Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 2 of 50 Previous  1, 2, 3 ... 26 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat 19 Feb 2022 - 13:08

61 quốc gia có người đọc sách nhiều nhất, không có Việt Nam

17/11/2016 

TTO - Hôm qua, đọc bản tin thống kê 61 quốc gia có người đọc sách nhiều nhất thế giới không hề có tên Việt Nam tự dưng nhớ đến chuyện VN lọt vào danh sách 5 nước hạnh phúc nhất thế giới.

Tác giả đứng trước một tiệm sách ra đời từ năm 1775, nằm ngay giữa trái tim của Milan, Ý - Ảnh: Tác giả cung cấp
Chưa có câu trả lời chính xác có bao nhiêu người Việt đọc sách, số lượng người Việt đọc sách bao nhiêu bản một năm? Nhưng những số liệu chung về thực trạng đọc sách thật đáng lo ngại. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công bố tháng 4-2013, mỗi năm mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách.

Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản/người. Số lượng bản in, nhất là những đầu sách công cụ có giá trị tư tưởng, hàm lượng tri thức cao, chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu vài ba trăm bản cho dân số 80 triệu.

Điều này trùng hợp với các số liệu về thói quen, sở thích đọc và kỹ năng đọc, mà chúng tôi nghiên cứu cách đây không lâu tại Viện KHXH vùng Nam bộ.

Thôi thì cứ cho rằng kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ với trào lưu văn hóa nghe nhìn đã và đang lấn át và làm mai một văn hóa đọc, nhưng nếu so với một quốc gia châu Á khác - Nhật Bản, dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, bình quân một người Nhật đọc 20 bản sách mỗi năm, thì thật khó giải thích.

Sự khác biệt về thu nhập đương nhiên dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo? Liệu điều này có thật logic khi nhìn đơn thuần dưới góc độ văn hóa không? Chúng ta tự huyễn hoặc bản thân hay thói quen tự định kiến của người Việt. Nhìn đâu cũng thấy người Việt xấu xí!

Tủ sách gia đình của một người Ý bình thường nhưng có đến 24.000 đầu sách
Nửa tháng trước, ăn cơm tối ở nhà chị Huỳnh Ngọc Nga - một người Ý gốc Việt. Căn hộ chung cư của gia đình chị chưa tới 100m2, tràn ngập sách. Khoảng 23.000 cuốn đủ loại khác nhau, kể cả cuốn sách cổ có từ thế kỷ 18. Nhiều hơn số lượng sách của một thư viện trung bình ở VN.

Ông xã của chị, một người Ý trăm phần trăm, khiêm tốn nói nhà người Ý nào cũng có rất nhiều sách. Họ xem sách như của để dành. Rất bình thường. Anh ấy khoác tay nói “không có gì để quan tâm”.

Qua nhà một người bạn cũ khác, chị Hà Kim Chi. Căn hộ chung cư ấy là một thế giới sách khác với vô vàn sách triết học, âm nhạc, hội họa. Không còn không gian cho bàn ghế, tủ gường. Tất cả tủ kệ chỉ dành cho sách. Đó chính là gia tài quý báu của người bạn đời bản xứ đã gom góp vài chục năm nay.

Ngủ đêm tại nhà anh Nguyễn Chữ, 
nguyên tổng thư ký Hội người Việt tại Torino, cũng vậy. Căn phòng ngủ bỗng chật chội trong một thế giới sách văn hóa Việt, nhiều cuốn trong đó là những tài liệu vô cùng quý hiếm về mối tương quan giữa văn hóa Việt và văn hóa Ý.

Anh Chữ cho biết thói quen đọc sách anh học một phần từ người Ý. Người Ý là một trong những dân tộc tiêu thụ nhiều sách nhất thế giới. Không chỉ giới trí thức, người bình dân, cả những người không liên quan gì đến sách cũng mua rất nhiều sách.

Đi lang thang trong vô số đền đài cung điện của châu Âu, thấy cách người ta đối đãi với sách thật đáng nể. Nơi đẹp nhất vẫn dành không gian cho sách.

Các trung tâm thương mại sang chảnh ở Paris, Milan, Berlin và ngót 20 thành phố ở 10 quốc gia mà mình đi qua hơn tháng nay, vị trí vàng, vị trí trái tim của thành phố luôn ưu tiên dành cho các nhà sách.

Trên các chuyến xe điện ngầm, xe buýt vẫn còn nhiều người cầm sách đọc chăm chú bên cạnh một số khác đang bấm lách tách không ngừng trên chiếc điện thoại thông minh.

Chúng ta luôn kêu gọi vì sự phát triển của một nền văn hóa đọc, nhưng... những con số thống kê lạnh lẽo làm những người yêu sách nhói đau.

Chợt nhớ những đại gia xứ mình với chiếc giường ngủ chục tỉ, những chiếc xe siêu sang hàng vài chục tỉ và vô số con số tỉ tỉ khác. Họ cũng đâu có lỗi gì. Song, ngẫm buồn cho những cuốn sách hay, in chỉ vài trăm bản nhưng cứ nằm đếm bụi thời gian trên các kệ sách già nua, lạnh giá.


Chợt nhớ anh T., một nhà văn chưa phải hội viên bất kỳ hội nhà văn nào. Những cuốn sách của anh thật lòng mà nhận xét, nghiêm túc, công phu, có nhiều khám phá mới, nhưng cứ chờ xếp hàng bên cánh cửa nhà xuất bản từ năm này đến năm nọ.

Năm trước anh tự bỏ tiền ra in 1.000 cuốn. Tám trăm cuốn ký gửi ở một công ty phát hành lớn ở Sài Gòn. Hai trăm 
cuốn dành cho bạn bè.

Một năm sau người đại diện công ty ấy gọi điện thoại buộc anh mang “ngôi đền thiêng” của anh về. Đúng 800 cuốn còn nguyên đai nguyên kiện. Mà sách anh viết đâu có dở gì cho cam!

LÊ TÂM


Last edited by LDN on Sat 26 Feb 2022 - 19:26; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat 19 Feb 2022 - 13:24

6 QUỐC GIA "MÊ ĐỌC" NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

Kenh14

Bạn có biết rằng trung bình một người Ấn Độ dành 10 tiếng 42 phút một tuần cho việc đọc sách. Hay người Israel đặt cả những cuốn sách ở nghĩa trang để các linh hồn tiếp tục “học, học nữa, học mãi”...

Ấn Độ
Năm ngoái, đất nước Nam Á này đã được NOP World Culture Score Index xếp hạng nhất trong khảo sát về thời gian đọc sách trung bình của người dân. Theo đó, thời gian đọc sách trung bình một tuần của một người Ấn Độ lên đến gần 11 giờ (10 giờ 42 phút). Mặc dù là quốc gia có trình độ dân trí giữa các tầng lớp rất cách biệt với số người biết chữ chỉ chiếm 27,4% dân số nhưng có đến 25% số người trẻ đọc sách thường xuyên và 49% số người được đi học đọc sách như một cách giải trí. Những tác giả có sách được đọc nhiều nhất làRabindranath Tagore, Chetan Bhagat, Ravinder Singh...

Yêu sách ngay từ khi còn nhỏ

Israel
Quê hương của người Do Thái – dân tộc nổi tiếng với chỉ số IQ trung bình 110, nơi đã sản sinh cho thế giới những thiên tài như Albert Einstein, Karl Marx, Johann Strauss,... cũng là đất nước nổi tiếng bởi niềm đam mê đọc sách. Các bà mẹ Do Thái đã gieo cho con tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách bằng cách nhỏ vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ liếm. Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng. 

Văn hóa đọc được truyền lại bởi người cha 

Nhật Bản
Đất nước mặt trời mọc được cả thế giới nể phục bởi tinh thần tự lực tự cường, từ một quốc gia phong kiến lạc hậu trở thành cường quốc Châu Á và thế giới. Văn hóa đọc ở Nhật đã được hình thành cách đây hơn 300 năm. Từ thời Genroku (1688-1704), nước Nhật đã có hệ thống xuất bản với lượng sách lên đến 10.000 cuốn/năm. Thời Minh Trị, những cuốn sách từ phương Tây được dịch lại và in ra hàng triệu bản để phổ biến đến người dân. Ngày nay, mỗi năm Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Bình quân mỗi năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm,... thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng – Tachiyomi.

Trên những chuyến tàu điện ngầm ở Nhật, bạn sẽ thấy hình ảnh này thay vì cảnh tượng người dân chúi mặt vào màn hình điện thoại.

Phong cách người Nhật: Đọc bất cứ nơi đâu 

Đức
Một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới – nước Đức, có một nền văn hóa đọc vẫn giữ được mức ổn định trong thời đại công nghệ thông tin áp đảo hiện nay. Trong một khảo sát tháng 7/2015 với 25.000 người từ 14 tuổi trở lên, có đến 7/10 người (68.7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc sách, 3/10 (29.6%) đặc biệt đam mê sách. Năm 2015, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần.

Thái Lan
Người láng giềng với chúng ta là á quân sau Ấn Độ trong xếp hạng thời gian đọc sách của World Culture Score Index. Các số liệu của cơ quan thống kê quốc gia nước này cho thấy, người dân xứ sở chùa vàng dành trung bình 37 phút đọc sách mỗi ngày. 81,8% dân số từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách và nhóm đọc sách nhiều nhất là trẻ em từ 6 – 12 tuổi.

Một thư viện kì lạ của Thái Lan

Malaysia
Theo thống kê của Thư viện Quốc gia, đã có 72.271 cuốn sách được mượn trong riêng tháng 8/2014. Trung bình một người Malaysia đọc 14 cuốn sách một năm.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat 19 Feb 2022 - 16:58

ĐỌC TRUYỆN LÀ GÌ

18/04/2021

Từ năm 1900 tới nay, trên lục địa Âu châu, ở Anh quốc và Hoa kỳ, tiểu thuyết và truyện ngắn đã là nhưng thể văn quan trọng nhất. Trong lịch sử đã từng có những thời kỳ mà thơ, kịch, họa hoặc điêu khắc giữ địa vị bá chủ. Nhưng ở tiền bán thế kỷ này, thì truyện đã chiếm ưu thế.

Tiểu thuyết và truyện ngắn bao giờ cũng có hai mục đích: giải trí và giáo dục. Chúng ta không cần nói nhiều về điểm thứ nhất, trừ ra để nhắc rằng nếu truyện không có tác dụng giải trí thì chẳng ai chịu đọc. Còn sự đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn đem lại cho ta nhiều hay ít hứng thú, đó cố nhiên là một vấn đề cá nhân, mỗi người mỗi khác. Đã ghi nhận điều đó rồi, chúng ta có thể bước sang điểm thứ hai, là thảo luận về truyện được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Chúng ta sẽ thấy rõ truyện có tác dụng giáo dục như thế nào, sau khi đặt vấn đề sơ khởi: Trong tiền bản thế kỷ này, truyện đã cố gắng làm gì? Và chúng ta sẽ thấy rằng nó đã cố gắng làm rất nhiều việc.

Truyện là phương tiện giải trí

Có lẽ chúng ta không thể gạt bỏ thú đọc truyện một cách quá dung dị. Trong một xứ có nhiều người biết chữ như nước ta, gần như tất cả mọi người đều thấy hứng thú đọc truyện, không lúc này thì lúc khác. Thú vị đó không dễ gì đo lường được. Người thanh niên có thể cho một truyện nào đó là thú vị mặc dù trình độ truyện ấy rất tầm thường. Nhưng khi lớn lên chúng ta không còn thích nhưng truyện ấu trĩ nữa; chúng ta đi tìm những tác phẩm già dặn hơn. Và sự thưởng thức truyện lại là một vấn đề tích lũy; chúng ta càng đọc nhiều, càng tham khảo rộng, thì chúng ta càng được đền bù bằng một thích thú mỗi lúc thêm thanh tao. Lúc đó, khuynh hướng của chúng ta là đòi hỏi ở truyện những tình tiết thực mà chúng ta nhận thấy được, và có thể tạo cho chúng ta cảm tưởng của cuộc sống thực.

Truyện là phương tiện giáo dục

Mọi văn phẩm có giá trị, đặc biệt là truyện đều cung cấp cho độc giả một hình ảnh thật, hoặc có thể tin là thật, của cuộc sống vào một thời kỳ nào đó, ở một địa điểm nào đó. Chúng ta hiện sống trong một thế giới đang trải qua nhiều biến chuyển vĩ đại. Do đó, khi nhìn lại năm mươi năm vừa qua và thấy có hai trận đại chiến thảm khốc, chúng ta không thể không tự hỏi có những nguyên nhân nào đó dẫn dắt nhân loại tới vực thẳm thảm khốc đó. Chính vì các nhà viết truyện đã phản ánh đúng thời đại và địa phương họ sinh sống, và vì họ linh cảm hơn người thường những điều kiện chung quanh họ, hèn chúng ta đọc sách của họ đã xem có thể tìm thấy ở đó một lời báo động nào không. Và chúng ta đã thấy rằng nhiều truyện cố gắng báo động độc giả về tình trạng xã hội và kinh tế khẩn cấp, cũng như về tai họa đang đe dọa nhân loại. Nhưng lời báo động đó nhiều khi không được nói thẳng ra, vì một cuốn truyện hay thì không thuyết pháp hay giảng đạo lý một cách lộ liễu. Tuy nhiên, ta thấy trong nhiều truyện có ẩn ý một tình trạng bất ổn đang đe dọa nhân loại. Chẳng phải nhấn mạnh quá nhiều về điểm này, chúng tôi cũng xin nói rằng nhiều tiểu thuyết cố ý làm cho độc giả phải suy ngẫm để đi tới kết luận mà tác giả mong muốn.

Thời kỳ nào cũng sản xuất nhiều tác phẩm chỉ phiến diện mô tả các hình thái cuộc sống để tạm thời giải trí độc giả: đó là những tác phẩm đôi khi được mệnh danh là “văn chương đào thoát”(1). Ta không cần quan tâm đến loại tác phẩm này, vì nó phù du và không quan trọng. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập tới những tác giả có một sức tưởng tượng dồi dào và một văn tài cao quý.

Chúng tôi cũng sẽ không dành nhiều thì giờ cho những văn sĩ có vẻ khinh thường độc giả trừ một số ít tâm hồn đặc biệt, những văn sĩ chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Những tiểu thuyết gia thật sự quan trọng là những vị quyết tâm chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh. Họ phân tích kỹ lưỡng những phức tạp và mâu thuẫn của đời sống, và đề nghị giải pháp, dù rằng những giải pháp họ đề nghị chưa hẳn đem lại phương thuốc hoàn toàn. Những truyện đó, khi thành công, làm cho chúng ta tin tưởng rằng cái gì tác giả trình bày có thể xảy ra thực, rằng cuộc sống thực giống như thế, hay nói một cách khác, rằng quyển sách đó giống như cuộc sống. Và điều này làm cho chúng ta hiểu biết sâu xa hơn về những lý do hành động và cách cư xử của con người.

Trên đây là vài lý do giải thích sơ lược tại sao chúng ta đọc truyện. Nhưng cũng có những lý do phức tạp hơn nữa. Có người không lãnh hội rõ ràng những lý do đó, nhưng vẫn đọc truyện chỉ vì có ý tưởng rởm là làm thế sẽ được đời coi trọng, hay là để tự coi mình hơn kẻ khác. Nhưng đọc mãi rồi nhiều khi những độc giả đó bỏ được cái ý tưởng rởm đời đi và thực sự thấy thú vị trong sự đọc sách.

*

Phát huy những giá trị phê bình.

Đọc tiểu thuyết lại còn mang lại cho ta một thú vui nữa, là rèn luyện cho ta có khả năng đánh giá quyển sách. Điều này dẫn ta tới việc phê bình nghệ thuật, vừa là một tiêu khiển có hứng thú, vừa nêu ra một số vấn đề để ta suy ngẫm. Riêng đối với thanh niên, thì sớm hay muộn vấn đề định nghĩa thế nào là một quyển sách hay cũng được đặt ra. Những độc giả trẻ tuổi thường ngại không dám quả quyết bênh vực ý kiến phê phán thành thực của mình, dù đúng dù sai, nếu ý kiến đó chống lại ý kiến của các phê bình gia nổi tiếng. Khi không thích một quyển sách nào đó đã được công nhận là hay, thì họ sẽ tự hỏi sự phê bình có những nguyên lý nào có thể áp dụng cho mọi tác phẩm văn chương được không. Họ không dám tin ở óc thẩm mỹ hoặc phê bình của họ. Trong tình trạng khó khăn ấy, họ rất cần được giúp đỡ.

Chúng tôi xin nói rằng lời phê bình của các vị lão thành chưa chắc đã giúp ích được gì. Trong số những văn sĩ lỗi lạc đã cố gắng giải quyết vấn đề tiêu chuẩn này, chúng tôi chỉ xin nêu ra một vị làm tỷ dụ, là Matthew Arnold. Ông này tin rằng phê bình gia có nhiệm vụ tuyên bố cho đời biết những tác phẩm hay nhất đã xuất bản. Nhưng không phải tất cả độc giả đều đồng ý về những tác phẩm nào là hay nhất. Và cái được mệnh danh là tân phê bình, do I.A.Bichards trình bày trong cuốn Nguyên tắc phê bình văn học (Principles oi Literary Criticism), dù là rất hữu ích, sáng sủa trong lối phân tích tỉ mỉ, rốt cuộc cũng không cung cấp được cho chúng ta một tiêu chuẩn nhất định nào cả.

Có lẽ chúng ta nên quay về mối tương quan đặc thù giữa độc giả và một quyển sách nào đó thì sở hữu ích hơn. Rất có thể là mối tương quan đặc thù đó mới là yếu tố đáng kể như. Như thế phải chăng mỗi độc giả là một phê bình gia riêng đối với mình? Theo một khía cạnh, thì đúng như vậy. Nhưng nếu độc giả đó nhận thấy có nhiều người khác đồng ý với mình, thì hắn sẽ vững tâm hơn. Ngoài ra, nếu độc giả tự hỏi tại sao mình thích hay không thích một quyển sách nào đó, thì lại càng có lợi. Những giải đáp mà hắn tìm ra sẽ có thể nói nhiều về bản thân hắn hơn là về quyển sách, nhưng chính sự tự kiểm thảo đó sẽ giúp hắn tìm hiểu những tiêu chuẩn phê bình khả dĩ hướng dẫn hắn trong việc đọc sách. Đó là điều mà chúng tôi đã mệnh danh là “nắm vững được lối nhận xét của chính mình” (Xin xem chương I cuốn Modern Fiction của Brewster và Burrell).

Độc giả thanh niên thường hay cắt nghĩa những sự việc mô tả trong một cuốn sách bằng cách so sánh hoặc đối chiếu với những sự việc đã được đọc trong một cuốn sách khác. Độc giả có tuổi lại càng hay dùng kinh nghiệm bản thân để xem những gì nói trong sách đúng hay sai. Sự kiện này hình như có nghĩa là người đứng tuổi có phương tiện đầy đủ hơn thanh niên để trở thành phê bình gia chân chính. Nhận xét này thật đúng, trừ vài đặc lệ rất hiếm. Đặc lệ đối với độc giả, tuy ít tuổi, nhưng lại có tri giác sắc bén hơn người thường.

Trong nhiều năm giảng dạy tại đại học đường Columbia, chúng tôi đã thực nghiệm phương pháp nắm vững được lối nhận xét của chính mình. Chúng tôi đã không đòi hỏi bài làm của sinh viên phải tốn công tham khảo nhiều. Trái lại. chúng tôi chỉ yêu cầu sinh viên giải thích hết sức thành thực và rõ ràng phản ứng của họ về các tiểu thuyết họ đọc không phải để nhận định một quyển sách nào đó hay hoặc dở, mà chỉ cần tìm rõ nguyên cớ tại sao họ đã nghĩ về quyển sách đó như vậy. Một sinh viên trẻ tuổi đã cho biết rằng đối với hắn cuốn Valley of the Moon của Jack Lon don là cuốn sách hay nhất anh đã được đọc. Nhân vật trong truyện đó được tả rất sống động và thực, còn cốt chuyện thì được xây dựng vững vàng. Do bài làm của anh, chúng tôi được biết tại sao anh thích quyển sách đó, và chính anh lúc đó cũng vỡ lẽ ra. Anh viết rằng vào một ngày mùa hạ đẹp trời, khi anh vừa được bình phục san một tai nạn, anh ra ngồi ở một công viên và được một thiếu nữ đọc lớn tiếng quyển sách đó cho anh nghe. Giọng của thiếu nữ rất hay khi nàng đọc tới đoạn tả những cuộc tranh đấu của vai chính trong truyện. Và anh thì thích nhưng cuộc tranh đấu, miễn là của người khác. Lúc đó có gió mát thổi nhẹ, có chim hót, có thuyền nhỏ lướt trên vịnh gần đó, và có người chơi quần vợt ở đằng xa. Anh thấy mình sung sướng lạ lùng, và trong trạng thái đó tất nhiên bất cứ quyển sách nào anh cũng phải cho là hay.

Đối với quyển The Ambassadors của Henry James, có hai phản ứng trái ngược nhau. Theo ý một phụ nữ thì quyển đó rất xoàng xĩnh. Nhưng nàng là một nữ khán hộ, và đã đọc sách ấy trong một phiên gác nàng phải săn sóc cho bệnh nhân đại thần kinh. Những cảnh tượng kinh khủng diễn ra trước mắt nàng khiến cho câu truyện của James mà nàng mệnh danh là trò bướm vỗ cánh trên hoa trở thành giả dối và phi lý. Đối với một sinh viên khác, thì truyện đó lại đượm một ý nghĩa thâm thúy. Trong bài làm, nàng này bày tỏ rằng nàng vừa trải qua một biến chuyển lớn lao trong thái độ của nàng đối với cuộc đời, và cuốn tiểu thuyết đã làm cho nàng hiểu rõ tính chất và những biến thiên của kinh nghiệm bản thân nàng. Nàng nói rằng dường như nàng đang cố gắng đánh vần trong một gian phòng tối tăm, và cuốn tiểu thuyết đã đem ánh sáng rực rỡ vào trong phòng.

Đọc một cuốn tiểu thuyết còn có thể đưa đến phản ứng liên hệ mật thiết với bản thân hơn nữa khi độc giả vô tình hay hữu ý, đồng nhất mình với một nhân vật nào trong truyện. Cách đọc truyện như vậy cỏ thể rất hứng thú, và khi độc giả đã hiểu rõ mình đồng nhất với một nhân vật trong truyện, thì sẽ thâu thập được một kinh nghiệm vô cùng quý báu. Chúng tôi xin dẫn ra đây một tỷ dự cuối cùng, là có rất nhiều thanh niên tự thấy mình giống nhân vật Philip trong truyện Of Human Bondage của Somerset Maugham. Philip, vì có nhiều nhược điểm, đã vấp váp nhiều trong lúc lăn lộn với cuộc đời trước khi đạt được thành công. Và nhân vật đó đã an ủi rất nhiều thanh niên thấy mình cũng ở trong cảnh ngộ tương tự.

Trên đây chúng ta đã xem xét mối liên quan giữa độc giả và tác giả. Nếu chúng ta tìm hiểu mối liên quan giữa tác giả và tác phẩm, khám phá những lý do nào đã đưa tác giả đến việc sáng tác tiểu thuyết này nọ, thì chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề quá phức tạp để có thể trình bày ở đây được. Nhưng với những tài liệu tham khảo có ghi trong cuốn sách này về tiểu sử nhiều tác giả, mỗi độc giả có thể tự mình tìm hiểu lấy mối liên quan đó. Trong phần nói về mỗi cá nhân các tiểu thuyết gia, chúng tôi sẽ gợi cho độc giả biết sự tìm hiểu đó có ích lợi như thế nào.

(l)escape literature: nghĩa là loại văn làm cho người đọc tạm thời quên bỏ mọi sầu muộn lo lắng để gắn mình vào ảo mộng

Sưu tầm 

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat 19 Feb 2022 - 22:20

TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG THÍCH ĐỌC SÁCH?

Youth

Trong nhiều năm trời tôi đã miệt mài đi tìm hiểu lý do cho việc: “Tại sao có những người lại không thích đọc sách?” Tất cả chúng ta đều có chung một khát khao đó là tìm hiểu kho tàng tri thức nhân loại, mong muốn tinh thông mọi thứ nhưng phải chăng sách không phải là “nơi”, là “đối tượng” phù hợp để chúng ta muốn học hỏi và kết nối? Phải chăng chúng ta sợ sách? Có cả ngàn lý do quay vòng vòng trong đầu tôi mỗi khi nghĩ đến điều này.

Bằng sự trải nghiệm, tiếp xúc và gặp gỡ nhiều người ở mọi lứa tuổi trong các môi trường khác nhau, đến bây giờ tôi đã phần nào hiểu được lý do tại sao “Chúng ta lại không thích đọc sách?”. Và các bạn biết không, thật thú vị khi tôi được lắng nghe những quan điểm từ họ. Qúa trình tìm hiểu đã giúp tôi học hỏi được nhiều điều. Một trong số đó là: “À, thì ra có một bộ phận người không suy nghĩ về sách như đại đa số vẫn nhìn nhận, họ có một tư duy khác biệt hoàn toàn.”. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ trình bày nội dung theo cách mà tôi nhìn nhận dựa trên sự trải nghiệm của bản thân, hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn.

I. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:

Có cả tá những lý do khách quan để chúng ta đổ lỗi cho việc không thích đọc? Ví dụ:

- “Mấy cái này xem trên tivi đầy.”

- “Ui giời, bây giờ lên mạng tìm cái gì chả có, gõ mấy phát là xong.”

- “Tôi bận. Thôi từ từ đã.”



Chúng ta luôn muốn sống trong vùng an toàn, chính vì vậy mà ngại bắt đầu với những thứ mới mẻ. Có thể với nhiều người, việc khởi đầu một công việc mới đem lại cho họ sự trải nghiệm, kiến thức thú vị và bổ ích, nhưng ở chiều ngược lại, số lượng thích hưởng thụ, an nhàn, dễ dàng chấp nhận và thỏa mãn thực tại có vẻ như chiếm phần nhiều hơn. Thực tế đã cho thấy cách não bộ nhìn nhận và tư duy có liên quan đến nhau, dù ít hay nhiều và lẽ hiển nhiên nó không phải lỗi của chúng ta, lại càng không phải bản chất của con người mà đó là do chúng ta bị ba yếu tố: xã hội, môi trường sống, nền tảng giáo dục ảnh hưởng. Tôi không có ý đổ tại hay tránh né bất cứ điều gì. Nhưng, một đồng xu luôn có hai mặt và mọi sự việc cũng vậy, chúng ta không thể đổ lỗi việc chưa thích đọc sách bởi “Tại tôi sinh ra ở nơi không được tốt, tôi không được cái nọ cái kia nên tầm nhìn hạn hẹp blah blah,…”, đó chỉ là yếu tố phụ, yếu tố chính vẫn là do bản thân mỗi người, và đây cũng là “mặt” tiếp theo của vấn đề.

Có thể nói môi trường sống, nền tảng giáo dục, xã hội là những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chúng ta không thích đọc, điều này tạm chấp nhận được nhưng như tôi đã nói, chúng ta không thể đổ tại hoàn cảnh để bao biện cho tính cách và lối suy nghĩ của cá nhân. Đôi khi, những yếu tố chủ quan mới là nguyên nhân cốt lõi của mọi vấn đề mà trong trường hợp này chính là nguyên nhân chủ quan, điều mà tôi muốn đề cập ngay bên dưới.

II. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN.

Có lẽ cách diễn đạt dưới đây sẽ khiến cho một số người cảm thấy tự ái nhưng đó là sự thật mà tôi muốn chia sẻ. Bắt đầu từ những câu chuyện mà chính tôi đã trải qua trước nhỉ?

Không biết theo các bạn định nghĩa “khác người” là như thế nào nhưng đối với những người bạn trong lớp tôi thì định nghĩa đó có nghĩa là “ham đọc sách”. Nghe kỳ lạ lắm phải không nhưng đó là sự thật. Không hiểu tại vì đâu mà cứ mỗi lần tôi đọc sách trên lớp chúng nó lại chỉ trỏ bàn tán này nọ rồi hỏi đủ thứ câu linh tinh (kiểu chế giễu), nhìn tôi bằng ánh mắt đầy khó hiểu.

Đó là câu chuyện thứ nhất.
 
Câu chuyện thứ hai còn đáng sợ hơn. Trong một lần nói chuyện cùng đám bạn, có đứa trong nhóm hỏi tôi:

- “N, sao mày thích đọc sách thế?”

   Tôi trả lời: 

- “Vì đọc sách giúp tao hiểu biết thêm được nhiều thứ, nó khiến tâm hồn mỗi người trở nên thanh thoát hơn.”

 Câu chuyện đáng ra nên dừng lại ở đây thôi nếu như không có câu hồi âm tiếp theo.

- “Tao thấy đọc sách là một việc không cần thiết và vô bổ, mọi thứ trong sách đều phi thực tế và không giúp ích gì cho cuộc sống, đi học hỏi thực tế không phải tốt hơn sao? Thời gian đọc sách thà đi làm việc khác còn hơn.”

Các bạn không thể hiểu cảm xúc của tôi lúc đó đâu, nó giống như một sự xúc phạm tới tất cả những thứ liên quan đến sách và cả bản thân những người đọc. Tôi đã phải kiềm chế lắm mới không quát vào mặt nó rằng mày là đứa tư duy kém cỏi và nông cạn, cố để mỉm cười một cách nhẫn nhịn bởi tôi biết rằng lối suy nghĩ như vậy thì không thể cải tổ được, có nói gì đi nữa thì nó cũng chẳng bao giờ hiểu.

Hai ví dụ trên có lẽ là minh họa rõ nét nhất cho việc không thích đọc sách. Thì ra nguyên nhân không phải là không thích đơn thuần mà do cách nhìn nhận dẫn đến lối tư duy sai lệch ngay từ đầu đã hằn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Nó dẫn tới hàng loạt những lý do sau đây mà khi đọc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên.

1. CHÚNG TA ĐANG HIỂU LẦM BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐỌC.

Người Việt Nam có lối nghĩ mà theo tôi đã trở thành “định nghĩa bất khả” đó là: “Tất cả những gì được viết trong sách vở chỉ là lý thuyết không cần đọc quá nhiều, học hỏi bên ngoài tốt hơn.” Câu này không sai, đúng là việc chúng ta va chạm, thực hành bên ngoài tốt hơn việc chỉ học lý thuyết suông nhưng không thể đánh đồng việc đọc sách giống vậy. Việc đọc là một quá trình thu nạp, sàng lọc kiến thức để từ đó tư duy vận dụng vào thực tế bởi nếu không có lý thuyết thì không thể thực hành. Chính vì vậy nó đóng vai trò cốt cán cho mọi thành tựu con người đạt được. Việc một số người hiểu sai điều này là vô cùng nguy hiểm, nó là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta có cái nhìn lệch lạc về những gì có trong sách cũng như bản chất thật của việc đọc.

Chắc hẳn ở đây nhiều bạn đã từng nghe câu: “Những người hay nói triết lý là những người sống chẳng ra gì”. Các bạn nghĩ sao về ý nghĩa câu nói đó? Một cơ số người nghĩ rằng những người hay đọc sách thường sẽ nói triết lý văn vở để dạy đời và nghĩ rằng những người ấy “nói được mà không làm được”. Đó chỉ là một góc nhìn phiến diện không bao quát hết ý nghĩa của câu nói. Phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy có hai dạng người như sau:

   + Dạng thứ nhất là những người hiểu biết, am tường, thấu hiểu sự việc, hiện tượng. Họ nói triết lý nhằm mục đích muốn truyền tải thông tin bổ ích tới mọi người, giúp chúng ta nhận thức được vấn đề một cách thấu đạt nhất, và họ chỉ nói những điều này với những người thực sự muốn nghe, muốn tìm hiểu, có đạo đức, tư duy chuẩn, góc nhìn đa chiều.

   + Dạng thứ hai chiếm nhiều hơn, có thể là những người trẻ, người có tính sĩ diện cao, người “thùng rỗng kêu to” hay bất kỳ ai. Họ nói đạo lý như một cách để khoe khoang chứng tỏ bản thân mình hiểu biết, trải đời, ra oai với thiên hạ. Đây mới đúng là dạng “chẳng ra gì” như mọi người nói.

Điều tôi muốn nói ở đây là gì? Đừng đánh đồng mọi thứ với nhau, luôn cần có sự tách biệt, nhiều góc nhìn khác nhau cho cùng một vấn đề. Ở chủ đề này thì việc đánh đồng đó có liên hệ trực tiếp dẫn đến hệ quả không tốt tới những người thích đọc sách nói riêng và những người muốn mang điều tốt đẹp đến cho mọi người nói chung. Cần tách bạch hàm ý câu nói để tránh sự hiểu nhầm không đáng có dẫn đến lối tư duy nguy hiểm về cách nhìn nhận việc đọc như tôi đã nói ở trên.

Và theo cách nghĩ xấu nhất, những người không thích đọc sách đang cố tình hiểu sai bản chất sự việc. Họ muốn chối bỏ và bảo thủ với định kiến tư duy đọc sách là dạy đời, để thể hiện bản thân,…

Cốt lõi của những người không thích đọc sách đó là họ không muốn thay đổi vì cái “tôi” quá cao.

2.CHÚNG TA CHƯA SẴN SÀNG.

Như tôi đã nói ở phần I, thế giới chúng ta đang sống có quá nhiều thứ chi phối và cám dỗ gấp hàng vạn lần sách, chính vì thế mà việc đọc vốn đã không được ưa thích này càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Liệu bao nhiều người dám từ bỏ một ván game để đọc sách trong vòng 30 phút đồng hồ? Bao nhiêu bạn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để mua sách thay vì shopping quần áo, ăn uống,... Có một trích dẫn tôi thấy rất tâm đắc đó là:

“Khi uống một ly cà phê giá năm nghìn won ta không thấy ngại ngần gì nhưng lại chần chừ khi mua một cuốn sách có giá chỉ gấp khoảng hai, ba lần một ly cà phê.”

Vậy câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao chúng ta lại không thể làm điều đó?”. Có vẻ như lại là một bài toán liên quan đến cách suy nghĩ, lập luận của con người (từ những định kiến cổ xưa). Có lẽ sẽ cần một khoảng thời gian dài để thay đổi, để chúng ta định hình lại lối nghĩ đã cũ mòn đó. Nhưng cần phải nhanh lên, thời gian không chờ đợi một ai và thế giới vẫn đang phát triển, mọi kiến thức trên đời đều có trong sách. Nếu chúng ta muốn bắt kịp sự phát triển và hội nhập của nhân loại thì không cách nào khác ngoài việc mua một cuốn sách và bắt đầu đọc nó ngay từ bây giờ.

3. CHÚNG TA CÓ QUÁ NHIỀU VIỆC.

Con người dành 8h để ngủ, 8h để làm việc chốn công sở, thời gian còn lại phân bổ đều cho nhiều việc vặt khác như: Ăn uống, nấu cơm, tập gym, việc riêng, ngủ, giải trí (chơi game, lướt web, xem tivi,…),… Có lẽ 24h/ ngày là không đủ khi mà khối lượng công việc ngày càng nhiều đòi hỏi tốc độ xử lý của con người phải nhanh nhạy hơn. Đây cũng được xem như lý do khách quan ảnh hưởng tới việc đọc sách. Nhưng khoan, nếu ta có giải trí bằng chơi game, xem tivi hay hàng tỷ thứ linh tinh khác vậy tại sao lại không dành một khoảng nhỏ thời gian cho việc đọc? Kỳ thực đó cũng là một cách xả stress vô vùng hữu hiệu. Những cuốn tiểu thuyết trinh thám sẽ đưa ta vào hiện trường án mạng nơi ta được thả hồn tưởng tượng và suy luận những vụ giết người kinh dị, sách khoa học giả tưởng sẽ đưa ta du hành tới miền đất mới nơi có những sinh vật kỳ bí, hay nền công nghệ hiện đại bậc nhất của con người ở tương lai,… Nếu có điểm tôi thấy chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí cao có chăng tất cả chỉ được biểu hiện trên trang giấy, nó không sinh động, màu mè gì cho lắm nhưng bù lại lợi ích mà nó đem lại có khi còn gấp nhiều lần ấy chứ, ví như việc chơi game sẽ ảnh hướng xấu đến thị giác chẳng hạn?

4. CHÚNG TA QUÁ LƯỜI.

Tôi hiểu cảm giác của một người khi bắt đầu cầm cuốn sách và đọc những dòng chữ đầu tiên bởi tôi cũng đã từng như thế. Qủa thật không dễ dàng gì. Trớ trêu thay việc đọc lại đòi hòi ở con người ta một sự kiên trì nhất định. Và đa số chúng ta đang thiếu điều đó, đặc biệt là những người trẻ. Chúng ta quá lười trong mọi việc, vậy nên để đọc một cuốn sách trong 30’, thậm chí 10’ thôi thì đó cũng là cả một sự cố gắng đáng khen ngợi.

Song, nói đi cũng phải nói lại, theo tôi căn nguyên của bệnh lười đó là do chúng ta không tìm được sự hứng thú với công việc. Thử nghĩ mà xem, nếu được làm một công việc đúng với sở thích chắc chắn ta sẽ hào hứng hơn so với việc phải làm một công việc mình không thích đúng không? Nhưng cuộc sống đôi khi không cho chúng ta quyền chọn lựa và chúng ta vẫn phải làm những thứ mà bản thân không mong muốn. (Ví dụ như tôi cực kỳ ghét việc phải dậy sớm nhưng vì phải đi làm nên đành chấp nhận phải ra khỏi giường vào lúc 5h, khi trời còn chưa sáng tỏ). Nói vậy để các bạn hiểu rằng chúng ta phải thay đổi để trở nên tốt hơn, để hòa nhập với tốc độ của cuộc sống, sự lười biếng cần phải được chấm dứt bằng mọi giá và dù không cảm thấy thích thú đi chăng nữa thì chúng ta vẫn phải thực hiện, vẫn phải làm vì đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của chính mình.

III. CHÚNG TA CÓ DÁM THAY ĐỔI?

Sẽ là một câu hỏi khó với nhiều người bởi chúng ta vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Vượt qua giới hạn chủ đề bài viết tôi muốn nói những thứ xa hơn. Việc đọc chỉ là một bước nhỏ trong vô vàn bước khởi đầu để chúng ta dấn thân vào cuộc hành trình đầy thử thách, nơi mà ở đó tất cả sẽ được tôi luyện để trở nên mạnh mẽ, tài giỏi hơn. Thử thách luôn ở xung quanh và việc rèn luyện thì diễn ra hàng giờ hàng ngày trên mỗi bước đường chúng ta qua. Sẵn sàng từ bỏ thói quen, tư duy cũ để làm mới bản thân, chúng ta có dám? Câu trả lời sẽ là: “Yes, We can do it!” Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể vượt ra biển lớn, tạo nên “thành trì” vững chắc cho riêng mình, biến bản thân trở thành những công dân tri thức vĩ đại của thế giới, để hòa nhập vào dòng chảy vô tận của vũ trụ bao la.

IV..ĐIỂM GIAO NHAU.

Khi tìm hiểu: “Tại sao một số người không thích đọc sách?” tôi bỗng thoáng nghĩ tới vấn đề khác mà theo tôi có nét khá tương đồng, đó là phải chăng vì thế mà họ không coi trọng sách? Suy nghĩ rộng ra thì hai chủ đề này thật sự giống nhau (xem lại phần 1 trong mục I ở trên sẽ thấy rõ điều đó). Vậy, sự liên quan ở đây là gì?

Bắt đầu từ sơ đồ đơn giản này nhé:

- Không thích đọc vì không thấy hứng thú, không tìm được ý nghĩa trong sách -> Không coi trọng sách.

- Không coi trọng sách vì nghĩ nó chỉ là thứ công cụ người ta dùng để dạy đời, không thực tế -> Không thích đọc sách.

Thấy không? Điểm đáng lưu tâm ở đây là sơ đồ này bổ trợ về nội dung và hàm ý lẫn nhau dù cho đây là hai kiểu giải thích khác biệt. Giống như khi chúng ta ghét một người thì mức độ tôn trọng họ cũng tỷ lệ thuận với sự ghét đó, kiểu vậy.

Tất nhiên tôi không đánh đồng hai vấn đề này với nhau. Người không thích đọc đơn giản vì họ không thích, người không coi trọng sách nên không thích đọc và ngược lại. Có nhiều đối tượng để chúng ta nhìn nhận nhưng như tôi đã nói, hai vấn đề này thực sự có liên quan và bổ trợ cho nhau.

V. CÁNH CỬA MANG TÊN HY VỌNG.

Sẽ cần một khoảng thời gian rất dài để chúng ta làm quen dần với việc đọc. Hiện nay Việt Nam cũng đã đưa bộ môn Đọc Sách vào chương trình giáo dục phổ thông, mặc dù hơi muộn vì đã rất nhiều nước trên thế giới phát triển môn này từ rất lâu những dẫu sao có còn hơn không. Tuy chưa đủ lớn nhưng nó cho thấy phần nào sự thay đổi trong nhận thức của các nhà lãnh đạo để giúp công dân đất nước được tiếp cận với “việc làm” mà vốn dĩ từ lâu đã “phải làm”. Ở một diễn biến khác, hàng loạt các bạn trẻ đã sáng lập ra những tổ chức, phong trào, hội nhóm về sách,… sự bùng nổ mạnh mẽ này diễn ra nhiều và đạt được những kết quả vô cùng đáng kinh ngạc, hàng nghìn cuốn sách đã được trao đi khắp mọi nơi, liên kết với các nhà xuất bản để cho ra event, hoạt động ý nghĩa (tặng sách, viết sách,…),…và nhiều hơn thế nữa. Về phía các nhà xuất bản họ cũng tích cực cho phát hành những tác phẩm đặc sắc, bổ ích, nhà cung cấp cũng chẳng kém khi hàng loạt ưu đãi giảm giá, săn sách rẻ được tung ra thường xuyên. Không thể không kể đến các hội sách lớn nhỏ được các đơn vị, nhà tài trợ, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển. Một thị trường tưởng chừng như ảm đạm, tẻ nhạt không có chỗ đứng bỗng chốc phát triển một cách thần tốc kèm theo đó là doanh thu cũng tăng vọt đóng góp vào nền kinh tế đất nước. Hơn bất kỳ điều gì, chính chúng ta – thế hệ tri thức, công dân thế kỷ XXI đã, đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển vượt bậc này. Với tư cách là độc giả, chúng ta có quyền đòi hỏi, nâng cao nhu cầu để các nhà xuất bản, đơn vị cung cấp hoàn thiện mình hơn. Đó không chỉ là lợi ích cá nhân mà còn là lợi ích tập thể cho thị trường sách, ngành xuất bản và xa hơn nữa là sự phát triển tri thức của cả quốc gia.

Cộng đồng mọt sách hẳn sẽ rất vui mừng vì cuối cùng chân lý cũng đã được hiểu ra, khi khoảng cách ranh giới của khái niệm đọc sách dần được thu hẹp thì cũng là lúc những bộ não được xích lại gần nhau hơn. Well, đối với tôi đây là tín hiệu lạc quan, khoảng thời gian tuyệt vời kể từ khi bắt đầu “làm bạn” với sách. Đúng vậy, tất cả đều cần thời gian để hoàn thiện và phát triển, nhưng hơn hết, chính sự nhiệt thành, lòng quyết tâm và cởi mở là yếu tố cần thiết, là “mảnh ghép vàng” để điều đó được phát huy một cách tích cực, đúng đắn và mạnh mẽ nhất.

Thay mặt những người thích đọc,

From: Books Lover.

To: The People.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 11:40

Người viết bài này chắc ở chỗ khỉ ho cò gáy bên Đức, chắc chắn 0 ở thành phố và chưa bao giờ tới Berlin 😆

Văn hóa đọc của người Đức: Đọc sách là cội nguồn...

https://www.tapchinuocduc.com/tin-tuc/song-o-duc/37351-van-hoa-doc-sach-cua-nguoi-duc-doc-sach-la-coi-nguon-cua-suc-manh-va-giau-co-ben-vung.html


Last edited by LDN on Mon 21 Feb 2022 - 11:24; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 12:11

Thói quen đọc thế giới: Người Việt và người Mỹ lười đọc sách như nhau

Zingnews

27% người trưởng thành ở Mỹ không đọc một cuốn sách nào trong suốt 12 tháng, tương đương với 26% dân số Việt Nam chẳng bao giờ đọc sách.Thanh BìnhThứ ba, 8/5/2018 15:06 (GMT+7)A A

Mặc dù chưa có cuộc điều tra xã hội học tổng thể nào được thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới về một trong những hoạt động văn hóa kinh điển và phổ biến nhất này, nhưng thông qua những kết quả báo cáo gần đây, cũng không khó để nhận ra đang có sự thay đổi lớn trong thói quen đọc sách của người dân các nước.

NƯỚC MỸ ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI VỀ XUẤT BẢN, NHƯNG NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐỌC SÁCH NHIỀU

Theo tổng hợp các thống kê mới nhất từ trang Global English Editing, số liệu năm 2015 cho thấy 27% người trưởng thành ở Mỹ không đọc một cuốn sách nào trong suốt 12 tháng gần nhất.

Con số này cũng tương đương với kết quả mà Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á thu được sau khảo sát thực hiện cùng năm: có đến 26% dân số Việt Nam chẳng bao giờ đọc sách, 44% thi thoảng mới đọc và tỷ lệ có đọc thường xuyên chỉ đạt 30%.

Đây thực sự là một số liệu tương đồng thú vị giữa hai quốc gia có rất nhiều khác biệt về kinh tế và chính trị như Việt Nam và Mỹ, tuy nhiên những phân tích chi tiết hơn lại chỉ ra cho thấy không ít khác biệt cơ bản đằng sau kết quả giống nhau ấy.

Mặc dù hơn 1/4 dân số trưởng thành không đọc sách nhưng số lượng sách được đọc trung bình trên đầu người của nước Mỹ vẫn là 12 cuốn/năm, trong khi mỗi người Việt Nam chỉ đọc một số sách bằng 1/3 người Mỹ là 4 cuốn/năm, với 2,8 cuốn sách giáo khoa và chỉ 1,2 cuốn thuộc các thể loại khác như văn học, kỹ năng, kinh doanh,…

Một báo cáo khác cũng cho thấy số thời gian được dùng để đọc hàng ngày của người Mỹ là 5,7 giờ/tuần, dành cho tất cả các loại tài liệu bao gồm sách in, sách điện tử, tin tức trên báo mạng, tạp chí, email công việc…

Giá trị này đứng thứ 23 toàn thế giới, thấp hơn thời gian đọc trung bình toàn cầu đang là 6.5 giờ/tuần. Thực tế này tương phản hoàn toàn với doanh số khổng lồ mà ngành xuất bản ở Mỹ thu được hàng năm, đứng đầu và chiếm đến 30% tổng doanh số của thị trường xuất bản tất cả các nước.

GIỚI TRẺ NHẬT BẢN NGÀY CÀNG ÍT ĐỌC

Trong số rất nhiều kết quả thống kê khác về ngành xuất bản và tình hình văn hóa đọc của các nước khác, đáng chú ý là tỷ lệ thời gian trung bình một người Nhật dành ra để đọc sách đã giảm mạnh, đứng cuối bảng xếp hạng 28 nước có thời gian đọc nhiều nhất thế giới, chỉ còn 4,1 giờ/tuần, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của toàn thế giới.

Khảo sát cuối năm 2017 thực hiện trên 10 nghìn sinh viên ở 30 trường đại học Nhật đã cho thấy sự thay đổi lớn trong thói quen đọc sách của thanh niên xứ hoa anh đào: có đến 53.1% sinh viên trả lời rằng họ không hề đọc cả sách giấy lẫn sách điện tử nếu không vì phục vụ công việc và học tập - lần đầu tiên vượt ngưỡng quá bán trong 13 năm kể từ khi số liệu này bắt đầu được thống kê từ năm 2004.

Tỷ lệ không đọc sách bên ngoài chương trình học còn cao hơn đối với các sinh viên ngành kỹ thuật, lên đến 62.6% trong các ngành y dược và nha khoa.

Khối ngành nhân văn được kỳ vọng có kết quả khác biệt hơn cũng không cho thấy chênh lệch đáng kể so với mức trung bình khi sinh viên Nhật học những ngành này vẫn có đến 48.6% nói rằng mình không có thú vui đọc sách.

Giới trẻ Nhật ngày nay thường chỉ thích đọc manga.

Một khảo sát tương tự được nhật báo Mainichi Shimbun thực hiện với độc giả của mình cũng cho thấy một kết quả đáng báo động khi số người trả lời là họ không đọc sách hay tạp chí (bản in giấy lẫn online) đã vượt xa số người có đọc. 

Đã có thời những cuốn sách là vật bất ly thân của mọi người Nhật trên phương tiện công cộng, lúc đi đường, giờ nghỉ giải lao hay cả những dịp lễ tết, nhưng có lẽ truyền thống chăm đọc của họ đã không còn được duy trì trong thời đại này như trước nữa.

Mặc dù không có một sự liên hệ trực tiếp nào cho thấy nguyên nhân tỷ lệ đọc sách giảm là do sự phổ biến của smartphone và mạng xã hội, vì những người có đọc sách vẫn dành thời gian tương tác trên điện thoại cảm ứng tương đương với người không đọc, nhưng kết quả quan sát chung vẫn cho thấy giới trẻ Nhật Bản ngày nay chỉ thích đọc manga và xem tin tức lá cải khi lên mạng.

Trong khi ngành xuất bản của Nhật vẫn đứng thứ 4 thế giới, chiếm 7% giá trị thị trường toàn cầu thì khảo sát thực tế lại chỉ ra người dân nước này đã trở nên lười đọc sách hơn nhiều so với thế hệ cha ông của họ.

TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC Ở VIỆT NAM

Thật khó để nói liệu có bao giờ việc đam mê đọc sách lại trở thành một hành động tự nhiên như hít thở với tất cả mọi người trong bất kỳ xã hội nào được hay không, bởi chúng ta sinh ra với những thiên hướng, hoàn cảnh khác nhau và do đó cũng có vô vàn lựa chọn sống với những mối quan tâm khác nhau.

Một đời người ngắn ngủi chưa đến trăm năm dường như vẫn là quá ít ỏi để chứng minh được nên sống như thế nào mới là đúng đắn hay chỉ ra được mỗi người cần đọc bao nhiêu cuốn sách một năm, đọc bao nhiêu giờ một tuần để có sự nghiệp thành công, cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa.

Nhưng thời đại mà sách và những hình thức văn bản cung cấp thông tin tương đương với nó trở nên vô nghĩa với cuộc sống con người hẳn là vẫn ở một thì tương lai rất xa, khi mà trong xã hội chúng ta vẫn còn những người đau đáu niềm trăn trở về trách nhiệm phát triển văn hóa đọc, nâng cao dân trí cho cá nhân, gia đình và xã hội.

...


Last edited by LDN on Sun 20 Feb 2022 - 22:30; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 12:23

Đằng sau những cuốn sách bán chạy nhất

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC - 15 tháng 1 2020

Best-seller (sách bán chạy nhất) là bảng xếp hạng dựa trên doanh số bán ra của một cuốn sách, thông thường do một tờ báo hoặc hiệp hội xuất bản nào đó đứng ra thống kê. Lịch sử các bảng thống kê best-seller ra đời lần đầu tiên năm 1895, với vai trò sáng lập của tờ Publisher Weekly. Tuy nhiên, hiện nay bảng thống kê best-seller uy tín nhất tại Mỹ vẫn thuộc về tờ The New York Times. Ngoài ra, còn có thể kể đến danh sách best-seller của Publisher Weekly, USA Today, Book Sense, Amazone…

Các nước cờ truyền thông

Dù chỉ là một danh hiệu không có tính hàn lâm và được tôn vinh như Nobel, nhưng best-seller lại quyền uy đối với cả người đọc và người sáng tác. Người đọc phổ thông có thể e dè với một tác giả Nobel bởi tính hàn lâm và khó tiếp nhận, nhưng họ thường dễ dàng bị thuyết phục bởi danh hiệu best-seller, bởi đây là lựa chọn của cả cộng đồng rộng lớn mang tính quốc gia hoặc quốc tế.

Công trình khảo cứu The Making of a Bestseller (Để làm nên một best-seller) của Brian Hill và Dee Power đã chỉ ra rằng, nếu muốn vươn lên vị trí này, các tác giả bắt buộc phải được một nhà xuất bản hoặc một tổ chức truyền thông nào đó chi phối, lên kế hoạch tỉ mỉ ngay từ khi xây dựng ý tưởng. Đầu tiên, họ phải có một đại diện có uy tín - người sẽ thuyết phục một nhà xuất bản chấp nhận đỡ đầu. Nhà xuất bản sẽ có những biên tập viên được cử ra nhằm thảo luận, chi phối tác giả trong suốt quá trình viết. Sau khi tác phẩm đã in xong là một loạt chiêu quảng cáo, các bài phỏng vấn, những buổi giới thiệu và ký tặng sách…

Để tạo ra best-seller, ở Mỹ có những tờ báo, ấn phẩm chuyên về phê bình có đặc quyền đọc tác phẩm trước khi nó chính thức xuất bản. Kirkus Review (ra đời 1933) - tạp chí bán nguyệt san chuyên về phê bình mỗi ngày tiếp nhận 200 đầu sách chưa phát hành từ các nhà xuất bản, nhưng chỉ chọn ra hơn 20 đầu sách để tiến hành phê bình. Đối với tờ New York Times Book Review, khi nhận được một bản in trước xuất bản gửi đến, Ban biên tập xem xét cuốn đó có đáng phê bình hay không.

Trong lĩnh vực truyền hình, từ năm 1996-2002, Oprah Winfrey đã giới thiệu 44 tựa sách người lớn và 3 tựa sách thiếu nhi. Kết quả là 43 cuốn trong số đó đã lọt vào danh sách best-seller trong ít nhất 10 tuần.

Mẫu số chung là PR

Trước câu hỏi "Làm thế nào để tạo ra được một cuốn sách best-seller?", nhà văn Harlen Coben (tác giả của Tell No One - Đừng nói một ai) từng viết: "Nếu có người trả lời được câu hỏi này, họ đã trở thành tỷ phú tới 20 lần!". Có thể nói, ít ai dám khẳng định chắc chắn rằng một cuốn sách rồi sẽ bán được bao nhiêu bản và có trở thành best-seller hay không.

Tuy nhiên, khi tổng kết lại những cuốn sách đã thành công, người ta vẫn thấy có một vài yếu tố chung. Đôi khi, một cái bìa đẹp, một tựa đề khiêu khích, một đề tài câu khách hay một văn phong hấp dẫn vẫn chưa đủ cho một cuốn sách trở thành best-seller khi thiếu đi một thứ quan trọng - đó là PR.

Thực tế cho thấy, việc bộ sách Harry Potter của J. K. Rowling được "chăm sóc" rất kỹ và được Hollywood dựng thành phim là một trong các yếu tố quan trọng khiến nó bán rất chạy.

Ngoài ra, truyền miệng là công cụ hữu hiệu để tạo nên thành công của một cuốn sách. Ở Việt Nam, một số cuốn sách lấy từ blog như Chuyện tình New York thành best-seller bởi người đọc đã kháo nhau về nó ngay từ khi đọc trên mạng. Dù người chê nhạt, kẻ khen hay, thì cuối cùng cuốn sách đó vẫn đắt khách.

Best-seller chưa hẳn là hay nhất

Có lẽ, không có cơ sở nào để chứng minh hai khái niệm "bán chạy nhất" và "hay nhất" là đồng nhất. Bởi vì, "bán chạy nhất" đôi khi chỉ phản ánh tính thời thượng còn "hay nhất" nói về giá trị của cuốn sách. Có nhiều sách nằm trong danh sách "10 tác phẩm hay nhất của mọi thời đại"(tạp chí Time) như Hamlet của Shakespeare, Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoy... nhưng không phải là best-seller thời nay. Ngược lại, có nhiều sách best-seller nhưng lại không níu giữ được người đọc đến trang cuối.

Mới đây, Tiến sĩ Jordan Ellenberg (Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ) đã công bố trên tờ Wall Street Journal kết quả nghiên cứu của mình về sách. Jordan Ellenberg đã lập ra một chỉ số gọi Hawking Index (HI) để tính những đoạn văn được gạch chân, trích dẫn nhiều nhất trong các cuốn sách nổi tiếng. Với cách tính này, chỉ số HI càng thấp thì sách đó càng ít được đọc. Danh sách với chỉ số HI thấp có không ít các tác phẩm best-seller trên Amazon như sách kinh tế Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong thế kỷ XXI) của Thomas Piketty, A Brief History of Time (Lược sử thời gian) của Stephen Hawking, sách tâm lý Thinking Fast and Slow (Nghĩ nhanh và chậm) của Daniel Kahneman…

Trong khi, tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer The Goldfinch của nhà văn Donna Tartt có chỉ số HI 98,5%, được "đọc từ trang đầu đến trang cuối", thì cuốn Lean In (Dấn thân) của nữ điều hành Facebook Sheryl Sandberg lại không lôi cuốn được người đọc như mong đợi, hay Fifty Shades of Grey (50 sắc thái) của E.L.James bán rất chạy nhờ được truyền thông thổi bùng nhưng ít người đọc được hết 3 tập sách này.

HÀ ANH (tổng hợp)

Nguồn: Thế giới và Việt Nam

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 14:51

TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN?

Bookhunter

Written by Huntersclub

Ta hãy bắt đầu bằng một vài định nghĩa được đề xuất.

1) Tác phẩm kinh điển là những cuốn sách mà ta thường nghe người khác nói: “Tôi đang đọc lại…” và chưa bao giờ nói “Tôi đang đọc…”

Chí ít điều này xảy ra ở những người tự xem mình là “đọc nhiều”. Nó không đúng cho những người trẻ ở độ tuổi mà lần đầu tiên chạm trán cõi sống này, và những tác phẩm kinh điển vốn là một phần của cõi sống đó.

Cái chữ “lại” nằm kế động từ “đọc” có thể là một thói đạo đức giả nho nhỏ của những người thấy xấu hổ khi thừa nhận họ chưa đọc một cuốn sách nổi tiếng nào đó. Để trấn an họ, chúng ta chỉ cần nhận định rằng, dẫu cho mức đọc căn bản của bất kì ai có rộng lớn đến đâu, thì vẫn còn đó một lượng khổng lồ các tác phẩm nền tảng mà họ chưa đọc.

Giơ tay lên nào, ai đã đọc toàn tập Herodotus và toàn tập Thucydides! Và Saint-Simon? Và Hồng y de Retz? Nhưng ngay cả những bộ tiểu thuyết vĩ đại của thế kỉ mười chín cũng thường được nói đến nhiều hơn là được đọc. Ở Pháp họ bắt đầu đọc Balzac ở nhà trường, và khi đánh giá theo số lượng bản in lưu hành, ta có thể cho rằng họ tiếp tục đọc ông ấy thậm chí sau khi ra trường, nhưng nếu một cuộc bỏ phiếu Gallup được thực hiện tại Ý, tôi e rằng Balzac sẽ xuất hiện gần cuối danh sách. Người hâm mộ Dickens tại Ý hình thành một tầng lớp ưu tú bé nhỏ; ngay khi các thành viên gặp nhau, họ bắt đầu tán gẫu về các nhân vật và các tập sách như thể họ đang bàn luận về những người hay những thứ mà họ có quen biết. Nhiều năm trước, khi dạy ở Mĩ, Michel Butor chán ngán việc bị người ta hỏi về Emile Zola, người mà ông chưa bao giờ đọc trước đó, thế là ông quyết định đọc tất cả bộ Rougon-Macquart. Ông thấy nó hoàn toàn khác với những gì mình đã nghĩ: một gia phả tuyệt diệu mang chất thần thoại và nguồn gốc vũ trụ, mà sau đó ông miêu tả nó trong một bài luận tuyệt vời.

Nói cách khác, đọc một cuốn sách lớn lần đâu tiên ở độ tuổi trưởng thành của một người là một khoái lạc khác thường, khác với (mặc dù ta không thể nói tuyệt hơn hay kém hơn) khoái lạc khi đọc nó lúc thiếu thời. Thuở thiếu thời làm cho việc đọc, như cho bất kì trải nghiệm nào khác, có một phong vị đặc biệt và một giá trị đặc biệt, còn khi trưởng thành ta sẽ thưởng thức được (hoặc phải thưởng thức) nhiều hơn đối với các chi tiết, tầng mức và ý nghĩa. Do đó chúng ta có thể thử xem định nghĩa kế tiếp:

2) Ta dùng từ “tác phẩm kinh điển” để nói đến những cuốn sách được quý trọng bởi những người đã đọc và yêu quý chúng; nhưng chúng còn nhận được sự quý trọng không kém từ những người may mắn đọc được chúng lần đầu tiên trong những hoàn cảnh thưởng thức tốt nhất.

Thực tế, việc đọc sách lúc thiếu thời có thể không ích lợi gì, do thiếu kiên nhẫn, xao lãng, thiếu hiểu biết về “hướng dẫn sử dụng” của sản phẩm, và trải đời chưa đủ. Những cuốn sách đọc được khi ấy có thể (có lẽ ngay cùng lúc đó) giúp định hình bản thân, theo nghĩa rằng chúng mang đến một hình thức cho những trải nghiệm tương lai, cung cấp những mô hình, những điều kiện cho việc đối chiếu, những phương hoạch phân loại, những thang giá trị, những điển phạm của cái đẹp – hết thảy đều tiếp tục vận hành cho dù ta đã hoàn toàn lãng quên cuốn sách đọc được lúc thiếu thời ấy. Nếu đọc lại cuốn sách ấy khi đến tuổi trưởng thành, ta có thể tái khám phá được những hằng số này, mà tới lúc này đã là một phần thuộc cơ chế nội tại của ta, mà nguồn cội của nó ta đã quên lãng từ lâu. Một tác phẩm có thể đủ sức khiến ta quên lãng nó như thế, nhưng nó để lại hạt giống của mình trong ta. Định nghĩa mà ta có thể đưa ra do đó sẽ thế này:

3) Tác phẩm kinh điển là cuốn sách gây ra một ảnh hưởng đặc biệt, cả khi chúng từ chối bị loại bỏ khỏi tâm trí lẫn khi chúng tự giấu mình trong những nếp gấp của kí ức, tự nguỵ trang thành vô thức tập thể hoặc vô thức cá nhân.

Do vậy trong cuộc đời trưởng thành, ta nên có một lúc nào đó dành cho việc ghé thăm lại hầu hết những cuốn sách quan trọng lúc thiếu thời. Cho dù những cuốn sách ấy vẫn y như thế (mặc dù chúng có đổi thay, dưới ánh sáng của một góc nhìn lịch sử khác), nhưng ta gần như chắc chắn đã thay đổi, và cuộc gặp gỡ thế này sẽ là một điều mới mẻ hoàn toàn.

Vì lẽ đó, việc ta dùng động từ “đọc” hay “đọc lại” thì có quan trọng chi đâu. Thực vậy, ta có thể nói:

4) Mọi việc đọc lại một tác phẩm kinh điển đều là một chuyến hành trình khám phá giống như lần đọc đầu tiên.

5) Mọi việc đọc một tác phẩm kinh điển thực ra là đọc lại.

Định nghĩa 4 có thể được xem là một hệ luận của định nghĩa tiếp theo này:

6) Một tác phẩm kinh điển là một cuốn sách không bao giờ nói xong hết những điều nó phải nói.

Trong khi định nghĩa 5 phụ thuộc vào một công thức đặc biệt hơn, chẳng hạn như thế này:

7) Tác phẩm kinh điển là cuốn sách đến với chúng ta, mang theo dấu vết của những sự đọc trước sự đọc của ta, và theo sau là các dấu vết mà tự chúng để lại ở nền văn hoá hoặc những nền văn hoá mà chúng đi qua (hoặc, đơn giản hơn, ở ngôn ngữ và những tập quán).

Hết thảy chuyện này đều đúng đối với những tác phẩm kinh điển cổ đại lẫn hiện đại. Nếu đọc Odyssey, tôi đọc văn bản của Homer, nhưng tôi không thể quên toàn bộ những điều ý nghĩa mà những cuộc phiêu lưu của Ulysses đã đạt tới được theo dòng thời gian qua bao thế kỉ, và tôi không thể không tự nhủ liệu những ý nghĩa này là mặc nhiên trong văn bản, hay chúng là những lớp phủ lên hoặc những biến dạng hoặc những mở rộng. Khi đọc Kafka, tôi không thể tránh được việc tán thành hoặc chối từ tính chính đáng của việc dùng bừa bãi tính từ “Kafkaesque” (kiểu Kafka), mà cứ sau 15 phút ta có thể lại nghe thấy. Nếu tôi đọc “Cha và con” (Fathers and Sons) của Turgenev hoặc “Lũ người quỷ ám” (The Possessed) của Dostoevsky, tôi không thể không nghĩ đến việc làm sao mà các nhân vật này tiếp tục được tái sinh ngay vào thời của chính chúng ta.

Việc đọc tác phẩm kinh điển phải làm cho ta đôi chỗ ngạc nhiên, khi liên hệ với sự hình dung mà ta đã có về tác phẩm đó. Vì lẽ này, tôi không bao giờ cảm thấy đủ cho việc cực lực khuyến nghị rằng nên đọc trực tiếp chính bản văn đó, gạt hết sang bên các bản tiểu sử có tính phê bình, các bình luận, và các lí giải. Trường phổ thông và đại học phải giúp ta hiểu rằng không cuốn sách nào mà nói về một cuốn sách lại có thể nói nhiều hơn chính cuốn sách được đề cập kia; vậy mà họ lại làm mọi chuyện để khiến ta nghĩ ngược lại. mà nhờ đó phần nhập môn, công cụ phê bình, và mục lục sách được dùng như một màn khói để ẩn giấu những điều văn bản phải nói, và thực sự có thể nói chỉ khi được tự mình cất tiếng mà không cần kẻ trung gian nào vốn khẳng định mình biết nhiều hơn văn bản kia. Chúng ta có thể kết luận rằng:

Cool Một tác phẩm kinh điển là tác phẩm thường xuyên sinh ra đám bụi mù các diễn ngôn phê bình vây quanh nó, nhưng luôn giũ sạch chúng.
Một tác phẩm kinh điển không nhất định phải dạy ta bất kì điều gì mà ta không biết trước đây; trong một tác phẩm kinh điển, đôi khi ta khám phá ra điều mà mình lúc nào cũng biết (hoặc tưởng là đã biết), nhưng không biết rằng tác giả này đã nói điều đó đầu tiên, hoặc ít nhất cũng liên hệ với nó theo một cách đặc biệt chi đó. Và điều này cũng là một bất ngờ mang lại nhiều khoái cảm, chẳng hạn ta luôn thấy khoái cảm từ việc khám phá một nguồn gốc, một mối quan hệ, một sự thân thuộc. Từ toàn bộ chuyện này ta có thể rút ra một định nghĩa cho loại này:

9) Tác phẩm kinh điển là những sách mà khi ta càng nghĩ mình biết nhiều từ việc nghe người khác nói, thì khi đọc ta càng thấy chúng mới mẻ, bất ngờ và độc đáo.

Theo lẽ tự nhiên, điều này chỉ xảy đến khi một tác phẩm kinh điển thực sự hoạt động như vậy – tức là, khi nó thiết lập một mối hoà hảo cá nhân với độc giả. Nếu cái sinh khí đó không xuất hiện, thì thật tiếc; nhưng ta không đọc tác phẩm kinh điển vì nghĩa vụ hay vì tôn trọng, mà chỉ vì lòng mến yêu. Ngoại trừ ở trường: nhà trường nên cho bạn biết, dù muốn hay không, một số tác phẩm kinh điển nhất định mà trong đó – hoặc khi tham chiếu vào – bạn khi ấy có thể chọn tác phẩm kinh điển “của chính mình”. Nhà trường có bổn phận trao cho bạn các công cụ cần thiết để lựa chọn, nhưng những lựa chọn được tính ở đây là những cái xảy ra bên ngoài trường học và sau giờ học.

Chỉ bằng cách đọc mà không có thiên kiến thì bạn mới có thể bắt gặp được cuốn sách vốn sẽ trở thành cuốn sách ‘của chính mình’. Tôi biết một sử gia nghệ thuật tài ba, một người đọc rất nhiều, người mà trong số tất cả sách có được lại đặt lòng mến yêu đặc biệt của mình vào Pickwick Papers; và cứ có dịp là ông ta lại nảy ra được một lời châm biếm nào đó lấy từ cuốn này của Dickens, và kết nối từng sự kiện một trong đời với một tình tiết nào đó đậm chất Pickwick. Dần dần chính ông ta, và triết lí đích thực cũng cõi vũ trụ, đã có được hình hài và hình thức của Pickwick Papers bằng một quá trình đồng cảm hoàn toàn. Bằng cách này, chúng ta đến được một khái niệm hết sức cao xa và khắt khe về việc tác phẩm kinh điển là gì:

10) Chúng ta sử dụng từ “kinh điển” cho một cuốn sách có được hình thức tương đương với vũ trụ, ở tầng mức của những bùa chú cổ xưa. Với định nghĩa này chúng ta đang tiếp cận ý tưởng về “cuốn sách toàn thể”, như Mallarmé đã hình dung.

Nhưng một tác phẩm kinh điển có thể thiết lập một mối hoà hảo vững chãi tương tự xét theo sự đối lập và phản đề. Trong thâm tâm, tôi thấy mọi thứ mà Jean-Jacques Rousseau nghĩ và làm đều rất thân thương, tuy vậy lòng tôi luôn đầy ắp một mong muốn không thể kiềm nén để đối nghịch với ông, phê bình ông, và tranh cãi với ông. Mối ác cảm cá nhân này thuộc về vấn đề tính khí, mà vì lẽ đó tôi không thể có lựa chọn nào khác ngoài việc không đọc ông; và tuy vậy tôi không thể tránh việc liệt ông vào trong số những tác giả “của mình”. Do vậy tôi sẽ nói:

11) Tác giả kinh điển “của bạn” là người mà bạn không thể cảm thấy hờ hững được, người giúp bạn định nghĩa bản thân theo mối tương quan với họ, thậm chí trong mối bất đồng với họ.

Tôi nghĩ tôi không cần phải biện minh bản thân cho việc dùng từ “kinh điển” mà không vạch ra những khác biệt về thời đại, văn phong hoặc thẩm quyền. (Về lịch sử tất cả các nghĩa của từ này, có một mục từ tát cạn mọi nghĩa nằm ở chữ ‘Classico’ do Franco Fortini chấp bút trong cuốn Enciclopedia Einaudi, tập III.) Cái phân biệt tác phẩm kinh điển, theo lập luận tôi đang đưa ra, có lẽ chỉ là hiệu ứng vang vọng mà đúng cho cả tác phẩm cổ đại lẫn cho tác phẩm hiện đại vốn đã đạt được vị trí của nó trong một thể liên tục về văn hoá. Chúng ta có thể nói:

12) Tác phẩm kinh điển là cuốn sách xuất hiện trước những cuốn kinh điển khác; nhưng bất kì ai đã đọc những cuốn kia trước, và sau đó đọc cuốn này, đều nhận ra ngay vị trí của nó trong gia phả.

Ở điểm này tôi không còn trì hoãn được nữa cái vấn đề trọng yếu của cách liên hệ việc đọc tác phẩm kinh điển với việc đọc tất thảy những cuốn sách khác thuộc bất kì thể loại gì ngoại trừ kinh điển. Đây là vấn đề vốn đã được kết nối với những câu hỏi như: “Tại sao đọc tác phẩm kinh điển thay vì tập trung vào những cuốn sách cho phép ta thấu hiểu được thời đại của mình hơn?” và “Ta sẽ tìm thấy thời gian và sự an tâm ở nơi đâu để đọc tác phẩm kinh điển, khi bị choáng ngộp trước nhiều sự kiện hiện tại dồn dập xảy đến?”

Tất nhiên, chúng ta có thể hình dung một người hạnh phúc có thể dành “thời gian đọc” chỉ để đọc Lucretius, Lucian, Montaigne, Erasmus, Quevedo, Marlowe, Discourse on Method [Diễn ngôn về phương pháp, của René Descartes], Wilhelm Meister [của Goethe], Coleridge, Ruskin, Proust và Valéry, và chuyển hướng sang Murasaki hay những trường thiên xứ Iceland. Và tất cả việc này mà không cần phải viết bài bình phẩm về những ấn bản mới nhất, hoặc những bài nghiên cứu để tranh một chiếc ghế ở trường đại học, cũng như không cần gửi tác phẩm cho nhà xuất bản với hạn chót khít khao. Để tiếp tục kiêng cữ như thế mà không bị ngộ độc, người hạnh phúc này hẳn phải tránh đọc báo, và không bao giờ chịu sự cám dỗ từ cuốn tiểu thuyết hay bản nghiên cứu xã hội học mới nhất. Nhưng chúng ta phải xem tính nghiêm ngặt như vậy sẽ hợp lí hoặc có lợi nhiều đến dường nào. Tin tức cập nhật có thể rất tầm thường hoặc gây khó chịu, nhưng dù vậy nó vẫn là một điểm để đứng tại đó và nhìn cả hai hướng trước sau. Để có thể đọc tác phẩm kinh điển, bạn phải biết mình đang đọc chúng “từ đâu”; không thì cả cuốn sách lẫn người đọc đều sẽ bị lạc lối trong đám mây vô tận. Nên người có được cái lợi lớn nhất có từ việc đọc tác phẩm kinh điển sẽ là người biết cách xen kẽ việc đọc kinh điển với liều lượng đọc văn bản đương thời. Và điều này không nhất định hàm ý cần có một trạng thái điềm tĩnh không xao động trong lòng: đây cũng có thể là kết quả của sự thiếu kiên nhẫn dễ bồn chồn, của sự bất mãn phừng phừng nơi tâm trí.

Có lẽ điều lí tưởng nhất là lắng nghe các sự kiện hiện tại giống như nghe tiếng ầm ĩ bên ngoài cửa sổ vốn cho ta biết đang có kẹt xe hoặc thời tiết bất chợt thay đổi, đồng thời ta vẫn lắng nghe tiếng nói của những tác phẩm kinh điểm phát ra những âm trong trẻo và rõ ràng bên trong căn phòng. Nhưng đã có nhiều người cảm thấy tác phẩm kinh điển tuồng như tiếng rầm rĩ xa xăm bên ngoài một căn phòng tràn ngập bao chuyện đời thường vặt vãnh của hiện tại, như thể có tiếng TV vặn loa hết cỡ vậy. Do vậy ta nên bổ sung:

13) Tác phẩm kinh điển là một thứ có khuynh hướng làm cho những mối quan tâm hiện tại bị giáng xuống vị thế tiếng động hậu cảnh, nhưng đồng thời tiếng động hậu cảnh này là thứ mà nếu thiếu đi thì ta không thể có kinh điển.

14) Tác phẩm kinh điển là một thứ cứ luôn giữ vai trò tiếng động hậu cảnh ngay cả khi những mối quan tâm hiện tại bất tương hợp nhất đang làm chủ hoàn cảnh.

Vẫn còn đó thực tế việc đọc tác phẩm kinh điển dường như có mối tương tranh với nhịp sống của mình, trong một cuộc sống vốn không cho phép ta có nhiều thời giờ cũng như chẳng có quãng thời gian thư thái gác lại mọi việc để hướng đến những thứ nhân văn; nó cũng mâu thuẫn với tính chiết trung trong nền văn hoá chúng ta, vốn không bao giờ biên soạn được một danh mục các thứ cổ điển phù hợp với nhu cầu của chúng ta.

Những hoàn cảnh sau như thế này được nhận ra đầy đủ trong trường hợp của [Giacomo] Leopardi, xét theo đời sống cô độc của ông trong căn nhà của người cha (“paterno ostello” của ông), cùng sự sùng bái của ông đối với thời Hi-lạp và La-mã cổ xưa, và cái thư viện dễ sợ mà người cha Monaldo đưa cho ông tuỳ nghi sử dụng, mà ở đó ông thêm vào đó toàn bộ phần văn chương Ý và văn chương Pháp, ngoại trừ tiểu thuyết và “những thứ mới ra lò” nói chung, tất thảy chí ít đều bị gạt ra rìa, nằm đó làm nguồn tiêu khiển cho mấy lúc nhàn hạ của cô em gái Paolina (“Stendhal của em”, ông từng viết cô em mình như thế). Dù cho có mối lưu tâm mãnh liệt nơi khoa học và lịch sử, Giacomo thường mãn ý đối với những văn bản vốn không được cập nhật hoàn chỉnh: tập quán của loài chim trong sách của Buffon, những xác ướp của Frederik Ruysch trong sách của Fontenelle, chuyến hải trình của Columbus trong sách của Robertson.

Thời nay, việc giáo thụ về kinh điển như của chàng trai Leopardi là điều không tưởng; trên hết, thư viện của bá tước Monaldo đã bùng nổ. Hàng sách của những nhan đề cổ xưa đã suy vi, trong khi những nhan đề mới lại nảy nở ở mọi nền văn chương và văn hoá hiện đại. Tất cả chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sáng chế cho riêng mình các thư viện lí tưởng về sách kinh điển. Tôi cho rằng một thư viện như thế cần phải có phân nửa số sách mà chúng ta đã đọc và thực sự quan trọng đối với chúng ta, và phân nửa còn lại là số sách ta tính đọc và nghĩ sẽ trở nên quan trọng. Để một phần kệ sách trống dành cho những cuốn gây kinh ngạc và những khám phá lúc này lúc kia.

Tôi nhận ra rằng Leopardi là cái tên duy nhất tôi dẫn ra từ văn chương Ý – một kết quả của sự bùng nổ thư viện. Giờ tôi phải viết lại toàn bộ bài này để làm nó tuyệt đối rõ ràng rằng tác phẩm kinh điển giúp chúng ta hiểu mình là ai và đang đứng ở đâu, một mục đích cho thấy tác phẩm kinh điển thật thiết yếu để so sánh người Ý với người ngoại quốc cũng như người ngoại quốc với người Ý.

Khi đó tôi phải viết lại nó lần nữa đề phòng ai đó tin rằng cần phải đọc tác phẩm kinh điển bởi vì chúng “phụng sự” mục đích nào đó. Lí do duy nhất ta có thể viện ra là đọc tác phẩm kinh điển tốt hơn là không đọc tác phẩm kinh điển.

Và nếu ai đó phản đối rằng thật không đáng rước vào nhiều rắc rối đến vậy, thì tôi sẽ trích Cioran (người vẫn chưa trở thành kinh điển, nhưng sẽ trở thành trong nay mai):

“Trong lúc họ đang sửa soạn thuốc độc, thì Sokrates học một điệu sáo. ‘Nó có ích gì cho ông’, họ hỏi, ‘khi học được giai điệu này trước khi chết’.”

Italo Calvino

Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Patrick Creagh (có tham khảo thêm bản dịch Anh ngữ khác của Martin McLaughlin)

Bài gốc: Creagh, Patrick. “Why read the calssics.” The New York Review of Books, 9/10/1986: https://www.nybooks.com/articles/1986/10/09/why-read-the-classics/

Nguồn: chiecnon.wordpress.com

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 18:10

Tại sao tiểu thuyết tốt cho bạn?

https://chuyendoc.org/tai-sao-noi-tieu-thuyet-tot-cho-ban/

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 19:15

LỢI ÍCH TỪ VIỆC ĐỌC SÁCH ?

Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là người thầy thông thái về mọi lĩnh vực từ kinh tế văn hóa xã hội, khoa học,…Ngoài tác dụng giải trí thư giãn thì sách dạy ta các bài học trong cuộc sống và truyền lại kinh nghiệm của những người đi trước cho lớp trẻ phía sau. Tôi vẫn thường nghe kể sách là vật gối đầu giường và món đồ không thể thiếu của những những người tri thức xưa hay của những người thành công này, tỷ phú kia. Và những quyển sách hay thì càng được xem là vật bất li thân của họ…

Nhưng thực tế hiện nay thì giới trẻ không ưu chuộng sách nhiều như xưa, những chiếc smartphone hay thiết bị công nghệ dần thay thế cho sách giấy. Thời gian đọc sách rút ngắn đáng kể hoặc thậm chí là không có thay vào đó là hàng nhiều giờ liền online lướt facebook, đọc báo, chơi game,…và tôi cũng vậy.

Là một người trẻ trong thời buổi công nghệ bùng nổ, được tiếp cận với mạng internet, tôi dần dần không thích cầm tới sách. Thế giới chỉ cần lướt và chạm hết ngày này cho tới ngày khác một cách hời hợt vô bổ. Chỉ khi cảm thấy mọi thứ nhàm chán, việc cầm chiếc điện thoại trên tay không giúp ích được bản thân biết thêm những điều bổ ích hay giải quyết vấn đề bản thân đang vướng mắc, định hướng của mình còn quá mù mịt.

Khi đó tôi lại tìm đến sách như một cách giải trí yên tĩnh, bản thân có được sự tập trung để suy nghĩ mọi việc. Tôi vô tình đọc sách để giết thời gian nhưng rồi chợt nhận thấy nó giúp mình trưởng thành và có cái nhìn đúng đắn hơn để giải quyết các vấn đề đang gặp phải.

Đây chỉ là suy nghĩ cá nhân của tôi tuy nhiên nếu bạn cũng đang gặp vấn đề khó nghĩ hay đơn giản là nhàm chán thì hãy thử cầm một cuốn sách trên tay và đọc nó để từng bước thay đổi cuộc đời bạn. Dưới đây tôi xin được giới thiệu với các bạn trẻ những cuốn sách nên đọc để thành công mà tôi đã đọc và cảm thấy cực kỳ hữu ích vừa có chức năng giải trí vừa giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc sống cũng như ấp ủ những ước mơ của riêng mình. Cùng tôi đi tìm hiểu và tham khảo qua nhé!

Tôi cũng giống bạn, hầu hết tất cả chúng ta đều lớn lên, đi học và được bố mẹ thầy cô, mọi người xung quanh dạy bảo và truyền đạt những tri thức về các môn khoa học, kiến thức xã hội, lịch sử cũng như cách đối nhân xử thế, dạy cách làm người…Chúng ta tiếp thu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thông qua hoạt động giao tiếp, lời nói và sự chia sẻ giữa mọi người. Đây là một hình thức một thụ động nhưng có hiệu quả, được áp dụng trong giáo dục ở Việt Nam.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu “Sách là gì?“. Là sản phẩm của nhân loại, của xã hội, là sự tích lũy kiến thức qua từng thời kì phát triển của con người và từng nền văn minh của nhân loại. Sách là kho tàng lưu trữ những di sản, thành tựu vô giá được truyền từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Chúng ta có thể chủ động tiếp cận tiếp nhận thêm nhiều kiến thức hơn nữa thông qua việc đọc sách. Những cuốn sách về mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị cho đến những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, tâm lý tình cảm, các cuốn sách tạo động lực hay quyển tự sự về cuộc đời có thực của một nhân vật có sự ảnh hưởng đến chúng ta.

Đọc sách có thể là một sở thích như thích nhân vật truyện tranh nào đó, là một hoạt động để giết thời gian khi không biết làm gì, là vài phút ngẫu hứng ngồi tìm đọc trong một thư viện, cửa hàng sách nào đó ngày mưa hoặc là một thói quen của người người ham đọc sách. Tuy nhiên dù vô tình hay chủ động thì bạn cũng sẽ nhận được những trải nghiệm thú vị khi  đọc sách. Không phải tự nhiên người ta khuyến khích việc mọi người đọc sách hay có thể dành cả cuộc đời mình để viết sách.

Sách có lợi ích vô cùng to lớn mà mỗi chúng ta có thể chưa biết hết về nó. Hãy cùng tôi tìm hiểu xem, sách có những lợi ích gì mà từ trẻ em, học sinh, sinh viên, các bạn trẻ, những người trưởng thành, cho đến các bác lớn tuổi vẫn đọc sách và được khuyến khích đọc sách như vậy nhé.

Những lợi ích của việc đọc sách

Đọc sách giúp nâng cao kiến thức

Có ai biết được trên thế giới có bao nhiêu đầu sách, có ai thống kê được đầy đủ các quyển sách đã xuất bản viết về kiến thức gì. Sách chính là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho chúng ta. Các cuốn sách về kinh tế, lịch sử, văn hóa cho ta kiến thức về kinh doanh và thực tế xã hội, về sự phát triển qua từng thời kỳ nhân loại.

Các cuốn tiểu thuyết dày cộp không hề vô bổ, chúng cho ta biết được cuộc đời, các sự kiện hay biến cố của một nhân vật, đây có thể là một bài học quý giá cho chúng ta trong thực tế cuộc sống. Thời gian để đọc hết một cuốn sách này chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thời gian để sống và trải nghiệm thực tế giống như nhân vật trong sách.

Bài học họ phải trải qua cả đời mới rút ra được thì bạn có thể tiếp thu qua những lần lật từng trang sách. Vậy có xứng đáng không. Chưa kể đến các cuốn sách viết về khoa học, các cuốn văn học trong nước, nước ngoài, các cuốn sách viết về gia đình, tình cảm,…

Tất cả đều chứa đựng nguồn kiến thức xúc tích, tinh hoa văn hóa nhân loại. Đọc sách rồi bạn sẽ biết vì sao khi cháy xăng thì không nên dập lửa bằng nước, hay không nên lên tiếng, xen vào chuyện của người ta dù bản thân có ý tốt muốn giúp đỡ,….Đọc sách dù ít dù nhiều hay đọc về lĩnh vực gì bạn đều sẽ nhận được những trải nghiệm, không ai dám chắc chăm đọc sách chưa chắc đã thành công nhưng những người thành công lớn đều ham đọc sách.

Cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích

Khi đọc sách toàn bộ tâm trí và các giác quan của bạn đều dồn về đôi mắt theo dõi đọc từng chữ, từng dòng. Bàn tay lật lật từng trang giấy và trong đầu tập trung vào những kiến thức mà cuốn sách đang nhắc đến hay suy nghĩ theo dõi diễn biến tiếp theo của câu truyện mà không cần phải quan tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ cần bộ não và mắt hoạt động.

Với những cuốn sách hay bổ ích về lĩnh vực bạn quan tâm, bạn đọc ngấu nghiến từng trang từng trang không rời mắt, đây là cách rèn luyện được sự tập trung cao độ của trí óc đồng thời bản thân mình cũng đang vừa đọc vừa tư duy, phân tích theo diễn biến câu chuyện. Chính vì vậy thời gian theo dõi đọc một cuốn sách hay cũng là khoảng thời gian bạn đang rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy phân tích của bản thân rất tốt.

Vốn từ ngữ được mở rộng thông qua việc đọc sách

Vốn từ của bản thân nhiều lên, giao tiếp nói chuyện với mọi người một cách hoạt ngôn cởi mở và cuốn hút là một trong những lợi ích tuyệt vời mà việc đọc sách mang lại. Tri thức trong sách được diễn đạt rất xúc tích, logic dễ hiểu và không kém phần thu hút cho người đọc. Nên khi đọc càng nhiều bạn sẽ có thêm càng nhiều kiến thức và học được cách diễn đạt, kể chuyện logic thu hút người nghe nhờ khả năng tư duy với vốn từ ngữ phong phú ấn tượng. Đồng thời khả năng viết cũng tiến bộ rõ rệt đấy.

Tác dụng của việc đọc sách giúp cải thiện trí nhớ

Khi bạn đọc sách, bạn phải ghi nhớ các nhân vật, thông tin về họ, hoài bão, lịch sử, sắc thái hay các tình tiết hình thành nên lối sống qua mỗi câu chuyện. Có thể là hơi nhiều nhưng dần dần não bộ sẽ ghi nhớ được hết nhờ sự rèn luyện theo thời gian. Giống như một thói quen, lặp đi lặp lại nhiều lần bạn sẽ quen ngay với việc ghi nhớ thôi mà. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc. Thật thú vị phải không?

Đọc sách là một hình thức giải trí, giảm căng thẳng

Có rất nhiều loại sách từ tiểu thuyết, tâm lý tình cảm cho đến truyện cười, truyện kể về cuộc đời của một người thú vị…các đầu sách này không quá nhiều kiến thức và bạn cũng không cần phả suy nghĩ quá nhiều mới có thể hiểu như truyện trinh thám hay các sách về kinh tế. Chúng giúp bạn giải trí và đem lại tiếng cười sự sảng khoái nhờ lối viết hóm hỉnh, tự nhiên mà chân thật.

Lợi ích của việc đọc sách – Đọc sách giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Lúc này bản thân bạn chỉ cần cảm nhận và giống như một người đang đứng ngoài chứng kiến một bộ phim hấp dẫn, mang tính giải trí. Có đôi lúc để cảm xúc vui buồn tức giận thả hồn vào câu chuyện vậy thôi.

Kích thích tinh thần


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích tinh thần. Sự kích thích tinh thần giúp làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Giống như bất kỳ các cơ quan khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể dục để luôn mạnh khoẻ.

Đồng thời, việc đọc sách giúp bạn thư giãn và lấy lại động lực tiếp tục làm việc và học tập hăng say hơn. Nó giống như việc bạn đi du lịch nghỉ ngơi để bản thân yên tĩnh một chút rồi sau đó tạo động lực cảm hứng để làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, những quyển sách phù hợp với tâm trạng, những cuốn sách đưa ra lời khuyên bổ ích và cách thức vượt qua áp lực, sống vui vẻ hạnh phúc cũng sẽ là liều thuốc bổ giúp con người ta bình lặng và hồi phục sau những tổn thương về mặt tinh thần, hay rất nhiều căn bệnh của xã hội hiện đại khác mà con người bị bủa vây như: chứng trầm cảm, tự kỷ,…

Tăng tuổi thọ


“Đọc sách giúp kéo dài tuổi thọ của bạn”. Bạn có thực sự tin vào điều đó không? Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine đã chỉ ra rằng chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày thôi là bạn có thể nâng cao tuổi thọ của mình lên từ hai đến ba năm đồng thời cũng giúp chất lượng cuộc sống cải thiện lên một cách rõ rệt.

Hoàn thiện kĩ năng viết lách


Một trong số lợi ích của việc đọc sách không thể không kể đến đó là giúp người đọc hoàn thiện kĩ năng viết lách của bản thân. Ông cha ta có câu “Phong ba bão táp bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Có bạn nào tự nhủ với chính mình rằng mình có thể viết chính xác toàn bộ số từ ngữ trong quyển từ điển Việt Nam không ? Tôi dám chắc với bạn: Điều đó là không thể nhé !!!

Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, bạn sẽ được mở mang thêm về số vốn từ vựng, cách quan sát nhịp, trạng thái, và phong cách khi viết lách của từng tác giả. Điều đó sẽ giúp văn phong của bạn tiến bộ vượt bậc.

Một hình thức giải trí hoàn toàn miễn phí

Nhiều người có thể tốn khá nhiều tiền mua những cuốn sách chỉ để tham khảo một vài phần trong đó. Nhưng với một số người không có điều kiện hoặc kinh phí thấp, bạn có thể tìm đến thư viện và hòa mình vào kho tàng sách sẵn có. Tất cả các vấn đề trong cuộc sống, xã hội mà bạn chưa hề biết đến đều được cập nhập ở các cuốn sách mới mà bạn sẽ không thể nào đọc hết được. Không chỉ có vậy, sách sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn đầu óc sau những tháng ngày mệt nhọc, lu bù với công việc hay học hành.


Điều khiển cảm xúc của bản thân


Cáu giận…

Buồn bực…

Chán nản…

……..

Những cảm xúc trên chắc chắn bạn đã từng trải qua trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng, bạn xử lý những cảm xúc đó của mình như thế nào ? Bạn Trần Yến – sinh viên trường Cao đẳng y tế Khánh Hòa chia sẻ :”Ngày trước, mình hay bị stress áp lực do công việc, học tập,… nhưng từ khi được một cô bạn gái cùng lớp tặng cho cuốn sách “Hạt giống tâm hồn 16 – Tìm lại bình yên”, mình đọc và đã tìm thấy sự bình an trong đó, cuộc sống dần trở nên tích cực và tràn trề hơn bao giờ hết”.

Quả thực, đọc sách là một cách tuyệt vời giúp bạn điều chế cảm xúc của bản thân. Sách khiến bạn nhận thức được vấn đề đang xảy ra từ đó bạn có thể xác định, phân tích và nhìn nhận chính xác tình huống cũng như trạng thái hiện tại. Qua đó, việc hướng đến, chấp nhận và điều hướng cảm xúc của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tạo dựng một thói quen lành mạnh

Tuổi trẻ là khoảng thời gian tuyệt với nhất của mỗi con người. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay lại đang có rất nhiều thói quen xấu mà có thể gây ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này như : lười biếng, nghiện game, nghiện smartphone, mạng xã hội, tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm,…..

Đây cũng là lợi ích của việc đọc sách sẽ giúp các bạn thoát khỏi những thói quen xấu đó và tạo dựng cho bạn một thói quen mới lành mạnh hơn, bổ ích hơn.

Sách là kho tàng tri thức của con người, cung cấp cho chúng ta không chỉ kiến thức, mà còn các bài học cuộc sống, kinh nghiệm sống, đồng thời cũng là phương tiện giải trí khá hiệu quả. Vậy nên đọc sách luôn là việc mà ai cũng khuyến khích thực hiện. Bạn hãy thử thay đổi thói quen bằng việc đọc sách ngay hôm nay và cảm nhận nhé!

Sưu tầm


Last edited by LDN on Wed 23 Feb 2022 - 19:25; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 20 Feb 2022 - 19:58

Muốn vui, hãy đọc tiểu thuyết trinh thám, hình sự

Thứ ba, 01/05/2018 - dantri

(Dân trí) - Đọc sách là một hoạt động tích cực dành cho tinh thần, đặc biệt nếu bạn tìm tới những cuốn tiểu thuyết trinh thám, hay hình sự. Điều này đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và khẳng định.

Mới đây, đã có một nghiên cứu kết luận rằng đọc tiểu thuyết trinh thám, hình sự có thể làm giảm những triệu chứng ở người đang bị trầm cảm.

Mặc dù đây không thể được xem là phương pháp chữa bệnh đóng vai trò quyết định, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có hiệu quả nhất định, giúp các bệnh nhân có thể giảm sự phụ thuộc đối với việc dùng thuốc.

Hai nghiên cứu được tiến hành gần đây đã phát hiện ra rằng các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm vừa và nhẹ, sau khi đọc sách như một liệu pháp tâm lý, đã có những cải thiện về tâm trạng.

Muốn vui, hãy đọc tiểu thuyết trinh thám, hình sự - 1

Hồi tháng 9/2017, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Turin (Ý) đã tìm hiểu về phương pháp trị liệu tâm lý bằng cách đọc sách. Theo đó, 6/10 trường hợp được điều trị bằng liệu pháp đọc sách đều có những cải thiện tích cực, thậm chí rõ rệt, trong quá trình chiến đấu với chứng trầm cảm.

Những kết quả tích cực này được duy trì trong quãng thời gian kéo dài tới ba năm sau khi bệnh nhân thực hiện liệu pháp đọc sách.

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Đại học Groningen (Hà Lan) hồi năm ngoái cũng tìm hiểu về liệu pháp đọc sách đối với việc điều trị chứng trầm cảm, nhưng ở đối tượng người già.

Các nhà nghiên cứu đã tìm tới 18 trường hợp trị liệu và đều thấy rằng đọc sách có thể thúc đẩy tâm trạng tích cực ở người già.

Tiến sĩ Liz Brewster, giảng viên y khoa của trường y Lancaster Medical School (Anh) vốn đã nghiên cứu liệu pháp đọc sách trong điều trị tâm lý từ nhiều năm nay, tiến sĩ cho biết: “Nhiều người bị trầm cảm thường cảm thấy cô đơn. Khi đọc sách, họ đọc về trải nghiệm của người khác, cho dù đó chỉ là những câu chuyện giả tưởng, thì họ vẫn cảm thấy bớt cô đơn”.

Có rất nhiều thể loại sách mà người bệnh có thể lựa chọn đọc, miễn họ cảm thấy phù hợp với sở thích, trong đó, tiến sĩ Liz Brewster cho biết rằng những tiểu thuyết hình sự, trinh thám thường có hiệu quả rõ rệt nhất.

Tiến sĩ Brewster tiết lộ: “Nghiên cứu của tôi cho thấy có những bệnh nhân cảm thấy thoải mái và an tâm khi đọc tiểu thuyết trinh thám, hình sự, bởi họ biết rằng trước sau gì vụ việc cũng sẽ được giải quyết thấu đáo”.

Thậm chí, một nghiên cứu hồi năm ngoái được tiến hành bởi Đại học Tehran (Iran) còn cho thấy rằng dù chỉ là nghe đọc sách, tâm trạng người già cũng đã được cải thiện. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi chuyển biến tâm trạng ở 60 người già không hề bị trầm cảm trong lúc họ được nghe đọc sách.

Kết quả cho thấy tâm trạng của các cụ già được cải thiện, họ bớt lo lắng, trở nên ôn hòa, bình tĩnh hơn.

Giáo sư Carmine Pariante của Đại học King (London, Anh) cho rằng sách in và sách nói (audio-book) đều có tác dụng tốt hơn các chương trình truyền hình, bởi người đọc có thể chủ động kiểm soát được về thời gian họ muốn dành cho việc đọc hoặc nghe đọc sách.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon 21 Feb 2022 - 11:37

Tại sao truyện trinh thám điều tra lại thu hút?

Tuoitre

Chưa bao giờ tiểu thuyết trinh thám điều tra lại đắt khách như bây giờ. Hơn 20% sách bán ra tại Pháp là loại này, và sự thành công của Da Vinci Code không phải chỉ là trường hợp độc nhất.

Những tác giả như Dan Browm, Harlan Coben hay Fred Vargas tranh nhau xếp hạng đầu bảng ở nhiều nước chứ không chỉ ở Mỹ, nơi sản xuất tiểu thuyết trinh thám với các tác giả như Dashiell Hamme cùng nhân vật Sam Spade hoặc Raymond Chandler cùng nhân vật Philip Marlowe, và là nơi luôn dẫn đầu về số tiểu thuyết trinh thám được bán. Chưa hết, tác giả của những sách gọi là best-seller có những quốc tịch khác nhau. Tại sao?

Đã từ lâu, tiểu thuyết trinh thám được coi như thể loại rẻ tiền, một thứ văn chương tầm phào để giết thì giờ khi đứng đợi ở các trạm xe, nên nó mới có khổ sách loại nhỏ (18cm), loại bỏ túi, thường đọc rất lẹ và vất đi rất nhanh không nuối tiếc. Quan điểm đó đã thay đổi, phần lớn những nhà xuất bản văn học bây giờ thường đưa ra trọn bộ trinh thám và độc giả cũng thường chọn những sách có khổ lớn, in rất đẹp hơn là những loại sách khổ nhỏ. Việc “quí tộc hóa” thể loại này hẳn chắc cũng không lạ so với sự vượt trội ly kỳ của giới độc giả yêu thích thể loại này.

Vị trí của thể loại này đã thay đổi nhiều lần, vào những năm 1970 ở Pháp, chỉ có ba nhà xuất bản chuyên về thể loại này là Le Fleuve Noir, La Série Noire và Le Masque. Mỗi nhà xuất bản có riêng cho mình những tập truyện toàn bộ cho từng giới độc giả và thường theo chủ đề gián điệp, trinh thám Mỹ... Le Fleuve Noir chuyên về trinh thám bình dân, độc giả đọc San-Antonio để thư giãn với sự hài hước chế diễu hay Brice Pellaman với những cuộc phiêu lưu nguy hiểm.

La Série Noire lại mở ra cho độc giả cánh cửa của nước Mỹ cùng cảnh sát, đường dây buôn lậu, điều tra... Với nhà xuất bản này, ngay cả chính tác giả cũng dùng cái tên nguồn gốc Mỹ cho phù hợp với thể loại này như Ed Mc Bain, MarcBehm hay Lawrence Block. Công chúng của Le Masque lại cổ điển hơn, nữ tính hơn với Agatha Christie luôn đứng đầu bảng.

Cuối thập niên 1970-1980, trước sự đi xuống của loại trinh thám bình dân, đã xuất hiện một loại trinh thám mới (neopolar), đứng đầu loại này là Patrick Manchette, theo sau là những tên tuổi nổi tiếng khác như Jean Vautrin, Thierry Jonquet, Marc Villard... Khuynh hướng của loại này luôn là chính trị hóa, đào sâu vào vấn đề xã hội và loại này lại hướng về giới độc giả trí thức trẻ.

Ngày nay, ở Pháp, 20 triệu bản truyện trinh thám được bán mỗi năm, với khoảng 60 nhà xuất bản và 80 loạt bộ truyện trinh thám. Một con số khổng lồ nói lên sự bùng nổ của tựa truyện cũng như của doanh số bán ra. Loại trinh thám kiểu Mỹ đan xen mùi chính trị luôn là những best-seller với những tên tuổi như Mary Higgins Clark, Patricia Cornwell, John Grisham hay mới đây bùng lên mạnh mẽ là Dan Brown với Da Vinci Code.

Các tác giả không thuộc khối tiếng Anh cũng rất nổi tiếng như Ake Edwardson, người Thụy Điển. Đây thật sự là một ngôi sao của truyện trinh thám, những cuộc điều tra của viên cảnh sát Erik Winter đã bán được hơn 1 triệu bản. Thật sự Edwardson đã chinh phục được độc giả nhờ lối văn tả thực, những lời đối thoại sắc bén và với những cao trào thật sự khủng hoảng đối với người đọc. Hoặc như tác giả Deon Meyer, người Nam Mỹ, với tác phẩm L'Âme du chasseur, nhắc nhở về xứ Angola vẫn còn phải băng bó những vết thương do chiến tranh gây ra.

Không phải tất cả các độc giả đều chung một sở thích. Mỗi nhóm độc giả có loại trinh thám riêng cho mình, theo giới chuyên môn phân loại gồm có:

- Trinh thám thiên về lịch sử: được coi như là sự thành công ổn định với việc xuất bản trọn bộ của nhà Labyrinthes. Thường thì tác giả đưa vào cốt truyện một số tình tiết mang tính định mệnh, làm cho độc giả thỏa mãn về tính lịch sử, kích thích tính tò mò và nó cũng cung cấp một số kiến thức để người đọc không cảm thấy mất thì giờ khi đọc nó. Loại này thu hút độc giả phần lớn là nữ, thường là nhà giáo, nhằm có được một chút giải trí và thêm kiến thức.

- Trinh thám với một nhân vật “sống mãi”: người ta yêu mến những nhân vật này, họ luôn theo dõi những cuộc phiêu lưu của người hùng, đi vào trong cuộc sống, biết được sự yếu đuối, nhân vật này thường là một cảnh sát bị nghi ngờ hay một thanh niên bị nghi phạm pháp.

Không phải là một kẻ đẹp trai chuyên đi quyến rũ các quí bà nhưng là một gã đàn ông mệt mỏi, bị vỡ mộng, bị các bà bỏ rơi và không còn chút hi vọng nào; xa rồi những anh hùng chuyên về cơ bắp của những năm 1950, bây giờ không chỉ đơn giản là mệt mỏi vì bất hạnh nhưng còn là tự hỏi về xã hội hiện tại và sự sợ hãi về sự thay đổi của nó. Tác giả tiêu biểu cho thể loại này là Michael Connelly... Mỗi độc giả mơ thấy mình đang che chở cho một anh cảnh sát và giúp anh ta thoát ra khỏi những rắc rối.

- Trinh thám rùng rợn: doanh thu của thể loại này luôn thuận buồm xuôi gió với những tác giả như Michael Crichto, Ken Follet... Trong những tác phẩm thể loại này luôn có tính hiện thực, quyền thế và sự đe dọa bao trùm với những phân tích tâm lý tế nhị.

- Tôn giáo và huyền bí: có bàn tay của Thượng đế hay quỉ Satan nhúng vào thì chốt khóa không thể đóng? Quả vậy, Da Vinci Code không dừng lại ở sự thành công của tiểu thuyết mà còn lôi kéo theo nhiều lĩnh vực khác như phim ảnh và quảng cáo...

* Những tác phẩm trinh thám nổi tiếng của Dan Brown, Ken Follett, Agatha Christie... và nhiều tác giả khác đều có tại thư viện IDECAF.

THU DIỆU (Theo Lire)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon 21 Feb 2022 - 17:41

"Thói quen đọc sách” bạn có chưa?

Type.vn

Xin chào các bạn,

Buối sáng hôm nay, tự thưởng cho mình 1 ly cafe sữa nóng hổi, trên tay tôi cầm là một cuốn truyện của Sidney Sheldon, đang đọc đến đoạn cao trào bỗng tôi tự hỏi:“Làm thế quái nào mà mình có thể hình thành thói quen đọc sách này nhỉ?”.

Nhiều bạn thường hay băn khoăn “Mình muốn đọc thật nhiều cuốn sách, nhưng sao mỗi lần cầm sách lên thì mình lại cảm thấy nhanh chán?”, “Mỏi tay thế nhỉ?”, “Không biết khi nào mới đọc xong một đống chữ như thế này…?!”. Và thế là, chưa cần đọc hết trang đầu tiên thì bạn ấy đã bỏ cuốn sách sang một bên mà không thèm nhìn lại nó thêm một lần nào nữa… Quá phũ luôn.

NẾU BẠN ĐÃ CÓ HỨNG THÚ, QUAN TÂM TỚI VIỆC ĐỌC SÁCH, HÃY TÌM CHO MÌNH MỘT CUỐN SÁCH PHÙ HỢP ĐỂ NUÔI DƯỠNG THÓI QUEN NÀY BẠN NHÉ.

Thời còn đi học, tôi không mấy khi mua cho mình một cuốn sách. Có lẽ, thứ duy nhất mà tôi đọc hồi đó là mấy cuốn giáo khoa khô khăn và cứng nhắc. Trước khi cho các bạn vài lời khuyên của bản thân, tôi xin chia sẻ việc tôi bắt đầu tiếp cận với việc đọc sách như thế nào nhé. Từ nhỏ tới lớn tôi không có khái niệm đọc sách đâu nha các bạn. Tới khi lên cấp 3 tôi có quen một cô bạn cùng lớp, sau này là bạn thân của tôi, bạn này thì ham đọc sách lắm, từ truyện tranh tới truyện chữ, lúc đầu tôi toàn mượn truyện tranh của bạn ấy về đọc thôi. Sau này bạn ấy giới thiệu cho tôi một quyển tiểu thuyết trinh thám đầu tiên, tôi còn nhớ rất rõ đó là một tập nhỏ trong bộ truyện Sherlock Holmes của Conan Doyle. Hồi đó bộ truyện này được in thành từng cuốn nhỏ rất dễ đọc và mỏng dính thôi. Sau khi đọc xong cuốn đầu tiên tôi bắt đầu cảm thấy có hứng thú với thể loại này và lại muốn đọc tiếp. Kể từ đó những lúc rảnh rỗi hai chúng tôi thường đi tới mấy tiệm sách cũ tìm sách về đọc vì hồi đó làm gì có tiền mà vào nhà sách mua sách mới. Và quyển sách đầu tiên mua được tôi vẫn còn giữ nó tới bây giờ.

Một quyển sách của Jack London khá hay và chỉ dày hơn 200 trang thôi.

Sau này tôi mở rộng ra đọc nhiều thể loại hơn, tuy nhiên tiểu thuyết trinh thám vẫn là thể loại tôi yêu thích nhất. Về sau, khi hỏi lại cô bạn “Sao hồi đó mày giới thiệu cuốn đó cho tao vậy?” Thì cô bạn này trả lời là “Tao nghĩ có thể mày sẽ thích thể loại này nên tao thử vận may xem thế nào thôi”. Nếu không có cô bạn hiểu mình giới thiệu, có lẽ về sau rồi tôi cũng sẽ tự tìm đến với sách, hoặc là không! Đến giờ, dù không còn gặp nhau nữa nhưng khi nhớ về cô bạn đó tôi vẫn biết ơn lắm vì cô bạn đó là người đầu tiên đã giúp tôi hình thành thói quen đọc sách tới tận bây giờ.

Tôi nhận thấy đa số các bạn chưa hình thành được thói quen này thứ nhất đều chủ yếu là chưa tìm được đúng thể loại mình có hứng thú, việc chọn tùy tiện một quyển sách nào đó để đọc là sai lầm vì khi đó sẽ dẫn đến dễ từ bỏ và chán nản với việc tìm đọc những thể loại khác thực sự phù hợp với mình hơn. Thứ hai là do các bạn chọn những cuốn sách quá dày. Thông thường, khi mới làm quen với việc đọc sách chúng ta nên chọn những quyển sách mỏng thôi để trách tâm lý sợ đọc vì có quá nhiều chữ.😁😆😄🤣😅 Đặc biệt đối với các bạn trước giờ toàn đọc truyện tranh thì nếu chuyển qua truyện chữ nên chọn những quyển sách càng mỏng càng tốt, nếu có hình minh họa thì lại càng hay.😆🤣😅😄

Và khi bắt đầu đọc, các bạn nên có tâm trạng thoải mái, hãy dẹp bỏ tâm lý muốn đọc nhanh cho xong, mà thay vào đó chúng ta nên đọc từ từ, nếu đọc không hết một trang chúng ta có thể đọc từng đoạn, chỉ cần duy trì thói quen mỗi ngày đều đọc một trang sách như vậy cũng đủ rồi. Thông thường theo kinh nghiệm của bản thân tôi, thì chỉ cần đọc vài trang thì đã có thể biết được quyển sách này có lôi cuốn mình hay không, vì vậy nếu cảm thấy không hay các bạn đừng vội vàng từ bỏ, hãy kiên nhẫn tìm kiếm những quyển sách khác, chắc chắn sẽ có thể loại mà bạn yêu thích thôi, đừng nôn nóng!

Có thể đọc vào thời gian rảnh rỗi hoặc trước khi đi ngủ cũng là thời diểm lý tưởng để đọc sách

Rèn luyện một thói quen không hề dễ dàng, nhưng nếu thành công thì thói quen này sẽ trở thành tài sản của riêng chúng ta và sẽ làm thay đổi chúng ta từng ngày từng ngày một mà đôi khi chúng ta cũng không hề nhận thấy. Vì vậy nếu đã quyết định đầu tư thời gian và sự kiên nhẫn của mình thì hãy dành điều đó cho những thói quen tốt, bắt đầu với việc rèn luyện thói quen đọc sách nha các bạn. Đảm bảo kết quả đem lại sẽ là xứng đáng. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp cho các bạn có được một chút động lực để thử bắt đầu một điều mới mẻ cho cuộc sống của chính mình.


Last edited by LDN on Wed 23 Feb 2022 - 8:17; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon 21 Feb 2022 - 19:04

Năm nay lại sẽ tham dự 😄 Những ai yêu thích sách (lúc đó đang) ở Đức nên đi coi (ít nhất) 1 lần cho biết. Người thường như chúng ta đức gọi là khách tư nhân, 0 phải người trong ngành, thuộc giới nhà văn, nhà xuất bản v.v..., thường thường, trong ~ năm vừa qua (ngoại trừ 2020 hội chợ sách tổ chức online) được tới coi, đọc sách thả ga vào 2 ngày cuối: thứ 7 và Chúa nhật. Có thể mua sách ở hội chợ nữa.

Hội chợ sách Frankfurt - Đức

ARTICLE February 21, 2022

Hội chợ sách Frankfurt (tiếng Đức: Frankfurter Buchmesse, FBM) là hội chợ thương mại sách lớn nhất thế giới, dựa trên số lượng các công ty xuất bản được đại diện và số lượng khách tham quan. Đây được coi là hội chợ sách quan trọng nhất trên thế giới dành cho các giao dịch và thương mại quốc tế. Sự kiện thường niên kéo dài năm ngày vào giữa tháng 10 được tổ chức tại khuôn viên Hội chợ Thương mại Frankfurt ở Frankfurt am Main, Đức. Ba ngày đầu tiên chỉ giới hạn cho những du khách chuyên nghiệp; công chúng tham dự hội chợ vào cuối tuần. Hàng nghìn nhà triển lãm đại diện cho các công ty xuất bản sách, đa phương tiện và công nghệ, cũng như các nhà cung cấp nội dung từ khắp nơi trên thế giới tập hợp để thương lượng về quyền xuất bản quốc tế và phí cấp phép. Hội chợ do Frankfurter Buchmesse GmbH, công ty con của Hiệp hội các nhà xuất bản và bán sách Đức tổ chức. Hơn 7.300 nhà triển lãm từ hơn 100 quốc gia và hơn 286.000 khách tham quan đã tham gia vào năm 2017.

Lịch sử
Frankfurter Buchmesse, hay Hội chợ sách Frankfurt, có truyền thống kéo dài hơn 500 năm. Trước khi sách in ra đời, hội chợ thương mại tổng hợp ở Frankfurt là nơi bán sách viết tay, sớm nhất là vào thế kỷ 12. Một hội chợ dành cho các nhà xuất bản và thợ in đã được thành lập vào khoảng vài thập kỷ sau khi Johannes Gutenberg phát triển nghề in chữ di động ở Mainz gần Frankfurt; Mặc dù không có tài liệu nào về ngày thành lập chính thức của Hội chợ sách Frankfurt, nhưng nó chắc chắn được thành lập vào năm 1462, năm mà các nhà in Johann Fust và Peter Schöffer, những người đã tiếp quản hoạt động in ấn của Gutenberg sau một tranh chấp pháp lý, chuyển hoạt động của họ đến Frankfurt. Hội chợ trở thành điểm chính để tiếp thị sách, nhưng cũng là trung tâm để phổ biến các văn bản viết. Trong suốt thời kỳ Cải cách, hội chợ có sự tham gia của các thương gia đang thử nghiệm thị trường sách mới và các học giả đang tìm kiếm học bổng mới. Cho đến cuối thế kỷ 17, Frankfurter Buchmesse là hội chợ sách quan trọng nhất ở châu Âu. Nó bị lu mờ vào năm 1632 bởi Hội chợ sách Leipzig trong thời kỳ Khai sáng do hậu quả của những phát triển chính trị và văn hóa. Sau Thế chiến thứ hai, hội chợ sách đầu tiên được tổ chức lần nữa vào năm 1949 tại Nhà thờ Thánh Paul. Kể từ đó, nó đã lấy lại được vị thế ưu việt của mình.

Ý nghĩa
Frankfurter Buchmesse là hội chợ thương mại sách lớn nhất thế giới, dựa trên số lượng các công ty xuất bản được đại diện và số lượng khách tham quan. Đây được coi là hội chợ sách quan trọng nhất trên thế giới dành cho các giao dịch và thương mại quốc tế. Đây là một sự kiện tiếp thị quan trọng để ra mắt sách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán việc bán bản quyền và giấy phép ra quốc tế. Các công ty xuất bản sách, đa phương tiện và công nghệ, cũng như các nhà cung cấp nội dung từ khắp nơi trên thế giới tập hợp lại. Các nhà xuất bản, đại lý, nhà bán sách, thủ thư, viện sĩ, họa sĩ minh họa, nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất phim, dịch giả, hiệp hội nghề nghiệp và thương mại, các tổ chức, nghệ sĩ, tác giả, nhà cung cấp phần mềm và đa phương tiện đều tham gia sự kiện này. Khách truy cập có cơ hội để có được thông tin về thị trường xuất bản, mạng lưới và kinh doanh.

Tổ chức
Hội chợ do Frankfurter Buchmesse GmbH, công ty con của Hiệp hội các nhà xuất bản và bán sách Đức tổ chức. Sự kiện thường niên kéo dài năm ngày vào giữa tháng 10 được tổ chức tại khuôn viên Hội chợ Thương mại Frankfurt ở Frankfurt am Main, Đức. Ba ngày đầu tiên bị hạn chế dành riêng cho khách thương mại; Công chúng có thể tham dự vào cuối tuần với một khoản phí. Năm 2009, 7.314 nhà triển lãm từ 100 quốc gia đã giới thiệu hơn 400.000 cuốn sách. Khoảng 300.000 khách tham dự hội chợ, trong năm 2016, hơn 10.000 nhà báo từ 75 quốc gia đã đưa tin về hội chợ, quy tụ 7.135 nhà triển lãm từ 106 quốc gia và hơn 172.296 khách thương mại.

Sưu tầm


Last edited by LDN on Sat 26 Feb 2022 - 19:26; edited 6 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon 21 Feb 2022 - 19:16

Sẵn tôi đăng về hội chợ sách Frankfurt: Năm nay 2022 hội chợ được tổ chức từ ngày 19.10.2022 đến ngày 23.10.2022.

Năm nay 2022 đặc biệt 3 ngày cuối 21.10.2022 cho tới 23.10.2022 thì khách tư nhân như chúng ta có thể đến coi, mua vé giá bao nhiêu thì trang của hội chợ nói từ tháng 5 trở đi sẽ có thông tin, hiện giờ chưa biết.


Last edited by LDN on Sat 26 Feb 2022 - 19:27; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat 26 Feb 2022 - 19:22

Làn sóng sách best seller

15/03/2010  - THANH NIÊN ONLINE

(TNTT>) Thời gian gần đây, cụm từ "best seller" dường như bị lạm dụng và hầu như đầu sách mới nào được trưng bày ở hiệu sách cũng được gắn "mác" best seller. Nhưng thực tế có phải cuốn nào cũng là "best seller"?
Mấy năm qua, thị trường sách VN có rất nhiều những ấn bản dịch từ các sách bán chạy ở nước ngoài với quảng cáo trên bìa “The New York Times Best Seller”, “International Best Seller”, “Best Seller of France”... tuy nhiên theo người viết bài này, cứ nhìn vào những cái quảng cáo như thế để mua sách thì có mà đổ thóc giống ra ăn.

Một best seller được định nghĩa là cuốn sách có lượng độc giả lớn, nằm trong danh mục sách bán chạy nhất theo tuần, theo tháng, theo năm và theo cách tính của một tờ báo hay tạp chí lớn. Tuy nhiên, có cuốn bán chạy được vài tuần đã tịt ngóm và chìm vào quên lãng, nhưng vẫn có mác là sách best seller như thường.

Trên thế giới, người ta đã có một bề dày lịch sử và kinh nghiệm lập danh sách best seller, đã có một bề dày văn hóa sách best seller. Danh sách best seller sách hư cấu lần đầu tiên xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 trên ấn phẩm The Bookman. Năm 1912, Publisher Weekly (PW) bắt đầu công bố danh sách best seller sách không hư cấu. Danh sách The New York Times Book Review được coi là uy tín nhất xuất hiện hằng tuần năm 1942. PW lập danh sách best seller bằng cách khảo sát các nhà sách chọn lọc (cả hệ thống phát hành và các điểm bán lẻ) sau đó dùng công thức để đánh giá, xác định những sách bán chạy. The New York Times (NYT) xác định thứ hạng best seller bằng cách lấy phiếu của hàng trăm nhà sách độc lập (đại diện cho khoảng 2.000 điểm bán sách tổng hợp trên toàn nước Mỹ), sau đó tất cả số liệu được máy tính xử lý với chương trình thống kê để biết số sách bán ra hằng tuần, xếp hạng các đầu sách cho 9 danh sách best seller.

Best seller ban đầu là thuật ngữ chỉ những cuốn sách được bạn đọc chọn mua nhiều nhất đã dần trở thành một thước đo quan trọng về giá trị,  tầm ảnh hưởng của tác phẩm cũng như khuynh hướng đọc sách của độc giả. Với đa số người Mỹ, danh sách best seller của NYT là kim chỉ nam để lựa chọn sách nên đọc. Mạng amazon.com và một số hệ thống bán sách lớn đã sử dụng danh sách best seller của NYT để thực hiện các chiến dịch quảng bá sách.

Người ta đã khảo sát và chỉ ra những yếu tố làm nên một cuốn sách best seller là chủ đề hợp thời, chất lượng viết tốt, cuốn sách trước của tác giả đó cũng best seller, có nhiều độc giả và người hâm mộ, nỗ lực quảng bá của tác giả, thông tin về cuốn sách được truyền miệng rộng rãi, công tác truyền thông và chương trình quảng cáo tốt...

Một cuốn best seller của một nước là một cuốn sách viết cho số đông, được số đông chấp nhận và qua đó phản ánh tình trạng đời sống tinh thần của một cộng đồng người. Một cuốn sách best seller trên quy mô thế giới, nó phản ánh tình trạng đời sống tinh thần của nhân loại.

Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một danh sách best seller đúng nghĩa, nhiều độc giả vẫn đang chọn mua sách dịch theo sự tham khảo từ các danh sách best seller nước ngoài với lập luận không phải ngẫu nhiên mà "ở bển" một cuốn sách được nhiều người quan tâm và tìm mua.

Tuy nhiên, mặc dù có lịch sử từ lâu và quá trình đánh giá xếp hạng công phu, danh sách best seller cũng như danh sách hoa hậu ở các nước chỉ có giá trị tham khảo, vì người đẹp nhất nước Mỹ chưa chắc đã hợp nhãn một anh chàng Việt Nam, người đọc ở các nước chưa chắc đã có “gu” đọc sách giống người đọc Việt Nam.

Đối với sách trong nước, đến nay vẫn chưa có sự tổng hợp chung để cho ra một danh sách best seller tương đối khách quan, phản ánh đúng tình hình thị trường sách VN. Cái gọi là danh sách sách bán chạy nhất tuần của thị trường sách trong nước chỉ mang tính nhỏ lẻ, chủ quan với thông tin đôi khi chỉ được thu nhận từ một đơn vị phát  hành  sách  duy nhất  (như trường hợp danh sách best seller của báo điện tử evan chỉ là danh sách những đầu sách bán chạy nhất trong tuần của đơn vị bán sách trên mạng vinabook.com).

Nếu best seller nước ngoài chia ra cụ thể từng loại (như sách văn học, kinh tế, chính trị... riêng lĩnh vực văn học cũng được chia làm nhiều thể loại như văn học viễn tưởng, thiếu nhi, tâm lý, lịch sử...) thì best seller trong nước hiện nay vẫn gom chung tất cả vào một danh sách. Kết quả là bạn đọc chứng kiến những tác phẩm triết học đứng chung hàng với sách văn học, sách dạy kinh doanh... Sự thiếu phân chia về thể loại đã khiến các danh sách best seller trong nước vốn đã ít còn bị xem nhẹ về giá trị tham khảo.

Những cuốn sách best seller trong lịch sử

Trên 1 tỷ bản:

Kinh Phúc âm được viết từ hơn 2.000 năm trước và cho đến giờ, con số những cuốn sách này đến tay các tín đồ là từ 2,5 tỷ đến 6 tỷ bản.

Từ 100 triệu đến 1 tỷ bản:

* Trước tác của Mao Trạch Đông (ghi lại những câu nói của Mao Trạch Đông) được xuất bản lần đầu vào năm 1964. Hầu như mỗi người dân Trung Quốc thời đó đều có trước tác của Mao Trạch Đông đặt ở túi áo ngực và theo thống kê, gần 900 triệu bản của trước tác này đã đến tay mọi người.

* Kinh Koran, thánh kinh của người theo đạo Hồi được xuất bản hồi đầu thế kỷ thứ 7 và có khoảng 800 triệu bản đến tay các tín đồ.

* Từ điển Tân Hoa xuất bản từ 1957 đã bán được 400 triệu bản.

* Tập thơ Mao Trạch Đông xuất bản năm 1966 đã có 400 triệu bản đến tay người đọc. Cũng năm đó, 250 triệu cuốn Tuyển tập Mao Trạch Đông đã đến tay người đọc.

* “A Tale of Two Cities”, câu chuyện về 2 thành phố Paris và London trước và trong Cách mạng Pháp được viết bởi Charles Dickens, xuất bản năm 1859 và đã bán được 200 triệu bản.

* “Scouting for Boys: A Handbook for Instruction in Good Citizenship”, cuốn sách hướng đạo cho trẻ em, dạy trẻ cách thành công dân tốt của Robert Baden-Powell xuất bản năm 1908 và bán được 150 triệu bản.

* “The Lord of the Rings” (Chúa nhẫn) của Tolkien xuất bản năm 1954 và đã bán được 150 triệu bản.

* “Book of Mormon”, sách tôn giáo của những người theo dòng đạo Mormon, xuất bản lần đầu năm1830 và bán được 140 triệu bản.

* Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần viết vào thời Thanh đã bán được 100 triệu bản và là một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.

Các cuốn bán chạy trong thế kỷ 21

* Thuyết ba đại diện của Giang Trạch Dân xuất bản năm 2001 bán được 100 triệu bản.

* The Da Vinci Code (Mật mã của Vinci) (ảnh) của Dan Brown xuất bản năm 2003 bán được 50 triệu bản.

* “Harry Potter and the Deathly Hallows” của Rowling xuất bản 2007 bán được 44 triệu bản.

* “Angels and Demons” (Thiên thần và ác quỷ) của Dan Brown xuất bản năm 2000 bán 39 triệu bản._Anh Tú

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 27 Feb 2022 - 14:45

“Bestseller” có là “sách hay nhất”?

Bởi TVTL- diemsach

“Bestseller” có là “sách hay nhất”?
 
Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu để có tri thức, hoàn thiện con người trong bất kỳ thời đại nào. Trong thời đại tin học ngày nay, Internet và các công cụ tìm kiếm thông tin nhanh trên mạng như Google, Yahoo,Wikipedia… là những phát minh vĩ đại, nhưng vẫn không thể thay thế việc đọc sách, nếu muốn có được một tri thức đích thực và nguồn cảm hứng sâu sắc do cuốn sách hay mang lại.

Người ta có thể mất vài năm để lấy bằng đại học hay sau đại học, nhưng không một ai có thể “tốt nghiệp” việc đọc sách, dù có dành cả cuộc đời để làm việc đó.
Tuy nhiên, đọc sách sao cho có hiệu quả không phải là việc dễ dàng. Khó khăn đầu tiên và lớn nhất là nên chọn đọc sách nào, trong khi số lượng sách thì quá nhiều còn thời gian dành cho việc đọc sách ngày càng ít đi do cuộc sống luôn bận rộn vì mưu sinh và những quan tâm khác.

Vào những năm 1960, có một tư liệu của Mỹ nói: một người muốn đọc hết tên sách (không cần biết nội dung nói gì) của tất cả đầu sách đang lưu giữ trong các thư viện lớn trên thế giới cũng phải mất 300 năm! Ngày nay, số lượng sách còn nhiều gấp bội.

Theo tạp chí Mỹ Chronical Review, chỉ riêng ở Mỹ, số đầu sách in trong năm 2009 là xấp xỉ 300.000 cuốn. Ngoài sách in truyền thống, nay còn có sách điện tử (e-books) với số lượng ngày càng tăng, điển hình là “thư viện cầm tay” (Kindle) – máy chứa sách điện tử, có kích thước bằng một cuốn sách mỏng, nhưng lưu trữ tới 3.000-4.000 đầu sách.

Ở Việt Nam, dưới thời bao cấp sách rất kham hiếm, nhất là sách của Mỹ và phương Tây. Ngày nay, thị trường sách ở nước ta tuy chưa phong phú bằng các nước láng giềng như Singapore, Malaysia, Thái Lan, nhưng khá đầy đủ, đặc biệt là sách dịch, với nhiều loại sách “bán chạy nhất” (bestseller) của Mỹ và các nước, kể cả các loại tiểu thuyết, trinh thám của các tác giả đang ăn khách nhất như John Grisham, Dan Brown, J.K. Rowling (tác giả “Harry Potter”), Stephenie Meyer (tác giả “Twilight”)… Theo Xunhasaba, đến cuối năm 2007, hơn 13.000 tác phẩm văn học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt.

Vậy thách thức lớn đối với người đọc bây giờ không phải là “tìm sách ở đâu” mà là nên “chọn cuốn nào”, đâu là “cuốn sách hay nhất”?

Có phải “bestseller” là “sách hay nhất” như có người ngộ nhận? Thực tế không phải như vậy, vì không có cơ sở nào để chứng minh rằng hai khái niệm “bán chạy nhất” và “hay nhất” (nghĩa là “tốt nhất”) là đồng nhất. “Bestseller” phản ánh tính thời thượng, còn “hay nhất” nói về giá trị của cuốn sách.

Trên thực tế, có nhiều sách hay, kể cả những kiệt tác đã trải qua thử thách lâu dài của thời gian, với những ý tưởng lớn và là nguồn cảm hứng bất hủ cho nhiều thế hệ sau, như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hay những cuốn nằm trong danh sách “10 tác phẩm hay nhất của mọi thời đại”(xếp hạng của tạp chí Time) như “Hamlet” của Shakespeare, “Chiến tranh và Hòa bình” của Leo Tolstoy… kể cả những tác phẩm được giải thưởng Nobel Văn học, như “Trăm năm cô đơn” của Gabriel Marquez… đang bày bán ở các hiệu sách (thường nằm ở chỗ khuất), nhưng không phải là “sách bán chạy nhất” thời nay.

Ngược lại, có nhiều sách “bestseller”, nhưng tác giả không đưa ra được một thông điệp mới nào cho người đọc, sau khi đọc xong không đọng lại gì trong lòng độc giả, giống như trái cam vắt hết nước. Một nhà văn nói, “Nói rằng loại sách này đã chết thì hơi quá, vì nó đã từng sống bao giờ đâu?”. Vì thế, các tác giả chân chính sẽ không hạ tiêu chuẩn chất lượng tác phẩm chỉ nhằm kiếm nhiều bạn đọc.
Vậy làm thế nào để chọn sách hay nhất?

Tuy không có “đơn thuốc” chung cho mọi người, vì mỗi người có trình độ, lĩnh vực quan tâm và sở thích riêng không giống nhau, nhưng những lời khuyên sau đây của các nhà văn, nhà văn hóa lớn, những người am hiểu về sách, có thể sẽ giúp ích cho chúng ta: Chọn sách cũng như chọn bạn, “gần mực thì đen gần đèn thì rạng”.

Trong các kho sách, luôn có cuốn sách của một thời, thậm chí vài giờ, nhưng có cuốn sách của mọi thời đại. Vậy trước tiên nên chọn đọc các kiệt tác, các tác phẩm hay, đã được thời gian thử thách, vì nếu không chúng ta sẽ bỏ qua, không bao giờ đọc chúng.

Một số sách chỉ để “nếm thử”, một số mới “nuốt”, và chỉ có số ít là “nhai và tiêu hóa”. Nghĩa là một số sách chỉ nên đọc một phần, một số đọc lướt qua, chỉ có số ít đọc kỹ và chú tâm.

Cuối cùng, cần nhớ khái niệm “chi phí cơ hội” trong kinh tế, để đừng quên rằng mỗi khi ta đọc cuốn sách dở, thì cũng là đánh mất cơ hội đọc cuốn sách hay. Vậy, hãy yên tâm bỏ qua tất cả các loại sách không cần thiết đối với mình, và nên hổ thẹn vì chưa đọc các kiệt tác, các loại sách hay nhất, thay vì cảm thấy “quê” vì chưa đọc các “bestseller” thời thượng.

Nguồn: meodocsach.com

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 27 Feb 2022 - 14:50


Mua bestseller, hóa ra sách nhảm

Vnexpress 

Hiện nay có nhan nhản những cuốn sách “thị trường” được quảng bá một cách rầm rộ, thậm chí được tác giả đặt những cái tên vô cùng ấn tượng.

Có một cô bé nói với tôi rằng: "Hằng ngày, những thứ công nghệ như laptop, điện thoại, iPad… thường có sức hút hơn so với một cuốn sách. Nhưng em vẫn muốn duy trì thói quen đọc sách”.

Văn hóa đọc đang dần bị mai một

Hiện nay, phương tiện nghe nhìn thường hấp dẫn con người hơn so với những cuốn sách, đó là điều không thể phủ nhận. Chỉ cần  nhấp chuột người ta có thể tìm thấy hàng ngàn tít báo, những clip sống động, hình ảnh và âm thanh thu hút… dần dần kéo con người rời xa văn hóa đọc. Có người chẳng bao giờ hoặc rất hiếm khi cầm tới cuốn sách. Dường như khi công nghệ công tin càng phát triển thì chúng ta dần quên đi kho tri thức khổng lồ cần được khai thác.

Tất nhiên, đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng.Có những cuốn sách văn phong chán ngắt, nội dung nhảm nhí, đọc xong độc giả không rút ra được điều gì, nhiều người mua về rồi cảm thấy tiếc rẻ số tiền mình bỏ ra.

Bạn tôi nói: “Tôi thích mua những cuốn bestseller (bán chạy nhất) nhưng chẳng bao giờ đọc hết, đọc chừng 100 trang lại để đó”. Đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân những cuốn sách “nhảm” (được viết theo tâm lý người đọc) thường thu hút hơn những cuốn sách có nội dung hay. Bởi thế nên văn hóa đọc đang dần bị mai một.

Đọc sách không phải chỉ để giết thời gian, mà đọc để nâng cao nhận thức, tích lũy vốn văn học, tiếp thu những lời hay, ý đẹp. Đó là một cách để hoàn thiện bản thân một cách nhanh nhất. Bạn không thể tồn tại được nếu không có tri thức, bởi vậy văn hóa đọc cần thiết được lưu giữ.

Đọc sách cần sự kiên nhẫn

Chúng ta cần phải xác định lại mục đích của việc đọc sách, đó không đơn thuần là giải trí mà là một trong những cách để nâng cao khả năng tư  duy, liên kết các thông tin và tìm động lực sống. Khi đọc một cuốn sách cũng là lúc ta bước chân vào một thế giới tri thức rộng lớn, rồi chúng ta sẽ lượm lặt được ít nhiều điều trong đó.

Tôi đọc sách không hy vọng mình thành công, cũng không kỳ vọng nhiều trong những cuốn sách đó. Tôi tìm tới sách đơn giản khi tinh thần xuống dốc, tâm lý đang vướng mắc và tôi tìm thấy những suy nghĩ tích cực hơn trong đó, đồng thời đọc sách giúp tôi khám phá chính bản thân mình.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 27 Feb 2022 - 15:03

Nguyễn Ánh Nguyệt

Đọc 100 cuốn sách/năm có giúp bạn thành công?

Noron

Ai cũng biết, đọc là một xu hướng. Dù là bạn đọc gì đi chăng nữa, sách báo hay tạp chí hay bất cứ cái gì có thể đọc được.

Và Internet chính là môi trường lý tưởng để... trau chuốt thêm xu hướng này, khiến chúng trở nên “ngầu” hơn, “cool” hơn, và hợp “mode” hơn. Hay nói cách khác là internet khiến việc đọc trở nên thời thượng hơn, chỉ cần bạn có đọc và khoe ra cho thiên hạ biết. Very Happy

Tuy nhiên, nói thì nói vậy chứ bản thân chúng ta ai cũng biết một điều là đọc sách rất tốt, vì nó đem lại nhiều lợi ích. Càng đọc nhiều thì lợi ích càng nhiều, nếu có thể thì đọc 1 cuốn sách 1 tuần, thậm chí là 1 ngày 1 cuốn thì càng tốt. Bạn không thấy gương Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Elon Musk sao? Họ thành công rực rỡ như bây giờ là nhờ đọc sách cả đấy!

Càng đọc, chúng ta càng thông minh hơn. Đó là sự thật!

Đọc nhanh mà vẫn nhớ lâu, chúng ta lại càng thông minh hơn. Đó lại là một sự thật nữa!

Người ta nói, đọc sách đã quan trọng, tốc độ đọc cũng quan trọng không kém. Thậm chí nó đã trở thành một môn thể thao cạnh tranh: một cuộc đua để xem ai có thể đọc hết một danh sách những cuốn sách "bestseller" trong vòng thời gian ngắn nhất!

Tuy nhiên, việc đọc sách cơ bản vẫn phải nên được ưu tiên xem là một thú vui. Thích thì đọc không thì thôi. Chứ một khi đã ép việc đọc đi vào một khuôn khổ với những yêu cầu như tốc độ, mục tiêu và con số… thì việc đọc đã trở nên nặng nề. Có thể chúng ta không biết, nhưng với nhiều người, một khi tốc độ đọc tăng, thì khả năng hiểu sách nói gì của họ giảm xuống đáng kể.

Thực tế, ai cũng có thể đọc 100 cuốn sách trong 1 năm, và mỗi người có tốc độ đọc và mức độ hiểu khác nhau. Có người hoàn thành nhanh, và cũng có người chậm. Nhưng, sách cũng có nhiều loại, có loại đáng đọc và loại không đáng đọc. Có những cuốn sách không có giá trị gì, thậm chí là xúc phạm các giải thưởng nếu nó đạt được, nhưng lại có khả năng khiến người khác rơi nước mắt. Cũng có những cuốn sách được nhiều người chú ý, được viết bởi ngôn từ hay, sâu sắc. Nhưng không phải vì thế mà sách nào cũng đọc được. Nếu việc đọc mà phải chịu áp lực bởi KPI, deadline hay mục tiêu hoàn thành… thì thật là khổ ải. Lúc đó, đọc không còn là thú vui nữa. Thế giới của chúng ta đã quá nhiều quy tắc và tiêu chuẩn rồi, tại sao chúng ta lại phải tạo nghiệp thêm nữa?

Đúng là có rất nhiều người thành công nhờ việc đọc nhiều. Nhưng đó là họ biết cách đọc.

Tại sao bạn đọc sách? Bạn có bao giờ tự hỏi?

Đọc thụ động: Thấy bất cứ cái gì cũng đọc: lướt Facebook, nhìn thấy một tạp chí sức khỏe trong lúc đi khám ở bệnh viện, hay tất cả những gì có thể nhìn thấy trong tầm mắt.
Đọc có mục đích: Đọc vì muốn đọc, hoặc cần đọc//học cái gì đó.

Đọc vì sở thích: Vì đọc mang lại niềm vui. Đọc vì bạn muốn đọc, không phải vì bạn cảm thấy bạn nên đọc hay cần phải đọc.

Cho dù là đọc vì lý do gì, thì chỉ khi đọc vì niềm vui, vì sở thích, bạn mới có thể tiếp thu được những gì sách nói. Bằng không, sẽ giống như “học xong trả thầy”, đọc chỉ là để phục vụ mục đích nào đó, và khi mục đích đã hoàn thành thì sau đó là quên sạch sành sanh.

Cuộc sống này thực sự là quá ngắn để bạn phải chịu đựng những cuốn sách bạn thực sự không thích. Tự nhiên sẽ có một số cuốn sách phù hợp với bạn và cuộc sống của bạn nhiều hơn những cuốn sách khác, mà không cần bạn phải nhọc công làm gì. Có thể, sách đối với chúng ta cũng quan trọng như hầu hết mọi thứ khác trên trái đất này, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể đo lường được giá trị của người đọc hay không đọc sách. Đọc, là tốt. Nhưng không đọc, cũng không phải là xấu.

Và trên hết, không đọc không có nghĩa là bạn không cũng thành công trong cuộc sống này.

Đọc chậm. Đọc kỹ.

Nhưng đừng đọc vì mục đích để làm cho bản thân thành công. Đọc để làm cho mình hạnh phúc. Ấy mới là đọc!

Bạn nghĩ sao về điều này? Theo bạn, mức độ thành công của một người có được đánh giá qua việc họ đọc được bao nhiêu cuốn sách trong 1 năm không?

(Tham khảo từ bài Why reading 100 books a year won’t make you successful của Aytekin Tank, đăng trên Medium.com)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun 27 Feb 2022 - 17:22

Chỉ giới thiệu tựa sách mà 0 giới thiệu nhà văn 😆

Những quyển sách hay best seller bạn đọc không thể bỏ qua

Vnwriter

Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.Harvey MacKay

Dưới đây là những tựa sách hay best seller được nhiều bạn đọc yêu mến và đánh giá cao qua hàng thập kỷ. Mỗi tựa sách đều có những giá trị nhất định và ẩn chứa nhiều bài học nhân văn sâu sắc giúp bạn đọc khám phá chính bản thân mình cần gì, muốn gì trong cuộc đời này.

Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất

Vào ngày sinh nhật lần thứ 100 của mình, cụ ông Allan Karlsson đột nhiên trèo qua của sổ ngôi nhà dưỡng lão – Nhà Già – và biến mất. Ở cái tuổi 100 hiếm ai đạt tới thì cụ có thể đi đâu được? Một cuộc truy tìm trên khắp nước Thụy Điển diễn ra từ phía những người có trách nhiệm chăm nom cụ cũng như chính quyền sở tại. Song song với cuộc truy tìm nhân đạo ấy, một cuộc truy tìm đuổi bắt khác gay cấn hơn, xảy đến từ một tên tội phạm, kẻ đã ngớ ngẩn hoặc đúng hơn, bất cẩn trao vali 50 triệu crown vào tay cụ già này. Nhưng một người đã sống qua một thế kỷ thì không dễ gì tóm cụ ta được.

Cuốn tiểu thuyết hồi tưởng lại cuộc đời phiêu lưu của Allan Karlsson, người đã đi khắp thế giới từ những năm trước Đại chiến thế giới thứ nhất đến cuộc Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết tới nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông. Cuốn tiểu thuyết với giọng điệu hóm hỉnh trào lộng, dẫn dắt người đọc chu du cùng Allan qua những tình huống giả tưởng làm bật lên cái nhìn tưng tửng về thế giới này.

Những xung đột văn hóa, ý thức hệ và những nét khác thường của các vùng đất xa xôi, càng chứng tỏ sự đa dạng của nhân loại trong thế giới có vẻ phẳng này. Cuốn tiểu thuyết Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất đã trở thành hiện tượng quốc gia ở Thụy Điển, đem lại cho người đọc một cái nhìn hài hước kín đáo của văn hóa Bắc Âu, nơi có truyền thống tôn quý văn học lâu đời.

Quốc Gia Khởi Nghiệp

“Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự.

Với ngòi bút sắc sảo, phong phú và tập trung những lời nhận xét thực tế từ những doanh nhân thành công hàng đầu, “Quốc gia khởi nghiệp” đã đem đến những cái nhìn mới mẻ về con người và đất nước Israel, làm sáng tỏ phần nào những thành công tưởng chừng như không tưởng của đất nước nhỏ bé này. Cá tính quyết liệt, dám thách thức và sáng tạo không ngừng của những con người Do Thái lưu vong, chạy trốn và sống sót sau những cuộc thảm sát trong Chiến tranh thế giới thứ II, không cam chịu cuộc sống nghèo khó, họ đã cùng với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái gầy dựng và bảo vệ đất nước Israel bằng chính sức lực của mình và khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao

Mặc dù phép màu y học đã giúp thu hẹp khối u và ban thêm vài năm sống cho Hazel nhưng cuộc đời cô bé đang ở vào giai đoạn cuối, từng chương kế tiếp được viết theo kết quả chẩn đoán. Nhưng khi có một nhân vật điển trai tên là Augustus Waters đột nhiên xuất hiện tại Hội Tương Trợ Bệnh Nhi Ung Thư, câu chuyện của Hazel sắp được viết lại hoàn toàn.

Sâu sắc, táo bạo, ngang tàng, và thô ráp, Khi lỗi thuộc về những vì sao là tác phẩm thương tâm và tham vọng nhất của John Green, tác giả của những giải thưởng, nhưng đồng thời lại khám phá một cách khéo léo nét hài hước, li kỳ, và bi thảm của việc sống và việc yêu.

Giết Con Chim Nhại

Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ… Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương.

Gần 50 năm từ ngày đầu ra mắt, Giết con chim nhại, tác phẩm đầu tay và cũng là cuối cùng của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee vẫn đầy sức hút với độc giả ở nhiều lứa tuổi.

Thông điệp yêu thương trải khắp các chương sách là một trong những lý do khiến Giết con chim nhại giữ sức sống lâu bền của mình trong trái tim độc giả ở nhiều quốc gia, nhiều thế hệ. Những độc giả nhí tìm cho mình các trò nghịch ngợm và cách nhìn dí dỏm về thế giới xung quanh. Người lớn lại tìm ra điều thú vị sâu xa trong tình cha con nhà Atticus, và đặc biệt là tình người trong cuộc sống, như bé Scout quả quyết nói “em nghĩ chỉ có một hạng người. Đó là người”.

Khuyến Học

Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.

Phi Lý Trí

Ai cũng có khi “phi lý trí”

Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.

Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền.

Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy (cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy). Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ. Vân vân và vân vân

Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được.

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật

Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này.

Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.

Tony Buổi Sáng – Trên Đường Băng

Trên đường băng là tập hợp những bài viết được ưa thích trên Facebook của Tony Buổi Sáng. Nhưng khác với một tập tản văn thông thường, nội dung các bài được chọn lọc có chủ đích, nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến thức…cho các bạn trẻ vào đời. Sách gồm 3 phần: “Chuẩn bị hành trang”, “Trong phòng chờ sân bay” và “Lên máy bay”, tương ứng với những quá trình một bạn trẻ phải trải qua trước khi “cất cánh” trên đường băng cuộc đời, bay vào bầu trời cao rộng.

Những bài viết của Tony sinh động, thiết thực, hài hước và xuất phát từ cái tâm trong sáng của một người đi trước nhiều kinh nghiệm. Anh viết về thái độ với sự học và kiến thức nói chung, cách ứng phó với những trắc trở thử thách khi đi làm, cách sống hào sảng nghĩa tình văn minh…truyền cảm hứng cho các bạn trẻ sống hết mình, trọn vẹn từng phút giây. Tuy đối tượng độc giả chính mà cuốn sách hướng đến là các bạn trẻ, nhưng độc giả lớn tuổi hơn vẫn có thể đọc sách để hiểu và có cách hỗ trợ con em mình một cách đúng đắn, chứ không “ủ” con quá kỹ để rồi tạo ra một thế hệ yếu ớt, không biết tự lập. Những người đi làm nhiều năm đọc sách cũng có thể nhìn lại con đường đi của mình, tự ngẫm đó đã phải là con đường mình muốn đi chưa, bởi thay đổi không bao giờ là quá muộn.

Your Name

Mitsuha là nữ sinh trung học sống ở vùng quê hẻo lánh. Một ngày nọ, cô mơ thấy mình ở Tokyo trong một căn phòng xa lạ, biến thành con trai, gặp những người bạn chưa từng quen biết.

Trong khi đó ở một nơi khác, Taki, một nam sinh trung học người Tokyo lại mơ thấy mình biến thành con gái, sống ở vùng quê hẻo lánh.

Cuối cùng hai người họ nhận ra đang bị hoán đổi với nhau qua giấc mơ. Kể từ lúc hai con người xa lạ ấy gặp nhau, bánh xe số phận bắt đầu chuyển động.

Đây là phiên bản tiểu thuyết của bộ phim hoạt hình Your Name, do chính đạo diễn Shinkai Makoto chấp bút.

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài.

Kalanithi rất yêu thích văn chương nên câu chuyện của anh đã được thuật lại theo một phong cách mượt mà, dung dị và đầy cảm xúc. Độc giả cũng được hiểu thêm về triết lý sống, triết lý nghề y của Kalanithi, thông qua ký ức về những ngày anh còn là sinh viên, rồi thực tập, cho đến khi chính thức hành nghề phẫu thuật thần kinh. “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống.” – Kalanithi luôn biết cách đưa vào câu chuyện những suy nghĩ sâu sắc và đầy sự đồng cảm như thế.

Bạn bè và gia đình đã dành tặng những lời trìu mến nhất cho con người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua cơn bệnh nan y, nhưng thông điệp của tác giả sẽ còn khiến người đọc nhớ mãi.

Đi Tìm Lẽ Sống

Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

Suối Nguồn

Bản chất của con người – và của bất cứ sinh vật nào – không phải là đầu hàng, hoặc phỉ nhổ và nguyền rủa sự tồn tại của mình; điều ấy thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó tuỳ thuộc mỗi người. Một vài người đầu hàng vào lần đầu tiên tiếp xúc với áp lực; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng không hề nhận ra nó đã tàn lụi như thế nào. Sau đó, tất cả biến mất trong cái đầm lầy khổng lồ gồm những người già cỗi, những người rao giảng rằng trưởng thành bao hàm việc chối bỏ chính kiến, rằng sự ổn định bao hàm việc chối bỏ những giá trị riêng, và rằng sống thực tế có nghĩa là phải gạt bỏ sự tồn tại. Chỉ một số ít người kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng không thể phản bội ngọn lửa kia; họ học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự sống… Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, nhân loại luôn tìm kiếm một hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.

Có rất ít cột chỉ đường trong cuộc tìm kiếm này. Suối nguồn là một trong những cột chỉ đường đó. Đây chính là một trong những lý do cơ bản nhất khiến cho suối nguồn có sức hấp dẫn lâu dài; nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì…”.

Đắc Nhân Tâm

Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. “Đắc nhân tâm” và cái Tài trong mỗi người chúng ta. “Đắc Nhân Tâm” trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.Sách đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là cuốn sách liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất do thời báo NewYork Times bình chọn suốt 10 năm liền.

Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là cuốn sách đầu tiên và hay nhất trong thể loại này, có ảnh hưởng thay đổi cuộc đời đối với hàng triệu người trên thế giới.

Hoàng Tử Bé

Hoàng tử bé được viết ở New York trong những ngày tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp. Không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến nhất của Saint-Exupéry. Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay nhất thế kỉ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được coi là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại.

Ở Việt Nam, Hoàng tử bé được dịch và xuất bản khá sớm. Từ năm 1966 đã có đồng thời hai bản dịch: Hoàng tử bé của Bùi Giáng do An Tiêm xuất bản và Cậu hoàng con của Trần Thiện Đạo do Khai Trí xuất bản. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều bản dịch Hoàng tử bé mới của các dịch giả khác nhau. Bản dịch Hoàng tử bé lần này, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hoàng tử bé ra đời, cũng là ấn bản đầu tiên được Gallimard chính thức chuyển nhượng bản quyền tại Việt Nam, hy vọng sẽ góp phần làm phong phú thêm việc dịch và tiếp nhận tác phẩm quan trọng này với các thế hệ độc giả.

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống

Bất kỳ ai đang sống đều sẽ có những lo lắng thường trực về học hành, công việc, những hoá đơn, chuyện nhà cửa,… Cuộc sống không dễ dàng giải thoát bạn khỏi căng thẳng, ngược lại, nếu quá lo lắng, bạn có thể mắc bệnh trầm cảm. Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn hãy khóa chặt dĩ vãng và tương lai lại để sống trong cái phòng kín mít của ngày hôm nay. Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, chỉ cần bạn bình tĩnh và xác định đúng hành động cần làm vào đúng thời điểm.

Nói thì có vẻ dễ nhưng những vấn đề liên quan đến các trạng thái tinh thần chẳng bao giờ dễ giải quyết. Chấm dứt lo lắng là điều không thể nhưng bớt đi sự lo lắng thì có thể, chỉ cần bạn đủ quyết tâm.

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn những cách để giảm thiểu lo lắng rất đơn giản như chia sẻ nó với người khác, tìm cách giải quyết vấn đề, quên tất cả những điều lo lắng nằm ngoài tầm tay,… Cố gắng thực tập điều này hàng ngày và trong cuộc sống chắc hẳn bạn sẽ thành công, có thể, không được như bạn muốn, nhưng chỉ cần bớt đi một chút phiền muộn thì cuộc sống của bạn đã có thêm một niềm vui.

Nhà Giả Kim

Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.

“Nhưng nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những điều ấy. Ông đã từng thấy nhiều người đến rồi đi, trong khi ốc đảo và sa mạc vẫn là ốc đảo và sa mạc. Ông đã thấy vua chúa và kẻ ăn xin đi qua biển cát này, cái biển cát thường xuyên thay hình đổi dạng vì gió thổi nhưng vẫn mãi mãi là biển cát mà ông đã biết từ thuở nhỏ. Tuy vậy, tự đáy lòng mình, ông không thể không cảm thấy vui trước hạnh phúc của mỗi người lữ khách, sau bao ngày chỉ có cát vàng với trời xanh nay được thấy chà là xanh tươi hiện ra trước mắt. ‘Có thể Thượng đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết quý trọng cây chà là,’ ông nghĩ.”

Ngày Xưa Có Một Con Bò

Dù muốn dù không thì trong mỗi người chúng ta đều đang nuôi ít nhất là 1 con bò và thậm chí là cả đàn bò. Đó là những con bò: bao biện, viện cớ, đổ lỗi, ỷ lại, mãi tự hào với quá khứ…

Nhiều khi ta nghĩ ta đã làm tốt rồi, học giỏi rồi, xinh đẹp rồi nên cứ dựa vào thành quả đó để ỷ lại, không cố gắng nữa và sa vào bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng mình ít nhất đang có cái gì đó: Một học sinh giỏi luôn ỷ lại rằng ta giỏi rồi, không cần cố gắng nữa; một cô giáo từ năm này qua năm khác không chịu thay đổi, cập nhật giáo án của mình vì cho rằng kiến thức trong giáo án đó đã quá chuẩn; cô gái luôn tự hào hớp hồn bạn trai mình ngay từ cái nhìn đầu tiên cứ tự tin rằng mình đủ hoàn hảo để bạn trai yêu mà không bao giờ muốn tự làm mới mình, một nhân viên tự cho rằng ta làm dự án vừa rồi quá thành công và sếp đã thấy được năng lực của ta rồi, ta không cần thể hiện nữa; một nhà văn viết được 1 cuốn sách best-sellers nhưng không chịu đổi mới ngòi bút vì cho rằng ta đã viết hay rồi, cuốn sách của ta được mọi người khen ngợi đó thôi…

Có hàng ngàn, hàng vạn loại bò đang chi phối, hạn chế sức bật của chúng ta nhưng đang được chúng ta bao bọc, bảo vệ trong lớp vỏ mang tên Chỗ Dựa. Nếu Chỗ Dựa vô hình đó mất đi, ta sẽ sụp đổ???

Nếu bạn vẫn muốn nuôi bò, vẫn muốn “ăn mày quá khứ” thì có lẽ cuốn sách này không dành cho bạn. Cuốn sách này chỉ dành cho những người đang nuôi bò và mong muốn được tiêu diệt con bò của chính mình.

Có Hai Con Mèo Ngồi Bên Cửa Sổ

Nhân vật chính thứ nhất tên là Gấu.

Nhân vật thứ hai là Tí Hon.

Nhân vật thứ ba, tên là…; còn nữa, nhân vật thứ tư, tên là…

Để biết tại sao Gấu lại chơi thân với Tí Hon, thì mời bạn hãy mở sách ra.

Gấu và Tí Hon thân nhau đến mức có thể chia sẻ từng chuyện vui buồn trong những phút giây mềm yếu, lo lắng và chăm sóc, giúp nhau từ miếng ăn đến “chiến lược” để tồn tại lâu dài.Tình bạn là gì? Bạn gái là gì? Tình yêu là gì?

Bọn mèo chuột kể với chúng ta nhiều câu chuyện nhỏ, gửi thông điệp rằng, tình yêu có sức mạnh tuyệt diệu, có thể làm nên mọi điều phi thường trong cuộc sống muôn loài.

Cuốn truyện có độ dầy vừa phải, 67 hình vẽ của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường sinh động đến từng nét nũng nịu hay kiêu căng của nàng mèo người yêu mèo Gấu, câu chuyện thì hấp dẫn duyên dáng điểm những bài thơ tình lãng mạn nao lòng song đọc to lên thì khiến cười hinh hích…

Bạn hãy đọc nhé, để thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã viết truyện mèo chuột theo cái cách của riêng mình độc đáo như thế nào.

Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố

“Đinh Vũ Hoàng Nguyên mất rạng sáng 23 tháng Ba năm 2012, đúng sinh nhật lần thứ 38. Chàng nhà thơ này chưa có thơ xuất bản, nhà văn này không có truyện ngắn đăng báo, họa sĩ này chưa có triển lãm cá nhân.Nhưng tất cả những ai từng biết Nguyên qua blog Lão thầy bói già, qua Facebook với nick Đinh Vũ Hoàng Nguyên đều đã kịp chiêm ngưỡng những bức họa tràn trề màu xanh hy vọng của Nguyên, đã kịp say sưa theo dõi những truyện ngắn Nguyên post lên mạng làm nhiều kỳ, lôi cuốn, hồi hộp, cười đau cả ruột mà nước mắt ứa ra lặng lẽ.”- Báo Tuổi trẻ

Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay

Một truyện có chất ngụ ngôn hiện đại. Nhưng xa hơn tính ngụ ngôn dân gian, nó tạo ra nhiều kịch tính và các chiều diễn tiến tâm lý, được kể với một giọng dí dỏm và đầy rung cảm giữa một thế giới mà loài vật sống chung với nhau, yêu thương bảo vệ nhau. Chúng không ngừng nghĩ về con người. Không ngừng đặt ra các câu hỏi về môi trường sống mà con người đang tác động có ảnh hưởng đến chúng, cả chiến tranh và sự bất đồng ngôn ngữ trong thế giới loài người…

Thế giới ấy vẫn đầy những bất ngờ “khó xử”. Quả trứng đẻ vội trước khi chết của một con hải âu dính váng dầu đã được trao gởi, ấp, nở bởi một con mèo. Và tình mẫu tử đã nảy sinh giữa con mèo với chú chim hải âu con bé bỏng, tha thiết đến độ chú chim non quên cả chuyện tập bay, nó đinh ninh mình là một con mèo. Câu hỏi đặt ra: những con mèo phải làm sao để chú chim hải âu non hiểu rằng “gốc gác” của nó là hải âu?

Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn

40 truyện ngắn trong “Nếu biết trước trăm năm là hữu hạn” đối với tôi như là một làn gió mang đến hơi thở của cuộc sống, khiến tôi biết rằng tôi đã có tội biết bao nhiêu khi đang phung phí cuộc đời ngắn ngủi vô cùng của mình bằng những nỗi buồn hoang mang vô nghĩa, và sự hèn nhát đáng xấu hổ.

Một câu chuyện đẹp và ý nghĩa vô cùng cho những ai đang bắt đầu chập chững bước chân vào cuộc đời nhốn nháo này.

Có thể đó cũng là khi ta bắt đầu nhận ra được những trôi nổi hư hao của một cuộc đời ngắn ngủi và bộn bề. Đọc để biết rằng thời gian hữu hạn và biền biệt vô tình lắm, nên những con người chúng ta sống trong cái khoảng thời gian nhỏ nhoi ấy phải biết rằng đừng bao giờ phung phí thời gian được sống của mình. Biết đâu ở phút này ta đang sống, đang yêu, đang hận thù, để rồi ngay một giây phút sau thôi ta chẳng ngờ tới, ta đã bỗng chốc phải lìa bỏ cuộc đời này, đánh mất đi cái khoảng thời gian ít ỏi mà ta đang sống. Chẳng kịp cho một giãi bày”.


Last edited by LDN on Fri 17 Jun 2022 - 22:26; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 2 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 2 of 50 Previous  1, 2, 3 ... 26 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum