VHV: Thơ & Nhạc
Page 2 of 2 • Share
Page 2 of 2 • 1, 2
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Sám sớm mời các anh chị thưởng thức bài thơ "Thơ Tình Đầu Thu", tác giả Phạm Hồng Giang, do em diễn đọc nhé.
Lâu quá không vào đây post, em quên mất thread này có ở đây
Chúc các anh chị cuối tuần vui vẻ nhé
Phần Kết Hợp Âm Nhạc: Vương Vấn
Thiết Kế Hình Bài Hát: Autumn Breeze (NT)
Lâu quá không vào đây post, em quên mất thread này có ở đây
Chúc các anh chị cuối tuần vui vẻ nhé
Phần Kết Hợp Âm Nhạc: Vương Vấn
Thiết Kế Hình Bài Hát: Autumn Breeze (NT)
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Liên Khúc nhạc của ban nhạc Phượng Hoàng gồm có tác phẩm "Yêu Em - Tôi Muốn - Gia Tài Của Chúng Ta - Huyền Thoại 1 Người Con Gái" sẽ được anh William Nam mang đến các bạn hôm nay.
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
"Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"... ai ai trong chúng ta, hầu như cũng biết đến lời nhạc này. Chúng tôi còn nhớ, lần đầu nghe tình khúc Trịnh Công Sơn (TCS), cái cảm giác ấy lạ lắm, thú vị lắm. Sau đó là những bài Nhìn Những Mùa Thu Đi, Lời Buồn Thánh, Tuổi Đá Buồn, Hạ Trắng, Mưa Hồng, Nắng Thủy Tinh... tất cả đều rất mới, rất lạ, rất cuốn hút người nghe. Người ta chờ đón những tình khúc tiếp theo nữa của TCS, và ông đã không làm mọi người thất vọng : Biển Nhớ, Tình Nhớ, Tình Xa, Tình Sầu, Như Cánh Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi... lần lượt theo nhau ra đời, lần lượt được người nghe tán thưởng. Nhạc TCS quyến rũ người nghe đến như vậy . Lời của bài nhạc hay đến mức, ở một đôi bài, nhạc không bắt kịp lời. Gặp phải những bài như thế chúng ta vẫn cứ tiếc, và đôi lúc nghĩ rằng ông ghép nhạc vào lời hơn là ghép lời vào nhạc. Những tác phẩm như Nắng Thủy Tinh, Như Cánh Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi, Yêu Dấu Tan Theo, Nguyệt Ca, Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ... dường như là những bài thơ hơn là những bài nhạc. “Nắng Thủy Tinh” hoặc “Nhìn Những Mùa Thu Đi” chẳng hạn là những bài đẹp cả về lời thơ lẫn ý nhạc. Những nốt nhạc mềm mại rót xuống ở cuối câu “đưa em về nắng vương nhè nhẹ...” nghe sao mà “nhè nhẹ”. Và tiếng hát quấn quýt vào nhau đã luôn luôn là những tiếng hát của một mùa nào lãng mạn, ru chúng ta trong chiếc nôi đời êm ái, nhìn những cụm mây mùa thu bay đi, bay đi.
Âm nhạc có một năng lực kỳ lạ, nó khiến con người đến gần nhau, nó nói dùm con người những gì không thể nói bằng lời bởi sự hữu hạn của ngôn từ và của những rào cản vô hình. Tình yêu trong nhạc của TCS là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật tạo ra. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau? Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...”
Hôm nay là ngày 28 tháng 2, cũng là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Vườn Hoa Việt xin mang lại cho các bạn những tác phẩm của Ông để nhắc lại người nhạc sĩ đã đi giữa cuộc đời thăng trầm giống như mọi người. Ông chỉ hơn nhân loại ở chỗ đã biến nỗi niềm riêng thành âm nhạc, để nói lên kỷ niệm bất biến của tình yêu. Một khi nếm trải đủ mùi vị của cuộc đời, lặng nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ, cũng giống như Trịnh Công Sơn, người ta sẽ hát … "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ..."
01. Biển Nhớ - MTC (00:00)
02. Diễm Xưa - S Ng (06:05)
03. Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên - anh Đậu (10:45)
04. Hạ Trắng - MTC (16:50)
05. Mưa Hồng - Rosie (22:11)
06. Nắng Thủy Tinh - Alexis (25:50)
07. Quỳnh Hương - OneSunday (30:36)
08. Tình Xa - Vương Vấn (34:15)
09. Tuổi Đá Buồn - Rosie & Khoa (39:20)
10. Xin Cho Tôi - anh Đậu (43:49)
11. Lá Thư Tình của Trịnh Công Sơn (50:57)
Âm nhạc có một năng lực kỳ lạ, nó khiến con người đến gần nhau, nó nói dùm con người những gì không thể nói bằng lời bởi sự hữu hạn của ngôn từ và của những rào cản vô hình. Tình yêu trong nhạc của TCS là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật tạo ra. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau? Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...”
Hôm nay là ngày 28 tháng 2, cũng là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Vườn Hoa Việt xin mang lại cho các bạn những tác phẩm của Ông để nhắc lại người nhạc sĩ đã đi giữa cuộc đời thăng trầm giống như mọi người. Ông chỉ hơn nhân loại ở chỗ đã biến nỗi niềm riêng thành âm nhạc, để nói lên kỷ niệm bất biến của tình yêu. Một khi nếm trải đủ mùi vị của cuộc đời, lặng nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ, cũng giống như Trịnh Công Sơn, người ta sẽ hát … "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ..."
01. Biển Nhớ - MTC (00:00)
02. Diễm Xưa - S Ng (06:05)
03. Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên - anh Đậu (10:45)
04. Hạ Trắng - MTC (16:50)
05. Mưa Hồng - Rosie (22:11)
06. Nắng Thủy Tinh - Alexis (25:50)
07. Quỳnh Hương - OneSunday (30:36)
08. Tình Xa - Vương Vấn (34:15)
09. Tuổi Đá Buồn - Rosie & Khoa (39:20)
10. Xin Cho Tôi - anh Đậu (43:49)
11. Lá Thư Tình của Trịnh Công Sơn (50:57)
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
"Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình, ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình, biết lời tỏ tình, đã có người nghe ..." một tác phẩm với những ca từ đầy xót xa. Cố nhạc sĩ Lam Phương đã viết tác phẩm này như là một lời tiên tri chính xác cho hoàn cảnh của mình, khi đã lần lượt đi qua 3 cuộc hôn nhân đều có kết thúc buồn. Cũng như nhiều ca khúc nổi tiếng khác của nhạc sĩ Lam Phương, bài Một Mình không mang triết lý gì sâu xa để người nghe phải cảm thấy khó hiểu. Bài được viết bằng một cảm xúc chân thành, và nỗi buồn được hiện hữu rõ nét qua lời nhạc ông đã viết. Tâm tư nhạc sĩ Lam Phương lúc nào cũng cảm thấy lẻ loi, cô đơn, và Một Mình: "Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình, Đường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng, chỉ vì đời mình, chưa có bình minh "...
Đời là vạn ngày sầu vì người mang tình yêu đến cho ta, nhưng rồi cũng chính tay người đang tâm rũ bỏ để ta ở lại cùng với những ngày dài cô đơn cùng ly rượu đắng, không bạn bè thân, buồn vì những tháng ngày khổ lụy dần trôi qua . Chỉ có người yêu nhạc là “may mắn”, vì họ được nghe tâm sự cùng niềm thổn thức của cõi lòng cố nhạc sĩ qua những tình khúc ngập tràn nước mắt, thương đau và tủi hận! Khổ một nỗi là càng buồn thì Lam Phương viết càng hay, mà càng đau thì bài ca nghe càng thấm.
Nhìn lại hình ảnh nhạc sĩ từ lúc trưởng thành, hay trước đó, từ thời niên thiếu, Lam Phương đã như một con tằm, bắt đầu nhả tơ cho số phận, cho cuộc đời, cho tình yêu và cho âm nhạc. Tác phẩm Một Mình, sẽ được Rosie mang đến các bạn.
Đời là vạn ngày sầu vì người mang tình yêu đến cho ta, nhưng rồi cũng chính tay người đang tâm rũ bỏ để ta ở lại cùng với những ngày dài cô đơn cùng ly rượu đắng, không bạn bè thân, buồn vì những tháng ngày khổ lụy dần trôi qua . Chỉ có người yêu nhạc là “may mắn”, vì họ được nghe tâm sự cùng niềm thổn thức của cõi lòng cố nhạc sĩ qua những tình khúc ngập tràn nước mắt, thương đau và tủi hận! Khổ một nỗi là càng buồn thì Lam Phương viết càng hay, mà càng đau thì bài ca nghe càng thấm.
Nhìn lại hình ảnh nhạc sĩ từ lúc trưởng thành, hay trước đó, từ thời niên thiếu, Lam Phương đã như một con tằm, bắt đầu nhả tơ cho số phận, cho cuộc đời, cho tình yêu và cho âm nhạc. Tác phẩm Một Mình, sẽ được Rosie mang đến các bạn.
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Chúa Nhật đến và đi ở tiểu bang miền đông Hoa Kỳ. Tôi vặn lên youtube... Một sáng nào nhớ không em?... Ngày Chủ Nhật ngày của riêng mình... Quỳ bên nhau trong góc giáo đường, Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương, Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau ...
Tôi chợt nhớ ngày xưa ở Châu Đốc. Ông cậu, dân Hải Quân, đuợc phép nghĩ vài ngày về thăm. Lúc đó tuy còn nhỏ lắm, nhưng biết bon chen, nên cùng cậu đi chơi. Ngoài vỉa hè, trong ngõ hẻm, đài phát thanh, đều nghe "Thành Phố Buồn", một trong những tác phẫm nỗi tiếng của nhạc sĩ Lam Phuơng. Cùng cậu đi tiệm sách để mua sách nhạc tác phẫm này để cậu tặng cho cô bạn gái. Nguời mà cậu luôn nhắc tới và hình như hai gia đình cũng đã dạm ngõ. Vì tuổi lúc đó, tuy biết thích con gái, nhưng vẫn chưa đủ lớn để suy nghĩ sâu sắc về tình yêu, nên chẵng hiểu Thành Phố Buồn, nó buồn như thế nào? và buồn gì mà buỗn dữ vậy trời. Khi nghe Chế Linh hát, tiếng hát nức nỡ. Thành phố có hoang vắng, có quạnh hiu, có lạnh lẽo đến độ ai cũng muốn đưa mình vào lời nhạc của bài hát, thế là sao? Đến nhà cô bạn gái của cậu, tôi lanh lẹ nói : " ậu để con đưa cho cô", Cậu ngồi trên xe gắng máy, cuời và đưa bài. Gặp cô truớc cửa nhà, tôi đưa và nói "Dạ, Cậu con tặng cô bài nhạc này", Cô nhìn ra huớng Cậu, vẫy tay và mĩm cuời.
Đúng một năm sau, Cậu bị tử trận. Khi gặp lại cô ở ngoài chợ Châu đốc truớc khi rời nuớc vuợt biên, tôi hỏi : "cô còn nhớ con là ai không?" Cô nhìn thật phúc hậu và mĩm cuời trả lời : "Cô đâu quên được, con mang cho cô bài Thành Phố Buồn mà" và nuớc mắt cô từ từ rơi xuống. Rồi cô nói thêm "Con biết không, mỗi lần cô nghe bài đó, cô nhớ cậu của con nhiều" . Tôi chỉ biết an ủi : "Con biết cậu ở trên trời, cũng nhớ cô lắm "
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em. Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn... Con xin hát bài này để kính tặng Cậu, Cô và cuộc tình kỷ niệm của hai người. Tác phẩm Thành Phố Buồn sẽ được Khoa trình bày.
Tôi chợt nhớ ngày xưa ở Châu Đốc. Ông cậu, dân Hải Quân, đuợc phép nghĩ vài ngày về thăm. Lúc đó tuy còn nhỏ lắm, nhưng biết bon chen, nên cùng cậu đi chơi. Ngoài vỉa hè, trong ngõ hẻm, đài phát thanh, đều nghe "Thành Phố Buồn", một trong những tác phẫm nỗi tiếng của nhạc sĩ Lam Phuơng. Cùng cậu đi tiệm sách để mua sách nhạc tác phẫm này để cậu tặng cho cô bạn gái. Nguời mà cậu luôn nhắc tới và hình như hai gia đình cũng đã dạm ngõ. Vì tuổi lúc đó, tuy biết thích con gái, nhưng vẫn chưa đủ lớn để suy nghĩ sâu sắc về tình yêu, nên chẵng hiểu Thành Phố Buồn, nó buồn như thế nào? và buồn gì mà buỗn dữ vậy trời. Khi nghe Chế Linh hát, tiếng hát nức nỡ. Thành phố có hoang vắng, có quạnh hiu, có lạnh lẽo đến độ ai cũng muốn đưa mình vào lời nhạc của bài hát, thế là sao? Đến nhà cô bạn gái của cậu, tôi lanh lẹ nói : " ậu để con đưa cho cô", Cậu ngồi trên xe gắng máy, cuời và đưa bài. Gặp cô truớc cửa nhà, tôi đưa và nói "Dạ, Cậu con tặng cô bài nhạc này", Cô nhìn ra huớng Cậu, vẫy tay và mĩm cuời.
Đúng một năm sau, Cậu bị tử trận. Khi gặp lại cô ở ngoài chợ Châu đốc truớc khi rời nuớc vuợt biên, tôi hỏi : "cô còn nhớ con là ai không?" Cô nhìn thật phúc hậu và mĩm cuời trả lời : "Cô đâu quên được, con mang cho cô bài Thành Phố Buồn mà" và nuớc mắt cô từ từ rơi xuống. Rồi cô nói thêm "Con biết không, mỗi lần cô nghe bài đó, cô nhớ cậu của con nhiều" . Tôi chỉ biết an ủi : "Con biết cậu ở trên trời, cũng nhớ cô lắm "
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em. Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn... Con xin hát bài này để kính tặng Cậu, Cô và cuộc tình kỷ niệm của hai người. Tác phẩm Thành Phố Buồn sẽ được Khoa trình bày.
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi lớn nhất của nền nhạc Việt nói chung, và của dòng nhạc vàng nói riêng. Với số lượng bài hát nổi tiếng rất đồ sộ, được sáng tác trải dài qua nhiều thập niên, từ thập niên 1950 ở Sài Gòn, cho đến thập niên 1980, 1990 tại Pháp và Mỹ. Hiếm có một nhạc sĩ nào sáng tác bền bỉ và có số lượng ca khúc được công chúng nhớ đến nhiều như vậy.
Những năm trước 1975, người dân miền nam Việt Nam, hầu như ai cũng đã từng nghe và biết tiếng cố nhạc sĩ Lam Phương. Sinh 20 tháng 3 năm 1937, cố nhạc sĩ viết nhạc từ rất sớm, năm 15 tuổi đã khởi đầu, nên sự nghiệp âm nhạc của ông để lại khá nhiều. Trên 200 tác phẩm đa dạng, đủ thể loại, đủ sắc thái. Dường như ông có cảm hứng với tất cả những gì xảy ra quanh mình. Từ cuộc sống dân dã của thôn quê cho tới đời binh nghiệp của người lính chiến. Từ phút thăng trầm cơ cực của kiếp nghèo cho đến những giây phút hoan ca, hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Tiếng khóc của trẻ thơ, lời ru của đại dương vỗ về tình mẹ, cho đến giọt nước mắt lấm tấm bịn rịn hay đầm đìa chất ngất thương đau, trong kết thúc của một chuyện tình. Tất cả đều được các nốt nhạc mẫn cảm của ông ghi lại. Có một ai đó nói, dân tộc Việt nam là một dân tộc lãng mạn. Cứ đọc ca dao, nghe dân ca, hò lơ, hò huế, ru con, chèo cổ hay sáu câu vọng cổ, để hiểu tại sao chúng ta ít có anh hùng ca mà chỉ có tình ca. Lam Phương cũng không ngoại lệ khi phần lớn các ca khúc của ông là những bản tình ca.
Lam Phương, vốn có chút duyên với câu hò, vọng cổ, nên điệu buồn của nhạc ông lên men sầu da diết hơn là hơi hướm của các tiết điệu vui tươi, nhộn nhịp. Ông đã chinh phục được một số rất đông người mến mộ. Nhạc ông dễ nghe, dễ hát. Ca từ giản dị, không kiểu cách, dễ hiểu, chân phương, có nhiều khi mộc mạc. Người nghe và hát, cảm được tiếng lòng của họ thổn thức, nhất là khi họ bị rơi vào hoàn cảnh trùng hợp với bài hát, thế là trái tim của họ lập tức bị đốn ngã. Hầu hết các ca từ, chữ dùng, chuyện kể, trong hơn 200 bản nhạc của ông phần lớn đều diễn đạt những cách ngăn, hoài niệm tiếc nuối kỷ niệm xưa của tình yêu đôi lứa, những buổi từ ly, sân ga, bến đò, vẫy biệt, khăn tay và nước mắt. Dường như sự chia cách đã thấm vào máu ông, lập đi lập lại trong tiềm thức như những nốt lặng, dừng lại, trùng điệp, rồi ngân vang, rất xa cho tới cuối cuộc đời, để tất cả chỉ còn là một khoảng trống tận cùng.
Lúc nhỏ tuổi, ông đã biết thế nào là khói lửa chiến tranh và phải đi chạy loạn từ thôn này qua làng nọ. 10 tuổi đã phải xa gia đình lên tỉnh ở trọ, 16 tuổi đã biết yêu và đã biết cầu mong “một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai”. Năm 17 tuổi, ông đã thấm được nỗi đau của kẻ ly hương khi những người cùng dòng máu phải di cư từ Bắc vào Nam lánh nạn Cộng Sản, và cũng vì thế mà trong kho tàng âm nhạc VN của chúng ta mới có các nhạc phẩm như “Chuyến Đò Vĩ Tuyến”, “Kiếp Tha Hương”, “Tình Cố Đô” hoặc “Tiễn Người Đi” v..v…
Lớn lên trong thời chinh chiến, ông đã làm tròn bổn phận của một người trai thời loạn, nếu không muốn nói rằng người nhạc sĩ còn đóng góp nhiều lần hơn thế nữa qua gần 50 nhạc phẩm ngợi ca đời lính như “Chiều Hành Quân”, “Đêm Dài Chiến Tuyến”, “Bức Tâm Thư”, hay “Tình Anh Lính Chiến” v..v… Còn với quê hương, đất nước, Lam Phương là một nhạc sĩ rất nặng lòng ; ông đã mơ ngày trở về ngay từ khi vừa bước xuống tàu để ra đi: “tàu mang ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương”!
Để kỷ niệm ngày sinh nhật 20 tháng 3 của cố nhạc sĩ Lam Phương, thân mời các bạn đón nghe một số tác phẩm của người nhạc sĩ tài danh này, qua sự trình bày của các bạn trong Vườn Hoa Việt.
01. Đèn Khuya (1960) - Rosie (00:00)
02. Cỏ Úa - Ninh Vân (04:08)
03. Biển Tình (1966) - Rosie & Vương Vấn (09:29)
04. Tình Bơ Vơ (1969) - anh Đậu (14:36)
05. Trăm Nhớ Ngàn Thương (1970) - Rosie & Khoa (20:03)
06. Thành Phố Buồn (1970) - Khoa (25:25)
07. Mùa Thu Yêu Đương (1980) - Rosie & Vương Vấn (30:22)
08. Một Mình (1989) - Rosie (34:40)
Những năm trước 1975, người dân miền nam Việt Nam, hầu như ai cũng đã từng nghe và biết tiếng cố nhạc sĩ Lam Phương. Sinh 20 tháng 3 năm 1937, cố nhạc sĩ viết nhạc từ rất sớm, năm 15 tuổi đã khởi đầu, nên sự nghiệp âm nhạc của ông để lại khá nhiều. Trên 200 tác phẩm đa dạng, đủ thể loại, đủ sắc thái. Dường như ông có cảm hứng với tất cả những gì xảy ra quanh mình. Từ cuộc sống dân dã của thôn quê cho tới đời binh nghiệp của người lính chiến. Từ phút thăng trầm cơ cực của kiếp nghèo cho đến những giây phút hoan ca, hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Tiếng khóc của trẻ thơ, lời ru của đại dương vỗ về tình mẹ, cho đến giọt nước mắt lấm tấm bịn rịn hay đầm đìa chất ngất thương đau, trong kết thúc của một chuyện tình. Tất cả đều được các nốt nhạc mẫn cảm của ông ghi lại. Có một ai đó nói, dân tộc Việt nam là một dân tộc lãng mạn. Cứ đọc ca dao, nghe dân ca, hò lơ, hò huế, ru con, chèo cổ hay sáu câu vọng cổ, để hiểu tại sao chúng ta ít có anh hùng ca mà chỉ có tình ca. Lam Phương cũng không ngoại lệ khi phần lớn các ca khúc của ông là những bản tình ca.
Lam Phương, vốn có chút duyên với câu hò, vọng cổ, nên điệu buồn của nhạc ông lên men sầu da diết hơn là hơi hướm của các tiết điệu vui tươi, nhộn nhịp. Ông đã chinh phục được một số rất đông người mến mộ. Nhạc ông dễ nghe, dễ hát. Ca từ giản dị, không kiểu cách, dễ hiểu, chân phương, có nhiều khi mộc mạc. Người nghe và hát, cảm được tiếng lòng của họ thổn thức, nhất là khi họ bị rơi vào hoàn cảnh trùng hợp với bài hát, thế là trái tim của họ lập tức bị đốn ngã. Hầu hết các ca từ, chữ dùng, chuyện kể, trong hơn 200 bản nhạc của ông phần lớn đều diễn đạt những cách ngăn, hoài niệm tiếc nuối kỷ niệm xưa của tình yêu đôi lứa, những buổi từ ly, sân ga, bến đò, vẫy biệt, khăn tay và nước mắt. Dường như sự chia cách đã thấm vào máu ông, lập đi lập lại trong tiềm thức như những nốt lặng, dừng lại, trùng điệp, rồi ngân vang, rất xa cho tới cuối cuộc đời, để tất cả chỉ còn là một khoảng trống tận cùng.
Lúc nhỏ tuổi, ông đã biết thế nào là khói lửa chiến tranh và phải đi chạy loạn từ thôn này qua làng nọ. 10 tuổi đã phải xa gia đình lên tỉnh ở trọ, 16 tuổi đã biết yêu và đã biết cầu mong “một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai”. Năm 17 tuổi, ông đã thấm được nỗi đau của kẻ ly hương khi những người cùng dòng máu phải di cư từ Bắc vào Nam lánh nạn Cộng Sản, và cũng vì thế mà trong kho tàng âm nhạc VN của chúng ta mới có các nhạc phẩm như “Chuyến Đò Vĩ Tuyến”, “Kiếp Tha Hương”, “Tình Cố Đô” hoặc “Tiễn Người Đi” v..v…
Lớn lên trong thời chinh chiến, ông đã làm tròn bổn phận của một người trai thời loạn, nếu không muốn nói rằng người nhạc sĩ còn đóng góp nhiều lần hơn thế nữa qua gần 50 nhạc phẩm ngợi ca đời lính như “Chiều Hành Quân”, “Đêm Dài Chiến Tuyến”, “Bức Tâm Thư”, hay “Tình Anh Lính Chiến” v..v… Còn với quê hương, đất nước, Lam Phương là một nhạc sĩ rất nặng lòng ; ông đã mơ ngày trở về ngay từ khi vừa bước xuống tàu để ra đi: “tàu mang ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương”!
Để kỷ niệm ngày sinh nhật 20 tháng 3 của cố nhạc sĩ Lam Phương, thân mời các bạn đón nghe một số tác phẩm của người nhạc sĩ tài danh này, qua sự trình bày của các bạn trong Vườn Hoa Việt.
01. Đèn Khuya (1960) - Rosie (00:00)
02. Cỏ Úa - Ninh Vân (04:08)
03. Biển Tình (1966) - Rosie & Vương Vấn (09:29)
04. Tình Bơ Vơ (1969) - anh Đậu (14:36)
05. Trăm Nhớ Ngàn Thương (1970) - Rosie & Khoa (20:03)
06. Thành Phố Buồn (1970) - Khoa (25:25)
07. Mùa Thu Yêu Đương (1980) - Rosie & Vương Vấn (30:22)
08. Một Mình (1989) - Rosie (34:40)
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Overall , nhạc sĩ Lam Phương có tài vì nhạc của ông đa số là lời của ông chớ không mượn thơ của người khác phổ nhạc hay dịch nhạc ngoai quốc ra lời Việt
_________________
8DonCo
Re: VHV: Thơ & Nhạc
AB , lâu rồi chị không nghe nhạc Việt nữa , nhạc Việt hầu như buồn không à .
_________________
Khi nói về Stock Market, mình không có kinh nghiệm, thiếu hiểu biết, nên chỉ nói nhảm thôi .
ReFan
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Nhạc cũa Lam Phương hây lắm , nhac nhạc sau khi ăn cơm , thã hồn vào nhạc làm thơ .
HangHang
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Last edited by Autumn Breeze on Sun Sep 15, 2024 7:14 am; edited 1 time in total
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Re: VHV: Thơ & Nhạc
Lâu rồi mới em mới vào lại đây... Chúc các anh chị 1 ngày chủ nhật vui vẻ và bình an
_________________
Like the leaves riding on the autumn breeze
Like the days gone too far for us to seize
Like the days gone too far for us to seize
Autumn Breeze
Page 2 of 2 • 1, 2
Similar topics
» Chân dung âm nhạc: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
» Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng
» Nhung ban nhac hay, nhac VN
» Nhac Hay
» Nhạc của Thứ Tư .
» Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng
» Nhung ban nhac hay, nhac VN
» Nhac Hay
» Nhạc của Thứ Tư .
Page 2 of 2
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum