Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Page 1 of 1 • Share
Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Nhân chuẩn bị quà cho ông boss cai quản tất cả nhân viên trong hãng nên dzô đây mách cho mọi người biết luôn.
Ldn tặng ông ta cuốn Binh Pháp Tôn Tử, tiếng anh là The Art of War, tiếng Đức gọi là Die Kunst des Krieges.
Cuốn này dạy cách đánh nhau nhưng nhiều năm nay là sách gối đầu giường của các CEO, các boss A' Châu trong các công ty, hãng đấy.
Các cô chú anh chị em muốn tặng quà cho boss đàn ông mà 0 biết mua gì thì có thể mua cuốn này để tặng.
Ldn tặng ông ta cuốn Binh Pháp Tôn Tử, tiếng anh là The Art of War, tiếng Đức gọi là Die Kunst des Krieges.
Cuốn này dạy cách đánh nhau nhưng nhiều năm nay là sách gối đầu giường của các CEO, các boss A' Châu trong các công ty, hãng đấy.
Các cô chú anh chị em muốn tặng quà cho boss đàn ông mà 0 biết mua gì thì có thể mua cuốn này để tặng.
Last edited by LDN on Sun Jul 02, 2023 10:55 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Binh pháp Tôn Tử – Sách “gối đầu giường” của tỷ phú bất động sản
thanhhan - vinaplace
Binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu) hiện được xem là cuốn sách gối đầu giường của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Người ta tìm thấy ở Binh pháp gần như mọi câu trả lời cho những thắc mắc của thời đại thậm chí gần đây nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng Binh pháp trong cả lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Từ “biết người, biết ta…”
Trong một bài phỏng vấn gần đây trên kênh truyền hình CNN, tỷ phú kinh doanh bất động sản Donald Trump (Mỹ) cho biết, chính Binh pháp Tôn Tử đã giúp ông thoát khỏi nhiều tình huống hiểm nghèo cũng như giành thắng lợi trong các phi vụ kinh doanh bất động sản.
Theo tỷ phú Donald Trump, trong 13 thiên của Binh pháp Tôn Tử gồm Thủy Kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu địa, Hoả công và Dụng gián đều có thể ứng dụng thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Tỷ phú D.Trump kể lại câu chuyện vào cuối thập niên 80, tình hình kinh tế Mỹ và thế giới gặp nhiều khó khăn đã làm cho thị trường địa ốc đóng băng. Các dự án của ông cũng bị dang dở, các cao ốc, khách sạn không có người thuê.
Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn đối với ông khi các khoản vay ngân hàng đến hạn phải trả lên đến 5 tỷ USD. Không còn cách nào khác, ông đành phải bán tất cả bất động sản của mình nếu có người mua để thanh toán nợ nần. Thời điểm này, có lúc trong túi ông không còn lấy một xu!
Tuy nhiên, bằng cách nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”, ông đã “Xuất kỳ bất ý” (tấn công lúc đối phương không ngờ trong Thủy kế) để biến yếu thành mạnh, biến thua thành thắng.
“Đánh hơi” thấy hệ thống sòng bạc của mình đang đầu tư dang dở có thể là mỏ vàng trong tương lai, ông khôn khéo thuyết phục các chủ ngân hàng cho giữ lại hệ thống này để tìm cách đầu tư. Trực quan kinh doanh của ông đã không lằm, các sòng bạc làm ăn ngày càng phát đạt, tiền lại đổ vào túi của D.Trump. Có tiền, ông lại tìm cách đầu tư vào các dự án mà ông phải tạm gác trong lúc nợ nần.
Còn theo tỷ phú Li Ka Shin, trùm kinh doanh bất động sản tại Hồng Kông, Binh pháp Tôn Tử luôn là một trong những bài học đầu tiên mà các nhân viên trong tập đoàn địa ốc của ông buộc phải học và thực hành trong các tình huống thực tế.
Tỷ phú Li Ka Shin kể lại câu chuyện vào đầu năm 1996, tập đoàn địa ốc của ông muốn tấn công vào thị trường địa ốc Trung Quốc bằng chiêu “phủ sóng” nhưng đã thất bại ê chề. Ban giám đốc tập đoàn sau đó họp và rút tỉa được kinh nghiệp rằng: Tập đoàn thất bại vì chưa đánh giá hết được thế mạnh và thế yếu của thị trường Trung Quốc.
Tập đoàn đã dồn lực đánh toàn diện một đối thủ khổng lồ (trong khi Trung Quốc lúc đó có nhiều tập đoàn địa ốc nước ngoài và cả trong nước hùng mạnh) để rồi cuối cùng sụp đổ, thay vì đánh từng mặt trận, từng thời điểm theo công thức của Binh pháp…
Tới bốn bước thành công
Trong cuộc giao lưu mới đây với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Dato’ Alan Tong, Chủ tịch Liên đoàn Bất động sản Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (FIABCI), đồng thời là Tổng Giám đốc tập đoàn bất động sản Sunrise SDN BHD (Malaysia) đã giới thiệu 4 bước được ông cho là ứng dụng từ Binh pháp Tôn Tử, giúp cho tập đoàn Sunrise vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu năm 1998 và kinh doanh địa ốc thành công.
Bốn bước đó bao gồm: Chọn lựa thị trường, tận dụng tốc độ trong kinh doanh, không ngừng mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường và cuối cùng là bán sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng binh pháp Tôn Tử vào lĩnh vực địa ốc.
Bạn có thể Download Binh Pháp Tôn Tử tại đây —– Download file pdf
Bốn bước quan trọng này được ông Alan Tong phân tích ví von như sau: Binh pháp Tôn tử có dạy rằng, trong chiến tranh, người tướng giỏi là người bao giờ cũng biết chọn đúng trận địa và là người đến trận địa trước tiên chứ không phải là tướng có binh lính đông hơn.
Trận địa ở đây là thị trường mục tiêu hay nói cách khác là đúng lĩnh vực của công ty. Bằng cách tung ra block đầu tiên trong dự án căn hộ bình dân O.G.Heght ở thủ đô Kuala Lumpur với giá bán khoảng 110.000 USD/căn hộ 3 phòng ngủ,(trong lúc giá bán các căn hộ tương tự của các tập đoàn khác từ 300.000-400.000 USD), tập đoàn Sunrise đã giành được ưu thế căn hộ giá rẻ trên thị trường địa ốc Malaysia ngay trong thời điểm khủng hoảng kinh tế Á Châu.
Thừa thắng xông lên, Sunrise tiếp tục hoàn thiện tiếp các block còn lại ,đồng thời đẩy mạnh việc cho thuê với giá mềm từ 2.500-3.500 USD/tháng. Chỉ trong vòng 2 năm, tập đoàn đã lấy lại vốn và bắt đầu có lời từ năm thứ ba.
Tốc độ trong kinh doanh cũng là điều hết sức quan trọng, phương Tây từng có triết lý kinh doanh theo tốc độ của tư duy cũng là trích ra từ Binh pháp Tôn Tử.
Theo ông Alan Tong, để rút ngắn thời gian, các thành viên trong tập đoàn đã làm việc ngày đêm thậm chí 7 ngày/tuần, khái niệm ngày nghỉ hay ngày Chủ Nhật hầu như không có trong từng nhân viên. Kết quả là 6 tháng sau dự án căn hộ O.G.Heght, dự án căn hộ cao cấp Fortuna Court đã ra đời và được khách hàng đặt mua hết trong vòng 1 tháng!
Việc giữ vững và mở rộng thị trường cũng là bước tiếp thị quan trọng kinh doanh địa ốc. Trong 13 thế đất của Binh pháp Tôn Tử thì có đề cập đến thế ly tán (tản địa), không nên tấn công mà giữ cách phòng thủ, tìm cơ hội. Nói nôm na như ông Alan Tong là luôn giữ thế chủ động, đón đầu trên sân nhà, giữ cho lực lượng binh sỹ được liên kết chặt chẽ với nhau vì một khi nội bộ lủng củng, binh sỹ giao động, thì ắt đội quân đó sẽ gặp thất bại.
Mở rộng ra đối với tập đoàn Sunrise, trong thời gian đầu, Sunrise cũng gặp nhiều khó khăn do không có đủ nguồn đất để mở rộng kinh doanh, phát triển các dự án mới… cho đến khi tập đoàn mua được 10 ha đất mới thì tình hình mới ổn định trở lại.
Cuối cùng phải kể đến bước nghiên cứu thị trường, tung ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo và bán hàng. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là kế gián điệp hay dụng gián trước khi tung ra đòn tấn công tiêu diệt kẻ thù. Theo ông Alan Tong, hầu hết các chương trình tiếp thị của tập đoàn Sunrise đều không kéo dài 3 tháng vì vậy nó đòi hỏi tính liên hoàn giữa các bộ phận kinh doanh rất cao .
Ông Alan Tong nhận định, hầu hết những gì chép trong Binh pháp Tôn Tử đều có giá trị chân lý và nếu biết áp dụng một cách linh hoạt trong kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khó có thể thất bại!
Mạnh Hùng
Việt Báo (Theo_VTC)
thanhhan - vinaplace
Binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu) hiện được xem là cuốn sách gối đầu giường của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Người ta tìm thấy ở Binh pháp gần như mọi câu trả lời cho những thắc mắc của thời đại thậm chí gần đây nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng Binh pháp trong cả lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Từ “biết người, biết ta…”
Trong một bài phỏng vấn gần đây trên kênh truyền hình CNN, tỷ phú kinh doanh bất động sản Donald Trump (Mỹ) cho biết, chính Binh pháp Tôn Tử đã giúp ông thoát khỏi nhiều tình huống hiểm nghèo cũng như giành thắng lợi trong các phi vụ kinh doanh bất động sản.
Theo tỷ phú Donald Trump, trong 13 thiên của Binh pháp Tôn Tử gồm Thủy Kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu địa, Hoả công và Dụng gián đều có thể ứng dụng thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Tỷ phú D.Trump kể lại câu chuyện vào cuối thập niên 80, tình hình kinh tế Mỹ và thế giới gặp nhiều khó khăn đã làm cho thị trường địa ốc đóng băng. Các dự án của ông cũng bị dang dở, các cao ốc, khách sạn không có người thuê.
Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn đối với ông khi các khoản vay ngân hàng đến hạn phải trả lên đến 5 tỷ USD. Không còn cách nào khác, ông đành phải bán tất cả bất động sản của mình nếu có người mua để thanh toán nợ nần. Thời điểm này, có lúc trong túi ông không còn lấy một xu!
Tuy nhiên, bằng cách nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”, ông đã “Xuất kỳ bất ý” (tấn công lúc đối phương không ngờ trong Thủy kế) để biến yếu thành mạnh, biến thua thành thắng.
“Đánh hơi” thấy hệ thống sòng bạc của mình đang đầu tư dang dở có thể là mỏ vàng trong tương lai, ông khôn khéo thuyết phục các chủ ngân hàng cho giữ lại hệ thống này để tìm cách đầu tư. Trực quan kinh doanh của ông đã không lằm, các sòng bạc làm ăn ngày càng phát đạt, tiền lại đổ vào túi của D.Trump. Có tiền, ông lại tìm cách đầu tư vào các dự án mà ông phải tạm gác trong lúc nợ nần.
Còn theo tỷ phú Li Ka Shin, trùm kinh doanh bất động sản tại Hồng Kông, Binh pháp Tôn Tử luôn là một trong những bài học đầu tiên mà các nhân viên trong tập đoàn địa ốc của ông buộc phải học và thực hành trong các tình huống thực tế.
Tỷ phú Li Ka Shin kể lại câu chuyện vào đầu năm 1996, tập đoàn địa ốc của ông muốn tấn công vào thị trường địa ốc Trung Quốc bằng chiêu “phủ sóng” nhưng đã thất bại ê chề. Ban giám đốc tập đoàn sau đó họp và rút tỉa được kinh nghiệp rằng: Tập đoàn thất bại vì chưa đánh giá hết được thế mạnh và thế yếu của thị trường Trung Quốc.
Tập đoàn đã dồn lực đánh toàn diện một đối thủ khổng lồ (trong khi Trung Quốc lúc đó có nhiều tập đoàn địa ốc nước ngoài và cả trong nước hùng mạnh) để rồi cuối cùng sụp đổ, thay vì đánh từng mặt trận, từng thời điểm theo công thức của Binh pháp…
Tới bốn bước thành công
Trong cuộc giao lưu mới đây với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Dato’ Alan Tong, Chủ tịch Liên đoàn Bất động sản Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (FIABCI), đồng thời là Tổng Giám đốc tập đoàn bất động sản Sunrise SDN BHD (Malaysia) đã giới thiệu 4 bước được ông cho là ứng dụng từ Binh pháp Tôn Tử, giúp cho tập đoàn Sunrise vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu năm 1998 và kinh doanh địa ốc thành công.
Bốn bước đó bao gồm: Chọn lựa thị trường, tận dụng tốc độ trong kinh doanh, không ngừng mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường và cuối cùng là bán sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng binh pháp Tôn Tử vào lĩnh vực địa ốc.
Bạn có thể Download Binh Pháp Tôn Tử tại đây —– Download file pdf
Bốn bước quan trọng này được ông Alan Tong phân tích ví von như sau: Binh pháp Tôn tử có dạy rằng, trong chiến tranh, người tướng giỏi là người bao giờ cũng biết chọn đúng trận địa và là người đến trận địa trước tiên chứ không phải là tướng có binh lính đông hơn.
Trận địa ở đây là thị trường mục tiêu hay nói cách khác là đúng lĩnh vực của công ty. Bằng cách tung ra block đầu tiên trong dự án căn hộ bình dân O.G.Heght ở thủ đô Kuala Lumpur với giá bán khoảng 110.000 USD/căn hộ 3 phòng ngủ,(trong lúc giá bán các căn hộ tương tự của các tập đoàn khác từ 300.000-400.000 USD), tập đoàn Sunrise đã giành được ưu thế căn hộ giá rẻ trên thị trường địa ốc Malaysia ngay trong thời điểm khủng hoảng kinh tế Á Châu.
Thừa thắng xông lên, Sunrise tiếp tục hoàn thiện tiếp các block còn lại ,đồng thời đẩy mạnh việc cho thuê với giá mềm từ 2.500-3.500 USD/tháng. Chỉ trong vòng 2 năm, tập đoàn đã lấy lại vốn và bắt đầu có lời từ năm thứ ba.
Tốc độ trong kinh doanh cũng là điều hết sức quan trọng, phương Tây từng có triết lý kinh doanh theo tốc độ của tư duy cũng là trích ra từ Binh pháp Tôn Tử.
Theo ông Alan Tong, để rút ngắn thời gian, các thành viên trong tập đoàn đã làm việc ngày đêm thậm chí 7 ngày/tuần, khái niệm ngày nghỉ hay ngày Chủ Nhật hầu như không có trong từng nhân viên. Kết quả là 6 tháng sau dự án căn hộ O.G.Heght, dự án căn hộ cao cấp Fortuna Court đã ra đời và được khách hàng đặt mua hết trong vòng 1 tháng!
Việc giữ vững và mở rộng thị trường cũng là bước tiếp thị quan trọng kinh doanh địa ốc. Trong 13 thế đất của Binh pháp Tôn Tử thì có đề cập đến thế ly tán (tản địa), không nên tấn công mà giữ cách phòng thủ, tìm cơ hội. Nói nôm na như ông Alan Tong là luôn giữ thế chủ động, đón đầu trên sân nhà, giữ cho lực lượng binh sỹ được liên kết chặt chẽ với nhau vì một khi nội bộ lủng củng, binh sỹ giao động, thì ắt đội quân đó sẽ gặp thất bại.
Mở rộng ra đối với tập đoàn Sunrise, trong thời gian đầu, Sunrise cũng gặp nhiều khó khăn do không có đủ nguồn đất để mở rộng kinh doanh, phát triển các dự án mới… cho đến khi tập đoàn mua được 10 ha đất mới thì tình hình mới ổn định trở lại.
Cuối cùng phải kể đến bước nghiên cứu thị trường, tung ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo và bán hàng. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là kế gián điệp hay dụng gián trước khi tung ra đòn tấn công tiêu diệt kẻ thù. Theo ông Alan Tong, hầu hết các chương trình tiếp thị của tập đoàn Sunrise đều không kéo dài 3 tháng vì vậy nó đòi hỏi tính liên hoàn giữa các bộ phận kinh doanh rất cao .
Ông Alan Tong nhận định, hầu hết những gì chép trong Binh pháp Tôn Tử đều có giá trị chân lý và nếu biết áp dụng một cách linh hoạt trong kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khó có thể thất bại!
Mạnh Hùng
Việt Báo (Theo_VTC)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Chi vậy, chỉ cho boss biết cách đối phó với mình?
_________________
8DonCo
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Bro8 đọc đi
0 phải là boss đánh nhau với mình đâu mà là chỉ cách boss phải đối xử nhân viên ra sao cho nhân viên tâm phục khẩu phục đấy.
Ông boss này giúp ldn trừ khử, cho bà boss trực tiếp dzô khuôn phép nên ldn nịnh tí
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
ga10 wrote:Rủi boss 0 thích đọc sách thì sao?
Câu hỏi rất hay.
But wait! Chủ thread kỳ thị quá nha, sao chỉ mua sách đó tặng cho boss đàn ông thôi, mà không nói tới boss đàn bà vậy? Chắc chủ thread nghĩ đàn ông mới biết đọc còn đàn bà thì không?
Nhỏ Lan
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Tại đàn bà dư sức đối phó khỏi cần sách
_________________
8DonCo
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Nhỏ Lan wrote:ga10 wrote:Rủi boss 0 thích đọc sách thì sao?
Câu hỏi rất hay.
But wait! Chủ thread kỳ thị quá nha, sao chỉ mua sách đó tặng cho boss đàn ông thôi, mà không nói tới boss đàn bà vậy? Chắc chủ thread nghĩ đàn ông mới biết đọc còn đàn bà thì không?
Này em iu, chủ thread có boss đàn ông thì hỏi về boss đàn ông, em iu có boss đàn bà thì mở thread khác hỏi về boss đàn bà hay boss lại cái gì đó thì đâu có ai cấm, kỳ thị cái củ cãi gì
_________________
<>--<>--ngu thì nói ngu, bày đặt bất trí!--<>--<>
Bất Trí
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
@ Anh Tám, có lý ha.
@ anh Bắt Chí....Ý lộn anh Bất Trí, anh tếu ghê!
@ anh Bắt Chí....Ý lộn anh Bất Trí, anh tếu ghê!
Nhỏ Lan
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Binh pháp Tôn Tử chỉ rõ 5 tính cách người làm lãnh đạo nên tránh, chị em công sở nên học hỏi ngay nếu muốn làm sếp
Thiên “Cửu biến” trong “Binh pháp Tôn Tử” đã ghi rõ, năm điểm yếu nguy hiểm của một tướng lĩnh là: liều mạng, ham sống, nóng giận, sĩ diện và để tình cảm lấn át.
Nói không ngoa, một người lãnh đạo giỏi chính là chiếc chìa khóa quan trọng, lèo lái tập thể, đưa tổ chức đến được bến bờ vinh quang. Vì lẽ đó, làm lãnh đạo chưa bao giờ là một công việc dễ dàng đối với bất kỳ ai, đặc biệt trong môi trường công sở - nơi có vô vàn thứ phải lưu tâm.
Mỗi người lãnh đạo sẽ mang trong mình một nét tính cách cũng như có phương pháp quản trị khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cũng như những thành phần trong tổ chức. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại một số điểm chung chí mạng mà nếu mắc phải, người lãnh đạo không chỉ hủy hoại sự nghiệp của bản thân mình và còn gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của rất nhiều người khác.
Vậy, đâu là những điểm yếu chí mạng mà người làm lãnh đạo thường dễ mắc phải? Thiên “Cửu biến” trong “Binh pháp Tôn Tử” đã ghi rõ, năm điểm yếu nguy hiểm của một tướng lĩnh là: liều mạng, ham sống, nóng giận, sĩ diện và để tình cảm lấn át. Ông còn khẳng định: “Tướng lĩnh bại trận đều do 5 nhược điểm này mà ra”.
Liều mạng
Dân gian vẫn thường truyền tai nhau câu nói “liều ăn nhiều” với hàm ý rằng nếu một ai đó dám đối đầu với rủi ro và thử thách để làm những điều ít người dám làm thì họ sẽ có thể nhận về những cái kết vẻ vang như bản thân mong muốn. Tuy nhiên, nếu một người lãnh đạo nhiệt huyết một cách quá mức, liều mạng mà thiếu đi sự suy xét kỹ càng thì sẽ chỉ càng thể hiện đó là một tướng lĩnh hữu dũng vô mưu, không thể làm nên việc lớn.
Đã là người lãnh đạo, nắm trong tay nhiều quyền lực nhưng cũng đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm cho cuộc sống và sự nghiệp của từng đó con người, thì việc cứ mãi “liều” là điều không ổn. Và hơn hết, việc không chịu dùng lý trí để phân tích mà cứ phó mặt cho số phận để “một liều, ba bảy cũng liều” sẽ khiến cấp dưới cảm thấy không phục. Mà nếu đã không thu phục được lòng người thì làm việc gì cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Ham sống, sợ chết
Một lãnh đạo xuất chúng không phải là người giỏi nhất mà là người biết thu phục nhân tâm, biết sử dụng nhân lực. Họ biết cách gửi gắm thông điệp để truyền đi nguồn cảm hứng, niềm tin và sức mạnh lớn lao đến cho đội ngũ của mình.
Để có thể làm được điều đó, bên cạnh tài năng thiên bẩm, người lãnh đạo cần một tấm lòng quả cảm. Dù tài năng đến mấy mà trong tình huống nguy cấp không thể bình tĩnh, dũng cảm đương đầu, thì cũng chẳng thể phát huy hết được tài năng đó. Thế nên, dũng cảm mới có thể tập trung phát huy được năng lực của mình và của người khác.
Nóng giận
Người xưa vẫn thường hay nói: “Giận quá mất khôn”, “Khi nóng giận không nên đưa ra quyết định”. Việc tức giận rất dễ khiến người ta hành động theo cảm tính; từ đó, đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến sự hối tiếc về sau.
Thành Cát Tư Hãn, người lập ra đế quốc Mông Cổ lừng danh một thời từng nói: “Hành động trong lúc tức giận chắc chắn sẽ thất bại”. Các quyết sách lãnh đạo đưa ra trong lúc bực tức liệu có đáng tin cậy hay đó chỉ là cái làm cho cấp dưới một phen khiếp sợ?
Vì thế, người lãnh đạo nóng tính, dễ bực tức sẽ không chịu được sự khiêu khích và dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
Sĩ diện
Biết trọng thể diện của bản thân là một điều tốt và ai cũng cần lấy đó làm kim chỉ nam chứ không riêng gì người làm lãnh đạo. Tuy nhiên, quá sĩ diện thì khác; bởi những nhà lãnh đạo kiểu này có lòng tự trọng rất cao, đôi khi cực đoan cũng như không chịu được bất kỳ một sự nhục nhã nào. Họ không bao giờ để danh dự của mình bị xúc phạm, không chịu được sự ấm ức trong lòng. Vì thế, khi xảy ra chuyện xúc phạm tới danh dự của họ, họ sẽ không thể tha thứ được.
Tình cảm lấn át lý trí
Một lãnh đạo tốt là người không để chuyện tình cảm tác động đến những quyết định được đưa ra trong công việc. Bởi việc quá trọng tình cảm sẽ khiến tính kỷ luật bị mất, làm cho thưởng phạt không phân minh, mọi việc không có giới hạn rõ ràng.
Và điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo chính là biết cách đặt lợi ích của người khác, của tập thể lên trên lợi ích của mình. Bởi ở cương vị cao nhất, lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và sự nghiệp của không ít cá nhân.
Thiên “Cửu biến” trong “Binh pháp Tôn Tử” đã ghi rõ, năm điểm yếu nguy hiểm của một tướng lĩnh là: liều mạng, ham sống, nóng giận, sĩ diện và để tình cảm lấn át.
Nói không ngoa, một người lãnh đạo giỏi chính là chiếc chìa khóa quan trọng, lèo lái tập thể, đưa tổ chức đến được bến bờ vinh quang. Vì lẽ đó, làm lãnh đạo chưa bao giờ là một công việc dễ dàng đối với bất kỳ ai, đặc biệt trong môi trường công sở - nơi có vô vàn thứ phải lưu tâm.
Mỗi người lãnh đạo sẽ mang trong mình một nét tính cách cũng như có phương pháp quản trị khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cũng như những thành phần trong tổ chức. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại một số điểm chung chí mạng mà nếu mắc phải, người lãnh đạo không chỉ hủy hoại sự nghiệp của bản thân mình và còn gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của rất nhiều người khác.
Vậy, đâu là những điểm yếu chí mạng mà người làm lãnh đạo thường dễ mắc phải? Thiên “Cửu biến” trong “Binh pháp Tôn Tử” đã ghi rõ, năm điểm yếu nguy hiểm của một tướng lĩnh là: liều mạng, ham sống, nóng giận, sĩ diện và để tình cảm lấn át. Ông còn khẳng định: “Tướng lĩnh bại trận đều do 5 nhược điểm này mà ra”.
Liều mạng
Dân gian vẫn thường truyền tai nhau câu nói “liều ăn nhiều” với hàm ý rằng nếu một ai đó dám đối đầu với rủi ro và thử thách để làm những điều ít người dám làm thì họ sẽ có thể nhận về những cái kết vẻ vang như bản thân mong muốn. Tuy nhiên, nếu một người lãnh đạo nhiệt huyết một cách quá mức, liều mạng mà thiếu đi sự suy xét kỹ càng thì sẽ chỉ càng thể hiện đó là một tướng lĩnh hữu dũng vô mưu, không thể làm nên việc lớn.
Đã là người lãnh đạo, nắm trong tay nhiều quyền lực nhưng cũng đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm cho cuộc sống và sự nghiệp của từng đó con người, thì việc cứ mãi “liều” là điều không ổn. Và hơn hết, việc không chịu dùng lý trí để phân tích mà cứ phó mặt cho số phận để “một liều, ba bảy cũng liều” sẽ khiến cấp dưới cảm thấy không phục. Mà nếu đã không thu phục được lòng người thì làm việc gì cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Ham sống, sợ chết
Một lãnh đạo xuất chúng không phải là người giỏi nhất mà là người biết thu phục nhân tâm, biết sử dụng nhân lực. Họ biết cách gửi gắm thông điệp để truyền đi nguồn cảm hứng, niềm tin và sức mạnh lớn lao đến cho đội ngũ của mình.
Để có thể làm được điều đó, bên cạnh tài năng thiên bẩm, người lãnh đạo cần một tấm lòng quả cảm. Dù tài năng đến mấy mà trong tình huống nguy cấp không thể bình tĩnh, dũng cảm đương đầu, thì cũng chẳng thể phát huy hết được tài năng đó. Thế nên, dũng cảm mới có thể tập trung phát huy được năng lực của mình và của người khác.
Nóng giận
Người xưa vẫn thường hay nói: “Giận quá mất khôn”, “Khi nóng giận không nên đưa ra quyết định”. Việc tức giận rất dễ khiến người ta hành động theo cảm tính; từ đó, đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến sự hối tiếc về sau.
Thành Cát Tư Hãn, người lập ra đế quốc Mông Cổ lừng danh một thời từng nói: “Hành động trong lúc tức giận chắc chắn sẽ thất bại”. Các quyết sách lãnh đạo đưa ra trong lúc bực tức liệu có đáng tin cậy hay đó chỉ là cái làm cho cấp dưới một phen khiếp sợ?
Vì thế, người lãnh đạo nóng tính, dễ bực tức sẽ không chịu được sự khiêu khích và dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
Sĩ diện
Biết trọng thể diện của bản thân là một điều tốt và ai cũng cần lấy đó làm kim chỉ nam chứ không riêng gì người làm lãnh đạo. Tuy nhiên, quá sĩ diện thì khác; bởi những nhà lãnh đạo kiểu này có lòng tự trọng rất cao, đôi khi cực đoan cũng như không chịu được bất kỳ một sự nhục nhã nào. Họ không bao giờ để danh dự của mình bị xúc phạm, không chịu được sự ấm ức trong lòng. Vì thế, khi xảy ra chuyện xúc phạm tới danh dự của họ, họ sẽ không thể tha thứ được.
Tình cảm lấn át lý trí
Một lãnh đạo tốt là người không để chuyện tình cảm tác động đến những quyết định được đưa ra trong công việc. Bởi việc quá trọng tình cảm sẽ khiến tính kỷ luật bị mất, làm cho thưởng phạt không phân minh, mọi việc không có giới hạn rõ ràng.
Và điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo chính là biết cách đặt lợi ích của người khác, của tập thể lên trên lợi ích của mình. Bởi ở cương vị cao nhất, lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và sự nghiệp của không ít cá nhân.
Last edited by LDN on Sun Jul 02, 2023 11:12 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
8DonCo wrote:Tại đàn bà dư sức đối phó khỏi cần sách
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Binh pháp Tôn Tử dạy người ta tránh 5 loại tính cách của lãnh đạo
Sưu tầm
Binh Pháp Tôn Tử đã liệt kê ra 5 nhược điểm nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại trong việc dụng binh. Dù là các tướng lĩnh ngày xưa, hay lãnh đạo điều hành công ty ngày nay, chỉ cần nắm vững những điều này sẽ không đưa ra những quyết định sai lầm.5 loại tính cách của lãnh đạo. (Ảnh: Internet)
Có được những nhà lãnh đạo ưu tú, chính là nhân tố quan trọng nhất để dẫn dắt mọi người đi đến thành công. Cho dù là đối với một công ty, hay là một quốc gia, nếu như nhân vật chủ chốt có điểm yếu chí mạng, sẽ đưa ra những quyết sách sai lầm mà dẫn đến vận đen liên tiếp, đẩy vận mệnh của tập thể đến bờ vực sụp đổ.
“Binh pháp Tôn Tử” từ hai ngàn năm trăm năm trước đã nói với chúng ta rằng: “Sai lầm của tướng lĩnh sẽ gây ra thảm họa khi dụng binh”. “Binh pháp Tôn Tử” cũng đã khắc họa chi tiết năm loại sai lầm chí mạng dễ mắc phải.
“Binh pháp Tôn Tử- thiên Cửu Biến” nói rằng: “Làm tướng có 5 nhược điểm nguy hiểm: Một, liều chết có thể bị giết; hai, tham sống sợ chết có thể bị bắt; ba, nóng giận có thể mắc mưu địch; bốn, liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục; năm, thương dân có thể bị lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm trên thì là tai họa cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bỏ mạng đều do 5 mối nguy ấy mà ra, phải xét kỹ”.
Một, liều chết có thể bị giết
Nếu như bậc lãnh đạo có quyết tâm liều chết, tuy rằng thể hiện được nhiệt huyết hừng hực, nhưng kèm theo đó là sự hữu dũng vô mưu, không hề có chiến lược mục đích nào, như vậy quân địch sẽ dễ dàng nắm được tình hình, sau đó bày mưu tính kế mai phục, lựa thời cơ dụ quân ta ra giết sạch.
Hai, tham sống sợ chết có thể bị bắt
Ngược lại, phàm bất cứ chuyện gì đều lên kế hoạch chu toàn, không có một chút mạo hiểm, chứng tỏ rằng người lãnh đạo là người nhát gan, tham sống sợ chết. Như vậy sẽ khiến một tập thể trở nên cứng nhắc không linh hoạt. Khi có sự công kích của kẻ địch, dễ khiến cho toàn quân rơi vào cảnh bị bắt làm tù binh và tiêu diệt.
Ba, nóng giận có thể mắc mưu địch
Có một câu nói rất hay: “Khi tức giận đừng đưa ra quyết định”. Chúng ta đều biết rằng khi phẫn nộ, chúng ta đều dùng cảm tính để hành động, những lời nói, hành động trong thời điểm này đều chịu sự dẫn dắt của cảm xúc, khi cảm xúc qua đi, quay đầu nhìn lại chỉ còn là sự hối hận.
Nếu người lãnh đạo là người thiếu bình tĩnh, hay cáu giận thì anh ta hoàn toàn không thể chịu được sự khiêu khích và sỉ nhục của đối thủ. Khi gặp phải sự khiêu khích, anh ta dễ dàng mất đi lí trí, hành động bồng bột.
Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ chẳng phải đã từng nói rồi sao, “Những hành động xuất phát từ sự tức giận, nhất định sẽ thất bại”. Những quyết sách xuất phát từ cơn bực tức của người lãnh đạo liệu có đáng tin không? Đây chẳng phải chỉ là làm cho cấp dưới một phen khiếp sợ?!
Bốn, liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục
Đọc đến dòng này, liệu trong đầu bạn có cảm thấy mông lung không? “Liêm khiết” là một đức tính tốt, sao lại có liên quan đến “khả năng chịu nhục”? Nghe có vẻ kì lạ! Suy cho cùng, sự liêm khiết tất nhiên đều được công nhận là một tính cách tốt. Thật ra thì “liêm khiết” ở đây là chỉ một người quá để ý đến thanh danh của mình. Người như vậy luôn chú trọng đến danh dự, không chịu được sự ấm ức, lòng tự tôn vô cùng cao. Kỳ thực, rất nhiều chuyện cái gì quá mức cũng không phải là tốt, lúc xảy ra chuyện thì rất khó để sửa chữa.
Vậy nên bạn biết rồi chứ, người lãnh đạo nếu như quá chú trọng đến thể diện của mình, sẽ không thể chịu đựng được một chút ấm ức nào, anh ta cũng không cam tâm nhận sai. Kẻ địch nếu như biết người lãnh đạo có đặc điểm như vậy sẽ tìm mọi cách lợi dụng điểm này để nhục mạ, khiến anh ta không nhìn ra được nguy hiểm cận kề, hơn nữa còn từng bước dồn anh ta vào trong bẫy.
Năm, thương dân có thể bị lo buồn bất an
Thông thường mà nói, ai ai cũng đều mong muốn có một vị lãnh đạo thấu hiểu cấp dưới, nhưng người lãnh đạo nếu như quá đồng tình với cấp dưới, rất có thể sẽ làm mất đi tính kỉ luật, khiến cho thưởng phạt không công bằng, tiêu chuẩn không còn rõ ràng, kết quả là trong tất cả mọi việc anh ta đều tự đích thân đi làm, khiến cho bản thân mình trở nên mệt mỏi, sự tận tình lúc đầu cũng sẽ biến mất.
Trên đây đã đề cập đến năm mục mà những người lãnh đạo đều có khả năng phạm phải sai lầm. Cho dù là tướng soái trên chiến trường, hay là tổng giám đốc trên thương trường, chỉ cần phạm phải năm điều kể trên, sẽ có thể dần dần lâm vào đại họa đại nạn.
Từ cổ đến nay, những tướng soái đưa ra những quyết sách sai lầm đẩy toàn quân vào thế tuyệt diệt, đều mắc phải năm sai lầm chí mạng này, vậy nên đã người lãnh đạo thì không thể không cảnh giác, không thể không đề phòng.
Sưu tầm
Binh Pháp Tôn Tử đã liệt kê ra 5 nhược điểm nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại trong việc dụng binh. Dù là các tướng lĩnh ngày xưa, hay lãnh đạo điều hành công ty ngày nay, chỉ cần nắm vững những điều này sẽ không đưa ra những quyết định sai lầm.5 loại tính cách của lãnh đạo. (Ảnh: Internet)
Có được những nhà lãnh đạo ưu tú, chính là nhân tố quan trọng nhất để dẫn dắt mọi người đi đến thành công. Cho dù là đối với một công ty, hay là một quốc gia, nếu như nhân vật chủ chốt có điểm yếu chí mạng, sẽ đưa ra những quyết sách sai lầm mà dẫn đến vận đen liên tiếp, đẩy vận mệnh của tập thể đến bờ vực sụp đổ.
“Binh pháp Tôn Tử” từ hai ngàn năm trăm năm trước đã nói với chúng ta rằng: “Sai lầm của tướng lĩnh sẽ gây ra thảm họa khi dụng binh”. “Binh pháp Tôn Tử” cũng đã khắc họa chi tiết năm loại sai lầm chí mạng dễ mắc phải.
“Binh pháp Tôn Tử- thiên Cửu Biến” nói rằng: “Làm tướng có 5 nhược điểm nguy hiểm: Một, liều chết có thể bị giết; hai, tham sống sợ chết có thể bị bắt; ba, nóng giận có thể mắc mưu địch; bốn, liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục; năm, thương dân có thể bị lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm trên thì là tai họa cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bỏ mạng đều do 5 mối nguy ấy mà ra, phải xét kỹ”.
Một, liều chết có thể bị giết
Nếu như bậc lãnh đạo có quyết tâm liều chết, tuy rằng thể hiện được nhiệt huyết hừng hực, nhưng kèm theo đó là sự hữu dũng vô mưu, không hề có chiến lược mục đích nào, như vậy quân địch sẽ dễ dàng nắm được tình hình, sau đó bày mưu tính kế mai phục, lựa thời cơ dụ quân ta ra giết sạch.
Hai, tham sống sợ chết có thể bị bắt
Ngược lại, phàm bất cứ chuyện gì đều lên kế hoạch chu toàn, không có một chút mạo hiểm, chứng tỏ rằng người lãnh đạo là người nhát gan, tham sống sợ chết. Như vậy sẽ khiến một tập thể trở nên cứng nhắc không linh hoạt. Khi có sự công kích của kẻ địch, dễ khiến cho toàn quân rơi vào cảnh bị bắt làm tù binh và tiêu diệt.
Ba, nóng giận có thể mắc mưu địch
Có một câu nói rất hay: “Khi tức giận đừng đưa ra quyết định”. Chúng ta đều biết rằng khi phẫn nộ, chúng ta đều dùng cảm tính để hành động, những lời nói, hành động trong thời điểm này đều chịu sự dẫn dắt của cảm xúc, khi cảm xúc qua đi, quay đầu nhìn lại chỉ còn là sự hối hận.
Nếu người lãnh đạo là người thiếu bình tĩnh, hay cáu giận thì anh ta hoàn toàn không thể chịu được sự khiêu khích và sỉ nhục của đối thủ. Khi gặp phải sự khiêu khích, anh ta dễ dàng mất đi lí trí, hành động bồng bột.
Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ chẳng phải đã từng nói rồi sao, “Những hành động xuất phát từ sự tức giận, nhất định sẽ thất bại”. Những quyết sách xuất phát từ cơn bực tức của người lãnh đạo liệu có đáng tin không? Đây chẳng phải chỉ là làm cho cấp dưới một phen khiếp sợ?!
Bốn, liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục
Đọc đến dòng này, liệu trong đầu bạn có cảm thấy mông lung không? “Liêm khiết” là một đức tính tốt, sao lại có liên quan đến “khả năng chịu nhục”? Nghe có vẻ kì lạ! Suy cho cùng, sự liêm khiết tất nhiên đều được công nhận là một tính cách tốt. Thật ra thì “liêm khiết” ở đây là chỉ một người quá để ý đến thanh danh của mình. Người như vậy luôn chú trọng đến danh dự, không chịu được sự ấm ức, lòng tự tôn vô cùng cao. Kỳ thực, rất nhiều chuyện cái gì quá mức cũng không phải là tốt, lúc xảy ra chuyện thì rất khó để sửa chữa.
Vậy nên bạn biết rồi chứ, người lãnh đạo nếu như quá chú trọng đến thể diện của mình, sẽ không thể chịu đựng được một chút ấm ức nào, anh ta cũng không cam tâm nhận sai. Kẻ địch nếu như biết người lãnh đạo có đặc điểm như vậy sẽ tìm mọi cách lợi dụng điểm này để nhục mạ, khiến anh ta không nhìn ra được nguy hiểm cận kề, hơn nữa còn từng bước dồn anh ta vào trong bẫy.
Năm, thương dân có thể bị lo buồn bất an
Thông thường mà nói, ai ai cũng đều mong muốn có một vị lãnh đạo thấu hiểu cấp dưới, nhưng người lãnh đạo nếu như quá đồng tình với cấp dưới, rất có thể sẽ làm mất đi tính kỉ luật, khiến cho thưởng phạt không công bằng, tiêu chuẩn không còn rõ ràng, kết quả là trong tất cả mọi việc anh ta đều tự đích thân đi làm, khiến cho bản thân mình trở nên mệt mỏi, sự tận tình lúc đầu cũng sẽ biến mất.
Trên đây đã đề cập đến năm mục mà những người lãnh đạo đều có khả năng phạm phải sai lầm. Cho dù là tướng soái trên chiến trường, hay là tổng giám đốc trên thương trường, chỉ cần phạm phải năm điều kể trên, sẽ có thể dần dần lâm vào đại họa đại nạn.
Từ cổ đến nay, những tướng soái đưa ra những quyết sách sai lầm đẩy toàn quân vào thế tuyệt diệt, đều mắc phải năm sai lầm chí mạng này, vậy nên đã người lãnh đạo thì không thể không cảnh giác, không thể không đề phòng.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Binh pháp Tôn Tử và 6 bài học trong kinh doanh
Elle Man
Cũng như trên chiến trường, quyết sách là nhân tố quan trọng hàng đầu trong thương trường. Để có một quyết sách trong kinh doanh, doanh nghiệp phải có sự phân tích chiến lược chuẩn xác, thấy rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của mình, tính toán cái lợi, cái hại khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nắm vững lực lượng giữa mình với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế trong bài viết này, ELLE Man mang tới cho bạn 6 bài học trong kinh doanh được rút ra từ binh pháp Tôn Tử.
binh pháp tôn tử
Thương trường như chiến trường, câu nói này không chỉ mang hàm ý thương trường khắc nghiệt và đầy đấu đá mưu mô như chiến trường mà nhìn từ hướng tích cực, bạn có thể sống sót và thành công trên thương trường nếu biết áp dụng những binh pháp ra đời từ hơn ngàn năm trước và điều chỉnh thích hợp trong cuộc sống hiện đại. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy cùngELLE Manđiểm qua 6 bài học kinh doanh từ binh pháp Tôn Tử trong bài viết này.
1.Tạo thế
Trong chiến tranh, không cần xuất quân đánh mà vẫn nắm được chiến thắng được xem là đỉnh cao trong các nghệ thuật quân sự.
Trong quản trị kinh doanh cũng vậy, phải tích luỹ sức mạnh để tạo ra uy thế của mình. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp muốn thống lĩnh thị trường thì phải tạo ra sự khác biệt mà không thu hút sự chú ý từ các đối thủ cạnh tranh.
Amazon có thể được coi là một ví dụ điển hình trong ngành sách bán lẻ, chiếm phần lớn thị trường và sau đó lan ra các dịch vụ bán lẻ khác. Netflix cũng đã vượt qua Blockbuster sau 10 năm kể từ ngày Blockbuster từ chối mua startup Netflix với giá 50 triệu USD vào năm 2000.
2.Đánh vào chỗ yếu của đối phương
Binh pháp Tôn Tử nhấn mạnh “Phát hiện và tấn công vào chỗ yếu của đối phương thì đánh nhanh mới có hiệu quả”.
Trong kinh doanh, chỗ yếu của đối phương là điểm mạnh của mình. Nghĩa là nếu doanh nghiệp biết đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà các đối thủ chưa phát hiện ra hoặc chưa đáp ứng được, thì doanh nghiệp đó sẽ nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới hoặc tìm ra thị trường mới và thu lợi về mình.
Ví dụ, thay vì trực tiếp bán hàng tại các nhà thành phố lớn, Walmart bắt đầu ở các thị trấn nhỏ. Bằng cách này, công ty đã có thể loại bỏ các đối thủ địa phương yếu hơn đồng thời phát triển mạnh hơn mà không gặp trở ngại từ những ông lớn trước đó. Khi Kmart sau đó phát động cuộc chiến về giá trực tiếp với Walmart, Kmart đã không thể giành chiến thắng trước sức mạnh của Walmart vì lúc này Walmart đã thực sự bùng nổi và pháp triển trên toàn nước Mỹ.
3. Biết người biết ta
Binh pháp Tôn Tử viết: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Trong kinh doanh, biết người biết ta nghĩa là hiểu rõ thế mạnh của bản thân và đối thủ từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin nhanh nhạy sẽ đem lại lợi thế lớn để dành chiến thắng hoặc giảm thiểu thiệt hại.
Đây cũng là một ví dụ trong cuộc chiến bánh mì kẹp thịt giữa McDonald và Burger King. Do là “kẻ đến sau” nên Burger King liên tục tung ra các kế hoạch hay ho và chiến dịch để đối đầu trực diện với Mc Donalds với mong muốn chiếm vị trí số 1 trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh. Một trong những động thái cuả Burger King chính là tấn công vào sản phẩm khoai tây chiên trứ danh của McDonald bằng cách, Burger King sẽ làm món khoai ngon hơn để thu hút khách hàng.
Nhận thấy điều đó, CEO của McDonald nhanh chóng cảnh báo đến mọi hệ thống nhà hàng rằng “Burger King sẽ tấn công toàn lực vào một trong những sản phẩm mũi nhọn của chúng ta – khoai tây chiên”. Và trong thư, ông yêu cầu kiểm tra và chỉ cho phép sử dụng nguồn khoai tốt nhất để phục vụ khách hàng. Chính nguồn tin và động thái nhanh nhạy trước đòn tấn công của vị CEO này,Burger King vẫn bị “thất sủng” so với McDonalds, với minh chứng rằng doanh thu của McDonalds cao hơn Burger King.
4. Tốc độ hoá, vượt qua đối thủ
Theo binh pháp Tôn Tử: “Nhân lúc kẻ địch không chuẩn bị, không nghĩ tới mà bất ngờ xung kích giành thắng lợi”.
Trong kinh doanh cũng vậy, việc nắm được xu thế thị trường và nhanh nhaỵ là một việc tất yếu. Ví dụ điển hình như Coca-Cola liên tục cho ra những dòng sản phẩm với mùi vị khác lạ, nhiều mẫu mã cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
5. Liên minh để cùng thắng lợi
Nếu như có thể tùy theo tình hình biến hóa của địch mà biến đổi theo đó giành thắng lợi. Đó chính là cái được gọi “dụng binh như Thần”.
Đó cũng là cách mà hai ông lớn Google và Apple đã sử dụng để cùng nhau kiếm hơn 1 tỷ đô la từ việc quảng cáo ứng dụng Google trên chính các thiết bị di động của Apple.
6. Tạo dựng niềm tin
“Tướng lĩnh phải công minh, nhân từ, đứng đắn và tự tin với chính năng lực của mình, bằng cách đó thì quân sĩ mới đồng lòng”.
Để một người kinh doanh thực hiện được câu nói của Tôn Tử thì người đó không chỉ có trí thông minh mà còn phải có nhân cách. Để dẫn dắt một doanh nghiệp đi đúng hướng, người lãnh đạo cần có sự hiểu biết và sự đồng cảm.
Nếu bạn có thể áp dụng 6 điều này trong binh pháp Tôn Tử thì bạn sẽ có thể thành công trên chính con đường bạn đang chọn.
Elle Man
Cũng như trên chiến trường, quyết sách là nhân tố quan trọng hàng đầu trong thương trường. Để có một quyết sách trong kinh doanh, doanh nghiệp phải có sự phân tích chiến lược chuẩn xác, thấy rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của mình, tính toán cái lợi, cái hại khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nắm vững lực lượng giữa mình với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế trong bài viết này, ELLE Man mang tới cho bạn 6 bài học trong kinh doanh được rút ra từ binh pháp Tôn Tử.
binh pháp tôn tử
Thương trường như chiến trường, câu nói này không chỉ mang hàm ý thương trường khắc nghiệt và đầy đấu đá mưu mô như chiến trường mà nhìn từ hướng tích cực, bạn có thể sống sót và thành công trên thương trường nếu biết áp dụng những binh pháp ra đời từ hơn ngàn năm trước và điều chỉnh thích hợp trong cuộc sống hiện đại. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy cùngELLE Manđiểm qua 6 bài học kinh doanh từ binh pháp Tôn Tử trong bài viết này.
1.Tạo thế
Trong chiến tranh, không cần xuất quân đánh mà vẫn nắm được chiến thắng được xem là đỉnh cao trong các nghệ thuật quân sự.
Trong quản trị kinh doanh cũng vậy, phải tích luỹ sức mạnh để tạo ra uy thế của mình. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp muốn thống lĩnh thị trường thì phải tạo ra sự khác biệt mà không thu hút sự chú ý từ các đối thủ cạnh tranh.
Amazon có thể được coi là một ví dụ điển hình trong ngành sách bán lẻ, chiếm phần lớn thị trường và sau đó lan ra các dịch vụ bán lẻ khác. Netflix cũng đã vượt qua Blockbuster sau 10 năm kể từ ngày Blockbuster từ chối mua startup Netflix với giá 50 triệu USD vào năm 2000.
2.Đánh vào chỗ yếu của đối phương
Binh pháp Tôn Tử nhấn mạnh “Phát hiện và tấn công vào chỗ yếu của đối phương thì đánh nhanh mới có hiệu quả”.
Trong kinh doanh, chỗ yếu của đối phương là điểm mạnh của mình. Nghĩa là nếu doanh nghiệp biết đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà các đối thủ chưa phát hiện ra hoặc chưa đáp ứng được, thì doanh nghiệp đó sẽ nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới hoặc tìm ra thị trường mới và thu lợi về mình.
Ví dụ, thay vì trực tiếp bán hàng tại các nhà thành phố lớn, Walmart bắt đầu ở các thị trấn nhỏ. Bằng cách này, công ty đã có thể loại bỏ các đối thủ địa phương yếu hơn đồng thời phát triển mạnh hơn mà không gặp trở ngại từ những ông lớn trước đó. Khi Kmart sau đó phát động cuộc chiến về giá trực tiếp với Walmart, Kmart đã không thể giành chiến thắng trước sức mạnh của Walmart vì lúc này Walmart đã thực sự bùng nổi và pháp triển trên toàn nước Mỹ.
3. Biết người biết ta
Binh pháp Tôn Tử viết: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Trong kinh doanh, biết người biết ta nghĩa là hiểu rõ thế mạnh của bản thân và đối thủ từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin nhanh nhạy sẽ đem lại lợi thế lớn để dành chiến thắng hoặc giảm thiểu thiệt hại.
Đây cũng là một ví dụ trong cuộc chiến bánh mì kẹp thịt giữa McDonald và Burger King. Do là “kẻ đến sau” nên Burger King liên tục tung ra các kế hoạch hay ho và chiến dịch để đối đầu trực diện với Mc Donalds với mong muốn chiếm vị trí số 1 trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh. Một trong những động thái cuả Burger King chính là tấn công vào sản phẩm khoai tây chiên trứ danh của McDonald bằng cách, Burger King sẽ làm món khoai ngon hơn để thu hút khách hàng.
Nhận thấy điều đó, CEO của McDonald nhanh chóng cảnh báo đến mọi hệ thống nhà hàng rằng “Burger King sẽ tấn công toàn lực vào một trong những sản phẩm mũi nhọn của chúng ta – khoai tây chiên”. Và trong thư, ông yêu cầu kiểm tra và chỉ cho phép sử dụng nguồn khoai tốt nhất để phục vụ khách hàng. Chính nguồn tin và động thái nhanh nhạy trước đòn tấn công của vị CEO này,Burger King vẫn bị “thất sủng” so với McDonalds, với minh chứng rằng doanh thu của McDonalds cao hơn Burger King.
4. Tốc độ hoá, vượt qua đối thủ
Theo binh pháp Tôn Tử: “Nhân lúc kẻ địch không chuẩn bị, không nghĩ tới mà bất ngờ xung kích giành thắng lợi”.
Trong kinh doanh cũng vậy, việc nắm được xu thế thị trường và nhanh nhaỵ là một việc tất yếu. Ví dụ điển hình như Coca-Cola liên tục cho ra những dòng sản phẩm với mùi vị khác lạ, nhiều mẫu mã cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
5. Liên minh để cùng thắng lợi
Nếu như có thể tùy theo tình hình biến hóa của địch mà biến đổi theo đó giành thắng lợi. Đó chính là cái được gọi “dụng binh như Thần”.
Đó cũng là cách mà hai ông lớn Google và Apple đã sử dụng để cùng nhau kiếm hơn 1 tỷ đô la từ việc quảng cáo ứng dụng Google trên chính các thiết bị di động của Apple.
6. Tạo dựng niềm tin
“Tướng lĩnh phải công minh, nhân từ, đứng đắn và tự tin với chính năng lực của mình, bằng cách đó thì quân sĩ mới đồng lòng”.
Để một người kinh doanh thực hiện được câu nói của Tôn Tử thì người đó không chỉ có trí thông minh mà còn phải có nhân cách. Để dẫn dắt một doanh nghiệp đi đúng hướng, người lãnh đạo cần có sự hiểu biết và sự đồng cảm.
Nếu bạn có thể áp dụng 6 điều này trong binh pháp Tôn Tử thì bạn sẽ có thể thành công trên chính con đường bạn đang chọn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Quà cho boss đàn ông: Binh Pháp Tôn Tử
Quảng cáo cho mấy ku tàu quá đi hihi
_________________
<>--<>--ngu thì nói ngu, bày đặt bất trí!--<>--<>
Bất Trí
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum