Ông đồ trẻ
Page 1 of 1 • Share
Ông đồ trẻ
‘Ông đồ trẻ’ mê viết thư pháp Tết ở Portland, Oregon
Feb 12, 2021 cập nhật lần cuối Feb 12, 2021
PORTLAND, Oregon (NV) – Trong các sinh hoạt cộng đồng, nhất là Tết Nguyên Đán, người Việt ở thành phố Portland và vùng phụ cận, tiểu bang Oregon, đã quen với hình ảnh một “ông đồ trẻ” ngồi “cho” chữ, qua các bức thư pháp viết bằng “mực Tàu giấy đỏ.”
Đó là Đặng Quốc Minh Hòa, 37 tuổi, đến Mỹ sáu năm trước, hiện đang sống tại thành phố Portland. Anh Hòa biết đến thư pháp từ năm 2005 khi còn ở Việt Nam và từng đoạt giải nhất trong một cuộc thi viết câu đối, hoành phi, của “Hội Những Người Yêu Thích Thư Pháp và Thủy Mặc.”
Đặng Quốc Minh Hòa như chiếc neo níu giữ một phần xưa cũ của người Việt. Nét văn hóa nho nhã có lúc tưởng chừng như sẽ bị đứt gãy bởi thời cuộc, sự thay đổi ngôn ngữ.
Anh Hòa khá bận để dành cho tôi một buổi nói chuyện trọn vẹn về thư pháp, dù đã có hẹn trước, bởi những người “đặt hàng” trong những ngày cận kề Tết Tân Sửu.
Tại Mỹ, dù chưa thể mưu sinh với nghề viết thư pháp, nhưng đam mê chưa bao giờ tách rời khỏi anh. Khách tấp nập “đặt hàng” vào dịp Tết và Hòa cũng chỉ ngồi viết vào các ngày cuối tuần, hoặc đêm xuống khi mọi việc đã xong.
Thư pháp được xem như thú vui tao nhã, món quà ý nghĩa, đặc biệt trong dịp Tết như còn thêm một chút văn hóa của cha ông. Cái đẹp của nền Nho học trong nhiều thế kỷ trước của người Việt đang chuyển mình hòa vào chữ Quốc ngữ.
“Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực Tàu, giấy đỏ. Bên phố đông người qua”
Những câu thơ của Vũ Đình Liên tả về cảnh xế chiều của chữ Nho, ông đồ cho chữ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20, vẫn còn như một lời tiên tri mô tả chuyện viết thư pháp trên đất Mỹ hôm nay.
Bởi khi còn ở Việt Nam, anh Hòa mưu sinh bằng thư pháp qua việc viết, bán tranh thư pháp quanh năm, thì ở Mỹ việc này chỉ có thể thực hiện vào các dịp sinh hoạt trong cộng đồng hay mỗi khi Tết đến.
Mỗi dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở Portland, tiểu bang Oregon và Vancouver, tiểu bang Washington, bên kia sông Columbia, nhiều người quen với hình ảnh anh Hòa mặt áo dài, cầm bút lông phe phẩy ngồi “cho” chữ.
Bởi thế, trường Việt ngữ Văn Lang ở Portland luôn mời anh Hòa đến dạy hay nói về thư pháp cho các em học tiếng Việt. Nhà thờ Công Giáo nơi này cũng chọn anh để thể hiện nét đẹp trong các sự kiện ngày Tết.
Thư pháp cũng đã được anh Hòa giới thiệu như một nét văn hóa của người Việt trong sự kiện sinh viên quốc tế tại trường Mt. Hood Community College khi anh theo học tại trường.
Nhờ cách thể hiện nét văn hóa Việt lạ mắt, độc đáo, nhiều năm qua đã được hệ thống thư viện quận hạt Multnomad, nơi anh sinh sống mời đến trình diễn thư pháp vào dịp Tết của người Á Đông.
Sự kiện vốn dĩ hằng năm nay phải ngưng lại vì dịch bệnh. Dù vậy, hệ thống thư viện của quận hạt Multnomad cũng đã tổ chức một buổi về thư pháp qua Zoom vào Thứ Bảy cuối cùng của năm Canh Tý với “ông đồ” Hòa.
Do dịch bệnh nên các sinh hoạt của cộng đồng người Việt vào dịp Tết Tân Sửu không thể diễn ra như những năm trước, nên anh Hòa dự trù cũng sẽ không viết thư pháp trong dịp Tết năm nay.
Tuy vậy, qua uy tín, cái đẹp của thư pháp do anh thể hiện nhiều người đã liên lạc để có được những bức thư pháp như mong muốn. Do đó, ước tính số lượng tranh thư pháp anh bán ra cũng không khác nhiều so với các năm trước và anh sẽ mở lại của hàng tranh thư pháp qua online. [kn]
Feb 12, 2021 cập nhật lần cuối Feb 12, 2021
Võ Ngọc Ánh/Người Việt
PORTLAND, Oregon (NV) – Trong các sinh hoạt cộng đồng, nhất là Tết Nguyên Đán, người Việt ở thành phố Portland và vùng phụ cận, tiểu bang Oregon, đã quen với hình ảnh một “ông đồ trẻ” ngồi “cho” chữ, qua các bức thư pháp viết bằng “mực Tàu giấy đỏ.”
Anh Đặng Quốc Minh Hòa đang “cho” chữ tại một buổi sinh hoạt cộng đồng dịp Tết những năm trước. (Hình: Phong Lan)
Đó là Đặng Quốc Minh Hòa, 37 tuổi, đến Mỹ sáu năm trước, hiện đang sống tại thành phố Portland. Anh Hòa biết đến thư pháp từ năm 2005 khi còn ở Việt Nam và từng đoạt giải nhất trong một cuộc thi viết câu đối, hoành phi, của “Hội Những Người Yêu Thích Thư Pháp và Thủy Mặc.”
Đặng Quốc Minh Hòa như chiếc neo níu giữ một phần xưa cũ của người Việt. Nét văn hóa nho nhã có lúc tưởng chừng như sẽ bị đứt gãy bởi thời cuộc, sự thay đổi ngôn ngữ.
Anh Hòa khá bận để dành cho tôi một buổi nói chuyện trọn vẹn về thư pháp, dù đã có hẹn trước, bởi những người “đặt hàng” trong những ngày cận kề Tết Tân Sửu.
Tại Mỹ, dù chưa thể mưu sinh với nghề viết thư pháp, nhưng đam mê chưa bao giờ tách rời khỏi anh. Khách tấp nập “đặt hàng” vào dịp Tết và Hòa cũng chỉ ngồi viết vào các ngày cuối tuần, hoặc đêm xuống khi mọi việc đã xong.
Thư pháp được xem như thú vui tao nhã, món quà ý nghĩa, đặc biệt trong dịp Tết như còn thêm một chút văn hóa của cha ông. Cái đẹp của nền Nho học trong nhiều thế kỷ trước của người Việt đang chuyển mình hòa vào chữ Quốc ngữ.
Anh Hòa cùng người thân trong một lần mở gian hàng viết thư pháp. (Hình: Phong Lan)
“Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực Tàu, giấy đỏ. Bên phố đông người qua”
Những câu thơ của Vũ Đình Liên tả về cảnh xế chiều của chữ Nho, ông đồ cho chữ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20, vẫn còn như một lời tiên tri mô tả chuyện viết thư pháp trên đất Mỹ hôm nay.
Bởi khi còn ở Việt Nam, anh Hòa mưu sinh bằng thư pháp qua việc viết, bán tranh thư pháp quanh năm, thì ở Mỹ việc này chỉ có thể thực hiện vào các dịp sinh hoạt trong cộng đồng hay mỗi khi Tết đến.
Mỗi dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở Portland, tiểu bang Oregon và Vancouver, tiểu bang Washington, bên kia sông Columbia, nhiều người quen với hình ảnh anh Hòa mặt áo dài, cầm bút lông phe phẩy ngồi “cho” chữ.
Khách hàng người Mỹ với tranh thư pháp của Hòa. (Hình: Phong Lan)
Bởi thế, trường Việt ngữ Văn Lang ở Portland luôn mời anh Hòa đến dạy hay nói về thư pháp cho các em học tiếng Việt. Nhà thờ Công Giáo nơi này cũng chọn anh để thể hiện nét đẹp trong các sự kiện ngày Tết.
Thư pháp cũng đã được anh Hòa giới thiệu như một nét văn hóa của người Việt trong sự kiện sinh viên quốc tế tại trường Mt. Hood Community College khi anh theo học tại trường.
Nhờ cách thể hiện nét văn hóa Việt lạ mắt, độc đáo, nhiều năm qua đã được hệ thống thư viện quận hạt Multnomad, nơi anh sinh sống mời đến trình diễn thư pháp vào dịp Tết của người Á Đông.
Một đồng hương Việt Nam thích thú với tranh thư pháp của anh Hòa trong một sự kiện cộng đồng dịp Tết vào năm trước. (Hình: Phong Lan)
Sự kiện vốn dĩ hằng năm nay phải ngưng lại vì dịch bệnh. Dù vậy, hệ thống thư viện của quận hạt Multnomad cũng đã tổ chức một buổi về thư pháp qua Zoom vào Thứ Bảy cuối cùng của năm Canh Tý với “ông đồ” Hòa.
Do dịch bệnh nên các sinh hoạt của cộng đồng người Việt vào dịp Tết Tân Sửu không thể diễn ra như những năm trước, nên anh Hòa dự trù cũng sẽ không viết thư pháp trong dịp Tết năm nay.
Tuy vậy, qua uy tín, cái đẹp của thư pháp do anh thể hiện nhiều người đã liên lạc để có được những bức thư pháp như mong muốn. Do đó, ước tính số lượng tranh thư pháp anh bán ra cũng không khác nhiều so với các năm trước và anh sẽ mở lại của hàng tranh thư pháp qua online. [kn]
_________________
8DonCo
Re: Ông đồ trẻ
Bo\\\n Bon wrote:Thấy có nhiều người đặt he viết lắm đó
độc nhứt vô nhị, có đam mê mới làm được
_________________
8DonCo
Re: Ông đồ trẻ
8DonCo wrote:Bo\\\\n Bon wrote:Thấy có nhiều người đặt he viết lắm đó
độc nhứt vô nhị, có đam mê mới làm được
Nhóc cũng tốt bụng viết chữ for free và còn phải mua giấy mực nửa.
ga10
Re: Ông đồ trẻ
ga10 wrote:8DonCo wrote:Bo\\\\\\n Bon wrote:Thấy có nhiều người đặt he viết lắm đó
độc nhứt vô nhị, có đam mê mới làm được
Nhóc cũng tốt bụng viết chữ for free và còn phải mua giấy mực nửa.
not really, ai mà không cho tiền trước khi lấy , kỳ vây
He có facebook order online
_________________
8DonCo
Re: Ông đồ trẻ
ga10 wrote:Tại thấy họ viết là "cho chữ" cho nên tui 0 biết có trả tiền.
"cho" trong ngoặc kép:)
_________________
Bo\n Bon
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum