngẫu nhiên say mê đọc cuốn "Đại Nam Quấc Âm Tự Vị" của cụ Paulus Của, vì nàng tìm được cái "diệm" cơm rượu thân yêu, được viết đúng là cái "vịm".

Cái vịm không bao giờ là cái "liễn" được. Cái liễn bây giờ vẫn còn sử dụng nhé, tuy trong Nam ít nghe hơn. Cái liễn bằng sành, bây giờ là bằng sứ rất đẹp, để đựng cơm, đựng đồ ăn, có nắp đậy.

Cái vịm giống cái thau, cái chậu, bằng đất, bằng sành, không có nắp. Bởi vậy Mẹ mới lấy lá chuối đậy kín cái vịm khi ủ cơm rượu.

Nhà báo Lê Minh Quốc dẫn "Việt Nam tự điển" (1931) của Hội Khai Trí Tiến Đức :


“Vịm: Liễn bằng sứ có nắp để đựng cơm”.

-> Trời thần ơi, mang danh "tự điển" mà viết như hạch ! 1931 sinh sau đẻ muộn, các vị học giả đéo biết cuốn Tự Vị 1895 của cụ Paulus Của ! Học giả Huỳnh Tịnh Của trong lời mở đầu đã khiêm tốn gọi công trình của mình là TỰ VỊ, chớ không dám nhận là "tự điển". Rồi, dẫn tiếp, đù má nổ đùng đùng là "Đại từ điển tiếng Việt" 1999 -> nghe là biết Việt Cộng gồi :


“Vịm: 1. Chậu bằng sành hay bằng đất nung dùng để rửa giặt: vịm rửa chén; 2. Liễn bằng sứ có nắp dùng để đựng cơm: một vịm cơm”.

-> Cái vịm là cái vịm, cái liễn là cái liễn, ai đời bưng cái vịm đi đựng cơm, làm cái nắp đậy lên cho giống... tổ cha mầy. "Đại từ điển" ngu đéo tả ! Đù má "từ điển" mà câu sau đạp cứt câu trước. Hỏi sao "từ điển" Tiếng Việt vô tay tụi bây thì điêu tàn như ngày nay.
 
Và câu kết của nhà báo Lê Minh Quốc: (mà anh Tư Khoai thắc mắc "vậy như thế nào là đúng ?):


Xin quả quyết, gọi là “thố” như ông Huình Tịnh Paulus Của (1895) giải thích: “Thố: đồ bát thường dùng mà đựng cơm, trên có nắp đậy”.

-> Cái "vịm" không bao giờ là cái "thố". Nhà báo Lê Minh Quốc đọc Tự Vị của cụ Paulus Của, tra ra chữ "thố", vậy tại sao nhà báo không tra ra chữ "vịm" trong cuốn Tự Vị ấy ? SIC !

Cuốn Tự Vi của cụ Paulus Của không nói về cái liễn đựng cơm. Cụ giải nghĩa cái "liễn" như nàng vẫn hiểu vẫn biết, gọi là đôi liễn, là tấm biển : 


 Liễn :Chữ viết hàng dài treo đứng kêu là liễn ; viết ngang treo ngang kêu là biển.

******************

Để kết luận với tỉếng cười cho đỡ khô khan bài tự vị nầy, nàng thương mời cả Xóm đọc chuyện "Tiếu lâm An Nam" . Qua chuyện nầy, ta thấy cái "liễn" đựng cơm đã có ở Hà Nội năm 1927.


Tiếu lâm An Nam 
Hanoi 1927 
Chàng rể lém
Có một anh rể mới, nhà ở xa; một hôm đến thăm bố mẹ vợ. Bố mẹ mừng rỡ, sai dọn cơm ra, cho anh ta ăn. Đi đường xa, cho nên đói; anh ta ăn hết cơm ở trong liễn, nhưng mà không giám gọi lấy thêm. Nhân dịp lúc ông nhạc ngồi nói chuyện muốn tậu nhà, anh rể mới thưa rằng:
— Thưa cha, ở làng con có người muốn bán nhà: nhà ấy rui cột hãy còn tốt, cái nào cũng toàn bằng gỗ lim và cũng nhớn bằng cái liễn cơm này cả.
Vừa nói, vừa lấy đũa gõ vào liễn. Ông nhạc nhìn liễn thì thấy hết cơm, mới gọi trẻ xới thêm. Người nhà bưng vào dỡ cơm, mang ra; anh ta xới sang bát, và lùa mấy miếng. Bố vợ hỏi:
— Nhà con nói đó, người ta muốn bán bao nhiêu?
— Thưa cha, trước người ta nghèo, không có cơm ăn cho nên muốn bán; bây giờ người ta có ăn rồi, không chịu bán nữa.
Lol
*************************************************

♪ Tiếng Nước Tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
♪ Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi ...
♪ Tôi yêu tiếng ngang trời
♪ Những câu hò giận hờn không nguôi :

Trinh Nữ Kiếm_______________________________________________________
:hello
CoGaiDoLong

CoGaiDoLong


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by LoveStory08 Sun May 21, 2023 2:38 pm

Laugh Laugh MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ? 4038755622 Laugh Laugh
avatar

LoveStory08


Back to top Go down

Thumb up Re: MÙA HÈ "LÀM SƯƠNG CHO SÁO" ?

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum