Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Page 1 of 1 • Share
Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Henry Kissinger (ảnh: Derek Hudson/Getty Images)
Hoa Kỳ
Henry Kissinger – “kẻ thù” của một nửa thế giới – vừa vĩnh viễn ra đi
Mỹ Anh – 29 tháng 11, 2023
Henry Kissinger, học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, người từng nắm quyền lực vô song đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ suốt thời Richard M. Nixon và Gerald Ford, vừa qua đời, ở tuổi 100, vào ngày 29 Tháng Mười Một tại nhà riêng ở Connecticut.
Một tượng đài nhiều vết bẩn
Là một người Do Thái nhập cư chạy trốn khỏi Đức Quốc xã, Kissinger hầu như không nói được tiếng Anh khi đến Mỹ năm 1938. Nhưng ông đã sử dụng trí tuệ nhạy bén, khả năng thông thạo lịch sử và kỹ năng viết lách để thăng tiến cực nhanh sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Là người duy nhất từng là cố vấn an ninh quốc gia kiêm ngoại trưởng, Henry Kissinger đã kiểm soát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo cách hiếm ai có thể sánh nếu không phải là tổng thống.
Henry Kissinger và nhà ngoại giao cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ đã chia sẻ giải Nobel Hòa bình, với sự can dự các cuộc đàm phán mật dẫn đến Hiệp định Paris năm 1973 và chấm dứt sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam. Bên lề những ghi chú về loạt chuyến đi bí mật tới Trung Quốc năm 1971 để giải quyết số phận Việt Nam, Kissinger viết nguệch ngoạc: “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý,” cho thấy ông chỉ đơn giản tìm cách câu giờ để Mỹ có thể bán đứng VNCH một cách khéo léo hơn và rút chân khỏi Việt Nam sao cho đỡ mất mặt hơn.
Henry Kissinger đã cố vấn cho 12 tổng thống, từ John F. Kennedy đến Joe Biden. Có lúc, Henry Kissinger chỉ đứng thứ hai sau Tổng thống Richard Nixon. Ông vào Tòa Bạch Ốc thời Nixon vào Tháng Giêng 1969 với tư cách cố vấn an ninh quốc gia và sau khi được bổ nhiệm làm ngoại trưởng năm 1973. Henry Kissinger giữ cả hai chức danh, một điều rất hiếm. Khi Nixon từ chức, ông tiếp tục nắm quyền thời Tổng thống Gerald Ford.
Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger (ảnh: White House via CNP/Getty Images)
Realpolitiks
Trong nhiều thập niên, Henry Kissinger luôn là tiếng nói quan trọng nhất nước Mỹ trong việc định hình quan hệ Washington-Bắc Kinh. Ông là người Mỹ duy nhất làm việc với tất cả nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình. Mới đây, Tháng Năm 2023, ở tuổi 100, Henry Kissinger đã gặp Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác ở Bắc Kinh, nơi ông được đối xử như một thượng khách ngay cả khi quan hệ với Washington đang trở nên thù địch.
Với tư cách là người điều phối việc mở cửa lịch sử với Trung Quốc và là nhà lý thuyết về chính sách hòa hoãn với Liên Xô, Kissinger đã mang lại những ảnh hưởng có tính định hướng và định hình lại các diễn biến thế giới. Tuy nhiên, nhiều thập niên qua, “tượng đài khổng lồ” trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger cũng là mục tiêu của vô số chỉ trích không ngừng. Ít nhất một nửa thế giới căm ghét ông. Những gì ông coi là chính trị thực dụng thì nhiều nhà phân tích coi là những hành động vô nguyên tắc, không tôn trọng nhân quyền hay thậm chí mạng sống con người. Hai trong số nhà phê bình gay gắt nhất, Christopher Hitchens và William Shawcross, gọi Kissinger là tội phạm chiến tranh.
Henry Kissinger và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Sài Gòn, ngày 17 Tháng Tám 1972 (Getty Images)
Điều đáng nói nhất là Henry Kissinger chưa bao giờ ngưng bảo vệ bản thân và vị trí của mình trong lịch sử. Henry Kissinger bị quy kết bán đứng các giá trị quốc gia của chính nước Mỹ khi tìm kiếm sự hòa hợp với Moscow và đặc biệt với Trung Quốc. Thông qua công ty Kissinger Associates, Henry Kissinger đã tư vấn cho nhiều tập đoàn và các giám đốc điều hành. Khi tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo Trung Quốc xây dựng một công viên trị giá $5.5 tỷ ở Thượng Hải, Disney đã gọi ngay cho Kissinger.
Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, Paris, Tháng Giêng 1973 (ảnh: Reg Lancaster/Express/Hulton Archive/Getty Images)
Thất bại lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của Kissinger là ông không bao giờ quan tâm tiến trình đấu tranh dân chủ của các quốc gia nhỏ. Cá nhân ông là một kẻ từng bị đuổi khỏi đất nước mình nhưng ông không hề lo lắng trước tình trạng vi phạm nhân quyền của các chính phủ ở Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Những đoạn băng từ Phòng Bầu dục của Nixon cho thấy Kissinger quan tâm nhiều đến việc giữ đồng minh trong guồng máy quan hệ đối ngoại của Mỹ hơn cách họ đối xử với người dân của họ.
Kissinger với Nga và Trung Quốc
Được đánh giá như bậc trưởng thượng làng ngoại giao thế giới, Henry Kissinger vẫn được mời viết bài, được “thỉnh” đến các buổi tọa đàm tại nhiều đại học hàng đầu nước Mỹ, được mời dự các hội thảo nghiên cứu chiến lược quốc tế…
“Nhiều viên chức chính phủ (Mỹ), thành viên Quốc hội và giới truyền thông đang tấn công các chính sách Trung Quốc, từ tỉ giá đến phát triển quân sự… Với nhiều người, sự lớn mạnh Trung Quốc đã trở thành thách thức quan trọng nhất đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ… Tư tưởng bành trướng đế quốc bằng quân sự không phải là phong cách Trung Quốc… Chính sách Mỹ tại châu Á không thể để bị thôi miên bởi xu hướng phát triển quân sự Trung Quốc. Trung Quốc, với lợi ích riêng, đang tìm kiếm hợp tác với Mỹ vì nhiều lý do… Lợi ích Mỹ trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc phải đặt trên tinh thần theo đuổi một hệ thống quốc tế ổn định…”.
Nhận xét trên không phải của một giáo sư Trung Quốc đăng trên tờ Hoàn Cầu hoặc Nhân Dân nhật báo mà của Henry Kissinger trên Washington Post ngày 12 Tháng Sáu 2005. Quan điểm Kissinger trong bài viết 1,898 từ này, đến nay, vẫn không thay đổi. Tại sao Kissinger luôn kêu gọi nước Mỹ áp dụng chính sách hòa hoãn, thay vì kiềm tỏa, đối với Trung Quốc? Cùng lúc, Kissinger cũng phản đối việc Washington chơi rắn với Nga.
Henry Kissinger và Chu Ân Lai, Bắc Kinh, ngày 9 Tháng Bảy 1971 (ảnh: White House via CNP/Getty Images)
Lợi ích cá nhân là một trong những lý do. Trong quyển The China Threat, tác giả Bill Gertz chỉ ra rằng Kissinger dùng “sự tiếp cận đặc biệt mở rộng của mình với giới lãnh đạo Trung Quốc để giúp hoạt động tư vấn doanh nghiệp của ông phát triển”. Fareed Zakaria (CNN) có lần thuật, hãng tư vấn “Kissinger Associates, Inc.” của Kissinger làm ăn rất mạnh ở Nga. Có lẽ không phải tự nhiên mà Kissinger viết lời mở đầu cho quyển “Chính sách đối ngoại thời kỳ mới” của viên chức Nga Igor S. Ivanov, trong đó, Kissinger nói: Nga và Mỹ “có một cơ hội hiếm để cùng nhau xây dựng một hệ thống quốc tế mới”.
Như được thuật từ Cliff Kincaid trên trang Accuracy in Media, Kissinger và cựu Thủ tướng Yevgeny Primakov từng chủ trì nhóm nghiên cứu quan hệ Mỹ-Nga năm 2007 – một năm trước khi Nga xâm lược Georgia. Trong cuộc phỏng vấn Zakaria ngày 14 Tháng Chín 2014, Kissinger vẫn đứng về phía Vladimir Putin, khi nói: “Người ta phải hiểu cho nước Nga. Ukraine không bao giờ có thể là một quốc gia khác. Ukraine là một phần liên đới với di sản Nga”.
Việc Kissinger dùng chính sách đối ngoại như một thứ hàng hóa không phải mới. Cuối thập niên 1980, New York Times thực hiện một phóng sự cho thấy “Kissinger Associates Inc.” đã tổ chức “thảo luận vấn đề quan hệ Đông-Tây với giới chức hàng đầu Mỹ và Liên Xô nhằm có thể tư vấn tính phí cho một số tập đoàn lớn nhất thế giới…
Qua mối quan hệ gần gũi của họ với các chính phủ nước ngoài và kiến thức rộng về các vấn đề đối ngoại, họ (“Kissinger Associates Inc.”) đã kiếm bộn tiền bằng cách đưa ra những góc nhìn địa chính trị, lời khuyên và cách tiếp cận cho khoảng 30 công ty toàn cầu hàng đầu. Trong số những công ty sẵn sàng trả $200,000 hoặc hơn để trở thành khách hàng “Kissinger Associates Inc.”, có ITT, American Express, Anheuser-Busch, Coca-Cola, H. J. Heinz, Fiat, Volvo, L. M. Ericsson, Daewoo và Midland Bank” (nguồn: Kissinger and Friends And Revolving Doors, New York Times, 30 Tháng Tư 1989).
Henry Kissinger và Tập Cận Bình, Bắc Kinh ngày 8 Tháng Mười Một 2018 (ảnh: Thomas Peter – Pool/Getty Images)
Bài báo trên tiết lộ: một viên chức công ty Heinz cho biết, đích thân Kissinger đã giúp họ bằng cách cung cấp “thông tin nền” và chịu trách nhiệm giới thiệu khi công ty dự tính lập nhà máy thực phẩm tại Trung Quốc. “Kissinger Associates Inc.” qui tụ toàn thành phần máu mặt: William French Smith (cựu Bộ trưởng tư pháp) hoặc Zbigniew Brzezinski (cựu cố vấn an ninh quốc gia).
Với Vladimir Putin, Moscow, ngày 29 Tháng Tư 2015 (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Đến nay, “Kissinger Associates Inc.” vẫn tồn tại. Và Kissinger vẫn kiếm tiền bằng nghề “đi buôn chính sách”. Theo Sydney Morning Herald (SMH; 29 Tháng Ba 2015), Kissinger đã bỏ túi gần $5 triệu để giúp tập đoàn khoáng sản Rio Tinto (Úc) phủi tay vụ Hồ Sĩ Thái (Stern Hu), đại diện Rio tại Thượng Hải, bị Trung Quốc bắt tội hối lộ năm 2009 – sự việc ảnh hưởng mạnh đến việc làm ăn của Rio Tinto tại Trung Quốc. Kissinger đã bàn vụ này với Phó thủ tướng (lúc đó) Vương Kỳ Sơn.
__________
Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 Tháng Năm 1923 tại thị trấn Fürth, Bavaria, Đức. Mùa thu 1938, gia đình Kissinger rời khỏi Đức. Với ít đồ nội thất và một chiếc rương, họ đến New York trên con tàu viễn dương Ile de France của Pháp.
Gia đình Kissinger định cư ở Upper Manhattan, khi đó là thiên đường cho những người tị nạn Đức gốc Do Thái. Năm 1943, Henry Kissinger vào quân đội, được đưa đến Trại Claiborne ở Louisiana, rồi được điều động sang Đức làm thông dịch viên.
Ảnh: Getty Images
Henry Kissinger trở lại Hoa Kỳ vào năm 1947 với ý định tiếp tục học đại học nhưng bị một số trường đại học ưu tú từ chối. Harvard là ngoại lệ. Với sự hướng dẫn của giáo sư William Yandell Elliott, Henry Kissinger gây chú ý khi tung ra luận án “The Meaning of History”, tập trung mổ xẻ Immanuel Kant, Oswald Spengler và Arnold Toynbee. Với độ dày 383 trang, luận án sau đó trở thành “quy tắc Kissinger” (ấn định độ dài tối đa một luận án tốt nghiệp). Kissinger tốt nghiệp xuất sắc năm 1950. Vài ngày sau, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, với việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và Liên Xô ủng hộ cộng sản Triều Tiên. Henry Kissinger nhận lời làm một số công việc tư vấn cho chính phủ tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trở lại Harvard để theo đuổi bằng tiến sĩ, Henry Kissinger và giáo sư William Yandell Elliott bắt đầu tổ chức Hội thảo Quốc tế Harvard (Harvard International Seminar), một dự án thu hút các nhân vật chính trị trẻ lẫn công chức và nhà báo… Hội thảo đã đặt Kissinger vào trung tâm của một mạng đào tạo một số nhà lãnh đạo lừng lẫy sau này, trong đó có Valéry Giscard d’Estaing, người sau này trở thành tổng thống Pháp; Yasuhiro Nakasone, thủ tướng tương lai của Nhật; Bulent Ecevit, sau này là thủ tướng lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ; và Mahathir Mohamad, thủ tướng tương lai của Malaysia… Năm 1954, Henry Kissinger nhận bằng tiến sĩ và danh tiếng ông bắt đầu vượt ra ngoài phạm vi giới học thuật.
Thập niên 1960, với không khí đặc quánh của Chiến tranh Lạnh và cục diện chiến tranh Việt Nam nóng hổi, Henry Kissinger được Nixon bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia. Ông đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate mà hầu như không bị tổn hại gì, tiếp tục giữ chức ngoại trưởng cho đến khi kết thúc chính quyền Ford vào năm 1977, khi ông được trao Huân chương Tự do của Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ… Dù không còn là ngoại trưởng nhưng ông vẫn tiếp tục cố vấn cho nhiều chính quyền tiếp theo.
Henry Kissinger (ảnh: Adam Berry/Getty Images)
Reagan bổ nhiệm ông làm chủ tịch Ủy ban lưỡng đảng quốc gia về Trung Mỹ mà ông lãnh đạo từ năm 1983 đến năm 1985. Ông cũng từng là thành viên Ban cố vấn tình báo nước ngoài của Tổng thống từ năm 1984 đến năm 1990. Tháng Mười Một 2002, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm Kissinger làm Chủ tịch Ủy ban 11/9, nhưng ông từ chức vài tuần sau do có nghi vấn về xung đột lợi ích tiềm ẩn. Kissinger đóng vai trò là người có “ảnh hưởng mạnh mẽ, phần lớn là vô hình” đối với cách tiếp cận của chính quyền Bush đối với cuộc chiến Iraq, theo quyển State of Denial của nhà báo Bob Woodward.
Nhiều nhà phê bình luôn phản đối việc Kissinger tiếp tục tham gia vào chính sách đối ngoại, cho rằng hành động của ông chẳng mang lại lợi lộc gì mà còn tạo ra những vấn đề lâu dài mà Hoa Kỳ tiếp tục vật lộn cho đến nay. Tuy nhiên, Kissinger vẫn hoạt động tích cực. Ông liên tục gặp lãnh đạo Nga và Trung Quốc, trong đó có ít nhất 17 cuộc gặp với Vladimir Putin.
Hoa Kỳ
Henry Kissinger – “kẻ thù” của một nửa thế giới – vừa vĩnh viễn ra đi
Mỹ Anh – 29 tháng 11, 2023
Henry Kissinger, học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, người từng nắm quyền lực vô song đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ suốt thời Richard M. Nixon và Gerald Ford, vừa qua đời, ở tuổi 100, vào ngày 29 Tháng Mười Một tại nhà riêng ở Connecticut.
Một tượng đài nhiều vết bẩn
Là một người Do Thái nhập cư chạy trốn khỏi Đức Quốc xã, Kissinger hầu như không nói được tiếng Anh khi đến Mỹ năm 1938. Nhưng ông đã sử dụng trí tuệ nhạy bén, khả năng thông thạo lịch sử và kỹ năng viết lách để thăng tiến cực nhanh sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Là người duy nhất từng là cố vấn an ninh quốc gia kiêm ngoại trưởng, Henry Kissinger đã kiểm soát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo cách hiếm ai có thể sánh nếu không phải là tổng thống.
Henry Kissinger và nhà ngoại giao cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ đã chia sẻ giải Nobel Hòa bình, với sự can dự các cuộc đàm phán mật dẫn đến Hiệp định Paris năm 1973 và chấm dứt sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam. Bên lề những ghi chú về loạt chuyến đi bí mật tới Trung Quốc năm 1971 để giải quyết số phận Việt Nam, Kissinger viết nguệch ngoạc: “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý,” cho thấy ông chỉ đơn giản tìm cách câu giờ để Mỹ có thể bán đứng VNCH một cách khéo léo hơn và rút chân khỏi Việt Nam sao cho đỡ mất mặt hơn.
Henry Kissinger đã cố vấn cho 12 tổng thống, từ John F. Kennedy đến Joe Biden. Có lúc, Henry Kissinger chỉ đứng thứ hai sau Tổng thống Richard Nixon. Ông vào Tòa Bạch Ốc thời Nixon vào Tháng Giêng 1969 với tư cách cố vấn an ninh quốc gia và sau khi được bổ nhiệm làm ngoại trưởng năm 1973. Henry Kissinger giữ cả hai chức danh, một điều rất hiếm. Khi Nixon từ chức, ông tiếp tục nắm quyền thời Tổng thống Gerald Ford.
Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger (ảnh: White House via CNP/Getty Images)
Realpolitiks
Trong nhiều thập niên, Henry Kissinger luôn là tiếng nói quan trọng nhất nước Mỹ trong việc định hình quan hệ Washington-Bắc Kinh. Ông là người Mỹ duy nhất làm việc với tất cả nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình. Mới đây, Tháng Năm 2023, ở tuổi 100, Henry Kissinger đã gặp Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác ở Bắc Kinh, nơi ông được đối xử như một thượng khách ngay cả khi quan hệ với Washington đang trở nên thù địch.
Với tư cách là người điều phối việc mở cửa lịch sử với Trung Quốc và là nhà lý thuyết về chính sách hòa hoãn với Liên Xô, Kissinger đã mang lại những ảnh hưởng có tính định hướng và định hình lại các diễn biến thế giới. Tuy nhiên, nhiều thập niên qua, “tượng đài khổng lồ” trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger cũng là mục tiêu của vô số chỉ trích không ngừng. Ít nhất một nửa thế giới căm ghét ông. Những gì ông coi là chính trị thực dụng thì nhiều nhà phân tích coi là những hành động vô nguyên tắc, không tôn trọng nhân quyền hay thậm chí mạng sống con người. Hai trong số nhà phê bình gay gắt nhất, Christopher Hitchens và William Shawcross, gọi Kissinger là tội phạm chiến tranh.
Henry Kissinger và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Sài Gòn, ngày 17 Tháng Tám 1972 (Getty Images)
Điều đáng nói nhất là Henry Kissinger chưa bao giờ ngưng bảo vệ bản thân và vị trí của mình trong lịch sử. Henry Kissinger bị quy kết bán đứng các giá trị quốc gia của chính nước Mỹ khi tìm kiếm sự hòa hợp với Moscow và đặc biệt với Trung Quốc. Thông qua công ty Kissinger Associates, Henry Kissinger đã tư vấn cho nhiều tập đoàn và các giám đốc điều hành. Khi tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo Trung Quốc xây dựng một công viên trị giá $5.5 tỷ ở Thượng Hải, Disney đã gọi ngay cho Kissinger.
Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, Paris, Tháng Giêng 1973 (ảnh: Reg Lancaster/Express/Hulton Archive/Getty Images)
Thất bại lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của Kissinger là ông không bao giờ quan tâm tiến trình đấu tranh dân chủ của các quốc gia nhỏ. Cá nhân ông là một kẻ từng bị đuổi khỏi đất nước mình nhưng ông không hề lo lắng trước tình trạng vi phạm nhân quyền của các chính phủ ở Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Những đoạn băng từ Phòng Bầu dục của Nixon cho thấy Kissinger quan tâm nhiều đến việc giữ đồng minh trong guồng máy quan hệ đối ngoại của Mỹ hơn cách họ đối xử với người dân của họ.
Kissinger với Nga và Trung Quốc
Được đánh giá như bậc trưởng thượng làng ngoại giao thế giới, Henry Kissinger vẫn được mời viết bài, được “thỉnh” đến các buổi tọa đàm tại nhiều đại học hàng đầu nước Mỹ, được mời dự các hội thảo nghiên cứu chiến lược quốc tế…
“Nhiều viên chức chính phủ (Mỹ), thành viên Quốc hội và giới truyền thông đang tấn công các chính sách Trung Quốc, từ tỉ giá đến phát triển quân sự… Với nhiều người, sự lớn mạnh Trung Quốc đã trở thành thách thức quan trọng nhất đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ… Tư tưởng bành trướng đế quốc bằng quân sự không phải là phong cách Trung Quốc… Chính sách Mỹ tại châu Á không thể để bị thôi miên bởi xu hướng phát triển quân sự Trung Quốc. Trung Quốc, với lợi ích riêng, đang tìm kiếm hợp tác với Mỹ vì nhiều lý do… Lợi ích Mỹ trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc phải đặt trên tinh thần theo đuổi một hệ thống quốc tế ổn định…”.
Nhận xét trên không phải của một giáo sư Trung Quốc đăng trên tờ Hoàn Cầu hoặc Nhân Dân nhật báo mà của Henry Kissinger trên Washington Post ngày 12 Tháng Sáu 2005. Quan điểm Kissinger trong bài viết 1,898 từ này, đến nay, vẫn không thay đổi. Tại sao Kissinger luôn kêu gọi nước Mỹ áp dụng chính sách hòa hoãn, thay vì kiềm tỏa, đối với Trung Quốc? Cùng lúc, Kissinger cũng phản đối việc Washington chơi rắn với Nga.
Henry Kissinger và Chu Ân Lai, Bắc Kinh, ngày 9 Tháng Bảy 1971 (ảnh: White House via CNP/Getty Images)
Lợi ích cá nhân là một trong những lý do. Trong quyển The China Threat, tác giả Bill Gertz chỉ ra rằng Kissinger dùng “sự tiếp cận đặc biệt mở rộng của mình với giới lãnh đạo Trung Quốc để giúp hoạt động tư vấn doanh nghiệp của ông phát triển”. Fareed Zakaria (CNN) có lần thuật, hãng tư vấn “Kissinger Associates, Inc.” của Kissinger làm ăn rất mạnh ở Nga. Có lẽ không phải tự nhiên mà Kissinger viết lời mở đầu cho quyển “Chính sách đối ngoại thời kỳ mới” của viên chức Nga Igor S. Ivanov, trong đó, Kissinger nói: Nga và Mỹ “có một cơ hội hiếm để cùng nhau xây dựng một hệ thống quốc tế mới”.
Như được thuật từ Cliff Kincaid trên trang Accuracy in Media, Kissinger và cựu Thủ tướng Yevgeny Primakov từng chủ trì nhóm nghiên cứu quan hệ Mỹ-Nga năm 2007 – một năm trước khi Nga xâm lược Georgia. Trong cuộc phỏng vấn Zakaria ngày 14 Tháng Chín 2014, Kissinger vẫn đứng về phía Vladimir Putin, khi nói: “Người ta phải hiểu cho nước Nga. Ukraine không bao giờ có thể là một quốc gia khác. Ukraine là một phần liên đới với di sản Nga”.
Việc Kissinger dùng chính sách đối ngoại như một thứ hàng hóa không phải mới. Cuối thập niên 1980, New York Times thực hiện một phóng sự cho thấy “Kissinger Associates Inc.” đã tổ chức “thảo luận vấn đề quan hệ Đông-Tây với giới chức hàng đầu Mỹ và Liên Xô nhằm có thể tư vấn tính phí cho một số tập đoàn lớn nhất thế giới…
Qua mối quan hệ gần gũi của họ với các chính phủ nước ngoài và kiến thức rộng về các vấn đề đối ngoại, họ (“Kissinger Associates Inc.”) đã kiếm bộn tiền bằng cách đưa ra những góc nhìn địa chính trị, lời khuyên và cách tiếp cận cho khoảng 30 công ty toàn cầu hàng đầu. Trong số những công ty sẵn sàng trả $200,000 hoặc hơn để trở thành khách hàng “Kissinger Associates Inc.”, có ITT, American Express, Anheuser-Busch, Coca-Cola, H. J. Heinz, Fiat, Volvo, L. M. Ericsson, Daewoo và Midland Bank” (nguồn: Kissinger and Friends And Revolving Doors, New York Times, 30 Tháng Tư 1989).
Henry Kissinger và Tập Cận Bình, Bắc Kinh ngày 8 Tháng Mười Một 2018 (ảnh: Thomas Peter – Pool/Getty Images)
Bài báo trên tiết lộ: một viên chức công ty Heinz cho biết, đích thân Kissinger đã giúp họ bằng cách cung cấp “thông tin nền” và chịu trách nhiệm giới thiệu khi công ty dự tính lập nhà máy thực phẩm tại Trung Quốc. “Kissinger Associates Inc.” qui tụ toàn thành phần máu mặt: William French Smith (cựu Bộ trưởng tư pháp) hoặc Zbigniew Brzezinski (cựu cố vấn an ninh quốc gia).
Với Vladimir Putin, Moscow, ngày 29 Tháng Tư 2015 (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Đến nay, “Kissinger Associates Inc.” vẫn tồn tại. Và Kissinger vẫn kiếm tiền bằng nghề “đi buôn chính sách”. Theo Sydney Morning Herald (SMH; 29 Tháng Ba 2015), Kissinger đã bỏ túi gần $5 triệu để giúp tập đoàn khoáng sản Rio Tinto (Úc) phủi tay vụ Hồ Sĩ Thái (Stern Hu), đại diện Rio tại Thượng Hải, bị Trung Quốc bắt tội hối lộ năm 2009 – sự việc ảnh hưởng mạnh đến việc làm ăn của Rio Tinto tại Trung Quốc. Kissinger đã bàn vụ này với Phó thủ tướng (lúc đó) Vương Kỳ Sơn.
__________
Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 Tháng Năm 1923 tại thị trấn Fürth, Bavaria, Đức. Mùa thu 1938, gia đình Kissinger rời khỏi Đức. Với ít đồ nội thất và một chiếc rương, họ đến New York trên con tàu viễn dương Ile de France của Pháp.
Gia đình Kissinger định cư ở Upper Manhattan, khi đó là thiên đường cho những người tị nạn Đức gốc Do Thái. Năm 1943, Henry Kissinger vào quân đội, được đưa đến Trại Claiborne ở Louisiana, rồi được điều động sang Đức làm thông dịch viên.
Ảnh: Getty Images
Henry Kissinger trở lại Hoa Kỳ vào năm 1947 với ý định tiếp tục học đại học nhưng bị một số trường đại học ưu tú từ chối. Harvard là ngoại lệ. Với sự hướng dẫn của giáo sư William Yandell Elliott, Henry Kissinger gây chú ý khi tung ra luận án “The Meaning of History”, tập trung mổ xẻ Immanuel Kant, Oswald Spengler và Arnold Toynbee. Với độ dày 383 trang, luận án sau đó trở thành “quy tắc Kissinger” (ấn định độ dài tối đa một luận án tốt nghiệp). Kissinger tốt nghiệp xuất sắc năm 1950. Vài ngày sau, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, với việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và Liên Xô ủng hộ cộng sản Triều Tiên. Henry Kissinger nhận lời làm một số công việc tư vấn cho chính phủ tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trở lại Harvard để theo đuổi bằng tiến sĩ, Henry Kissinger và giáo sư William Yandell Elliott bắt đầu tổ chức Hội thảo Quốc tế Harvard (Harvard International Seminar), một dự án thu hút các nhân vật chính trị trẻ lẫn công chức và nhà báo… Hội thảo đã đặt Kissinger vào trung tâm của một mạng đào tạo một số nhà lãnh đạo lừng lẫy sau này, trong đó có Valéry Giscard d’Estaing, người sau này trở thành tổng thống Pháp; Yasuhiro Nakasone, thủ tướng tương lai của Nhật; Bulent Ecevit, sau này là thủ tướng lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ; và Mahathir Mohamad, thủ tướng tương lai của Malaysia… Năm 1954, Henry Kissinger nhận bằng tiến sĩ và danh tiếng ông bắt đầu vượt ra ngoài phạm vi giới học thuật.
Thập niên 1960, với không khí đặc quánh của Chiến tranh Lạnh và cục diện chiến tranh Việt Nam nóng hổi, Henry Kissinger được Nixon bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia. Ông đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate mà hầu như không bị tổn hại gì, tiếp tục giữ chức ngoại trưởng cho đến khi kết thúc chính quyền Ford vào năm 1977, khi ông được trao Huân chương Tự do của Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ… Dù không còn là ngoại trưởng nhưng ông vẫn tiếp tục cố vấn cho nhiều chính quyền tiếp theo.
Henry Kissinger (ảnh: Adam Berry/Getty Images)
Reagan bổ nhiệm ông làm chủ tịch Ủy ban lưỡng đảng quốc gia về Trung Mỹ mà ông lãnh đạo từ năm 1983 đến năm 1985. Ông cũng từng là thành viên Ban cố vấn tình báo nước ngoài của Tổng thống từ năm 1984 đến năm 1990. Tháng Mười Một 2002, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm Kissinger làm Chủ tịch Ủy ban 11/9, nhưng ông từ chức vài tuần sau do có nghi vấn về xung đột lợi ích tiềm ẩn. Kissinger đóng vai trò là người có “ảnh hưởng mạnh mẽ, phần lớn là vô hình” đối với cách tiếp cận của chính quyền Bush đối với cuộc chiến Iraq, theo quyển State of Denial của nhà báo Bob Woodward.
Nhiều nhà phê bình luôn phản đối việc Kissinger tiếp tục tham gia vào chính sách đối ngoại, cho rằng hành động của ông chẳng mang lại lợi lộc gì mà còn tạo ra những vấn đề lâu dài mà Hoa Kỳ tiếp tục vật lộn cho đến nay. Tuy nhiên, Kissinger vẫn hoạt động tích cực. Ông liên tục gặp lãnh đạo Nga và Trung Quốc, trong đó có ít nhất 17 cuộc gặp với Vladimir Putin.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Lút,
Uhuh, nói đúng.
~
Nghiên cứu quốc tế
Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?
Nguồn: Ben Rhodes, “Henry Kissinger, the Hypocrite”, The New York Times, 30/11/2023.
Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai: ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không.
Từ năm 1969 đến năm 1977, Kissinger đã khẳng định mình là một trong những quan chức quyền lực nhất trong lịch sử. Ông thậm chí là người duy nhất từng đảm nhiệm song song chức vụ cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ, hai công việc rất khác nhau nhưng đồng thời đặt lên vai ông trọng trách định hình và tiến hành chính sách đối ngoại Mỹ. Nếu nguồn gốc Do Thái gốc Đức và giọng tiếng Anh đặc trưng khiến ông trở nên khác biệt, thì cách ông tiếp nhận quyền lực một cách vô cùng tự nhiên đã đưa Kissinger trở thành hình ảnh đại diện cho một cỗ máy an ninh quốc gia Mỹ phát triển trong suốt thế kỷ 20, hệt như một sinh vật tồn tại bằng cách tự mở rộng chính nó.
Ba mươi năm sau khi Kissinger nghỉ hưu và làm việc thoải mái trong khu vực tư nhân, tôi phục vụ trong một bộ máy an ninh quốc gia hậu Chiến tranh Lạnh, hậu 11 tháng 9, lớn hơn nhiều so với thời của ông. Với nhiệm vụ là phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách viết bài phát biểu và các vấn đề liên lạc, tôi thường tập trung nhiều hơn vào cách mà nước Mỹ nói hơn là cách chúng ta làm.
Khi ở trong Nhà Trắng, bạn ý thức được rằng mình đang đứng trên đỉnh chóp của một nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời có quyền định hình câu chuyện của nước Mỹ: “Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng.” Nhưng tôi liên tục phải đối mặt với những mâu thuẫn từ trong nội tại của giới lãnh đạo Mỹ, khi biết rằng chính phủ Mỹ tài trợ vũ khí cho những kẻ độc tài trong khi liên tục quảng bá về tự do để lôi cuốn những người bất đồng chính kiến đang tìm cách lật đổ các chế độ ấy. Hoặc rằng chúng tôi nghiêm túc thực thi các quy tắc – như công ước tiến hành chiến tranh, luật giải quyết tranh chấp và dòng chảy thương mại – cho đến khi nó trở nên bất tiện với chính sách của Mỹ.
Nhưng Kissinger không thấy có vấn đề gì với những mâu thuẫn ấy. Đối với ông, uy tín bắt nguồn từ những gì bạn đã làm hơn là những gì bạn đại diện, kể cả khi những hành động đó khiến các khái niệm quen thuộc của Mỹ về nhân quyền và luật pháp quốc tế trở nên vô hiệu. Ông đã góp phần mở rộng chiến tranh Việt Nam sang Campuchia và Lào, nơi Hoa Kỳ trút xuống một lượng bom lớn hơn cả tổng lượng bom ném xuống Đức và Nhật Bản trong Thế chiến 2. Các vụ ném bom đó – thường tàn sát dân thường một cách bừa bãi – không giúp đem lại các điều kiện thuận lợi hơn để tiến tới kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Nó chỉ lột trần việc Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì để không phải chịu cảm giác thua cuộc.
Thật trớ trêu khi loại chủ nghĩa hiện thực này đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một cuộc xung đột bề ngoài có vẻ là về hệ tư tưởng. Từ phía thế giới tự do, Kissinger ủng hộ các chiến dịch diệt chủng – của Pakistan chống lại người Bengal và của Indonesia chống lại Đông Timor. Ở Chile, ông bị cáo buộc giúp đặt nền móng cho một cuộc đảo chính quân sự dẫn đến cái chết của Salvador Allende, tổng thống dân cử tả khuynh, và mở ra một giai đoạn cai trị chuyên quyền khủng khiếp ở nước này. Lời bào chữa quen thuộc là Kissinger xem mục đích (sự sụp đổ của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản cách mạng) là sự biện minh chính đáng cho cách làm. Nhưng đối với thế giới bên ngoài, cách nghĩ này hàm chứa một thông điệp tàn bạo mà nước Mỹ thường truyền tải đến những nhóm dân cư bị thiệt thòi của chính mình: Chúng tôi quan tâm đến nền dân chủ của chúng ta, chứ không phải cho họ. Không lâu trước chiến thắng của Allende, Kissinger đã nói: “Các vấn đề này quá quan trọng đối với cử tri Chile nên không thể để họ tự quyết định.”
Tất cả có xứng đáng không? Kissinger nhấn mạnh uy tín, rằng nước Mỹ phải trừng phạt những ai dám phớt lờ chúng ta, từ đó định hình quyết định của các nước khác trong tương lai. Thật khó mà cho rằng vụ ném bom ở Lào, cuộc đảo chính ở Chile hay các vụ giết người ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) đã góp phần dẫn đến kết cục của Chiến tranh Lạnh. Nhưng quan điểm không ủy mị của ông Kissinger về các vấn đề toàn cầu đã cho phép ông đạt được những đột phá lớn với các đối thủ của Mỹ – giai đoạn hoà hoãn với Liên Xô đã làm giảm đà leo thang của cuộc chạy đua vũ trang, mở lại quan hệ với Trung Quốc đã làm sâu sắc thêm chia rẽ Trung-Xô, hội nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào trật tự toàn cầu, và mở đầu cho cuộc cải cách của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.
Việc những cải cách đó được khởi xướng bởi Đặng Tiểu Bình, cũng chính là người đã ra lệnh đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, nói lên bản chất mơ hồ trong di sản của ông Kissinger. Một mặt, việc xích lại gần nhau hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đã góp phần đưa Chiến tranh Lạnh đến hồi kết và cải thiện đời sống cho người dân Trung Quốc. Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nổi lên như đối thủ địa chính trị chính của Hoa Kỳ và là ngọn cờ đầu cho xu hướng độc tài trong nền chính trị toàn cầu, đưa hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung và đe dọa xâm chiếm Đài Loan, một vấn đề mà học thuyết ngoại giao của Kissinger cũng không có câu trả lời.
Kissinger đã sống nửa phần đời còn lại của mình sau khi rời chính quyền. Ông là ví dụ nổi trội nhất cho một loạt các cựu quan chức lưỡng đảng xây dựng các doanh nghiệp tư vấn dựa trên các mối quan hệ toàn cầu. Suốt nhiều thập niên, ông là vị khách được thèm muốn tại các cuộc tụ họp của các chính khách và giới tài phiệt, có lẽ vì ông luôn có thể đưa ra một khuôn khổ trí tuệ để giải thích cho lý do tại sao một số người lại có quyền lực và có quyền nắm giữ quyền lực. Ông viết rất nhiều sách, trong đó có nhiều cuốn đã đánh bóng danh tiếng của ông như một nhà tiên tri về các vấn đề toàn cầu; xét cho cùng, lịch sử được viết bởi những người như Henry Kissinger, chứ không phải bởi những nạn nhân của chiến dịch ném bom của các siêu cường, những trẻ em Lào vẫn tiếp tục hứng chịu hậu quả của bom mìn chưa nổ rải rác khắp đất nước.
Bạn có thể chọn xem những quả bom chưa nổ đó là thảm kịch không thể tránh khỏi trong việc điều hành các vấn đề toàn cầu. Từ quan điểm chiến lược, Kissinger chắc chắn biết rõ, rằng một siêu cường có phạm vi được phép sai lầm đủ lớn để cuối cùng sẽ được lịch sử tha thứ. Chỉ vài thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, chính những quốc gia mà chúng ta ném bom đã tìm cách mở rộng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Bangladesh và Đông Timor hiện là những nước độc lập nhận hỗ trợ từ Mỹ. Chile có một tổng thống 8x theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và một bộ trưởng quốc phòng là cháu gái của ông Allende. Siêu cường làm những gì họ phải làm. Bánh xe lịch sử phải quay. Thời điểm và nơi bạn sống quyết định liệu bạn sẽ bị nó đè bẹp hay nâng đỡ.
Nhưng thế giới quan đó nhầm lẫn chủ nghĩa hoài nghi – hay chủ nghĩa hiện thực – với sự khôn ngoan. Câu chuyện, nội dung của nó, rất quan trọng. Cuối cùng, Bức tường Berlin sụp đổ không phải vì những nước cờ được thực hiện trên bàn cờ của một ván cờ lớn mà là vì người dân phương Đông muốn được sống như người dân phương Tây. Kinh tế, văn hóa đại chúng và các phong trào xã hội đều quan trọng. Bất chấp nhiều sai sót, phương Tây có một hệ thống và câu chuyện tốt hơn, hấp dẫn hơn.
Trớ trêu thay, một phần sức hấp dẫn của Kissinger lại bắt nguồn từ thực tế rằng câu chuyện của ông mang đậm chất Mỹ. Gia đình ông thoát khỏi bánh xe lịch sử vào ngay phút chót, chạy trốn khỏi Đức Quốc xã đúng lúc Hitler bắt đầu tiến hành diệt chủng. Kissinger quay lại Đức với tư cách một lính Mỹ và tham gia giải phóng một trại tập trung. Trải nghiệm này đã khiến ông cảnh giác với hệ tư tưởng thiên sai (messianic) gắn liền với quyền lực nhà nước. Nhưng ngay cả điều đó cũng không khiến ông có thiện cảm với những người yếu thế. Nó cũng không thúc đẩy ông ràng buộc siêu cường Mỹ thời hậu chiến trong chính mạng lưới các chuẩn mực, luật pháp và lòng trung thành với những giá trị nhất định vốn được ghi trong trật tự thời hậu chiến do Mỹ lãnh đạo nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.
Suy cho cùng, uy tín không chỉ nằm ở việc bạn có trừng phạt một đối thủ để răn đe các đối thủ khác hay không; mà còn là việc bạn có làm đúng như những gì bạn nói hay không. Quan hệ giữa các nước dĩ nhiên cũng không khác hơn quan hệ giữa con người với nhau là bao. Nhưng Hoa Kỳ đã phải trả giá cho thói đạo đức giả của mình, mặc dù điều đó khó đo lường hơn là kết quả của một cuộc chiến tranh hoặc đàm phán. Suốt nhiều thập niên, câu chuyện của chúng ta về nền dân chủ đã trở nên rỗng tuếch đối với ngày càng nhiều người, những người có thể chỉ ra những nơi mà hành động của Mỹ đi ngược với ý nghĩa của ngôn từ, và “dân chủ” nghe như một cách Mỹ đi mở rộng lợi ích của mình. Tương tự như vậy, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà nước Mỹ nhấn mạnh đã bị những kẻ độc tài phớt lờ, khi họ dùng chính hành động của Mỹ để biện minh cho tội lỗi của mình.
Giờ đây bánh xe lịch sử đã hoàn tất một vòng quay của nó. Trên khắp thế giới, chúng ta chứng kiến sự hồi sinh của chế độ chuyên chế và chủ nghĩa dân tộc, rõ ràng nhất là trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Tại Gaza, Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho Israel giết hại dân thường với tốc độ khiến phần lớn thế giới một lần nữa cho rằng chúng ta rất chọn lọc trong việc tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, ở trong nước, dân chủ đã trở thành thứ yếu so với việc theo đuổi quyền lực trong quan điểm của một bộ phận đảng Cộng hòa. Đây là nơi mà chủ nghĩa hoài nghi sẽ dẫn đầu. Bởi vì khi không có khát vọng cao hơn, không có câu chuyện nào mang lại ý nghĩa cho hành động của chúng ta, chính trị và địa chính trị sẽ chỉ là một trò chơi có tổng bằng không. Trong thế giới đó, kẻ mạnh là kẻ đúng.
Tất cả những điều này không thể bị quy cho mình Henry Kissinger. Ông vừa là tác giả, vừa là sản phẩm của bộ máy an ninh quốc gia Mỹ. Nhưng câu chuyện của ông cũng là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Dù không hoàn hảo, nước Mỹ cần câu chuyện của chính mình để tồn tại. Nó là sợi dây gắn kết nền dân chủ đa chủng tộc trong nước và phân biệt Mỹ với Nga và Trung Quốc.
Câu chuyện đó khẳng định rằng những đứa trẻ ở Lào đều bình đẳng về nhân phẩm và giá trị như con cái chúng ta, và người dân Chile cũng có quyền tự quyết như người Mỹ. Đối với Hoa Kỳ, đó phải là một phần của an ninh quốc gia. Quên đi câu chuyện đó sẽ đặt chúng ta vào nguy hiểm.
Ben Rhodes từng là phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, phụ trách soạn diễn văn và các vấn đề liên lạc của tổng thống Barack Obama.
Uhuh, nói đúng.
~
Nghiên cứu quốc tế
Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?
Nguồn: Ben Rhodes, “Henry Kissinger, the Hypocrite”, The New York Times, 30/11/2023.
Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai: ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không.
Từ năm 1969 đến năm 1977, Kissinger đã khẳng định mình là một trong những quan chức quyền lực nhất trong lịch sử. Ông thậm chí là người duy nhất từng đảm nhiệm song song chức vụ cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ, hai công việc rất khác nhau nhưng đồng thời đặt lên vai ông trọng trách định hình và tiến hành chính sách đối ngoại Mỹ. Nếu nguồn gốc Do Thái gốc Đức và giọng tiếng Anh đặc trưng khiến ông trở nên khác biệt, thì cách ông tiếp nhận quyền lực một cách vô cùng tự nhiên đã đưa Kissinger trở thành hình ảnh đại diện cho một cỗ máy an ninh quốc gia Mỹ phát triển trong suốt thế kỷ 20, hệt như một sinh vật tồn tại bằng cách tự mở rộng chính nó.
Ba mươi năm sau khi Kissinger nghỉ hưu và làm việc thoải mái trong khu vực tư nhân, tôi phục vụ trong một bộ máy an ninh quốc gia hậu Chiến tranh Lạnh, hậu 11 tháng 9, lớn hơn nhiều so với thời của ông. Với nhiệm vụ là phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách viết bài phát biểu và các vấn đề liên lạc, tôi thường tập trung nhiều hơn vào cách mà nước Mỹ nói hơn là cách chúng ta làm.
Khi ở trong Nhà Trắng, bạn ý thức được rằng mình đang đứng trên đỉnh chóp của một nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời có quyền định hình câu chuyện của nước Mỹ: “Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng.” Nhưng tôi liên tục phải đối mặt với những mâu thuẫn từ trong nội tại của giới lãnh đạo Mỹ, khi biết rằng chính phủ Mỹ tài trợ vũ khí cho những kẻ độc tài trong khi liên tục quảng bá về tự do để lôi cuốn những người bất đồng chính kiến đang tìm cách lật đổ các chế độ ấy. Hoặc rằng chúng tôi nghiêm túc thực thi các quy tắc – như công ước tiến hành chiến tranh, luật giải quyết tranh chấp và dòng chảy thương mại – cho đến khi nó trở nên bất tiện với chính sách của Mỹ.
Nhưng Kissinger không thấy có vấn đề gì với những mâu thuẫn ấy. Đối với ông, uy tín bắt nguồn từ những gì bạn đã làm hơn là những gì bạn đại diện, kể cả khi những hành động đó khiến các khái niệm quen thuộc của Mỹ về nhân quyền và luật pháp quốc tế trở nên vô hiệu. Ông đã góp phần mở rộng chiến tranh Việt Nam sang Campuchia và Lào, nơi Hoa Kỳ trút xuống một lượng bom lớn hơn cả tổng lượng bom ném xuống Đức và Nhật Bản trong Thế chiến 2. Các vụ ném bom đó – thường tàn sát dân thường một cách bừa bãi – không giúp đem lại các điều kiện thuận lợi hơn để tiến tới kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Nó chỉ lột trần việc Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì để không phải chịu cảm giác thua cuộc.
Thật trớ trêu khi loại chủ nghĩa hiện thực này đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một cuộc xung đột bề ngoài có vẻ là về hệ tư tưởng. Từ phía thế giới tự do, Kissinger ủng hộ các chiến dịch diệt chủng – của Pakistan chống lại người Bengal và của Indonesia chống lại Đông Timor. Ở Chile, ông bị cáo buộc giúp đặt nền móng cho một cuộc đảo chính quân sự dẫn đến cái chết của Salvador Allende, tổng thống dân cử tả khuynh, và mở ra một giai đoạn cai trị chuyên quyền khủng khiếp ở nước này. Lời bào chữa quen thuộc là Kissinger xem mục đích (sự sụp đổ của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản cách mạng) là sự biện minh chính đáng cho cách làm. Nhưng đối với thế giới bên ngoài, cách nghĩ này hàm chứa một thông điệp tàn bạo mà nước Mỹ thường truyền tải đến những nhóm dân cư bị thiệt thòi của chính mình: Chúng tôi quan tâm đến nền dân chủ của chúng ta, chứ không phải cho họ. Không lâu trước chiến thắng của Allende, Kissinger đã nói: “Các vấn đề này quá quan trọng đối với cử tri Chile nên không thể để họ tự quyết định.”
Tất cả có xứng đáng không? Kissinger nhấn mạnh uy tín, rằng nước Mỹ phải trừng phạt những ai dám phớt lờ chúng ta, từ đó định hình quyết định của các nước khác trong tương lai. Thật khó mà cho rằng vụ ném bom ở Lào, cuộc đảo chính ở Chile hay các vụ giết người ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) đã góp phần dẫn đến kết cục của Chiến tranh Lạnh. Nhưng quan điểm không ủy mị của ông Kissinger về các vấn đề toàn cầu đã cho phép ông đạt được những đột phá lớn với các đối thủ của Mỹ – giai đoạn hoà hoãn với Liên Xô đã làm giảm đà leo thang của cuộc chạy đua vũ trang, mở lại quan hệ với Trung Quốc đã làm sâu sắc thêm chia rẽ Trung-Xô, hội nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào trật tự toàn cầu, và mở đầu cho cuộc cải cách của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.
Việc những cải cách đó được khởi xướng bởi Đặng Tiểu Bình, cũng chính là người đã ra lệnh đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, nói lên bản chất mơ hồ trong di sản của ông Kissinger. Một mặt, việc xích lại gần nhau hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đã góp phần đưa Chiến tranh Lạnh đến hồi kết và cải thiện đời sống cho người dân Trung Quốc. Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nổi lên như đối thủ địa chính trị chính của Hoa Kỳ và là ngọn cờ đầu cho xu hướng độc tài trong nền chính trị toàn cầu, đưa hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung và đe dọa xâm chiếm Đài Loan, một vấn đề mà học thuyết ngoại giao của Kissinger cũng không có câu trả lời.
Kissinger đã sống nửa phần đời còn lại của mình sau khi rời chính quyền. Ông là ví dụ nổi trội nhất cho một loạt các cựu quan chức lưỡng đảng xây dựng các doanh nghiệp tư vấn dựa trên các mối quan hệ toàn cầu. Suốt nhiều thập niên, ông là vị khách được thèm muốn tại các cuộc tụ họp của các chính khách và giới tài phiệt, có lẽ vì ông luôn có thể đưa ra một khuôn khổ trí tuệ để giải thích cho lý do tại sao một số người lại có quyền lực và có quyền nắm giữ quyền lực. Ông viết rất nhiều sách, trong đó có nhiều cuốn đã đánh bóng danh tiếng của ông như một nhà tiên tri về các vấn đề toàn cầu; xét cho cùng, lịch sử được viết bởi những người như Henry Kissinger, chứ không phải bởi những nạn nhân của chiến dịch ném bom của các siêu cường, những trẻ em Lào vẫn tiếp tục hứng chịu hậu quả của bom mìn chưa nổ rải rác khắp đất nước.
Bạn có thể chọn xem những quả bom chưa nổ đó là thảm kịch không thể tránh khỏi trong việc điều hành các vấn đề toàn cầu. Từ quan điểm chiến lược, Kissinger chắc chắn biết rõ, rằng một siêu cường có phạm vi được phép sai lầm đủ lớn để cuối cùng sẽ được lịch sử tha thứ. Chỉ vài thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, chính những quốc gia mà chúng ta ném bom đã tìm cách mở rộng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Bangladesh và Đông Timor hiện là những nước độc lập nhận hỗ trợ từ Mỹ. Chile có một tổng thống 8x theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và một bộ trưởng quốc phòng là cháu gái của ông Allende. Siêu cường làm những gì họ phải làm. Bánh xe lịch sử phải quay. Thời điểm và nơi bạn sống quyết định liệu bạn sẽ bị nó đè bẹp hay nâng đỡ.
Nhưng thế giới quan đó nhầm lẫn chủ nghĩa hoài nghi – hay chủ nghĩa hiện thực – với sự khôn ngoan. Câu chuyện, nội dung của nó, rất quan trọng. Cuối cùng, Bức tường Berlin sụp đổ không phải vì những nước cờ được thực hiện trên bàn cờ của một ván cờ lớn mà là vì người dân phương Đông muốn được sống như người dân phương Tây. Kinh tế, văn hóa đại chúng và các phong trào xã hội đều quan trọng. Bất chấp nhiều sai sót, phương Tây có một hệ thống và câu chuyện tốt hơn, hấp dẫn hơn.
Trớ trêu thay, một phần sức hấp dẫn của Kissinger lại bắt nguồn từ thực tế rằng câu chuyện của ông mang đậm chất Mỹ. Gia đình ông thoát khỏi bánh xe lịch sử vào ngay phút chót, chạy trốn khỏi Đức Quốc xã đúng lúc Hitler bắt đầu tiến hành diệt chủng. Kissinger quay lại Đức với tư cách một lính Mỹ và tham gia giải phóng một trại tập trung. Trải nghiệm này đã khiến ông cảnh giác với hệ tư tưởng thiên sai (messianic) gắn liền với quyền lực nhà nước. Nhưng ngay cả điều đó cũng không khiến ông có thiện cảm với những người yếu thế. Nó cũng không thúc đẩy ông ràng buộc siêu cường Mỹ thời hậu chiến trong chính mạng lưới các chuẩn mực, luật pháp và lòng trung thành với những giá trị nhất định vốn được ghi trong trật tự thời hậu chiến do Mỹ lãnh đạo nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.
Suy cho cùng, uy tín không chỉ nằm ở việc bạn có trừng phạt một đối thủ để răn đe các đối thủ khác hay không; mà còn là việc bạn có làm đúng như những gì bạn nói hay không. Quan hệ giữa các nước dĩ nhiên cũng không khác hơn quan hệ giữa con người với nhau là bao. Nhưng Hoa Kỳ đã phải trả giá cho thói đạo đức giả của mình, mặc dù điều đó khó đo lường hơn là kết quả của một cuộc chiến tranh hoặc đàm phán. Suốt nhiều thập niên, câu chuyện của chúng ta về nền dân chủ đã trở nên rỗng tuếch đối với ngày càng nhiều người, những người có thể chỉ ra những nơi mà hành động của Mỹ đi ngược với ý nghĩa của ngôn từ, và “dân chủ” nghe như một cách Mỹ đi mở rộng lợi ích của mình. Tương tự như vậy, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà nước Mỹ nhấn mạnh đã bị những kẻ độc tài phớt lờ, khi họ dùng chính hành động của Mỹ để biện minh cho tội lỗi của mình.
Giờ đây bánh xe lịch sử đã hoàn tất một vòng quay của nó. Trên khắp thế giới, chúng ta chứng kiến sự hồi sinh của chế độ chuyên chế và chủ nghĩa dân tộc, rõ ràng nhất là trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Tại Gaza, Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho Israel giết hại dân thường với tốc độ khiến phần lớn thế giới một lần nữa cho rằng chúng ta rất chọn lọc trong việc tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, ở trong nước, dân chủ đã trở thành thứ yếu so với việc theo đuổi quyền lực trong quan điểm của một bộ phận đảng Cộng hòa. Đây là nơi mà chủ nghĩa hoài nghi sẽ dẫn đầu. Bởi vì khi không có khát vọng cao hơn, không có câu chuyện nào mang lại ý nghĩa cho hành động của chúng ta, chính trị và địa chính trị sẽ chỉ là một trò chơi có tổng bằng không. Trong thế giới đó, kẻ mạnh là kẻ đúng.
Tất cả những điều này không thể bị quy cho mình Henry Kissinger. Ông vừa là tác giả, vừa là sản phẩm của bộ máy an ninh quốc gia Mỹ. Nhưng câu chuyện của ông cũng là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Dù không hoàn hảo, nước Mỹ cần câu chuyện của chính mình để tồn tại. Nó là sợi dây gắn kết nền dân chủ đa chủng tộc trong nước và phân biệt Mỹ với Nga và Trung Quốc.
Câu chuyện đó khẳng định rằng những đứa trẻ ở Lào đều bình đẳng về nhân phẩm và giá trị như con cái chúng ta, và người dân Chile cũng có quyền tự quyết như người Mỹ. Đối với Hoa Kỳ, đó phải là một phần của an ninh quốc gia. Quên đi câu chuyện đó sẽ đặt chúng ta vào nguy hiểm.
Ben Rhodes từng là phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, phụ trách soạn diễn văn và các vấn đề liên lạc của tổng thống Barack Obama.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
BBC News, Tiếng
Rải bom và hỗn loạn: 'Di sản' Henry Kissinger để lại cho Campuchia
Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 vào tuần này
Tác giả,Ouch Sony & George WrightVai trò,BBC News, từ Phnom Penh và London
3 tháng 12 2023, 12:39 +07
Sau tin tức Henry Kissinger qua đời hồi tuần này, nhiều cựu lãnh đạo thế giới đã tiếp nối nhau gửi lời chia buồn.
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush nói nước Mỹ đã "mất đi một trong những tiếng nói khác biệt và có thể tin cậy nhất trong vấn đề ngoại giao".
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã mô tả cựu ngoại trưởng Mỹ là một nghệ sĩ ngoại giao, người được thôi thúc từ "tình yêu thuần túy dành cho thế giới tự do và nhu cầu bảo vệ nó". Ông Boris Johnson đã gọi Kissinger là "một người khổng lồ về ngoại giao và chiến lược - và kiến tạo hòa bình".
Thế nhưng "nhà kiến tạo hòa bình" không phải là cụm từ bạn có thể nghe từ nhiều người dân ở Campuchia khi họ mô tả về Henry Kissinger.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Kissinger và Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đã ra lệnh ném bom rải thảm bí mật nhằm vào một Campuchia trung lập, nhằm quét sạch lực lượng Cộng sản Bắc Việt ra khỏi miền đông của quốc gia này.
Tổng cộng, Mỹ đã ném hơn hai triệu tấn bom xuống Campuchia. Một sự so sánh, quân Đồng minh chỉ ném hơn hai triệu tấn bom trong suốt Thế chiến lần hai, bao gồm hai quả bom nguyên tử bị ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Kissinger vẫn duy trì lập luận là vụ ném bom nhằm vào quân đội Bắc Việt trong Campuchia, không phải nhằm vào chính quốc gia này.
Henry Kissinger: Trung Quốc tiếc thương 'người bạn cũ quý giá nhất'
Henry Kissinger: Người định hình thế giới đầy tranh cãi
Chụp lại hình ảnh,
Ông Vorng Chhut nhớ lại những người đã phải bỏ mạng vì cuộc ném bom của Mỹ
Ông Vorng Chhut, 76 tuổi, chưa bao giờ nghe đến cái tên Henry Kissinger khi bom bắt được rải xuống ngôi làng của ông, tại tỉnh Svay Rieng, gần biên giới với Việt Nam.
"Không còn gì sót lại, thậm chí cây tre. Người dân bỏ chạy, trong khi số ở làng thì chết cả," ông nói. "Nhiều người đã chết, tôi không thể đếm tất cả tên của họ. Thi thể thì trương phình, và khi tình hình yên ắng, người dân đến và chôn cất."
Một báo cáo năm 2006 của Đại học Yale, mang tên Bombs Over Cambodia, nêu rằng "Campuchia có lẽ là quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử".
Một báo cáo của Lầu Năm Góc được công bố năm 1973, nêu rằng "Kissinger đã phê duyệt từng cuộc ném bom một trong tổng số 3.875 trong hai năm 1969 và 1970" cũng như "các biện pháp giữ kín thông tin này trước báo giới".
"Đó là một mệnh lệnh, phải thực hiện. Bất kỳ thứ gì bay, bất kỳ thứ gì di chuyển. Hiểu không?" Kissinger nói với một cấp phó hồi năm 1970, theo một bản ghi chép về các cuộc trao đổi qua điện thoại được giải mật.
Không rõ số người chết trong các vụ ném bom này, vốn theo ước tính là từ 50.000 cho đến 150.000 người.
Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?
NGUỒN HÌNH ẢNH,ROLAND NEVEU/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Mỹ đã ném hơn hai triệu tấn bom xuống Campuchia. Cảnh ở huyện Samrong, Campuchia vào năm 1973
Một trong những vụ khét tiếng nhất là ném bom nhầm vào một thị trấn nhỏ Neak Luong, khiến ít nhất 137 người Campuchia thiệt mạng và 268 người khác bị thương.
Một bài báo trên New York Times của Sydney Schanberg, người sau đó được mô tả trong bộ phim Cánh đồng chết (The Killing Fields), đã trích lời một người đàn ông tên Keo Chan, có vợ và 10 đứa con bị giết chết.
"Tất cả gia đình tôi chết rồi!" ông ấy khóc thét, đập mạnh tay vào chiếc ghế dài bằng gỗ, và ngã gục. "Tất cả gia đình tôi đã chết! Chụp ảnh tôi đi, hãy chụp ảnh tôi! Hãy để người Mỹ thấy mặt tôi!"
Một người đàn ông khác đứng gần một quả bom chưa nổ trong thị trấn và chỉ đơn giản hỏi: "Khi nào mấy người Mỹ các người mang nó đi đây?"
Các quả bom chưa phát nổ của Mỹ rải trên khắp vùng miền quê của Campuchia, đã gây thương tật và giết chết người trong những thập niên sau đó.
Nhiều người cũng nói rằng một hậu quả khác từ chiến dịch ném bom của Nixon và Kissinger đó là giúp dọn đường cho một trong những cuộc diệt chủng tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Khoảng 1,7 triệu người đã chết dưới bàn tay của chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu từ năm 1975 đến 1979 - gần bằng một phần tư dân số.
Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba
NGUỒN HÌNH ẢNH,OMAR HAVANA/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ước tính 1,7 triệu người đã chết dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ
Trước đó, cộng sản ở Campuchia nhận ít sự ủng hộ, thế nhưng vị thế của phe này đã gia tăng khi Mỹ ném bom.
Giám đốc chiến dịch này của CIA báo cáo vào năm 1973 rằng lực lượng Khmer Đỏ đã thành công trong việc "sử dụng những sự tàn phá từ các cuộc ném bom B-52 như chủ đề chính trong nền tuyên truyền của mình".
Năm 2009, một quan chức đầu tiên của chế độ Khmer Đỏ đã bị đem ra xét xử vì các tội ác trong thời gian thống trị, đã phát biểu trong phiên tòa do Liên Hiệp Quốc bảo trợ như sau: "Ông Richard Nixon và Kissinger đã cho phép Khmer Đỏ chớp được được thời cơ vàng."
Kissinger luôn bác bỏ những lời chỉ trích liên quan đến vụ ném bom ở Campuchia.
"Tôi chỉ muốn nói rõ rằng không phải ném bom ở Campuchia, mà là ném bom nhằm vào Bắc Việt ở Campuchia," ông tuyên bố năm 1973.
Khi ở tuổi 90, ông tuyên bố các quả bom chỉ được ném ở những khu vực "trong năm dặm [8 km] tính từ đường biên giới với Việt Nam, không có cư dân sinh sống".
Quan hệ Việt Nam-Campuchia: Bất đồng sẽ được giải quyết dưới thời ông Hun Manet?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Richard Nixon chỉ vào bản đồ Campuchia, và Kissinger đã ra lệnh tiến hành ném bom bí mật tại Campuchia
Elizabeth Becker, một nhà báo người Mỹ, người đã tham gia đưa tin về chiến dịch ném bom này vào năm 1973, nói điều này không đúng.
"Trước hết khi phỏng vấn những người tị nạn, tháo chạy để tránh các cuộc ném bom, sau đó đi vào địa điểm ném bom, có cảnh như trên mặt trăng - rồi xác trâu chết, nhà bốc cháy, cánh đồng lúa tan hoang," bà nói với BBC.
"Bạn sẽ chứng kiến sự hủy diệt và suy nghĩ: tại sao cuộc ném bom của không quân hiện đại này lại nhằm vào các làng quê nhiều đến vậy? Thời đó, các nông dân ở Campuchia thậm chí không quen thấy xe chạy trên đường, họ thường bảo tôi: 'Tại sao có lửa từ trên trời rơi xuống?'"
Pen Yai, 78 tuổi, đã hợp tác cùng Việt Cộng ngay trong lòng Campuchia trước khi đợt ném bom bắt đầu, nói số lượng lớn dân thường bị chết dưới bom Mỹ, bao gồm cha và em rể của ông.
"Tôi quá sợ hãi và không ngủ được. Người dân chết khắp nơi. Chúng tôi chạy đi và nhận ra họ đã bị giết... chúng tôi không thể làm được gì," ông nói.
Nhiều lãnh đạo thế giới đã ca ngợi Kissinger, người được đồng trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 với lãnh đạo Bắc Việt, Lê Đức Thọ, về vai trò thương lượng chấm dứt chiến tranh Việt Nam, và sau đó được trao Huân chương Tự do của Tổng thống - giải thưởng cao quý nhất của nước Mỹ dành cho một công dân.
Nhìn lại chế độ Khmer Đỏ và nạn diệt chủng
Chụp lại hình ảnh,
Bà Prum Hen nói bà vẫn còn căm giận nước Mỹ cho đến ngày hôm nay
Thế nhưng chỉ ít người ở Campuchia vào những năm 1970 còn nhớ rõ về những gì Kissinger đã để lại.
Bà Prum Hen, 70 tuổi, buộc phải bỏ chạy khỏi làng của mình khi các quả bom của Mỹ bắt đầu bị ném xuống. Bà nói bản thân biết rất ít về Kissinger và cảm thấy có ít sự thương cảm khi nghe tin ông ta qua đời.
"Hãy để ông ta chết đi bởi vì ông ta đã giết nhiều người dân của chúng tôi," bà nói, và cho biết bà vẫn còn cảm thấy sự căm phẫn sâu sắc nhằm vào nước Mỹ.
"Họ đã ném bom đất nước của tôi, giết nhiều người, chia cắt cha mẹ và con cái. Sau đó, Khmer Đỏ giết chồng, vợ và con."
Bà Becker nói tầm quan trọng trong những sách lược của Kissinger tại Campuchia không thể được đánh giá thấp.
"Tuyên bố ném bom không chuẩn xác... là vô nhân tính. Đây không chỉ là số lượng người, đây là những gì đã để lại."
"Bạn không thể thổi phồng về hậu quả cuộc ném bom đã gây ra cho quốc gia này."
Rải bom và hỗn loạn: 'Di sản' Henry Kissinger để lại cho Campuchia
Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 vào tuần này
Tác giả,Ouch Sony & George WrightVai trò,BBC News, từ Phnom Penh và London
3 tháng 12 2023, 12:39 +07
Sau tin tức Henry Kissinger qua đời hồi tuần này, nhiều cựu lãnh đạo thế giới đã tiếp nối nhau gửi lời chia buồn.
Cựu Tổng thống Mỹ George W Bush nói nước Mỹ đã "mất đi một trong những tiếng nói khác biệt và có thể tin cậy nhất trong vấn đề ngoại giao".
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã mô tả cựu ngoại trưởng Mỹ là một nghệ sĩ ngoại giao, người được thôi thúc từ "tình yêu thuần túy dành cho thế giới tự do và nhu cầu bảo vệ nó". Ông Boris Johnson đã gọi Kissinger là "một người khổng lồ về ngoại giao và chiến lược - và kiến tạo hòa bình".
Thế nhưng "nhà kiến tạo hòa bình" không phải là cụm từ bạn có thể nghe từ nhiều người dân ở Campuchia khi họ mô tả về Henry Kissinger.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Kissinger và Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đã ra lệnh ném bom rải thảm bí mật nhằm vào một Campuchia trung lập, nhằm quét sạch lực lượng Cộng sản Bắc Việt ra khỏi miền đông của quốc gia này.
Tổng cộng, Mỹ đã ném hơn hai triệu tấn bom xuống Campuchia. Một sự so sánh, quân Đồng minh chỉ ném hơn hai triệu tấn bom trong suốt Thế chiến lần hai, bao gồm hai quả bom nguyên tử bị ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Kissinger vẫn duy trì lập luận là vụ ném bom nhằm vào quân đội Bắc Việt trong Campuchia, không phải nhằm vào chính quốc gia này.
Henry Kissinger: Trung Quốc tiếc thương 'người bạn cũ quý giá nhất'
Henry Kissinger: Người định hình thế giới đầy tranh cãi
Chụp lại hình ảnh,
Ông Vorng Chhut nhớ lại những người đã phải bỏ mạng vì cuộc ném bom của Mỹ
Ông Vorng Chhut, 76 tuổi, chưa bao giờ nghe đến cái tên Henry Kissinger khi bom bắt được rải xuống ngôi làng của ông, tại tỉnh Svay Rieng, gần biên giới với Việt Nam.
"Không còn gì sót lại, thậm chí cây tre. Người dân bỏ chạy, trong khi số ở làng thì chết cả," ông nói. "Nhiều người đã chết, tôi không thể đếm tất cả tên của họ. Thi thể thì trương phình, và khi tình hình yên ắng, người dân đến và chôn cất."
Một báo cáo năm 2006 của Đại học Yale, mang tên Bombs Over Cambodia, nêu rằng "Campuchia có lẽ là quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử".
Một báo cáo của Lầu Năm Góc được công bố năm 1973, nêu rằng "Kissinger đã phê duyệt từng cuộc ném bom một trong tổng số 3.875 trong hai năm 1969 và 1970" cũng như "các biện pháp giữ kín thông tin này trước báo giới".
"Đó là một mệnh lệnh, phải thực hiện. Bất kỳ thứ gì bay, bất kỳ thứ gì di chuyển. Hiểu không?" Kissinger nói với một cấp phó hồi năm 1970, theo một bản ghi chép về các cuộc trao đổi qua điện thoại được giải mật.
Không rõ số người chết trong các vụ ném bom này, vốn theo ước tính là từ 50.000 cho đến 150.000 người.
Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?
NGUỒN HÌNH ẢNH,ROLAND NEVEU/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Mỹ đã ném hơn hai triệu tấn bom xuống Campuchia. Cảnh ở huyện Samrong, Campuchia vào năm 1973
Một trong những vụ khét tiếng nhất là ném bom nhầm vào một thị trấn nhỏ Neak Luong, khiến ít nhất 137 người Campuchia thiệt mạng và 268 người khác bị thương.
Một bài báo trên New York Times của Sydney Schanberg, người sau đó được mô tả trong bộ phim Cánh đồng chết (The Killing Fields), đã trích lời một người đàn ông tên Keo Chan, có vợ và 10 đứa con bị giết chết.
"Tất cả gia đình tôi chết rồi!" ông ấy khóc thét, đập mạnh tay vào chiếc ghế dài bằng gỗ, và ngã gục. "Tất cả gia đình tôi đã chết! Chụp ảnh tôi đi, hãy chụp ảnh tôi! Hãy để người Mỹ thấy mặt tôi!"
Một người đàn ông khác đứng gần một quả bom chưa nổ trong thị trấn và chỉ đơn giản hỏi: "Khi nào mấy người Mỹ các người mang nó đi đây?"
Các quả bom chưa phát nổ của Mỹ rải trên khắp vùng miền quê của Campuchia, đã gây thương tật và giết chết người trong những thập niên sau đó.
Nhiều người cũng nói rằng một hậu quả khác từ chiến dịch ném bom của Nixon và Kissinger đó là giúp dọn đường cho một trong những cuộc diệt chủng tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Khoảng 1,7 triệu người đã chết dưới bàn tay của chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu từ năm 1975 đến 1979 - gần bằng một phần tư dân số.
Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba
NGUỒN HÌNH ẢNH,OMAR HAVANA/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ước tính 1,7 triệu người đã chết dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ
Trước đó, cộng sản ở Campuchia nhận ít sự ủng hộ, thế nhưng vị thế của phe này đã gia tăng khi Mỹ ném bom.
Giám đốc chiến dịch này của CIA báo cáo vào năm 1973 rằng lực lượng Khmer Đỏ đã thành công trong việc "sử dụng những sự tàn phá từ các cuộc ném bom B-52 như chủ đề chính trong nền tuyên truyền của mình".
Năm 2009, một quan chức đầu tiên của chế độ Khmer Đỏ đã bị đem ra xét xử vì các tội ác trong thời gian thống trị, đã phát biểu trong phiên tòa do Liên Hiệp Quốc bảo trợ như sau: "Ông Richard Nixon và Kissinger đã cho phép Khmer Đỏ chớp được được thời cơ vàng."
Kissinger luôn bác bỏ những lời chỉ trích liên quan đến vụ ném bom ở Campuchia.
"Tôi chỉ muốn nói rõ rằng không phải ném bom ở Campuchia, mà là ném bom nhằm vào Bắc Việt ở Campuchia," ông tuyên bố năm 1973.
Khi ở tuổi 90, ông tuyên bố các quả bom chỉ được ném ở những khu vực "trong năm dặm [8 km] tính từ đường biên giới với Việt Nam, không có cư dân sinh sống".
Quan hệ Việt Nam-Campuchia: Bất đồng sẽ được giải quyết dưới thời ông Hun Manet?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Richard Nixon chỉ vào bản đồ Campuchia, và Kissinger đã ra lệnh tiến hành ném bom bí mật tại Campuchia
Elizabeth Becker, một nhà báo người Mỹ, người đã tham gia đưa tin về chiến dịch ném bom này vào năm 1973, nói điều này không đúng.
"Trước hết khi phỏng vấn những người tị nạn, tháo chạy để tránh các cuộc ném bom, sau đó đi vào địa điểm ném bom, có cảnh như trên mặt trăng - rồi xác trâu chết, nhà bốc cháy, cánh đồng lúa tan hoang," bà nói với BBC.
"Bạn sẽ chứng kiến sự hủy diệt và suy nghĩ: tại sao cuộc ném bom của không quân hiện đại này lại nhằm vào các làng quê nhiều đến vậy? Thời đó, các nông dân ở Campuchia thậm chí không quen thấy xe chạy trên đường, họ thường bảo tôi: 'Tại sao có lửa từ trên trời rơi xuống?'"
Pen Yai, 78 tuổi, đã hợp tác cùng Việt Cộng ngay trong lòng Campuchia trước khi đợt ném bom bắt đầu, nói số lượng lớn dân thường bị chết dưới bom Mỹ, bao gồm cha và em rể của ông.
"Tôi quá sợ hãi và không ngủ được. Người dân chết khắp nơi. Chúng tôi chạy đi và nhận ra họ đã bị giết... chúng tôi không thể làm được gì," ông nói.
Nhiều lãnh đạo thế giới đã ca ngợi Kissinger, người được đồng trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 với lãnh đạo Bắc Việt, Lê Đức Thọ, về vai trò thương lượng chấm dứt chiến tranh Việt Nam, và sau đó được trao Huân chương Tự do của Tổng thống - giải thưởng cao quý nhất của nước Mỹ dành cho một công dân.
Nhìn lại chế độ Khmer Đỏ và nạn diệt chủng
Chụp lại hình ảnh,
Bà Prum Hen nói bà vẫn còn căm giận nước Mỹ cho đến ngày hôm nay
Thế nhưng chỉ ít người ở Campuchia vào những năm 1970 còn nhớ rõ về những gì Kissinger đã để lại.
Bà Prum Hen, 70 tuổi, buộc phải bỏ chạy khỏi làng của mình khi các quả bom của Mỹ bắt đầu bị ném xuống. Bà nói bản thân biết rất ít về Kissinger và cảm thấy có ít sự thương cảm khi nghe tin ông ta qua đời.
"Hãy để ông ta chết đi bởi vì ông ta đã giết nhiều người dân của chúng tôi," bà nói, và cho biết bà vẫn còn cảm thấy sự căm phẫn sâu sắc nhằm vào nước Mỹ.
"Họ đã ném bom đất nước của tôi, giết nhiều người, chia cắt cha mẹ và con cái. Sau đó, Khmer Đỏ giết chồng, vợ và con."
Bà Becker nói tầm quan trọng trong những sách lược của Kissinger tại Campuchia không thể được đánh giá thấp.
"Tuyên bố ném bom không chuẩn xác... là vô nhân tính. Đây không chỉ là số lượng người, đây là những gì đã để lại."
"Bạn không thể thổi phồng về hậu quả cuộc ném bom đã gây ra cho quốc gia này."
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Làm bia đỡ đạn cho Nixon
Ngoại Trưởng làm việc cho ai ?
Tổng thống nói NO, Ngoại trưởng dám nói YES?
Ngoại Trưởng làm việc cho ai ?
Tổng thống nói NO, Ngoại trưởng dám nói YES?
_________________
8DonCo
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
BBC News, Tiếng Việt
VNCH: Ông Kissinger đã nói và làm gì với hai tổng thống Nixon và Nguyễn Văn Thiệu?
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gặp cố vấn tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger tại Dinh Độc Lập hôm 17/8/1972
Tác giả,Nguyễn Tiến Hưng
Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ California, Hoa Kỳ
03.12.2023
Tại Bắc Kinh, các quan chức và truyền thông Trung Quốc đang thương tiếc cái chết của Henry Kissinger.
Đài Truyền hình Trung ương ca ngợi ông là “nhà ngoại giao huyền thoại” và là nhân chứng cho quan hệ Trung-Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình gọi ông là “chiến lược gia nổi tiếng thế giới” và là “người bạn cũ tốt lành” (Nextshark, 30/11/2023).
Nửa thế kỷ trước, ông ấy đã đóng góp có tính cách lịch sử vào việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ có tầm nhìn chiến lược rực rỡ, mang lại lợi ích cho cả hai nước cũng như thay đổi cả thế giới,” ông Tập nói, theo The Washington Post.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Vương Văn Bân nhấn mạnh, “Bắc Kinh và Washington cần duy trì và thúc đẩy tầm nhìn chiến lược, lòng dũng cảm chính trị và trí tuệ ngoại giao của Kissinger.”
Chỉ bốn tháng trước đây ông Kissinger đã bất ngờ tới Bắc Kinh (tháng 7/2023) và được ông Tập tiếp đón nồng hậu.
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đón tiếp ông Henry Kissinger tại Bắc Kinh hôm 20/7/2023
Thấy ông đã trên 100 tuổi mà còn có thể bay trên 10.000 dặm xuyên đại dương mà vẫn còn tỉnh táo khi hàn huyên với ông Tập, chúng tôi nghĩ tuổi thọ của ông sẽ còn kéo dài thêm mấy năm nữa nên đã có ý định gửi tặng ông cuốn sách Bức Tử VNCH - Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm (xuất bản vào dịp tháng Tư 2024), sau đó sẽ gửi thêm ấn bản bằng tiếng Anh với tiêu đề Appalling Betrayal – How Kissinger engineered the fall of South Vietnam. Ý định này là để tiếp theo bức thư chúng tôi gửi ông vào năm 2010 như đề cập ở dưới đây.
TQ nói tới ‘tầm nhìn chiến lược, lòng dũng cảm chính trị và trí tuệ ngoại giao của Tiến sĩ Kissinger’ là muốn nhắc lại tầm nhìn của ông về một trật tự thế giới tam cực (tripolarity) đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Hoa Kỳ và Liên Xô. Thêm vào là những đóng góp lớn lao của ông để nối lại bang giao Mỹ - Trung nửa thế kỷ trước, rồi từ đó đã tiếp tục yểm trợ cho quốc gia này trở thành cường quốc số hai trên thế giới.
Mở cửa Bắc Kinh, đóng cửa Sài Gòn
Nhưng để có được sự đóng góp ấy và được TQ trả ơn phần nào qua công ty tư vấn Kissinger Associates ở New York và qua sự tiếp đón nồng hậu dành riêng cho ông trong cả 100 chuyến đi Bắc Kinh thì ông đã phải trả cái giá quá đắt để trao đổi, đó là “mở cửa Bắc Kinh, đóng cửa Sài Gòn” như chúng tôi đã viết trong cuốn Tâm Tư TT Thiệu (2010).
Năm 1972, Kissinger bắt được tay ông Mao thì năm 1973 ông buông ngay tay ông Thiệu.
Năm 1973 là năm đã đưa danh vọng của Kissinger lên tuyệt đỉnh khi ông nhận được giải Nobel vì đã mang lại hòa bình cho Việt Nam – và cho cả Hoa Kỳ qua Hiệp Định Paris (27/1/1973)
Trong cuốn sách Kissinger – A Biography (2005) tác giả nổi tiếng Walter Isaacson, người được Kissinger ưu đãi, cho phỏng vấn nhiều lần và rất lâu, nhưng cuối cùng thì đã phê phán: “Để thi hành hiệp định này thì cần phải thực hiện một ‘sự phản bội kinh hoàng’ đối với chế độ Miền Nam Việt Nam (To engineer the “appalling betrayal” of South Vietnamese regime)”, rồi nhận xét: “Dù cố ý đánh lừa một đồng minh, ông Kissinger vẫn thoát thân được mà danh tiếng không bị tổn hại, thật là đáng ngạc nhiên” (Having intentionally misled an ally, Mr. Kissinger escaped with his reputation remarkably unscathed).
Sự kiện ngày 29/11/1973
Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ: khi ông Kissinger tạ thế ngày 29/11/2023, chúng tôi chợt nhớ tới một sự kiện khác cũng vào ngày này cách đây đúng 50 năm.
Bối cảnh là như thế này: sau những tranh cãi gay go Thiệu – Kissinger tại Dinh Độc Lập vào tháng 10/1972 về việc Kissinger đã đồng ý để cho đoàn quân hùng hậu của Bắc Việt đóng lại rải rắc khắp lãnh thổ Miền Nam, TT Thiệu nghi là Kissinger đã không báo cáo đầy đủ về Hiệp Định này với xếp của mình, nên ông muốn gặp TT Nixon để trực tiếp thuyết phục. Nhưng Kissinger không đồng ý và đã can ngăn Nixon. Sau cùng thì TT Nixon đồng ý gặp Phụ tá Ngoại giao của TT Thiệu là TS Nguyễn Phú Đức.
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Phụ tá ngoại giao của TT Nguyễn Văn Thiệu, TS Nguyễn Phú Đức (trái) gặp TT Nixon (giữa) hôm 29/11/1973 tại Tòa Bạch Ốc, với sự có mặt của ông Kissinger (phải)
Ngày 29/11/1973 ông Kissinger ngồi cạnh TT Nixon tại Tòa Bạch Ốc khi ông Đức trao cho ông Nixon một lá thư tâm huyết của ông Thiệu. Trong bức thư dài 24 trang có câu:
“Nơi đây, tôi muốn được nhắc lại một điều: đó là trong bốn năm qua, Ngài và tôi đã có nhiều hành động và đưa ra nhiều đề nghị về hòa bình. Tôi đã chấp nhận bao nhiêu những nguy hiểm vì tình trạng bất ổn. Mỗi lần làm như vậy, Ngài đều đã nói với tôi rằng đây là dặm đường cuối cùng, ta không thể nhượng bộ hơn được nữa…
“Nhân dân Việt Nam không thể làm gì ít hơn là gửi tới Ngài một cách hết sức chân thành và thẳng thắn quan điểm của họ về vấn đề này… Vì họ sẽ được sống hay phải chết tùy theo giải pháp đàm phán sắp được kết thúc.”
Mục đích Phụ tá Đức gặp TT Nixon là để trình bày quan điểm của VNCH là như vậy, mà ông Kissinger lại nói với ông Nixon rằng: cuộc gặp này là vì lý do chính trị: ông Thiệu đang bị chống đối ở Sàigòn nên muốn có buổi họp để chứng tỏ với dân chúng rằng ông ta có sự ủng hộ của tổng thống Mỹ! Nhân dịp này, Kissinger còn mạ lỵ ông Thiệu và khuyên ông Nixon phải cứng rắn đến mức ‘tàn nhẫn’ (brutal).
Trước buổi họp, Kissinger cố vấn Nixon:
“Mục đích của cuộc họp quan trọng này là để Ngài thuyết phục ông Thiệu - một người đa nghi hầu như bệnh hoạn tâm thần - thông qua một thành viên trong nhóm người chủ chốt gần gũi ông ta để tiếp tay với chúng ta trong tuần lễ này về hiệp định Paris (The purpose of this crucial meeting is to convince an almost psychopathically distrustful Thieu, through a key member of his Palace inner circle, to close ranks with us this week on the Paris agreement).
Tất cả phía VNCH đã đồng ý chỉ trừ Thiệu...
Cuối cùng thì những nỗ lực lớn lao của chúng ta trong những tuần lễ gần đây đã có một số tác động tốt: đối với phái đoàn của VNCH tại Paris - là những người dường như nắm bắt được thực tế, và đối với những nhân vật quan trọng khác, chẳng hạn như Thủ tướng Chính phủ và Tổng Tham Mưu Trưởng, những người này đã sẵn sàng chấp nhận hiệp định. Nhưng nhân vật chính yếu là ông Thiệu thì lại nhất định không nhân nhượng (Our massive efforts in recent weeks have finally had some impact: on the GVN envoys in Paris who seemed to grasp realities, and on other important figures, such as the Prime Minister and Chairman of the Joint Staff, who are ready to accept the agreement. But Thieu, of course, is the key, and he remains intransigent).”
Rồi Kissinger đề nghị với Nixon: “Thiệu là một quan lại sắc sảo hoang tưởng (a shrewd paranoic mandarin). Vì vậy, Ngài phải kết hợp sự tàn bạo với sự trấn an khi tiếp một trong số ít người canh gác Dinh Độc Lập (ý nói Phụ Tá Đức) mà ông Thiệu nghe lời” (Thus you will have to combine brutality with reassurance in your approach to one of the few Palace guards to whom Thieu listens). Chữ nghiêng và tô đậm trong ngoặc là do chính Kissinger viết.
Tàn bạo như thế nào?
Kissinger nói “Ngài phải thuyết phục Đức một cách tàn nhẫn rằng (1) chính phủ Việt Nam nội trong tuần này phải quyết định chấp nhận hiệp định, và (2) lịch trình không thể thay đổi được nữa là sẽ ký kết trong ba tuần kể từ bây giờ.” (You must ruthlessly convince Duc that the GVN must decide this week to accept (1) the agreement and (2) the unalterable schedule leading to a signature three weeks from now).
"Hiệp Định Paris chỉ là một mảnh giấy"
Nhưng dù Kissinger đề nghị tàn bạo, nhưng lần này TT Nixon lại không nghe theo, và sau đó đã gọi cho Kissinger và nói: “Tôi đã đọc những điểm do ông kiến nghị rồi nhưng tôi đã gác nó lại” (I read your talking points and I deferred on them…’ - Sự kiện này được ghi ở ‘footnote 1’ trong văn bản).
Bây giờ thì lịch sử đã có bằng chứng ghi lại cuộc họp này trong cuốn băng số 816 như sau: TAPE 816 – Conversation 3 – Ngày 29/11/1972 (còn lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda).
Trở về Sàigòn ông Đức báo cáo với TT Thiệu: “TT Nixon nói với tôi: “Hiệp Định này chỉ là một mảnh giấy. Điều quan trọng là chúng tôi quyết tâm yểm trợ các ông (The agreement is just a piece of paper. What counts is our determination to support you)."
Nhưng lịch sử đã xảy ra khác hẳn. Hai năm sau Hiệp Định Paris, VNCH đã đi vào dĩ vãng, nhưng tiếng tăm ông Kissinger vẫn tiếp tục nổi lên như sóng cồn.
Ngay từ Hè 1972 ông đã cố vấn TT Nixon rằng “Nếu trong vòng một hay hai năm kể từ bây giờ mà Bắc Việt nuốt trọn Miền Nam VN, chúng ta vẫn có được một chính sách ngoại giao khả tín nếu như điều đó được mọi người nhìn thấy như là hậu quả của sự bất tài của Miền Nam.” (If a year or two years from now North Vietnam gobbles up South Vietnam, we can have a viable foreign policy if it looks as if it’s the result of South Vietnamese incompetence).
Nhiều báo chí Mỹ đã muốn phỏng vấn cựu Tổng thống Thiệu về Cố vấn Kissinger nhưng ông đã từ chối và chọn tờ Der Spiegel, một tuần báo lớn ở bên Đức (quê hương ông Kissinger) để cho phỏng vấn vì nghĩ rằng ông ta sẽ đọc.
Lá thư Kissinger phân trần
Mà thật vậy, ngay sau khi bài phỏng vấn được đăng tải dưới tựa đề “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi” (Die Americaner habens uns verraten), Kissinger đã viết một lá thư cho ông Thiệu để phân trần.
Thư không đề ngày, tháng, nhưng ông Thiệu nhận được vào đầu năm 1980. Khi viết thư này thì Kisssinger không biết rằng các tài liệu hai năm rõ mười về sự gian dối của ông với lịch sử sẽ được giải mật năm 1986 và 2006.
Thư rằng:
Henry Kissinger
Thưa Tổng Thống,
“Tôi vừa mới được đọc bài phỏng vấn Ngài dành cho tờ Der -- SPIEGEL. Tôi có thể hiểu được sự đắng cay của Ngài, và quả thực còn thông cảm được với sự cay đắng ấy. Nhưng tôi nhận thấy bài phỏng vấn của Der -- Spiegel đã cố tình tạo ra ấn tượng rằng cuốn sách của tôi là một cuộc tấn công chống Ngài; điều đó trái ngược hẳn với sự thật. Cuốn sách của tôi không ngớt lời ca tụng lòng can đảm và tư cách của Ngài, và công nhận rằng, trong chủ yếu, Ngài đã đúng…
‘Giả như năm 1972, chúng tôi đã biết được những gì sẽ xảy ra cho Hoa Kỳ thì chúng tôi đã không tiến hành như chúng tôi đã làm…
“Tôi đồng ý với Ngài rằng những điều khoản của hiệp định ngưng chiến đã quá khắt khe. Cái thế tiến thoái lưỡng nan bi thảm của chúng tôi hồi 1972 là đã tới sát giới hạn những khả năng quốc nội của chúng tôi...
“Nếu như ý định của Tổng thống Nixon và của tôi là phản bội Ngài, thì chúng tôi đã có thể làm như thế hồi đầu 1969 rồi...
“Tôi không trông đợi sự thuyết phục được Ngài. Ít nhất, tôi có thể cố gắng xin Ngài tin tưởng ở lòng hối hận, và sự kính trọng vẫn còn của tôi.
“Với những lời nguyện chúc tốt đẹp nhất,
(kt) Henry Kissinger
Kissinger viết rằng: “Tờ Der Spiegel đã cố tình tạo ra ấn tượng rằng cuốn sách của tôi là một cuộc tấn công chống Ngài, nhưng sự thật là ngược lại.”
Sự thật không ngược lại vì tờ báo này chỉ đăng nguyên văn bài phỏng vấn mà bản dịch ra tiếng Anh đã được TT Thiệu duyệt lại rất kỹ và ký vào từng trang. Ông đã trao lại cho chúng tôi và được in lại toàn bộ trong cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu (trang 646-667).
Mời Kissinger tranh luận về Việt Nam
Trong một văn thư (cũng không đề ngày tháng) gửi cho tờ báo của hội ‘The Fall of Sàigòn Marines Association’ (Hội TQLC Dính Líu Đến Sàigòn Sụp Đổ) với tựa đề “Doctor Henry Kisinger’s activities and thoughts about the Fall of Saigon”, Kissinger phản hồi:
“Để ta có được sự bình yên trong lòng, một ngày nào đó chúng ta phải thực hiện một đánh giá về lý do tại sao những người có thiện tâm ở mọi phía đã không có thể tìm cách nào để tránh được thảm họa của Miền Nam Việt Nam… Nhưng, vào ngày chiếc trực thăng cuối cùng rời Tòa Đại sứ, ta chỉ còn lại một cảm giác trống rỗng.”
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm sau khi Sài Gòn sụp đổ chúng tôi có viết một lá thư (4/10/2010) gửi qua dạng ‘thư đăng ký’ - registered mail gửi cho ông qua Kissinger And Associates để mời ông trao đổi với chúng tôi trên một diễn đàn công cộng như ở Đại học Harvard hay trên CNN hay PBS, tùy ý ông lựa chọn để rút ra những bài học cho Hoa Kỳ.
Nhưng Kissinger đã không trả lời. Có thể là vì trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật Dinh Độc Lập) đã được xuất bản năm 1986, chúng tôi đã in lại một phần lớn của hồ sơ tối mật Nixon-Thiệu mà Kissinger đã giấu đi từ lâu, rồi tiếp theo là những tài liệu về sự gian dối của Kissinger đã được giải mật từ năm 2006 cho nên Kissinger đã lựa chọn ‘sự im lặng là vàng.’
Thư rằng:
Nguyen Tien HungNGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN TIEN HUNG
Dù không trả lời nhưng mấy tháng sau đó, trong một hội thảo tại Bộ Ngoại Giao (ngày 29/10/2010), ông đã ‘phần nào’ thú nhận trách nhiệm của mình: “Hầu hết những sai lầm ở Việt Nam là do chính chúng ta gây ra cho mình” (most of what went wrong in Vietnam we did to ourselves). Vẫn với một luận điệu mập mờ, chung chung, có thể hiểu nhiều cách, có thễ diễn giải nhiều lối...
Xây tượng đài vinh danh Kissinger ở Bến Bạch Đằng?
Đọc xong bức thư TS Kissinger gửi TT Thiệu, chúng tôi đề nghị với ông là sẽ soạn thảo một văn thư để trả lời, nhưng ông đã lắc đầu và nói: “Khỏi cần mất thời giờ với tay này nữa.”
Có thể là ông nhớ lại mình đã mất thời giờ để nghĩ đến một kịch bản khác – kịch bản xây tượng đài Henry Kissinger ở cảng Sàigòn.
Mùa Đông năm 1976 tại Luân Đôn, cựu TT Thiệu kể lại cho chúng tôi rằng khi Kissinger mới nhập cuộc thì ông ta đã tỏ ra cương quyết để giúp Miền Nam Việt Nam, phản ảnh qua lập trường đàm phán của cả hai bên Mỹ - Việt, được TT Nixon tuyên bố ngày 14/5/1969: "Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại hoà đàm Paris bất cứ một giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang."
Nghe vậy, ông Thiệu đã phấn khởi và có ý định rằng nếu Kissinger thực sự hành động trên căn bản này thì ông sẽ cho xây cất một tượng đài để vinh danh Henry Kissinger ở Bến Bạch Đằng, giống như Phi Luật Tân đã xây một tượng đài ở đảo Leyte, ghi ơn Tướng Douglas MacArthur đã giải phóng Phi Luật Tân trong Thế Chiến II sau trận hải chiến lớn nhất lịch sử ngày 20/10/1944.
Bây giờ thì ông Kissinger đã ra đi về nơi chín suối, phải để công việc xây tượng đài ghi nhớ công ơn của ông cho lãnh đạo Trung Quốc thực hiện, vì ông đã giúp nước này thoát đại họa suýt bị Liên Xô tấn công nguyên tử vào năm 1969. Rồi trên bốn thập niên qua đã từ một nước nghèo đói vào hàng nhất thế giới, phát triển thành nền kinh tế đứng số hai từ năm 2010.
Với sức mạnh quân sự hùng hậu, Trung Quốc đã trở nên cường quốc số một tại Á Châu và đang ngang nhiên thách thức, đe dọa Hoa Kỳ, với mục tiêu trở thành cường quốc số 1 trên thế giới thay cho Mỹ vào năm 2049, năm kỷ niệm 100 năm Hồng Quân tiến vào Bắc Kinh.
Hay là quả khinh khí cầu tầm cao từ Trung Quốc bay xuyên qua không phận nước Mỹ từ ngày 28/1 đến ngày 4/2/ 2023 là để tìm hiểu cặn kẽ về địa thế để chuẩn bị cho năm 2049?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).
VNCH: Ông Kissinger đã nói và làm gì với hai tổng thống Nixon và Nguyễn Văn Thiệu?
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gặp cố vấn tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger tại Dinh Độc Lập hôm 17/8/1972
Tác giả,Nguyễn Tiến Hưng
Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ California, Hoa Kỳ
03.12.2023
Tại Bắc Kinh, các quan chức và truyền thông Trung Quốc đang thương tiếc cái chết của Henry Kissinger.
Đài Truyền hình Trung ương ca ngợi ông là “nhà ngoại giao huyền thoại” và là nhân chứng cho quan hệ Trung-Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình gọi ông là “chiến lược gia nổi tiếng thế giới” và là “người bạn cũ tốt lành” (Nextshark, 30/11/2023).
Nửa thế kỷ trước, ông ấy đã đóng góp có tính cách lịch sử vào việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ có tầm nhìn chiến lược rực rỡ, mang lại lợi ích cho cả hai nước cũng như thay đổi cả thế giới,” ông Tập nói, theo The Washington Post.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Vương Văn Bân nhấn mạnh, “Bắc Kinh và Washington cần duy trì và thúc đẩy tầm nhìn chiến lược, lòng dũng cảm chính trị và trí tuệ ngoại giao của Kissinger.”
Chỉ bốn tháng trước đây ông Kissinger đã bất ngờ tới Bắc Kinh (tháng 7/2023) và được ông Tập tiếp đón nồng hậu.
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đón tiếp ông Henry Kissinger tại Bắc Kinh hôm 20/7/2023
Thấy ông đã trên 100 tuổi mà còn có thể bay trên 10.000 dặm xuyên đại dương mà vẫn còn tỉnh táo khi hàn huyên với ông Tập, chúng tôi nghĩ tuổi thọ của ông sẽ còn kéo dài thêm mấy năm nữa nên đã có ý định gửi tặng ông cuốn sách Bức Tử VNCH - Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm (xuất bản vào dịp tháng Tư 2024), sau đó sẽ gửi thêm ấn bản bằng tiếng Anh với tiêu đề Appalling Betrayal – How Kissinger engineered the fall of South Vietnam. Ý định này là để tiếp theo bức thư chúng tôi gửi ông vào năm 2010 như đề cập ở dưới đây.
TQ nói tới ‘tầm nhìn chiến lược, lòng dũng cảm chính trị và trí tuệ ngoại giao của Tiến sĩ Kissinger’ là muốn nhắc lại tầm nhìn của ông về một trật tự thế giới tam cực (tripolarity) đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Hoa Kỳ và Liên Xô. Thêm vào là những đóng góp lớn lao của ông để nối lại bang giao Mỹ - Trung nửa thế kỷ trước, rồi từ đó đã tiếp tục yểm trợ cho quốc gia này trở thành cường quốc số hai trên thế giới.
Mở cửa Bắc Kinh, đóng cửa Sài Gòn
Nhưng để có được sự đóng góp ấy và được TQ trả ơn phần nào qua công ty tư vấn Kissinger Associates ở New York và qua sự tiếp đón nồng hậu dành riêng cho ông trong cả 100 chuyến đi Bắc Kinh thì ông đã phải trả cái giá quá đắt để trao đổi, đó là “mở cửa Bắc Kinh, đóng cửa Sài Gòn” như chúng tôi đã viết trong cuốn Tâm Tư TT Thiệu (2010).
Năm 1972, Kissinger bắt được tay ông Mao thì năm 1973 ông buông ngay tay ông Thiệu.
Năm 1973 là năm đã đưa danh vọng của Kissinger lên tuyệt đỉnh khi ông nhận được giải Nobel vì đã mang lại hòa bình cho Việt Nam – và cho cả Hoa Kỳ qua Hiệp Định Paris (27/1/1973)
Trong cuốn sách Kissinger – A Biography (2005) tác giả nổi tiếng Walter Isaacson, người được Kissinger ưu đãi, cho phỏng vấn nhiều lần và rất lâu, nhưng cuối cùng thì đã phê phán: “Để thi hành hiệp định này thì cần phải thực hiện một ‘sự phản bội kinh hoàng’ đối với chế độ Miền Nam Việt Nam (To engineer the “appalling betrayal” of South Vietnamese regime)”, rồi nhận xét: “Dù cố ý đánh lừa một đồng minh, ông Kissinger vẫn thoát thân được mà danh tiếng không bị tổn hại, thật là đáng ngạc nhiên” (Having intentionally misled an ally, Mr. Kissinger escaped with his reputation remarkably unscathed).
Sự kiện ngày 29/11/1973
Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ: khi ông Kissinger tạ thế ngày 29/11/2023, chúng tôi chợt nhớ tới một sự kiện khác cũng vào ngày này cách đây đúng 50 năm.
Bối cảnh là như thế này: sau những tranh cãi gay go Thiệu – Kissinger tại Dinh Độc Lập vào tháng 10/1972 về việc Kissinger đã đồng ý để cho đoàn quân hùng hậu của Bắc Việt đóng lại rải rắc khắp lãnh thổ Miền Nam, TT Thiệu nghi là Kissinger đã không báo cáo đầy đủ về Hiệp Định này với xếp của mình, nên ông muốn gặp TT Nixon để trực tiếp thuyết phục. Nhưng Kissinger không đồng ý và đã can ngăn Nixon. Sau cùng thì TT Nixon đồng ý gặp Phụ tá Ngoại giao của TT Thiệu là TS Nguyễn Phú Đức.
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Phụ tá ngoại giao của TT Nguyễn Văn Thiệu, TS Nguyễn Phú Đức (trái) gặp TT Nixon (giữa) hôm 29/11/1973 tại Tòa Bạch Ốc, với sự có mặt của ông Kissinger (phải)
Ngày 29/11/1973 ông Kissinger ngồi cạnh TT Nixon tại Tòa Bạch Ốc khi ông Đức trao cho ông Nixon một lá thư tâm huyết của ông Thiệu. Trong bức thư dài 24 trang có câu:
“Nơi đây, tôi muốn được nhắc lại một điều: đó là trong bốn năm qua, Ngài và tôi đã có nhiều hành động và đưa ra nhiều đề nghị về hòa bình. Tôi đã chấp nhận bao nhiêu những nguy hiểm vì tình trạng bất ổn. Mỗi lần làm như vậy, Ngài đều đã nói với tôi rằng đây là dặm đường cuối cùng, ta không thể nhượng bộ hơn được nữa…
“Nhân dân Việt Nam không thể làm gì ít hơn là gửi tới Ngài một cách hết sức chân thành và thẳng thắn quan điểm của họ về vấn đề này… Vì họ sẽ được sống hay phải chết tùy theo giải pháp đàm phán sắp được kết thúc.”
Mục đích Phụ tá Đức gặp TT Nixon là để trình bày quan điểm của VNCH là như vậy, mà ông Kissinger lại nói với ông Nixon rằng: cuộc gặp này là vì lý do chính trị: ông Thiệu đang bị chống đối ở Sàigòn nên muốn có buổi họp để chứng tỏ với dân chúng rằng ông ta có sự ủng hộ của tổng thống Mỹ! Nhân dịp này, Kissinger còn mạ lỵ ông Thiệu và khuyên ông Nixon phải cứng rắn đến mức ‘tàn nhẫn’ (brutal).
Trước buổi họp, Kissinger cố vấn Nixon:
“Mục đích của cuộc họp quan trọng này là để Ngài thuyết phục ông Thiệu - một người đa nghi hầu như bệnh hoạn tâm thần - thông qua một thành viên trong nhóm người chủ chốt gần gũi ông ta để tiếp tay với chúng ta trong tuần lễ này về hiệp định Paris (The purpose of this crucial meeting is to convince an almost psychopathically distrustful Thieu, through a key member of his Palace inner circle, to close ranks with us this week on the Paris agreement).
Tất cả phía VNCH đã đồng ý chỉ trừ Thiệu...
Cuối cùng thì những nỗ lực lớn lao của chúng ta trong những tuần lễ gần đây đã có một số tác động tốt: đối với phái đoàn của VNCH tại Paris - là những người dường như nắm bắt được thực tế, và đối với những nhân vật quan trọng khác, chẳng hạn như Thủ tướng Chính phủ và Tổng Tham Mưu Trưởng, những người này đã sẵn sàng chấp nhận hiệp định. Nhưng nhân vật chính yếu là ông Thiệu thì lại nhất định không nhân nhượng (Our massive efforts in recent weeks have finally had some impact: on the GVN envoys in Paris who seemed to grasp realities, and on other important figures, such as the Prime Minister and Chairman of the Joint Staff, who are ready to accept the agreement. But Thieu, of course, is the key, and he remains intransigent).”
Rồi Kissinger đề nghị với Nixon: “Thiệu là một quan lại sắc sảo hoang tưởng (a shrewd paranoic mandarin). Vì vậy, Ngài phải kết hợp sự tàn bạo với sự trấn an khi tiếp một trong số ít người canh gác Dinh Độc Lập (ý nói Phụ Tá Đức) mà ông Thiệu nghe lời” (Thus you will have to combine brutality with reassurance in your approach to one of the few Palace guards to whom Thieu listens). Chữ nghiêng và tô đậm trong ngoặc là do chính Kissinger viết.
Tàn bạo như thế nào?
Kissinger nói “Ngài phải thuyết phục Đức một cách tàn nhẫn rằng (1) chính phủ Việt Nam nội trong tuần này phải quyết định chấp nhận hiệp định, và (2) lịch trình không thể thay đổi được nữa là sẽ ký kết trong ba tuần kể từ bây giờ.” (You must ruthlessly convince Duc that the GVN must decide this week to accept (1) the agreement and (2) the unalterable schedule leading to a signature three weeks from now).
"Hiệp Định Paris chỉ là một mảnh giấy"
Nhưng dù Kissinger đề nghị tàn bạo, nhưng lần này TT Nixon lại không nghe theo, và sau đó đã gọi cho Kissinger và nói: “Tôi đã đọc những điểm do ông kiến nghị rồi nhưng tôi đã gác nó lại” (I read your talking points and I deferred on them…’ - Sự kiện này được ghi ở ‘footnote 1’ trong văn bản).
Bây giờ thì lịch sử đã có bằng chứng ghi lại cuộc họp này trong cuốn băng số 816 như sau: TAPE 816 – Conversation 3 – Ngày 29/11/1972 (còn lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda).
Trở về Sàigòn ông Đức báo cáo với TT Thiệu: “TT Nixon nói với tôi: “Hiệp Định này chỉ là một mảnh giấy. Điều quan trọng là chúng tôi quyết tâm yểm trợ các ông (The agreement is just a piece of paper. What counts is our determination to support you)."
Nhưng lịch sử đã xảy ra khác hẳn. Hai năm sau Hiệp Định Paris, VNCH đã đi vào dĩ vãng, nhưng tiếng tăm ông Kissinger vẫn tiếp tục nổi lên như sóng cồn.
Ngay từ Hè 1972 ông đã cố vấn TT Nixon rằng “Nếu trong vòng một hay hai năm kể từ bây giờ mà Bắc Việt nuốt trọn Miền Nam VN, chúng ta vẫn có được một chính sách ngoại giao khả tín nếu như điều đó được mọi người nhìn thấy như là hậu quả của sự bất tài của Miền Nam.” (If a year or two years from now North Vietnam gobbles up South Vietnam, we can have a viable foreign policy if it looks as if it’s the result of South Vietnamese incompetence).
Nhiều báo chí Mỹ đã muốn phỏng vấn cựu Tổng thống Thiệu về Cố vấn Kissinger nhưng ông đã từ chối và chọn tờ Der Spiegel, một tuần báo lớn ở bên Đức (quê hương ông Kissinger) để cho phỏng vấn vì nghĩ rằng ông ta sẽ đọc.
Lá thư Kissinger phân trần
Mà thật vậy, ngay sau khi bài phỏng vấn được đăng tải dưới tựa đề “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi” (Die Americaner habens uns verraten), Kissinger đã viết một lá thư cho ông Thiệu để phân trần.
Thư không đề ngày, tháng, nhưng ông Thiệu nhận được vào đầu năm 1980. Khi viết thư này thì Kisssinger không biết rằng các tài liệu hai năm rõ mười về sự gian dối của ông với lịch sử sẽ được giải mật năm 1986 và 2006.
Thư rằng:
Henry Kissinger
Thưa Tổng Thống,
“Tôi vừa mới được đọc bài phỏng vấn Ngài dành cho tờ Der -- SPIEGEL. Tôi có thể hiểu được sự đắng cay của Ngài, và quả thực còn thông cảm được với sự cay đắng ấy. Nhưng tôi nhận thấy bài phỏng vấn của Der -- Spiegel đã cố tình tạo ra ấn tượng rằng cuốn sách của tôi là một cuộc tấn công chống Ngài; điều đó trái ngược hẳn với sự thật. Cuốn sách của tôi không ngớt lời ca tụng lòng can đảm và tư cách của Ngài, và công nhận rằng, trong chủ yếu, Ngài đã đúng…
‘Giả như năm 1972, chúng tôi đã biết được những gì sẽ xảy ra cho Hoa Kỳ thì chúng tôi đã không tiến hành như chúng tôi đã làm…
“Tôi đồng ý với Ngài rằng những điều khoản của hiệp định ngưng chiến đã quá khắt khe. Cái thế tiến thoái lưỡng nan bi thảm của chúng tôi hồi 1972 là đã tới sát giới hạn những khả năng quốc nội của chúng tôi...
“Nếu như ý định của Tổng thống Nixon và của tôi là phản bội Ngài, thì chúng tôi đã có thể làm như thế hồi đầu 1969 rồi...
“Tôi không trông đợi sự thuyết phục được Ngài. Ít nhất, tôi có thể cố gắng xin Ngài tin tưởng ở lòng hối hận, và sự kính trọng vẫn còn của tôi.
“Với những lời nguyện chúc tốt đẹp nhất,
(kt) Henry Kissinger
Kissinger viết rằng: “Tờ Der Spiegel đã cố tình tạo ra ấn tượng rằng cuốn sách của tôi là một cuộc tấn công chống Ngài, nhưng sự thật là ngược lại.”
Sự thật không ngược lại vì tờ báo này chỉ đăng nguyên văn bài phỏng vấn mà bản dịch ra tiếng Anh đã được TT Thiệu duyệt lại rất kỹ và ký vào từng trang. Ông đã trao lại cho chúng tôi và được in lại toàn bộ trong cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu (trang 646-667).
Mời Kissinger tranh luận về Việt Nam
Trong một văn thư (cũng không đề ngày tháng) gửi cho tờ báo của hội ‘The Fall of Sàigòn Marines Association’ (Hội TQLC Dính Líu Đến Sàigòn Sụp Đổ) với tựa đề “Doctor Henry Kisinger’s activities and thoughts about the Fall of Saigon”, Kissinger phản hồi:
“Để ta có được sự bình yên trong lòng, một ngày nào đó chúng ta phải thực hiện một đánh giá về lý do tại sao những người có thiện tâm ở mọi phía đã không có thể tìm cách nào để tránh được thảm họa của Miền Nam Việt Nam… Nhưng, vào ngày chiếc trực thăng cuối cùng rời Tòa Đại sứ, ta chỉ còn lại một cảm giác trống rỗng.”
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm sau khi Sài Gòn sụp đổ chúng tôi có viết một lá thư (4/10/2010) gửi qua dạng ‘thư đăng ký’ - registered mail gửi cho ông qua Kissinger And Associates để mời ông trao đổi với chúng tôi trên một diễn đàn công cộng như ở Đại học Harvard hay trên CNN hay PBS, tùy ý ông lựa chọn để rút ra những bài học cho Hoa Kỳ.
Nhưng Kissinger đã không trả lời. Có thể là vì trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật Dinh Độc Lập) đã được xuất bản năm 1986, chúng tôi đã in lại một phần lớn của hồ sơ tối mật Nixon-Thiệu mà Kissinger đã giấu đi từ lâu, rồi tiếp theo là những tài liệu về sự gian dối của Kissinger đã được giải mật từ năm 2006 cho nên Kissinger đã lựa chọn ‘sự im lặng là vàng.’
Thư rằng:
Nguyen Tien HungNGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN TIEN HUNG
Dù không trả lời nhưng mấy tháng sau đó, trong một hội thảo tại Bộ Ngoại Giao (ngày 29/10/2010), ông đã ‘phần nào’ thú nhận trách nhiệm của mình: “Hầu hết những sai lầm ở Việt Nam là do chính chúng ta gây ra cho mình” (most of what went wrong in Vietnam we did to ourselves). Vẫn với một luận điệu mập mờ, chung chung, có thể hiểu nhiều cách, có thễ diễn giải nhiều lối...
Xây tượng đài vinh danh Kissinger ở Bến Bạch Đằng?
Đọc xong bức thư TS Kissinger gửi TT Thiệu, chúng tôi đề nghị với ông là sẽ soạn thảo một văn thư để trả lời, nhưng ông đã lắc đầu và nói: “Khỏi cần mất thời giờ với tay này nữa.”
Có thể là ông nhớ lại mình đã mất thời giờ để nghĩ đến một kịch bản khác – kịch bản xây tượng đài Henry Kissinger ở cảng Sàigòn.
Mùa Đông năm 1976 tại Luân Đôn, cựu TT Thiệu kể lại cho chúng tôi rằng khi Kissinger mới nhập cuộc thì ông ta đã tỏ ra cương quyết để giúp Miền Nam Việt Nam, phản ảnh qua lập trường đàm phán của cả hai bên Mỹ - Việt, được TT Nixon tuyên bố ngày 14/5/1969: "Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại hoà đàm Paris bất cứ một giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang."
Nghe vậy, ông Thiệu đã phấn khởi và có ý định rằng nếu Kissinger thực sự hành động trên căn bản này thì ông sẽ cho xây cất một tượng đài để vinh danh Henry Kissinger ở Bến Bạch Đằng, giống như Phi Luật Tân đã xây một tượng đài ở đảo Leyte, ghi ơn Tướng Douglas MacArthur đã giải phóng Phi Luật Tân trong Thế Chiến II sau trận hải chiến lớn nhất lịch sử ngày 20/10/1944.
Bây giờ thì ông Kissinger đã ra đi về nơi chín suối, phải để công việc xây tượng đài ghi nhớ công ơn của ông cho lãnh đạo Trung Quốc thực hiện, vì ông đã giúp nước này thoát đại họa suýt bị Liên Xô tấn công nguyên tử vào năm 1969. Rồi trên bốn thập niên qua đã từ một nước nghèo đói vào hàng nhất thế giới, phát triển thành nền kinh tế đứng số hai từ năm 2010.
Với sức mạnh quân sự hùng hậu, Trung Quốc đã trở nên cường quốc số một tại Á Châu và đang ngang nhiên thách thức, đe dọa Hoa Kỳ, với mục tiêu trở thành cường quốc số 1 trên thế giới thay cho Mỹ vào năm 2049, năm kỷ niệm 100 năm Hồng Quân tiến vào Bắc Kinh.
Hay là quả khinh khí cầu tầm cao từ Trung Quốc bay xuyên qua không phận nước Mỹ từ ngày 28/1 đến ngày 4/2/ 2023 là để tìm hiểu cặn kẽ về địa thế để chuẩn bị cho năm 2049?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
1 là TT Nixon là bù nhìn
2 dân VN kỵ úy không dám nói Nixon mà chỉ dám chửi Kissinger
2 dân VN kỵ úy không dám nói Nixon mà chỉ dám chửi Kissinger
_________________
8DonCo
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
8DonCo wrote:Làm bia đỡ đạn cho Nixon
Ngoại Trưởng làm việc cho ai ?
Tổng thống nói NO, Ngoại trưởng dám nói YES?
Là đa số những chính trị gia có quyền lực ở Mỹ bắt tay với Tàu để chống Liên Xô và vì vậy đã giao nguyên Việt Nam cho Tàu. Sau 75 Việt Cộng lại quay lưng bỏ Tàu theo Liên Xô nên Tàu sùng xua quân đánh Việt Cộng. Cái thời Việt Cộng theo Liên Xô dân Việt khổ sở đói. Người ta kể Liên Xô lúc đó viện trợ bo bo cho dân Việt thật ra là thức ăn cho súc vật ăn.
Việt cộng từ trước tới nay coi Liên Xô, giờ là Nga, là ông cố nội, Tàu là ông nội. Cải cách ruộng đất giết mấy trăm ngàn dân Việt Nam là noi theo Liên Xô trước đó đã cải cách ruộng đất.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Chuyện đó tui thừa sức biết nhưng tại sao dân VN không dám chửi Nixon mà cứ ra rả chửi Kissinger
Nói cho cùng Kissinger chỉ làm theo lịnh cấp trên
Nói cho cùng Kissinger chỉ làm theo lịnh cấp trên
_________________
8DonCo
Re: Henry Kissinger: VNCH: Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Kissinger, cái quan định luận (Ngô Nhân Dụng)
Kissinger quan niệm ngoại giao là tạo thế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc.
Người Việt Nam không thích Henry Kissinger. Ông bị coi là đã “bán đứng” Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng sản Bắc Việt khi ký Hiệp định Paris với Lê Đức Thọ, mặc dầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối đến cùng.
Nhưng Kissinger chỉ thi hành lệnh của Richard M. Nixon, ông tổng thống mới là người quyết định. Kissinger luôn luôn hết sức làm cho xong việc ông tổng thống trao cho, dù đồng ý hay không. Theo nhật báo South China Morning Post Kissinger chống ý kiến thả bom Cambodia từ lúc đầu, nhưng sau khi được lệnh, ông thi hành quyết liệt. Theo tài liệu bộ quốc phòng Mỹ, sau khi nghe Nixon, Kissinger đã điện thoại ngay cho phụ tá, Tướng Alexander Haig, nói rằng: “Tổng thống muốn ném bom dữ dội ở Cambodia… Đây là một mệnh lệnh, phải thi hành. Bất cứ cái gì biết bay, cái gì chuyển động. Hiểu chưa?”
Theo báo Washington Post dẫn các tài liệu đã được giải mật, Kissinger là người chấp nhận từng chuyến bay dội bom 3,875 lần trên nước Cambodia trong những năm 1969 đến 1973. Tổng cộng 500,000 tấn bom, chết 150,000 thường dân – theo sử gia Ben Kiernan, Đại học Yale, được Washington Post trích dẫn. Nhưng những cuộc ném bom trải thảm đã tạo cơ hội cho lực lượng Khmer Đỏ tuyên truyền chống Mỹ và chống chính phủ Cambodia được ông hoàng Sihanouk bảo trợ. Trong phiên tòa của Liên Hiệp Quốc năm 2009 xử một lãnh tụ Khmer Đỏ, ông Kaing Khek Iev khai: “Các ông Nixon và Kissinger đã cho chúng tôi một cơ hội bằng vàng.”
Kissinger bước vào chính trị Mỹ khi làm cố vấn cho Nelson Rockefeller trong các cuộc vận động tranh cử năm 1960, 1964 và 1968. Lần chót, Nixon thắng thế, được Kissinger theo phò tá. Một sự kiện nổi tiếng nhất đời của Kissinger là chuyến bay bí mật sang Trung Quốc năm 1971. Chính Nixon là người chủ trương đánh “lá bài Trung Quốc;” sau khi binh sĩ Liên Xô và Trung Cộng kình nhau suốt bảy tháng trời, chết hàng chục người, năm 1969, tại đảo Damansky trên sông Ussuri, biên giới Mãn Châu. Kissinger chỉ đi mở đường, gõ cửa, cho Nixon gặp Mao Trạch Đông.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), khi nhậm chức cố vấn an ninh quốc gia năm 1969, Kissinger không quan tâm gì đến Trung Quốc. Hai năm sau, theo lệnh của Nixon, ông qua Pakistan, cáo bệnh mấy ngày không gặp ai, nhưng bí mật bay sang Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai. Năm sau Nixon ngồi uống trà với Mao Trạch Đông. Lần đầu tiên các lãnh tụ Mỹ và Trung Cộng bắt tay nhau. Đến năm 1979, thời Tổng thống Jimmy Carter mới bang giao chính thức.
Tuy chỉ thừa hành theo chỉ thị của Nixon, Kissinger đã chứng tỏ tài “ngoại giao” trong các cuộc thương thuyết với Trung Cộng. Tài nói, tài viết, giỏi chọn lựa các chữ cho văn bản, ít người sánh kịp Kissinger.
Báo SCMP kể lúc đầu Kissinger đề nghị chính phủ Mỹ sẽ công nhận cả hai nước Trung Hoa, đồng ý để Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (ở Đài Loan) cùng vào Liên Hiệp Quốc. Nhưng sau cùng, Kissinger nhượng bộ Chu Ân Lai, chấp nhận chỉ có “một nước Trung Hoa” và Đài Loan là một “phần.” Trung Cộng vào ngồi trong Liên Hiệp Quốc trên ghế của Trung Hoa Dân Quốc.
Khi bàn bản thông cáo chung, Bắc Kinh muốn dùng chữ “tỉnh Đài Loan,” phía Mỹ không chịu gọi Đài Loan là một “tỉnh.” Kissinger đã đề nghị dùng chữ một “phần” (part), cả hai đều thỏa mãn. Hai bên cũng cãi cọ rất lâu khi tìm một chữ cho “chủ trương”, hay “quyết định” hoặc “lập trường,” “chính sách” về Đài Loan của Trung Quốc. Chính Kissinger đã đề nghị chữ “quan điểm Trung Quốc” (Chinese position) để thỏa hiệp. Chu Ân Lai khen Kissinger giỏi chữ nghĩa, đáng gọi là “tiến sĩ.” Kissinger có văn tài, viết giỏi, viết nhiều và rất dài. Đọc sách nào của ông cũng thấy sáng sủa, lôi cuốn dù bàn về chính trị, ngoại giao, kể chuyện đời hay lịch sử. Luận án tiến sĩ của ông tại Đại học Harvard dài hơn 400 trang; sau đó nhà trường phải ấn định giới hạn không ai được viết dài quá 35,000 chữ!
Báo, đài Trung Quốc đều lên tiếng chia buồn khi Henry Kissinger qua đời, 100 tuổi. Tập Cận Bình gọi ông là “Một người bạn cũ lâu đời của nhân dân Trung Quốc.” Theo báo SCMP, Kissinger đồng ý với Đặng Tiểu Bình khi tàn sát sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Trên mạng Weibo, bài viết về chuyến ông đến thăm Bắc Kinh tháng Bảy năm nay được 56 triệu người coi sau một tiếng đồng hồ. Lúc đó Tập Cận Bình đã từ chối không gặp John F. Kerry, cựu ngoại trưởng Mỹ hiện làm việc trong chính phủ Joe Biden, nhưng tiếp Kissinger vì “bạn cố tri không bao giờ quên được.” Cuốn sách “Về Trung Quốc” (On China) của Kissinger in năm 2001, được Tân Hoa Xã ca ngợi, hầu hết các học giả và sinh viên môn bang giao quốc tế đều phải đọc.
Tập Cận Bình và Nixon cũng như Kissinger, suy nghĩ giống nhau. Trong bang giao quốc tế, họ coi sức mạnh là yếu tố quyết định. Những vấn đề như đạo nghĩa, nhân quyền, danh dự, kiểu Joe Biden nói về “hai chiến tuyến dân chủ và độc tài” là những chuyện nói cho vui, không thực tế. Tập Cận Bình có thể đã học kinh nghiệm từ Chiến Quốc Sách, Kissinger nghiên cứu lịch sử Âu châu sau khi Napoleon bại trận. Tại Wien, thủ đô Đế quốc Áo Hung, tể tướng Klemens von Metternich chủ trì một hội nghị năm 1814, cùng với Ngoại trưởng Anh Robert Stewart, Pháp de Talleyrand, và Nga hoàng Alexander I, vẽ lại địa giới các nước Âu châu theo thế lực các cường quốc Pháp, Nga, Phổ, Prussia. Thế giới là một bàn cờ cho các nước lớn giao đấu với nhau.
Kissinger quan niệm ngoại giao là tạo thế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của báo The Wall Street Journal năm 2022, Kissinger khuyến cáo chính phủ Mỹ không nên đối đầu với Trung Quốc, chỉ gây thêm khó khăn, mà nên đối thoại. Ông nói, “Chúng ta làm như là chuẩn bị chiến tranh với Nga và Trung Quốc, trên những vấn đề do chúng ta tạo ra, không nghĩ trước là cuối cùng sẽ đi tới đâu, với mục đích gì.” Ông phản đối quân Nga xâm lăng Ukraine nhưng cũng công nhận Nga phải lo lắng khi Ukraine tỏ ý muốn gia nhập khối NATO.
Nhưng với quan niệm hoàn toàn thực tế đó, Kissinger đã bỏ qua, không quan tâm tới các giá trị, kể cả tinh thần dân chủ. Năm 1971 Kissinger tán thành chính phủ quân phiệt ở miền “Tây Pakistan” tấn công miền “Đông Pakistan,” sau khi dân chúng bầu một chính quyền muốn độc lập, vì chủng tộc và ngôn ngữ khác biệt. Nước Bangladesh ra đời sau cuộc chiến dẫm máu bị coi là “diệt chủng” chấm dứt.
Chính phủ Nixon ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ Salvador Allende, vị tổng thống chính đáng được dân Chile bầu lên, năm 1973. Năm 1975, Mỹ hoan nghênh cuộc xâm lăng East Timor của chính phủ quân phiệt Indonesia, sau đó đàn áp dân chúng suốt 24 năm, kể cả những vụ tàn sát, đến năm 1999 mới trao quyền cho Liên Hiệp Quốc, rồi trở thành một quốc gia độc lập.
Thái độ và hành động của chính phủ Mỹ trong những biến cố trên đây hoàn toàn trái ngược với các giá trị như tự do dân chủ, thượng tôn luật pháp và bảo vệ quyền làm người; là những vết nhơ trong lịch sử. Đối với người Việt Nam thì vết nhơ lớn nhất trong sự nghiệp của Henry Kissinger là Hiệp định Paris năm 1973.
Bây giờ ai cũng biết, tất cả những cuộc họp “đàm phán” ở Paris thời đó chỉ là một trò hề, với hai diễn viên Kissinger và Lê Đức Thọ. Richard Nixon đã chủ trương sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trước khi ứng cử tổng thống năm 1968. Ông đã sai Kissinger tới báo trước cho đại sứ Liên Xô ở Washington ý định này, hai lần. Ký một hiệp định chỉ cốt “hưu chiến” để rút quân về, có vẻ giống một vụ đầu hàng.
Vì mối quan tâm lớn của các chính phủ Mỹ từ thời 1950 là Trung Cộng chứ không phải Cộng sản Bắc Việt. Báo South China Morning Post thuật lại lời Kissinger nói với những người cộng sự, gọi Bắc Việt là “một thứ cường quốc bé hạng tư” (a little fourth-rate power like North Vietnam). Sau khi mở bang giao với Trung Cộng, và thấy chủ nghĩa cộng sản không còn hy vọng lan tràn trong vùng Đông Nam Á vì kinh tế các nước ở đó đã phát triển vững vàng, dân Mỹ chán nản vì cuộc chiến tranh tốn kém, chỉ muốn rút về. Họ bằng lòng để mặc cho “cường quốc bé hạng tư” này chiếm miền Nam rồi để lộ bộ mặt thực của một chế độ thối nát, hà khắc, bất lực, chỉ làm kinh tế tồi bại.
Vì Hiệp định Paris hai người được trao Giải Nobel Hòa Bình. Lê Đức Thọ theo chỉ thị của đảng Cộng sản đã từ chối một giải thưởng của thế giới tư bản. Kissinger đứng ra lãnh giải, và được báo chí ở Mỹ hoan hô. Năm 1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như “superman,” siêu nhân, với chữ “Super K” trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy! Năm 1975, khi cộng sản chiếm miền Nam, Kissinger tuyên bố sẽ trả lại Giải Nobel nhục nhã đó. Không biết ông đã trả lại chưa.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/kissinger-cai-quan-dinh-luan/7380209.html
Kissinger quan niệm ngoại giao là tạo thế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc.
Người Việt Nam không thích Henry Kissinger. Ông bị coi là đã “bán đứng” Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng sản Bắc Việt khi ký Hiệp định Paris với Lê Đức Thọ, mặc dầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối đến cùng.
Nhưng Kissinger chỉ thi hành lệnh của Richard M. Nixon, ông tổng thống mới là người quyết định. Kissinger luôn luôn hết sức làm cho xong việc ông tổng thống trao cho, dù đồng ý hay không. Theo nhật báo South China Morning Post Kissinger chống ý kiến thả bom Cambodia từ lúc đầu, nhưng sau khi được lệnh, ông thi hành quyết liệt. Theo tài liệu bộ quốc phòng Mỹ, sau khi nghe Nixon, Kissinger đã điện thoại ngay cho phụ tá, Tướng Alexander Haig, nói rằng: “Tổng thống muốn ném bom dữ dội ở Cambodia… Đây là một mệnh lệnh, phải thi hành. Bất cứ cái gì biết bay, cái gì chuyển động. Hiểu chưa?”
Theo báo Washington Post dẫn các tài liệu đã được giải mật, Kissinger là người chấp nhận từng chuyến bay dội bom 3,875 lần trên nước Cambodia trong những năm 1969 đến 1973. Tổng cộng 500,000 tấn bom, chết 150,000 thường dân – theo sử gia Ben Kiernan, Đại học Yale, được Washington Post trích dẫn. Nhưng những cuộc ném bom trải thảm đã tạo cơ hội cho lực lượng Khmer Đỏ tuyên truyền chống Mỹ và chống chính phủ Cambodia được ông hoàng Sihanouk bảo trợ. Trong phiên tòa của Liên Hiệp Quốc năm 2009 xử một lãnh tụ Khmer Đỏ, ông Kaing Khek Iev khai: “Các ông Nixon và Kissinger đã cho chúng tôi một cơ hội bằng vàng.”
Kissinger bước vào chính trị Mỹ khi làm cố vấn cho Nelson Rockefeller trong các cuộc vận động tranh cử năm 1960, 1964 và 1968. Lần chót, Nixon thắng thế, được Kissinger theo phò tá. Một sự kiện nổi tiếng nhất đời của Kissinger là chuyến bay bí mật sang Trung Quốc năm 1971. Chính Nixon là người chủ trương đánh “lá bài Trung Quốc;” sau khi binh sĩ Liên Xô và Trung Cộng kình nhau suốt bảy tháng trời, chết hàng chục người, năm 1969, tại đảo Damansky trên sông Ussuri, biên giới Mãn Châu. Kissinger chỉ đi mở đường, gõ cửa, cho Nixon gặp Mao Trạch Đông.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), khi nhậm chức cố vấn an ninh quốc gia năm 1969, Kissinger không quan tâm gì đến Trung Quốc. Hai năm sau, theo lệnh của Nixon, ông qua Pakistan, cáo bệnh mấy ngày không gặp ai, nhưng bí mật bay sang Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai. Năm sau Nixon ngồi uống trà với Mao Trạch Đông. Lần đầu tiên các lãnh tụ Mỹ và Trung Cộng bắt tay nhau. Đến năm 1979, thời Tổng thống Jimmy Carter mới bang giao chính thức.
Tuy chỉ thừa hành theo chỉ thị của Nixon, Kissinger đã chứng tỏ tài “ngoại giao” trong các cuộc thương thuyết với Trung Cộng. Tài nói, tài viết, giỏi chọn lựa các chữ cho văn bản, ít người sánh kịp Kissinger.
Báo SCMP kể lúc đầu Kissinger đề nghị chính phủ Mỹ sẽ công nhận cả hai nước Trung Hoa, đồng ý để Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (ở Đài Loan) cùng vào Liên Hiệp Quốc. Nhưng sau cùng, Kissinger nhượng bộ Chu Ân Lai, chấp nhận chỉ có “một nước Trung Hoa” và Đài Loan là một “phần.” Trung Cộng vào ngồi trong Liên Hiệp Quốc trên ghế của Trung Hoa Dân Quốc.
Khi bàn bản thông cáo chung, Bắc Kinh muốn dùng chữ “tỉnh Đài Loan,” phía Mỹ không chịu gọi Đài Loan là một “tỉnh.” Kissinger đã đề nghị dùng chữ một “phần” (part), cả hai đều thỏa mãn. Hai bên cũng cãi cọ rất lâu khi tìm một chữ cho “chủ trương”, hay “quyết định” hoặc “lập trường,” “chính sách” về Đài Loan của Trung Quốc. Chính Kissinger đã đề nghị chữ “quan điểm Trung Quốc” (Chinese position) để thỏa hiệp. Chu Ân Lai khen Kissinger giỏi chữ nghĩa, đáng gọi là “tiến sĩ.” Kissinger có văn tài, viết giỏi, viết nhiều và rất dài. Đọc sách nào của ông cũng thấy sáng sủa, lôi cuốn dù bàn về chính trị, ngoại giao, kể chuyện đời hay lịch sử. Luận án tiến sĩ của ông tại Đại học Harvard dài hơn 400 trang; sau đó nhà trường phải ấn định giới hạn không ai được viết dài quá 35,000 chữ!
Báo, đài Trung Quốc đều lên tiếng chia buồn khi Henry Kissinger qua đời, 100 tuổi. Tập Cận Bình gọi ông là “Một người bạn cũ lâu đời của nhân dân Trung Quốc.” Theo báo SCMP, Kissinger đồng ý với Đặng Tiểu Bình khi tàn sát sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Trên mạng Weibo, bài viết về chuyến ông đến thăm Bắc Kinh tháng Bảy năm nay được 56 triệu người coi sau một tiếng đồng hồ. Lúc đó Tập Cận Bình đã từ chối không gặp John F. Kerry, cựu ngoại trưởng Mỹ hiện làm việc trong chính phủ Joe Biden, nhưng tiếp Kissinger vì “bạn cố tri không bao giờ quên được.” Cuốn sách “Về Trung Quốc” (On China) của Kissinger in năm 2001, được Tân Hoa Xã ca ngợi, hầu hết các học giả và sinh viên môn bang giao quốc tế đều phải đọc.
Tập Cận Bình và Nixon cũng như Kissinger, suy nghĩ giống nhau. Trong bang giao quốc tế, họ coi sức mạnh là yếu tố quyết định. Những vấn đề như đạo nghĩa, nhân quyền, danh dự, kiểu Joe Biden nói về “hai chiến tuyến dân chủ và độc tài” là những chuyện nói cho vui, không thực tế. Tập Cận Bình có thể đã học kinh nghiệm từ Chiến Quốc Sách, Kissinger nghiên cứu lịch sử Âu châu sau khi Napoleon bại trận. Tại Wien, thủ đô Đế quốc Áo Hung, tể tướng Klemens von Metternich chủ trì một hội nghị năm 1814, cùng với Ngoại trưởng Anh Robert Stewart, Pháp de Talleyrand, và Nga hoàng Alexander I, vẽ lại địa giới các nước Âu châu theo thế lực các cường quốc Pháp, Nga, Phổ, Prussia. Thế giới là một bàn cờ cho các nước lớn giao đấu với nhau.
Kissinger quan niệm ngoại giao là tạo thế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của báo The Wall Street Journal năm 2022, Kissinger khuyến cáo chính phủ Mỹ không nên đối đầu với Trung Quốc, chỉ gây thêm khó khăn, mà nên đối thoại. Ông nói, “Chúng ta làm như là chuẩn bị chiến tranh với Nga và Trung Quốc, trên những vấn đề do chúng ta tạo ra, không nghĩ trước là cuối cùng sẽ đi tới đâu, với mục đích gì.” Ông phản đối quân Nga xâm lăng Ukraine nhưng cũng công nhận Nga phải lo lắng khi Ukraine tỏ ý muốn gia nhập khối NATO.
Nhưng với quan niệm hoàn toàn thực tế đó, Kissinger đã bỏ qua, không quan tâm tới các giá trị, kể cả tinh thần dân chủ. Năm 1971 Kissinger tán thành chính phủ quân phiệt ở miền “Tây Pakistan” tấn công miền “Đông Pakistan,” sau khi dân chúng bầu một chính quyền muốn độc lập, vì chủng tộc và ngôn ngữ khác biệt. Nước Bangladesh ra đời sau cuộc chiến dẫm máu bị coi là “diệt chủng” chấm dứt.
Chính phủ Nixon ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ Salvador Allende, vị tổng thống chính đáng được dân Chile bầu lên, năm 1973. Năm 1975, Mỹ hoan nghênh cuộc xâm lăng East Timor của chính phủ quân phiệt Indonesia, sau đó đàn áp dân chúng suốt 24 năm, kể cả những vụ tàn sát, đến năm 1999 mới trao quyền cho Liên Hiệp Quốc, rồi trở thành một quốc gia độc lập.
Thái độ và hành động của chính phủ Mỹ trong những biến cố trên đây hoàn toàn trái ngược với các giá trị như tự do dân chủ, thượng tôn luật pháp và bảo vệ quyền làm người; là những vết nhơ trong lịch sử. Đối với người Việt Nam thì vết nhơ lớn nhất trong sự nghiệp của Henry Kissinger là Hiệp định Paris năm 1973.
Bây giờ ai cũng biết, tất cả những cuộc họp “đàm phán” ở Paris thời đó chỉ là một trò hề, với hai diễn viên Kissinger và Lê Đức Thọ. Richard Nixon đã chủ trương sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trước khi ứng cử tổng thống năm 1968. Ông đã sai Kissinger tới báo trước cho đại sứ Liên Xô ở Washington ý định này, hai lần. Ký một hiệp định chỉ cốt “hưu chiến” để rút quân về, có vẻ giống một vụ đầu hàng.
Vì mối quan tâm lớn của các chính phủ Mỹ từ thời 1950 là Trung Cộng chứ không phải Cộng sản Bắc Việt. Báo South China Morning Post thuật lại lời Kissinger nói với những người cộng sự, gọi Bắc Việt là “một thứ cường quốc bé hạng tư” (a little fourth-rate power like North Vietnam). Sau khi mở bang giao với Trung Cộng, và thấy chủ nghĩa cộng sản không còn hy vọng lan tràn trong vùng Đông Nam Á vì kinh tế các nước ở đó đã phát triển vững vàng, dân Mỹ chán nản vì cuộc chiến tranh tốn kém, chỉ muốn rút về. Họ bằng lòng để mặc cho “cường quốc bé hạng tư” này chiếm miền Nam rồi để lộ bộ mặt thực của một chế độ thối nát, hà khắc, bất lực, chỉ làm kinh tế tồi bại.
Vì Hiệp định Paris hai người được trao Giải Nobel Hòa Bình. Lê Đức Thọ theo chỉ thị của đảng Cộng sản đã từ chối một giải thưởng của thế giới tư bản. Kissinger đứng ra lãnh giải, và được báo chí ở Mỹ hoan hô. Năm 1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như “superman,” siêu nhân, với chữ “Super K” trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy! Năm 1975, khi cộng sản chiếm miền Nam, Kissinger tuyên bố sẽ trả lại Giải Nobel nhục nhã đó. Không biết ông đã trả lại chưa.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/kissinger-cai-quan-dinh-luan/7380209.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ'
» Henry Kissinger: 100 tuổi tay chưa khô máu
» Nato lên án luận điệu hạt nhân 'nguy hiểm' của Nga
» One America News: Cơ quan ngôn luận của những kẻ sống trong tuyệt vọng
» Thảo luận: Độ chính xác của ChatGPT do "Ai" quyết định?
» Henry Kissinger: 100 tuổi tay chưa khô máu
» Nato lên án luận điệu hạt nhân 'nguy hiểm' của Nga
» One America News: Cơ quan ngôn luận của những kẻ sống trong tuyệt vọng
» Thảo luận: Độ chính xác của ChatGPT do "Ai" quyết định?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum