Our forum runs best with JavaScript enabled !

Một Người Tên Là Trần Văn Bá - Duyên Anh

View previous topic View next topic Go down

Thumb up Một Người Tên Là Trần Văn Bá - Duyên Anh

Post by LDN Sat Feb 05, 2022 5:38 pm

Một Người Tên Là Trần Văn Bá - Duyên Anh 

LỜI ĐẦU - TRẦN VĂN BÁ, TẠI SAO?

Người bạn tôi, nhà xuất bản Nam Á ở Paris, sau nhiều ngày đêm đứng trước Tòa Đại Sứ của phỉ quyền dưới buốt lạnh của nước Pháp hai mươi năm mới thấy, để đòi hỏi phỉ quyền không được sát hại những người Việt Nam yêu nước, thì bèn có một ưu tư đầy sáng tạo chiến đấu. Anh ta bảo tôi viết một tác phẩm không giống bất cứ một tác phẩm nào tôi đã viết. Nói rõ rệt, bạn tôi yêu cầu tôi viết về Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân, như một sư tử lãng mạn quốc ngoại, như một người quốc gia chân chính, một người quốc gia đứng trên tất cả những tranh giành quyền bính hôm nay, để vì hạnh phúc của dân tộc mà chiến đấu. Bạn tôi buồn bã trong những "tại sao". Tại sao chỉ có thần tượng cộng sản mà không có thần tượng quốc gia" Tại sao cứ để cộng sản độc quyền phong người của họ là anh hùng, liệt sĩ? Chúng ta chiến đấu đẹp hơn họ, thần tượng của chúng ta thật hơn họ, rực rỡ hơn họ cả ngàn lần, tại sao tôi chưa được đọc một tác phẩm văn chương nào viết về anh hùng của chúng ta hôm nay? Nhà văn, các anh ở đâu? Các anh đang làm gì? Bạn tôi "tại sao" rồi bạn tôi phân trần: "Như anh, tôi không ở trong một mặt trận, một hội đoàn tranh đấu nào cả, nhưng luôn luôn có bổn phận hỗ trợ bất cứ một mặt trận, một phong trào nào thật sự vì quốc gia, dân tộc. Tôi nghĩ rằng, cuộc chiến đấu chống cộng sản hôm nay, tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng và then chốt và cần thiết phải võ trang tư tưởng cho họ lên đường. Anh đã viết Sỏi đá ngậm ngùi, Bầy sư tử lãng mạn và đã bầy tỏ tư tưởng chiến đấu mới mẻ của tuổi trẻ quốc nội, thế hệ trưởng thành sau 30-4-75, anh phải viết thêm về tuổi trẻ quốc ngoại và cuộc chiến đấu cô đơn tuyệt vời của họ. Anh phải lấy cảm hứng từ Trần Văn Bá. Tác phẩm mà tôi thành khẩn yêu cầu anh là sự chứng minh tài năng đích thực của anh, đồng thời, chứng minh khả năng xoay vần thời thế của tư tưởng, khả năng thôi thúc chiến đấu của nghệ thuật. Khó lắm, tôi hiểu và tôi đoan quyết chỉ anh mới tạo dựng nổi một thần tượng tuổi trẻ của dân tộc chứ không của riêng một phe nhóm, một giai cấp nào."

Khó thật, bởi vì, Trần Văn Bá đã là thần tượng. Và, bởi vì, chỉ được viết Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân và cuộc chiến đấu của người tuổi trẻ này khởi sự từ lúc bị bịt mắt, còng tay, xích chân đẩy vào quan tài xi măng của ngục tù cộng sản. Trần Văn Bá, quả thật, là mẫu người quốc gia chân chính mà tôi mong mỏi. Tôi sẽ đáp ứng cố gắng đòi hỏi của bạn tôi. Tôi không dám hỗn láo so sánh mình với cổ nhân nhưng, nếu xưa Lão Tử để lãi đời sống Đạo đức kinh chỉ nhằm mục đích tạ lòng bạn tri kỷ thì nay, tôi viết Một người tên là Trần Văn Bá chỉ để tạ lòng bạn tôi và, lợi dụng tấm lòng yêu văn chương ấy, tôi trả lời người cộng sản. Ngoài ra chẳng còn mục đích gì khác, danh cũng như lợi. Tại sao tôi muốn trả lời người cộng sản? Vì thủ thuật của họ khiến tôi chới với. Khi tôi nằm tù, cộng sản và quốc gia giả hình đều thích dìm tôi xuống vực thẳm dơ bẩn để tôi chết nhục. Tôi không ngờ số phận của tôi bớt hẩm hiu nhờ sự can thiệp của Amnesty International. Bằng một trao đổi nào đó, tôi được tạm thích. Tôi đã hỏi tôi ròng rã sáu năm trong ngục thất rằng, mình có làm điều gì nhơ nhuốc không? Và tôi yên tâm. Có phải không dám chống lại những tên công an coi tù tuổi 18, 20 và dốt nát, đần độn, ngọng nghịu là khiếp nhược, hèn hạ không nhỉ? Có phải cho thuốc lá, đường, kẹo bánh những tên công an coi tù thèm khát, những tên xa nhà nghèo khổ, trải dài thời thanh xuân của mình ở rừng già không thân nhân thăm viếng, tặng quà là liếm gót giầy cộng sản? Người ta hằng luận về đối thủ và người ta quên hiểu thế nào là sự khinh khi và lòng trắc ẩn và thương yêu của những ai hằng rêu rao đem thương yêu xóa bỏ hận thù. Nếu anh là nhà văn, nhà thơ, những tên công an xa nhà quý trọng anh, gần gũi anh, nhờ vả anh làm cho chúng những bài thơ nhớ quê, nhớ mẹ hiền, nhớ tình nhân, anh có phải là antennẻ Anh đã giúp con người gửi thông điệp tình tự. Vấn đề chưa hẳn giản dị thế. Ngày tôi trở lại Sài Gòn, gặp Đinh Tiến Luyện, nhà văn tuổi trẻ này kể cho tôi nghe một chuyện lạ. Đinh Tiến Luyện có người bạn may mắn chưa là sĩ quan chế độ cũ, lại thuộc thành phần "con em cách mạng" nên được đi học báo chí ở Hà Nội. Ngoài lề học tập báo chí có những buổi mạn đàm văn học nghệ thuật. Các nhà văn Sài Gòn bị lôi ra chửi bới. Riêng tôi, khi được đề cập, giảng viêng phát biểu: "Duyên Anh đã là người của chúng ta!" Tôi đã là người cộng sản sau khi đã là antenne gớm ghiếc. Cộng sản cấm đoán toàn bộ tác phẩm của tôi phổ biến trong dân gian. Cộng sản bỏ tôi vào tù. Cộng sản bêu nhục tôi trên báo, trên vô tuyến truyền hình, trong sách. Rồi cộng sản chơi trò "Thầy Tăng Sâm giết người" một cách tinh vi: "Duyên Anh đã là người của chúng ta," tên biệt kích văn nghệ số 9 đã là "người của chúng ta!" Thế là tôi mất hết uy tín chống cộng sản, tôi bị lột bỏ tước bị "nhà văn của tuổi trẻ". Ra khỏi đất nước, trò chơi "Thầy Tăng Sâm giết người" còn bạo hơn. Tôi biến thành mục tiêu công kích của một số người mà cộng sản tin chắc tôi sẽ phản ứng. "Phải làm cho chúng nó chửi thằng Duyên Anh vì thằng Duyên Anh biết nhiều chuyện, biết cách chửi đau đớn. Phải tạo mâu thuẫn giữa chúng nó để có cơ hội chúng nó chửi bới lẫn nhau". Đó là thủ thuật cộng sản. Thủ thuật ấy đã áp dụng cho đám ma Phạm Duy, cho Lê Xuyên, cho Chu Tử. Người quốc gia bị bọn nằm vùng dẫn vào trò chơi đập nát uy tín những nghệ sĩ quốc gia tài năng.

Tôi đã im lặng từ lâu, không trả đũa những ai bêu nhục tôi. Tôi không thích vào trò chơi bẩn của cộng sản. Đáng lẽ, tôi im lặng mãi mãi. Nhưng, trong số những kẻ bêu nhục tôi lại có vài nhà văn, nhà thơ thiếu trực giác, thiếu kinh nghiệm cộng sản và thừa đố kỵ, tra thù vặt nhỏ mọn. Bất đắc dĩ tôi phải phản công. Không phải đợi đến hôm nay, sau khi cộng sản rỉ tai "Duyên Anh đã là người của chúng ta" tôi mới đánh những người quốc gia giả hình. Tôi đã đánh họ ngay trong thuở họ đầy quyền sinh sát ở quê nhà. Và tôi tiếp tục đánh họ vì họ âm mưu phục hồi quyền bính tôi đòi dĩ vãng, họ lừa gạt niềm tin của lưu dân, họ làm nhơ nhuốc sự nghiệp chống cộng sản giải thát dân tộc. Họ là bọn đào ngũ, bọn thụ hưởng xương máu lính, bọn tội đồ của dân tộc. Họ là bọn trí thức lưu manh. Không bao giờ họ là người quốc gia cả. Họ đã bẩn, không cần bôi bẩn. Tôi lên tiếng để xác định thái độ chống cộng của tôi là không chống cộng với tướng bẩn đào ngũ và tá cớm chạy làng. Tôi chống cộng với những người quốc gia chân chính. Bọn quốc gia giả hình cứ việc bêu nhục tôi. Với những ai là nhà văn, tôi xin được phép nhắc câu nói của văn hào Gabriel Garcia Marquez: "Nghĩa vụ và bổn phận của nhà văn là viết cho hay". Anh hãy viết cho hay, cho thật hay, tự nhiên, anh sẽ nổi tiếng và anh đẩy tôi vào hoàng hôn quên lãng. Tỏ thái độ với người này người nọ là thừa thãi, là mất thì giờ vô ích. Tỏ thái độ với cộng sản bằng tác phẩm và nếu làm cho tác phẩm có kích thước quốc tế mới là nghĩa vụ của nhà văn Việt Nam. Tôi không trần tình với các anh đâu. Tôi nói những điều tâm cảm. Và tôi sẵng sàng cái thế "một mình một ngựa" như tôi đã "một mình một ngựa".

Trở lại Một người tên là Trần Văn Bá. Mỗi cuốn sách có một đời sống. Nếu đời sống của cuốn sách mang một ý nghĩa nào đó và đóng góp được một công lao nào đó thì Một người tên là Trần Văn Bá là thành quả của ưu tư sáng tạo chiến đấu của bạn tôi, không bao giờ là tài năng của tôi. Nếu đời sống của cuốn sách tẻ nhạt, không đáp ứng yêu cần của bạn tôi thì đó là bởi tài năng của tôi còn kém cỏi. Và tôi thành thật xin lỗi người đã chết. Với những người tuổi trẻ và độc giả của tôi, tôi đã bầy tỏ một thiện chí mới. Nếu trước đây tôi chỉ tạo dựng thần tượng tiểu thuyết thì hôm nay tôi viết về thần tượng thật, chiến đấu thật, đau khổ thật, lãng mạn thật, cô đơn thật và thật sự vì hạnh phúc, tự do, dân chủ của dân tộc. Làm sáng chói hào quang Trần Văn Bá, hào quang tuổi trẻ Việt Nam để thế giới cảm phục và chia sẻ với cuộc chiến đấu mới của chúng ta là nhiệm vụ của người tuổi trẻ quốc ngoại, nhất là bằng hữu của Bá ở Paris. Bổn phận của tôi đã xong khi ký dưới cuốn sách hai chữ...

Duyên Anh
(Paris, Xuân 1985)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Thumb up Re: Một Người Tên Là Trần Văn Bá - Duyên Anh

Post by LDN Sat Feb 05, 2022 6:52 pm

CHƯƠNG 1 - BÓNG TỐI VÀ BÓNG TỐI

Bóng tối từ lúc những mũi tên găm đầy mình mẩy con sư tử sừng sững đứng, đầu ngẩng cao, đôi mắt áng lên những tia kiêu ngạo tuyệt vời trong màng lưới oan nghiệt của thời đại. Chiếc còng lạnh ngắt siết chặt tay chàng. Sợi xích não nùng nghiến hai cổ chân chàng đau buốt. Miếng vải đen thô bạo thắt nút che kín mắt chàng nhức nhối. Người ta ném chàng lên xe. Đường nào chàng qua, lối nào chàng sắp đến, chàng không biết. Chàng nghe rõ tiếng động cơ nổ và, mơ hồ, tiếng thù hận. Mà, tuyệt nhiên, chẳng có tiếng nói của con người, dẫu chỉ là tiếng nói đe dọa, tiếng nói thợ săn đắc ý với bộ da quý sẽ lột. Xe chạy lòng vòng, lúc nhanh, lúc chậm. Cuối cùng thì nó dừng lại. Chàng bị xốc nách đẩy vào một phòng giam. Cánh cửa mà bản lề khô dầu từ từ khép. Ổ khóa bấm tách hai ba lần. rồi im lặng. Chàng, chiếc còng, sợi xích, miếng vải và bóng tối. Thân phận chàng, thân phận Việt Nam như thế, trên mảnh đất đầy phiền muộn này.

Chàng mò mẫm bước về phía trước. Vừa đúng ba bước, chàng đụng vô bức tường. Lặng lẽ, chàng lùi bước chân xích giới hạn và đếm đủ bẩy bước là đụng cánh cửa sắt. Chàng lần ngang như con cuạ Nếu tay không bị còng chéo sau lưng, chàng có thể đo chiều rộng của phòng giam dễ dàng hơn. Khỏi cần tính kỷ diện tích dành cho người yêu nước trong xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội thường xuyên được rêu rao là không còn nhà tù và người hành hạ người. Chàng dựa lưng vào cánh cửa rồi tụt dần xuống thành cái thế ngồi điêu đứng của kẻ bị còng tay, chân bị xích, mắt bị bịt. Thoạt đầu, chàng nghĩ chàng bị nhốt ở một cachot của một đề lao nào đó. Nhưng sự im lặng mỗi phút mỗi nhỏ giọt xuống nhỏ giọt xuống tâm cảm chàng khiến chàng ngờ vực và sợ hãi. Không nhất định đây không phải là nhà tù mà là một niềm hiu hắt ngàn năm cách biệt loài người. Chàng thử hét lớn vừa để tỏ niềm phẫn nộ vừa để dọ dẫm tình hình. Vô ích. Tiếng hét của chàng đã chìm vào hiu quạnh thật nhanh và tạo thêm cho sự hiu quạnh những móng vuốt nhọn hoắt. Chàng run rẩy. Chàng toát mồ hôi. Con người luôn luôn bị chế ngự bởi nổi cô đơn và niềm im lặng. Chàng không sợ chết mà sợ không chịu đựng nổi cô đơn và im lặng để được chết đúng ý muốn của mình. Thời đại của chúng ta, thù hận được sáng tạo bởi ý thức hệ cho nên hình phạt của thù hận là giáo điều của chủ nghĩa. Và nó ghê gớm khôn lường. Nó không thèm giết ngay con người bằng viên đạn thủng tim, bằng lưỡi dao thấu phổi mà bằng cung cách truy nã tâm hồn con người, bằng những lời nói thơm nồng tình nghĩa, bằng sự dồn ép con người phải nhận cái thiện thành cái ác, cái đẹp thành cái xấu, cái thật thành cái giả và con người tự giết mình, tự chọn cho mình nỗi chết mòn thê thảm.

Khi chưa nhập cuộc chơi, chàng đã đọc nhiều cuốn hồi kí lao tù, cải tạo của những nạn nhân của chủ nghĩa thoát đời tù được phép ra nước ngoài hay vượt biển trốn ra nước ngoài. Chàng tưởng đỉnh cao của tù ngục cộng sản Việt Nam chỉ là sự phát vãng tù nhân từ Nam ra Bắc; chỉ là sự lao động quần quật, thiếu ăn thiếu mặc; chỉ là sự rên siết đói bát cơm, thèm cục đường. Và gấu ó lẫn nhau bởi những điều ngu xuẩn, hèn mọn. Và bêu xấu, và nhục mạ, và phán xét nhau thiển cận. Chàng đã coi thường những thứ đáy địa ngục ấy. Bây giờ chàng hiểu mới là cửa địa ngục dành riêng cho chàng, cho những kẻ dám chiến đấu và chiến đấu thật sự, hình phạt của thù hận đã hứa hẹn rất nhiều quằn quại tinh thần, ê ẩm thể xác. Tự nhiên chàng thấy lòng tự phụ dấy lên, nóng ran. Chàng gượng nhẹ đứng dậy. Sự run rẩy tiêu tan. Dường như một ngọn gió kỳ lạ lùa vào trái tim chàng làm mồ hôi khô đi. Chàng vươn vai tưởng tượng và thì thầm với cô đơn:> Phải, kẻ thù đã đánh giá chàng đúng mức, đã coi chàng như người đủ khả năng phát động sự đạp đổ một chế độ mà họ vẫn tự hào chế độ của họ vĩnh cửu. Người cộng sản giống hệt người phát xít. Họ kiêu ngạo đến lợm giọng. Họ tự cho họ là ưu việt, chủ nghĩa của họ là cái nôi của loài người và họ khinh thường tất cả. Chỉ có họ mới biết cướp chính quyền. Và khi họ đã cướp được chính quyền, không một kẻ nào, một quyền lực nào dám trực diện đương đầu với họ. Họ độc quyền chính nghĩa, độc quyền cách mạng. Ngoài họ là phản động là ngụy, là những kẻ ngu xuẩn phiêu lưu giữa dòng thác xoáy. Họ ví họ là đại thụ còn chúng ta là cỏ hèn mọc chung quanh gốc đại thụ, nương bóng mát đại thụ. Họ ví họ là đại dương mênh mông và chúng ta là sông lạch hèn mọn. Họ vênh váo đến độ không thèm bắt những ông tướng, những ông tá, những ông bộ trưởng, tổng thống, nghị sĩ, dân biểu của miền Nam mà chỉ ới gọi đi trình diện học tập bằng cái thông cáo khinh người. Và vì những ông tướng, ông tá lũ lượt đi trình diện nên sự học tập của họ được cộng sản giao cho bọn công an tuổi từ 17 tới 30, xuất thân chăn trâu, cắt cỏ. Bọn chăn trâu cắt cỏ của chủ nghĩa ưu việt đã giáo dục quí vị lãnh đạo các cơ cấu của chế độ đối nghịch! Chúng dạy con người tiến bộ bằng cách đẩy đạp lên phẩm chất con người, bằng cách bóc lột sức lao động tối đa của con người, bằng cách bắt con người tôn trọng thứ nội quy trại giam khốn kiếp, bằng cách bóp dạ dày con người và thi ân tình cảm con nuôi! Dã tâm của chủ nghĩa là thế. Thế mà chúng ta vẫn không thích đánh nát chủ nghĩa, chúng ta chỉ quan tâm tới công cụ của chủ nghĩa. Nhiều kẻ khoái chứng tỏ tinh thần bất khuất với đám chăn trâu cắt cỏ để làm anh hùng tù ngục, thứ anh hùng bất trí. Những anh hùng bất trí được truyền tụng, được hoan hộ Nhiều kẻ không khoái chống đối lũ chăn trâu cắt cỏ, không dại dột chết ngu dưới cái lỗ chân bò, cần thiết tồn tại để đánh nát chủ nghĩa thì bị nhục mạ là hèn nhát, đê tiện, khuất phục cộng sản. Sự phán xét tanh tưởi này được phì nọc rắn rết từ những đám chạy trốn chưa hề biết ngục tù và thủ đoạn cộng sản hoặc của đám thư lại khúm núm muốn xóa bỏ sự khúm núm cầu an tù ngục của mình bằng cách vấy dơ lên người khác. Thói thường, người ta ham nghe mà ít ham xét đoán. Nếu người ta chịu xét đoán, người ta chỉ cần nhìn lại dĩ vãng của bầy phán quan rẻ tiền đã để lại Sàigòn, người ta sẽ khinh bỉ, ghê tởm chúng biết chừng nào. Và người ta sẽ hỏi: Tại sao cộng sản đã không bắt một anh tướng tư lệnh vùng như bắt một người tuổi trẻ chiến đấu thật sự? Tại sao cộng sản đã không xử tử một anh tướng, một anh tá, một anh bộ trưởng nào đã chống đối họ 20 năm ròng rã mà chỉ xử tử những người dám phản kháng họ khi cuộc chiến đã tàn, khi người Mỹ đã >? Dễ hiểu thôi, cộng sản chỉ dám kiêu ngạo với những kẻ chạy trốn hèn nhát mà không dám kiêu ngạo với người can đảm đương đầu.

Chàng là biểu tượng của những người can đảm đương đầu, là biểu tượng rạng ngời của tuổi trẻ lưu vong. Do đó, cộng sản đã xếp chàng vào thành phần kẻ thù xứng đáng của họ. Cộng sản có thể thù hận chàng nhưng vẫn kính trọng chàng. Sự kính trọng đã biểu lộ trong cung cách bắt giam. Chàng bỗng thấykhông có gì đáng sợ hãi sự in lặng. Trong im lặng chàng vẫn nhận thức rõ rệt thủ đoạn của kẻ thù. Họ muốn lung lạc tinh thần chàng. Họ muốn làm điên đầu chàng. Họ muốn làm chàng mệt mỏi để tình nguyện > rồi xin họ ban cho cái ân huệ yên ổn chịu tội. Móng vuốt của hiu quạnh đã cào cấu chàng? Không, nó đã lay động tâm hồn chàng, nó đã thắp sáng một đốm lửa mà, dẫu mắt bị bịt kín, chàng vẫn nhìn rõ. Đốm lửa ấy, từ nỗi cô đơn khôn cùng, đã soi sáng trong lòng chàng những ý nghĩ thật chính xác, thật đẹp về con người về cuộc đời của thi sĩ và vẫn tỏ thái độ thờ ơ, vô ơn với thi sĩ. Người đi chiến đấu mang tâm trạng của thi sĩ đi tìm hạnh phúc trong bất hạnh. Chàng quán triệt cái xuất xứ của lý tưởng. Lý tưởng mà chàng bị dè bỉu là không tưởng thuở manh nhạ Khi đời sống công nhận không tưởng là lý tưởng, mọi chuyện đều quá muộn màng. Thi sĩ và người chiến đấu đã thành người thiên cổ. Những khám phá của họ, dâng hiến của họ để lại đời sống kế tiếp, phục sinh họ. Những kẻ ngờ vực họ, phẩm bình họ, đố kỵ họ thì trở về cát bụi, trở về kiếp cây cỏ phiền tủi ngàn sau mù mịt.

Chàng đã sống khiêm tốn, sống thật với lòng mình từ khi chàng bước xuống cuộc sống. Tuy nhiên, chàng vẫn chỉ là người và chàng đã có những nhận xét sai lầm về người khác hoặc bị huyền hoặc bởi những phán xét ác ý của nhiều người về người khác. Lúc này, sự im lặng giúp chàng suy nghĩ một câu thơ triết lý của Nguyễn Dụ > Hay như chàng, một phút thôi, người ta lên tiếng xin xỏ kẻ thù, hai phút thôi, người ta lên tiếng xin xỏ đầu hàng; ba phút thôi, người ta xin tha chết; qua năm phút, người ta khóc lóc than van. Thế gian đầy rẫy hạng người can đảm chưa qua cầu, không dám qua cầu hay chỉ mới qua thử cầu ngớ ngẩn để khoe khoang gian dối. Những kẻ tự khoe mình can đảm hoặc miệt thị người khác thiếu can đảm đều một lũ hèn nhát. Chàng thèm sống, chàng khao khát sống để phóng ra đời sống bài học thứ nhất về sự cảm thông giữa con người. Thù hận nảy sinh từ biên giới của thiếu cảm thông hay không thích cảm thông. Chỉ ở lúc cùng khốn nhất, thống khổ nhất, con người mới trang trải và mọi người Việt Nam lưu vong phải được trải qua những phút giây hãi hùng như chàng thì mới biết ngồi gần nhau, thương yêu nhau mà mưu đồ đại sự. Bằng không, tất cả chỉ là những dấn thân trình diễn, lạc quyên, thu lợi. Và kèn cựa nhau, đâm giết nhau, thanh toán nhau vô tích sự.

Chàng đi đi lại lại. Vài bước ngắn. Chàng đã nghe tiếng xích sắt kêu. Thế là chàng bớt cô đơn. Nhờ tiếng xích sắt! Chàng suy nghĩ miên man và đã mất hẳn ý niệm không gian, thời gian. Đột nhiên, chàng nghe đạn lên nòng. Tim chàng thót lại. Cánh cửa sắt mở từ từ. Chàng biết, nhờ tiếng ken két của bản lề khô dầu. Một bàn tay thộp cổ áo chàng, lôi chàng ra khỏi phòng giam. Người ta lôi chàng xềnh xệch một lát rồi bế chàng ném lên sàn sạt. Cánh cửa đóng rầm. Động cơ nổ. Chàng bị liệng lên sàn xe. Chắc chắn, chiếc xe chở tù nguy hiểm, xe bít bùng. Chàng nổi da gà. Chàng sợ chết? Không, chàng sợ chẳng còn tồn tại. Cũng có thể chàng sợ cách chết. Từ chủ nghĩa của Marx-Engels, Lénine đã sáng tạo nhiều lối chết, Staline sáng tạo thêm nhiều kiểu chết và Hồ Chí Minh tổng hợp sáng tạo để có riêng biệt những quy luật chết khốn nạn cho kẻ đối nghịch chế độ. Đừng nói khoác anh không sợ cộng sản đem anh đi thủ tiêu ban đêm! Nó bịt mắt dẫn anh tới cây cầu, bảo anh há miệng ra, đâm lưỡi dao găm xuyên cổ họng anh rồi đẩy anh xuống sông. Phải mất bao nhiêu giây sặc sụa để anh quên đau đớn mà chết? Trong bao nhiêu giây đó anh sợ hãi mức nào? Anh chẳng thể diễn tả nỗi cảm giác sợ hãi của anh đâu. Vì anh đã chết. Nếu nó bảo anh rằng nó sẽ bỏ anh vô cái bao bố với tảng đá nặng, túm chặt miệng bao lại rồi liệng anh xuống sông, anh sẽ ngất xỉu, sẽ làm bất cứ việc gì đê tiện nhất để xin nó tặng anh một viên đạn nát óc. Anh biết cái nong chứ. Nong đan bằng cật tre ấy. Nó khoét một cái lỗ tròn nhỏ hơn cổ anh ở giữa cái nong. Nó đặt cái lỗ tròn lên đầu anh, cố ấn cho tụt xuống khít cổ anh. Anh bị quỳ. Trước ngực anh là cây cột chôn chặt. Sau lưng anh là cây cột như bó giò. Anh hết nhúc nhích. Nó xoay cái nong như xoay bánh xe. Da cổ anh chịu sao nổi cật tre lởm chởm. Cổ anh bị khoét xoay, máu ứa ra. Anh đếm từng giây chết. Anh la hét, rên xiết cho tới khi đầu anh rũ xuống thì cái nong ngưng xoaỵ Và anh phải đợi cả giờ sau anh mới thật sự chết. Những kiểu thủ tiêu này không thể tìm thấy trên màn ảnh. Bởi cộng sản biết dấu thật kỹ mọi bí quyết man rợ của họ.

Xe chạy một hồi thì ngừng lại. Người ta lôi chàng xuống xe. Gió thổi vù vù, thấm lạnh. Chàng nghe tiếng dế gáy, tiếng côn trùng rỉ rả và đoán chừng mình đang ở một bãi tha ma hoặc giữa cánh đồng trong trại. Súng lại lên đạn. Lần này, họng súng dí sát thái dương chàng. Chàng run sợ. Chàng cố đứng vững. Chàng muốn nói. Nhưng chàng sẽ nói gì trước khi viên đạn xuyên thủng thái dương chàng, phá tung óc chàng tan nát? Không cần lên tiếng với sát nhân. Chàng đứng thẳng chờ đợi. Người ta kéo dài thời gian thủ tiêu để đo cảm giác của chàng. Hình như họng súng và viên đạn sắp khạc ra đã trở thành vô nghĩa. Với chàng. Cảm giác mà người muốn đo lường, bây giờ, là cảm nghĩ, cảm tưởng về những ước mơ dang dở. Chàng thả hồn chàng bay bổng, xa khơi. Khi ước mơ luôn vút, cảm giác sợ hãi tê liệt. Người ta bóp cổ. Chàng không nghe rõ tiếng tách trơ trẽn của chủ nghĩa cộng sản. Ở trong hòm kính, hẳn Hồ Chí Minh đã bẽ bàng vì không chinh phục nổi ước mơ của con người.

Rốt cuộc, người ta lại cho chàng về với căn phòng cũ. Chàng phỏng đoán. Vẫn tuyệt đối im lặng. Cám ơn sự im lặng. Chàng đã tưởng cuộc chiến đấu của chàng bắt đầu từ khi trở lại quê hương. Lúc này, chàng hiểu rõ hơn và khẳng định với chính mình rằng, cuộc chiến đấu của chàng khởi sự từ lúc chàng bị bắt, khởi sự từ lúc tay chàng bị còng, chân chàng bị xích, mắt chàng bị bịt và bị tống vào căn phòng nhỏ hẹp, hôi hám của chủ nghĩa cộng sản. Bước chân chàng đặt lên đường phố Sàigòn là một chứng tỏ dấn thân đích thực, không bao giờ là phô trương phù phiếm. Sự có mặt chưa phải là chiến thắng. Sự chiến thắng ở những ngày sắp tới, ở những tháng năm quằn quại tù ngục mà chàng sẽ kiên nhẫn chịu đựng và ở cái chết của chàng.

Dẫu bị bịt mắt, con sư tử sa cơ, mình mẩy găm đầy tên thù cộng sản, vẫn áng lên những tia kiêu ngạo. Những tia kiêu ngạo xuyên thủng miếng vải đen đấy và sẽ xuyên thủng thành lũy chủ nghĩa phi nhân. Cộng sản đã làm mềm nhũn những trái tim sắt bằng đòn phủ đầu như họ đã áp dụng với chàng. Họ đã chế ngự đầy đủ thành phần xã hội miền Nam. Nhưng họ cam đành thất bại nhục nhã với những người tuổi trẻ thế hệ sau 30-4-75 trong nước. Và, hôm nay, họ phải đối phó với thế hệ tuổi trẻ sau 30-4-75 ngoài nước. Chàng thầm cám ơn cộng sản, bởi vì, cộng sản đã giúp chàng kinh nghiệm chiến đấu, đã tạo thêm cho chàng lòng can đảm để biết khinh thường thủ đoạn của họ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum