Thương lái Trung Quốc thao túng thị trường thanh long Tết ở miền Tây
Page 1 of 1 • Share
Thương lái Trung Quốc thao túng thị trường thanh long Tết ở miền Tây
Thương lái Trung Quốc thao túng thị trường thanh long Tết ở miền Tây
Jan 30, 2021 cập nhật lần cuối Jan 30, 2021
LONG AN, Việt Nam (NV) – Bị thương lái Trung Quốc thao túng mùa thanh long Tết khiến tiêu thụ khó khăn, giá giảm mạnh, nhiều người trồng thanh long ở huyện Châu Thành lao đao vì thua lỗ.
Tại Long An, nơi được xem là “thủ phủ thanh long” của miền Tây với tổng diện tích hơn 12,000 hécta, hiện tại nhiều nhà vườn rất lo lắng vì giá trái thanh long giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Nói với báo Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Sơn (ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành) cho biết mọi năm vào thời điểm này, giá thanh long ở mức từ 25,000 tới 30,000 đồng ($1 tới $1.3)/kg, nhưng năm nay giảm mất một nửa, trừ chi phí người trồng chỉ còn hòa vốn hoặc thua lỗ.
“Tôi trồng 500 gốc thanh long ruột đỏ chuẩn bị bán Tết, nhưng giá rơi xuống thấp còn 11,000 đồng (47cent)/kg, trong khi chi phí bỏ vào đầu tư rất nhiều. Thế nhưng, tôi buộc phải bán vì tới ngày mà không thu hoạch thì trái sẽ nứt hết,” ông Sơn chán nản nói.
Ông Nguyễn Hoàng Ca (trú xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành) cho hay thời hoàng kim, thanh long ruột đỏ là cây chủ lực của cả vùng. Mỗi mùa thu hoạch là nông dân sắm vàng, còn bây giờ thì bán vàng để đổ vốn lại cho thanh long tồn tại.
“Trước đó, người dân có tiền tự mở kho rồi đi mua hàng bán sang Trung Quốc, còn bây giờ thương lái Trung Quốc họ xuống các nhà vườn nắm tình hình, sản lượng rồi đưa ra giá luôn,” ông Ca cho biết.
Theo ông Ca, hiện các nhà kho ở huyện Châu Thành và vùng lân cận đa phần là của người Trung Quốc. Nếu như trước đây, thương lái Trung Quốc đi mua theo từng giai đoạn như trái mới nhú bằng nắm tay có giá 50,000 đồng ($2)/kg, trái chín mua tận vườn bao tiêu có khi lên đến 80,000 đồng ($3.4)/kg. Còn bây giờ thì thương lái quyết định hết để ép giá nhà vườn thu lời nhiều, người nông dân thì mất quyền tự quyết về giá.
“Chỉ chục vựa mà có tới mấy chục thương lái người Trung Quốc trong đó, làm ăn sao nổi? Cách ngày thu hoạch chỉ vài hôm là thương lái Trung Quốc đã áp giá, nông dân trở tay không kịp. Nếu không bán cho họ thì bán cho ai? Hợp đồng cũng giao kèo rồi, không bán thì đền gấp đôi,” ông Ca thở dài.
Chỉ trên một đoạn đường ngắn khoảng vài cây số thuộc tỉnh lộ 827C chạy qua hai huyện Châu Thành (tỉnh Long An), và huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) có tới hàng chục cơ sở thu mua thanh long lớn nhỏ, trong đó nhiều cơ sở do người Trung Quốc đầu tư thuê người Việt Nam đứng tên.
Đáng ngạc nhiên là trái thanh long Việt Nam trồng nhưng khi được đóng vào các loại thùng giấy xuất cảng đều mang thương hiệu Trung Quốc…
Trả lời báo đài, ông Nguyễn Quốc Trịnh, chủ tịch Hiệp Hội Thanh Long tỉnh Long An, cho biết hiện có hai phương thức thu mua và xuất bán thanh long. Đó là doanh nghiệp Việt Nam thu mua và trực tiếp xuất cảng (chủ yếu sang Trung Quốc). Và việc thương lái người Trung Quốc giữ quyền điều phối việc mua-bán ngay tại vùng trồng.
“Việc tiêu thụ gặp khó khăn, người nông dân luôn bị yếu thế do thương lái Trung Quốc biết rất rõ thời điểm thu hoạch và cả nguồn cung, cho nên khi thanh long đến ngày hái trái họ mua với giá rất rẻ. Đợi đến khi hết thanh long, họ tăng giá lên để bán hết số lượng đã mua và khi bán xong họ lại hạ giá xuống để mua tiếp. Giới hữu trách và các doanh nghiệp Việt Nam cũng biết việc này, nhưng không làm gì được,” ông Trịnh nói.
“Trước mắt tôi chỉ khuyến cáo người dân làm theo hướng sạch và không nên xông đèn ồ ạt mùa nghịch, nguồn cung ít đi sẽ giúp đẩy giá thanh long tăng cao trở lại,” ông Trịnh cho biết. (Tr.N) [qd]
Jan 30, 2021 cập nhật lần cuối Jan 30, 2021
LONG AN, Việt Nam (NV) – Bị thương lái Trung Quốc thao túng mùa thanh long Tết khiến tiêu thụ khó khăn, giá giảm mạnh, nhiều người trồng thanh long ở huyện Châu Thành lao đao vì thua lỗ.
Tại Long An, nơi được xem là “thủ phủ thanh long” của miền Tây với tổng diện tích hơn 12,000 hécta, hiện tại nhiều nhà vườn rất lo lắng vì giá trái thanh long giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Nói với báo Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Sơn (ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành) cho biết mọi năm vào thời điểm này, giá thanh long ở mức từ 25,000 tới 30,000 đồng ($1 tới $1.3)/kg, nhưng năm nay giảm mất một nửa, trừ chi phí người trồng chỉ còn hòa vốn hoặc thua lỗ.
“Tôi trồng 500 gốc thanh long ruột đỏ chuẩn bị bán Tết, nhưng giá rơi xuống thấp còn 11,000 đồng (47cent)/kg, trong khi chi phí bỏ vào đầu tư rất nhiều. Thế nhưng, tôi buộc phải bán vì tới ngày mà không thu hoạch thì trái sẽ nứt hết,” ông Sơn chán nản nói.
Ông Nguyễn Hoàng Ca (trú xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành) cho hay thời hoàng kim, thanh long ruột đỏ là cây chủ lực của cả vùng. Mỗi mùa thu hoạch là nông dân sắm vàng, còn bây giờ thì bán vàng để đổ vốn lại cho thanh long tồn tại.
“Trước đó, người dân có tiền tự mở kho rồi đi mua hàng bán sang Trung Quốc, còn bây giờ thương lái Trung Quốc họ xuống các nhà vườn nắm tình hình, sản lượng rồi đưa ra giá luôn,” ông Ca cho biết.
Theo ông Ca, hiện các nhà kho ở huyện Châu Thành và vùng lân cận đa phần là của người Trung Quốc. Nếu như trước đây, thương lái Trung Quốc đi mua theo từng giai đoạn như trái mới nhú bằng nắm tay có giá 50,000 đồng ($2)/kg, trái chín mua tận vườn bao tiêu có khi lên đến 80,000 đồng ($3.4)/kg. Còn bây giờ thì thương lái quyết định hết để ép giá nhà vườn thu lời nhiều, người nông dân thì mất quyền tự quyết về giá.
“Chỉ chục vựa mà có tới mấy chục thương lái người Trung Quốc trong đó, làm ăn sao nổi? Cách ngày thu hoạch chỉ vài hôm là thương lái Trung Quốc đã áp giá, nông dân trở tay không kịp. Nếu không bán cho họ thì bán cho ai? Hợp đồng cũng giao kèo rồi, không bán thì đền gấp đôi,” ông Ca thở dài.
Chỉ trên một đoạn đường ngắn khoảng vài cây số thuộc tỉnh lộ 827C chạy qua hai huyện Châu Thành (tỉnh Long An), và huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) có tới hàng chục cơ sở thu mua thanh long lớn nhỏ, trong đó nhiều cơ sở do người Trung Quốc đầu tư thuê người Việt Nam đứng tên.
Đáng ngạc nhiên là trái thanh long Việt Nam trồng nhưng khi được đóng vào các loại thùng giấy xuất cảng đều mang thương hiệu Trung Quốc…
Trả lời báo đài, ông Nguyễn Quốc Trịnh, chủ tịch Hiệp Hội Thanh Long tỉnh Long An, cho biết hiện có hai phương thức thu mua và xuất bán thanh long. Đó là doanh nghiệp Việt Nam thu mua và trực tiếp xuất cảng (chủ yếu sang Trung Quốc). Và việc thương lái người Trung Quốc giữ quyền điều phối việc mua-bán ngay tại vùng trồng.
“Việc tiêu thụ gặp khó khăn, người nông dân luôn bị yếu thế do thương lái Trung Quốc biết rất rõ thời điểm thu hoạch và cả nguồn cung, cho nên khi thanh long đến ngày hái trái họ mua với giá rất rẻ. Đợi đến khi hết thanh long, họ tăng giá lên để bán hết số lượng đã mua và khi bán xong họ lại hạ giá xuống để mua tiếp. Giới hữu trách và các doanh nghiệp Việt Nam cũng biết việc này, nhưng không làm gì được,” ông Trịnh nói.
Một xe container chở đầy thùng thanh long Tầm Vu, Long An, nhưng đóng trong vỏ thùng “Made in Trung Quốc.” (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Trịnh thì cần có sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành cùng với hiệp hội để “tạo giá trị bền vững” cho trái thanh long Việt Nam.“Trước mắt tôi chỉ khuyến cáo người dân làm theo hướng sạch và không nên xông đèn ồ ạt mùa nghịch, nguồn cung ít đi sẽ giúp đẩy giá thanh long tăng cao trở lại,” ông Trịnh cho biết. (Tr.N) [qd]
Người Việt- Guest
Similar topics
» Quốc Hội Pháp thảo luận về luật chống nạn cướp nội tạng tại Trung Quốc
» Trung Quốc nên thành thật về nguồn gốc Covid, đại sứ Mỹ nói
» Trung Quốc trừng phạt thương mại Đài Loan, cơ hội cho Mỹ?
» Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy (Tạ Duy Anh)
» Làm sao có thể quên những bộ phim Trung Quốc tưng làm mưa gió một thời này chứ
» Trung Quốc nên thành thật về nguồn gốc Covid, đại sứ Mỹ nói
» Trung Quốc trừng phạt thương mại Đài Loan, cơ hội cho Mỹ?
» Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy (Tạ Duy Anh)
» Làm sao có thể quên những bộ phim Trung Quốc tưng làm mưa gió một thời này chứ
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum