Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Page 1 of 1 • Share
Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Thích đọc phiếm luận của ông Tư SG, có khi vui, có khi buồn, luôn thâm thúy.
Giờ chẳng ai dám giúp bà con miền Trung!
Ông Tư Sài Gòn - Sài Gòn nhỏ
7 tháng 12, 2021
Nhiều căn nhà của người nghèo cả đời chắt chiu dành dụm mới cất được bị đã ngả nghiêng, đổ sập trong cơn lũ dữ – Ảnh: Dân Trí
Dù ở Sài Gòn bây giờ cũng chẳng sung sướng gì, khi dịch Covid cứ hăm he quay trở lại với những ca F0, nhưng cũng còn được chút nắng ấm, bữa cơm cũng còn mùi thơm của gạo, của thức ăn.
Ở Bình Định, Phú Yên, bà con không có gạo mốc mà ăn, nói chi đến miếng thịt, hay cọng rau. Đọc tin lũ lụt mà thương, mà đau… Giờ muốn giúp bà con ở ngoải chút ít, cũng chẳng biết nơi nào để nhờ, để gởi gắm.
Sáng nay gặp ông giáo Thức ở quán cà phê con Pha, ổng cũng thở dài thườn thượt: “Nghĩ bà con Bình Định, Phú Yên mà thương, lũ đến nhanh quá, chạy còn không kịp, lấy gì cứu lúa! Giờ làm sao giúp hả ông Tư?”
Bà Nguyễn Thị Nghĩa nói như khóc khi ngôi nhà của mẹ con bà bị sập do lũ xảy ra sáng 30/11 vừa qua
Theo báo Dân Trí, cơn lũ dữ “chưa từng thấy” xảy ra vào ngày 30 Tháng Mười Một và 1 Tháng Mười Hai khiến người dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, chỉ kịp chạy để giữ mạng sống, còn tài sản gần như phải để lại, mặc lũ tàn phá.
Ở ngôi làng Thạnh Hội (xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) vào chiều ngày 4 Tháng Mười Hai, dọc hai bên đường chất đầy “tài sản” như: Bàn ghế, chăn màn, quần áo, sách vở… đã bị nước lũ ngâm làm hư hỏng, không thể tái sử dụng được.
Ông Nguyễn Xía (60 tuổi, trú thôn Thạnh Hội) vừa dọn dẹp đống đổ nát vừa nói như chưa hoàn hồn:
“Nước lũ lên nhanh chưa từng thấy, mới nhìn trước nhìn sau đã ào ào vào nhà, tôi chỉ kịp kéo tay vợ chạy gần 5 km để thoát thân. Còn lương thực, thực phẩm, quần áo, tài sản… đều đành để lại, mặc lũ làm hư hỏng.”
Bà Trốn thẫn thờ bên túp lều che nắng che mưa giờ đã tan hoang sau cơn lũ dữ
Đó là tình hình chung của người dân ở đây, gạo lúa, lương thực, quần áo, tài sản… đều bị lũ làm hư hỏng, cuốn trôi. Người dân đang thiếu ăn, thiếu cả mặc.
Theo bà Mai Thị Phấn, trú thôn Thạnh Hội, mền mùng, quần áo phần bị lũ cuốn trôi, phần thì bị ngâm trong nước quá lâu nên bùn non ám vào, dù có giặt nhiều lần nhưng không dùng được nữa. bà nói:
“Trời bắt đầu trở lạnh, người dân, đặc biệt là người già trẻ nhỏ cần đồ để giữ ấm và gạo ăn để vượt qua mùa đông khó khăn này.”
Bà Nguyễn Thị Mai chua xót nói về hoàn cảnh của gia đình mình:
“Tài sản của chúng tôi gần như mất mát, hư hỏng toàn bộ. Thương nhất là sách vở, đồ dùng học tập của hai đứa cháu bị lũ làm hư sạch. Cha của mấy đứa đều bị bệnh về thần kinh, nên gia đình rất khó khăn, chưa biết kiếm đâu tiền để mua lại cho các cháu.”
Ông Châu xót xa bên ngôi nhà “chắp vá” 50 m2 xây 5 năm mới xong, chỉ một trận lũ, giờ thì chẳng còn gì ngoài gạch đá ngổn ngang – Ảnh: Dân Trí
Tại Thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), nhiều hộ gia đình cũng rơi vào cảnh không còn gì để ăn sau lũ.
Không chỉ tỉnh Phú Yên gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau lũ, nhiều huyện ở Bình Định cũng hoang tàn khi cơn lũ đi qua.
Tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, chín ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng nặng. Bà Nguyễn Thị Nghĩa (76 tuổi, thôn Kim Đông, xã Phước Hòa) kể, sáng 30 Tháng Mười Một, nước lũ lớn ùa về rất nhanh nước ngập gần cửa sổ, gió lại thổi mạnh. Ngôi nhà rung chuyển, rồi trong lúc hai mẹ con bà Nghĩa còn chưa định thần, gạch đá đổ ầm xuống. Bà nói:
“Con dâu tôi vừa hô nhà sập vừa cầm tay tôi kéo chạy nhanh ra ngoài thoát thân. Giờ thì cuối đời rồi sống nay chết mai, có ngôi nhà che nắng che mưa giờ cũng bị sập rồi. Tôi già rồi chẳng làm được gì nữa, con dâu thì chồng mất, giờ cũng không nghề nghiệp nên không biết lấy tiền đâu xây lại nhà.”
Bên thôn Lộc Hạ, bà Trương Thị Trốn (60 tuổi) ngồi bên khối gạch đá đổ nát ngổn ngang, nói thẫn thờ: “Nhà sập mất rồi!”
Sau lũ, tài sản hư hỏng của người dân chất thành đống
Nói nhà cho sang chứ thực ra chỉ như túp lều rộng chỉ chừng 10 m2, bên trong đặt vừa chiếc giường một, một chiếc kệ bê tông làm bàn, song cũng đủ che nắng che mưa tạm bợ cho người phụ nữ luống tuổi không chồng, không con mấy mươi năm nay. Vậy mà nay đã tan hoang.
Túp lều của bà Trốn dựa vào vách nhà của cha mẹ là ông Trương Sách (90 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Lức (82 tuổi, bị bệnh tim). Ba vách tường còn lại xây gạch thô, mái lợp tạm vài tấm xi măng nên khi lũ lớn, gió thổi mạnh túp lều đổ sập.
Bà Trốn lẩm nhẩm, muốn xây lại nhà giờ cũng phải tốn 10-15 triệu đồng, số tiền không tưởng để có được với người đàn bà nghèo lúc này.
Gần nhà bà Trốn, gia cảnh éo le của bà Đặng Thị Thạch (71 tuổi, thôn Huỳnh Giản Bắc, xã Phước Hòa) cũng éo le. Chồng mất, hiện bà đang chăm sóc một người con bị bệnh nặng. Ngôi nhà là tài sản quý giá nhất của hai mẹ con bà bỗng chốc đổ sập trong lũ.
Quần áo, mùng mền của người dân bị lũ nhấn chìm
Cùng ở xã Phước Hòa, nước lũ cũng xô sập ngôi nhà của vợ chồng ông Đặng Văn Châu (55 tuổi, trú thôn Tân Giản). Ngôi nhà ông Châu rộng chừng 50 m2, được xây từ những năm 2000, nhưng phải mất 5 năm mới xây xong ngôi nhà.
“Thời đó khó, khổ lắm, vợ chồng kiếm ăn từng bữa, làm cái nhà mà chắp vá như cây bánh tét. Làm từng chút từng chút chắp vá, phải mất 5 năm mới xây xong căn nhà này. Giờ nó sập rồi không biết xoay đâu tiền xây lại, hiện vợ chồng tôi và hai đứa cháu ngoại đang phải ở nhờ nhà em gái”, ông Châu xót xa.
Chính quyền địa phương dù cố gắng cách mấy, cũng chỉ phát được cho mỗi người dân bị lũ chừng hơn mười ký gạo ăn cầm hơi, chờ cứu trợ từ trung ương.
Dù trời rất lạnh nhưng người dân phải đành vứt bỏ chăn nệm giữ ấm
“Nghe nói ông thủ tướng đề nghị cấp cho miền Trung mấy trăm tỷ đồng cứu đói, cho dân sửa nhà… mà có chưa ông Tư?”
Thằng Nam, giám đốc một công ty sản xuất nhỏ, nhưng làm ăn đàng hoàng, hỏi vói tôi từ bàn bên kia. Tôi lắc đầu:
“Thì tao cũng nghe như mày thôi. Nghe đâu ổng đề nghị hỗ trợ ngay 175 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung. Nhưng từ lúc ổng nói cho đến lúc người dân cầm được tiền hỗ trợ thì chưa biết là bao lâu.”
Mặt thằng Nam buồn so, nói:
“Năm ngoái mấy người bạn nghệ sĩ nói con ủng hộ, con làm liền. Năm nay họ ‘rút dù’ hết rồi ông Tư ơi! Hỏi họ sao không làm nữa, họ nói ngu sao làm, làm càng nhiều bị bà Hằng chửi càng nhiều, thôi để cho bả làm. Nghĩ cũng đúng, nhưng tội cho dân mình ở ngoải.”
Thằng Tang từ đâu đi vô, chỏ miệng góp chuyện:
“Anh Nam gởi tiền cho MTTQVN đi, họ có văn phòng đại diện ở các tỉnh, nên tổ chức cứu trợ lẹ lắm.”
Gạo của người dân bị vàng khè, ẩm mốc sau khi bị ngâm trong lũ
Thằng Nam im lặng không trả lời. Nó là dân làm ăn nên ăn nói phải ý tứ, nhiều khi nói thật lòng dễ bị chụp mũ, rồi lại bị gán tội “phản động” nữa thì hết đường làm ăn. Biết thế nên tôi nói đỡ cho nó:
“Mày biết gì mà nói Tang? Bà Hằng bả đòi tụi nghệ sĩ phải sao kê, tao đồng ý. Cái gì cũng phải minh bạch, nhất là nhận tiền của thiên hạ làm từ thiện, lại càng phải công khai. Chuyện thiếu sót là chuyện thường, nếu có bà con cũng bỏ qua thôi, miễn là làm bằng cái tâm tốt là được rồi. Tao hỏi mày chứ có bao giờ mày thấy cái đám mặt trận mặt tréo gì đó sao kê không? Bây giờ bà Hằng nói bả sẽ ủng hộ tụi nó, thây kệ bả. Từ bao nhiêu năm nay, tụi nó nhận được hàng ngàn tỷ của mạnh thường quân, của dân chúng rồi mà có thấy công khai, minh bạch thu chi gì đâu? Giờ ai tin chúng nữa? Thằng Nam không đóng tiền vô đó cũng có lý do thôi.”
Thằng Tang thấy tôi la một hơi cũng xanh mặt, nói ú ớ:
“Thì còn thấy sao nói vậy thôi ông Tư…”
“Tao hỏi mày chứ thằng cha mày là đảng viên đó, có đóng tiền cho mặt trận cứu trợ chưa?”
Thằng Tang trợn mắt nhìn tôi, vừa nói vừa bỏ đi:
“Trời đất! Ông Tư nghĩ sao mà nói cha con đóng tiền cứu trợ vậy ông Tư…”
Giờ chẳng ai dám giúp bà con miền Trung!
Ông Tư Sài Gòn - Sài Gòn nhỏ
7 tháng 12, 2021
Nhiều căn nhà của người nghèo cả đời chắt chiu dành dụm mới cất được bị đã ngả nghiêng, đổ sập trong cơn lũ dữ – Ảnh: Dân Trí
Dù ở Sài Gòn bây giờ cũng chẳng sung sướng gì, khi dịch Covid cứ hăm he quay trở lại với những ca F0, nhưng cũng còn được chút nắng ấm, bữa cơm cũng còn mùi thơm của gạo, của thức ăn.
Ở Bình Định, Phú Yên, bà con không có gạo mốc mà ăn, nói chi đến miếng thịt, hay cọng rau. Đọc tin lũ lụt mà thương, mà đau… Giờ muốn giúp bà con ở ngoải chút ít, cũng chẳng biết nơi nào để nhờ, để gởi gắm.
Sáng nay gặp ông giáo Thức ở quán cà phê con Pha, ổng cũng thở dài thườn thượt: “Nghĩ bà con Bình Định, Phú Yên mà thương, lũ đến nhanh quá, chạy còn không kịp, lấy gì cứu lúa! Giờ làm sao giúp hả ông Tư?”
Bà Nguyễn Thị Nghĩa nói như khóc khi ngôi nhà của mẹ con bà bị sập do lũ xảy ra sáng 30/11 vừa qua
Theo báo Dân Trí, cơn lũ dữ “chưa từng thấy” xảy ra vào ngày 30 Tháng Mười Một và 1 Tháng Mười Hai khiến người dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, chỉ kịp chạy để giữ mạng sống, còn tài sản gần như phải để lại, mặc lũ tàn phá.
Ở ngôi làng Thạnh Hội (xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) vào chiều ngày 4 Tháng Mười Hai, dọc hai bên đường chất đầy “tài sản” như: Bàn ghế, chăn màn, quần áo, sách vở… đã bị nước lũ ngâm làm hư hỏng, không thể tái sử dụng được.
Ông Nguyễn Xía (60 tuổi, trú thôn Thạnh Hội) vừa dọn dẹp đống đổ nát vừa nói như chưa hoàn hồn:
“Nước lũ lên nhanh chưa từng thấy, mới nhìn trước nhìn sau đã ào ào vào nhà, tôi chỉ kịp kéo tay vợ chạy gần 5 km để thoát thân. Còn lương thực, thực phẩm, quần áo, tài sản… đều đành để lại, mặc lũ làm hư hỏng.”
Bà Trốn thẫn thờ bên túp lều che nắng che mưa giờ đã tan hoang sau cơn lũ dữ
Đó là tình hình chung của người dân ở đây, gạo lúa, lương thực, quần áo, tài sản… đều bị lũ làm hư hỏng, cuốn trôi. Người dân đang thiếu ăn, thiếu cả mặc.
Theo bà Mai Thị Phấn, trú thôn Thạnh Hội, mền mùng, quần áo phần bị lũ cuốn trôi, phần thì bị ngâm trong nước quá lâu nên bùn non ám vào, dù có giặt nhiều lần nhưng không dùng được nữa. bà nói:
“Trời bắt đầu trở lạnh, người dân, đặc biệt là người già trẻ nhỏ cần đồ để giữ ấm và gạo ăn để vượt qua mùa đông khó khăn này.”
Bà Nguyễn Thị Mai chua xót nói về hoàn cảnh của gia đình mình:
“Tài sản của chúng tôi gần như mất mát, hư hỏng toàn bộ. Thương nhất là sách vở, đồ dùng học tập của hai đứa cháu bị lũ làm hư sạch. Cha của mấy đứa đều bị bệnh về thần kinh, nên gia đình rất khó khăn, chưa biết kiếm đâu tiền để mua lại cho các cháu.”
Ông Châu xót xa bên ngôi nhà “chắp vá” 50 m2 xây 5 năm mới xong, chỉ một trận lũ, giờ thì chẳng còn gì ngoài gạch đá ngổn ngang – Ảnh: Dân Trí
Tại Thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), nhiều hộ gia đình cũng rơi vào cảnh không còn gì để ăn sau lũ.
Không chỉ tỉnh Phú Yên gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau lũ, nhiều huyện ở Bình Định cũng hoang tàn khi cơn lũ đi qua.
Tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, chín ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng nặng. Bà Nguyễn Thị Nghĩa (76 tuổi, thôn Kim Đông, xã Phước Hòa) kể, sáng 30 Tháng Mười Một, nước lũ lớn ùa về rất nhanh nước ngập gần cửa sổ, gió lại thổi mạnh. Ngôi nhà rung chuyển, rồi trong lúc hai mẹ con bà Nghĩa còn chưa định thần, gạch đá đổ ầm xuống. Bà nói:
“Con dâu tôi vừa hô nhà sập vừa cầm tay tôi kéo chạy nhanh ra ngoài thoát thân. Giờ thì cuối đời rồi sống nay chết mai, có ngôi nhà che nắng che mưa giờ cũng bị sập rồi. Tôi già rồi chẳng làm được gì nữa, con dâu thì chồng mất, giờ cũng không nghề nghiệp nên không biết lấy tiền đâu xây lại nhà.”
Bên thôn Lộc Hạ, bà Trương Thị Trốn (60 tuổi) ngồi bên khối gạch đá đổ nát ngổn ngang, nói thẫn thờ: “Nhà sập mất rồi!”
Sau lũ, tài sản hư hỏng của người dân chất thành đống
Nói nhà cho sang chứ thực ra chỉ như túp lều rộng chỉ chừng 10 m2, bên trong đặt vừa chiếc giường một, một chiếc kệ bê tông làm bàn, song cũng đủ che nắng che mưa tạm bợ cho người phụ nữ luống tuổi không chồng, không con mấy mươi năm nay. Vậy mà nay đã tan hoang.
Túp lều của bà Trốn dựa vào vách nhà của cha mẹ là ông Trương Sách (90 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Lức (82 tuổi, bị bệnh tim). Ba vách tường còn lại xây gạch thô, mái lợp tạm vài tấm xi măng nên khi lũ lớn, gió thổi mạnh túp lều đổ sập.
Bà Trốn lẩm nhẩm, muốn xây lại nhà giờ cũng phải tốn 10-15 triệu đồng, số tiền không tưởng để có được với người đàn bà nghèo lúc này.
Gần nhà bà Trốn, gia cảnh éo le của bà Đặng Thị Thạch (71 tuổi, thôn Huỳnh Giản Bắc, xã Phước Hòa) cũng éo le. Chồng mất, hiện bà đang chăm sóc một người con bị bệnh nặng. Ngôi nhà là tài sản quý giá nhất của hai mẹ con bà bỗng chốc đổ sập trong lũ.
Quần áo, mùng mền của người dân bị lũ nhấn chìm
Cùng ở xã Phước Hòa, nước lũ cũng xô sập ngôi nhà của vợ chồng ông Đặng Văn Châu (55 tuổi, trú thôn Tân Giản). Ngôi nhà ông Châu rộng chừng 50 m2, được xây từ những năm 2000, nhưng phải mất 5 năm mới xây xong ngôi nhà.
“Thời đó khó, khổ lắm, vợ chồng kiếm ăn từng bữa, làm cái nhà mà chắp vá như cây bánh tét. Làm từng chút từng chút chắp vá, phải mất 5 năm mới xây xong căn nhà này. Giờ nó sập rồi không biết xoay đâu tiền xây lại, hiện vợ chồng tôi và hai đứa cháu ngoại đang phải ở nhờ nhà em gái”, ông Châu xót xa.
Chính quyền địa phương dù cố gắng cách mấy, cũng chỉ phát được cho mỗi người dân bị lũ chừng hơn mười ký gạo ăn cầm hơi, chờ cứu trợ từ trung ương.
Dù trời rất lạnh nhưng người dân phải đành vứt bỏ chăn nệm giữ ấm
“Nghe nói ông thủ tướng đề nghị cấp cho miền Trung mấy trăm tỷ đồng cứu đói, cho dân sửa nhà… mà có chưa ông Tư?”
Thằng Nam, giám đốc một công ty sản xuất nhỏ, nhưng làm ăn đàng hoàng, hỏi vói tôi từ bàn bên kia. Tôi lắc đầu:
“Thì tao cũng nghe như mày thôi. Nghe đâu ổng đề nghị hỗ trợ ngay 175 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung. Nhưng từ lúc ổng nói cho đến lúc người dân cầm được tiền hỗ trợ thì chưa biết là bao lâu.”
Mặt thằng Nam buồn so, nói:
“Năm ngoái mấy người bạn nghệ sĩ nói con ủng hộ, con làm liền. Năm nay họ ‘rút dù’ hết rồi ông Tư ơi! Hỏi họ sao không làm nữa, họ nói ngu sao làm, làm càng nhiều bị bà Hằng chửi càng nhiều, thôi để cho bả làm. Nghĩ cũng đúng, nhưng tội cho dân mình ở ngoải.”
Thằng Tang từ đâu đi vô, chỏ miệng góp chuyện:
“Anh Nam gởi tiền cho MTTQVN đi, họ có văn phòng đại diện ở các tỉnh, nên tổ chức cứu trợ lẹ lắm.”
Gạo của người dân bị vàng khè, ẩm mốc sau khi bị ngâm trong lũ
Thằng Nam im lặng không trả lời. Nó là dân làm ăn nên ăn nói phải ý tứ, nhiều khi nói thật lòng dễ bị chụp mũ, rồi lại bị gán tội “phản động” nữa thì hết đường làm ăn. Biết thế nên tôi nói đỡ cho nó:
“Mày biết gì mà nói Tang? Bà Hằng bả đòi tụi nghệ sĩ phải sao kê, tao đồng ý. Cái gì cũng phải minh bạch, nhất là nhận tiền của thiên hạ làm từ thiện, lại càng phải công khai. Chuyện thiếu sót là chuyện thường, nếu có bà con cũng bỏ qua thôi, miễn là làm bằng cái tâm tốt là được rồi. Tao hỏi mày chứ có bao giờ mày thấy cái đám mặt trận mặt tréo gì đó sao kê không? Bây giờ bà Hằng nói bả sẽ ủng hộ tụi nó, thây kệ bả. Từ bao nhiêu năm nay, tụi nó nhận được hàng ngàn tỷ của mạnh thường quân, của dân chúng rồi mà có thấy công khai, minh bạch thu chi gì đâu? Giờ ai tin chúng nữa? Thằng Nam không đóng tiền vô đó cũng có lý do thôi.”
Thằng Tang thấy tôi la một hơi cũng xanh mặt, nói ú ớ:
“Thì còn thấy sao nói vậy thôi ông Tư…”
“Tao hỏi mày chứ thằng cha mày là đảng viên đó, có đóng tiền cho mặt trận cứu trợ chưa?”
Thằng Tang trợn mắt nhìn tôi, vừa nói vừa bỏ đi:
“Trời đất! Ông Tư nghĩ sao mà nói cha con đóng tiền cứu trợ vậy ông Tư…”
Last edited by LDN on Thu Feb 09, 2023 10:54 am; edited 20 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Ông Tư SG: N. P. Hằng nữ Chí Phèo thời đại hay dư luận viên cao cấp?
Nguyễn Phương Hằng: Nữ Chí Phèo thời đại hay dư luận viên cao cấp?
Ông Tư Sài Gòn
3 tháng 12, 2021
Hơn 8 tháng nay, bà Nguyễn Phương Hằng đã tạo ra cuộc chiến pháp lý với rất nhiều người, từ những buổi livestream thu hút hàng vạn người theo dõi – Ảnh: Vietnamnet
Sau khi bà Hằng nổi đình nổi đám trên YouTube thì xóm tui hết bình yên. Chiến tranh nổ ra trận đầu tiên là do con bé Mai và thằng Hải.
Gia đình bé Mai là nghệ sĩ, còn gia đình thằng Hải là gia đình cách mạng, ba nó là đảng viên. Chả chỉ là đảng viên quèn thôi, nhưng cũng hay “lên mặt dạy lý tưởng cách mạng” nên có người không ưa. Thằng Hải cũng không ưa cha nó, hỏi nó tại sao, nó nói “tại ba cháu ‘xạo bà cố’ luôn.”
Hôm hai đứa cãi nhau, có tui chứng kiến. Con Mai quát lên: “Anh mà binh bà Hằng, em nghỉ chơi anh luôn. Bả dữ quá, chửi hết người này đến người kia. Bả nói người ta ‘dĩ dzãng dzơ dzái dzễ dzì dzấu dziếm’ chứ ‘dzĩ dzãng’ của bả chắc đẹp lắm hả?”
Thằng Hải nghe con Mai bình thường hiền khô, tự nhiên hôm nay dữ dằn cũng giật mình. Bình thường thì nó nhịn con Mai lắm vì nó đang “gù” con nhỏ, nhưng con Mai đụng đến bà Hằng là nó không chịu thua: “Em nói vậy sao được. Bà Hằng đang ‘thế thiên hành đạo’. Mấy tụi nghệ sĩ ăn chặn tiền cứu trợ của người dân, bả đứng lên vạch mặt chỉ tên, tố cáo để đòi hỏi công bằng cho xã hội thì có gì sai đâu?”
Con Mai nổi xung hơn: “Bả có quyền gì mà hết đòi ‘khô máu’ với người này, rồi ‘tất tay’ với người kia. Mới đầu bả nói còn nghe được, càng ngày càng quá đáng. Mấy cô bán tôm bán cá ngoài chợ mình chắc nói cũng không lại bả. Cái miệng thúi hoắc luôn hà!”
Từ lúc hai đứa cãi nhau có mình tui, đến lúc con Mai vừa dứt câu, là tui không còn thấy lối ra luôn. Một đám người vây quanh, chia làm hai phe cãi nhau ồn như cái chợ vỡ, tưởng không bao giờ dứt. Không cần biết già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, họ cứ bắt cặp cãi tay đôi…
Tư tui không muốn bắt cặp với bà già nào nên lủi thủi tìm chiếc ghế trống quán cà phê đầu hẻm ngồi xuống, tính kêu ly trà đá uống cho mát cổ mà chẳng thấy con Pha bán cà phê đâu. Đưa mắt nhìn quanh thì thấy nó cũng đang bận cãi với con bé bán xôi.
Từ đó trở đi, nếu nói chuyện bình thường thì không sao, cứ nhắc đến chuyện bà Hằng và đám nghệ sĩ là y như rằng có cãi nhau. Ngày thường ít người thì cãi một, hai tiếng, cuối tuần đông người, chia phe cãi cả buổi, đến giờ cơm mới dứt.
Mà lạ một cái là những người bênh bé Mai, tức chống bà Hằng, đều ở khu xóm trên. Những người theo thằng Hải, phe bênh bà Hằng, ở hết khu xóm dưới.
Từ chuyện tố cáo “thần y” Võ Hoàng Yên, bà Nguyễn Phương Hằng lần lượt gọi tên nhiều người lên “sổ phong thần” của bà – Ảnh: Vietnamnet
Nhớ cách đây hơn tám tháng trước, khi bà Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên là “lang băm”, lừa tiền bả thì thiên bà theo bả hà rầm, chửi rủa lão “lang băm” không tiếc lời. Cái kênh YouTube của bả như ngôi sao sáng chói giữa bầu trời đêm, người ta vô subscribe nườm nượp, cho tới một ngày tình cảm của bả “cuồn cuộn” chảy ra với ông Yên, thì dòng người hùa theo mới tạm lắng xuống.
Có người nói đoạn ghi âm cho thấy vì không được ông Yên đáp lại tình yêu nên bả hận, rồi hại “người tình trong mộng”.
Con bé Mai hỏi tui: “Ông Tư thấy đoạn ghi âm bà Hằng nói người bả cứ cuồn cuộn mỗi khi nghĩ tới người tình ‘lang băm’ là thiệt không ông Tư?” Tui nói làm sao biết được, cái đó chờ cơ quan công an điều tra công bố thôi. Nó nói chờ dài cổ ông Tư ơi, mấy tháng trời rồi có thấy gì đâu, “mà con nghĩ thằng cha ‘lang chạ’ này làm sao dám đưa đồ giả lên trên mạng. Điều tra là đồ giả thì tội chồng thêm tội, ở tù mục xương à nghen.”
Nó kết luận: “Đàn bà gì ghê vậy ông Tư!” làm tui nín thinh, vì đâu thấy cơ quan điều tra nói gì đâu! Kể cả chuyện bà Hằng tố cáo tên “lang băm” cho tới giờ bên công an vẫn chưa làm xong, nói chi chuyện “cuồn cuộn”.
Hình minh hoạ: Các nghệ sĩ làm từ thiện bị bà Phương Hằng đấu tố, bị công an yêu cầu nộp sao kê từ thiện – Ảnh: RFA edit
Mà nghĩ lại, chuyện thằng “lang chạ” này giả mạo, cấy ghép lời bà Hằng với những lời lẽ “hầm hố” như thế là xúc phạm phẩm hạnh người con gái Việt Nam da vàng lắm. Bình thường họ sẽ không chịu ngồi yên đâu, mà phải lên án mạnh mẽ, hối thúc công an nhanh chóng điều tra để trả lại sự trong sạch cho họ chứ. Đằng này bà Hằng lại “im re bà rè” làm cho thiên hạ nghĩ chắc bả cũng “cuồn cuộn” chút chút! Hồi xưa mà đàn bà bị xúc phạm phẩm hạnh là họ tự tử để chứng minh sự trong sạch rồi.
Từ “mặt trận riêng” tố cáo “lang băm”, bà Hằng kéo quân qua đánh đám nghệ sĩ làm từ thiện. Hoài Linh là cái tên bị lên “sổ phong thần” đầu tiên. Vụ “đánh” này chấn động giới showbiz luôn, nghệ sĩ nào “ngoi” lên binh Hoài Linh, bà Hằng “dập” tên đó.
Phải nói “trận đánh Hoài Linh” làm nức lòng phe thằng Hải xóm dưới. Tụi nó nói “chính nghĩa phải thắng gian tà”, bà Hằng được trao “thượng phương bảo kiếm” dẹp hết đám lố nhố làm từ thiện. “Phải đưa chuyện làm từ thiện về cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN)” – thằng Hải dưới nói cương quyết – “Bà Hằng sẽ lập lại kỷ cương đó, chứ không để đám nghệ sĩ muốn làm gì thì làm được.”
Nghe giọng nó nói sặc mùi “hồng vệ binh”, đôi mắt đỏ màu máu, làm ai cũng sợ. Con bé Mai cũng run lắm, nhưng cố gắng lấy hết can đảm nói: “Vậy MTTQVN có bị bắt sao kê như nghệ sĩ không anh Hải?”
Thằng Hải dưới trợn mắt nhìn con bé, như muốn ăn tươi nuốt sống, vì con bé Mai đẹp quá mà. Nó nuốt nước miếng cái ực, rồi nhỏ nhẹ: “Có em. Bà Hằng sẽ bắt họ làm.” Con Mai nguýt một cái dài thòng rồi bỏ đi, làm thằng Hải chới với. Thằng Hải nói đại vậy chứ nó biết bà Hằng làm gì có tư cách bắt MTTQVN sao kê!
Sau Hoài Linh, bà Hằng réo tên Thủy Tiên-Công Vinh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng, Việt Hương, Đại Nghĩa, Phi Nhung, Trang Khàn mắm tôm, Đoàn Ngọc Hải, Giang Kim Cúc,… ra đánh tiếp. Bà Hằng cho là những người đó có hành động ăn chặn tiền từ thiện của bá tánh, nên đòi họ phải sao kê giấy tờ ngân hàng.
Sau đám nghệ sĩ, bả lôi luôn ông sư ở Tịnh Thất Bồng Lai (sau đổi tên là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ) vào “oánh” luôn. Sau đó là tay nhà báo Đức Hiển, tự là “Hiển Năm Mực” (nhờ ăn mực nịnh quan mà được lên chức), rồi nhà báo Hàn Ni, Thương Tín (bả nói ông này là tên diễn viên “ăn cháo đá bát”). Bà Hằng còn quay sang chửi luôn một số tờ báo viết xấu về bả như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật,…
Nói chung, lúc này bả “loạn chiêu” rồi, giống như bị “tẩu hỏa nhập ma”. Có người còn so sánh bà Hằng với nhân vật Chí Phèo: “Phải gọi bả là nữ Chí Phèo thời đại. Chí Phèo năm xưa sống lại chắc gì chửi lại bả!”.
Nhiều người đang “hóng” cuộc chiến pháp lý giữa bà Nguyễn Phương Hằng (giữa) với hai nhà báo Hàn Ni (trái) và Đức Hiển – Ảnh: Vietnamnet
Thấy bả to mồm lấn lướt, thưa kiện nhiều người quá, một số người quyết định thưa ngược lại bả, khiến cơ quan điều tra rơi vào thế khó xử. Tình cảm của hai phe xóm tui bắt đầu “trồi sụt” như bà ấy vào mỗi đầu tháng. Có vụ phe xóm trên đang chống bà Hằng lại trở cờ, binh bả, như vụ bả kiện nhà báo Hiển Mực. Con Mai xóm trên nói cái thằng nhà báo nhìn mặt y như con mực chết trôi, bị thưa là đáng. Nó nói thằng Hiển Mực là loại nhà báo “theo đóm ăn tàn”, không xứng đáng làm nhà báo, “oánh cho nó chết mịa nó đi.”
Còn phe thằng Hải dưới thì không đồng ý bà Hằng “oánh” mấy thầy tu, tại nhóm đó có nhiều người theo đạo Phật. Có người nói “bả mà cứ đánh càn vậy là tui bỏ theo bả à nghe anh Hải. Người ta tu thì cứ để cho người ta tu, xông vào am người ta chi vậy? Bà này riết rồi quá đáng!”
Nói chung là xóm tui bắt đầu rối đội hình. Cho đến một ngày Tháng Chín, cả xóm bất ngờ khi thấy trên trang cá nhân của bà Hằng đăng một “bức tâm thư” gởi đến ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN. Phải nói nhiều người ở xóm tui muốn “ói” sau khi đọc “bức tâm thư” của bà Hằng. Cả hai phe xóm trên, xóm dưới, tự nhiên đứng chung chiến tuyến chửi bà Hằng xối xả.
Thằng Hải (giờ nó hết phe xóm dưới nên chỉ cần gọi tên thôi) nói “con không ngờ bả viết lá thư này đó ông Tư. Sao mà nó giả dối, trơ trẽn, xu nịnh quá vậy ông Tư?” Tui cũng mới đọc, và quả thật cũng đã xém ói ra tô bún riêu có mắm tôm mới ăn hồi chiều. Xin trích:
“Hiện nay con và triệu triệu người yêu nước thương dân, một lòng hướng về Bác với một niềm tin mãnh liệt Bác sẽ lắng nghe và thấu hiểu cái khổ đau của người dân yêu nước như con. Và mọi người chỉ mong sao Bác hãy dọn sạch những loại văn hóa suy đồi này ra khỏi cuộc sống đời thường của người dân, trả lại sự bình yên, nhất là văn hóa nước nhà cho thế hệ trẻ sau này.”
Con bé Mai vui nhất vì được “huề” với thằng Hải, nên để cho thằng Hải nắm tay, nói: “Con mà là ông Trọng, đọc xong “bức tâm thư” này, con cũng “ói”.
Ông thầy Thức, người điềm đạm nhất xóm, nói với tui, ổng để ý nhiều sự việc lạ về bà Hằng này lâu rồi, nhưng nay mới tổng kết được. Ông nói:
“Ông Tư có thấy trong thời gian gần đây, bà Hằng hay mang ‘trung ương’ ra hù dọa người nghe không? Hình như bả muốn đánh tiếng với mọi người rằng: ‘Tao đã làm việc, và chung tiền, với trung ương rồi. Trung ương đã hứa theo phe tao, và giao nhiệm vụ cho tao phải dọn dẹp sạch sẽ showbiz. Tụi bay coi chừng tao. Đừng đụng đến tao mà chết. Tao sẽ chơi ‘khô máu’ với tụi bay.”
Tui nói, tui đồng ý với ông giáo. Nhiều người cứ lo tranh cãi những cái râu ria, mà không nhìn sau vào bản chất sự việc. Ông Thức, được dịp như gặp tri kỷ, nói cho một hơi:
“Mới đầu tôi thấy bà Hằng cũng có một chút ‘chính nghĩa’, nhưng rồi thấy không ổn. Bả ‘đánh’ cái đám làm từ thiện không đàng hoàng thì tôi ủng hộ. Ai làm sai người đó chịu tội, nhưng đưa việc từ thiện về cho MTTQVN là tôi thấy không ổn. Nó có cái gì đó mờ ám liền. Tôi hỏi ông Tư, từ trước đến nay MTTQVN có bao giờ sao kê cho dân biết họ làm gì không? Dù là tiền của mình đóng góp vào nhưng chưa bao giờ người dân biết đồng tiền đó được sử dụng vào chuyện gì. Cái tụi mặt trận đó bị mất uy tín rồi, nên người ta mới nhờ nghệ sĩ giúp.”
Tui hỏi: “Vậy chứ theo ông giáo, chuyện thưa kiện đám nghệ sĩ đó rồi sẽ ra sao?”
“Theo tôi rồi cũng chìm xuồng thôi ông Tư à.” Ông giáo điềm đạm nói “Trận đánh này chắc có ‘bài’ từ Trung ương ‘gà’ cho bà Hằng đánh. Đánh tới khúc từ thiện thôi, chứ không đánh nữa đâu. Đánh nữa là trung ương cũng rối. Ông Tư có thấy bên Trung Quốc họ đánh đám nghệ sĩ của họ không? Người nào mà lên tiếng chống đối đảng cộng sản là bị đánh ra bã, mất tên luôn. Nhưng cộng sản không bao giờ đánh những người ‘biết điều’. Nghệ sĩ điêu điêu biết điều ở Việt Nam cũng thế. Họ sẽ không bị ‘cướp’ đường sống, ngay cả nghệ sĩ Việt ở hải ngoại về nước cũng vậy. Đừng bày tỏ chính kiến, cứ làm bộ ngây ngây ngô ngô một chút là sống khỏe. Thế thôi!”
Tui hỏi tiếp: “Vậy theo ông giáo, bà Hằng là nữ Chí Phèo thời đại, hay dư luận viên cao cấp của đảng?”
Ông thầy phủi tay bỏ đi, rồi nói với: “Tôi đâu có phải người trong cuộc đâu mà hiểu người trong kẹt.”
Ông Tư Sài Gòn
3 tháng 12, 2021
Hơn 8 tháng nay, bà Nguyễn Phương Hằng đã tạo ra cuộc chiến pháp lý với rất nhiều người, từ những buổi livestream thu hút hàng vạn người theo dõi – Ảnh: Vietnamnet
Sau khi bà Hằng nổi đình nổi đám trên YouTube thì xóm tui hết bình yên. Chiến tranh nổ ra trận đầu tiên là do con bé Mai và thằng Hải.
Gia đình bé Mai là nghệ sĩ, còn gia đình thằng Hải là gia đình cách mạng, ba nó là đảng viên. Chả chỉ là đảng viên quèn thôi, nhưng cũng hay “lên mặt dạy lý tưởng cách mạng” nên có người không ưa. Thằng Hải cũng không ưa cha nó, hỏi nó tại sao, nó nói “tại ba cháu ‘xạo bà cố’ luôn.”
Hôm hai đứa cãi nhau, có tui chứng kiến. Con Mai quát lên: “Anh mà binh bà Hằng, em nghỉ chơi anh luôn. Bả dữ quá, chửi hết người này đến người kia. Bả nói người ta ‘dĩ dzãng dzơ dzái dzễ dzì dzấu dziếm’ chứ ‘dzĩ dzãng’ của bả chắc đẹp lắm hả?”
Thằng Hải nghe con Mai bình thường hiền khô, tự nhiên hôm nay dữ dằn cũng giật mình. Bình thường thì nó nhịn con Mai lắm vì nó đang “gù” con nhỏ, nhưng con Mai đụng đến bà Hằng là nó không chịu thua: “Em nói vậy sao được. Bà Hằng đang ‘thế thiên hành đạo’. Mấy tụi nghệ sĩ ăn chặn tiền cứu trợ của người dân, bả đứng lên vạch mặt chỉ tên, tố cáo để đòi hỏi công bằng cho xã hội thì có gì sai đâu?”
Con Mai nổi xung hơn: “Bả có quyền gì mà hết đòi ‘khô máu’ với người này, rồi ‘tất tay’ với người kia. Mới đầu bả nói còn nghe được, càng ngày càng quá đáng. Mấy cô bán tôm bán cá ngoài chợ mình chắc nói cũng không lại bả. Cái miệng thúi hoắc luôn hà!”
Từ lúc hai đứa cãi nhau có mình tui, đến lúc con Mai vừa dứt câu, là tui không còn thấy lối ra luôn. Một đám người vây quanh, chia làm hai phe cãi nhau ồn như cái chợ vỡ, tưởng không bao giờ dứt. Không cần biết già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, họ cứ bắt cặp cãi tay đôi…
Tư tui không muốn bắt cặp với bà già nào nên lủi thủi tìm chiếc ghế trống quán cà phê đầu hẻm ngồi xuống, tính kêu ly trà đá uống cho mát cổ mà chẳng thấy con Pha bán cà phê đâu. Đưa mắt nhìn quanh thì thấy nó cũng đang bận cãi với con bé bán xôi.
Từ đó trở đi, nếu nói chuyện bình thường thì không sao, cứ nhắc đến chuyện bà Hằng và đám nghệ sĩ là y như rằng có cãi nhau. Ngày thường ít người thì cãi một, hai tiếng, cuối tuần đông người, chia phe cãi cả buổi, đến giờ cơm mới dứt.
Mà lạ một cái là những người bênh bé Mai, tức chống bà Hằng, đều ở khu xóm trên. Những người theo thằng Hải, phe bênh bà Hằng, ở hết khu xóm dưới.
Từ chuyện tố cáo “thần y” Võ Hoàng Yên, bà Nguyễn Phương Hằng lần lượt gọi tên nhiều người lên “sổ phong thần” của bà – Ảnh: Vietnamnet
Nhớ cách đây hơn tám tháng trước, khi bà Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên là “lang băm”, lừa tiền bả thì thiên bà theo bả hà rầm, chửi rủa lão “lang băm” không tiếc lời. Cái kênh YouTube của bả như ngôi sao sáng chói giữa bầu trời đêm, người ta vô subscribe nườm nượp, cho tới một ngày tình cảm của bả “cuồn cuộn” chảy ra với ông Yên, thì dòng người hùa theo mới tạm lắng xuống.
Có người nói đoạn ghi âm cho thấy vì không được ông Yên đáp lại tình yêu nên bả hận, rồi hại “người tình trong mộng”.
Con bé Mai hỏi tui: “Ông Tư thấy đoạn ghi âm bà Hằng nói người bả cứ cuồn cuộn mỗi khi nghĩ tới người tình ‘lang băm’ là thiệt không ông Tư?” Tui nói làm sao biết được, cái đó chờ cơ quan công an điều tra công bố thôi. Nó nói chờ dài cổ ông Tư ơi, mấy tháng trời rồi có thấy gì đâu, “mà con nghĩ thằng cha ‘lang chạ’ này làm sao dám đưa đồ giả lên trên mạng. Điều tra là đồ giả thì tội chồng thêm tội, ở tù mục xương à nghen.”
Nó kết luận: “Đàn bà gì ghê vậy ông Tư!” làm tui nín thinh, vì đâu thấy cơ quan điều tra nói gì đâu! Kể cả chuyện bà Hằng tố cáo tên “lang băm” cho tới giờ bên công an vẫn chưa làm xong, nói chi chuyện “cuồn cuộn”.
Hình minh hoạ: Các nghệ sĩ làm từ thiện bị bà Phương Hằng đấu tố, bị công an yêu cầu nộp sao kê từ thiện – Ảnh: RFA edit
Mà nghĩ lại, chuyện thằng “lang chạ” này giả mạo, cấy ghép lời bà Hằng với những lời lẽ “hầm hố” như thế là xúc phạm phẩm hạnh người con gái Việt Nam da vàng lắm. Bình thường họ sẽ không chịu ngồi yên đâu, mà phải lên án mạnh mẽ, hối thúc công an nhanh chóng điều tra để trả lại sự trong sạch cho họ chứ. Đằng này bà Hằng lại “im re bà rè” làm cho thiên hạ nghĩ chắc bả cũng “cuồn cuộn” chút chút! Hồi xưa mà đàn bà bị xúc phạm phẩm hạnh là họ tự tử để chứng minh sự trong sạch rồi.
Từ “mặt trận riêng” tố cáo “lang băm”, bà Hằng kéo quân qua đánh đám nghệ sĩ làm từ thiện. Hoài Linh là cái tên bị lên “sổ phong thần” đầu tiên. Vụ “đánh” này chấn động giới showbiz luôn, nghệ sĩ nào “ngoi” lên binh Hoài Linh, bà Hằng “dập” tên đó.
Phải nói “trận đánh Hoài Linh” làm nức lòng phe thằng Hải xóm dưới. Tụi nó nói “chính nghĩa phải thắng gian tà”, bà Hằng được trao “thượng phương bảo kiếm” dẹp hết đám lố nhố làm từ thiện. “Phải đưa chuyện làm từ thiện về cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN)” – thằng Hải dưới nói cương quyết – “Bà Hằng sẽ lập lại kỷ cương đó, chứ không để đám nghệ sĩ muốn làm gì thì làm được.”
Nghe giọng nó nói sặc mùi “hồng vệ binh”, đôi mắt đỏ màu máu, làm ai cũng sợ. Con bé Mai cũng run lắm, nhưng cố gắng lấy hết can đảm nói: “Vậy MTTQVN có bị bắt sao kê như nghệ sĩ không anh Hải?”
Thằng Hải dưới trợn mắt nhìn con bé, như muốn ăn tươi nuốt sống, vì con bé Mai đẹp quá mà. Nó nuốt nước miếng cái ực, rồi nhỏ nhẹ: “Có em. Bà Hằng sẽ bắt họ làm.” Con Mai nguýt một cái dài thòng rồi bỏ đi, làm thằng Hải chới với. Thằng Hải nói đại vậy chứ nó biết bà Hằng làm gì có tư cách bắt MTTQVN sao kê!
Sau Hoài Linh, bà Hằng réo tên Thủy Tiên-Công Vinh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng, Việt Hương, Đại Nghĩa, Phi Nhung, Trang Khàn mắm tôm, Đoàn Ngọc Hải, Giang Kim Cúc,… ra đánh tiếp. Bà Hằng cho là những người đó có hành động ăn chặn tiền từ thiện của bá tánh, nên đòi họ phải sao kê giấy tờ ngân hàng.
Sau đám nghệ sĩ, bả lôi luôn ông sư ở Tịnh Thất Bồng Lai (sau đổi tên là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ) vào “oánh” luôn. Sau đó là tay nhà báo Đức Hiển, tự là “Hiển Năm Mực” (nhờ ăn mực nịnh quan mà được lên chức), rồi nhà báo Hàn Ni, Thương Tín (bả nói ông này là tên diễn viên “ăn cháo đá bát”). Bà Hằng còn quay sang chửi luôn một số tờ báo viết xấu về bả như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật,…
Nói chung, lúc này bả “loạn chiêu” rồi, giống như bị “tẩu hỏa nhập ma”. Có người còn so sánh bà Hằng với nhân vật Chí Phèo: “Phải gọi bả là nữ Chí Phèo thời đại. Chí Phèo năm xưa sống lại chắc gì chửi lại bả!”.
Nhiều người đang “hóng” cuộc chiến pháp lý giữa bà Nguyễn Phương Hằng (giữa) với hai nhà báo Hàn Ni (trái) và Đức Hiển – Ảnh: Vietnamnet
Thấy bả to mồm lấn lướt, thưa kiện nhiều người quá, một số người quyết định thưa ngược lại bả, khiến cơ quan điều tra rơi vào thế khó xử. Tình cảm của hai phe xóm tui bắt đầu “trồi sụt” như bà ấy vào mỗi đầu tháng. Có vụ phe xóm trên đang chống bà Hằng lại trở cờ, binh bả, như vụ bả kiện nhà báo Hiển Mực. Con Mai xóm trên nói cái thằng nhà báo nhìn mặt y như con mực chết trôi, bị thưa là đáng. Nó nói thằng Hiển Mực là loại nhà báo “theo đóm ăn tàn”, không xứng đáng làm nhà báo, “oánh cho nó chết mịa nó đi.”
Còn phe thằng Hải dưới thì không đồng ý bà Hằng “oánh” mấy thầy tu, tại nhóm đó có nhiều người theo đạo Phật. Có người nói “bả mà cứ đánh càn vậy là tui bỏ theo bả à nghe anh Hải. Người ta tu thì cứ để cho người ta tu, xông vào am người ta chi vậy? Bà này riết rồi quá đáng!”
Nói chung là xóm tui bắt đầu rối đội hình. Cho đến một ngày Tháng Chín, cả xóm bất ngờ khi thấy trên trang cá nhân của bà Hằng đăng một “bức tâm thư” gởi đến ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN. Phải nói nhiều người ở xóm tui muốn “ói” sau khi đọc “bức tâm thư” của bà Hằng. Cả hai phe xóm trên, xóm dưới, tự nhiên đứng chung chiến tuyến chửi bà Hằng xối xả.
Thằng Hải (giờ nó hết phe xóm dưới nên chỉ cần gọi tên thôi) nói “con không ngờ bả viết lá thư này đó ông Tư. Sao mà nó giả dối, trơ trẽn, xu nịnh quá vậy ông Tư?” Tui cũng mới đọc, và quả thật cũng đã xém ói ra tô bún riêu có mắm tôm mới ăn hồi chiều. Xin trích:
“Hiện nay con và triệu triệu người yêu nước thương dân, một lòng hướng về Bác với một niềm tin mãnh liệt Bác sẽ lắng nghe và thấu hiểu cái khổ đau của người dân yêu nước như con. Và mọi người chỉ mong sao Bác hãy dọn sạch những loại văn hóa suy đồi này ra khỏi cuộc sống đời thường của người dân, trả lại sự bình yên, nhất là văn hóa nước nhà cho thế hệ trẻ sau này.”
Con bé Mai vui nhất vì được “huề” với thằng Hải, nên để cho thằng Hải nắm tay, nói: “Con mà là ông Trọng, đọc xong “bức tâm thư” này, con cũng “ói”.
Ông thầy Thức, người điềm đạm nhất xóm, nói với tui, ổng để ý nhiều sự việc lạ về bà Hằng này lâu rồi, nhưng nay mới tổng kết được. Ông nói:
“Ông Tư có thấy trong thời gian gần đây, bà Hằng hay mang ‘trung ương’ ra hù dọa người nghe không? Hình như bả muốn đánh tiếng với mọi người rằng: ‘Tao đã làm việc, và chung tiền, với trung ương rồi. Trung ương đã hứa theo phe tao, và giao nhiệm vụ cho tao phải dọn dẹp sạch sẽ showbiz. Tụi bay coi chừng tao. Đừng đụng đến tao mà chết. Tao sẽ chơi ‘khô máu’ với tụi bay.”
Tui nói, tui đồng ý với ông giáo. Nhiều người cứ lo tranh cãi những cái râu ria, mà không nhìn sau vào bản chất sự việc. Ông Thức, được dịp như gặp tri kỷ, nói cho một hơi:
“Mới đầu tôi thấy bà Hằng cũng có một chút ‘chính nghĩa’, nhưng rồi thấy không ổn. Bả ‘đánh’ cái đám làm từ thiện không đàng hoàng thì tôi ủng hộ. Ai làm sai người đó chịu tội, nhưng đưa việc từ thiện về cho MTTQVN là tôi thấy không ổn. Nó có cái gì đó mờ ám liền. Tôi hỏi ông Tư, từ trước đến nay MTTQVN có bao giờ sao kê cho dân biết họ làm gì không? Dù là tiền của mình đóng góp vào nhưng chưa bao giờ người dân biết đồng tiền đó được sử dụng vào chuyện gì. Cái tụi mặt trận đó bị mất uy tín rồi, nên người ta mới nhờ nghệ sĩ giúp.”
Tui hỏi: “Vậy chứ theo ông giáo, chuyện thưa kiện đám nghệ sĩ đó rồi sẽ ra sao?”
“Theo tôi rồi cũng chìm xuồng thôi ông Tư à.” Ông giáo điềm đạm nói “Trận đánh này chắc có ‘bài’ từ Trung ương ‘gà’ cho bà Hằng đánh. Đánh tới khúc từ thiện thôi, chứ không đánh nữa đâu. Đánh nữa là trung ương cũng rối. Ông Tư có thấy bên Trung Quốc họ đánh đám nghệ sĩ của họ không? Người nào mà lên tiếng chống đối đảng cộng sản là bị đánh ra bã, mất tên luôn. Nhưng cộng sản không bao giờ đánh những người ‘biết điều’. Nghệ sĩ điêu điêu biết điều ở Việt Nam cũng thế. Họ sẽ không bị ‘cướp’ đường sống, ngay cả nghệ sĩ Việt ở hải ngoại về nước cũng vậy. Đừng bày tỏ chính kiến, cứ làm bộ ngây ngây ngô ngô một chút là sống khỏe. Thế thôi!”
Tui hỏi tiếp: “Vậy theo ông giáo, bà Hằng là nữ Chí Phèo thời đại, hay dư luận viên cao cấp của đảng?”
Ông thầy phủi tay bỏ đi, rồi nói với: “Tôi đâu có phải người trong cuộc đâu mà hiểu người trong kẹt.”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Ông Tư SG
Chuyện cấm biếu quà Tết của Ban Bí thư
- Ông Tư Sài Gòn
10 tháng 12, 2021
Sáng nay, mặt cán bộ Tình căng thẳng quá. Bình thường gương mặt hắn, với đôi hắt hí, đôi môi mỏng dánh đã khó nhìn, hôm nay chẳng biết có chuyện gì mặt hắn lại cau có hơn ngày thường, lại càng thấy xấu hơn.
Bước vào quán cà phê con Pha với bộ mặt táo bón, lão Tình làm mấy ông già ngồi sẵn ở đó cũng ngại, không dám bắt chuyện. Tôi cũng ngại, “dây” vào lão lúc này dễ bị văng “miểng”… nhưng nghĩ thể nào lão ấy cũng gặp các đồng chí của lão để bàn “đại sự”, nên kiếm cái bàn gần đó ngồi… hóng!
Lát sau, có hai thằng cán bộ trên quận xuống, với bộ mặt còn táo bón hơn lão Tình. Chắc có hẹn trước rồi nên không cần chào hỏi, ngồi ngay xuống bàn thằng cha Tình.
Hai thằng đó, một thằng là Phó Bí thư quận tên Luồn, cũng còn trẻ, nhà ở xóm dưới, gần nhà lão Tình. Ba má nó là dân 30 tháng Tư, dân mượn gió bẻ măng một thời, cũng leo lên được tới Phòng văn hóa thông tin quận thôi là về hưu. Hồi đẻ thằng Luồn, nghe nói tụi nó tính đặt cho thằng nhỏ tên Luồng – có chữ “giê” – để kỷ niệm cái gì đó, nhưng con mẹ làm hộ tịch trên phường, mãi nói chuyện sao đó, đánh thiếu mất chữ “giê” thành là Luồn, là “luồn cúi.” Ấy vậy mà nhờ “luồn cúi” mà nó được lên lớp đều đều, dù học ngu bỏ xừ, rồi cũng nhờ “luồn cúi” trong sinh hoạt đoàn đảng, mà giờ leo lên tới chức Phó Bí thư quận.
Minh họa: Khều
Thằng còn lại là lính ruột của thằng Luồn, chuyên đi đêm. Tôi chẳng nhớ nó tên gì. Thằng Luồn cầm theo tờ báo Tuổi Trẻ, đặt lên bàn nói khẽ với lão Tình:
“Chú Sáu Tình, chú đọc chỉ thị của Ban Bí thư về chuyện nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức trong dịp Tết Nhâm Dần chưa chú?”
Lão Tình mặt không biến sắc, nói:
“Tao đọc rồi. Mới sáng nay, mấy ổng có điện cho tao, bảo tao nói tụi bay Tết này đừng có quà cáp gì nghe. Mấy ổng không nhận đâu. Kỳ này căng lắm!”
Chả là mới sáng nay, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức tết Nhâm Dần năm 2022.
Ngoài những việc dặn dò “tào lao” thể hiện tinh thần “vì dân, vì nước”, chỉ thị của Ban Bí thư nhấn mạnh đến việc từng địa phương cần cân nhắc chuyện bắn pháo hoa, phải “bảo đảm tiết kiệm, an toàn, không sử dụng ngân sách nhà nước”.
Lão Tình nói với thằng Luồn, mấy năm trước cũng thế, địa phương nào cũng bắt mấy thằng đại gia ở đó “xì” tiền ra cho tụi nó mua pháo bông. Đâu có thằng nào dám cãi! Thế là lãnh đạo vừa được tiếng lo cho dân, vừa được thằng bán pháo bông lại quả. Chứ lấy tiền ngân sách mua pháo bông nhiều khi còn rối hơn, cấp trên kiểm tra, rồi phải lo hóa đơn đỏ cho tụi tài chánh nữa. Thêm một thằng xía vô, là bớt một mớ tiền.
Thằng Luồn nói chuyện bắn pháo bông nó lo xong rồi, nhưng chuyện không được đến thăm mấy anh trên thành phố là khó cho nó. Nó đang hăm he cái ghế Bí thư quận của thằng Bạc, sắp bị về hưu, dù muốn “cống hiến” thêm vài năm nữa. Mà đâu phải mình nó muốn cái ghế bí thư đó đâu, nên phải lo “chạy cửa chung tiền” cho sớm. Tết nhất đến nơi rồi mà không lo thì qua Tết “đi phép” luôn.
Lão Tình tuy về hưu, nhưng “đường dây chung tiền” của lão từ Sài Gòn ra tới Hà Nội thông suốt lắm, muốn chức nào cũng có. Có lần trong một buổi nhậu chung, lão Tình xỉn quá, nên nói hớ với tôi một câu về mối quan hệ thân thiết giữa bà vợ trẻ của lão và các đồng chí trung ương, nên tôi biết. Sau đó, lão biết “rượu vào lời ra” nguy hiểm quá nên không nhậu với tôi nữa.
Lão Tình làm ra vẻ quan trọng, nói với thằng Luồn là căng lắm, chắc là để moi thêm tiền của nó thôi, chứ mấy việc đi “thăm bà con ba ngày Tết” đối với lão dễ ợt. Y như rằng, thằng Luồn sa vào bẫy lão Tình giăng ra dễ dàng, nó nói:
“Ký này chú phải giúp con nghe. Phải gặp mấy ảnh trước Đại hội chú ơi, chứ có mấy đứa rục rịch muốn phản rồi đó chú. Mà Ban Bí thư không cho thăm, chúc Tết lãnh đạo thì sao mình ặp được chú?”
Lão Tình ra vẻ trầm ngâm:
“Ừ, kỳ này ở trên làm căng lắm. Mày cũng biết là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mới đây rồi mà. Ổng siết chặt lắm, làm tầm bậy là chết liền.”
Thằng Luồn xum xoe:
“Thì đó! Thôi trăm sự nhờ chú. Kỳ này con mà thắng thì ngoài chuyện kia (ý nói tiền môi giới của lão Tình), con tặng cô chú hai xuất đi nước ngoài luôn. Thằng Chuồn bên du lịch hứa rồi.”
Lão Tình từ tồn, ra vẻ khó khăn:
“Ừ thì để tao coi… Mà vụ này không dễ đâu nghe mày. Coi bộ tốn dữ à nghe!”
Thằng Luồn mắt sáng rỡ:
“Dạ… dạ… Bao nhiêu chú cứ nói…”
Nó nghĩ khi lấy được chiếc ghế Bí thư quận rồi thì lấy lại mấy hồi, giờ thì cứ phải chung mạnh tay.
“Chú cứ thu xếp ngày đi thăm mấy ảnh đi, đâu có mang quà cáp gì đâu mà sợ mang tiếng. Con chỉ mang theo mấy phong bì… hồ sơ, để xin ý kiến chỉ đạo thôi.”
Nói đến đây cả hai cười lớn làm cả quán giật mình, quay lại nhìn như nhìn hai thằng điên. Riêng tên lính ruột của thằng Luồn là ngồi im từ lúc vô tới giờ.
Tôi thấy mặt tên này đáng nghi lắm! Nó có nét của một tên phản bạn.
– Ông Tư Sài Gòn -
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Người bộ đội và miếng bít tết dát vàng
Ông Tư Sài Gòn - Sài Gòn nhỏ
14 tháng 12, 2021
Bữa tiệc bít tết dát vàng do ông Nguyễn Hữu Đường chiêu đãi bộ đội thương binh nặng tại khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội – Ảnh: Soha.vn
Sáng nay có hai ông bạn già từ Hà Nội đòi gặp mặt chung ở trên Zoom.
Chúng tôi quen nhau từ hồi “tắm mưa ở truồng” ngoài Hà Nội. Năm 1954 tôi theo gia đình di cư vào Nam, còn gia đình hai đứa nó ở lại. Sau năm 1975, tình cờ chúng tôi gặp lại nhau trong một buổi gặp gỡ với nhóm bạn Hà Nội xưa, ôm chầm lấy nhau vì còn nhớ tên.
Từ đó chúng tôi liên lạc thường xuyên, tình thân nối lại, tiếp tục mày tao chi tớ. Hôm nay hai thằng bạn già muốn gặp để khoe chuyện được đi ăn bò bít tết dát vàng. Tôi hỏi “Tiền đâu mà tụi bay đi ăn bít tết dát vàng? Có điên không?” Lão Tiền nói hai đứa được đãi, lại còn được dùng dao, nĩa vàng trong một khách sạn dát vàng từ trong ra ngoài, từ dưới đất lên trên nóc nữa. Lão Hậu phụ họa: “Úi giời ơi! Nó ngon kinh khủng mày ạ. Cả đời mới được ăn một miếng bít tết như thế. Tiên sư nó! Cứ nói là… tê tái!” Giọng lão cứ rít lên như thằng nhập đồng.
Hoá ra hai thằng bạn già được ông chủ Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, cho ăn miễn phí tại khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake của ông. Báo chí đăng rùm beng nên tôi biết.
Ông Nguyễn Hữu Đường rắc muối lên bò dát vàng – Ảnh: Soha.vvn
Bít tết dát vàng là món “trấn sơn” của tay đầu bếp người Thổ tên Nusret Gökçe, hay còn gọi là “Thánh Rắc Muối”. Nghe nói một phần ăn lên tới hai ngàn đôla. Hồi trước dân mình đâu có để ý đến tên Thổ với dáng đi õng ẹo này, chỉ sau khi ông chủ họ Tô chu mỏ cắn một phát vào miếng bít tết dát vàng do chính tay tên Thổ này dùng gươm xuyên thịt đưa tới tận cửa… miệng, thì bàn dân thiên hạ mới biết trên đời này có một món ăn mà giá một bữa ăn của nó bằng bảy, tám tháng lương của công nhân.
Lão Đường cũng là một bộ đội phục viên giống hai thằng bạn tôi, nhưng ông ta khôn ngoan hơn nhiều nên sau đó thành công trên thương trường. Giờ lão là chủ tịch một tập đoàn xuyên lục địa, đủ biết lão giàu tới cỡ nào. Lão Đường nói với báo giới là món bít tết dát vàng này lão biết từ khuya rồi. Nghĩ cũng phải, từ thằng bộ đội áo hai miếng vá mà leo lên chức chủ tịch tập đoàn lớn mạnh thì đâu phải dạng vừa. Chắc lão Đường đã được đi nhiều nơi, thưởng thức toàn đồ ngon, nên lạ gì món bít tết dát vàng này.
Nhưng biết ăn là một chuyện, biết tận dụng thời cơ kiếm tiền là chuyện khác. Có lẽ nhờ video “chu mỏ đớp bít tết” của ông chủ họ Tô mà lão Đường mới mạnh dạn vừa đổi tên khách sạn có chữ Golden (vàng) cho nó sang, và giới thiệu luôn món bít tết dát vàng cho nó “hoành tráng”.
Một số ý kiến cho rằng món bít tết dát vàng ở khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội, dù có rẻ hơn so với nhà hàng quốc tế, nhưng cũng chỉ dành cho giới giàu có ở Việt Nam – Ảnh cắt từ clip Hòa Bình Group
Quả thật, lão Đường là người biết nắm thời cơ. Từ ngày khai trương 26 Tháng Mười Một đến nay, khách đến ầm ầm, hơn một ngàn người đã được thưởng thức món bít tết dát vàng, nghe đâu hai trăm đôla một suất cho hai người ăn. Quá rẻ so với giá hai ngàn đôla của tay đầu bếp người Thổ kia. Riêng một trăm bộ đội về hưu, là thương binh nặng, được lão Đường mời tới ăn miễn phí, trong đó có hai thằng bạn già của tôi.
Tôi hỏi tụi nó có ngon không, lão Tiền la: “Tiên sư mày, bò ‘qua gu Nhật’ (Wagyu Nhật) mà mày hỏi có ngon không? Cứ như tan trong miệng ấy mày ạ. Sướng không thể tả?” Còn lão Hậu thì nhăn mặt than thở: “Tao nói với tụi nhà hàng là để vàng riêng ra cho tao mang về, đừng có bọc vào bít tết, nhưng tụi nó không chịu, bảo làm thế ông chủ chửi, tụi nó bị đuổi việc. Tiếc đứt ruột, vàng có ăn được đâu mà bọc cho bò.”
Nghĩ cũng đúng! Trong sách giáo khoa dạy nấu ăn nổi tiếng, những đầu bếp trứ danh đều nói là không được để những thứ gì không tiêu hóa được lên trên dĩa thức ăn, dù chỉ để với mục đích trang trí. Vàng là thứ cơ thể không tiêu hóa được, nên cũng không được trang trí thức ăn bằng vàng, nói chi bày ra cho người ta ăn.
Nhưng đó là chuyện “bài bản” của những người đầu bếp trí thức, còn hạng đầu bếp nấu ăn chỉ để kiếm tiền thì… không cần theo bất cứ quy tắc nào.
Nhờ đó ta mới có món bít tết dát vàng để nói chuyện. Tuy nhiên, để được tiếp tục nói về món bít tết dát vàng phải nhờ đến công của ông chủ Đường. Trước ngày lão Đường khai trương món bít tết dát vàng, một người bán bún bò ở Đà Nẵng bị công an địa phương mời lên đồn “nói chuyện phải trái” vì dám bắt chước dáng đi õng ẹo của “Thánh Rắc Muối”, và tư thế rắc hành của anh ta bị cho là “vi phạm bản quyền rắc muối”; cho dù cả câu chuyện, anh chủ quán bún bò không hề nhắc đến món bít tết dát vàng.
Cận cảnh món bò dát vàng “toát ra mùi tiền” ở khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội – Ảnh cắt từ clip Hòa Bình Group
Từ câu chuyện anh bán bún bò, người nào trước khi nhắc đến món bít tết dát vàng cũng phải ngó trước, dòm sau.
Nhờ lão Đường, những người có chút tiền đã mạnh dạn nói “tớ đã ăn bít tết dát vàng” mà không sợ bị ghi giấy mời.
Họ nói cứ như cùng “đẳng cấp” với ông chủ họ Tô ấy! Quá đáng!
Đã thế, lời nói lão Đường cứ như muối sát vào vết thương lòng lão Tô, khi trả lời báo chí về “cách làm du lịch”:
“Để học hỏi họ xây một khách sạn sang trọng, đẳng cấp như thế nào, thì phải chi tiền rất đắt vào ngủ, trải nghiệm, xem cách họ xây dựng, điều hành khách sạn, sáng tạo các dịch vụ như thế nào để hút khách. Phải vào những nhà hàng sang trọng, đẳng cấp nhất để thưởng thức các món ăn đặc sản, món ‘đặc biệt’ nổi tiếng thu hút khách du lịch đến với họ. Ăn là phụ, học người ta là chính”.
Ý nói lão Dương làm du lịch, thì lão ấy có quyền đi khảo sát những khách sạn sang trọng, tìm ăn những món đắt tiền để về nghiên cứu thu hút khách du lịch, chứ bọn khác thì đừng lợi dụng đi ra ngoài, dùng công quỹ ăn những món đắt tiền cho thiên hạ cười. Nghĩ cũng đau chứ!
Mà nói về đau, chưa chắc ai đau hơn một trăm bộ đội thương binh nặng được ông chủ Đường mời đến khách sạn vàng của ông ấy.
Một người bộ đội giơ nón tay cái ý muốn nói món bít tết dát vàng ông được thưởng thức lần đầu tiên trong đời là “num bơ oanh” – Ảnh: Soha.vn
Khi hai thằng bạn già ở Hà Nội vừa được ăn vài miếng bít tết dát vàng xong, vừa nói chuyện vừa cười hả hê thì tôi hỏi: “Tụi bay có nghĩ là tụi bay bị lợi dụng để quảng cáo cho khách sạn lão Đường không?” thì cả hai giọng cười chợt tắt ngang. Lão Tiền hỏi: “Ơ! Mày nói gì vậy? Tình đồng chí đồng đội xưa thì lão ấy mời đến ăn thôi chứ quảng cáo gì.” Lão Hậu thì từ tốn: “Tụi tao không nghĩ điều đó đâu… Mà có cũng chẳng sao. Nếu lão Đường không mời đến ăn thì chắc cả đời tụi tao cũng không dám bước chân vào đó.”
Lão Hiền tự nhiên trầm mặc hẳn lại nói: “Tao biết lão Đường cũng thường giúp tụi bộ đội nghèo, vì dù sao lão ấy cũng từ trong đó ra, nên có quảng cáo cho lão ấy một chút cũng chẳng sao. Nhưng tao chợt nghĩ, hình ảnh tụi tao ở trong khung cảnh đó không hợp thiệt. Nó có vẻ ngượng ngùng thế nào ấy, mặc dù lão Đường cũng đến ăn chung với tụi tao, và rất thân tình. Nếu lão muốn đãi đồng đội xưa thì tao nghĩ kiếm một chỗ công cộng quây quần ăn miếng bò nướng không dát vàng còn tình nghĩa hơn, tự nhiên hơn ở chỗ sang trọng này nhiều.”
Một trăm người bộ đội về hưu, lại là thương binh nặng chắc đều nghèo nên lão Đường mới mời. Một trăm người đó cũng chẳng quảng cáo gì được cho lão Đường, vì người họ gặp gỡ hàng ngày chắc cũng nghèo như họ, ai mà dám bước vào khách sạn sang trọng này để ăn cái món một trăm đôla một người. Cái đọng lại (nếu có) trong những người bộ đội về hưu được ăn vài miếng bít tết dát vàng này là cái tình của lão Đường dành cho họ. Nhưng chính cái tình ấy lại làm họ tủi thân, trăn trở suy nghĩ: “Chà! Bao giờ mới có dịp quay trở lại đó ăn món bít tết lần nữa?”
Bởi vì món bít tết “tô ma hốc” (tomahawk steak) này ngon thiệt! Nhưng đắt quá!
– Ông Tư Sài Gòn –
Ông Tư Sài Gòn - Sài Gòn nhỏ
14 tháng 12, 2021
Bữa tiệc bít tết dát vàng do ông Nguyễn Hữu Đường chiêu đãi bộ đội thương binh nặng tại khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội – Ảnh: Soha.vn
Sáng nay có hai ông bạn già từ Hà Nội đòi gặp mặt chung ở trên Zoom.
Chúng tôi quen nhau từ hồi “tắm mưa ở truồng” ngoài Hà Nội. Năm 1954 tôi theo gia đình di cư vào Nam, còn gia đình hai đứa nó ở lại. Sau năm 1975, tình cờ chúng tôi gặp lại nhau trong một buổi gặp gỡ với nhóm bạn Hà Nội xưa, ôm chầm lấy nhau vì còn nhớ tên.
Từ đó chúng tôi liên lạc thường xuyên, tình thân nối lại, tiếp tục mày tao chi tớ. Hôm nay hai thằng bạn già muốn gặp để khoe chuyện được đi ăn bò bít tết dát vàng. Tôi hỏi “Tiền đâu mà tụi bay đi ăn bít tết dát vàng? Có điên không?” Lão Tiền nói hai đứa được đãi, lại còn được dùng dao, nĩa vàng trong một khách sạn dát vàng từ trong ra ngoài, từ dưới đất lên trên nóc nữa. Lão Hậu phụ họa: “Úi giời ơi! Nó ngon kinh khủng mày ạ. Cả đời mới được ăn một miếng bít tết như thế. Tiên sư nó! Cứ nói là… tê tái!” Giọng lão cứ rít lên như thằng nhập đồng.
Hoá ra hai thằng bạn già được ông chủ Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, cho ăn miễn phí tại khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake của ông. Báo chí đăng rùm beng nên tôi biết.
Ông Nguyễn Hữu Đường rắc muối lên bò dát vàng – Ảnh: Soha.vvn
Bít tết dát vàng là món “trấn sơn” của tay đầu bếp người Thổ tên Nusret Gökçe, hay còn gọi là “Thánh Rắc Muối”. Nghe nói một phần ăn lên tới hai ngàn đôla. Hồi trước dân mình đâu có để ý đến tên Thổ với dáng đi õng ẹo này, chỉ sau khi ông chủ họ Tô chu mỏ cắn một phát vào miếng bít tết dát vàng do chính tay tên Thổ này dùng gươm xuyên thịt đưa tới tận cửa… miệng, thì bàn dân thiên hạ mới biết trên đời này có một món ăn mà giá một bữa ăn của nó bằng bảy, tám tháng lương của công nhân.
Lão Đường cũng là một bộ đội phục viên giống hai thằng bạn tôi, nhưng ông ta khôn ngoan hơn nhiều nên sau đó thành công trên thương trường. Giờ lão là chủ tịch một tập đoàn xuyên lục địa, đủ biết lão giàu tới cỡ nào. Lão Đường nói với báo giới là món bít tết dát vàng này lão biết từ khuya rồi. Nghĩ cũng phải, từ thằng bộ đội áo hai miếng vá mà leo lên chức chủ tịch tập đoàn lớn mạnh thì đâu phải dạng vừa. Chắc lão Đường đã được đi nhiều nơi, thưởng thức toàn đồ ngon, nên lạ gì món bít tết dát vàng này.
Nhưng biết ăn là một chuyện, biết tận dụng thời cơ kiếm tiền là chuyện khác. Có lẽ nhờ video “chu mỏ đớp bít tết” của ông chủ họ Tô mà lão Đường mới mạnh dạn vừa đổi tên khách sạn có chữ Golden (vàng) cho nó sang, và giới thiệu luôn món bít tết dát vàng cho nó “hoành tráng”.
Một số ý kiến cho rằng món bít tết dát vàng ở khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội, dù có rẻ hơn so với nhà hàng quốc tế, nhưng cũng chỉ dành cho giới giàu có ở Việt Nam – Ảnh cắt từ clip Hòa Bình Group
Quả thật, lão Đường là người biết nắm thời cơ. Từ ngày khai trương 26 Tháng Mười Một đến nay, khách đến ầm ầm, hơn một ngàn người đã được thưởng thức món bít tết dát vàng, nghe đâu hai trăm đôla một suất cho hai người ăn. Quá rẻ so với giá hai ngàn đôla của tay đầu bếp người Thổ kia. Riêng một trăm bộ đội về hưu, là thương binh nặng, được lão Đường mời tới ăn miễn phí, trong đó có hai thằng bạn già của tôi.
Tôi hỏi tụi nó có ngon không, lão Tiền la: “Tiên sư mày, bò ‘qua gu Nhật’ (Wagyu Nhật) mà mày hỏi có ngon không? Cứ như tan trong miệng ấy mày ạ. Sướng không thể tả?” Còn lão Hậu thì nhăn mặt than thở: “Tao nói với tụi nhà hàng là để vàng riêng ra cho tao mang về, đừng có bọc vào bít tết, nhưng tụi nó không chịu, bảo làm thế ông chủ chửi, tụi nó bị đuổi việc. Tiếc đứt ruột, vàng có ăn được đâu mà bọc cho bò.”
Nghĩ cũng đúng! Trong sách giáo khoa dạy nấu ăn nổi tiếng, những đầu bếp trứ danh đều nói là không được để những thứ gì không tiêu hóa được lên trên dĩa thức ăn, dù chỉ để với mục đích trang trí. Vàng là thứ cơ thể không tiêu hóa được, nên cũng không được trang trí thức ăn bằng vàng, nói chi bày ra cho người ta ăn.
Nhưng đó là chuyện “bài bản” của những người đầu bếp trí thức, còn hạng đầu bếp nấu ăn chỉ để kiếm tiền thì… không cần theo bất cứ quy tắc nào.
Nhờ đó ta mới có món bít tết dát vàng để nói chuyện. Tuy nhiên, để được tiếp tục nói về món bít tết dát vàng phải nhờ đến công của ông chủ Đường. Trước ngày lão Đường khai trương món bít tết dát vàng, một người bán bún bò ở Đà Nẵng bị công an địa phương mời lên đồn “nói chuyện phải trái” vì dám bắt chước dáng đi õng ẹo của “Thánh Rắc Muối”, và tư thế rắc hành của anh ta bị cho là “vi phạm bản quyền rắc muối”; cho dù cả câu chuyện, anh chủ quán bún bò không hề nhắc đến món bít tết dát vàng.
Cận cảnh món bò dát vàng “toát ra mùi tiền” ở khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, Hà Nội – Ảnh cắt từ clip Hòa Bình Group
Từ câu chuyện anh bán bún bò, người nào trước khi nhắc đến món bít tết dát vàng cũng phải ngó trước, dòm sau.
Nhờ lão Đường, những người có chút tiền đã mạnh dạn nói “tớ đã ăn bít tết dát vàng” mà không sợ bị ghi giấy mời.
Họ nói cứ như cùng “đẳng cấp” với ông chủ họ Tô ấy! Quá đáng!
Đã thế, lời nói lão Đường cứ như muối sát vào vết thương lòng lão Tô, khi trả lời báo chí về “cách làm du lịch”:
“Để học hỏi họ xây một khách sạn sang trọng, đẳng cấp như thế nào, thì phải chi tiền rất đắt vào ngủ, trải nghiệm, xem cách họ xây dựng, điều hành khách sạn, sáng tạo các dịch vụ như thế nào để hút khách. Phải vào những nhà hàng sang trọng, đẳng cấp nhất để thưởng thức các món ăn đặc sản, món ‘đặc biệt’ nổi tiếng thu hút khách du lịch đến với họ. Ăn là phụ, học người ta là chính”.
Ý nói lão Dương làm du lịch, thì lão ấy có quyền đi khảo sát những khách sạn sang trọng, tìm ăn những món đắt tiền để về nghiên cứu thu hút khách du lịch, chứ bọn khác thì đừng lợi dụng đi ra ngoài, dùng công quỹ ăn những món đắt tiền cho thiên hạ cười. Nghĩ cũng đau chứ!
Mà nói về đau, chưa chắc ai đau hơn một trăm bộ đội thương binh nặng được ông chủ Đường mời đến khách sạn vàng của ông ấy.
Một người bộ đội giơ nón tay cái ý muốn nói món bít tết dát vàng ông được thưởng thức lần đầu tiên trong đời là “num bơ oanh” – Ảnh: Soha.vn
Khi hai thằng bạn già ở Hà Nội vừa được ăn vài miếng bít tết dát vàng xong, vừa nói chuyện vừa cười hả hê thì tôi hỏi: “Tụi bay có nghĩ là tụi bay bị lợi dụng để quảng cáo cho khách sạn lão Đường không?” thì cả hai giọng cười chợt tắt ngang. Lão Tiền hỏi: “Ơ! Mày nói gì vậy? Tình đồng chí đồng đội xưa thì lão ấy mời đến ăn thôi chứ quảng cáo gì.” Lão Hậu thì từ tốn: “Tụi tao không nghĩ điều đó đâu… Mà có cũng chẳng sao. Nếu lão Đường không mời đến ăn thì chắc cả đời tụi tao cũng không dám bước chân vào đó.”
Lão Hiền tự nhiên trầm mặc hẳn lại nói: “Tao biết lão Đường cũng thường giúp tụi bộ đội nghèo, vì dù sao lão ấy cũng từ trong đó ra, nên có quảng cáo cho lão ấy một chút cũng chẳng sao. Nhưng tao chợt nghĩ, hình ảnh tụi tao ở trong khung cảnh đó không hợp thiệt. Nó có vẻ ngượng ngùng thế nào ấy, mặc dù lão Đường cũng đến ăn chung với tụi tao, và rất thân tình. Nếu lão muốn đãi đồng đội xưa thì tao nghĩ kiếm một chỗ công cộng quây quần ăn miếng bò nướng không dát vàng còn tình nghĩa hơn, tự nhiên hơn ở chỗ sang trọng này nhiều.”
Một trăm người bộ đội về hưu, lại là thương binh nặng chắc đều nghèo nên lão Đường mới mời. Một trăm người đó cũng chẳng quảng cáo gì được cho lão Đường, vì người họ gặp gỡ hàng ngày chắc cũng nghèo như họ, ai mà dám bước vào khách sạn sang trọng này để ăn cái món một trăm đôla một người. Cái đọng lại (nếu có) trong những người bộ đội về hưu được ăn vài miếng bít tết dát vàng này là cái tình của lão Đường dành cho họ. Nhưng chính cái tình ấy lại làm họ tủi thân, trăn trở suy nghĩ: “Chà! Bao giờ mới có dịp quay trở lại đó ăn món bít tết lần nữa?”
Bởi vì món bít tết “tô ma hốc” (tomahawk steak) này ngon thiệt! Nhưng đắt quá!
– Ông Tư Sài Gòn –
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
‘Bà Hằng bị bắt rồi!…’
Ông Tư Sài Gòn
24 tháng 3, 2022
Công an TP.HCM tống đạt các quyết định và lệnh bắt đối với bà Nguyễn Phương Hằng tại biệt thự số 6, đường Nguyễn Thông, quận 3 – Ảnh: Công an
Chiều Thứ Năm (24 Tháng Ba), khi mọi người hầu như tạm thời rút hết vào nhà lo bữa cơm tối, đường xóm vắng hoe, chỉ có mấy đứa nhỏ hóng xem mấy con chó cạ lông, và mình tui ngồi hóng gió trước hiên nhà chờ bà vợ già gọi vào ăn cơm, thì từ đâu giọng thằng Tang rống lên:
“Bà Hằng bị bắt rồi mọi người ơi! Mọi người ơi, bà Hằng bị bắt rồi!…”
Vụt một phát, đã thấy nó chạy từ cuối hẻm ra tới quán cà phê của con Pha ngoài đầu hẻm, vừa đi vừa la chói lói như nhà nó sắp cháy tanh bành. Con Pha lúc này đã tắt đèn quán, xếp gọn bàn ghế chuẩn bị về nấu cơm cho tía nó ăn, cũng đứng như trời trồng, mắt trợn ngược, miệng há hốc ra như bị điểm huyệt. Nó lắp bắp:
“Anh nói… nói… sao anh Tang? Cô Hằng bị bắt hả? Trời ơi! Sao vậy nè…”
Rồi đứng khóc ngon lành như má nó mới chết, dù bả “đi bán muối” lâu rồi. Con Pha là “fan cứng” của bà Hằng. Nó nói bả giàu mà lại đẹp, hột xoàn của bà lại càng đẹp hơn, bả là “nữ anh hùng” đại diện cho người nghèo đánh những tên nghệ sĩ bất lương, vân vân… nên giờ trước “hung tin” này nó sững sờ cũng phải.
Bà Hằng có lẽ không ngờ mình có ngày bà lại bị tạm giam vì những việc làm của mình – Ảnh: Công an
Thằng Tám thấy người yêu nó khóc cũng bất ngờ ngưng hét ba giây, rồi như bừng tỉnh nói nhỏ với con Pha:
“Mở cửa quán lại mau lên, mau lên, sẽ có nhiều khách hóng chuyện đến đây. Lẹ lên…”
Con Pha chưa hiểu ý thằng Pha tính hỏi lại tại sao bắt nó mở quán thì nó nhận ra đã có cả đám người bu quanh thằng Tang hỏi:
“Thiệt không mậy? Tại sao bả bị bắt?”
“Trời đất! Ai mà dám bắt bả, Bộ Công an bả còn mua được mà mấy thằng thành phố thì ăn nhằm gì. Chuyện tào lao…”
“Thương cô Hằng quá! Cô ấy đã cứu bao nhiêu người rồi mà còn bị vậy. Còn cái đám kia toàn đi ăn cướp thôi giờ lại đắc chí.”
Nói chung xóm trên, xóm dưới tự dưng chia làm hai phe, “phe thắng cuộc” chống bà Hằng và “phe thua cuộc” bênh bà Hằng. Dù chưa đến nỗi cãi nhau, nhưng mỗi người một câu cũng thành cái chợ vỡ. Riêng tui và ông Giáo ngồi ngoài chầu rìa.
Lúc này, con Pha được thằng Tang phụ dọn bàn ghế ra lại. Nó mời mọi người vào trong quán ngồi, chứ đứng giữa đường, công an phạt. Nghe thấy từ “phạt” cả đám kéo vào quán, chia làm hai ranh giới ngồi đối diện như sắp có cuộc tỷ thí võ lâm.
Lúc này con Pha trở mặt tươi rói, cầm giấy đi từng bàn hỏi xem mọi người uống gì, lâu lâu mới được trúng mánh như thế này. Thằng Tang thì mắt liếc cái cellphone, miệng thuyết minh leo lẻo:
“Tin chính thức nghe bà con, hiện giờ công an đang bao vây biệt thự bà Hằng ở đường Nguyễn Thông (quận 3) rồi. Có hình ảnh đàng hoàng, nhiều người ở đó quay phim rồi đưa lên Facebook nè mọi người.”
Lúc này báo chí trên mạng đã bắt đầu đưa tin “nóng sốt” rồi. Không trang điểm, không đeo vàng và hột xoàn nên nhìn mặt thiệt của bà Hằng thấy thảm hại quá. Một người nào đó bên “phe thắng cuộc” vừa nhìn cellphone vừa tặc lưỡi: “Em hiền như một con chó cún… bị cảm” làm cả đám cười theo, khiến “phe thua cuộc” lườm một cái rõ dài.
Lực lượng “live stream” kéo đến trước biệt thự số 6, đường Nguyễn Thông, quận 3 – Ảnh: VietnamNet
Ông Sáu xe ôm nói:
“Kỳ này bà ấy tiêu rồi. Báo nói bả bị bắt về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.”
Thằng Nhơn, con bà Thiện cho vay nặng lãi, tỏ ra hả hê trước tin này. Nó nói đáng đời bà Hằng vì “vu oan” cho thần tượng của nó là mít-tơ Đờm, và những “danh hài lừng lẫy”. Nó đứng dậy giơ hai tay lên trời bắt chước câu nói của Trưng Trắc trong vở “Tiếng trống Mê Linh”:
“Trời cao nhưng lưới trời lồng lộng, đã có người giết hắn thay ta. Hahaha…”
Bất ngờ thằng Hồ, dân anh chị đã hoàn lương, ở xóm dưới bực mình đứng lên chỉ thẳng mặt thằng Nhơn nói: “Ngồi xuống! Món nợ của mày với xóm nhà lá tao chưa tính sổ đó, liệu hồn nghe mày”, làm thằng Nhơn tiu nghỉu, chỉnh lại cặp mắt kính không độ cho ra dáng trí thức, tằng hắng một cái rồi ngồi xuống.
Số là mấy năm trước vào Tháng Bảy âm lịch, thằng Nhơn chơi dơ, cùng với đám “cô hồn các đảng” của nó trùm áo mưa đàn em thằng Hồ giựt hết đồ cúng, giựt luôn bát nhang và hai cái chân đèn cầy của nhà ông Đạo. Ông Đạo nhờ thằng Hồ đòi, nó chối không lấy, mãi gần đây chắc sợ quả báo hay sợ cô hồn về vật chết bất đắc kỳ tử, nên nó cho mấy thằng đàn em len lén mang bát nhang để ngoài cửa nhà ông Đạo.
Lúc thằng Hồ sừng cồ với thằng Nhơn, con mụ Bóng nói:
“Mày làm gì dữ vầy Hồ? Tao nói đáng đời con mụ thất nhơn ác đức. Từ hồi mụ lôi kéo hàng trăm người đến Tịnh Thất Bồng Lai phá cửa Phật, phá người tu hành tao đã nghi mụ sẽ bị quả báo. Đâu ngờ quả báo đến sớm thế!”
Con Pha đang bưng bê nghe vậy xía vô bênh “cô Hằng” của nó:
“Thôi đi cô Bóng ơi! Nói như cô sao thằng cha Thích Thanh Từ tu giả trân mà có bị quả báo gì đâu? Chẳng qua là có người hại cô Hằng thôi. Cổ tuy nói nhiều những giúp người cũng nhiều mà. Nhờ cổ mình mới biết thằng cha Linh ‘ngâm tôm’ 14 tỷ tiền từ thiện đó chứ!”
Mụ Bóng nói lại:
“Lúc đầu tui cũng có cảm tình với nó, nhưng sau này thấy nó xúc phạm nhân phẩm nhiều người quá nên tui ‘bỏ’ nó luôn. Đàn bà gì mà ngồi chửi hết người này đến người kia 5, 6 tiếng đồng hồ thì còn gì là ‘chính nghĩa’ nữa.”
Ông Tình, bố thằng Tang, cán bộ kỳ cựu, đảng viên lâu năm, bỗng nhiên xuất hiện làm cả quán giật mình khi nhận ra giọng nói Bắc kỳ của ông:
“Xúc phạm ai cũng được, nhưng xúc phạm đến lãnh đạo thành phố thì dứt khoát là phải xử đến nơi đến chốn.”
Rất đông phóng viên và người dân hiếu kỳ có mặt tại biệt thự số 6, đường Nguyễn Thông, quận 3 khi công an bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng – Ảnh: VietnamNet
Thằng Tang trố mắt ngạc nhiên, vì từ trước đến này họa hoằn lắm bố nó mới xuất hiện trong các buổi họp tổ dân phố khi có lãnh đạo quận về dự thôi, chứ còn lãnh đạo phường có mời lão cũng ngó lơ. Nó hỏi:
“Trời! Bố ra đây làm gì?”
Lão Tình như không nghe thằng con lão hỏi, tiếp tục:
“Trước đây chính quyền để cho bà Hằng ‘phát huy tinh thần dân chủ’, đấu tranh với sai trái của một số người, nhưng bà ấy ‘lợi dụng tinh thần đó’ gây thanh thế, tụ tập nhiều người phá rối trật tự trị an, ỷ có tiền nhiều không xem chính quyền ra gì là không được. Mới đây các đồng chí, à, xin lỗi, các anh chị có xem cái cờ-líp bà ta mạt sát Chủ tịch Phan Văn Mãi chưa? Bà ấy thóa mạ đồng chí chủ tịch thành phố như thế thì còn gì là danh dự của người lãnh đạo đáng kính nữa chứ? Không bắt thì để bà ấy chửi đến Chủ tịch nước nữa à?”
Nói dứt lời, lão Tình quay đít bỏ đi, chẳng chờ ai nói lại lời nào. Cả quán lại ồn ào như cái chợ vỡ. Đám “phe thua cuộc” ngày càng tỏ ra yếu ớt trước sự ‘tấn công vũ bão’ của “phe thắng cuộc”.
Để hạ hỏa mọi người, ông Giáo tằng hắng gây chú ý một chút rồi phân tích:
“Theo tui thì có thể bà Hằng đã vượt quá ‘làn ranh đỏ’ trong việc thao túng dư luận như lời lão Tình nói. Mỗi nơi có ‘làn ranh đỏ’ khác nhau, nên nếu bà Hằng ở Bình Dương, chưa chắc bà đã bị bắt. Bả ở TP.HCM, mà rủa xả ông Mãi như thế, mà công an thành phố không bắt bả thì còn gì là mặt mũi lãnh đạo nữa? Tuy nhiên, tui thấy công an, viện kiểm sát và tòa án TP.HCM hình sự hóa việc này có cái gì đó không ổn. Ông Mãi có thể thưa bà Hằng ra tòa án dân sự, giống như những người bị bà Hằng xâm hại danh dự. Đằng này lại dùng Điều 331 của Bộ luật Hình sự để bắt bà Hằng là quá hạ sách.”
Tui hiểu ông Giáo. Ông muốn nói nhiều hơn cho “thông não” đám dân xóm tui nhưng cũng ngại. Với tui, ông Giáo nói riêng là qua việc bắt bà Hằng lần này, chính quyền muốn gởi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng bất cứ tiếng nói có khả năng thu hút, tập họp quần chúng dù ở đó có trình độ dân trí thấp, đều có nguy cơ vào tù.
Đang suy nghĩ mông lung thì mụ Bóng hỏi “ông Tư nghĩ sao, ông Tư?” làm tui giật bắn mình như bị công an gọi đưa giấy khám nhà. Tui nói:
“Có thể ra tòa bà Hằng sẽ bị ghép tội đúng theo bên công an đưa ra thôi, vì thường là như thế, nhưng theo tui thấy thì một số điều bả tố cáo cũng chưa chắc sai. Tui nói thiệt chứ qua những chuyện bà Hằng tố cáo, tui cũng ngại gởi tiền từ thiện cho đám showbiz lắm.”
Thằng Tang chợt vỗ đùi cái đét rồi nói:
“Bây giờ xóm mình làm cái kèo xem bà Hằng phải ở tù bao lâu nghe mọi người. Có ai tham gia không?”
Nó chưa nói dứt câu, cả đám dép bay ào ào về phía nó, trong đó có đôi guốc cao gót của mụ Bóng. Chẳng biết có trúng nó không?
– Ông Tư Sài Gòn –
Ông Tư Sài Gòn
24 tháng 3, 2022
Công an TP.HCM tống đạt các quyết định và lệnh bắt đối với bà Nguyễn Phương Hằng tại biệt thự số 6, đường Nguyễn Thông, quận 3 – Ảnh: Công an
Chiều Thứ Năm (24 Tháng Ba), khi mọi người hầu như tạm thời rút hết vào nhà lo bữa cơm tối, đường xóm vắng hoe, chỉ có mấy đứa nhỏ hóng xem mấy con chó cạ lông, và mình tui ngồi hóng gió trước hiên nhà chờ bà vợ già gọi vào ăn cơm, thì từ đâu giọng thằng Tang rống lên:
“Bà Hằng bị bắt rồi mọi người ơi! Mọi người ơi, bà Hằng bị bắt rồi!…”
Vụt một phát, đã thấy nó chạy từ cuối hẻm ra tới quán cà phê của con Pha ngoài đầu hẻm, vừa đi vừa la chói lói như nhà nó sắp cháy tanh bành. Con Pha lúc này đã tắt đèn quán, xếp gọn bàn ghế chuẩn bị về nấu cơm cho tía nó ăn, cũng đứng như trời trồng, mắt trợn ngược, miệng há hốc ra như bị điểm huyệt. Nó lắp bắp:
“Anh nói… nói… sao anh Tang? Cô Hằng bị bắt hả? Trời ơi! Sao vậy nè…”
Rồi đứng khóc ngon lành như má nó mới chết, dù bả “đi bán muối” lâu rồi. Con Pha là “fan cứng” của bà Hằng. Nó nói bả giàu mà lại đẹp, hột xoàn của bà lại càng đẹp hơn, bả là “nữ anh hùng” đại diện cho người nghèo đánh những tên nghệ sĩ bất lương, vân vân… nên giờ trước “hung tin” này nó sững sờ cũng phải.
Bà Hằng có lẽ không ngờ mình có ngày bà lại bị tạm giam vì những việc làm của mình – Ảnh: Công an
Thằng Tám thấy người yêu nó khóc cũng bất ngờ ngưng hét ba giây, rồi như bừng tỉnh nói nhỏ với con Pha:
“Mở cửa quán lại mau lên, mau lên, sẽ có nhiều khách hóng chuyện đến đây. Lẹ lên…”
Con Pha chưa hiểu ý thằng Pha tính hỏi lại tại sao bắt nó mở quán thì nó nhận ra đã có cả đám người bu quanh thằng Tang hỏi:
“Thiệt không mậy? Tại sao bả bị bắt?”
“Trời đất! Ai mà dám bắt bả, Bộ Công an bả còn mua được mà mấy thằng thành phố thì ăn nhằm gì. Chuyện tào lao…”
“Thương cô Hằng quá! Cô ấy đã cứu bao nhiêu người rồi mà còn bị vậy. Còn cái đám kia toàn đi ăn cướp thôi giờ lại đắc chí.”
Nói chung xóm trên, xóm dưới tự dưng chia làm hai phe, “phe thắng cuộc” chống bà Hằng và “phe thua cuộc” bênh bà Hằng. Dù chưa đến nỗi cãi nhau, nhưng mỗi người một câu cũng thành cái chợ vỡ. Riêng tui và ông Giáo ngồi ngoài chầu rìa.
Lúc này, con Pha được thằng Tang phụ dọn bàn ghế ra lại. Nó mời mọi người vào trong quán ngồi, chứ đứng giữa đường, công an phạt. Nghe thấy từ “phạt” cả đám kéo vào quán, chia làm hai ranh giới ngồi đối diện như sắp có cuộc tỷ thí võ lâm.
Lúc này con Pha trở mặt tươi rói, cầm giấy đi từng bàn hỏi xem mọi người uống gì, lâu lâu mới được trúng mánh như thế này. Thằng Tang thì mắt liếc cái cellphone, miệng thuyết minh leo lẻo:
“Tin chính thức nghe bà con, hiện giờ công an đang bao vây biệt thự bà Hằng ở đường Nguyễn Thông (quận 3) rồi. Có hình ảnh đàng hoàng, nhiều người ở đó quay phim rồi đưa lên Facebook nè mọi người.”
Lúc này báo chí trên mạng đã bắt đầu đưa tin “nóng sốt” rồi. Không trang điểm, không đeo vàng và hột xoàn nên nhìn mặt thiệt của bà Hằng thấy thảm hại quá. Một người nào đó bên “phe thắng cuộc” vừa nhìn cellphone vừa tặc lưỡi: “Em hiền như một con chó cún… bị cảm” làm cả đám cười theo, khiến “phe thua cuộc” lườm một cái rõ dài.
Lực lượng “live stream” kéo đến trước biệt thự số 6, đường Nguyễn Thông, quận 3 – Ảnh: VietnamNet
Ông Sáu xe ôm nói:
“Kỳ này bà ấy tiêu rồi. Báo nói bả bị bắt về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.”
Thằng Nhơn, con bà Thiện cho vay nặng lãi, tỏ ra hả hê trước tin này. Nó nói đáng đời bà Hằng vì “vu oan” cho thần tượng của nó là mít-tơ Đờm, và những “danh hài lừng lẫy”. Nó đứng dậy giơ hai tay lên trời bắt chước câu nói của Trưng Trắc trong vở “Tiếng trống Mê Linh”:
“Trời cao nhưng lưới trời lồng lộng, đã có người giết hắn thay ta. Hahaha…”
Bất ngờ thằng Hồ, dân anh chị đã hoàn lương, ở xóm dưới bực mình đứng lên chỉ thẳng mặt thằng Nhơn nói: “Ngồi xuống! Món nợ của mày với xóm nhà lá tao chưa tính sổ đó, liệu hồn nghe mày”, làm thằng Nhơn tiu nghỉu, chỉnh lại cặp mắt kính không độ cho ra dáng trí thức, tằng hắng một cái rồi ngồi xuống.
Số là mấy năm trước vào Tháng Bảy âm lịch, thằng Nhơn chơi dơ, cùng với đám “cô hồn các đảng” của nó trùm áo mưa đàn em thằng Hồ giựt hết đồ cúng, giựt luôn bát nhang và hai cái chân đèn cầy của nhà ông Đạo. Ông Đạo nhờ thằng Hồ đòi, nó chối không lấy, mãi gần đây chắc sợ quả báo hay sợ cô hồn về vật chết bất đắc kỳ tử, nên nó cho mấy thằng đàn em len lén mang bát nhang để ngoài cửa nhà ông Đạo.
Lúc thằng Hồ sừng cồ với thằng Nhơn, con mụ Bóng nói:
“Mày làm gì dữ vầy Hồ? Tao nói đáng đời con mụ thất nhơn ác đức. Từ hồi mụ lôi kéo hàng trăm người đến Tịnh Thất Bồng Lai phá cửa Phật, phá người tu hành tao đã nghi mụ sẽ bị quả báo. Đâu ngờ quả báo đến sớm thế!”
Con Pha đang bưng bê nghe vậy xía vô bênh “cô Hằng” của nó:
“Thôi đi cô Bóng ơi! Nói như cô sao thằng cha Thích Thanh Từ tu giả trân mà có bị quả báo gì đâu? Chẳng qua là có người hại cô Hằng thôi. Cổ tuy nói nhiều những giúp người cũng nhiều mà. Nhờ cổ mình mới biết thằng cha Linh ‘ngâm tôm’ 14 tỷ tiền từ thiện đó chứ!”
Mụ Bóng nói lại:
“Lúc đầu tui cũng có cảm tình với nó, nhưng sau này thấy nó xúc phạm nhân phẩm nhiều người quá nên tui ‘bỏ’ nó luôn. Đàn bà gì mà ngồi chửi hết người này đến người kia 5, 6 tiếng đồng hồ thì còn gì là ‘chính nghĩa’ nữa.”
Ông Tình, bố thằng Tang, cán bộ kỳ cựu, đảng viên lâu năm, bỗng nhiên xuất hiện làm cả quán giật mình khi nhận ra giọng nói Bắc kỳ của ông:
“Xúc phạm ai cũng được, nhưng xúc phạm đến lãnh đạo thành phố thì dứt khoát là phải xử đến nơi đến chốn.”
Rất đông phóng viên và người dân hiếu kỳ có mặt tại biệt thự số 6, đường Nguyễn Thông, quận 3 khi công an bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng – Ảnh: VietnamNet
Thằng Tang trố mắt ngạc nhiên, vì từ trước đến này họa hoằn lắm bố nó mới xuất hiện trong các buổi họp tổ dân phố khi có lãnh đạo quận về dự thôi, chứ còn lãnh đạo phường có mời lão cũng ngó lơ. Nó hỏi:
“Trời! Bố ra đây làm gì?”
Lão Tình như không nghe thằng con lão hỏi, tiếp tục:
“Trước đây chính quyền để cho bà Hằng ‘phát huy tinh thần dân chủ’, đấu tranh với sai trái của một số người, nhưng bà ấy ‘lợi dụng tinh thần đó’ gây thanh thế, tụ tập nhiều người phá rối trật tự trị an, ỷ có tiền nhiều không xem chính quyền ra gì là không được. Mới đây các đồng chí, à, xin lỗi, các anh chị có xem cái cờ-líp bà ta mạt sát Chủ tịch Phan Văn Mãi chưa? Bà ấy thóa mạ đồng chí chủ tịch thành phố như thế thì còn gì là danh dự của người lãnh đạo đáng kính nữa chứ? Không bắt thì để bà ấy chửi đến Chủ tịch nước nữa à?”
Nói dứt lời, lão Tình quay đít bỏ đi, chẳng chờ ai nói lại lời nào. Cả quán lại ồn ào như cái chợ vỡ. Đám “phe thua cuộc” ngày càng tỏ ra yếu ớt trước sự ‘tấn công vũ bão’ của “phe thắng cuộc”.
Để hạ hỏa mọi người, ông Giáo tằng hắng gây chú ý một chút rồi phân tích:
“Theo tui thì có thể bà Hằng đã vượt quá ‘làn ranh đỏ’ trong việc thao túng dư luận như lời lão Tình nói. Mỗi nơi có ‘làn ranh đỏ’ khác nhau, nên nếu bà Hằng ở Bình Dương, chưa chắc bà đã bị bắt. Bả ở TP.HCM, mà rủa xả ông Mãi như thế, mà công an thành phố không bắt bả thì còn gì là mặt mũi lãnh đạo nữa? Tuy nhiên, tui thấy công an, viện kiểm sát và tòa án TP.HCM hình sự hóa việc này có cái gì đó không ổn. Ông Mãi có thể thưa bà Hằng ra tòa án dân sự, giống như những người bị bà Hằng xâm hại danh dự. Đằng này lại dùng Điều 331 của Bộ luật Hình sự để bắt bà Hằng là quá hạ sách.”
Tui hiểu ông Giáo. Ông muốn nói nhiều hơn cho “thông não” đám dân xóm tui nhưng cũng ngại. Với tui, ông Giáo nói riêng là qua việc bắt bà Hằng lần này, chính quyền muốn gởi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng bất cứ tiếng nói có khả năng thu hút, tập họp quần chúng dù ở đó có trình độ dân trí thấp, đều có nguy cơ vào tù.
Đang suy nghĩ mông lung thì mụ Bóng hỏi “ông Tư nghĩ sao, ông Tư?” làm tui giật bắn mình như bị công an gọi đưa giấy khám nhà. Tui nói:
“Có thể ra tòa bà Hằng sẽ bị ghép tội đúng theo bên công an đưa ra thôi, vì thường là như thế, nhưng theo tui thấy thì một số điều bả tố cáo cũng chưa chắc sai. Tui nói thiệt chứ qua những chuyện bà Hằng tố cáo, tui cũng ngại gởi tiền từ thiện cho đám showbiz lắm.”
Thằng Tang chợt vỗ đùi cái đét rồi nói:
“Bây giờ xóm mình làm cái kèo xem bà Hằng phải ở tù bao lâu nghe mọi người. Có ai tham gia không?”
Nó chưa nói dứt câu, cả đám dép bay ào ào về phía nó, trong đó có đôi guốc cao gót của mụ Bóng. Chẳng biết có trúng nó không?
– Ông Tư Sài Gòn –
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Cứ loạn cả lên với cái hộ chiếu mới!
Ông Tư Sài Gòn
29 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Mẫu hộ chiếu mới (trái) và hộ chiếu cũ – Ảnh: Zing News
Chip với lại không chip
Đầu Tháng Sáu, Bộ Công an ra thông báo cho biết bắt đầu từ ngày 1 Tháng Bảy, người dân có nhu cầu đi nước ngoài sẽ được đổi hộ chiếu mới có gắn chip. Những người có hộ chiếu cũ, dù chưa đến hạn đổi, vẫn được làm thủ tục xin cấp hộ chiếu mới có gắn chip.
Gần đến Tháng Bảy, Bộ Công an lại cho biết, mẫu hộ chiếu mới cấp từ ngày 1 Tháng Bảy sẽ không gắn chip, mẫu mới gắn chip sẽ được cấp vào cuối năm 2022. Chuyện cứ như của con nít. Chỉ khác một chút là khi con nít không giữ lời thì nó xin lỗi, còn công an thì không.
Đề cập đến mẫu hộ chiếu mới, ông Nguyễn Bá Tuấn – Đại tá công an, Phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh – cho biết, so với mẫu cũ, hộ chiếu phổ thông mới có nhiều cải tiến, thiết kế đẹp hơn để giới thiệu một số di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, như: Vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, đền Hùng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bến cảng Nhà Rồng, cột cờ Lũng Cú. Ông Tuấn cho rằng những cải tiến mới như trên nhằm góp phần khẳng định và quảng bá những hình ảnh Việt Nam ra thế giới (?).
Có người nói chẳng biết ai mớm lời cho ông Tuấn nói mà không ngó trước, trông sau. Hộ chiếu người nào người đó sử dụng, chỉ có nhân viên hải quan các nước mới mở ra đóng dấu thôi chứ có ai khác được mở ra xem đâu mà quảng bá hình ảnh. Nếu xem nhân viên hải quan các nước là đối tượng để quảng bá, thì mỗi người dân đến một nước khác, sẽ quảng bá hình ảnh Việt Nam cho hai nhân viên hải quan ở một lần đi vào, một lần đi ra!
Chuyện nhiều người thắc mắc là từ đầu Tháng Bảy, đổi hộ chiếu mới tưởng là có gắn chip, nhưng đến nơi mới biết không có chip. Hỏi nhân viên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh nói hỏi gì lắm vậy, hộ chiếu gắn chip hay không thì chúng cũng có giá trị như nhau thôi. Nói thế cũng đúng, vì quy định là chúng có giá trị xuất nhập cảnh như nhau, nhưng không đủ.
Theo tài liệu của Bộ Công an, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ nâng mức bảo mật, tích hợp thêm nhiều thông tin và tính năng. Cụ thể, khi quét hộ chiếu gắn chip sẽ ra hết thông tin mà không cần kiểm tra toàn bộ 50 trang như của hộ chiếu không gắn chip.
Như thế có nghĩa là hộ chiếu không gắn chip sẽ không có mức bảo mật cao, và nhân viên hải quan sẽ không thể scan nó để biết thông tin, mà phải giở 50 trang thị thực để kiểm tra. Từ đấy, có người đặt câu hỏi là: Nhà nước biết thế, tại sao không chờ đến cuối năm 2022 rồi cho dân làm luôn hộ chiếu gắn chip, mà phải gấp gáp làm hộ chiếu không gắn chip ngay từ Tháng Bảy?
Có người nói chắc tại thiếu linh kiện làm chip, lỡ hứa ra mắt rồi thì làm luôn, mai mốt đổi lại. Người khác bắt bẻ, mấy ổng lúc nào cũng xem dân là chuột bạch, muốn thì đè ra làm thí nghiệm, thí điểm; công sức, tiền bạc ai chịu? “Tiên sư mấy ông…” Đại khái họ chửi thế. Thế thì tại sao Bộ Công an lại “đẻ” ra hai loại hộ chiếu như thế? Có người độc miệng: “Không ‘đẻ’ chuyện ra thì lấy gì ăn?” Người khác thêm mắm muối vào:
“Tôi đã từng cầm hộ chiếu không gắn chip đi Trung Quốc rồi. Người cầm hộ chiếu không gắn chip bị lùa sang khu vực riêng, và bị kiểm ra rất khắt khe. Trong khi đó, những người cầm hộ chiếu gắn chip được đi vào khu vực chung, nhân viên hải quan chỉ cần scan hộ chiếu là nhận đầy đủ thông tin cá nhân, và mau chóng hoàn tất thủ tục nhập cảnh”.
Hàng trăm người đến làm hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh trước ngày 1 Tháng Bảy, giờ như ngậm phải trái đắng – Ảnh: Hoàng Lam
‘Không có nơi sinh thì đã sao?’
Nước Đức không cho người Việt cầm hộ chiếu mới (không gắn chip) nhập cảnh vào nước họ do trong đó thiếu thông tin về nơi sinh. Họ nói thế, và đó là quyết định của Cơ quan Nội vụ Đức. Đại sứ quán Đức cho biết: “Không thể xác định rõ người mang hộ chiếu nếu không có nơi sinh, đặc biệt do nhiều trường hợp trùng tên họ. Các cơ quan chính quyền Đức không thể tìm được thông tin về nơi sinh thông qua số định danh cá nhân trong hộ chiếu”.
Họ giải thích rõ ràng, do không có thông tin trên hộ chiếu, hiện phía Đức chỉ có thể xác định nơi sinh dựa vào số định danh cá nhân 12 chữ số và đối chiếu với danh sách 7 trang. Tuy nhiên không phải nhân viên nào làm nhiệm vụ kiểm tra cũng có danh sách này. Mà cho dù có danh sách, họ cũng mất nhiều thời gian để tra cứu số định danh của người nhập cảnh với nơi sinh.
Do đó, phía Đức nói thẳng ra là họ tạm thời không công nhận mẫu hộ chiếu mới. Có nghĩa là các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Đức tại Việt Nam sẽ không cấp thị thực cho công dân Việt Nam sử dụng mẫu hộ chiếu này.
Điều này liên quan đến an ninh nội địa, chứ đâu phải đùa. Đáp lại, lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08), Bộ Công an khẳng định mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam được xây dựng theo “đúng quy định pháp luật, đạt tiêu chuẩn ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế), không có vấn đề gì sơ suất”.
A08 cho rằng có hay không có nơi sinh cũng vẫn quản lý được. Cứ tra 12 chữ số định danh là ra hết. Tuy nhiên, ICAO cũng khuyến cáo, dù thông tin nơi sinh là tùy chọn, nhưng khi lựa chọn không ghi thông tin nơi sinh, quốc gia cấp hộ chiếu (ở đây là Việt Nam) phải xem xét liệu hộ chiếu đó có được các quốc gia mà công dân họ muốn đến công nhận hay không.
Các nước lớn như Hoa Kỳ, EU, và Vương quốc Anh đều có quy định không cấp visa cho công dân thiếu thông tin nơi sinh. Tại những nước này, họ có danh sách những tỉnh thành Việt Nam, nơi người dân sinh ra ở đó có tỷ lệ ở lậu cao, trốn ở lại hay vi phạm quy định về thị thực. Do đó, họ sẽ liệt một số tỉnh thành vào “danh sách đen” để xem xét kỹ hơn trước khi cấp visa.
Đó là lý do một số nước cần rất rõ thông tin nơi sinh trên hộ chiếu. Như thế có thể diễn giải, che giấu nơi sinh là che giấu nhân thân, điều này giúp cho bọn tội phạm có cơ hội nhập cảnh vào một quốc gia khác.
Trong mẫu hộ chiếu cũ có ghi “nơi sinh” (phải), còn mẫu hộ chiếu mới không có – Ảnh: Zing News
Một Facebooker cho rằng “với đội ngũ quan chức lãnh đạo của Việt Nam hiện tại thì mọi điều dù phi lý hay ngu xuẩn nhất đều có thể xuất hiện và tồn tại”. Người khác phản bác rằng, trong vấn đề này không thể đánh giá Bộ Công an “ngu xuẩn” được. Mọi chuyện đang đi “đúng quy trình”.
Trước đây Bộ Công an cho đổi CMND (chứng minh nhân dân) sang thẻ CCCD (căn cước công dân) 12 số. Mấy tháng sau lại cho đổi CCCD 12 số sang CCCD gắn chip. Nhiều người thắc mắc tại sao không cho đổi từ CMND sang CCCD gắn chip luôn cho người dân đỡ mất công, mất tiền. Câu hỏi không có câu trả lời.
Cách đổi hộ chiếu hiện nay cũng thế. Dù đã “hứa” với dân sẽ đổi hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới gắn chip, nhưng sau đó Bộ Công an xác nhận chỉ đổi sang mẫu mới không gắn chip, đồng thời xóa bỏ thông tin nơi sinh ra khỏi mẫu hộ chiếu mới. Các ngài hứa cuối năm sẽ đổi một lần nữa, từ hộ chiếu mới không gắn chip qua hộ chiếu mới gắn chip.
Có lẽ kế hoạch này sẽ phải thay đổi vì bị nước Đức “bươi” lên, tạm thời không cấp visa cho những người mang mẫu hộ chiếu mới không có thông tin nơi sinh và không gắn chip này. Hiện nay, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam) đã “giao thiệp” với Đại sứ quán Đức đề nghị phối hợp tìm giải pháp giúp, vừa giúp Việt Nam không phải đổi hộ chiếu khác (vì mất mặt quá), đồng thời cũng giúp công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Đức.
Một độc giả báo Thanh Niên đề nghị Cục Lãnh sự nên thành lập một “lực lượng phản ứng nhanh” để giải quyết vấn đề bên Đức. Nếu có nước khác “bắt chước” Đức, chúng ta lại lập thêm một “lực lượng phản ứng nhanh” khác để giải quyết cho nhanh. Cứ thế, chỉ sau vài tháng, chúng ta sẽ có rất nhiều “lực lượng phản ứng nhanh” về ngoại giao trên toàn thế giới.
Chẳng biết có nước nào “bắt chước” Đức hay không. Nếu có thì “toang” ngay thôi chứ ở đó mà “thành (với chả) lập”!
Ông Tư Sài Gòn
29 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Mẫu hộ chiếu mới (trái) và hộ chiếu cũ – Ảnh: Zing News
Chip với lại không chip
Đầu Tháng Sáu, Bộ Công an ra thông báo cho biết bắt đầu từ ngày 1 Tháng Bảy, người dân có nhu cầu đi nước ngoài sẽ được đổi hộ chiếu mới có gắn chip. Những người có hộ chiếu cũ, dù chưa đến hạn đổi, vẫn được làm thủ tục xin cấp hộ chiếu mới có gắn chip.
Gần đến Tháng Bảy, Bộ Công an lại cho biết, mẫu hộ chiếu mới cấp từ ngày 1 Tháng Bảy sẽ không gắn chip, mẫu mới gắn chip sẽ được cấp vào cuối năm 2022. Chuyện cứ như của con nít. Chỉ khác một chút là khi con nít không giữ lời thì nó xin lỗi, còn công an thì không.
Đề cập đến mẫu hộ chiếu mới, ông Nguyễn Bá Tuấn – Đại tá công an, Phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh – cho biết, so với mẫu cũ, hộ chiếu phổ thông mới có nhiều cải tiến, thiết kế đẹp hơn để giới thiệu một số di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, như: Vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, đền Hùng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bến cảng Nhà Rồng, cột cờ Lũng Cú. Ông Tuấn cho rằng những cải tiến mới như trên nhằm góp phần khẳng định và quảng bá những hình ảnh Việt Nam ra thế giới (?).
Có người nói chẳng biết ai mớm lời cho ông Tuấn nói mà không ngó trước, trông sau. Hộ chiếu người nào người đó sử dụng, chỉ có nhân viên hải quan các nước mới mở ra đóng dấu thôi chứ có ai khác được mở ra xem đâu mà quảng bá hình ảnh. Nếu xem nhân viên hải quan các nước là đối tượng để quảng bá, thì mỗi người dân đến một nước khác, sẽ quảng bá hình ảnh Việt Nam cho hai nhân viên hải quan ở một lần đi vào, một lần đi ra!
Chuyện nhiều người thắc mắc là từ đầu Tháng Bảy, đổi hộ chiếu mới tưởng là có gắn chip, nhưng đến nơi mới biết không có chip. Hỏi nhân viên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh nói hỏi gì lắm vậy, hộ chiếu gắn chip hay không thì chúng cũng có giá trị như nhau thôi. Nói thế cũng đúng, vì quy định là chúng có giá trị xuất nhập cảnh như nhau, nhưng không đủ.
Theo tài liệu của Bộ Công an, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ nâng mức bảo mật, tích hợp thêm nhiều thông tin và tính năng. Cụ thể, khi quét hộ chiếu gắn chip sẽ ra hết thông tin mà không cần kiểm tra toàn bộ 50 trang như của hộ chiếu không gắn chip.
Như thế có nghĩa là hộ chiếu không gắn chip sẽ không có mức bảo mật cao, và nhân viên hải quan sẽ không thể scan nó để biết thông tin, mà phải giở 50 trang thị thực để kiểm tra. Từ đấy, có người đặt câu hỏi là: Nhà nước biết thế, tại sao không chờ đến cuối năm 2022 rồi cho dân làm luôn hộ chiếu gắn chip, mà phải gấp gáp làm hộ chiếu không gắn chip ngay từ Tháng Bảy?
Có người nói chắc tại thiếu linh kiện làm chip, lỡ hứa ra mắt rồi thì làm luôn, mai mốt đổi lại. Người khác bắt bẻ, mấy ổng lúc nào cũng xem dân là chuột bạch, muốn thì đè ra làm thí nghiệm, thí điểm; công sức, tiền bạc ai chịu? “Tiên sư mấy ông…” Đại khái họ chửi thế. Thế thì tại sao Bộ Công an lại “đẻ” ra hai loại hộ chiếu như thế? Có người độc miệng: “Không ‘đẻ’ chuyện ra thì lấy gì ăn?” Người khác thêm mắm muối vào:
“Tôi đã từng cầm hộ chiếu không gắn chip đi Trung Quốc rồi. Người cầm hộ chiếu không gắn chip bị lùa sang khu vực riêng, và bị kiểm ra rất khắt khe. Trong khi đó, những người cầm hộ chiếu gắn chip được đi vào khu vực chung, nhân viên hải quan chỉ cần scan hộ chiếu là nhận đầy đủ thông tin cá nhân, và mau chóng hoàn tất thủ tục nhập cảnh”.
Hàng trăm người đến làm hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh trước ngày 1 Tháng Bảy, giờ như ngậm phải trái đắng – Ảnh: Hoàng Lam
‘Không có nơi sinh thì đã sao?’
Nước Đức không cho người Việt cầm hộ chiếu mới (không gắn chip) nhập cảnh vào nước họ do trong đó thiếu thông tin về nơi sinh. Họ nói thế, và đó là quyết định của Cơ quan Nội vụ Đức. Đại sứ quán Đức cho biết: “Không thể xác định rõ người mang hộ chiếu nếu không có nơi sinh, đặc biệt do nhiều trường hợp trùng tên họ. Các cơ quan chính quyền Đức không thể tìm được thông tin về nơi sinh thông qua số định danh cá nhân trong hộ chiếu”.
Họ giải thích rõ ràng, do không có thông tin trên hộ chiếu, hiện phía Đức chỉ có thể xác định nơi sinh dựa vào số định danh cá nhân 12 chữ số và đối chiếu với danh sách 7 trang. Tuy nhiên không phải nhân viên nào làm nhiệm vụ kiểm tra cũng có danh sách này. Mà cho dù có danh sách, họ cũng mất nhiều thời gian để tra cứu số định danh của người nhập cảnh với nơi sinh.
Do đó, phía Đức nói thẳng ra là họ tạm thời không công nhận mẫu hộ chiếu mới. Có nghĩa là các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Đức tại Việt Nam sẽ không cấp thị thực cho công dân Việt Nam sử dụng mẫu hộ chiếu này.
Điều này liên quan đến an ninh nội địa, chứ đâu phải đùa. Đáp lại, lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08), Bộ Công an khẳng định mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam được xây dựng theo “đúng quy định pháp luật, đạt tiêu chuẩn ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế), không có vấn đề gì sơ suất”.
A08 cho rằng có hay không có nơi sinh cũng vẫn quản lý được. Cứ tra 12 chữ số định danh là ra hết. Tuy nhiên, ICAO cũng khuyến cáo, dù thông tin nơi sinh là tùy chọn, nhưng khi lựa chọn không ghi thông tin nơi sinh, quốc gia cấp hộ chiếu (ở đây là Việt Nam) phải xem xét liệu hộ chiếu đó có được các quốc gia mà công dân họ muốn đến công nhận hay không.
Các nước lớn như Hoa Kỳ, EU, và Vương quốc Anh đều có quy định không cấp visa cho công dân thiếu thông tin nơi sinh. Tại những nước này, họ có danh sách những tỉnh thành Việt Nam, nơi người dân sinh ra ở đó có tỷ lệ ở lậu cao, trốn ở lại hay vi phạm quy định về thị thực. Do đó, họ sẽ liệt một số tỉnh thành vào “danh sách đen” để xem xét kỹ hơn trước khi cấp visa.
Đó là lý do một số nước cần rất rõ thông tin nơi sinh trên hộ chiếu. Như thế có thể diễn giải, che giấu nơi sinh là che giấu nhân thân, điều này giúp cho bọn tội phạm có cơ hội nhập cảnh vào một quốc gia khác.
Trong mẫu hộ chiếu cũ có ghi “nơi sinh” (phải), còn mẫu hộ chiếu mới không có – Ảnh: Zing News
Một Facebooker cho rằng “với đội ngũ quan chức lãnh đạo của Việt Nam hiện tại thì mọi điều dù phi lý hay ngu xuẩn nhất đều có thể xuất hiện và tồn tại”. Người khác phản bác rằng, trong vấn đề này không thể đánh giá Bộ Công an “ngu xuẩn” được. Mọi chuyện đang đi “đúng quy trình”.
Trước đây Bộ Công an cho đổi CMND (chứng minh nhân dân) sang thẻ CCCD (căn cước công dân) 12 số. Mấy tháng sau lại cho đổi CCCD 12 số sang CCCD gắn chip. Nhiều người thắc mắc tại sao không cho đổi từ CMND sang CCCD gắn chip luôn cho người dân đỡ mất công, mất tiền. Câu hỏi không có câu trả lời.
Cách đổi hộ chiếu hiện nay cũng thế. Dù đã “hứa” với dân sẽ đổi hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới gắn chip, nhưng sau đó Bộ Công an xác nhận chỉ đổi sang mẫu mới không gắn chip, đồng thời xóa bỏ thông tin nơi sinh ra khỏi mẫu hộ chiếu mới. Các ngài hứa cuối năm sẽ đổi một lần nữa, từ hộ chiếu mới không gắn chip qua hộ chiếu mới gắn chip.
Có lẽ kế hoạch này sẽ phải thay đổi vì bị nước Đức “bươi” lên, tạm thời không cấp visa cho những người mang mẫu hộ chiếu mới không có thông tin nơi sinh và không gắn chip này. Hiện nay, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam) đã “giao thiệp” với Đại sứ quán Đức đề nghị phối hợp tìm giải pháp giúp, vừa giúp Việt Nam không phải đổi hộ chiếu khác (vì mất mặt quá), đồng thời cũng giúp công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Đức.
Một độc giả báo Thanh Niên đề nghị Cục Lãnh sự nên thành lập một “lực lượng phản ứng nhanh” để giải quyết vấn đề bên Đức. Nếu có nước khác “bắt chước” Đức, chúng ta lại lập thêm một “lực lượng phản ứng nhanh” khác để giải quyết cho nhanh. Cứ thế, chỉ sau vài tháng, chúng ta sẽ có rất nhiều “lực lượng phản ứng nhanh” về ngoại giao trên toàn thế giới.
Chẳng biết có nước nào “bắt chước” Đức hay không. Nếu có thì “toang” ngay thôi chứ ở đó mà “thành (với chả) lập”!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Hà Nội ngày mưa bão, ‘chặt chém’ hơn ‘cô hồn’
Ông Tư Sài Gòn
12 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một chiếc Mazda được xe cứu hộ chuẩn bị đưa qua đoạn ngập. Ảnh: Anh Nguyễn/VietnamNet
“Hà Nội không vội được đâu” nhất là trong những ngày mưa bão như thế này. Đường nào cũng thành sông, kể cả nhiều con hẻm cao hơn mặt đường vài chục centimet.
Một thằng bạn ở Hà Nội kể, sáng ngày 12 tháng Tám, lái chiếc Toyota năm chỗ đi làm. Nó nói tại trời mưa quá, đi xe hơi cho nó tiện, đỡ ướt đầu.
Đến khúc đường gom đại lộ Thăng Long thì thấy có vẻ không ổn nên hắn dừng lại. Ở đấy đã có khá nhiều xe gắn máy, xe hơi cũng dừng lại… tính toán.
Thằng bạn tôi nhìn một người dắt chiếc xe đạp cố gắng vượt qua đoạn ngập này, rồi đoán ngập khoảng… 70cm. “Thế này thì ‘toang’, làm sao xe hơi qua được,” nó nghĩ bụng như thế và tính quay đầu xe đi về, nhưng đằng sau đã chật kín xe, chẳng còn chỗ quay đầu.
Trong buổi sáng 12 tháng Tám, đội làm nghề lái xe cứu hộ rất đắt hàng, quay vòng nhiều lần để chở xe hơi qua khu vực này. Ảnh: Anh Nguyễn/VietnamNet
Một số người chạy xe máy vội vã rồ ga thật mạnh phóng nhanh qua đoạn đường này với hy vọng “chạy nhanh nước sẽ không kịp vào máy”. Thế nhưng họ đều thất bại vì nước cao quá, xe không thể vượt qua, thế là phải cố dẫn bộ vào tiệm sửa xe để chùi bugi. Chưa biết còn hư gì nữa không.
Với mực nước như thế thì xe hơi không thể qua được, thế là tại những điểm ngập sâu xuất hiện những chiếc xe cứu hộ tư nhân. Loại xe được gọi tên “cứu hộ” nhưng chẳng ai làm giùm nếu khổ chủ xe hơi không bỏ ra 600.000 đồng tiền để xe được chở qua đoạn đường ngập dài chừng 30 mét.
Bạn tôi bực quá nói thẳng: “Này… ngày mưa ngày gió mà sao bác ‘bóp cổ’ mạnh thế? Bác ‘bóp’ thế có giàu được không?”
Tên lái xe “cứu hộ” vẫn bình thản, cười hở cả hàm răng ố vàng vì khói thuốc lào: “Bác đồng ý thì em chở, không đồng ý thì bác cứ chờ nước rút. Thế thôi chứ em làm gì đâu mà bác la toáng lên thế!”
Phí cứu hộ khá cao, nhiều người không sử dụng. “Chỉ chở xe hơi đi qua đoạn trũng khoảng 30m mà họ lấy 600.000 đồng/lượt. Chúng tôi thà đứng đợi nước rút còn hơn, như thế là quá đắt”, người đàn ông mặc áo tím nói. Ảnh: Anh Nguyễn/VietnamNet
Vừa nói hắn vừa chuẩn bị kéo một chiếc xe Mazda lên xe “cứu hộ”. Mặt người chủ xe Mazda nhăn như mặt khỉ, móc bóp lấy 600.000 đồng dúi vào tay tên kia lẩm bẩm như đọc chú.
Thì đúng là ai không vội thì cứ ở lại chờ nước rút, ai vội thì móc tiền ra. Chẳng ai ép ai cả. Bạn tôi nói chuyện ấy cũng bình thường thôi, thế nhưng nó xảy ra trong ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch, giữa bầu trời Hà Nội âm u, mưa xám trời từ tối hôm trước đến sáng hôm sau vẫn còn, làm tôi liên tưởng đến “ngày âm binh lên trần gian treo cổ người sống”, ngày “sâu bọ lên làm người”.
Thế mới biết, ở Hà Nội “có bọn tay bóp cổ người, miệng vẫn thơn thớt nói cười như không!”
Ôi “thổ đu” của ta, ngàn năm “dịch vật”!
Ông Tư Sài Gòn
12 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một chiếc Mazda được xe cứu hộ chuẩn bị đưa qua đoạn ngập. Ảnh: Anh Nguyễn/VietnamNet
“Hà Nội không vội được đâu” nhất là trong những ngày mưa bão như thế này. Đường nào cũng thành sông, kể cả nhiều con hẻm cao hơn mặt đường vài chục centimet.
Một thằng bạn ở Hà Nội kể, sáng ngày 12 tháng Tám, lái chiếc Toyota năm chỗ đi làm. Nó nói tại trời mưa quá, đi xe hơi cho nó tiện, đỡ ướt đầu.
Đến khúc đường gom đại lộ Thăng Long thì thấy có vẻ không ổn nên hắn dừng lại. Ở đấy đã có khá nhiều xe gắn máy, xe hơi cũng dừng lại… tính toán.
Thằng bạn tôi nhìn một người dắt chiếc xe đạp cố gắng vượt qua đoạn ngập này, rồi đoán ngập khoảng… 70cm. “Thế này thì ‘toang’, làm sao xe hơi qua được,” nó nghĩ bụng như thế và tính quay đầu xe đi về, nhưng đằng sau đã chật kín xe, chẳng còn chỗ quay đầu.
Trong buổi sáng 12 tháng Tám, đội làm nghề lái xe cứu hộ rất đắt hàng, quay vòng nhiều lần để chở xe hơi qua khu vực này. Ảnh: Anh Nguyễn/VietnamNet
Một số người chạy xe máy vội vã rồ ga thật mạnh phóng nhanh qua đoạn đường này với hy vọng “chạy nhanh nước sẽ không kịp vào máy”. Thế nhưng họ đều thất bại vì nước cao quá, xe không thể vượt qua, thế là phải cố dẫn bộ vào tiệm sửa xe để chùi bugi. Chưa biết còn hư gì nữa không.
Với mực nước như thế thì xe hơi không thể qua được, thế là tại những điểm ngập sâu xuất hiện những chiếc xe cứu hộ tư nhân. Loại xe được gọi tên “cứu hộ” nhưng chẳng ai làm giùm nếu khổ chủ xe hơi không bỏ ra 600.000 đồng tiền để xe được chở qua đoạn đường ngập dài chừng 30 mét.
Bạn tôi bực quá nói thẳng: “Này… ngày mưa ngày gió mà sao bác ‘bóp cổ’ mạnh thế? Bác ‘bóp’ thế có giàu được không?”
Tên lái xe “cứu hộ” vẫn bình thản, cười hở cả hàm răng ố vàng vì khói thuốc lào: “Bác đồng ý thì em chở, không đồng ý thì bác cứ chờ nước rút. Thế thôi chứ em làm gì đâu mà bác la toáng lên thế!”
Phí cứu hộ khá cao, nhiều người không sử dụng. “Chỉ chở xe hơi đi qua đoạn trũng khoảng 30m mà họ lấy 600.000 đồng/lượt. Chúng tôi thà đứng đợi nước rút còn hơn, như thế là quá đắt”, người đàn ông mặc áo tím nói. Ảnh: Anh Nguyễn/VietnamNet
Vừa nói hắn vừa chuẩn bị kéo một chiếc xe Mazda lên xe “cứu hộ”. Mặt người chủ xe Mazda nhăn như mặt khỉ, móc bóp lấy 600.000 đồng dúi vào tay tên kia lẩm bẩm như đọc chú.
Thì đúng là ai không vội thì cứ ở lại chờ nước rút, ai vội thì móc tiền ra. Chẳng ai ép ai cả. Bạn tôi nói chuyện ấy cũng bình thường thôi, thế nhưng nó xảy ra trong ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch, giữa bầu trời Hà Nội âm u, mưa xám trời từ tối hôm trước đến sáng hôm sau vẫn còn, làm tôi liên tưởng đến “ngày âm binh lên trần gian treo cổ người sống”, ngày “sâu bọ lên làm người”.
Thế mới biết, ở Hà Nội “có bọn tay bóp cổ người, miệng vẫn thơn thớt nói cười như không!”
Ôi “thổ đu” của ta, ngàn năm “dịch vật”!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Té ghế phiếm luận ông Tư
Giác Ngộ đại chiến Ba Vàng, Thầy Từ định cướp khách hàng Thầy Minh!
Ông Tư Sài Gòn
18 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tăng chiến giữa Thích Thái Trúc Minh và Thích nhật Từ chỉ mới bắt đầu – Minh họa: Facebook
Cái clip ông Thích Thái Trúc Minh đi khất thực trong chùa Ba Vàng với khoảng 10,000 Phật tử suy cho cùng cũng là chuyện riêng tư. Gọi đó là chùa hay công ty gì cũng được, nhưng ổng làm trụ trì thì ổng muốn làm gì thì làm. Ai đến ổng cũng “queo com” (welcome) miễn là các “con nhang” mang theo tiền cúng dường là được.
Xin hiểu cho từ “cúng dường” nghĩa sâu xa của nó là cúng tiền, để ông Minh muốn mua gì cũng được, chẳng hạn như điện thoại Vertu vài chục ngàn đô.
Phải cúng dường bằng tiền tươi thì thầy mới có tiền mua Vertu chứ! – Ảnh: Facebook
“Người càng nghèo, càng phải cúng dường để thoát nghèo”, ông Minh đã từng khuyên đệ tử như thế.
Đám “con nhang” của ông Minh tin lắm. Ông Minh giải thích “cúng cho chùa trước thì mới mong sau này được nhận gấp mười. Cúng chùa càng nhiều, sau này nhận càng nhiều…” Thế là người giàu hay nghèo gì cũng thi nhau nộp tiền cho ông, mà chẳng ai thắc mắc “sau này” là… bao giờ?
Để chứng minh cúng dường sẽ nhận được phước báu, chùa Ba Vàng làm hẳn một video với “người thật việc thật” nói về những người bị bệnh nan y “thầy chạy, bác sĩ chê”, kể cả bệnh hiếm muộn, khi về chùa Ba Vàng “tu tập và cúng dường” chỉ một thời gian ngắn là bệnh tật tự nhiên được tiêu trừ. Có bà lấy chồng mười năm chẳng đẻ đái gì được, giờ chăm cúng dường vài tháng xong đẻ cái rột, mà không cần thay chồng.
Người thuyết minh trong clip nói rõ, ngoài tu tập phải cúng dường trai tăng mới hết bệnh. Clip còn kể một người Ba Lan tên Rafal Jan Ulicki, không cần tu tập, chỉ nhờ cúng dường chùa Ba Vàng đều đặn mà công việc thuận lợi ngoài mong đợi,… Thế mới biết “ích lợi vi diệu của từ sự cúng dường” cho chùa Ba Vàng.
Tiền tươi của bá tánh cứ dúi vào tay ông Minh – Ảnh cắt từ clip
Xem cái clip ông Minh và đám tăng chùa Ba Vàng đi khất thực, người ta thấy Phật tử già trẻ bé lớn đưa tiền “cúng” cho ông Minh với vẻ mặt hoan hỷ, hớn hở lắm. Còn ông Minh hăm hở hơn, miệng cười tươi, tay thoăn thoắt nhận tiền như muốn giật tiền khỏi tay Phật tử, sợ lấy trễ họ rút lại.
Đã thế nhiều người còn quỳ mọp xuống đất vái lạy ông Minh như Phật sống, rồi dâng tiền mong ông Minh thu nhận. Trong số những người quỳ vái lạy ông Minh, có cả bà cụ, tuổi chắc đáng mẹ ông. Bà cảm động muốn khóc luôn khi được ông Minh đưa tay vuốt đầu bà!
Hạnh phúc quá khi được thầy xoa đầu – Ảnh cắt từ clip
Xem mấy cảnh đó ai mà không xấu hổ, kể cả chính quyền TP. Uông Bí. Hôm sau họ yêu cầu chùa Ba Vàng gỡ bỏ video trên mạng về lễ sớt bát cúng dường, trong đó có hình ảnh ông Minh nhận tiền phản cảm quá. Ý họ nói là tiền thì ông Minh cứ nhận để nuôi thân ông cho béo, chung chi cho các nhà đầu tư, và quan chức nhà nước cho mập, nhưng làm lặng lẽ thôi, đừng đưa video có những cái mặt trâng tráo như thế lên mạng xã hội thì dễ làm nhà nước “mất mặt” vì không biết “dạy dỗ” các cơ sở tôn giáo.
Vuốt mặt phải nể mũi, ông Minh cho gỡ video xuống, nhưng cũng vẫn khẳng định việc tổ chức cho Phật tử cúng dường của ông là “đúng pháp Phật, đúng pháp luật, phù hợp với sinh hoạt Phật giáo trong và ngoài nước hiện nay”.
Số lượng “con nhang” của ông Từ (1.1 triệu) thua xa “con nhang” của ông Minh (1.6 triệu) – Ảnh: Dân Trí
Xem ra, dù bị bãi nhiệm hết chức vụ trong Giáo hội Phật giáo quốc doanh vì các hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng năm 2019, ông Minh đã chứng tỏ ông vẫn oai phong, và là người không thể thay thế tại đây.
Khó có thế lực nào “bứng” được ông Minh ra khỏi chùa Ba Vàng, vì ông là người chia cổ tức hàng năm cho các đại gia góp vốn xây chùa bằng tiền, và một số lãnh đạo cao cấp của đảng góp vốn xây chùa bằng… cái gật đầu!
Thế lực đằng sau ông Minh xem ra đâu có nhỏ, thế nên khi bị ông Thượng tọa Thích Nhật Từ cà khịa “cúng dường như ở chùa Ba Vàng là không phù hợp”, ông Minh phản pháo ngay, không chút nể nang:
“Trước khi phê phán chùa Ba Vàng một cách bất công, Thượng tọa Thích Nhật Từ nên nghe lại phát ngôn của chính mình”.
Ông Thích Nhật Từ nhận tiền từ lễ sớt bát tại cố đô Luang Prabang, Lào – Ảnh: Facebook Giác Ngộ
Điều ông Minh nói ông Từ “giả nhân giả nghĩa” là có thật. Vì trước đó ông Từ đã khẳng định trong trang Facebook Giác Ngộ của ông là “do đặc điểm của đời sống hiện đại rất khác xưa nên cúng Trai tăng được phương tiện bằng cúng thực phẩm và một ít tiền mặt (để chư Tăng Ni tùy nghi mua sắm các vật dụng cần thiết)”. Thế mà giờ đây ông từ lại phê phán cách tổ chức cúng dường của ông Minh “là không phù hợp” là sao?
Ông Minh “moi” ra luôn một loạt ngôi chùa do ông Từ chăn dắt cũng đã từng tổ chức “móc” tiền Phật tử như một bằng chứng hùng hồn rằng miệng lưỡi ông Từ không xương, đầu óc điên đảo nên ông mới phát ngôn thất thường, “phản bội chính mình và truyền thống khất thực tùy thí đắc thọ của Phật giáo?”
Ý ông Minh nói ông Từ là kẻ “nói đi rồi nhổ ra nói lại” làm tôi nhớ đến loài nhai đi rồi ợ lên nhai lại, thế mà người ta nói ông ấy giống bò ổng lại sân si đi kiện. Giờ ông Từ lại sân si với ông Minh, khiến cả làng Facebook vui như mở hội, bàn tán tưng bừng. Trên mạng có câu:
Giác Ngộ đại chiến Ba Vàng
Thầy Từ định cướp khách hàng thầy Minh!
Nói vậy chứ ông Từ chỉ được cái miệng nói ba láp ba xàm thôi, chứ thanh thế làm sao bằng ông Minh được mà cướp khách? Tôi đố ông Từ tổ chức được một buổi “cướp tiền” Phật tử một cách nhẹ nhàng như ông Minh đấy? Ông đâu có tư cách gì lôi kéo được 10,000 người, mỗi người mang theo vài triệu đồng đến chùa rồi ra về trắng tay như ông Minh?
Ông Minh chỉ tổ chức một buổi cúng dường đã thu về vài tỷ đồng là ít. Nhớ bốn năm trước, khi ông Minh thu tiền tươi hộ “vong” dưới âm phủ, mỗi năm ông Minh chia cổ tức tới vài trăm tỷ đồng! Thế mới biết kinh doanh chùa lãi như thế nào.
Thích Thái Trúc Minh, người có khả năng thu tiền tươi từ người sống rồi gởi cho người chết – Minh họa: Facebook
Làm ăn hiệu quả thế thì các bác ở trung ương cứ rung đùi mà hưởng phước… sương, chứ dại gì thay thằng khác. Một bác đã từng nói, đại khái thế này: “Tên Minh nó làm không kín thì nói hắn sửa. Thằng nào nói ra nói vô tao đập một phát chết tươi!”
Ông Từ nghe chưa? Cứ ở yên trong Nam và ngậm miệng lại, không thì có ngày bị té từ tòa tháp cao nhất ở một ngôi chùa nào đó xuống đất đấy. Thiệt, lúc đó ông không kịp ngáp đâu!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Tên ‘ma cô’… đẳng cấp quốc tế!
Ông Tư Sài Gòn
8 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Lê Hoàng Long thời điểm bị công an bắt giữ – Ảnh: CA
Thì cứ gọi hắn như thế cho gọn. Trước đây, hắn lúc nào rất “bảnh toỏng”, đi nước ngoài như đi chợ, tiền xài xả láng. Đến khi bị bắt mới lòi ra tội “chăn gái”, không bỏ vốn mà thu về tới năm phần tiền.
Một số cô hoa hậu, á hậu, chân dài showbiz tưởng hắn là “đấng cứu tinh”, ai dè hắn lợi dụng thân xác mỹ miều của các cô kiếm tiền. Nếu nói về các loại “hút máu” thì hắn thuộc loại “sư tổ”!
Hắn tên Lê Hoàng Long (31 tuổi, người Hải Phòng, cư trú ở Sài Gòn), nổi tiếng nhờ làm quản lý cho một số nghệ sĩ Việt Nam, quản lý luôn một vài nghệ sĩ Nam Hàn khi họ đến Việt Nam hoạt động. Chính nhờ các mối quan hệ rộng rãi, vừa có người đẹp, vừa có đại gia, mà hắn bật ra các mối làm ăn không cần vốn.
Một đằng có sắc đẹp nhưng muốn kiếm tiền nhàn nhã, một bên chẳng có gì nhiều ngoài tiền nên muốn hưởng thụ. Đưa hai bên đến với nhau để trao đổi thứ bên kia cần, ở giữa hắn cứ thế. Hắn khá nổi tiếng trong giới showbiz, không chỉ trong nước, mà cả ở nước ngoài. Trước đại dịch Covid-19, hắn thường được các nhà tạo mốt nổi tiếng trên thế giới mời tham dự các sự kiện tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
Lê Hoàng Long thường xuyên tham gia các sự kiện trong giới showbiz – Ảnh: Dân Trí
Long còn được biết đến là một Fashionista (tín đồ thời trang) khá nổi tiếng, được mời tham dự các sự kiện quảng cáo thương hiệu trong và ngoài nước.
Trên trang cá nhân của hắn cũng thường xuyên công khai đăng tải các hình ảnh theo phong cách sang chảnh, sử dụng đồ hiệu đắt tiền và đi du lịch tại nước ngoài.
Tại căn hộ hạng sang của Long còn có những chú Bearbrick – một món đồ chơi được sản xuất bởi công ty Nhật Bản MediCom Toy, được cho là rất đắt tiền.
Nhờ vỏ bọc hoàn hảo đó, công việc “chăn gái” của hắn phát triển âm thầm nhưng hiệu quả. Trong giới showbiz, ai cũng ngạc nhiên khi thấy hắn phất lên nhanh quá. Họ chỉ đồn “thằng này quản lý mấy em mát tay, có hợp đồng liên tục nên tiền vô như nước”, chứ có ai biết mấy thứ hợp đồng trình diễn đó chỉ đủ “tiền cà phê” cho hắn thôi.
Việc làm ra tiền nhiều chính là môi giới bán dâm cho một số hoa hậu, á hậu, người đẹp trong giới showbiz Việt Nam và Nam Hàn. Thử tượng tượng, hắn báo giá một “sexshow” của hoa hậu, á hậu là 15 ngàn đôla Mỹ, chủ doanh nghiệp gật đầu đồng ý không chớp mắt, còn lẹ hơn bà nội trợ mua bó rau muống ngoài chợ, giá 20 ngàn đồng Việt Nam.
Một anh nông dân miền Tây nói “nếu lấy lương thực làm chuẩn thì tui phải bán hơn 60 tấn lúa mới được một xuất gần người đẹp”. Thế mà tên chủ doanh nghiệp khoái “cỏ non” chuyển tiền cho Long một cái “rụp”.
Lê Hoàng Long với các bức ảnh sang chảnh trên mạng xã hội.
Nhận tiền xong, hắn mới phone cho cô hoa hậu nói: “Em tới khách sạn A. gặp anh B., xong chuyện, anh chuyển cho em 2,500 đôla”. Cô hoa hậu mừng thầm, nghĩ “thời mình tới rồi!” Hồi trước thấy cái của mình cũng thường thôi, giờ như được “dát vàng”. Sao nó có giá quá!
Cô ấy đâu có ngờ tay Long ma cô “ăn tiền đầu” tới 12,500 đôla Mỹ, gấp năm lần số tiền cô nhận được. Nghe nói giá 15 ngàn đôla cũng thường thôi. Trong một số phi vụ với các người đẹp hoạt động trong giới showbiz của một vài nước châu Á khác, hắn hét giá lên đến vài chục ngàn đôla Mỹ một “chuyến tàu nhanh”! Thế mà vẫn có người nộp tiền cho hắn để được hưởng… “ba giây rùng mình” cùng người đẹp.
Cũng nghe nói, các đại gia, chủ doanh nghiệp phải đặt hàng trước mới có mà “dùng”, chứ đâu phải muốn “ăn” lúc nào gọi lúc đó. Đừng hòng! Giờ thì hắn vào tù rồi. Nhiều tay đại gia cũng tiếc vì hắn cung cấp toàn “cỏ ngon”. Có người nói chắc là “trâu buộc ghét trâu ăn”. Cũng có thể mấy cô hoa hậu, á hậu biết chuyện hắn ăn trên đầu trên cổ mình, nên báo công an bắt hắn phải trả giá.
Giả thuyết nào cũng đúng. Chỉ tội cho hai ngôi sao hạng A – đã từng đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi hoa hậu – trong khi thực hiện hành vi mua bán dâm cùng hai chủ doanh nghiệp thì bị công an “phát hiện và lập biên bản”. Tên hai người đẹp được công an cung cấp cho báo chí bằng chữ tắt T.H. và T.T. Và như thường lệ, họ không cung cấp tên hai chủ doanh nghiệp đi mua dâm.
Nghe nói có người hỏi “sao không công khai tên hai đứa mua dâm, để tôi tẩy chay doanh nghiệp của chúng”, đại diện cơ quan điều tra trả lời rằng “làm như thế tan nát gia đình người ta, doanh nghiệp bị tẩy chay thì lại tội cho công nhân không có việc làm”,… nghe “rất cảm động, rất nhân văn”.
Có người lại nói “Ôi tụi nó ‘đấm mõm’ công an hết rồi nên không công khai đâu. Còn hai người đẹp kia mới chỉ cung cấp tên tắt thôi, để xem hai cô ‘biết điều’ tới đâu rồi tính tiếp!” Ông ấy nói y như ổng ở đồn công an nghe họ bàn. Chẳng tin được, dù nó cũng có lý!
Hoa hậu Hòa Bình thế giới Thùy Tiên (trái), và Hoa hậu các dân tộc Việt Nam – Nông Thúy Hằng, chứng minh mình không phải là nhân vật được nhắc đến trong vụ mua bán dâm này – Ảnh: Miss Grand International
Thế nhưng lần này tên viết tắt do công an “xì” ra lại xảy ra chuyện. Mấy tay ở mạng xã hội cũng rỗi hơi lắm, dựa vào hai tên tắt T.H. và T.T., cộng với chi tiết hai người đó “đã từng đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi hoa hậu”, họ tìm cách “truy lùng” tên thật.
Mặc dù chẳng có bằng chứng gì cụ thể cả, hai cái tên được một số người trên mạng xã hội đề cập là Hoa hậu các dân tộc Việt Nam – Nông Thúy Hằng, và Hoa hậu Hòa Bình thế giới Thùy Tiên, khiến hai hoa hậu này phải lên tiếng đính chính, và nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ uy tín và danh dự cho mình.
Sắp tới chắc mấy tay rỗi hơi trên mạng xã hội cũng bị cơ quan hữu trách “hỏi thăm” xem họ dựa vào đâu mà nói đó là Nông Thúy Hằng và Thùy Tiên. Nhưng nếu họ nói họ dựa vào tên tắt T.H. và T.T. do công an cung cấp cho báo chí thì sao?
Thôi không nói nữa, vì nếu nói về “thuyết âm mưu” thì có nhiều thứ để bàn lắm.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Vụ hoa hậu bị đánh tét đầu ở CA phường: Có dấu hiệu công an ‘gian dối’
Ông Tư Sài Gòn
22 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trang Facebook của hoa hậu Oanh Lê ngày 22 Tháng Chín – Chụp màn hình
Hổm rày vụ cô hoa hậu Oanh Lê lên Facebook tố công an phưởng 6, quận 4, đánh cô tét đầu, chảy máu gây ồn ào khu xóm vốn bình thường cũng chẳng yên tĩnh của tôi.
Con Pha bán cà phê cứ xuýt xoa tội nghiệp cho cô hoa hậu này. Phụ nữ với nhau mà, vả lại nó chưa bao giờ ưa tụi công an phường, lúc nào đến quán uống cà phê cũng hoạnh họe nó đủ điều, xong rồi xách đít đi về “như người Hà Nội”!
“Thằng công an này ác quá ông Tư ơi…!” Nó nói lớn như muốn cả xóm nghe khi đọc đến đoạn cô Oanh bị tên Phong công an đấm vào đầu. Tôi nói “bộ mày muốn tụi công an xuống đây hả?” Nó mới giật mình… khép cái miệng lại đi vô trong.
Bài viết trên Facebook của cô Oanh đầy đủ hình ảnh vết thương ở đầu, một số vết bầm, vết máu trên người, và hình một bác sĩ đang săn sóc vết thương cho cô Oanh.
Ông Giáo ngồi cạnh tôi lắc đầu ngao ngán nói thời buổi “mạt pháp” nên đi đâu cũng gặp quỷ dữ, rồi lại nhìn bàn cờ tướng suy nghĩ tiếp nước đi với thằng Tang.
Con Pha lẩm bẩm gì đó như đọc bùa chú “cầu cho thằng Phong đi tù mọt gông, cầu cho…” làm thằng Tang phá lên cười: “Em có cầu tới tết nó cũng chẳng đi tù đâu. Nếu công an đánh người mà bị đi tù hết thì thằng nào dám làm. Hiểu chưa?”
Tôi hỏi, “thế theo mày chuyện này cũng chìm xuồng hả Tang?”, nó nói bao nhiêu cái chết ở đồn công an còn không tìm ra thủ phạm, thì vụ chảy có tí máu đầu thì nhằm nhò gì.
Con Pha nói “nhưng vụ này em thấy nhân chứng vật chứng đầy đủ thì phải xử thằng Phong công an chứ anh Tang?” Thằng Tang cười lấy con xe “cốp” vào đầu con mã của ông Giáo cái “cộp” rồi nói “rồi em xem, chuyện hay phải chờ tập 2”.
“Tập 2” đến ngay ngày hôm sau.
Chưa tới 7 giờ sáng, ông Giáo hối tôi ra quán cà phê con Pha. Ra tới nơi thì ổng đã uống hết nửa ly cà phê rồi. Tôi hỏi “bộ ông ngủ không được sao uống cà phê sớm vậy ông Giáo?”, ông không nói gì chỉ đẩy cái iPad mở sẵn cho tôi xem.
Trên màn hình là trang web của Công an TP.HCM, với bản tin: “Vụ hoa hậu Oanh Lê tố ‘bị đánh tại Công an phường’: Có dấu hiệu khai báo gian dối” do phóng viên Mai Anh viết. Vừa đọc xong tiêu đề, tôi nghĩ số phận cô Oanh đã được định đoạt rồi.
Bản tin phản bác lại toàn bộ những gì hoa hậu Oanh Lê kể trên Facebook, tức là không có chuyện cô Oanh bị đánh tại trụ sở công an phường 6, vì camera an ninh tại trụ sở công an “không ghi nhận vết thương chảy máu trên đầu” cô Oanh.
Vẫn theo bản tin này, các cán bộ, công an có liên quan đến vụ việc đã làm bản tường trình, và tất cả đều giơ tay “thề trước đảng, chỉ nói những gì đảng cho phép”, và cam kết “không có sự việc đánh đập, còng chân trong quá trình làm việc đối với chị Lê Thị Oanh tại trụ sở Công an Phường 6 Quận 4”.
Dựa theo “lời thề thiêng liêng” này, ban Chỉ huy Công an quận 4 khẳng định thấy nội dung bài viết của cô Oanh trên Facebook là “không phù hợp, có dấu hiệu khai báo gian dối”!
Bản tin của phóng viên Minh Anh (báo Công an TP.HCM) kết luận thay cơ quan điều tra về vụ hoa hậu Oanh Lê tố bị đánh tại Công an phường 6, quận 4 – Chụp màn hình
Vừa đọc xong bản tin thì thằng Tang lững thững bước vô quán với nụ cười đắc thắng: “Ông Tư, ông Giáo thấy con nói đúng không? Đừng ỷ hoa hậu mà ‘đùa’ với mấy ‘bố’ công an. Lật lọng là nghề của chúng mà”.
Thằng Tang nói lần này chắc chắn công an sẽ ra “đòn thù” với cô Oanh để làm gương cho những ai dám tố cáo sự sai trái của công an trong bất cứ tình huống nào. Họ muốn mọi người phải “câm” hết.
Ông Giáo đặt câu hỏi: “Cô Oanh không thể bịa ra thằng Phong nào đó đánh cô ấy được. Cô Oanh còn viết rõ ông Lê Anh Tuấn là Phó trưởng công an Phường 6 gặp cô hỏi rõ ngọn ngành, rồi cũng chính ông Tuấn phát hiện ra đầu cô bị chảy máu. Làm sao cô ấy dám ‘dựng chuyện’ ông phó Tuấn được trời!”
Thằng Tang ra vẻ hiểu biết, nói “cô Oanh viết đúng thời điểm đó, nhưng qua ngày hôm sau điều đó có thể sai. Con nói cho ông Giáo nghe, bây giờ công an quận 4, công an thành phố đã kết luận không đổ máu rồi, thì ‘bố’ bảo ông phó trưởng nào dám nói khác”.
Với “nhân chứng” là các cán bộ có mặt khi vụ việc xảy ra, đã phải làm bản cam kết không có việc đánh đập, còng chân cô Oanh, cộng thêm “vật chứng” camera “không ghi nhận vết thương chảy máu trên đầu”, xem ra tình hình cô Oanh dữ nhiều, lành ít rồi.
Trên Facebook của cô Oanh Lê sáng nay cũng có một status mới, cô viết sau khi đọc được bản tin từ trang Công an TP.HCM. Cô nói cô sẽ gởi đơn khiếu nại báo Công an khi đăng những điều “không đúng sự thật”. Cụ thể như sau (trích):
– Báo công an đăng Oanh cầm điện thoại quay khi cảnh sát giao thông đang làm việc với người vi phạm. Oanh chắc chắn không cầm điện thoại quay phim, điều này hoàn toàn sai (thêm thông tin nữa là máy Oanh tại thời điểm đó sắp hết pin sập nguồn).
– Oanh không hề nói một câu nào lớn tiếng xúi giục người đàn ông lạ, Oanh đâu nói chuyện gì với người đàn ông lạ này vì Oanh biết anh ta là ai đâu. Vô lý (chi tiết này không đúng).
– Khi công an nói Oanh xuất trình giấy tờ và Oanh kiểm tra trong túi thì không mang và nói các anh công an đợi xíu thì ngay tức thì Oanh bị cưỡng chế về phường.
– Chi tiết nói Oanh tại trụ sở công an phường 6 không bị công an đánh. Vậy trích xuất camera đó có phải vị trí phòng lúc Oanh bị hành hung hay không???
– Phía công an (phường 6) không hề làm bất kỳ văn bản nào về sự việc ngày 20/9/2022. Tại sao vậy?
– Oanh không tự ý đi về, khi xuống tới phòng tiếp dân sau khi làm việc riêng với đồng chí phó trưởng phường Lê Anh Tuấn xong. Và khi Oanh nhận lại được điện thoại trả lại cho Oanh thì điện thoại Oanh đã hết pin và chính đồng chí phó trưởng phường gọi đặt taxi cho Oanh về nhà. Đồng chí Tuấn có hẹn Oanh là sáng mai là ngày 21/9/2022 có muốn hẹn Oanh cà phê nhưng ngày hôm nay đồng chí Tuấn gọi lại thì Oanh báo có gì sẽ gọi lại sau. Sau đó là Oanh và luật sư tới thẳng trụ sở công an phường 6 nộp đơn tố cáo.
Tôi nghĩ rằng cô Oanh chả dại gì mà dựng câu chuyện bị công an đánh đổ máu đầu để câu view, hay để nổi tiếng,… như một số người viết trên mạng. Thời buổi nào cũng vậy, chẳng ai dại “đụng” đến chính quyền, nhất là đám công an coi mạng người rẻ hơn bèo. Đụng đến họ chỉ thiệt thân thôi.
Thế nên tôi cho rằng lời nói của cô Oanh là thật, cô bị tên Phong công an đánh tét đầu là thật. Ngay tên Phong, cô không thể nào chờ hắn đánh cô xong rồi mới hỏi “anh ơi anh tên gì để em ghi vào đơn tố cáo cho đúng”, mà chắc chắn tên này mặc đồ công an và cô nhìn thấy bảng tên của hắn trên ngực áo. Tên Phong công an là nhân vật có thật.
Cô Oanh cũng không ngu dại bịa thêm chuyện được “đồng chí Tuấn” – Phó trưởng Công an phường 6 – tiếp tại phòng tiếp dân để hỏi cho rõ ngọn ngành, nhờ đó ông Tuấn mới phát hiện ra đầu cô có máu. Chẳng lẽ đó là máu từ tay của tên Phong công an khi “lỡ” chạm vào đầu cô Oanh?
Tôi phân tích cho ông Giáo nghe như thế, ông gật gù ra vẻ đồng ý, rồi ngập ngừng nói “nhưng phóng viên báo Công an Mai Anh phân tích khác ông, tôi biết tin ai đây?”
Thằng Tang ngồi gần đó phá lên cười: “Gia đình con trong ‘ổ’ đó mà còn không tin được chúng thì ông Giáo tin làm gì?”
Ông Tư Sài Gòn
22 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trang Facebook của hoa hậu Oanh Lê ngày 22 Tháng Chín – Chụp màn hình
Hổm rày vụ cô hoa hậu Oanh Lê lên Facebook tố công an phưởng 6, quận 4, đánh cô tét đầu, chảy máu gây ồn ào khu xóm vốn bình thường cũng chẳng yên tĩnh của tôi.
Con Pha bán cà phê cứ xuýt xoa tội nghiệp cho cô hoa hậu này. Phụ nữ với nhau mà, vả lại nó chưa bao giờ ưa tụi công an phường, lúc nào đến quán uống cà phê cũng hoạnh họe nó đủ điều, xong rồi xách đít đi về “như người Hà Nội”!
“Thằng công an này ác quá ông Tư ơi…!” Nó nói lớn như muốn cả xóm nghe khi đọc đến đoạn cô Oanh bị tên Phong công an đấm vào đầu. Tôi nói “bộ mày muốn tụi công an xuống đây hả?” Nó mới giật mình… khép cái miệng lại đi vô trong.
Bài viết trên Facebook của cô Oanh đầy đủ hình ảnh vết thương ở đầu, một số vết bầm, vết máu trên người, và hình một bác sĩ đang săn sóc vết thương cho cô Oanh.
Ông Giáo ngồi cạnh tôi lắc đầu ngao ngán nói thời buổi “mạt pháp” nên đi đâu cũng gặp quỷ dữ, rồi lại nhìn bàn cờ tướng suy nghĩ tiếp nước đi với thằng Tang.
Con Pha lẩm bẩm gì đó như đọc bùa chú “cầu cho thằng Phong đi tù mọt gông, cầu cho…” làm thằng Tang phá lên cười: “Em có cầu tới tết nó cũng chẳng đi tù đâu. Nếu công an đánh người mà bị đi tù hết thì thằng nào dám làm. Hiểu chưa?”
Tôi hỏi, “thế theo mày chuyện này cũng chìm xuồng hả Tang?”, nó nói bao nhiêu cái chết ở đồn công an còn không tìm ra thủ phạm, thì vụ chảy có tí máu đầu thì nhằm nhò gì.
Con Pha nói “nhưng vụ này em thấy nhân chứng vật chứng đầy đủ thì phải xử thằng Phong công an chứ anh Tang?” Thằng Tang cười lấy con xe “cốp” vào đầu con mã của ông Giáo cái “cộp” rồi nói “rồi em xem, chuyện hay phải chờ tập 2”.
“Tập 2” đến ngay ngày hôm sau.
Chưa tới 7 giờ sáng, ông Giáo hối tôi ra quán cà phê con Pha. Ra tới nơi thì ổng đã uống hết nửa ly cà phê rồi. Tôi hỏi “bộ ông ngủ không được sao uống cà phê sớm vậy ông Giáo?”, ông không nói gì chỉ đẩy cái iPad mở sẵn cho tôi xem.
Trên màn hình là trang web của Công an TP.HCM, với bản tin: “Vụ hoa hậu Oanh Lê tố ‘bị đánh tại Công an phường’: Có dấu hiệu khai báo gian dối” do phóng viên Mai Anh viết. Vừa đọc xong tiêu đề, tôi nghĩ số phận cô Oanh đã được định đoạt rồi.
Bản tin phản bác lại toàn bộ những gì hoa hậu Oanh Lê kể trên Facebook, tức là không có chuyện cô Oanh bị đánh tại trụ sở công an phường 6, vì camera an ninh tại trụ sở công an “không ghi nhận vết thương chảy máu trên đầu” cô Oanh.
Vẫn theo bản tin này, các cán bộ, công an có liên quan đến vụ việc đã làm bản tường trình, và tất cả đều giơ tay “thề trước đảng, chỉ nói những gì đảng cho phép”, và cam kết “không có sự việc đánh đập, còng chân trong quá trình làm việc đối với chị Lê Thị Oanh tại trụ sở Công an Phường 6 Quận 4”.
Dựa theo “lời thề thiêng liêng” này, ban Chỉ huy Công an quận 4 khẳng định thấy nội dung bài viết của cô Oanh trên Facebook là “không phù hợp, có dấu hiệu khai báo gian dối”!
Bản tin của phóng viên Minh Anh (báo Công an TP.HCM) kết luận thay cơ quan điều tra về vụ hoa hậu Oanh Lê tố bị đánh tại Công an phường 6, quận 4 – Chụp màn hình
Vừa đọc xong bản tin thì thằng Tang lững thững bước vô quán với nụ cười đắc thắng: “Ông Tư, ông Giáo thấy con nói đúng không? Đừng ỷ hoa hậu mà ‘đùa’ với mấy ‘bố’ công an. Lật lọng là nghề của chúng mà”.
Thằng Tang nói lần này chắc chắn công an sẽ ra “đòn thù” với cô Oanh để làm gương cho những ai dám tố cáo sự sai trái của công an trong bất cứ tình huống nào. Họ muốn mọi người phải “câm” hết.
Ông Giáo đặt câu hỏi: “Cô Oanh không thể bịa ra thằng Phong nào đó đánh cô ấy được. Cô Oanh còn viết rõ ông Lê Anh Tuấn là Phó trưởng công an Phường 6 gặp cô hỏi rõ ngọn ngành, rồi cũng chính ông Tuấn phát hiện ra đầu cô bị chảy máu. Làm sao cô ấy dám ‘dựng chuyện’ ông phó Tuấn được trời!”
Thằng Tang ra vẻ hiểu biết, nói “cô Oanh viết đúng thời điểm đó, nhưng qua ngày hôm sau điều đó có thể sai. Con nói cho ông Giáo nghe, bây giờ công an quận 4, công an thành phố đã kết luận không đổ máu rồi, thì ‘bố’ bảo ông phó trưởng nào dám nói khác”.
Với “nhân chứng” là các cán bộ có mặt khi vụ việc xảy ra, đã phải làm bản cam kết không có việc đánh đập, còng chân cô Oanh, cộng thêm “vật chứng” camera “không ghi nhận vết thương chảy máu trên đầu”, xem ra tình hình cô Oanh dữ nhiều, lành ít rồi.
Trên Facebook của cô Oanh Lê sáng nay cũng có một status mới, cô viết sau khi đọc được bản tin từ trang Công an TP.HCM. Cô nói cô sẽ gởi đơn khiếu nại báo Công an khi đăng những điều “không đúng sự thật”. Cụ thể như sau (trích):
– Báo công an đăng Oanh cầm điện thoại quay khi cảnh sát giao thông đang làm việc với người vi phạm. Oanh chắc chắn không cầm điện thoại quay phim, điều này hoàn toàn sai (thêm thông tin nữa là máy Oanh tại thời điểm đó sắp hết pin sập nguồn).
– Oanh không hề nói một câu nào lớn tiếng xúi giục người đàn ông lạ, Oanh đâu nói chuyện gì với người đàn ông lạ này vì Oanh biết anh ta là ai đâu. Vô lý (chi tiết này không đúng).
– Khi công an nói Oanh xuất trình giấy tờ và Oanh kiểm tra trong túi thì không mang và nói các anh công an đợi xíu thì ngay tức thì Oanh bị cưỡng chế về phường.
– Chi tiết nói Oanh tại trụ sở công an phường 6 không bị công an đánh. Vậy trích xuất camera đó có phải vị trí phòng lúc Oanh bị hành hung hay không???
– Phía công an (phường 6) không hề làm bất kỳ văn bản nào về sự việc ngày 20/9/2022. Tại sao vậy?
– Oanh không tự ý đi về, khi xuống tới phòng tiếp dân sau khi làm việc riêng với đồng chí phó trưởng phường Lê Anh Tuấn xong. Và khi Oanh nhận lại được điện thoại trả lại cho Oanh thì điện thoại Oanh đã hết pin và chính đồng chí phó trưởng phường gọi đặt taxi cho Oanh về nhà. Đồng chí Tuấn có hẹn Oanh là sáng mai là ngày 21/9/2022 có muốn hẹn Oanh cà phê nhưng ngày hôm nay đồng chí Tuấn gọi lại thì Oanh báo có gì sẽ gọi lại sau. Sau đó là Oanh và luật sư tới thẳng trụ sở công an phường 6 nộp đơn tố cáo.
Tôi nghĩ rằng cô Oanh chả dại gì mà dựng câu chuyện bị công an đánh đổ máu đầu để câu view, hay để nổi tiếng,… như một số người viết trên mạng. Thời buổi nào cũng vậy, chẳng ai dại “đụng” đến chính quyền, nhất là đám công an coi mạng người rẻ hơn bèo. Đụng đến họ chỉ thiệt thân thôi.
Thế nên tôi cho rằng lời nói của cô Oanh là thật, cô bị tên Phong công an đánh tét đầu là thật. Ngay tên Phong, cô không thể nào chờ hắn đánh cô xong rồi mới hỏi “anh ơi anh tên gì để em ghi vào đơn tố cáo cho đúng”, mà chắc chắn tên này mặc đồ công an và cô nhìn thấy bảng tên của hắn trên ngực áo. Tên Phong công an là nhân vật có thật.
Cô Oanh cũng không ngu dại bịa thêm chuyện được “đồng chí Tuấn” – Phó trưởng Công an phường 6 – tiếp tại phòng tiếp dân để hỏi cho rõ ngọn ngành, nhờ đó ông Tuấn mới phát hiện ra đầu cô có máu. Chẳng lẽ đó là máu từ tay của tên Phong công an khi “lỡ” chạm vào đầu cô Oanh?
Tôi phân tích cho ông Giáo nghe như thế, ông gật gù ra vẻ đồng ý, rồi ngập ngừng nói “nhưng phóng viên báo Công an Mai Anh phân tích khác ông, tôi biết tin ai đây?”
Thằng Tang ngồi gần đó phá lên cười: “Gia đình con trong ‘ổ’ đó mà còn không tin được chúng thì ông Giáo tin làm gì?”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Cơn bão Nora làm ‘lộ’ bí mật của đài VTV
Status của BTV Quỳnh Hoa gây “bão” trên mạng xã hội – Chụp màn hình
Đêm 27 Tháng Chín là một đêm bão giông. Cơn bão Nora lồng lộn tiến vào đất liền với những tiếng gió rít như oan hồn đòi nợ. Người dân bốn tỉnh miền Trung từ Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ biết đóng chặt cửa cầu nguyện. Không chỉ dân bốn tỉnh nằm trên đường cơn bão Nora đi qua cầu nguyện, mà nơi nào có người Việt, nơi đó đều cầu nguyện cho đồng bào bốn tỉnh này tai qua nạn khỏi.
Đọc được status của Biên tập viên đài truyền hình VTV Quỳnh Hoa Nguyễn trên Facebook, nhiều người không kềm được cảm xúc, lên tiếng phản đối dữ dội, tạo thành một “cơn bão” trên mạng xã hội.
Quỳnh Hoa viết như thế này:
“24h không ngủ
1 đêm thức trắng
1 tiếng 1 bản tin trực tiếp
Lâu lắm mới được đón một con bão ra hồn bão”
Kèm theo đó là những gương mặt vui tươi, hớn hở của nhóm làm việc hơn mười người. Không khí tại đài VTV lúc đó giống như nhận được tin chiến thắng của đội bóng đá quốc gia!
Câu cuối cùng của status “Lâu lắm mới được đón một con bão ra hồn bão” của cô Quỳnh Hoa đã khiến nhiều người thực sự nổi giận. Họ nổi giận vì “cảm xúc” của cô Quỳnh Hoa “tươi mới” quá! Chẳng ai muốn “đón” một “con bão” như cô cả, người ta chỉ gồng mình chịu đựng, rồi sau đó đếm thiệt hại cơn bão mang lại trong nước mắt. Có những thiệt hại không đong đếm được, như sự ra đi của người thân. Chẳng ai “đón” bão với niềm vui sướng như cô và đồng nghiệp của cô cả.
Biên tập viên Quỳnh Hoa sau đó đã xin lỗi khán giả – Chụp màn hình
Người ta trách cô cũng phải thôi, cho dù có người bênh vực cô vài lời, nhưng trong lời bênh vực gượng gạo đó, họ cũng cho rằng câu nói của cô có cái gì đó “gờn gợn”, như Facebooker Nguyễn Mạnh Hà viết:
“Phải chăng đó là sự phấn khởi, vui mừng vì nhờ có bão dữ mà các anh chị được lên sóng, được mọi người lắng nghe, kèm theo có thể là sự nổi tiếng. Nhưng các anh chị ạ, thiên tai không phải là một trò đùa và các anh chị đều là những người có học thức, địa vị trong xã hội thì không nên đùa giỡn trên nỗi thống khổ của nhân dân”.
Tôi chẳng hiểu đài VTV làm tin kiểu gì mà không thấy nhiều điều thống khổ xảy ra trong đêm đó. Họ vui mừng quá sớm. Trong đêm bão Noru gầm rú ngoài trời, nhiều người dân ở xóm biển thôn Khánh Mỹ (xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) chỉ biết trốn trong tủ đồ, ngồi yên cầu nguyện theo từng cơn gió rít đến rợn người. Xã Vinh Xuân có hơn 70 căn nhà bị thiệt hại, nhiều nhà dân đã bị gió bão đánh tốc mái, hư hại. Và một căn nhà đã bị sập đổ hoàn toàn.
Một ngôi nhà tại Thừa Thiên – Huế ngổn ngang sau bão Noru – Ảnh: Thanh Niên
Báo Thanh Niên tường thuật, bà Nguyễn Thị Mai (67 tuổi) nhìn ngôi nhà bị sập trong đêm với đôi mắt đỏ hoe, kể: “3 giờ chiều hôm qua (27 Tháng Chín) thấy mưa gió thì tôi mới đẩy chồng bằng xe lăn vào nhà con trai để trú bão, sáng ra thấy trong nhà không còn gì nữa rồi, quá khổ rồi trời ơi!”
Đến chiều hôm nay, khi bão đã đi qua hơn 10 tiếng, nhưng người phụ nữ này vẫn chỉ biết ngồi thất thần trước ngôi nhà đã đổ nát như thể chờ đợi phép màu.
Bà Nguyễn Thị Mai thất thần trước căn nhà bị sập sau bão số 4 – Ảnh: Thanh Niên
Giống như bà Mai, sáng ngày 28 Tháng Chín, ông Kiều Hà (thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cũng ngồi thất thần trước căn nhà đổ nát. Đó là tài sản cả đời ông gầy dựng, phút chốc đã không còn. Nhưng có một phép màu đã giúp vợ chồng ông thoát chết đêm qua. Theo lời ông Hà kể, tối qua người già và con nít ở nhà ông đã được đưa đến nơi trú bão an toàn. Nhà chỉ còn vợ chồng ông.
Ông Hà vẫn còn chưa hết bàng hoàng sau lúc gia đình ông thoát chết sau khi bão Noru quét qua vào đêm 27 Tháng Chín – Ảnh: Tuổi Trẻ
Ông ngủ nhà trên, bà vợ ngủ nhà dưới. Khoảng 22h40 khuya, mưa gió từ biển thốc vào rất mạnh. Lúc này ông nghe tiếng động lớn như bom. Chưa kịp hoàn hồn thì một bức tường lớn tầng hai nhà kế bên rơi xuống làm nát mái nhà, rồi rơi xuống từ nhà trên xuống nhà dưới. May mắn sao mảng tường không rơi trúng ông. Nghe tiếng vợ la, ông lao xuống kéo gạch vữa ra tìm vợ. Điều diệu kỳ nữa lại xảy ra đúng nơi vợ ông nằm không có một mảng tường nào rơi trúng, mặc dù chung quanh bà là đống đổ nát.
Bà Tâm cũng không hiểu tại sao bà lại may mắn như thế, bà chỉ biết cảm tạ ông bà, Trời Phật đã phù hộ cho vợ chồng bà.
Ông Kiều Hà cố gắng kéo chiếc xe máy ra khỏi đống đổ nát – Ảnh: Tuổi Trẻ
Đồng bào miền Trung vẫn còn chưa hết lo, nhất là người miền núi, hay gần các đập thủy điện. Năm nào cũng thế, sau bão sẽ là lũ, tai họa này còn đáng sợ hơn bão, vì tính bất ngờ. Đang trong tâm trạng lo lắng mà nhận được câu nói “đi vào lòng đất” của cô Quỳnh Hoa thì người ta nổi giận cũng là lẽ thường tình. Tôi không cho rằng cô có ý xúc phạm đồng bào miền Trung, mà chỉ muốn chia sẻ niềm vui sau một đêm đưa tin về cơn bão Noru. Cô và đồng nghiệp chắc cũng thở phào nhẹ nhõm vì hậu quả do Noru gây ra không thảm khốc như dự báo, nên cô vui, và viết ra những lời “văn chương bóng bẩy” không hợp với sở trường.
Cô cũng đã xin lỗi rồi nên tôi nghĩ những người đang giận cũng nên “xí xóa” cho cô.
Có điều tôi thấy khâu tuyển biên tập viên của VTV có vấn đề về… văn hóa. Tôi nghĩ để được vào đấy làm việc, ngoài chuyện phải trẻ, xốc vác, năng nổ, các bạn còn phải có ít nhất một hai bằng đại học cho xứng tầm Đài truyền hình Việt Nam. Thế nhưng thỉnh thoảng các bạn lại tạo một scandal khiến khán giả ngạc nhiên về “trình độ văn hóa” của các bạn.
Vũ Kiều Trinh, kẻ cắp siêu thị ở Thụy Điển, Anh Quốc, lại là người nói về Văn hóa dân tộc của Đài VTV – Chụp màn hình
Nhặt ra thì nhiều lắm, kể từ năm 2001 VTV xuất hiện biên tập viên Vũ Kiều Trinh, con gái ông Vũ Văn Hiến (TGĐ. VTV lúc bấy giờ). Cô Trinh nổi tiếng với hai lần bị bắt quả tang ăn cắp ở nước ngoài (2001 và 2006), nhưng đều không bị ra tòa mà đàng hoàng quay trở về nước với tấm giấy bệnh tâm thần, xong tiếp tục làm việc. Nghe nói sau đó cô còn được kết nạp đảng và làm tới chức trưởng phòng nào đó của VTV. Giờ thì cô vẫn đang “rao giảng” về văn hóa Việt trên đài thì phải.
Trang Facebook được cho là của cộng đồng người Quảng Bình, thường xuyên cập nhật tình hình lũ năm 2020. Hơn 80 ngàn ý kiến trong Fanpage này đòi đài VTV phải xin lỗi nhưng đài vẫn làm ngơ – Chụp màn hình
Cũng liên quan đến bão, năm 2020, trong chuyến làm phóng sự về lũ ở Quảng Bình, phóng viên Liên Liên của VTV đã tường thuật rằng, công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương.
Bình luận của phóng viên VTV đã vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận, đặc biệt là người dân vùng lũ. Hơn 80 ngàn người trên Facebook lên tiếng đòi VTV phải xin lỗi, nhưng họ “ngậm hột thị” khá lâu.
BTV Anh Quang, người đọc bản tin nói những người bán hàng rong “sống ký sinh trùng trên những con phố”, đã xin lỗi khán giả trên trang Facebook cá nhân, còn lãnh đạo VTV thì không! – Ảnh chụp màn hình
Vào mùa dịch Covid-19 năm 2020 ở Sài Gòn, khán giả xem bản tin Tài chính – kinh doanh phát trên VTV1 đã “đứng hình” khi nghe biên tập viên Anh Quang gọi những người bán hàng rong như là một thứ “ăn bám xã hội”. Lời bản tin đầy đủ như sau:
“Dịch Covid-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại TP.HCM trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao?”
Đáng lẽ Ban biên tập VTV phải nhận trách nhiệm vì biên tập tin này, Anh Quang chỉ là người đọc. Có lẽ xếp ban biên tập là một nhân vật to, nên không thể để “ngài” ấy chịu trách nhiệm được, vì như thế lại càng xấu mặt hơn. Đến đây thì người ta đã hiểu, khi lãnh đạo VTV hành xử không văn hóa thì nhân viên dù có bằng cấp cao đến mấy cũng không thể hành xử văn hóa được.
Một anh bạn nói với tôi, “ông đừng lo, người có văn hóa không bao giờ được vào đấy làm đâu”. Nói thế như vơ đũa cả nắm, nhưng tôi vẫn thấy “gờn gợn”. Sống trong môi trường như thế, phát ngôn của cô Quỳnh Hoa được xem như bình thường, nhưng cơn bão Noru tình cờ lại thổi tốc lên cái văn hóa không bình thường đó cho thiên hạ xem.
- Ông Tư Sài Gòn
29 tháng 9, 2022
Đêm 27 Tháng Chín là một đêm bão giông. Cơn bão Nora lồng lộn tiến vào đất liền với những tiếng gió rít như oan hồn đòi nợ. Người dân bốn tỉnh miền Trung từ Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ biết đóng chặt cửa cầu nguyện. Không chỉ dân bốn tỉnh nằm trên đường cơn bão Nora đi qua cầu nguyện, mà nơi nào có người Việt, nơi đó đều cầu nguyện cho đồng bào bốn tỉnh này tai qua nạn khỏi.
Đọc được status của Biên tập viên đài truyền hình VTV Quỳnh Hoa Nguyễn trên Facebook, nhiều người không kềm được cảm xúc, lên tiếng phản đối dữ dội, tạo thành một “cơn bão” trên mạng xã hội.
Quỳnh Hoa viết như thế này:
“24h không ngủ
1 đêm thức trắng
1 tiếng 1 bản tin trực tiếp
Lâu lắm mới được đón một con bão ra hồn bão”
Kèm theo đó là những gương mặt vui tươi, hớn hở của nhóm làm việc hơn mười người. Không khí tại đài VTV lúc đó giống như nhận được tin chiến thắng của đội bóng đá quốc gia!
Câu cuối cùng của status “Lâu lắm mới được đón một con bão ra hồn bão” của cô Quỳnh Hoa đã khiến nhiều người thực sự nổi giận. Họ nổi giận vì “cảm xúc” của cô Quỳnh Hoa “tươi mới” quá! Chẳng ai muốn “đón” một “con bão” như cô cả, người ta chỉ gồng mình chịu đựng, rồi sau đó đếm thiệt hại cơn bão mang lại trong nước mắt. Có những thiệt hại không đong đếm được, như sự ra đi của người thân. Chẳng ai “đón” bão với niềm vui sướng như cô và đồng nghiệp của cô cả.
Biên tập viên Quỳnh Hoa sau đó đã xin lỗi khán giả – Chụp màn hình
Người ta trách cô cũng phải thôi, cho dù có người bênh vực cô vài lời, nhưng trong lời bênh vực gượng gạo đó, họ cũng cho rằng câu nói của cô có cái gì đó “gờn gợn”, như Facebooker Nguyễn Mạnh Hà viết:
“Phải chăng đó là sự phấn khởi, vui mừng vì nhờ có bão dữ mà các anh chị được lên sóng, được mọi người lắng nghe, kèm theo có thể là sự nổi tiếng. Nhưng các anh chị ạ, thiên tai không phải là một trò đùa và các anh chị đều là những người có học thức, địa vị trong xã hội thì không nên đùa giỡn trên nỗi thống khổ của nhân dân”.
Tôi chẳng hiểu đài VTV làm tin kiểu gì mà không thấy nhiều điều thống khổ xảy ra trong đêm đó. Họ vui mừng quá sớm. Trong đêm bão Noru gầm rú ngoài trời, nhiều người dân ở xóm biển thôn Khánh Mỹ (xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) chỉ biết trốn trong tủ đồ, ngồi yên cầu nguyện theo từng cơn gió rít đến rợn người. Xã Vinh Xuân có hơn 70 căn nhà bị thiệt hại, nhiều nhà dân đã bị gió bão đánh tốc mái, hư hại. Và một căn nhà đã bị sập đổ hoàn toàn.
Một ngôi nhà tại Thừa Thiên – Huế ngổn ngang sau bão Noru – Ảnh: Thanh Niên
Báo Thanh Niên tường thuật, bà Nguyễn Thị Mai (67 tuổi) nhìn ngôi nhà bị sập trong đêm với đôi mắt đỏ hoe, kể: “3 giờ chiều hôm qua (27 Tháng Chín) thấy mưa gió thì tôi mới đẩy chồng bằng xe lăn vào nhà con trai để trú bão, sáng ra thấy trong nhà không còn gì nữa rồi, quá khổ rồi trời ơi!”
Đến chiều hôm nay, khi bão đã đi qua hơn 10 tiếng, nhưng người phụ nữ này vẫn chỉ biết ngồi thất thần trước ngôi nhà đã đổ nát như thể chờ đợi phép màu.
Bà Nguyễn Thị Mai thất thần trước căn nhà bị sập sau bão số 4 – Ảnh: Thanh Niên
Giống như bà Mai, sáng ngày 28 Tháng Chín, ông Kiều Hà (thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cũng ngồi thất thần trước căn nhà đổ nát. Đó là tài sản cả đời ông gầy dựng, phút chốc đã không còn. Nhưng có một phép màu đã giúp vợ chồng ông thoát chết đêm qua. Theo lời ông Hà kể, tối qua người già và con nít ở nhà ông đã được đưa đến nơi trú bão an toàn. Nhà chỉ còn vợ chồng ông.
Ông Hà vẫn còn chưa hết bàng hoàng sau lúc gia đình ông thoát chết sau khi bão Noru quét qua vào đêm 27 Tháng Chín – Ảnh: Tuổi Trẻ
Ông ngủ nhà trên, bà vợ ngủ nhà dưới. Khoảng 22h40 khuya, mưa gió từ biển thốc vào rất mạnh. Lúc này ông nghe tiếng động lớn như bom. Chưa kịp hoàn hồn thì một bức tường lớn tầng hai nhà kế bên rơi xuống làm nát mái nhà, rồi rơi xuống từ nhà trên xuống nhà dưới. May mắn sao mảng tường không rơi trúng ông. Nghe tiếng vợ la, ông lao xuống kéo gạch vữa ra tìm vợ. Điều diệu kỳ nữa lại xảy ra đúng nơi vợ ông nằm không có một mảng tường nào rơi trúng, mặc dù chung quanh bà là đống đổ nát.
Bà Tâm cũng không hiểu tại sao bà lại may mắn như thế, bà chỉ biết cảm tạ ông bà, Trời Phật đã phù hộ cho vợ chồng bà.
Ông Kiều Hà cố gắng kéo chiếc xe máy ra khỏi đống đổ nát – Ảnh: Tuổi Trẻ
Đồng bào miền Trung vẫn còn chưa hết lo, nhất là người miền núi, hay gần các đập thủy điện. Năm nào cũng thế, sau bão sẽ là lũ, tai họa này còn đáng sợ hơn bão, vì tính bất ngờ. Đang trong tâm trạng lo lắng mà nhận được câu nói “đi vào lòng đất” của cô Quỳnh Hoa thì người ta nổi giận cũng là lẽ thường tình. Tôi không cho rằng cô có ý xúc phạm đồng bào miền Trung, mà chỉ muốn chia sẻ niềm vui sau một đêm đưa tin về cơn bão Noru. Cô và đồng nghiệp chắc cũng thở phào nhẹ nhõm vì hậu quả do Noru gây ra không thảm khốc như dự báo, nên cô vui, và viết ra những lời “văn chương bóng bẩy” không hợp với sở trường.
Cô cũng đã xin lỗi rồi nên tôi nghĩ những người đang giận cũng nên “xí xóa” cho cô.
Có điều tôi thấy khâu tuyển biên tập viên của VTV có vấn đề về… văn hóa. Tôi nghĩ để được vào đấy làm việc, ngoài chuyện phải trẻ, xốc vác, năng nổ, các bạn còn phải có ít nhất một hai bằng đại học cho xứng tầm Đài truyền hình Việt Nam. Thế nhưng thỉnh thoảng các bạn lại tạo một scandal khiến khán giả ngạc nhiên về “trình độ văn hóa” của các bạn.
Vũ Kiều Trinh, kẻ cắp siêu thị ở Thụy Điển, Anh Quốc, lại là người nói về Văn hóa dân tộc của Đài VTV – Chụp màn hình
Nhặt ra thì nhiều lắm, kể từ năm 2001 VTV xuất hiện biên tập viên Vũ Kiều Trinh, con gái ông Vũ Văn Hiến (TGĐ. VTV lúc bấy giờ). Cô Trinh nổi tiếng với hai lần bị bắt quả tang ăn cắp ở nước ngoài (2001 và 2006), nhưng đều không bị ra tòa mà đàng hoàng quay trở về nước với tấm giấy bệnh tâm thần, xong tiếp tục làm việc. Nghe nói sau đó cô còn được kết nạp đảng và làm tới chức trưởng phòng nào đó của VTV. Giờ thì cô vẫn đang “rao giảng” về văn hóa Việt trên đài thì phải.
Trang Facebook được cho là của cộng đồng người Quảng Bình, thường xuyên cập nhật tình hình lũ năm 2020. Hơn 80 ngàn ý kiến trong Fanpage này đòi đài VTV phải xin lỗi nhưng đài vẫn làm ngơ – Chụp màn hình
Cũng liên quan đến bão, năm 2020, trong chuyến làm phóng sự về lũ ở Quảng Bình, phóng viên Liên Liên của VTV đã tường thuật rằng, công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương.
Bình luận của phóng viên VTV đã vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận, đặc biệt là người dân vùng lũ. Hơn 80 ngàn người trên Facebook lên tiếng đòi VTV phải xin lỗi, nhưng họ “ngậm hột thị” khá lâu.
BTV Anh Quang, người đọc bản tin nói những người bán hàng rong “sống ký sinh trùng trên những con phố”, đã xin lỗi khán giả trên trang Facebook cá nhân, còn lãnh đạo VTV thì không! – Ảnh chụp màn hình
Vào mùa dịch Covid-19 năm 2020 ở Sài Gòn, khán giả xem bản tin Tài chính – kinh doanh phát trên VTV1 đã “đứng hình” khi nghe biên tập viên Anh Quang gọi những người bán hàng rong như là một thứ “ăn bám xã hội”. Lời bản tin đầy đủ như sau:
“Dịch Covid-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại TP.HCM trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao?”
Đáng lẽ Ban biên tập VTV phải nhận trách nhiệm vì biên tập tin này, Anh Quang chỉ là người đọc. Có lẽ xếp ban biên tập là một nhân vật to, nên không thể để “ngài” ấy chịu trách nhiệm được, vì như thế lại càng xấu mặt hơn. Đến đây thì người ta đã hiểu, khi lãnh đạo VTV hành xử không văn hóa thì nhân viên dù có bằng cấp cao đến mấy cũng không thể hành xử văn hóa được.
Một anh bạn nói với tôi, “ông đừng lo, người có văn hóa không bao giờ được vào đấy làm đâu”. Nói thế như vơ đũa cả nắm, nhưng tôi vẫn thấy “gờn gợn”. Sống trong môi trường như thế, phát ngôn của cô Quỳnh Hoa được xem như bình thường, nhưng cơn bão Noru tình cờ lại thổi tốc lên cái văn hóa không bình thường đó cho thiên hạ xem.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Sau 50 năm, An Lộc vẫn còn những hồn ma
Ông Tư Sài Gòn
19 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Tấm bia được làm sơ sài, lư hương nham nhở, trong “di tích lịch sử văn hóa” ở thị xã An Lộc – Ảnh: Xuân Tiên/Saigon Nhỏ
Tôi nhớ một sáng Tháng Tư tại quán cà phê con Pha, ông Giáo ngồi trầm ngâm bên ly cà phê đen nguội lạnh. Tôi tôn trọng sự suy tư của ông nên cũng chẳng hỏi gì, cúi đầu đọc báo.
Cuối cùng, sau tiếng thở dài ông Giáo nói: “Tháng này là tháng giỗ cả gia đình thằng Tư, em tui. Cả nhà nó chết ở An Lộc năm 1972”.
Tôi hỏi ông Giáo sao không về An Lộc thắp nhang, ông nói có lẽ gia đình chú Tư cùng hàng ngàn người được chôn trong mộ ngôi mộ tập thể ở đấy. Ông không muốn về nên cứ mỗi Tháng Tư ông chỉ thắp nhang vái vọng. Ông Giáo nói:
“Họ (chính quyền) công nhận ngôi mộ tập thể này là ‘di tích lịch sử’, là ‘tội ác đế quốc Mỹ’ nên tôi sẽ không bao giờ về đó thắp nhang cả. Về có nghĩa là công nhận sự dối trá, lật lọng của họ là sự thật”.
Vào Tháng Bảy, tôi và ông Giáo có dịp về vùng đất An Lộc với một người bạn, người đã trải qua những giờ phút khốc liệt nhất của cuộc chiến ở đây. Tôi hỏi anh về ngôi mộ 3,000 người mà chính quyền cho rằng đó là “tội ác của Mỹ-Ngụy”, thì anh bật cười chua chát nói:
“3,000 là con số do chính quyền đưa ra. Nhiều người bất ngờ với con số này. Thường thì kể về ‘tội ác Mỹ-Ngụy’ chính quyền thường nâng khống con số lên, nhưng ở đây họ lại hạ con số tử vong xuống. Ông Tư có thấy lạ không?”
Anh hỏi tôi rồi trả lời luôn, “lý do hạ con số tử vong xuống vì đó là tội ác của họ!”
Khu “di tích lịch sử” được chính quyền đầu tư hơn 35.7 tỷ đồng để che đậy tội ác của Việt cộng năm 1972 tại vùng đất An Lộc – Ảnh: Xuân Tiên/Saigon Nhỏ
Anh nói nếu hỏi bất cứ người dân An Lộc nào, họ cũng đều trả lời là ngôi mộ chung đó của 5,000 người trong đó phần lớn là người dân vô tội, bị đạn pháo của Việt cộng. Một số ít là lính VNCH không nhận diện được, và một ít là Việt cộng.
Trong suốt hai tháng trời thành phố bị vây hãm, nơi đây đã chịu đựng hơn 200,000 quả đạn đủ loại. Tính trung bình mỗi ngày người dân ở đây hứng chịu hơn 3,000 quả.
Năm 2018, chính quyền đã bỏ ra hơn 35.7 tỷ đồng để trùng tu và biến nó thành “di tích lịch sử” nhằm che đậy tội ác của họ.
Anh bạn chở chúng tôi lại ngôi mộ tập thể này. Chỉ mới bốn năm, khu “di tích” đã xuống cấp vì không ai chăm sóc. Cửa đóng, then cài, muốn vào đó thắp nhang cũng không được. Đứng ở bên hông khu mộ nhìn, vào tôi thấy tấm bảng ghi nội dung: “Mộ 3000 người. Nơi an nghỉ của đồng bào thị xã An Lộc – Bình Long, bị bom Mỹ hủy diệt mùa Hè năm 1972”.
Tấm bia được đặt lên một tấm đá, phía dưới là bệ xây bằng gạch ống không tô trát xi măng nhìn rất tạm bợ. Đằng trước là một lư hương xi măng nham nhở, bên trong có chừng 20 cây chân nhang phai màu, chứng tỏ lâu lắm không có người đến thắp nhang.
Đứng gần tường rào, tôi nghe văng vẳng tiếng tụng kinh “Nam Mô A Di Đà Phật” phát ra từ chiếc máy digital nhỏ bên trong tường rào. Có lẽ người thân nào đó của người chết nằm trong đấy cố tình để lại nhằm giúp những người chết theo đạo Phật có thể nghe kinh siêu thoát.
Đối diện nấm mộ 5,000 người là Bệnh viện Bình Long, nay là Bệnh viện Đa khoa thị xã (góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch và Phan Bội Châu), anh bạn tôi bồi hồi nhớ lại:
“Ít ai được dịp chứng kiến cơn mưa đạn pháo của Việt cộng dội xuống thành phố này. Không nơi nào, không có vật gì ở đây nguyên vẹn. Từ cột đèn, cây cối, xe cộ, đều hứng chịu ít nhất một miểng pháo”.
Phía bên kia đường là Bệnh viện Bình Long ngày trước, nay là Bệnh viện Đa khoa thị xã – Ảnh: Xuân Tiên/Saigon Nhỏ
Chỉ tay qua phía bệnh viện, anh nói các bác sĩ, y tá làm việc ngày đêm. Người chết, người sống nằm cạnh nhau vì nhà xác chật kín rồi. Họ nằm tràn ra mặt đường, người chết thì chất chồng lên 3, 4 lớp. Thỉnh thoảng bác sĩ chạy ra xem bệnh nhân, ai chết thì thôi, ai còn sống thì tiếp tục cứu chữa. Anh nói tiếp:
“Trịnh Công Sơn có bài hát ‘Ngụ ngôn mùa Đông’ trong đó có câu “Một ngày mùa đông, trên con đường mòn, một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan…” chưa đủ nói lên thảm cảnh ở An Lộc năm 1972. Với mật độ đạn pháo khủng khiếp của Việt cộng trong những ngày đó, người chết ở đây phải chết tới 5, 6 lần, chết tới khi không còn thịt da để nát!”
Người chết nhiều quá, xác cứ phơi giữa đường, trong góc hẻm, từ ngày này sang ngày khác, không khí ngày càng đặc quánh mùi tử thi, nên giữa hai lần giao chiến, Sư đoàn 5 và Địa phương quân An Lộc tổ chức thu dọn, chở xác dân chúng, xác binh sĩ miền Nam không còn nhận diện được và cả bộ đội miền Bắc cho vào hố chôn tập thể này.
“Đó là sự thật, dân chúng ở An Lộc ai cũng biết”, giọng nói anh bạn tôi run run khi nhớ đến khung cảnh địa ngục mà anh đã phải chứng kiến “5,000 nạn nhân của Việt cộng được chôn ở đây, không có ‘đế quốc Mỹ’ nào dội bom cả”.
Không ảnh cho thấy Thị trấn An Lộc đã trở thành bình địa sau hai tháng bị Việt cộng pháo kích – Ảnh tư liệu
“Ở An Lộc hiện nay vẫn còn nhiều hồn ma lắm”, anh bạn tôi trầm ngâm chia sẻ:
“Ai ở An Lộc mà nói chưa gặp ma bao giờ là nói ‘xạo’. Tôi tin rằng còn rất nhiều hồn ma vẫn đang vất vưởng ở thành phố này vì chưa thể siêu thoát. Người chết 5, 6 lần làm sao siêu thoát được nếu người giết họ vẫn đang nhởn nhơ sống với “chiến thắng oai hùng”? Làm sao người chết có thể siêu thoát khi bị ‘đồng chí’ bỏ rơi? Ngay cả nấm mồ tập thể mà chính quyền cho rằng chỉ có 3,000 người chết, thế thì chẳng lẽ 2,000 người chết kia vẫn lởn vởn bên ngoài hàng rào “khu di tích lịch sử” không được vào trong vì không được nhà nước công nhận?”
Ông Giáo chỉ lặng yên nghe. Năm mươi năm rồi mà hòn đá vẫn đè nặng trên ngực ông. Cả gia đình người em chết thảm vì đạn pháo Việt cộng, căn nhà nhỏ của họ chỉ còn lại đống gạch vụn thì làm sao xác còn nguyên vẹn. Ông cũng chỉ được người hàng xóm chú Tư nói lại như thế, mà cũng chỉ biết sau này, khi chiến trận đã chấm dứt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Đã bảo đừng nghe lời tụi nó!…
Ông Tư Sài Gòn
15 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng nhưng sẽ rất rủi ro nếu không nghiên cứu kỹ tình hình doanh nghiệp – Minh họa: Viet Stock
Sau sự việc Tân Hoàng Minh lừa dối khách hàng khi phát hành trái phiếu, Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng.
Trước đó, qua hệ thống ngân hàng như SCB, nhiều người hăm hở mua cổ phiếu Vạn Thịnh Phát vì tỷ lệ trả tiền lời cao hơn hẳn so với ngân hàng.
Theo thống kê từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông, thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát – giai đoạn 2018-2019 phát hành 3 lô trái phiếu trị giá khoảng 25.000 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, dự kiến đáo hạn trong giai đoạn 2023-2024.
Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) là một trong những đơn vị tư vấn phát hành có vai trò đại lý đăng ký lưu ký, đại lý thanh toán, đại diện người chủ sở hữu trái phiếu. TVSI cho biết đang làm việc với các tổ chức phát hành, lên phương án đảm bảo thanh toán lãi và gốc cho nhà đầu tư trước ngày hoặc tại ngày đến hạn của lô trái phiếu.
Một giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu của Công ty An Đông. Ảnh: VNExpress
Vào Tháng Mười, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, ông đã làm việc với các nhà phát hành trái phiếu và họ cam kết trả nợ đúng hạn cho nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm khi được ông Phớc hứa chắc nịt như thế. Tuy nhiên, hồi đó một số nhà phân tích tài chính cho rằng ông Phớc không có quyền gì có thể bắt buộc các nhà phát hành trái phiếu cam kết trả nợ đúng hạn cả. Việc trả nợ đúng hạn là điều đương nhiên, còn nếu họ không thể trả nợ vì một lý do nào đó, nhà đầu tư có thể thưa họ ra tòa để đòi lại tiền.
Việc ông Phớc thay nhà đầu tư cam kết “trả nợ đúng hạn cho nhà đầu tư” có vẻ như “lợi dụng sự cả tin” hoặc cũng có thể nói ông Phớc “lợi dụng quyền hạn để tuyên bố những điều vô trách nhiệm”.
Thế nhưng lời “cam kết” của ông Phớc vẫn không làm người dân yên tâm khi họ “lỡ” tin lời đường mật của các ngân hàng mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, hay An Đông.
Những tin tức xấu được đưa ra dồn dập khiến các nhà đầu tư bắt đầu run sợ. Nhiều người biểu tình trước trụ sở Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam và một số chi nhánh ngân hàng vì họ lo sợ bị mất các khoản tiền đầu tư vào trái phiếu của một số doanh nghiệp.
Đến lúc này thì ông Phớc trở mặt khi cho Bộ Tài chính ra thông báo nói rằng nhà đầu tư cần phải tự đánh giá mức độ rủi ro và tự chịu trách nhiệm về quyết định của họ trong việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Lúc này cơ quan của ông Phớc mới giải thích rõ ràng rằng trái phiếu doanh nghiệp không phải là loại hình tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và có độ rủi ro cao hơn sản phẩm này. Phần chênh lệch lãi suất cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ý ông Phớc nói trắng ra là “quý vị ngu thì chịu một mình, chứ trách ai!”
Một số người tụ tập, kêu cứu trước Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam về trái phiếu doanh nghiệp – Ảnh: Facebook Vo Hong Ly
Thực ra, điều đó là đúng. Ở các nước tư bản, ai mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp cũng biết điều này, và nó được giải thích rõ ràng ngay từ đầu. Ở Việt Nam thì không.
Các doanh nghiệp muốn bán được trái phiếu phải nhờ các ngân hàng “bảo lãnh” bán giùm. Ngân hàng quảng bá trái phiếu đó khiến người dân yên tâm mua trái phiếu của ngân hàng đó. Giờ mới vỡ lẽ, ngân hàng chỉ là trung gian ăn tiền “cò”.
Một người chia sẻ trên mạng câu chuyện của mình như thế này:
“Khi tôi hỏi mua trái phiếu chắc ăn không, cô nhân viên ngân hàng nói họ uy tín lắm bác, lại lời hơn ngân hàng nhiều. Động lòng tham tôi hỏi tới, cô nhân viên mới bày tôi cách kiếm tiền: “Bây giờ bác thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng 5 tỷ đồng, trả tiền lời 7%/năm. Bác dùng tiền đó mua trái phiếu với tiền lãi 15%, thế thì ngồi không mỗi năm bác cũng kiếm được hơn 8% rồi”.
“Tôi tính một năm lời 400 triệu đồng, tính ra mỗi tháng có hơn 30 triệu đồng, còn hơn đi làm. Thế là tôi nghe lời cô ấy, giấu vợ mang sổ đỏ ra ngân hàng cầm rồi mua trái phiếu. Bây giờ chúng nó vỡ nợ, nhà nước đang điều tra chẳng biết trái phiếu đó còn giá trị không nữa, nhưng tiền lãi ngân hàng vẫn phải đóng. Vợ tôi thể nào cũng biết, chắc lúc đó ra đường ở!”
Điều an ủi của nạn nhân này là không chỉ mình ông bị ra đường ở, mà sẽ có nhiều người nữa theo chân ông.
Ông Tư Sài Gòn
15 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng nhưng sẽ rất rủi ro nếu không nghiên cứu kỹ tình hình doanh nghiệp – Minh họa: Viet Stock
Sau sự việc Tân Hoàng Minh lừa dối khách hàng khi phát hành trái phiếu, Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng.
Trước đó, qua hệ thống ngân hàng như SCB, nhiều người hăm hở mua cổ phiếu Vạn Thịnh Phát vì tỷ lệ trả tiền lời cao hơn hẳn so với ngân hàng.
Theo thống kê từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông, thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát – giai đoạn 2018-2019 phát hành 3 lô trái phiếu trị giá khoảng 25.000 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, dự kiến đáo hạn trong giai đoạn 2023-2024.
Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) là một trong những đơn vị tư vấn phát hành có vai trò đại lý đăng ký lưu ký, đại lý thanh toán, đại diện người chủ sở hữu trái phiếu. TVSI cho biết đang làm việc với các tổ chức phát hành, lên phương án đảm bảo thanh toán lãi và gốc cho nhà đầu tư trước ngày hoặc tại ngày đến hạn của lô trái phiếu.
Một giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu của Công ty An Đông. Ảnh: VNExpress
Vào Tháng Mười, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, ông đã làm việc với các nhà phát hành trái phiếu và họ cam kết trả nợ đúng hạn cho nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm khi được ông Phớc hứa chắc nịt như thế. Tuy nhiên, hồi đó một số nhà phân tích tài chính cho rằng ông Phớc không có quyền gì có thể bắt buộc các nhà phát hành trái phiếu cam kết trả nợ đúng hạn cả. Việc trả nợ đúng hạn là điều đương nhiên, còn nếu họ không thể trả nợ vì một lý do nào đó, nhà đầu tư có thể thưa họ ra tòa để đòi lại tiền.
Việc ông Phớc thay nhà đầu tư cam kết “trả nợ đúng hạn cho nhà đầu tư” có vẻ như “lợi dụng sự cả tin” hoặc cũng có thể nói ông Phớc “lợi dụng quyền hạn để tuyên bố những điều vô trách nhiệm”.
Thế nhưng lời “cam kết” của ông Phớc vẫn không làm người dân yên tâm khi họ “lỡ” tin lời đường mật của các ngân hàng mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, hay An Đông.
Những tin tức xấu được đưa ra dồn dập khiến các nhà đầu tư bắt đầu run sợ. Nhiều người biểu tình trước trụ sở Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam và một số chi nhánh ngân hàng vì họ lo sợ bị mất các khoản tiền đầu tư vào trái phiếu của một số doanh nghiệp.
Đến lúc này thì ông Phớc trở mặt khi cho Bộ Tài chính ra thông báo nói rằng nhà đầu tư cần phải tự đánh giá mức độ rủi ro và tự chịu trách nhiệm về quyết định của họ trong việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Lúc này cơ quan của ông Phớc mới giải thích rõ ràng rằng trái phiếu doanh nghiệp không phải là loại hình tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và có độ rủi ro cao hơn sản phẩm này. Phần chênh lệch lãi suất cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ý ông Phớc nói trắng ra là “quý vị ngu thì chịu một mình, chứ trách ai!”
Một số người tụ tập, kêu cứu trước Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam về trái phiếu doanh nghiệp – Ảnh: Facebook Vo Hong Ly
Thực ra, điều đó là đúng. Ở các nước tư bản, ai mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp cũng biết điều này, và nó được giải thích rõ ràng ngay từ đầu. Ở Việt Nam thì không.
Các doanh nghiệp muốn bán được trái phiếu phải nhờ các ngân hàng “bảo lãnh” bán giùm. Ngân hàng quảng bá trái phiếu đó khiến người dân yên tâm mua trái phiếu của ngân hàng đó. Giờ mới vỡ lẽ, ngân hàng chỉ là trung gian ăn tiền “cò”.
Một người chia sẻ trên mạng câu chuyện của mình như thế này:
“Khi tôi hỏi mua trái phiếu chắc ăn không, cô nhân viên ngân hàng nói họ uy tín lắm bác, lại lời hơn ngân hàng nhiều. Động lòng tham tôi hỏi tới, cô nhân viên mới bày tôi cách kiếm tiền: “Bây giờ bác thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng 5 tỷ đồng, trả tiền lời 7%/năm. Bác dùng tiền đó mua trái phiếu với tiền lãi 15%, thế thì ngồi không mỗi năm bác cũng kiếm được hơn 8% rồi”.
“Tôi tính một năm lời 400 triệu đồng, tính ra mỗi tháng có hơn 30 triệu đồng, còn hơn đi làm. Thế là tôi nghe lời cô ấy, giấu vợ mang sổ đỏ ra ngân hàng cầm rồi mua trái phiếu. Bây giờ chúng nó vỡ nợ, nhà nước đang điều tra chẳng biết trái phiếu đó còn giá trị không nữa, nhưng tiền lãi ngân hàng vẫn phải đóng. Vợ tôi thể nào cũng biết, chắc lúc đó ra đường ở!”
Điều an ủi của nạn nhân này là không chỉ mình ông bị ra đường ở, mà sẽ có nhiều người nữa theo chân ông.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Chuyện gã hề: Nhân dân cũng hết nhời!
Ông Tư Sài Gòn
27 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Bài viết “Cái tát của mẹ!” của gã hề Xuân Bắc bị thiên hạ chửi “sấp mặt”, nhưng gã vẫn an nhiên tự tại, ngồi rung đùi uống rượu Tết. Người ta nói gã mất dạy, khi tự ví gã là “thằng mẹ thiên hạ”, còn khán giả như những đứa con hỗn xược, bị “thằng mẹ” tát lật mặt, vì cái tội “ăn cháo đá bát”.
Bài được đăng tối mùng Một Tết, cho đến ngày mùng Sáu Tết gã vẫn để ở chế độ công khai cho thiên hạ trên Facebook vào chửi. Nhiều câu chửi nghe chướng tai ghê lắm nhưng gã vẫn lặng thinh, cười ruồi. Giờ mới thấy nụ cười của gã đêu đểu, chứ trước đây chỉ thấy gia giả thôi!
Đểu một cái là cũng trong ngày Mùng Một Tết, có một bài báo phỏng vấn gã. Gã nói như đinh đóng cột là khen chê là quyền của mọi người… Nếu mọi người không vừa lòng thì gã sẽ xem xét để cố gắng hơn…
“Tôi quen với những nhận xét hai chiều. Bạn nghĩ đi, cái gì cũng có hai chiều, chưa hẳn lời chê là xấu, chỉ là do cảm nhận khác nhau thôi. Tôi đón nhận như điều tất yếu, dễ hiểu của cuộc đời”.
Bài viết “Cái tát của mẹ!” của gã hề Nguyễn Xuân Bắc nhận được nhiều “gạch đá” trên Facebook – Chụp màn hình
Người ta chưa “tiêu hóa” câu nói đó của gã thì gã giơ tay xáng cái “BỐP!!!” vào khán giả.
Gã lật mặt trong một nốt nhạc. Thế mà trên Facebook, cụ Nguyễn Thắng còn nhẹ nhàng khuyên gã đừng mắc bệnh ngôi sao, vì “sẽ nhận được cái tát của người dân trong sự nghiệp sắp tới”. Gã nhếch mép chẳng thèm đếm xỉa.
Cụ Đức thì phân tích: “Ông nằm và nghĩ lại đi công chúng họ đưa ông lên được thị họ cũng có thể vít cổ ông xuống. Ông nghĩ ông là ai, mà ông ám chỉ bài viết cái tát của mẹ, để chửi khán giả? Mong sao táo quân sang năm không phải nhìn thấy cái mặt của ông, ông móm hàm dưới ạ!”
Gã bất chợt đưa tay rờ cái cằm của gã tính nói gì đó nhưng sợ bị chửi nữa nên giữ im lặng. Em gái Hà Thảo còn đá qua bộ phận trên cái cằm của gã bằng câu: “Mỏ nhọn hoắt thế kia nịnh bợ thì nhất Hà Nội!” Cái miệng mà em gọi bằng mỏ thì xem ra em khinh gã ra mặt.
Chẳng biết em Thảo có biết xem tướng không mà nói “như đúng rồi”, giờ nhìn kỹ mới thấy mỏ gã nhọn thật. Theo nhân tướng học thì đàn ông nào mỏ nhọn thường là người không thành thật, nói hay làm ít. Đa số họ là người ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân và vì lợi ích của mình mà sẵn sàng làm tổn thương người khác. Trong chuyện tình cảm, những người này còn được xem là thiếu trung thủy, dễ ngoại tình.
Phần đầu có lẽ đúng, chỉ tính bài “Cái tát của mẹ!” thôi đã làm tổn thương biết bao nhiêu người, khiến họ tập hợp lại tẩy chay gã. Thêm cái tướng “móm hàm dưới” của gã cũng chẳng tốt đẹp gì, vì nó thể hiện con người cố chấp, luôn coi mình là trung tâm vũ trụ. Còn vế sau chưa biết thế nào, vì nếu gã muốn ngoại tình cũng chẳng dễ. Trước đây thiên hạ đã từng chứng kiến vợ gã “động miệng” rồi. Ai cũng né!
Có người lại đem trình độ viết văn của gã ra phê phán, nói chữ nghĩa lủng cà lủng củng, chính tả sai be bét. Cụ bà Bằng Lăng Tím nói gã có “văn phong lớp 4”, nhưng cụ Thắng chỉ đánh giá gã chỉ mới học lớp 2 thôi, cụ nói “lên lớp 4 là được xem như có học rồi, chữ nghĩa phải khác”.
Cô nàng Vô Thường lại có một so sánh rất hình tượng: “Giám Đốc Nhà Hát Kịch Việt Nam (là gã) có trình độ ngang với Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm Nhà Bè (gã này không biết chữ)!”
Chỉ vì cái bài chết tiệt ví mình như “thằng mẹ thiên hạ” mà gã bị người đời khinh bỉ đến như thế, chứ gã học không đến nỗi tồi. Gã tốt nghiệp Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 1998, sau đó làm việc tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Thế là nhân dân đóng thuế nuôi gã, cho gã phát triển sự nghiệp từ đó đến nay. Sau 17 năm làm hề, diễn tuồng cho nhà hát, nhờ vào đảng hắn được ban cho danh xưng “Nghệ sĩ Ưu tú” năm 2015, rồi năm sau gã nhảy thót lên ghế Phó Giám đốc. Đến năm 2021 gã leo lên đỉnh của quyền lực: Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Chức này tương đương với hàm Vụ trưởng đấy, chứ chẳng nhỏ đâu.
Một số commnet dưới bài viết “Cái tát của mẹ!” của gã hề Nguyễn Xuân Bắc – Chụp màn hình
Có thể vì thế mà gã trở nên ngạo mạn, chửi khán giả như mẹ chửi con. Gã làm cho nhiều người thấy nhục, vì đã còng lưng đóng tiền thuế nuôi gã phổng phao, ăn trên ngồi trốc để rồi gã múa mỏ chửi cả thiên hạ như thế.
Nàng Bạch Hoàn “xách đầu” gã vứt trước mặt các “quan văn hóa” cấp cao hơn gã đặt câu hỏi: “Tại sao một người với trình độ kém cỏi (đến mức đánh máy còn không biết bỏ dấu câu sao cho đúng), một người với nhận thức lệch lạc, ăn nói thô bỉ, thể hiện tục tĩu… lại có thể là GIÁM ĐỐC Nhà hát kịch Việt Nam?” Và:
“Tại sao một người có tư duy đứng trên người khác, tư duy ban phát, đòi hỏi người khác phải biết ơn dù mình làm dở, dù anh ta chẳng cho không người khác thứ gì… lại có thể làm người quản lý các nghệ sĩ, làm người truyền bá văn hoá và xây dựng đời sống tinh thần cho người khác?”
Nhiều người cũng cho rằng gã không xứng đáng ngồi trên chiếc ghế Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, cần gom 10.000 chữ ký gởi đến cơ quan chủ quản của gã yêu cầu cho gã về vườn.
Có lẽ nàng Bạch Hoàn và nhiều người nữa sẽ rất thất vọng vì trong buổi trả lời phỏng vấn báo Dân Việt ngày 26 Tháng Giêng (mùng Năm Tết), ông Trần Hương Dương – Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn chỉ khuyên gã cân nhắc lời ăn tiếng nói, và thận trọng trong mọi hành xử thôi. Ông nói:
“Xuân Bắc cần rút kinh nghiệm và cần có lời chia sẻ chân thành đối với khán giả nói chung và những người yêu mến anh nói riêng để mọi người cảm thông”.
Lời phát biểu của ông Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn (cấp trên của gã) như một cái tát mạnh hơn cái tát của gã đánh vào khán giả. Nó cho mọi người thấy gã biết dùng “con bài” nào để hóa giải “tai kiếp”.
Chú em Trần Tây Côn cho rằng ông Dương đã có một pha mở đường hết sức tinh tế, và dự đoán rằng “hôm nay Bắc sẽ có nhời mong nhân dân tha thứ!”
Nhân dân cũng hết nhời, và cũng chẳng muốn nghe.
Ông Tư Sài Gòn
27 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ
Bài viết “Cái tát của mẹ!” của gã hề Xuân Bắc bị thiên hạ chửi “sấp mặt”, nhưng gã vẫn an nhiên tự tại, ngồi rung đùi uống rượu Tết. Người ta nói gã mất dạy, khi tự ví gã là “thằng mẹ thiên hạ”, còn khán giả như những đứa con hỗn xược, bị “thằng mẹ” tát lật mặt, vì cái tội “ăn cháo đá bát”.
Bài được đăng tối mùng Một Tết, cho đến ngày mùng Sáu Tết gã vẫn để ở chế độ công khai cho thiên hạ trên Facebook vào chửi. Nhiều câu chửi nghe chướng tai ghê lắm nhưng gã vẫn lặng thinh, cười ruồi. Giờ mới thấy nụ cười của gã đêu đểu, chứ trước đây chỉ thấy gia giả thôi!
Đểu một cái là cũng trong ngày Mùng Một Tết, có một bài báo phỏng vấn gã. Gã nói như đinh đóng cột là khen chê là quyền của mọi người… Nếu mọi người không vừa lòng thì gã sẽ xem xét để cố gắng hơn…
“Tôi quen với những nhận xét hai chiều. Bạn nghĩ đi, cái gì cũng có hai chiều, chưa hẳn lời chê là xấu, chỉ là do cảm nhận khác nhau thôi. Tôi đón nhận như điều tất yếu, dễ hiểu của cuộc đời”.
Bài viết “Cái tát của mẹ!” của gã hề Nguyễn Xuân Bắc nhận được nhiều “gạch đá” trên Facebook – Chụp màn hình
Người ta chưa “tiêu hóa” câu nói đó của gã thì gã giơ tay xáng cái “BỐP!!!” vào khán giả.
Gã lật mặt trong một nốt nhạc. Thế mà trên Facebook, cụ Nguyễn Thắng còn nhẹ nhàng khuyên gã đừng mắc bệnh ngôi sao, vì “sẽ nhận được cái tát của người dân trong sự nghiệp sắp tới”. Gã nhếch mép chẳng thèm đếm xỉa.
Cụ Đức thì phân tích: “Ông nằm và nghĩ lại đi công chúng họ đưa ông lên được thị họ cũng có thể vít cổ ông xuống. Ông nghĩ ông là ai, mà ông ám chỉ bài viết cái tát của mẹ, để chửi khán giả? Mong sao táo quân sang năm không phải nhìn thấy cái mặt của ông, ông móm hàm dưới ạ!”
Gã bất chợt đưa tay rờ cái cằm của gã tính nói gì đó nhưng sợ bị chửi nữa nên giữ im lặng. Em gái Hà Thảo còn đá qua bộ phận trên cái cằm của gã bằng câu: “Mỏ nhọn hoắt thế kia nịnh bợ thì nhất Hà Nội!” Cái miệng mà em gọi bằng mỏ thì xem ra em khinh gã ra mặt.
Chẳng biết em Thảo có biết xem tướng không mà nói “như đúng rồi”, giờ nhìn kỹ mới thấy mỏ gã nhọn thật. Theo nhân tướng học thì đàn ông nào mỏ nhọn thường là người không thành thật, nói hay làm ít. Đa số họ là người ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân và vì lợi ích của mình mà sẵn sàng làm tổn thương người khác. Trong chuyện tình cảm, những người này còn được xem là thiếu trung thủy, dễ ngoại tình.
Phần đầu có lẽ đúng, chỉ tính bài “Cái tát của mẹ!” thôi đã làm tổn thương biết bao nhiêu người, khiến họ tập hợp lại tẩy chay gã. Thêm cái tướng “móm hàm dưới” của gã cũng chẳng tốt đẹp gì, vì nó thể hiện con người cố chấp, luôn coi mình là trung tâm vũ trụ. Còn vế sau chưa biết thế nào, vì nếu gã muốn ngoại tình cũng chẳng dễ. Trước đây thiên hạ đã từng chứng kiến vợ gã “động miệng” rồi. Ai cũng né!
Có người lại đem trình độ viết văn của gã ra phê phán, nói chữ nghĩa lủng cà lủng củng, chính tả sai be bét. Cụ bà Bằng Lăng Tím nói gã có “văn phong lớp 4”, nhưng cụ Thắng chỉ đánh giá gã chỉ mới học lớp 2 thôi, cụ nói “lên lớp 4 là được xem như có học rồi, chữ nghĩa phải khác”.
Cô nàng Vô Thường lại có một so sánh rất hình tượng: “Giám Đốc Nhà Hát Kịch Việt Nam (là gã) có trình độ ngang với Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm Nhà Bè (gã này không biết chữ)!”
Chỉ vì cái bài chết tiệt ví mình như “thằng mẹ thiên hạ” mà gã bị người đời khinh bỉ đến như thế, chứ gã học không đến nỗi tồi. Gã tốt nghiệp Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 1998, sau đó làm việc tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Thế là nhân dân đóng thuế nuôi gã, cho gã phát triển sự nghiệp từ đó đến nay. Sau 17 năm làm hề, diễn tuồng cho nhà hát, nhờ vào đảng hắn được ban cho danh xưng “Nghệ sĩ Ưu tú” năm 2015, rồi năm sau gã nhảy thót lên ghế Phó Giám đốc. Đến năm 2021 gã leo lên đỉnh của quyền lực: Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Chức này tương đương với hàm Vụ trưởng đấy, chứ chẳng nhỏ đâu.
Một số commnet dưới bài viết “Cái tát của mẹ!” của gã hề Nguyễn Xuân Bắc – Chụp màn hình
Có thể vì thế mà gã trở nên ngạo mạn, chửi khán giả như mẹ chửi con. Gã làm cho nhiều người thấy nhục, vì đã còng lưng đóng tiền thuế nuôi gã phổng phao, ăn trên ngồi trốc để rồi gã múa mỏ chửi cả thiên hạ như thế.
Nàng Bạch Hoàn “xách đầu” gã vứt trước mặt các “quan văn hóa” cấp cao hơn gã đặt câu hỏi: “Tại sao một người với trình độ kém cỏi (đến mức đánh máy còn không biết bỏ dấu câu sao cho đúng), một người với nhận thức lệch lạc, ăn nói thô bỉ, thể hiện tục tĩu… lại có thể là GIÁM ĐỐC Nhà hát kịch Việt Nam?” Và:
“Tại sao một người có tư duy đứng trên người khác, tư duy ban phát, đòi hỏi người khác phải biết ơn dù mình làm dở, dù anh ta chẳng cho không người khác thứ gì… lại có thể làm người quản lý các nghệ sĩ, làm người truyền bá văn hoá và xây dựng đời sống tinh thần cho người khác?”
Nhiều người cũng cho rằng gã không xứng đáng ngồi trên chiếc ghế Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, cần gom 10.000 chữ ký gởi đến cơ quan chủ quản của gã yêu cầu cho gã về vườn.
Có lẽ nàng Bạch Hoàn và nhiều người nữa sẽ rất thất vọng vì trong buổi trả lời phỏng vấn báo Dân Việt ngày 26 Tháng Giêng (mùng Năm Tết), ông Trần Hương Dương – Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn chỉ khuyên gã cân nhắc lời ăn tiếng nói, và thận trọng trong mọi hành xử thôi. Ông nói:
“Xuân Bắc cần rút kinh nghiệm và cần có lời chia sẻ chân thành đối với khán giả nói chung và những người yêu mến anh nói riêng để mọi người cảm thông”.
Lời phát biểu của ông Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn (cấp trên của gã) như một cái tát mạnh hơn cái tát của gã đánh vào khán giả. Nó cho mọi người thấy gã biết dùng “con bài” nào để hóa giải “tai kiếp”.
Chú em Trần Tây Côn cho rằng ông Dương đã có một pha mở đường hết sức tinh tế, và dự đoán rằng “hôm nay Bắc sẽ có nhời mong nhân dân tha thứ!”
Nhân dân cũng hết nhời, và cũng chẳng muốn nghe.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Quảng Bình: Xã nghèo xây đền thờ lớn rồi… không biết thờ ai!
Ông Tư Sài Gòn
9 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Nhiều hạng mục Đền Trôốc Vực đã hoàn thành và đưa vào hương khói, nhưng chưa biết thờ ai! – Ảnh: Tiền Phong
Cái đền thờ Troốc Vực này diện tích tổng thể lên đến 7.600 m2, thế mà từ lúc Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho động thổ xây dựng từ Tháng Ba năm 2022 cho đến nay, chính quyện cấp trên là huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) “không hề biết”!
Điều lạ là cho đến nay dù đã có nhiều hạng mục công trình hoàn thành và đưa vào thờ cúng, nhưng lãnh đạo huyện cho biết… chưa biết thờ ai?
Bây giờ mới bắt đầu câu chuyện dở khóc dở cười.
Theo báo Tiền Phong, khu đất xây đền thờ này nằm ở vị trí rất đẹp, trên quả đồi trồng thông, phía trước là thượng nguồn sông Kiến Giang. Hồi trước ở đấy có một cái miếu nhỏ do dân làng lập, đặt tên Miếu Bà. Giờ thì chẳng ai biết tên bà nhưng dân làng cứ quanh năm nhang khói theo tục lệ.
Đùng một cái, ngày 28 Tháng Ba năm 2022, ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ban hành Quyết định số 419/UBND-ĐCXD “Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng, tôn tạo quần thể danh thắng văn hóa tâm linh Đền Trôốc Vực tại thôn Văn Minh, xã Trường Thủy”, theo hình thức xã hội hoá. Nhà đầu tư được chấp thuận là Công ty CP Giáo dục Trí Nhân Tâm, có trụ sở tại TP Đồng Hới, với tổng mức đầu tư 29,9 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 7.600m2, bao gồm đất rừng sản xuất và đất trồng cây hằng năm.
Thực ra theo luật định thì ông chủ tịch xã làm gì có cái quyền lớn như thế! Thêm nữa, công ty Trí Nhân Tâm, chủ đầu tư khu Đền thờ Trôốc Vực không phép, lại chính là công ty đã mất “uy tín” với tỉnh Quảng Bình khi thi công công trình trùng tu, tôn tạo, mở rộng Di tích Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh dưới chân Đèo Ngang đã 10 năm rồi vẫn chưa xong.
Dư luận biết chuyện rất ngạc nhiên, vì một ông chủ tịch xã bé tí tẹo mà dám “qua mặt” cấp trên chi bạo tay 29,9 tỷ đồng thì chắc phải dựa vào ai đó. Còn công ty xây di tích 10 năm chưa xong nhưng vẫn không bị phạt hay đưa ra tòa thì chắc chủ tịch tỉnh cũng đang “ngậm bồ hòn”.
Trang web Quảng Bình Travel tạo huyền thoại giả cho Đền Trôốc Vực – Ảnh chụp màn hình
Chính quyền nát từ trên, nên xuống tới xã giống như tương bần thì cũng không có gì lạ.
Bây giờ đến phần “đổ lỗi.
Ông Đặng Đại Tình (cũng tên Tình), Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho rằng, công trình nói trên là do xã làm, ông sẽ cho kiểm tra, rà soát thủ tục để hoàn thiện đúng luật, “đó chưa phải là quần thể danh thắng vì chưa xếp hạng, cũng như việc thờ ai chưa tường minh”.
Ý ông Tình (tỉnh) là ông Tình (xã) làm bậy, vượt cấp nên UBND huyện rồi tỉnh không biết, giờ thì các ông phải “nắn” luật lại cho đúng với thực tế. Nghe vui ghê!
Xui cho ông Tình (tỉnh) là phóng viên báo Tiền Phong lại tìm ra được một loạt văn bản liên quan khu quần thể này do UBND xã gửi Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, đều do UBND huyện Lệ Thủy gửi đều có chữ ký của Phó Chủ tịch và Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy.
Dư luận lại “ồ” lên nói “thì ra các ông biết sai nhưng vẫn ‘nhắm mắt’ cho qua. Chỉ có tiền mới kéo cái mắt của mấy ông sụp xuống được. Hèn chi thấy ông Tình (xã) chẳng lo lắng gì cả. Có chết thì chết chùm mà!”
Có vẻ như chính quyền các cấp sẽ thương lượng xử lý vụ này cho êm, nên hiện nay họ chỉ lo xử lý “mặt trận truyền thông”, đưa dân chúng vào vùng u mê bằng việc “tô vẽ” nhiều giai thoại nhằm hợp thức hoá cho ý đồ của mình.
Họ cho rằng, ở khu vực Trôốc Vực là rất linh thiêng, nên Cao Biền – một nhà phong thuỷ của Trung Quốc cổ đại đã đến đây trấn yểm nhằm triệt long mạch nhưng không thành; đền thờ Trôốc Vực liên quan cội nguồn dân tộc vì thờ Tổ Mẫu Linh Từ…
Điều này khiến giới học giả và dư luận hết sức bất bình khi chính quyền xem dân chúng như một “lũ vô học”, không biết gì về lịch sử hay giai thoại.
Một học giả cho rằng, tất cả những nhân vật trong các giai thoại này đều ở trước thời điểm vùng đất Quảng Bình từ Chiêm Thành thuộc về Đại Việt. Do vậy Cao Biền và Tổ Mẫu Linh Từ sẽ không vào vùng đất Chiêm Thành để trấn yểm, cũng như linh ứng.
Trước dẫn chứng của học giả này, các vị lãnh đạo từ xã lên tới tỉnh đang tìm một huyền thoạt khác thế nào sao cho vùng đất này “linh ứng”. Nếu tìm không được, chắc một số vị sẽ về chung một mái nhà… tù.
Ông Tư Sài Gòn
9 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ
Nhiều hạng mục Đền Trôốc Vực đã hoàn thành và đưa vào hương khói, nhưng chưa biết thờ ai! – Ảnh: Tiền Phong
Cái đền thờ Troốc Vực này diện tích tổng thể lên đến 7.600 m2, thế mà từ lúc Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho động thổ xây dựng từ Tháng Ba năm 2022 cho đến nay, chính quyện cấp trên là huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) “không hề biết”!
Điều lạ là cho đến nay dù đã có nhiều hạng mục công trình hoàn thành và đưa vào thờ cúng, nhưng lãnh đạo huyện cho biết… chưa biết thờ ai?
Bây giờ mới bắt đầu câu chuyện dở khóc dở cười.
Theo báo Tiền Phong, khu đất xây đền thờ này nằm ở vị trí rất đẹp, trên quả đồi trồng thông, phía trước là thượng nguồn sông Kiến Giang. Hồi trước ở đấy có một cái miếu nhỏ do dân làng lập, đặt tên Miếu Bà. Giờ thì chẳng ai biết tên bà nhưng dân làng cứ quanh năm nhang khói theo tục lệ.
Đùng một cái, ngày 28 Tháng Ba năm 2022, ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ban hành Quyết định số 419/UBND-ĐCXD “Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng, tôn tạo quần thể danh thắng văn hóa tâm linh Đền Trôốc Vực tại thôn Văn Minh, xã Trường Thủy”, theo hình thức xã hội hoá. Nhà đầu tư được chấp thuận là Công ty CP Giáo dục Trí Nhân Tâm, có trụ sở tại TP Đồng Hới, với tổng mức đầu tư 29,9 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 7.600m2, bao gồm đất rừng sản xuất và đất trồng cây hằng năm.
Thực ra theo luật định thì ông chủ tịch xã làm gì có cái quyền lớn như thế! Thêm nữa, công ty Trí Nhân Tâm, chủ đầu tư khu Đền thờ Trôốc Vực không phép, lại chính là công ty đã mất “uy tín” với tỉnh Quảng Bình khi thi công công trình trùng tu, tôn tạo, mở rộng Di tích Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh dưới chân Đèo Ngang đã 10 năm rồi vẫn chưa xong.
Dư luận biết chuyện rất ngạc nhiên, vì một ông chủ tịch xã bé tí tẹo mà dám “qua mặt” cấp trên chi bạo tay 29,9 tỷ đồng thì chắc phải dựa vào ai đó. Còn công ty xây di tích 10 năm chưa xong nhưng vẫn không bị phạt hay đưa ra tòa thì chắc chủ tịch tỉnh cũng đang “ngậm bồ hòn”.
Trang web Quảng Bình Travel tạo huyền thoại giả cho Đền Trôốc Vực – Ảnh chụp màn hình
Chính quyền nát từ trên, nên xuống tới xã giống như tương bần thì cũng không có gì lạ.
Bây giờ đến phần “đổ lỗi.
Ông Đặng Đại Tình (cũng tên Tình), Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho rằng, công trình nói trên là do xã làm, ông sẽ cho kiểm tra, rà soát thủ tục để hoàn thiện đúng luật, “đó chưa phải là quần thể danh thắng vì chưa xếp hạng, cũng như việc thờ ai chưa tường minh”.
Ý ông Tình (tỉnh) là ông Tình (xã) làm bậy, vượt cấp nên UBND huyện rồi tỉnh không biết, giờ thì các ông phải “nắn” luật lại cho đúng với thực tế. Nghe vui ghê!
Xui cho ông Tình (tỉnh) là phóng viên báo Tiền Phong lại tìm ra được một loạt văn bản liên quan khu quần thể này do UBND xã gửi Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, đều do UBND huyện Lệ Thủy gửi đều có chữ ký của Phó Chủ tịch và Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy.
Dư luận lại “ồ” lên nói “thì ra các ông biết sai nhưng vẫn ‘nhắm mắt’ cho qua. Chỉ có tiền mới kéo cái mắt của mấy ông sụp xuống được. Hèn chi thấy ông Tình (xã) chẳng lo lắng gì cả. Có chết thì chết chùm mà!”
Có vẻ như chính quyền các cấp sẽ thương lượng xử lý vụ này cho êm, nên hiện nay họ chỉ lo xử lý “mặt trận truyền thông”, đưa dân chúng vào vùng u mê bằng việc “tô vẽ” nhiều giai thoại nhằm hợp thức hoá cho ý đồ của mình.
Họ cho rằng, ở khu vực Trôốc Vực là rất linh thiêng, nên Cao Biền – một nhà phong thuỷ của Trung Quốc cổ đại đã đến đây trấn yểm nhằm triệt long mạch nhưng không thành; đền thờ Trôốc Vực liên quan cội nguồn dân tộc vì thờ Tổ Mẫu Linh Từ…
Điều này khiến giới học giả và dư luận hết sức bất bình khi chính quyền xem dân chúng như một “lũ vô học”, không biết gì về lịch sử hay giai thoại.
Một học giả cho rằng, tất cả những nhân vật trong các giai thoại này đều ở trước thời điểm vùng đất Quảng Bình từ Chiêm Thành thuộc về Đại Việt. Do vậy Cao Biền và Tổ Mẫu Linh Từ sẽ không vào vùng đất Chiêm Thành để trấn yểm, cũng như linh ứng.
Trước dẫn chứng của học giả này, các vị lãnh đạo từ xã lên tới tỉnh đang tìm một huyền thoạt khác thế nào sao cho vùng đất này “linh ứng”. Nếu tìm không được, chắc một số vị sẽ về chung một mái nhà… tù.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Ông Tư Sài Gòn: Không đùa được đâu ông Thi à!
Không đùa được đâu ông Thi à!
Ông Tư Sài Gòn
6 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội – kiến nghị cho phép Nghệ sĩ Nhân dân được tính tương đương với Tiến sĩ – Ảnh: Quốc Hội
Trong buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ngày 6 Tháng Ba, ông Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội – làm giới học thuật người Việt (trên toàn thế giới) choáng váng, khi đưa ra kiến nghị trường của ông “cần có một cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), Nghệ sĩ Nhân dân (NSND)”. Qua đó, ông PGS. TS Nguyễn Đình Thi trân trọng đề nghị Quốc hội cho phép NSƯT được tính tương đương học vị Thạc sĩ, và NSND được tính tương đương với học vị Tiến sĩ.
Ông Thi nói có như thế mới “phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của ngành đào tạo”.
Chẳng biết phái đoàn của Quốc hội nghe xong đề nghị của ông Thi có “vãi… hồn” không, chứ giới trí thức, khoa bảng ai nấy giật bắn người như bị sét đánh. Họ quay qua hỏi nhau: “Ông này là tiến sĩ lò… giấy chui ra à?”
Một vị tiến sĩ nói, chắc anh em NSƯT và NSND đang công tác ở trường ông họ “tâm tư” lắm, nên mới nhờ ông mở lời. “Cũng khó xử cho ông Thi, không nói thì anh em bảo chúng tớ đóng góp như thế mà cậu không giúp thì anh em gì. Còn nói ra thì quả thật, không ngửi nổi”.
Thử nghĩ mà xem, kiến nghị này mà loang ra như nước đái mèo thì khai hết cả nước.
Tưởng tượng một ngày đẹp trời, các anh hề chèo, hài cải lương, tấu hài, MC “danh hài”, vân vân… bỗng trở thành Tiến sĩ hết một lượt nhỉ! Cầm trên tay tấm danh thiếp “Tiến sĩ hài” oai hơn “danh hài” các loại nhiều chứ.
Rồi mấy anh chị cầm tấm bảng NSƯT, tương đương với Thạc sĩ, lại khóc rưng rức vì chưa được xét tuyển lên NSND, khiến mất luôn cơ hội in danh thiếp “Tiến sĩ cải lương”.
Lò biến Nghệ sĩ Nhân dân thành Tiến sĩ – Biếm họa
Trước đây đã có một nghệ sĩ cải lương ganh tỵ với nghệ sĩ ca nhạc về danh hiệu này rồi. Ổng nói: “Cái thằng ca sĩ đó hát giọng lơ lớ như Hàn Quốc thì có gì hay ho. Nó làm sao hát một câu cả trăm chữ như tôi. Thế mà lại được làm NSND trước tôi là sao trời?”
Chữ “trờiiii…” ổng kéo dài nghe ai oán lắm!
Một em ca sĩ trẻ nghe ông nghệ sĩ cải lương than thân trách phận thấy bực mình nói: “Đừng háo danh quá chú ơi! Những người trẻ như con mới cần chứ già sắp xuống lỗ như chú thì còn lấy mấy cái danh hão dó làm gì. À mà nghệ sĩ quèn như tụi con có lấy cái tương đương ‘tốt nghiệp phổ thông’ được không chú?”
Biết đâu lúc đó, mấy bà mẹ Việt Nam Anh Hùng cũng đứng lên đòi quyền lợi: “Các con ơi! Các con ơi! Mẹ là mẹ của cả nước Việt Nam Anh Hùng thì phải hơn thằng Nghệ sĩ Nhân dân chứ nhể? Đúng không? Đúng thì phải cấp cho Mẹ cái bằng Giáo sư các con ạ!”
Rồi những người có các “danh hiệu cao quý” do đảng và nhà nước cấp như “50 năm tuổi đảng”, “huân chương lao động hạng 3”,… thì sao nhỉ? Đương nhiên họ cũng phải đòi cái “tương đương” chứ đâu có ngồi yên cho đám “xướng ca vô loài”, hay đám “thọc léc thiên hạ” leo lên đầu lên cổ được.
Mà lúc đó chắc gì đám liệt sĩ chịu nằm yên dưới mồ!
Đến nước này thì không đùa được đâu ông Thi à!
Ông Tư Sài Gòn
6 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ
Ông Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội – kiến nghị cho phép Nghệ sĩ Nhân dân được tính tương đương với Tiến sĩ – Ảnh: Quốc Hội
Trong buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ngày 6 Tháng Ba, ông Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội – làm giới học thuật người Việt (trên toàn thế giới) choáng váng, khi đưa ra kiến nghị trường của ông “cần có một cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), Nghệ sĩ Nhân dân (NSND)”. Qua đó, ông PGS. TS Nguyễn Đình Thi trân trọng đề nghị Quốc hội cho phép NSƯT được tính tương đương học vị Thạc sĩ, và NSND được tính tương đương với học vị Tiến sĩ.
Ông Thi nói có như thế mới “phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của ngành đào tạo”.
Chẳng biết phái đoàn của Quốc hội nghe xong đề nghị của ông Thi có “vãi… hồn” không, chứ giới trí thức, khoa bảng ai nấy giật bắn người như bị sét đánh. Họ quay qua hỏi nhau: “Ông này là tiến sĩ lò… giấy chui ra à?”
Một vị tiến sĩ nói, chắc anh em NSƯT và NSND đang công tác ở trường ông họ “tâm tư” lắm, nên mới nhờ ông mở lời. “Cũng khó xử cho ông Thi, không nói thì anh em bảo chúng tớ đóng góp như thế mà cậu không giúp thì anh em gì. Còn nói ra thì quả thật, không ngửi nổi”.
Thử nghĩ mà xem, kiến nghị này mà loang ra như nước đái mèo thì khai hết cả nước.
Tưởng tượng một ngày đẹp trời, các anh hề chèo, hài cải lương, tấu hài, MC “danh hài”, vân vân… bỗng trở thành Tiến sĩ hết một lượt nhỉ! Cầm trên tay tấm danh thiếp “Tiến sĩ hài” oai hơn “danh hài” các loại nhiều chứ.
Rồi mấy anh chị cầm tấm bảng NSƯT, tương đương với Thạc sĩ, lại khóc rưng rức vì chưa được xét tuyển lên NSND, khiến mất luôn cơ hội in danh thiếp “Tiến sĩ cải lương”.
Lò biến Nghệ sĩ Nhân dân thành Tiến sĩ – Biếm họa
Trước đây đã có một nghệ sĩ cải lương ganh tỵ với nghệ sĩ ca nhạc về danh hiệu này rồi. Ổng nói: “Cái thằng ca sĩ đó hát giọng lơ lớ như Hàn Quốc thì có gì hay ho. Nó làm sao hát một câu cả trăm chữ như tôi. Thế mà lại được làm NSND trước tôi là sao trời?”
Chữ “trờiiii…” ổng kéo dài nghe ai oán lắm!
Một em ca sĩ trẻ nghe ông nghệ sĩ cải lương than thân trách phận thấy bực mình nói: “Đừng háo danh quá chú ơi! Những người trẻ như con mới cần chứ già sắp xuống lỗ như chú thì còn lấy mấy cái danh hão dó làm gì. À mà nghệ sĩ quèn như tụi con có lấy cái tương đương ‘tốt nghiệp phổ thông’ được không chú?”
Biết đâu lúc đó, mấy bà mẹ Việt Nam Anh Hùng cũng đứng lên đòi quyền lợi: “Các con ơi! Các con ơi! Mẹ là mẹ của cả nước Việt Nam Anh Hùng thì phải hơn thằng Nghệ sĩ Nhân dân chứ nhể? Đúng không? Đúng thì phải cấp cho Mẹ cái bằng Giáo sư các con ạ!”
Rồi những người có các “danh hiệu cao quý” do đảng và nhà nước cấp như “50 năm tuổi đảng”, “huân chương lao động hạng 3”,… thì sao nhỉ? Đương nhiên họ cũng phải đòi cái “tương đương” chứ đâu có ngồi yên cho đám “xướng ca vô loài”, hay đám “thọc léc thiên hạ” leo lên đầu lên cổ được.
Mà lúc đó chắc gì đám liệt sĩ chịu nằm yên dưới mồ!
Đến nước này thì không đùa được đâu ông Thi à!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Đàn Ông Không Thể Tin Được
» Ti'nh vầy được không ?
» Không thể ngờ được!!!!
» Tìm được kho tàng khổng lồ $10,000,000,000,000,000,000
» Cô Vi không thể nào xâm nhập được hết nếu
» Ti'nh vầy được không ?
» Không thể ngờ được!!!!
» Tìm được kho tàng khổng lồ $10,000,000,000,000,000,000
» Cô Vi không thể nào xâm nhập được hết nếu
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum