Our forum runs best with JavaScript enabled !

Nhật ký Corona

Page 2 of 10 Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

View previous topic View next topic Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Thu Dec 23, 2021 3:44 pm

Thứ 5, 23.12.2021

Tính viết chúc anh giáng sinh bình an mạnh khỏe trong này mà nghĩ mai thì đúng hơn, mai cũng có thời gian, có bận tới mấy cũng dành thời gian viết chúc. 

Tôi vừa mới nghĩ trong đầu sáng mai nấu gì, tính bỏ trứng vào nhưng 2 hôm trước tiếc của lại không muốn xách tới xách lui nên làm 1 lúc 4 cái opla, giờ tôi không thấy muốn ăn trứng mấy ngày. Từ nhỏ tới giờ chưa bao giờ ăn 1 lúc 4 trứng opla, thiệt ham thì thâm.

Giáng sinh năm nay gia đình mọi người khỏe mạnh, vui vẻ là tôi an tâm rồi. Sức khỏe, bình an là quan trọng nhất, 1 năm với nhiều lo lắng sắp qua, mong rằng 2022 sẽ là 1 năm tốt đẹp.

Khuya rồi nhưng siêng bất chợt, đem Broccoli, đậu, dứa ra cắt, rửa. Sợ hư nên bắt mình phải siêng. Làm xong thấy nhẹ nhõm, mỗi khi vì lười, không hứng, thích làm chuyện khác rau, trái bị hư đem đi vất là xót ruột. Vừa làm vừa coi miss Marple nên cũng ok. Bỗng nhiên thấy vui vẻ trong lòng, chắc phim ảnh hưởng. Tôi là vậy, mới than thở buồn bã trong lòng, sau đó đã hihi hehe. Con người mau buồn mau vui 😁 phải vậy, mới có năng lượng để hôm sau than vãn tiếp. 

Cái túi bên trong móc mãi móc hoài chưa xong. Muốn xong để còn móc túi xách khác. Mấy tháng trước nhỏ A nói móc cho em 1 cái. Nàng nói vậy không biết móc tặng nàng rồi nàng có xài không. Nàng là fan lv handbags v.v...xá chi túi xách tự móc.

Tôi thích vào đây bla bla, những lần đó 1 phần là mượn chỗ để viết cho ông anh đọc cho vui, giải trí. Tôi quả là đáng bị la nhỉ. Tôi cũng thích viết ra suy nghĩ của tôi về 1 vấn đề. Qua hôm sau rồi, nói luôn cho xong. Chúc ông anh và người yêu, người thân 1 mùa giáng sinh an lành, mạnh khỏe, vui vẻ. Chúc xong thấy nhẹ nhõm gì đâu á. Để không bị nói là giáng sinh không chúc, em út gì chả có quan tâm.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Tue Dec 28, 2021 9:35 am

Thứ 3, 28.12.2021

sáng giờ theo dõi vụ bé gái 8 tuổi bị nhân tình của cha đánh chết. Tôi suy nghĩ nhiều, nghĩ đến vai trò của người mẹ.

Coi vài pix của cô nhân tình. Nhiều suy nghĩ đan chéo nhau, số phận và khả năng của 1 người mẹ trong xã hội vn. 1 ngày nhiều suy tư, 1 ngày trời khá lạnh sau giáng sinh, đọc, nghe tin càng thấy lạnh lẽo hơn. Nhìn hình cô bé vài ngày trước khi qua đời. Có những đứa bé mới sinh ra đã sung sướng, có những em bé hạnh phúc được mấy tháng, mấy năm? Trẻ em thì lệ thuộc rất nhiều vào cha mẹ, vào người nuôi dưỡng.

Người nhạy cảm, ông anh nói. Tính chêm vào icon cười, không phải kiểu cười đồng tình, nhưng vì đang nói về 1 chuyện thương tâm nên hôm nay không có icons cười.

Túi xách màu mè móc xong rồi, vì mấy cái túi bên trong nên kha khá kg, chưa bỏ gì vào đã nặng. Đang móc túi xách màu hồng phấn, hy vọng nhỏ A hài lòng, không thì tôi tóm luôn. Miss marple luyện khá nhiều rồi giờ quay qua hercule poirot. Nhớ chục năm trước ghiền nên mua dvds, giờ thì coi trong youtube thả ga.

Mới coi xong 1 phim hercule poirot, câu cuối của ông thú vị: "cô à, người ta té, nhưng người ta lại đứng dậy". Cô nàng được ông khuyên câu này có người đàn ông bên cạnh đỡ dậy, cô khác tự mình đứng dậy chắc khó khăn nhiều hơn. 1 người như tôi nhận xét như vậy thì có mâu thuẫn không nhỉ.

Coi phim trinh thám mà cũng có những câu thú vị, đáng nhớ. Như miss marple khuyên mà cũng giải thích cho cô gái nọ: "tình yêu có dính dáng nhiều tới can đảm".

Siêng năng 3 hôm nay móc được 1 phần phía trước túi xách.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Fri Dec 31, 2021 2:46 pm

Thứ 6, 31.12.2021

Chúc trước, bổn phận trước 😆. Mến chúc ông anh & người yêu & người thân năm mới 2022 dồi dào sức khỏe, mọi sự như ý, thành công về mọi mặt, $$$ vào như nước, $$$ ra nhỏ giọt🌹

Hôm nay là ngày em siêng nhất trong năm 2021, em làm 2 món gỏi xoài tôm thịt và phở. Gỏi ăn ok, hơi ngọt tại em cho hơi nhiều đường, phở cũng trên trung bình 7 điểm em tự cho, tóm lại đói bụng thì ăn 2 món đều thấy ngon.

🤣😂😄😆😁

Cười nhiều để dành cho năm 2022, luôn có chuyện cười, vui 😁😆😂🤣

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sun Jan 02, 2022 3:34 pm

Chúa nhật 02.01.2022

Hôm nay coi miss Marple bà nói: "rất quan trọng chuyện nói cho những người thân yêu nghe là mình yêu thương họ vì có khi muốn nói, nhưng không còn cơ hội nữa." Câu này thì lâu lâu lại nghe, đọc, nhưng đôi khi đọc hay nghe lại cũng ok, để không quên mà thực hành.

Em là người học đi đôi với hành ông anh nhỉ 😊

Em là dân mọt sách, mê coi phim mà, có nhiều câu ranh ngôn lòe thiên hạ😄, chỉ là bụng thì 1 bồ ranh ngôn, nhưng có tự! thực hành không mà thôi hehe.

Đầu năm móc 😄 như vậy là đủ, để dành cuối năm móc tiếp. Thời tiết mau tối, ẩm ướt, chỉ buổi chiều là có chút nắng. Mới đọc báo, đã có hơn 112 ngàn người chết vì corona ở nước tôi, thê thảm. Chưa biết rõ bao giờ chấm dứt dịch, chuyên gia nói 2,3 năm nữa từ đại dịch chuyển qua endemie. Năm mới nói tới chuyện chết hmmm, nhưng đó là chuyện xảy ra hàng ngày, là chuyện của hiện tại.

Viết về chết chóc vì đại dịch, nhưng trong lòng dạo này lạc quan, vui vẻ. Chỉ có nghĩ tới...thôi đừng nghĩ lâu, chuyện tới sẽ tới 😄

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Mon Jan 03, 2022 1:18 pm

Thứ 2, 03.01.2022

Chạy qua đây chê bai dịch thuật không tính $$$ tiếp. Thật ra thì có google dịch sao lại không xài. Tôi, thích phỏng dịch tài tử amateur, thường hay dùng google dịch chữ! vì tiện lợi, để có được những từ sát nghĩa, có điều nếu để google dịch dùm nguyên câu thì sau đó nên suy nghĩ vài phút người việt nam có dùng câu đó để nói về chuyện đó như thế không hay sẽ dùng câu như thế như thế. Tôi chuộng dịch đại ý chứ không dịch cách dùng câu chữ của người viết ra nguyên con sang tiếng việt. Viết ra ý nghĩ cho vui, vì là người thích phỏng dịch ra tiếng việt, có thể có những chuyên gia không đồng ý với tôi.

Seufz, ta nói hôm nay được tặng hơn trăm cái mails làm quà đầu năm, xui xẻo gì đâu á 😡 thế nào tối nay cũng mơ về món quà không cầu mà có 😆


Last edited by LDN on Mon Jan 03, 2022 5:56 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Mon Jan 03, 2022 3:57 pm

Tìm được bài viết này...

Cách dịch tiếng Anh sang tiếng Việt sao cho chuẩn xác nhất


Nhật ký Corona  - Page 2 T_default_avtLê Hồng Hạnh

17/03/2020


Để có thể dịch tiếng Anh sang tiếng Việt một cách nhanh chóng và chuẩn xác, bạn cần phải có phương pháp dịch hiệu quả và những công cụ hỗ trợ đắc lực. Vậy phương pháp đó là gì và có những phần mềm hỗ trợ dịch thuật nào bạn có thể tham khảo, hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC



1. Quy trình dịch tiếng Anh sang tiếng Việt 



Mỗi người sẽ có một cách dịch tài liệu khác nhau. Có người thường sẽ đọc đến đâu dịch nghĩa tiếng Việt đến đó. Có người sau khi thâu tóm toàn bộ nội dung bài mới quay lại quá trình dịch chi tiết. Vậy đâu là các bước dịch tiếng Anh sang tiếng Việt được xem là chuẩn xác nhất?

1.1. Đọc toàn bộ tài liệu



Đọc toàn bộ tài liệu: Chắc chắn trong quá trình đọc lần đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều từ vựng mới và không hiểu nghĩa của nó. Nhưng đừng vì thế mà quá bận tâm bởi mục đích chính của việc đọc qua toàn bộ nguồn tài liệu này là để bạn có thể thâu tóm được nội dung bài, nắm được các ý chính và hiểu được sự liên kết logic các phần trong bài. 
Trong quá trình đọc, hãy lướt qua các phần tiêu đề để lấy được sườn ý của bài. Đặc biệt ghi nhớ các đoạn đầu, cuối của đoạn văn vì nó thường chứa câu chủ đề. Sau khi đã đọc xong thì ghi chép lại những nội dung đã thu nạp được ở lần đọc này và định hướng lượng kiến thức trong văn bản.

1.2. Dịch những từ, nhóm từ khó



Hãy rà soát lại đoạn tài liệu bạn vừa mới đọc để gạch chân lại những từ vựng khó và dịch nghĩa chúng. Trước tiên, hãy dịch nghĩa đen của những từ đó, sau đó tùy theo văn cảnh mà sử dụng văn phong cho phù hợp.

Dịch trước những đoạn từ vựng khó, giúp bạn có thể nắm được nghĩa của chúng, từ đó sau khi bắt tay vào dịch thuật có thể suôn sẻ hơn và xét đến ngữ cảnh một cách chuẩn xác hơn.

1.3. Bắt tay vào dịch



Bắt tay vào dịch đoạn văn bản lần thứ nhất, theo cách chính xác nhất với bản gốc nhất có thể. Sắp xếp lại những câu có nội dung phức tạp và liên kết câu sao cho phù hợp.
Với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một văn phong khác nhau. Bởi vậy, bạn cũng cần phải chú ý đến nguồn gốc của văn bản tiếng Anh để có thể dịch sang tiếng Việt chuẩn nhất. Tuy nhiên, dịch tiếng Anh sang tiếng Việt không nhất thiết bạn phải giữ lại tất cả những từ tiếng Anh. Đôi khi việc giữ lại quá nhiều từ thừa có thể khiến văn bản được dịch bị lặp cấu trúc ngữ pháp hoặc ngôn từ.

1.4. Đọc lại bản dịch



Đọc lại bản dịch vừa rồi, sau đó chỉnh sửa lại cho đúng với văn phong của người Việt. Tránh những lỗi thường gặp như quá để ý đến cấu trúc câu mà dẫn đến trùng lặp trong văn bản, nội dung đoạn dịch không rõ nghĩa, không truyền tải hết thông điệp ở văn bản gốc.

Nếu có thể, bạn có thể nhờ người bản ngữ có hiểu biết về tiếng Việt đọc lại văn bản vừa dịch để có thể đảm bảo ngôn ngữ sử dụng được tự nhiên nhất. Hoặc bạn cũng nên trao đổi trực tiếp với khách hàng hoặc tác giả của văn bản để có thể giải đáp cho bạn những khúc mắc trong văn bản mà bạn không biết.

2. Bí quyết dịch tiếng Anh sang tiếng Việt 



Để có một bài dịch hoàn chỉnh và hay nhất, người dịch cần lưu ý một số điểm sau, cụ thể:

2.1. Chú trọng ngữ cảnh cụ thể



Một bản dịch hay là một bản dịch đúng và phù hợp với văn cảnh. Những bản dịch “word by word” (dịch từng từ) sẽ không được đánh giá cao vì nội dung không rõ nghĩa và cách diễn đạt lủng củng. Cần chú trọng ngữ cảnh được đề cập tới trong bài và sắp xếp lại câu sao cho hợp lý và logic.
Tiếng Anh có nhiều cấu trúc ngữ pháp phức tạp, tùy vào từng ngữ cảnh mà sẽ có cách dịch khác nhau. Khi dịch tiếng Anh sang tiếng Việt, người dịch không những cần sự am hiểu về tiếng Anh mà còn cần hiểu rõ tiếng Việt để có thể dịch được văn bản dễ hiểu nhất đối với người Việt.
Bạn có thể thay đổi trật từ các từ, thêm từ, bớt những từ phụ nếu cần thiết chứ không nhất thiết phải có đầy đủ các từ, kí tự như trong văn bản gốc. Miễn sao những nội dung chính được giữ lại và ngữ điệu, cảm xúc của tác giả gửi gắm trong tác phẩm không bị thay đổi.

2.2. Chú trọng nghĩa của các từ, cụm từ khó



Nếu mới bắt đầu dịch và chưa có nhiều kinh nghiệm dịch thuật, chắc hẳn bạn sẽ lúng túng với những cụm từ tiếng Anh khó và mang nhiều nét nghĩa bóng. Hãy thật cẩn trọng với những cụm từ này và sử nhiều công cụ dịch thuật khác nhau để chọn được nét nghĩa phù hợp nhất.
Để có thể có được bản dịch sát nghĩa nhất, người dịch cần chú trọng cả những cụm từ nhỏ, những từ chuyên ngành. Mở rộng kiến thức, am hiểu về nhiều lĩnh vực cũng là một trong những yếu tố cần thiết của một người dịch thuật. Vi để có thể dịch xuôi và chính xác thì người dịch trước tiên cần phải hiểu vấn đề và nội dung văn bản mình đang dịch.

2.3. Sử dụng một cuốn từ điển tốt 




Một cuốn từ điển chất lượng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dịch. Bây giờ bạn đã có rất nhiều sự lựa chọn, không nhất thiết là một cuốn từ điển cầm tay nữa mà có thể là những ứng dụng, trang web dịch thuật online. Chỉ với một chiếc smartphone hoặc máy tính bên mình, bạn có thể tra từ mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng.

Sử dụng từ điển tiếng Anh sẽ giúp bạn dịch được văn bản chuẩn xác nhất cũng như sử dụng những ngôn ngữ được công nhận chính thức. Trong văn bản viết sẽ có những quy tắc sử dụng ngôn ngữ riêng mà đôi khi không thể thêm văn nói thông thường được bởi nó sẽ làm mất đi tính trang trọng của văn bản.

3.Tiêu chuẩn của một bài dịch tiếng Anh sang tiếng Việt tốt



Một bài dịch tốt phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định, liệu bạn đã nắm được những tiêu chí đó chưa? Hãy thử điểm qua một số điểm sau nhé:
-Văn bản dịch sát nghĩa nhất có thể so với văn bản gốc, truyền tải đầy đủ nội dung của văn bản gốc.
-Đảm bảo không thêm thắt ý hoặc bỏ ý theo quan điểm, ý kiến cá nhân.
-Bản dịch phải liền mạch, nhất quán, không bị rời rạc, lan man hay chứa những câu từ không cần thiết.
-Bản dịch phải hợp với văn phong và thể hiện được sự nhuần nhuyễn, thông thạo trong việc sử dụng tiếng Anh của người dịch.

4.Một số trang web hỗ trợ dịch tiếng Anh sang tiếng Việt



Hiện nay, có rất nhiều trình duyệt là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt cũng như dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

4.1. Google Translator



Đây là trang web cho phép dịch tự động văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Lợi thế của trang web này là dễ dàng, tiện lợi cho người sử dụng, dịch văn bản nhanh chóng mà không mất quá nhiều thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, điểm bất lợi của Google Translator là thường dịch văn bản “word by word” mà không xét đến ngữ cảnh của đoạn. Vì vậy nếu sử dụng công cụ này, người dịch cần phải rà soát lại nhiều lần để chỉnh sửa trước khi có một bản dịch chính thức. 

Công cụ này cũng giới hạn số từ nên nếu người học muốn dịch một đoạn văn bản dài thì phải tách nhỏ văn bản hoặc sử dụng phần mềm khác. Tuy nhiên, vì sự tiện lợi và nhanh chóng mà trang web này vẫn là lựa chọn đầu tiên của rất nhiều người học tiếng Anh.
Một số tính năng nổi bật của Google Translator mà bạn có thể thấy thực sự hữu ích như:
-Tính năng “Dịch tức thời”: Tính năng này cho phép bạn dịch nhiều thứ tiếng khác nhau ngay cả khi bạn không biết cách viết của những kí tự đó. Bạn chỉ cần hướng máy ảnh về phía có từ ngữ cần dịch, Google Translator có thể dịch tức thời cho bạn. Nhờ có công cụ này mà bạn có thể đi du lịch bất cứ nơi đâu bạn muốn, khám phá nhiều đất nước khác nhau trên thế giới mà không cần phải lo lắng về rào cản ngôn ngữ.
-Tính năng tự động phát hiện ngôn ngữ:  Dù bạn ở bất kì đâu hoặc phát hiện ra một ngôn ngữ khác xa lạ thì chỉ cần ấn vào mục “Phát hiện ngôn ngữ” của Google Translator thì phần mềm sẽ tự động dịch sang ngôn ngữ mà bạn chọn.
-Công nghệ dịch máy Nơ-ron: Nhờ vào công nghệ này mà phần mềm có thể tạo ra những văn bản dịch với độ chính xác cao hơn, giảm thiểu tối đa những lỗi thường gặp trong quá trình dịch.
-Tính năng dịch chữ viết tay (HandWriting): Tính năng này cho phép bạn dịch chữ trực tiếp trên màn hình bằng ngón tay hay bút cảm ứng. Để sử dụng tính năng này, bạn cần chọn ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch, sau đó nhấp vào biểu tượng hình cây bút trên màn hình, viết chữ vào ô “Write here” sau đó chờ kết quả dịch. Nhưng đa số mọi người sẽ sử dụng tính năng gõ bàn phím thay vì viết tay.
-Tính năng dịch cuộc trò chuyện: Nếu bạn đang nói chuyện với người nước ngoài mà không hiểu ngôn ngữ của họ thì bạn có thể sử dụng tính năng này. Tất cả cuộc hội thoại của bạn sẽ được ghi âm lại và dịch sang ngôn ngữ mà bạn mong muốn. Tính năng này được biểu thị bằng hai chiếc microphone đặt cạnh nhau.
-Tính năng hiển thị nội dung trên toàn màn hình: Nhờ vào tính năng này mà không chỉ bạn mà những người thân bên cạnh, bạn bè có thể cùng xem trên màn ảnh rộng.
-Tính năng tạo danh sách những cụm từ yêu thích: Để có thể tiết kiệm thời gian tra từ, bạn có thể lưu những cụm từ yêu thích, được sử dụng nhiều lần để có thể tạo một danh sách cho riêng mình. Danh sách từ vựng này cũng giúp bạn dễ dàng ôn luyện hơn nếu muốn tự mình học lại.
Giao diện của phần mềm dịch được tối giản hóa để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng. Cách sử dụng của phần mềm cực kì đơn giản. Trước đó, Google Translator chỉ có trên máy tính nhưng hiện nay, phần mềm này đã được sử dụng rộng rãi ngay cả trên thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí và sử dụng offline mà không cần kết nối Internet.

4.2. English to Vietnamese



Trang web cho phép dịch tự động từ tiếng Anh sang tiếng Việt một cách nhanh chóng. Giao diện dễ nhìn và dễ sử dụng cho người học.
Phần mềm cho phép bạn dịch cả một đoạn văn bản dài với độ chính xác ổn định và ít lỗi sai nhất có thể. Phần mềm dịch tương đối sát từng từ vựng có trong văn bản mà bạn đưa ra.Tuy nhiên, trang web này cũng dịch theo nghĩa đen của văn bản mà không chú trọng đến việc dịch các thành ngữ, cụm từ vì vậy người dịch cần cẩn thận chỉnh sửa lại những đoạn đó để cho hợp với văn cảnh.
Nếu bạn tìm kiếm riêng lẻ từng từ vựng, phần mềm đồng thời cũng sẽ đưa ra cho bạn nhiều ví dụ xoay quanh từ vựng đó để bạn có thể hiểu hơn về cách sử dụng của từ.
Cách sử dụng phần mềm dịch thuật này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại, khởi tạo, sau đó lựa chọn ngôn ngữ dịch “Translate English to Vietnamese” (Dịch Anh sang Việt) hoặc “Translate Vietnamese to English” (Dịch Việt sang Anh)

4.3. Kool Dictionary



Trang web này có thể hiển thị các thông tin liên quan đến từ vựng như từ đồng nghĩa, trái nghĩa, diễn giải cách sử dụng ngữ pháp hiển thị trong câu. Trang web phù hợp với việc dịch những đoạn văn bản ngắn hơn là những tài liệu dịch thuật dài.
Kool dictionary cho phép bạn tra từ hoặc văn bản với tốc độ nhanh chóng, bạn có thể vừa học vừa tra vừa nghe phát âm chuẩn của từ với nhiều giọng đọc khác nhau. Điểm nổi trội mà phần mềm dịch tiếng Anh sang tiếng Việt này đó chính là giúp bạn chuẩn hóa phát âm, cải thiện phát âm tiếng Anh của người Việt thông qua tính năng tự động phát âm và lặp âm.
Một số tính năng, đặc điểm nổi trội khác của phần mềm này có thể kể đến như:

  • Kho từ điển phong phú lên đến hơn 329.000 từ

  • Khởi động nhanh, tốc độ tra từ nhanh chóng

  • Tiêu tốn ít tài nguyên của hệ thống, hoặc chiếm diện tích nhỏ trong kho lưu trữ ở điện thoại của bạn.

  • Chức năng lưu trữ từ vựng để có thể quản lý kho từ vựng đã học được

  • Giao điện đẹp mắt, thân thiện, dễ dàng sử dụng

  • Khả năng tra thành ngữ tiếng Anh với phần dịch sát nghĩa nhất.

  • Có thể tìm tự bị chuyển dạng trong tiếng Anh như trong so sánh hơn, so sánh nhất, dạng thức số nhiều, động từ bất quy tắc.

  • Có thể tìm nhanh ở nhiều dạng tài liệu như trên Microsoft word, Internet Explorer, Firefox, Adobe Reader,...)


4.4. Tratu.vn



Ứng dụng có giao diện dễ dử dụng, giúp người học tra từ Việt-Anh và ngược lại một cách chuẩn xác. Khi bạn tìm kiếm một từ, các từ vựng liên quan cũng như các dạng thức của từ, cách sử dụng, ví dụ đều hiển thị, mang đến cho người học cái nhìn tổng quan nhất và mở rộng hiểu biết của người học.
Tratu.vn cho phép người dùng tra được từ vựng ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành với nét nghĩa sát nhất, chính xác hơn so với nhiều ứng dụng từ điển khác. Một số chuyên ngành mà Tratu.vn có thể dịch tiếng Anh sang tiếng Việt nhanh và chính xác nhất như: Kỹ thuật, Y sinh, Kinh tế, Cơ khí, Y học, Chứng khoán, Giao thông, Hóa học, Thành ngữ, Vật lí, Toán Tin, Xây dựng, Điện lạnh, Điện tử, Điện, và một số chuyên ngành khác..
Một số chức năng nôt bật của Tratu.vn có thể kể tới như:

  • Dịch thuật nhiều ngôn ngữ khác nhau sang tiếng Việt, đặc biệt lượng từ điển Anh-Việt lên tới 402.688 từ.

  • Tra từ theo nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau

  • Có phát âm chuẩn xác cho nhiều từ tiếng Anh khác nhau

  • Cung cấp thông tin về từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ tìm kiếm

  • Dịch đoạn văn bản với tốc độ nhanh chóng và chuẩn xác

  • Xem lại lịch sử tra từ

  • Từ điển mở để có thể mở rộng thêm từ, sửa nghĩa của từ bạn đang tìm kiếm.


4.5. Từ điển TFLAT



Ứng dụng này cho phép người học cài đặt trên điện thoại nên rất tiện lợi khi sử dụng. Bạn có thể tra từ mà không cần mạng trực tuyến. Ứng dụng có phần dịch văn bản hai chiều Anh-Việt với độ chuẩn xác khá cao. TFLAT đang trở thành ứng dụng được ưa thích bởi nhiều đối tượng người học.

Phần mềm này chủ yếu được cài đặt trên nhiều thiết bị điện thoại di động và có thể sử dụng offline mà không cần kết nối Internet. Mỗi khi tra một từ tiếng Anh cụ thể, người học sẽ biết được cách phát âm, nghe cách phát âm cũng như biết được từ đồng nghĩa, dạng từ và những ví dụ minh họa cụ thể . Giao diện của ứng dụng vô cùng thân thiện và dễ nhìn, đồng thời cũng dễ sử dụng nên tạo được ấn tượng tốt với người dùng.
Dữ liệu trên ứng dụng từ điển tiếng Anh TFLAT đa dạng, phong phú, kho từ vựng có chứa lên đến hơn 400.000 từ Anh Việt và 150.000 từ Việt Anh. Phiên âm của từ vô cùng chuẩn xác giúp bạn luyện phát âm theo giọng Anh Mỹ. Đặc biệt chức năng dịch văn bản vô cùng tiện lợi từ Anh sang Việt và ngược lại nên người học có thể dịch câu hoặc viết đoạn văn nếu cần thiết.
Đặc biệt hơn nữa, trong ứng dụng từ điển tiếng Anh TFLAT, có chứa hơn 3000 từ Oxford, 700 từ IELTS và 600 từ TOEIC cùng với danh sách động từ bất quy tắc giúp bạn dễ dàng ôn luyện cho các kỳ thi quan trọng. Từ điển TFlat đã được xem là vũ khí lợi hại đồng hành cùng người học trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình.

4.6. Từ điển Laban

Ứng dụng từ điển dịch tiếng Anh sang tiếng Việt này cũng được cài đặt và sử dụng nhiều trên các thiết bị điện thoại di động, cả trên hệ điều hành IOs và Android. Ứng dụng  cho phép người dùng dịch cả nghĩa của từ lẫn dịch cả đoạn văn bản dài.
Một trong những tính năng nổi bật của từ điển này chính là việc nó sở hữu một khối lượng từ vựng khổng lồ, giao diện dễ dùng và tiện lợi trong việc sử dụng. Người dùng có thể sử dụng từ điển ngay cả khi offline và hoàn toàn không phải trả bất kỳ chi phí nào.
Phiên âm của từ được thể hiện một cách chính xác cách đọc theo giọng Anh Mỹ, nên người học có thể luyện phát âm theo giọng này. Với hơn 35.000 từ vựng tiếng Việt và 300.000 từ vựng tiếng Anh cùng các từ đồng nghĩa cùng bảng động từ bất quy tắc, từ điển giúp người học cải thiện trình độ tiếng Anh nhanh chóng, mở rộng vốn từ và phục vụ tốt cho các kỳ thi IELTS, TOEIC, TOEFL.
Ứng dụng còn hỗ trợ việc tra từ bằng giọng nói thay vì gõ chữ. Điều này giúp bạn tra từ nhanh chóng hơn và có cơ hội để rèn luyện phát âm của mình. Như vậy, với các tính năng đặc biệt như vậy, Laban thực sự là một trong những ứng dụng từ điển hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc học một ngôn ngữ mới. Thêm vào đó, tính năng phím tắt trên Laban Key cho phép người dùng gõ tắt một cách nhanh chóng.

4.7. Từ điển Việt Dict

Đây cũng là một ứng dụng từ điển được cài đặt nhiều trên các thiết bị di động. Cũng giống như tính năng của bao từ điển Anh Việt khác, người dùng có thể tả từ và văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại một cách nhanh chóng.
Điểm nổi bật của ứng dụng từ điển tiếng Anh này là giao diện đơn giản, có dung lượng nhỏ không gây tốn kém cho bộ nhớ điện thoại di động của bạn. Bên cạnh từ điển Anh-Việt, Việt -Anh, ứng dụng còn cho phép người dùng dịch sang ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, từ điển tin học hay từ điển Hán Việt.
Thêm vào đó, ứng dụng có phần dịch tự động Anh-Việt hoàn toàn miễn phí, cho phép dịch tự động các đoạn văn dài tới 200 ký tự. Trong quá trình dịch, nếu bạn không thể tìm thấy từ cần dịch thì Vdict sẽ tự động gợi ý cho bạn những từ có cùng trường nghĩa.
Bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về việc dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. Chắc hẳn bạn đã nắm được phương pháp dịch hiệu quả cũng như tham khảo được một số công cụ hỗ trợ hữu ích rồi chứ. Chúc các bạn học tốt và có những bài dịch Anh-Việt chuẩn xác nhất.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Tue Jan 04, 2022 3:56 pm

Thứ 3, 04.01.2022

Hôm nay cày hơn 9 tiếng, trong đó mất hơn 1 tiếng họp, được tặng trên 150 mails. Mai tính cày 10 tiếng, nhưng giờ đang suy nghĩ có nên làm nhiều như vậy không 😄 cái vòng lẩn quẩn, không giải quyết nhanh thì lại càng nhiều mails hơn vì người ta nhắc.

Nãy giờ đang suy nghĩ, ta nói lúc sùng quá, tặng cho nhau nhiều món quà thật đẹp đẽ, thua cả lời nói, đối xử với những người xa lạ, lạ hoắc, chả yêu thương gì cho lắm, hoạ chăng là tình đồng loại. Tuy đã tha thứ và không nhắc lại, nhưng như là những vết sẹo chả bao giờ xóa hay làm mất đi được. Những vết sẹo, vừa mới loé lên câu...hãy nói cho người mình yêu thương biết, nghe là ta yêu thương người ấy thế nào, rất nhiều vì... Con người hay suy nghĩ...

Na, nói nặng vậy mà lại không dứt tình luôn, không cạn tàu ráo máng. Âu yếm ngọt ngào vậy chứ bỗng dưng 1 ngày bỏ cái rụp 😆. Đương nhiên là phụ nữ thì thích nghe những lời lịch sự, xuôi tai, chứ có sống đời với nhau mà lại dùng từ dùng hành động phang nhau thì cũng chả thú vị, hạnh phúc gì. Tôi thì quá biết chuyện vợ chồng chửi nhau mà dù có con cái, sống với nhau chục năm cũng vẫn cắt dây chuông, bỏ và lấy người khác ngay sau đó. Vì những lời chửi nhau? Vì nhiều lý do, nhưng lời lẽ nói, ném vào mặt nhau là cái kéo cắt đứt sợi dây buộc 2 người.

Hôm nay viết nhiều về chuyện này. nói nhiều lần rồi, nói tới nói lui, thật ra thì chỉ cần nói 1 lần, nếu lại xảy ra thì..

ý tóm tắt 😄 lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau😄 ý của riêng tôi: yêu quý thì nên dành lời lẽ nhẹ nhàng, tử tế mà nói với nhau. Khi tức giận quá thì...chuyện này khó à nha. 

Đổi đề tài, người mẹ cũng trẻ cũng xinh không thua kém cô nhân tình nếu cũng ăn diện chăm sóc bề ngoài như cô nọ, tâm tính hiền lành...tôi phải nghĩ tới số phận của cô ta, không thể không nghĩ.

Lại viết nhiều, ý nghĩ và đề tài tuôn ào ào, chẳng qua là mấy tiếng vừa qua tôi sùng trong lòng 😄 năm mới được tặng nhiều quà quá, nghĩ tới mỗi ngày cày 10 tiếng nên sùng, lời văn đanh thép hơn bình thường, chỉ thiếu chửi nhau với thiên hạ 😄. Nói vậy chứ đương nhiên tôi không cày 10 tiếng mỗi ngày. Nói tới đây nghĩ tới cn ở vn, làm thêm ca mỗi ngày 10-12 tiếng, làm cả ngày thứ 7, lương tháng...

à, hôm nay lúc đang lấy cafe uống em nghĩ, cầu mong ông anh luôn khỏe mạnh, không bệnh tật gì cả 😊

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Thu Jan 06, 2022 6:49 pm

Thứ 6, ngày 07.01.2022

Hôm qua có chuyện làm tôi rất vui.

Hy vọng ông anh đọc được và suy nghĩ lại. Nếu anh cũng vào đây nói chuyện, tán dzóc, chia sẻ chuyện này, chuyện nọ với em thì niềm vui trọn vẹn, như khi xưa vậy.😊 3 suy nghĩ giống nhau😊

Nhớ đến Tết VN năm trước, có lẽ ông anh vui trong lòng... Năm nay mong rằng ông anh cũng vui như vậy, vui hơn. Nói hoài nói mãi dù có lẽ anh hiểu tôi đã lâu rồi. Quan trọng là chúng ta đối đãi nhau, quan trọng với tôi là những người tôi quý mến, tôi chả quan tâm những người khác không có thiện ý với tôi, cố tình nghĩ về tôi 1 cách lệch lạc, theo suy nghĩ của họ. Tôi cũng không có hứng thú tranh cãi, chỉnh sửa họ nữa, coi phim, đọc, viết thú vị hơn.

Phải vui vẻ với nhau mỗi ngày ông anh ạ. Mỗi ngày. Phải đối đãi nhau như ngày hôm đó là ngày cuối cùng trong cuộc đời của mình vậy.

Đang mê coi phim TĐTD nên chưa muốn khò.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sat Jan 08, 2022 2:59 pm

Tác phẩm nước ngoài bị dịch sai thường do yếu tố nào ?


Persotrans

( Dịch thuật PERSO ) Thời gian gần đây có khá nhiều những câu chuyện cười ra nước mắt với dịch thuật cả trong nước và nước. Một số cuốn từ điển tiếng Việt cũng dính sạn về lỗi ngữ nghĩa trầm trọng, cho tới những tác phẩm văn học nổi tiếng của nước ngoài khi được dịch thuật sang tiếng việt cũng mắc phải lỗi. Vậy vấn đề nằm ở đâu?  Dịch thuật văn học và dịch thuật ngôn ngữ của chúng ta có chuẩn 100%? Nhân về chủ đề 2 tác phẩm văn học bị  dịch thuật sai thời gian gần đây, Dịch thuật PERSOTRANS sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn.

Dịch thuật tác phẩm văn học kinh điển nước ngoài bị dịch sai 

Hiện, khá nhiều kiệt tác, tác phẩm kinh điển của văn chương, triết học thế giới đã được  dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt với mục đích khai trí kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…

2 Cuốn sách được phát hiện lỗi dịch thuật sai

Mới đây, trong cuộc chuyện trò với một số người bạn Nga, khi nghe chúng tôi giới thiệu về một dịch giả tiếng Nga ( Dịch giả chuyên dịch thuật tài liệu tiếng Nga sang tiếng Việt )  tương đối nổi tiếng ở nước ta, có nhiều dịch phẩm, góp phần giới thiệu văn học Nga ở Việt Nam, có người bạn Nga bất ngờ hỏi: “Thế nhỡ ông nhà thơ – nhà phê bình – dịch giả ấy, khi dịch, đã phóng tác (sáng tác, sotrinhiat) thì sao?”. Câu hỏi ngược này khơi lên nhiều suy nghĩ về độ tin cậy của một bản dịch, về tay nghề một dịch giả nói riêng, chuyện dịch thuật nói chung ở nước ta hiện nay.

Bắt đầu từ ngày 24/11, trên trang mạng xã hội của một người tự nhận là “dịch giả tay ngang, dịch giả số không của Việt Nam”, dưới tài khoản là Thiên Lương đã tiếp tục “mở cuộc tấn công” đợt hai vào một số cuốn sách đủ điều kiện được xếp vào dạng “thảm họa dịch thuật”, bằng việc tổng hợp lại một số ý kiến nhận xét, phê bình của một số nhà văn, nhà nghiên cứu, hay đơn giản, như một số tài khoản tự xưng là người biết ngoại ngữ, hiện đang sống trong và ngoài nước chuyện dịch sai, ẩu,… xung quanh một số cuốn như “Bên phía nhà Swann”, “Emil hay là về giáo dục”…

Một ví dụ cụ thể: Liên quan đến cuốn “Bên phía nhà Swann”: Đây là cuốn đầu tiên trong bộ “À la recherche du temps perdu” – một kiệt tác của nhà văn Pháp Marcel Proust, 100 năm trước, từng là chủ đề tranh luận của nhiều diễn đàn văn học thế giới, được đánh giá là “Kinh thánh văn chương cho mọi tác gia và người đọc văn học”, được dịch qua tiếng Việt dưới tên “Phía bên nhà Swann”.

Báo động câu chuyện dịch thuật văn học

Để minh chứng cho việc dịch sai, dịch tối nghĩa, dịch như… google dịch của cuốn “Phía bên nhà Swann” – bản dịch tiếng Việt do bốn dịch giả gạo cội của Việt Nam thực hiện làm mất “chất” văn chương – triết lý của đại văn hào Proust, Thiên Lương đã dẫn nhiều câu văn để so sánh, đối chiếu giữa bản gốc tiếng Pháp, bản dịch tiếng Anh, bản dịch tiếng Việt và kết luận: “Sự khác biệt lớn đến nỗi, có thể nói chúng chỉ còn điểm chung là tên tác giả trên trang bìa”.

Còn nhớ, năm 1992, với sự hợp tác của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, NXB Văn học ấn hành cuốn “À la recherche du temps perdu” với bản dịch của Nguyễn Trọng Định có tên “Đi tìm thời gian đã mất”. Có thể nói, 22 năm qua, với nhiều độc giả Việt không biết Pháp, cuốn “Đi tìm thời gian đã mất” có một ảnh hưởng nhất định.

Sự ảnh hưởng của tác phẩm này, đặc biệt với một số người viết lách nước ta có thể thấy rõ ở văn phong, tư duy văn chương. Với một cái nhìn so sánh, đối chiếu dưới góc độ tiếng Việt, có thể nói, tiếng Việt trong bản dịch của Nguyễn Trọng Định so với bản dịch của bốn vị dịch giả cuốn “Phía bên nhà Swann” vẫn sáng rõ và dễ tiếp nhận hơn.

Hai, ba năm nay, sau khi một vài tác phẩm văn chương – danh tác thế giới – bị phát giác là dịch sai, ẩu, đã trở nên công khai hơn, với việc có những nhà nghiên cứu người Việt ở hải ngoại, hay một số người biên dịch tự khiêm tốn tự nhận mình là “tay ngang” ở trong nước nhưng đã chỉ ra một cách rất thuyết phục hàng ngàn lỗi sai chết người trong các bản là những cuốn sách dạng khai trí, kinh điển của thế giới có hàng trăm năm nay, nhưng hiện so với mặt bằng trình độ dân trí chung hiện nay của người đọc Việt vẫn được cho là “khó nhằn”.

Có những lỗi dịch sai là dạng lỗi ngôn ngữ, nhưng có những lỗi sai thể hiện vốn kiến văn của người dịch có nhiều thiếu sót, dẫn đến lời dịch theo lối suy diễn lung tung, khiến mạch văn càng trở nên rối rắm, khó hiểu.

Cùng một tác phẩm, nhiều người dịch, nhiều bản dịch khác nhau – chuyện bình thường. Song, một điều hiển hiện ở đây là qua bản dịch, người đọc thấy vốn tiếng Việt của dịch giả, chất lượng tiếng Việt của một dịch giả. Dịch, nhiều khi cũng có nghĩa là làm mới, làm giàu vốn tiếng Việt cho chính mình và của dân tộc, chứ không phải trưng ra thứ tiếng Việt lổn nhổn, khoe mẽ. Có một thực tế khá “tế nhị” ở đây, là, đọc những cuốn sách bị dịch sai, có những bạn đọc cảm thấy nỗi… mặc cảm ngại ngùng khi phải nảy sinh nỗi nghi ngờ về tiếng Việt và vốn văn hóa của các tay dịch, đặc biệt là những vị cao niên, được coi là cự phách, là “cây đa, cây đề”’ của làng dịch Việt hiện nay…

Lỗi dịch giả thường mắc

Nói về những cái sai một dịch giả thường mắc phải, Thiên Lương dẫn ra ví dụ: “Trong bài viết “The Art of Translation” (August 4, 1941) mà tờ “New Republic vừa đăng lại, nhà văn Nga V. Nabokov bàn về 3 cấp độ tội lỗi của người dịch (three grades of evil) như sau:

1. Lỗi thứ nhất và nhẹ nhất: Sai do dốt, thiếu hiểu biết. Có thể tha thứ được vì nhân vô thập toàn.

2. Cố tình bỏ sót không dịch những từ ngữ hoặc đoạn văn xương xẩu khó hiểu. Lỗi này có thể tha thứ được nếu người dịch kém cỏi, không hiểu nổi ý của tác giả; nhưng không thể tha thứ được nếu người dịch tự cho mình biết rõ hơn tác giả mà tự cắt bỏ để khỏi ảnh hưởng tới độc giả.

3. Lỗi thứ ba và tệ hại nhất: Người dịch tự tiện thay đổi văn phong của tác giả, làm cho mượt mà hơn, theo thị hiếu của riêng mình, hoặc chiều theo thị hiếu (theo cảm nhận của người dịch) của một đối tượng độc giả nào đó”.

Nếu chiểu theo 3 cấp độ tội lỗi của người dịch trên vào một số cuốn được dịch ở nước ta thời gian qua, phần nhiều các dịch giả đều mắc phải lỗi thứ ba, cứ thích “thả” cái tôi của mình vào bản dịch, làm méo mó bản dịch. Điều này, độc giả có thể cảm nhận được khi đọc bản dịch, và chỉ thấy sừng sững một hình ảnh của người dịch mà thôi.


Last edited by LDN on Sat Jan 08, 2022 3:25 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sat Jan 08, 2022 3:02 pm

MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI BẠN BẮT TAY VÀO DỊCH VĂN HỌC

Worldlinktrans

Bạn có phải là một người yêu sách, đặc biệt là sách văn học? Và tình cờ, bạn cũng muốn trở thành một dịch giả, đem những cuốn sách mà bạn tâm đắc đến gần hơn với người yêu sách trong cộng đồng của mình? Dịch văn học được coi là một trong những lĩnh vực dịch thuật khó, vì nó yêu cầu người dịch thuật văn học phải có khả năng ngôn ngữ phong phú. Nếu bạn được giao một bản dịch văn học, dù là tiểu thuyết hay văn xuôi, đây là 4 điều bạn cần lưu ý hỗ trợ bạn trong quá trình dịch văn học.

1. Trau dồi văn hóa đọc

Để dịch một tài liệu văn học mượt mà, đọc thật nhiều sách chính là giải pháp hàng đầu. Hãy đọc nhiều nhất có thể, đặc biệt là những tác phẩm của một tác giả nào đó bạn đang có ý định dịch sách. Điều này không có nghĩa bạn phải dịch tất cả những tác phẩm của tác giả ấy; hãy chọn những tài liệu mà bạn thấy hứng thú và có liên quan đến việc dịch văn học.

2. Rèn luyện khả năng viết

Hãy thử bắt đầu việc viết lách bằng ngôn ngữ của bạn, rồi đến ngôn ngữ bạn muốn dịch. Trước tiên, bạn phải trở thành bậc thầy với ngôn ngữ mẹ đẻ và sau đó nắm vững các ngôn ngữ khác mà bạn đã biết. Thường xuyên viết bằng tiếng mẹ đẻ của mình và bằng các ngôn ngữ khác. Việc này sẽ khiến bạn nhanh chóng tiến bộ khả năng truyền tải nội dung và thông điệp mà tác phẩm gốc muốn truyền tải.

3. Hãy thử tìm hiểu những thông tin liên quan

Nếu bạn định dịch văn học, hãy nhớ rằng tác phẩm này sẽ mang đậm dấu ấn phong cách riêng của tác giả đó. Hãy thử tìm hiểu về những cuốn sách khác của tác giả đó. Hoặc đôi khi là những bối cảnh, văn hóa của quê hương tác giả – những thứ xuất hiện trong tác phẩm mà bạn cũng cần chú ý. Bạn cần phải hiểu điều này nếu bạn dự định dịch tác phẩm của ông/bà ấy và giữ lại ý nghĩa ban đầu. Đồng thời, bạn phải nghiên cứu văn hóa của người dân bằng ngôn ngữ bạn sẽ dịch. Bạn không thể hiểu sắc thái của ngôn ngữ mà không có nhận thức về văn hóa

4. Cách sử dụng từ ngữ thay thế

Kỹ năng này đòi hỏi chút sáng tạo và giải quyết vấn đề ở phía người dịch. Thường sẽ có những từ bằng tiếng mẹ đẻ sẽ không có từ nào trong ngôn ngữ mục tiêu. Trong những trường hợp này, các cụm từ sẽ phải được tạo ra để giữ được cùng một ý nghĩa. Khi không có từ mục tiêu, bạn phải đọc lại phần gốc cho đến khi bạn chắc chắn bạn hiểu mục đích của tác giả. Sau đó, tìm sự kết hợp đúng của các từ mục tiêu hoặc một cụm từ sẽ giữ cho ý nghĩa càng rõ ràng càng tốt.

Dịch một cuốn sách giống như viết một quyển sách. Điều này và cũng là một nhà văn giỏi. Nó cũng đòi hỏi sáng tạo để khiến một cuốn sách tương thích với không chỉ một ngôn ngữ, mà còn là một nền văn hóa. Đồng thời, phải giữ gìn phong cách, giai điệu và dụng ý ban đầu của tác giả. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình để có thể dịch văn học tốt hơn!


Last edited by LDN on Sat Jan 08, 2022 4:02 pm; edited 9 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sat Jan 08, 2022 3:07 pm

DỊCH THUẬT - dichthuatcongchung24h

Dịch sách trở nên vô cùng quan trọng. Bởi Sách là tri thức được đúc kết sản phẩm trí tuệ ở trong đó. Đặc biệt sách được xuất bản là đã trải qua kiểm tra, kiểm định chất lượng rồi thì lại càng quý giá. Để hiểu được cách làm, văn hóa, khoa học công nghệ, mà ngôn ngữ trên sách muốn truyền tải đòi hỏi đội ngũ biên dịch viên dịch sách phải thực sự có trình độ chuyên môn về ngôn ngữ và lĩnh vực mình dịch thuật.

Dịch sách là gì?

Dịch sách đó chính là dịch ngôn ngữ trên một cuốn sách nào đó sang ngôn ngữ khác để người đọc có thể hiểu rõ được nội dung, kiến thức, văn hóa, thông điệp…vv mà cuốn sách đó muốn truyền tải cho người đọc. Những người dịch sách là biên dịch viên (dịch giả) đòi hỏi phải có trình độ cao về ngôn ngữ đồng thời có kiến thức sâu về chuyên môn. Bởi vì, Sách là sản phẩm của trí tuệ đã được xuất bản nghĩa là được thẩm định về mặt nội dung và được công bố rộng rãi. Xếp theo thứ tự ưu tiên các loại sách được dịch thuật nhiều như sau

Tại sao lại cần dịch sách dịch sách.

Một ví dụ tiêu biểu của ứng dụng tri thức, khoa học công nghệ của đất nước khác đó là đất nước Nhật Bản. Quốc gia Nhật trải qua thế chiến thứ II thiệt hại đủ đường, chưa kể đến nguồn tài nguyên thiên nhiên không được ưu ái. Nhưng sau khi nhận được rất nhiêu tri thức của các nước phương Tây đất nước Nhật Bản vươn lên một cách mạnh mẽ từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa. Để có sự thành công đó thì sự đóng góp của đội ngũ biên dịch viên Nhật Bản là vô cùng to lớn. Họ những người biên dich sách, tài liệu ngôn ngữ phương tây sang ngôn ngữ Nhật một cách chính xác giúp cho người Nhật tiếp nhận được kho kiến thức đó ứng dụng vào thực tiễn.

Dưới góc độ vĩ mô dịch sách là để ứng dụng thực tế phát triển đất nước.

Có rất nhiều lý luận, tri thức về kinh tế, chính trị cũng như pháp luật đòi hỏi nhà nước Việt Nam cần đội ngũ dịch thuật để dịch giải ra với mục đích nghiên cứu và áp dụng nó vào việc vận hành, quản lý đất nước một cách phù hợp.

Dưới góc độ vi mô dịch sách là để nghiên cứu ứng dụng cho doanh nghiệp.

Việc ứng dụng tri thức khoa học công nghệ, các vấn đề về vận hành, quản lý, chiến lược kế hoạch kinh tế chưa bao giờ là việc chậm trễ cả. Chúng ta đều hiểu thế giới này luôn vận động chính vì thế nếu chậm đồng nghĩa với chết.

Dịch sách để mở mang kiến thức về văn hóa, đạo đức lối sống của các nước trên thế giới.

Dịch sách nghiên cứu, ứng dụng lĩnh vực cụ thể nào đó.

Những loại sách nào hay được dịch nhất ở thời điểm hiện tại.

Theo thống kê chúng tôi trong những năm qua, nhu cầu dịch sách rất đa dạng và nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi một giai đoạn sẽ có một thể loại sách được ưa chuộng và dịch giải ra. Top đầu các loại sách được dịch chúng tôi đánh giá như sau:

1. Dịch sách khoa học công nghệ – Kinh tế.

Với sự bùng nổ về khoa học công nghệ, cùng tốc phát triển kinh tế trong những năm gần đây. Nhu cầu về kiến thức công nghệ mới, tư duy kinh tế mới vô cùng to lớn. Những loại sách nói về Marketting, chiến lược, kế hoạch, Công nghệ viễn thông, điện tử rất được chú trọng đòi hỏi lượng lớn dịch giả có trình độ cao.

2. Dịch sách kỹ năng sống

Ngày nay, bộ phận giới trẻ có nhu cầu đọc sách về kỹ năng sống, nuôi dạy con cái, lập trình bản thân,…vv. Đặc biệt là học kỹ năng sống của các nước hiện đại giúp ích được rất nhiều cho giới trẻ. Chính vì thế dịch thuật sách kỹ năng sống cũng vô cùng bận rộn.

3. Dịch sách truyện, tiểu thuyết.

Nhu cầu đọc truyện tuyển thuyết nước ngoài chưa bao giờ là thấp. Trong khi đó rất nhiều tác phẩm mới được ra đời đòi hỏi dịch giả về sách truyện hoạt động hết công suất mới đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.

4 Sách thiếu nhi, giáo trình.

Việt Nam chúng ta rất chú trọng về việc giáo dục. Dịch sách về thiếu nhi, giáo trình dạy học, nghiên cứu luôn luôn là ưu tiên số 1 của đất nước. Trong khi đó những phương pháp dạy học, những giáo trình đổi mới, những cuốn sách thiếu nhi nâng cao, kích thích sự phát triển trí tuệ luôn có những ấn bản mới. Vì thế, dịch giả chất lượng cao về sách giáo trình, sách thiếu nhi luôn luôn trong tình trạng cung thấp hơn cầu.

5. Dịch sách về tâm lý, tôn giáo và tâm linh

Những năm gần đây sách nước ngoài nói về tâm lý, tôn giáo và tâm linh khá là nhiều. Tuy nhiên, lượng bạn đọc thực sự đối với loại sách này còn nhiều hạn chế. Dù vậy, những dịch giả về lĩnh vực tâm linh, tôn giao, tâm lý lại khá ít ỏi. Chính vì thế, sách được dịch ra bởi những sản phẩm này chưa đáp ứng được đủ thị trường

6. Dịch những loại sách khác.

Những loại sách khác cũng khan hiếm biên dịch kể đến như

Dịch sách về chính trị – pháp luật.Văn hóa xã hội – Lịch sử.Văn học nghệ thuật.Dịch thuật sách cần phải chú ý.

Dịch sách là một thách thức nhất cho các dịch giả (biên dịch viên) bởi vì: Dịch sách đòi hỏi không chỉ trình độ ngoại ngữ cao, mà còn các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng dịch thuật và kỹ năng viết lách trình độ cũng phải thượng thừa, sách có thể là công trình nghiên cứu, là kinh nghiệm công tác, là truyền tải lĩnh vực khoa học công nghệ…vv.

Do đó, một điều hiển nhiên chính là ngay cả những dịch thuật viên tài năng nhất cũng chưa chắc có thể hoàn thành tốt việc dịch thuật sách bởi bản dịch và bản gốc cần phải có sự đồng bộ tuyệt đối về trình độ sử dụng ngôn từ cũng như cách diễn đạt. Khi dịch sách sang một ngôn ngữ khác, phong cách viết của dịch giả cũng cần phải có sự phù hợp, tương đồng so với tác giả trong bản gốc.

Dịch giả cũng cần sở hữu kiến thức tốt về chủ đề liên quan đến tác phẩm cần dịch thuật cũng như khả năng cảm thụ và thấu hiểu tác phẩm gốc để có thể truyền tải được thông điệp của tác giả mà vẫn giữ nguyên vẹn phong cách diễn đạt trong tác phẩm gốc. Để làm được điều này, khả năng nhận thức văn chương và dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu tác phẩm để có những hiểu biết sâu sắc và phù hợp trước khi bắt đầu tiến hành dịch là điều không thể bỏ qua.

Nguyên tắc khi dịch thuật sách

Không giống các loại giấy tờ, tài liệu khác, sách chứa đựng những kiến thức về khoa học, đời sống văn hóa đặc trưng tại nơi mà tác giả sinh sống. Đôi khi, thông qua những trang sách, tác giả gửi gắm vào đó những thông điệp, tình cảm và ấn ý sâu xa. Nếu dịch thuật sách chỉ được thực hiện qua loa, hời hợt thì liệu những ý nghĩa cao đẹp được ẩn giấu trong các tác phẩm có được truyền tải đến người đọc. Và lúc này, người dịch sách được xem như chưa hoàn thành công việc của mình. Vậy những tiêu chuẩn của dịch thuật viên sách báo,ấn phẩm là gì?

Dịch sách cần am hiểu văn hóa

Một cuốn sách không chỉ mang đến tri thức. Qua đó, độc giả hiểu thêm văn hóa vùng miền, địa danh, quê hương của tác giá – nơi xuất bản cuốn sách đó. Đặc biệt là các cuốn sách lịch sử, những tài liệu tái hiện lại sự kiện văn hóa – xã hội có thật trong quá khứ. Mỗi sự kiện đều có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nên lối sống thời nay. Vì lý do đó, dù là thể loại sách nào, người dịch sách cũng phải am hiểu về văn hóa nơi xuất bản cuốn sách đó.

Biên dịch sách có khả năng đọc hiểu

Nếu như những kiến thức về quê hương của cuốn sách được xem là tiền đề của người dịch. Thì khả năng đọc hiểu của họ chính là cơ sở giúp đánh giá kỹ năng dịch sách. Dịch sách bao gồm nhiều tài liệu thuộc nhiều thể loại khác nhau. Đó có thể là một văn bản khoa học hoặc là một câu chuyện giả tưởng. Đôi khi, trong tác phẩm xuất hiện những phép ẩn dụ, nói giảm nói tránh. Hay thậm chí nhiều thể loại còn sử dụng các “tiếng lóng” trong tác phẩm.

Mặt khác, dịch thuật viên sách là người đầu tiên tiếp xúc với bản thảo. Là người nắm trong tay bản gốc của sách trước khi nó đên tay bạn đọc nước mình. Lúc này, khả năng đọc hiểu của họ quyết định 70% giá trị thành công của một cuốn sách.

Trình độ của biên dịch phải yêu cầu như thế nào

Cùng với khả năng đọc hiểu là trình độ dịch. Muốn truyền tải một câu chuyện đúng với nội dung mà tác giả muốn gửi gắm vào đó, đòi hỏi bản dịch phải xác thực và đảm bảo truyền tải hết thông điệp sao cho người đọc hiểu đúng bản chất.

Trình độ người dịch quyết định độ chính xác của sách

Sẽ thật là buồn khi một câu truyện cười từ tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng việt nhưng không thấy ai buồn cười và không hiểu cười vì cái gì, chỗ nào… Đó là trình độ dịch, kỹ năng và kiến thức lý thuyết về dịch không vững. Ngôn ngữ nguồn và mục tiêu chưa được hiểu sâu xét về văn hóa, phong tục, lối sống … cho nên vẫn thấy xa lạ với bản thân câu chuyện hay bài viết đó nên không thấy buồn cười.

Khả năng diễn đạt

Dịch sách là công việc chuyển đổi ngôn ngữ của một cuốn sách. Bản dịch được viết lại bởi dịch thuật viên. Vì vậy khả năng diễn đạt của họ là vô cùng quan trọng. Phải đảm bảo bản dịch chân thực, sát nghĩa với sách gốc. Tuyệt đối không để suy nghĩ cá nhân làm sai lệch dụng ý mà tác giả muốn truyền đạt.

Nhiều người trước giờ vẫn luôn coi dịch sách là một cái nghề. Cũng giống như việc dịch thuật các tài liệu khác nhưng dịch sách đòi hỏi sự thấu hiểu, cảm thụ tác phẩm và vốn ngôn từ, vốn văn chương phong phú. Dịch sách cũng cần nơi dịch giả sự chuyên nghiệp, không phải dịch thuật viên nào cũng có thể gắn bó được với công việc dịch sách.

Những “bản lỗi” dịch sách

Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, có khá nhiều dịch giả, tuy nhiên các tác phẩm sách dịch chưa đạt đến hoàn hảo trọn ven của nó, chưa thực sự truyền tải được trọn vẹn ý đồ của tác giả. Đây là khó khăn và cũng là thách thức cho các dịch giả của chúng ta.

Đặc biệt, trong thời kỳ “công nghiệp hóa hiện đại hóa” sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, việc phát hiện các lỗi dịch thuật, dù là từng chi tiết nhỏ cũng là điều quá là đơn giản. Những tác phẩm dịch thuật, những tài liệu dịch thuật cũng được đưa ra bàn tán sôi nổi trên các trang mang xã hội, các diễn đàn..vvv. Những “bản lỗi” cũng vì thế mà trở nên nóng sốt hơn bao giờ hết.

Dư luận không bao giờ khiến những tin tức về sai sót này trở nên nguội bớt. Thay vì đó, hàng loạt những ngôn từ bình luận khiếm nhã, thiếu văn phong có thể làm cho dịch giả không sống yên ổn và lâm vào tình trạng suy sụp tinh thần.

Trong nghề dịch sách ranh giới giữa tội đồ và anh hùng khá la mong manh. Những tác phẩm nếu được bạn đọc tiếp nhận thì dịch giả được tung hô như những người hùng. Tuy nhiên, chỉ có những lỗi nhỏ trong tác phẩm đó lại được bạn đọc “vạch lá tìm sâu” và những đóng góp của dịch giả đó trở thành bọt biển nhanh tan.

Phí dịch sách khá là thấp so với công sức và trí tuệ của dịch giả.

Nghề dịch sách khó khăn, đòi hỏi cao và nhiều áp lực như vậy, nhưng không vì thế mà người dịch được trả công xứng đáng. Nhiều dịch giả vẫn thường phàn nàn rằng mình được trả công quá thấp. Các dịch giả chia sẻ, các bản dịch thường được trả theo tỉ lệ 5 – 10% giá tiền in trên bìa sách. Hoặc là phí dịch sách được tính trên số lượng chữ được dịch nên tiền công thật sự không được cao.

Có những dịch giả chỉ được chi trả từ 50.000 – 60.000 đồng cho một trang dịch tiểu thuyết. Như vậy, nếu chỉ trông chờ vào nghề dịch sách, thì trong suốt mấy tháng, có khi cả mấy năm trời mày mò, tìm tòi, nghiên cứu tác phẩm để dịch ra một cuốn mà mình cho là tâm đắc cũng chỉ có giá bèo bọt là mấy triệu đồng thì thật là không xứng đáng.

Khó có thể làm giàu với nghề dịch sách

Bởi vậy, có thể thấy, dù dịch sách có là một cái nghề đi nữa, thì phần lớn dịch giả chỉ đến với cái nghề này bằng đam mê văn học, chứ ít ai có thể sống được chỉ với cái nghề này.

Yêu cầu trong việc dịch thuật sách hoặc tài liệu.

Dịch sách là một công việc đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về văn hóa của quốc gia xuất bản. Muốn truyền tải một câu chuyện đúng với nội dung mà tác giả muốn gửi gắm vào đó, đòi hỏi bản dịch phải xác thực và đảm bảo truyền tải hết thông điệp sao cho người đọc hiểu đúng bản chất. Sẽ thật là buồn khi một câu truyện cười từ tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng việt nhưng không thấy ai buồn cười và không hiểu cười vì cái gì, chỗ nào… đó là trình độ dịch, kỹ năng và kiến thức lý thuyết về dịch không vững. Ngôn ngữ nguồn và mục tiêu chưa được hiểu sâu xét về văn hoá, phong tục, lối sống … cho nên vẫn thấy xa lạ với bản thân câu chuyện hay bài viết đó,  nên không thấy buồn cười.

Vai trò mật thiết của sách báo trong đời sống

Sách báo – tạp chí ngày nay đã trở thành những ấn phẩm không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần của con người. Sách báo cung cấp các kiến thức trong nhiều lĩnh vực từ các tác phẩm văn học, giải trí, tạp chí nghệ thuật… tới các cẩm nang hướng dẫn làm đẹp, chia sẻ bí quyết làm giàu,…và các tác phẩm kinh điển về tôn giáo, chính trị của thế giới nhân loại tới độc giả.

Không có bất kỳ dịch giả nào dám khẳng định dịch sách là dễ, kể cả những dịch giả nhiều kinh nghiệm nhất. Nhưng dịch giả nhiều kinh nghiệm dịch thuật sách họ chỉ luôn dịch các thể loại sách mình đã từng dịch hoặc cùng với chuyên ngành dịch thuật trong thế mạnh của mình.


Last edited by LDN on Sat Jan 08, 2022 5:34 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sat Jan 08, 2022 3:47 pm

Dịch sách văn học Việt Nam: Hay dở, khó dễ?

Quốc Phương - BBC Tiếng Việt

Dịch giả, nhà văn Thuận và dịch giả Yves Bouillé bình luận về khó dễ của tiếng Việt khi chuyển ngữ văn học qua lại với tiếng Pháp.

Tiếng Việt được cho là phong phú, giàu bản sắc, trong khi văn học Việt cũng được biết đến khá nhiều khi được dịch và giới thiệu ra thế giới, nhưng ngày nay giới dịch thuật văn học từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài và ngược lại có gặp khó khăn gì đáng nói không và lý do là gì.

Riêng với nhịp cầu giữa tiếng Việt và tiếng Pháp qua văn học dịch, một dịch giả người Pháp mới vào nghề 'dịch văn học Việt' và một nhà văn, dịch giả người Việt có nhiều năm sáng tác, làm việc với song ngữ Việt - Pháp cùng chia sẻ góc nhìn của họ với BBC từ Paris.

"Trước hết, phải nói ngay không phải cứ dịch ra là đã được xuất bản đâu, bây giờ ở Pháp có rất ít nhà xuất bản nhận những tác phẩm dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, đấy là một sự thật mà chúng ta phải nhìn nhận," dịch giả Yves Bouillé từ nhóm dịch thuật thuộc một tủ sách xuất bản văn học đương đại tại Pháp nói.

"Và ngay cả với tủ sách đương đại với văn học Việt Nam ở tủ sách Riveneuve thì chúng tôi cũng phải cố gắng rất nhiều để mang được nó đến với độc giả Pháp."

Khi được hỏi đâu là khó khăn lớn nhất trong công việc dịch văn học từ ngôn ngữ Việt, ông Yves Bouillé, người từng bỏ ra mười năm học tiếng Việt, đáp:

"Đây là một câu hỏi rất hay, có rất nhiều cái khó. Tôi nghĩ rằng khó khăn đầu tiên trong tiếng Việt là những thành ngữ của Việt Nam. Người Việt Nam dùng rất nhiều thành ngữ khi nói.

"Nếu chỉ dùng từ điển để tra từng từ thì sẽ không thể hiểu được thành ngữ đó, tuy tôi nghĩ đó là vấn đề chung cho tất cả các ngôn ngữ, ngôn ngữ nào cũng có nhiều thành ngữ cả.

"Có lẽ vì tôi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp nên tôi không phải gặp khó khăn, mà nếu ngược lại dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt thì rất khó khăn - đó là các đại từ nhân xưng.

Dịch giả, nhà văn Thuận trong một cuộc giao lưu với độc giả (Hình do tác giả cung cấp)

"Đại từ nhân xưng của tiếng Việt rất cầu kỳ, phức tạp, nhưng khi tôi dịch sang tiếng Pháp thì tiếng Pháp rất là đơn giản."

Bị 'lộ diện' quá sớm vì đâu?

Còn được biết đến như một dịch giả, nhà văn Thuận, chia sẻ về "vấn đề" của bà khi dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt:

"Trong tiếng Việt một người là mẹ đối với con, đối với chồng lại là vợ, đối với hàng xóm lại là hàng xóm, đối với đồng nghiệp lại là anh hoặc chị, tùy theo tuổi tác, nhưng tất cả sang tiếng Pháp thì chỉ lại là "elle", một cái duy nhất, không có một cái gì khác ngoài "elle" cả.

"Đấy là vấn đề của tôi khi mà dịch sang tiếng Việt thì tất cả những cái ấy rất là khó khăn. Nhân vật ấy có thể hơi 'ác' một chút, mà bạn lại dùng là 'chàng' chẳng hạn, thì nó cũng không hay lắm, nó phải trở thành 'hắn' chẳng hạn, hay là 'gã ta' hay là 'y', hoặc một cái gì đấy.

Nhà văn Thuận là một đồng dịch giả của cuốn tự truyện 'Ngôn Từ' (Les Mots) mà tác giả là triết gia Jean-Paul Satres

"Cho nên mọi người biết một câu rất là khó, rất là hài hước: chính vì đại từ nhân xưng này mà nền văn học 'truyện trinh thám' của Việt Nam không thể phát triển được, vì vừa vào chuyện một cái đã viết ngay là 'hắn' thì thấy là nhân vật phản diện rồi, đây chính là 'kẻ ác' đây và không cần phải đi tìm nữa.

"Và tôi nói rằng khi mà tôi dịch, chẳng hạn khi tôi tham gia dịch Jean-Paul Sartre, cuốn tự truyện "Ngôn từ" (Les Mots), thì nhân vật ông ngoại của Jean-Paul Sartre có một quan hệ 'rất đặc biệt' với người thân trong gia đình.

"Và trong tiếng Pháp 'ông ngoại' là 'il', mà trong tiếng Việt tôi nói là 'ông ngoại' thì nó rất là âu yếm, nó sẽ thành một đứa trẻ bình thường chứ không phải là một Sartre. Sartre rất là đặc biệt ngay từ khi bé.

"Nên cuối cùng tôi đã chọn và tôi nghĩ rằng đọc một hai trang đầu thì độc giả có thể bị sốc, khi tôi chọn gọi 'ông ngoại' là 'hắn' và 'mẹ' là nàng. Bởi vì trong đầu của một đứa trẻ Jean-Paul Sartre, vì ông bị mất cha từ nhỏ và mẹ của ông khi đó còn rất trẻ, và ông không bao giờ coi mẹ là một người mẹ cả, tại vì ông thông minh hơn mẹ, ông sắc sảo hơn mẹ.

"Bà mẹ rất ngây thơ, mười tám, mười chín tuổi đã lấy chồng và có con và ở trong nhà, chỉ làm việc trong nhà thôi, nên bà không có một hiểu biết gì về cuộc sống cả. Chính Jean-Paul Sartre còn thấy mình khôn ngoan, mình hiểu sự đời hơn cả mẹ, cho nên gọi là "mẹ" thì không lột tả được cái ý ấy của Jean-Paul Sartre và tôi đã mạnh dạn dịch là 'nàng'. Tôi nghĩ ít người, ít nhà văn nào lại gọi mẹ là 'nàng' cả.

"Và ông có một câu rất hay là: 'cứ mối sáng thức dậy, mở mắt ra, tôi nhìn nàng và tôi tự hỏi: chính người người này, người phụ nữ trẻ này đã đẻ ra tôi hay sao?' Nên tôi nghĩ rằng không có đại từ nhân xưng nào trong tiếng Việt hợp hơn là 'nàng' cả.

"Tôi nói với anh Yves Bouillé dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt có cái khó khăn như thế và anh nói với tôi rằng anh rất là may mắn vì dịch ngược lại (Việt - Pháp) thì tất cả những khó khăn ấy đã không bị đề cập đến."

Xử lý thế nào về 'thời' và 'lặp từ'?

Các dịch giả Yves Bouillé và nhà văn Thuận (giữa) chia sẻ những góc nhìn khá thú vị về tiếng Việt khi chuyển ngữ qua lại tiếng Pháp.

Và dịch giả Yves Bouillé, người đã dịch tác phẩm của nhiều tác giả trong đó có Vũ Đình Giang, Thuận v.v..., nói thêm:

"Còn một điều nữa là trong tiếng Việt không có 'thời', động từ không bao giờ chia nên chỉ có thể hiểu một câu này xảy ra trong thời điểm nào, trong giai đoạn nào, trong quá khứ hay tương lai nhờ vào những thành phần phụ nữa là 'hôm nay', hay là 'cách đây mấy tiếng' để hiểu được câu đó.

"Nhưng đó chỉ là khó khăn đầu tiên, sau đó thì bạn đi sâu vào trong một tác phẩm mà bạn có những chia sẻ hơn đối tác phẩm thì nó sẽ dần dần hiện lên thời gian của tác phẩm.

"Vấn đề tiếp theo là trong tiếng Việt có rất nhiều sự lặp lại, tiếng Việt khi đọc lên thì không thấy vấn đề gì cả, lặp lại một chút cũng không sao, nhưng khi dịch sang tiếng Pháp thì với sự lặp lại như thế, phải tìm cách để nó không lặp lại, nó không nhàm chán nữa, trừ trường hợp mà tác giả cố tình lặp lại như là Thuận chẳng hạn.

"Chị lặp lại rất nhiều, nhưng đó là ý thức, là cách mà chị cố tình như thế thì chúng ta phải cố tình tôn trọng cách viết của tác giả, còn không với các tác giả khác, nhiều khi cũng tốn thời gian để tránh những sự lặp lại vô ý của các tác phẩm."

Khi được đề nghị nêu ví dụ cụ thể, ông Yves Bouillé đáp:

"Các tác giả Việt Nam dùng quá nhiều các tính từ mà lại trùng hợp để một nói cùng một ý, gọi là từ đồng nghĩa như 'ngập ngừng, e ngại, không biết làm thế nào...' Nói mãi những câu ấy trong tiếng Việt thì vì tiếng Việt có dấu nên đọc lên nó cũng có một nhịp điệu, tính âm nhạc nhất định, nhưng trong tiếng Pháp không thể như thế được.

"Dịch từng chữ như thế độc giả Pháp có thể nghĩ rằng mình không biết viết. Tôi có biết một dịch giả là ông Phan Huy Đường, ông đã rất can đảm khi giữ lại tất cả các từ lặp đó, trong khi dịch giả khác thì chỉ giữ lại khi nào rất là cần thiết mà thôi."

Bài viết nằm trong loạt bài Người Việt Toàn Cầu của BBC Tiếng Việt, mời quý vị xem thêm một số tại đây:

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sun Jan 09, 2022 2:08 pm

Chúa nhật, 09.01.2022

Em làm gỏi xoài tôm thịt ngon lắm, ông anh ở gần, em mời anh ăn chung với em.🌹

Lấy kinh nghiệm từ lần trước nên em thấy gỏi lần này ngon hơn lần vừa qua. Đúng là trăm hay không bằng tay quen 😊

Làm món gì thấy ngon, thấy ok, nuốt được 😁 cũng nhớ đến ông anh. Mong có dịp trổ tài, nấu đãi ông anh mấy món.

Cuối tuần qua mau, ngày thường cũng qua mau. Từ khi có corona tôi thấy như vậy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Tue Jan 11, 2022 5:03 pm

Thứ 3, 11.01.2022

Hôm nay được tặng trên 200 mails 😁, cày 9 tiếng 15 phút, họp mất gần 2 tiếng trong đó rồi. Ta nói đường hầm không thấy ánh sáng hehe. Còn hehe là chưa tới nỗi nào 😄. Ra khỏi hãng trời tối thui, lạnh tàn canh còn cố chạy dzô Aldi mua 5 cái Antigentests để secours bố mẹ tôi có symptome thì còn có cái mà test. Đọc & coi tình hình ở US, kể cho nhỏ A nghe nàng nói có lần đi mua chả nơi nào bán nên tôi chột dạ. Tôi thì tuần nào làm trong hãng cũng được cho 2 tests khỏi phải mua.

Tôi bị nói ném $$$ qua cửa sổ nhưng tánh nết không thể thay đổi 😝, hồi đầu 2020 mới phát tán corona tôi vào tiệm bán đồ xây nhà sửa nhà mua mấy sets cho cả nhà có khẩu trang ffp2, đồ bảo hộ, găng tay mà tôi có phân phát và xài đâu, mấy nhỏ kia còn tặng lại cho tôi, xài không hết. Rồi hãng cho nữa. Sets còn nguyên si trong bịch 😄 Thiệt, mua cho bằng được, sợ thiên hạ mua hết 😄

Y như những lần mua giấy toilette năm trước 😄 có lần tôi mua 2 bịch cho cha mẹ tôi, 1 ông đi chợ thấy vậy nhìn, hỏi thăm tôi tỉnh bơ nói uhuh mua cho cha mẹ tôi, chả ngại ngùng gì, trong khi có những người họ cố tình cho mọi người biết họ bình thường, không dự trữ gì ráo. Mỗi người 1 hoàn cảnh và cách ứng phó. Thiên hạ có ai nói thì tôi cứ phớt tỉnh anglais. Đường ta, ta cứ đi. Nghĩ lại hồi cuối năm hmmm, thật là ngàn cân treo sợi tóc, papa tôi thật trời phật thương 🌹 . Mong rằng năm nay cũng được may mắn.


Last edited by LDN on Thu Jan 27, 2022 5:29 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sat Jan 15, 2022 7:19 pm

Chúa nhật, 16.01.2022

Nửa tháng 1 qua rồi, thời gian...

Tôi vừa mới google không khí khô vì lò sưởi phải làm sao. Ta nói cuối năm vừa qua và năm nay vì không khí khô của lò sưởi mà 😡. Giờ biết nên làm gì thì hy vọng sẽ ổn lại.

Chuyện nước giặt đồ tăng giá 27% ở R. cũng làm tôi suy nghĩ. Để coi những nơi khác xem sao. Hồi nãy đọc tựa bài báo bơ tăng giá 11%, chắc nước giặt cũng tăng giá.

Mấy hôm vừa qua ngày nào cũng cỡ 230 mails, tính sơ sơ. Không cày 10 tiếng nên thấy hơi chột dạ, tánh lười trỗi dậy. Mấy tháng 1,2 lần 10 tiếng thì được. Chuyện 10 tiếng 1 ngày có lẽ là chuyện tôi quan tâm nhất, chả có chuyện nào khác để quan tâm nên thấy chuyện này quan trọng gì đâu á😄

Truyện, báo thời trang, báo thời sự, tuần báo gì cũng cho qua 1 bên, không còn hứng thú đọc. hồi ký cũng không, chỉ có tin tức là theo dõi để không như người từ hành tinh nào đó chứ không phải của thế giới này, giống 1 người trong hoàng tử bé, ngày này qua ngày khác chỉ có vài công việc lập đi lập lại.

Rảnh, có thể thì viết dù chỉ là bla bla, nói về thứ này thứ kia tăng giá, coi phim đọc truyện thấy sao để ông anh biết tôi còn đây, viết cà kê cho anh đọc giải trí. Tôi biết ông anh đọc đấy 😄

Cuối tuần qua nhanh, chỉ muốn lười 😄 cũng cố gắng làm công việc phải! làm còn thì luyện phim, móc. Toàn những việc không quan trọng lắm. Năm 2022 bắt đầu với tôi không như mơ, như ác mộng giống hơn hehe. Chỉ than vãn, tên cúng cơm của tôi là than.

Mama tôi thấy tôi đang móc quai túi xách thì bảo màu đẹp. Hy vọng nhỏ A cũng thấy màu túi xách ok.

La la la la la
La la la la la
Đang cố vui vẻ yêu đời 😄 ta nói chỉ cần nhìn, đi ra ngoài trời là phải la la nhiều vào.

Sáng nay đọc lướt vài truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc truyện của cô ta hay thì thường là hay, có chiều sâu, nhưng tâm trạng thấy nặng nề, bi quan. Bởi vậy chưa đưa vào đây. Nếu thấy hay sẽ đưa vào, nhưng có lẽ trong thời gian tới tôi không đọc.

Đang coi TĐTD phải chạy dzô đây chê. Bà tình địch thích ai cũng không biết, thích ông chồng của mình từ trước tới nay cũng không biết. Na, chả ai bắt coi, coi rồi chê không logic, bởi vậy coi giải trí chứ phim chỉ là phim, tình yêu đẹp đẽ, thơ mộng cũng không logic luôn 😄


Last edited by LDN on Sun Jan 16, 2022 3:25 pm; edited 4 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy DELETE@

Post by LDN Sun Jan 16, 2022 2:56 pm

Haul quần áo đi Đà Lạt

https://youtu.be/hfpzWbvFek0


Last edited by LDN on Sun Jun 26, 2022 5:07 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sun Jan 16, 2022 3:35 pm

10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DỊCH SÁCH

Ifk

Có nhiều lý do để một cuốn sách được dịch sang các ngôn ngữ khác. Một trong những lý do chính có thể là nhằm mục đích tiếp cận nhiều độc giả hơn và tạo cơ hội cho mọi người cùng trải nghiệm suy nghĩ của những bộ óc vĩ đại. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dịch một cuốn sách.

1. Tìm hiểu về độc giả của bạn
Đây là bước quan trọng nhất để bắt đầu. Bạn cần hiểu độc giả của bạn sẽ là ai. Điều này sẽ giúp bạn biết được chi phí và mức độ chuyên nghiệp cần thiết cho công việc dịch thuật.

2. Đọc bản gốc
Để dịch một cuốn sách sang một ngôn ngữ khác, trước tiên bạn cần hiểu văn phong được sử dụng trong sách gốc. Để làm được điều này, bạn cần phải đọc qua cuốn sách một cách kỹ lưỡng để xác định văn phong cần sử dụng trong khi dịch.

3. Giữ nguyên chủ đề của sách
Bạn không được thay đổi thông điệp tổng thể của cuốn sách vì người đọc cần hiểu rõ ràng những gì tác giả muốn truyền tải. Đồng thời, bạn cũng không được thay đổi cốt truyện.

4. Chú ý về thì
Bạn nên quan tâm đến việc xây dựng câu khi dịch một cuốn sách vì việc sử dụng sai thì có thể làm hỏng bản dịch và nghĩa hoàn toàn.

5. Tận dụng từ điển
Cách tốt nhất cho công việc dịch thuật chính là lưu trữ một danh sách các từ hoặc cụm từ bạn có thể sử dụng cho các mục đích cụ thể. Từ điển sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn hoàn thành công việc.

6. Mạnh dạn sử dụng từ ngữ của riêng bạn
Một vấn đề mà hầu hết các dịch giả gặp phải là chuyển tất cả các từ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Bạn phải hiểu rằng các ngôn ngữ khác nhau ở cách diễn đạt suy nghĩ hoặc cách trình bày. Một ý tưởng được sử dụng trong sách gốc có thể phải được đưa vào các từ khác nhau trong tác phẩm dịch để trình bày cùng một ý nghĩa. Vì vậy, bạn không nên ngại sử dụng từ ngữ của chính mình trong bản dịch.

7. Sử dụng các câu ngắn
Bạn nên sử dụng các câu ngắn và đơn giản, chủ yếu để làm cho cuốn sách trở nên thú vị đối với người đọc. Mục tiêu ở đây là sự hiểu biết rõ ràng về thông điệp được trình bày trong cuốn sách.

8. Không sử dụng các cụm động từ
Bản dịch đơn giản thu hút sự chú ý của người đọc hơn những bản dịch phức tạp. Việc sử dụng các cụm động từ có thể có nhiều nghĩa và làm phức tạp bản dịch. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng chúng.

9. Tìm hiểu kỹ thuật dịch một từ không tồn tại trong ngôn ngữ đích
Có 3 cách để thực hiện điều này:

Chunking up – Sử dụng một từ khác có nghĩa gần giống với từ được sử dụng trong ngôn ngữ đích
Chunking down – Mô tả các bộ phận của đối tượng
Lateral Chunking – Tìm một từ trong ngôn ngữ đích giúp gợi lại từ bạn cần nhớ

10. Trò chuyện với tác giả hoặc khách hàng
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là luôn hỏi ý kiến ​​tác giả hoặc khách hàng để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Bạn không nên đợi cho đến khi hoàn thành bản dịch toàn bộ cuốn sách mà nên hỏi ý kiến ​​tác giả hoặc khách hàng sau khi hoàn thành một số đoạn dịch của mình.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sun Jan 16, 2022 3:50 pm

Muôn trùng lỗi dịch - Kỳ 2: Loằng ngoằng và... cắt xén

THANH NIÊN ONLINE

Ngoài các lỗi dịch sai bởi vốn ngoại ngữ kém, dịch ẩu, thiếu kiến thức tổng hợp và vốn sống, còn rất nhiều các loại lỗi mà dịch giả ở ta hay mắc phải.

Nghèo tiếng Việt, đặc biệt khi thiếu hụt những từ ngữ vốn quen thuộc ở phương Tây nhưng ít bắt gặp trong đời sống Việt Nam dễ khiến người dịch mắc lỗi sử dụng từ thay thế chuyển ngữ không chính xác.

Máy sưởi thành bình đun nước...

Thời gian trước, trên các trang mạng, diễn đàn văn nghệ từng bàn luận rôm rả về những lỗi dịch thuật này. Theo nhà phê bình Hà Thúc Lang trên tienve.org, chính vì nguyên nhân này khiến cuốn Bản đồ và vùng đất (tác giả Michel Houellebecq) bị nhiều hạt sạn. Như câu “Atelier d'artiste’ il fallait s'entendre, c'était un grenier avec une verrière…” (“Xưởng nghệ sĩ” phải hiểu là một nhà kho được lắp kính…) được dịch thành “Xưởng nghệ sĩ", cần phải hiểu, là một cái vựa gắn nhiều kính…” (trang 16), "la communion" (lễ ban thánh thể) bị dịch thành "lễ rửa tội" (trang 40), "le chauffe-eau" (máy nước nóng) bị dịch thành "hệ thống sưởi" (trang 11), "la chaudière" (máy sưởi) bị dịch thành "bình đun nước" (trang 15), "des fruits confits" (mứt trái cây) bị dịch thành "trái cây dầm" (trang 9), "la charcuterie (thịt nguội) bị dịch thành "các thứ đồ thịt" (trang 139)…

Cuốn Mật mã Da Vinci (dịch giả Đỗ Thu Hà) từng bị dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chỉ trích bởi sự cứng nhắc khi chuyển ngữ câu ‘Vous n’êtes pas Américaine?’ Sophie shook her head. ‘Parisienne’. (Cô là người Mỹ sao? Sophie lắc đầu. “Không, tôi là dân Paris”) thành “Ông ta mỉm cười, “Cô đến từ nước Mĩ phải không?” Sophie lắc đầu. “Từ Paris” (trang 275).

“Quay quanh, rồi lại quay quanh”

Nhiều khi người dịch rơi vào cảnh “hiểu nhưng không diễn tả được cụm từ đó” nên đã lạm dụng từ ngữ tiếng Việt để đánh bóng đoạn dịch khiến bản dịch “rất Tây” tới bí hiểm, hoặc rối mù tối nghĩa, và thế là độc giả tha hồ tự phán đoán, suy diễn hoặc lầm tưởng.

Bộ truyện tranh khoa học Hàn Quốc nổi tiếng khắp 37 nước  Why? gồm 51 tập (NXB Mỹ thuật, Công ty Đại Việt Toàn Cầu và First News đồng ấn hành) từng bị thu hồi 2 tập đầu ngay tại lễ họp báo ngày 12.9.2012 do bị phát hiện nhiều lỗi dịch quá tối nghĩa, đến người lớn cũng không hiểu được, nữa là trẻ em. Không những thế, người hiệu đính dường như lại… không rành tiếng Việt cho lắm, nên những thuật ngữ không chuẩn đã đành, cách viết cũng càng thêm rối. Chẳng hạn, trong tập 2 Vũ trụ, có đoạn viết: “Đó là do trái đất tự quay nên hằng ngày các chòm sao cũng quay quanh, rồi lại quay quanh, nên ta sẽ nhìn thấy các chòm sao khác nhau theo mùa” (?). Hay “Mật độ bình quân (?) của sao Thổ thấp nhất trong số các hành tinh thuộc Thái dương hệ”. Định nghĩa về “lỗ đen” cũng khá “lạ”: “Lỗ đen sau khi trở thành ngôi sao đỏ khổng lồ nặng hơn mặt trời rất nhiều sẽ gây ra vụ nổ tạo ra vũ trụ”. Ngoài ra, nhiều từ được dùng đi ngược với thuật ngữ, như vũ trụ giãn nở, thì thành “trương phình”.

Tháng 3.2011, ông Trần Đại Thắng (Giám đốc Công ty Đông A) trong thông cáo báo chí gửi truyền thông từng chỉ trích bộ sách 1.000 trò chơi tư duy phát triển trí tuệ (đề tên tác giả Nhất Ly do Công ty Đinh Tị xuất bản vừa vi phạm bản quyền của Đông A), vừa mắc hàng loạt sai lầm nghiêm trọng khi chuyển ngữ các khái niệm toán học cơ bản. Chẳng hạn, “hình học phi Euclid” bị dịch thành “hình học u - Phi”,  “chu trình (của nhà toán học) Euler” bị dịch thành “đường về Euler”, “mạng tương đương” dịch thành “mạng ngang giá”…

Dịch ăn bớt, dịch cắt xén tùy tiện

Chính dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng trước đây từng phẫn nộ chỉ trích về cuốn Mật mã Da Vinci đã bỏ hẳn nhiều đoạn trong nguyên tác, khiến người đọc thấy hụt hẫng, khó hiểu. Đơn cử một đoạn dài của chương 80 bản gốc The Da Vinci Code, từ “(Teabing glanced at his servant, ‘I’m going to have you stay on board) until we return...” (trang 434) cho đến ‘Either that,‘Sophie said, ‘or he is too deep into this to admit his error” (435) đã bị lược bỏ hẳn trong bản tiếng Việt. Mặc dù trong đoạn này có một số tình tiết gay cấn ảnh hưởng đến diễn biến tiếp theo của câu chuyện nhưng không hề được nhắc tới.

Dịch giả Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội đồng văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam, cũng xác nhận với báo chí rằng: “Về cuốn Những thứ họ mang, các lỗi dịch sai như trên mạng đã chỉ ra là hoàn toàn đúng”. Với tính chất cầu thị nhằm giúp lọc sạn các lỗi dịch, Công ty Nhã Nam từng xác nhận trên trang web của công ty về các lỗi sai mà các nhà phê bình trên mạng đã vạch ra cho các cuốn như Vô tri, Bản đồ và vùng đất..., đồng thời tuyên bố sẽ hiệu đính hoặc thu hồi lại để “nhặt sạn”. Tuy nhiên, không phải tất cả đơn vị xuất bản nào cũng có được cách ứng xử “dám làm dám chịu” như Nhã Nam. (còn tiếp)

Sai về văn hóa là rất nguy hiểm

Trong dịch thuật văn chương, ranh giới sai - đúng nhiều khi rất mong manh và gây ra không ít những tranh cãi. Trước hết, nói về những lỗi sai trong dịch thuật, dịch giả Trịnh Lữ, trong cuộc hội thảo về dịch thuật hôm 8.5 tại Hà Nội, cho rằng cái sai về ngôn ngữ chỉ là bề nổi, nguy hiểm hơn là cái sai về văn hóa. Bởi người dịch được coi giống như người vận chuyển văn hóa ngoại lai, cũng là người thương lượng giữa hai nền văn hóa. Sự hiểu biết văn hóa chưa sâu, rộng là rào cản không nhỏ với các dịch giả.

Một câu chuyện được nhiều dịch giả đang quan tâm là ranh giới giữa sai - đúng trong dịch thuật văn chương. Đã có ý kiến chỉ trích, dịch thuật đang phá hỏng tiếng Việt, ngữ pháp và ngôn ngữ. Vậy, nếu bản dịch được Việt hóa hoàn toàn, người đọc có thể nhận ra bút pháp, văn phong, ngôn ngữ, giai điệu của tác phẩm nguyên tác? Dịch giả Lê Hồng Sâm gọi dịch thuật là công việc “phục tùng và sáng tạo”. Nhưng phục tùng ra sao, sáng tạo thế nào cũng là điều cần bàn. Dịch giả Trịnh Lữ cho rằng, dịch văn chương không giống với việc dịch tài liệu khoa học, phải đòi hỏi chính xác từng từ từng chữ, điều bạn đọc muốn là được thưởng thức tác phẩm văn chương.

N.A

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Sun Jan 16, 2022 3:57 pm

Muôn trùng lỗi dịch

THANH NIÊN ONLINE

Các lỗi dịch sai liên tiếp trên nhiều ấn phẩm suốt thời gian qua khiến độc giả bắt đầu có cái nhìn e dè về chất lượng các bản dịch. Giới phê bình và học thuật không ngớt dấy lên tranh cãi về năng lực của dịch giả và tìm kiếm người quy trách nhiệm.

Có những dịch giả từng được độc giả yêu quý chọn mua tác phẩm chỉ vì yên tâm với tên tuổi của họ, thậm chí từng có thời kêu gọi, đả phá, chỉ trích thói dịch ẩu, dịch loạn và phân tích nên những cái gọi là thảm họa dịch thuật… thì nay cũng bị vấp lỗi.

Dịch sai nghĩa do vốn ngoại ngữ kém

Cuốn Vô tri (tác giả Milan Kundera, người dịch Cao Việt Dũng) từng được Công ty sách Nhã Nam thừa nhận ngày 12.6.2012 rằng có 264 lỗi cần sửa, gồm: 87 lỗi sai nghĩa, 67 lỗi chệch nghĩa, 77 lỗi diễn đạt, 33 lỗi sót từ/câu so với nguyên bản. Ví dụ: “le saint breuvage de sincérité” (nước thánh mang lại sự thành thực) lại được dịch thành “nước uống thánh thiện của lòng chân thành”; “grossir en toute candeur” (vô tư lên cân) được dịch thành “béo lên một cách trong sáng nhất”; “philtre” (nước có phép bùa) bị dịch thành “cái phin”; “L’hôtel datait des dernières années du communisme” (Khách sạn có từ những năm cuối của thời cộng sản) bị dịch thành “Khách sạn xây vào những năm cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” (trang 56); “Mourir pour son pays, cela n’existe plus. Peut-être que pour toi, pendant ton émigration, le temps s’est arrêté. Mais eux , ils ne pensent plus comme toi. - Qui? N. fit un geste de la tête vers les étages de la maison, comme s’il voulait désigner sa progéniture. “Ils sont ailleurs” (“Chết vì quê hương, điều đó không có nữa đâu. Có thể là với anh, trong quá trình lưu vong, thời gian đã ngừng trôi. Nhưng chúng nó, chúng nó không nghĩ như anh nữa đâu”. - “Ai cơ?” N. hất đầu về phía mấy tầng gác của ngôi nhà, như muốn chỉ đám con cháu mình. “Đầu óc chúng nó có ở đây đâu”) bị dịch thành “Chết vì đất nước của mình, cái đó không còn tồn tại nữa. Có thể là với anh, trong thời gian ở nước ngoài, thời gian đã dừng lại. Nhưng họ, họ không nghĩ như anh nữa đâu”. “Ai?” N. hất đầu về phía mấy tầng gác của ngôi nhà, chắc muốn chỉ đám con cháu mình. “Chúng ở nơi khác” (trang 167); “... soudain, inopinément, précocement, arriva l’été. Son tailleur, très épais, devint inutilisable. N’ayant pas apporté de vêtements légers, elle alla acheter une robe dans une boutique... (“... bất ngờ, mùa hè chợt tới sớm. Bộ vest juýp của nàng quá dày, trở nên vô dụng. Vì không mang theo đồ mỏng, nàng ra tiệm mua một chiếc áo đầm”) đã bị dịch thành “...đột nhiên, thật bất ngờ, quá sớm sủa, mùa hè tới. Cái áo khoác của cô, quá dày, trở nên vô dụng. Không mang theo quần áo mỏng hơn, cô phải đi mua một cái váy tại một cửa hiệu” (trang 34).

Hoặc ở cuốn Bản đồ và vùng đất (dịch giả Cao Việt Dũng), “ils se contentaient de se placer devant vous et de déclencher le moteur de leur appareil pour prendre des centaines de clichés au petit bonheur” (họ chỉ làm mỗi việc là đứng trước mặt bạn và bấm máy để chụp hú họa hàng trăm tấm ảnh…) lại bị dịch thành “họ chỉ làm mỗi một việc là đứng ra trước mặt bạn và nhấn nút kích hoạt động cơ chiếc máy của họ để chụp lấy hàng trăm bức ảnh trong niềm sung sướng nhỏ mọn…”, bởi người dịch không biết nghĩa của cụm từ "au petit bonheur"…

Tất cả những lỗi hài hước này chỉ có thể giải thích rằng người dịch đã quá ẩu khi “lướt sóng” bản dịch và “say nghề” tới mức không còn chút tỉnh táo để thẩm định những thứ phi lý như trên
Nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng vấp phải những lỗi này vì người dịch còn yếu về thì của động từ, hổng ngữ pháp, từ vựng.

Khá nhiều Việt kiều Phần Lan từng chỉ trích những lỗi sai trầm trọng bởi dịch thuật trong cuốn sách dạy ngôn ngữ Văn phạm Phần Lan bằng tiếng Việt (NXB Đại học Helsinki 1995, Laurent Tran-Nguyen dịch từ bản tiếng Phần Lan Suomen peruskielioppi (982) và bản tiếng Anh Finnish Grammar (1983) của Giáo sư ngôn ngữ học Fred Karlsson). Do kiến thức về ngôn ngữ nguồn (tiếng Phần Lan, mà chủ yếu là tiếng Anh) của người dịch chưa tốt, khiến nhiều từ, thậm chí cả một số cấu trúc câu cũng bị dịch sai. Như: “Finnish verb forms are built up in the same way” (Các dạng động từ tiếng Phần Lan được cấu tạo bằng cách tương tự) từ “same” bị hiểu sai nên dịch thành một câu khác hẳn về nghĩa và sai nội dung “Các động từ của tiếng Phần Lan đều được cấu tạo như nhau” (trang 14)…

Dịch ẩu

Khi nhắc tới cả hai thảm họa dịch thuật từng được trao “Trái cóc xanh”, người ta không thể quên những câu dịch gây bàng hoàng người đọc. Như trong Mật mã Da Vinci có đoạn dịch giả đã dịch: “Đền thờ tôn vinh Baphomet bằng cách đi vòng quanh mô hình cái đầu bằng đá của ông ta và hát kinh cầu nguyện…”. Đền thờ biết đi, biết hát!?


Còn dịch giả Cao Việt Dũng thì lại có câu dịch “nổi tiếng” trong tác phẩm Hạt cơ bản: “Bố tôi chết vì bị ung thư tử cung”!? (nguyên văn là ung thư ruột). Tất cả những lỗi hài hước này chỉ có thể giải thích rằng người dịch đã quá ẩu khi “lướt sóng” bản dịch và “say nghề” tới mức không còn chút tỉnh táo để thẩm định những thứ phi lý như trên.

Thiếu kiến thức tổng hợp và vốn sống

Bản Những thứ họ mang của dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng cũng không tránh khỏi sụp bẫy lỗi dịch, mà theo phân tích của nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn, là do thiếu hiểu biết về văn chương thời chiến, không hiểu đời sống và văn hóa Mỹ, dịch máy móc từ sang từ... Ông Sơn đã chỉ ra các lỗi sai như: “military payment certificates” (phiếu quân nhu) dịch thành “chứng nhận thanh toán cho quân nhân”, “dog-tag” (thẻ bài) dịch thành “thẻ ghi tên”, “safety pins” (cái kim băng) thành “kẹp giấy”, “insignia of rank” (quân hàm) thành “phù hiệu cấp bậc”, “green marmite can” (cà mèn nhiều ngăn của lính Mỹ) thành “lon marmite màu xanh lục”, “Dr.Scholl foot powder” (thuốc bôi chân hiệu Dr.Scholl) thành loại thuốc bôi chân của bác sĩ Scholl’s, “Sterno” (xăng khô đóng hộp) thành “đồ Sterno”, “ChiCom” (Trung Cộng-ChiCom - viết tắt Chinese Communist, ý chỉ súng trường K56) để nguyên là ChiCom, “C-4 plastic explosives" (thuốc nổ dẻo) thành thuốc nổ C-4 bằng chất dẻo, “66 mm LAW's” (súng chống tăng M72) thành LAW 66 ly, “PRC 25”, “PRC77” (máy truyền tin) thành radio vệ tinh…

Tương tự, do thiếu vốn hiểu biết về lịch sử - văn hóa Phần Lan, người dịch trong cuốn Văn phạm Phần Lan bằng tiếng Việt đã gây nên những lỗi dịch trầm trọng như: “Politically, Finland was part of Sweden until 1809” (Về chính trị, Phần Lan là một phần của Thụy Điển cho đến năm 1809) bị dịch thành “Về chính trị, nước Phần Lan đã là thuộc địa của nước Thụy Điển cho đến năm 1809”. Hoặc “During the Swedish period Finnish was very much a secondary language in official comtexts” (Trong thời kỳ thuộc Thụy Điển, tiếng Phần Lan chỉ là ngôn ngữ thứ hai trong các bối cảnh chính thức) bị dịch thành “Tiếng Phần Lan chỉ là ngôn ngữ thứ nhì trong thời gian còn là thuộc địa của Thụy Điển”... (Còn tiếp)

Ngọc Bi

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by LDN Tue Jan 18, 2022 2:46 pm

Vi.n.wiki

Kỹ thuật dịch

Trong lúc dịch thường dễ bắt gặp những từ hoặc những cách diễn đạt khó hiểu, cho nên cần diễn đạt lại ý nghĩa của nó bằng cách khác.

Có ba kỹ thuật dịch cơ bản:

[th]Dịch từng từ[/th][th]Dịch diễn giải[/th][th]Dịch tự do[/th]
Chuyển thông điệp bằng cách dịch từng từ, từng dòng, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Đây là kỹ thuật cần tránh sử dụng khi dịch vì nó làm hạn chế khả năng của người dịch, giống như người đi trên dây bị buộc chân lại.
Dịch từng ý nghĩa theo cách hiểu. Cách dịch này sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhưng vẫn giữ được ý của bản gốc một cách đầy đủ.
Đây là kỹ năng nên sử dụng vì bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều có những đặc thù riêng, do đó khi chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cần linh động điều chỉnh, không nên bó buộc người dịch vào một bộ khung hẹp ban đầu. Điều cốt lõi là tinh thần của của bản gốc vẫn được chuyển tải mà không mất đi.
Tạo ra một văn bản hoàn toàn khác với bản gốc. Người dịch dùng kỹ thuật này thường đi quá xa, quá tự do so với từ và nghĩa của văn bản gốc.
Cách làm này không phải chỉ dùng từ khác, hoặc diễn đạt cùng một ý nghĩa theo cách khác, mà chỉ lấy một số ý cơ bản của bản gốc rồi thể hiện lại theo ý riêng của người dịch. Do có sự thay đổi đáng kể nên hầu như không nhận ra bản gốc nữa. Đây là một dạng phóng tác và cần tránh sử dụng.
Một kỹ thuật tương tự như diễn giải đó là tái cấu trúc diễn đạt. Kỹ thuật này chú trọng các biện pháp:


  • Cắt những câu dài, phức tạp thành những câu ngắn hơn và đơn giản hơn
  • Chuyển chỗ những mệnh đề quan hệ, mệnh đề phụ dài làm cho câu gọn lại, dễ hiểu hơn
  • Chuyển những câu bị động về chủ động cho thích hợp với văn phong tiếng Việt.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Happy Re: Nhật ký Corona

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 2 of 10 Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum