Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
Page 1 of 1 • Share
Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
Tỉnh nghèo Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tỉnh Nghệ An
Trong khi cả nước Việt Nam đang chống đại dịch Covid, Tỉnh ủy Nghệ An vừa thông qua một dự án tưởng niệm 1.625 tỷ VND.
Phản đối dựng tượng bố lãnh đạo
Giới phê bình nói gì về việc VN tiếp tục xây tượng đài Hồ Chí Minh?
Dự án 'Tháp 9 tầng' được Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phê duyệt hôm 05/08/2021, gây ra nhiều bình luận trái chiều trên mạng xã hội.
Một số Facebooker đặt câu hỏi vì sao tỉnh Nghệ An đang phải đón nhận người lao động nghèo bỏ chạy khỏi TP HCM về quê trốn dịch trong thảm cảnh làm cả nước xúc động mà Tỉnh ủy lại ra quyết định chi tiền tỷ vào một công trình mang tính hoài niệm.
Theo báo Nghệ An, công trình này nhằm tưởng niệm, ca ngợi thân mẫu của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Hoàng Thị Loan.
Về chín tầng tháp ở khu di tích cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê ông, huyện Nam Đàn, tờ báo viết:
"Mỗi tầng nước được sắp đặt điêu khắc 9 loại hoa khác nhau như thể hiện lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục đối với thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Sự luân chuyển dòng nước qua 9 tầng bậc này mang những ý niệm kín đáo, "ước lệ", đó là sự vĩnh hằng, thể hiện tấm lòng tưởng niệm sâu sắc của các du khách ghé thăm khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẫn tờ báo cho biết về quy mô của công trình:
"Dự án sẽ được triển khai tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn trên diện tích 435.677m2, bao gồm khu đất bến bãi đỗ xe, cây xanh, dịch vụ và cây xanh cảnh quan; đất khu thương mại dịch vụ; đất khu trung tâm văn hóa; đất khu dịch vụ du lịch; đất khu thực nghiệm, bảo tồn nông nghiệp, giao thông chung..."
Bài báo không nói nguồn tiền để xây "dự án quan trọng" này đến từ đâu, nhưng tiết lộ rằng công trình này nhằm triển khai nội dung "phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt" của Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1943/QĐ-TTg ngày 27/11/2020.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một tượng Hồ Chí Minh ở Việt Nam
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn nhấn mạnh đến tiêu chuẩn cho bộ máy chính quyền ông lập ra là "chí công vô tư", nên việc dùng tên tuổi của ông để xây quá nhiều tượng đài đặt ra câu hỏi đối với chính quyền VN hiện nay.
TS Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, trong một bài viết cho Diễn đàn BBC News Tiếng Việt (02/07/2021) nêu ra một nghịch lý là nhiều tỉnh thành đề xuất xây tượng đài mà cấp trên không thể bác bỏ:
"Ai cũng biết đề xuất làm tượng đài là UBND tỉnh hoặc huyện. Và đề án bao giờ cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị cao cả của tượng đài là ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của chế độ và qua đó giáo dục về truyền thống yêu nước và cách mạng.
Đề án mang tính chính trị như vậy và được phát ra từ các uỷ ban nhân dân không mấy khi bị bác bỏ, vì những người phê duyệt sợ nếu bác bỏ thì sẽ phạm vào điều thiêng liêng kia. Tiếp theo là đề xuất dự toán. Thường là sẽ nâng giá lên khoảng 10 đến 100 % giá trị thực," TS Nguyễn Xuân Diện viết.
"Năm 2015, xuất hiện Tuyên bố đòi hỏi "Nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xã hội đã và đang chồng chất". Tuyên bố có 336 chữ ký của các tổ chức và công dân."
Nhưng tình hình đến nay vẫn không đổi.
Việc chi tiêu tiền công cho xây tượng đài khi quốc gia đang chống dịch Covid đặt câu hỏi về nhãn quan chính trị của các quan chức Nghệ An, tỉnh nghèo thuộc hàng nhất nước.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng lên án nạn "tham ô lãng phí".
Ông còn nói rõ những kẻ tham ô là "ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ, làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình", theo các báo Việt Nam kể lại.
Hôm 17/10/2020, Thủ tướng VN nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với quan chức tỉnh Nghệ An ở TP Vinh về kinh tế ở tỉnh có dân số thứ tư trong các tỉnh ở Việt Nam.
Bên cạnh lời khuyến khích để tỉnh tăng thu nhập, tạo "kỳ tích Sông Lam", ông Phúc xác nhận:
"Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, nhận trợ cấp ngân sách lớn, phát triển còn theo chiều rộng, giá trị gia tăng thấp. Tỉnh còn thiếu các dự án động lực để tạo giá trị gia tăng, thu ngân sách và tăng trưởng."
Hồi tháng 10/2019, thế giới bàng hoàng vì tin 39 người Việt nhập cư lậu vào Anh đã chết trong thùng xe đông lạnh ở Essex, phía Đông London.
Các điều tra sau đó cho thấy 16 nạn nhân được Anh Quốc đưa xác về Việt Nam chỉ trong một đợt là người dân Nghệ An, theo báo Nghệ An cuối tháng 11 cùng năm.
Nghệ An là tỉnh đóng góp không nhỏ vào dòng người di dân trái phép sang châu Âu kiếm sống và đã nhận được hỗ trợ quốc tế để giải quyết vấn nạn này.
Lúc đó, có ý kiến ở hải ngoại nói chính quyền tại Việt Nam, cụ thể là Nghệ An, phải chịu trách nhiệm về thảm cảnh di dân như vụ 39 tử thi ở Essex.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tỉnh Nghệ An
Trong khi cả nước Việt Nam đang chống đại dịch Covid, Tỉnh ủy Nghệ An vừa thông qua một dự án tưởng niệm 1.625 tỷ VND.
Phản đối dựng tượng bố lãnh đạo
Giới phê bình nói gì về việc VN tiếp tục xây tượng đài Hồ Chí Minh?
Dự án 'Tháp 9 tầng' được Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phê duyệt hôm 05/08/2021, gây ra nhiều bình luận trái chiều trên mạng xã hội.
Một số Facebooker đặt câu hỏi vì sao tỉnh Nghệ An đang phải đón nhận người lao động nghèo bỏ chạy khỏi TP HCM về quê trốn dịch trong thảm cảnh làm cả nước xúc động mà Tỉnh ủy lại ra quyết định chi tiền tỷ vào một công trình mang tính hoài niệm.
Theo báo Nghệ An, công trình này nhằm tưởng niệm, ca ngợi thân mẫu của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Hoàng Thị Loan.
Về chín tầng tháp ở khu di tích cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê ông, huyện Nam Đàn, tờ báo viết:
"Mỗi tầng nước được sắp đặt điêu khắc 9 loại hoa khác nhau như thể hiện lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục đối với thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Sự luân chuyển dòng nước qua 9 tầng bậc này mang những ý niệm kín đáo, "ước lệ", đó là sự vĩnh hằng, thể hiện tấm lòng tưởng niệm sâu sắc của các du khách ghé thăm khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẫn tờ báo cho biết về quy mô của công trình:
"Dự án sẽ được triển khai tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn trên diện tích 435.677m2, bao gồm khu đất bến bãi đỗ xe, cây xanh, dịch vụ và cây xanh cảnh quan; đất khu thương mại dịch vụ; đất khu trung tâm văn hóa; đất khu dịch vụ du lịch; đất khu thực nghiệm, bảo tồn nông nghiệp, giao thông chung..."
Bài báo không nói nguồn tiền để xây "dự án quan trọng" này đến từ đâu, nhưng tiết lộ rằng công trình này nhằm triển khai nội dung "phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt" của Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1943/QĐ-TTg ngày 27/11/2020.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một tượng Hồ Chí Minh ở Việt Nam
Những dự án 'không ai dám bác bỏ'
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn nhấn mạnh đến tiêu chuẩn cho bộ máy chính quyền ông lập ra là "chí công vô tư", nên việc dùng tên tuổi của ông để xây quá nhiều tượng đài đặt ra câu hỏi đối với chính quyền VN hiện nay.
TS Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, trong một bài viết cho Diễn đàn BBC News Tiếng Việt (02/07/2021) nêu ra một nghịch lý là nhiều tỉnh thành đề xuất xây tượng đài mà cấp trên không thể bác bỏ:
"Ai cũng biết đề xuất làm tượng đài là UBND tỉnh hoặc huyện. Và đề án bao giờ cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị cao cả của tượng đài là ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của chế độ và qua đó giáo dục về truyền thống yêu nước và cách mạng.
Đề án mang tính chính trị như vậy và được phát ra từ các uỷ ban nhân dân không mấy khi bị bác bỏ, vì những người phê duyệt sợ nếu bác bỏ thì sẽ phạm vào điều thiêng liêng kia. Tiếp theo là đề xuất dự toán. Thường là sẽ nâng giá lên khoảng 10 đến 100 % giá trị thực," TS Nguyễn Xuân Diện viết.
"Năm 2015, xuất hiện Tuyên bố đòi hỏi "Nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xã hội đã và đang chồng chất". Tuyên bố có 336 chữ ký của các tổ chức và công dân."
Nhưng tình hình đến nay vẫn không đổi.
Việc chi tiêu tiền công cho xây tượng đài khi quốc gia đang chống dịch Covid đặt câu hỏi về nhãn quan chính trị của các quan chức Nghệ An, tỉnh nghèo thuộc hàng nhất nước.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng lên án nạn "tham ô lãng phí".
Ông còn nói rõ những kẻ tham ô là "ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ, làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình", theo các báo Việt Nam kể lại.
Hôm 17/10/2020, Thủ tướng VN nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với quan chức tỉnh Nghệ An ở TP Vinh về kinh tế ở tỉnh có dân số thứ tư trong các tỉnh ở Việt Nam.
Bên cạnh lời khuyến khích để tỉnh tăng thu nhập, tạo "kỳ tích Sông Lam", ông Phúc xác nhận:
"Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, nhận trợ cấp ngân sách lớn, phát triển còn theo chiều rộng, giá trị gia tăng thấp. Tỉnh còn thiếu các dự án động lực để tạo giá trị gia tăng, thu ngân sách và tăng trưởng."
Hồi tháng 10/2019, thế giới bàng hoàng vì tin 39 người Việt nhập cư lậu vào Anh đã chết trong thùng xe đông lạnh ở Essex, phía Đông London.
Các điều tra sau đó cho thấy 16 nạn nhân được Anh Quốc đưa xác về Việt Nam chỉ trong một đợt là người dân Nghệ An, theo báo Nghệ An cuối tháng 11 cùng năm.
Nghệ An là tỉnh đóng góp không nhỏ vào dòng người di dân trái phép sang châu Âu kiếm sống và đã nhận được hỗ trợ quốc tế để giải quyết vấn nạn này.
Lúc đó, có ý kiến ở hải ngoại nói chính quyền tại Việt Nam, cụ thể là Nghệ An, phải chịu trách nhiệm về thảm cảnh di dân như vụ 39 tử thi ở Essex.
_________________
8DonCo
Re: Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
trời...lại là bác nữa....lại thêm project thâu tiền....
_________________
Love This Backhand & Backhand Slice
tech
Re: Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
kỳ nầy chơi lớn , chơi tới chín tầng
_________________
8DonCo
Re: Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
càng lớn tiền vào túi càng nhiều........
_________________
Love This Backhand & Backhand Slice
tech
Re: Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
Mới đầu đọc cái title tưởng viết là "Nghệ An thấy xác 9 tầng" vì nhiều người chết bởi COVID quá.
ga10
Re: Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
ga10 wrote:Mới đầu đọc cái title tưởng viết là "Nghệ An thấy xác 9 tầng" vì nhiều người chết bởi COVID quá.
Bà Gà so morbid
Phải nói là đọc nhá nhem sao tưởng là "Nghệ An Thác Loạn 9 tầng mây" thì mới phù hợp hơn .
_________________
LOCK CHUMP UP !
HEY CHUMP! YOU'RE FIRED
CHUMP AKA THE BIG LIE
Tu* Khoai
Re: Nghệ An 'xây thác chín tầng' trị giá 1.625 tỷ VND ở Nam Đàn
đúng là phản động mà, thấc bác đọc thành xác bác
_________________
8DonCo
Similar topics
» Vì sao nhiều nhà máy không tuyển người Nghệ An, Hà Tĩnh?
» Chín người, mười ý.
» thức ăn tăng, gas cũng tăng
» Anh Tám,anh chín anh mười
» Mùa quýt chín
» Chín người, mười ý.
» thức ăn tăng, gas cũng tăng
» Anh Tám,anh chín anh mười
» Mùa quýt chín
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum