17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
Page 1 of 1 • Share
17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
Trong khi ngày hôm nay đúng là ngày ghi nhớ nhiều con dân Việt đã bỏ mình trên trận tuyến chống giặc xâm lăng phương Bắc, nhưng báo chí và truyền tông trong nước không nói gì nhiều như báo nước ngoài!
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: 17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
Chiến tranh Biên giới 1979: Mạng xã hội VN năm nay có nhiều ý kiến mạnh mẽ
Đài BBC - 3 giờ trước
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong một lần thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang năm 2016 cùng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam
Dù là dịp kỷ niệm 43 năm, Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc năm nay được cộng đồng dùng mạng xã hội ở Việt Nam nhắc đến mạnh mẽ hơn trước.
"Cuộc chiến giữa những người đồng chí, anh anh em xã hội chủ nghĩa" tuy diễn ra chóng vánh, nhưng được mô tả là đẫm máu .
Nhiều vấn đề, thông tin chi tiết về cuộc chiến này, đến nay vẫn còn là những dấu hỏi. Tổn thất người Việt Nam, dân tộc Việt Nam phải gánh chịu là bao nhiêu? Có bao người đã chết, gia đình họ được đối xử ra sao?
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 17/02/2022, họa sỹ Trần Lương kể rằng năm 1982, khi còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật ông lên Cao Bằng chuẩn bị lễ cưới cho một người bạn quê ở thị xã.
Ông nói:
"Trước cảnh thành phố bị giặc Tàu phá ngổn ngang đổ nát. Cảm giác trĩu nặng khó tả nhưng cũng là lúc cho mình cơ hội quyết định được trách nhiệm, thái độ và hành vi.
"Chợt liên tưởng và hiểu về bao nhiêu thế hệ người Việt đã vượt qua sợ hãi đứng lên bảo vệ đất nước chắc cũng đứng trước những giây phút như thế này."
Viết trên trang Facebok cá nhân, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến mô tả tình cảm của mình qua bài thơ "Còn nghe máu thấm biên cương" do ông là tác giả.
Bài thơ có đoạn:
Các anh nằm lại Vị Xuyên
Hai ngàn liệt sĩ ở trên đồi này
Nén hương đầu gió khói lay
Khói hương chia khắp bia này mộ kia
Âm dương hai ngả cách chia
Hai ngàn tay súng đi về tận đâu...
Mẹ ơi! Đất nước thương đau
Chúng con nằm lại núi sâu rừng già
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người tập trung trước tượng vua Lý Công Uẩn ở Hà Nội vào ngày 17/2/2016
Trên trang Facebook của mình, trong bài đăng ngày 16/02/2022 "Biên giới tháng Hai & phương Bắc', ông Huy Đức (Osin) viết: "'Ngây thơ, mất cảnh giác, tin vào chủ nghĩa quốc tế vô sản' là niềm tin dễ đổ vỡ nhất. Thay vì hành xử trên nền tảng tư duy chiến lược với bài học lịch sử nghìn năm, những gì chúng ta chứng kiến là phản ứng như sự dao động trả về của con lắc".
Ông còn nhận định rằng: "Cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới, kéo dài hơn mười năm đã cướp đi sinh mạng hoặc một phần cơ thể của hàng vạn thanh niên thuộc thế hệ chúng tôi (sinh trong các thập niên 1950s, 1960s); đồng thời làm khánh kiệt quốc gia và nhấn chìm vị thế của người Việt Nam xuống đáy."
Bình luận không chút do dự, Họa sỹ Trần Lương nói với BBC: "Tôi chỉ ngạc nhiên và suy nghĩ về hiện tượng Việt gian. Liệu có phải là một hội chứng mang tính 'truyền thống' hay không?"
"Hay ngược lại, bản tính hèn, nhược tiểu trước 'thiên triều' vẫn lẩn khuất trong một bộ phận người thực dụng và có của cải. Nó có vẻ không tương xứng với vị thế của một nước có lịch sử lâu đời và đông dân thứ 15 trên thế giới."
'Dân không bao giờ quên'
Thông điệp khá phổ biến được nhiều người nhắc đến là họ muốn con cháu biết về sự kiện này và không muốn chúng quên.
.
Đài BBC - 3 giờ trước
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong một lần thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang năm 2016 cùng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam
Dù là dịp kỷ niệm 43 năm, Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc năm nay được cộng đồng dùng mạng xã hội ở Việt Nam nhắc đến mạnh mẽ hơn trước.
"Cuộc chiến giữa những người đồng chí, anh anh em xã hội chủ nghĩa" tuy diễn ra chóng vánh, nhưng được mô tả là đẫm máu .
Nhiều vấn đề, thông tin chi tiết về cuộc chiến này, đến nay vẫn còn là những dấu hỏi. Tổn thất người Việt Nam, dân tộc Việt Nam phải gánh chịu là bao nhiêu? Có bao người đã chết, gia đình họ được đối xử ra sao?
Xúc cảm mạnh mẽ
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 17/02/2022, họa sỹ Trần Lương kể rằng năm 1982, khi còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật ông lên Cao Bằng chuẩn bị lễ cưới cho một người bạn quê ở thị xã.
Ông nói:
"Trước cảnh thành phố bị giặc Tàu phá ngổn ngang đổ nát. Cảm giác trĩu nặng khó tả nhưng cũng là lúc cho mình cơ hội quyết định được trách nhiệm, thái độ và hành vi.
"Chợt liên tưởng và hiểu về bao nhiêu thế hệ người Việt đã vượt qua sợ hãi đứng lên bảo vệ đất nước chắc cũng đứng trước những giây phút như thế này."
Viết trên trang Facebok cá nhân, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến mô tả tình cảm của mình qua bài thơ "Còn nghe máu thấm biên cương" do ông là tác giả.
Bài thơ có đoạn:
Các anh nằm lại Vị Xuyên
Hai ngàn liệt sĩ ở trên đồi này
Nén hương đầu gió khói lay
Khói hương chia khắp bia này mộ kia
Âm dương hai ngả cách chia
Hai ngàn tay súng đi về tận đâu...
Mẹ ơi! Đất nước thương đau
Chúng con nằm lại núi sâu rừng già
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Nhiều người tập trung trước tượng vua Lý Công Uẩn ở Hà Nội vào ngày 17/2/2016
Niềm tin đổ vỡ?
Trên trang Facebook của mình, trong bài đăng ngày 16/02/2022 "Biên giới tháng Hai & phương Bắc', ông Huy Đức (Osin) viết: "'Ngây thơ, mất cảnh giác, tin vào chủ nghĩa quốc tế vô sản' là niềm tin dễ đổ vỡ nhất. Thay vì hành xử trên nền tảng tư duy chiến lược với bài học lịch sử nghìn năm, những gì chúng ta chứng kiến là phản ứng như sự dao động trả về của con lắc".
Ông còn nhận định rằng: "Cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới, kéo dài hơn mười năm đã cướp đi sinh mạng hoặc một phần cơ thể của hàng vạn thanh niên thuộc thế hệ chúng tôi (sinh trong các thập niên 1950s, 1960s); đồng thời làm khánh kiệt quốc gia và nhấn chìm vị thế của người Việt Nam xuống đáy."
Bình luận không chút do dự, Họa sỹ Trần Lương nói với BBC: "Tôi chỉ ngạc nhiên và suy nghĩ về hiện tượng Việt gian. Liệu có phải là một hội chứng mang tính 'truyền thống' hay không?"
"Hay ngược lại, bản tính hèn, nhược tiểu trước 'thiên triều' vẫn lẩn khuất trong một bộ phận người thực dụng và có của cải. Nó có vẻ không tương xứng với vị thế của một nước có lịch sử lâu đời và đông dân thứ 15 trên thế giới."
'Dân không bao giờ quên'
Thông điệp khá phổ biến được nhiều người nhắc đến là họ muốn con cháu biết về sự kiện này và không muốn chúng quên.
.
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: 17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
Chiến tranh Biên giới Trung-Việt: 'Tôi chỉ đi tìm sự thật lịch sử'
24 tháng 8 2020
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Việt Nam và Trung Quốc đang đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước Phân định Biên giới Đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung.
Hôm Chủ Nhật, 23/8/2020, trên địa điểm cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì một lễ kỷ niệm
Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015
Nhân dịp này, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào từ Hà Nội đưa ra một số bình luận nhìn lại quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là những thăng trầm qua cuộc chiến Biên giới khởi đầu từ 17/2/1979, mà mới đây đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, VTV, đã phản ánh khi công chiếu một phim tài liệu do truyền hình báo Nhân Dân của đảng Cộng sản Việt Nam sản xuất với sự chỉ đạo nội dung của nhiều quan chức cao cấp trong Ban Tuyên giáo và Hội nhà báo của đảng và nhà nước
VN-TQ đánh dấu 20 năm ký Hiệp định Phân chia Biên giới trên Đất liền
“Tôi thấy đã có cơ quan báo chí bị kỷ luật do vô tình hay cố ý đưa tin dính dáng tới chiến tranh Trung-Việt; có người đã bị bỏ tù, bị đàn áp khi nêu, bày tỏ vấn đề này ra với xã hội, công chúng dưới các hình thức như đăng viết lên mạng xã hội hay tham gia các cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc...
“Mới đây một phim tài liệu vừa được công chiếu tối 11/8/2020 trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), với tựa đề “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”.
"Phim do Báo Nhân dân sản xuất, hoàn thành năm 2020, với người đứng đầu Ban chỉ đạo là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, chỉ đạo nội dung là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và ông Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.
“Phim đã đưa hình ảnh ông Đặng Tiểu Bình choán hết cả khung hình ảnh và câu “khẩu dụ”: “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Đặng Tiểu Bình đã được nêu đích danh như là tác giả của hành động gây ra nhiều tội ác với Việt Nam…
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình được nhắc tới trong bộ phim tài liệu mà Việt Nam mới hoàn thành trong năm 2020
“Tôi nghĩ động thái này có nguyên nhân được tích lũy qua thời gian của nó. Đối với phía Việt Nam, đó là từ việc Trung Quốc gia tăng tập trận liên tục, đưa lực lượng hải quân, không quân ra các hòn đảo, đá do họ chiếm đóng, kiến tạo trái phép để uy hiếp, đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực; rồi họ ép buộc một số dự án khai thác, thăm dò dầu, khí của Việt Nam đã ký với nước ngoài phải dừng.
“Bên cạnh đó, trên mặt trận ngoại giao, pháp lý, Trung Quốc còn họp báo tuyên bố với thế giới, gửi Công hàm tới Liên Hiệp Quốc, tố cáo đích danh Việt Nam về điều mà họ ngang ngược và phi lý cáo buộc là “xâm chiếm lãnh hải” Trung Quốc; đòi Việt Nam phải rút các hoạt động khai thác trên biển thuộc lãnh hải, vùng độc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam…
“Tất cả cái đó đã dồn tụ và cái gì đến sẽ đến, mà theo đó Việt Nam đã bị Trung Quốc dồn vào chân tường. Nay nhiều người trong ban lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo, đảng viên đã cảm thấy không còn một chút ảo tưởng nào về sự biết điều, khả dĩ có thể đàm phán, thượng lượng thông qua “kênh ý thức hệ được nữa”; Đó là cái kênh mà trước đây vẫn thường hay nhắc: “Không làm trái với những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, Nhà nước”...
"Đó là lý do vì sao Tuyên giáo, Bộ Văn hóa & Thông tin, hội nhà báo, báo đảng và truyền hình đã tung ra phim này mà về thời điểm cách sự kiện đánh dấu nói trên chỉ vài tuần, như một tín hiệu.
“Cuốn Biên khảo “Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung” là công việc tôi dồn công sức, tâm huyết thu thập thông tin của hơn 10 năm qua. Đây là tập sách tôi vừa thu thập thông tin, mổ xẻ, khảo cứu, tìm đưa ra những góc khuất của cuộc chiến Vị Xuyên; những bài học xương máu về cuộc chiến tranh, về quan hệ với Trung Quốc qua cuộc chiến Vị Xuyên và đi tìm sự thật lịch sử.
Nguồn hình ảnh, Hình do ông Phạm Viết Đào cung cấp
“Bản thảo kết cấu thành hai tập, có độ dày khoảng 2.000 trang, mỗi tập 1.000 trang… Đây là công trình do cá nhân tự làm, thu thập thông tin thông qua các cựu chiến binh từng tham chiến tại Vị Xuyên cung cấp; qua thông tin của các học giả, nhà báo nước ngoài quan tâm tới cuộc chiến Vị Xuyên và Thế sự Việt-Trung…
“Tôi đã gửi bản thảo tới ba nhà xuất bản xin giấy phép xuất bản để tác giả tự in, tự phát hành nhưng đã bị từ chối. Do biết tôi dồn công sức cho công trình này, phần nào đã được tôi công bố rải rác trên Facebook, blog cá nhân và đề cập trực tiếp, gián tiếp trên một số cơ quan báo chí nước ngoài như BBC, RFI, RFA v.v… nên nhiều bạn đọc họ rất muốn đọc.
"Trước tình thế đó, bản thân tôi cũng có nhu cầu điều chỉnh sửa chữa, góp ý chỉnh lý thông tin tôi đã sao chụp ra một số bản, gửi tặng bạn bè để được góp ý…
“Tôi hy vọng sau khi Đài truyền hình Việt Nam (VTV) công chiếu bộ phim do Báo Nhân Dân sản xuất về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, bản thảo “Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung” của tôi sẽ được các nhà xuất bản quan tâm, cấp phép xuất bản…
"Hiện nay tôi biết đã có ít nhất bốn cuốn sách đã được cấp phép xuất bản, những cuốn sách này đã đề cập trực diện cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược…
Nguồn hình ảnh, Hình do ông Phạm Viết Đào cung cấp
Giáo sư Hirohide Kurihara, nhà Việt Nam học, người Nhật Bản (bên phải), gặp gỡ tác giả và tìm hiểu về "Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung" (tháng 5/2019, tại Hà Nội)
“Trong quá trình biên khảo tôi rất tâm đắc những bài viết của anh em cựu chiến binh về các trận ác chiến mà họ đã tham gia và kể lại, mà tôi đã tập hợp.
"Tôi đã đưa cho một số người đọc như Giáo sư người Nhật Kurihara Hirohide, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, họ rất khen và cho rằng chỉ có Cựu chiến binh Vị Xuyên mới viết được những trang viết ‘thấm máu’ như vậy.
"Những bài viết của các cựu chiến binh Đặng Việt Châu, Trần Nam Thái, Nguyễn Thái Long, Phạm Ngọc Quyền… chẳng thua kém độ hấp dẫn, độ nóng của các trang viết của nhà văn Solokhov khi nhà văn người Nga viết “Họ chiến đấu vì Tổ quốc”; hay của Henry Barbusse khi viết “Le Feu”…
Nguồn hình ảnh, Hình do ông Phạm Viết Đào cung cấp
Cựu chiến binh Lê Mai, lính đơn vị F 356, chụp hình lưu niệm với ông Phạm Viết Đào, tác giả cuốn "Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung"
“Ngoài những trang viết của các cựu chiến binh, sách có nhiều bài lật lại các sự kiện lịch sử ví dụ như trong Chiến dịch MB 84, tại sao Trận đánh Bình độ 400 ở Lạng Sơn là một vị trí trọng yếu ở Đông Bắc Lạng Sơn, Trung Quốc chiếm từ 17/2/1979 sau khi rút họ đã giữ lại và củng cố thành một tập đoàn cứ điểm, cho một trung đoàn chốt giữ. Quân ta đã nhiều lần tiến đánh nhưng không thu hồi được mà còn chịu tổn thất lớn vì trận địa được củng cố mạnh lại có năm trận địa pháo bảo vệ.
“Còn Chiến dịch MB 84 có tới ba ông thượng tướng đó là: Thượng tướng Vũ Lập, Thượng tướng Nguyễn Hữu An, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng, ngoài ra còn có ba tướng nữa là Lê Duy Mật, Hoàng Đan, Nguyễn An, Hồng Cư mà chỉ được đem ra trận 100 khẩu pháo trên 100 ly, không được sử dụng pháo 152 ly?
"Trong khi đó phía Trung Quốc có tới trên 400 khẩu pháo trên 100 ly, họ lại chiếm lĩnh các đỉnh cao 1509, 1030, 1250, 1600; Pháo của họ đặt trên các cao điểm này hoàn toàn khống chế quân ta đang tấn công các cao điểm 772, 685, 233… tức là dưới tầm pháo Trung Quốc?
“Rồi về bộ binh Trung Quốc có sáu tiểu đoàn chốt giữ trên các điểm cao, phía dưới còn có quân yểm trợ, công sự hầm háo đã được bê tông hóa; còn phía ta tấn công dưới lên chỉ có chín tiểu đoàn. Ngay dưới đồng bằng thì phía tấn công cùng thường phải gấp bốn…
“Tôi đã từng chất vấn Tướng Lê Duy Mật, thời điểm đó là Chỉ huy trưởng Mặt Trận Hà Tuyên: ông cho biết Bộ Tư lệnh đã tính toán, đưa một lực lượng tinh nhuệ luồn sang đất Trung Quốc để đánh vào các trận địa pháo, trạm radar, kho tàng, cầu cống nhưng lực lượng tinh nhuệ này không hoàn thành được nhiệm vụ, không nổ được phát súng nào và không ai về được?
"Ông không tiết lộ con số thương vong này, nghi bị bại lộ, là bao nhiêu. Ông tỏ ra đau đớn khi ông kể cho tôi chuyện này. Ông cho biết đó là sáng kiến của Tướng Nguyễn Hữu An và cố vấn Liên Xô, ông đã không tán thành…
“Như vậy tổn thất trận 12/7/1984 hiện được báo chí nêu trên 1.000 đang là một dấu hỏi. Vì tổng số hy sinh là 5.000 bộ đội, nhưng cộng các trận tôi đã tính ra chỉ tính được con số 3.000, còn 2.000 bộ đội hy sinh ở đâu? Hiện chưa có địa chỉ…
"Rồi trong các tài liệu đã được công bố của Tướng Nguyễn Đức Huy, và Sư đoàn 356, chỉ ghi Mặt trận Đông Sông Lô thì Sư 312 đưa Trung đoàn 141 đánh chiếm cao điểm 1030.
"Thế nhưng tôi lại có tài liệu của một cựu chiến binh quê Hà Nội, anh tham gia trận MB 84 nhưng lại là lính của Trung đoàn 165 của Sư 312? Vậy thực chất bốn hay năm trung đoàn bộ binh đã tham gia chiến dịch này?
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Một điểm pháo binh Việt Nam chiến đấu chống lính Trung Quốc ở trận địa biên giới Lạng Sơn với khẩu pháo 130mm của Liên Xô hồi 1979
“Tóm lại cuốn sách này cũng giúp tôi, trong quá trình biên khảo, đặt ra rất nhiều dấu hỏi chưa có lời đáp vì không một cơ quan chức năng nào của Bộ Quốc phòng Việt Nam hay Quân khu 2 đồng ý cấp tư liệu cho tôi. Nhưng một nhà báo đã truyền kinh nghiệm cho tôi rằng nếu muốn viết về Vị Xuyên chỉ có thể hỏi những người lính bình thường hoặc những ông tướng sắp chết… mà thôi.”
“Sở dĩ tôi tập trung để thu thập tài liệu về cuộc chiến Vị Xuyên là do tôi có người em ruột hy sinh trong “Chiến dịch MB 84 mở màn ngày 12/7/1984” tại Cao điểm 772. Do sự hy sinh của người thân như thế nên từ tháng 3/1985, tôi đã trực tiếp lên Vị Xuyên nhiều lần để hỏi thông tin về em trai tôi…
“Cuối những năm 1990, khi mà quan hệ hai nước bình thường hóa, Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào nhiều dự án tại Việt Nam; là công chức của Bộ Văn hóa, qua bạn bè tôi cũng nắm được nhiều thông tin về các dự án Trung Quốc bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam: từ bauxite, xi măng lò đứng, thép, điện, liên doanh, liên kết đất đai với các doanh nghiệp Trung Quốc v.v…
“Những dự án này ngay từ đầu chúng tôi đã cảm thấy có nhiều rủi ro, cạm bẫy (quốc tế bây giờ cũng nói công khai tới bẫy nợ, bẫy an ninh, quốc phòng khi làm ăn với Trung Quốc v.v...) Sau mười năm trên một chục dự án đổ bể, theo số liệu công bố trên báo chí, thì Việt Nam phải chịu thiệt hại ít nhất trên 50 tỷ USD trong các dự án Việt Nam làm ăn với Trung Quốc.
“Đó chính là lý do, động lực khiến cho tôi nung nấu ý định phải làm kỳ được cuốn sách này; để cho những sự thật lịch sử bi thương không bị vùi lấp, cố tình bị lãng quên…
“Mặt khác, là gia đình có người thân hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc, tôi tin nhiều gia đình khác cũng có nỗi đau như gia đình tôi.
“Các anh hùng, liệt sĩ trong đó có chú em tôi đã chịu hy sinh gian khổ, chiến đấu ngoan cường vì nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc.
"Giờ đây, họ phải chịu ba nỗi đau chồng lên nhau mà trước tiên là nỗi đau của các liệt sĩ, người lính khi chiến đấu vì bom đạn;
"Thứ đến là sau khi chiến đấu, từ năm 1990 tới này, các phương tiện thông tin đại chúng, các dịp lễ tết, không ai nhắc nhớ tới sự hy sinh mất mát này của họ, không biết có cuộc chiến Vị Xuyên;
“Nỗi đau thứ ba là Trung Quốc đã dùng bom đạn tàn ác nhất nhưng không khuất phục được nhân dân Việt Nam, giờ đây, họ dùng cách khác thâm độc, dùng phương tiện là đồng tiền và họ đã đạt được nhiều mục đích, thậm chí có người nói tiếp cận được nhiều dự án quan trọng, khu vực đất đai chiến lược, an ninh nhạy cảm, cũng như có thể đã ‘tranh thủ’ được một bộ phận quan chức, cán bộ chịu ảnh hưởng, từ đó ‘qua mặt’ nhiều ngành và cơ quan chức năng Việt Nam, nguy cơ họ buộc Việt Nam lệ thuộc với Trung Quốc một thời gian quá dài đã là một thực tế…”
Ông Phạm Viết Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là thanh tra của bộ này cho tới năm 2007. Sau đó ông làm Trưởng phòng Thanh tra Hành chính và Phòng chống Tham nhũng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ông là hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nơi ông đã tu nghiệp đại học chuyên ngành văn chương.
Ông từng có nhiều bài viết trên blog bị nhà nước Việt Nam cho là “chỉ trích chính quyền” và bị bắt hồi 13/6/2013 tại Hà Nội, bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án ông 15 tháng tù vì tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
- Quốc Phương
- BBC News Tiếng Việt
24 tháng 8 2020
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Việt Nam và Trung Quốc đang đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước Phân định Biên giới Đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung.
Hôm Chủ Nhật, 23/8/2020, trên địa điểm cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì một lễ kỷ niệm
Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015
Nhân dịp này, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào từ Hà Nội đưa ra một số bình luận nhìn lại quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là những thăng trầm qua cuộc chiến Biên giới khởi đầu từ 17/2/1979, mà mới đây đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, VTV, đã phản ánh khi công chiếu một phim tài liệu do truyền hình báo Nhân Dân của đảng Cộng sản Việt Nam sản xuất với sự chỉ đạo nội dung của nhiều quan chức cao cấp trong Ban Tuyên giáo và Hội nhà báo của đảng và nhà nước
VN-TQ đánh dấu 20 năm ký Hiệp định Phân chia Biên giới trên Đất liền
‘Tích tụ lâu rồi’
“Việc đề cập tới các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc sau năm 1975, kể từ sau 1990 thì loại thông tin này bị khép lại, xếp vào loại gần như cấm kỵ.“Tôi thấy đã có cơ quan báo chí bị kỷ luật do vô tình hay cố ý đưa tin dính dáng tới chiến tranh Trung-Việt; có người đã bị bỏ tù, bị đàn áp khi nêu, bày tỏ vấn đề này ra với xã hội, công chúng dưới các hình thức như đăng viết lên mạng xã hội hay tham gia các cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc...
“Mới đây một phim tài liệu vừa được công chiếu tối 11/8/2020 trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), với tựa đề “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”.
"Phim do Báo Nhân dân sản xuất, hoàn thành năm 2020, với người đứng đầu Ban chỉ đạo là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, chỉ đạo nội dung là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và ông Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.
“Phim đã đưa hình ảnh ông Đặng Tiểu Bình choán hết cả khung hình ảnh và câu “khẩu dụ”: “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Đặng Tiểu Bình đã được nêu đích danh như là tác giả của hành động gây ra nhiều tội ác với Việt Nam…
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình được nhắc tới trong bộ phim tài liệu mà Việt Nam mới hoàn thành trong năm 2020
“Tôi nghĩ động thái này có nguyên nhân được tích lũy qua thời gian của nó. Đối với phía Việt Nam, đó là từ việc Trung Quốc gia tăng tập trận liên tục, đưa lực lượng hải quân, không quân ra các hòn đảo, đá do họ chiếm đóng, kiến tạo trái phép để uy hiếp, đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực; rồi họ ép buộc một số dự án khai thác, thăm dò dầu, khí của Việt Nam đã ký với nước ngoài phải dừng.
“Bên cạnh đó, trên mặt trận ngoại giao, pháp lý, Trung Quốc còn họp báo tuyên bố với thế giới, gửi Công hàm tới Liên Hiệp Quốc, tố cáo đích danh Việt Nam về điều mà họ ngang ngược và phi lý cáo buộc là “xâm chiếm lãnh hải” Trung Quốc; đòi Việt Nam phải rút các hoạt động khai thác trên biển thuộc lãnh hải, vùng độc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam…
“Tất cả cái đó đã dồn tụ và cái gì đến sẽ đến, mà theo đó Việt Nam đã bị Trung Quốc dồn vào chân tường. Nay nhiều người trong ban lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo, đảng viên đã cảm thấy không còn một chút ảo tưởng nào về sự biết điều, khả dĩ có thể đàm phán, thượng lượng thông qua “kênh ý thức hệ được nữa”; Đó là cái kênh mà trước đây vẫn thường hay nhắc: “Không làm trái với những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, Nhà nước”...
"Đó là lý do vì sao Tuyên giáo, Bộ Văn hóa & Thông tin, hội nhà báo, báo đảng và truyền hình đã tung ra phim này mà về thời điểm cách sự kiện đánh dấu nói trên chỉ vài tuần, như một tín hiệu.
Hy vọng được xuất bản
Nhà văn Phạm Viết Đào nói với BBC cho rằng tín hiệu nói trên giúp ông có hy vọng là các công trình, tác phẩm phản ánh cuộc chiến Việt – Trung mấy thập niên về trước tới đây, sau cuốn phim của Báo Nhân dân và Đài truyền hình Việt Nam công chiếu, sẽ được đảng và nhà nước cấp phép cho xuất bản, công bố chính thức, trong đó có công trình mà ông thực hiện, biên khảo trong hơn một thập niên qua:“Cuốn Biên khảo “Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung” là công việc tôi dồn công sức, tâm huyết thu thập thông tin của hơn 10 năm qua. Đây là tập sách tôi vừa thu thập thông tin, mổ xẻ, khảo cứu, tìm đưa ra những góc khuất của cuộc chiến Vị Xuyên; những bài học xương máu về cuộc chiến tranh, về quan hệ với Trung Quốc qua cuộc chiến Vị Xuyên và đi tìm sự thật lịch sử.
Nguồn hình ảnh, Hình do ông Phạm Viết Đào cung cấp
“Bản thảo kết cấu thành hai tập, có độ dày khoảng 2.000 trang, mỗi tập 1.000 trang… Đây là công trình do cá nhân tự làm, thu thập thông tin thông qua các cựu chiến binh từng tham chiến tại Vị Xuyên cung cấp; qua thông tin của các học giả, nhà báo nước ngoài quan tâm tới cuộc chiến Vị Xuyên và Thế sự Việt-Trung…
“Tôi đã gửi bản thảo tới ba nhà xuất bản xin giấy phép xuất bản để tác giả tự in, tự phát hành nhưng đã bị từ chối. Do biết tôi dồn công sức cho công trình này, phần nào đã được tôi công bố rải rác trên Facebook, blog cá nhân và đề cập trực tiếp, gián tiếp trên một số cơ quan báo chí nước ngoài như BBC, RFI, RFA v.v… nên nhiều bạn đọc họ rất muốn đọc.
"Trước tình thế đó, bản thân tôi cũng có nhu cầu điều chỉnh sửa chữa, góp ý chỉnh lý thông tin tôi đã sao chụp ra một số bản, gửi tặng bạn bè để được góp ý…
“Tôi hy vọng sau khi Đài truyền hình Việt Nam (VTV) công chiếu bộ phim do Báo Nhân Dân sản xuất về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, bản thảo “Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung” của tôi sẽ được các nhà xuất bản quan tâm, cấp phép xuất bản…
"Hiện nay tôi biết đã có ít nhất bốn cuốn sách đã được cấp phép xuất bản, những cuốn sách này đã đề cập trực diện cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược…
Nguồn hình ảnh, Hình do ông Phạm Viết Đào cung cấp
Giáo sư Hirohide Kurihara, nhà Việt Nam học, người Nhật Bản (bên phải), gặp gỡ tác giả và tìm hiểu về "Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung" (tháng 5/2019, tại Hà Nội)
‘Những điều giờ mới nói’
Nhà văn, tác giả Phạm Viết Đào nhân dịp này chia sẻ một số chi tiết ‘bếp núc’ khi ông biên soạn cuốn sách mà trong đó ông tập hợp giới thiệu nhiều thông tin, hồi ức của cựu chiến binh Việt Nam:“Trong quá trình biên khảo tôi rất tâm đắc những bài viết của anh em cựu chiến binh về các trận ác chiến mà họ đã tham gia và kể lại, mà tôi đã tập hợp.
"Tôi đã đưa cho một số người đọc như Giáo sư người Nhật Kurihara Hirohide, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, họ rất khen và cho rằng chỉ có Cựu chiến binh Vị Xuyên mới viết được những trang viết ‘thấm máu’ như vậy.
"Những bài viết của các cựu chiến binh Đặng Việt Châu, Trần Nam Thái, Nguyễn Thái Long, Phạm Ngọc Quyền… chẳng thua kém độ hấp dẫn, độ nóng của các trang viết của nhà văn Solokhov khi nhà văn người Nga viết “Họ chiến đấu vì Tổ quốc”; hay của Henry Barbusse khi viết “Le Feu”…
Nguồn hình ảnh, Hình do ông Phạm Viết Đào cung cấp
Cựu chiến binh Lê Mai, lính đơn vị F 356, chụp hình lưu niệm với ông Phạm Viết Đào, tác giả cuốn "Vị Xuyên & Thế sự Việt-Trung"
“Ngoài những trang viết của các cựu chiến binh, sách có nhiều bài lật lại các sự kiện lịch sử ví dụ như trong Chiến dịch MB 84, tại sao Trận đánh Bình độ 400 ở Lạng Sơn là một vị trí trọng yếu ở Đông Bắc Lạng Sơn, Trung Quốc chiếm từ 17/2/1979 sau khi rút họ đã giữ lại và củng cố thành một tập đoàn cứ điểm, cho một trung đoàn chốt giữ. Quân ta đã nhiều lần tiến đánh nhưng không thu hồi được mà còn chịu tổn thất lớn vì trận địa được củng cố mạnh lại có năm trận địa pháo bảo vệ.
“Còn Chiến dịch MB 84 có tới ba ông thượng tướng đó là: Thượng tướng Vũ Lập, Thượng tướng Nguyễn Hữu An, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng, ngoài ra còn có ba tướng nữa là Lê Duy Mật, Hoàng Đan, Nguyễn An, Hồng Cư mà chỉ được đem ra trận 100 khẩu pháo trên 100 ly, không được sử dụng pháo 152 ly?
"Trong khi đó phía Trung Quốc có tới trên 400 khẩu pháo trên 100 ly, họ lại chiếm lĩnh các đỉnh cao 1509, 1030, 1250, 1600; Pháo của họ đặt trên các cao điểm này hoàn toàn khống chế quân ta đang tấn công các cao điểm 772, 685, 233… tức là dưới tầm pháo Trung Quốc?
“Rồi về bộ binh Trung Quốc có sáu tiểu đoàn chốt giữ trên các điểm cao, phía dưới còn có quân yểm trợ, công sự hầm háo đã được bê tông hóa; còn phía ta tấn công dưới lên chỉ có chín tiểu đoàn. Ngay dưới đồng bằng thì phía tấn công cùng thường phải gấp bốn…
“Tôi đã từng chất vấn Tướng Lê Duy Mật, thời điểm đó là Chỉ huy trưởng Mặt Trận Hà Tuyên: ông cho biết Bộ Tư lệnh đã tính toán, đưa một lực lượng tinh nhuệ luồn sang đất Trung Quốc để đánh vào các trận địa pháo, trạm radar, kho tàng, cầu cống nhưng lực lượng tinh nhuệ này không hoàn thành được nhiệm vụ, không nổ được phát súng nào và không ai về được?
"Ông không tiết lộ con số thương vong này, nghi bị bại lộ, là bao nhiêu. Ông tỏ ra đau đớn khi ông kể cho tôi chuyện này. Ông cho biết đó là sáng kiến của Tướng Nguyễn Hữu An và cố vấn Liên Xô, ông đã không tán thành…
“Như vậy tổn thất trận 12/7/1984 hiện được báo chí nêu trên 1.000 đang là một dấu hỏi. Vì tổng số hy sinh là 5.000 bộ đội, nhưng cộng các trận tôi đã tính ra chỉ tính được con số 3.000, còn 2.000 bộ đội hy sinh ở đâu? Hiện chưa có địa chỉ…
"Rồi trong các tài liệu đã được công bố của Tướng Nguyễn Đức Huy, và Sư đoàn 356, chỉ ghi Mặt trận Đông Sông Lô thì Sư 312 đưa Trung đoàn 141 đánh chiếm cao điểm 1030.
"Thế nhưng tôi lại có tài liệu của một cựu chiến binh quê Hà Nội, anh tham gia trận MB 84 nhưng lại là lính của Trung đoàn 165 của Sư 312? Vậy thực chất bốn hay năm trung đoàn bộ binh đã tham gia chiến dịch này?
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Một điểm pháo binh Việt Nam chiến đấu chống lính Trung Quốc ở trận địa biên giới Lạng Sơn với khẩu pháo 130mm của Liên Xô hồi 1979
“Tóm lại cuốn sách này cũng giúp tôi, trong quá trình biên khảo, đặt ra rất nhiều dấu hỏi chưa có lời đáp vì không một cơ quan chức năng nào của Bộ Quốc phòng Việt Nam hay Quân khu 2 đồng ý cấp tư liệu cho tôi. Nhưng một nhà báo đã truyền kinh nghiệm cho tôi rằng nếu muốn viết về Vị Xuyên chỉ có thể hỏi những người lính bình thường hoặc những ông tướng sắp chết… mà thôi.”
‘Để không bị lãng quên’
Về lý do, nội dung chính và thông điệp gửi gắm qua cuốn sách của mình, tác giả Phạm Viết Đào cho biết:“Sở dĩ tôi tập trung để thu thập tài liệu về cuộc chiến Vị Xuyên là do tôi có người em ruột hy sinh trong “Chiến dịch MB 84 mở màn ngày 12/7/1984” tại Cao điểm 772. Do sự hy sinh của người thân như thế nên từ tháng 3/1985, tôi đã trực tiếp lên Vị Xuyên nhiều lần để hỏi thông tin về em trai tôi…
“Cuối những năm 1990, khi mà quan hệ hai nước bình thường hóa, Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào nhiều dự án tại Việt Nam; là công chức của Bộ Văn hóa, qua bạn bè tôi cũng nắm được nhiều thông tin về các dự án Trung Quốc bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam: từ bauxite, xi măng lò đứng, thép, điện, liên doanh, liên kết đất đai với các doanh nghiệp Trung Quốc v.v…
“Những dự án này ngay từ đầu chúng tôi đã cảm thấy có nhiều rủi ro, cạm bẫy (quốc tế bây giờ cũng nói công khai tới bẫy nợ, bẫy an ninh, quốc phòng khi làm ăn với Trung Quốc v.v...) Sau mười năm trên một chục dự án đổ bể, theo số liệu công bố trên báo chí, thì Việt Nam phải chịu thiệt hại ít nhất trên 50 tỷ USD trong các dự án Việt Nam làm ăn với Trung Quốc.
“Đó chính là lý do, động lực khiến cho tôi nung nấu ý định phải làm kỳ được cuốn sách này; để cho những sự thật lịch sử bi thương không bị vùi lấp, cố tình bị lãng quên…
“Mặt khác, là gia đình có người thân hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc, tôi tin nhiều gia đình khác cũng có nỗi đau như gia đình tôi.
“Các anh hùng, liệt sĩ trong đó có chú em tôi đã chịu hy sinh gian khổ, chiến đấu ngoan cường vì nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc.
"Giờ đây, họ phải chịu ba nỗi đau chồng lên nhau mà trước tiên là nỗi đau của các liệt sĩ, người lính khi chiến đấu vì bom đạn;
"Thứ đến là sau khi chiến đấu, từ năm 1990 tới này, các phương tiện thông tin đại chúng, các dịp lễ tết, không ai nhắc nhớ tới sự hy sinh mất mát này của họ, không biết có cuộc chiến Vị Xuyên;
“Nỗi đau thứ ba là Trung Quốc đã dùng bom đạn tàn ác nhất nhưng không khuất phục được nhân dân Việt Nam, giờ đây, họ dùng cách khác thâm độc, dùng phương tiện là đồng tiền và họ đã đạt được nhiều mục đích, thậm chí có người nói tiếp cận được nhiều dự án quan trọng, khu vực đất đai chiến lược, an ninh nhạy cảm, cũng như có thể đã ‘tranh thủ’ được một bộ phận quan chức, cán bộ chịu ảnh hưởng, từ đó ‘qua mặt’ nhiều ngành và cơ quan chức năng Việt Nam, nguy cơ họ buộc Việt Nam lệ thuộc với Trung Quốc một thời gian quá dài đã là một thực tế…”
Ông Phạm Viết Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là thanh tra của bộ này cho tới năm 2007. Sau đó ông làm Trưởng phòng Thanh tra Hành chính và Phòng chống Tham nhũng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ông là hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nơi ông đã tu nghiệp đại học chuyên ngành văn chương.
Ông từng có nhiều bài viết trên blog bị nhà nước Việt Nam cho là “chỉ trích chính quyền” và bị bắt hồi 13/6/2013 tại Hà Nội, bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án ông 15 tháng tù vì tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: 17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
Mong có thêm nhiều con đường mang tên các anh!
N.T - Báo Tuổi Trẻ
9 giờ trước
TTO - Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ bày tỏ như vậy sau bài viết "Những tên đường vang vọng miền biên ải" về câu chuyện tên của một số anh hùng liệt sĩ đã được đặt tên phố, tên đường ở các tỉnh biên giới như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.
N.T Các cựu chiến binh chụp ảnh lưu niệm dưới tấm biển tên đường mang tên anh hùng Nguyễn Viết Ninh ở TP Hà Giang - Ảnh: Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim
"Xin cảm ơn các anh/chị phóng viên báo Tuổi Trẻ đã bổ sung nguồn thông tin rất hữu ích cho thế hệ trẻ mai sau" - bạn đọc Huỳnh Ngọc Vinh phản hồi ngay sau khi bài báo được đăng trên Tuổi Trẻ Online.
Nhiều bạn đọc khác cũng bày tỏ xúc động khi được biết thêm về những anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc.
Các anh hy sinh cho Tổ quốc trường tồn
Bạn đọc tên Linh như reo lên: "Hay quá! Dân ta phải biết sử ta, dưới mỗi biển tên, nên có một số thông tin cơ bản về người được đặt tên cho con đường để mọi người dân đều hiểu hơn nữa".
Có lẽ ngoài câu chuyện anh hùng Nguyễn Bá Lại "quên mình cứu đồng đội" đã được đưa vào sách giáo khoa, những anh hùng, liệt sĩ mà tên họ vừa được các tỉnh đặt tên đường, tên phố chưa được nhiều bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi, biết đến.
"43 năm đã qua, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn những chiến công oanh liệt của đồng bào và chiến sĩ ta nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Càng biết ơn những người đã ngã xuống, chúng ta càng ghi đậm tội ác của kẻ thù đã gây ra cho đất nước ta" - bạn đọc Huỳnh Văn Triêm viết.
Bạn đọc Đông Phương bình luận: "Những anh hùng đã hy sinh xương máu để giữ từng tấc đất quê hương, đã hy sinh mùa xuân của cuộc đời mình để đổi lấy mùa xuân cho đất nước, vốn dĩ đã là những tượng đài bất tử. Tên các anh đâu chỉ khắc vào đá núi mà còn khắc vào con tim của bao lớp người, bao thế hệ. Nơi các anh ngã xuống đâu chỉ rực cháy lên màu hoa đỏ mà còn làm bừng dậy sắc màu của sự sống hôm nay".
"Luôn luôn khắc ghi lòng biết ơn vô hạn đến các thế hệ cha, anh đã hy sinh cho Tổ quốc được trường tồn" - bạn đọc Phan Vỹ bày tỏ.
Những "cuốn sách sử" biết nói
Nhiều bạn đọc khẳng định bản thân mình, cũng như bao thế hệ người dân Việt Nam sẽ mãi khắc sâu công ơn của những lớp cha anh đã ngã xuống để bảo vệ toàn vẹn biên cương, bờ cõi nước nhà.
"Sống là người dân Việt, chết là ma trên đất Việt. Nhân dân không bao giờ quên xương máu của các chú, các bác, các ông... đã hy sinh vì Tổ quốc này. Xin thắp nén hương để tưởng nhớ những anh hùng dân tộc!" - bạn đọc Anh Kiệt viết.
Với nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ, việc các địa phương quyết định lấy tên các anh hùng, liệt sĩ đặt tên cho những con phố, con đường là một cách nhắc nhớ hiệu quả nhất về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc khốc liệt và hào hùng.
Theo bạn đọc Đông Phương: "Những con phố, những tuyến đường mang tên các anh sẽ là những cuốn sách lịch sử biết nói để kể cho chúng ta về thế hệ cha anh, cũng nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước".
"Những việc làm thật ý nghĩa để lại cho muôn đời sau nhắc tới các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì quê hương, đất nước. Mong rằng các địa phương khác cũng học tập và có những việc làm ý nghĩa như vậy" - bạn đọc Cao Xuân đề nghị.
N.T - Báo Tuổi Trẻ
9 giờ trước
TTO - Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ bày tỏ như vậy sau bài viết "Những tên đường vang vọng miền biên ải" về câu chuyện tên của một số anh hùng liệt sĩ đã được đặt tên phố, tên đường ở các tỉnh biên giới như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.
N.T Các cựu chiến binh chụp ảnh lưu niệm dưới tấm biển tên đường mang tên anh hùng Nguyễn Viết Ninh ở TP Hà Giang - Ảnh: Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim
"Xin cảm ơn các anh/chị phóng viên báo Tuổi Trẻ đã bổ sung nguồn thông tin rất hữu ích cho thế hệ trẻ mai sau" - bạn đọc Huỳnh Ngọc Vinh phản hồi ngay sau khi bài báo được đăng trên Tuổi Trẻ Online.
Nhiều bạn đọc khác cũng bày tỏ xúc động khi được biết thêm về những anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc.
Các anh hy sinh cho Tổ quốc trường tồn
Bạn đọc tên Linh như reo lên: "Hay quá! Dân ta phải biết sử ta, dưới mỗi biển tên, nên có một số thông tin cơ bản về người được đặt tên cho con đường để mọi người dân đều hiểu hơn nữa".
Có lẽ ngoài câu chuyện anh hùng Nguyễn Bá Lại "quên mình cứu đồng đội" đã được đưa vào sách giáo khoa, những anh hùng, liệt sĩ mà tên họ vừa được các tỉnh đặt tên đường, tên phố chưa được nhiều bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi, biết đến.
"43 năm đã qua, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn những chiến công oanh liệt của đồng bào và chiến sĩ ta nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Càng biết ơn những người đã ngã xuống, chúng ta càng ghi đậm tội ác của kẻ thù đã gây ra cho đất nước ta" - bạn đọc Huỳnh Văn Triêm viết.
Bạn đọc Đông Phương bình luận: "Những anh hùng đã hy sinh xương máu để giữ từng tấc đất quê hương, đã hy sinh mùa xuân của cuộc đời mình để đổi lấy mùa xuân cho đất nước, vốn dĩ đã là những tượng đài bất tử. Tên các anh đâu chỉ khắc vào đá núi mà còn khắc vào con tim của bao lớp người, bao thế hệ. Nơi các anh ngã xuống đâu chỉ rực cháy lên màu hoa đỏ mà còn làm bừng dậy sắc màu của sự sống hôm nay".
"Luôn luôn khắc ghi lòng biết ơn vô hạn đến các thế hệ cha, anh đã hy sinh cho Tổ quốc được trường tồn" - bạn đọc Phan Vỹ bày tỏ.
Những "cuốn sách sử" biết nói
Nhiều bạn đọc khẳng định bản thân mình, cũng như bao thế hệ người dân Việt Nam sẽ mãi khắc sâu công ơn của những lớp cha anh đã ngã xuống để bảo vệ toàn vẹn biên cương, bờ cõi nước nhà.
"Sống là người dân Việt, chết là ma trên đất Việt. Nhân dân không bao giờ quên xương máu của các chú, các bác, các ông... đã hy sinh vì Tổ quốc này. Xin thắp nén hương để tưởng nhớ những anh hùng dân tộc!" - bạn đọc Anh Kiệt viết.
Với nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ, việc các địa phương quyết định lấy tên các anh hùng, liệt sĩ đặt tên cho những con phố, con đường là một cách nhắc nhớ hiệu quả nhất về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc khốc liệt và hào hùng.
Theo bạn đọc Đông Phương: "Những con phố, những tuyến đường mang tên các anh sẽ là những cuốn sách lịch sử biết nói để kể cho chúng ta về thế hệ cha anh, cũng nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước".
"Những việc làm thật ý nghĩa để lại cho muôn đời sau nhắc tới các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì quê hương, đất nước. Mong rằng các địa phương khác cũng học tập và có những việc làm ý nghĩa như vậy" - bạn đọc Cao Xuân đề nghị.
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: 17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
bọn Việt gian chả dám làm lễ tưởng niệm ngày 17 tháng Hai ... ù mịa hèn với giặc mà ác với dân!...
_________________
Mõ nhọn đại ca
Rễ Sim
Re: 17 tây tháng Hai 1979 - Giặc Tàu xâm lấn Nước Việt
đá banh thắng còn không dám nói thì nói chi là tưởng niệm , quên đi Diễm
_________________
8DonCo
Similar topics
» Thằng Nhật phỏng vấn thằng Mỹ bằng tiếng Việt
» Ông Việt dô xử mấy thằng này dùm cái !!
» Nười Việt Nam muốn ra nước ngoài vẫn cao
» thắng nước đường chuẩn bị làm bánh TT
» Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
» Ông Việt dô xử mấy thằng này dùm cái !!
» Nười Việt Nam muốn ra nước ngoài vẫn cao
» thắng nước đường chuẩn bị làm bánh TT
» Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum