Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
Page 1 of 1 • Share
Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
BBC News, Tiếng Việt
Alexei Navalny: Lãnh đạo phe đối lập Nga chết trong tù
Alexei Navalny là thủ lĩnh phe đối lập nổi bật nhất của Nga thời gian gần đây
16.02.2024
Lãnh đạo đối lập nổi bật nhất của Nga trong thập niên qua, ông Alexei Navalny, đã chết trong nhà tù ở Vành đai Bắc Cực, cơ quan quản lý nhà tù cho biết.
Được coi là người chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin gay gắt nhất, ông Navalny đang thụ án 19 năm tù trong một bản án được cho là có động cơ chính trị.
Ông được chuyển đến nhà tù gần Bắc Cực, nơi được coi là một trong những trại giam khắc nghiệt nhất vào cuối năm ngoái.
Theo Cơ quan quản lý nhà tù ở quận Yamalo-Nenets, ông “cảm thấy không khỏe” sau khi đi dạo vào hôm nay 16/2.
Thông cáo cho biết ông Navalny "gần như bất tỉnh ngay lập tức", sau đó một đội y tế khẩn cấp đã được gọi đến lập tức và cố gắng hồi sức cho ông nhưng không thành công.
Mỹ nói Nga sẽ phải đối mặt với 'hậu quả' nếu Navalny chết
Alexei Navalny: Lãnh đạo đối lập Nga 'bị đầu độc'
Những kẻ thù của Putin, như Prigozhin, hứng chịu số phận bí ẩn
"Các bác sĩ cấp cứu thông báo tù nhân đã chết. Nguyên nhân cái chết đang được xác định."
Luật sư Leonid Solovyov, đại diện của ông Navalny, nói với truyền thông Nga rằng ông sẽ chưa bình luận gì. Trong khi đó, Leonid Volkov, trợ lý thân cận của ông, đã viết trên mạng xã hội X: "Chính quyền Nga công bố lời thú nhận rằng họ đã giết Alexei Navalny trong tù. Chúng tôi không có cách nào để xác nhận hoặc chứng minh điều này có đúng không."
Chỉ vài phút sau khi cơ quan quản lý nhà tù công bố cái chết của ông Navalny, cộng đồng quốc tế đã ca ngợi lòng dũng cảm của ông, đối thủ trong nước lớn nhất của Tổng thống Vladimir Putin.
Pháp cho biết ông đã phải trả giá bằng mạng sống vì chống lại "sự áp bức" của Nga trong khi Ngoại trưởng Na Uy nói rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.
Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, chỉ nói rằng cái chết của Navalny đã được "báo cáo với tổng thống", người đang có chuyến thăm thành phố Chelyabinsk.
Trước đó, vào tháng 8/2020, ông Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông đang trên đường đến Siberia.
Ông suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến Đức để chữa trị.
Ông Alexei Navalny sinh năm 1976, từng là thủ lĩnh của Đảng Tương lai nước Nga từ năm 2019 đến 2021.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
Người Việt Daily News
16.02.2024
Navalny, kẻ thù không đội trời chung của Putin, chết trong tù
Nhà đối lập chính trị Alexei Navalny, ở Moscow, Nga, ngày 9 Tháng Chín, 2013 (Hình: Vasily MAXIMOV/AFP/Getty Images)
MOSCOW, Nga (NV) – Alexei Navalny, kẻ thù không đội trời chung của Tổng Thống Nga Vladimir Putin, người vận động chống tham nhũng trong chính quyền và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ chống Điện Kremlin, qua đời trong tù hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Hai. Ông được 47 tuổi, theo hãng tin AP.
Navalny, đang thụ án 19 năm vì phạm tội cực đoan, cảm thấy không khỏe sau khi đi dạo, theo Cơ Quan Tòa Án Liên Bang Nga, sau đó ông bất tỉnh. Xe cấp cứu tới nơi cố gắng cứu sống Navalny, nhưng ông không qua khỏi. Cơ quan tòa án cho biết nguyên nhân cái chết “đang được điều tra.”
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông Putin được loan báo về cái chết của Navalny và cơ quan quản lý nhà tù sẽ điều tra sự việc theo các thủ tục tiêu chuẩn.
Navalny ngồi tù từ Tháng Giêng 2021, khi ông quay về Moscow sau khi bình phục sức khỏe ở Đức sau vụ đầu độc chất độc thần kinh mà ông đổ lỗi là do Điện Kremlin làm. Trước khi bị bắt, ông từng vận động chống tham nhũng, tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn chống Điện Kremlin và tranh cử vào các cơ quan công quyền.
Từ lúc đó, ông phải lãnh ba bản án tù, tất cả đều bị Navalny bác bỏ nói rằng các bản án đều có động lực chính trị.
Ngay sau khi cái chết của Navalny được loan báo, mạng xã hội SOTA của Nga lan truyền những hình ảnh về chính khách đối lập được cho là vừa ra tòa ngày hôm qua. Trong đoạn phim, người ta thấy Navalny đứng lên và cười đùa với thẩm phán trong băng thu hình.
Navalny được di lý tới một khu vực nhà tù hình sự “theo chế độ đặc biệt” hồi Tháng Mười Hai từ một nhà tù ở miền Trung nước Nga – đây là nhà tù có cấp độ an ninh cao nhất trong số các nhà tù của Nga – nằm ở phía trên Vòng Bắc Cực.
Những người thân cận của ông chỉ trích việc chuyển tới một khu vực giam giữ ở thị trấn Kharp, nằm trong khu vực cách Moscow khoảng 1,900 kilometer (1,200 dặm) về phía Đông Bắc, là một hành động khác nhằm trừ khử Navalny để bịt đầu mối.
Ở nước Nga của Putin, các đối thủ chính trị thường lụn bại trong những tranh chấp bè phái hoặc phải sống lưu vong sau khi ngồi tù, hoặc bị cho là bị chuốc độc dược hay phải nhận lãnh những kiểu đàn áp tàn khốc khác. Nhưng Navalny ngày càng can trường hơn và đạt tới đỉnh cao của phe đối lập nhờ lòng can đảm, gan dạ và sự hiểu biết tinh tường về cách thức mà truyền thông xã hội có thể phá vỡ sự ngột ngạt mà các hãng tin độc lập của Điện Kremlin tạo nên.
Navalny từng đối diện với mọi thất bại – cho dù đó là hành hung hay cầm tù – với sự tận tâm mãnh liệt, đối diện với hiểm nguy bằng sự hóm hỉnh đầy mỉa mai. Điều đó đã đẩy Navalny tiến tới một nước cờ táo bạo và định mệnh đó là từ Đức trở về Nga rồi bị bắt bớ.
Navalny sinh quán tại Butyn, cách Moscow khoảng 40 kilometer (25 dặm). Ông tốt nghiệp với văn bằng luật của đại học People’s Friendship University năm 1998 và nhận học bổng tại đại học Yale University năm 2010.
Ông thu hút công chúng bằng cách tập trung vào tình trạng tham nhũng trong mối liên hệ mờ ám giữa các chính khách và doanh nghiệp ở Nga; một trong những hành động sơ khởi của ông là mua cổ phần của các công ty dầu khí Nga để trở thành cổ đông tích cực và thúc đẩy sự minh bạch.
Bằng cách tập trung vào tham nhũng, chiến lược của Navalny khiến cho nhiều người Nga cảm nhận được họ bị lừa dối, và ông cũng tạo ra tiếng vang mạnh mẽ hơn những bận tâm mang tính trừu tượng và triết học hơn về lý tưởng của dân chủ và nhân quyền.
Navalny bị kết án năm 2013 về tội tham ô trong vụ án mà ông gọi là một vụ truy tố có động lực chính trị và bị kết án năm năm tù, nhưng văn phòng công tố sau đó bất chợt yêu cầu trả tự do cho Navalny trong khi chờ kháng cáo. Tòa án cấp cao hơn sau đó tuyên phạt Navalny án treo.
Một ngày trước khi tuyên án, Navalny ghi danh ứng cử vào chức vụ thị trưởng Moscow. Phe đối lập coi việc trả tự do cho Navalny là kết quả của các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại bản án của ông tại thủ đô, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng đó là do nhà cầm quyền mong muốn tăng thêm tính hợp pháp cho cuộc bầu cử thị trưởng.
Navalny về nhì trong cuộc tranh cử, màn trình diễn xuất chúng trước viên chức đương nhiệm được bộ máy chính trị của Putin chống lưng và nổi danh vì cải tiến hạ tầng cơ sở và mỹ quan của thủ đô.
Danh tiếng của Navalny ngày càng tăng lên sau khi chính khách có sức lôi cuốn hàng đầu, Boris Nemtsov, bị bắn chết vào năm 2015 trên một cây cầu gần Điện Kremlin.
Cứ mỗi lần Putin nói về Navalny, ông luôn luôn chú ý không bao giờ nhắc tới cái tên nhà hoạt động này, gọi Navalny là “kẻ đó” hoặc diễn đạt tương tự, rõ ràng là để làm giảm tầm quan trọng của Navalny.
Ngay cả trong nhóm đối lập, Navalny thường bị coi là có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa quá mức khi ủng hộ quyền của dân tộc thiểu số Nga – ông ủng hộ việc Moscow sáp nhập Bán Đảo Crimea vào năm 2014 dẫu cho phần lớn các quốc gia đều coi đó là phi pháp – nhưng ông hầu như có thể gạt bỏ sự dè dặt đó với sức mạnh của các cuộc điều tra do Quỹ Phòng Chống Tham Nhũng do ông lãnh đạo tiến hành.
Mặc dù các băng tần truyền hình quốc doanh chẳng coi Navalny ra gì, nhưng cuộc điều tra của ông lại gây được tiếng vang với dân Nga trẻ tuổi từ các đoạn phim trên YouTube và các bài viết trên trang mạng cũng như trương mục mạng xã hội của ông. Chiến lược này giúp ông tiếp cận những vùng sâu trong đất liền cách xa các trung tâm chính trị và văn hóa của Moscow và St. Petersburg, sau đó thiết lập một mạng lưới văn phòng địa phương mạnh mẽ.
Công việc của ông mở rộng từ việc tập trung vào nạn tham nhũng cho tới lên án toàn diện hệ thống chính trị dưới thời Putin, người lãnh đạo nước Nga trong hơn hai thập niên. Ông là nhân vật trung tâm trong các cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có chống lại kết quả bầu cử quốc gia không minh bạch cũng như loại trừ các ứng cử viên độc lập.
Navalny hiểu rằng ông có thể thu hút sự chú ý bằng lời lẽ súc tích và hình ảnh cương trực. Mô tả của ông về bàn tay quyền lực của Putin đó là một Nước Nga Thống Nhất có “đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” ngay lập tức được nhiều người biết tới; một cuộc điều tra kéo dài liên quan tới tư dinh xa hoa ở vùng nông thôn của Thủ Tướng lúc bấy giờ là Dmitry Medvedev tập trung vào căn nhà cho vịt có đầy đủ tiện nghi trong khu phức hợp. Chẳng bao lâu, món đồ chơi hình dạng con vịt màu vàng vui nhộn trở thành hình thức phổ biến để chế giễu thủ tướng.
Trong lúc đang lãnh án tù vào năm 2019 vì dính líu tới một cuộc biểu tình chống bầu cử, Navalny được đưa đi bệnh viện vì một căn bệnh mà giới chức cho rằng đó là phản ứng do dị ứng, nhưng một số bác sĩ nói đó trông như là bị ngộ độc.
Một năm sau, vào ngày 20 Tháng Tám 2020, ông lâm bệnh nặng trên chuyến bay tới Moscow từ thành phố Tomsk tại Siberia, nơi ông đang sắp xếp các ứng cử viên phe đối lập. Navalny ngã quỵ ở lối đi trong lúc trở về từ phòng tắm, phi cơ phải hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk, nơi ông phải nằm viện hai ngày trong lúc những người ủng hộ van nài các bác sĩ cho phép Navalny đi Đức điều trị.
Khi tới Đức, các bác sĩ xác định Navalny bị đầu độc bằng chủng Novichok – tương tự loại độc chất thần kinh suýt lấy mạng cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông tại Anh Quốc năm 2018 và dẫn tới cái chết của một phụ nữ khác.
Navalny được làm cho hôn mê trong khoảng hai tuần để chữa trị, sau đó phải nỗ lực để phục hồi khả năng nói và cử động trong vài tuần sau đó. Buổi nói chuyện đầu tiên của Navalny trong lúc bình phục cho thấy sự dí dỏm đầy thách thức của ông – một bài viết trên Instagram nói rằng thở bằng hơi thở của chính mình là “một cách hay ho bị nhiều người đánh giá thấp. Hãy làm thử đi.”
Điện Kremlin kịch liệt bác bỏ cáo buộc âm mưu đầu độc, nhưng Navalny thách thức sự phủ nhận này bằng một hành động táo bạo – một cuộc điện thoại chơi khăm. Navalny công bố đoạn ghi âm cuộc gọi mà ông nói rằng ông gọi cho một thành viên được cho là thuộc nhóm sĩ quan Cơ Quan An Ninh Liên Bang, hay còn gọi là FSB, người này cố tình thực hiện vụ đầu độc và sau đó cố gắng ém nhẹm nó. FSB bác bỏ và nói đoạn ghi âm là giả mạo.
Nán lại ngoại quốc không phải là bản chất của ông. Navalny và vợ lên phi cơ bay về Moscow vào ngày 17 Tháng Giêng 2021. Khi tới nơi, ông nói với các nhà báo đang chờ rằng ông rất vui khi được hồi hương và đi bộ tới khu kiểm soát số thông hành rồi bị bắt giam. Chỉ trong vòng hơn hai tuần, Navalny bị xét xử, kết tội và bị kết án hai năm rưỡi tù giam.
Những vụ bắt giữ và tuyên án này làm dấy lên những cuộc biểu tình ầm ĩ lan tới tận những ngõ ngách xa xôi nhất của Nga và đã có hơn 10,000 người bị cảnh sát giam giữ.
Là một phần của cuộc đàn áp lớn chống lại phe đối lập sau đó, một tòa án tại Moscow trong năm 2021 quy kết Tổ Chức Chống Tham Nhũng của Navalny và khoảng 40 văn phòng khu vực của tổ chức ra ngoài vòng pháp luật và cho là cực đoan, một phán quyết làm cho các thành viên trong nhóm chính trị của ông bị truy tố.
Khi Putin đưa quân xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai 2022, Navalny kịch liệt lên án cuộc chiến trong các bài viết trên mạng xã hội từ trong tù và trong các lần ra tòa.
Chưa đầy một tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, ông bị kết án thêm chín năm tù vì tội tham ô và coi thường tòa án trong một vụ án mà ông và những người ủng hộ ông bác bỏ và nói là bịa đặt. Các nhà điều tra ngay lập tức mở một cuộc điều tra mới, và vào Tháng Tám 2023, Navalny bị kết án về tội cực đoan và bị kết án 19 năm tù.
Ngoài vợ, Navalny còn có một con trai và một con gái. (TTHN)
16.02.2024
Navalny, kẻ thù không đội trời chung của Putin, chết trong tù
Nhà đối lập chính trị Alexei Navalny, ở Moscow, Nga, ngày 9 Tháng Chín, 2013 (Hình: Vasily MAXIMOV/AFP/Getty Images)
MOSCOW, Nga (NV) – Alexei Navalny, kẻ thù không đội trời chung của Tổng Thống Nga Vladimir Putin, người vận động chống tham nhũng trong chính quyền và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ chống Điện Kremlin, qua đời trong tù hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Hai. Ông được 47 tuổi, theo hãng tin AP.
Navalny, đang thụ án 19 năm vì phạm tội cực đoan, cảm thấy không khỏe sau khi đi dạo, theo Cơ Quan Tòa Án Liên Bang Nga, sau đó ông bất tỉnh. Xe cấp cứu tới nơi cố gắng cứu sống Navalny, nhưng ông không qua khỏi. Cơ quan tòa án cho biết nguyên nhân cái chết “đang được điều tra.”
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông Putin được loan báo về cái chết của Navalny và cơ quan quản lý nhà tù sẽ điều tra sự việc theo các thủ tục tiêu chuẩn.
Navalny ngồi tù từ Tháng Giêng 2021, khi ông quay về Moscow sau khi bình phục sức khỏe ở Đức sau vụ đầu độc chất độc thần kinh mà ông đổ lỗi là do Điện Kremlin làm. Trước khi bị bắt, ông từng vận động chống tham nhũng, tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn chống Điện Kremlin và tranh cử vào các cơ quan công quyền.
Từ lúc đó, ông phải lãnh ba bản án tù, tất cả đều bị Navalny bác bỏ nói rằng các bản án đều có động lực chính trị.
Ngay sau khi cái chết của Navalny được loan báo, mạng xã hội SOTA của Nga lan truyền những hình ảnh về chính khách đối lập được cho là vừa ra tòa ngày hôm qua. Trong đoạn phim, người ta thấy Navalny đứng lên và cười đùa với thẩm phán trong băng thu hình.
Navalny được di lý tới một khu vực nhà tù hình sự “theo chế độ đặc biệt” hồi Tháng Mười Hai từ một nhà tù ở miền Trung nước Nga – đây là nhà tù có cấp độ an ninh cao nhất trong số các nhà tù của Nga – nằm ở phía trên Vòng Bắc Cực.
Những người thân cận của ông chỉ trích việc chuyển tới một khu vực giam giữ ở thị trấn Kharp, nằm trong khu vực cách Moscow khoảng 1,900 kilometer (1,200 dặm) về phía Đông Bắc, là một hành động khác nhằm trừ khử Navalny để bịt đầu mối.
Ở nước Nga của Putin, các đối thủ chính trị thường lụn bại trong những tranh chấp bè phái hoặc phải sống lưu vong sau khi ngồi tù, hoặc bị cho là bị chuốc độc dược hay phải nhận lãnh những kiểu đàn áp tàn khốc khác. Nhưng Navalny ngày càng can trường hơn và đạt tới đỉnh cao của phe đối lập nhờ lòng can đảm, gan dạ và sự hiểu biết tinh tường về cách thức mà truyền thông xã hội có thể phá vỡ sự ngột ngạt mà các hãng tin độc lập của Điện Kremlin tạo nên.
Navalny từng đối diện với mọi thất bại – cho dù đó là hành hung hay cầm tù – với sự tận tâm mãnh liệt, đối diện với hiểm nguy bằng sự hóm hỉnh đầy mỉa mai. Điều đó đã đẩy Navalny tiến tới một nước cờ táo bạo và định mệnh đó là từ Đức trở về Nga rồi bị bắt bớ.
Navalny sinh quán tại Butyn, cách Moscow khoảng 40 kilometer (25 dặm). Ông tốt nghiệp với văn bằng luật của đại học People’s Friendship University năm 1998 và nhận học bổng tại đại học Yale University năm 2010.
Ông thu hút công chúng bằng cách tập trung vào tình trạng tham nhũng trong mối liên hệ mờ ám giữa các chính khách và doanh nghiệp ở Nga; một trong những hành động sơ khởi của ông là mua cổ phần của các công ty dầu khí Nga để trở thành cổ đông tích cực và thúc đẩy sự minh bạch.
Bằng cách tập trung vào tham nhũng, chiến lược của Navalny khiến cho nhiều người Nga cảm nhận được họ bị lừa dối, và ông cũng tạo ra tiếng vang mạnh mẽ hơn những bận tâm mang tính trừu tượng và triết học hơn về lý tưởng của dân chủ và nhân quyền.
Navalny bị kết án năm 2013 về tội tham ô trong vụ án mà ông gọi là một vụ truy tố có động lực chính trị và bị kết án năm năm tù, nhưng văn phòng công tố sau đó bất chợt yêu cầu trả tự do cho Navalny trong khi chờ kháng cáo. Tòa án cấp cao hơn sau đó tuyên phạt Navalny án treo.
Một ngày trước khi tuyên án, Navalny ghi danh ứng cử vào chức vụ thị trưởng Moscow. Phe đối lập coi việc trả tự do cho Navalny là kết quả của các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại bản án của ông tại thủ đô, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng đó là do nhà cầm quyền mong muốn tăng thêm tính hợp pháp cho cuộc bầu cử thị trưởng.
Navalny về nhì trong cuộc tranh cử, màn trình diễn xuất chúng trước viên chức đương nhiệm được bộ máy chính trị của Putin chống lưng và nổi danh vì cải tiến hạ tầng cơ sở và mỹ quan của thủ đô.
Danh tiếng của Navalny ngày càng tăng lên sau khi chính khách có sức lôi cuốn hàng đầu, Boris Nemtsov, bị bắn chết vào năm 2015 trên một cây cầu gần Điện Kremlin.
Cứ mỗi lần Putin nói về Navalny, ông luôn luôn chú ý không bao giờ nhắc tới cái tên nhà hoạt động này, gọi Navalny là “kẻ đó” hoặc diễn đạt tương tự, rõ ràng là để làm giảm tầm quan trọng của Navalny.
Ngay cả trong nhóm đối lập, Navalny thường bị coi là có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa quá mức khi ủng hộ quyền của dân tộc thiểu số Nga – ông ủng hộ việc Moscow sáp nhập Bán Đảo Crimea vào năm 2014 dẫu cho phần lớn các quốc gia đều coi đó là phi pháp – nhưng ông hầu như có thể gạt bỏ sự dè dặt đó với sức mạnh của các cuộc điều tra do Quỹ Phòng Chống Tham Nhũng do ông lãnh đạo tiến hành.
Mặc dù các băng tần truyền hình quốc doanh chẳng coi Navalny ra gì, nhưng cuộc điều tra của ông lại gây được tiếng vang với dân Nga trẻ tuổi từ các đoạn phim trên YouTube và các bài viết trên trang mạng cũng như trương mục mạng xã hội của ông. Chiến lược này giúp ông tiếp cận những vùng sâu trong đất liền cách xa các trung tâm chính trị và văn hóa của Moscow và St. Petersburg, sau đó thiết lập một mạng lưới văn phòng địa phương mạnh mẽ.
Công việc của ông mở rộng từ việc tập trung vào nạn tham nhũng cho tới lên án toàn diện hệ thống chính trị dưới thời Putin, người lãnh đạo nước Nga trong hơn hai thập niên. Ông là nhân vật trung tâm trong các cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có chống lại kết quả bầu cử quốc gia không minh bạch cũng như loại trừ các ứng cử viên độc lập.
Navalny hiểu rằng ông có thể thu hút sự chú ý bằng lời lẽ súc tích và hình ảnh cương trực. Mô tả của ông về bàn tay quyền lực của Putin đó là một Nước Nga Thống Nhất có “đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” ngay lập tức được nhiều người biết tới; một cuộc điều tra kéo dài liên quan tới tư dinh xa hoa ở vùng nông thôn của Thủ Tướng lúc bấy giờ là Dmitry Medvedev tập trung vào căn nhà cho vịt có đầy đủ tiện nghi trong khu phức hợp. Chẳng bao lâu, món đồ chơi hình dạng con vịt màu vàng vui nhộn trở thành hình thức phổ biến để chế giễu thủ tướng.
Trong lúc đang lãnh án tù vào năm 2019 vì dính líu tới một cuộc biểu tình chống bầu cử, Navalny được đưa đi bệnh viện vì một căn bệnh mà giới chức cho rằng đó là phản ứng do dị ứng, nhưng một số bác sĩ nói đó trông như là bị ngộ độc.
Một năm sau, vào ngày 20 Tháng Tám 2020, ông lâm bệnh nặng trên chuyến bay tới Moscow từ thành phố Tomsk tại Siberia, nơi ông đang sắp xếp các ứng cử viên phe đối lập. Navalny ngã quỵ ở lối đi trong lúc trở về từ phòng tắm, phi cơ phải hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk, nơi ông phải nằm viện hai ngày trong lúc những người ủng hộ van nài các bác sĩ cho phép Navalny đi Đức điều trị.
Khi tới Đức, các bác sĩ xác định Navalny bị đầu độc bằng chủng Novichok – tương tự loại độc chất thần kinh suýt lấy mạng cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông tại Anh Quốc năm 2018 và dẫn tới cái chết của một phụ nữ khác.
Navalny được làm cho hôn mê trong khoảng hai tuần để chữa trị, sau đó phải nỗ lực để phục hồi khả năng nói và cử động trong vài tuần sau đó. Buổi nói chuyện đầu tiên của Navalny trong lúc bình phục cho thấy sự dí dỏm đầy thách thức của ông – một bài viết trên Instagram nói rằng thở bằng hơi thở của chính mình là “một cách hay ho bị nhiều người đánh giá thấp. Hãy làm thử đi.”
Điện Kremlin kịch liệt bác bỏ cáo buộc âm mưu đầu độc, nhưng Navalny thách thức sự phủ nhận này bằng một hành động táo bạo – một cuộc điện thoại chơi khăm. Navalny công bố đoạn ghi âm cuộc gọi mà ông nói rằng ông gọi cho một thành viên được cho là thuộc nhóm sĩ quan Cơ Quan An Ninh Liên Bang, hay còn gọi là FSB, người này cố tình thực hiện vụ đầu độc và sau đó cố gắng ém nhẹm nó. FSB bác bỏ và nói đoạn ghi âm là giả mạo.
Nán lại ngoại quốc không phải là bản chất của ông. Navalny và vợ lên phi cơ bay về Moscow vào ngày 17 Tháng Giêng 2021. Khi tới nơi, ông nói với các nhà báo đang chờ rằng ông rất vui khi được hồi hương và đi bộ tới khu kiểm soát số thông hành rồi bị bắt giam. Chỉ trong vòng hơn hai tuần, Navalny bị xét xử, kết tội và bị kết án hai năm rưỡi tù giam.
Những vụ bắt giữ và tuyên án này làm dấy lên những cuộc biểu tình ầm ĩ lan tới tận những ngõ ngách xa xôi nhất của Nga và đã có hơn 10,000 người bị cảnh sát giam giữ.
Là một phần của cuộc đàn áp lớn chống lại phe đối lập sau đó, một tòa án tại Moscow trong năm 2021 quy kết Tổ Chức Chống Tham Nhũng của Navalny và khoảng 40 văn phòng khu vực của tổ chức ra ngoài vòng pháp luật và cho là cực đoan, một phán quyết làm cho các thành viên trong nhóm chính trị của ông bị truy tố.
Khi Putin đưa quân xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai 2022, Navalny kịch liệt lên án cuộc chiến trong các bài viết trên mạng xã hội từ trong tù và trong các lần ra tòa.
Chưa đầy một tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, ông bị kết án thêm chín năm tù vì tội tham ô và coi thường tòa án trong một vụ án mà ông và những người ủng hộ ông bác bỏ và nói là bịa đặt. Các nhà điều tra ngay lập tức mở một cuộc điều tra mới, và vào Tháng Tám 2023, Navalny bị kết án về tội cực đoan và bị kết án 19 năm tù.
Ngoài vợ, Navalny còn có một con trai và một con gái. (TTHN)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
Tại sao bằng mọi giá Putin trừ khử Alexei Navalny?
Thảo Chi – 17 tháng 2, 2024
Saigon Nhỏ
Tưởng nhớ Alexei Navalny tại Ba Lan (ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)
Cái chết đầy mờ ám của nhân vật chính trị đối lập Nga Alexei Navalny tiếp tục gây sốc thế giới. Trong nhiều năm, Alexei Navalny đã dũng cảm đương đầu trực tiếp với Vladimir Putin, chấp nhận hậu quả là bản án 19 năm tù. Rất khó có khả năng Alexei Navalny được thả chừng nào Putin còn nắm quyền nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Theo cơ quan quản lý nhà tù Nga, Navalny đã “bất ngờ ngã gục” khi đi dạo một quãng ngắn trong sân nhà tù, bất tỉnh và chết ngay sau đó. Trong thực tế, chẳng ai biết Alexei Navalny chết như thế nào.
Alexei Navalny đã mang lại điều gì cho nước Nga?
Quyết định giết Navalny của Putin không có gì đáng ngạc nhiên. Đối với Tổng thống Nga, việc khiến Alexei Navalny im lặng một lần và mãi mãi là điều cần phải làm. Putin không thể chịu nổi sự nổi tiếng của Alexei Navalny – người cực kỳ thành công về mặt truyền thông xã hội, đánh bại Kremlin trong trò chơi thông tin, vạch trần hàng loạt hành vi sai trái khủng khiếp của chế độ ở Moscow và “bạch hóa” thông tin cho hàng triệu người trên YouTube và các nền tảng xã hội khác, ngay cả khi Moscow liên tục làm mọi thứ để bịt miệng ông.
Không như bất kỳ nhân vật đối lập nào ở Nga kể từ khi Putin lên nắm quyền gần một phần tư thế kỷ trước, Navalny đã xây dựng được một lượng người ủng hộ vượt xa giới tinh hoa thành thị của Nga. Ông tiếp cận mọi người dân Nga từ mọi nơi trên đất nước, từ công nhân đến kỹ sư công nghệ thông tin, từ dân thường đến giới chuyên gia. Alexei Navalny đặc biệt giỏi trong việc khích lệ giới trẻ Nga, hầu hết vốn dĩ quay lưng lại với chính trị.
Trong xã hội Nga hiện tại, với hầu hết sống trong tâm trạng bối rối, chán nản và thường xuyên bị hù dọa bởi một chế độ đàn áp khốc liệt, Navalny là nhân vật duy nhất có khả năng đoàn kết. Dù chính quyền Nga giam giữ kể từ lúc ông bị bắt khi trở về Nga vào năm 2021, Alexei Navalny vẫn tiếp tục giữ được tầm vóc ảnh hưởng cho đến thời điểm qua đời. Cái chết của Navalny đánh dấu một bước đen tối mới trong quá trình theo đuổi quyền lực một cách tàn nhẫn của Putin.
Trong một thập niên, Alexei Navalny và một nhóm người ủng hộ ngày càng đông đã tìm ra cách để bước qua những trở ngại chính trị mà phe đối lập theo chủ nghĩa tự do ở Nga từ lâu cho rằng không thể vượt nổi. Từ những năm 1990, những người theo chủ nghĩa tự do ở Nga dường như luôn tin rằng chỉ ở những thành phố lớn nhất của Nga – chẳng hạn Moscow và St. Petersburg – nỗ lực thúc đẩy cải cách dân chủ mới thực sự được lắng nghe. Chỉ môi trường đô thị mới có những cộng đồng có tư tưởng tự do quan tâm đến việc xây dựng các thể chế tự do cũng như tạo ra cơ chế kiểm soát và cân bằng dân chủ. Phần còn lại của đất nước chẳng hiểu dân chủ là gì.
Putin, như hầu hết nhà lãnh đạo chuyên quyền ở Moscow trước ông, từ các Sa hoàng đến Stalin, từ lâu luôn công khai tạo ra sự chia rẽ như vậy. Đối với một số người Nga bình thường, chủ nghĩa tự do đồng nghĩa với vô chính phủ. Hậu quả, những người đấu tranh dân chủ dần mất kết nối với chính người dân của họ. Với thực tế rằng tiếng nói của các nhà cải cách dân chủ ít được ủng hộ, nhiều người tin rằng dân Nga chưa sẵn sàng cho dân chủ. Từ đó bắt đầu chiến lược “dân chủ được quản lý” của Putin; rằng chỉ có kẻ mạnh đứng đầu hiểu đất nước mới có khả năng cải cách.
Ở một mức độ nào đó, kinh nghiệm thực tế của nước Nga từ cuối những năm cộng sản đến những năm 2010 đã cho thấy chính sách của Kremlin là “đúng” với thực tế xã hội Nga. Trong giai đoạn perestroika vào những năm 1980, phong trào dân chủ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Khi Liên Xô sụp đổ, chỉ có đảng dân chủ Yabloko thành công trong việc xây dựng một mạng lưới rộng lớn trên đất nước Nga. Tuy nhiên, dù mạnh, Yabloko cũng không thể thu hút được hơn 20% số phiếu bầu vào thời kỳ đỉnh cao những năm 1990. Sau khi Putin lên nắm quyền, hoạt động dân chủ nhanh chóng suy giảm, giúp tái xác nhận rằng những người theo đuổi dân chủ ở Nga, bị cô lập ở các thành phố lớn, đã bị tách rời khỏi nhu cầu và lợi ích của phần còn lại đất nước.
Navalny là nhân vật đối lập đầu tiên phá vỡ lối suy nghĩ như vậy. Kết hợp kỹ năng sử dụng mạng xã hội và sở trường của một luật sư trong việc tìm ra bằng chứng truy tố, cùng với năng khiếu giao tiếp và cảm nhận nhạy bén về những vấn đề mà người Nga bình thường quan tâm, Navalny bắt đầu tấn công chế độ Putin theo những cách mà nhiều người lảng tránh. Bộ phim tài liệu phát trên YouTube năm 2017 của Navalny, “Đừng gọi ông ấy là Dimon”, phơi bày chi tiết tình trạng tham nhũng nghiêm trọng của Thủ tướng Dmitry Medvedev, vốn là cộng sự thân cận của Putin. Sự lan tỏa của bộ phim đã giúp Navalny tổ chức các cuộc biểu tình ở khoảng 100 thành phố và thị trấn trên khắp nước Nga vào năm đó. Tính đến năm 2023, bộ phim đã thu hút hơn 45 triệu lượt xem trên YouTube.
Di sản Alexei Navalny
Năm 2015, sau khi Nga sáp nhập Crimea, ngày càng có nhiều ý kiến đồng thuận rằng bộ máy tuyên truyền Putin đã thành công trong việc gây ảnh hưởng đối với phần lớn giới trẻ, những người còn quá trẻ để nhớ những cải cách dân chủ hỗn loạn và thoáng qua vào những năm 1990 và chưa bao giờ thực sự nếm trải mùi vị không khí dân chủ. Qua nhiều năm truyền bá và cai trị chuyên quyền của Putin, người ta tin rằng Kremlin đã loại bỏ hoàn toàn thế hệ trẻ ra khỏi chính trị. Kremlin muốn nói và luôn nhắc: Các bạn trẻ, hãy tận hưởng lợi ích của nền kinh tế ổn định nhờ giá dầu cao, hãy sống xa hoa khi có thể, hãy chơi bời xả láng, chuyện chính trị để chúng tôi lo.
Tuy nhiên, Tổ chức Chống Tham nhũng của Navalny (FBK – Фонд борьбы с коррупцией) đã chứng minh điều đó không đúng. Giới trẻ Nga rất thèm khát dân chủ. Đám đông thanh thiếu niên tham gia những cuộc biểu tình của Navalny đã trở thành một trong những lực lượng chính của phong trào. Năm 2017, bức ảnh một cảnh sát Nga lôi hai cậu bé xuống từ cột đèn ở Quảng trường Pushkin tại trung tâm Moscow đã trở thành biểu tượng cho những người ủng hộ Navalny trên khắp đất nước. Không chỉ xây dựng thành công một tổ chức chính trị đối lập đầu tiên trong lịch sử hậu Xô Viết, với sự hiện diện rộng rãi nhiều thành phần và thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội, Alexei Navalny cũng thu hút giới trẻ Nga theo những cách mà Kremlin không thể làm được.
Yếu tố quan trọng nhất trong sự hiện diện của Navalny là mạng xã hội, thứ mà tổ chức của ông liên tục khai thác, ngay cả sau khi ông bị bắt vào năm 2021. Nhóm của Navalny liên tục vượt qua những thách thức công nghệ đối với hoạt động chính trị ở “nước Nga của Putin”. Sự hiện diện không thể ngăn cản trên mạng xã hội của Navalny trở nên đặc biệt quan trọng sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, khi Kremlin thực hiện chiến dịch bịt miệng và trục xuất tất cả lực lượng đối lập. Khi chiến tranh bắt đầu, các nhà hoạt động đối lập lưu vong đã phát hiện và áp dụng nhiều chiến lược của tổ chức Navalny.
Ngay cả sau khi bị bắt, tên tuổi Navalny tiếp tục là tâm điểm trong chương trình nghị sự của phe đối lập, không chỉ bởi ông là nhân vật đối lập dễ nhận biết nhất mà còn vì ông là biểu tượng đứng đầu trong việc xây dựng được sự ủng hộ thống nhất, trong lẫn ngoài nước. Cái chết của Navalny một lần nữa đánh dấu chính sách đàn áp tàn bạo của nhà nước Nga trong việc loại bỏ mọi nguồn phản đối. Trong hơn hai thập niên, Putin đã biến ám sát chính trị trở thành một phần chủ lực trong “bộ công cụ” tiêu diệt những kẻ “gây rối” – như nhà báo Anna Politkovskaya hoặc người tố giác Alexander Litvinenko. Putin luôn sử dụng biện pháp này để bịt miệng các đối thủ chính trị như Boris Nemtsov (bị bắn gục năm 2015), và Vladimir Kara-Murza (bị đầu độc hai lần và hiện ở trong tù).
Cái chết của Alexei Navalny là một đòn khủng khiếp đối với những người Nga chống Putin. Sẽ khó tìm được người thay thế có thể thống nhất phe đối lập theo cách tương tự, không chỉ bây giờ mà cả ở giai đoạn tương lai hậu Putin. Dù vậy, Navalny đã để lại một di sản chính trị đáng kể. Tổ chức và những người ủng hộ ông vẫn còn. Đó mới là điều quan trọng. Người ta tin rằng số người chống đối Putin sẽ nhiều hơn và giới trẻ sẽ không ngừng nung nấu một tương lai dân chủ cho đất nước họ.
Thảo Chi – 17 tháng 2, 2024
Saigon Nhỏ
Tưởng nhớ Alexei Navalny tại Ba Lan (ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)
Cái chết đầy mờ ám của nhân vật chính trị đối lập Nga Alexei Navalny tiếp tục gây sốc thế giới. Trong nhiều năm, Alexei Navalny đã dũng cảm đương đầu trực tiếp với Vladimir Putin, chấp nhận hậu quả là bản án 19 năm tù. Rất khó có khả năng Alexei Navalny được thả chừng nào Putin còn nắm quyền nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Theo cơ quan quản lý nhà tù Nga, Navalny đã “bất ngờ ngã gục” khi đi dạo một quãng ngắn trong sân nhà tù, bất tỉnh và chết ngay sau đó. Trong thực tế, chẳng ai biết Alexei Navalny chết như thế nào.
Alexei Navalny đã mang lại điều gì cho nước Nga?
Quyết định giết Navalny của Putin không có gì đáng ngạc nhiên. Đối với Tổng thống Nga, việc khiến Alexei Navalny im lặng một lần và mãi mãi là điều cần phải làm. Putin không thể chịu nổi sự nổi tiếng của Alexei Navalny – người cực kỳ thành công về mặt truyền thông xã hội, đánh bại Kremlin trong trò chơi thông tin, vạch trần hàng loạt hành vi sai trái khủng khiếp của chế độ ở Moscow và “bạch hóa” thông tin cho hàng triệu người trên YouTube và các nền tảng xã hội khác, ngay cả khi Moscow liên tục làm mọi thứ để bịt miệng ông.
Không như bất kỳ nhân vật đối lập nào ở Nga kể từ khi Putin lên nắm quyền gần một phần tư thế kỷ trước, Navalny đã xây dựng được một lượng người ủng hộ vượt xa giới tinh hoa thành thị của Nga. Ông tiếp cận mọi người dân Nga từ mọi nơi trên đất nước, từ công nhân đến kỹ sư công nghệ thông tin, từ dân thường đến giới chuyên gia. Alexei Navalny đặc biệt giỏi trong việc khích lệ giới trẻ Nga, hầu hết vốn dĩ quay lưng lại với chính trị.
Trong xã hội Nga hiện tại, với hầu hết sống trong tâm trạng bối rối, chán nản và thường xuyên bị hù dọa bởi một chế độ đàn áp khốc liệt, Navalny là nhân vật duy nhất có khả năng đoàn kết. Dù chính quyền Nga giam giữ kể từ lúc ông bị bắt khi trở về Nga vào năm 2021, Alexei Navalny vẫn tiếp tục giữ được tầm vóc ảnh hưởng cho đến thời điểm qua đời. Cái chết của Navalny đánh dấu một bước đen tối mới trong quá trình theo đuổi quyền lực một cách tàn nhẫn của Putin.
Trong một thập niên, Alexei Navalny và một nhóm người ủng hộ ngày càng đông đã tìm ra cách để bước qua những trở ngại chính trị mà phe đối lập theo chủ nghĩa tự do ở Nga từ lâu cho rằng không thể vượt nổi. Từ những năm 1990, những người theo chủ nghĩa tự do ở Nga dường như luôn tin rằng chỉ ở những thành phố lớn nhất của Nga – chẳng hạn Moscow và St. Petersburg – nỗ lực thúc đẩy cải cách dân chủ mới thực sự được lắng nghe. Chỉ môi trường đô thị mới có những cộng đồng có tư tưởng tự do quan tâm đến việc xây dựng các thể chế tự do cũng như tạo ra cơ chế kiểm soát và cân bằng dân chủ. Phần còn lại của đất nước chẳng hiểu dân chủ là gì.
Putin, như hầu hết nhà lãnh đạo chuyên quyền ở Moscow trước ông, từ các Sa hoàng đến Stalin, từ lâu luôn công khai tạo ra sự chia rẽ như vậy. Đối với một số người Nga bình thường, chủ nghĩa tự do đồng nghĩa với vô chính phủ. Hậu quả, những người đấu tranh dân chủ dần mất kết nối với chính người dân của họ. Với thực tế rằng tiếng nói của các nhà cải cách dân chủ ít được ủng hộ, nhiều người tin rằng dân Nga chưa sẵn sàng cho dân chủ. Từ đó bắt đầu chiến lược “dân chủ được quản lý” của Putin; rằng chỉ có kẻ mạnh đứng đầu hiểu đất nước mới có khả năng cải cách.
Ở một mức độ nào đó, kinh nghiệm thực tế của nước Nga từ cuối những năm cộng sản đến những năm 2010 đã cho thấy chính sách của Kremlin là “đúng” với thực tế xã hội Nga. Trong giai đoạn perestroika vào những năm 1980, phong trào dân chủ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Khi Liên Xô sụp đổ, chỉ có đảng dân chủ Yabloko thành công trong việc xây dựng một mạng lưới rộng lớn trên đất nước Nga. Tuy nhiên, dù mạnh, Yabloko cũng không thể thu hút được hơn 20% số phiếu bầu vào thời kỳ đỉnh cao những năm 1990. Sau khi Putin lên nắm quyền, hoạt động dân chủ nhanh chóng suy giảm, giúp tái xác nhận rằng những người theo đuổi dân chủ ở Nga, bị cô lập ở các thành phố lớn, đã bị tách rời khỏi nhu cầu và lợi ích của phần còn lại đất nước.
Navalny là nhân vật đối lập đầu tiên phá vỡ lối suy nghĩ như vậy. Kết hợp kỹ năng sử dụng mạng xã hội và sở trường của một luật sư trong việc tìm ra bằng chứng truy tố, cùng với năng khiếu giao tiếp và cảm nhận nhạy bén về những vấn đề mà người Nga bình thường quan tâm, Navalny bắt đầu tấn công chế độ Putin theo những cách mà nhiều người lảng tránh. Bộ phim tài liệu phát trên YouTube năm 2017 của Navalny, “Đừng gọi ông ấy là Dimon”, phơi bày chi tiết tình trạng tham nhũng nghiêm trọng của Thủ tướng Dmitry Medvedev, vốn là cộng sự thân cận của Putin. Sự lan tỏa của bộ phim đã giúp Navalny tổ chức các cuộc biểu tình ở khoảng 100 thành phố và thị trấn trên khắp nước Nga vào năm đó. Tính đến năm 2023, bộ phim đã thu hút hơn 45 triệu lượt xem trên YouTube.
Di sản Alexei Navalny
Năm 2015, sau khi Nga sáp nhập Crimea, ngày càng có nhiều ý kiến đồng thuận rằng bộ máy tuyên truyền Putin đã thành công trong việc gây ảnh hưởng đối với phần lớn giới trẻ, những người còn quá trẻ để nhớ những cải cách dân chủ hỗn loạn và thoáng qua vào những năm 1990 và chưa bao giờ thực sự nếm trải mùi vị không khí dân chủ. Qua nhiều năm truyền bá và cai trị chuyên quyền của Putin, người ta tin rằng Kremlin đã loại bỏ hoàn toàn thế hệ trẻ ra khỏi chính trị. Kremlin muốn nói và luôn nhắc: Các bạn trẻ, hãy tận hưởng lợi ích của nền kinh tế ổn định nhờ giá dầu cao, hãy sống xa hoa khi có thể, hãy chơi bời xả láng, chuyện chính trị để chúng tôi lo.
Tuy nhiên, Tổ chức Chống Tham nhũng của Navalny (FBK – Фонд борьбы с коррупцией) đã chứng minh điều đó không đúng. Giới trẻ Nga rất thèm khát dân chủ. Đám đông thanh thiếu niên tham gia những cuộc biểu tình của Navalny đã trở thành một trong những lực lượng chính của phong trào. Năm 2017, bức ảnh một cảnh sát Nga lôi hai cậu bé xuống từ cột đèn ở Quảng trường Pushkin tại trung tâm Moscow đã trở thành biểu tượng cho những người ủng hộ Navalny trên khắp đất nước. Không chỉ xây dựng thành công một tổ chức chính trị đối lập đầu tiên trong lịch sử hậu Xô Viết, với sự hiện diện rộng rãi nhiều thành phần và thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội, Alexei Navalny cũng thu hút giới trẻ Nga theo những cách mà Kremlin không thể làm được.
Yếu tố quan trọng nhất trong sự hiện diện của Navalny là mạng xã hội, thứ mà tổ chức của ông liên tục khai thác, ngay cả sau khi ông bị bắt vào năm 2021. Nhóm của Navalny liên tục vượt qua những thách thức công nghệ đối với hoạt động chính trị ở “nước Nga của Putin”. Sự hiện diện không thể ngăn cản trên mạng xã hội của Navalny trở nên đặc biệt quan trọng sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, khi Kremlin thực hiện chiến dịch bịt miệng và trục xuất tất cả lực lượng đối lập. Khi chiến tranh bắt đầu, các nhà hoạt động đối lập lưu vong đã phát hiện và áp dụng nhiều chiến lược của tổ chức Navalny.
Ngay cả sau khi bị bắt, tên tuổi Navalny tiếp tục là tâm điểm trong chương trình nghị sự của phe đối lập, không chỉ bởi ông là nhân vật đối lập dễ nhận biết nhất mà còn vì ông là biểu tượng đứng đầu trong việc xây dựng được sự ủng hộ thống nhất, trong lẫn ngoài nước. Cái chết của Navalny một lần nữa đánh dấu chính sách đàn áp tàn bạo của nhà nước Nga trong việc loại bỏ mọi nguồn phản đối. Trong hơn hai thập niên, Putin đã biến ám sát chính trị trở thành một phần chủ lực trong “bộ công cụ” tiêu diệt những kẻ “gây rối” – như nhà báo Anna Politkovskaya hoặc người tố giác Alexander Litvinenko. Putin luôn sử dụng biện pháp này để bịt miệng các đối thủ chính trị như Boris Nemtsov (bị bắn gục năm 2015), và Vladimir Kara-Murza (bị đầu độc hai lần và hiện ở trong tù).
Cái chết của Alexei Navalny là một đòn khủng khiếp đối với những người Nga chống Putin. Sẽ khó tìm được người thay thế có thể thống nhất phe đối lập theo cách tương tự, không chỉ bây giờ mà cả ở giai đoạn tương lai hậu Putin. Dù vậy, Navalny đã để lại một di sản chính trị đáng kể. Tổ chức và những người ủng hộ ông vẫn còn. Đó mới là điều quan trọng. Người ta tin rằng số người chống đối Putin sẽ nhiều hơn và giới trẻ sẽ không ngừng nung nấu một tương lai dân chủ cho đất nước họ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
BBC News, Tiếng Việt
Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
Nhiều người tưởng niệm ông Alexei Navalny
17 tháng 2 2024
Alexei Navalny là người thường chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông từng bị đầu độc và cuối cùng đã chết trong tù.
Ngày 16/2, ông Alexei Navalny – đối thủ trong nước lớn nhất của Tổng thống Vladimir Putin - được thông báo đã qua đời, nguyên nhân còn “đang được làm rõ”.
Trước đó không lâu, Cơ quan quản lý nhà tù khu tự trị Yamalo-Nenets từng thông báo ông “cảm thấy không khỏe”.
Cái chết của ông Navalny, chỉ chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử có thể sẽ đưa ông Putin lên nắm quyền thêm 6 năm, làm dấy lên làn sóng chỉ trích Nga từ phía cộng đồng quốc tế.
Play video, "Hình ảnh cuối của lãnh đạo đối lập Nga Navalny trước khi chết trong tù", Thời lượng 2,24
02:24
Chụp lại video,
Hình ảnh cuối của lãnh đạo đối lập Nga Navalny trước khi chết trong tù
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Navalny, và rằng trách nhiệm của ông Putin là “không thể chối cãi.”
Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu Charles Michel đánh giá ông Navalny đã "hy sinh một cách cao cả nhất" trong cuộc chiến "vì các giá trị tự do và dân chủ.”
Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné cho rằng Navalny đã "trả giá bằng mạng sống của mình để chống lại một hệ thống áp bức" và nói rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.
Cái chết của Navalny còn dẫn đến các cuộc biểu tình và tưởng nhớ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là bên ngoài các đại sứ quán Nga.
Đám đông ở Berlin hô vang: “Đưa Putin ra Tòa án Quốc tế”. Ở London, những người biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nga giơ cao biểu ngữ “Navalny là anh hùng của chúng ta.”
Hơn 100 người giơ cao chân dung của Navalny và đặt hoa tưởng nhớ ông trước tòa nhà Liên Hợp Quốc ở thành phố Geneva.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người đã đến đặt hoa tại các điểm tưởng niệm vừa hình thành ở thành phố Moscow và Saint Petersburg.
Theo một số nguồn tin, hơn 100 người đã bị bắt giữ tại các thành phố của Nga.
Alexei Navalny: Lãnh đạo phe đối lập Nga chết trong tù16 tháng 2 năm 2024
Thủ lĩnh đối lập Nga chống Putin, Navalny, 'bị đầu độc'20 tháng 8 năm 2020
Ứng viên cộng sản đối lập Nga ‘tuyệt thực’17 tháng 9 năm 2018
Phản ứng từ Nga
NGUỒN HÌNH ẢNH,RUSSIA'S CHANNEL ONE TV
Chụp lại hình ảnh,
Một bản tin ở Nga về cái chết của ông Navalny nhưng lại không có hình ảnh của ông
Các phương tiện truyền thông nhà nước Nga thường không dành nhiều thời lượng cho những người chỉ trích chính phủ.
Cái chết của ông Alexei Navalny cũng không phải ngoại lệ.
Trên hai kênh truyền hình nổi tiếng nhất - Channel One và Rossiya 1, phải mất lần lượt 45 và 60 phút sau khi có tin báo thì cái chết của Navalny mới được đề cập tới.
Các bản tin không cho biết ông Navalny là ai hay tại sao ông bị giam giữ.
Tuy nhiên, phản ứng trên mạng xã hội hoàn toàn trái ngược.
Tin tức về cái chết của ông tràn ngập các nền tảng như X (Twitter) và Telegram.
"Nếu đây là sự thật, thì dù với lý do gì, Vladimir Putin có trách nhiệm cá nhân đối với cái chết bất ngờ này," ông Mikhail Khodorkovsky, cựu tài phiệt Nga hiện sống ở London và là người chỉ trích ông Putin, viết trên Telegram.
Trong khi đó, một số nhân vật thân chính phủ ám chỉ rằng phương Tây hoặc phe đối lập Nga, chứ không phải Tổng thống Putin, mới là người hưởng lợi từ cái chết đột ngột của Navalny.
Margarita Simonyan, tổng biên tập của đài RT, nhanh chóng chế giễu phản ứng của phương Tây.
"Tôi không buồn giải thích cho họ hiểu rằng mọi người đã quên [Navalny] từ lâu, rằng việc giết ông ta là vô nghĩa, đặc biệt là trước thềm bầu cử do điều đó sẽ có lợi cho các phe đối lập," bà nói.
Người dẫn chương trình Channel One Anatoly Kuzichev cũng nói rằng ông Navalny đã “bị chính đồng đội của mình lãng quên", và nhận định rằng cái chết của ông Navalny có thể chỉ là "một tai nạn" hoặc có lẽ là một hành động "đâm sau lưng khủng khiếp".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đang “tự phơi bày” chính mình với những phản ứng vội vàng.
"Hiện chưa có giám định pháp y, nhưng phương Tây đã vội vàng kết luận,” bà nói.
Đối đầu với Putin
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Navalny và vợ trong buổi diễu hành năm 2020 tưởng nhớ ông Boris Nemtsov - một người phê phán Moscow bị sát hại
Ông Navalny sinh ngày 4/6/1976 (47 tuổi) tại một ngôi làng ngoại ô Moscow. Năm 1998, ông tốt nghiệp ngành luật của Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga.
Trên nền tảng LiveJournal, ông Navalny và nhóm của mình đã công bố hàng chục kết quả điều tra được củng cố bởi các bản sao kê ngân hàng, tài liệu rò rỉ, bản đồ, biên bản kiểm kê tài sản, hình ảnh và video quay bằng drone.
Dần dần, ông Navalny bắt đầu nổi lên trong nền chính trị Nga với tư cách là nhà hoạt động chống tham nhũng cấp cơ sở.
Một trong những chiến thuật của ông là trở thành cổ đông thiểu số tại các công ty dầu mỏ, ngân hàng, ban ngành, và đặt những câu hỏi khó nhằn về các lỗ hổng trong tài chính nhà nước.
Ngày 9/9/2011, ông Navalny thành lập Tổ chức Chống Tham nhũng (Anti-Corruption Foundation).
Năm 2011 cũng là thời điểm ông Navalny bắt đầu dẫn dắt các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn chống lại Tổng thống Putin.
"Dưới thời [Boris] Yeltsin - tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ của Nga - tham nhũng là vấn đề nhức nhối. Dưới thời Putin, tham nhũng trở nên có hệ thống," ông Navalny viết vào năm 2012.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Navalny bị bắt giữ trong một cuộc tuần hành phản đối ông Putin vào năm 2012
Năm 2017, ông Navalny quyết định tranh cử tổng thống.
"Putin là kẻ đã lấy mất tương lai của nước Nga. Tôi tham gia cuộc bầu cử này để chống lại ông ta," ông tuyên bố.
Ngay sau đó, ông bị cấm tham gia cuộc tổng tuyển cử do từng bị kết án tù treo năm 2014. Theo luật của Nga, người có tiền án không được phép tranh cử.
Ông được nhiều người đánh giá là ứng cử viên duy nhất có cơ hội thách thức Tổng thống Putin.
Bất chấp lệnh cấm, ông tiếp tục vận động tranh cử vào năm 2018.
Hàng loạt ‘tai nạn’
Năm 2017, ông Navalny đã bị bỏng hóa chất ở mắt sau khi bị tấn công bằng thuốc nhuộm Zalyonka bên ngoài văn phòng của mình.
Năm 2019, ông nghi ngờ mình bị đầu độc khi đang ở trong tù do kêu gọi biểu tình trái phép. Sau đó ông được đưa vào bệnh viện với khuôn mặt sưng vù, thương tổn ở mắt và nhiều vết phát ban trên cơ thể.
Vào thời điểm đó, các tin tức cho biết đó là dị ứng - điều mà cả ông Navalny và bác sĩ của ông đều nghi ngờ. Theo ghi nhận chính thức, ông được chẩn đoán là bị “viêm da tiếp xúc”.
Vụ đầu độc diễn ra một năm sau đó đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Ngày 20/ 8/2020, Navalny bất ngờ ngã quỵ trên chuyến bay qua Siberia và được đưa gấp vào bệnh viện Omsk ở Siberia. Sau đó ông được đưa tới Đức điều trị.
NGUỒN HÌNH ẢNH,ALEXEI NAVALNY/INSTAGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Ông Navalny - trong ảnh cùng gia đình - đã được đưa đến Berlin để điều trị sau vụ đầu độc Novichok năm 2020
Tháng 9/2020, chính phủ Đức tiết lộ rằng các cuộc kiểm tra được quân đội thực hiện đã tìm thấy "bằng chứng rõ ràng về chất độc thần kinh Novichok". Đây là một chất độc thần kinh chỉ có quân đội mới có.
Điện Kremlin phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào và bác bỏ kết quả phát hiện này.
Ở tù và chết
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nalvany bị nhốt trong phòng kính tại phiên tòa năm 2021
Sau khi bình phục, ông Navalny trở về Moscow ngày 17 tháng 1 năm 2021 và ngay lập tức bị bắt giữ, theo đúng như dự đoán của ông.
Kể từ đó, ông chưa bao giờ được trả lại tự do.
Người ủng hộ ông đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Nga. Cảnh sát đã đáp trả bằng vũ lực, bắt giữ hàng ngàn người với lý do tham gia các cuộc tụ tập trái phép.
Tháng 3 năm 2022, án phạt của ông Navalny được tăng thêm 9 năm sau khi ông bị kết tội tham ô và coi thường tòa án. Ông được chuyển đến một trại giam mới ở Melekhovo, cách Moscow khoảng 250km về phía đông.
Trong một phiên tòa vào tháng 5/2022, ông Navalny cáo buộc ông Putin phát động một "cuộc chiến ngu ngốc mà không có mục đích hay ý nghĩa gì”.
Tháng 6 năm 2022, đồng minh của ông lên tiếng báo động sau khi phát hiện ông không còn ở nhà tù ở Melekhovo.
Sau đó, cơ quan quản lý nhà tù liên bang thừa nhận ông đã được chuyển đến nhà tù IK-6 khét tiếng, cách Moscow hơn 249km về phía đông. Ông Navalny nói rằng mình liên tục bị biệt giam tại đây.
Vào tháng 9/2022, trong một bài báo trên Washington Post, ông cáo buộc giới tinh hoa Nga có "sự điên cuồng khát máu đối với Ukraine".
Bản án cuối cùng của ông, được các thẩm phán đưa ra vào tháng 8 năm 2023, kéo dài thời hạn tù thành 19 năm.
Bản án khiến ông bị chuyển đến một trại giam được bảo vệ nghiêm ngặt thường dành cho những tội phạm nguy hiểm nhất của Nga.
Đó là trại giam FKU IK-3 ở thị trấn Kharp thuộc huyện Priuralsky, khu tự trị Yamalo-Nenets.
Thời điểm này là 6 tháng trước khi ông chết vào ngày 16/2 vừa qua.
Alexei Navalny: Đối thủ của ông Putin đã làm gì và tại sao lại chết?
Nhiều người tưởng niệm ông Alexei Navalny
17 tháng 2 2024
Alexei Navalny là người thường chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông từng bị đầu độc và cuối cùng đã chết trong tù.
Ngày 16/2, ông Alexei Navalny – đối thủ trong nước lớn nhất của Tổng thống Vladimir Putin - được thông báo đã qua đời, nguyên nhân còn “đang được làm rõ”.
Trước đó không lâu, Cơ quan quản lý nhà tù khu tự trị Yamalo-Nenets từng thông báo ông “cảm thấy không khỏe”.
Cái chết của ông Navalny, chỉ chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử có thể sẽ đưa ông Putin lên nắm quyền thêm 6 năm, làm dấy lên làn sóng chỉ trích Nga từ phía cộng đồng quốc tế.
Play video, "Hình ảnh cuối của lãnh đạo đối lập Nga Navalny trước khi chết trong tù", Thời lượng 2,24
02:24
Chụp lại video,
Hình ảnh cuối của lãnh đạo đối lập Nga Navalny trước khi chết trong tù
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Navalny, và rằng trách nhiệm của ông Putin là “không thể chối cãi.”
Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu Charles Michel đánh giá ông Navalny đã "hy sinh một cách cao cả nhất" trong cuộc chiến "vì các giá trị tự do và dân chủ.”
Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné cho rằng Navalny đã "trả giá bằng mạng sống của mình để chống lại một hệ thống áp bức" và nói rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.
Cái chết của Navalny còn dẫn đến các cuộc biểu tình và tưởng nhớ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là bên ngoài các đại sứ quán Nga.
Đám đông ở Berlin hô vang: “Đưa Putin ra Tòa án Quốc tế”. Ở London, những người biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nga giơ cao biểu ngữ “Navalny là anh hùng của chúng ta.”
Hơn 100 người giơ cao chân dung của Navalny và đặt hoa tưởng nhớ ông trước tòa nhà Liên Hợp Quốc ở thành phố Geneva.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người đã đến đặt hoa tại các điểm tưởng niệm vừa hình thành ở thành phố Moscow và Saint Petersburg.
Theo một số nguồn tin, hơn 100 người đã bị bắt giữ tại các thành phố của Nga.
Alexei Navalny: Lãnh đạo phe đối lập Nga chết trong tù16 tháng 2 năm 2024
Thủ lĩnh đối lập Nga chống Putin, Navalny, 'bị đầu độc'20 tháng 8 năm 2020
Ứng viên cộng sản đối lập Nga ‘tuyệt thực’17 tháng 9 năm 2018
Phản ứng từ Nga
NGUỒN HÌNH ẢNH,RUSSIA'S CHANNEL ONE TV
Chụp lại hình ảnh,
Một bản tin ở Nga về cái chết của ông Navalny nhưng lại không có hình ảnh của ông
Các phương tiện truyền thông nhà nước Nga thường không dành nhiều thời lượng cho những người chỉ trích chính phủ.
Cái chết của ông Alexei Navalny cũng không phải ngoại lệ.
Trên hai kênh truyền hình nổi tiếng nhất - Channel One và Rossiya 1, phải mất lần lượt 45 và 60 phút sau khi có tin báo thì cái chết của Navalny mới được đề cập tới.
Các bản tin không cho biết ông Navalny là ai hay tại sao ông bị giam giữ.
Tuy nhiên, phản ứng trên mạng xã hội hoàn toàn trái ngược.
Tin tức về cái chết của ông tràn ngập các nền tảng như X (Twitter) và Telegram.
"Nếu đây là sự thật, thì dù với lý do gì, Vladimir Putin có trách nhiệm cá nhân đối với cái chết bất ngờ này," ông Mikhail Khodorkovsky, cựu tài phiệt Nga hiện sống ở London và là người chỉ trích ông Putin, viết trên Telegram.
Trong khi đó, một số nhân vật thân chính phủ ám chỉ rằng phương Tây hoặc phe đối lập Nga, chứ không phải Tổng thống Putin, mới là người hưởng lợi từ cái chết đột ngột của Navalny.
Margarita Simonyan, tổng biên tập của đài RT, nhanh chóng chế giễu phản ứng của phương Tây.
"Tôi không buồn giải thích cho họ hiểu rằng mọi người đã quên [Navalny] từ lâu, rằng việc giết ông ta là vô nghĩa, đặc biệt là trước thềm bầu cử do điều đó sẽ có lợi cho các phe đối lập," bà nói.
Người dẫn chương trình Channel One Anatoly Kuzichev cũng nói rằng ông Navalny đã “bị chính đồng đội của mình lãng quên", và nhận định rằng cái chết của ông Navalny có thể chỉ là "một tai nạn" hoặc có lẽ là một hành động "đâm sau lưng khủng khiếp".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đang “tự phơi bày” chính mình với những phản ứng vội vàng.
"Hiện chưa có giám định pháp y, nhưng phương Tây đã vội vàng kết luận,” bà nói.
Đối đầu với Putin
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Navalny và vợ trong buổi diễu hành năm 2020 tưởng nhớ ông Boris Nemtsov - một người phê phán Moscow bị sát hại
Ông Navalny sinh ngày 4/6/1976 (47 tuổi) tại một ngôi làng ngoại ô Moscow. Năm 1998, ông tốt nghiệp ngành luật của Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga.
Trên nền tảng LiveJournal, ông Navalny và nhóm của mình đã công bố hàng chục kết quả điều tra được củng cố bởi các bản sao kê ngân hàng, tài liệu rò rỉ, bản đồ, biên bản kiểm kê tài sản, hình ảnh và video quay bằng drone.
Dần dần, ông Navalny bắt đầu nổi lên trong nền chính trị Nga với tư cách là nhà hoạt động chống tham nhũng cấp cơ sở.
Một trong những chiến thuật của ông là trở thành cổ đông thiểu số tại các công ty dầu mỏ, ngân hàng, ban ngành, và đặt những câu hỏi khó nhằn về các lỗ hổng trong tài chính nhà nước.
Ngày 9/9/2011, ông Navalny thành lập Tổ chức Chống Tham nhũng (Anti-Corruption Foundation).
Năm 2011 cũng là thời điểm ông Navalny bắt đầu dẫn dắt các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn chống lại Tổng thống Putin.
"Dưới thời [Boris] Yeltsin - tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ của Nga - tham nhũng là vấn đề nhức nhối. Dưới thời Putin, tham nhũng trở nên có hệ thống," ông Navalny viết vào năm 2012.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Navalny bị bắt giữ trong một cuộc tuần hành phản đối ông Putin vào năm 2012
Năm 2017, ông Navalny quyết định tranh cử tổng thống.
"Putin là kẻ đã lấy mất tương lai của nước Nga. Tôi tham gia cuộc bầu cử này để chống lại ông ta," ông tuyên bố.
Ngay sau đó, ông bị cấm tham gia cuộc tổng tuyển cử do từng bị kết án tù treo năm 2014. Theo luật của Nga, người có tiền án không được phép tranh cử.
Ông được nhiều người đánh giá là ứng cử viên duy nhất có cơ hội thách thức Tổng thống Putin.
Bất chấp lệnh cấm, ông tiếp tục vận động tranh cử vào năm 2018.
Hàng loạt ‘tai nạn’
Năm 2017, ông Navalny đã bị bỏng hóa chất ở mắt sau khi bị tấn công bằng thuốc nhuộm Zalyonka bên ngoài văn phòng của mình.
Năm 2019, ông nghi ngờ mình bị đầu độc khi đang ở trong tù do kêu gọi biểu tình trái phép. Sau đó ông được đưa vào bệnh viện với khuôn mặt sưng vù, thương tổn ở mắt và nhiều vết phát ban trên cơ thể.
Vào thời điểm đó, các tin tức cho biết đó là dị ứng - điều mà cả ông Navalny và bác sĩ của ông đều nghi ngờ. Theo ghi nhận chính thức, ông được chẩn đoán là bị “viêm da tiếp xúc”.
Vụ đầu độc diễn ra một năm sau đó đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Ngày 20/ 8/2020, Navalny bất ngờ ngã quỵ trên chuyến bay qua Siberia và được đưa gấp vào bệnh viện Omsk ở Siberia. Sau đó ông được đưa tới Đức điều trị.
NGUỒN HÌNH ẢNH,ALEXEI NAVALNY/INSTAGRAM
Chụp lại hình ảnh,
Ông Navalny - trong ảnh cùng gia đình - đã được đưa đến Berlin để điều trị sau vụ đầu độc Novichok năm 2020
Tháng 9/2020, chính phủ Đức tiết lộ rằng các cuộc kiểm tra được quân đội thực hiện đã tìm thấy "bằng chứng rõ ràng về chất độc thần kinh Novichok". Đây là một chất độc thần kinh chỉ có quân đội mới có.
Điện Kremlin phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào và bác bỏ kết quả phát hiện này.
Ở tù và chết
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nalvany bị nhốt trong phòng kính tại phiên tòa năm 2021
Sau khi bình phục, ông Navalny trở về Moscow ngày 17 tháng 1 năm 2021 và ngay lập tức bị bắt giữ, theo đúng như dự đoán của ông.
Kể từ đó, ông chưa bao giờ được trả lại tự do.
Người ủng hộ ông đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Nga. Cảnh sát đã đáp trả bằng vũ lực, bắt giữ hàng ngàn người với lý do tham gia các cuộc tụ tập trái phép.
Tháng 3 năm 2022, án phạt của ông Navalny được tăng thêm 9 năm sau khi ông bị kết tội tham ô và coi thường tòa án. Ông được chuyển đến một trại giam mới ở Melekhovo, cách Moscow khoảng 250km về phía đông.
Trong một phiên tòa vào tháng 5/2022, ông Navalny cáo buộc ông Putin phát động một "cuộc chiến ngu ngốc mà không có mục đích hay ý nghĩa gì”.
Tháng 6 năm 2022, đồng minh của ông lên tiếng báo động sau khi phát hiện ông không còn ở nhà tù ở Melekhovo.
Sau đó, cơ quan quản lý nhà tù liên bang thừa nhận ông đã được chuyển đến nhà tù IK-6 khét tiếng, cách Moscow hơn 249km về phía đông. Ông Navalny nói rằng mình liên tục bị biệt giam tại đây.
Vào tháng 9/2022, trong một bài báo trên Washington Post, ông cáo buộc giới tinh hoa Nga có "sự điên cuồng khát máu đối với Ukraine".
Bản án cuối cùng của ông, được các thẩm phán đưa ra vào tháng 8 năm 2023, kéo dài thời hạn tù thành 19 năm.
Bản án khiến ông bị chuyển đến một trại giam được bảo vệ nghiêm ngặt thường dành cho những tội phạm nguy hiểm nhất của Nga.
Đó là trại giam FKU IK-3 ở thị trấn Kharp thuộc huyện Priuralsky, khu tự trị Yamalo-Nenets.
Thời điểm này là 6 tháng trước khi ông chết vào ngày 16/2 vừa qua.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Putin đã giết Alexei Navalny?
» thế giới nói về vụ ông Alexei Navalny
» Oánh cho Putin chết ....
» Mỹ Texas Dallas: Bắn chết 8 người, làm 7 người bị thương trong đó 3 người bị thương rất nặng, rồi bị 1 cảnh sát bắn chết
» Bí mật xe lửa chống đạn và hầm ngầm của Putin (để khỏi chết)
» thế giới nói về vụ ông Alexei Navalny
» Oánh cho Putin chết ....
» Mỹ Texas Dallas: Bắn chết 8 người, làm 7 người bị thương trong đó 3 người bị thương rất nặng, rồi bị 1 cảnh sát bắn chết
» Bí mật xe lửa chống đạn và hầm ngầm của Putin (để khỏi chết)
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum