Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Page 1 of 2 1, 2  Next

View previous topic View next topic Go down

New Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 08, 2023 11:50 pm

BBC News, Tiếng Việt

Hamas tấn công: Một ngày hoảng sợ tại Israel và Gaza

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Israel trả đũa các cuộc tấn công rocket và các cuộc xâm nhập bằng cách không kích Dải Gaza

Tác giả,BBC tiếng Ả-rậpVai trò,tường thuật từ Jerusalem, Gaza và Bờ Tây

08.10.2023

Đầu giờ sáng thứ Bảy nắng đẹp, Isaac Hilles nghe thấy những âm thanh đáng sợ, tiếng rocket dội xuống nặng nề.

Anh sống ở Gaza, gần hàng rào an ninh ngăn cách với phần lãnh thổ Israel, và trong 45 phút liên tục, ngôi nhà anh ở khu Shajayeh vang rền tiếng súng.

Hilles, một người Palestine làm việc trong các dự án xã hội, không biết chuyện gì đang xảy ra. Anh nghĩ là Israel đang tấn công Dải Gaza một lần nữa.

“Tôi đang nghĩ về những gì chúng ta đã trải qua trong bốn cuộc chiến vừa qua và hy vọng không phải trải qua điều đó nữa,” anh nói.

Anh nhanh chóng tập hợp gia đình 12 người nhà để tìm nơi trú ẩn trong văn phòng của mình ở trung tâm thành phố.

Vừa bước ra khỏi nhà, anh đã nhìn thấy rất nhiều hàng xóm trên đường phố. Ánh mắt họ đầy sợ hãi.

Cuộc tấn công lớn nhất

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân sống tại Gaza chấp nhận rằng sẽ có thêm tình trạng phá hủy trong những ngày tới

Họ vẫn chưa biết rằng nhóm các tay súng Hamas của Palestine đã tiến hành một đợt tấn công bằng rocker vào Israel, trong khi các tay súng có vũ trang đã vượt qua hàng rào an ninh và xâm nhập vào Israel.

Trong vòng vài giờ sau khi Hamas tuyên bố mở cuộc tấn công lớn nhất chống lại Israel trong những năm gần đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố đất nước của ông đang có chiến tranh.

Người dân Israel sống cạnh Gaza đã biết điều đó vài giờ trước.

Giáo viên tiếng Anh 68 tuổi Adele Reimer chuyển đến Israel từ Mỹ vào năm 1975. Hiện bà sống trong một khu định cư ngay phía đông Dải Gaza.

Bà tìm chỗ ẩn nấp để giữ an toàn cho bản thân nhưng ngay sau đó bà nghe thấy tiếng đập cửa mạnh.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các cư dân ở Ashkelon sốc trước quy mô tấn công rocket vào Gaza

“Một giờ sau khi tôi nghe thấy tiếng tên lửa, tôi nghe thấy những kẻ khủng bố ở bên ngoài nhà tôi,” bà nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Họ cố gắng đột nhập nhưng không thành công. Tôi không có vũ khí. Tôi không thể tưởng tượng nổi điều gì có thể xảy ra với mình," bà nói thêm.

Adele cho biết các tay súng sau đó đã chuyển sang tấn công những ngôi nhà khác.

“Tôi sợ, không dám hỏi là chuyện gì đã xảy ra với những người hàng xóm của mình," Adele nói.

Eyal cư trú gần Dải Gaza, tại thị trấn Sufa, phía nam Rafah.

“Tôi rất tức giận và đau lòng,” ông nói với BBC qua điện thoại.

“Đó là một vụ thảm sát,” ông nói, mô tả vụ tấn công.

"Đầu tiên là bắn tên lửa, vào khoảng 06:00 giờ sáng. Chúng tôi nghe thấy tiếng còi báo động tên lửa, liền chạy vào các nơi trú ẩn. Sau đó, chúng tôi nghe thấy tiếng súng - các tay súng đang tiến gần hơn. Chúng tôi đã không rời khỏi nơi trú ẩn cả ngày," ông nói thêm, giọng đầy sợ hãi.

Cả Eyal và Adele đều cho biết lực lượng an ninh Israel phải mất "hàng giờ" mới đến được hiện trường. BBC không thể xác nhận chính xác lực lượng Israel mất bao lâu để đáp trả các cuộc tấn công, nhưng đã có nhiều lời chỉ trích trên mạng xã hội về việc Israel không hành động trong những giờ đầu tiên sau cuộc tấn công từ Gaza.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các rocket của Hamas vươn tới tận Tel Aviv, cách xa tới 70km

Hầu hết các đường dây điện thoại đều bị hỏng ở các khu vực bị tấn công bên trong Israel và việc truy cập Internet không ổn định.

Trong số những người mà BBC cố gắng liên lạc qua điện thoại, nhiều người đã rơi nước mắt và không thể nói chuyện lâu.

Hoạt động của Hamas cũng khiến nhiều người Palestine ngạc nhiên, nhiều người mô tả đây là một sự kiện "chưa từng có".

Phóng viên tiếng Ả-rập của BBC tại Gaza, Adnan al-Bursh, cho biết mọi người không biết rõ chuyện gì đã xảy ra vào lúc sáng sớm.

Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

“Chúng tôi nghe thấy những âm thanh vang rền và lặp đi lặp lại của tên lửa được phóng từ dải đất,” Adnan giải thích, đồng thời lưu ý rằng mọi người đã sớm phát hiện ra rằng các chiến binh Palestine đã xâm nhập vào Israel “thông qua các tài khoản mạng xã hội của Hamas”.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Palestine chạy vào một trường học ở Gaza City để trốn các cuộc không kích của Israel

Dự đoán trước phản ứng quân sự mạnh mẽ từ Israel, nhiều người Palestine ở Dải Gaza nói với BBC rằng họ "đã chuẩn bị cho bất cứ điều gì có thể xảy ra".

“Thế giới phải hiểu rằng chúng tôi đã phải chịu đựng trong một thời gian dài và dù có bất kỳ phản ứng nào sau ngày hôm nay, chúng tôi đều đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận,” Isaac nói thêm.

“Với tôi, có chết lúc này cũng không hề gì,” Nadia Abu Shaaban, một nhà hoạt động người Palestine, nói với BBC qua điện thoại từ Gaza.

Hamas đã tuyên bố chiến dịch họ đang tiến hành là một "chiến thắng".

Các nhà thờ Hồi giáo bên trong Gaza đã phát sóng những lời cầu nguyện ăn mừng trên khắp Dải Gaza.

Nhiều người Israel mà chúng tôi trò chuyện nói rằng họ không thể dễ dàng quên được quy mô của các cuộc tấn công mà họ chứng kiến hôm thứ Bảy.

"Có những gia đình, cả nhà, gồm cả trẻ em, đều bị thương, thiệt mạng hoặc bị bắt cóc. Cá nhân tôi cho rằng các nhà lãnh đạo Hamas sẽ phải trả giá cho vụ thảm sát khủng khiếp này," Eyal, một cư dân Sufa nói.


Last edited by LDN on Sun Nov 26, 2023 8:01 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Tue Oct 10, 2023 10:01 pm

Có khoảng 1.500 quân Hamas bị giết chết được tìm thấy. Israel điều động 300.000 quân dự bị, 1 cuộc điều động hiếm có ở Israel. Phía Israel có ít nhất 900 người bị giết chết, khoảng hơn 100 người bị quân Hamas bắt cóc. Số mạng của họ nguy hiểm, Hamas dọa sẽ xử tử họ nếu Israel tấn công, đánh lại Hamas ở dãi Gaza.

https://www.google.com/amp/s/amp.zdf.de/nachrichten/politik/israel-tote-hamas-terroristen-gazastreifen-100.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by 8DonCo Tue Oct 10, 2023 10:07 pm

Cuộc chiến mấy ngàn năm, never end

_________________
Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Tue Oct 10, 2023 10:10 pm

8DonCo wrote:Cuộc chiến mấy ngàn năm, never end

Dạ. Israel bị chết nhiều người như vậy, Israel sẽ trả thù rất mạnh tay. Bộ trưởng quốc phòng Israel? cũng tuyên bố, họ muốn có chiến tranh thì sẽ có chiến tranh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Wed Oct 11, 2023 3:48 pm

Không nhà, hoà bình cũng không…

Mai Vũ Phạm
10 tháng 10, 2023

Saigon Nhỏ

Một người dân Palestine giữa nơi trước đây từng là nhà của họ, nay trở thành đống hoang tàn sau cuộc không kích của Israel ngày 10 Tháng Mười, 2023. Ảnh: Ahmad Hasaballah/Getty Images

Hai lực lượng chính trị hiện đang nắm quyền kiểm soát Palestine là Hamas và Fatah. Tư tưởng hoạt động của Hamas là Hồi giáo, với chiến lược đối phó Israel bằng vũ trang. Từ năm 2007, sau cuộc nội chiến với Fatah, Hamas giành quyền kiểm soát Dải Gaza. Hamas từ chối công nhận nhà nước Israel và phản đối kịch liệt các hiệp định hòa bình do Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đàm phán vào giữa những năm 1990. Hamas bị Israel, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Canada, Ai Cập, và Nhật Bản liệt vào danh sách tổ chức khủng bố. 

Ngược lại, phong trào Fatah được thành lập và lãnh đạo bởi cố lãnh tụ Yasser Arafat, chủ trương tách biệt chính trị khỏi tôn giáo, với chiến lược đối phó với Israel bằng đàm phán. Lãnh đạo hiện tại của Fatah là Mahmound Abbas, cũng là Tổng thống Palestine, nắm quyền cai trị Bờ Tây (West Bank). 

Một góc Gaza sau cuộc phản công của Israel ngày 10 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ahmad Hasaballah/Getty Images)

Hai lực lượng Hamas và Fatah đã liên tục bị nhấn chìm trong các mâu thuẫn trong vài thập kỷ qua. Các thỏa thuận nhằm giải quyết xung đột đều thất bại. Chính quyền Abbas hoan nghênh kế hoạch tái thiết hòa bình của Saudi với Israel, trong đó Israel sẽ chuyển giao một phần đáng kể đất đai do Israel kiểm soát còn lại ở Bờ Tây cho chính quyền Abbas. Tuy nhiên, cuộc tấn công bất ngờ và tàn bạo của Hamas vào hôm thứ Bảy vừa qua đã hủy hoại kế hoạch hòa bình đó.

Sự tồn tại của Hamas ở Dải Gaza dường như có công lớn của Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu. Theo các chuyên gia, Netanyahu đã liên tục nhấn mạnh rằng Hamas không phải là một mối đe dọa thực sự đối với Israel và cần phải duy trì sự hiện diện của nó ở Dải Gaza để thuyết phục người dân Israel và cộng đồng quốc tế rằng Israel không có đối tác hòa bình. Tóm lại, đối với Netanyahu và toàn bộ phe cánh hữu của Israel, Hamas là một dạng “bảo hiểm” trước mọi áp lực quốc tế. 

‘Hoảng loạn và sợ hãi’

Trong gần 17 năm, Dải Gaza gần như bị cắt đứt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Dưới sự cai trị của Hamas từ năm 2007, Gaza đang bị Ai Cập và Israel bao vây nghiêm ngặt, cũng như phong tỏa trên không và hải quân. Các tổ chức nhân quyền thế giới mô tả Dải Gaza là “nhà tù ngoài trời lớn nhất thế giới.”

Dải Gaza là một trong những khu vực đông dân nhất trên trái đất, với khoảng 2 triệu người sống trong khu vực lãnh thổ nhỏ bé: dài 41km và rộng 10km. Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel, 2 triệu người Palestine sống ở đây đã có những cảm xúc lẫn lộn. Một số vui mừng, vì họ xem đây là một chiến thắng trước Israel. Tuy nhiên, những người còn lại hoảng sợ, và lo lắng về một sự trả thù chết người từ Israel.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Yoav Gallant, đã ra lệnh “bao vây toàn diện” Dải Gaza: “Không điện, không thức ăn, không nhiên liệu”, đồng thời cho biết nguồn nước cung cấp cho khu vực này cũng sẽ bị cắt. 

Theo Bộ Quốc phòng Israel, số lượng người Israel thiệt mạng từ các cuộc tấn công của Hamas là khoảng 1000 người. Bộ Y tế Palestine tại Gaza cho biết hôm thứ Hai ít nhất 750 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 2.900 người khác bị thương. 

Salim Hussein, 55 tuổi, vừa trở thành người vô gia cư, khi tòa nhà nơi ông ở đã trở thành mục tiêu trong một cuộc không kích của Israel. Hussein nói với CNN rằng chính quyền Israel đã thông báo với anh và gia đình chỉ vài phút trước khi tòa nhà bị tấn công, cho biết: “Chúng tôi rời (tòa nhà) chỉ với bộ quần áo đang mặc trên người,” và nói thêm rằng anh và gia đình giờ đây không còn gì và không còn nơi nào để đi.

Hani el-Bawab, 75 tuổi, cho biết ông và gia đình bốn người đã thức suốt đêm vì lo sợ các cuộc không kích. Ông nói, người Palestine ở Dải Gaza đang sống trong “hoảng loạn và sợ hãi.” 

Quân đội Israel cho biết đang tập trung vào việc giành quyền kiểm soát Dải Gaza và kêu gọi dân thường ở đó rời khỏi các khu dân cư gần biên giới ngay lập tức vì sự an toàn. Nhưng hầu hết người dân sinh sống ở Dải Gaza không có cách nào thoát khỏi vùng đất bị bao vây. Tất cả các cửa khẩu ra khỏi lãnh thổ đều bị đóng cửa.

Các nhóm nhân đạo đã kêu gọi tạo các con đường riêng để cung cấp thuốc và lương thực vào Dải Gaza. Tuy nhiên, Israel hiện đã ngừng vận chuyển thực phẩm, nhiên liệu, và thuốc men vào Dải Gaza.

Hoà bình ư? Chuyện thật xa vời với hàng triệu người Palestine. Ảnh: Amir Levy/Getty Images

Hòa bình là xa xỉ

Cuộc tấn công Israel đầy bất ngờ của Hamas được cho là đòn trả thù, vì điều kiện sống của người Palestine ngày càng tồi tệ dưới sự chiếm đóng của Israel ở Dải Gaza. Sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng của đại đa số người Palestine, khi họ thấy không có gì để mất, dưới sự kiểm soát không ngừng của Israel, việc gia tăng các khu định cư ở Bờ Tây, lệnh phong tỏa kéo dài 16 năm ở Dải Gaza, và đặc biệt là sự thờ ơ của thế giới đối với số phận Palestine.

Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel, trong một tuyên bố không nhắc đích danh Hamas, Bộ Ngoại giao chính quyền Palestine cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo về hậu quả của việc ngăn chặn chân trời chính trị và không cho phép người dân Palestine thực hiện quyền tự quyết hợp pháp của mình.”

Chính quyền Palestine đổ lỗi cho Israel vì đã “phá hủy tiến trình hòa bình” và nói rằng “không có giải pháp nào cho tính chính đáng của người Palestine” cùng với “sự im lặng của cộng đồng quốc tế” trước những cáo buộc tội ác của Israel, và tiếp tục “sự bất công và áp bức mà người dân Palestine phải hứng chịu” là nguyên nhân chính của cuộc chiến hiện tại cũng như sự mất an ninh trong khu vực.

Theo một thăm dò mới nhất của tạp chí Arab News có trụ sở tại thủ đô London, phần lớn (63%) người Palestine trả lời rằng họ không xem Hamas, hay Fatah là đại diện của mình. Và 75% không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của cả hai tổ chức này. Chỉ có 1 trong 4 người Palestine vẫn tin tưởng vào khả năng của giới lãnh đạo Palestine trong việc đàm phán một giải pháp hòa bình thực sự với Israel. 

Nhà báo và nhà phân tích người Mỹ gốc Palestine, Ramzy Baroud, cho biết:

“Người Palestine đã mất niềm tin vào giới lãnh đạo của họ nhiều năm trước. Sự thiếu tin tưởng này phần lớn liên quan đến tình trạng tham nhũng trong chính quyền Palestine, nhưng cũng liên quan đến việc giới lãnh đạo hoàn toàn không đạt được chiến thắng chính trị. Chỉ có một tiến trình hòa bình mới sẽ có thể khơi dậy niềm tin của người Palestine.”

Tuy nhiên, với cuộc chiến đẫm máu đang diễn ra giữa Israel và Hamas, giấc mơ hòa bình của hàng triệu người Palestine dường như ngày càng viễn vông. 

 

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Wed Oct 11, 2023 4:02 pm

Các nước di tản dân khỏi Israel

Đức: bằng Lufthansa. Có khoảng 4.500 dân Đức đang đăng ký trên Liste danh sách của Bộ Ngoại giao.

Thụy Sĩ: bằng Swiss. Có khoảng 27.000 dân Thụy Sĩ đang ở Israel và dải Gaza.

Áo, Tây Ban Nha, Y', Hy Lạp: bằng máy bay quân sự.

https://www.tagesschau.de/ausland/asien/israel-deutsche-ausfliegen-100.html


Last edited by LDN on Wed Oct 11, 2023 11:32 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by 8DonCo Wed Oct 11, 2023 7:19 pm

VN sẽ đưa "chuyến bay giải cưu" tới Do Thái

_________________
Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Wed Oct 11, 2023 11:31 pm

Tại sao Trung Đông luôn “đi trước, về sau”?

Mỹ Anh
10 tháng 10, 2023

Saigon Nhỏ

Jerusalem 1880. Tranh của Charles Théodore Frère (ảnh: Heritage Art/Heritage Images via Getty Images)

Một trong những nguyên cớ chính khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn là quan niệm chống lại sự hiện đại hóa. Như Abu’l Allah Maudoodi – một trong những triết gia Hồi giáo gốc Ấn Độ – từng nói: Thách thức lớn nhất của vài nước Hồi giáo Trung Đông không phải là làm thế nào để hiện đại hóa mà là làm sao để chiến đấu chống lại hiện đại hóa. Lịch sử từng chứng minh điều này.

Trong khi người châu Âu đang mày mò tìm ra các mánh khóe mới để kinh doanh thì vương quốc Ottoman lại thờ ơ các huyết mạch mậu dịch ở Địa Trung Hải và tuyến đường băng ngang con đường tơ lụa, nghiêm cấm người Hồi giáo nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và không khuyến khích doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, những lĩnh vực này đã lọt vào tay thành phần không phải Hồi giáo. Hậu quả cuối cùng: Trung Đông thiếu một lượng lớn thành phần trung lưu – xương sống của sự ổn định xã hội phương Tây. Amotz Asa-El – cây bút bình luận của báo Telegraph – nói: “Với sự vắng mặt của tính cơ động xã hội, thành phần trung lưu ở Trung Đông quá ít đến độ gần như không có sự phân cách nào giữa lớp váng thượng lưu mỏng nằm ở cương vị điều hành và cái khối khổng lồ nghèo khổ nằm ngay sát bên dưới”. Không như châu Á, hình ảnh hiếm gặp nhất ở Trung Đông là “người tự lập” hay “nhân vật vượt khó”. Những tay thượng lưu ở Trung Đông đều là các hoàng tử dầu hỏa, thừa hưởng từ cha ông rồi tiếp tục để lại cho con cháu…

Sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Jerusalem, khoảng năm 1895 (ảnh: B. W. Kilburn/Archive Photos/Hulton Archive/Getty Images)

Sau những năm tháng gây kinh hãi nhiều dân tộc bằng các cuộc xâm lăng bất khả chiến bại, người Ottoman trở nên ngạo mạn. Họ khinh bỉ các phát kiến của châu Âu, xem máy in là vật vô dụng. Người Ottoman còn miệt thị cả những sáng tạo trong ngành đóng tàu châu Âu và vì thế đã để phương Tây mặc sức thu tóm biển cả.

Khi đợt sóng lạm phát xảy ra, các vua chúa Trung Đông không thể đương đầu với cả nguyên nhân gây ra – cơn lốc (kim loại) bạc ở Mỹ kéo vào, vì tân thế giới nằm ngoài tầm tay họ; lẫn ảnh hưởng của nó – sự tụt giảm sức mua, vì các công cụ tài chính không nằm trong tay mình. Năm 1580, khi viết một bản báo cáo về những khám phá vĩ đại nhất của loài người, nhà địa lý Ottoman Tarih al-Garbi đã khuyên vương triều Istanbul đào một con kênh ở Suez để các con tàu của Ottoman “có thể triệt phá các hải cảng kẻ thù trong chớp mắt”. Tuy nhiên, Istanbul im lặng. Gần ba thế kỷ sau, kênh Suez đã được đào và nó nằm trong tay người châu Âu.

Quân đội Israel tại Núi Đền ở Jerusalem, 1967 (Getty Images)

Tại châu Âu, cuộc cải cách đã khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư. Ở Đông Á, chiến dịch mở cửa của Minh Trị Thiên hoàng được thực hiện với sự cương quyết cao độ, trong đó có chính sách xóa đặc quyền của samurai, đã dọn đường cho Nhật tiến tới hiện đại hóa. Mỹ Latin, di chuyển chậm hơn, cũng bắt đầu biết cách vuốt ve nền kinh tế tự do. Tất cả những trào lưu và xu hướng này không hiện diện ở Trung Đông. Ngoài ra, Trung Đông còn hứng chịu một căn bệnh khác liên quan đến số phận của tài nguyên thiên nhiên. Đó là những nguồn tài nguyên vẫn nằm kín trong túi hoặc bị sử dụng không hiệu quả và thậm chí bị lạm dụng bởi giới quí tộc.

Chưa hết, dòng máu chiến binh của ông cha thời Ottoman luôn sục sôi trong tim người Trung Đông. Trong nửa thế kỷ đầu tiên sau thời thực dân, Trung Đông đã bỏ ra nửa ngàn tỉ USD để mua súng ống. Tại Iran, cách đây không lâu, người ta từng bỏ ra 14% ngân sách nhà nước cho súng ống và chỉ 4% cho giáo dục. Tính đến thời điểm này, ít nhất 15 triệu sinh mạng đã mất, thương tật hay bị hất văng khỏi nơi chôn nhau cắt rún bởi vài chục cuộc chiến lớn, hàng trăm cuộc giao tranh nhỏ và hàng ngàn vụ khủng bố. Trong đó, có những cuộc chiến quan trọng như cuộc đụng độ giữa Arab và Israel, giữa Iran và Iraq, giữa Lebanon và Tunisia, giữa Ai Cập và Yemen…

Xe tăng Israel tại Cao nguyên Golan, 1973 (ảnh: Daniel Rosenblum/Keystone/Getty Images)

Trung Đông còn có những phát kiến sai lầm đáng tiếc. Tại Lybia, nơi súng ống từng bị biến thành đồ chơi và bỏ hoang ngoài sa mạc, người ta đã quyết định bỏ ra $35 tỉ để làm một con sông nhân tạo mà con sông này sẽ nhanh chóng không còn một giọt nước trước khi nó mang lại lợi lộc cho dân chúng.

Ở Algeria, những chính sách kinh tế sai lầm đã biến nước này thành một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Saudi Arabia – một trong những nhà buôn súng tầm cỡ toàn cầu – cũng chẳng có chính sách kinh tế khôn ngoan để công nghiệp hóa đất nước. 60% công nhân có tay nghề cao ở Saudi Arabia là người nước ngoài.

Trung Đông – một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi từng sản sinh những nhà toán học kiệt xuất, nhà thiên văn học lừng danh và các chiến binh dũng mãnh và cũng là nơi cung cấp cho nhân loại những từ vựng “đô đốc”, “thuế xuất nhập khẩu”, “chi phiếu” – lại trở thành lò lửa xung đột lớn nhất thế giới từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chuyện ở Trung Đông có thể còn kéo dài nhiều… thế kỷ nữa!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Thu Oct 12, 2023 12:50 am

Hamas, những điều chưa kể

Mỹ Anh
11 tháng 10, 2023

Saigon Nhỏ

Một cuộc pháo kích vào Israel từ Gaza của Hamas năm 2021 (ảnh: Fatima Shbair/Getty Images)

Không tin bất kỳ cuộc thương lượng nào với phương Tây trung gian, kể cả Hiệp ước Oslo, Hamas (viết tắt từ Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa Phong trào kháng chiến Hồi giáo) thành lập cuối năm 1987.

Suốt nhiều năm nay, Hamas luôn bất đồng với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) trước đây và Nhà nước Palestine hiện tại trong chính sách đối phó Israel. Trong khi Palestine chủ trương đàm phán và tránh bạo lực thì Hamas theo tôn chỉ “máu trả bằng máu”, bằng hình thức khủng bố, đặc biệt đánh bom liều chết.

Lực lượng vũ trang al-Qassam Brigades của Hamas (Ali Jadallah/Anadolu Agency/Getty Images)

Hỡi Abdulla, có một tên Do Thái đằng sau tôi, hãy đến và giết hắn!

Thủ lĩnh tinh thần của Hamas, Ahmed Yassin từng nói: “Tôi có sức mạnh của một người sẵn sàng chiến đấu và chết cho tự do mảnh đất mình, không cần máy bay, xe tăng và bom nguyên tử. Làm sao Israel có thể chống lại những người hy sinh như những kẻ tử vì đạo”. Và tổ chức khủng bố Hamas đã tiến hành liên tiếp các cuộc đánh bom cảm tử suốt thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Hamas vào danh sách khủng bố vào năm 1997. Liên minh Châu Âu và các nước phương Tây khác cũng coi Hamas là một tổ chức khủng bố. Ahmed Yassin bị Israel giết chết vào năm 2004.

Hamas đã kiểm soát Gaza kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp của Palestine vào năm 2006 – lần cuối cùng cuộc bầu cử được tổ chức ở Gaza. Cuộc bầu cử diễn ra một năm sau khi Israel rút binh lính và người định cư khỏi Gaza. Năm 2007, Hamas lật đổ đảng chính trị đối thủ Fatah khỏi Gaza trong một cuộc xung đột quân sự.

Hamas hoạt động chủ yếu ở Gaza nhưng cũng hiện diện ở Bờ Tây. Năm 2014, Hamas đã bắt cóc và giết chết ba thiếu niên Israel ở Bờ Tây. Vụ việc dẫn đến các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ cùng khoảng 350 vụ bắt giữ. Hamas đáp trả bằng cách bắn loạt tên lửa vào Israel từ Gaza, gây ra cuộc xung đột kéo dài bảy tuần và khiến hơn 2,000 người Palestine thiệt mạng – chưa kể 67 binh sĩ Israel, năm thường dân Israel và một công dân Thái Lan.

Năm 2021, sau nhiều tuần đối đầu ở Jerusalem giữa người Israel và người Palestine về quyền tiếp cận một số địa điểm tôn giáo, Hamas và lực lượng Thánh chiến Hồi giáo bắn loạt tên lửa vào Israel, giết chết 14 thường dân và một binh sĩ. Các cuộc phản công của Israel đã giết chết hơn 250 người ở Gaza trước khi Ai Cập đứng ra trung gian hòa giải một lệnh ngừng bắn.

Mục tiêu dài hạn của Hamas là gì? Đầu tiên, “điều mà mọi đảng phái chính trị đều mong muốn là uy thế và quyền lực tối cao,” nhà sử học Arash Azizi nhận định. Hơn nữa, Hamas không chỉ muốn quyền hành chính trị ở Palestine mà còn muốn đóng vai trò quan trọng như là “tay chơi có số má” trong khu vực.

Họ nằm trong một liên minh không chính thức gồm các nhóm được Cộng hòa Hồi giáo Iran hỗ trợ, trong đó có người Houthis ở Yemen, Hezbollah ở Lebanon và một số tổ chức vũ trang ở Iraq và Syria. Nhóm này có chung một mục tiêu chính: “Tiêu diệt Israel”. Ngoài ra, bất chấp thực tế rằng người Palestine “nằm trong số những xã hội thế tục rõ rệt nhất trong thế giới Ả Rập”, Hamas – một đảng Hồi giáo dòng Sunni – cũng muốn thiết lập “một xã hội Hồi giáo” ở Palestine.

Ahmed Yassin, người sáng lập Hamas (ảnh: Robert Nickelsberg/Getty Images)

Hiến chương Hamas năm 1988 đã công khai đặt ra một sứ mệnh bài Do Thái. Hiến chương nêu rõ:

“Phong trào Kháng chiến Hồi giáo mong muốn thực hiện lời hứa của Allah, bất kể việc đó mất bao lâu. Nhà tiên tri, Allah phù hộ cho Người và ban cho Người sự cứu rỗi, đã nói: ‘Ngày Phán xét sẽ không đến cho đến khi nào người Hồi giáo chiến đấu với người Do Thái (giết người Do Thái), khi người Do Thái sẽ trốn sau những tảng đá và những ngọn cây. Đá và cây sẽ nói, Hỡi người Hồi giáo, Hỡi Abdulla, có một tên Do Thái đằng sau tôi, hãy đến và giết hắn.”

Cần nhấn mạnh, mục tiêu của Hamas và mục tiêu của người dân Gaza không giống nhau. Nói cách khác, những gì Hamas muốn không phải là thể hiện tiếng nói hay nguyện vọng của người Gaza nói riêng và người Palestine nói chung. Người dân Gaza sống dưới sự phong tỏa của Israel, được Ai Cập hậu thuẫn, bị hạn chế nghiêm ngặt việc di chuyển hàng hóa và người dân ra vào khu vực; và cùng lúc họ cũng bị Hamas đàn áp và bắt giữ tùy tiện – như ghi nhận của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Những năm gần đây, người dân Gaza ngày càng bất bình các chính sách của Hamas.

____________

Trường hợp anh em ruột Omar Saada và Ishaq Saada (cả hai bị giết bởi đạn bắn từ trực thăng Israel vào ngày 17 Tháng Bảy 2001 tại nhà họ ở Bethlehem) cho thấy sự hiện diện đầy yếu tố bi kịch của Hamas trên bức tranh chính trị Palestine như thế nào. Trong khi Omar Saada 45 tuổi theo Hamas thì Ishaq Saada 51 tuổi là nhà đấu tranh hòa bình. Dù theo quan điểm nào thì hai anh em cũng bị chết bởi chính cái cội nguồn xung đột gay gắt trong lập trường mà mỗi người đứng một bên.

____________

Ai tài trợ cho Hamas?

Theo The Times of Israel, một cuộc thăm dò năm 2022 cho thấy 53% người dân Gaza ít nhất đồng ý phần nào rằng Hamas nên ngừng kêu gọi tiêu diệt Israel; một cuộc thăm dò ý kiến công chúng Palestine năm 2022 cho thấy 71% người Palestine tin rằng có tham nhũng trong các thể chế chính trị của Hamas.

“Chúng tôi không biết” bao nhiêu dân số Gaza mà Hamas đại diện, Thanassis Cambanis, một thành viên cấp cao của Century Foundation, nói, bởi vì “không có cuộc bầu cử nào ở đó trong nhiều thập niên. Họ không phải là một phong trào thống nhất quốc gia.” Khi Gaza tổ chức cuộc bầu cử cuối cùng vào năm 2006, chỉ có 44% người Palestine bỏ phiếu cho Hamas. Cuộc thăm dò ý kiến công chúng Palestine năm 2022 cho thấy 54% người dân Gaza tin rằng họ không thể chỉ trích bộ máy chính quyền Hamas mà không bị đàn áp.

Sau khi thủ lĩnh Ahmed Yassin bị Israel giết chết vào năm 2004, Khaled Mashaal, một thành viên Hamas lưu vong sống sót sau vụ ám sát trước đó của Israel, trở thành kẻ kế nhiệm. Yehiya Sinwar, ở Gaza và Ismail Haniyeh, sống lưu vong, là những lãnh đạo hiện tại của Hamas. Và chỉ huy cánh vũ trang của Hamas hiện là Mohammed Deif. Hamas thật sự là thế lực chính trị lớn nhất đang kiểm soát Gaza lẫn Palestine. Mahmoud Abbas 87 tuổi – chủ tịch Nhà nước Palestine – gần như chỉ là gương mặt bù nhìn.

Hiện thời, Iran là một trong những nguồn tài trợ lớn nhất cho Hamas, cung cấp tiền lẫn vũ khí. Dù Iran và Hamas có lúc bất hòa một thời gian ngắn quanh chuyện ủng hộ hay không các phe đối lập trong cuộc nội chiến Syria, nhưng Iran vẫn cung cấp khoảng $100 triệu hàng năm cho Hamas.

Năm 2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết cánh quân sự của tổ chức khủng bố Hamas, được gọi là Lữ đoàn Al-Qassam, đã nhận được hơn $200 triệu từ Lữ đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trong bốn năm trước đó. Vốn không “khoái” Israel, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ mạnh Hamas, đặc biệt sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền vào năm 2002. Mặc dù Ankara khẳng định họ chỉ hỗ trợ Hamas về mặt chính trị nhưng nước này vẫn bị cáo buộc tài trợ cho hoạt động khủng bố của Hamas.

Ismail Haniyeh, một trong những thủ lĩnh của Hamas (ảnh: Ashraf Amra/Anadolu Agency/Getty Images)

Lữ đoàn Al-Qassam của Hamas còn nhận được tài trợ từ làn sóng quyên góp tiền điện tử, đặc biệt sau cuộc xung đột năm 2021 với Israel. Trong một năm trước cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười 2023, ba nhóm chiến binh – Hamas, Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) và lực lượng Hezbollah của Lebanon – đã nhận được nhiều khoản tài trợ lớn dưới dạng tiền điện tử.

Phân tích của nhà nghiên cứu tiền điện tử hàng đầu Elliptic cho thấy, các ví tiền kỹ thuật số mà PIJ nhận được lên tới $93 triệu (tiền điện tử) trong khoảng từ Tháng Tám 2021 đến Tháng Sáu 2023. Theo nghiên cứu của một công ty phần mềm và phân tích tiền điện tử khác, BitOK có trụ sở tại Tel Aviv, các ví tiền điện tử được kết nối với Hamas đã nhận được khoảng $41 triệu trong thời gian tương tự.

Một số quốc gia cũng viện trợ dân sự cho Hamas. Qatar đã cung cấp hàng trăm triệu đôla cho Hamas lẫn Chính quyền Palestine ở Bờ Tây, tài trợ cho việc tái thiết và chi tiêu của chính phủ sau các cuộc oanh tạc của Israel.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Thu Oct 12, 2023 3:22 am

Ở Gaza, không ai dám tin vào mắt mình

Lương Thái Sỹ
11 tháng 10, 2023

Saigon Nhỏ

Israel pháo kích vào Gaza, ngày 11 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ilia yefimovich/picture alliance via Getty Images)

Mosab Abu Toha là một nhà thơ, nhà văn viết truyện ngắn và nhà tiểu luận người Palestine sống ở thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Gaza, chỉ cách biên giới với Israel khỏang hai dặm. Đây là những gì ông chứng kiến vào sáng Thứ Bảy 7 Tháng Mười 2023, khi cuộc sống bình thường bất ngờ biến thành… địa ngục bởi cuộc đột kích quy mô chưa từng thấy của lực lượng Hamas vào lãnh thổ Israel. Toha kể lại với tờ The Washington Post.

“Trong ‘nhà tù’ Gaza này, khi chúng tôi nghe thấy tiếng bom rơi, chúng tôi tự hỏi: Lần này có đến lượt mình không? Lúc nổ ra xung đột, tôi đang chờ xe đón đến ngôi trường ngôi tôi dạy học. Con gái 7 tuổi Yaffa của tôi cũng chuẩn bị ra ngoài đợi xe buýt thì đột nhiên, một tia lửa bắn ngang bầu trời. Vợ tôi trấn an: Chỉ là một cuộc thử nghiệm thôi, họ đang bắn về phía biển. Vợ tôi nói đúng vì điều đó thỉnh thỏang vẫn xảy ra trong thời bình.

Nhưng rồi một tia lửa khác, lần này tôi chắc chắn nó hướng về phía Israel. Sau đó, nhiều hỏa tiễn nữa bay từ mọi hướng. Điều chúng tôi không bao giờ ngờ là hàng chục chiến binh từ Gaza đã xâm nhập vào các thị trấn của Israel gần biên giới. Chỉ khoảng hai giờ sau, chúng tôi bắt đầu được xem hàng loạt hình ảnh và video quay cảnh các chiến binh Gaza giết binh lính, dân thường và bắt tù nhân Israel. Kinh hoàng và không ai có thể tin vào mắt mình!

Một địa điểm bị Israel oanh kích ở Gaza (ảnh: Ali Jadallah/Anadolu via Getty Images)

Anh rể tôi, Mohammed, lái xe ngang qua, hỏi: Có ai muốn đi chợ không? Khi gặp một tình huống như thế, suy nghĩ đầu tiên của chúng tôi là nghĩ ngay đến những nguồn cung cấp thiết yếu để duy trì cuộc sống. Bánh mì đứng đầu danh sách (dù có sẵn bột mì nhưng khi điện cắt nhiều giờ việc nướng bánh ở nhà hầu như không thể). Tôi đến ngay một trung tâm mua sắm và mua được một ít thịt gà, dưa chuột và bơ. Nhưng tại cửa hàng bánh mì, hàng chục người chen lấn và đánh nhau. Người chủ phải đóng cửa.

Chúng tôi quyết định thử đến một nơi khác. Trên đường đi, tôi thấy một đám đông diễu hành trên đường phố, giương cờ Palestine và vinh danh các chiến binh. Khi chúng tôi đến gần Trại tị nạn Jabalia, một trong những khu vực đông dân nhất thế giới, các tiệm bánh và cửa hàng đều đông nghẹt người. Đột nhiên, tôi thấy một chiếc xe jeep quân sự của Israel lao nhanh trên đường. Đó là chiếc xe bị tịch thu. Nhiều thanh niên tranh nhau leo lên chiếc xe có lốp trước bên trái bị nổ để mừng chiến thắng.

Không mua được bánh mì nên tôi chỉ mang thịt gà, quả bơ và dưa chuột về nhà. Hình ảnh hàng chục người Israel thương vong và tù nhân trên truyền hình ám ảnh tôi. Làm cách nào các tay súng Hamas vượt qua được một biên giới bị giám sát rất chặt chẽ? Làm sao họ có thể giết những người lính này và bắt nhiều người khác mang về Dải Gaza làm tù binh? Người ta thường nghĩ chỉ quân đội Israel mới có thể giết được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thường dân Palestine như thế. Nhưng gió đã đổi chiều. Hamas cũng làm được những điều tương tự.

Nghĩ đến những hệ quả trả thù tàn khốc, tôi chưa bao giờ thấy mình sợ hãi đến thế. Rồi chúng tôi nghe Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khuyến cáo người dân Gaza hãy di tản ngay bây giờ. Nhưng tôi tự hỏi: Chúng tôi biết đi đâu bây giờ? Chẳng phải tổ tiên chúng tôi đã từng phải bỏ quê hương vào năm 1948 hay sao?”. Chúng tôi không có nơi trú ẩn chỉ định, không có hệ thống cảnh báo không kích, không có một quân đội đúng nghĩa.

Khu Al-Karama ở Gaza sau một cuộc oanh kích của Israel ngày 11 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ashraf Amra/Anadolu via Getty Images)

Bây giờ đã là ngày thứ tư của cuộc chiến và ít nhất 900 người ở Gaza đã thiệt mạng, khoảng một nửa trong số đó là trẻ em và phụ nữ. Đó không phải là điều khủng khiếp chúng tôi mới gặp lần đầu. Ngày hôm qua, Thứ Hai (9 Tháng Mười), dì tôi gọi điện thông báo tin buồn, người chị họ Doaa 33 tuổi đang mang thai của tôi đã chết khi Israel không kích vào một nhà thờ Hồi giáo kế bên nhà. Cha chị cũng bị Israel giết năm 2004, khi chị 14 tuổi.

Trong 90 giờ qua, chúng tôi chỉ có điện được bảy tiếng và có nước trong sáu tiếng. Tôi sợ phải ra khỏi nhà để mua thức ăn cho gia đình; thậm chí sợ cả lên mái nhà để kiểm tra xem còn bao nhiêu nước trong thùng chứa. Chúng có thể hết bất cứ lúc nào. ‘Chỉ xả bồn cầu sau khi có năm người sử dụng – cha tôi liên tục nhắc nhở – Hãy dùng khăn ướt lau tay, cố gắng không tắm và tiết kiệm tối đa nước rửa chén đĩa”.

Ngay cả việc mua bánh mì cũng là cả trò mạo hiểm. Ngày Thứ Hai, tôi đã dành hơn một tiếng đồng hồ để xếp hàng ở tiệm bánh. Một người bạn có mặt ở đó nói trung tâm mua sắm ở Trại Jabalia vừa bị trúng bom khu đối diện. Tôi định đến đó để mua thức ăn và đổi tiền nhưng đành quay về nhà. Nửa tiếng sau thì nhận được tin hơn 50 người bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình mừng chiến thắng.

Trên truyền hình, những thi thể không chân tay và mặt không nhận dạng được. Chúng ta có nên gọi đó là thi thể nữa không? Tôi cũng thấy những quả bơ vấy đầy máu trên mặt đất cạnh một chiếc xe đẩy nằm phơi mình giữa đống đổ nát và xác người. Chúng ta có nên gọi chúng là quả bơ nữa không? Liệu tôi có dám ăn bơ lần nữa? Trong những ngày tới, tôi biết chúng tôi sẽ còn nghe thấy nhiều quả bom rơi hơn nữa và tiếp tục chờ đợi trong sợ hãi với ý nghĩ: Lần này có đến lượt mình? Mỗi khi bạn nhìn thấy ánh chớp của vụ nổ, bạn biết mình vừa thoát chết, vì nếu bị bắn trúng, bạn không thể thấy gì cả ngoài… tử thần. Nhưng những người khác đã chết thay bạn. Những người còn sống chỉ biết tiếc thương bằng tiếng khóc”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Thu Oct 12, 2023 7:19 pm

Đức tuyên bố đứng về phía Israel và Israel ngỏ lời nhờ Đức giúp đỡ. Đức sẽ giao cho Israel cho tới 2 Drohn chiến đấu. Israel cũng nhờ Đức giúp cung cấp đạn cho tàu chiến, máu và vest áo giáp. Đức tuyên bố đang nói chuyện với Israel về vấn đề này.

https://www.fr.de/politik/israel-krieg-hamas-terror-deutschland-sicherheit-scholz-merkel-bundeswehr-bundesregierung-zr-92572416.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Fri Oct 13, 2023 11:32 pm

Israel kêu gọi hơn 1 triệu dân Palestin hãy lánh sang phía Nam Gaza vì an toàn của chính họ. Các quan sát viên dự đoán đây là chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của quân Israel vì Israel muốn đánh đuổi Hamas khỏi Gaza.

Cả ngàn người Palestin bỏ chạy bằng xe hơi, xe lừa, ngay cả đi bộ trên con đường duy nhất đến Miền Nam Gaza.

https://www.tagesschau.de/ausland/asien/gaza-evakuierung-panik-102.html


Last edited by LDN on Fri Oct 13, 2023 11:48 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by 8DonCo Fri Oct 13, 2023 11:37 pm

1 triệu người làm sao di tản trong vòng 24h mà di tản đi đâu ở đâu cũng bị dội bomb

_________________
Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 12:33 am

Israel và Hamas – ai đứng về phe nào?

Minh An
14 tháng 10, 2023 - Sài Gòn nhỏ

Cuộc biểu tình ủng hộ Israel ở New York City ngày 13 Tháng Mười (ảnh: Stephanie Keith/Getty Images)

Loạt thành phố khắp nước Mỹ đang thực hiện các biện pháp an ninh sau khi Hamas kêu gọi “Ngày thịnh nộ” trên toàn thế giới. Giới chức chống khủng bố hàng đầu của Mỹ và các quan chức thực thi pháp luật ở nhiều thành phố cho biết thời điểm hiện tại, không có mối đe dọa nào nhưng nhà chức trách địa phương tại nhiều nơi vẫn tăng cường an ninh quanh các cơ sở tôn giáo và những nơi công cộng.

Cuộc biểu tình ủng hộ Israel tại Washington DC ngày 8 Tháng Mười (ảnh: Amanda Andrade-Rhoades/For The Washington Post via Getty Images)

Tại Mỹ

Tại New York City, nơi nóng hừng hực và trong tình trạng căng thẳng kể từ sau vụ tấn công Israel ngày 7 Tháng Mười, cảnh sát đang tăng cường tuần tra quanh các giáo đường Do Thái và nhà thờ Hồi giáo. Các cuộc biểu tình giữa hai phe – ủng hộ Israel và ủng hộ Palestine – đã bùng nổ ở New York City nhiều ngày qua. Tại Quảng trường Thời Đại chiều 13 Tháng Mười, hàng trăm người của hai phe – ủng hộ Palestine và ủng hộ Israel – đã chen chúc vẫy cờ và hô vang giận dữ.

Tại Washington DC, một cuộc biểu tình ủng hộ Israel và cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái đã thu hút khoảng 200 người tại Freedom Plaza, gần Điện Capitol… Theo Liên đoàn Do Thái ở Los Angeles, giới chức Los Angeles đã tăng cường tuần tra quanh các địa điểm của người Do Thái.

Tại Florida, Thống đốc Ron DeSantis đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Cảnh sát tiểu bang Connecticut cho biết đã xuất hiện nhiều lời đe dọa nhằm vào các giáo đường Do Thái. Tại Texas, nhà chức trách kêu gọi người dân cảnh giác. Tại Columbus, Ohio, ngày 12 Tháng Mười, những người biểu tình ủng hộ Palestine kể lại rằng có một người ủng hộ Israel đã văng tục chửi Palestine sau đó tông xe hơi vào một người biểu tình đi xe đạp – The Columbus Dispatch cho biết.

Julie Platt, chủ tịch Liên đoàn Do Thái ở Bắc Mỹ, cho biết xu hướng gia tăng bạo lực nhằm vào người Do Thái đã tăng những năm gần đây, và trong bối cảnh này, sự sợ hãi trong cộng đồng Do Thái ở Mỹ nói chung đang lan rộng. Julie Platt cho biết số tiền dành cho những nỗ lực an ninh trong cộng đồng Do Thái ở Bắc Mỹ đang tăng “ào ạt”.

Platt nói: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy mức độ sợ hãi, lo lắng cũng như buồn sâu sắc như thế này.” Edward Ahmed Mitchell, phó giám đốc điều hành Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo, cho biết kể từ sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7 Tháng Mười, đã có “sự trỗi dậy đột ngột” của khuynh hướng cuồng tín chống người Hồi giáo lẫn người Do Thái – The New York Times cho biết.

Quảng trường Thời Đại ngày 13 Tháng Mười (ảnh: Fatih Aktas/Anadolu via Getty Images)New York City ngày 9 Tháng Mười (ảnh: Lev Radin/Pacific Press/LightRocket via Getty Images)

Thế giới

Trên thế giới, đặc biệt khu vực Trung Đông, không khí căng thẳng đang bùng nổ. Hàng chục nghìn người đã xuống đường khắp Trung Đông, tương tự một số khu vực ở Châu Á, Châu Âu, để biểu thị quan điểm của họ trong việc “chọn phe”. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đám đông tụ tập bên ngoài các nhà thờ Hồi giáo hô vang phản đối Israel.

Tại thành phố Diyarbakir phía Đông Nam, chủ doanh nghiệp 46 tuổi Mikail Bakan nói: “Toàn bộ thế giới Hồi giáo cần phải đoàn kết chống lại Israel” – ghi nhận của The Guardian. Tại Nablus, khu Bờ Tây do Israel chiếm đóng, thanh niên đốt lửa trên đường phố và đụng độ với quân đội Israel.

Hesse, Frankfurt, Đức, ngày 14 Tháng Mười (ảnh: Boris Roessler/picture alliance via Getty Images)

Châu Âu đang nhốn nháo biểu tình – cũng với hai phe, bên lên án Israel và bên nguyền rủa Hamas. Một lá cờ Palestine khổng lồ xuất hiện trong một cuộc biểu tình ở Rome. Từ Braband ở Đan Mạch đến Berlin ở Đức, không khí rất ồn ào. Đức và Pháp đã ban lệnh cấm các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine; và một số nước phương Tây cho biết họ tăng cường an ninh tại các giáo đường cũng như trường học Do Thái.

Ngày 13 Tháng Mười tại Baghdad, hàng chục nghìn người Iraq đã tập trung tại Quảng trường Tahrir, vẫy cờ Palestine và đốt cờ Israel; hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ và chống Israel. Giáo viên Muntadhar Kareem, 25 tuổi, nói: “Chúng tôi sẵn sàng tham gia cuộc chiến và giải thoát người Palestine khỏi sự tàn bạo của Israel”.

Các cuộc biểu tình do nhà nước tổ chức cũng xuất hiện khắp Iran, tương tự Lebanon. Phó thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem phát biểu tại một cuộc biểu tình ở Lebanon rằng Hezbollah “hoàn toàn sẵn sàng” cầm súng chiến đấu cùng Hamas. Tiếng gào thét từ những gương mặt giận dữ khi biểu thị chống Israel cũng được thấy tại Yemen.

Edinburgh, Anh, ngày 14 Tháng Mười (ảnh: Jane Barlow/PA Images via Getty Images)

Tại Indonesia, giáo sĩ Hồi giáo Abu Bakar Bashir, người bị tình nghi chủ mưu vụ đánh bom Bali năm 2002 khiến 202 người thiệt mạng, đã cùng hàng chục người tham gia tuần hành chống lại Israel tại thành phố Solo. Tại thủ đô Dhaka của Bangladesh, người ta biểu tình chống Israel và cầu nguyện cho Palestine. Tại Nhật, các thành viên của cộng đồng Hồi giáo Nhật đã biểu tình gần Đại sứ quán Israel ở Tokyo, giơ cao biểu ngữ ủng hộ Palestine và hô vang “Israel, kẻ khủng bố” và “Palestine tự do”.

London, Anh, ngày 14 Tháng Mười (ảnh: Carl Court/Getty Images)New York City ngày 13 Tháng Mười (ảnh: Fatih Aktas/Anadolu via Getty Images)Dân Iran xuống đường vui mừng trước vụ tấn công Israel của Hamas (ảnh: Fatemeh Bahrami/Anadolu Agency via Getty Images)

Trong các học đường Hoa Kỳ

Tại các trường đại học [khắp nước Mỹ, không khí căng thẳng bởi xung đột quan điểm chính trị đang sôi sùng sục. Ủng hộ Palestine, sinh viên Đại học California, Los Angeles, đã tổ chức một cuộc đi bộ vào ngày 12 Tháng Mười. Tại Đại học Columbia, các cuộc biểu tình ủng hộ Israel lẫn ủng hộ Palestine đã khiến nhà trường phải tạm đóng cửa không cho người bên ngoài vào.

NPR cho biết, tại Harvard, hàng chục nhóm sinh viên đã ký vào một lá thư được đưa ra từ Ủy ban Đoàn kết Palestine của Harvard (Harvard Palestine Solidarity Committee – PSC) vào ngày 7 tháng 10. Thư có nội dung yêu cầu Israel phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi bạo lực đang diễn ra”.

Bức thư nhận được phản ứng trái chiều dữ dội từ sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên, chính trị gia và thậm chí cả chủ tịch Harvard. Sau đó, một số nhóm đã rút lại sự ủng hộ đối với bức thư. Tại New York, trong lá thư gửi các thành viên của mình, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Sinh viên NYU viết rằng “Israel phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự mất mát nhân mạng lớn này”. Gần như ngay lập tức, hãng luật Winston & Strawn đã rút lại lời mời làm việc đối với người này.

Vài cuộc đụng độ giữa hai phe đã xảy ra, chẳng hạn sinh viên Đại học North Carolina và Đại học Indiana. Không chỉ sinh viên, một số ban giám hiệu cũng bày tỏ chính kiến. Chủ tịch Đại học Florida Ben Sasse tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ sinh viên Israel và người Do Thái. Những trường khác, như Đại học Vanderbilt và Đại học bang Ohio, thì tỏ ra trung lập. Nhìn chung, người Mỹ ủng hộ Do Thái có khuynh hướng cao hơn. Một cuộc thăm dò của NPR/PBS NewsHour/Marist cho thấy, có đến 2/3 người Mỹ nói rằng Hoa Kỳ nên công khai ủng hộ Israel.


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 12:37 am

BBC News, Tiếng Việt

Trẻ em nằm trong số người bị giết khi đoàn xe chở dân Gaza đi sơ tán bị tấn công

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

14.10.2023

Đêm qua 13/10, có tin một đoàn xe chở người dân Gaza đi về phía Nam đã bị tấn công. Hình ảnh video cho thấy cảnh hỗn loạn ở hiện trường ngay sau đó.

Hôm thứ Sáu, phía Israel cảnh báo hơn 1 triệu người Israel phải đi sơ tán trong 24 giờ trước khi Israel mở một cuộc tổng tấn công trên bộ. Và hôm nay, Israel nói họ cho người dân Gaza thêm vài giờ để rời đi.

Các khu vực phải sơ tán gồm toàn bộ Thành phố Gaza và hai trại tỵ nạn lớn, Jabalia và Beach Camp.

BBC Verify (Bộ phận kiểm chứng của BBC) xác nhận vụ tấn công đã xảy ra trên phố Salah-al-Din, một trong hai tuyến đường sơ tán từ bắc Gaza về phía Nam.

Hôm qua, đường này đông nghịt xe cộ khi người dân Gaza sống ở phía Bắc nghe theo cảnh báo của Israel lên đường đi sơ tán.

Ít nhất 12 thi thể được thấy trong đoạn phim, phần lớn là phụ nữ và trẻ em – một số em mới chỉ 2 tới 5 tuổi.

Bộ Y tế Palestine cho hay 70 người bị giết tại hiện trường, và đổ cho phía Israel đã gây ra cuộc tấn công.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói họ đang điều tra nhưng họ nói kẻ thù đang tìm cách ngăn thường dân rời khu vực Bắc Gaza.

Các tổ chức nhân đạo nói việc di chuyển hàng loạt của số rất đông thường dân sẽ không tránh khỏi tình trạng hỗn loạn và hết sức nguy hiểm. LHQ nói việc di dời nhiều người như vậy trong một khoảng thời gian ngắn là “điều không thể”.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân ở Bắc Gaza đi sơ tán

Chỉ huy Hamas người dẫn dắt vụ tấn công vào nam Israel bị giết – IDF nói

Trong một diễn biến khác, Lực lượng phòng không Israel tuyên bố họ đã giết Ali Qadhi, chỉ huy Hamas, người dẫn dắt cuộc tấn công qua biên giới vào các khu dân cư Israel thứ Bảy tuần trước.

Quân đội Israel nói Ali Qadhi bị giết sau khi có thông tin tình báo từ cơ quan an ninh Shin Bet và Cục Tình báo Quân đội.

Họ cho biết “một máy bay đã giết Ali Qadi, chỉ huy của lực lượng chiến đấu Hamas ‘Nukhba’ (ưu tú).”

Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), chiến binh 37 tuổi này là một số chừng 1000 tù nhân Palestine được thả hồi 2011 trong đợt trao trả đổi lấy Gilat Shalit, một binh sỹ Israel bị Hamas bắt làm con tin.

Qadi bị bắt giữ hồi 2005 vì bắt cóc và giết hại một người đàn ông Israel, người được cho là đã làm việc cho Shin Bet.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Người dân ở Gaza lên xe chạy về phía Nam sau cảnh báo của Israel hôm thứ Sáu

Xung đột này có khả năng lan khắp khu vực

Phân tích của Jeremy Bowen

Biên tập viên Quốc tế

Tôi không nghĩ là có ai thực sự biết cuộc xung đột này sẽ đi theo hướng nào vào lúc này, và đây là một trong những điều đau lòng nhất.

Mặc dù hiện trạng là điều không làm ai hài lòng, cách đây một tuần, còn có một hiện trạng.

Giờ đây, tất cả đã bị phá tan và thay vào đó chỉ còn sự bất ổn, với mọi hy vọng về khả năng Israel có thể lập quan hệ tốt với Ả rập Saudi tan biến hết - ít nhất là vào lúc này.

Nhiều người nghĩ rằng có một thực tế mới ở Trung Đông - rằng vấn đề Palestine, mặc dù vẫn âm ỉ, có thể được kiềm chế.

Và tôi không nhớ được số người từng chê trách tôi khi tôi nói rằng xung đột này có khả năng không những chỉ gây đau khổ và đổ máu khủng khiếp, mà còn có thể làm nổ tung cả khu vực Trung Đông.

Thật đáng tiếc, tôi nghĩ giờ đây chúng ta thấy rằng ý kiến cho rằng cuộc xung đột này có thể được kiểm soát - hay gần như đã chấm dứt - chỉ là một ảo tưởng.


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 4:46 am

Tại sao “bức tường sắt” bị xuyên thủng?

Lê Tây Sơn
14 tháng 10, 2023
Saigon Nhỏ

Các tay súng Hamas phá hàng rào và thâm nhập vào Israel trong cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười 2023 (ảnh: Hani Alshaer/Anadolu Agency via Getty Images)
Hàng rào sắt-bê tông kiên cố trang bị cảm biến tại biên giới Israel-Gaza được Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xem là “lá chắn hoàn hảo” chống những màn đột kích từ dưới đường hầm. Tuy nhiên, trong cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười, những tay súng khủng bố Hamas đã phá được bức tường và tràn qua Israel, ngay trên mặt đất chứ không phải đường hầm.

Hàng rào kiên cố dọc biên giới Israel-Gaza từng được tin là có thể chặn đứng mọi kế hoạch tấn công của Hamas (ảnh: Bộ Quốc phòng Israel)
Tham mưu trưởng IDF, tướng Aviv Kohavi từng tự tin nói: “Bức tường dài 40 dặm (65 km, cả phần nổi và phần ngầm dưới mặt đất) sẽ thay đổi thực tế bất ổn dọc biên giới, nơi các cuộc tấn công từ đường hầm đã ám ảnh quân đội suốt nhiều năm”.

Đứng dưới bóng bức tường cao 30 foot (9 mét), một ngày đầu tháng Mười Hai 2021, trong dịp khánh thành bức tường, các quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Israel hài lòng nhìn vào công trình khổng lồ chạy dọc theo chiều dài Dải Gaza. Dự án trị giá $1.1 tỷ phải mất hơn ba năm mới hoàn thành với mục tiêu chính là triệt tiêu khả năng mở những cuộc tấn công bất ngờ từ các đường hầm xuyên biên giới của khủng bố Hamas.

Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó Benny Gantz tuyên bố tại buổi lễ: “Bức tường kỳ quan công nghệ và sáng tạo bậc nhất này đã tước đi một trong những ‘vũ khí lợi hại’ của bọn khủng bố. Sắt, cảm biến và bê tông sẽ ngăn chia vững chắc Hamas và cư dân miền Nam Israel”.

Để xây bức tường quy mô, IDF phải huy động khoảng 1,200 công nhân và 330,000 lượt xe tải vận chuyển cát, đất, đá, và hai triệu mét khối bê tông, cốt thép. “Nếu được nối tiếp các đoạn vận chuyển từng xe với nhau, chúng tôi có thể đưa vật liệu đến tận… Úc!” – Tướng Eran Ofir, người giám sát việc xây dựng bức tường phòng thủ cho Bộ Quốc phòng Israel nói: “Dài 40 dặm (65 km) trải dọc biên giới Gaza tận ra biển, bức tường bảo đảm rằng các nhóm khủng bố không còn đào đường hầm cả trên đất liền lẫn dưới lòng đất như chúng từng làm trước đây. Bộ Quốc phòng còn xây dựng một số trung tâm chỉ huy dọc bức tường như một phần của dự án”.

Bức tường phòng thủ gồm nhiều thành phần: Phần bê tông cốt thép dưới lòng đất có gắn các cảm biến để phát hiện những dấu hiệu hoạt động của đường hầm; hàng rào thép bên trên cao 20 foot (6 mét), mạng lưới radar và các cảm biến giám sát. Ngoài ra còn vũ khí điều khiển từ xa như súng máy trên các chòi canh.

Tướng Eran Ofir, người giám sát công trình hàng rào điện tử tại biên giới Israel-Gaza (ảnh: Bộ Quốc phòng Israel)
Tướng Eran Ofir, người cũng được giao giám sát các dự án xây dựng những rào chắn an ninh khác (đặc biệt dọc biên giới Ai Cập và Lebanon) rất tự hào sau khi hoàn thành bức tường nhưng cũng nói rằng “hệ thống phòng thủ nói chung ở Gaza của chúng tôi vẫn còn những điểm yếu có thể bị đối phương khai thác”.

Ông kể: “Việc xây dựng đường hầm là một quá trình vô cùng phức tạp vì giao tranh thường xuyên bùng phát dọc biên giới. Công việc không hề đơn giản. Chúng tôi đã chịu đựng 15 đợt giao tranh và có khi làm việc dưới làn đạn, nhưng gần như không bao giờ ngừng nghỉ. Chỉ vài giờ sau khi tạm ngưng tiếng súng là công việc lại tiếp tục. Bức tường hoàn tất có nghĩa là Israel đã có một hệ thống lớn đảm bảo không có đường hầm nào đi vào lãnh thổ.”

Quyết định xây dựng bức tường Gaza được đưa ra sau cuộc chiến tranh Gaza năm 2014 mà phía Israel gọi là chiến dịch “Operation Protective Edge”, tập trung chủ yếu vào việc phát hiện và phá các đường hầm.

Từ lâu, IDF lo ngại Hamas hoặc một nhóm khủng bố khác sẽ sử dụng các đường hầm xuyên biên giới để đưa chiến binh vào tận các cộng đồng dân cư Israel gần biên giới để giết, bắt cóc và chiếm lãnh thổ trong một thời gian ngắn. Năm 2004, lần đầu tiên Hamas đã sử dụng đường hầm để tiến hành các cuộc tấn công chết người vào các vị trí của Israel bên kia biên giới và cho nổ những quả bom cực mạnh.

Tháp canh tại hàng rào bị bắn cháy trong cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười (ảnh: Abed Rahim Khatib/picture alliance via Getty Images)
Năm 2006, các thành viên Hamas đã theo đường hầm vào Israel, giết chết một số binh sĩ, bắt cóc Gilad Shalit và giam giữ năm năm trước khi đạt được thỏa thuận trao đổi với Israel. Các đường hầm, cả đường hầm xuyên biên giới và bên trong Gaza, cũng được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến Gaza 2014. Lúc đó, bộ binh IDF phải tiến vào Gaza và dùng thuốc nổ phá hủy các đường hầm Hamas đào sâu sang biên giới.

Sự kiện ngày 7 Tháng Mười cho thấy hàng rào sắt khổng lồ tại biên giới Israel-Gaza không thể ngăn chặn được cuộc tấn công của đối phương. Hệ thống giám sát biên giới của Israel gần như phụ thuộc hoàn toàn vào camera, cảm biến và súng máy được điều khiển từ xa. Vấn đề ở chỗ quân đội Israel đã tin tưởng quá mức vào khả năng bất khả xâm phạm của hệ thống này. Họ cho rằng sự kết hợp giữa kỹ thuật hiện đại giám sát từ xa, hàng rào biên giới được xây trên mặt đất lẫn ngầm bên dưới sẽ ngăn chặn Hamas đào đường hầm vào Israel, khiến cho việc xâm nhập khó xảy ra; nhờ đó, quân đội Israel giảm nhu cầu bố trí binh lính dọc biên giới.

Tuy nhiên, đó là một sai lầm chết người. Lợi dụng sự thiếu vắng lính canh biên giới, Hamas đã phóng máy bay không người lái bắn hạ các tháp truyền tín hiệu đến hệ thống giám sát. Không có tín hiệu, hệ thống trở nên vô dụng. Những người lính trong phòng điều khiển phía sau chiến tuyến hoàn toàn không nhận được cảnh báo rằng hàng rào ngăn cách Gaza và Israel đã bị phá. Và tất nhiên họ cũng không thể thấy trên màn hình cảnh bọn khủng bố Hamas đang san phẳng hàng rào bằng xe ủi.

Hậu quả, hơn 1,500 tay súng Hamas đã dễ dàng vượt qua gần 30 điểm dọc biên giới. Một số còn thâm nhập vào Israel bằng dù lượn và tiếp cận ít nhất bốn căn cứ quân sự của Israel mà không bị chặn – The New York Times thuật. Một số bức ảnh được một quan chức Israel chia sẻ cho thấy nhiều binh sĩ Israel đã bị bắn khi họ đang ngủ trong doanh trại. Vài người vẫn còn mặc quần áo lót.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by 8DonCo Sun Oct 15, 2023 4:55 am

đứng giữa vì cả 2 thằng đều cực đoan hết

_________________
Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng) JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 4:45 pm

8DonCo wrote:đứng giữa vì cả 2 thằng đều cực đoan hết

Ldn cũng vậy. Thấy tội người dân 2 bên.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 5:39 pm

Cộng đồng Việt ở Israel ra sao giữa lò lửa Trung Đông?

Kim Golbari, ‘cô dâu Việt’ ở Israel kể về những ngày chạy loạn

Kalynh Ngô
14 tháng 10, 2023

Saigon Nhỏ

Kim Gobalri, “cô dâu Việt” đang sinh sống ở Israel và hai con trai. Ảnh: Kim Golbari

“Trong tình trạng chiến tranh này, không cần nhà nước kêu , các bạn trẻ khắp nơi tự động quay về nước nhập ngũ. Mình thấy họ yêu quý mảnh đất của họ, đoàn kết với dân tộc của họ, làm cho tôi cũng bị ảnh hưởng, không muốn rời bỏ mảnh đất này, muốn sát cánh với họ.”

Từ Tel Aviv, thủ đô của Israel, Kim Golbari, “cô dâu Việt” định cư ở Israel 14 năm, nói với SGN qua cuộc gọi Viber vào khoảng 3 giờ chiều ngày Thứ Bảy, 14 Tháng Mười (giờ địa phương).

Muốn sát cánh cùng mảnh đất này

Khi ấy, Kim cùng với chồng và hai con trai đang ở nhà một người bạn của gia đình cách đó không xa. Những đứa trẻ cần có khoảng sân rộng để gặp gỡ, chạy nhảy sau gần một tuần phải trú ẩn trong nhà. Gia đình của cô sống ở “vùng cam”, không quá nguy hiểm so với cùng chiến sự, gọi là “vùng đỏ,” không ai được phép bước ra đường. Người dân ở “vùng cam” như gia đình của Kim Golbari dù vẫn được ra ngoài, nhưng theo lời cô, chính phủ khuyến cáo không được tụ tập quá 10 người.

Gia đình “cô dâu Việt” Kim Golbari. Ảnh: Kim Golbari

Cuộc chiến ở Trung Đông đã bước sang ngày thứ tám, nhưng “tình hình không khá hơn, hoả tiễn rơi ít hơn nhưng vẫn phải chạy mỗi khi có còi báo động,” Kim nói.

Cô cho biết về những sinh hoạt trong thành phố trong một tuần qua: “Trong nhà, tối thiểu là 50 người. Khi ra ngoài phải để ý những toà nhà kiên cố để khi có chuyện là phải chạy. Các công viên đóng hết. Tất cả trường học, trường mẫu giáo đều nghỉ.”

Theo lời cô nói, tuy các trung tâm mua sắm vẫn mở cửa nhưng các cửa hàng bên trong thì đóng. Nhà thuốc vẫn hoạt động. Chợ, siêu thị vẫn mở cửa nhưng khan hiếm thực phẩm như nước, thịt gà, dưa leo, cà chua thì thiếu hơn lúc trước.

Trong hầm trú ẩn. Ảnh: Kim Golbari

Vài giờ đồng hồ trước khi có cuộc phỏng vấn Kim Golbari, Dải Gaza gần như bị cô lập hoàn toàn trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Người dân ở Dải Gaza đối diện với chiến tranh trong tình thế vô vọng. Kim kể lại:

“Khoảng hai, ba ngày đầu tiên khi chiến sự diễn ra, vẫn là cơ hội cho những ai muốn chạy loạn. Ngày Israel phong tỏa, Ai Cập muốn đưa tiếp tế vào thì Israel cho biết họ sẽ đánh bom cả những đoàn tiếp tế. Do đó mà Ai Cập cũng đóng cửa biên giới.”

Kim Golbari không nằm trong số người muốn chạy loạn. Ở Israel ngoài chồng và hai con trai, cô còn gia đình chồng, bạn bè, và hơn nữa, còn một mảnh đất mà cô đã xem là quê hương thứ hai.

Cô nói: “Tôi yêu mảnh đất, con người ở đây. Sống với họ, dù đất nước lộn xộn, nhưng họ có những sự khác biệt mà tôi nghĩ không nơi nào khác trên thế giới có cả. Giống như trong tình trạng chiến tranh này, nhà nước không cần phải kêu gọi, các bạn trẻ tự động lên đường trở về để nhập ngũ. Mình thấy họ yêu đất nước, đoàn kết dân tộc của họ, làm cho tôi cũng ảnh hưởng, không muốn rời bỏ mảnh đất này.”

Những ngày qua, Kim nói gia đình cô bên Việt Nam rất lo lắng. Nhưng cô luôn trấn an mọi người, nói rằng “dù cộng đồng Việt bên này tuy sống không xa vùng chiến sự lắm nhưng tôi tin vào nhà nước và quân đội Israel. Nhìn thấy tinh thần đoàn kết dân tộc của họ, tôi tin là họ sẽ thắng cuộc chiến này. Bà con Việt Nam bên này vẫn an toàn.”

Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam ở Israel cho biết, tổng số người Việt hiện đang sinh sống và làm việc, học tập ở Israel khoảng 500 người, trong đó khoảng 180 sinh viên mới qua. Theo lời của Kim Golbari, những năm trước có khoảng 800 sinh viên, tu nghiệp sinh, nhưng sau Covid đã ít lại, và một số đông vừa quay về nước, nên chỉ khoảng 180 sinh viên còn kẹt ở Israel. Đặc biệt, gần Dải Gaza, hiện còn rất ít người Việt sinh sống.

Những người Việt Nam định cư ở Israel từ cuối những năm 1979, đầu năm 1980 làm rất nhiều việc, chủ yếu là nhà hàng, khách sạn. Sau này, những người lập gia đình theo chồng như Kim Golbari làm thêm những ngành nghề khác như tiệm nail, kỹ thuật vi tính, hoặc du lịch. Sinh viên Việt Nam qua Israel chủ yếu học về nông nghiệp và sống ở miền Nam  theo lời Kim nói.

Chiến tranh chưa bao giờ nặng nề như lúc này

Kim sinh ra và lớn lên ở Đồng Nai. Cô sống và làm việc ở Sài Gòn một thời gian dài. 14 năm trước, cô lập gia đình, theo chồng về Tel Aviv định cư đến nay, làm nghề hướng dẫn viên du lịch. Để làm tốt công việc, Kim học lịch sử người Do Thái rất kỹ. Cô hiểu khá nhiều về bản chất cuộc xung đột kéo dài hơn 40 năm giữa Israel và Palestine.

Trong 14 năm “làm dâu Israel,” cô nói “chưa bao giờ thấy chiến tranh nặng nề như thế này.”

“Những ngày đầu ai cũng sợ vì lần này chiến tranh ác liệt quá. Số người thương vong nhiều. Không chỉ là thương vong, mà cách họ giết hại quá dã man, rất dã man. Cho nên những người hàng xóm tôi quen biết, những người Israel, Do Thái, ngay cả người Israel gốc Ả Rập họ cũng lo lắng.”

“Họ không đi ra ngoài đường. Người Ả Rập không dám qua khu Israel làm việc. Cho nên những tòa nhà đang xây phần lớn có nhân công là từ Ả Rập hoặc Palestine qua, đều đóng hết,” Kim kể về những gì cô nhìn thấy trong cuộc sống xung quanh một tuần qua.

Ba mẹ con Kim Golbari ra đường hít không khí trong thời gian rất nhanh, theo lời cô là “cho đỡ ngột ngạt”. Ảnh: Kim Golbari.

Chia sẻ về gia đình mình, Kim Gobalri nói hai con nhỏ của cô vẫn an toàn. Con trai lớn của Kim bình tĩnh hơn do hiểu được câu chuyện chiến sự. Cậu con trai út khoảng năm tuổi rất hoảng sợ, khóc thét mỗi khi nghe đến hoả tiễn hoặc còi báo động mà không có mẹ bên cạnh. Nhưng khi được mẹ ôm vào lòng để chạy trốn thì cậu lại mỉm cười.

Kim kể một chuyện mới xảy ra gần đây: “Khi đang tắm cho bé thì còi báo động vang lên. Tôi ôm cháu chạy đi, trên đầu cháu vẫn còn đầu xà bông. Khi an toàn quay lại, hai mẹ con chụp với nhau tấm ảnh làm kỷ niệm, cháu cười tươi như không có chuyện gì.”

Leo thang và chết chóc

Lò lửa Trung Đông đã âm ỉ cháy hơn 40 năm nay. Nhưng, đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc tổng tấn công bất ngờ và đẫm máu nhất trong lịch sử xung đột Israel-Palestine. Nhóm vũ trang Hamas gọi đây là chiến dịch “Bão Al-Aqsa”. Mohammed Deif, chỉ huy cấp cao của kiểm soát Dải Gaza nói đây là “ngày khởi đầu trận đánh vĩ đại nhất nhằm chấm dứt sự chiếm đóng” và 5,000 quả đạn pháo phản lực đã được phóng vào lãnh thổ Israel.

Ngay sau đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố: “Chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh, không phải chiến dịch quân sự đơn lẻ, mà là một cuộc chiến.” Ông thẳng thừng loan báo sẽ buộc đối phương “trả giá chưa từng thấy.”

Thiệt hại bên trong một ngôi nhà sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào ngày 13 Tháng Mười 2023 tại Rehovot gần Tel Aviv, Israel. It nhất 1,400 người thiệt mạng và hơn 300,000 người phải di tản sau một cuộc tấn công quy mô lớn của Hamas. Binh lính và dân thường Israel cũng bị Hamas bắt làm con tin và chuyển đến Gaza. (ảnh: Leon Neal/Getty Images)

 Cuộc chiến khốc liệt và không ngừng leo thang, không ai biết trước ngày mai. Truyền thông trong nước liên lạc được với một người Việt có tên Nguyễn Thị Hương, hiện đang sống ở Rehovot, Nguyễn Thị Hương, cách dải Gaza khoảng 50km. Bà cho biết trong ngày 7 Tháng Mười, tức ngày đầu tiên Hamas tấn công Israel, chỉ trong vòng hai tiếng bà phải chạy vào hầm trú ẩn bốn lần.

Cũng như cô Kim Golbari, bà Hương đã ở trong nhà suốt gần một tuần lễ qua, theo dõi tình hình chiến sự trên tivi 24/24.

Cho đến cuối ngày Thứ Bảy, 14 Tháng Mười, phía Israel có hơn 1,300 người chết, ít nhất 3,526 bị thương. Trong đó có ít nhất 29 công dân Mỹ. Khoảng 1,500 dân quân Hamas đã chết bên lãnh thổ Palestine. Phía Palestine thì ít nhất 2,215 người chết, hơn 8,714 bị thương.

Ảnh: Kim Golbari

Khoảng 30 phút sau cuộc nói chuyện qua Viber với Kim Golabri, cô gửi qua một tấm ảnh và cho biết “chúng tôi vừa chạy xuống hầm trú ẩn sau tiếng còi báo động.” Trong ảnh, có trẻ em, phụ nữ và đàn ông. Họ ngồi sát bên nhau. Trên gương mặt của họ, vẫn đọng lại một nụ cười.


Last edited by LDN on Sun Oct 15, 2023 5:58 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 5:56 pm

Israel nói quân đội đang chuẩn bị tấn công Gaza 'trên không, trên biển và trên bộ'

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Xe tăng chiến đấu chở binh sĩ Israel gần biên giới với Gaza

Tác giả,By Jonathan BealeVai trò,BBC News

15.10.2023

BBC đã xác minh đoạn phim về cuộc tấn công vào đoàn xe chở dân thường chạy khỏi bắc Gaza.

Đây là đoạn phim được quay gần hiện trường vụ tấn công nơi một số thường dân, bao gồm cả trẻ nhỏ, được biết là đã thiệt mạng.

Một số phương tiện bị hư hỏng và cháy được nhìn thấy ở khu vực lân cận.

Vụ việc xảy ra cách ngoại ô thành phố Gaza vài km về phía nam.

Theo số liệu của Bộ Y tế Palestine được hãng tin Reuters đưa tin, khoảng 300 người Palestine đã thiệt mạng ở Dải Gaza trong 24 giờ qua.

Bộ này cho biết những người thiệt mạng chủ yếu là trẻ em và phụ nữ.

800 người khác bị thương.

Quân đội Israel đang yêu cầu 1,1 triệu người ở phía bắc Gaza di dời về phía nam trong 24 giờ tới. Trong khi đó, nước này cũng đang tập trung hàng chục nghìn binh sĩ, xe tăng và pháo binh ở rìa lãnh thổ.

Tuy nhiên, việc đưa lực lượng mặt đất vào các khu đô thị đông dân ở Gaza là một hoạt động đầy nguy hiểm.

Phạm vi của một cuộc tấn công trên bộ vẫn chưa rõ ràng - cuộc tấn công sẽ đi bao xa và trong bao lâu?

Khi nào điều này có thể xảy ra?

Vũ đạo cần thiết cho một cuộc tấn công trên bộ đã bắt đầu.

Thiếu tướng Amos Gilead, một cựu chiến binh của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và từng hoạt động trước đây ở Gaza, cho biết nhiệm vụ đầu tiên của Israel là thành lập một chính phủ đoàn kết để nhận được sự ủng hộ của công chúng cho những gì xảy ra tiếp theo.

Các chuyến thăm ngoại giao cấp cao gần đây của các chính trị gia cấp cao của Mỹ và châu Âu đã cho phép Israel tăng cường hỗ trợ quốc tế, mặc dù tình đoàn kết đó có thể lung lay khi cuộc chiến này tiếp diễn lâu hơn và số dân thường thương vong ngày càng gia tăng. Thương vong đáng kể của quân đội Israel trong bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng sẽ thử thách quyết tâm của chính họ.

Về công tác chuẩn bị quân sự, Israel đã tập trung lực lượng gần biên giới với Gaza. Khoảng 300.000 quân dự bị đã được huy động cùng với lực lượng thường trực hơn 160.000 người.

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Binh sĩ Israel tuần tra khu vực xảy ra vụ tấn công khiến hơn 260 người thiệt mạng tại lễ hội âm nhạc

Chúng tôi đã nói chuyện với một số quân nhân dự bị mới đến miền nam - tinh thần của họ có vẻ cao và họ sẵn sàng chiến đấu.

Nissim đang ở Sri Lanka khi lần đầu tiên nghe tin về cuộc tấn công của Hamas, nhưng đã đáp chuyến bay đầu tiên trở lại Israel để gia nhập đơn vị của mình. “Đây là nhà của chúng tôi. Chúng tôi phải chiến đấu vì nó,” anh nói.

Shuki rời bỏ công việc bán hàng của mình ngay lập tức. “Chúng tôi mong muốn có hòa bình,” ông nói với tôi. "Thật không may, điều đó là không thể. Chúng tôi yêu cuộc sống nên chúng tôi cần đấu tranh để giành quyền sống."

Israel dường như đoàn kết trong nhu cầu hành động, nhưng thời gian đang trôi qua trong khi họ chờ lệnh chiến đấu. Quân đợi càng lâu thì càng khó duy trì tinh thần và sự sẵn sàng.

Cảnh báo của Israel đối với người Palestine sống ở Gaza hãy chạy trốn về phía nam là dấu hiệu cho thấy giai đoạn tiếp theo của hoạt động quân sự của nước này sắp xảy ra.

Sự chuẩn bị cho cuộc tấn công

Nhiệm vụ đầu tiên của Israel là bảo vệ lãnh thổ của mình và tiêu diệt, hoặc bắt giữ và thẩm vấn các chiến binh Hamas đã vượt biên giới, giết chết hơn 1.300 người và bắt cóc ít nhất 150 người.

Israel đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội nhắm vào cơ sở hạ tầng và hệ thống quân sự của Hamas. Trong sáu ngày qua, lực lượng không quân của nước này đã thả hơn 6.000 quả bom xuống Gaza. Để so sánh, các đồng minh Nato đã thả 7.700 quân trong toàn bộ cuộc chiến ở Libya năm 2011.

Cho đến nay, hơn 1.500 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích ở Gaza.

Bản thân kế hoạch xâm lược sẽ là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, nhưng Israel đã chuẩn bị sẵn sàng trong nhiều năm. Họ đang huấn luyện quân đội tại một trung tâm tác chiến đô thị trị giá hàng triệu đô la ở phía nam, được mệnh danh là Gaza thu nhỏ.

Ở đó, họ đã học được cách chiến đấu qua một mê cung gồm những tòa nhà và đường hầm chật cứng mà Hamas được cho là đã xây dựng hơn 1.000 tòa nhà trong đó.

Yakov Katz, cựu biên tập viên của tờ Jerusalem Post và là tác giả của nhiều cuốn sách về quân đội Israel, cho biết quân đội đã được cơ cấu để hoạt động cho chính mục đích này trong các lữ đoàn chuyên dụng - kết hợp các kỹ sư với máy ủi bọc thép làm việc cùng với xe tăng và bộ binh.

Chiến trường đô thị và đường hầm

Thiếu tướng Yakov Amidror - cựu chỉ huy IDF và cố vấn an ninh quốc gia - thừa nhận việc chiến đấu với Hamas sẽ khó khăn. Ông nói, Hamas sẽ đặt bẫy bom và thiết bị nổ cải tiến tại các lối vào và dọc theo những con đường hẹp.

Israel tin rằng Hamas có khoảng 30.000 quân. Vũ khí của họ bao gồm súng trường tự động, lựu đạn phóng tên lửa và tên lửa chống tăng - một số có nguồn gốc từ Nga như Kornets và Fagots.

Hamas cũng vẫn còn có kho dự trữ tên lửa lớn mà họ đã bắn vào Israel. Yakov Katz cho biết Hamas cũng đã sản xuất drone nhỏ- bao gồm cả drone tự sát. Ông nói rằng Hamas cũng có thể có nguồn cung cấp hạn chế tên lửa đất đối không tầm ngắn. Thứ họ không có là xe bọc thép, xe tăng và pháo binh - không giống như Israel.

Tuy nhiên, thách thức đối với Israel sẽ là giao tranh cận chiến tại các khu đô thị đông dân cư.

Israel có các đội chuyên gia về chiến tranh đường hầm, bao gồm một đơn vị kỹ thuật tên là Yahalom và Oketz chuyên chiến đấu với sự tham gia của chó.

Ông Katz nói rằng quân đội Israel sẽ tránh đi vào đường hầm trừ khi họ phải làm vậy, đặc biệt là vì Hamas sẽ hiểu rõ hơn về chúng. Thay vào đó, các đường hầm sẽ bị phá hủy bằng cách đổ chất nổ xuống.

Số phận các con tin

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mục tiêu đã nêu của Israel là tiêu diệt Hamas

Số phận của các con tin bị bắt từ Israel sẽ làm phức tạp thêm bất kỳ cuộc tấn công trên bộ nào.

Thiếu tướng Gilead đã tham gia vào các cuộc đàm phán dẫn đến việc trả tự do cho một người lính Israel, Gilad Shalit, người đã bị Hamas giam giữ trong 5 năm từ 2006 đến 2011. Cuối cùng, ông đã được đổi lấy hơn 1.000 tù nhân Palestine.

Thiếu tướng Gilead cho biết mặc dù quân đội cần phải xem xét số phận của họ nhưng "nếu chúng ta không làm điều gì đó cụ thể, chúng ta có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn".

Nhưng Thiếu tướng Amidror nói rằng các con tin sẽ không ngăn cản bất kỳ hành động nào. "Chúng tôi sẽ chiến đấu với Hamas đến cùng và chúng tôi sẽ phải tìm ra những con tin đó trong chiến dịch."

Mục đích của Israel là gì?

Mục tiêu đã nêu của Israel là tiêu diệt Hamas.

Thiếu tướng Gilead, người đã phục vụ trong IDF trong 30 năm, nói rằng điều đó vượt xa các hoạt động trước đây của Israel ở Gaza, vốn "chủ yếu là ngăn chặn".

Lần này ông nói "chúng ta cần phải làm điều gì đó ấn tượng hơn nhiều". Ông tin rằng hành động quân sự quyết đoán cũng sẽ ngăn cản các kẻ thù khác của Israel trong khu vực - cụ thể là Hezbollah và Iran.

Ông Katz tin rằng các mục tiêu của Israel sẽ thực tế hơn - đảm bảo rằng Hamas sẽ không bao giờ có đủ khả năng quân sự để tấn công Israel nữa. Ông nói rằng Israel "không muốn tái chiếm Gaza và phải chăm sóc hai triệu người thù địch với nó".

Tuy nhiên, lịch sử gần đây cho thấy các cuộc xâm lược hiếm khi diễn ra theo đúng kế hoạch.

Ngay cả quân đội tiên tiến nhất thế giới cũng có thể sớm sa lầy - hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với Mỹ ở Iraq và Afghanistan, và gần đây hơn là Nga ở Ukraine.

Trung tướng Tom Beckett thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược cho biết, một hoạt động quân sự bên trong Gaza, chỉ dài 25 dặm (40 km), không ở quy mô đó nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng.

"Trên thực tế, không có lựa chọn tốt nào cho một cuộc tấn công trên bộ của Israel ở Gaza. Cho dù chiến dịch này có thành công đến đâu trong việc đánh bại Hamas với tư cách là một tổ chức quân sự, mệnh lệnh chính trị của Hamas và sự ủng hộ của người dân đối với cuộc kháng chiến sẽ tiếp tục."

"Israel hoặc tái chiếm Gaza để kiểm soát khu vực này hoặc bằng cách rút lui sau một cuộc tấn công, nhượng lại vùng đất cho những người mà kháng chiến là tồn tại."


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 1 of 2 1, 2  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum