Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Page 1 of 1 • Share
Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Giá Của Một Gương Mặt
Loạt phóng sự được chiếu tham khảo trong lớp học kéo dài ba mươi phút. Suốt thời gian đó, tôi thấy mình bị trói tay chân, và dìm trong nước, hoang mang, nghẹt thở. Cảm giác nặng nề như được sao chép lại từ cái hôm truyền hình phát chương trình này, lần đầu.
Nguyên vẹn sự sững sốt khi nhìn thấy những em học trò vì vay tiền nặng lãi của bọn xấu mà lâm cảnh nợ nần, trốn chui nhủi, bị hành hung đánh đập, bỏ học. Nguyên vẹn sự giận dữ khi những đứa trẻ vênh váo hỗn xược đòi nợ người đáng tuổi cha mẹ mình. Nguyên vẹn cái rấm rức xót lòng khi người cha nghèo khó khóc hức lên trước chuyện học hành lỡ làng của đứa con dại…
Và nguyên vẹn sự hoang mang, buồn bã khi suốt loạt phóng sự điều tra, tôi chỉ nhìn thấy gương mặt của một bà mẹ, cái gáy của một nam sinh, còn lại là hàng chục gương mặt nạn nhân được bộ phận kỹ thuật đài truyền hình làm mờ nhòe nhoe nhoét. Thầy đứng lớp xem xong, cười buồn, "sao tôi thấy chúng ta chiến đấu với cái xấu mà mờ ám thế nào ấy…".
Bạn, người thực hiện những phóng sự này cũng cười buồn, bạn không làm khác được, bạn phải bảo vệ nhân chứng, ai mà biết trước băng đảng cho vay nặng lãi, dùng bạo lực hành hung người theo kiểu xã hội đen kia có tàn độc trả thù hay không, chúng sẽ dùng thủ đoạn nào.
Bạn làm báo, tất nhiên bạn muốn ghi hình những đứa trẻ đang sợ sệt kia, vẽ gầy rộc, lo lắng, buồn bã trên khuôn mặt non nớt, trong trẻo và ngơ ngác. Ánh nhìn xuống chân thui thủi.
Cái cắn môi đỏ nhừ. Giọt nước mắt hối lỗi cho sự nông nổi. Hay những nếp nhăn sâu hoắm, chảy tràn chua xót bất lực trên mặt của một người cha. Bạn muốn người xem cũng phải ám ảnh nỗi đau, sự bàng hoàng, hoang mang trên gương mặt của từng nạn nhân… như chính bạn. Hơn ai hết, bạn muốn tác phẩm của mình ấn tượng hơn, đánh động dư luận hơn, vòng sóng lan rộng hơn đến mọi tầng lớp xã hội, và cuộc chiến chống cái xấu được thêm nhiều sức mạnh.
Buổi học chiều đó bạn có vẻ buồn, trong cách nói của thầy, dường như thầy nghĩ bạn sợ. Bạn ít nói, nên cũng không đứng lên mà thưa rằng, bạn không sợ.
Chỉ là bạn không tin, và những người giấu mặt trong phóng sự kia càng không tin mình được bảo vệ bằng lẽ phải.
Tin làm sao hệ thống luật pháp yếu ớt và nhợt nhạt, hay chạy lẹt đẹt đằng sau bọn tội phạm, và lúc xảy ra chuyện trả thù, trù dập người ngay, những người có nhiệm vụ bảo vệ dân lại ngơ ngác "rất bất ngờ với hành động dã man, coi thường luật pháp…". Mèn ơi, các anh có súng mà bất ngờ thì chúng tôi tay không biết làm sao?
Thay vì ngăn chặn một vết thương, người ta chỉ biết làm công việc cầm máu. Băng bó, ràng rịt bằng thứ thuốc nào thì ở đó vẫn có một vết sẹo. Lòng tin cũng vì vậy mà mất mát, vợi đi.
Tôi không biết, để được thấy những gương mặt đáng thương trong phóng sự kia, phải đổi bằng gì? Bao nhiêu lòng tin thì đủ? Mất bao nhiêu thời gian?
Lúc bạn tôi ngồi dựng những đoạn phim này, và xóa những gương mặt đó, thì vết sẹo ở trong chính bạn cũng xé miệng và rướm máu. Bạn đang thực hiện một tác phẩm tuyên chiến với cái xấu, nhưng chỉ có chúng được lởn vởn trong những khung hình. Tôi, trong vai một khán giả mà còn hí húi đau.
Chiều nay thầy cũng buồn, tôi nghĩ vậy, bài giảng của mình, thầy nói về sự tối cần thiết nắm bắt cái thần của nhân vật được phỏng vấn, của những nhân chứng sống, lúc họ thật nhất, bộc lộ mình rõ nhất sự dối trá, nỗi đau, niềm vui, hay khi bối rối, ngập ngừng…
Những bộ phim thầy mang tới lớp, người được phỏng vấn đều nguyên vẹn mặt, họ nhìn thẳng, cười, đôi khi đau đáu, đôi khi ôm ngực nấc lên, đối diện lịch sử, họ nói bằng cả tấm lòng.
Nhưng tôi nhìn những dòng chữ bên dưới màn hình "XZY, nguyên chủ tịch…"
. Bỗng nghĩ, họ cất tiếng nói khi đã rất già, đã không còn gì để mất, nhưng cái hồi họ tại vị, họ có dám nói điều đó không, họ có gương mặt đó không?
Hay là họ sẽ nói bằng suy nghĩ, tiếng nói của người khác và giấu đi mặt thật của mình?
Họ, cũng không còn mặt, theo một cách khác. Thầy, trò cùng lặng lẽ trước sự thật, không phải lúc nào người ta cũng đối diện cuộc đời, để chiến đấu bảo vệ cái đẹp.
Để đến một ngày, bỗng một gương mặt cũng là sự mất mát, cũng khao khát thèm thuồng được nhìn thấy lại, như được nhìn chút bình an bắt đầu tái sinh ở nơi lòng…
Nguyễn Ngọc Tư
Last edited by tulip2016 on Thu May 12, 2016 3:37 pm; edited 3 times in total
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Gọi tên nỗi sợ
Hồi nhỏ tôi sợ ông Chà Và. Chưa từng nhìn thấy, nhưng ông hung thần đó sống động bằng những thêu dệt của người lớn.
Đen nhẻm, cao lớn dị thường, ông quảy theo cái túi to, có thể chưa được vài ba đứa con nít mà lão tóm được ở dọc đường đi. Những đứa ham chơi dang nắng, những đứa hay khóc, những đứa quậy phá, nghịch dại…
Người lớn luôn có cách trị đám con nít bằng những truyền thuyết mù mờ và ly kỳ. Không phải tự dưng mà nơi nguy hiểm cho trẻ con luôn là chỗ các loại ma trú ẩn.
Riêng ông Chà Và không chỉ náu trong bóng đêm, rờ rỡ dưới mặt trời ông hiện diện khắp nơi, ông bắt trẻ hư đi bán, lão mổ bụng dồn trấu chúng nó…
Mười năm sau nỗi sợ trẻ con ấy đã được hóa giải bằng những cuốn sách, những hình vẽ về người Java trong thư viện thị xã, những giả thuyết về Chà Và.
Họ là những người Ấn, người Phi có đầy đủ chân tay, mắt mũi.
Lấy họ để dọa trẻ con không hẳn vì kỳ thị, mà vào cái thời giao lưu với bên ngoài còn hiếm, những người nước ngoài vượt biển không cùng màu da, ngôn ngữ đến đây được xem như đến từ trời khác, thế giới khác.
Họ, cùng với ma, trở thành khắc tinh của trẻ hư.
Mười năm, vài ba nỗi sợ hoang đường đủ để đứa trẻ tự điều chỉnh sự hoang dã bản năng của chính mình, hình thành nhân cách một cách cơ bản nhất.
Ngay khi người ta chưa biết đến những điều khoản trên giấy tờ của luật pháp, họ đã được nhen lên trong đầu mình những thứ luật tục riêng, những đạo lý riêng.
Khi cắt cổ con gà, nghe bà ngoại tôi thì thầm “gà mày đừng có oán tao, tao hóa kiếp cho mày để đi đầu thai mau mau”, con bé bảy tuổi là tôi bắt đầu tin có cái – gì – đó sau cái chết.
Tôi tin có thần có phật, có những linh hồn dõi theo mình dù mình không nhìn thấy. Đi cùng nỗi sợ là đức tin, rằng làm điều xấu quấy sẽ bị trừng phạt.
Nỗi sợ hồi ấy cũng đầy mơ mộng, mông lung. Giờ thì con chị bán cá chợ trời sợ công an, vì ông hay đuổi má nó chạy dài vào những ngày lễ lớn.
Con chị bán bánh sợ bà cho vay bạc góp nặng lãi ở xóp vẫn hay chửi xói vào nhà.
Con anh thợ hồ sợ chính ba nó những ngày say rượu về gây gỗ đuổi đánh vợ con. Bọn nhỏ còn sợ cô giáo hay vớ lấy tất cả những thứ cô lấy được trong tay để làm roi.
Nỗi sợ bây giờ mang nhác mang gương mặt người thân thích. Gọi nỗi sợ bằng những cái tên mà từng chữ cái ghép nên chúng tưởng như chỉ gợi thương yêu, không phải là phập phồng, rón rén. Người ta có thể vẽ lên mà không cần tưởng tượng, hình dung.
Nên nỗi sợ giải thiêng cũng nhanh.
Những đứa bé nhanh chóng nhận ra chú công an, bà cho vay, ông cha say hay cô giáo… không phải ai cũng sợ. Và không phải lúc nào cũng đáng sợ.
Chiếc xe đạp - gia tài quý giá của chị bán cá đã bị đánh cắp, và đứa trẻ ngộ ra thằng ăn trộm không sợ chú công an, nếu sợ thì chúng đã không đánh cắp, và nếu sợ mẹ nó đã chạy đến đồn để méc. Chú ta chỉ giỏi rượt đuổi mẹ nó thôi.
Trên nỗi sợ đã hết phép màu là một khoảng hoàn toàn trống trãi, không còn nỗi sợ nào tồn tại để chế ngự bản năng. Người ta bắt đầu tự do như cỏ dại trước nhà.
Những bụi cỏ cao nhất đám hay lấn lướt đè bẹp những bụi gần nó nhất. Con người bắt đầu có dấu hiệu sống như cỏ.
Những tội ác ngày càng dày, càng bất ngờ khó tưởng tượng khi lần lượt cha, mẹ, vợ, chồng, con trở thành nạn nhân của chính người thân của mình.
Không ngoại trừ nhiều nhân vật thủ ác trong những câu chuyện tương tàn trên trang bốn, trang bảy của các báo, đã từng là đứa trẻ nắm vạt áo người lớn gánh giấy bạc đi mua lộc của thánh thần, và nó thấy những pho tượng cổ có vẻ mặt thần bí kia, có phép màu gì mà thân giắt đầy tiền lẻ nom như ông già ăn mày ngoài chợ.
Nó thấy những bậc chân tu – người đang làm sứ giả của thần thánh cũng chơi game trên điện thoại di động và miệng ngúc ngoắc cây tăm.
Cả thánh thần cũng giải thiêng rồi, cũng gây cho người ta cái cảm giác “có thể mua được”, “bình thường thôi, không đáng tin”…giống như pháp luật đã yếu mà còn mua được, lệ làng đã cũ mà còn mua được… chúng ta còn gì để tự điều chỉnh hành vi của mình những lúc bản năng tà ác ngoi lên, biết lấy nỗi sợ nào để chế ngự nó ?
Nỗi sợ lớn nhất là không biết sợ gì, tôi ngờ quá.
Nguyễn Ngọc Tư
Last edited by tulip2016 on Thu May 12, 2016 3:38 pm; edited 2 times in total
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Tháng Giêng sốt ruột
Tết nhứt, người miệt miền tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ : cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng.
Thay dừa bằng chùm sung một bước lên cầu xài sung.
Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng.
Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy : Cầu Dư.
Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt. Ông bà vốn bó miệng vì sung chát, đu đủ non, giờ chỉ biết ngồi ngó thứ trái lạ mà bọn người kia sợ chết dại không dám rớ.
Thời của ngoại tôi, cúng vú sữa đầu mùa lên bàn thờ họ luôn chọn những trái chín ngon nhất. Bà ngoại tin người chết gì cũng biết, có lòng hay chỉ qua quýt họ đều hay.
Mâm cúng thành kính xưa giờ nhuốm mùi đổi chác. Không phải ai đội hoa quả đến chùa cũng với tâm thế cho đi, chẳng cầu xin gì. Từ cầu no đủ cho đến cầu dư dả, trong lòng tham tăng bậc có sự kiên nhẫn xuống thang.
Thời thế gì mà sốt ruột. Nhà hàng xóm lại đổi chiếc xe hơi đời mới. Thằng bạn học giờ là doanh nhân trẻ vào tốp mười cả nước. Cô bạn cùng sở làm vừa sắm túi Cucci.
Ông anh bên vợ trúng số. Có hàng ngàn lý do để sốt ruột, nhấp nhổm sau cái quãng chỉ so đo chuyện mâm cơm có thịt hay không có thịt, độn khoai hay không độn khoai. Cơn khát này không phải chỉ giàu, mà phải giàu nhanh như thể thời gian chỉ dành cho những người biết chụp giật, kể cả chụp giật ơn phước của tổ tiên, thánh thần.
Nhìn cảnh người ta giẫm đạp lên nhau xin (hoặc cướp) lộc chốn đền chùa, nghĩ xứ sở gì mà hỗn mang, nhập nhoạng. Không phải vì đạo, vì sự thiêng liêng của đức tin mà người này đạp lên vai, lưng người khác.
Trong đám đông cướp ấn đền Trần, hẳn có nhiều người miệt mài làm việc nửa đời mà con đường quan trường vẫn xa. Bạn bè có đứa nhiều tiền nên mua được ghế, có đứa con ông cháu cha nên được nâng đỡ, còn mình bơ vơ chỉ có cách đi xin ấn đền Trần.
Như để nuôi một hy vọng.
Biết có cày cục làm lụng cả đời thì sự thăng tiến vẫn lừ lừ chậm bước.
Những vị trí phải đợi lâu hoặc không bao giờ người ta có được nếu chỉ nhờ vào sức của mình, trong một hệ thống thăng tiến không mấy quan tâm tới khả năng làm việc.
Cái sự cuồng tín với những thứ xung quanh thánh thần (không phải với thánh thần), là hệ thống đức tin sụp đổ. Người ta không quên cái câu có làm thì mới có ăn của ông bà dạy, nhưng nhìn lên họ nhìn thấy nhan nhản những kẻ chẳng làm gì mà vẫn phờn phơ, vẫn ngồi trên trước.
Nhìn xuống lại muôn trùng người tốt lăn lóc mưu sinh, sống thua thiệt cả đời.
Chỉ có một thứ thay đổi số phận con người : phép màu của thần thánh.
Nhưng thần thánh chưa chắc công bằng, biết đâu lại chiều chuộng kẻ có tiền có quyền. Thôi cướp lấy cho chắc ăn.
Chẳng có gì chắc chắn trong việc đứng chờ thì sẽ đến lượt mình như là đến tuổi sẽ nhận được số hưu.
Trong tờ giấy mà mấy chị đàn bà xúi nhau học thuộc lòng để khấn vái lúc đi chùa, bốn chữ gia đạo bình an đứng sau cùng, sau “làm một được hai, trồng một gặt mười…”.
Mấy chị, cũng như nhiều người khác, vào chùa không phải để cầu an. Bây giờ, lúc rạp mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất an nhất.
Chịu khó ngồi lâu nhìn tháng Giêng (không chỉ năm nay) thì sẽ thấy nó trở thành một lễ hội vơ vét khổng lồ.
Kẻ vét hy vọng từ trời, kẻ vét túi khách hành hương, địa phương vét phí.
Đứng ở đền chùa, thấy lòng người đang loạn lạc rõ ràng hơn bất cứ chỗ nào. Vỡ đê đạo đức, cháu vác dao rượt chém bà.
Vỡ đê đức tin, lộc trời rủ nhau đi cướp. Mai kia không biết thêm hệ thống tinh thần nào đổ nữa đây, chính quyền nhìn thấy cảnh đền Trần mà không lo thì hơi lạ.
Bởi chuyện ở sân đền là họ sốt ruột lắm rồi, đến nỗi giẫm đạp trên đồng loại, đức tin.
Ai dám chắc sốt ruột đến thế thì thôi.
Nguyễn Ngọc Tư
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Buổi Sáng Thật Thà
Thời gian trả về cho ông một buổi sáng lạ thường.
Ông ra đường với cái quần jean bạc phếch hao hao màu tóc đã nhiều muối rắc.
Cái áo pull màu xanh dương, cũng bạc vai rồi. Lững thững ghé một cái quán café nhỏ ở góc đường, ông nghe tiếng thì thào, “Trời ơi, bữa nay coi ổng lạ quá…”.
Ông cười thầm.
Vài người kéo ghế mời ông.
Họ ái ngại, bỗng dưng ông ít nói, chỉ đủng đỉnh cười, lâu lâu cũng ừ hử góp vui vào vài câu chuyện vặt.
Giọng cũng không còn là cái giọng hùng hồn, rắn rỏi, dứt khoát nữa.
Họ nghĩ ông buồn, bởi cú sốc về hưu không dễ để vượt qua.
Con gái cũng nghĩ vậy, nó nói chắc phải mua cho ba trái mít chín, dụ mấy con ruồi vô nhà để ba… đập qua ngày. Có người, về hưu là một cuộc giải thoát, nghỉ ngơi, nhưng cũng có người cảm giác nó như cái chết.
Đã hết. Đã tận. Đã chìm. Bị quên lãng, kể từ đây.
Bạn bè ông nhiều người từng trải qua cái chết đó.
Sớm nay, khi ông thò chân khỏi giường, ông dặn mình, đừng có làm trò cười như người bạn, đã nghỉ dứt rồi mà quên, vẫn cứ ăn mặc thẳng thớm, trịnh trọng chạy tới cơ quan, ngồi đúng cái chỗ mà giờ đã giành cho người khác.
Hay đừng có như thằng bạn kia, suốt ngày kêu đám con lại để cằn nhằn, lườm nguýt, cái oai phong của thời làm sếp, bạn bứng luôn đem về nhà.
Ông đứng trước tủ áo, tình cờ gặp bộ đồ của con trai, dường như đã lâu nó không mặc tới.
Ông thử, thấy vừa vặn, lạ lẫm, hơi thích.
Giống như người diễn viên đóng vai hiệp sỹ trong bộ phim truyền hình nhiều tập lê thê. Khán giả chán quá không coi đạo diễn chán quá không làm nữa, cho thằng hiệp sỹ chết để… hết.
Người diễn viên trở lại là mình, không còn múa may đánh đấm.
Sáng nay không có họp, không có ai gõ cửa phòng vào trình ký, không có mấy nhân viên luống cuống chạy quanh.
Sáng nay chỉ có café vỉa hè, một chỗ nhiều lá rụng.
Sáng này ông lại nhìn thấy lá, sau bao nhiêu năm hờ hững. Như đã từng gấp gáp lướt qua những buổi sáng trong đời để chạy tới một hội nghị, một cuộc họp.
Cuối tuần, quảy vợt chơi vài ván tennis với đồng sự, sau đó cũng ăn nhẹ, cũng cafe, cũng nói chuyện phiếm…
Nhưng những ban mai đó không giống lúc này, lúc trút bỏ, lúc trống không, lúc ông không còn ở địa vị A để nói về câu chuyện B, C...
Giờ ngồi quanh ông là những người nửa lạ nửa quen, không đủ gần mà cũng không quá xa lạ, để dè chừng. Và người đã kéo ghế mời ông ngồi cùng đã bao nhiêu năm gặp thoáng trên đường, có gật đầu cười, có nhớ thằng đó là bạn thời trung học, rồi lại lướt qua nhau.
Một mối quan hệ hờ hững.
Người bận rộn với vòng tròn công chức của mình, người thì dè dặt bởi vị trí thường xuất hiện trên truyền hình tỉnh của bạn.
Một cuộc ngồi với nhau như vầy, chưa đủ làm nên thân tình.
Nhưng cái cảm giác rõ ràng là ông đang nhận lại những thứ đã từng quên, nối lại cái cuộc sống đã bị đứt đoạn mấy mươi năm trước, khi chưa bước chân vào quan trường.
Từ buổi sáng thật thà nào xa xôi lắm, ông đi một vòng tròn thăm thẳm, giờ ông trở lại. Giờ thì ông chỉ còn một, người bất nhẫn trước con đường quê lầy lội, trước những ngôi nhà rách, đã buột miệng kêu trời, phải làm gì chớ để Chính xác thì sáng nay, không có ai khác trong ông.
Trên đường về nhà, khi đi ngang cơ quan cũ, ông nhận ra mình đã để người đó ở lại bên kia tường rào cao, cùng với những buổi sáng lao xao giấy tờ, lao xao hội họp, lao xao đưa đón…
Ông tự dặn mình đừng nghỉ ngợi, những buổi sáng hôm qua không gặp lại được nữa rồi.
Nhưng ông vẫn nhớ, dường như có thêm nỗi nhớ này, ông hoàn toàn thật thà trọn buổi sáng nay.
Thôi, về nhà tỉa mấy cái cây.
Nguyễn Ngọc Tư
Thời gian trả về cho ông một buổi sáng lạ thường.
Ông ra đường với cái quần jean bạc phếch hao hao màu tóc đã nhiều muối rắc.
Cái áo pull màu xanh dương, cũng bạc vai rồi. Lững thững ghé một cái quán café nhỏ ở góc đường, ông nghe tiếng thì thào, “Trời ơi, bữa nay coi ổng lạ quá…”.
Ông cười thầm.
Vài người kéo ghế mời ông.
Họ ái ngại, bỗng dưng ông ít nói, chỉ đủng đỉnh cười, lâu lâu cũng ừ hử góp vui vào vài câu chuyện vặt.
Giọng cũng không còn là cái giọng hùng hồn, rắn rỏi, dứt khoát nữa.
Họ nghĩ ông buồn, bởi cú sốc về hưu không dễ để vượt qua.
Con gái cũng nghĩ vậy, nó nói chắc phải mua cho ba trái mít chín, dụ mấy con ruồi vô nhà để ba… đập qua ngày. Có người, về hưu là một cuộc giải thoát, nghỉ ngơi, nhưng cũng có người cảm giác nó như cái chết.
Đã hết. Đã tận. Đã chìm. Bị quên lãng, kể từ đây.
Bạn bè ông nhiều người từng trải qua cái chết đó.
Sớm nay, khi ông thò chân khỏi giường, ông dặn mình, đừng có làm trò cười như người bạn, đã nghỉ dứt rồi mà quên, vẫn cứ ăn mặc thẳng thớm, trịnh trọng chạy tới cơ quan, ngồi đúng cái chỗ mà giờ đã giành cho người khác.
Hay đừng có như thằng bạn kia, suốt ngày kêu đám con lại để cằn nhằn, lườm nguýt, cái oai phong của thời làm sếp, bạn bứng luôn đem về nhà.
Ông đứng trước tủ áo, tình cờ gặp bộ đồ của con trai, dường như đã lâu nó không mặc tới.
Ông thử, thấy vừa vặn, lạ lẫm, hơi thích.
Giống như người diễn viên đóng vai hiệp sỹ trong bộ phim truyền hình nhiều tập lê thê. Khán giả chán quá không coi đạo diễn chán quá không làm nữa, cho thằng hiệp sỹ chết để… hết.
Người diễn viên trở lại là mình, không còn múa may đánh đấm.
Sáng nay không có họp, không có ai gõ cửa phòng vào trình ký, không có mấy nhân viên luống cuống chạy quanh.
Sáng nay chỉ có café vỉa hè, một chỗ nhiều lá rụng.
Sáng này ông lại nhìn thấy lá, sau bao nhiêu năm hờ hững. Như đã từng gấp gáp lướt qua những buổi sáng trong đời để chạy tới một hội nghị, một cuộc họp.
Cuối tuần, quảy vợt chơi vài ván tennis với đồng sự, sau đó cũng ăn nhẹ, cũng cafe, cũng nói chuyện phiếm…
Nhưng những ban mai đó không giống lúc này, lúc trút bỏ, lúc trống không, lúc ông không còn ở địa vị A để nói về câu chuyện B, C...
Giờ ngồi quanh ông là những người nửa lạ nửa quen, không đủ gần mà cũng không quá xa lạ, để dè chừng. Và người đã kéo ghế mời ông ngồi cùng đã bao nhiêu năm gặp thoáng trên đường, có gật đầu cười, có nhớ thằng đó là bạn thời trung học, rồi lại lướt qua nhau.
Một mối quan hệ hờ hững.
Người bận rộn với vòng tròn công chức của mình, người thì dè dặt bởi vị trí thường xuất hiện trên truyền hình tỉnh của bạn.
Một cuộc ngồi với nhau như vầy, chưa đủ làm nên thân tình.
Nhưng cái cảm giác rõ ràng là ông đang nhận lại những thứ đã từng quên, nối lại cái cuộc sống đã bị đứt đoạn mấy mươi năm trước, khi chưa bước chân vào quan trường.
Từ buổi sáng thật thà nào xa xôi lắm, ông đi một vòng tròn thăm thẳm, giờ ông trở lại. Giờ thì ông chỉ còn một, người bất nhẫn trước con đường quê lầy lội, trước những ngôi nhà rách, đã buột miệng kêu trời, phải làm gì chớ để Chính xác thì sáng nay, không có ai khác trong ông.
Trên đường về nhà, khi đi ngang cơ quan cũ, ông nhận ra mình đã để người đó ở lại bên kia tường rào cao, cùng với những buổi sáng lao xao giấy tờ, lao xao hội họp, lao xao đưa đón…
Ông tự dặn mình đừng nghỉ ngợi, những buổi sáng hôm qua không gặp lại được nữa rồi.
Nhưng ông vẫn nhớ, dường như có thêm nỗi nhớ này, ông hoàn toàn thật thà trọn buổi sáng nay.
Thôi, về nhà tỉa mấy cái cây.
Nguyễn Ngọc Tư
Last edited by tulip2016 on Thu May 12, 2016 3:43 pm; edited 1 time in total
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Quán Nhớ
Trong đám bạn nhỏ cùng xóm, lớn lên tản mác, chỉ nó là người đi xa nhất, cách núi sông đã đành, lại còn cách biển, bên nầy bên đó không thể cùng lúc ngắm mặt trời lên.
Lâu lắm nó mới về, nó bảo, bây giờ xứ mình cái gì cũng khác, nhờ có tình bạn tụi mầy mà tao còn biết đường về, nhờ một thứ nữa là cái tiệm tạp hoá của dì Hai, may, cứ nhìn tiệm đó mà tao không lạc.
Lối sống văn minh không làm nó quên tiếng "tiệm" ngày xưa, ngày mà cả nó và tôi còn nhỏ xíu, ngày nào má nó cũng kêu thằng Út ơi, thằng Út à, chạy lại đằng tiệm mua giùm má ít đồ.
Buổi sáng chạy ra mua tương mua củi về nấu bữa cơm sớm cho má nó lót lòng đi làm phụ hồ, ba đi đạp xích lô, trưa cả hai người về, cho đỡ mệt
Chiều xách chai mua dầu về thắp đèn, bữa nào ba nó vui, muốn nhâm nhi với mấy ông bạn, nó đong thêm xị rượu. Nó biết đi tiệm mua đồ từ lúc còn chưa biết mặt của mấy tờ giấy bạc, ở nhà đưa tiền, nó chạy lại xòe tay ra mấy tờ bạc bèo nhèo đưa dì Hai, "má con dặn mua hết bi nhiêu đồng muối".
Dặn mua ít món còn nhớ, dặn nhiều nó phải vừa đi vừa nhẩm, gặp cái chạc cây, vấp ngã, quên mất, lại phải mếu máo chạy về hỏi lại.
Ở nhà sai biểu cái gì còn mê chơi, dùng dằng chứ bảo đi tiệm là nó te tái đi ngay, mua món đồ còn dư một vài trăm, thể nào dì Hai cũng thối lại bằng mấy cục kẹo chanh, kẹo dừa xanh xanh đỏ đỏ, ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo.
Tiệm tạp hóa của dì Hai cất dựa mé sông, nhà nhỏ, hàng hoá chất đầy ra lối đi, treo lùm đùm líu đíu không thấy được đầu người. Nhỏ vậy, chật chội vậy mà dường như hỏi món gì cũng có, gạo củi mắm muối thì nói gì, tiệm có cả những thứ năm thì mười họa mới bán được một lần. Chen chúc nhau những kệ cao kệ thấp, thùng nhỏ, thùng to, hủ sành, hủ mủ... không có cái thứ tự nào cho món lớn nhất như sịa nia thúng mủng, nhỏ nhất như cục đá lửa, cái dao lam..
. Bạn tôi nói với tôi rằng, mười mấy năm qua, mỗi lần bước vào những siêu thị hàng hóa bày bán hào nhoáng, nó vẫn thường nhớ tới tiệm của dì Hai, nó nói có một cái gì đó đầy sự sống, ấm áp trong cái quán bề hộn, hỗn độn của dì. Nên nhớ nhiều lắm. Nhớ đùm cốm gạo treo trên vách, mấy cái keo đựng bánh kẹp, bánh men, cái diệm đựng củ cải muối để kế bên rổ hột vịt, ở góc nhà là thạp đường mía vàng ong óng, một lần nó lén lấy tay mút thử, dì Hai rầy, "cái thằng sao ở dơ ở dáy vậy con, sao không nói để dì lấy dao xắn cho".
Nó còn nhớ nắp đậy trên cái lon đựng tiền lẻ của dì lúc nào cũng dính dâm dấp bột gạo, bội củ năng.
Qua bao nhiêu năm rồi, nó vẫn thắc mắc, tự hỏi, làm sao dì nhớ rành vị trí từng thứ hàng hoá trong tiệm của mình, để người ta hỏi cái gì, dì lẹ làng, phăm phăm lôi ra ngay thứ ấy, mà từ cái chỗ đôi khi ta không ngờ tới.
Tôi cười, với dì, cái tiệm đó có một trật tự riêng, tụi mình không biết được đâu.
Bởi dì đã mở tiệm hàng này từ lúc chúng tôi chưa được sinh ra.
Có vài ba cái tiệm như thế cho xóm lao động nghèo nhưng không có cái nào lâu đời như tiệm của dì.
Mỗi gia đình trong xóm nhỏ nầy, ai đi ai đến dì rành hết thảy. Buôn bán lâu năm dì còn thuộc nết ăn, xài từng nhà. Như cậu Ba chỉ thích ăn bí hầm dừa với đường mía, vừa ngọt dừa thanh, dì Chín mê món cháo trắng ăn với cải xá bấu, sáng nào cũng nấu, nhà mợ Bảy thích xài xà bông bột hơn loại kem..
. Với cư dân trong xóm, khi đã vượt qua được đận cơm ngày hai bữa thiếu trước hụt sau, ai cũng tự hỏi, hồi đó sống sao được nếu vắng những tiệm buôn bán lẻ trong xóm mình ha.
Làm ngày nào đủ chi ngay ẩy, đủ hai ký gạo, hai trăm đồng muối, năm trăm đồng đường, với bột ngọt, tương, chao... lắt nhắt, vụn vặt, không người bán biết mua ở đâu.
Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất vả biết chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ hỏng phải chuyện chơi, vì lâu lâu vô bếp một lần, đang nấu canh, kho cá, tá hỏa lên trong nhà hết đường hết muối, sai đứa con nít chạy lẹ ra tiệm mua về nêm vẫn kịp, thiệt hú hồn, may quá.
Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, còn đường dường như mỗi thứ đã trở thành một phần đời...
Cả cái tiệm tạp hóa bình dị, mộc mạc của người đàn bà goá chồng hiền hậu mà cả đời chẳng đứa nào quên tên gọi: dì Hai.
Nó lại thăm, dì Hai than lúc nầy già cả rồi, con mắt ngó không thấy đường, đêm nào cũng nghe đau nhức mình mẩy. Dì nắn bóp tay nó (cái bàn tay chuyên môn lén quẹt đường mía ăn), khen lúc nầy con lớn quá, mập ra.
Nó cười, thì mười mấy năm rồi còn gì, xóm xưa trở thành phố thị, hàng quán tíu tít mọc lên.
Mọi thứ đã đổi rồi, sao dì với tiệm của dì không thay đổi gì hết vậy? Dì Hai cười, nếu cái gì cũng đổi hết thì bây biết đường đâu mà về.
Tôi thấy chút xíu nữa nó đã rơi nước mắt. Nó nén lòng, mếu máo cười, bảo, "Lâu quá, hỏng ăn kẹo của tiệm dì hai, dì bán cho con năm trăm kẹo đi, dì!". Dì cười, "Cái thằng, buôn bán gì, lâu lâu con mới về, dì đãi'", rồi dì lụm cụm lấy cho nó một vốc kẹo dừa.
Hồi xưa nó cũng mê chỉ mỗi món kẹo dừa, mê tới mức cả hàm răng sún hết trọi.
Nguyễn Ngọc Tư
Trong đám bạn nhỏ cùng xóm, lớn lên tản mác, chỉ nó là người đi xa nhất, cách núi sông đã đành, lại còn cách biển, bên nầy bên đó không thể cùng lúc ngắm mặt trời lên.
Lâu lắm nó mới về, nó bảo, bây giờ xứ mình cái gì cũng khác, nhờ có tình bạn tụi mầy mà tao còn biết đường về, nhờ một thứ nữa là cái tiệm tạp hoá của dì Hai, may, cứ nhìn tiệm đó mà tao không lạc.
Lối sống văn minh không làm nó quên tiếng "tiệm" ngày xưa, ngày mà cả nó và tôi còn nhỏ xíu, ngày nào má nó cũng kêu thằng Út ơi, thằng Út à, chạy lại đằng tiệm mua giùm má ít đồ.
Buổi sáng chạy ra mua tương mua củi về nấu bữa cơm sớm cho má nó lót lòng đi làm phụ hồ, ba đi đạp xích lô, trưa cả hai người về, cho đỡ mệt
Chiều xách chai mua dầu về thắp đèn, bữa nào ba nó vui, muốn nhâm nhi với mấy ông bạn, nó đong thêm xị rượu. Nó biết đi tiệm mua đồ từ lúc còn chưa biết mặt của mấy tờ giấy bạc, ở nhà đưa tiền, nó chạy lại xòe tay ra mấy tờ bạc bèo nhèo đưa dì Hai, "má con dặn mua hết bi nhiêu đồng muối".
Dặn mua ít món còn nhớ, dặn nhiều nó phải vừa đi vừa nhẩm, gặp cái chạc cây, vấp ngã, quên mất, lại phải mếu máo chạy về hỏi lại.
Ở nhà sai biểu cái gì còn mê chơi, dùng dằng chứ bảo đi tiệm là nó te tái đi ngay, mua món đồ còn dư một vài trăm, thể nào dì Hai cũng thối lại bằng mấy cục kẹo chanh, kẹo dừa xanh xanh đỏ đỏ, ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo.
Tiệm tạp hóa của dì Hai cất dựa mé sông, nhà nhỏ, hàng hoá chất đầy ra lối đi, treo lùm đùm líu đíu không thấy được đầu người. Nhỏ vậy, chật chội vậy mà dường như hỏi món gì cũng có, gạo củi mắm muối thì nói gì, tiệm có cả những thứ năm thì mười họa mới bán được một lần. Chen chúc nhau những kệ cao kệ thấp, thùng nhỏ, thùng to, hủ sành, hủ mủ... không có cái thứ tự nào cho món lớn nhất như sịa nia thúng mủng, nhỏ nhất như cục đá lửa, cái dao lam..
. Bạn tôi nói với tôi rằng, mười mấy năm qua, mỗi lần bước vào những siêu thị hàng hóa bày bán hào nhoáng, nó vẫn thường nhớ tới tiệm của dì Hai, nó nói có một cái gì đó đầy sự sống, ấm áp trong cái quán bề hộn, hỗn độn của dì. Nên nhớ nhiều lắm. Nhớ đùm cốm gạo treo trên vách, mấy cái keo đựng bánh kẹp, bánh men, cái diệm đựng củ cải muối để kế bên rổ hột vịt, ở góc nhà là thạp đường mía vàng ong óng, một lần nó lén lấy tay mút thử, dì Hai rầy, "cái thằng sao ở dơ ở dáy vậy con, sao không nói để dì lấy dao xắn cho".
Nó còn nhớ nắp đậy trên cái lon đựng tiền lẻ của dì lúc nào cũng dính dâm dấp bột gạo, bội củ năng.
Qua bao nhiêu năm rồi, nó vẫn thắc mắc, tự hỏi, làm sao dì nhớ rành vị trí từng thứ hàng hoá trong tiệm của mình, để người ta hỏi cái gì, dì lẹ làng, phăm phăm lôi ra ngay thứ ấy, mà từ cái chỗ đôi khi ta không ngờ tới.
Tôi cười, với dì, cái tiệm đó có một trật tự riêng, tụi mình không biết được đâu.
Bởi dì đã mở tiệm hàng này từ lúc chúng tôi chưa được sinh ra.
Có vài ba cái tiệm như thế cho xóm lao động nghèo nhưng không có cái nào lâu đời như tiệm của dì.
Mỗi gia đình trong xóm nhỏ nầy, ai đi ai đến dì rành hết thảy. Buôn bán lâu năm dì còn thuộc nết ăn, xài từng nhà. Như cậu Ba chỉ thích ăn bí hầm dừa với đường mía, vừa ngọt dừa thanh, dì Chín mê món cháo trắng ăn với cải xá bấu, sáng nào cũng nấu, nhà mợ Bảy thích xài xà bông bột hơn loại kem..
. Với cư dân trong xóm, khi đã vượt qua được đận cơm ngày hai bữa thiếu trước hụt sau, ai cũng tự hỏi, hồi đó sống sao được nếu vắng những tiệm buôn bán lẻ trong xóm mình ha.
Làm ngày nào đủ chi ngay ẩy, đủ hai ký gạo, hai trăm đồng muối, năm trăm đồng đường, với bột ngọt, tương, chao... lắt nhắt, vụn vặt, không người bán biết mua ở đâu.
Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất vả biết chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ hỏng phải chuyện chơi, vì lâu lâu vô bếp một lần, đang nấu canh, kho cá, tá hỏa lên trong nhà hết đường hết muối, sai đứa con nít chạy lẹ ra tiệm mua về nêm vẫn kịp, thiệt hú hồn, may quá.
Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, còn đường dường như mỗi thứ đã trở thành một phần đời...
Cả cái tiệm tạp hóa bình dị, mộc mạc của người đàn bà goá chồng hiền hậu mà cả đời chẳng đứa nào quên tên gọi: dì Hai.
Nó lại thăm, dì Hai than lúc nầy già cả rồi, con mắt ngó không thấy đường, đêm nào cũng nghe đau nhức mình mẩy. Dì nắn bóp tay nó (cái bàn tay chuyên môn lén quẹt đường mía ăn), khen lúc nầy con lớn quá, mập ra.
Nó cười, thì mười mấy năm rồi còn gì, xóm xưa trở thành phố thị, hàng quán tíu tít mọc lên.
Mọi thứ đã đổi rồi, sao dì với tiệm của dì không thay đổi gì hết vậy? Dì Hai cười, nếu cái gì cũng đổi hết thì bây biết đường đâu mà về.
Tôi thấy chút xíu nữa nó đã rơi nước mắt. Nó nén lòng, mếu máo cười, bảo, "Lâu quá, hỏng ăn kẹo của tiệm dì hai, dì bán cho con năm trăm kẹo đi, dì!". Dì cười, "Cái thằng, buôn bán gì, lâu lâu con mới về, dì đãi'", rồi dì lụm cụm lấy cho nó một vốc kẹo dừa.
Hồi xưa nó cũng mê chỉ mỗi món kẹo dừa, mê tới mức cả hàm răng sún hết trọi.
Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Tần ngần giữa chợ
Chị đi chậm, bước chân hơi ngập ngừng, đắn đo, chị xách giỏ dạo vòng qua chỗ cá, chỗ thịt, chỗ rau rồi vòng về chỗ cá, đứng ngây ra, vẻ mặt hơi dại đi, ngẩn ngơ.
Lại đi hai ba vòng chợ nữa, chị dừng chân, thở hắt, kêu lên, "mèn ơi…".
Bạn đoán coi chị đang nghĩ gì... a. không biết mua gì; b. đang lo lắng vì giá lên mau như một cái chớp mắt; làm sao để chuẩn bị một bữa ngon cho cả nhà.
Tôi chọn gì .đây .., chị nghĩ tới tất cả các điều trên.
Có lần thấy chị đứng tần ngần giữa chợ, tôi bỗng nghĩ, phải mình là điêu khắc gia, thể nào cũng chở đá Non Nước về mà tạc tượng chị.
Chỉ sợ là tượng đẽo xong mờ nhạt (như những tượng đài anh hùng luôn giống nhau, giống nhau cả ở nét mặt chẳng hồn vía gì), tôi làm sao tạc được vào đá gương mặt chị, như lo lắng, như ngơ ngẩn, như đang nghĩ lung lắm mà cũng có vẻ trống rỗng, vô định, như chẳng biểu lộ gì mà chan chứa thương yêu.
Chị còn làm khó tôi – một điêu khắc gia (giả bộ) cả ánh mắt ngượng nghịu của chị khi bắt gặp người khác đang nhìn mình. Chị cười xòa, phân trần, không biết mua gì…
Vì chợ sớm mai có quá nhiều thứ để mua. Những con cá đen nhẫy đang quẫy nước trong tiếng kêu ôi ối của mấy người đàn bà. Đống rau cải mướt sương đêm chất ngồn ngộn dưới nền chợ.
Những tảng thịt đỏ tươi, còn ấm nóng trên tay... Hàng hóa ê hề, nhưng ít dần, trừ dần khi chị nghĩ tới từng người ở nhà.
Chị có mẹ chồng, không thích thịt, hay cá lóc, bí xanh, khoai ngọt, củ cải, mỗi lần nấu canh mướp, bà mẹ than đau nhức khắp mình.
Chồng chị lại không mặn mà cá trê, ghét bông bí, đậu bắp, cải xanh (trời ơi, toàn là những thứ chị khoái mới khổ chứ).
Thằng con lớn trèo lên mâm thấy cá rô kho với dĩa dưa giá là nhăn mặt toan tụt xuống. Và cứ thế, chị chẳng còn bao nhiêu cơ hội chọn lựa.
Cầm cái bắp cải hay bó cải rổ, lại lo người ta tưới lên ấy những gì.
Mua trái lê, trái táo, tần ngần nghĩ không biết mấy thứ này có bị ngâm hóa chất giữ cho tươi lâu?
Ngó con gà nằm trên sạp da vàng óng, chị tần ngần nghĩ tới cúm gia cầm.
Lâu rồi, chị đã không ăn những món mà chị thích (người trong nhà thì không).
Chị bưng tô rau má (hay rau dền) nấu canh nghi ngút khói lên bàn, nhìn bà mẹ hớn hở xuýt xoa để vui, để quên mình đã ăn mấy thứ này hồi còn ở quê, suốt mười mấy năm, mắc chán.
Thế nhưng món bí đỏ hầm dừa thì lâu lâu chị lại nhớ nức nở, bỏ công nấu một nồi con con, chẳng ai trong nhà hưởng ứng.
Đi ngang qua chỗ bán rau cải, chị nhìn mớ bông bí thòm thèm, nhưng nghĩ chỉ một mình ăn thì vui gì.
Biết bao điều phải nghĩ, đã cực lòng lắm rồi, lại thêm giá vùn vụt lên. Mau như trở bàn tay, món tiền hôm nay chỉ mua được nửa nắm rau hôm trước. Con cá trong giỏ cứ nhỏ dần đi, nỗi áy náy thì ngược lại, lớn ngợp lòng.
Người nào rời mâm cơm trước chị cũng bần thần hỏi vói theo, “bộ đồ ăn không ngon hả?”.
Trời ơi, làm nội trợ, ai nói sướng nào?
Đóng vai thần thừ giữa chợ năm ba lần, tôi đã biết cảm giác bồi hồi của chị khi lướt nhanh qua con cá to nhất, con cua chắc nhất, về đến nhà vẫn ám ảnh, nghĩ mình vừa bỏ lỡ một bữa ăn ngon cho cả nhà.
Tôi biết chị yêu thương nặng oằn mà mớ tiền lại nhẹ hẫng trên tay.
Trải qua mới hiểu, những lúc ấy mình dụng công suy nghĩ, cảm xúc đầy còn hơn… viết văn.
Nhiều lúc quên đây là chỗ kẻ bán người mua, bởi nhìn thấy chùm trái giác, hay mấy cái bắp chuối đặt cạnh rổ rau đắng đất, hay xô ốc lác đầu mùa mưa, hay những trái mãng cầu chín…
Là kỷ niệm tuổi thơ kéo ra dài ngoằng có dây có nhợ, những ngày lam lũ thức giấc dậy động trong lòng.
Tôi biết, có nhiều lần, anh thấy chị trở về chỉ mấy trái cà, vài ba con cá, anh gắt "Đi cả buổi…", nhưng anh biết không, trong cái giỏ đồ ít ỏi đó, oằn trĩu niềm lo nghĩ, nỗi thương yêu…
Nguyễn Ngọc Tư
Chị đi chậm, bước chân hơi ngập ngừng, đắn đo, chị xách giỏ dạo vòng qua chỗ cá, chỗ thịt, chỗ rau rồi vòng về chỗ cá, đứng ngây ra, vẻ mặt hơi dại đi, ngẩn ngơ.
Lại đi hai ba vòng chợ nữa, chị dừng chân, thở hắt, kêu lên, "mèn ơi…".
Bạn đoán coi chị đang nghĩ gì... a. không biết mua gì; b. đang lo lắng vì giá lên mau như một cái chớp mắt; làm sao để chuẩn bị một bữa ngon cho cả nhà.
Tôi chọn gì .đây .., chị nghĩ tới tất cả các điều trên.
Có lần thấy chị đứng tần ngần giữa chợ, tôi bỗng nghĩ, phải mình là điêu khắc gia, thể nào cũng chở đá Non Nước về mà tạc tượng chị.
Chỉ sợ là tượng đẽo xong mờ nhạt (như những tượng đài anh hùng luôn giống nhau, giống nhau cả ở nét mặt chẳng hồn vía gì), tôi làm sao tạc được vào đá gương mặt chị, như lo lắng, như ngơ ngẩn, như đang nghĩ lung lắm mà cũng có vẻ trống rỗng, vô định, như chẳng biểu lộ gì mà chan chứa thương yêu.
Chị còn làm khó tôi – một điêu khắc gia (giả bộ) cả ánh mắt ngượng nghịu của chị khi bắt gặp người khác đang nhìn mình. Chị cười xòa, phân trần, không biết mua gì…
Vì chợ sớm mai có quá nhiều thứ để mua. Những con cá đen nhẫy đang quẫy nước trong tiếng kêu ôi ối của mấy người đàn bà. Đống rau cải mướt sương đêm chất ngồn ngộn dưới nền chợ.
Những tảng thịt đỏ tươi, còn ấm nóng trên tay... Hàng hóa ê hề, nhưng ít dần, trừ dần khi chị nghĩ tới từng người ở nhà.
Chị có mẹ chồng, không thích thịt, hay cá lóc, bí xanh, khoai ngọt, củ cải, mỗi lần nấu canh mướp, bà mẹ than đau nhức khắp mình.
Chồng chị lại không mặn mà cá trê, ghét bông bí, đậu bắp, cải xanh (trời ơi, toàn là những thứ chị khoái mới khổ chứ).
Thằng con lớn trèo lên mâm thấy cá rô kho với dĩa dưa giá là nhăn mặt toan tụt xuống. Và cứ thế, chị chẳng còn bao nhiêu cơ hội chọn lựa.
Cầm cái bắp cải hay bó cải rổ, lại lo người ta tưới lên ấy những gì.
Mua trái lê, trái táo, tần ngần nghĩ không biết mấy thứ này có bị ngâm hóa chất giữ cho tươi lâu?
Ngó con gà nằm trên sạp da vàng óng, chị tần ngần nghĩ tới cúm gia cầm.
Lâu rồi, chị đã không ăn những món mà chị thích (người trong nhà thì không).
Chị bưng tô rau má (hay rau dền) nấu canh nghi ngút khói lên bàn, nhìn bà mẹ hớn hở xuýt xoa để vui, để quên mình đã ăn mấy thứ này hồi còn ở quê, suốt mười mấy năm, mắc chán.
Thế nhưng món bí đỏ hầm dừa thì lâu lâu chị lại nhớ nức nở, bỏ công nấu một nồi con con, chẳng ai trong nhà hưởng ứng.
Đi ngang qua chỗ bán rau cải, chị nhìn mớ bông bí thòm thèm, nhưng nghĩ chỉ một mình ăn thì vui gì.
Biết bao điều phải nghĩ, đã cực lòng lắm rồi, lại thêm giá vùn vụt lên. Mau như trở bàn tay, món tiền hôm nay chỉ mua được nửa nắm rau hôm trước. Con cá trong giỏ cứ nhỏ dần đi, nỗi áy náy thì ngược lại, lớn ngợp lòng.
Người nào rời mâm cơm trước chị cũng bần thần hỏi vói theo, “bộ đồ ăn không ngon hả?”.
Trời ơi, làm nội trợ, ai nói sướng nào?
Đóng vai thần thừ giữa chợ năm ba lần, tôi đã biết cảm giác bồi hồi của chị khi lướt nhanh qua con cá to nhất, con cua chắc nhất, về đến nhà vẫn ám ảnh, nghĩ mình vừa bỏ lỡ một bữa ăn ngon cho cả nhà.
Tôi biết chị yêu thương nặng oằn mà mớ tiền lại nhẹ hẫng trên tay.
Trải qua mới hiểu, những lúc ấy mình dụng công suy nghĩ, cảm xúc đầy còn hơn… viết văn.
Nhiều lúc quên đây là chỗ kẻ bán người mua, bởi nhìn thấy chùm trái giác, hay mấy cái bắp chuối đặt cạnh rổ rau đắng đất, hay xô ốc lác đầu mùa mưa, hay những trái mãng cầu chín…
Là kỷ niệm tuổi thơ kéo ra dài ngoằng có dây có nhợ, những ngày lam lũ thức giấc dậy động trong lòng.
Tôi biết, có nhiều lần, anh thấy chị trở về chỉ mấy trái cà, vài ba con cá, anh gắt "Đi cả buổi…", nhưng anh biết không, trong cái giỏ đồ ít ỏi đó, oằn trĩu niềm lo nghĩ, nỗi thương yêu…
Nguyễn Ngọc Tư
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Coi Tay Vào Sáng Mùa Mưa
Người đó đến nhà và mang bàn tay xòe ngửa trước mặt bà.
Nghe nói cô Năm Nguyệt giỏi coi tay, vậy đọc giùm thằng đàn em tôi vận số này.
Anh ta vừa nói vừa giắt tiền quẻ lên đĩa trái cây đặt ở bàn thờ Phật.
Bắp tay xăm bò cạp của người đó săn cuộn khi cắm phập cây dao nhỏ xuống mặt bàn gỗ, cán rung lật bật, như xiên qua bất cứ lời từ chối nào.
Cô bỏ nghề cũng đã lâu. Người ta không còn nườm nượp lui tới để hỏi coi đời mình rủi hay may. Khách sáng nay bất chấp.
Cửa nhà vẫn mở, mưa xiên li ti lên đôi dép xỏ ngón bẩn thỉu của khách, nhưng bà thầy bị cầm tù vào bàn tay đang chìa ra kia.
Bàn tay tái xanh và lạnh, từng ngón như sắp rã ra, bật lên cái bớt đỏ trên cổ tay, như vết đứt mở miệng. Nó thôi miên bà, để mặc điện thoại bàn kêu ré lên từng hồi rồi tắt lịm đi trong mòn mỏi.
Chuông tạnh, nghe có tiếng thằn lằn rơi phịch xuống.
- Lần nào coi tay cho người ta cô cũng khóc như vầy sao. Cũng lạ à nghen. Bao nhiêu nước mắt cho đủ ?
- Người đó cười khủng khỉnh, như đang coi một vở kịch vụng về
- Thằng đàn em tôi linh thiệt, nó nói thế nào cô Năm cũng khóc lóc.
Bà đã tìm kiếm, mong được gặp lại từ những vị khách bước vào nhà mình một bàn tay giống hệt như vầy.
Cái bớt đỏ ở cổ tay, và lóng cuối cùng của ngón út bị gù do lần nọ bị đứt sâu, bó bằng vải xé ra từ vạt áo cũ, không nẹp nên cong queo khi liền sẹo.
Ngón trỏ bà di theo những đường chỉ tay đứt quãng, nghe cái lạnh của bàn tay kia ngấu vào người. Những vết chai trên ấy rắn đanh như đá.
Không phải bàn tay của kẻ vẽ tranh. Bà ước mình đoán sai. Không phải chủ nhân của bàn tay kia thuở nhỏ chịu cảnh nghèo, nó muốn một hộp bút chì màu mà bị bà mẹ từ chối. Không phải người ấy bị lạc mẹ hồi tám tuổi, chịu trôi nổi giữa đời.
Sao nó trở lại, bằng cách này ?!
Chẳng còn nhớ đây là bàn tay thứ bao nhiêu được bà cầm lên săm soi để dò đoán cuộc đời của chủ nhân nó, kể từ lúc bà lục lọi được trong tủ sách của ông nội mình bộ mười ba quyển Thuật pháp nhân tướng học. Con bé mười sáu tuổi nhận ra mọi bộ phận trên cơ thể đều biết nói, đều có ý nghĩa trong cuộc đời.
Rủi hay may, suôn sẻ hay truân chuyên đều hiện lên ở từng chi tiết nhỏ. Tóc nói mũi nói đuôi mày nói, vành tai nói, nếu ta biết cách đọc. Bàn tay không chỉ để nắm tay mà phơi bày số mệnh.
Ông nội bà đã phạm sai lầm vì đã không đốt hết bộ sách ấy trước khi cháu gái mình trở thành thầy bói lẫy lừng.
- Con ơi, để lộ cơ trời thì trời có tha cho không ?
Câu nói đó ông già nhắc đi nhắc lại, nhưng bà đã để lọt qua tai kia bởi ngây ngất với cái quyền lực mà mình đang có : một vị thánh ở giữa các cõi làm sứ giả của trời, đọc những dấu hiệu giúp nhiều tín đồ mê mụ biết trước tương lai. Bất hạnh mà bà gặp trong đời đều có lý do.
Bà lấy phải một tay thợ mộc nghiện rượu vì không coi lấy chồng là quan trọng, chỉ cần mượn giống để kiếm đứa con. Bà muộn con là do tinh trùng của chồng xỉn hết, làm gì có thứ gì ngâm trong rượu mà còn sống.
Bà nghèo bởi mải mê làm phước giúp đời.
Một ngày bà về sụp lạy trước mộ ông nội mình, nói con tin có trời rồi. Đứa con mà bà chắt chiu cầu khẩn trước bao nhiêu đền đài bị lạc mất ở chợ Sương. Thằng bé giảy nảy đòi hộp bút màu, một thứ không ăn được. Với bà hồi ấy, bất cứ gì không ăn được đều không quan trọng. Nhà dột mới quan trọng.
Chạy gạo bữa mai mới quan trọng. Vẽ lên giấy những ảnh hình sặc sỡ thì có vẻ xa xỉ quá. Bà kệ nó ngồi bệt ăn vạ ở một góc chợ, cho nó sợ.
Tin rằng nếu mình quả quyết không ngoái lại, thằng nhỏ sẽ ngoan ngoãn vì nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Trong lúc tìm một chỗ khuất để dõi theo đứa bé, có người chặn lại nói cô Năm coi giùm tôi một quẻ. Mãi đi theo những đường chỉ tay như mê lộ, lúc bà sực nhớ tới con thì nó không còn ở đó nữa.
Những người có mặt ở chợ trưa ấy đều hỏi bà làm mẹ kiểu gì vậy, người chồng say xỉn cũng hỏi câu ấy trong lúc giáng nắm đấm đánh gãy hai cái răng bà trước khi bỏ nhà đi.
Điền thông tin gửi các báo đăng trên mục tìm người, bà miêu tả tỉ mỉ chi tiết đặc điểm của gương mặt, bàn tay, vị trí nốt ruồi trên người thằng bé vì đã thuộc lòng ngay từ khi mới đẻ, nhưng vẫn tuyệt vọng vì không nhớ quần áo con mặc hôm đó.
Quần có thể ghi xám, nhưng cũng có thể nâu.
Hoặc là ghi xám nhưng bị mưa ướt nên ngã nâu.
Áo kẻ trắng xanh, trên túi thêu một con gà con hoặc hai con thỏ, hoặc là logo nhỏ của một đội bóng đá nổi tiếng nào đó. Chắc là vì những chi tiết mù mờ mà những lời rao không có hồi đáp nào vọng lại.
Cái thứ bà nhớ nhất, là chỉ tay của thằng nhỏ. Thứ đó tòa báo không coi là thông tin được in. Bà tự huyễn hoặc mình thêm lần nữa, bàn tay trở về sáng nay không phải bàn tay mình đã nắm ở chợ Sương năm ấy. Nó có khổ rộng gấp ba, chi chít sẹo. Nó nói bà ơi tôi đã chịu cơ cực lắm, từ hồi bà rời bỏ.
Trong tháng ngày bàn tay này phiêu bạt, bà nắm những bàn tay khác và không chịu được cái ý nghĩ mình níu người dưng đây mà buông bỏ máu thịt của mình, bà bỏ nghề.
Nhưng không buông hy vọng. Lần gần nhất khi gửi lời gọi con lên chương trình truyền hình Như chưa từng xa cách, bà nhận được khá nhiều cuộc gọi đến nhà nói rằng có thể đã từng nhìn thấy đứa trẻ kia. Rất lạ là thằng nhỏ theo như miêu tả hay nói mình không có mẹ.
Chủ nhân của bàn tay mà bà đang ngây dại rờ rẫm đây chắc cũng xem được chương trình ấy nên theo dấu bà mà gửi tay về. Chắc cái vết cấn sâu trong trí nhớ ấu thơ của nó duy nhất chỉ hình ảnh mẹ đã buông tay bỏ mặc mình ở góc chợ. Mẹ đi thẳng, không ngoái lại.
Bà thầy từng nghĩ nếu có thể cải sửa cái hình ảnh sau cùng đó của mình - một bà mẹ nhẫn tâm - bà đổi mạng cũng đành. Điều đó là không thể, bà thật sự tuyệt vọng.
Mưa tạnh, có mấy giọt nước rơi trên cúc áo người đàn bà. Ti vi nhà hàng xóm đang phát bản tin các băng nhóm tội ác thanh trừng nhau ở tận bệnh viện, một người bị mã tấu chặt đứt tay trái, giá xăng tăng, một làng chài khỏa thân biểu tình đòi lại những chiếc tàu đánh cá bị bọn Lạ cướp mất.
Người đó sốt ruột ngó lên vách. Bà không chắc anh ta nhìn đồng hồ hay cái ảnh đen trắng chụp cận mặt một thằng bé sún răng cười toe treo gần đấy.
Bà không nhìn mặt khách một lần nào, biết chắc chắn không phải nó.
- Đàn em tôi dặn hỏi kỹ, nó hỏi có phải vào tù nhiều lần không, hay chỉ ở một lần dài cho tới chết ? À, nó còn hỏi nếu chẳng may bị kêu án tử, thì nó sẽ bị bắn hay tiêm thuốc độc ?
Sau mỗi câu hỏi, bà thầy cảm giác mình vừa bị phạt một nhát.
Rúm ró. Người đó khủng khỉnh cười, rút con dao ra khỏi mặt bàn chảy máu, đi ra cửa, và nói ngoái vào “Cô Năm từ từ mà coi cho kỹ, tôi đói rồi, chờ không nổi.
À, đàn em tôi dặn cô cứ giữ, nó không cần nữa. Lìa thì cũng đã lìa rồi, mạch máu chết nên không thể nối lại…”Bàn tay vẫn còn nằm lại trên mặt bàn trầy xước. Bàn tay để ngửa.
Cụt đến nửa ống. Vô nghĩa biết bao một bàn tay không còn cầm nắm được.
Bà thầy bói già kêu con ơi, níu mãi bàn tay xanh xao đó.
Nguyễn Ngọc Tư
Người đó đến nhà và mang bàn tay xòe ngửa trước mặt bà.
Nghe nói cô Năm Nguyệt giỏi coi tay, vậy đọc giùm thằng đàn em tôi vận số này.
Anh ta vừa nói vừa giắt tiền quẻ lên đĩa trái cây đặt ở bàn thờ Phật.
Bắp tay xăm bò cạp của người đó săn cuộn khi cắm phập cây dao nhỏ xuống mặt bàn gỗ, cán rung lật bật, như xiên qua bất cứ lời từ chối nào.
Cô bỏ nghề cũng đã lâu. Người ta không còn nườm nượp lui tới để hỏi coi đời mình rủi hay may. Khách sáng nay bất chấp.
Cửa nhà vẫn mở, mưa xiên li ti lên đôi dép xỏ ngón bẩn thỉu của khách, nhưng bà thầy bị cầm tù vào bàn tay đang chìa ra kia.
Bàn tay tái xanh và lạnh, từng ngón như sắp rã ra, bật lên cái bớt đỏ trên cổ tay, như vết đứt mở miệng. Nó thôi miên bà, để mặc điện thoại bàn kêu ré lên từng hồi rồi tắt lịm đi trong mòn mỏi.
Chuông tạnh, nghe có tiếng thằn lằn rơi phịch xuống.
- Lần nào coi tay cho người ta cô cũng khóc như vầy sao. Cũng lạ à nghen. Bao nhiêu nước mắt cho đủ ?
- Người đó cười khủng khỉnh, như đang coi một vở kịch vụng về
- Thằng đàn em tôi linh thiệt, nó nói thế nào cô Năm cũng khóc lóc.
Bà đã tìm kiếm, mong được gặp lại từ những vị khách bước vào nhà mình một bàn tay giống hệt như vầy.
Cái bớt đỏ ở cổ tay, và lóng cuối cùng của ngón út bị gù do lần nọ bị đứt sâu, bó bằng vải xé ra từ vạt áo cũ, không nẹp nên cong queo khi liền sẹo.
Ngón trỏ bà di theo những đường chỉ tay đứt quãng, nghe cái lạnh của bàn tay kia ngấu vào người. Những vết chai trên ấy rắn đanh như đá.
Không phải bàn tay của kẻ vẽ tranh. Bà ước mình đoán sai. Không phải chủ nhân của bàn tay kia thuở nhỏ chịu cảnh nghèo, nó muốn một hộp bút chì màu mà bị bà mẹ từ chối. Không phải người ấy bị lạc mẹ hồi tám tuổi, chịu trôi nổi giữa đời.
Sao nó trở lại, bằng cách này ?!
Chẳng còn nhớ đây là bàn tay thứ bao nhiêu được bà cầm lên săm soi để dò đoán cuộc đời của chủ nhân nó, kể từ lúc bà lục lọi được trong tủ sách của ông nội mình bộ mười ba quyển Thuật pháp nhân tướng học. Con bé mười sáu tuổi nhận ra mọi bộ phận trên cơ thể đều biết nói, đều có ý nghĩa trong cuộc đời.
Rủi hay may, suôn sẻ hay truân chuyên đều hiện lên ở từng chi tiết nhỏ. Tóc nói mũi nói đuôi mày nói, vành tai nói, nếu ta biết cách đọc. Bàn tay không chỉ để nắm tay mà phơi bày số mệnh.
Ông nội bà đã phạm sai lầm vì đã không đốt hết bộ sách ấy trước khi cháu gái mình trở thành thầy bói lẫy lừng.
- Con ơi, để lộ cơ trời thì trời có tha cho không ?
Câu nói đó ông già nhắc đi nhắc lại, nhưng bà đã để lọt qua tai kia bởi ngây ngất với cái quyền lực mà mình đang có : một vị thánh ở giữa các cõi làm sứ giả của trời, đọc những dấu hiệu giúp nhiều tín đồ mê mụ biết trước tương lai. Bất hạnh mà bà gặp trong đời đều có lý do.
Bà lấy phải một tay thợ mộc nghiện rượu vì không coi lấy chồng là quan trọng, chỉ cần mượn giống để kiếm đứa con. Bà muộn con là do tinh trùng của chồng xỉn hết, làm gì có thứ gì ngâm trong rượu mà còn sống.
Bà nghèo bởi mải mê làm phước giúp đời.
Một ngày bà về sụp lạy trước mộ ông nội mình, nói con tin có trời rồi. Đứa con mà bà chắt chiu cầu khẩn trước bao nhiêu đền đài bị lạc mất ở chợ Sương. Thằng bé giảy nảy đòi hộp bút màu, một thứ không ăn được. Với bà hồi ấy, bất cứ gì không ăn được đều không quan trọng. Nhà dột mới quan trọng.
Chạy gạo bữa mai mới quan trọng. Vẽ lên giấy những ảnh hình sặc sỡ thì có vẻ xa xỉ quá. Bà kệ nó ngồi bệt ăn vạ ở một góc chợ, cho nó sợ.
Tin rằng nếu mình quả quyết không ngoái lại, thằng nhỏ sẽ ngoan ngoãn vì nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Trong lúc tìm một chỗ khuất để dõi theo đứa bé, có người chặn lại nói cô Năm coi giùm tôi một quẻ. Mãi đi theo những đường chỉ tay như mê lộ, lúc bà sực nhớ tới con thì nó không còn ở đó nữa.
Những người có mặt ở chợ trưa ấy đều hỏi bà làm mẹ kiểu gì vậy, người chồng say xỉn cũng hỏi câu ấy trong lúc giáng nắm đấm đánh gãy hai cái răng bà trước khi bỏ nhà đi.
Điền thông tin gửi các báo đăng trên mục tìm người, bà miêu tả tỉ mỉ chi tiết đặc điểm của gương mặt, bàn tay, vị trí nốt ruồi trên người thằng bé vì đã thuộc lòng ngay từ khi mới đẻ, nhưng vẫn tuyệt vọng vì không nhớ quần áo con mặc hôm đó.
Quần có thể ghi xám, nhưng cũng có thể nâu.
Hoặc là ghi xám nhưng bị mưa ướt nên ngã nâu.
Áo kẻ trắng xanh, trên túi thêu một con gà con hoặc hai con thỏ, hoặc là logo nhỏ của một đội bóng đá nổi tiếng nào đó. Chắc là vì những chi tiết mù mờ mà những lời rao không có hồi đáp nào vọng lại.
Cái thứ bà nhớ nhất, là chỉ tay của thằng nhỏ. Thứ đó tòa báo không coi là thông tin được in. Bà tự huyễn hoặc mình thêm lần nữa, bàn tay trở về sáng nay không phải bàn tay mình đã nắm ở chợ Sương năm ấy. Nó có khổ rộng gấp ba, chi chít sẹo. Nó nói bà ơi tôi đã chịu cơ cực lắm, từ hồi bà rời bỏ.
Trong tháng ngày bàn tay này phiêu bạt, bà nắm những bàn tay khác và không chịu được cái ý nghĩ mình níu người dưng đây mà buông bỏ máu thịt của mình, bà bỏ nghề.
Nhưng không buông hy vọng. Lần gần nhất khi gửi lời gọi con lên chương trình truyền hình Như chưa từng xa cách, bà nhận được khá nhiều cuộc gọi đến nhà nói rằng có thể đã từng nhìn thấy đứa trẻ kia. Rất lạ là thằng nhỏ theo như miêu tả hay nói mình không có mẹ.
Chủ nhân của bàn tay mà bà đang ngây dại rờ rẫm đây chắc cũng xem được chương trình ấy nên theo dấu bà mà gửi tay về. Chắc cái vết cấn sâu trong trí nhớ ấu thơ của nó duy nhất chỉ hình ảnh mẹ đã buông tay bỏ mặc mình ở góc chợ. Mẹ đi thẳng, không ngoái lại.
Bà thầy từng nghĩ nếu có thể cải sửa cái hình ảnh sau cùng đó của mình - một bà mẹ nhẫn tâm - bà đổi mạng cũng đành. Điều đó là không thể, bà thật sự tuyệt vọng.
Mưa tạnh, có mấy giọt nước rơi trên cúc áo người đàn bà. Ti vi nhà hàng xóm đang phát bản tin các băng nhóm tội ác thanh trừng nhau ở tận bệnh viện, một người bị mã tấu chặt đứt tay trái, giá xăng tăng, một làng chài khỏa thân biểu tình đòi lại những chiếc tàu đánh cá bị bọn Lạ cướp mất.
Người đó sốt ruột ngó lên vách. Bà không chắc anh ta nhìn đồng hồ hay cái ảnh đen trắng chụp cận mặt một thằng bé sún răng cười toe treo gần đấy.
Bà không nhìn mặt khách một lần nào, biết chắc chắn không phải nó.
- Đàn em tôi dặn hỏi kỹ, nó hỏi có phải vào tù nhiều lần không, hay chỉ ở một lần dài cho tới chết ? À, nó còn hỏi nếu chẳng may bị kêu án tử, thì nó sẽ bị bắn hay tiêm thuốc độc ?
Sau mỗi câu hỏi, bà thầy cảm giác mình vừa bị phạt một nhát.
Rúm ró. Người đó khủng khỉnh cười, rút con dao ra khỏi mặt bàn chảy máu, đi ra cửa, và nói ngoái vào “Cô Năm từ từ mà coi cho kỹ, tôi đói rồi, chờ không nổi.
À, đàn em tôi dặn cô cứ giữ, nó không cần nữa. Lìa thì cũng đã lìa rồi, mạch máu chết nên không thể nối lại…”Bàn tay vẫn còn nằm lại trên mặt bàn trầy xước. Bàn tay để ngửa.
Cụt đến nửa ống. Vô nghĩa biết bao một bàn tay không còn cầm nắm được.
Bà thầy bói già kêu con ơi, níu mãi bàn tay xanh xao đó.
Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Ừ thôi, cỏ mọc
Có lẽ cuộc đời đã nói với tôi về sự tùy nghi, lâu lắm rồi, chỉ là tôi không nhận biết.
Mấy hôm trước mua được cái CD của nghệ sỹ Tấn Tài, có bài Bông Ô Môi mà tôi mê hồi nhỏ.
Từ tiệm băng a, tôi cắm đầu chạy về nhà, vì thấy ham quá. Và khi người nghệ sỹ cất tiếng “bông ô môi, gió cuốn rụng đầy trên sông, nhìn mây trời mênh mông…” bỗng tôi nổi quạu.
Trời ơi, sao ta lại nghe bài vọng cổ này ở đây, trong cái thành phố chật chội, bức bối này, trong mớ âm thanh hổn độn và nghẹt cứng những xe những tàu những người réo gọi, mắng mỏ nhau.
Vọng cổ, phải nghe trên những dòng sông vắng, những bờ chuối, giồng khoai, hay bên hè, nơi có hàng lu nước lá vú sữa rụng đầy… mới đúng điệu.
Hồi nhỏ, nhà nghèo, tôi vẫn thường ngồi chỗ mé mương, cạnh mấy cây muồng, cây bình bát, nghe ké cassette hàng xóm.
Ở đó, tôi khóc mò thương cô Lan lụy tình anh Điệp mà bạc mệnh, thương nàng công chúa Mông Cổ yêu kẻ thù để nhận lấy một kết cuộc bi thương…
Ở đó, tôi thuộc lòng từng lời từng chữ, “mười năm rồi còn chi nữa em ơi, mình xa nhau mỗi kẻ một phương buồn.
Tôi giang hồ đã mỏi gót phong sương, em ở lại đây với bốn bề khói lửa…”.
Bài ca cũ còn nguyên, nhưng cái không gian lặng ngắt chỉ phảng phất tiếng ong bầu, tiếng tay chuối khô xao xác… không còn nữa. Tôi bây giờ đã chợ, chán ngắt.
Muốn quăng cái a đi nhưng lại tiếc… tiền, dùng dằng cho vào máy hát, tự dặn mình, thôi kệ.
Bông Ô Môi đi hết nửa bài, và sự kiên nhẫn đã được đền đáp, tôi cảm giác những âm thanh thành phố đã chìm dưới một đáy sâu nào, chỉ còn tiếng chuông chùa lẫn trong mái dầm khua nước, và người đàn ông trở về sau chiến tranh, mái đầu điểm bạc đắng lòng nhìn bông ô môi rụng váng đỏ cả mặt sông.
Bài ly biệt vẫn hay, vẫn ngọt ngào, buồn bã. Tôi bắt đầu bập bẹ đánh vần hai chữ tùy nghi.
Tôi tưởng tôi đã biết rồi, nên cười ngạo những câu than thở kiểu như, “trời ơi, ở chỗ lạ ngủ không được.
Nhớ cái gối ôm…” hay “cái món ăn của vùng ấy nuốt không vô, thứ thì lạt nhách, thứ mặn lè…”
…Tôi cũng từng gối cỏ nằm sương, ăn bốc ngủ vùi (nghĩa là món gì cũng bốc được, vùi ở đâu cũng ngủ được), thấy cũng chịu chơi lắm.
Nhưng lâu lâu cũng rầu, vì nhìn thấy cây gòn mọc trong sân quán nhậu, củ khoai nướng cháy bùi ngùi bên đường, cây càng cua nhón chân mọc ké nơi rào, bầy chim sâu chim sẻ ríu rít trên chùm dây điện rối.
.. Và bà cụ gầy nhom với rổ đọt bí, mớ rau lang ngồi bán ở nhà chờ xe buýt, những người buôn gánh chào nhau bằng những thổ ngữ đặc trưng của xứ sở mình, đám trẻ đánh giày xách thùng đồ nghề rảo trên những vỉa hè nham nhở…
Họ không thuộc về nơi này, như tôi.
Ý nghĩ đó lại cục cựa khi tôi gặp người đàn ông ngồi thổi sáo trong cái lạnh đầu đông Hà Nội.
Tôi hỏi ông thổi bài gì mà buồn vậy, ông cười, “thổi vu vơ ấy mà, nghĩ tới đâu thổi tới đấy”.
Cảm giác như đó chỉ là nửa nụ cười.
Vì ông không có mắt. Không phải mù, mà chỗ đáng ra lấp lánh nhìn đời chỉ có mảng da thịt trũng sâu.
Ông cũng có con, trạc tuổi con tôi, nhưng mẹ nó đã đưa nó đi rồi.Ông nói “thằng bé kháu lắm.
Nhưng lâu rồi không gặp, tôi không biết giờ nó đã bằng từng nào…
Mình vầy… nên muốn gặp con cũng khó…”.
Giữa những ngập ngừng mà tôi viết lại bằng dấu ba chấm, dường như là quãng ông nghẹn ngào, ký ức về mình đang bị xóa dần trong lòng đứa trẻ xa xôi. Dù miệng ông vẫn cười.
Tôi mua một cây sáo, đây là cây thứ hai mà ông bán được trong ngày. Hôm qua khi ông lần trong bóng tối vĩnh cửu về căn nhà trọ ở một bãi sông nào đó, hàng vẫn còn nguyên.
Hai năm ngồi rao khúc nhạc buồn bã ở ven hồ Gươm, những ngày khốn khó như thế vẫn thường lặp lại.
Ông cười,“Quen rồi, nếu không bỏ buồn qua một bên được thì phải tìm cách sống với nó”. Ông sống bằng cách nào ?
Ông hỏi tôi có mang theo áo ấm không, vài ngày nữa sẽ có gió mùa đông bắc, trời trở rét.
Ông đoán được thời tiết nhớ vào mùi của nước hồ.
Một đứa trẻ bán tranh dạo ngang qua, ông hơi nghiêng tai, nói, mẹ vừa tìm cháu đấy, My à, cháu mãi chơi quá...
Đứa trẻ nhoẻn cười, ông thấy được nụ cười của nó, cũng như thấy được con đường về nhà, lúc cuối ngày.
Tôi nhớ tới người đàn ông đó, như một tấm gương về sự tùy nghi với thân phận, với nỗi đau.
Tôi học cách nếu không bỏ nhớ qua một bên thì sống chung với nó. Chiều nay bạn học cũ ở xa về, rủ đi nhậu ở một cái quán ngoại ô, uống vài ly, lại nghĩ vẩn vơ.
Cái hồi tôi bảy tuổi thì có một dòng sông chảy qua xóm. Bến trước nhà ba tôi làm cái vó cạnh bụi trâm bầu. Vó chồm ra hơn nửa sông, đêm đêm treo ngọn đèn chong dụ dỗ tôm cá (nói cho cùng người ta cũng giống hệt vậy, lao miết về phía nhiều ánh sáng đèn).
Chòi vó lợp lá chầm đóp, chung quanh dừng bằng những tay chuối khô cắt trong vườn.
Ngày hanh nắng nằm trong chòi mát rượi, dã dượi gió sông thốc vào, lá khô cứ xao xác suốt.
Trời mưa, chòi dột tả tơi, những tay chuối che bề nào cũng ướt.
Suốt những năm đó, tôi coi chòi vó là nhà. Mùa chướng trở, bông tràm rụng tơi bời, có bữa đang ngủ nghe cổ nhột ran, tưởng đâu có con sâu róm đang bò, ai dè bông tràm nằm vắt vẻo.
Con nước rằm, theo má cất vó tới khuya, đợi trăng đậu vào lòng vó bèn cất lên, trăng chảy xuống lòng sông, nguyên vẹn, trên vó chỉ còn đám tép rong, bầy cá lìm kìm, cá lòng tong, đôi khi gặp những con rắn râu, khắp mình đầy rêu, nằm khờ ịt trên lưới.
Có khuya xa xắc, bỗng dưng nghe tiếng gọi Vó ơ… dằng vặc của mấy dì đi chợ sớm, thấy rõ ràng mình leo vắt vẻo mút đầu vó, cất lên cái lưới ướt đẫm sao khuya.
Sáng ra lồm cồm bò dậy, mới hay chỉ là giấc mơ.
Và chỗ cái vó cất những mộng mị trăng sao đó, ngay trân cái bàn rượu chiều nay. Lạ là, tôi đã không còn cảm giác mình đi lạc, không còn ngồi thom lom trong hồi ức.
Cái quán này mà dẹp đi, cho trở lại khung cảnh ngày trước, tôi biết làm gì với nó, khi mà tôi đã đủ già, để thấy rằng dòng sông đó chỉ là con rạch nhỏ xíu, và chuyện cất lưới lên những con tép bạc tép rong cá lòng tong chẳng làm nên cuộc mưu sinh.
Lâu lâu nhớ chơi. Rồi phải sống với từng milimet đất dưới chân mình, như cỏ mọc.
Nguyễn Ngọc Tư
Có lẽ cuộc đời đã nói với tôi về sự tùy nghi, lâu lắm rồi, chỉ là tôi không nhận biết.
Mấy hôm trước mua được cái CD của nghệ sỹ Tấn Tài, có bài Bông Ô Môi mà tôi mê hồi nhỏ.
Từ tiệm băng a, tôi cắm đầu chạy về nhà, vì thấy ham quá. Và khi người nghệ sỹ cất tiếng “bông ô môi, gió cuốn rụng đầy trên sông, nhìn mây trời mênh mông…” bỗng tôi nổi quạu.
Trời ơi, sao ta lại nghe bài vọng cổ này ở đây, trong cái thành phố chật chội, bức bối này, trong mớ âm thanh hổn độn và nghẹt cứng những xe những tàu những người réo gọi, mắng mỏ nhau.
Vọng cổ, phải nghe trên những dòng sông vắng, những bờ chuối, giồng khoai, hay bên hè, nơi có hàng lu nước lá vú sữa rụng đầy… mới đúng điệu.
Hồi nhỏ, nhà nghèo, tôi vẫn thường ngồi chỗ mé mương, cạnh mấy cây muồng, cây bình bát, nghe ké cassette hàng xóm.
Ở đó, tôi khóc mò thương cô Lan lụy tình anh Điệp mà bạc mệnh, thương nàng công chúa Mông Cổ yêu kẻ thù để nhận lấy một kết cuộc bi thương…
Ở đó, tôi thuộc lòng từng lời từng chữ, “mười năm rồi còn chi nữa em ơi, mình xa nhau mỗi kẻ một phương buồn.
Tôi giang hồ đã mỏi gót phong sương, em ở lại đây với bốn bề khói lửa…”.
Bài ca cũ còn nguyên, nhưng cái không gian lặng ngắt chỉ phảng phất tiếng ong bầu, tiếng tay chuối khô xao xác… không còn nữa. Tôi bây giờ đã chợ, chán ngắt.
Muốn quăng cái a đi nhưng lại tiếc… tiền, dùng dằng cho vào máy hát, tự dặn mình, thôi kệ.
Bông Ô Môi đi hết nửa bài, và sự kiên nhẫn đã được đền đáp, tôi cảm giác những âm thanh thành phố đã chìm dưới một đáy sâu nào, chỉ còn tiếng chuông chùa lẫn trong mái dầm khua nước, và người đàn ông trở về sau chiến tranh, mái đầu điểm bạc đắng lòng nhìn bông ô môi rụng váng đỏ cả mặt sông.
Bài ly biệt vẫn hay, vẫn ngọt ngào, buồn bã. Tôi bắt đầu bập bẹ đánh vần hai chữ tùy nghi.
Tôi tưởng tôi đã biết rồi, nên cười ngạo những câu than thở kiểu như, “trời ơi, ở chỗ lạ ngủ không được.
Nhớ cái gối ôm…” hay “cái món ăn của vùng ấy nuốt không vô, thứ thì lạt nhách, thứ mặn lè…”
…Tôi cũng từng gối cỏ nằm sương, ăn bốc ngủ vùi (nghĩa là món gì cũng bốc được, vùi ở đâu cũng ngủ được), thấy cũng chịu chơi lắm.
Nhưng lâu lâu cũng rầu, vì nhìn thấy cây gòn mọc trong sân quán nhậu, củ khoai nướng cháy bùi ngùi bên đường, cây càng cua nhón chân mọc ké nơi rào, bầy chim sâu chim sẻ ríu rít trên chùm dây điện rối.
.. Và bà cụ gầy nhom với rổ đọt bí, mớ rau lang ngồi bán ở nhà chờ xe buýt, những người buôn gánh chào nhau bằng những thổ ngữ đặc trưng của xứ sở mình, đám trẻ đánh giày xách thùng đồ nghề rảo trên những vỉa hè nham nhở…
Họ không thuộc về nơi này, như tôi.
Ý nghĩ đó lại cục cựa khi tôi gặp người đàn ông ngồi thổi sáo trong cái lạnh đầu đông Hà Nội.
Tôi hỏi ông thổi bài gì mà buồn vậy, ông cười, “thổi vu vơ ấy mà, nghĩ tới đâu thổi tới đấy”.
Cảm giác như đó chỉ là nửa nụ cười.
Vì ông không có mắt. Không phải mù, mà chỗ đáng ra lấp lánh nhìn đời chỉ có mảng da thịt trũng sâu.
Ông cũng có con, trạc tuổi con tôi, nhưng mẹ nó đã đưa nó đi rồi.Ông nói “thằng bé kháu lắm.
Nhưng lâu rồi không gặp, tôi không biết giờ nó đã bằng từng nào…
Mình vầy… nên muốn gặp con cũng khó…”.
Giữa những ngập ngừng mà tôi viết lại bằng dấu ba chấm, dường như là quãng ông nghẹn ngào, ký ức về mình đang bị xóa dần trong lòng đứa trẻ xa xôi. Dù miệng ông vẫn cười.
Tôi mua một cây sáo, đây là cây thứ hai mà ông bán được trong ngày. Hôm qua khi ông lần trong bóng tối vĩnh cửu về căn nhà trọ ở một bãi sông nào đó, hàng vẫn còn nguyên.
Hai năm ngồi rao khúc nhạc buồn bã ở ven hồ Gươm, những ngày khốn khó như thế vẫn thường lặp lại.
Ông cười,“Quen rồi, nếu không bỏ buồn qua một bên được thì phải tìm cách sống với nó”. Ông sống bằng cách nào ?
Ông hỏi tôi có mang theo áo ấm không, vài ngày nữa sẽ có gió mùa đông bắc, trời trở rét.
Ông đoán được thời tiết nhớ vào mùi của nước hồ.
Một đứa trẻ bán tranh dạo ngang qua, ông hơi nghiêng tai, nói, mẹ vừa tìm cháu đấy, My à, cháu mãi chơi quá...
Đứa trẻ nhoẻn cười, ông thấy được nụ cười của nó, cũng như thấy được con đường về nhà, lúc cuối ngày.
Tôi nhớ tới người đàn ông đó, như một tấm gương về sự tùy nghi với thân phận, với nỗi đau.
Tôi học cách nếu không bỏ nhớ qua một bên thì sống chung với nó. Chiều nay bạn học cũ ở xa về, rủ đi nhậu ở một cái quán ngoại ô, uống vài ly, lại nghĩ vẩn vơ.
Cái hồi tôi bảy tuổi thì có một dòng sông chảy qua xóm. Bến trước nhà ba tôi làm cái vó cạnh bụi trâm bầu. Vó chồm ra hơn nửa sông, đêm đêm treo ngọn đèn chong dụ dỗ tôm cá (nói cho cùng người ta cũng giống hệt vậy, lao miết về phía nhiều ánh sáng đèn).
Chòi vó lợp lá chầm đóp, chung quanh dừng bằng những tay chuối khô cắt trong vườn.
Ngày hanh nắng nằm trong chòi mát rượi, dã dượi gió sông thốc vào, lá khô cứ xao xác suốt.
Trời mưa, chòi dột tả tơi, những tay chuối che bề nào cũng ướt.
Suốt những năm đó, tôi coi chòi vó là nhà. Mùa chướng trở, bông tràm rụng tơi bời, có bữa đang ngủ nghe cổ nhột ran, tưởng đâu có con sâu róm đang bò, ai dè bông tràm nằm vắt vẻo.
Con nước rằm, theo má cất vó tới khuya, đợi trăng đậu vào lòng vó bèn cất lên, trăng chảy xuống lòng sông, nguyên vẹn, trên vó chỉ còn đám tép rong, bầy cá lìm kìm, cá lòng tong, đôi khi gặp những con rắn râu, khắp mình đầy rêu, nằm khờ ịt trên lưới.
Có khuya xa xắc, bỗng dưng nghe tiếng gọi Vó ơ… dằng vặc của mấy dì đi chợ sớm, thấy rõ ràng mình leo vắt vẻo mút đầu vó, cất lên cái lưới ướt đẫm sao khuya.
Sáng ra lồm cồm bò dậy, mới hay chỉ là giấc mơ.
Và chỗ cái vó cất những mộng mị trăng sao đó, ngay trân cái bàn rượu chiều nay. Lạ là, tôi đã không còn cảm giác mình đi lạc, không còn ngồi thom lom trong hồi ức.
Cái quán này mà dẹp đi, cho trở lại khung cảnh ngày trước, tôi biết làm gì với nó, khi mà tôi đã đủ già, để thấy rằng dòng sông đó chỉ là con rạch nhỏ xíu, và chuyện cất lưới lên những con tép bạc tép rong cá lòng tong chẳng làm nên cuộc mưu sinh.
Lâu lâu nhớ chơi. Rồi phải sống với từng milimet đất dưới chân mình, như cỏ mọc.
Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Sân Nhà
Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, "nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy…".
Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao?
Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường
… Và con có cả một vạt sân vàng nắng…
Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. Phía bìa sân
, Ba đặt cái bàn thờ thông thiên nho nhỏ, bát cắm nhang để giữa hai hũ gạo, muối (hết thảy mấy thứ đó cũng nhỏ xíu), buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang bay lãng đãng trước nhà. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng.
Sát hàng ba có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa.
Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà. Nhưng tôi chẳng có gì tiếc nuối khi nhà mình chẳng có mai, đào…
Vạn thọ cũng có cái vui của vạn thọ (câu này tôi học trong Gala cười 2003 : "Bánh giò cũng có cái giá của bánh giò"), bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân.
Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn "bức tranh" sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ ôn vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ.
Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và… chơi chuyền).
Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới.
Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ.
Nước lên săm sắp, ba phải kê đá tảng để có lối đi vào nhà.
Không còn chỗ chơi rượt bắt, nhảy dây…, tôi bắc cái ghế ngồi học bài ngoài hàng ba, lâu lâu lại ngóng phía chân trời, coi xuyên qua đám mưa mịt mùng kia, có tia nắng nào hửng lên không ?
Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân - thiên - đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.
Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng…
Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc.
Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân ạch đụi nhảy dây.
Suốt một mùa hạn, đám vú sữa đất mọc trên mặt sân chẳng thể nào ra lá mới, coi xo cò, tội nghiệp…(thì có sáng nào, chiều nào mà đám trẻ không chạy nhảy ở đó đâu).
Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ (mà, hỏi "lý lịch" của chúng, lắm khi tôi còn không nhớ hết); da vừa đen vừa mốc cời mốc thếch vì lấm lem bụi đất.
Lúc tan bạn rồi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm…
Có bữa thấy tôi bưng tô cơm vắt vẻo ngồi ăn trên chạc ba của cây trứng cá, má bực quá, má rầy, "con nhỏ này chỉ thiếu nước ôm mùng chiếu ra ngoài sân ngủ"…Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên…
Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà.
Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười):
"Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn"… mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.
Độ gần cuối tháng 10, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc.
Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình.
Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân - thiên - đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan…
Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất.
Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao?
Nguyễn Ngọc Tư
Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, "nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy…".
Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao?
Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường
… Và con có cả một vạt sân vàng nắng…
Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. Phía bìa sân
, Ba đặt cái bàn thờ thông thiên nho nhỏ, bát cắm nhang để giữa hai hũ gạo, muối (hết thảy mấy thứ đó cũng nhỏ xíu), buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang bay lãng đãng trước nhà. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng.
Sát hàng ba có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa.
Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà. Nhưng tôi chẳng có gì tiếc nuối khi nhà mình chẳng có mai, đào…
Vạn thọ cũng có cái vui của vạn thọ (câu này tôi học trong Gala cười 2003 : "Bánh giò cũng có cái giá của bánh giò"), bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân.
Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn "bức tranh" sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ ôn vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ.
Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và… chơi chuyền).
Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới.
Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ.
Nước lên săm sắp, ba phải kê đá tảng để có lối đi vào nhà.
Không còn chỗ chơi rượt bắt, nhảy dây…, tôi bắc cái ghế ngồi học bài ngoài hàng ba, lâu lâu lại ngóng phía chân trời, coi xuyên qua đám mưa mịt mùng kia, có tia nắng nào hửng lên không ?
Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân - thiên - đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.
Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng…
Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc.
Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân ạch đụi nhảy dây.
Suốt một mùa hạn, đám vú sữa đất mọc trên mặt sân chẳng thể nào ra lá mới, coi xo cò, tội nghiệp…(thì có sáng nào, chiều nào mà đám trẻ không chạy nhảy ở đó đâu).
Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ (mà, hỏi "lý lịch" của chúng, lắm khi tôi còn không nhớ hết); da vừa đen vừa mốc cời mốc thếch vì lấm lem bụi đất.
Lúc tan bạn rồi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm…
Có bữa thấy tôi bưng tô cơm vắt vẻo ngồi ăn trên chạc ba của cây trứng cá, má bực quá, má rầy, "con nhỏ này chỉ thiếu nước ôm mùng chiếu ra ngoài sân ngủ"…Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên…
Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà.
Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười):
"Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn"… mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.
Độ gần cuối tháng 10, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc.
Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình.
Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân - thiên - đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan…
Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất.
Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao?
Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Re: Truyện ngắn - audiobook Nguyễn Ngọc Tư
Ba Đồng Một Mớ Mộng Mơ
Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé.
Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm.
Xương nó nhô ra mẩu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khí, nước dãi ri rỉ chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nối một sợi nhìn bền dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó.
Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa.
Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa… thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.
Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi.
Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy.
Nên chị nán thêm chút nữa trong khi những tình nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ.
Chị muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị.
Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng.
Nó đang cố nói. Chị cố đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó.
Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tinh lực.
Chị ra xe, quệt nước mắt chị gượng đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói “Ở chơi!”, nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIỀN!”.
Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.
Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan…”. Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quá má ra vườn sợ dính mủ chuối…”.
Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cầm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, “chị hai có mua bánh mì không?”.
Cứ trớt quớt vậy.
Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ.
Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm… và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…
Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư.
Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai.
Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con”, thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó…”.
Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.
Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi.
Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi.
Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay.
Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được.
Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi…”
Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi…”, câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.
Nguyễn Ngọc Tư
Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé.
Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm.
Xương nó nhô ra mẩu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khí, nước dãi ri rỉ chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nối một sợi nhìn bền dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó.
Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa.
Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa… thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.
Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi.
Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy.
Nên chị nán thêm chút nữa trong khi những tình nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ.
Chị muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị.
Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng.
Nó đang cố nói. Chị cố đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó.
Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tinh lực.
Chị ra xe, quệt nước mắt chị gượng đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói “Ở chơi!”, nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIỀN!”.
Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.
Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan…”. Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quá má ra vườn sợ dính mủ chuối…”.
Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cầm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, “chị hai có mua bánh mì không?”.
Cứ trớt quớt vậy.
Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ.
Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm… và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…
Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư.
Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai.
Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con”, thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó…”.
Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.
Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi.
Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi.
Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay.
Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được.
Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi…”
Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi…”, câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.
Nguyễn Ngọc Tư
_________________
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tulip2016
Similar topics
» Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Ngạn
» Nguyễn Ngọc Ngạn - Audio book
» Truyện rất ngắn
» Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ kỷ niệm về Paris By Night
» Audio Book "Kỷ Niệm Sân Khấu" của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn
» Nguyễn Ngọc Ngạn - Audio book
» Truyện rất ngắn
» Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ kỷ niệm về Paris By Night
» Audio Book "Kỷ Niệm Sân Khấu" của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum