Our forum runs best with JavaScript enabled !

Việt Kiều yêu bác về VN đầu tư

View previous topic View next topic Go down

LOL Việt Kiều yêu bác về VN đầu tư

Post by Vụ án Trần Trường Fri Sep 24, 2021 5:24 pm

Ôn cố tri tân

Chuyện cũ: Việt kiều yêu đảng kính bác Trần Trường biến thành trần truồng

nhatnguyet2014

(NQ&TD) – Trần Trường xin lỗi đồng bào hải ngoại khi vỡ mộng về xây dựng quê hương:

Mỹ Lợi tường trình từ San Jose: Ký giả Lê Bình tổ chức một cuộc họp báo mời truyền thông Việt Ngữ Bắc Cali tiếp xúc với ông Trần Trường đã diễn ra vào lúc 5:00 chiều Thứ Ba 13/11/2012 tại nhà hàng Hội An Bistro quy tụ khoảng 20 người.

Sau lời giới thiệu của ký giả Lê Bình về ông Trần Trường, người đã treo lá cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh trong tiệm của ông tại thành phố Westminster, California vào năm 1999, khiến hàng chục ngàn đồng hương giận dữ và biểu tình suốt 55 ngày đêm.

Ông Trần Trường cho biết năm 2005 ông bán tài sản tại Mỹ để đưa gia đình ông về Việt Nam đầu tư góp phần xây dựng đất nước. Trả lời câu hỏi của cử tọa, ông Trần Trường cho biết, trước tiên gia đình ông được thiếu tá Dương Ngọc Tiến báo Công an Hồ Chí Minh đưa về Hà Nội thuê nhà ở 3 tháng.

Sau đó ông về Đồng Tháp nuôi cá để bán. Thương trường cạnh tranh dẫn đến việc đưa nhau ra toà. Các phiên toà kéo dài để các quan chức Cộng Sản trục lợi. Cuối cùng, tài sản của ông Trần Trường bị cưỡng chế và phát mãi. Trong 4 năm, lúc đầu ông di chuyển bằng xe hơi, sau đó lái xe 2 bánh và cuối cùng là đi xe đò. Sau khi bán chiếc nhẫn cưới và tháo cả răng bọc vàng để đem bán, ông đã phải đi mò tôm để đổi gạo sống qua ngày.

Tiếp đó các ký giả đặt câu hỏi. Trả lời cho câu hỏi tại sao ông Trần Trường không xin lỗi trực tiếp ở Nam Cail nơi ông đã gây lỗi lầm, ông nói là ông đã có dự tính sẽ thực hiện tại Nam Cali.

Trả lời cho mục đích cuộc tiếp xúc này: Ông cho biết lý do ông trở về Mỹ, trước hết là ông ân hận và thành khẩn xin lỗi đồng bào hải ngoại tha thứ cho ông về việc treo cờ đỏ và hình HCM. Tiếp theo ông muốn trình bày sự thật phũ phàng của ông sau 8 năm sống dưới chế độ Cộng Sản và cầu cứu VNCH giúp ông có tiếng nói để đòi lại tài sản của ông. Cuối cùng ông cho biết ông rất cần gây quỹ để ông có tiền đấu tranh đòi lại miếng đất của ông và 3 tuần sau ông sẽ trở về Việt Nam.

► Bài liên quan: Vụ kiện của ông Trần Văn Trường, một Việt kiều Mỹ về nước làm ăn (RFA 31/3/2006)

Một Việt kiều bị phong tỏa tài sản bất thường

Hồng Lĩnh (TPO) 10/03/2006 – Chưa kịp bán cá để trả nợ tiền cám, ông Trường đã bị một số người can thiệp vào món nợ dù chưa đến hạn trả, sau đó bị cơ quan thi hành án tỉnh Đồng Tháp phong tỏa tài sản…


Ao nuôi cá của ông Trường
Ông Trần Văn Trường, sinh sống tại Mỹ 20 năm, là người đã góp phần làm dấy lên tinh thần yêu nước của người Việt trên đất Mỹ bằng việc lập bàn thờ Bác Hồ trong nhà, treo cờ Tổ quốc cho dù bị nhiều kẻ phản đối, đánh đập…

Đầu năm 2005, ông bán tài sản trên đất Mỹ cùng vợ và 2 con trở về Việt Nam làm ăn. Cứ đinh ninh công việc sẽ thuận lợi, nào ngờ…

Ông Trần Văn Trường sinh năm 1961 về quê tại ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa (Lai Vung, Đồng Tháp) thành lập DNTN Tân Trường Khanh chuyên nuôi trồng thủy sản với số vốn lên tới 7 tỷ đồng.

Từ tháng 5 đến 10/2005, ông Trường hợp đồng mua thức ăn nuôi cá với ông Nguyễn Văn Dợn ngụ cùng địa phương với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng.

Ông Trường đã thanh toán cho ông Dợn 409 triệu đồng. Số nợ còn lại, ông Trường cam kết sẽ thanh toán cho ông Dợn đến hết ngày 30/12/2005, sau khi thu hoạch 2 hồ cá.

Tuy nhiên, không hiểu sao chuyện nợ nần của doanh nghiệp Tân Trường Khanh đột nhiên lọt vào “tầm ngắm” của một số cán bộ bảo vệ pháp luật ở địa phương.

Đầu tháng 11/2005 (khi chưa đến hạn trả nợ) một số người có quyền lực xuất hiện và hành động hết sức “nhiệt tình” để can thiệp vào món nợ.

Ông Trường kể: “Lẽ ra tôi đã có thể trả món nợ nói trên cho ông Dợn theo đúng cam kết nhưng do sự can thiệp của một số người mà hợp đồng mua bán cá của tôi với Xí nghiệp XNK Sa Đéc (DOCIFISH) đã bị đơn vị này từ chối (hợp đồng ký ngày 3/11/2005, DOCIFISH sẽ bắt cá ngày 12/12/2005).

Yêu cầu xem xét tư cách của một số cán bộ

Ông Trường còn có đơn yêu cầu cơ quan chức năng xem xét động cơ tích cực một cách “không bình thường” của ông Võ Văn Chức, Đội trưởng đội CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, CA huyện Lai Vung và ông Đào Hồng Hải, Chánh án TAND huyện Lai Vung.

Hội thân nhân kiều bào tỉnh Đồng Tháp cũng đã có nhiều văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cùng các cơ quan chức năng phản đối việc làm của một số cán bộ trong vụ này.

Cán bộ địa phương mời tôi lên trụ sở làm việc nhiều lần, chất vấn đủ điều, còn can thiệp vào các hợp đồng mua bán của tôi.

Ngày 29/12/2005 tôi mới bán được cá cho DNTN Vạn An ở tỉnh Hậu Giang. Đơn vị này hẹn ngày 13/1/2006 giao tiền”.

Ngày 3/1/2006, ông Dợn nộp đơn lên TAND tỉnh Đồng Tháp khởi kiện đòi nợ ông Trường.

Ngày 6/1/2006, TAND tỉnh Đồng Tháp ra thông báo thụ lý vụ án dân sự do Thẩm phán Lê Thị Kim Chung ký, yêu cầu 15 ngày sau khi nhận được thông báo DNTN Tân Trường Khanh phải có ý kiến của mình cho TAND tỉnh Đồng Tháp.

Tuy nhiên chỉ 6 ngày sau, ngày 12/1/2006, thẩm phán Lê Thị Kim Chung lại ký quyết định “áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” đối với DNTN Tân Trường Khanh.

Và rất nhanh, ngày 13/1/2006 (đúng vào ngày DNTN Vạn An thanh toán tiền) thì cán bộ Thi hành án tỉnh Đồng Tháp đột ngột xuất hiện triển khai quyết định 37/QĐ-CD-THA kê biên khẩn cấp tạm thời tài sản đối với ông Trường.

Cơ quan thi hành án tỉnh đã phong tỏa tài sản của doanh nghiệp Tân Trường Khanh và giữ số tiền vừa bán cá là 1.054.490.000 đồng.

Ông Trường bức xúc: “Tòa án và cơ quan thi hành án không gửi quyết định kê biên tạm thời cho chúng tôi mà chỉ gửi cho ông Dợn. Khi phong tỏa tài sản chúng tôi không được mời dự.

Thời điểm phong tỏa chỉ còn 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. (Theo qui định của Cục Quản lý thi hành án thì từ ngày 10 tháng Chạp đến hết ngày 15 tháng Giêng không được tổ chức cưỡng chế).

Vì việc làm đó mà rất nhiều đối tác làm ăn với tôi đã quay lưng, trong khi sản lượng cá dưới ao đang còn trị giá khoảng 4 tỷ đồng”.

Ông Võ Hưng Thông – Chủ tịch Hội thân nhân kiều bào tỉnh Đồng Tháp nói: “Việc phong tỏa tài sản khẩn cấp đối với ông Trường là không cần thiết, vì ông này đang làm ăn bình thường, không có dấu hiệu bỏ trốn, lừa đảo…

Việc làm trên của một số cán bộ thừa hành pháp luật vô tình làm vẩn đục môi trường đầu tư, trong khi Đảng và Nhà nước đang ra sức kêu gọi Việt kiều về đầu tư, xây dựng đất nước”.

Trần Trường và Nước Mắt Mẹ Mìn (Bis)

sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến – Như bao nhiêu đứa bé thơ dại khác, nỗi lo sợ ám ảnh lớn nhất trong tuổi thơ ấu của tôi là những mụ mẹ mìn – những người chuyên môn bắt cóc trẻ con mang bán. Dù khốn nạn và vô lương tâm đến thế, mẹ mìn luôn luôn phải tạo ra vẻ hiền lành, nhân từ và tử tế để có thể làm cái nghề ác độc của mình.

Chuyện mẹ mình trong thế giới trẻ con, chắn chắc, đứa bé nào cũng biết. Chuyện mẹ mìn trong thế giới người lớn, chưa chắc, mọi người đều biết nên bữa nay tôi kể lại – nghe chơi.

Cách đây đã lâu, ngày 25 tháng 1 măm 1999, báo Nhân Dân đăng lại thông cáo của sứ quán của nước CHXHCN Việt Nam tại Mỹ – về việc ông Trần Trường treo cờ búa liềm ở phố Bolsa, thành phố Wesminster — có đoạn như sau:

“Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao và trong năm 1997 đã trao đổi Đại sứ giữa hai nước. Dựa trên tiêu chuẩn ngoại giao, hai nước đã công nhận Quốc kỳ của nhau. Do đó việc trưng bầy hoặc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở bất cứ nơi nào tại Mỹ là hợp pháp và cần được luật pháp Mỹ bảo vệ. Đại sứ quán Việt nam quan tâm sâu sắc và cực lực phản đối những hành động bạo lực chống lại ông Trần Trường và đòi rằng, quyền bầy tỏ lòng tin cũng như cuộc sống của ông Trần Trường phải được tôn trọng và bảo vệ”.

Hai hôm sau, báo Nhân Dân số ra ngày 27 tháng 1 đăng thêm lời phát biểu của phát ngôn viên bộ ngoại giao VN là: “Chúng tôi cho rằng việc làm của ông Trần Trường cần được các cơ quan pháp luật của Mỹ, đặc biệt là chính quyền sở tại nơi ông Trần Trường sinh sống bảo vệ.” Cũng trên số báo này, người ta thấy có ý kiến của một độc giả ẩn danh (hiện đang sinh sống ở Ontario, Canada) về sự kiện trên: “Việc hành hung ông Trần Trường ở thành phố Los Angeles ngày 17/ 1/99 gây chấn động lương tâm những con người, cả người sống lẫn người chết, đã đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận.”

Người ngoại cuộc, nếu chỉ đọc báo Nhân Dân trong những ngày vừa qua, đều cảm thấy hài lòng về việc làm của nhà nước CHXHCN Việt Nam và yên tâm cho những người Việt đang sống đời lưu lạc. Họ được những người cầm quyền nơi quê mẹ quan tâm một cách thiết tha, và chính họ cũng sẵn sàng lên tiếng bênh vực cho nhau – khi cần.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy. Chỉ một ngày sau, ngày 28 tháng 1 năm 99, qua sự chuyển giao của Web Thông Điệp Xanh, nhiều cơ quan truyền thông nhận được điện thư của Cộng đồng Người Việt Ở Nga. Lá thư “kính báo” về chuyện một người Việt khác, ông Tạ Vân Sơn “đã bị công an thành phố Moscow (Mátxcơva) thủ đô Liên Bang Nga đánh chết tại đồn 67 vào ngày 14 tháng 1 năm 99, để lại vợ và con nhỏ. Phía công an Nga phủ nhận hành động dã man của mình.”

Ông Tạ Vân Sơn bị đánh chết tại nước Nga ba ngày trước khi ông Trần Văn Trường trưng hình ông Hồ Chí Minh ở Hoa Kỳ. Tuy thế, báo Nhân Dân và bộ ngoại giao Việt Nam hoàn toàn giữ thái độ im lặng trước cái chết mang nhiều nghi vấn này.

Thế ông Trần Trường là ai, và chuyện gì đã xẩy ra cho ông ấy khiến cho bộ ngoại giao VN, báo Nhân Dân và độc giả “ẩn danh” của tờ báo này âu lo dữ vậy?

Theo phóng viên Phan Trần Hiếu, ông Trần Trường sinh năm 1960 tại một làng quê nghèo khốn. Gia đình ông di cư từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam lánh nạn cộng sản năm 1954. Hiểm hoạ cộng sản lại lan đến miền Nam, hai mươi mốt năm sau đó, năm 1975. Năm năm sau, năm 1980, khi mà bố mẹ ông Truờng không còn đủ sức để tiếp tục chạy thì ông ta (cùng với anh chị em) đã vượt biển để lánh nạn cộng sản thêm một lần nữa.

Ông Trường đã tìm được tự do ở California, Hoa Kỳ và đã dùng quyền tự do đó để trưng bầy những biểu tượng của cái chế độ đã khiến cho gia đình ông ta (từ thế hệ này đến thế hệ khác ) phải trốn chạy và ly tán. Theo ông Truờng, việc làm của mình mới đích thực có ý nghĩa của sự tự do và ông muốn dậy cho cộng đồng nguời Việt về điều đó. “What I want is to teach my community what real freedom means” – nếu ghi nguyên văn theo phóng viên Phan Trần Hiếu, trong cuốn Roots Of Unrest, do nhật báo The Orange County Register xuất bản năm 1999.

Còn ký giả Rachel Tuinstra (cũng của nhật báo The Orange County Register, số ra ngày 19 tháng 1 năm 1999) đã tường thuật về phản ứng của cộng đồng người Việt, trước chuyện hành sử quyền tự do của ông Trần Trường, như sau:

“Hundred of people, many Vietnamese immigrants, poured into a shopping center Monday to protest a picture of communist leader Ho Chi Minh that had been hung in a video rental store.
By 1 p.m. , as many as 400 people filled the center’s Bolsa Avenue parking lot in Little Saigon, forcing police to close the area off to vehicles, said police Lt. Bill Lewis.

Police convinced Tran Van Truong, 37, the owner of HiTek video store, to close an hour later. As Truong left his store with a police escort, someone hit him in the back of the head. There was no visible injuries, but paramedics took Truong to a hospital and police filed an assault report.”

Xin tạm dịch:

“Hàng trăm người, phần lớn là di dân Việt Nam, đổ xô về một khu thương xá hôm thứ Hai để phản đối một bức hình của lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh treo trong một tiệm cho thuê video. Khoảng 1 giờ trưa, đã có chừng 400 người đến bãi đậu xe của khu Little Saigon khiến cảnh sát phải ngăn không cho xe vào khu vực này nữa, theo lời của trung úy cảnh sát Bill Lewis. Cảnh sát thuyết phục ông Trần Trường, 37 tuổi, đóng cửa tiệm của mình một giờ sau. Ông rời tiệm cùng với một cảnh sát viên, và bị một người nào đó đánh vào đầu. Ông Trường không bị thương tích gì nhưng vẫn được đưa vào bệnh viện và cảnh sát đã làm phúc trình về việc ông bị hành hung.”

Tuy sự việc chỉ có thế thôi nhưng mối quan tâm của nhà nước CHXHCN Việt Nam về việc quyền tự do của ông Trần Văn Trường bị vi phạm vẫn nên được ghi nhận như là một thái độ cần thiết và đáng quí — nếu nó phát xuất từ tấm lòng chân thật.

Sự “chân thật” này đã được dịp đem ra thử thách, không lâu, sau đó. 10/03/2006, Web Tiền Phong Online, có tin “Một Việt Kiều Bị Phong Tỏa Tài Sản Bất Thường”. Xin được trích dẫn vài đoạn chính:

“Ông Trần Văn Trường, sinh sống tại Mỹ 20 năm, là người đã góp phần làm dấy lên tinh thần yêu nước của người Việt trên đất Mỹ bằng việc lập bàn thờ Bác Hồ trong nhà, treo cờ Tổ quốc cho dù bị nhiều kẻ phản đối, đánh đập.

Ông Trần Văn Trường sinh năm 1961 về quê tại ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa (Lai Vung, Đồng Tháp) thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Tân Trường Khanh chuyên nuôi trồng thủy sản với số vốn lên tới 7 tỷ đồng…

Từ tháng 5 đến 10/2005, ông Trường hợp đồng mua thức ăn nuôi cá với ông Nguyễn Văn Dợn ngụ cùng địa phương với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng…

Ông Trường đã thanh toán cho ông Dợn 409 triệu đồng. Số nợ còn lại, ông Trường cam kết sẽ thanh toán cho ông Dợn đến hết ngày 30/12/2005, sau khi thu hoạch 2 hồ cá.

Tuy nhiên, không hiểu sao chuyện nợ nần của doanh nghiệp Tân Trường Khanh đột nhiên lọt vào “tầm ngắm” của một số cán bộ bảo vệ pháp luật ở địa phương.

Cơ quan thi hành án tỉnh đã phong tỏa tài sản của doanh nghiệp Tân Trường Khanh và giữ số tiền vừa bán cá là 1.054.490.000 đồng.

Ông Trường bức xúc: “Tòa án và cơ quan thi hành án không gửi quyết định kê biên tạm thời cho chúng tôi mà chỉ gửi cho ông Dợn. Khi phong tỏa tài sản chúng tôi không được mời dự…”

Ông Võ Hưng Thông — Chủ tịch Hội thân nhân kiều bào tỉnh Đồng Tháp nói: “Việc phong tỏa tài sản khẩn cấp đối với ông Trường là không cần thiết, vì ông này đang làm ăn bình thường, không có dấu hiệu bỏ trốn, lừa đảo...”.

Việc làm trên của một số cán bộ thừa hành pháp luật vô tình làm vẩn đục môi trường đầu tư, trong khi Đảng và Nhà nước đang ra sức kêu gọi Việt kiều về đầu tư, xây dựng đất nước”.

Mai đây, khi trở lại tiếp tục cuộc đời tha phương cầu thực, hy vọng, sẽ có lúc ông Trần Trường hiểu ra sự khác biệt giữa đạo đức thật và đạo đức giả, và “mẹ” với “mẹ mìn”.
Anonymous

Vụ án Trần Trường
Guest


Back to top Go down

LOL oGWnJyLTAa

Post by Vụ án Trần Trường Fri Sep 24, 2021 5:31 pm

Anonymous

Vụ án Trần Trường
Guest


Back to top Go down

LOL oGWnJyLTAa

Post by Trần Trường treo cờ vc Fri Sep 24, 2021 6:30 pm

Trước khi ông Trần về VN đầu tư đã rất nổi tiếng vì sự kiện này ở Cali Little Saigon

Vụ Trần Trường
chuỗi sự kiện chính trị tại Little Saigon, California năm 1999

Vụ Trần Trường[1][2][3] hay sự kiện Trần Trường[4][5], còn được báo chí Anh ngữ gọi là vụ Hi-Tek (tiếng Anh: Hi-Tek incident)[6][7] hoặc vụ biểu tình chống Hồ Chí Minh năm 1999 (tiếng Anh: Anti-Ho Chi Minh protests of 1999) là một chuỗi sự kiện diễn ra tại Little Saigon, Quận Cam, California vào đầu năm 1999, liên quan đến việc một người cho thuê băng video treo một lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam cùng chân dung Hồ Chí Minh trước cửa tiệm của mình và các nỗ lực của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại khu vực nhằm tháo dỡ chúng.[8][9] Đây được xem là vụ biểu tình lớn nhất trong lịch sử của người Việt tại Hoa Kỳ.[10][11][12]

Vụ Trần Trường
Nguyên nhân
Chủ tiệm Hi-Tek treo cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ Chí Minh
Mục tiêu
• Tháo dỡ cờ và hình
• Lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
Hình thức
Biểu tình, thắp nến
Kết quả
• Trần Văn Trường bị khởi tố vì sang băng lậu
• Tiệm Hi-Tek bị dỡ bỏ
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
• Người biểu tình Mỹ gốc Việt
• Trần Văn Trường

Ủng hộ
• ACLU
• Chính phủ Việt Nam
Số lượng
hàng trăm đến 15.000 người biểu tình
Thương và tử vong
Bắt giữ
52 người
Sự việc diễn ra trong hơn 50 ngày, bắt đầu từ ngày 17 tháng 1, khi chủ nhân tiệm Hi-Tek là Trần Văn Trường treo lên bức hình và lá cờ trước cửa tiệm.[6][13] Trong suốt gần hai tháng sau đó, mỗi ngày có hàng trăm người tụ tập biểu tình trước cửa tiệm và kêu gọi Trần Văn Trường tháo gỡ các biểu tượng này.[8][9][6] Đỉnh điểm của diễn biến là tối ngày 26 tháng 2, khi khoảng 15.000 người đã tập trung trong một cuộc thắp nến để phản đối tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.[11][13][14][15] Sự kiện kết thúc vào ngày 11 tháng 3 sau khi ông Trường thua kiện người chủ nhà và bị truy tố vì cho thuê băng lậu, tiệm Hi-Tek cũng bị dỡ bỏ sau đó.[6] Tháng 8 cùng năm, Trần Văn Trường bị tuyên án 3 tháng tù vì tội sang băng lậu.[16]

Vụ Trần Trường được xem là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử người Việt tại Hoa Kỳ, tạo ra sự đoàn kết hiếm thấy trong một cộng đồng vốn có nhiều chia rẽ trước đây và là động lực thúc đẩy nhiều nhân vật tham gia chính trường sau này.[17][7] Mặt khác, nó phơi bày các rạn nứt giữa hai thế hệ trong cộng đồng người Việt tại Quận Cam.[18][19][7] Đồng thời, nó đã đưa ra những tranh cãi về vai trò tự do ngôn luận trong một xã hội tự do như Hoa Kỳ.[8][9][13]

Trong gần 25 năm sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, số lượng người Mỹ gốc Việt đã lên đến hơn 1 triệu người. Tại Quận Cam, California, người Việt đã tạo một cộng đồng đông đảo nhất Hoa Kỳ, quy tụ nhiều cơ sở thương mại trong khu vực được chính quyền địa phương chính thức công nhận là Little Saigon.[7] Trong cuộc điều tra dân số năm 1990, số người gốc Việt sinh sống trong Quận Cam là 72.000 người và ước tính đến đầu năm 1999 thì con số này đã lên tới 200.000 người.[18] Do xuất thân là những người tị nạn từ chế độ cộng sản tại Việt Nam, những người Mỹ gốc Việt có quan điểm chống cộng mạnh mẽ.[7] Vào thập niên 1980, nhiều nhà báo gốc Việt tại Mỹ đã bị khủng bố và ám sát vì các quan điểm của họ đối với Việt Nam.[20] Những nhân vật lên tiếng ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam bị gắn mác là "thân cộng" và bị cộng đồng tẩy chay.[6][7]

Năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận với Việt Nam. Ngay trong năm sau, hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn 2 thập kỷ gián đoạn.[6][7] Tháng 10 năm 1994, Phòng Thương mại Việt Mỹ Quận Cam đã gửi một phái đoàn về Việt Nam với người dẫn đầu là Bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ.[21] Họ hứng chịu một làn sóng chống đối dữ dội từ nhiều cá nhân, hàng ngàn người trong số đó đã tổ chức biểu tình phản đối tại Washington DC.[6][7] Trong các cuộc biểu tình phản đối tại Quận Cam, một người phát tờ rơi nhằm tổ chức một diễn đàn để đối thoại về việc làm ăn tại Việt Nam tại văn phòng của Bác sĩ Cơ. Tuy nhiên, không một ai tham gia hay để ý đến diễn đàn do ông Trần Văn Trường đã tổ chức.[6][7]

Trần Văn Trường vốn là một thuyền nhân đến Hoa Kỳ từ năm 1980. Giống như nhiều người Việt tị nạn khác, ông có thân nhân bỏ mình trong cuộc chiến chống cộng sản hoặc bị bắt đi học tập cải tạo. Đặt chân tới nước Mỹ khi chỉ mới 20 tuổi và cũng không có bằng cấp trung học trong tay, ông tham gia một nhóm thiền tên là Hội Ái Hữu Vô Vi.[6] Chỉ trong vòng vài năm sau đó, ông thăng tiến trong nhóm và trở thành một giáo chủ. Tiếp đó, ông Trường tự xưng là "Thượng đế" và đi nhiều nơi để rao giảng phương pháp thiền của mình.[21] Trong một hội nghị của Hội Ái Hữu Vô Vi vào năm 1989, ông tỏ ý lấn chiếm quyền lãnh đạo nhóm khi đòi được ngồi ghế cao hơn sư phụ của mình.[6] Tuy nhiên, ông đã thất bại. Trần Văn Trường sau đó từ bỏ nhóm này rồi kết hôn với người duy nhất ủng hộ mình và dọn nhà tới Stanton, California. Vợ Trần Trường là một lập trình viên còn bản thân ông thì theo học lớp điện tử và mở tiệm Hi-Tek vào năm 1996. Theo ông, trong những năm này ông đã thường xuyên về Việt Nam và thấy điều kiện cuộc sống tại Việt Nam bắt đầu được cải thiện. Từ đó, ông ủng hộ việc tăng quan hệ kinh tế và chính trị với Việt Nam.[6]

Trong những năm sau đó, ông đã xuất bản 12 tờ rơi kêu gọi cộng đồng đối thoại với chính quyền Việt Nam.[6]

Diễn biến
Cờ đỏ sao vàng
Chân dung Hồ Chí Minh
Trần Văn Trường đã treo lá cờ đỏ sao vàng (trên) và một chân dung Hồ Chí Minh tương tự như hình phía dưới ở trước cửa tiệm mình
Do các nỗ lực kêu gọi đối thoại về Việt Nam không được chú ý, đầu năm 1999, Trần Văn Trường nảy ra ý định treo cờ Cộng sản và chân dung Hồ Chí Minh để kích động phản ứng từ người dân Little Saigon. Ông đã gửi hai tờ fax từ trước đó hai tuần để nêu ý định của mình và thách thức cộng đồng đến gỡ chúng ra.[6][13]

Vào Chủ nhật ngày 17 tháng 1, sau khi một khách hàng đến cửa tiệm Hi-Tek của Trần Văn Trường tọa lạc tại số 9550 Đại lộ Bolsa trong Trung tâm Thương mại Bolsa (Bolsa Marketplace) ở Westminster và nhìn thấy hình Hồ Chí Minh, vị khách này đã báo động cho những người khác. Khoảng 50 người tiếp sau đó kéo đến cửa tiệm và đòi tháo gỡ bức hình. Một nhân viên đã gỡ hình đó xuống.[22] Ngày hôm sau, Trần Văn Trường treo lại hình và thêm lá cờ đỏ sao vàng.[22] Khoảng 350 người biểu tình kéo đến cửa tiệm. Khi Trần Văn Trường đóng cửa tiệm vào 2:30 chiều, ông bị một người biểu tình đánh vào đầu.[22]

Trong suốt 53 ngày đêm liên tiếp, những người biểu tình liên tục tụ tập trước cửa tiệm, với con số lên đến hàng ngàn người vào cuối tuần.[6][13] Với số người biểu tình gây cản trở làm ăn cho các doanh nghiệp trong khu vực, các chủ Trung tâm Thương mại Bolsa kiện Trần Văn Trường, cho rằng ông đã vi phạm một điều khoản trong hợp đồng thuê cấm các trưng bày gây ra phiền toái công cộng. Ngày 21 tháng 1, Tòa án Cấp cao Quận Cam đưa phán quyết sơ bộ buộc ông phải tháo dỡ các biểu tượng trong cửa tiệm của mình. Đồng thời, chủ Trung tâm Thương mại cũng bắt đầu làm thủ tục đuổi ông ra khỏi tiệm. Vài tiếng sau, vợ ông đến cửa tiệm để dời ảnh và cờ trước sự chứng kiến của hơn 400 người biểu tình.[23] Tuy nhiên, phán quyết bị hủy bỏ vào ngày 10 tháng 2 sau khi Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) bào chữa và ủng hộ quyền tự do ngôn luận của ông.[24]

Mặc dù biểu tình diễn ra ôn hòa nhưng những người biểu tình đầy xúc cảm đã xô xát với ông Trường vài lần.[6] Người biểu tình dùng loa phóng thanh đả đảo chính quyền Việt Nam, dán hàng ngàn hình lá cờ vàng ba sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng hòa trước cửa tiệm và các tiệm lân cận, đốt và nhổ nước bọt vào hình nộm Hồ Chí Minh.[6] Những người tham gia biểu tình gồm tất cả thành phần người Việt tại Mỹ: nam nữ, già trẻ, người Việt từ tất cả các tầng lớp và vùng miền Việt Nam đều có mặt.[6][19] Trong một thời gian ngắn, tất cả các trung tâm thương mại tại Little Saigon đã treo quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa để thể hiện lòng trung thành đối với nước Mỹ và quan điểm chống cộng. Các cộng đồng người Việt lớn ở San Jose và Houston, Texas cũng tổ chức các cuộc biểu tình để hưởng ứng.[6]

Ngày 11 tháng 2, sau khi được phép treo lại các biểu tượng, Trần Văn Trường trở lại tiệm Hi-Tek để làm việc này. Cảnh sát thành phố Westminster yêu cầu ông thông báo cho họ nếu làm việc này để có thể bảo vệ, nhưng ông tự trở lại một mình. Trong lúc vào tiệm, ông bị một nhóm người biểu tình cản trở, một người đàn ông nhổ nước bọt vào tay rồi tát vào mặt ông. Ông Trường té ngã, rồi một người phủ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên mình ông và hô to "Đả đảo Cộng sản". Cảnh sát đến 5 phút sau và ông Trường được chở đi bệnh viện.[25]

Ngày 20 tháng 2, với sự hộ tống của cảnh sát, hai vợ chồng ông trở lại tiệm Hi-Tek để treo lại hình và lá cờ. Khi vào trong tiệm, cảnh sát thấy có dấu hiệu tàng trữ băng video lậu.[24] Tối ngày 26 tháng 2, cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra. Các tổ chức người Mỹ gốc Việt trẻ đã tổ chức một cuộc thắp nến lên án các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Khoảng 15.000 người tham gia biểu tình ôn hòa.[13][15][24] Ngày 1 tháng 3, ông Trường trở về cửa tiệm. Ông bị những người biểu tình ném trứng vào mặt. Cảnh sát phải kéo ông ra khỏi để bảo vệ ông.[24] Ngày 5 tháng 3, cảnh sát bao vây lục soát tiệm Hi-Tek, tịch thu hơn 17.000 băng video và 146 đầu máy. Đồng thời, họ điều tra vụ trộm cắp khi có người đã đột nhập vào cửa sau và lấy đi hai biểu tượng.[24] Ngày 11 tháng 3, cuộc biểu tình chính thức chấm dứt khi tiệm Hi-Tek bị gỡ bỏ.[24]

Trong suốt cuộc biểu tình, chính quyền thành phố Westminster đã phải huy động hơn 200 cảnh sát để giữ trật tự và bắt giữ 52 người biểu tình.[24]

Phản ứng
Trần Văn Trường
Theo Trần Văn Trường, mục đích ông treo hai biểu tượng là để thúc đẩy đối thoại trong một cộng đồng vốn không chấp nhận bất đồng chính kiến trong vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông xem mình là nhà đấu tranh cho tự do ngôn luận và không hối hận về việc mình làm, dù cho các cuộc biểu tình đã cướp đi công ăn việc làm của ông.[26]

Ông nói rằng mình treo cờ đỏ sao vàng vì đó là biểu tượng hiện nay của quốc gia mình, và treo hình Hồ Chí Minh vì đó là người đã giải phóng dân tộc.[27] Theo ông, nước Mỹ là một nước có tự do và ông muốn cho cộng đồng gốc Việt thấy rằng tự do có nghĩa là chấp nhận một ý kiến trái chiều. Ông không phủ nhận việc muốn đánh bóng tên tuổi mình – ông cho rằng đó là bản chất con người – nhưng nói rằng đó không phải là mục đích chính.[27]

Ông Trường cho rằng mình không phải là người Cộng sản và yêu người Việt ở cả hai nước Mỹ và Việt Nam, cũng như muốn giúp xua đuổi bóng ma chiến tranh còn ám ảnh nhiều người.[9] Ông cho biết không sợ làm điều phải. Ông không tin rằng chính quyền Việt Nam đang làm tốt và cho rằng họ phải tiếp tục cải thiện. Tuy nhiên, họ cần có sự giúp đỡ của cộng đồng.[9]

Trước sự việc ông Trường bị những người biểu tình tấn công khi trở lại tiệm mình để treo lên lại bức hình và lá cờ, luật sư ACLU đại diện cho ông phát biểu: "chúng tôi rất buồn và tức giận về cuộc tấn công vô nghĩa và hèn nhát". "Ông Trường đã thể hiện sự can đảm hiếm thấy trong việc theo đuổi quyền bày tỏ ý kiến của ông qua hệ thống pháp luật. Những kẻ chống lại ông bằng cách vi phạm luật rõ ràng không hiểu các trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của một xã hội tự do và nền dân chủ lập hiến."[28]

Sau khi bị tuyên án về tội sang băng lậu, ông cho rằng án tù của mình là bất công vì tất cả những người cho thuê băng ở Little Saigon đều làm việc này. Ông và luật sư bào chữa cho rằng đây chỉ là âm mưu của giới chức thành phố Westminster để chấm dứt 53 ngày liên tục biểu tình đã làm thành phố tốn hơn 750.000 USD tiền lương cho cảnh sát.[26] Năm 2006, ông lại cho rằng mình không sang băng lậu mà "đã có hợp đồng kinh doanh với các công ty của Tàu."[2]

Một năm sau vụ biểu tình, ông cho rằng mình đã hối hận khi treo lá cờ và cảm thấy buồn đã mất quyền tự do lên tiếng. Ông nói "Họ muốn đánh tôi. Họ muốn giết tôi vì... tôi đã treo lá cờ. Đó không phải là... tự do. Trong cộng đồng người Việt không có tự do phát biểu điều mình muốn nói. Tôi đã cố gắng thảo luận và nói chuyện với họ và cho thấy sự tự do ở đây. Nhưng họ hành động như Cộng sản ở Việt Nam."[29]

Người Mỹ gốc Việt
Đối với nhiều người Mỹ gốc Việt, hình ảnh Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng đã khơi dậy nhiều nỗi buồn chiến tranh.[8][9] Tuy một số người công nhận quyền tự do ngôn luận của ông Trường theo hiến pháp, đối với những người Việt khác, hành động của ông được xem là một thách thức táng tận lương tâm và đáng trách.[6] Nhiều người dân Little Saigon xem đây là một sự phản bội tột cùng.[6] Ông Ngô Kỷ, một đại diện cho những người biểu tình, phát biểu: "Chúng tôi biết rằng đây là một nước tự do và bạn có quyền tự do ngôn luận, nhưng ông ta cơ bản là đã thách thức cả cộng đồng. Chúng tôi muốn lên tiếng. Người ta hiểu rằng cộng đồng người Việt tại đây thù ghét cộng sản."[22] Đối với những người biểu tình, đây là một thời điểm để đoàn kết lại chưa từng thấy để đưa một thông điệp rõ ràng đến chính quyền Việt Nam. Theo một giáo sư người Việt, "họ muốn cho chính quyền Việt Nam biết rằng nó không thể khống chế cộng đồng người Mỹ gốc Việt theo kiểu nó khống chế người dân [trong nước]."[12]

Trong các cuộc biểu tình, những người tham gia kể lại sự sỉ nhục, cưỡng bức và mất mát mà họ đã chịu đựng dưới tay cộng sản.[6] Một người biểu tình cho biết: "Tôi đã chứng kiến bạn bè tôi bị cộng sản giết. Mỗi khi tôi nhìn thấy lá cờ, tôi rất bực tức. Tôi vẫn thấy nó, nghe lại những phát súng. Tôi không thể nào quên được."[6] Dần dần, cuộc biểu tình trở thành một hình thức trị liệu nhóm và sử dụng các biểu tượng tang tóc. Tại một cuộc biểu tình, nhiều người để tang và đưa hình ảnh các quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa tử trận trong một cái hòm được phủ rèm với lá cờ Việt Nam Cộng hòa.[6]

Trong một bài xã luận đăng trên Việt Báo Kinh Tế vào ngày 1 tháng 2, tác giả nêu rõ những nỗi lo âu của người biểu tình đối với những người không cùng quan điểm. Ông nhắc đến các nỗ lực của luật sư ACLU để biến đề tài cuộc biểu tình từ một cuộc xung đột nội bộ trong dân tộc thành một cuộc đấu tranh dân quyền.[6] Theo quan điểm này, ACLU đã can thiệp vào một cuộc tranh cãi nội bộ dân tộc.[6] Đối với những người biểu tình, Trần Văn Trường là một kẻ lạc đường ngoan cố đã ác tâm khiêu khích đồng bào mình bằng cách sỉ nhục ký ức nỗi đau thương và mất mát của họ. Theo họ, đây là câu chuyện một cá nhân bị trừng phạt vì thiếu tôn trọng cộng đồng, không phải là một cuộc đấu tranh dân quyền.[6] Tuy nhiên, bài xã luận cũng kêu gọi người biểu tình phải cẩn thận trong việc biểu tình, để chẳng những nhận sự chấp nhận của người Mỹ, mà còn của giới trẻ: "chúng ta cần phải tuân thủ pháp luật và giữ bình tĩnh vì chế độ Hà Nội lúc nào cũng tìm cách xâm nhập vào nước Mỹ."[6]

Phản ứng của giới trẻ cũng được chú ý. Sau bài viết của Daniel Tsang trên tờ Los Angeles Times về việc thế hệ trẻ người Việt ở Mỹ không còn quan tâm đến các đường lối chính trị chia rẽ của cha ông,[18] hơn 25 hội đoàn người Việt trẻ (bao gồm các hội sinh viên và tôn giáo) đã tổ chức cuộc thắp nến quy tụ nhiều người nhất từng thấy trong suốt cuộc biểu tình.[6][19] Chẳng những thể hiện sự đoàn kết với thế hệ trước, giới trẻ người Mỹ gốc Việt đã giành vị trí là thành viên cũng như nhà lãnh đạo trong cộng đồng.[19] Nhà hoạt động Đỗ Hoàng Điềm phát biểu: "Ông ấy nói rằng thế hệ trẻ không quan tâm. Điều đó quả là sai lầm. Chúng tôi quan tâm. Chúng tôi còn để ý đến viễn cảnh nữa."[30] Các nhà tổ chức miêu tả cuộc biểu tình không phải là việc khơi lại quá khứ mà là hướng đến tương lai – lên án các vụ vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam.[7]

Cuộc thắp nến đêm 26 tháng 2 có sự tham gia của nhiều người thuộc giới trẻ hơn những cuộc biểu tình trước đó. Theo những người tổ chức, mục đích của cuộc thắp nến này là kêu gọi đoàn kết trong cộng đồng và làm nổi bật tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Họ muốn đưa ra hình ảnh một cộng đồng nhập cư có phẩm cách nhưng vẫn chống cộng, trái với hình ảnh giận dữ và xung đột mà báo chí đã đưa trong những cuộc biểu tình trước đó.[11]

Đối với những người biểu tình, điều quan trọng là cộng đồng thể hiện sự đoàn kết, nói lên một tiếng nói về cộng đồng của những người tị nạn đã phải chịu đựng và căm phẫn cộng sản.[19] Chẳng những nhận sự ủng hộ và tham gia của người Việt từ mọi tầng lớp xã hội, một trong những giây phút ấn tượng nhất trong cuộc biểu tình là khi những nhà lãnh đạo của các tổ chức cộng đồng người Việt đang cạnh tranh nhau ở miền Nam California đã bắt tay nhau.[6]

Nghị viên thành phố Westminster Tony Lâm, lúc đó là người gốc Việt duy nhất được bầu vào một hội đồng thành phố ở Mỹ, theo lời khuyên của luật sư thành phố đã không tham gia cuộc biểu tình để khỏi gây ra ấn tượng rằng thành phố ủng hộ cuộc biểu tình. Việc này dẫn đến việc nhiều người tẩy chay nhà hàng của ông và tiến hành thủ tục đòi bãi nhiệm ông sau cuộc biểu tình.[6][7]

Các tổ chức truyền thông tiếng Việt liên tục tường trình các diễn biến sự kiện cho cộng đồng chẳng những ở miền Nam California mà còn truyền đi các cộng đồng người Việt lớn khác khắp nước Mỹ và thế giới.[31] Cách xa miền nam California hàng trăm đến hàng ngàn dặm, cộng đồng người Việt ở San Jose và Houston, Texas cũng tổ chức các cuộc biểu tình để hưởng ứng.[6][32][31] Tại Dallas và Austin, Texas, một hội nghị về các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được tổ chức. Người Việt ở vùng thủ đô Washington, D.C. cũng tổ chức một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam.[31] Cộng đồng người Việt tại Mỹ lo sợ rằng hành động của ông Trường có sự giật dây của chính quyền cộng sản Việt Nam[33] và sẽ có nhiều vụ treo cờ tương tự diễn ra tại các địa điểm khác.[34]

Người Mỹ bản xứ
Cuộc biểu tình đã nhận được sự chú ý trên báo chí khắp nước Mỹ cũng như thế giới và được tường trình trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh không những ở địa phương[8][7] mà còn cả toàn quốc[9][27][35] và quốc tế.[36]

Cuộc biểu tình nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người Mỹ ở địa phương và toàn quốc. Nhiều người Mỹ xem đây là một cuộc biểu tình chống cộng đơn thuần.[7] Đại diện Hội Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam của Mỹ tại quận Cam kêu gọi những người biểu tình giải quyết tranh cãi với ông Trường một cách ôn hòa.[8] Tổ chức ACLU lên tiếng ủng hộ quyền tự do ngôn luận của ông Trường, cho rằng việc buộc ông tháo bỏ các biểu tượng vì lý do đã gây ra phiền toái công cộng là vi hiến, và vào cuộc để bào chữa cho ông.[37] Đối với "xã hội dòng chính", vụ Trần Trường luôn là một tranh cãi về tự do ngôn luận và quyền trong tu chính án I.[6][12]

Trong một bức thư gửi đến tòa soạn tờ Los Angeles Times, một cư dân thành phố Redondo Beach viết: "Tôi rất ghê tởm đối với cuộc biểu tình tại khu Little Saigon ở Westminster. Tôi nghĩ rằng những người biểu tình phải bị trục xuất ngay lập tức... Đây là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Dù hình ảnh Cộng sản được trưng bày đó có đáng ghét đến mấy, cá nhân đó vẫn có quyền trưng bày nó. Bọn người này đến từ một nước mà chữ 'tự do' và 'quyền' không có nghĩa lý gì và rõ ràng họ đã chưa học từ khi họ đến đây. Và đúng, tôi là một Cựu chiến binh Việt Nam."[6] Phát biểu này thể hiện quan điểm rằng những người biểu tình không phải là "người Mỹ thật sự" hiểu biết "ý nghĩa của chữ tự do". Lời nói đó vang dội những ý tưởng của những người Mỹ bản xứ khi muốn loại bỏ các thành phần không được hoan nghênh.[6]

Cũng trên tờ Los Angeles Times, nhà báo Dana Parsons viết về sự mỉa mai khi những người chống cộng biểu tình chống ông Trường vừa lên án sự đàn áp tự do ở Việt Nam vừa đồng thời đòi tước quyền tự do được tòa án bảo vệ của ông.[38] Quan điểm này cũng tương tự như của ACLU khi luật sư bào chữa ông Trường phát biểu rằng: "thật là một sự mỉa mai đáng buồn khi rất nhiều những người chỉ trích ông Trần [Trường] đã rời bỏ Việt Nam để đi tìm chính cái quyền tự do ngôn luận mà bây giờ họ muốn bóp nghẹt."[37] Parsons còn cho rằng những người biểu tình đã biến ông Trường thành một tử đạo và kêu gọi cảnh sát giải tán đám đông đang gây cản trở đến việc làm ăn trong khu vực.[38]

Cũng có một số cựu chiến binh Mỹ ủng hộ những người biểu tình và đã tham gia biểu tình.[6] Một người từ Anaheim viết thư đến tòa soạn báo Orange County Register: "là một cựu chiến binh Việt Nam, tôi ủng hộ những người biểu tình phản đối bức hình Hồ Chí Minh... Do quý ông này thuận ý với chính quyền cộng sản ở quê hương ông ta, cứ để ông ta trở về để sống dưới chính quyền đó."[6] Mặc dù ý kiến này đồng tình với người biểu tình, giải pháp đưa ra cho ông Trường cũng giống như giải pháp những người không ủng hộ đưa cho người biểu tình: nếu không thích các quyền của mình ở nước Mỹ này, xin mời ông trở về Việt Nam.[6]

Giới chức Mỹ
Chính quyền thành phố Westminster đã phải huy động hơn 200 cảnh sát để giữ trật tự và bắt giữ 52 người biểu tình.[24] Thành phố phải chi ra hơn 750.000 đô la để trả tiền lương cho nhân viên trong suốt cuộc biểu tình.[26] Cảnh sát đã hộ tống ông Trường và vợ ông khi họ được phép treo lại các biểu tượng.[24]

Trong lúc cuộc biểu tình đang diễn ra, người ta nghe một số từ ngữ miệt thị dân tộc trên tần số radio của cảnh sát, kêu gọi cảnh sát bắn người biểu tình.[24] Cuộc điều tra cho thấy lời đó không phải do cảnh sát nói mà là của một kẻ lạ đột nhập.[39]

Nghị viên Tony Lâm, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào hội đồng thành phố Westminster, theo lời khuyên của luật sư thành phố đã không tham gia cuộc biểu tình vì không muốn gây phiền toái cho thành phố, đã trở thành một mục tiêu chống đối của nhiều người biểu tình.[7] Ngược lại, một số giới chức không phải người Việt như Dân biểu liên bang Ed Royce, Dân biểu tiểu bang Ken Maddox, Thượng nghị sĩ tiểu bang Joe Dunn và Công tố viên Quận Cam Tony Rackauckas đã đến để ủng hộ người biểu tình.[40]

Nghị viên Westminster Margie Rice (sau này trở thành thị trưởng) cho biết rằng tuy bà ủng hộ sự trỗi dậy của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong thành phố, các cuộc tuần hành ồn ào và tắc nghẽn giao thông đã gây căng thẳng với những người dân sắc tộc khác. Bà nói "họ rất chăm chỉ và tận tụy, nhưng họ cần phải chuyển lòng trung thành của họ đến với thành phố đã cho họ một nơi trú ẩn an toàn."[24] Bà cũng nói "Tôi cảm thấy họ [người Việt] đang tiếp quản thành phố của chúng tôi, rõ ràng là vậy. Tôi cứ tưởng rằng sau khoảng 20 năm sinh sống tại đây và được quyền tự do làm những điều họ muốn, họ đã bình tĩnh lại. Chúa ơi, [họ] còn tiếp tục cuộc chiến này bao lâu nữa?"[12]

Hệ thống tư pháp cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc biểu tình. Ban đầu, tòa án ra lệnh ông Trường dẹp các biểu tượng xuống nhưng sau đó cho phép ông thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách treo lại các biểu tượng.[24] Cuối cùng, cuộc biểu tình cũng kết thúc sau khi ông Trường bị truy tố về tội sang băng lậu.[24]

Phía Việt Nam
Chính quyền Việt Nam cũng tỏ vẻ quan tâm đến sự kiện này. Trong lúc các cuộc biểu tình đang diễn ra, Tòa Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco đã gọi điện thoại cho Trần Văn Trường, tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ.[6] Ngày 23 tháng 1, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C. phát biểu với báo chí: "Đại sứ quán Việt Nam quan ngại sâu sắc và mạnh mẽ phản đối các hành động bạo lực đối với ông Trần Trường và yêu cầu quyền tự do tư tưởng cũng như sức khỏe của ông được tôn trọng và bảo vệ."[6][41] Ngày 19 tháng 2, Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco bác bỏ tin đồn rằng sân bay ở Hà Nội đang thu phí 50 đô la cho mỗi người đến để ủng hộ ông Trường.[33]

Nhận xét về các hành động của ông Trường, báo Tiền Phong năm 2006 viết ông "đã góp phần làm dấy lên tinh thần yêu nước của người Việt trên đất Mỹ... cho dù bị nhiều kẻ phản đối, đánh đập"[42] và miêu tả ông là một "Việt kiều yêu nước".[43] Báo Tuổi Trẻ năm 2006 miêu tả các hành động của những người biểu tình như sau: "Không làm gì được ông, họ tổ chức treo cờ vàng ba sọc che lấp cửa hiệu ông suốt 53 ngày. Vụ việc kéo dài đến năm 2001, họ tổ chức đập phá cửa hàng ông rồi vu ông hành nghề sang băng lậu."[44]

Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật của thành phố đã đăng một bài viết đưa vụ Trần Trường như một ví dụ về việc những người phe phái "quốc gia" xem chính quyền Việt Nam "như cái đòn kê, như tấm thớt để tỏ bày hờn giận hận thù", vì "ồn ào tỏ ra hận thù kiểu đó nhiều khi chẳng mất vốn mà lại rất nhiều lời".[45]

Năm 2019, trong một cuộc phỏng vấn trên báo Nhân Dân với Luật sư Phùng Tuệ Châu, một người Mỹ gốc Việt được tờ báo miêu tả là "tỉnh ngộ", bà Châu nêu lên quan điểm rằng vụ Trần Trường đã bị "những kẻ chống cộng cực đoan" lợi dụng để xin tiền. Bà cho biết "tôi đã nói với Trần Trường ông đang bị bọn chống cộng cực đoan lợi dụng".[3]

Diễn biến hậu sự kiện
Sau khi vụ biểu tình kết thúc, nhiều người tiếp tục kêu gọi tẩy chay nghị viên thành phố Westminster Tony Lâm vì ông đã không tham gia biểu tình với tư cách là viên chức gốc Việt đầu tiên tại quận Cam. Tony Lâm cho biết mặc dù ông ủng hộ những người biểu tình, ông đã được luật sư thành phố khuyên bảo không tham gia để khỏi gây ra ấn tượng rằng thành phố ủng hộ cuộc biểu tình mà làm liên lụy đến thành phố trong các cuộc kiện cáo xảy ra sau này.[6][7] Tony Lâm đã phải bán nhà hàng của mình và rời khỏi chính trường sau đó.[7]

Với số tiền quyên góp từ những người biểu tình, một trung tâm cộng đồng được thành lập trên đường Harbor.[29] Ông Hồ Anh Tuấn, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Chính nghĩa Quốc gia, bị một số người cáo buộc tiêu phí số tiền quyên góp. Ông cho rằng mình đã sử dụng một ít số tiền để qua Châu Âu truyền thông điệp chống cộng của tổ chức.[29]

Năm 2000, ông Trường nộp đơn kiện thành phố Westminster, một số tổ chức cộng đồng người Việt ở Nam California và hơn 1000 người nhằm đòi bồi thường hơn 4 triệu đô la.[46][47] Trong đơn kiện, ông cho rằng cảnh sát trưởng thành phố đã thỏa thuận không bắt người biểu tình nào, và việc ông bị đánh vào ngày 10 tháng 2 cũng do cảnh sát trưởng thành phố dàn dựng bằng cách thông báo với các tổ chức cộng đồng về việc ông trở lại tiệm và đồng thời không đưa cảnh sát đến bảo vệ ông.[46] Năm 2001, đơn kiện của ông bị bác bỏ.[48]

Trần Văn Trường tiếp tục sống lặng lẽ ở Stanton, làm nhiều việc theo hợp đồng — lắp dây điện dưới đất cho Caltrans, bỏ báo, và lượm ve chai — để phụ thêm vào số tiền trợ cấp chính phủ.[49] Năm 2004, ông nêu quan điểm không ủng hộ dự luật của thành phố Garden Grove không hoan nghênh các giới chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố này và một lần nữa trở thành mục tiêu của người biểu tình.[49]

Năm 2005, ông Trường bán tài sản và chuyển về Đồng Tháp thành lập công ty chăn nuôi thủy sản cùng vợ và hai con.[42] Năm 2006, ông bị một đối tác kiện và bị chính quyền tỉnh Đồng Tháp kê biên tài sản.[2][42][44]

Tháng 11 năm 2007, vụ Trần Trường lại nổi lên lần nữa sau khi một chương trình tiếng Anh tên Vietnamese American eXposure trên đài Saigon TV chiếu một đoạn phóng sự về cuộc biểu tình, trong đó có đoạn 5 giây cho thấy rõ hình lá cờ và chân dung Hồ Chí Minh trong cửa tiệm ông Trường.[32] Một số người đã biểu tình phản đối chương trình, và Saigon TV hủy hợp đồng với chương trình.[32]

Ảnh hưởng

Luật sư Trần Thái Văn làm trung gian giữa người biểu tình và giới chức, sau này thắng cử làm nghị viên hội đồng thành phố Garden Grove và dân biểu tiểu bang

Nguyễn Quốc Bảo là sinh viên lúc cuộc biểu tình diễn ra; năm 2014 anh trở thành thị trưởng thành phố Garden Grove
Cuộc biểu tình đã làm nhiều người Mỹ gốc Việt thấy rõ họ cần một tiếng nói trong chính quyền địa phương.[7][40] Cựu chánh án Tòa án Cấp cao Quận Cam Nguyễn Trọng Nho nhận xét: "[Vụ Trần Trường] đã biến đổi Little Saigon từ một cộng đồng trước kia ngái ngủ chỉ quan tâm đến các thành tựu vật chất thành một cộng đồng hoạt động chính trị tích cực."[7] Một số luật sư trong cộng đồng, như Trần Thái Văn, đã đóng vai trò trung gian giữa những người biểu tình và chính quyền thành phố trong cuộc biểu tình, giải thích quan điểm và các yêu sách của những người biểu tình.[7] Với kinh nghiệm này, nhiều người Việt trong thế hệ mới bắt đầu tham gia chính trường. Trong những năm sau đó, đã có một làn sóng của người Mỹ gốc Việt tranh cử và thắng cử nhiều chức vụ trong quận Cam, trong đó có Dân biểu tiểu bang California Trần Thái Văn, Thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn, Thị trưởng Garden Grove Nguyễn Quốc Bảo và Thị trưởng Westminster Tạ Đức Trí.[7] Đến năm 2015, đã có 11 người Mỹ gốc Việt trở thành nghị viên thành phố, hai giám sát viên của quận, một dân biểu tiểu bang và một thượng nghị sĩ tiểu bang.[7]

Cuộc biểu tình đã lan rộng đến các cộng đồng người Việt khác tại Hoa Kỳ, kể cả San Jose, California và Houston, Texas.[31] Hành động của ông Trường được xem là đã khích động cộng đồng vốn có nhiều chia rẽ được đoàn kết lại để chống một mối đe dọa chung.[6][31] Cuộc biểu tình không những có sự tham gia của những người chống cộng mãnh liệt mà còn có những người biểu tình lần đầu, những người trung dung ủng hộ làm ăn với chính quyền Việt Nam và giới trẻ.[31]

Theo phân tích của học giả Phuong Nguyen, báo chí luồng chính, vì không có góc nhìn xuyên dân tộc, đã đưa ra cảm tưởng rằng những người biểu tình không biết gì về các phong tục và luật lệ Mỹ, và sau nhiều năm sinh sống ở Mỹ vẫn chưa chịu đồng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, họ biết rõ rằng chỉ có ở Mỹ thì họ mới có thể được thể hiện bất đồng chính kiến đối với chính quyền Việt Nam và tiếng nói của họ được đưa đi khắp thế giới. Khi nhìn qua góc nhìn xuyên dân tộc (transnational lens), những người tị nạn không phải là không chịu trở thành người Mỹ, nhưng thật ra đã tận dụng tối đa địa vị công dân Mỹ của mình.[12]

Bộ phim tài liệu Saigon, USA sản xuất năm 2003 đã phỏng vấn nhiều người trong cuộc và cho thấy giới trẻ người Mỹ gốc Việt có một cái nhìn khác với cha ông.[50] Phim phỏng vấn các nhân vật trong cuộc để trả lời câu hỏi tại sao họ có phản ứng mạnh như vậy. Bộ phim nêu ra các quan điểm khác biệt giữa hai thế hệ trong cộng đồng qua các phản ứng của họ, đồng thời miêu tả lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Việt từ năm 1975.[51][52][53] Trong đó, sinh viên Nguyễn Quốc Bảo ủng hộ quyền tự do của ông Trần Trường; anh nói "cha mẹ tôi cho rằng chúng tôi có quá nhiều tự do ở đất nước này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta có đủ" và "tôi nghĩ rằng thế hệ trước cảm thấy thế hệ sau đang mất gốc, bị tách rời khỏi di sản văn hóa và trở thành người Mỹ một cách xấu xa." Năm 2000, Bảo dẫn đầu một cuộc biểu tình phản đối việc cuộc vận động tổng thống của Thượng nghị sĩ John McCain vì ông đã sử dụng từ ngữ miệt thị đối với người Việt – một hành động nhận nhiều chỉ trích từ những người lớn tuổi trong cộng đồng.[50] Năm 2014, anh trở thành thị trưởng gốc Việt đầu tiên của thành phố Garden Grove.[54]

Mặc dù có quan điểm khác biệt với thế hệ trước, thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt cũng dần dần tham gia vào cuộc biểu tình.[24] Họ tuy trước đó chỉ quan tâm tới công việc học tập và lối sống Mỹ, đã bắt đầu để ý đến sinh hoạt cộng đồng.[6][24] Tuy cuộc biểu tình phần lớn được thế hệ trước lãnh đạo – những người đã trải nghiệm chiến tranh và chế độ cộng sản – khi thế hệ sau bắt đầu nhập cuộc, mục tiêu của cuộc biểu tình bắt đầu hướng đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, không còn chỉ về các hình ảnh tại cửa tiệm.[24] Đồng thời, một thế hệ ở giữa, sinh ra tại Việt Nam nhưng lớn lên và được nuôi dưỡng trên đất Mỹ, trở thành một cầu nối giữa những người biểu tình và cảnh sát. Ông Trần Thái Văn nhận xét "họ đã hòa nhập hoàn toàn vào luồng chính, nhưng không bao giờ quên đi gốc rễ của họ cũng như lý do tại sao họ đang ở đất nước này."[24]

Bài hát "Lửa Bolsa" của nhạc sĩ Nhật Ngân lấy cảm hứng từ cuộc biểu tình này.[55][56]
Anonymous

Trần Trường treo cờ vc
Guest


Back to top Go down

LOL oGWnJyLTAa

Post by Lửa Bolsa Fri Sep 24, 2021 6:34 pm

Anonymous

Lửa Bolsa
Guest


Back to top Go down

LOL Re: Việt Kiều yêu bác về VN đầu tư

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum