KỂ CHUYỆN TIẾU LÂM
Page 1 of 1 • Share
KỂ CHUYỆN TIẾU LÂM
Hôm nay mùng 1 tháng 2, lẹ quá chời ơi, mới mùng I Tết Nguyên Đán đây, giờ là qua một tháng gồi. Sau Tết giá chợ còn vọt lên hơn trước Tết, đù má, phi mã phi tiễn gì cũng hổng nhằm nhò với "lạm phát".
Buồn quá thương đời thương mình, nàng bèn đi tìm chút thanh tĩnh trong niềm vui phóng sinh :
Vào non soi nguyệt tầm rùa
Đọc trên mai nhỏ xanh tờ lạc thư
Thả rùa lại đứng ưu tư
Muốn qua hang động sống như nguyệt rùa :
Ra bờ sông Phú Xuân Nhà Bè thả chim, thả cá và ba ba, lì xì cho mấy đứa bé ôm hai xô cá rùa ba ba bơi ra sông thả. Ngồi bên hiên chùa ăn bún chay, gồi tối về cười mặn. Hahaha...
Khuya gồi, nửa đêm gồi, mà nàng đọc chuyện tiếu lâm, chuyện này mới, nàng mới biết, má ơi cười đỏ mặt ! Chuyện "mặn" kiểu đố tục giảng thanh, thành ga nàng đâu dám cười lớn, sợ người ta nghĩ mình dâm đãng. Bởi, cứ nín mà cười khúc khích, càng nín thì cái mặt càng đỏ như trái mận chín !
Điều lạ trong chuyện tiếu lâm này, là họ lấy tựa đối đáp giữa Trạng Quỳnh và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Nàng không chịu. Chuyện này nàng không chịu đem nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm nhân vật. Chúng ta biết rằng, Đoàn Thị Điểm là nhân vật lịch sử có thật, là danh sĩ, còn Trạng Quỳnh là nhân vật hư cấu của dân gian. Một loạt chuyện đối đáp thông minh và tiếu lâm, và yêu nước giữa Trạng Quỳnh, Đoàn Thị Điểm và sứ thần Trung Hoa, đã ghi lại trong Văn Học Dân Gian, chuyện nào Trạng Quỳnh cũng phải chịu thua, tâm phục khẩu phục. Có chuyện "tục" nhưng hoàn toàn khép mở trong lễ giáo, như chuyện Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung với cô Điểm, câu đối "da trắng vỗ bì bạch" cô Điểm ra đề, Quỳnh không đối được phải lững thững đi dìa. Những giai thoại đó nàng vui cười chấp nhận được. Nhưng câu chuyện đêm nay nàng mới đọc lần đầu tiên, ối thôi nàng không chịu nàng không chịu đem nữ sĩ Đoàn Thị Điểm ra làm thế này đâu !
NHƯNG.
Câu chuyện là tuyệt kỹ tinh quái của Tiếng Việt ! Yêu quá. Nể quá. Thán phục quá ! Thán phục dân gian đã nghĩ ra được chuyện này ! Và thán phục Tiếng Việt trong một tình yêu tinh quái ! Vì vậy nàng kể lại chuyện này, nàng giữ LỄ không đem nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm nhân vật đề tài.
Nữ sĩ Quách Áo Xanh lỏn lẻn đố "tục" cho cả nhà giảng "thanh" chơi.
Chàng thanh niên Trạng Quỳnh đi ngao du giang hồ, gặp một anh chàng nông dân câu được mớ cá ngon. Quỳnh thấy thèm muốn ăn nhưng không có tiền mua cá, liền nghĩ ra một kế. Quỳnh hỏi chuyện làm quen rồi nói với người nông dân :
- Tôi cho anh một câu đố, nếu anh giải được thì tôi mất cho anh 5 quan tiền, nếu không giải được thì tôi sẽ lấy chỗ cá anh câu được.
"5 quan quả là to, nếu giải được thì sẽ có số tiền gấp 10 lần chỗ cá mình câu được" - người câu cá nghĩ vậy và quyết định nhận lời.
Quỳnh liền tụt quần và chĩa "gà" của mình vào anh chàng câu cá hỏi:
- "Trống" hay "mái"?
- Là "trống" - chàng câu cả trả lời.
Chỉ tay vào 2 "hòn", Quỳnh hỏi vặn :
-"Trống" thì tại sao lại có "trứng" ?
Chàng câu cá không giải được đành mất chỗ cá. Quỳnh ta hớn hở xách cá đi để mặc chàng câu cá tức quá ngồi khóc.
Nữ sĩ Quách Áo Xanh mặc mini jupe đang ngồi chồm hổm cháp bún riêu ở bờ sông, thấy chàng câu cá khóc liền hỏi chuyện. Sau khi nghe kể ngọn ngành, nàng thương tình liền hứa sẽ đòi cá về giúp cho.
Đến nhà Quỳnh, thấy cá đã chiên xong được bày lên mâm chuẩn bị đánh chén, nữ sĩ Quách Áo Xanh nói với Quỳnh:
- Hãy khoan ăn cá. Bổn cô nương ra câu đố, nếu các hạ giải được thì muốn làm gì ta thì làm; nếu không giải được thì ta lấy hết chỗ cá chiên này.
Quỳnh say đắm ngắm nữ sĩ Quách mini jupe rồi cười khoái trá nhận lời luôn.
Nữ sĩ liền vén cái mini jupe, vạch cái tuyệt mỹ của nàng ưỡn vào Quỳnh và hỏi:
- "Trống" hay "mái" ?
Quỳnh tần ngần nhìn rồi cười đáp:
- "Mái", dĩ nhiên là mái. Chỉ có giống cái trên đời mới có hai cái miệng.
Nữ sĩ Quách Áo Xanh kéo mini jupe lên, lanh lùng nói là "trống".
Và nàng đưa lý lẽ mà Trạng Quỳnh không cãi lại được, đành mất chỗ cá chiên mà tâm phục khẩu phục.
Vậy, nàng thương mời cả Xóm tìm ra lời giải, rằng nàng đã nói lý lẽ gì mà Quỳnh phải chịu thua ? Nói trước à nha, giải "thanh" chớ hổng nói tục với nàng nha hôn.
Nàng bấm giờ trong 10 phút, nàng sẽ vén cái mini jupe để mà đoan trang thùy mị dịu hiền có giáo dục trình làng toàn thế giới câu trả lời tao nhã.
CoGaiDoLong
Re: KỂ CHUYỆN TIẾU LÂM
Mình biết câu giải của cô nàng Quách Áo Xanh nè Nàng Lài: Nàng Quách chỉ vào chổ tuyệt mỹ của nàng rồi nói: Mái sao lại có râu?
Nhỏ Lan
Re: KỂ CHUYỆN TIẾU LÂM
Hahaha... Nhỏ Lan tuyệt diệu ! Thần tốc ! Trả lời được liền, thì treo giải nhất chi nhường cho ai !
Rua búa xua tình - thương - mến - thương bạn hiền Nhỏ Lan nè !
Vậy ra Lan biết chuyện này gồi hả, giỏi mà kín tỉếng quá nha ! Nàng gái Lài mới biết đây thôi hà, thành ga lon ton lên kể chuyện ăn chay cười mặn chơi. Lan biết không, nàng chẳng bao giờ đọc chuyện cười đàn ông, kỳ quá hà, nhớ chuyện cô hàng xe đẩy treo bảng bán "TÁO DAI" bị anh chàng ghé lại nói "Cái gì mình hổng có thì đừng khoe", tay đó vừa cười đểu vừa đá lông nheo với cô giáo Áo Dài Xanh đang đứng mua. Từ đó nàng ngại coi mấy chuyện "mặn" của đàn ông.
Nhưng tối nay nàng đọc các giai thoại về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, thì ố là la, đọc ra chuyện này !
Vâng, Lan đáp đúng. Câu trả lời thanh tao mà Quỳnh phải tâm phục khẩu phục, đó là "râu" ! Còn mấy câu trả lời khác cũng mắc cười nhưng không thanh nhã, như "Trống nên có cái Mồng".
Sẵn nói mặn nên nàng mặn luôn cái này, mới đọc trên mạng:
"Tại sao con vịt thì có trứng vịt, con gà có trứng gà, con chim có trứng chim, con cút có trứng cút,
mà con cu thì có trứng dái ?"
Ối trời đất ơi, nồi niêu xoong chảo ơi, nàng gõ câu này mà cười ná thở. Mắc cở chớt con lĩ ngựa !
Nhưng nàng dám viết ra, bởi nàng không cho đó là tục, mà vì nàng quá yêu cái tinh quái của tiếng Việt !
Kho tàng tục ngữ dân gian đâu có "tục" đâu nào ? Nói cái tinh nghịch của tiếng Việt, thì nàng chỉ biết có một câu, mà năm nào hễ Tết đến nghe hàng xóm nói, nàng cũng tẩm ngẩm cười theo. Đó là hằng năm cứ trưa 23 đưa Ông Táo xong, xóm nghèo này nhà nào nhà nấy quét màng nhện, rửa cửa rửa nhà. Khi lấy cây sào dài có túm lông gà để quét trần, đám đàn ông cười lớn :"Đù má trần nhà xa hơn chợ". Cánh đàn bà phá ga cười.
Câu tục ngữ đó là :"Trần nhà xa hơn chợ, l^`n vợ gần hơn mả cha" ! Ý là, một năm mới quét trần nhà một lần, một năm mới đi thăm mồ mả ông bà một lần lúc Tết đến, còn cái kia thì gần quá mỗi ngày (!).
Trong khi văn chương bác học nêu lên cách tẩm bổ và hành lạc như thế này:
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Tam nguyệt giao nhất độ
Lương y bất đáo gia.
Nghĩa là:
Nửa đêm ba chén rượu
Sáng mai một chén trà
Ba tháng “ấy” một cái
Thầy thuốc đếch tới nhà.
Để thay lời kết, Trinh Nữ Kiếm thì thầm ra câu đối :
L^`n vàng, bẹn ngọc, đóc sơn son
Trai nam nhi đối được, thiếp theo non về dừ.
Quách Liền Tôn_________________________________
CoGaiDoLong
Re: KỂ CHUYỆN TIẾU LÂM
Ôh, Nhỏ Lan đọc bài của nàng mới biết được chuyện cười này thôi à. chắc nhờ nghĩ bậy đoán đại mà trúng thôi, giống như chó ngáp phải ruồi thôi nàng ui.
Câu chuyện Nàng kể thêm cũng tếu quá...Mình ít khi nào tìm đọc những chuyện cười như vậy lắm, nhưng ai bày ra thì mình sẽ đọc chứ không từ chối đâu, tại vì mình không phải là thục nữ đâu đó.
Nói thêm một chút: Mình thấy nhiều khi Nàng viết cũng có dùng chữ tục nhưng không phải nói vì ý xấu nên mình vẫn rất thích đọc những gì Nàng viết; bỡi vậy dù khi mình không vào nói gì nhưng mình vẫn mãi là độc giả âm thầm của Nàng đó nhé.
Câu chuyện Nàng kể thêm cũng tếu quá...Mình ít khi nào tìm đọc những chuyện cười như vậy lắm, nhưng ai bày ra thì mình sẽ đọc chứ không từ chối đâu, tại vì mình không phải là thục nữ đâu đó.
Nói thêm một chút: Mình thấy nhiều khi Nàng viết cũng có dùng chữ tục nhưng không phải nói vì ý xấu nên mình vẫn rất thích đọc những gì Nàng viết; bỡi vậy dù khi mình không vào nói gì nhưng mình vẫn mãi là độc giả âm thầm của Nàng đó nhé.
Nhỏ Lan
Similar topics
» PHÚT TÌNH CỜ TIẾU LÂM
» Chuyện vui hôm qua ....
» Kễ chuyện ...
» Chuyện vui .... Con bò rừng ....
» Chuyện vui ... Ai ngu ?... Ai khôn ?
» Chuyện vui hôm qua ....
» Kễ chuyện ...
» Chuyện vui .... Con bò rừng ....
» Chuyện vui ... Ai ngu ?... Ai khôn ?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum