Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Page 1 of 1 • Share
Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Phải khen Litauen, 1 nước nhỏ bé dám chống lại Tàu.
Tổng thống Litauen kêu gọi vất điện thoại di động Tàu vào sọt rác. Dám công khai ủng hộ và có bang giao với Đài Loan.
Báo đảng Cộng sản Tàu đay nghiến dân số Litauen chỉ bằng dân số 1 quận trong Bắc Kinh mà dám chống lại Tàu. Báo đảng cs Tàu bảo Litauen là con chuột nhắt, con nhặng dưới gót chân con voi Tàu.
Nước ngoài gọi là David chống lại Goliath. Litauen là nước đầu tiên đã đòi độc lập tách ra khỏi liên bang Xô Viết. Litauen chống Tàu và có Mỹ hậu thuẫn chống lưng.
https://www.dw.com/de/litauen-standhaft-gegen-china/a-60073289
Tổng thống Litauen kêu gọi vất điện thoại di động Tàu vào sọt rác. Dám công khai ủng hộ và có bang giao với Đài Loan.
Báo đảng Cộng sản Tàu đay nghiến dân số Litauen chỉ bằng dân số 1 quận trong Bắc Kinh mà dám chống lại Tàu. Báo đảng cs Tàu bảo Litauen là con chuột nhắt, con nhặng dưới gót chân con voi Tàu.
Nước ngoài gọi là David chống lại Goliath. Litauen là nước đầu tiên đã đòi độc lập tách ra khỏi liên bang Xô Viết. Litauen chống Tàu và có Mỹ hậu thuẫn chống lưng.
https://www.dw.com/de/litauen-standhaft-gegen-china/a-60073289
Last edited by LDN on Mon Feb 21, 2022 1:55 pm; edited 8 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Báo vc dịch Litauen ra là Lithuania
Thanh niên online
Việc Lithuania đối đầu với Trung Quốc cho thấy cách một nước nhỏ có thể khiến một cường quốc phải lo lắng khi đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất.
Căng thẳng ngoại giao giữa Lithuania - một quốc gia vùng Baltic với dân số chưa tới 3 triệu người, và Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bắt đầu chỉ bằng một từ. Hồi tháng 7, Lithuania thông báo cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện tại nước này. Song thay vì sử dụng từ “Đài Bắc” như hầu hết văn phòng đại diện của Đài Loan trên thế giới, địa chỉ tại thủ đô Vilnius của Lithuania lại sử dụng từ “Đài Loan”, lần đầu tiên tại châu Âu.
Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một tỉnh của mình, lập tức nổi giận và căng thẳng nhanh chóng leo thang. Bắc Kinh triệu hồi đại sứ tại Lithuania, hình thức phản đối ngoại giao mà họ đã không áp dụng trong nhiều năm, đồng thời buộc Vilnius làm tương tự. Các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc đến Vilnius bị tạm dừng, và các công ty xuất khẩu thực phẩm của Lithuania không còn được cấp phép đưa hàng sang Trung Quốc.
Song Lithuania đã cho thấy cách một nước nhỏ có thể đối đầu với một cường quốc mà nhiều năm qua đã theo đuổi sách lược ngoại giao “chiến lang” như Trung Quốc. Căng thẳng lần này cũng làm nổi bật thách thức mà Liên minh Châu Âu (EU) phải đối mặt trong việc cân bằng lợi ích với đồng minh và đối tác.
Không chỉ là cái tên
Vụ văn phòng đại diện của Đài Loan không phải là điểm đen duy nhất trong quan hệ giữa Lithuania và Trung Quốc gần đây. Hồi tháng 5, quốc gia Baltic đã rút khỏi diễn đàn hợp tác “17+1” bao gồm Trung Quốc và các nước Trung, Đông Âu. Bắc Kinh hứa hẹn thúc đẩy các dự án hạ tầng tại khu vực thông qua chương trình “Vành đai, Con đường”, nhưng cũng bị cáo buộc lợi dụng cơ chế này để gia tăng ảnh hưởng ngoại giao. Lithuania góp tiếng kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19, cáo buộc Trung Quốc không minh bạch. Ngoài ra, Vilnius đã ngăn cản nhà đầu tư Trung Quốc tham gia dự án nâng cấp một cảng nước sâu vì lo ngại an ninh.
Và trong khi xa cách với Trung Quốc, Lithuania lại xích lại gần vùng lãnh thổ Đài Loan. Khoảng 15 nước EU có văn phòng đại diện ở Đài Loan và 18 nước cho phép vùng lãnh thổ này thiết lập các văn phòng kinh tế (và văn hóa) tại thủ đô của họ. Song Lithuania là nước đầu tiên cho phép sử dụng từ “Đài Loan” trong tên gọi văn phòng, hành động mà Bắc Kinh xem là tín hiệu ủng hộ Đài Loan độc lập.
Hồi tháng 8, Financial Times đưa tin Mỹ đang xem xét đề nghị của Đài Bắc về việc đổi tên văn phòng đại diện ở Washington, từ “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” thành “Văn phòng Đại diện Đài Loan”. Quyết định đổi tên cuối cùng cần được Tổng thống Joe Biden thông qua. Bắc Kinh đã phản đối động thái này và cảnh báo Washington không nên thách thức nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
“Một Trung Quốc” là nguyên tắc mà các nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc buộc phải thừa nhận, rằng chỉ có duy nhất một nước Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một phần trong đó. Bắc Kinh luôn nhạy cảm với bất cứ động thái nào mà họ xem là gửi đi tín hiệu ủng hộ tư cách nhà nước của vùng lãnh thổ này.
“Với Bắc Kinh, bất cứ nước nào cổ súy quan điểm rằng Đài Loan là một quốc gia đều phải bị chỉ trích, vì Đài Loan đã trở thành vấn đề chính trị hàng đầu tại Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa dân tộc đang lớn mạnh”, ông Philippe Le Corre, nhà nghiên cứu tại Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard, nói với Thanh Niên.
Sau Hội nghị Trung ương 6 tại Trung Quốc mới đây, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đã coi việc thống nhất Đài Loan với đại lục là một trong những nội dung của “mục tiêu trăm năm thứ hai”, dự kiến hoàn thành vào năm 2049 (khi Trung Quốc kỷ niệm quốc khánh lần thứ 100). Do đó, vấn đề này đã trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, và Lithuania đã chạm đến lằn ranh đỏ của Bắc Kinh khi thách thức giới hạn của chính sách “Một Trung Quốc”.
Sau quyết định giáng cấp quan hệ ngoại giao của Trung Quốc, Lithuania nói cảm thấy “lấy làm tiếc”, song chưa cho thấy dấu hiệu họ sẽ chùn bước. Lithuania và cả EU đều nhấn mạnh lập trường rằng họ không coi việc văn phòng có từ “Đài Loan” trong tên gọi là vi phạm chính sách “Một Trung Quốc”.
“Lithuania tái khẳng định việc tuân thủ chính sách Một Trung Quốc, nhưng đồng thời có quyền mở rộng hợp tác với Đài Loan, bao gồm cả việc thành lập các cơ quan đại diện phi ngoại giao", Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm 21.11.
Nước nhỏ có võ ?
Khác với nhiều nước trong EU, Lithuania không bị phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế. Theo một bài báo trên Politico hồi tháng 10, một quan chức cấp cao ở Vilnius tiết lộ rằng đầu tư của Trung Quốc tại Lithuania chỉ 3 triệu euro, trong khi ở chiều ngược lại, các công ty Lithuania đã đầu tư khoảng 40 triệu euro vào Trung Quốc. “Lithuania có rất ít quan hệ làm ăn với Trung Quốc và không cần Trung Quốc về mặt kinh tế”, ông Le Corre, một người chuyên nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với châu Âu, nhận định.
Do đó, trong trường hợp Lithuania bị Trung Quốc trả đũa về kinh tế, thiệt hại của Lithuania có thể không đáng kể. Thực tế, Vilnius đã bắt đầu hành động để hạn chế tổn thất, như việc đạt được thỏa thuận về gói tín dụng 600 triệu USD với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (USEIB). Đây là một phần trong “hành động hợp tác song phương” giữa Mỹ và Lithuania nhằm chống lại ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh.
Cũng theo chuyên gia Le Corre, nỗi lo lớn nhất của Lithuania là sự can thiệp của Nga ở biên giới và do đó họ cần sự bảo vệ từ NATO. Trong khi đó, Moscow và Bắc Kinh tiếp tục cho thấy sự nồng ấm trong mối quan hệ. Hai nước từng tập trận trên biển Baltic năm 2017 và một năm rưỡi sau cuộc tập trận đó, Lithuania đã xem Trung Quốc ngang hàng với Nga và Belarus trong “Đánh giá Nguy cơ Quốc gia” của mình.
Cùng lúc, sự hiện diện về kinh tế và quân sự của Mỹ ở Lithuania cũng như khu vực Baltic ngày càng gia tăng, theo một báo cáo của Jamestown Foundation. Vilnius cũng ngày càng coi Washington là đồng minh cũng như chiếc ô an ninh lớn nhất để đối phó với Nga và Trung Quốc. Các quốc gia Baltic khác cũng có chung lo lắng, song cách tiếp cận của Vilnius dường như quyết đoán hơn.
Cách tiếp cận đó có lẽ tiếp tục củng cố hôm 11.8, sau khi Bắc Kinh triệu hồi đại sứ tại Vilnius, và Global Times đăng bài viết nói Trung Quốc nên bắt tay với Nga và Belarus để “trừng phạt Lithuania”, rằng Lithuania nên được Nga và Trung Quốc “dạy cho bài học”.
Dù vậy, theo tiến sĩ Thành Hiểu Hà, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc có thể không cần đến Nga. “Tôi không chắc Nga sẽ đồng ý giúp Trung Quốc một tay. Không phải là ý tưởng hay khi nhờ sự trợ giúp của Nga để trừng phạt Lithuinia”, ông nói với Thanh Niên.“Trung Quốc có thể tự mình làm vậy”.
Chính phủ hiện tại của Lithuania, được bầu vào cuối năm 2020, tập hợp các đảng trung hữu đề cao giá trị tự do mà đại diện là Ngoại trưởng Gabrielius Lansbergis. Ông là cháu của Vytautas Landsbergis, nhân vật đi đầu trong phong trào đưa Lithuania tách khỏi Liên Xô vào đầu thập niên 1990, về sau trở thành chủ tịch quốc hội.
Vị ngoại trưởng 39 tuổi từng nói rằng việc Lithuania là nước nhỏ "khiến chúng tôi trở thành mục tiêu dễ dàng" đối với Trung Quốc vì "trong tính toán của Bắc Kinh, phương án tốt là chọn kẻ thù nhỏ hơn mình nhiều, nhiều lần, lôi họ lên sàn đấu và sau đó đánh họ nhừ tử”, theo New York Times.
Ông Landsbergis đã đến Washington hồi tháng 9 và gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông Blinken sau đó đưa ra cam kết về “sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Lithuania trước nỗ lực bức ép của Trung Quốc”.
Bài toán cho EU
Như bình luận trên Politico, có thể Lithuania “không có gì để mất” trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Song ở chiều ngược lại, Trung Quốc chưa hẳn là không có gì để mất. Một phần lý do là Lithuania đóng vai trò hành lang vận tải cho tàu hỏa chở hàng từ Trung Quốc đến châu Âu.
Một lo lắng khác là việc một số quốc gia EU có thể “nối gót” Lithuania trong cách tiếp cận với Đài Loan, tạo thành hiệu ứng domino. Tháng trước, CH Czech và Slovakia đã đón tiếp người đứng đầu cơ quan đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp khi ông đi thăm châu Âu.
Giới chức và cả truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đe dọa rằng bất kể nước nào ở châu Âu làm theo Vilnius, họ ít nhất sẽ phải hứng chịu hậu quả tương tự. “Trong thời đại mà sức mạnh của đại lục đang tăng lên nhanh chóng, Đài Loan không có cửa để giành ‘thắng lợi ngoại giao’. Các thế lực nhỏ nhoi như Lithuania cũng không có cơ hội để dẫn dắt thế giới phương Tây lay chuyển nguyên tắc Một Trung Quốc”, Global Times nói.
Cũng theo tờ báo, Bắc Kinh có thể sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan nếu “sự cấu kết giữa hòn đảo với nước ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến Trung Quốc đại lục phải chịu thêm phí tổn để duy trì nguyên tắc Một Trung Quốc”.
Theo một nhà ngoại giao EU, đây có thể là chiêu “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc, và Bắc Kinh đang theo dõi xem liệu rằng “con khỉ” này - tức EU - sẽ đứng về phía nào.
EU, cho đến nay, đang cố giữ cân bằng. Trong cuộc đối thoại chiến lược gần đây với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cao ủy đối ngoại của EU Josep Borrell đã bảo vệ Lithuania nhưng cũng trấn an Bắc Kinh rằng EU không phải đang đặt câu hỏi về chính sách “Một Trung Quốc”.
“EU và các nước thành viên có lợi ích trong việc phát triển hợp tác với Đài Loan, một đối tác kinh tế cùng chí hướng và quan trọng tại khu vực, mà không có bất kỳ sự công nhận nào về tư cách nhà nước”, ông Borrell nói.
Trong khi la bàn chiến lược của EU vẫn đang được vạch ra, một điều rõ ràng là: Bằng việc đối đầu với Bắc Kinh, Lithuania đã thúc đẩy việc thảo luận mạnh mẽ hơn về chủ đề Đài Loan và quan hệ với Trung Quốc trong chương trình nghị sự của EU. “Tôi không nghĩ EU có chính sách thân Trung Quốc, mà chỉ là họ có cách tiếp cận khác với Mỹ, nước chỉ coi mối quan hệ đó là sự đối đầu và việc này đến nay hầu như không cho thấy lợi ích”, ông Le Corre nói với Thanh Niên. “EU ủng hộ Lithuania, như cách mà EU ủng hộ các nước khác đang đối mặt với những mối đe dọa tương tự”.
Bất luận thế nào, cả hai bên đều khó có thể trở thành bên nhượng bộ trước trong tương lai gần. Trung Quốc từng giáng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Lan xuống cấp đại biện vào năm 1981 và phải đến năm 1984, hai bên mới khôi phục về cấp cao nhất. “Trung Quốc sẽ không lùi bước và châu Âu cũng vậy. Nên nhớ rằng EU là thị trường quan trọng cho hàng hóa của Trung Quốc”, ông Le Corre nói.
Tiến sĩ Thành Hiểu Hà cho rằng Trung Quốc chắc chắn quan tâm đến những hệ quả từ vụ việc, bao gồm hình ảnh quốc tế của mình, dù điều này không ngăn cản Bắc Kinh tiến hành các hành động chống lại Vilnius. Tuy nhiên, cả hai bên đều không mong muốn đi đến mức chấm dứt quan hệ.
“Căng thẳng có thể tiếp tục diễn ra thêm một thời gian nhưng tôi không nghĩ quan hệ giữa Trung Quốc và Lithuania sẽ tiếp tục xấu đi và dẫn đến tuyệt giao”, tiến sĩ Thành Hiểu Hà của Đại học Nhân dân nhận định với Thanh Niên.
Thanh niên online
Việc Lithuania đối đầu với Trung Quốc cho thấy cách một nước nhỏ có thể khiến một cường quốc phải lo lắng khi đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Vilnius, Lithuania |
Căng thẳng ngoại giao giữa Lithuania - một quốc gia vùng Baltic với dân số chưa tới 3 triệu người, và Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bắt đầu chỉ bằng một từ. Hồi tháng 7, Lithuania thông báo cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện tại nước này. Song thay vì sử dụng từ “Đài Bắc” như hầu hết văn phòng đại diện của Đài Loan trên thế giới, địa chỉ tại thủ đô Vilnius của Lithuania lại sử dụng từ “Đài Loan”, lần đầu tiên tại châu Âu.
Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một tỉnh của mình, lập tức nổi giận và căng thẳng nhanh chóng leo thang. Bắc Kinh triệu hồi đại sứ tại Lithuania, hình thức phản đối ngoại giao mà họ đã không áp dụng trong nhiều năm, đồng thời buộc Vilnius làm tương tự. Các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc đến Vilnius bị tạm dừng, và các công ty xuất khẩu thực phẩm của Lithuania không còn được cấp phép đưa hàng sang Trung Quốc.
- Đến ngày 21.11, Trung Quốc tuyên bố giáng cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania, từ cấp đại sứ xuống cấp đại biện, sau khi văn phòng của Đài Loan ở Vilnius chính thức đi vào hoạt động. Lần gần nhất Trung Quốc làm vậy là vào năm 1981 với Hà Lan, cũng vì vấn đề Đài Loan.
- Trong cuộc đấu địa chính trị, Lithuania với Trung Quốc khó có thể xem là một cặp tương xứng. Thời báo Hoàn Cầu đã mỉa mai dân số của Lithuania “còn không bằng quận Triều Dương của Bắc Kinh”. Quân đội Lithuania cũng không có xe tăng hay chiến đấu cơ, và quy mô nền kinh tế chỉ bằng 1/270 so với Trung Quốc, New York Times chỉ ra. Và Bắc Kinh có thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Vilnius mà không tổn thất gì nhiều, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Song Lithuania đã cho thấy cách một nước nhỏ có thể đối đầu với một cường quốc mà nhiều năm qua đã theo đuổi sách lược ngoại giao “chiến lang” như Trung Quốc. Căng thẳng lần này cũng làm nổi bật thách thức mà Liên minh Châu Âu (EU) phải đối mặt trong việc cân bằng lợi ích với đồng minh và đối tác.
Không chỉ là cái tên
Vụ văn phòng đại diện của Đài Loan không phải là điểm đen duy nhất trong quan hệ giữa Lithuania và Trung Quốc gần đây. Hồi tháng 5, quốc gia Baltic đã rút khỏi diễn đàn hợp tác “17+1” bao gồm Trung Quốc và các nước Trung, Đông Âu. Bắc Kinh hứa hẹn thúc đẩy các dự án hạ tầng tại khu vực thông qua chương trình “Vành đai, Con đường”, nhưng cũng bị cáo buộc lợi dụng cơ chế này để gia tăng ảnh hưởng ngoại giao. Lithuania góp tiếng kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19, cáo buộc Trung Quốc không minh bạch. Ngoài ra, Vilnius đã ngăn cản nhà đầu tư Trung Quốc tham gia dự án nâng cấp một cảng nước sâu vì lo ngại an ninh.
Và trong khi xa cách với Trung Quốc, Lithuania lại xích lại gần vùng lãnh thổ Đài Loan. Khoảng 15 nước EU có văn phòng đại diện ở Đài Loan và 18 nước cho phép vùng lãnh thổ này thiết lập các văn phòng kinh tế (và văn hóa) tại thủ đô của họ. Song Lithuania là nước đầu tiên cho phép sử dụng từ “Đài Loan” trong tên gọi văn phòng, hành động mà Bắc Kinh xem là tín hiệu ủng hộ Đài Loan độc lập.
Hồi tháng 8, Financial Times đưa tin Mỹ đang xem xét đề nghị của Đài Bắc về việc đổi tên văn phòng đại diện ở Washington, từ “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” thành “Văn phòng Đại diện Đài Loan”. Quyết định đổi tên cuối cùng cần được Tổng thống Joe Biden thông qua. Bắc Kinh đã phản đối động thái này và cảnh báo Washington không nên thách thức nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
“Một Trung Quốc” là nguyên tắc mà các nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc buộc phải thừa nhận, rằng chỉ có duy nhất một nước Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một phần trong đó. Bắc Kinh luôn nhạy cảm với bất cứ động thái nào mà họ xem là gửi đi tín hiệu ủng hộ tư cách nhà nước của vùng lãnh thổ này.
“Với Bắc Kinh, bất cứ nước nào cổ súy quan điểm rằng Đài Loan là một quốc gia đều phải bị chỉ trích, vì Đài Loan đã trở thành vấn đề chính trị hàng đầu tại Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa dân tộc đang lớn mạnh”, ông Philippe Le Corre, nhà nghiên cứu tại Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard, nói với Thanh Niên.
Sau Hội nghị Trung ương 6 tại Trung Quốc mới đây, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đã coi việc thống nhất Đài Loan với đại lục là một trong những nội dung của “mục tiêu trăm năm thứ hai”, dự kiến hoàn thành vào năm 2049 (khi Trung Quốc kỷ niệm quốc khánh lần thứ 100). Do đó, vấn đề này đã trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, và Lithuania đã chạm đến lằn ranh đỏ của Bắc Kinh khi thách thức giới hạn của chính sách “Một Trung Quốc”.
Sau quyết định giáng cấp quan hệ ngoại giao của Trung Quốc, Lithuania nói cảm thấy “lấy làm tiếc”, song chưa cho thấy dấu hiệu họ sẽ chùn bước. Lithuania và cả EU đều nhấn mạnh lập trường rằng họ không coi việc văn phòng có từ “Đài Loan” trong tên gọi là vi phạm chính sách “Một Trung Quốc”.
“Lithuania tái khẳng định việc tuân thủ chính sách Một Trung Quốc, nhưng đồng thời có quyền mở rộng hợp tác với Đài Loan, bao gồm cả việc thành lập các cơ quan đại diện phi ngoại giao", Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm 21.11.
Nước nhỏ có võ ?
Khác với nhiều nước trong EU, Lithuania không bị phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế. Theo một bài báo trên Politico hồi tháng 10, một quan chức cấp cao ở Vilnius tiết lộ rằng đầu tư của Trung Quốc tại Lithuania chỉ 3 triệu euro, trong khi ở chiều ngược lại, các công ty Lithuania đã đầu tư khoảng 40 triệu euro vào Trung Quốc. “Lithuania có rất ít quan hệ làm ăn với Trung Quốc và không cần Trung Quốc về mặt kinh tế”, ông Le Corre, một người chuyên nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với châu Âu, nhận định.
Do đó, trong trường hợp Lithuania bị Trung Quốc trả đũa về kinh tế, thiệt hại của Lithuania có thể không đáng kể. Thực tế, Vilnius đã bắt đầu hành động để hạn chế tổn thất, như việc đạt được thỏa thuận về gói tín dụng 600 triệu USD với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (USEIB). Đây là một phần trong “hành động hợp tác song phương” giữa Mỹ và Lithuania nhằm chống lại ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh.
Cũng theo chuyên gia Le Corre, nỗi lo lớn nhất của Lithuania là sự can thiệp của Nga ở biên giới và do đó họ cần sự bảo vệ từ NATO. Trong khi đó, Moscow và Bắc Kinh tiếp tục cho thấy sự nồng ấm trong mối quan hệ. Hai nước từng tập trận trên biển Baltic năm 2017 và một năm rưỡi sau cuộc tập trận đó, Lithuania đã xem Trung Quốc ngang hàng với Nga và Belarus trong “Đánh giá Nguy cơ Quốc gia” của mình.
Cùng lúc, sự hiện diện về kinh tế và quân sự của Mỹ ở Lithuania cũng như khu vực Baltic ngày càng gia tăng, theo một báo cáo của Jamestown Foundation. Vilnius cũng ngày càng coi Washington là đồng minh cũng như chiếc ô an ninh lớn nhất để đối phó với Nga và Trung Quốc. Các quốc gia Baltic khác cũng có chung lo lắng, song cách tiếp cận của Vilnius dường như quyết đoán hơn.
Cách tiếp cận đó có lẽ tiếp tục củng cố hôm 11.8, sau khi Bắc Kinh triệu hồi đại sứ tại Vilnius, và Global Times đăng bài viết nói Trung Quốc nên bắt tay với Nga và Belarus để “trừng phạt Lithuania”, rằng Lithuania nên được Nga và Trung Quốc “dạy cho bài học”.
Dù vậy, theo tiến sĩ Thành Hiểu Hà, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc có thể không cần đến Nga. “Tôi không chắc Nga sẽ đồng ý giúp Trung Quốc một tay. Không phải là ý tưởng hay khi nhờ sự trợ giúp của Nga để trừng phạt Lithuinia”, ông nói với Thanh Niên.“Trung Quốc có thể tự mình làm vậy”.
Chính phủ hiện tại của Lithuania, được bầu vào cuối năm 2020, tập hợp các đảng trung hữu đề cao giá trị tự do mà đại diện là Ngoại trưởng Gabrielius Lansbergis. Ông là cháu của Vytautas Landsbergis, nhân vật đi đầu trong phong trào đưa Lithuania tách khỏi Liên Xô vào đầu thập niên 1990, về sau trở thành chủ tịch quốc hội.
Vị ngoại trưởng 39 tuổi từng nói rằng việc Lithuania là nước nhỏ "khiến chúng tôi trở thành mục tiêu dễ dàng" đối với Trung Quốc vì "trong tính toán của Bắc Kinh, phương án tốt là chọn kẻ thù nhỏ hơn mình nhiều, nhiều lần, lôi họ lên sàn đấu và sau đó đánh họ nhừ tử”, theo New York Times.
Ông Landsbergis đã đến Washington hồi tháng 9 và gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông Blinken sau đó đưa ra cam kết về “sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Lithuania trước nỗ lực bức ép của Trung Quốc”.
Bài toán cho EU
Như bình luận trên Politico, có thể Lithuania “không có gì để mất” trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Song ở chiều ngược lại, Trung Quốc chưa hẳn là không có gì để mất. Một phần lý do là Lithuania đóng vai trò hành lang vận tải cho tàu hỏa chở hàng từ Trung Quốc đến châu Âu.
Một lo lắng khác là việc một số quốc gia EU có thể “nối gót” Lithuania trong cách tiếp cận với Đài Loan, tạo thành hiệu ứng domino. Tháng trước, CH Czech và Slovakia đã đón tiếp người đứng đầu cơ quan đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp khi ông đi thăm châu Âu.
Giới chức và cả truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đe dọa rằng bất kể nước nào ở châu Âu làm theo Vilnius, họ ít nhất sẽ phải hứng chịu hậu quả tương tự. “Trong thời đại mà sức mạnh của đại lục đang tăng lên nhanh chóng, Đài Loan không có cửa để giành ‘thắng lợi ngoại giao’. Các thế lực nhỏ nhoi như Lithuania cũng không có cơ hội để dẫn dắt thế giới phương Tây lay chuyển nguyên tắc Một Trung Quốc”, Global Times nói.
Cũng theo tờ báo, Bắc Kinh có thể sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan nếu “sự cấu kết giữa hòn đảo với nước ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến Trung Quốc đại lục phải chịu thêm phí tổn để duy trì nguyên tắc Một Trung Quốc”.
Theo một nhà ngoại giao EU, đây có thể là chiêu “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc, và Bắc Kinh đang theo dõi xem liệu rằng “con khỉ” này - tức EU - sẽ đứng về phía nào.
EU, cho đến nay, đang cố giữ cân bằng. Trong cuộc đối thoại chiến lược gần đây với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cao ủy đối ngoại của EU Josep Borrell đã bảo vệ Lithuania nhưng cũng trấn an Bắc Kinh rằng EU không phải đang đặt câu hỏi về chính sách “Một Trung Quốc”.
“EU và các nước thành viên có lợi ích trong việc phát triển hợp tác với Đài Loan, một đối tác kinh tế cùng chí hướng và quan trọng tại khu vực, mà không có bất kỳ sự công nhận nào về tư cách nhà nước”, ông Borrell nói.
Trong khi la bàn chiến lược của EU vẫn đang được vạch ra, một điều rõ ràng là: Bằng việc đối đầu với Bắc Kinh, Lithuania đã thúc đẩy việc thảo luận mạnh mẽ hơn về chủ đề Đài Loan và quan hệ với Trung Quốc trong chương trình nghị sự của EU. “Tôi không nghĩ EU có chính sách thân Trung Quốc, mà chỉ là họ có cách tiếp cận khác với Mỹ, nước chỉ coi mối quan hệ đó là sự đối đầu và việc này đến nay hầu như không cho thấy lợi ích”, ông Le Corre nói với Thanh Niên. “EU ủng hộ Lithuania, như cách mà EU ủng hộ các nước khác đang đối mặt với những mối đe dọa tương tự”.
Bất luận thế nào, cả hai bên đều khó có thể trở thành bên nhượng bộ trước trong tương lai gần. Trung Quốc từng giáng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Lan xuống cấp đại biện vào năm 1981 và phải đến năm 1984, hai bên mới khôi phục về cấp cao nhất. “Trung Quốc sẽ không lùi bước và châu Âu cũng vậy. Nên nhớ rằng EU là thị trường quan trọng cho hàng hóa của Trung Quốc”, ông Le Corre nói.
Tiến sĩ Thành Hiểu Hà cho rằng Trung Quốc chắc chắn quan tâm đến những hệ quả từ vụ việc, bao gồm hình ảnh quốc tế của mình, dù điều này không ngăn cản Bắc Kinh tiến hành các hành động chống lại Vilnius. Tuy nhiên, cả hai bên đều không mong muốn đi đến mức chấm dứt quan hệ.
“Căng thẳng có thể tiếp tục diễn ra thêm một thời gian nhưng tôi không nghĩ quan hệ giữa Trung Quốc và Lithuania sẽ tiếp tục xấu đi và dẫn đến tuyệt giao”, tiến sĩ Thành Hiểu Hà của Đại học Nhân dân nhận định với Thanh Niên.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Đài Loan giúp Litauen
Rfi dịch Litauen là Litva
Đài Loan lập quỹ 200 triệu USD đầu tư hỗ trợ Litva đối phó với Trung Quốc
Đăng ngày: 06/01/2022 - rfi
In this photo released by the Taiwan Ministry of Foreign Affairs, Eric Huang, newly appointed director to the representative office, third from right, poses with other staffers outside the Taiwan Representative Office in Vilinius, Lithuania on Thursday, Nov. 18, 2021.
In this photo released by the Taiwan Ministry of Foreign Affairs, Eric Huang, newly appointed director to the representative office, third from right, poses with other staffers outside the Taiwan Representative Office in Vilinius, Lithuania on Thursday, Nov. 18, 2021. AP
Phan Minh
Đài Loan hôm qua, 05/01/2022, thông báo thành lập quỹ 200 triệu USD (176 triệu euro) để đầu tư vào Litva, trong khi xuất khẩu của quốc gia Baltic này bị Trung Quốc ngăn chặn do căng thẳng ngoại giao về hồ sơ Đài Loan.
Eric Huang, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Đài Loan tại Vilnius cho biết: « Đài Loan tiến hành lập quỹ trị giá 200 triệu USD để đầu tư vào các ngành công nghiệp của Litva, vốn là các ngành chiến lược của Litva và Đài Loan ». Ông cho biết các đầu tư này là một phần trong chiến lược của Đài Loan nhằm phát triển quan hệ kinh tế với Litva sau khi nước này bị Trung Quốc gây áp lực.
Quỹ này sẽ đầu tư vào các ngành bán dẫn, laser, công nghệ sinh học và các ngành công nghiệp tương tự khác. Các khoản đầu tư đầu tiên dự kiến được tiến hành ngay trong năm nay.
Vào tháng 11 vừa qua, Litva đã cho phép Đài Loan mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Vilnius, gây ra sự phẫn nộ của Bắc Kinh. Trung Quốc phản đối dùng cụm từ « Đài Loan » để đặt tên văn phòng đại diện vì lo ngại điều này góp phần tạo tính chính đáng cho hòn đảo trên phạm vi quốc tế, với tư cách là một quốc gia, trong khi Bắc Kinh luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Các văn phòng đại diện ở nước ngoài của Đài Loan thường được gọi là « Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ».
Đài Loan lập quỹ 200 triệu USD đầu tư hỗ trợ Litva đối phó với Trung Quốc
Đăng ngày: 06/01/2022 - rfi
In this photo released by the Taiwan Ministry of Foreign Affairs, Eric Huang, newly appointed director to the representative office, third from right, poses with other staffers outside the Taiwan Representative Office in Vilinius, Lithuania on Thursday, Nov. 18, 2021.
In this photo released by the Taiwan Ministry of Foreign Affairs, Eric Huang, newly appointed director to the representative office, third from right, poses with other staffers outside the Taiwan Representative Office in Vilinius, Lithuania on Thursday, Nov. 18, 2021. AP
Phan Minh
Đài Loan hôm qua, 05/01/2022, thông báo thành lập quỹ 200 triệu USD (176 triệu euro) để đầu tư vào Litva, trong khi xuất khẩu của quốc gia Baltic này bị Trung Quốc ngăn chặn do căng thẳng ngoại giao về hồ sơ Đài Loan.
Eric Huang, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Đài Loan tại Vilnius cho biết: « Đài Loan tiến hành lập quỹ trị giá 200 triệu USD để đầu tư vào các ngành công nghiệp của Litva, vốn là các ngành chiến lược của Litva và Đài Loan ». Ông cho biết các đầu tư này là một phần trong chiến lược của Đài Loan nhằm phát triển quan hệ kinh tế với Litva sau khi nước này bị Trung Quốc gây áp lực.
Quỹ này sẽ đầu tư vào các ngành bán dẫn, laser, công nghệ sinh học và các ngành công nghiệp tương tự khác. Các khoản đầu tư đầu tiên dự kiến được tiến hành ngay trong năm nay.
Vào tháng 11 vừa qua, Litva đã cho phép Đài Loan mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Vilnius, gây ra sự phẫn nộ của Bắc Kinh. Trung Quốc phản đối dùng cụm từ « Đài Loan » để đặt tên văn phòng đại diện vì lo ngại điều này góp phần tạo tính chính đáng cho hòn đảo trên phạm vi quốc tế, với tư cách là một quốc gia, trong khi Bắc Kinh luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Các văn phòng đại diện ở nước ngoài của Đài Loan thường được gọi là « Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ».
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Cách đây mấy ngày tôi đọc báo tiếng đức, Tàu chơi Litauen nặng lắm, không cho Litauen buôn bán gì bên Tàu. Đài Loan mua luôn mấy chục ngàn chai rượu của Litauen để cứu bồ.
Đài Loan
Litauen
Chả như VC, Vasall nôm na bầy tôi của Tàu, Tàu làm gì là bắt chước y chang 1:1.
Đài Loan
Litauen
Chả như VC, Vasall nôm na bầy tôi của Tàu, Tàu làm gì là bắt chước y chang 1:1.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
BBC News, Tiếng Việt
‘Chọc tức Bắc Kinh’, Đài Loan mua 20.000 chai rum Lithuania
5 tháng 1 2022
A Dark'n'stormy rum cocktail
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một công ty nhà nước Đài Loan đã mua lại lô hàng 20.000 chai rượu rum Lithuania mà Trung Quốc từ chối
Chính phủ Đài Loan chia sẻ với người dân mẹo pha đồ uống và nấu ăn với rượu rum sau khi mua 20.000 chai rượu rum Lithuania chuẩn bị vào thị trường Trung Quốc trước đó.
Truyền thông nhà nước nói công ty Tobacco và Liquor Corp (TTL) mua lô rượu rum sau khi họ có tin lô hàng này có thể bị chặn không cho vào Trung Quốc.
Vụ việc xảy ra sau khi Lithuania mở một văn phòng thực chất là sứ quán ở Đài Loan, một dấu hiệu cho thấy quan hệ ngày càng mật thiết giữa Lithuania và Đài Loan.
Sau đó vài ngày, Trung Quốc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania.
Sứ quán Lithuania dùng chữ Đài Loan thay vì "Đài Bắc Trung Quốc", tên mà nhiều quốc gia sử dụng để tránh xúc phạm Trung Quốc.
Mặc dù Đài Loan coi mình là một quốc gia dân chủ tự trị, Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng sức ép để cô lập hòn đảo này với các đồng minh quốc tế.
Công ty quốc doanh TTL cho biết họ được Bộ trưởng Tài chính Đài Loan và người đứng đầu Văn phòng Đại diện Lithuania tại Đài Loan Eric Huang thông báo rằng lô rượu rum có thể bị ngăn không cho vào Trung Quốc, theo hãng tin nhà nước CNA.
TTL nói họ có lý do để tin rằng lô rượu sẽ bị chặn vì các chuyến hàng chở bia vào Trung Quốc đã từng bị chặn.
Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan sau đó viết trên Facebook rằng lô rượu rum "không thể qua hải quan Trung Quốc."
Họ cũng khuyến khích người dân Đài Loan mua rượu rum vào cuối tháng Một, khi lô hàng sẽ được bán, và chia sẻ công thức cocktail Dark 'n' Stormy, cũng như các món French toast (bánh mì tẩm trứng kiểu Pháp), bít tết và sô cô la nóng có vị rượu rum.
Đài Loan cũng nói về quan hệ thân thiện với Lithuania. Hai quốc gia đã ký biên bản hợp tác và đón các đoàn đại biểu đàm phán hiệp định thương mại song phương.
Trung Quốc phủ nhận đã ngăn chặn hàng hóa từ Lithuania - điều vi phạm quy tắc thương mại quốc tế - nhưng Liên minh Châu Âu nói họ có các nguồn tin được kiểm chứng từ các nước thành viên cho thấy hàng hóa bị chặn bởi hải quan Trung Quốc.
‘Chọc tức Bắc Kinh’, Đài Loan mua 20.000 chai rum Lithuania
5 tháng 1 2022
A Dark'n'stormy rum cocktail
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một công ty nhà nước Đài Loan đã mua lại lô hàng 20.000 chai rượu rum Lithuania mà Trung Quốc từ chối
Chính phủ Đài Loan chia sẻ với người dân mẹo pha đồ uống và nấu ăn với rượu rum sau khi mua 20.000 chai rượu rum Lithuania chuẩn bị vào thị trường Trung Quốc trước đó.
Truyền thông nhà nước nói công ty Tobacco và Liquor Corp (TTL) mua lô rượu rum sau khi họ có tin lô hàng này có thể bị chặn không cho vào Trung Quốc.
Vụ việc xảy ra sau khi Lithuania mở một văn phòng thực chất là sứ quán ở Đài Loan, một dấu hiệu cho thấy quan hệ ngày càng mật thiết giữa Lithuania và Đài Loan.
Sau đó vài ngày, Trung Quốc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania.
Sứ quán Lithuania dùng chữ Đài Loan thay vì "Đài Bắc Trung Quốc", tên mà nhiều quốc gia sử dụng để tránh xúc phạm Trung Quốc.
Mặc dù Đài Loan coi mình là một quốc gia dân chủ tự trị, Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng sức ép để cô lập hòn đảo này với các đồng minh quốc tế.
Công ty quốc doanh TTL cho biết họ được Bộ trưởng Tài chính Đài Loan và người đứng đầu Văn phòng Đại diện Lithuania tại Đài Loan Eric Huang thông báo rằng lô rượu rum có thể bị ngăn không cho vào Trung Quốc, theo hãng tin nhà nước CNA.
TTL nói họ có lý do để tin rằng lô rượu sẽ bị chặn vì các chuyến hàng chở bia vào Trung Quốc đã từng bị chặn.
Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan sau đó viết trên Facebook rằng lô rượu rum "không thể qua hải quan Trung Quốc."
Họ cũng khuyến khích người dân Đài Loan mua rượu rum vào cuối tháng Một, khi lô hàng sẽ được bán, và chia sẻ công thức cocktail Dark 'n' Stormy, cũng như các món French toast (bánh mì tẩm trứng kiểu Pháp), bít tết và sô cô la nóng có vị rượu rum.
Đài Loan cũng nói về quan hệ thân thiện với Lithuania. Hai quốc gia đã ký biên bản hợp tác và đón các đoàn đại biểu đàm phán hiệp định thương mại song phương.
Trung Quốc phủ nhận đã ngăn chặn hàng hóa từ Lithuania - điều vi phạm quy tắc thương mại quốc tế - nhưng Liên minh Châu Âu nói họ có các nguồn tin được kiểm chứng từ các nước thành viên cho thấy hàng hóa bị chặn bởi hải quan Trung Quốc.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
...
Last edited by LDN on Fri Jan 28, 2022 6:07 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Slowenien muốn quan hệ mật thiết hơn với Đài Loan. Tuyên bố: những gì Litauen làm khiến chúng tôi muốn làm theo.
https://www.tagesschau.de/ausland/asien/china-litauen-taiwan-101.html
https://www.tagesschau.de/ausland/asien/china-litauen-taiwan-101.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Báo vc dich Slowenien là Slovenia
Trung Quốc "sốc" vì Slovenia tính cho Đài Loan mở văn phòng
Đức Hoàng
Thứ năm, 20/01/2022 - dân trí
(Dân trí) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc bị "sốc" với việc Slovenia có thể cho phép Đài Loan mở văn phòng, cảnh báo rằng điều này có thể làm tổn hại quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: Xinhua).
SCMP đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/1 cho biết, họ bị "sốc" về kế hoạch của Slovenia có thể cho phép Đài Loan mở văn phòng tại quốc gia châu Âu.
Ngày 18/1, kênh truyền hình Doordarshan phát sóng một bài phỏng vấn Thủ tướng Slovenia Janez Jansa, trong đó ông tiết lộ kế hoạch của nước này trong việc lập văn phòng thương mại với Đài Loan và ngược lại. Ông cũng chỉ trích các chính sách của Trung Quốc và cảnh báo rằng việc Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Đài Loan và một số nước châu Âu có thể sẽ phản tác dụng.
Phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc rằng những bình luận của Thủ tướng Jansa là "nguy hiểm".
"Nguyên tắc Một Trung Quốc là một chuẩn mực được công nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế và là sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế. Đó cũng là nền tảng chính trị của quan hệ Trung Quốc - Slovenia và Trung Quốc - châu Âu", ông Triệu nói.
"Chúng tôi nhận thấy lãnh đạo Slovenia đã ngang nhiên đưa ra những nhận xét nguy hiểm thách thức nguyên tắc Một Trung Quốc và ủng hộ Đài Loan độc lập. Chúng tôi vô cùng sốc vì điều này và hoàn toàn không đồng tình", ông Triệu nói.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, phải thống nhất bằng mọi giá, kể cả dùng vũ lực. Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo các quốc gia không thiết lập liên lạc chính thức với hòn đảo.
Đài Loan hôm 18/1 cho biết, họ ủng hộ bình luận của ông Jansa và xác nhận rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa hòn đảo và Slovenia về việc 2 bên cùng mở văn phòng đại diện.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ và có các động thái đáp trả việc quốc gia châu Âu Lithuania cho Đài Loan mở văn phòng đại diện. Tranh cãi của vụ việc xoay quanh cái tên của cơ sở này là "Văn phòng đại diện Đài Loan", động thái khiến Trung Quốc giận dữ.
"Về mặt chính thức, Liên minh châu Âu ủng hộ Lithuania. Bất cứ áp lực nào đối với Lithuania và một số quốc gia khác ở châu Âu sẽ không có lợi cho chính phủ Trung Quốc. Các mối quan hệ thương mại tốt là vì lợi ích chung. Nếu một bên cố gắng làm tổn hại các mối quan hệ này, có thể họ có lợi trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng ta đều là kẻ thua cuộc", ông Jansa bình luận.
Theo www.scmp.com
Trung Quốc "sốc" vì Slovenia tính cho Đài Loan mở văn phòng
Đức Hoàng
Thứ năm, 20/01/2022 - dân trí
(Dân trí) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc bị "sốc" với việc Slovenia có thể cho phép Đài Loan mở văn phòng, cảnh báo rằng điều này có thể làm tổn hại quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: Xinhua).
SCMP đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/1 cho biết, họ bị "sốc" về kế hoạch của Slovenia có thể cho phép Đài Loan mở văn phòng tại quốc gia châu Âu.
Ngày 18/1, kênh truyền hình Doordarshan phát sóng một bài phỏng vấn Thủ tướng Slovenia Janez Jansa, trong đó ông tiết lộ kế hoạch của nước này trong việc lập văn phòng thương mại với Đài Loan và ngược lại. Ông cũng chỉ trích các chính sách của Trung Quốc và cảnh báo rằng việc Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Đài Loan và một số nước châu Âu có thể sẽ phản tác dụng.
Phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc rằng những bình luận của Thủ tướng Jansa là "nguy hiểm".
"Nguyên tắc Một Trung Quốc là một chuẩn mực được công nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế và là sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế. Đó cũng là nền tảng chính trị của quan hệ Trung Quốc - Slovenia và Trung Quốc - châu Âu", ông Triệu nói.
"Chúng tôi nhận thấy lãnh đạo Slovenia đã ngang nhiên đưa ra những nhận xét nguy hiểm thách thức nguyên tắc Một Trung Quốc và ủng hộ Đài Loan độc lập. Chúng tôi vô cùng sốc vì điều này và hoàn toàn không đồng tình", ông Triệu nói.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, phải thống nhất bằng mọi giá, kể cả dùng vũ lực. Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo các quốc gia không thiết lập liên lạc chính thức với hòn đảo.
Đài Loan hôm 18/1 cho biết, họ ủng hộ bình luận của ông Jansa và xác nhận rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa hòn đảo và Slovenia về việc 2 bên cùng mở văn phòng đại diện.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ và có các động thái đáp trả việc quốc gia châu Âu Lithuania cho Đài Loan mở văn phòng đại diện. Tranh cãi của vụ việc xoay quanh cái tên của cơ sở này là "Văn phòng đại diện Đài Loan", động thái khiến Trung Quốc giận dữ.
"Về mặt chính thức, Liên minh châu Âu ủng hộ Lithuania. Bất cứ áp lực nào đối với Lithuania và một số quốc gia khác ở châu Âu sẽ không có lợi cho chính phủ Trung Quốc. Các mối quan hệ thương mại tốt là vì lợi ích chung. Nếu một bên cố gắng làm tổn hại các mối quan hệ này, có thể họ có lợi trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng ta đều là kẻ thua cuộc", ông Jansa bình luận.
Theo www.scmp.com
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Bắc Kinh 'vô cùng kinh ngạc' trước việc Slovenia và Đài Loan đàm phán lập văn phòng đại diện
Đông Phương • 20/01/22 - Ntd
Gần đây, Thủ tướng Slovenia Janez Jansa xác nhận trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình nhà nước Ấn Độ rằng, Slovenia đang đàm phán với Đài Loan về việc thành lập văn phòng đại diện. Vào ngày 19/1, Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc đã chỉ trích ông Jansa; còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “vô cùng kinh ngạc” vì phát ngôn này.
Theo Hãng thông tấn Trung ương (CNA), bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), người phát ngôn của Văn phòng Sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, đã đưa ra một tuyên bố mới vào ngày 19/1, rằng “phát ngôn của chính trị gia Slovenia có liên quan là bất chấp sự thật và gây nhầm lẫn cho công chúng" và rằng "Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc".
Với ngữ khí đe dọa, bà Chu nói sẽ thúc giục chính phủ Slovenia để họ tuân thủ cam kết về các vấn đề liên quan đến Đài Loan bằng hành động thiết thực và xử lý các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách thận trọng, đúng đắn.
Slovenia ủng hộ nền dân chủ của Đài Loan
Trước đó, vào ngày 17/1, Thủ tướng Slovenia Jansa tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình nhà nước Ấn Độ rằng, Slovenia đang đàm phán với Đài Loan về việc thành lập văn phòng đại diện. Ông gọi Đài Loan là một quốc gia dân chủ, và bày tỏ sự tiếc nuối trước việc Trung Quốc phản đối Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ông Jansa chỉ trích hành động trả đũa kinh tế của Trung Quốc đối với Lithuania (Litva) là "về lâu dài không tốt cho tất cả các bên". Thủ tướng Slovenia cũng nói rằng "dù người Đài Loan muốn thống nhất với Trung Quốc hay muốn độc lập, Slovenia đều sẽ ủng hộ, miễn là họ được đưa ra quyết định bằng ý chí tự do".
Về vấn đề này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 19/1: "Chúng tôi nhận thấy rằng nhà lãnh đạo Slovenia đã ngang nhiên thách thức Nguyên tắc Một Trung Quốc. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc và phản đối mạnh mẽ phát ngôn nguy hiểm này".
Đài Loan phản đối Nguyên tắc Một Trung Quốc
Liberty Times đưa tin rằng, bà Âu Giang An (Joanne Ou), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc, đã phản bác trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 20/1: "Về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc khiển trách Thủ tướng Slovenia trên trường quốc tế, có ý đồ tạo ra giả tưởng rằng Đài Loan thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi nghiêm túc phản đối”.
Bà Âu chỉ ra rằng, cái gọi là "Nguyên tắc Một Trung Quốc" là do chính quyền Bắc Kinh đơn phương chủ trương, không được các nước dân chủ công nhận. Bà nói, Đài Loan là một quốc gia tự do dân chủ, đây là sự thực được thế giới tôn trọng, và hiện trạng hai bờ không thuộc chủ quyền của nhau mới là nhận thức chung của các nước.
Phát ngôn viên của Đài Loan cũng kêu gọi các đối tác dân chủ toàn cầu cùng chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc đối với các nước có chủ quyền, và cùng bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Đông Phương
Theo Vision Times
Đông Phương • 20/01/22 - Ntd
Gần đây, Thủ tướng Slovenia Janez Jansa xác nhận trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình nhà nước Ấn Độ rằng, Slovenia đang đàm phán với Đài Loan về việc thành lập văn phòng đại diện. Vào ngày 19/1, Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc đã chỉ trích ông Jansa; còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “vô cùng kinh ngạc” vì phát ngôn này.
Theo Hãng thông tấn Trung ương (CNA), bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), người phát ngôn của Văn phòng Sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, đã đưa ra một tuyên bố mới vào ngày 19/1, rằng “phát ngôn của chính trị gia Slovenia có liên quan là bất chấp sự thật và gây nhầm lẫn cho công chúng" và rằng "Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc".
Với ngữ khí đe dọa, bà Chu nói sẽ thúc giục chính phủ Slovenia để họ tuân thủ cam kết về các vấn đề liên quan đến Đài Loan bằng hành động thiết thực và xử lý các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách thận trọng, đúng đắn.
Slovenia ủng hộ nền dân chủ của Đài Loan
Trước đó, vào ngày 17/1, Thủ tướng Slovenia Jansa tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình nhà nước Ấn Độ rằng, Slovenia đang đàm phán với Đài Loan về việc thành lập văn phòng đại diện. Ông gọi Đài Loan là một quốc gia dân chủ, và bày tỏ sự tiếc nuối trước việc Trung Quốc phản đối Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ông Jansa chỉ trích hành động trả đũa kinh tế của Trung Quốc đối với Lithuania (Litva) là "về lâu dài không tốt cho tất cả các bên". Thủ tướng Slovenia cũng nói rằng "dù người Đài Loan muốn thống nhất với Trung Quốc hay muốn độc lập, Slovenia đều sẽ ủng hộ, miễn là họ được đưa ra quyết định bằng ý chí tự do".
Về vấn đề này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 19/1: "Chúng tôi nhận thấy rằng nhà lãnh đạo Slovenia đã ngang nhiên thách thức Nguyên tắc Một Trung Quốc. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc và phản đối mạnh mẽ phát ngôn nguy hiểm này".
Đài Loan phản đối Nguyên tắc Một Trung Quốc
Liberty Times đưa tin rằng, bà Âu Giang An (Joanne Ou), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc, đã phản bác trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 20/1: "Về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc khiển trách Thủ tướng Slovenia trên trường quốc tế, có ý đồ tạo ra giả tưởng rằng Đài Loan thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi nghiêm túc phản đối”.
Bà Âu chỉ ra rằng, cái gọi là "Nguyên tắc Một Trung Quốc" là do chính quyền Bắc Kinh đơn phương chủ trương, không được các nước dân chủ công nhận. Bà nói, Đài Loan là một quốc gia tự do dân chủ, đây là sự thực được thế giới tôn trọng, và hiện trạng hai bờ không thuộc chủ quyền của nhau mới là nhận thức chung của các nước.
Phát ngôn viên của Đài Loan cũng kêu gọi các đối tác dân chủ toàn cầu cùng chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc đối với các nước có chủ quyền, và cùng bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Đông Phương
Theo Vision Times
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
27 January 2022 Brussels
EU refers China to the WTO following its trade restrictions on Lithuania
Ec.eu.
The EU has today launched a case at the World Trade Organization (WTO) against the People's Republic of China over its discriminatory trade practices against Lithuania, which are also hitting other exports from the EU's Single Market. These actions, which appear to be discriminatory and illegal under WTO rules, are harming exporters both in Lithuania and elsewhere in the EU, as they also target products with Lithuanian content exported from other EU countries. As attempts to resolve this bilaterally have failed, the EU has resorted to initiating dispute settlement proceedings against China. The WTO consultations initiated today are the first step in this process.
Executive Vice-President and Commissioner for Trade, Valdis Dombrovskis, said: "Launching a WTO case is not a step we take lightly. However, after repeated failed attempts to resolve the issue bilaterally, we see no other way forward than to request WTO dispute settlement consultations with China. The EU is determined to act as one and act fast against measures in breach of WTO rules, which threaten the integrity of our Single Market. We are in parallel pursuing our diplomatic efforts to deescalate the situation."
Over the past weeks, the European Commission has built up evidence of the various types of Chinese restrictions. These include a refusal to clear Lithuanian goods through customs, rejection of import applications from Lithuania, and pressuring EU companies operating out of other EU Member States to remove Lithuanian inputs from their supply chains when exporting to China.
To deal with such cases in future, the Commission is strengthening its toolbox of autonomous measures. Last month, the Commission adopted a proposal for an Anti-Coercion Instrument, which would give the EU more possibilities to react in the event of economic coercion. The proposal is currently being considered by the European Parliament and the Council of the EU.
Background
From December 2021, and without informing the EU or Lithuanian authorities, China began to heavily restrict or de facto block imports from and exports to Lithuania, or linked to Lithuania. The Commission has repeatedly raised the matter with the Chinese authorities.
Next steps
The first stage under WTO dispute settlement procedures is the ‘request for consultations', under which the EU formally asks China for more information on its measures with a view to reaching a satisfactory solution. Should these consultations not lead to a positive outcome within 60 days, the EU may request the establishment of a panel to rule on the matter.
EU refers China to the WTO following its trade restrictions on Lithuania
Ec.eu.
The EU has today launched a case at the World Trade Organization (WTO) against the People's Republic of China over its discriminatory trade practices against Lithuania, which are also hitting other exports from the EU's Single Market. These actions, which appear to be discriminatory and illegal under WTO rules, are harming exporters both in Lithuania and elsewhere in the EU, as they also target products with Lithuanian content exported from other EU countries. As attempts to resolve this bilaterally have failed, the EU has resorted to initiating dispute settlement proceedings against China. The WTO consultations initiated today are the first step in this process.
Executive Vice-President and Commissioner for Trade, Valdis Dombrovskis, said: "Launching a WTO case is not a step we take lightly. However, after repeated failed attempts to resolve the issue bilaterally, we see no other way forward than to request WTO dispute settlement consultations with China. The EU is determined to act as one and act fast against measures in breach of WTO rules, which threaten the integrity of our Single Market. We are in parallel pursuing our diplomatic efforts to deescalate the situation."
Over the past weeks, the European Commission has built up evidence of the various types of Chinese restrictions. These include a refusal to clear Lithuanian goods through customs, rejection of import applications from Lithuania, and pressuring EU companies operating out of other EU Member States to remove Lithuanian inputs from their supply chains when exporting to China.
To deal with such cases in future, the Commission is strengthening its toolbox of autonomous measures. Last month, the Commission adopted a proposal for an Anti-Coercion Instrument, which would give the EU more possibilities to react in the event of economic coercion. The proposal is currently being considered by the European Parliament and the Council of the EU.
Background
From December 2021, and without informing the EU or Lithuanian authorities, China began to heavily restrict or de facto block imports from and exports to Lithuania, or linked to Lithuania. The Commission has repeatedly raised the matter with the Chinese authorities.
Next steps
The first stage under WTO dispute settlement procedures is the ‘request for consultations', under which the EU formally asks China for more information on its measures with a view to reaching a satisfactory solution. Should these consultations not lead to a positive outcome within 60 days, the EU may request the establishment of a panel to rule on the matter.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
https://youtu.be/eZZ73spu15U
Bài học Lithuania với Trung Cộng
05/01/2022
Ngô Nhân Dụng
Cờ Lithuania bay bên cạnh cờ Liên Minh Châu Âu. Hình minh họa.
Dân Đài Loan sắp được uống rượu “RUM” nhập cảng. Công ty rượu của chính phủ Đài Bắc vừa mới đặt mua 20,400 chai rượu “rum mầu nâu” của nhà sản xuất MV, nước Lithuania. Những thùng rượu này đang trên đường tới Trung Quốc, nhưng sẽ không được hải quan cho qua vì xung đột ngoại giao. Công ty TTL (Taiwan Tobacco and Liquor) ra tay mua giúp. Họ sẽ dán thêm nhãn hiệu bằng chữ Trung Quốc để dân Đài Loan mừng Tết Nhâm Dần.
Hai nước này vẫn thân thiện; năm ngoái Đài Loan đã tặng Lithuania mạng che miệng ngừa Covid-19, và tháng Bảy vừa qua Đài Loan lại tặng 20,000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất Lithuania đang cần. Đài Loan vẫn mở một văn phòng đại diện ở Vilnius, thủ đô Lithuania.
Các quốc gia giúp lẫn nhau là điều đáng khuyến khích. Gây sự với nhau chỉ có hại. Trung Cộng mới được Lithuania cho một bài học.
Năm 1978 Đặng Tiểu Bình báo trước Cộng Sản Trung Quốc sẽ “cho Việt Nam một bài học.” Mấy tháng sau, đưa quân qua đánh Lạng Sơn, Cao Bằng, Trung Cộng cũng được học một kinh nghiệm: Chết mấy ngàn quân sĩ rồi cũng lại rút về.
Năm nay, Trung Cộng tính cho nước Lithuania một bài học. Vì hai nước cách xa nhau nửa vòng trái đất, họ không thể đánh bằng súng đạn mà dùng đòn ngoại giao. Nhưng ba tuần lễ rồi, chính Lithuania đã cho Trung Cộng một bài học. Bài học thấm thía, vì một nước nhỏ 2.7 triệu dân đương đầu với 1.4 tỷ dân Trung Quốc.
Câu chuyện bắt đầu rắc rối khi Bắc Kinh phản đối tại sao văn phòng ở Vilnius lại ghi là “đại biểu của Đài Loan.” Cửa văn phòng vẫn treo cờ “thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng” nhưng không ghi tên nước Cộng Hòa Trung Hoa Dân Quốc. Như thế tưởng đã là một nhượng bộ rồi; mà Trung Cộng vẫn chưa hài lòng. Lâu nay họ vẫn làm ngơ khi Đài Loan giao dịch với các nước, nhưng phải ghi là đại diện cho thủ đô Đài Bắc thôi. Lithuania cứ dùng tên Đài Loan thay vì Đài Bắc!
Trung Cộng nổi xung, yêu cầu hạ thấp quy chế ngoại giao xuống, không còn cấp đại sứ mà chỉ có một “chargé d’affaires,” xử lý thường vụ. Sau đó, Bắc Kinh yêu cầu nhân viên sứ quán Lithuania trả lại những tấm “thẻ ngoại giao.”
Ngày 15 tháng 12, sứ quán Lithuania khóa cửa, bỏ nhà trống, rút hết nhân viên và gia đình họ về nước, mang theo cả chó, mèo. Không ai trả lại cái thẻ nào hết. Khi họ xếp hàng chờ lên xe buýt ra phi trường bay về Paris, nhân viên ngoại giao các nước khác đến chào từ biệt. Bộ ngoại giao Pháp, Đức, Anh và Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Lithuania trước “tình trạng gia tăng cưỡng chế chính trị và kinh tế.”
Quan hệ kinh tế quá nhỏ, Lithuania không mua bán gì nhiều với Trung Quốc. Nhưng hàng nhập cảng từ Lithuania sẽ không thể đem vào bến vì đã bị xóa trong danh sách các nước giao thương. Theo báo Economist, các công ty Pháp và Đức đã được cảnh cáo ngưng gửi những món hàng hóa qua Trung Quốc nếu trong đó có những bộ phận mua từ Lithuania! Hàng trăm thùng chở hàng đang trên đường đi sẽ không được bốc rỡ, trong đó có 20,000 chai rượu rum!
Chính phủ Lithuania sẽ bồi thường $147 triệu mỹ kim cho các công ty bị Bắc Kinh gây thiệt hại. Theo bản tin Bloomberg Quỹ Phát Triển của Liên Hiệp Âu châu đã quyết định trợ giúp €6 triệu đồng Euro.
Trong mấy năm qua, Mỹ đã quan hệ mật thiết với Trung Hoa Dân Quốc hơn trước. Các ông Donald Trump và Joe Biden đều trực tiếp nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn qua điện thoại. Các đại biểu quốc hội Mỹ và nhân viên cao cấp bay tới thăm Đài Bắc. Ông Joe Biden lập lại lời hứa Mỹ sẽ giúp Đài Loan tự bảo vệ nếu bị Trung Cộng tấn công. Chính phủ Mỹ vẫn bán vũ khí, hỏa tiễn, tàu ngầm cho Đài Loan, mỗi lần đều bị Bắc Kinh phản đối nhưng không làm gì hơn. Nhưng vào năm 1981, Trung Cộng đã triệu hồi đại sứ ở Amsterdam sau khi Hòa Lan bán một tàu ngầm cho Đài Loan; ba năm sau mới trở lại bình thường. Không hiểu tại sao năm nay Trung Cộng lại “dở chứng” lần nữa với Lithuania!
Chỉ có thể giải thích rằng Bắc Kinh theo chính sách “mềm nắn, rắn buông.” Đối với các nước lớn, mạnh thì mềm mại nhẹ nhàng nhưng sẵn sàng bóp cổ các nước nhỏ. Báo chí Bắc Kinh còn “nhục mạ” Lithuania, nói rằng quốc gia nhỏ bé này không thể tự mình thay đổi chính sách ngoại giao; đã dùng tên Đài Loan thay cho tên Đài Bắc vì muốn lấy lòng Mỹ, hoặc được Mỹ ra lệnh.
Trung Cộng vẫn khinh thường các nước nhỏ. Đới Bỉnh Quốc từng nói thẳng rằng những nước nhỏ trên thế giới phải biết phận của mình. Nhưng họ lầm to. Ở Âu châu có rất nhiều nước nhỏ, và người dân mỗi nước đều tự hào về dân tộc, quốc gia của họ. Họ vẫn ghét những hành động can thiệp, chèn ép của các cường quốc.
Trong lịch sử, Lithuania với dân số nhỏ chưa bằng quận Cam, California, đã chống lại áp lực của Đức Quốc Xã cũng như Liên Xô. Năm 2019, chính phủ Lithuania đã công khai phản đối sứ quán Trung Cộng cho nhân viên đi gây rối trong một cuộc biểu tình của dân thủ đô Vilnius để ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Năm 2021, Lithuania đã phản đối Trung Cộng gây chia rẽ, và rút chân không tham dự một tổ chức do Bắc Kinh thành lập gồm các nước cộng sản cũ ở Trung Á và Âu châu.
Ông Victor Nakas, thuộc sứ quán Lithuania ở Washington, mới viết trên nhật báo Wall Street Journal nhắc lại rằng Tổng thống Vytautas Landsbergis là người khơi mào vụ sụp đổ của Liên Xô khi tuyên bố rút Lithuania khỏi Liên bang Xô Viết năm 1990, sau 50 năm bị đô hộ – cháu nội ông hiện giờ là bộ trưởng ngoại giao. Ông Nakas bác bỏ ý kiến của báo Wall Street nói rằng hành động rút hết nhân viên sứ quán về của Lithuania không thể ảnh hưởng gì đến Trung Cộng. Ông viết, “Nếu một tên anh chị chuyên bắt nạt trẻ con bị một em bé yếu ớt chống lại thì các đứa bé khác trong xóm sẽ biết đoàn kết để cùng nhau chống cự tên đầu gấu.”
Trung Cộng từng hành động như một tên anh chị, đe dọa các nước khác, khi ngưng nhập cảng quặng mỏ của Australia hoặc vô cớ bắt giam hai công dân Canada vì vụ công ty Huawei. Nước Canada đã theo đúng luật lệ quốc tế khi giữ bà Mạnh Vãn Châu, phó chủ tịch công ty này, vì chính phủ Mỹ yêu cầu dẫn độ để điều tra Huawei bán hàng cấm cho Iran. Nhưng Trung Cộng đã bắt giữ hai người Canada rồi đưa ra tòa với những lời buộc tội hoàn toàn ngụy tạo.
Những hành động đó chứng tỏ Trung Cộng bất chấp luật pháp cũng như các quy tắc ngoại giao. Từ khi mở cửa làm ăn với thế giới tư bản, Trung Cộng vẫn nói sẽ tôn trọng các quy luật kinh tế, thương mại nhưng trong thực tế thì không.
Các quốc gia sẽ phải làm như ông Victor Nakas đề nghị: Đoàn kết với nhau chống lại tên đầu gấu! Dân Đài Loan sẽ hoan nghênh, khi uống rượu rum mừng Tết Nhâm Dần!
Bài học Lithuania với Trung Cộng
05/01/2022
Ngô Nhân Dụng
Cờ Lithuania bay bên cạnh cờ Liên Minh Châu Âu. Hình minh họa.
Dân Đài Loan sắp được uống rượu “RUM” nhập cảng. Công ty rượu của chính phủ Đài Bắc vừa mới đặt mua 20,400 chai rượu “rum mầu nâu” của nhà sản xuất MV, nước Lithuania. Những thùng rượu này đang trên đường tới Trung Quốc, nhưng sẽ không được hải quan cho qua vì xung đột ngoại giao. Công ty TTL (Taiwan Tobacco and Liquor) ra tay mua giúp. Họ sẽ dán thêm nhãn hiệu bằng chữ Trung Quốc để dân Đài Loan mừng Tết Nhâm Dần.
Hai nước này vẫn thân thiện; năm ngoái Đài Loan đã tặng Lithuania mạng che miệng ngừa Covid-19, và tháng Bảy vừa qua Đài Loan lại tặng 20,000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất Lithuania đang cần. Đài Loan vẫn mở một văn phòng đại diện ở Vilnius, thủ đô Lithuania.
Các quốc gia giúp lẫn nhau là điều đáng khuyến khích. Gây sự với nhau chỉ có hại. Trung Cộng mới được Lithuania cho một bài học.
Năm 1978 Đặng Tiểu Bình báo trước Cộng Sản Trung Quốc sẽ “cho Việt Nam một bài học.” Mấy tháng sau, đưa quân qua đánh Lạng Sơn, Cao Bằng, Trung Cộng cũng được học một kinh nghiệm: Chết mấy ngàn quân sĩ rồi cũng lại rút về.
Năm nay, Trung Cộng tính cho nước Lithuania một bài học. Vì hai nước cách xa nhau nửa vòng trái đất, họ không thể đánh bằng súng đạn mà dùng đòn ngoại giao. Nhưng ba tuần lễ rồi, chính Lithuania đã cho Trung Cộng một bài học. Bài học thấm thía, vì một nước nhỏ 2.7 triệu dân đương đầu với 1.4 tỷ dân Trung Quốc.
Câu chuyện bắt đầu rắc rối khi Bắc Kinh phản đối tại sao văn phòng ở Vilnius lại ghi là “đại biểu của Đài Loan.” Cửa văn phòng vẫn treo cờ “thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng” nhưng không ghi tên nước Cộng Hòa Trung Hoa Dân Quốc. Như thế tưởng đã là một nhượng bộ rồi; mà Trung Cộng vẫn chưa hài lòng. Lâu nay họ vẫn làm ngơ khi Đài Loan giao dịch với các nước, nhưng phải ghi là đại diện cho thủ đô Đài Bắc thôi. Lithuania cứ dùng tên Đài Loan thay vì Đài Bắc!
Trung Cộng nổi xung, yêu cầu hạ thấp quy chế ngoại giao xuống, không còn cấp đại sứ mà chỉ có một “chargé d’affaires,” xử lý thường vụ. Sau đó, Bắc Kinh yêu cầu nhân viên sứ quán Lithuania trả lại những tấm “thẻ ngoại giao.”
Ngày 15 tháng 12, sứ quán Lithuania khóa cửa, bỏ nhà trống, rút hết nhân viên và gia đình họ về nước, mang theo cả chó, mèo. Không ai trả lại cái thẻ nào hết. Khi họ xếp hàng chờ lên xe buýt ra phi trường bay về Paris, nhân viên ngoại giao các nước khác đến chào từ biệt. Bộ ngoại giao Pháp, Đức, Anh và Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Lithuania trước “tình trạng gia tăng cưỡng chế chính trị và kinh tế.”
Quan hệ kinh tế quá nhỏ, Lithuania không mua bán gì nhiều với Trung Quốc. Nhưng hàng nhập cảng từ Lithuania sẽ không thể đem vào bến vì đã bị xóa trong danh sách các nước giao thương. Theo báo Economist, các công ty Pháp và Đức đã được cảnh cáo ngưng gửi những món hàng hóa qua Trung Quốc nếu trong đó có những bộ phận mua từ Lithuania! Hàng trăm thùng chở hàng đang trên đường đi sẽ không được bốc rỡ, trong đó có 20,000 chai rượu rum!
Chính phủ Lithuania sẽ bồi thường $147 triệu mỹ kim cho các công ty bị Bắc Kinh gây thiệt hại. Theo bản tin Bloomberg Quỹ Phát Triển của Liên Hiệp Âu châu đã quyết định trợ giúp €6 triệu đồng Euro.
Trong mấy năm qua, Mỹ đã quan hệ mật thiết với Trung Hoa Dân Quốc hơn trước. Các ông Donald Trump và Joe Biden đều trực tiếp nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn qua điện thoại. Các đại biểu quốc hội Mỹ và nhân viên cao cấp bay tới thăm Đài Bắc. Ông Joe Biden lập lại lời hứa Mỹ sẽ giúp Đài Loan tự bảo vệ nếu bị Trung Cộng tấn công. Chính phủ Mỹ vẫn bán vũ khí, hỏa tiễn, tàu ngầm cho Đài Loan, mỗi lần đều bị Bắc Kinh phản đối nhưng không làm gì hơn. Nhưng vào năm 1981, Trung Cộng đã triệu hồi đại sứ ở Amsterdam sau khi Hòa Lan bán một tàu ngầm cho Đài Loan; ba năm sau mới trở lại bình thường. Không hiểu tại sao năm nay Trung Cộng lại “dở chứng” lần nữa với Lithuania!
Chỉ có thể giải thích rằng Bắc Kinh theo chính sách “mềm nắn, rắn buông.” Đối với các nước lớn, mạnh thì mềm mại nhẹ nhàng nhưng sẵn sàng bóp cổ các nước nhỏ. Báo chí Bắc Kinh còn “nhục mạ” Lithuania, nói rằng quốc gia nhỏ bé này không thể tự mình thay đổi chính sách ngoại giao; đã dùng tên Đài Loan thay cho tên Đài Bắc vì muốn lấy lòng Mỹ, hoặc được Mỹ ra lệnh.
Trung Cộng vẫn khinh thường các nước nhỏ. Đới Bỉnh Quốc từng nói thẳng rằng những nước nhỏ trên thế giới phải biết phận của mình. Nhưng họ lầm to. Ở Âu châu có rất nhiều nước nhỏ, và người dân mỗi nước đều tự hào về dân tộc, quốc gia của họ. Họ vẫn ghét những hành động can thiệp, chèn ép của các cường quốc.
Trong lịch sử, Lithuania với dân số nhỏ chưa bằng quận Cam, California, đã chống lại áp lực của Đức Quốc Xã cũng như Liên Xô. Năm 2019, chính phủ Lithuania đã công khai phản đối sứ quán Trung Cộng cho nhân viên đi gây rối trong một cuộc biểu tình của dân thủ đô Vilnius để ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Năm 2021, Lithuania đã phản đối Trung Cộng gây chia rẽ, và rút chân không tham dự một tổ chức do Bắc Kinh thành lập gồm các nước cộng sản cũ ở Trung Á và Âu châu.
Ông Victor Nakas, thuộc sứ quán Lithuania ở Washington, mới viết trên nhật báo Wall Street Journal nhắc lại rằng Tổng thống Vytautas Landsbergis là người khơi mào vụ sụp đổ của Liên Xô khi tuyên bố rút Lithuania khỏi Liên bang Xô Viết năm 1990, sau 50 năm bị đô hộ – cháu nội ông hiện giờ là bộ trưởng ngoại giao. Ông Nakas bác bỏ ý kiến của báo Wall Street nói rằng hành động rút hết nhân viên sứ quán về của Lithuania không thể ảnh hưởng gì đến Trung Cộng. Ông viết, “Nếu một tên anh chị chuyên bắt nạt trẻ con bị một em bé yếu ớt chống lại thì các đứa bé khác trong xóm sẽ biết đoàn kết để cùng nhau chống cự tên đầu gấu.”
Trung Cộng từng hành động như một tên anh chị, đe dọa các nước khác, khi ngưng nhập cảng quặng mỏ của Australia hoặc vô cớ bắt giam hai công dân Canada vì vụ công ty Huawei. Nước Canada đã theo đúng luật lệ quốc tế khi giữ bà Mạnh Vãn Châu, phó chủ tịch công ty này, vì chính phủ Mỹ yêu cầu dẫn độ để điều tra Huawei bán hàng cấm cho Iran. Nhưng Trung Cộng đã bắt giữ hai người Canada rồi đưa ra tòa với những lời buộc tội hoàn toàn ngụy tạo.
Những hành động đó chứng tỏ Trung Cộng bất chấp luật pháp cũng như các quy tắc ngoại giao. Từ khi mở cửa làm ăn với thế giới tư bản, Trung Cộng vẫn nói sẽ tôn trọng các quy luật kinh tế, thương mại nhưng trong thực tế thì không.
Các quốc gia sẽ phải làm như ông Victor Nakas đề nghị: Đoàn kết với nhau chống lại tên đầu gấu! Dân Đài Loan sẽ hoan nghênh, khi uống rượu rum mừng Tết Nhâm Dần!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Bé hạt tiêu Lithuania đối đầu gã khổng lồ Trung Quốc
Lê Tây Sơn
31 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Một lâu đài cổ ở Kaunas, Lithuania. Ảnh: Paulius Andriekus/Unsplash
Trong những tháng gần đây, Lithuania, một quốc gia Đông Âu nhỏ bé chưa đầy ba triệu dân đã thu hút được sự chú ý của thế giới khi dám công khai đối đầu với Trung Quốc, một siêu cường hơn 1.1 tỷ dân và có nền kinh tế sắp vượt qua Mỹ. Nhưng xe nghiêng hay chấu chết? Hãy chờ thời gian trả lời.
Chọc gai vào mắt Bắc Kinh
Mọi chuyện bắt đầu vào năm ngoái, khi Lithuania “liều mạng” chọc gai vào mắt Bắc Kinh, không chỉ một lần mà đến hai lần trong chỉ vài tháng!
Đầu tiên, quốc gia nhỏ bé từng thuộc Liên Xô cũ này rút khỏi cái gọi là “nhóm 17+1”, một diễn đàn gồm 17 quốc gia Đông, Trung Âu, Trung Quốc và khuyến khích những nước châu Âu khác làm điều tương tự. Khi Trung Quốc có nhiều lợi ích kinh doanh trong khu vực (đáng chú ý nhất là là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với các dự án cơ sở hạ tầng) thì bất kỳ hình thức phản đối nào của châu Âu đều không được Bắc Kinh hoan nghênh.
Tiếp theo, đến Tháng Mười Một, Lithuania trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện với tên gọi “Đài Loan” hẳn hòi chứ không phải “Đài Bắc, Trung Quốc” như thường thấy ở châu Âu và Mỹ để tránh ám chỉ sự độc lập của hòn đảo. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết việc mở văn phòng đại diện tại Vilnius sẽ “tạo ra một lộ trình mới và đầy hứa hẹn cho quan hệ song phương giữa hai nước”.
Động thái này ngay lập tức làm Bắc Kinh phẫn nộ, xúc phạm nguyên tắc Một Trung Quốc vì Đài Loan không phải là lãnh thổ có chủ quyền độc lập (dù hai bên được quản lý riêng biệt bởi hai hệ thống chính trị riêng biệt trong hơn bảy thập kỷ sau một cuộc nội chiến). Theo nguyên tắc “bất di bất dịch”, bất cứ nước nào muốn có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc đều phải mặc nhiên thừa nhận ngoại giao thực tế này.
Nhưng Lithuania giải thích văn phòng mới của Đài Loan không có tư cách ngoại giao chính thức và không mâu thuẫn với chính sách Một Trung Quốc. Bắc Kinh không đồng ý nên đã trả đũa bằng cách hạ cấp quan hệ ngoại giao với Vilnius. Theo Lithuania, Trung Quốc đã chặn hàng nhập của Litva và dựng lên một rào cản thương mại.
Chính phủ Trung Quốc nhiều lần bác bỏ đổ lỗi cho chính Lithuania là nguyên nhân của căng thẳng khi gây tổn hại đến “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh, đẩy quan hệ song phương rơi vào thế “đóng băng toàn diện”.
Đài Loan giúp đỡ bằng cách mua các sản phẩm lẽ ra Lithuania xuất sang Trung Quốc (có cả 20,400 chai rượu rum) và cam kết sẽ đầu tư hàng trăm triệu đôla vào Lithuania để hỗ trợ nước này thoát sức ép của Trung Quốc.
Minh họa: tfiglobalnews
Châu Âu đoàn kết… bằng mồm?
Cuộc tranh cãi được Liên minh châu Âu (EU), mà Lithuania là thành viên tham gia. Brussels xem cách Bắc Kinh đối xử với Vilnius là một mối đe dọa cho các nước EU khác vì nhiều thành viên có liên kết kinh tế với Trung Quốc và muốn gắn bó hơn nữa. Ngày Thứ Năm tuần trước, EU đã kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cáo buộc Bắc Kinh “có các hành vi thương mại phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến cả các mặt hàng xuất khẩu từ Thị trường chung EU”.
Vụ kiện lên WTO có thể chỉ là bước khởi đầu trong lập trường cứng rắn hơn của EU đối với Trung Quốc dù vẫn có những cảnh báo Bắc Kinh có thể trả đũa bằng chiến tranh thương mại hoặc hủy bỏ các khoản đầu tư vào châu Âu. Năm 1990, Lithuania là nước cộng hoà đầu tiên thuộc Liên Xô tuyên bố tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau đó, quốc gia này gia nhập EU và NATO vào năm 2004.
Khi một nước lớn như Trung Quốc thể hiện sự hung hăng, đặc biệt là với Đài Loan và sử dụng thương mại làm vũ khí chống lại các quốc gia châu Âu nhỏ hơn, nhiều người dân Lithuania nhớ về cuộc sống dưới sự thống trị của Liên Xô. “Trung Quốc cần rút ra bài học về việc không tuân thủ các giá trị và nguyên tắc của chúng tôi, ỷ thế quá giàu – cựu Thủ tướng Lithuania Andrius Kubilius nói – Tôi chưa thấy nước EU lớn nào dám đương đầu với họ. Nay hy vọng, từ Lithuania sẽ lan sang các nước khác, và trong thời gian tới, châu Âu sẽ đoàn kết chống lại một cường quốc không tôn trọng các tiêu chuẩn của mình”.
Một trong những lý do khiến các quan chức Lithuania thoải mái hơn so với các đồng minh khi thể hiện lập trường cứng rắn là Trung Quốc chỉ chiếm thị phần xuất khẩu nhỏ của họ. Năm 2019, Lithuania xuất sang Trung Quốc 1.18% so với 13.1% sang Nga và 3.64% sang Mỹ (dù Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất).
Đối với Lithuania, lập trường cứng rắn với Trung Quốc không chỉ là một sứ mệnh đạo đức, mà nhiều quan chức còn hy vọng sẽ gửi một thông điệp cho Moscow và chứng minh cho EU thấy là nếu đoàn kết có thể đẩy lùi được các chế độ chuyên quyền.
Velina Tchakarova, người đứng đầu Viện Chính sách An ninh và châu Âu của Áo, giải thích: “Lithuania đã chịu áp lực thường trực của Nga kể từ khi gia nhập NATO. Nay họ muốn nói với các đồng minh châu Âu là đừng khuất phục các chế độ chuyên quyền ở Bắc Kinh, ở Moscow và châu Âu cần chuẩn bị các biện pháp chống gây áp lực hiệu quả hơn”.
Brussels gần đây đã đề xuất một cơ chế pháp lý “có cấu trúc và thống nhất” để “hoá giải” đe dọa kinh tế bằng các phản ứng phù hợp với từng tình huống như thuế quan, hạn chế nhập khẩu và hạn chế tiếp cận thị trường nội bộ của EU. Nhưng các quốc gia EU nhỏ hơn luôn nghi ngờ các nước thành viên lớn có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc sẽ ủng hộ họ khi bị Trung Quốc chèn ép.
Mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc nằm trong chiến lược “tự chủ” của EU nhằm bớt lệ thuộc vào Mỹ, một siêu cường địa chính trị. Thông qua hợp tác kinh tế với Bắc Kinh, châu Âu hy vọng sẽ đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc và không còn lo bị một bên lấn áp.
Các quốc gia thành viên lớn hơn, đặc biệt là Pháp, đã ủng hộ mạnh mẽ chiến lược tự chủ này. Hệ quả là trong khi các chính trị gia châu Âu bất mãn với cách Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, đàn áp dân chủ ở Hồng Kông và sự hung hăng với Đài Loan, nhiều nước châu Âu vẫn chưa sẵn sàng xa lánh Trung Quốc.
Minh họa: Lāsma Artmane/Unsplash
Châu Âu rất khó thống nhất đối đầu với Trung Quốc
Theo Tchakarova, bằng cách tạo ra cuộc đối đầu với Trung Quốc, Lithuania vừa giúp củng cố vị thế của Mỹ ở châu Âu, vừa cảnh báo Brussels và các đồng minh lớn Đức, Pháp về những rủi ro và nguy hiểm tiềm tàng khi quan hệ quá sâu với Trung Quốc để họ thay đổi lập trường. Một số chính trị gia Lithuania tin rằng lập trường cứng rắn của họ đã mang lại kết quả.
Thực tế, Pháp đã ủng hộ họ và cùng phần còn lại của EU kêu gọi Trung Quốc làm dịu tình hình. Pháp đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU và đang ở giữa chiến dịch bầu cử tổng thống. Đầu tháng này, Slovenia thông báo sẽ tăng cường thương mại với Đài Loan. Một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định “Lập trường của Brussels là Lithuania không đi ngược lại chính sách Một Trung Quốc, và nếu Trung Quốc tiếp tục có thái độ thù địch, họ phải cung cấp bằng chứng là chính sách này bị vi phạm thế nào”.
Gần đây, Brussels đã đoàn kết hơn về một số vấn đề. Sau nhiều năm bất đồng có lúc gay gắt, có thể Brexit và đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo EU rằng sự thống nhất cũng có nghĩa là ngay cả các quốc gia nhỏ như Lithuania cũng có thể sử dụng cơ chế EU để đối đầu với một trong những quốc gia giàu có, quyền lực nhất trái đất.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người, kể cả ở Lithuania, đều nghĩ như thế. Tổng thống Gitanas Nauseda ủng hộ việc mở Văn phòng đại diện Đài Loan, nhưng xem việc dùng tên ‘”Đài Loan” là “khiêu khích không cần thiết” khiến Lithuania đang phải giải quyết hậu quả. Bắc Kinh đánh giá cao “thừa nhận sai lầm” này nhưng vẫn khăng khăng Lithuania đã phá vỡ nguyên tắc Một Trung Quốc nên cần sửa sai nhiều hơn nữa!
Liệu lập trường của Lithuania với sự ủng hộ của EU sẽ dẫn đến bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Bắc Kinh hay không? Câu trả lời là không. Một bài xã luận gần đây trên tờ Global Times, tờ báo nhà nước theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đưa ra một loạt bước đi mà Lithuania phải thực hiện để khôi phục quan hệ, đồng thời cảnh báo: “Bất kể họ dùng thủ đoạn nào, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ, dù chỉ nửa cm trong các vấn đề thuộc về nguyên tắc”.
Nhưng các chuyên gia nhất trí rằng cách duy nhất để buộc Trung Quốc nhượng bộ là châu Âu phải đoàn kết và thống nhất. Benedict Rogers, một nhà vận động nhân quyền lâu năm hiện là Giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, nhận định: “Một cường quốc lão luyện như Trung Quốc trong việc chia rẽ các quốc gia để dễ đánh bại thì chiến thuật bắt nạt và gây sức ép của nó chỉ có thể bị vô hiệu bằng sự đoàn kết và thống nhất. Nhưng thực tế cho thấy, đây là… yêu cầu quá mức đối với EU!”.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Lithuania & Taiwan open joint center in V.for semiconductor research
Kiratas
Home Technology
Lithuania and Taiwan open joint center for semiconductor research
February 19, 2022
Against the background of the trade conflict between the Baltic EU country and China, Lithuania and Taiwan have started a joint project. The Taiwanese-Lithuanian Center for Semiconductors and Materials Sciences opened in Vilnius on Friday. This was announced by the Taiwanese representation in Lithuania. The first project is the development of a new kind of laser, from which precision mechanical engineering and the semiconductor industry should benefit.
Taiwan set up a $1 billion loan fund for joint economic projects with Lithuania in January. Taipei had also announced a $200 million investment fund to invest in the industry of the Baltic EU country. The countries of the European Union are trying to reduce their dependence on China for chip production.
Tensions have arisen between Lithuania and China in recent months. Beijing downgraded its diplomatic ties with the Baltic state after it allowed Taiwan to open a representative office under its own name in the Lithuanian capital, Vilnius. China does not see democratic Taiwan, which split from the mainland in 1949, as an independent state and is trying to isolate it internationally.
Dispute between EU and China at the WTO
According to Lithuanian sources, China is also flexing its economic muscles in the dispute. Because of the trade restrictions that Beijing has already imposed on Lithuania, the EU initiated proceedings against China at the World Trade Organization (WTO).
In the dispute, the German economy in Lithuania was caught between the fronts. The automotive supplier Continental is active there. Despite the tensions, the Dax group from Hanover wants to stick to its investment plans in the Baltic state, like the head of the local branch of the business newspaper Business News said.
Home Technology
Lithuania and Taiwan open joint center for semiconductor research
February 19, 2022
Against the background of the trade conflict between the Baltic EU country and China, Lithuania and Taiwan have started a joint project. The Taiwanese-Lithuanian Center for Semiconductors and Materials Sciences opened in Vilnius on Friday. This was announced by the Taiwanese representation in Lithuania. The first project is the development of a new kind of laser, from which precision mechanical engineering and the semiconductor industry should benefit.
Taiwan set up a $1 billion loan fund for joint economic projects with Lithuania in January. Taipei had also announced a $200 million investment fund to invest in the industry of the Baltic EU country. The countries of the European Union are trying to reduce their dependence on China for chip production.
Tensions have arisen between Lithuania and China in recent months. Beijing downgraded its diplomatic ties with the Baltic state after it allowed Taiwan to open a representative office under its own name in the Lithuanian capital, Vilnius. China does not see democratic Taiwan, which split from the mainland in 1949, as an independent state and is trying to isolate it internationally.
Dispute between EU and China at the WTO
According to Lithuanian sources, China is also flexing its economic muscles in the dispute. Because of the trade restrictions that Beijing has already imposed on Lithuania, the EU initiated proceedings against China at the World Trade Organization (WTO).
In the dispute, the German economy in Lithuania was caught between the fronts. The automotive supplier Continental is active there. Despite the tensions, the Dax group from Hanover wants to stick to its investment plans in the Baltic state, like the head of the local branch of the business newspaper Business News said.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Nga chôm chỉa vaccine research
» Large glacier near Seattle has ‘completely disappeared,’ says research
» Taiwan có phải là 1 nước độc lập không?
» China Planned Taiwan Invasion in Fall ?
» Man fined $3,500 for breaking Taiwan coronavirus quarantine
» Large glacier near Seattle has ‘completely disappeared,’ says research
» Taiwan có phải là 1 nước độc lập không?
» China Planned Taiwan Invasion in Fall ?
» Man fined $3,500 for breaking Taiwan coronavirus quarantine
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum