Our forum runs best with JavaScript enabled !

Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ?

View previous topic View next topic Go down

Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ? Empty Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ?

Post by LDN Thu Aug 29, 2024 12:06 pm


Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ?

Trương Nhân Tuấn – 28 tháng 8, 2024
Saigon Nhỏ

(Diễn Đàn Thế Kỷ)
Trên phương diện sử học, vàng hay đỏ, cờ nào cũng là của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam.

Ngày 15 tháng Tám 1945, đế quốc Nhật thua trận phải đầu hàng Đồng minh. Văn kiện đầu hàng được ký kết giữa Nhật, quốc gia chiến bại, với Mỹ cùng các quốc gia đồng minh chiến thắng, vào ngày 2 Tháng Chín năm 1945 trên chiến hạm Missouri của Mỹ đậu ngoài vịnh Tokyo

Ngày độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) trùng hợp với ngày “Nhật ký kết văn kiện đầu hàng Mỹ và Đồng minh”. Theo tôi đây không phải là sự ngẫu nhiên. Nhật thua trận và ký văn kiện đầu hàng là chuyện có thật. Còn chuyện “toàn dân Việt Nam nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập” có phải là một sự kiện lịch sử “có thật” hay không ?


Theo sử liệu chính thức thì cuộc “Cách mạng tháng Tám” được khởi động từ 14 Tháng Tám 1945, sau quyết định của Đảng Cộng sản (CS) Đông Dương tại cuộc họp Tân Trào và chấm dứt ngày 30 Tháng Tám sau khi vua Bảo Đại thoái vị giao ấn kiếm cho đại diện CS.

Như vậy cuộc “Cách mạng” được diễn ra trong bối cảnh là đế quốc Nhật vừa lãnh hai trái bom nguyên tử của Mỹ vào ngày 6 Tháng Tám và 9 Tháng Tám 1945. Ngày 15 Tháng Tám 1945 Mỹ và Đồng Minh tuyên bố kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ II.

Bối cảnh quốc nội là miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết.

Trong tình thế như vậy thì không thể có chuyện “Cuộc cách mạng xảy ra dưới sự lãnh đạo của đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền…” Cũng không thể có chuyện việc “giành lại chính quyền” là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”, như sử gia VN đã viết.

Có được ngày độc lập 2 Tháng Chín là điều may mắn, và cũng là sự khôn khéo biết khai thác tình thế của ông Hồ Chí Minh.

Ông Hồ đã biết các thông tin Nhật sẽ thua trận, vì Đệ nhị Thế chiến đã kết thúc (15 Tháng Tám 1975), nhờ vào các sĩ quan tình báo OSS của Mỹ. OSS là tiền thân của CIA, cơ quan thu thập tin tức tình báo của Mỹ. Những người này cùng hoạt động với lực lượng của ông Hồ trên địa bàn Việt-Bắc.


Đúng là “thiên thời”, phe ông Hồ đã chọn đúng, đứng vào bên chiến thắng. Trong khi phe “quốc gia”, gồm Bảo Đại cũng như các đảng phái chính trị như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt… lớp thì theo Nhật, tức theo phe thua trận, lớp thì theo Trung hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.

Ông Hồ lựa chọn đúng ngày 2 Tháng Chín để ra Tuyên ngôn Độc lập. Nội dung bản Tuyên ngôn còn trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ. Rõ ràng ông Hồ có mục đích ra dấu cho Mỹ và phe Đồng minh rằng có sự hiện diện lực lượng Việt Minh đứng về phe chiến thắng và lực lượng này có khả năng và xứng đáng để thay thế thực dân Pháp lãnh đạo một nước Việt Nam độc lập.

Bởi vì chuyện « giành lại chủ quyền » và nền « độc lập » của một quốc gia không đơn thuần như sử gia Việt Nam đã viết. Cái nào cũng có luật lệ của cái đó. Luật ở đây là “luật chiến tranh”.

Các điều kiện mà Nhật phải chấp thuận trong văn kiện đầu hàng 2 Tháng Chín 1945 có ba khoản : 1/ Nhật phải từ bỏ chủ quyền tại các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng trước đó. 2/ Các chính quyền do Nhật dựng lên ở các nơi này thì không được nhìn nhận. 3/ Trong thời gian chuyển tiếp, quân đội Nhật có trách nhiệm giữ trật tự trong lúc chờ đợi quân Đồng Minh đến giải giới.

Ta cũng biết “luật chiến tranh” là Luật của bên chiến thắng. Ý chí của bên chiến thắng là “luật”. Tức là không có vụ « cướp chính quyền từ tay Nhật ». Cũng không có cuộc “cách mạng” nào “đánh Pháp, đuổi Nhật” giành lại chính quyền” nào hết cả.

Bởi vì Nhật phải tuân thủ các điều kiện do phe chiến thắng đặt ra, trong đó có việc phải giao lại cho Đồng minh toàn bộ thẩm quyền của đế quốc Nhật tại các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm được. Trong đó có Việt Nam.

Mặt trận Việt minh của ông Hồ không thể « cướp » cái mà Nhật không còn nữa, cũng như không thể « đánh » vào cái đã không còn hiện hữu nữa.

Trở lại tuyên bố Độc lập của Bảo Đại ngày 12 Tháng Ba năm 1945. Nội dung bản Tuyên bố có khoản bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ đã ký trước đây với Pháp. Ngày 17 Tháng Tư 1945 chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Câu hỏi đặt ra là Đế Quốc Việt Nam của Bảo Đại có thực sự là một quốc gia “độc lập” ?


Câu trả lời là không, vì Nhật vẫn kiểm soát về Ngoại giao và quốc phòng.

Đế quốc của Bảo Đại có được sự công nhận của quốc gia nào không ? Câu trả lời là không. Yếu tố này là một trong 4 điều kiện để một “quốc gia độc lập có chủ quyền” được nhìn nhận “hiện hữu”; như là “pháp nhân, đối tượng của quốc tế công pháp”.

Chiếu theo “ý chí” của phe Đồng minh, qua văn kiện đầu hàng của Nhật, điều rõ rệt là tất cả các chính phủ do Nhật dựng lên thì không được sự công nhận của phe Đồng minh.

Như vậy hành vi của Bảo Đại giao ấn kiếm, biểu tượng tính chính thống của Đế quốc Việt Nam, cho Trần Huy Liệu ngày 30 Tháng Tám cũng không có ý nghĩa pháp lý. Đơn giản vì quốc gia của Bảo Đại lập ra, thân Nhật, không được quốc tế nhìn nhận (như Mãn Châu Quốc).

Bây giờ có lẽ nhiều người mới hiểu ra vì sao tổng thống Truman của Hoa Kỳ đã không trả lời nhiều lá thư của ông Hồ gởi năm 1946. Nhà nước của ông Hồ lập nên, VNDCCH, không có tư cách pháp nhân vì không được thành lập trên các nguyên tắc phù hợp với tập quán và luật lệ quốc tế. Vào lúc quốc gia này thành lập 12 Tháng Ba 1945, Hoa Kỳ cũng như cộng đồng các nước trên thế giới, không công nhận nhà nước này.

Như vậy Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của ông Hồ không hề kế thừa danh nghĩa Đế Quốc Việt Nam độc lập có chủ quyền của Bảo Đại. Ông Hồ không thể kế thừa cái mà Bảo Đại không có.

Về việc “cờ vàng, cờ đỏ”.

Ý chí của phe thắng trận là giao miền Bắc Việt Nam (bắc vĩ tuyến 16) cho quân Tưởng Giới Thạch và quân Anh ở miền Nam. Nhưng nước Pháp của De Gaulle, phe kháng chiến, lại đứng về phe chiến thắng, là một bên cùng với Mỹ ký kết văn kiện đầu hàng với Nhật 2 Tháng Chín 1945. Rốt cục Anh và Trung hoa giao chủ quyền của VN lại cho Pháp.

Thất bại với Hiệp ước Sơ bộ 1946, ngay cả khi nhìn nhận Nam kỳ thuộc Pháp, lực lượng Việt Minh của ông Hồ “tiêu thổ kháng chiến” và từ đó phát động phong trào “chín năm kháng chiến”.

Mặc dầu đứng về phe thắng cuộc nhưng ông Hồ thất bại toàn tập về phương diện ngoại giao. Việt Nam được giao lại cho Pháp. Nhưng ông Hồ lại trở thành “phe thắng cuộc”, nhờ vào sự trợ giúp tích cực của Mao Trạch Đông, sau khi phe cộng sản Trung Quốc đuổi phe Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Pháp thua trận Điện Biên Phủ trong nhục nhã và phải ký Hiệp định Genève 20 Tháng Bảy 1954. Đất nước Việt Nam từ thời điểm này bị phân chia ra làm hai bởi vĩ tuyến 17.


Lãnh thổ phía Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là lãnh thổ “chinh phục” được bằng vũ lực, là phe “cờ đỏ”. Lãnh thổ phía Nam, Việt Nam Cộng Hòa, phe “cờ vàng”, là lãnh thổ “liên tục và kế thừa đế quốc nhà Nguyễn”, được Pháp trả độc lập cho Việt Nam theo Hiệp ước Élysée 1949.

Bên nào chánh, bên nào ngụy ?

Ý chí của phe chiến thắng là “luật”. VNDCCH là phe chiến thắng 30 Tháng Tư 1975.

Nhưng trên thực tế, Việt Nam Cộng Hòa là bên đại diện cho toàn thể Việt Nam trên mọi tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Cờ vàng của Việt Nam Cộng Hòa cắm trên tất cả các tổ chức quốc tế, ngay cả trong các Tổ chức thuộc hiệp hội các quốc gia Đông nam Á. Tức Việt Nam Cộng Hòa là “chánh”.

Nhưng “luật” là ý chí của phe chiến thắng. Cờ đỏ mới biểu tượng cho “chánh nghĩa”. Cờ vàng là biểu tượng cho “ngụy”.

Nhưng vấn đề không hề đơn giản. Vì lãnh thổ Việt Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa.

Phe “chánh”, tức phe cờ đỏ, đã thụ đắc danh nghĩa chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách nào và từ khi nào ? Câu hỏi thuần pháp lý, hơi bị khó. Phủ nhận Việt Nam Cộng Hòa, gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy”, tức là những cái “giả tạo”. Làm cách nào VNDCCH kế thừa những cái thuộc về một thực thể “giả tạo” ?

Tức là, mọi hình thức tuyên xử bằng luật lệ của CHXHCNVN đối với những gì liên quan đến cờ vàng đều sẽ trở thành bằng chứng chống lại Việt Nam, trong tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa với khác quốc gia khác, như Trung Quốc.

Ngoài ra hồ sơ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của việt Nam có 5 cái “khó”. Ghi lại sau đây:

Thứ nhứt vấn đề “Estoppel” – nguyên tắc không được nó ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài VNDCCH có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. CHXHCNVN hôm nay là quốc gia “tiếp nối” VNDCCH. Việt Nam vì vậy không thể “nói ngược”.

Thứ hai, vấn đề “Acquiescement”. Đặt ra từ học giả Monique Chemillier-Gendreau. Theo học giả này, sự “im lặng” dài lâu cũng như nhiều hành vi của VNDCCH (như xuất bản sách báo, bản đồ) về Hoàng Sa và Trường Sa khiến cho nhà nước tiếp nối là CHXHCNVN có thể bị vướng “nguyên tắc Acquiescement”. Tức nguyên tắc luật học về “sự đồng thuận”. Việt Nam có thể bị mất Hoàng Sa và Trường Sa vì yếu tố này.

Thứ ba, vấn đề hiệu lực các “tuyên bố đơn phương – Déclaration Unilatérale” như Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hay các tuyên bố của ông Ung Văn Khiêm, thứ trưởng bộ Ngoại giao, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về hiệu quả các Tuyên bố đơn phương, quốc gia ra tuyên bố và có ý muốn tôn trọng tuyên bố đó, thì tuyên bố này có hiệu lực ràng buộc pháp lý.

Thứ tư là vấn đề kế thừa. Đây là nghi vấn của Giáo sư Joëlle Nguyen Duy Tan: làm thế nào CHXHCNVN hôm nay có thể “kế thừa” Việt Nam Cộng Hòa khi vẫn cho rằng thực thể chính trị này là “ngụy, tay sai” ?

Thứ năm, vấn đề “liên tục quốc gia”. Đây là yếu tố quan trọng nhứt trong hồ sơ kiện tụng. Việt Nam phải chứng minh rằng, ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử, bất kể những thay đổi về chế độ chính trị, hay những thay đổi (nếu có) về lãnh thổ và dân chúng, luôn có một Việt Nam giữ được danh nghĩa chủ quyền và quản lý trên thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tóm lại là càng phân biệt cờ vàng cờ đỏ, càng “phong sát” người nọ người kia hát dưới lá cờ vàng. Thì nhà nước cộng sản Việt Nam càng cung cấp thêm bằng chứng cho thế giới thấy rằng CHXHCNV liên tục có hành vi từ khước kế thừa lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa từ Việt Nam Cộng Hòa.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ? Empty Re: Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ?

Post by 8DonCo Thu Aug 29, 2024 12:12 pm

Tui không thích cờ Phúc Kiến 

Bài viết tào lao, 2/9 thì cocờ đỏ là đúng rồi,  ngày đó của CSVN

_________________
Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ? C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ? JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum