Tôi là ai?
Page 1 of 1 • Share
Tôi là ai?
Đó là những năm 1980s, khi làn sóng người vượt biển tìm một cuộc sống tốt hơn, ngày càng nhiều trong thành phố nhỏ của chúng tôi. Những năm sau 30/4/1975, người dân các tỉnh miền Nam như gia đình chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày nhìn thấy người nghèo, đói rách kéo vào các thành phố nhỏ miền Tây ruộng lúa phì nhiêu. Giàu có thì không dám nói, gia đình nội ngoại chúng tôi đều có của ăn, của để.
Vợ chồng tôi là người cùng quê, con trai đầu lòng của chúng tôi đã lên hai, thằng bé đã bập bè nói chuyện rất đáng yêu. Đêm đó, vợ chồng chúng tôi ẩm theo con trai nhỏ theo họ hàng, bạn bè xuống thuyền để bắt đầu một chuyến đi vô định miễn sao, vùng đất đó không phải Việt Nam, không có những người Việt Nam cùng tiếng nói màu da mà ra tay cướp ruộng đất, cướp vườn tược của đồng bào mình không chút nương tay.
Theo lộ trình chúng tôi sẽ đi Thái Lan, tuỳ gặp nhiều rủi ro nhưng hành trình sẽ ngắn hơn và có nhiều hy vong gặp tàu nước ngoài cứu vớt. Đàn bà con nít đươc dồn dưới hầm tàu, bên trên thì đám đàn ông. Chú tài công đã chuẩn bị mấy gói vàng nữ trang từ khách đi tàu đóng góp, chú tài công nói " Đồng tiền khôn là đồng tiền đi trước." Gặp tàu cướp thì cứ ngưng lại đưa vàng cho yên thân, tui nó là dân đánh cá, chài lưới miền biển không phải tụi cướp chuyên nghiệp. Nếu gặp trúng tàu cướp thì ông trời không thương mình rồi.
Sau ba lần bị cướp, trời cũng gần sáng, chú tài công mới cho đám đàn bà con nít lên bong tàu đứng hít thở không khí. Đột nhiên, một chiếc tàu cặp sát tàu chúng tôi, hai người Thái nhảy qua tàu chúng tôi, họ nói gì chú tài công cũng không hiểu, chú đưa túi vàng mà người đó chỉ mở ra xem, rồi lắc đầu trả lại cho chú tài công. Cả tàu sợ quá, chắc kỳ này đám đàn bà con gái bị tụi nó bắt hiếp rồi.
Vợ chồng tôi là người cùng quê, con trai đầu lòng của chúng tôi đã lên hai, thằng bé đã bập bè nói chuyện rất đáng yêu. Đêm đó, vợ chồng chúng tôi ẩm theo con trai nhỏ theo họ hàng, bạn bè xuống thuyền để bắt đầu một chuyến đi vô định miễn sao, vùng đất đó không phải Việt Nam, không có những người Việt Nam cùng tiếng nói màu da mà ra tay cướp ruộng đất, cướp vườn tược của đồng bào mình không chút nương tay.
Theo lộ trình chúng tôi sẽ đi Thái Lan, tuỳ gặp nhiều rủi ro nhưng hành trình sẽ ngắn hơn và có nhiều hy vong gặp tàu nước ngoài cứu vớt. Đàn bà con nít đươc dồn dưới hầm tàu, bên trên thì đám đàn ông. Chú tài công đã chuẩn bị mấy gói vàng nữ trang từ khách đi tàu đóng góp, chú tài công nói " Đồng tiền khôn là đồng tiền đi trước." Gặp tàu cướp thì cứ ngưng lại đưa vàng cho yên thân, tui nó là dân đánh cá, chài lưới miền biển không phải tụi cướp chuyên nghiệp. Nếu gặp trúng tàu cướp thì ông trời không thương mình rồi.
Sau ba lần bị cướp, trời cũng gần sáng, chú tài công mới cho đám đàn bà con nít lên bong tàu đứng hít thở không khí. Đột nhiên, một chiếc tàu cặp sát tàu chúng tôi, hai người Thái nhảy qua tàu chúng tôi, họ nói gì chú tài công cũng không hiểu, chú đưa túi vàng mà người đó chỉ mở ra xem, rồi lắc đầu trả lại cho chú tài công. Cả tàu sợ quá, chắc kỳ này đám đàn bà con gái bị tụi nó bắt hiếp rồi.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Sao hong viết nữa vậy sis. Tui cứ âm thầm đọc ké của sis bấy lâu nay. Chờ quài hong thấy viết tiếp
_________________
Nếu ai hỏi vì sao yêu màu tím
Tôi trả lời vì tím rất thuỷ chung
Wenn- Location : Nơi Bình Yên Chim Hót
Re: Tôi là ai?
Hai Quen, tui bận đi kiếm cơm... Bây giờ, kể chuyện tiếp nhe. Cám ơn bồ tèo, đã chiếu cố.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Đám đàn bà, con gái trong ghe không ai bảo ai, ngồi thụp xuống sàn, cúi gầm mặt giống như là làm vậy thì hai kẻ cướp kia sẽ không thấy họ. Tôi ôm thằng "Cưng" chặt cứng ; nội ngoại hai bên ai cũng thương con trai tôi kêu nó là "cục cưng" riết rồi gọi tắt là "Cưng". Giữa lúc dầu sôi, lữa bỏng, thằng Cưng vùng khỏi vòng tay tôi để chạy theo trái banh nhỏ của nó. Oan nghiệt sao! Trái banh lăn đến chân tên cướp, tôi đoán là thủ lãnh, tên này cũng trên 30 tuổi, màu da sậm nắng. Thằng thủ lãnh dừng chân, lượm trái banh, đưa cho thằng Cưng. Thằng bé cúi đầu, "Ạ" môt tiếng thật lớn, mấy ngày nay, mấy cô trên ghe chơi với thằng nhỏ đã dạy nó làm vậy. Thằng thủ lãnh có vẽ thích thú với thằng Cưng, quẹt một ngón tay lên mũi thằng Cưng. Đột nhiên, thằng thủ lãnh xốc nách con trai tôi rồi, đi nhanh và nhảy qua thuyền của tụi nó. Tôi gào lên và rượt theo, bên kia chồng tôi vùng vẫy chống cự lại mấy ông trên thuyền. Thằng cướp trẻ hơn, đưa cây súng lên cao nhắm vào chồng tôi... Cả ghe đang nhốn nháo, bỗng mọi người im lặng như chờ đợi một tiếng súng sẽ nổ...
Tuy nhiên, thằng thủ lãnh quay lại nói gì đó với thằng trẻ. Rồi cả hai đều nhảy sang thuyền của tụi nó, tôi còn nghe văng vẵng tiếng cười của con trai tôi. Hai vợ chồng tôi còn đang gào khóc, thì thằng trẻ nhảy qua ghe của chúng tôi, nó ngoắc chú tài công lại, đưa cho chú 2 tờ giấy bạc. Rồi, thuyền tụi cướp trôi đi, càng lúc càng xa. Tôi lăn lộn khóc lóc, gào kêu "Trả con cho tao, tụi cướp..." Chồng tôi, bị mấy người trên ghe đánh cho một trận, nói cho đúng là họ chỉ muốn chồng tôi đừng nhảy xuống biển, lội theo thuyền tụi cướp. Xô xát qua lại, rồi ai cũng nổi nóng chưởi thề rồi đấm đá lung tung.
Chồng tôi, bò qua ngồi kế bên tôi, thỉnh thoảng, chồng tôi lại tự đấm vào ngực mình rồi khóc không ra tiếng. Sáng ngày thì ghe chúng tôi được đưa lên đảo. Mọi người xúm lại khuyên bảo vơ chồng tôi, đừng khai báo chuyện thằng Cưng, cho qua để đươc đi định cư, chứ không thì cảnh sát điều tra chừng nào mới kiếm được thuyền của tụi cướp...
Vơ chồng tôi ở đảo, ngày nào cũng dẫn nhau ra bờ biển khóc lóc. Rồi thấm thoát, tụi tôi đã sống ở Mỹ được 20 năm, năm nào cũng nhớ ngày thằng Cưng bị cướp đi...
Tuy nhiên, thằng thủ lãnh quay lại nói gì đó với thằng trẻ. Rồi cả hai đều nhảy sang thuyền của tụi nó, tôi còn nghe văng vẵng tiếng cười của con trai tôi. Hai vợ chồng tôi còn đang gào khóc, thì thằng trẻ nhảy qua ghe của chúng tôi, nó ngoắc chú tài công lại, đưa cho chú 2 tờ giấy bạc. Rồi, thuyền tụi cướp trôi đi, càng lúc càng xa. Tôi lăn lộn khóc lóc, gào kêu "Trả con cho tao, tụi cướp..." Chồng tôi, bị mấy người trên ghe đánh cho một trận, nói cho đúng là họ chỉ muốn chồng tôi đừng nhảy xuống biển, lội theo thuyền tụi cướp. Xô xát qua lại, rồi ai cũng nổi nóng chưởi thề rồi đấm đá lung tung.
Chồng tôi, bò qua ngồi kế bên tôi, thỉnh thoảng, chồng tôi lại tự đấm vào ngực mình rồi khóc không ra tiếng. Sáng ngày thì ghe chúng tôi được đưa lên đảo. Mọi người xúm lại khuyên bảo vơ chồng tôi, đừng khai báo chuyện thằng Cưng, cho qua để đươc đi định cư, chứ không thì cảnh sát điều tra chừng nào mới kiếm được thuyền của tụi cướp...
Vơ chồng tôi ở đảo, ngày nào cũng dẫn nhau ra bờ biển khóc lóc. Rồi thấm thoát, tụi tôi đã sống ở Mỹ được 20 năm, năm nào cũng nhớ ngày thằng Cưng bị cướp đi...
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Thái Lan ****************
Vừa nghe tin Cậu Khèn bệnh nặng, Chát vội vàng ngồi xe lửa về thăm Cậu. Ngồi trên xe, Chát hồi tưởng thời gian sống ở quê nhà, quê của Chát là làng chài lưới, cả làng ai cũng làm việc về nghề cá, đàn ông trai tráng 10 tuổi đã theo thuyền đi đánh cá. Đàn bà, con gái thì ở nhà vá lưới, phơi cá, đem cá ra bán ở chợ của thị trấn... Từ nhỏ, Chát cũng theo thuyền của Cậu Khèn nhưng từ khi lên Trung học, Chát mong muốn làm việc ở Bangkok, ngồi làm việc trong văn phòng và giấc mơ của đứa con trai làng Chài đã thành thật. Chát đươc nhận vào trường Đại Học Công Nghệ ở Bangkok. Còn một năm nữa, Chát sẽ tốt nghiệp nhưng một công ty của nước ngoài đã nhận Chát vào làm bán thời gian.
Chát rất ao ước có công việc ổn định, sẽ đón mẹ lên Bangkok sống với Chát... Mẹ nói ba Chát đi thuyền cá đã chết trong một trận bão lớn. Mẹ và Chát sống chung với gia đình Cậu Khèn từ bao lâu nay. Cậu rất thương Me con Chát, nhưng mợ thì bản tính keo kiệt hay tính toán chi li. Cậu Khèn không dám rày la vợ, vì sợ sau lưng Cậu, mợ sẽ không để cho mẹ con Chát yên. Cuộc sống tại thành phố lớn như Bangkok không phải dễ dàng, tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu trong số tiền học bỗng và trợ giúp của Câu Khèn. Thật ra, Cậu Khèn đau cũng gần 6 tháng nay, không đi đánh cá thì Cậu ở nhà uống beer với bạn bè. Dạo gần đây câu Khèn hay than đau bụng, nước da cậu vàng như nghệ, nhưng cậu vẫn chần chờ không đi bác sĩ. Cậu hay nói tiền để mua beer sướng hơn đi bác sĩ, chỉ mua tin tức xấu, có bao giờ đi bác sĩ mà có tin trúng số Supper Loto đâu nè!
Câu giảm cân và mệt mỏi nhiều, nên cuối cùng cả nhà cũng đưa cậu đi bênh viện khám bênh. Tin tức luôn luôn là tin xấu như cậu Khèn đã nói : cậu bi ung thư gan thời kỳ cuối. Con trai cả của cậu là anh Khẹt, cho cả nhà biệt mà không ai cho cậu biết cả... nên cậu vẫn uống beer... Ngày hôm qua, anh Khẹt gọi điên thoại cho Chát, anh nói cậu thấy trong người mệt lắm muốn nói chuyện với Chát. Anh Khẹt nói Chát phải thu xếp về thăm Cậu sớm vì ông Khèn không còn nhiều thời gian nữa.
Vừa nghe tin Cậu Khèn bệnh nặng, Chát vội vàng ngồi xe lửa về thăm Cậu. Ngồi trên xe, Chát hồi tưởng thời gian sống ở quê nhà, quê của Chát là làng chài lưới, cả làng ai cũng làm việc về nghề cá, đàn ông trai tráng 10 tuổi đã theo thuyền đi đánh cá. Đàn bà, con gái thì ở nhà vá lưới, phơi cá, đem cá ra bán ở chợ của thị trấn... Từ nhỏ, Chát cũng theo thuyền của Cậu Khèn nhưng từ khi lên Trung học, Chát mong muốn làm việc ở Bangkok, ngồi làm việc trong văn phòng và giấc mơ của đứa con trai làng Chài đã thành thật. Chát đươc nhận vào trường Đại Học Công Nghệ ở Bangkok. Còn một năm nữa, Chát sẽ tốt nghiệp nhưng một công ty của nước ngoài đã nhận Chát vào làm bán thời gian.
Chát rất ao ước có công việc ổn định, sẽ đón mẹ lên Bangkok sống với Chát... Mẹ nói ba Chát đi thuyền cá đã chết trong một trận bão lớn. Mẹ và Chát sống chung với gia đình Cậu Khèn từ bao lâu nay. Cậu rất thương Me con Chát, nhưng mợ thì bản tính keo kiệt hay tính toán chi li. Cậu Khèn không dám rày la vợ, vì sợ sau lưng Cậu, mợ sẽ không để cho mẹ con Chát yên. Cuộc sống tại thành phố lớn như Bangkok không phải dễ dàng, tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu trong số tiền học bỗng và trợ giúp của Câu Khèn. Thật ra, Cậu Khèn đau cũng gần 6 tháng nay, không đi đánh cá thì Cậu ở nhà uống beer với bạn bè. Dạo gần đây câu Khèn hay than đau bụng, nước da cậu vàng như nghệ, nhưng cậu vẫn chần chờ không đi bác sĩ. Cậu hay nói tiền để mua beer sướng hơn đi bác sĩ, chỉ mua tin tức xấu, có bao giờ đi bác sĩ mà có tin trúng số Supper Loto đâu nè!
Câu giảm cân và mệt mỏi nhiều, nên cuối cùng cả nhà cũng đưa cậu đi bênh viện khám bênh. Tin tức luôn luôn là tin xấu như cậu Khèn đã nói : cậu bi ung thư gan thời kỳ cuối. Con trai cả của cậu là anh Khẹt, cho cả nhà biệt mà không ai cho cậu biết cả... nên cậu vẫn uống beer... Ngày hôm qua, anh Khẹt gọi điên thoại cho Chát, anh nói cậu thấy trong người mệt lắm muốn nói chuyện với Chát. Anh Khẹt nói Chát phải thu xếp về thăm Cậu sớm vì ông Khèn không còn nhiều thời gian nữa.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Vừa về đến cổng thì Chát thấy mợ Rí và anh Khẹt đang tiển chân các sư thầy. Chát cũng chấp tay, tiển chào. Anh Khẹt, nét mặt buồn bã bảo Chát : vào gặp ba anh liền đi Chát.
Trong phòng ngũ của Cậu Chát, con cháu quỳ chung quanh giường, Cậu nằm bất động mắt nhắm nghiền. Anh Khẹt, đến bên giường nói nhỏ vào tai cậu. Anh Khẹt quay sang con cháu, Ông muốn nói chuyện riêng với mẹ con cô Keo, mẹ với các em đem ngoài một chút đi. Mợ Rí có vẽ không vui lòng nhìn hai mẹ con Chát rồi theo đám con cháu ra khỏi phòng, anh Khẹt cũng theo sau. Mẹ và Chát đến quỳ sát bên giường Cậu,
Chỉ một tháng Chát không gặp mà Cậu Khèn xuống sắc thấy rõ, da mặt cậu đen mốc, đôi môi nhạt thếch, cậu thều thào:
Xin lỗi em và cháu, ta tính khi nào Chát thành nhân, lập thất sẽ đem sự thật về thân thế của Chát nói cho hai người biết. Nhưng ta thấy không còn cơ hội được uống rươu thành thân của Chát nữa rồi.
Keo, em là đứa em gái duy nhât của ta. Ta đã giấu em về thân thế của Chát, ta không lượm được Chát mà ta đã bắt nó từ một thuyền của người tị nạn Viet. Ta muốn con tìm được cha me ruột người Việt của con, và ta muốn xin lỗi họ, xin Đức Phật cứ trừng phạt ta đừng trừng phạt em gái ta... Hai mẹ con Chát nghẹn lời không nói được tiếng nào, Mẹ nghẹn ngào nói, anh Khèn em biết anh thương đứa em gái quá bụa nhưng em không ngờ anh vì em mà làm điều ác như vậy. Cậu Khèn gật đầu, mắt nhắm lại. Mẹ con Chát nhìn nhau rưng rưng khóc, Chát khóc vì thân thế tội nghiệp cùa mình và cũng khóc vì tình thương Cậu Khèn cho mẹ Chát nữa.
Trong phòng ngũ của Cậu Chát, con cháu quỳ chung quanh giường, Cậu nằm bất động mắt nhắm nghiền. Anh Khẹt, đến bên giường nói nhỏ vào tai cậu. Anh Khẹt quay sang con cháu, Ông muốn nói chuyện riêng với mẹ con cô Keo, mẹ với các em đem ngoài một chút đi. Mợ Rí có vẽ không vui lòng nhìn hai mẹ con Chát rồi theo đám con cháu ra khỏi phòng, anh Khẹt cũng theo sau. Mẹ và Chát đến quỳ sát bên giường Cậu,
Chỉ một tháng Chát không gặp mà Cậu Khèn xuống sắc thấy rõ, da mặt cậu đen mốc, đôi môi nhạt thếch, cậu thều thào:
Xin lỗi em và cháu, ta tính khi nào Chát thành nhân, lập thất sẽ đem sự thật về thân thế của Chát nói cho hai người biết. Nhưng ta thấy không còn cơ hội được uống rươu thành thân của Chát nữa rồi.
Keo, em là đứa em gái duy nhât của ta. Ta đã giấu em về thân thế của Chát, ta không lượm được Chát mà ta đã bắt nó từ một thuyền của người tị nạn Viet. Ta muốn con tìm được cha me ruột người Việt của con, và ta muốn xin lỗi họ, xin Đức Phật cứ trừng phạt ta đừng trừng phạt em gái ta... Hai mẹ con Chát nghẹn lời không nói được tiếng nào, Mẹ nghẹn ngào nói, anh Khèn em biết anh thương đứa em gái quá bụa nhưng em không ngờ anh vì em mà làm điều ác như vậy. Cậu Khèn gật đầu, mắt nhắm lại. Mẹ con Chát nhìn nhau rưng rưng khóc, Chát khóc vì thân thế tội nghiệp cùa mình và cũng khóc vì tình thương Cậu Khèn cho mẹ Chát nữa.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Đêm đã khuya, mợ Rí bảo mọi người ra ve để cậu Khèn nghĩ ngơi. Nhà tôi chỉ cách nhà cậu Khèn một đoạn đường ngắn, hai me con cùng đi trong im lặng,tôi ôm vai mẹ nhưng không ai nói với ai lời nào. Thỉnh thoảng, mẹ nhìn tôi rồi lại cắn môi, thì thầm "mẹ xin lỗi con". Toi siết nhẹ vai me như muốn cho mẹ biết tôi không sao.
Đến nhà, tôi vào phòng mình, ngồi xụp xuong dất, suy nghi miên man. Lúc tôi còn nhỏ, tui con nit trong làng có lần chọc ghẹo tôi là thằng con hoang... Nhưng lúc đó tôi chỉ về nhà khóc với mẹ. Cậu Khèn nghe đươc chuyện, đến nhà cha me của mấy đứa đó nói chuyện, sau đó thì tụi nhỏ không còn dám chọc phá tôi nữa.
Tôi là ai? những người tị nạn Việt là ai? cha me ruot của tôi bây giờ ở đâu sao 20 năm nay không ai kiếm tìm tôi.Những câu hỏi ấy như xâu xé tâm can tôi.
Mẹ đứng trước cửa phòng tôi, hỏi vọng vào, mẹ vào được không Chát? Tôi ngước mắt nhìn lên thấy mẹ đang cầm một túi vải nhỏ trong tay. Me mở chiec túi ra, bày ra một bộ đồ con nit vải satin màu xanh da trời, trên ngực áo c1o thêu một hàng chữ nhỏ và một con bướm màu vàng, môt trái banh nhựa nhỏ và một cái lắc tay vàng có khắc dòng chữ giống trên áo, chắc là tên ngưới bằng tiếng Việt..
Mẹ nghen ngào: me cũng như cậu không muốn nói con chỉ là con nuôi của mẹ. Nhưng mẹ ích kỹ hợn vì mẹ muốn Chát mãi mãi là con trai của mẹ. Hôm nay, cau đã nói ra sự thật phủ phàng là cậu đã bắt con từ cha me con. Me mong Chát tha thứ cho lỗi lầm của Cậu và Me.
Cách đây 25 năm, mẹ và ba, xin lỗi con, chồng mẹ mới kết hôn không lâu, trong một chuyến đi biển, trận sóng thần đã mang chồng mẹ đi xa mãi mãi, lúc đó mẹ đang mang thai. Tin dữ đưa về, mẽ vì quá xúc động nên đã hư thai. Từ khi biển dữ đem chồng và con me đi, me sống một mình trong căn nhà này để thương nhớ chồng và con mình. Cậu Khèn nhiều lần khuyên mẹ lập gia dinh lại mà sống nhưng mẹ nhất định ở vậy. Sau 5 nam, không lay chuyễn được mẹ, một hôm cậu Khèn bồng một dứa bé trai khoảng 2 tuổi dến giao cho mẹ. Cậu nói đứa bé này bị bỏ lại trên bãi biển, mẹ hay nuôi nó. Đứa bé trai đó là Chát, những thứ này là quần áo và đồ đac của con. Me giữ lại để sau này, con có những vật này mà nhận lại cha me rưột của con.Me chờ hoài một tháng, rồi một năm không có ai tìm con thất lạc nên mẹ đã khai sanh con là con của mẹ và chồng mẹ. Tên Chát là tên vợ chồng mẹ tính đặt cho đứa con trai đã mất của me. Tôi cầm chiếc áo lên xem và nói mẹ ơi Chát thương mẹ lắm, con là con người ta mà me đã nuôi con từ một đứa bé nhỏ như vầy đến con bây giờ, trong lòng con không oán giận me. Tôi không muốn nói tôi rất oán giận cậu và không thể tha thứ cho cậu, bắt một đứa nhỏ 2 tuổi phải xa cha mẹ nó là một tội ác.Trời Phật không tha thứ cho cậu và tôi cũng không.
Đến nhà, tôi vào phòng mình, ngồi xụp xuong dất, suy nghi miên man. Lúc tôi còn nhỏ, tui con nit trong làng có lần chọc ghẹo tôi là thằng con hoang... Nhưng lúc đó tôi chỉ về nhà khóc với mẹ. Cậu Khèn nghe đươc chuyện, đến nhà cha me của mấy đứa đó nói chuyện, sau đó thì tụi nhỏ không còn dám chọc phá tôi nữa.
Tôi là ai? những người tị nạn Việt là ai? cha me ruot của tôi bây giờ ở đâu sao 20 năm nay không ai kiếm tìm tôi.Những câu hỏi ấy như xâu xé tâm can tôi.
Mẹ đứng trước cửa phòng tôi, hỏi vọng vào, mẹ vào được không Chát? Tôi ngước mắt nhìn lên thấy mẹ đang cầm một túi vải nhỏ trong tay. Me mở chiec túi ra, bày ra một bộ đồ con nit vải satin màu xanh da trời, trên ngực áo c1o thêu một hàng chữ nhỏ và một con bướm màu vàng, môt trái banh nhựa nhỏ và một cái lắc tay vàng có khắc dòng chữ giống trên áo, chắc là tên ngưới bằng tiếng Việt..
Mẹ nghen ngào: me cũng như cậu không muốn nói con chỉ là con nuôi của mẹ. Nhưng mẹ ích kỹ hợn vì mẹ muốn Chát mãi mãi là con trai của mẹ. Hôm nay, cau đã nói ra sự thật phủ phàng là cậu đã bắt con từ cha me con. Me mong Chát tha thứ cho lỗi lầm của Cậu và Me.
Cách đây 25 năm, mẹ và ba, xin lỗi con, chồng mẹ mới kết hôn không lâu, trong một chuyến đi biển, trận sóng thần đã mang chồng mẹ đi xa mãi mãi, lúc đó mẹ đang mang thai. Tin dữ đưa về, mẽ vì quá xúc động nên đã hư thai. Từ khi biển dữ đem chồng và con me đi, me sống một mình trong căn nhà này để thương nhớ chồng và con mình. Cậu Khèn nhiều lần khuyên mẹ lập gia dinh lại mà sống nhưng mẹ nhất định ở vậy. Sau 5 nam, không lay chuyễn được mẹ, một hôm cậu Khèn bồng một dứa bé trai khoảng 2 tuổi dến giao cho mẹ. Cậu nói đứa bé này bị bỏ lại trên bãi biển, mẹ hay nuôi nó. Đứa bé trai đó là Chát, những thứ này là quần áo và đồ đac của con. Me giữ lại để sau này, con có những vật này mà nhận lại cha me rưột của con.Me chờ hoài một tháng, rồi một năm không có ai tìm con thất lạc nên mẹ đã khai sanh con là con của mẹ và chồng mẹ. Tên Chát là tên vợ chồng mẹ tính đặt cho đứa con trai đã mất của me. Tôi cầm chiếc áo lên xem và nói mẹ ơi Chát thương mẹ lắm, con là con người ta mà me đã nuôi con từ một đứa bé nhỏ như vầy đến con bây giờ, trong lòng con không oán giận me. Tôi không muốn nói tôi rất oán giận cậu và không thể tha thứ cho cậu, bắt một đứa nhỏ 2 tuổi phải xa cha mẹ nó là một tội ác.Trời Phật không tha thứ cho cậu và tôi cũng không.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Sáng sớm đó, toi còn ngủ thì anh Khẹt gọi phone cho biết Cậu Khèn đã đi trong giấc ngũ, thanh thản và yên bình. Sau đám tang cậu Khèn, tôi trở lai Bangkok.
Nhiều ngày, tôi vào thư viện, để tìm kiếm về người tị nạn Viet cách đây 20 năm. Đoc tin tức trên Microfiche (năm 2001 Google tim kiếm thông tin chưa phổ biến như bây giờ), toi biết được Việt Nam là môt nước ớ phía Đông Nam cũa Thai lan, nước này được chia thành hai từ năm 1954,chính phủ ở miền Bắc vĩ tuyến 17 theo chu nghia Cộng Sản va chính phủ ở miền Nam vĩ tuyến 17 theo chính thể Cộng Hoà. Sau 30 tháng 4 năm 1975, miền Bắc đã thống nhất đất nước, cả hai miền dất nước bây giờ theo chủ nghĩa Cộng sản. Sau đó, không bao lau thì người dân Miền Nam bắt đầu ngồi trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ ra khơi để tìm đến một nơi khác để sinh sống.
Truyền thông Thái lan cũng như thế giới gọi họ là "Vietnamese Boat people", càng ngày càng nhiều người ngồi thuyền rời bỏ Việt Nam. Những thuyền nhân đến Thái lan đa số là người miền Nam của Viet Nam, khi duoc phỏng vấn bởi phóng viên Thai hay ngoại quốc "tai sao phải ngồi trong chiếc thuyền chài bé nhỏ không có đủ điều kiện cho những chuyến hải hành dài ngày trên biển và phải đối mặt voi bọn cướp của và cưỡng hiếp. Cái chết giống như là "trứng ném vào tảng đá". Đa số họ đều có một vấn đề chung quanh giam cầm, bắt bớ, cướp tài sản của chính quyền mới. Ở lại Viet Nam, chúng tôi và con cái chúng tôi sẽ sống nô lệ mãi cho chế độ mới, họ lấy nhà cửa tài sản của chúng tôi vì chúng tôi có dích líu với chế độ Cộng Hoà cũ....
Thái Lan lúc đó chia làm 2 phe: một phe ủng hộ giúp đỡ cho "Boat people" một nơi tạm dung trong lúc Liên Hiệp Quốc kiếm một quốc gia thứ ba nhận họ xin tị nan Cộng Sản. Trong khi, phe khác thì chống lại chuyện chính phủ Thai cho nguoi ti nan vào Thai. Theo họ, "Boat People" chỉ đem rắc rối ở các vùng biển của Thái, mang bọn hải tặc Mã Lai và quốc tế đến biển của Thái và xáo trộn cuộc sống của người dân sống ở vùng biển. Chinh phủ Thai lan không có trách nhiệm gì với "Boat People", chuyện thuyền họ gặp Hải tặc là họ "tư chọn", chuyện thuyền nhân bi cướp , cưỡng hiếp không có liên quan đến Thai lan và làn sống nguời quá khích đã hô hào kéo thuyền của "Boat People" ra lai biển khơi , gởi những người Viet Nam về quê hương của họ....
Cha me ơi, bây giờ cha me đang ở đâu? Tôi tự hỏi mình có anh chi em không? Bây giờ gia dinh tôi ở dâu? Giữa biển trời mênh mông, làm sao tôi kiếm được cha me mình!
Nhiều ngày, tôi vào thư viện, để tìm kiếm về người tị nạn Viet cách đây 20 năm. Đoc tin tức trên Microfiche (năm 2001 Google tim kiếm thông tin chưa phổ biến như bây giờ), toi biết được Việt Nam là môt nước ớ phía Đông Nam cũa Thai lan, nước này được chia thành hai từ năm 1954,chính phủ ở miền Bắc vĩ tuyến 17 theo chu nghia Cộng Sản va chính phủ ở miền Nam vĩ tuyến 17 theo chính thể Cộng Hoà. Sau 30 tháng 4 năm 1975, miền Bắc đã thống nhất đất nước, cả hai miền dất nước bây giờ theo chủ nghĩa Cộng sản. Sau đó, không bao lau thì người dân Miền Nam bắt đầu ngồi trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ ra khơi để tìm đến một nơi khác để sinh sống.
Truyền thông Thái lan cũng như thế giới gọi họ là "Vietnamese Boat people", càng ngày càng nhiều người ngồi thuyền rời bỏ Việt Nam. Những thuyền nhân đến Thái lan đa số là người miền Nam của Viet Nam, khi duoc phỏng vấn bởi phóng viên Thai hay ngoại quốc "tai sao phải ngồi trong chiếc thuyền chài bé nhỏ không có đủ điều kiện cho những chuyến hải hành dài ngày trên biển và phải đối mặt voi bọn cướp của và cưỡng hiếp. Cái chết giống như là "trứng ném vào tảng đá". Đa số họ đều có một vấn đề chung quanh giam cầm, bắt bớ, cướp tài sản của chính quyền mới. Ở lại Viet Nam, chúng tôi và con cái chúng tôi sẽ sống nô lệ mãi cho chế độ mới, họ lấy nhà cửa tài sản của chúng tôi vì chúng tôi có dích líu với chế độ Cộng Hoà cũ....
Thái Lan lúc đó chia làm 2 phe: một phe ủng hộ giúp đỡ cho "Boat people" một nơi tạm dung trong lúc Liên Hiệp Quốc kiếm một quốc gia thứ ba nhận họ xin tị nan Cộng Sản. Trong khi, phe khác thì chống lại chuyện chính phủ Thai cho nguoi ti nan vào Thai. Theo họ, "Boat People" chỉ đem rắc rối ở các vùng biển của Thái, mang bọn hải tặc Mã Lai và quốc tế đến biển của Thái và xáo trộn cuộc sống của người dân sống ở vùng biển. Chinh phủ Thai lan không có trách nhiệm gì với "Boat People", chuyện thuyền họ gặp Hải tặc là họ "tư chọn", chuyện thuyền nhân bi cướp , cưỡng hiếp không có liên quan đến Thai lan và làn sống nguời quá khích đã hô hào kéo thuyền của "Boat People" ra lai biển khơi , gởi những người Viet Nam về quê hương của họ....
Cha me ơi, bây giờ cha me đang ở đâu? Tôi tự hỏi mình có anh chi em không? Bây giờ gia dinh tôi ở dâu? Giữa biển trời mênh mông, làm sao tôi kiếm được cha me mình!
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Thời gian chữa lành tất cả vết thương và làm phai mờ đi những nỗi đau, tôi gần như chấp nhận với việc mình là một đứa trẻ mồ côi và không nghĩ đến việc tìm kiếm cha me ruột của mình nữa. Nhưng môt ngày, tôi đọc trên tin tức, những người "Boat People" đã và đang tìm lại những đứa con thất lạc của mình. Việc này nhen nhúm trong tôi một hy vong nhưng thật sự tội không biết bắt đầu từ đâu. Thêm nữa, tôi không muốn mẹ nuôi buồn lòng, vì bà đã dành hết tuổi thanh xuân để thương yêu một đứa trẻ không phải con của mình.
Tôi đã lập gia đình với một cô gái Việt sang làm việc ở Bangkok. Chuyện tình của tôi như một sắp đặc của Đức Phật, tôi gặp Annie khi làm việc chung ở Bangkok. Khi chúng tôi quyết định tiến xa hơn tình bạn đồng nghiệp,tôi mới biết Annie còn gia dinh ở Việt Nam,em chỉ sang làm việc ở Thai. Mẹ nuôi tôi rất mừng vì tuy không tìm được cha me Việt thi bây giờ tôi cũng có một nữa gia đình Việt Nam. Vơ chồng tôi thỉnh thoảng có về Saigon thăm cha me vợ, một hôm chúng tôi theo cha mẹ vợ về Kiên Giang, một vùng biển của Nam Viet Nam thăm quê của mẹ vợ tôi.
Tôi đã lập gia đình với một cô gái Việt sang làm việc ở Bangkok. Chuyện tình của tôi như một sắp đặc của Đức Phật, tôi gặp Annie khi làm việc chung ở Bangkok. Khi chúng tôi quyết định tiến xa hơn tình bạn đồng nghiệp,tôi mới biết Annie còn gia dinh ở Việt Nam,em chỉ sang làm việc ở Thai. Mẹ nuôi tôi rất mừng vì tuy không tìm được cha me Việt thi bây giờ tôi cũng có một nữa gia đình Việt Nam. Vơ chồng tôi thỉnh thoảng có về Saigon thăm cha me vợ, một hôm chúng tôi theo cha mẹ vợ về Kiên Giang, một vùng biển của Nam Viet Nam thăm quê của mẹ vợ tôi.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Bên gia đình, bạn bè, hàng xóm của mẹ vợ tôi ai cũng thân tình,nghe vợ tôi lấy chồng người Thái, nên mọi người gặp tôi ai cũng trầm trồ tôi là người Thái mà rất giống người Việt nam. Tôi cũng hoc một chút tiếng Việt để giao tiếp với bên gia đình vợ nhưng dù sao giọng nói tôi vẫn không hoàn hảo như người Việt. Nghe moi người khen tôi giống người Việt nam, thì cha vợ tôi liền giới thiệu với bà con trong bàn tiệc, tôi là người Việt sinh sống ở Thái nện không rành tiếng Việt. Sau khi nghe vay, có một ông khoảng hơn 60 tuổi, đó là ông Tư, cứ nhin tui đăm đăm, ông ta hỏi tôi có phải ba me tôi còn đang sống ở Thái không. Tôi cũng thật tình, đem chuyện mình dược nhận nuôi ở Thái nhưng không kể chuyện cậu Khèn bắt tôi. Mọi người đều ngạc nhiên, ông Tu nói thấy tôi rất giống một người bạn thân của ông ấy. Người bạn của ông là thuyền nhân tị nạn đến Thái và trên đường vượt biển cũng làm lạc một đứa con trai 2 tuổi bây giờ còn sống thì cở tuổi như tôi.
Ba vợ tôi mới hỏi bây giờ người bạn đó của ông Tư ở đâu. Sao không cho hai người gặp nhau, biết đâu có duyên họ tìm lại được gia đình. Ông Tư nói bạn ổng ở bên Mỹ, mỗi năm đều về thăm gia đình ở đây. Nghe lời mọi nguời, ông Tư lấy phone ra chụp vài tấm hình với tôi, ông kể là cha me của vợ chồng bạn ông còn ở Kiên Giang và ông sẽ cho gia dinh đó xem hình của tôi.
Ba vợ tôi mới hỏi bây giờ người bạn đó của ông Tư ở đâu. Sao không cho hai người gặp nhau, biết đâu có duyên họ tìm lại được gia đình. Ông Tư nói bạn ổng ở bên Mỹ, mỗi năm đều về thăm gia đình ở đây. Nghe lời mọi nguời, ông Tư lấy phone ra chụp vài tấm hình với tôi, ông kể là cha me của vợ chồng bạn ông còn ở Kiên Giang và ông sẽ cho gia dinh đó xem hình của tôi.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Tôi và Annie về lại Bangkok làm việc. Mọi chuyện tưởng chừng như trôi đi vào quên lãng. Tôi tự an ủi minh, người giống người thôi, Chát ơi! Chấp nhận đi, không dễ dàng tìm được gia dinh trong rừng người ngút ngàn đâu. Bỗng một tối, Ba vợ tôi gọi phone qua và nói rằng gia đình đó tin rằng tôi là con cháu đã thất lạc của họ, vì tôi rất giống nguời cha và các con trai trong gia đình.
Lần đâu tiên, chúng tôi dùng Skype để nói chuyện với gia dinh tôi ở Mỹ. Chỉ sau vài phút đầu xa lạ, gia đình tôi gồm ba mẹ và bốn đứa em vừa trai vừa gái, mọi người không kìm được xúc động, mẹ tôi khóc nức nở gọi "Cưng ơi, Cưng ơi". Ba tôi cười như khóc, ba bảo đó là tên con hồi nhỏ đó Chát. Vợ tôi giải thích cho toi biết "Cục Cưng" được dùng để gọi một người nào đó mà mình rất yêu thương. Ba me Chát đã gọi nick name của Chát khi còn nhỏ. Trong khi đám em thì cười vui, họ nói đáng lẽ ba mẹ phải vui vì gặp lại anh Cưng, khóc 35 năm đủ rồi. Chúng tôi đều tin là chúng tôi là người thân, vợ tôi đột nhiên hỏi ba me tôi, có phải tên Việt Nam của tôi là "Minh Sang" không? Ba me tôi cũng đồng thanh, vì sao vợ tôi biết được. Ngay các em tôi ở Mỹ chỉ biết gia đình thất lạc một nguời anh tên Cưng thôi. Vợ tôi cho cả nhà biết là mẹ nuôi tôi bao lâu nay vẫn nâng niu giữ gìn quần áo, trái banh và cái lắc tay của tôi lúc bà nhận nuôi tôi. Me nuôi từng nói, có những kỹ vật này sẽ giúp Chát tìm được cha me ruột. Trên áo và lắc tay có tên "Minh Sang". Mẹ tội quẹt nước mắt nói với tôi : bà nội tôi đã thêu tên lên áo tôi, bà nội tôi rất lo lắng sợ trên đường đi ba me tôi có thể làm lạc mất tôi. Trước khi đi, ba ngoại còn làm cái lắc đó để khắc tên của tôi. Ba me tôi nói rằng bao lâu nay họ cũng đã từng đến Bangkok nhờ người ta dẫn đường về vùng biển, rao tin trên báo địa phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Đôi lần, ba me tôi nhắc đến cậu Khèn, tôi cũng cho ba mẹ biết đó là anh của mẹ nuôi và ông ấy đã qua đời cách đây mười mấy năm rồi, thôi ba mẹ hãy để ông ấy an nghỉ.
Lần đâu tiên, chúng tôi dùng Skype để nói chuyện với gia dinh tôi ở Mỹ. Chỉ sau vài phút đầu xa lạ, gia đình tôi gồm ba mẹ và bốn đứa em vừa trai vừa gái, mọi người không kìm được xúc động, mẹ tôi khóc nức nở gọi "Cưng ơi, Cưng ơi". Ba tôi cười như khóc, ba bảo đó là tên con hồi nhỏ đó Chát. Vợ tôi giải thích cho toi biết "Cục Cưng" được dùng để gọi một người nào đó mà mình rất yêu thương. Ba me Chát đã gọi nick name của Chát khi còn nhỏ. Trong khi đám em thì cười vui, họ nói đáng lẽ ba mẹ phải vui vì gặp lại anh Cưng, khóc 35 năm đủ rồi. Chúng tôi đều tin là chúng tôi là người thân, vợ tôi đột nhiên hỏi ba me tôi, có phải tên Việt Nam của tôi là "Minh Sang" không? Ba me tôi cũng đồng thanh, vì sao vợ tôi biết được. Ngay các em tôi ở Mỹ chỉ biết gia đình thất lạc một nguời anh tên Cưng thôi. Vợ tôi cho cả nhà biết là mẹ nuôi tôi bao lâu nay vẫn nâng niu giữ gìn quần áo, trái banh và cái lắc tay của tôi lúc bà nhận nuôi tôi. Me nuôi từng nói, có những kỹ vật này sẽ giúp Chát tìm được cha me ruột. Trên áo và lắc tay có tên "Minh Sang". Mẹ tội quẹt nước mắt nói với tôi : bà nội tôi đã thêu tên lên áo tôi, bà nội tôi rất lo lắng sợ trên đường đi ba me tôi có thể làm lạc mất tôi. Trước khi đi, ba ngoại còn làm cái lắc đó để khắc tên của tôi. Ba me tôi nói rằng bao lâu nay họ cũng đã từng đến Bangkok nhờ người ta dẫn đường về vùng biển, rao tin trên báo địa phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Đôi lần, ba me tôi nhắc đến cậu Khèn, tôi cũng cho ba mẹ biết đó là anh của mẹ nuôi và ông ấy đã qua đời cách đây mười mấy năm rồi, thôi ba mẹ hãy để ông ấy an nghỉ.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Re: Tôi là ai?
Cuối cùng, kết quả DNA đã chứng tỏ tôi và ba là cha con, tôi không tin được, tôi có thể tìm lại được gia đình mình. Sau khi nghe tin, Me nuôi tôi tin rằng Đức Phật đã nghe được lời cầu xin của bà. Từ lúc Cậu Khèn mất, mẹ nuôi tôi đã ăn chay trường, tối nào bà cũng tụng kinh và cầu nguyện với Đức Phật cho tôi sớm kiếm được cha mẹ ruột, ngày nghỉ thì bà đi chùa làm công quả để tích phước, chuộc tội cho Cậu Khèn.
Ngày mai, vợ chồng tôi và mẹ nuôi đi Kiên Giang để gặp lai gia đình nội ngoại và ba mẹ tôi cũng bay từ Mỹ về để gặp tôi. Mẹ nuôi tôi nói rằng bà phải gặp mặt ba mẹ tôi để quỳ xuống xin họ tha thứ cho cậu Khèn, để linh hồn cậu được siêu thoát.
The end
Một ngày tháng Tư trời âm u.
Một nén hương gởi dến người Viet Nam đã mất trên đường tị nạn Cộng Sản.
Cầu nguyện cho tất cả các linh hồn được yên nghỉ.
Ngày mai, vợ chồng tôi và mẹ nuôi đi Kiên Giang để gặp lai gia đình nội ngoại và ba mẹ tôi cũng bay từ Mỹ về để gặp tôi. Mẹ nuôi tôi nói rằng bà phải gặp mặt ba mẹ tôi để quỳ xuống xin họ tha thứ cho cậu Khèn, để linh hồn cậu được siêu thoát.
The end
Một ngày tháng Tư trời âm u.
Một nén hương gởi dến người Viet Nam đã mất trên đường tị nạn Cộng Sản.
Cầu nguyện cho tất cả các linh hồn được yên nghỉ.
_________________
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
mytranga
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum