Tuổi trẻ vùng lên
Page 1 of 1 • Share
Tuổi trẻ vùng lên
Biểu tình Thái Lan: 'Cha tôi mù quáng vì yêu chế độ quân chủ'
18 tháng 10 2020
NGUỒN HÌNH ẢNH,JILLA DASTMALCHI
"Cha tôi dạy tôi rằng chỉ trích vua là có tội. Một điều cấm kỵ."
Nhưng Danai, 19 tuổi, hiện đang bất chấp lời cảnh báo của cha. Là một sinh viên luật ở Bangkok, Danai là một trong số hàng chục nghìn người biểu tình đã làm chật cứng đường phố ở thủ đô Thái Lan mỗi tháng vào mùa hè này, yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.
Cha anh, Pakorn, là một người đàn ông thượng lưu, sành sỏi. Tên ông và tên con trai đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của họ.
Dù không sống chung nhà nhưng cha con họ vẫn gặp nhau thường xuyên. Nhưng mỗi khi gặp nhau, họ tránh nói về một chủ đề: chế độ quân chủ.
Danai nói: "Nếu nói về đề tài đó, chúng tôi sẽ cãi cọ, và nó sẽ phá hỏng một ngày của hai cha con.''
"Có lần chúng tôi cãi nhau trong xe hơi sau khi tôi chỉ trích nhà vua. Đối với cha tôi, nhà vua là điều không thể chạm tới. Tôi hỏi, tại sao? Ông nói rằng tôi còn quá nhỏ để hiểu được. Ông rất tức giận, sau đó im lặng và ''không thèm nói chuyện với tôi nữa."
Gia đình Danai không đơn độc. Những bất đồng như thế về vai trò của một tổ chức có địa vị bất khả xâm phạm ở Thái Lan hiện đang diễn ra tại nhiều gia đình - ở thành phố và nông thôn - trên khắp đất nước.
Nhưng các gia đình ở Thái Lan không chỉ tranh luận trực diện về chế độ quân chủ, nhiều gia đình quyết định công khai tranh cãi về điều này trên mạng xã hội.
Và mọi thứ có thể trở nên cực đoan.
Tháng 9, khi một sinh viên đại học ở phía Bắc thành phố Chiang Mai tiết lộ trên Facebook rằng cha cô muốn kiện cô vì quan điểm chống chế độ quân chủ của mình, người cha đã trả lời bằng cách đăng rằng con gái không được phép sử dụng họ của ông nữa.
Pakorn cho rằng các giáo sư đại học phải chịu trách nhiệm về hành vi của con trai mình.
"Trong xã hội Thái Lan có những nhóm người chống bảo hoàng một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, internet và mạng xã hội liên tục tung ra những thông tin sai lệch và tin giả. Những người trẻ tuổi tiếp thu nhanh chóng mà không cần lọc". Ông nói.
Danai thách thức cha mình lần đầu tiên về chế độ quân chủ khi anh 17 tuổi.
"Chúng tôi lúc đó đang ở trong rạp chiếu phim. Trước khi phim bắt đầu, bài quốc ca của hoàng gia được cất lên như thường lệ, mọi người đều đứng dậy để bày tỏ sự kính trọng với nhà vua. Tôi không muốn làm thế nên đã ngồi yên. Cha tôi ép buộc tôi đứng dậy, nhưng tôi chống lại. Chỉ khi mọi người bắt đầu nhìn chằm chằm vào chúng tôi, cuối cùng tôi mới đứng lên."
NGUỒN HÌNH ẢNH,JILLA DASTMALCHI
Từ chối đứng khi hát quốc ca từng bị coi là bất hợp pháp ở Thái Lan, cho đến khi luật này bị bãi bỏ vào năm 2010. Nhưng dù thế, việc không làm như vậy vẫn bị nhiều người coi là không tôn trọng chế độ quân chủ.
Người Thái Lan được dạy từ khi sinh ra là phải tôn kính và yêu quý vị nhà vua, nhưng cũng được dạy về hậu quả của việc lên tiếng chống lại ông. Quốc gia được mệnh danh là Vùng đất của Nụ cười là một trong số rất ít các quốc gia có luật khi quân. Điều này có nghĩa là chỉ trích nhà vua, nữ hoàng hoặc người thừa kế ngai vàng là việc làm bất hợp pháp - và bất cứ ai làm như vậy có thể bị bỏ tù tới 15 năm.
Hiện giờ, Danai không đứng lên khi rạp chiếu phim phát thanh bài quốc ca nữa.
Chụp lại video,
Hàng ngàn người Thái đối đầu với nhà vua
Kể từ tháng 7, hàng nghìn sinh viên đại học Thái Lan đã xuống đường và tiếp tục làm như vậy bất chấp việc chính phủ công bố tình trạng khẩn cấp trong những ngày gần đây và bắt giữ nhiều lãnh đạo của biểu tình.
Họ biểu tình yêu cầu hạn chế quyền lực và tài chính gần như vô hạn của nhà vua. Những yêu cầu này có vẻ bình thường với người dân ở các nơi khác trên thế giới, nhưng ở Thái Lan không ai công khai thách thức chế độ quân chủ trong lịch sử hiện đại.
Cuộc biểu tình của sinh viên đã gây sốc cho hầu hết người Thái - bao gồm cả cha của Danai, ông Pakorn.
"Tôi sinh ra dưới triều đại của Vua Rama IX. Ông đã làm nhiều việc cho dân tộc hơn là làm cho con cái của mình. Khi ông ốm, tôi sẵn sàng rời bỏ thế giới này nếu điều đó có thể khiến ông sống lâu hơn. Nhưng Thế hệ Z, như con trai tôi, không có kinh nghiệm đó." Pakorn bày tỏ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,JILLA DASTMALCHI
Chụp lại hình ảnh,
Một thế hệ người Thái Lan mới đang phản đối chế độ quân chủ, bất chấp nguy cơ phải ngồi tù dài hạn
Cuộc đụng độ thế hệ này vài năm trước là điều không thể tưởng tượng được. Nhưng sự lên ngôi của vị quốc vương mới, Vua Maha Vajiralongkorn, đã thay đổi tất cả.
Vị vua mới hiếm khi được xuất hiện trước công chúng và dành phần lớn thời gian ở Đức - thậm chí còn nhiều hơn thế, kể từ khi Thái Lan bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.
Đã có nhiều nghi vấn về quyết định tự nắm quyền chỉ huy tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok của ông. Việc tập trung quyền lực quân sự vào tay hoàng gia chưa từng có trong lịch sử Thái Lan hiện đại.
Đời tư của ông cũng bị nói đến nhiều. Ly hôn ba lần, năm ngoái ông kết hôn lần thứ tư. Ông cũng chỉ định một người phụ nữ từng là vệ sĩ của mình làm phối ngẫu chính thức, trước khi tước bỏ và sau đó phục hồi chức tước của bà.
Ngược lại, cố Vua Rama IX được nhiều người coi gần như là thần thánh. Ông đi đến đâu mọi người cũng nằm rạp xuống trước mặt ông ta và tự gọi mình là "đất bụi dưới chân ngài".
Pakorn đã tận mắt nhìn thấy vị vua quá cố hai lần.
"Một lần nọ, tôi đang ngồi trên xe và thấy ông tự lái xe ngược chiều. Không có đoàn xe, không có còi báo động. Mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi bị sốc. Tôi nghĩ ông chỉ muốn làm những điều như những người khác, tự nhiên và thân mật. Tôi cảm thấy ông ấy có một hào quang xung quanh mình, sự hiện diện của ông rất đặc biệt. "
Tuy nhiên, trong 10 năm cuối đời, vua Rama IX bị ốm và hầu hết thời gian phải nằm viện.
Những người Thái Lan trẻ tuổi như Danai hiếm khi nhìn thấy vua nơi công cộng. Mặc dù vậy, khi nhà vua băng hà, Danai đã đăng những dòng tin nhắn trên Facebook thể hiện sự buồn thương và biết ơn ông.
Danai nói với BBC rằng anh giờ đây ấy hối hận đã làm điều đó.
"Tôi mới nhận ra rằng những gì tôi được kể về ông ấy vào thời điểm đó hoặc trước đó đều là tuyên truyền."
Danai không thể hiểu được tình cảm của cha mình dành cho nhà vua.
"Cha tôi mù quáng vì tình yêu của mình với chế độ quân chủ. Nói chuyện với ông giống như nói chuyện với một bức tường. Ông không muốn nghe. Hiện tại, điều duy nhất tôi muốn từ cha tôi là ông phải cởi mở về điều này, như ông thường cởi mở với bất kỳ vấn đề nào khác."
Danai tin rằng mẹ anh cũng là một người theo chủ nghĩa bảo hoàng nhưng không ủng hộ chế độ quân chủ nhiều như bố. Tuy nhiên, bà không bao giờ chỉ trích chế độ quân chủ - và nghĩ rằng các cuộc biểu tình sẽ thất bại.
Danai nói: "Mẹ tôi nghĩ rằng cải cách chế độ quân chủ là một điều gì đó ngoài tầm với và những người phản đối không thể biến điều này thành hiện thực.''
Pakorn nói rằng ông không biết liệu việc lớn lên và khôn ngoan hơn trong tương lai có giúp con trai ông lại gần gũi hơn với mình như xưa, và đưa cả hai trở lại con đường mà cả hai đã từng đi trước đó hay không.
Danai cũng không chắc nữa.
"Có thể tôi sẽ thay đổi ý định về thể chế này. Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra vì tôi già đi," anh nói.
"Nó phụ thuộc vào những gì xảy ra trong thực tế và thông tin tôi nhận được."
Mối quan hệ trở nên tồi tệ vì quan điểm đối nghịch về nhà vua phản ánh sự phân chia thế hệ ngày càng lớn, đang là biểu tượng của xã hội Thái Lan.
Kể từ khi cuộc biểu tình của sinh viên bắt đầu, các gia đình trên khắp Thái Lan ngày càng trở nên chia rẽ.
Cha mẹ và con cái, anh chị em, cô dì và cháu trai đều trở thành những người xa lạ.
Một thế hệ trẻ người Thái đang đặt câu hỏi về chế độ quân chủ và mọi thứ mà nó đại diện - và đây có thể chỉ là khởi đầu của một cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài.
18 tháng 10 2020
NGUỒN HÌNH ẢNH,JILLA DASTMALCHI
"Cha tôi dạy tôi rằng chỉ trích vua là có tội. Một điều cấm kỵ."
Nhưng Danai, 19 tuổi, hiện đang bất chấp lời cảnh báo của cha. Là một sinh viên luật ở Bangkok, Danai là một trong số hàng chục nghìn người biểu tình đã làm chật cứng đường phố ở thủ đô Thái Lan mỗi tháng vào mùa hè này, yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.
Cha anh, Pakorn, là một người đàn ông thượng lưu, sành sỏi. Tên ông và tên con trai đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của họ.
Dù không sống chung nhà nhưng cha con họ vẫn gặp nhau thường xuyên. Nhưng mỗi khi gặp nhau, họ tránh nói về một chủ đề: chế độ quân chủ.
Danai nói: "Nếu nói về đề tài đó, chúng tôi sẽ cãi cọ, và nó sẽ phá hỏng một ngày của hai cha con.''
"Có lần chúng tôi cãi nhau trong xe hơi sau khi tôi chỉ trích nhà vua. Đối với cha tôi, nhà vua là điều không thể chạm tới. Tôi hỏi, tại sao? Ông nói rằng tôi còn quá nhỏ để hiểu được. Ông rất tức giận, sau đó im lặng và ''không thèm nói chuyện với tôi nữa."
Gia đình Danai không đơn độc. Những bất đồng như thế về vai trò của một tổ chức có địa vị bất khả xâm phạm ở Thái Lan hiện đang diễn ra tại nhiều gia đình - ở thành phố và nông thôn - trên khắp đất nước.
Cãi vã trên mạng
Nhưng các gia đình ở Thái Lan không chỉ tranh luận trực diện về chế độ quân chủ, nhiều gia đình quyết định công khai tranh cãi về điều này trên mạng xã hội.
Và mọi thứ có thể trở nên cực đoan.
Tháng 9, khi một sinh viên đại học ở phía Bắc thành phố Chiang Mai tiết lộ trên Facebook rằng cha cô muốn kiện cô vì quan điểm chống chế độ quân chủ của mình, người cha đã trả lời bằng cách đăng rằng con gái không được phép sử dụng họ của ông nữa.
Pakorn cho rằng các giáo sư đại học phải chịu trách nhiệm về hành vi của con trai mình.
"Trong xã hội Thái Lan có những nhóm người chống bảo hoàng một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, internet và mạng xã hội liên tục tung ra những thông tin sai lệch và tin giả. Những người trẻ tuổi tiếp thu nhanh chóng mà không cần lọc". Ông nói.
Danai thách thức cha mình lần đầu tiên về chế độ quân chủ khi anh 17 tuổi.
"Chúng tôi lúc đó đang ở trong rạp chiếu phim. Trước khi phim bắt đầu, bài quốc ca của hoàng gia được cất lên như thường lệ, mọi người đều đứng dậy để bày tỏ sự kính trọng với nhà vua. Tôi không muốn làm thế nên đã ngồi yên. Cha tôi ép buộc tôi đứng dậy, nhưng tôi chống lại. Chỉ khi mọi người bắt đầu nhìn chằm chằm vào chúng tôi, cuối cùng tôi mới đứng lên."
NGUỒN HÌNH ẢNH,JILLA DASTMALCHI
Từ chối đứng khi hát quốc ca từng bị coi là bất hợp pháp ở Thái Lan, cho đến khi luật này bị bãi bỏ vào năm 2010. Nhưng dù thế, việc không làm như vậy vẫn bị nhiều người coi là không tôn trọng chế độ quân chủ.
Truyền thống lịch sử
Người Thái Lan được dạy từ khi sinh ra là phải tôn kính và yêu quý vị nhà vua, nhưng cũng được dạy về hậu quả của việc lên tiếng chống lại ông. Quốc gia được mệnh danh là Vùng đất của Nụ cười là một trong số rất ít các quốc gia có luật khi quân. Điều này có nghĩa là chỉ trích nhà vua, nữ hoàng hoặc người thừa kế ngai vàng là việc làm bất hợp pháp - và bất cứ ai làm như vậy có thể bị bỏ tù tới 15 năm.
Hiện giờ, Danai không đứng lên khi rạp chiếu phim phát thanh bài quốc ca nữa.
Chụp lại video,
Hàng ngàn người Thái đối đầu với nhà vua
Kể từ tháng 7, hàng nghìn sinh viên đại học Thái Lan đã xuống đường và tiếp tục làm như vậy bất chấp việc chính phủ công bố tình trạng khẩn cấp trong những ngày gần đây và bắt giữ nhiều lãnh đạo của biểu tình.
Họ biểu tình yêu cầu hạn chế quyền lực và tài chính gần như vô hạn của nhà vua. Những yêu cầu này có vẻ bình thường với người dân ở các nơi khác trên thế giới, nhưng ở Thái Lan không ai công khai thách thức chế độ quân chủ trong lịch sử hiện đại.
Cuộc biểu tình của sinh viên đã gây sốc cho hầu hết người Thái - bao gồm cả cha của Danai, ông Pakorn.
"Tôi sinh ra dưới triều đại của Vua Rama IX. Ông đã làm nhiều việc cho dân tộc hơn là làm cho con cái của mình. Khi ông ốm, tôi sẵn sàng rời bỏ thế giới này nếu điều đó có thể khiến ông sống lâu hơn. Nhưng Thế hệ Z, như con trai tôi, không có kinh nghiệm đó." Pakorn bày tỏ.
Một vị vua mới
NGUỒN HÌNH ẢNH,JILLA DASTMALCHI
Chụp lại hình ảnh,
Một thế hệ người Thái Lan mới đang phản đối chế độ quân chủ, bất chấp nguy cơ phải ngồi tù dài hạn
Cuộc đụng độ thế hệ này vài năm trước là điều không thể tưởng tượng được. Nhưng sự lên ngôi của vị quốc vương mới, Vua Maha Vajiralongkorn, đã thay đổi tất cả.
Vị vua mới hiếm khi được xuất hiện trước công chúng và dành phần lớn thời gian ở Đức - thậm chí còn nhiều hơn thế, kể từ khi Thái Lan bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.
Đã có nhiều nghi vấn về quyết định tự nắm quyền chỉ huy tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok của ông. Việc tập trung quyền lực quân sự vào tay hoàng gia chưa từng có trong lịch sử Thái Lan hiện đại.
Đời tư của ông cũng bị nói đến nhiều. Ly hôn ba lần, năm ngoái ông kết hôn lần thứ tư. Ông cũng chỉ định một người phụ nữ từng là vệ sĩ của mình làm phối ngẫu chính thức, trước khi tước bỏ và sau đó phục hồi chức tước của bà.
Ngược lại, cố Vua Rama IX được nhiều người coi gần như là thần thánh. Ông đi đến đâu mọi người cũng nằm rạp xuống trước mặt ông ta và tự gọi mình là "đất bụi dưới chân ngài".
Pakorn đã tận mắt nhìn thấy vị vua quá cố hai lần.
"Một lần nọ, tôi đang ngồi trên xe và thấy ông tự lái xe ngược chiều. Không có đoàn xe, không có còi báo động. Mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi bị sốc. Tôi nghĩ ông chỉ muốn làm những điều như những người khác, tự nhiên và thân mật. Tôi cảm thấy ông ấy có một hào quang xung quanh mình, sự hiện diện của ông rất đặc biệt. "
Tuy nhiên, trong 10 năm cuối đời, vua Rama IX bị ốm và hầu hết thời gian phải nằm viện.
Những người Thái Lan trẻ tuổi như Danai hiếm khi nhìn thấy vua nơi công cộng. Mặc dù vậy, khi nhà vua băng hà, Danai đã đăng những dòng tin nhắn trên Facebook thể hiện sự buồn thương và biết ơn ông.
Danai nói với BBC rằng anh giờ đây ấy hối hận đã làm điều đó.
"Tôi mới nhận ra rằng những gì tôi được kể về ông ấy vào thời điểm đó hoặc trước đó đều là tuyên truyền."
Chất vấn quá khứ
Danai không thể hiểu được tình cảm của cha mình dành cho nhà vua.
"Cha tôi mù quáng vì tình yêu của mình với chế độ quân chủ. Nói chuyện với ông giống như nói chuyện với một bức tường. Ông không muốn nghe. Hiện tại, điều duy nhất tôi muốn từ cha tôi là ông phải cởi mở về điều này, như ông thường cởi mở với bất kỳ vấn đề nào khác."
Danai tin rằng mẹ anh cũng là một người theo chủ nghĩa bảo hoàng nhưng không ủng hộ chế độ quân chủ nhiều như bố. Tuy nhiên, bà không bao giờ chỉ trích chế độ quân chủ - và nghĩ rằng các cuộc biểu tình sẽ thất bại.
Danai nói: "Mẹ tôi nghĩ rằng cải cách chế độ quân chủ là một điều gì đó ngoài tầm với và những người phản đối không thể biến điều này thành hiện thực.''
Pakorn nói rằng ông không biết liệu việc lớn lên và khôn ngoan hơn trong tương lai có giúp con trai ông lại gần gũi hơn với mình như xưa, và đưa cả hai trở lại con đường mà cả hai đã từng đi trước đó hay không.
Danai cũng không chắc nữa.
"Có thể tôi sẽ thay đổi ý định về thể chế này. Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra vì tôi già đi," anh nói.
"Nó phụ thuộc vào những gì xảy ra trong thực tế và thông tin tôi nhận được."
Mối quan hệ trở nên tồi tệ vì quan điểm đối nghịch về nhà vua phản ánh sự phân chia thế hệ ngày càng lớn, đang là biểu tượng của xã hội Thái Lan.
Kể từ khi cuộc biểu tình của sinh viên bắt đầu, các gia đình trên khắp Thái Lan ngày càng trở nên chia rẽ.
Cha mẹ và con cái, anh chị em, cô dì và cháu trai đều trở thành những người xa lạ.
Một thế hệ trẻ người Thái đang đặt câu hỏi về chế độ quân chủ và mọi thứ mà nó đại diện - và đây có thể chỉ là khởi đầu của một cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài.
_________________
8DonCo
Similar topics
» Vùng quê nước Mỹ ...
» Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ
» Cần làm gì khi nổi mụn ở vùng kín nam?
» Xe bus 5 sao TSN - Vũng Tàu
» Dân vùng EC đi dổ xăng
» Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ
» Cần làm gì khi nổi mụn ở vùng kín nam?
» Xe bus 5 sao TSN - Vũng Tàu
» Dân vùng EC đi dổ xăng
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum