Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tội nghiệp, ham hố

Page 2 of 3 Previous  1, 2, 3  Next

View previous topic View next topic Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Wed Jun 29, 2022 2:21 pm

Phim 3 xu. Đọc báo viết phim đó ông Trịnh đang theo, đang thích bà này thì quay qua bà khác, thích nhiều cô, tóm lại tâm hồn ca sĩ? nên yêu thích nhiều người. 

Think

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by Tu* Khoai Wed Jun 29, 2022 2:25 pm

LDN wrote:Phim 3 xu. Đọc báo viết phim đó ông Trịnh đang theo, đang thích bà này thì quay qua bà khác, thích nhiều cô, tóm lại tâm hồn ca sĩ? nên yêu thích nhiều người. 

Think

Thì ai cũng nói là phim tào lao mía lau nhưng mà dân bên bển rầm rầm rộ rộ đi coi vì hiếu kỳ . Còn thằng làm phim có lẽ cố tình làm vậy vì 2 năm qua vì cô vy cấm cửa nên ẻm đói lắm rồi . Đói quá thì phải làm sao mà có ki'ch thích sự hiếu kỳ của bàng quang thiên hạ thì phim nó mới bán vé chạy được .

Tiền là tiên là phật mà bé .

_________________
LOCK CHUMP UP !

HEY CHUMP! YOU'RE FIRED

CHUMP AKA THE BIG LIE


Tội nghiệp, ham hố - Page 2 2023431958 Tội nghiệp, ham hố - Page 2 2023431958 Tội nghiệp, ham hố - Page 2 2023431958 Tội nghiệp, ham hố - Page 2 2023431958 Tội nghiệp, ham hố - Page 2 2023431958
Tu* Khoai

Tu* Khoai


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by nhatrangdep Wed Jun 29, 2022 2:40 pm

Em và Trịnh


vậy em trong phim này là ai tên gì ??

trong mấy ông nhạc sĩ thích nhạc sĩ Lam Phương ..ông LP thấy cuộc sống cực nhưng chân thật hơn mấy ông kia
nhatrangdep

nhatrangdep


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuTu Wed Jun 29, 2022 3:00 pm

là những bóng hồng đã đi qua trong đời nguòi nhạc sĩ họ Trinh, thưa chị

trong đó có bà Khanh Ly, làm phim xong rùi tụ nó phai đi xin lỗi bà ấy quá tròi ....
avatar

TuTu


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by nhatrangdep Wed Jun 29, 2022 3:12 pm

vậy trong phim diễn tả bà KL ra sao vậy TT??

KL hồi xưa có biệt danh "người đẹp chân đất" ..là ca sĩ ruột của TCS ..có bác Trịnh thì có KL ..

mà phải công nhận là mấy cuốn băng cũ nghe qua KL hát, she hát giọng khàn nhưng rất hay ..

chị thích giọng Khánh Ly với Lệ Thu

Lệ Thu hát bài Đêm Đông thì hem có ai qua mặt
nhatrangdep

nhatrangdep


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuTu Wed Jun 29, 2022 3:44 pm

bà KL là dân Đà lat ....cái thời bả còn trẻ lúc ấy hình như là thời hippies , ba? đi chân đất , còn gọi là Mai chân đất ( nguòi o*? Đà lạt rành về bả nói đó nha )-lúc đó chưa bi nhieu chuyện voi lai cung hong mê KL , hong thoi biet them nheiu` về ba?

tutu hong đọc nhièu, nhung đoán là tụi làm phim đưa vô tình tiêt; không đúng hay sao á , có thể KL lên  tiéng nên tụi nó xin lỗi ...

theo lòi phát biểu của bà KL thì hình như bả vói TCS có 1 thời gắn bó yêu nhau á ....she nói bong/ bẩy , văn chường ...ám chỉ chuyen đó

nói ngoài lề nè , TCS hôi thuốc lá lắm , KL thì either hôi thuoc lá hay rượu ....mời she đi bieu dien offer cho ở nhà, she ngủ dưới đất thôi hà .
avatar

TuTu


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by rua2m Wed Jun 29, 2022 7:29 pm

người lớn tuổi hay quay đồng hồ và thích quá khứ, có thể KL thấy bóng mình trong phim “Em và Trịnh” thì thích sống lại thời đó, thực tế phủ phàng cỡ mấy thì đã thích rồi khó bỏ lắm ngoại trừ đi không nổi thôi

Trong Phim này họ đóng không hay nhưng cô Diễm quá ăn khách còn cô Ánh thì so ra quá khác xa với cô chị, ý nói tân thời như dân Sài thành
rua2m

rua2m


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Thu Jun 30, 2022 4:48 pm

Hôm nay và ~ ngày tới hứng thú đọc ~ bài đả kích ông Trịnh. Bài khá dài, sẽ từ từ ngâm cứu. Còn mấy bài nữa, sẽ đọc ráo. Mai này ldn thành chuyên gia chuyện ông Trịnh là cs nằm vùng 😆

CẢNH SÁT QUỐC GIA

TRỊNH CÔNG SƠN LÀ AI ?

13/07/2009

LIÊN THÀNH

 Những hoạt động nằm vùng
 của Trịnh Công Sơn
 
 Liên Thành

 Cách đây mấy hôm, tôi có đọc hai bài viết về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài đầu của ông Trịnh Cung tức Nguyễn văn Liễu, vói tựa đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị.”; bài sau của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu với tựa đề “Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn. Một Thiên tài đồng lõa với tội ác.

Nội dung của hai bài không giống nhau, nhưng tương đồng ở chỗ cả hai đều nêu lên các dữ kiện khách quan, đồng thời lại chủ quan theo tình bằng hữu thâm giao để rồi không thể hay không muốn kết luận môt cách vô tư về Trinh Công Sơn hầu giúp độc giả nhận định chính xác rằng “thiên tài” quá cố nầy thực chất là ai, theo bên “mô”, “bên ni”, “bên tê”, hay “bên nớ”, người của quốc gia hay của Cộng Sản.

 Đã bao nhiêu năm qua, từ sau 1975 và mãi đến những ngày gần đây, tôi vẫn giữ thái độ im lặng. Nhưng sau khi đọc xong bài của Trịnh Cung, cũng như của Bằng Phong Đặng Văn Âu, tôi quyết định lên tiếng về những gì, mà vì lý do nghề nghiệp, tôi đã phải nắm rất tường tận về TCS. Lý do thì cũng đơn giản, quí vị có thể hiểu được khi đọc xong bài nầy
 Cuối cùng thì giờ đã điểm. Qua bao nhiêu ca ngợi, qua bao nhiêu tranh cãi, lý luận, có lẽ đã đến lúc TCS nên trở lại với những gì TCS. Đó là sự thật con người TCS. Trong một bối cảnh mà đất nước đang nghiêng ngã tang thương bởi nhiều vấn nạn, cộng với một thảm họa tày trời: Sự xâm lăng của toàn bộ lực lượng Công Sản quốc tế, đặc biệt là Trung Cộng, qua bàn tay CS Hà Nội, thử hỏi TCS đã cống hiến gì cho Quốc Gia?

 Trong chức vụ là trưởng cơ quan anh ninh tình báo tại Tỉnh Thừa Thiên- Huế từ 1966 đến đầu 1975, trong suốt 9 năm tròi, chịu trách nhiệm gìn giữ an ninh, bào vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào Huế, và trên hết mọi chuyện là đối phó với mạn lưới tinh vi và dày đặc của Công sản nằm vùng tại Huế và với hoạt động của Cục Tình Báo Chiến Luợc của Cộng sản Hà nội. Thật không sai khi nói Huế là một ổ nằm vùng. Do đó có lẽ chúng tôi là người may mắn phải có bổn phận biết rất kỷ về TCS và tòan bộ những phần tử hoạt động cộng sản khác của Huế.
 Tôi biết TCS và nhóm người nối giáo cho giặc nầy, dưới tất cả các khía cạnh khác nhau. Từ chuyện nhỏ , đến chuyện lớn. từ thói quen đến phẩm hạnh, đến tiểu sử, đến gia đình, thậm chí, nếu cần, thì cả gia phả, tất cả tôi đều có bổn phận phải biết. Và tôi sẽ lên tiếng thẳng thắng, về những sự việc, thông tin, dữ kiện mà chúng tôi có được về đương sự trong bài viết nầy. hy vọng sẽ cung cấp cho lịch sử và cho nhưng ai quan tâm về vấn đề TCS và các họat động chung với các phần tử nằm vùng khác tại Huế mà dù thương, dù ghét, dù hận thù, dù ngưỡng mộ tôn sùng, vẫn phải cần có những thông toin chính xác và cần thiết, để quí vị có thể tự mình thẩm định lại một cách đúng đắn về con người TCS. Bởi vì, mỗi người chúng ta, dù thế nao đi nữa, không ai muốn bị BỊP cả.

TCS bên mô?:
Bên ni - bên tê - Bên nớ - ( ?)
(Quốc gia - Cộng Sản - Đế quốc Mỹ)
 Truớc khi có thể xác nhận nhiều chuyện liên quan đến TCS, xin được phát họa lại tình hình an ninh và nội chính của Thừa Thiên-Huế sau cuộc đảo chánh ngày 1/11/ 1963 nhằm giúp độc giả có cái nhìn toan cảnh để đánh giá các biến cố đã xẫy ra ở Cố Đô Huế, nơi mà Trinh Công Sơn đã từng tham gia vào các tổ chức và sinh họat đa dạng.
 Sau đảo chánh, ảnh huởng và thế lực chính trị của PGVNTN và đặc biệt Trí Quang, Đôn Hậu trong chính quyền trung ương cũng như địa phương, và trong hàng ngũ tín đồ Phật giáo tại miền trung, nhất là tại Huế quá mạnh.

 Chùa Từ Đàm trở thành “Dinh Độc Lập”, đó là trung tâm quyền lực bao trùm cả miền Trung, là tàn cây cổ thụ rợp bóng mát bao che cho mọi họat đông của các cơ quan dân vận, tôn giáo vận, trí thức vận, tổ chức học sinh sinh viên Giải phóng thành phố Huế nằm trong Đại Học Huế, tại các trường Trung học thuộc tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế và Thành ủy Việt Cộng. Hầu như không có một cơ quan an ninh nào của chính phủ VNCH được sờ mó vào vì nếu đụng vào sẽ bị vu khống là tàn dư Mật Vụ Nhu Diệm, là đàn áp phất giáo. Mọi tổ chức, mọi cơ sở nội thành của Việt Công được phát triển đều đặn qua tên Trung Tá điệp Viên Hòang Kim Loan thuộc Cục Tình báo Chiến lượt Bắc việt, qua viên bí thư thân tín của Thích Trí Quang là Nguyễn Khắc Từ mà sau 1975 y lộ điên là viên đại tá Việt Cộng. Cung với sự hổ trợ ngầm của Trí Quang, Đôn Hậu.
 Có thể nói 1963 sau đảo chánh, đến 1966 thời gian vụ nỗi lọan miền Trung của Thich Trí Quang, Đôn Hậu, trong suốt 3 năm đó là thời đại mạt vận của tất cả các cơ quan tình báo dân sự cũng như quân sự của chính phủ VNCH tại Thừa Thiên- Huế.

 Trước 1963 Đoàn Công Tác Đặt Nhiệm Miền Trung đã được thành lập, Trưởng đoàn là ông Dương văn Hiếu, nhưng kẻ chỉ huy trong bóng tối của cơ quan nầy chính là Ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rất ít ngừoi biết, nhưng thật sự ông Ngô Đình Cẩn rất giỏi về tình báo và là nhân vật rất lỗi lạc về chiến thuật chống chiến tranh du kích và các cuộc dấy loạn của Cộng Sản.

 Đoàn Công Tác Đặc nhiệm Miền Trung là một cơ quan Tình báo đã phá vở và bắt giữ hầu như toàn bộ các cán bộ tình báo cao cấp của Bắc Việt gởi vào miền Nam, bẽ gãy mọi mưu toan của Hà Nội về chính trị cũng như quân sự trong mục đích phá rối, thôn tính miền Nam.
 Một cơ quan tình báo khác do ông Phan Quang Đông chỉ huy với những điệp vụ ngòai Bắc.

 Cơ quan tình báo thứ 3 họat động rất hữu hiệu tại Huế là Ty Công An Thừa Thiên của chính Phủ VNCH.

 Sự hữu hiệu của các cơ quan tình báo miền nam truớc đảo chánh 1-11-1963 đã được chính Đại Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng xác nhận:
“Trong thời của Diệm, sáu mươi ngàn (60,000) cán bộ của ta họat đông ở miền nam chỉ còn lại năm nghìn (5000), tức ta đã bị tổn thất trên 90%.”

 Tất cả ba cơ quan nầy, sau 1963 thì Đoàn đặt nhiệm Miền Trung và cơ quan của ông Phan Quang Đông đã bị giải tán ngay, toàn bộ nhân viên tình báo của hai cơ quan nầy bị bắt giữ giam cầm vói tội danh vu khống: “Mật vụ Nhu-Diệm, dàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quí Thầy …”. Trưởng cơ quan Đòan Công tác Miện Trung, ông Dương Văn Hiếu bị tù, trưởng cơ quan tình báo họat động bên kia vỹ tuyến 17 ông phan Quan Đông bị tử hình. Toàn bộ nhân viên của hai cơ quan nầy, kẻ bị sa thãi, người bị bắt, kẻ bỏ trốn.

 Trong khi đó thì Ty Công An của Chính phủ VNCH tại Thừa Thiên- Huế cũng ở trong thảm cảnh chẳng khá hơn hai cơ quan tình báo kia bao nhiêu. Ông Lê Văn Dư Trưởng ty bị bắt giữ, một số nhân viên phụ trách tình báo hoặc bị sa thãi, hoặc bị bắt giữ, hoặc bị thuyên chuyển tât cả cũng với tội danh tuơng tự “ Mật vụ Nhu-Diêm, đàn áp Phật Giào v,v…”
 Thay vào đó là người của quí thầy và của cơ quan tình báo cộng sản Hà Nội thay thế hai chức vụ quan trọng của lực luợng an ninh tình báo, đó là:

 1- Trưởng Ty CSGQ thị xã Huế là Quận Trưởng Cảnh Sát Nguyện văn Cán, một cơ sở tình báo rất quan trọng của Trung tá điệp viên Cộng sản Hoàng Kim Loan. Ngoài ra Nguyễn văn Cán còn là cơ sở nuôi dưỡng tên Phan Nam, Thành ủy viên thành ủy Việt Cộng Huế, đặt trách an ninh của cơ quan thành ủy VC, trú ngụ thường xuyên trong nhà của Nguyễn văn Cán. Sau 1975 Phan Nam làm Chủ Tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế.

 2- Trưởng ty Công An Thừa Thiên VNCH là Trần văn Cư, một đệ tử thân tín của Ông Đôn Hậu, Trần văn Cư chính là người thẩm vấn thụ lý nội vụ ông Phan Quang Đông mà kết quả là Ông Phan Quang Đông bị xử bắn tại Sân Vận Đông Tự Do thuộc quân III thị Xã Huế, với tội danh : “Mật vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo thủ tiêu Quí thầy,v.v…”

 Sau đó từ 1966-1968, hai ty Cảnh Sát lại rơi vào hai tay nội tuyến VC là Ty CSQG tỉnh Quảng Trị mà Trưởng ty là Đại Úy Lê Cảnh Thâm làm việc cho cơ quan Quân Báo của VC, và ty CSQG Thừa Thiên-Huế Trưởng ty là Đoàn Công Lập làm việc cho Trung tá điệp viên CSản Hoàng Kim Loan.
 Tóm lại sau cuộc đảo chánh 1963 kéo dài đến Mậu Thân 1968 có thể gọi khoảng thời gian dài nầy là thời gian của quỹ đỏ lộng hành tại Huế.
 Các tổ chức, cơ sở Việt Cộng trong thành phố Huế sinh sôi nẩy nở, tự do phát triển mà hầu như chánh quyên không dán đụng đến vì sợ đụng chạm đến Phật Giáo vì đại đa số các tổ chức đó và hầu hết những kẻ tham gia trong các tổ chức đó đều đã được Trí Quang, Nguyễn Khác Từ, Hòang Kim Loan sắp đặt nằm trong vỏ bọc tôn giáo, tỷ dụ như Liên Đòan Học sinh, Sinh viên Phật tử, công chức Phật Tử, Quân nhân Phật tử, Cảnh sát Phật tử, Tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba v..v...
 Trong thành phố mọc lên những địa điểm hội họp, tiếp xúc, của nhiều trí thức, giáo sư , sinh viên, học sinh họat động cho các tổ chức trí thức vận, tôn giáo vận của Thành ủy Việt cộng Huế, những địa điểm nầy trong danh từ chuyên môn chúng tôi gọi là những căn cứ lõm của địch, tỷ như:

 1- Quán Café Bạn tôi.
Ở đưởng Đào duy Từ , thuộc quận II thị xã Huế.
Thành lập bởi Lê văn Sâm, SV luật khoa và y làm chũ quán. Có Ngô Kha, Vợ chồng Giáo sư Đỗ Long Vân ở Pháp về, Hòang Phủ Ngọc Phan, Nguyễn hữu Ngô, nhà văn Túy Hồng, Phan Duy Nhân, Trần Quang Long.

  2- Lực lượng Giáo chức tranh đấu tại Huế
Chũ tịch, kiêm chũ bút diễn đàn báo Dân: Hòang Phủ Ngọc Tường.
Phó chũ tịch : Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm.
Ngoài ra còn tờ báo Lập Trường của nhóm trí thức đại học Huế, do giáo sư Tôn Thất Hanh làm chủ nhiệm với chũ truơng:
Chống lại mọi “Chế độ Diệm không có Diệm”. và tờ Sinh Viên Huế của Tổng hội Sinh viên.

 3- Tuyệt Tình Cốc.
Tại hẽm Âm Hồn thuộc quận I thị xã Huế.
Nguyên là ngôi nhà của cha mẹ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Sau khi hai ông bà dời nhà ra gần cửa Đông Ba, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, Ngọc Phan biến nơi nầy thành trung tâm hội họp, họat động của đám sinh viên, trí thức cơ sở thành ủy VC Huế. Tuyệt Tình Cốc là một ngôi nhà nhỏ trong một khu vườn có cây ngọc lan, đến mùa nở hoa tỏa hưong thơm ngát

Nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan đã đặt tên cho cây ngọc lan này là “Cây hoa tình”, và ngôi nhà kia là “Tuyệt tình Cốc” y như “tuyệt tình cốc” trong Thần điêu đại hiệp Dương Quá của tác giả Kim Dung (những ai bị gai của hoa tình nầy chích vào, mỗi lần chợt nhó đến ngừoi yêu liền bị chất độc của hoa tình hành hạ đau đớn). Tuyệt tình cốc thường xuyên do anh em Hòang Phủ Ngọc Tường chũ trì sau nầy còn có họa sĩ Đinh Cường.

 Trịnh Công Sơn, nữ văn sĩ Túy Hồng, Ngô Kha, Trần vàng Sao, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân,Trân Xuân Kiêm (tên nầy là chủ tịch tổng hôi sinh viên Huế) cũng đã xuất hiện nhiều lần tại đây, hầu hết đám nầy là cơ sơ Sinh viên và trí thức vận của thành ủy việt cộng Huế.
Tuyệt tình Cốc cũng là nơi xuất bản tờ báo Việt Nam Việt Nam của nhóm nầy trong khoảng thời gian phong trào tranh đấu Miền Trung của Thích Trí Quang ở giai đọan cao điểm vào đầu hè 1966. 

 Căn phòng của Lê Văn Hảo, Giáo Sư nhân chủng học, Đại Học Huế cũng là nơi mà Hoàng phủ Ngọc Tuờng và đán sinh viên họat động cho Thành ủy VC dùng làm nói viết và xuất bản báo chí.

Xin hãy thử nhìn danh sách những trí thức, học sinh, sinh viên họat đông cho VC tại thành phố Huế tham gia trong vai trò lực luợng quần chúng Cách mạng đấu tranh của biến cố 1963, cuộc tranh đấu bạo động 1966, để phải giật mình và đặt câu hỏi:
 “Huế không mất vào tay VC trước Mậu Thân 1968 thì quả thật là một phép lạ.”:

- Nguyễn Thiết Sinh viên Luật Khoa phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế thóat ly lên Mật khu 1965
- Trần Quang Long SV Việt Hán Đại Học sư phạm thóat ly năm 1968.
- Lê Minh Trường Sinh Viên Mỹ Thuật. Vuơt ngục lên mật khu, sau đó xâm nhập tái họat đông bị lực lượng CSĐB phục kích bắn chết tại làng Hải Cát Hạ, quận Nam Hòa.
- Vĩnh Kha. SV văn Khoa, chũ tịch Tổng hội SV , đoàn trưởng đoàn Sv Phật Tử.
- Hòang Phủ Ngọc Tường, giáo sư.
- Hòang Phủ Ngọc Phan. SV y khoa.
-Nguyễn Đính SV văn khoa, bút hiệu Trần vàng sao.
- Phạm thị xuân Quế Bac sĩ. Chủ tịch hộii phụu nữ thành phồ Huế.
- Thái Thị Ngọc Dư (sau nầy đậu Tiến sĩ Địa lý học tai Pháp)
- Trần Anh Tuấn (Tiến sĩ Luật Khoa tại Mỹ)
- Hoàng văn Giàu. Phụ khảo đại học văn khoa Huế. Đòan Trưởng đòan SV Phật Tử Huế. Hiện ở Úc Châu
- Thái thị Kim Lan sinh viên văn khoa (sau du học dậu Tiến Sĩ triết học tai Đức)
- Nguyễn Đắc Xuân SV việt hán, đại học sư phạm.
- Hùynh sơn Trà .SV y khoa, thóat ly 1968
- Nguyễn văn Sở Đại học Sư phạm Anh văn. Thóat ly 1968
- Lê Thanh Xuân .Thóat ly 1968.
- Ngô Yên Thi. VS văn Khoa. thóatr ly 1968.
- Nguyễn hữu Ngô SV Mỹ thuật
- Trần Hòai SV Việt Hán , Đại học sư pham .Thóat ly 1972
- Nguyễn Đức Thuận VS đại học sư phạm Anh văn. Thóat ly 1968
- Trần bá Chữ .SV đại học sư phạm tóan. Thóat ly 1968
- Nguyễng thị Đoan Trinh SV dược khoa Đại học Saigòn, sát thủ Mậu Thân 1968. Thóat ly 1968.
- Lê văn Tài SV Mỹ thuật, thóat ly 1968. hiện ở Úc Châu.
- Nguyễn văn Mễ học sinh lóp 12 Quốc Học. Thóat ly 1968
- Lê Phước Thúy SV đại học Sư phạm .thóat ly 1968
- Lê Công Cơ SV đại học khoa học .thóat ly 1968
- Lê khắc Cầm sinh viên, em giáo sư Lê khắc Phò
- Lê văn Hảo giáo sư nhân chủng học Đại Học Huế.
- Bà Đào thị Yến ( Bà Tuần Chi) nguyên Hiệu trưởng trrường nữ trung học Đồng Khánh thóat ly ra bắc vào Mậu Thân 1968 cùng với Thích Đôn Hậu, Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm. Giáo sư Lê văn Hảo v…v…
- Bửu Chỉ, vs Mỹ thuật.
- Phan Duy Nhân Sviên.

 Những cơ sở nầy, cùng với Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu, Thích Đôn Hậu, Thích Chánh Trực, viên bí thư thân tín của Thích Trí Quang là Đại tá tình báo cộng sản Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Kim Loan Trung tá điệp viên cục tình báo chiến luợt Hà Nội, có đủ để phá nát thành phồ Huế chưa? Quá đủ……..
Vì thế miền trung đặc biệt Huế đang sôi sục ngọn lửa đỏ địa ngục của bầy ác quỹ.

 Ngày 23-1-1965 Thích Trí Quang cho lệnh HS,SV đồng bào biều tình kéo đến đốt tòa tổng lãnh sự HK tại số 4 đường Đông Đa. Sau đó đoàn biểu tìmh kéo đến đốt phòng Thông tin văn hóa HKỳ (USIS) tại số 8 đường Lý Thường Kiệt thuộc quân III thị xã Huế.

 Ngày 27-2-1965 một cuộc họp báo ra mắt “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hoa Bình và Hạnh Phúc Dân Tộc” và “Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết”.
Chũ tịch là Thượng Tọa Thích Quãng Liên.
 Các thành viên: Bác sĩ Thú y Phạm văn Huyến, thân sinh bà Phạm Thị Thanh Vân tức bà Ngô Bá Thành. Nhà báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiến, Luật sư Trịnh Đình Thảo. Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Bác sĩ Lê Khắc Quyến khoa trưởng Đại Học Y Khoa thuộc Đai học Huế cũng bí mật nằm trong tổ chức nầy.

 Về Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, chũ tịch là Luật Sư Nguyễn Long. Các đòan viên chũ chốt là kỷ sư Hồ văn Bửu, kỹ sư Tô văn Can.
Hai Tổ chức nầy đều đòi hỏi:
- Quân Đôi Hoa Kỳ phải triệt thóai khỏi miền Nam việt Nam.
- Vấn đề thông nhất của Việt Nam phải để cho ngừoi Việt Nam giải quyết.

 Ngày 1-3-1965 Thủ tuớng Chính phủ VNCH bác sĩ Phan Huy Quát ra lệnh cách chức khỏang gần 50 công chức và khoảng 30 ngừoi bị bắt giữ, trong đó có Cao Minh Chiến, giáo sư Tôn thất Dương Kỵ và bác sĩ Phạm Văn Huyến.

 Ba nhân vật nầy được giải ra Huế với kế hoặc của Tuớng Nguyễn Chánh Thi là thả dù họ qua bên kia vỹ tuyến 17 cho cộng sản Hà nội. Thủ Tướng Phan Huy Quát phản đối vì sợ báo chí và dư luận quốc tế xuyên tạc.

 Ngày 19-3-1965 Tướng Nguyễn Chánh Thi chũ tọa một buổi lễ ngay tại bên nầy cầu Hiền Lương chiếc cầu chia cách hai miền Nam, Bắc, sau bài diễn văn, Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ và bác sĩ Phạm văn Huyến được dẫn từ phía bên nầy cầu Hiền Lương vùng thuộc chính phủ VNCH sang vùng giữa cầu của Cọng sản Hà Nội, cả ba lặng lẽ đi qua phía bên kia cầu phân chia biên giới Nam, Bắc.

 Tình hình Huế mỗi ngày mỗi trầm trọng, ngày 6-6-1966 lúc 12 giờ trưa, trên đài phát thanh tranh đấu tại Huế, Thích Trí Quang tên cờ gian bạc lận nầy, rút con bài cuối cùng chơi xã láng canh bạc cháy túi: Đưa bàn thờ Phật xuống đường ….. cản đường đại Tá Nguyễn Ngọc Loan và lực luợng Đặc Nhiệm dẹp loạn miền Trung của ông ta.

 Chỉ sau hai tuần lễ kể từ ngày 9-6-1966 tòan bộ lực lượng tranh đấu của Thích Trí Quang đã bị dẹp tan, ngay cá nhân Thích Trí Quang, Tuớng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệng QĐI. Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận Tư Lệnh Sư Đòan I đã bị Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan bắt giữ.

 Tôi mở liên tục các cuộc hành quân cảnh sát bắt giữ toàn bộ đám cơ sở việt Công nằm vùng trong Phất giáo, trong các tổ chức giáo chức, học sinh , sinh viên thuộc lực lượng tranh đấu của Thích Trí Quang. Một số lớn bọn chúng đã bị bắt giữ ngay, nhung cũng có một số ít đã được Trung Tá Điệp Viên Cọng Sản Hòang Kim Loan gởi giao liên và đưa lên mật khu. Điển hình hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân.

 Còn nhớ rất rõ cuộc đào thóat của hai anh em Hòang phủ Ngọc Tường Hòang Phủ Ngọc Phan là do quyết định và tổ chức của Khu 5 Cộng Sản. Ngừoi đứng ra thi hành là giáo sư Tôn Thất dương Tiềm, và Lê Cảnh Đạm lúc đó là Tổng Thư Ký Đại Học Y Khoa Huế. Tôn Thất Dương Tiềm và Lê Cảnh Đạm là cán bộ trí vận của cơ quan thanh uỷ VC Huế.
 Và rất ngạc nhiên là có Trịnh Công Sơn tiếp tay trong vụ nầy.

 Còn nhớ lực luợng CSĐB bám sát hai mục tiêu Tuờng và Phan từ khi bọn họ ẩn trốn tại nhà sách Khánh Quỳnh tại ngã tư Anh Danh thuộc Quận I thành phố Huế. Tiêm sách nầy là của gia đình Tôn Thất Dương Kỵ một cán bộ cọng sản gộc tại Huế. Sau đó bọn chúng di chuyển qua ẩn trốn tại số 66 đường Phan Chu Trinh Quân III thị xã Huế. Đây là một nhà an toàn của cơ quan Thành ủy VC Huế. Chũ nhân là cơ sở nội thành tên Nguyễn Chính. Số 66 Phan Chu Trinh nằm ngay ngã tư Phan Chu Trinh Nguyễn Truờng Tộ ngay đầu cầu Phủ Cam. Bên nầy cầu Phủ Cam là nhà tên Chính,và tên kia cầu Phủ Cam là nhà Trịnh Công Sơn nằm trên đường Nguyễn Truờng Tộ đối diện với tòa Tổng Giám Mục Huế.
 Đó là một dãy Apt hai tần và căn của Trịnh Công Sơn và gia đình trú ngụ là: 11/3 Đường Nguyễn Trường Tộ. Quận III, thành phố Huế.
 Theo báo cáo của toán theo dõi, vào lúc trời nhá nhém tối, hai anh em Hoàng phủ Ngọc Tuờng đã từ nhà tên Chính bên nầy cầu Phủ cam đi rất nhanh sang nhà Trịnh Công Sơn bên kia cầu Phủ cam. Đã có kế hoặch và chuẩn bị trước họ ăn cơm tối tại nhà Trịnh Công Sơn và sau đó thì một chiếc xe hơi màu trắng đến đón Tường và Phan đi ngay.

 Tài xế là Lê Cảnh Đạm. Hộ tống là giáo sư Tôn thất dương Tiềm. họ lên chùa Thiên Mụ và sau đó Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan đi bộ vuợt Long Hồ, Ngọc Hồ, vượt nguồn tà sông Huơng đến mật khu sau núi Kim Phụng tức núi Chuối thuộc Quận Nam Hòa nơi mà cơ quan Thành ủy VC trú đóng. (Chiếc xe hơi đó là của bà Tuần Chi túc bà Đào Thị Yến mà Mậu Thân 1968 bà ta giữ chức vụ Phó chũ tich Ủy Ban nhân Dân Thành Phố Huế, và vài ngày sau, trong Mậu Thân 1968 đã cùng một phài đoàn đông đảo trí thức miền Nam và Thuợng Tọa Thích Đôn Hậu thóat ly ra Bắc).

 Đó là chỉ dấu đầu tiên mà lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên- Huế phát hiện hành động tiếp tay của Trịnh Cộng Sơn với đám cơ sở nội thành Việt cộng.

 Ngay sau đó tôi cho lệnh mở hổ sơ TCS, điều tra lý lịch chi tiết, bám sát theo dõi đương sự. Công việc nầy được giao cho toán xâm nhập E-16 mà trưởng toán là anh Nguyễn Bá Sơn. Một thời gian sau, nhiều phát hiện cho thấy TCS từ lâu đã có quan hệ chặc chẽ với Hòang Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Duy Nhân, và đặt biệt với một cán bộ quan trọng của cơ quan Thành ủy VC Huế sống hợp pháp trong thành phố Huế thường tiếp xúc vói TCS. Đó là Lê Khắc Cầm. (Lê Khắc Cầm là em ruột của giáo sư Lê khắc Phò. Sau nầy Lê khắc Cầm đã trả lại thẻ đảng viên).

 Ngoài ra toán theo dõi cũng phát hiện được một số các cơ sở trong tổ chúc trí vận thuộc tổ chức Hoc sinh Sinh viên Giải phóng thành phố Huế cũng có liên lạc chặt chẽ vói TCS như: Huỳnh sơn Trà, sinh viên Y khoa. Đặng văn Sở Đại học Sư phạm. Lê Thanh Xuân SV Luật khoa. Trần Hoài Đai học sư phạm Việt Hán. Giáo sư Ngô Kha, Đinh Cường, Trần quang Long, Trần vàng Sao, Bửu Chỉ, và nhiều….nữa….

 Bằng vào những dữ kiện, tin tức của trưởng toán xâm nhập Nguyễn bá Sơn trình tôi, tôi quyết định móc nối tuyển mộ TCS làm tình báo viên xâm nhập trong tổ chức trí vận và tổ chức Học sinh, Sinh viên Giải phóng của cơ quan thành ủy VC Huế. Công việc nầy không khó, vì đã nắm rất vững vàng những dữ kiện liên quan về nhiều lãnh vực của TCS, nên khi tôi tiếp xúc bí mật với TCS tại nhà an toàn của cơ quan tình báo chúng tôi trong khoảng thời gian gần 4 tiếng đồng hồ, TCS nhận lời cộng tác. Sau đó, cho đến trước ngày 29 tháng 4 năm 1975 tôi đã gài thêm một nhân viên tình báo xâm nhập tiếp cận vói TCS và những bạn bè cơ sở nội thành VC của TCS để có thể theo dõi và phối kiểm một số tin tức mà TCS cung cấp cho chúng tôi. Điều đang nói và ca ngợi về nhân viên này

 Nhân viên nầy chính là một nhân chứng để có thể xác nhận cho những ai còn thắc mắc có phải TCS đã là nhân viên tình báo xâm nhập của lực lương CSĐB thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế gài trong tổ chức cơ quan trí vận của thành ủy VC Huế hay không? vì chính anh ta là ngừoi mà tôi đã giao cho tất cả ba giấy chứng nhận để chuyển giao tận tay cho ba ngừoi:
 1- Trịnh Công Sơn. 
 2- Hai ngừoi khác nữa (xin tạm dấu tên).

 Đó là ba “Sứ vụ lệnh công tác đặt biệt’ do tôi với tư cách là Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế và là Tổng Thư ký điều hành ủy ban Phượng Hoàng tỉnh TT và Thị xã Huế, “yêu cầu mọi cơ quan Quân, Dân ,Chính, giúp đỡ ngừoi cầm giấy nầy đanhg thi hành phận sự”.
 Sự Vụ Lệnh đặc biệt mà tôi cấp cho Trịnh Công Sơn là một lá bùa hộ mạng cực mạnh, bao bọc cho anh ta trong suốt nhiều năm để tránh khỏi bị bắt đi quân dịch, hoặc bị bắt trong các cuộc ca hát phản chiến, hoặc biểu tình chống chiến tranh. chống chính phủ VNCH. Vậy mà trong nhiều năm qua tại hải ngoại có một vài bài viết nói rằng trong thời gian chiến tranh, TCS phải trốn tránh cực khổ, nhọc nhằn để khỏi bị bắt đi quân dịch, thật đã không đúng sự thật chút nào.

 Nhân viên giao sứ vụ lệnh đặc biệt của tôi cho Trinh Công Sơn hiện đang định cư tại vùng ngoại ô Washington D.C. Hoa Kỳ. Anh ta là một nhân chứng sống về vụ nầy.

 Tôi sẽ đi từng chi tiết một, từ đời tư, gia đình , tình ái, sức khỏe, cá tính, tham vọng, những công tác tình báo mà TCS cọng tác với chúng tối, những công việc mà TCS cọng tác với CSản và có thể có cả Tình báo Ngọai Quốc. Kết quả và ảnh huởng vế những hành động của đương sự đã gây tác hại như thế nào cho miền nam VN.

1- Lý lịch
Sinh ngày…1939
Học lực: Tú tài I. Chương trình Pháp.
Tốt nghiệp trường sư phạm Quy Nhơn.
Giáo viên Tiểu học.
Nghiện rượu và thuốc lá nặng.
Sức khỏe trung bình.
Bị bệnh xuất tinh sớm, sau đó đến 1974 hoàn toàn bất lực.
Bản chất:
Trầm lặng, sâu sắc , kín đáo. Khôn ngoan.
Xem trọng tiền bạc, phản bội. Lợi dụng tình bạn.
 Đặc biệt dù là bạn bè thân tình đến đâu, hay là ân nhân đi nữa, nhưng khi sa cơ lỡ vận, đừng tìm đến TCS để mong được TCS nghĩ lại ân tình mà giúp đỡ. TCS sẽ xoay lưng quay mặt, xem như chưa bao giờ biết ngừoi đối diện cơ cực kia là ai.Trịnh Công Sơn là vậy đó. Nguyễn hữu Đống, Trịnh Cung chắc rằng hai ông nầy sau 1975 đã được nếm mùi vị cay đắng nầy với nhạc sĩ TCS rồi.

Gia đình:
 Phụ thân của TCS là một quân nhân phục trong quân đội Pháp, ngành tình báo [phòng 2]. Ông bị tử nạn xe hơi do một xe của quân đội Pháp gây ra. TCS có một ngừoi Cậu ruột là Lê văn Tông một thuơng gia giàu có tại đường Phan Bội Châu, thành phố Huế. Ông nầy có vợ lai Pháp hiện định cư tại Pháp. Ông ta là võ sư Nhu Đạo (Judo club Huế ]. 
 Trịnh công Hà có học Nhu Đạo, và là ngừoi gây chứng thương cho Trịnh Công Sơn khi Trinh công Hà dùng một thế võ nhu đạo khóa chặc TSC nằm giữa sàn nhà, khi hai anh em giỡn chơi với nhau. 
 Thật ra TCS không học nhu đạo ngày nào cả. có lẽ Trịnh Cung không biết nên đã viết TCS có tập nhu đạo.

 TCS là anh đầu trong một gia đình đông con.
Các em trai là:
1- Trịnh Xuân Hà. Sĩ Quan Quân Lực VNCH
Cấp bậc cuối cùng : Đại úy
2- Trịnh xuân Tịnh, Trốn quân dịch.
Các em gái:
1- Trịnh vĩnh Thúy, Chồng là giáo sư Ngô Kha.
2- Trịnh vĩnh Tâm, Chồng là Đại úy QLVNCH Hoàng Tá Tích.
Hoàng Tá Tích có anh ruột là Hoàng Xuân Tùy cấp bậc Đại Tá, Chính ủy Sư Đoàn Điện Biên Việt cộng. Sau 1975 làm Thứ trưởng bộ Đại Học.
3- Trịnh thị Hồng Diệu. Không có gì đặt biệt.
4- Trịnh thị vĩnh Ngân. Không có gì đặc biệt.
5- Trinh vĩnh Trinh, em út. Theo ghi nhận Trịnh vĩnh Trinh cùng mẹ khác cha với những ngừoi trên.

 Đã có quá nhiều tranh cải về TCS, quá nhiều câu hỏi được đặt ra: ‘Trịnh Công Sơn bên mô? Bên Ni? Bên tê”.
 Trong cuơng vị của của một Phó trưởng Ty CSĐB và sau đó là Chỉ Huy Truởng BCH/CSQG/Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế trong 9 năn tại Thừa Thiên Huế từ tháng 6/1966 đếm đầu năm 1975. và là ngừoi đích thân móc nối và sau đó điều khiển TCS trong chiến dịch xâm nhập vào các bộ phận Trí thức vận, tôn giáo vận. học sinh sinh viên Giải Phóng Thành Phố Huế qua những phòng trào Quần chúng đấu tranh tại đô thị của cộng sản,

 Tôi có thể xác nhận rõ ràng và minh bạch về con ngừoi của Trịnh Công Sơn:
- Trịnh công Sơn: Bên ni. [Quốc gia]
- Trịnh Công Sơn cũng là: Bên tê. [Cộng sản Hà nội]
- Trinh Công sơn còn có khả năng là : Bên nớ.[Tình báo ngoại quốc]
Hay nói một cách minh bạch theo danh từ chuyên môn của ngành tình báo thì Trinh Công Sơn là một tình báo viên hai mang, và có khả năng mang thứ ba là làm cho cơ quan tình báo ngọai quốc.

 I- Trịnh Công Sơn: Bên ni.
Đúng, TCS bên ni. Chính tôi đã tổ chức TCS làm tình báo viên cho nghành Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế. Mặc Dầu trong khỏang thời gian từ 1966 đến ngày 28 tháng 4 năm 19975 cũng có lúc gián đọan tạm thời vì anh ta không ở Huế. Nhưng chung chung thì anh ta đã hợp tác với chung tôi trong khỏang thời gian không phải là ngắn.

Có ngừoi sẽ đặt câu hỏi cái gì đã làm cho Trinh Công Sơn hợp tac với Liên Thành, hay nói thẳng ra là chấp nhận làm tình bao viên cho CSĐB/ thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên- Huế:
1- vì có máu phiêu lưu ưa mạo hiểm nuốn thành điệp viên?
Câu Trả lời: Không Phải.
2- Vì tình cảm cá nhân giữa Liên Thành và Trịnh Công Sơn? Vì hai ngừoi quen biết với nhau từ lâu?
Câu trả lời: Không Phải.
3- Vì tinh thân ái quốc, tinh thân trách nhiệm của ngừoi quốc gia, tinh thân trách nhiện của một ngừoi trẻ đối với hiện tình đất nước vào thời điểm đó?
Cậu trả lời: Không Phải.
4- vì quyền lợi bản thân, vì an ninh bản thân?
Câu trả lời: Đúng. Hoàn tòan đúng.

Khi tồ chức TCS tôi đã dùng chiến thuật “Cây gậy và củ rà rốt”:
 Tôi đã đưa ra hết những bằng chứng rõ ràng hành động tiếp tay của TCS trong việc đào thóat của hai anh em Hòang Phủ Ngọc Tuờng, Hòang Phủ Ngọc Phan do cơ quan B5 và thành ủy Huế trực tiếp tổ chức.

 Việc một số cơ sở nội thành VC trong giới trí thức, sinh viên tiếp xúc thuờng xuyên với TCS, và nhất hạng là cán bộ Thành ủy Việt Cộng Huế Lê Khắc Cầm, đã nhiều lần tiếp xúc vói TCS.

Tôi đã nói với TCS:
 “Với chừng đó sự việc đủ cho tôi có thể ký lệnh bắt giữ anh, cho thẩm vấn , thiết lập hồ sơ, không đưa ra tòa, mà trong quyền hạn và chức vụ của tôi ngòai Chỉ huy Trửởng CSQG, Tổng thư ký điều hành Ủy ban Phượng Hòang Tỉnh , tôi cò giữ chức vụ là tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Tỉnh,tôi có thể đề nghị vì tình hình an ninh giữ anh hai năm tại đảo Phú Quốc và sau hai năm lại tái xét. Cú như vậy mỗi đợt 2 năm. Có bao nhiều lần hai năn tại đảo Phú Quốc trong đời ngừoi, Anh có chịu nỗi không? “

 Đó là cây gậy mà tôi dùng làm áp lực với TCS.
 Vậy còn củ cà rốt?
 Ngòai những giúp đỡ khác, củ cà rốt là một Sứ Vụ lệnh đặt biệt đại khái:
“ Họ và tên…….
Người mang giấy nầy là viên chức Đặc Biệt thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Yêu cầu các cơ quan Quân, Dân, Chính giúp đỡ trong khi thừa hành phận sự.
Huế , ngày….
Chỉ Huy Truởng CSQG TT-Huế
Kiêm Tổng Thứ ký Ủy Ban Phuợng Hòang Tỉnh.
Trung úy Liên Thành. “ 

 Bề mặt và bề trái của tấn giấy nầy chỉ để bảo vệ cho TCS trốn lính.
 Để đổi lại, TCS cung cấp những tin tức địch mà chúng tôi cần. Tỷ như: Danh tánh tổ chức, cá nhân các cơ sở nội thành VC trong các tổ chức trí vận, dân vận, tôn giáo vận của Thành ủy VC. Các đường dây các trạm liên lạc nội thành của bọn chúng, kế hoặch hành đông của bọn chúng v…v…Tóm lại những gì mà TCS biết được.

 Nhưng những gì áp lực những gì guợng ép, bắt buộc, thường kết quả không như mình mong muốn. Những gì TCS cung cấp cho chúng tôi chỉ là 1/10 những sự việc mà TSC biết được. Có nhiều việc rất quan trọng mà TCS biết rõ ràng, tường tận vì y có tham dự, nhưng y vẫn giữ im lặng. trong khi đó thì một đường dây nội tuyến khác của chúng tôi đã bá cáo sự việc đó cho chúng tôi. Xin đơn cử một vài trường hợp sau đây:

 1-Tại bờ sống Hương thuộc vùng Gia Hội, đọan đối diện với rạp Ciné Châu Tinh có một bến đò, thường xuyên có một chiếc đò neo tại đó của một cặp vợ chồng ngèo bán chè cháo trên sông Hương về đêm kiếm sống.Ngừoi chồng là cơ sở nội thành củaVC nhưng lại là ngửoi của chúng tôi, chiếc đò đó chúng tôi đã bỏ tiền ra mua và giao cho cơ sở xử dụng làm trạm liên lạc gặp mặt của cán bộ nội thành VC. Rất nhiều cán bộ, cở sở việt công trong tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng thành phố Huế đến đó để hội họp, tỷ như: Bửu Chỉ, Ngô Kha,Trần Hoài, Hòang thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế… và ngay cả đương sự là TCS cũng đã đến đó hội họp một đôi lần nhưng tuyệt đối không bao giờ TCS cho chúng tôi biết trạm liên lạc nầy.

 2-Cũng như vậy, trạm thứ hai là một quán café gần nhà Thương Nghị sĩ Trần Điền cũng là trạm liên lạc hội họp nội thành của bọn chúng. Chính TCS đã đi cùng Ngô Kha đến đây nhiều lần nhưng đương sự vẫn tuyệt đối im lặn.

Chúng tôi cũng phát hiện rất nhiều thư từ, tài liệu VC từ nội thành Huế chuyển vào Saigon do TCS giao cho Nguyễn Hũu Đống chuyển đi, lợi dụng những chuyến bay quân sự của một số bạn bè Không Quân nên không bị ai sóat hỏi.

 II- Trịnh Công Sơn: Bên tê?
 Những ai đã nghĩ rằng TCS là người Cọng Sản, họat đông cho Cọng Sản diều đó dúng, đúng 100% .
 Câu trả lời của tôi: Trịnh Công sơn bên tê. Y họat động cho cộng sản. Kẻ điều khiển và chỉ đạo y là: Lê Khắc Cầm
 Lê khắc Cầm [em ruột giáo sư Lê Khắc Phò Giáo sư trường Quốc Học]. Lê Khắc Cầm là cán bộ cọng sản. Đảng viên Cọng Sản. Sống hợp pháp tại Huế. Thành ủy viên thành ủy Cộng Sản Huế. Y là cán bộ trực tiếp chỉ đạo Trinh Công Sơn.

 Như đã biết trong một buổi hôp mặt tại Tuyệt Tinh Cốc của Hoang Phủ Ngọc Tường, Trinh công Sơn vào thời điểm cao trào tranh đấu Miền trung đang lên cao 1965-1966, trước sự hiện diện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, HP Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Đinh Cường, Nữ văn sĩ Túy Hồng, Trân Vang Sao, Trần Quang Long, những tay SV tranh đấu gộc và cũng là đám VC cơ sở của Thành Ủy VC Huế, Trịnh Công Sơn đã hát một ca khúc mới nói lên nỗi bất hạnh của tuổi trẻ bị cuốn vào cơn bảo của cuộc chiến. Đó là bài “Vết lăn trầm”.
 Đó là bài nhạc phản chiến đầu tiên của Trịnh Công Sơn. 

 Sau nầy TCS viết nhạc nói về cuộc chiến theo nhu cầu đấu tranh tại đô thị của đám SV, trí thức, họat động cho Việt Cộng dưới nhãn hiệu là “Phản chiến.” Cũng đã có một vài phúc trình nói rằng có một vài bài nhạc phản chiến của TCS, nhạc của TCS nhưng lời của Phan Duy Nhân [Phan Duy Nhân là một sinh viên, một cán bộ Cọng Sản, tôi nhớ không lầm thì y đã bị bắt và giam tại Côn Sơn từ sau Mậu Thân 1968] 

 III- Trinh Công Sơn: Bên nớ? [tức cơ quan tình báo ngọai quốc]
 Tôi không thể trả lời là YES, hay NO.
 Không thể trả lời Yes vì không đủ một số dữ kiện, bằng chứng để đi đến kết luận Trinh Công Sơn đã làm việc cho cơ quan tình báo ngoại quốc.

Nhưng cũng không thể: SAY NO vì:
 1- có một số tin tức cho rằng một số bài nhạc gọi là “Phản Chiến” TCS đã viết theo phiếu đặt hàng của tình báo ngọai quốc đuợc tung ra tạo điều kiện thích hơp và hổ trợ cho việc “ Đồng minh tháo chạy” vì dân chúng miền Nam Việt Nam đã quá chán ghét chiến tranh.
 2- Như Trịnh Cung đã viết:
“ Ngày 30 tháng 4 thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó Đỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đua gia đình sơn đi Hoa Kỳ”.

 Đỗ Ngọc Yến là ai?
 Ông Đỗ Ngọc Yến là nhân viên tình báo của Chính Phủ VNVH, nhiệm sở phục vụ là Phủ Đặc Ủy Trung Uơng Tình Báo. Tình báo ngoại quốc có thể đã phát hiện được những hoạt động của ông Đỗ Ngọc Yến trong giới Sinh viên hoặc báo chí tại Sàigon như là một cán bộ nội thành VC, họ đã không phát hiện được Ông Đỗ Ngọc Yến là nhân viên của Phủ đặc Ủy Trung Ương Tình báo VNCH gài vào nằm vùng trong tổ chức địch, nên đã móc nối Đỗ Ngọc Yến làm cho họ. Ông Đỗ Ngọc Yến đã trình sự việc nầy lên thượng cấp để xin chỉ thị, và đã được thuợng cấp chấp thuận, cho phép Đỗ Ngọc Yến làm việc cho Tình báo ngọai quốc.
 Tôi bạch hóa trường hợp của ông Đỗ Ngọc Yến bởi lẽ Chính phủ VNCH đã không còn nữa, và ông cũng không còn trên cõi đởi phiền muộn nầy nữa, có nói trắng ra không vi phạm an ninh cá nhân ông, mà chỉ mong những ai đó trước đây đã nghĩ, đã nói, đã vội vàng kết luận ông Đỗ ngọc Yến là việt Cộng khi nhìn tấm hình ông Yến ngồi chung với tên thủ Tướng Cọng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mà ai đó đã tung ra.
 Tấm hình đó có khác gì tấm hình của nhiếp anh gia Mỹ Adam chụp thiếu Tương Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công Cộng sản Bảy Lốp trong Mậu Thân 1968 tại Sàigon, chỉ có thể nói lên được một nửa những gì mà Adam muốn nói, còn một nửa kia phải phân tích kỷ mới thấy rõ hành động Thiếu Tướng Loan đúng, sai.
 Ông Đỗ Ngọc Yến ngồi chung với tên Nguyễn Tấn Dũng có thể vì nghiệp dĩ tình báo của ông chưa dứt, vì ngày xưa ông đã tuân lệnh thượng cấp của ông ta dính vào tình báo ngọai quốc, để rồi: 
 “Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”.
 Đó cũng là chuyện bình thường của một ngừoi làm tình báo chuyên nghiệp như ông mà thôi.
Xin trả lại công bằng, công lý, và danh đự cho ông Đỗ Ngọc Yến một chiến sĩ Tình báo của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo VNCH.

 Trở lại chuyện TCS, theo Trinh Cung, ngày 30 tháng 4 năm 1975 Đỗ Ngọc Yến đi cùng “nhà báo” Mỹ đến đề nghị đón TCS và gia đình đi Mỹ.Câu hỏi chúng ta có thể đặt ra:
Đỗ Ngọc Yến và “nhà báo” Mỹ đến gặp TCS theo lệnh của ai?
 - Phủ Đặc Ủy Trung uơng tình báo VNCH?
 - Tình báo Ngoại Quốc? 
 Chắc quí vị đã thấy có câu trả lời, không cần tôi phải nói ra.
 Như chúng ta đã biết cuộc di tản vào ngày 30/4/1975 Chính phủ và Quốc hội Hoa kỳ trên giấy trắng mực đen chỉ di tản những thành phần ngừoi Việt Nam nào đã cộng tác với Chính phủ Hoa kỳ trong cuộc chiến mà thôi.
 Vậy TCS có nằm trong thành phần đã cộng tác với chính phủ Hoa Kỳ hay không và nếu có, thì ở nức độ nào? trong lãnh vực nào? mà lại được Ông Đỗ Ngọc Yến và một “nhà báo” Mỹ đến gặp để đưa đi Mỹ ? Xin tùy suy nghĩ của quí vị.

 Suy nghĩ thêm về Trịnh Công Sơn
 Là một cán bộ điều khiển TCS trong chiến địch xâm nhập vào hàng ngũ các tổ chức Cộng Sản tại Huế trong một thời gian khá dài, tôi có những nhân xét sau đây
 1- TCS là một ngừoi sinh ra và lớn lên tại Huế, hít thở không khí an lành, tự do, của miền nam, nhưng TCS lại để trái tim của minh ở tại miền bắc. TCS đã tham gia họat động với đám trí thức, giáo sư, sinh viên, tại Huế trong tổ chức Trí vận của cơ quan Thành ủy VC Huế.
Như đã biết từ sau đảo chánh 1963, đến tiếp cận tháng 5/1972 mùa hè đỏ lửa, trong khoảng thời gian gần chín năm trời, Huế đã phải gánh chịu những xáo trộn chính trị, những cuộc biểu tình, đình công bãi thi, những ngày tuyệt thực, những đêm không ngủ, những màn văn nghệ đấu tranh phản chiến, đòi hỏi hòa bình, của đám trí vận nội thành VC diễn ra triền miên tại trường Đại học Huế, tại trên khắp mọi ngỏ đường của thành phố Huế.

 Công khai, hoặc bí mật, nếu có mặt ở Huế, TCS đều góp tay vào.
Thế nhưng, nếu TCS nghe được những nhận xét của Tố Hữu vào mùa hè năm 2000 khi trà dư, tửu hậu phê bình những nhân vật mỗi tiếng của miền nam trước 1975 trong đó có TCS, chắc là TCS nếu còn chút liêm sĩ sẽ thấy cô cùng tủi nhục, Tố Hữu đã nói về TCS như sau:
 “Trinh công Sơn là thành phần không đáng tin cậy, lý lịch xấu, cha, và nhiều ngừoi trong gia đình liên hệ với tình báo quân đội Pháp. Thằng nầy ngã theo chiều gió.”

 TCS đã bị Trần Hòan trù yểm, cũng chẳng lạ gì vì Trần Hoàn là đệ tử của Tố Hữu, hơn nữa Trần Hòan lại ganh tỵ tài năng với TCS “hai thằng nhạc sĩ nầy có ưa nhau bao giờ”. Cũng may cho TCS khi đó có con mụ Cầm người Huế, con nuôi của Thiếu úy Phan tử Lăng trong quân đội Pháp, và sau nầy là đại tá của quân đội nhân dân Hà Nội, mụ Cầm nầy là vợ của Võ văn Kiệt. Con mụ nầy không biết mê nhạc hay mê ngừoi TCS, nếu mê nhạc của TCS thì không sao, còn nếu mê ngừoi thì là khốn khổ cho con mụ, vì TCS theo hồ sơ lý lịch về sức khỏe do CSĐB Thừa Thiên-Huế thiết lập, thì y là tác giả nhạc phẩm “ Mưa ngoài quan ải”. 
 Mụ Cầm đã chỉ thị cho thằng chồng Sáu Dân tức Võ văn Kiệt ra tay cứu giúp TCS, từ đó TCS mới bắt đầu cất cánh giàu sang phú quí, quay lại hất hủi đám Trịnh Cung, Nguyễn hữu Đống, và đám bạn bè tranh đấu cũ tại Huế đã một thời tận sức, tận lòng, giúp đỡ TCS.

 Giấc mộng cuối đời của TCS là mong muốn trỏ thành đảng viên Cộng Sản như Trinh Cung đã viết trong bài “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị”. Khi giấc mộng đó bị Hòang Hiệp chính trị viên của Hội ân nhạc Thành phố Hồ chí Minh và cũng là cán bộ có trách nhiệm quản lý TCS ngăn chận, và bóp nát thì bản chất đối kháng của TCS vùng dậy và đã thốt lời nặng nề với cán bộ quản lý Hòang Hiệp: “Mày là thằng mặt L.”
 TCS muốn trỏ thành đảng viên cộng sản chẳng phải vì lý tưởng hoặc thiết tha gì với đảng Cộng Sản Viết Nam mà vì quyền lợi vật chất của một đảng viên được huởng khi còn sống và ngay cả khi đã chết.
 Những ngày bệnh họan gần kề cái chết, điều mong uớc của TCS là đuợc yên nghĩ tại nghĩa trang dành cho các đảng viên Cộng Sản. Ngày 1-4-2001, TCS trút hơi thở cuối cùng, gia đình TCS và nhất là Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của TCS, đã vất vả chạy chọt để cho TCS được an nghỉ tại nghĩa trang dành cho đảng viên Cộng Sản trong lòng thành phố Saigòn nhưng đã thất bại, thi hài TCS đã được mai tán tại nghĩa trang Gò Dầu, đó là một nghĩa trang bình thường noi an nghỉ của những ngừoi mà bon Cộng sản thường gọi là ngụy Quân, ngụy Quyền, nguỵ Dân, không phải nghĩa trang dành cho đảng viên Cộng Sản.
 2- Nỗi sợ lớn nhất trong đời TCS là sợ đi lính, vì thế mà TCS bằng mọi giá, và TCS chấp nhận mọi điều kiện để y được bao che trốn lính, vì vậy mà TCS trở thành con ngừoi hèn hạ thiếu t ư cách.

 3-Trịnh Cung nói: 
 TCS sai lầm với ngừoi Cộng sản như sau:
 Không ở trong đường dây của một tổ chức và chịu sự lãnh đạo của một tổ chức đó.”
Ông Trinh Cung có lẽ mờ mắt vì ngừoi đẹp Trinh Vĩnh Thúy nên từ Nguyễn văn Liễu đổi ra Trịnh Cung, đã không thấy ông anh rễ hụt TCS là ai chăng?
 Trịnh Công Sơn nằm trong tổ chức trí vận của cơ quan Thành Ủy Việt Cọng Huế hẳn hoi. Và cán bộ lãnh đạo chỉ huy TCS là Lê Khắc Cầm cán bộ trí vận của cơ quan thành ủy Huế.

 TCS đã từng nhúng tay phối hợp giải thóat Hòang Phủ Ngọc Tuờng, Hòang phủ Ngọc Phan theo chỉ thị của cơ quan B5 và thành ủy Huế , khi mà chính hai cán bộ nội thành VC là Tôn Thất Dương Tiền và Lê Cảnh Đạm đến đón Tuờng, Phan tại nhà TCS sau buổi ăn tối ở số 11/3 đường Nguyễn Trường Tộ Quận III Thị xã Huế, để đưa Tường và Phan lên mật khu.

 Trinh Công Sơn phối hợp thưởng xuyên với lực lượng Sinh Viên Giải phóng thành phố Huế của trường Đại Học Huế, trong công tác dân vận, trí vận qua những hội thảo, ca nhạc “Phản Chiến”. Tên tuổi đám CS nằm vùng nầy tối đã viết ở phần trên.

Theo Trịnh Cung, Trinh Công Sơn:
 “Không dám thóat ly theo MTGPMN”. Điều nầy không đúng, bởi lẽ: Vai trò và trách nhiện của TCS rất quan trong trong việc gây sui sụp tính thân thân yêu nước của một số thanh niên thuộc thế hệ trẻ tại niềm nam Việt Nam qua những bản nhạc mà ta thường gọi là “Phàn Chiến”.và tạo phong trào phản chiến rầm rộ tại miền Nam Việt Nam, như vậy rất có lợi cho Công Sản. Nếu TCS thóat ly thì nhạc TCS có còn được chính quyền VNCH cho phép phổ biến trong giới trẻ tại miền Nam VN, làm sao có những buổi hội thảo chống chiến tranh và TCS đích thân tham dự phổ biến nhạc phản chiến, lôi cuống nhiều giới trẻ tham dự đông đão ở các trường Đai học Huế, Saigòn, Đà Lạt.

 Về phuơng diện nầy ta thấy ngay MTGP đã khôn ngoan để TCS ở lại hậu phương địch có lợi hơn là rút TCS ra mật khu.
 Hơn nữa nếu TCS thóat ly ra mật khu không phải tự y quyết định được, mà do Thành ủy VC Huế quyết định. Y không gặp nguy hiển như Tường và Phan thì tại sao lại điều y ra mật khu? Trong khi nhu cầu hiện diện của y tại các đô thị để hổ trợ cho các tần lớp quần chúng đấu tranh có lợi cho MTGP nhiều hơn.

 Có một vài sự việc liên quan đến TCS tôi vẫn thuởng nghe trên một số báo chí, diên đàn tranh cải bàn luận:
 1- Trinh Cung và một vài ngừoi đã nói trong Mậu thân 1968 Trinh Công Sơn bị công sản giết hụt.
 Ai giết hụt TCS? Hoàng phủ ngọc Tường? Hoàng Phủ Ngọc Phan? Nguyễn Đắc Xuân?
 Ba tên quỹ đỏ nầy khi đó đang ở cánh Bắc của trận đánh Huề. Tức vùng chiến trận Quận I và Quận II thành phố Huế. Cả ba đang bận uống máu tưoi của đồng bào vô tội, làm gì có thì giờ để mà sang quân III nơi TCS trú ngụ. Mà nếu có qua được Quận III nữa thì cũng chỉ để ôm nhau cùng hát bài: “Như có tên ác quỷ Hồ chí Minh trong ngày vui đại thắng” vì TCS với bọn nầy vừa là bạn thân tình vừa là đồng chí mà.
 Tôi khi đó, Mậu Thân 1968 là phó Trưởng ty CSĐB, và là Quân trưởng quân III, vùng TCS trú ngụ vì vậy biết rõ chuyện nầy lắm, xin đừng có phịa chuyện.

 2- Ngày 30/4/1975 TCS cùng gia đình đã vào Phi trưởng Tân Sơn Nhất để đi cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng TCS và gia đình đã bị ông Kỳ bỏ rơi. Đây cũng là một chuyện bịa đặt.
Ngày 28 tháng 4/ 1975 tôi gặp TCS tại một địa điển đã hẹn truớc tại thành phố Saigon. Tôi đã nói với TCS:
 - Tôi là ngừoi sẽ đưa anh đi. Đã có phương tiện cho anh và gia đình. Mỗi ngừoi chỉ mang một xách tay nhỏ mà thôi.
 TCS đã trả lời tôi:
 - Cám ơn Liên Thành, nhưng mình quyết định ở lại. Ngừoi cần đi là Liên Thành, nên đi gấp đi.
Chúng tôi chia tay nhau khỏang 11 giờ trưa ngày 28 tháng 4 năm 1975.
Sáng 30 tháng 4 năm 1975 khi tôi đang ở trên tàu, ngoài khơi vùng biển Vũng Tàu thì TCS hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” trên đài phát thanh Saigòn, đón những người anh em đồng chí của TCS vào thành phố nối vòng tay lạc hậu, nghèo đói, cơ cực từ ngay 30/4/1975 đến nay 30/4/2009 mà vẫn chưa chịu buôn tay.
 [Ngừoi chỡ TCS đến đài phát thanh Saigon sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 ngoài Nguyễn Hữu Đống còn có Nguyễn Hữu Thái. Nguyễn hữu Thái là tên đặc công thuộc thành ủy Saigòn là thủ phạm tung lựu đạn giết chết Giáo sư Nguyễn văn Bông Viện trưởng Học viên Quốc Gia Hành chánh]

Cuộc chiến đã chấn dức hơn 34 năm qua. Cái phi lý của hồi kết thúc cuộc chiến nầy mà như Bác sĩ Châu An Huy Thành thuộc thế hệ một rưỡi sau khi nghiên cừu tìm tòi, trong một bài viết đã phải chua xót nói ra những cảm nghĩ của mình về cuộc chiến đã qua. [xin phép Bac sĩ Châu An Huy Thành trích một đoạn]:
 “Kể từ ngày 30/4/1975 đến nay, trong tâm khảm của tất cả ngừoi Việt Nam đều không nguôi câu hỏi: Tại sao niên Nam lại thua? Tại sao cái đúng lại thua cái sai,? Tại sao cái ác lại thắng cái thiện? Câu hỏi nầy không những đối với ngừoi Việt ở miền nam mà còn là câu hỏi cho cả thế hệ thanh niên lớn lên sau cuộc chiến tranh trong cả nuớc. Và mãi mãi sẽ là câu hỏi đau thuơng cho lịch sử việt Nam nuôn đời sau”.
 Tôi đã phải cúi mặt khi đọc câu hỏi nầy của một ngừoi trẻ, trí thức: Bác sĩ Châu An Huy Thành.

Phải, đúng, thế hệ của chúng tôi đã có lỗi với tổ quốc, với đồng bào, là để cho “Cái đúng thua cái sai. Cái ác thắng cái thiện”.
 Trong suốt chiều dài của cuộc chiến, Quân Lực VNCH, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, họ đã chế ngự được cái sai, họ đã bóp nát đựơc cái ác, họ đã bảo vệ được bở cõi, bảo vệ được sinh mạng và tài sản của đồng bào. Thế nhưng , bên cạnh đó là những kẻ lãnh đạo quân sự cũng như hành chánh đã uơn hèm đã xu mịnh . đã bợ đỡ những thế lực tôn giáo để được vinh thân, họ nhắm mắt, họ làm ngơ mặc đầu biết rằng những kẻ lãnh đạo của những thế lực mà họ đang dựa vào là những tên Việt Cọng nằm vùng trong tôn giáo như Trí Quang, Thiện Siêu, Đôn Hâu, Chánh Trực, Như Ý v..v… họ không dám cuỡng lại chống lại bọn chúng, vì chống lại họ sẽ mất hết danh vong tiền tài chức tuớc.Họ sợ Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu, Chánh Trực như sợ thần linh, như sợ bóng ma.

 Ngòai những tên Cộng Sản đội lốt tu hành mà tôi vừa kể trên còn có một đám trí thức khoa bảng, sinh viên đã được ông bà cha mẹ của bọn chúng dùng tiền bạc, dùng lúa gạo, dùng thực phẩn, dùng tinh hoa lễ nghĩa, đạo đức của miền nam nuôi nấng dạy dỗ, đào tào chúng nên người, để rồi một sớm một chiều chúng quay lại phản bội ông bà, cha mẹ anh, em, bạn bè đi theo lũ quỷ đỏ Cọng sản đem AK về thành phố bắn phá, sát hại đồng bào. Bọn nầy là ai? bọn chúng là đám VC nằm vùng, là đám thành phần thứ ba là đám giao sư và sinh viên tại Huế mà tôi đã nêu tên họ nhiều lần ở phần trên, mà điển hình là: Lê văn Hảo, Hoàng phủ ngọc Tuờng, Ngô kha, Trịnh công sơn, nguyễn đắc Xuân, Phan duy Nhân, Phạm thị Xuân Quế. Và quá nhiều....

 Từ sau 1963 đến 1972 đám VC đội lốp tu hành phối hợp với đám trí thức, SV cơ sở nội thành VC đã phá nát miền nam, đặt biệt là Huế. Và thảm họa là cuộc tranh đấu của Trí quang 1966, vụ tàn sát đồng bào Huế trong Mậu Thân 1968, vụ mưu toan tổng nỗi dậy tại Huế vào 5/1972 để chiếm Huế làm thủ đô cho MTGPMN truớc khi ký hòa đàm Paris 1973, tất cả chính là con đường dẫn tới hậu quả đau thuơng tủi hận của ngày 30/4/1975.

 Ba mưoi bốn năm đã trôi qua, nhiều tranh luận về “thiên tài” TCS, hắn là ai? là Quốc gia hay Cộng sản?
 Hai bài viết của Trịnh Cung, và Bằng Phong Đặng văn Âu đã gây tranh luận giữa những người chống, và bênh TCS nhưng lý lẽ bênh hoặc chống TCS được đưa ra không chính xác, mù mờ, có lẽ vì họ đã không nắm vững nhiều về TCS. Vì thế mà tôi đã phải nói ra những gì mà tôi biết về Trịnh Công Sơn để góp thêm chút hiểu biết của tôi với độc giả về con ngừoi của TCS. 

 Đương nhiên những gì tôi vừa trình bày trên, có thể sẽ gây tranh cãi, đụng chạm. Tôi ngại đụng chạm khi phải nói lên sự thật. Vì vậy tôi chịu hòan tòan trách nhiệm những gì đã nói ra về TCS. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ cá nhân nào, tổ chức nào muốn cùng tôi tranh luận về TCS ở bất cứ nơi nào ngày giờ nào, trên các diễn đàn công luận. Nhưng tôi sẽ không tranh luận với bất cứ ai chỉ dùng bút danh, bút hiệu.
 Cuối cùng xin cho tôi gởi lởi xin lỗi độc nhất đến người bạn thân là Trịnh Công Hà:
 “Xin lỗi Trịnh Công Hà. Tôi không còn cách nào khác hơn khi phải nói ra sự thật.”
 
 * *


Last edited by LDN on Thu Jun 30, 2022 5:03 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Thu Jun 30, 2022 5:01 pm

Tu* Khoai wrote:
LDN wrote:Phim 3 xu. Đọc báo viết phim đó ông Trịnh đang theo, đang thích bà này thì quay qua bà khác, thích nhiều cô, tóm lại tâm hồn ca sĩ? nên yêu thích nhiều người. 

Think

Thì ai cũng nói là phim tào lao mía lau nhưng mà dân bên bển rầm rầm rộ rộ đi coi vì hiếu kỳ .  Còn thằng làm phim có lẽ cố tình làm vậy vì 2 năm qua vì cô vy cấm cửa nên ẻm đói lắm rồi .  Đói quá thì phải làm sao mà có ki'ch thích sự hiếu kỳ của bàng quang thiên hạ thì phim nó mới bán vé chạy được .

Tiền là tiên là phật mà bé .

😆


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Thu Jun 30, 2022 6:10 pm

Trịnh Cung - .1.04.2009

Damau.org

LTS:
“Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị” của họa sĩ Trịnh Cung nhất định sẽ được đón nhận với nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều tầng lớp độc giả. Bài viết đưa ra một số nhận xét của cá nhân Trịnh Cung về người nhạc sĩ tài hoa, sống và sáng tác trong một giai đoạn vô cùng điêu linh của đất nước, cùng với một số tư liệu đã được công bố ở một số nơi. Tác giả Trịnh Cung tất nhiên đã dự kiến được những gì bài viết này có thể mang đến cho chính ông khi ông viết: “Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.”

Tạp chí Da Màu trân trọng ghi nhận tinh thần trách nhiệm của hoạ sĩ Trịnh Cung, và bài viết được đăng tải với ước muốn tạo cơ hội làm sáng tỏ những ngóc ngách trong đời sống của một nghệ sĩ tài hoa nay đã thành người thiên cổ.

~

Trịnh Công Sơn không quan tâm đến chính trị?

Đã 8 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn, 01-4-2001. Đã có rất nhiều bài và sách viết về người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này. Tất cả đều chỉ nói về 2 mặt: tình yêu (con người, quê hương) và nghệ thuật ngôn từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn, tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến vấn đề Trịnh Công Sơn có hay không tham vọng chính trị. Phải chăng như Hoàng Tá Thích, ông em rể của người nhạc sĩ “phản chiến” huyền thoại này đã minh định trong bài tựa cuốn sách Như Những Dòng Sông của mình nói về âm nhạc và tình người của ông anh rể Trịnh Công Sơn, do nhà Xuất Bản Văn Nghệ và Công Ty Văn Hoá Phương Nam ấn hành năm 2007: “…Anh không bao giờ đề cập đến chính trị, đơn giản vì anh không quan tâm đến chính trị”? Hay như nhận định của một người bạn không chỉ rất thân mà còn là một “đồng chí” (trong ý nghĩa cùng một tâm thức về chiến tranh VN) của Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bửu Chỉ (đã mất) đã viết: “Trong dòng nhạc phản chiến của mình, TCS đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả” (Trích bài viết: “Về Trịnh Công Sơn và Những Ca Khúc Phản Chiến Của Anh”, in trong Trịnh Công Sơn, Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Hoạ & Suy Tưởng do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn ấn hành năm 2005)?

Sự thực có đúng như câu khẳng định chắc nịch ở trên của ông Hoàng Tá Thích và hoạ sĩ quá cố Bửu Chỉ? Chắc chắn là sai 100% rồi nếu như Trịnh Công Sơn không là tác giả của 3 tập nhạc phản chiến (Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời), và cũng chưa từng tham gia vào Phong trào Đấu tranh Đô thị của Thanh niên Sinh viên Học sinh để chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn mà chính cuốn sách của Hoàng Tá Thích và bài viết của Bửu Chỉ vừa nhắc đến ở trên đã có nhiều tiết lộ. Mặt khác, trong bài viết “Có Nghe Ra Điều Gì” Trịnh Công Sơn gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973 có đoạn như sau: “…Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn, nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi…”. Và trong thư TCS gửi cho Ngô Kha – người bạn cùng chí hướng chính trị và cũng là người em rể, đồng thời là lãnh tụ của Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức này đã bị Công An Huế bắt (1972-1974) – chúng ta sẽ dễ nhận ra ý thức làm chính trị chống chế độ Sài Gòn của Trịnh Công Sơn. Nhất là trong đoạn Lê Khắc Cầm nói về mối quan hệ giữa TCS và tổ chức cơ sở thành uỷ Huế do Lê Khắc Cầm bí mật phụ trách trước 1975 như thế nào, thì không thể nói là TCS không có toan tính chính trị như nhận định của hoạ sĩ Bửu Chỉ (Xin xem thêm Thư TCS gửi Ngô Kha và đoạn trao đổi về lá thư này giữa Nguyễn Đắc Xuân và Lê Khắc Cầm trong phần tư liệu đính kèm bài).

Thủ bút Trịnh Công Sơn trong bài “Có Nghe Ra Điều Gì”
gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973

Trước khi nêu thêm những dẫn cứ quan trọng hơn để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thái độ chính trị của TCS thời chiến tranh VN, và cũng nhằm cung cấp thêm tư liệu để làm rõ các mối quan hệ có tính dính líu vào hoạt động chính trị phản chiến thân Cộng của TCS, tác giả xin kể một kỷ niệm với Ngô Kha và vì sao Ngô Kha lấy tên cho lực lượng đấu tranh của mình là Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức.

Vào năm 1971, tôi có mời Ngô Kha tới dự bữa cơm đầy năm Vương Hương, con đầu lòng của tôi tại nhà ở Phú Nhuận. Sau tàn tiệc, tôi đưa Ngô Kha ra về. Chúng tôi đi bô từ ngã tư Phú Nhuận về hướng cầu Kiệu, khi gần đến chân cầu, Ngô Kha nói với tôi: “Cậu vào chiến khu với mình đi, có người dẫn đường đang chờ”. Tôi không ngờ lại bị Ngô Kha đưa vào thế kẹt. Lúc này, tôi đang là Trung Úy biệt phái dạy tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, vừa bị Nha Mỹ Thuật Học Vụ trả về lại Bộ Quốc Phòng vì được Mỹ cấp học bổng tu nghiệp mỹ thuật tại Trung Tâm Đông và Tây, Hawaii, Hoa Kỳ (Sau 1975 tôi mới biết ông Nguyễn Văn Quyện, kiến trúc sư, Giám đốc Nha Mỹ Thuật Học Vụ, người ký quyết định không cho tôi đi Mỹ và trả tôi lại quân đội theo đề nghị của hoạ sĩ Vĩnh Phối – Hiệu trưởng Trường CĐMT Huế, cả 2 đều là Việt cộng nằm vùng), và Ngô Kha đang là em rể của Trịnh Công Sơn, cũng mang cấp bậc thiếu uý Quân lực VNCH có tư tưởng phản chiến, nhưng tôi không biết gì về hoạt động ly khai của anh cho tới lúc này. Thật bất ngờ và căng thẳng, làm sao tôi có thể đi về phía bên kia chiến tuyến? Tôi không hề tham gia vào phong trào phản chiến, tôi chơi với Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường khi họ chưa là người chống lại chế độ Việt Nam Công Hoà. Ngay cả tại “túp lều cỏ” Tuyệt Tình Cốc ở Huế, nơi mà nhà văn Thế Uyên trong một bài viết của anh có tên “Cuộc Hành Trình Làm Người Việt Nam Qua Trịnh Công Sơn” đã tự bạch anh từng đến dự những cuộc họp bàn về đấu tranh chính trị do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đứng ra tổ chức, tôi cũng chưa bao giờ đặt chân đến đó và thậm chí không hề biết có những việc như thế. Đơn giản vì tôi rời Huế vào sống ở Sài Gòn sau khi tốt nghiệp Mỹ thuật năm 1962, mối quan hệ giữa tôi và họ chỉ là một tình bạn văn nghệ thuần tuý. Để thối thác lời đề nghị ghê gớm này của Ngô Kha, tôi dừng lại trong bóng đêm bên này cầu Kiệu và nói với anh:”Ông thấy con mình vừa đầy năm, bà xã còn quá trẻ và yếu đuối, làm sao mình bỏ nhà đi vào căn cứ với bạn được. Hơn nữa mình không đồng ý cách giết người của họ ở Huế hôm Tết Mậu Thân… thôi chúc bạn lên đường may mắn!”. Thế nhưng, sự việc sau đó lại đưa Ngô Kha đến một hoàn cảnh khác. Anh không đi vào rừng mà về Huế rồi bị bắt và chịu một cái chết bi thảm.

Về Nguyễn Đại Thức là ai mà Ngô Kha dùng đặt tên cho lực lượng đấu tranh của mình?

Theo Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đại Thức nguyên là một hạ sĩ quan quân lực VNCH ly khai đã bắn hụt tướng Huỳnh Văn Cao khi ông dùng trực thăng kiểm soát tình hình Phật giáo xuống đường ở Đà Nẵng và Huế, và đã bị lính Mỹ bắn hạ. Hành động và cái chết của Nguyễn Đại Thức đã đưa Ngô Kha đến sự chọn lựa Nguyễn Đại Thức là tên và biểu tượng cho nhóm quân nhân ly khai đấu tranh chống Mỹ Nguỵ do anh tổ chức. Sau đây là đoạn viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Căn Nhà Của Những Gã LangThang: “…Theo tin tức quân báo của Kha nhận từ đoạn Đà Nẵng, thì lực lượng thuỷ quân lục chiến của Kỳ sẽ chĩa mũi nhọn vào những người của phong trào mà họ cho là nguy hiểm, ngay từ lúc họ đặt chân đến Huế để tránh hậu hoạ. Ngô Kha cùng đi với chiến đoàn ly khai của anh sẽ kéo dài cuộc cầm cự trên đèo Hải Vân, để tạo điều kiện cho tôi thoát…”. Đối với cá nhân tôi, nhờ tiết lộ kinh khủng này của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những năm gần đây, tôi mới biết mình đã từng bị Ngô Kha dùng tình bạn để đưa vào cái gọi là Chiến đoàn ly khai Nguyễn Đại Thức mà không biết khi anh rủ tôi đi vào cứ như đã nói ở trên. May mà tôi đã từ chối.

Với bao nhiêu sự việc gắn kết với nhau, hoà quyện, ăn khớp, như thế mà chúng ta vẫn còn hoài nghi, vẫn biện bạch đây chỉ là một thứ tình cảm hồn nhiên hay hoa mỹ hơn, đấy là ý thức về thân phận dân tộc, tiếng nói đòi hoà bình đậm tính nhân bản cho quê hương của một người nghệ sĩ tài hoa như TCS, thì chi tiết sau đây đã được Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ và đã xác nhận lại với tác giả bài viết này như sau: “Vào đêm ngày 29-5-1966, trên đường Trần Bình Trọng-Đà Lạt, Trần Trọng Thức (nhà báo), Nguyễn Ngọc Lan (linh mục, đã chết), Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đã cùng nhau bàn về một giải pháp chính trị cho trí thức yêu nước và người đưa ra sự chọn lựa rất quyết đoán và hợp ý với 3 bạn đồng hành với mình: “Không có con đường nào khác cho anh em mình ngoài Mặt trận Giải Phóng Miền Nam!”.
Vậy là đã quá rõ về khuynh hướng chính trị của Trịnh Công Sơn!

Từ Chính Trị Phong Trào đến Chính Trị Cầm Quyền?

Vỡ mộng chính trị cầm quyền

Những ngày trước 30-4-75, Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Người thân cộng thì hí hửng, người quốc gia thì lo âu và tìm đường bỏ nước. Mọi thứ sinh hoạt đều tê liệt, tôi nằm trong số người chịu trận, bế tắc, no way out. Trong thời điểm tinh thần sa sút này, tôi thường ghé qua nhà TCS để tìm một thông tin tốt lành vì anh có nhiều mối quan hệ, nhưng cũng không được gì vì TCS từ chối ra đi và cho biết sắp nhận chức Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá trong chính phủ Dương Văn Minh lên thay Thiệu-Kỳ, em trai TCS là đại uý Trịnh Quang Hà sẽ được giao làm Cảnh sát Trưởng quận 2 (nay là quận 1). Thế là xong, TCS sẽ tham gia chính quyền được chuyển từ tay Nguyễn Văn Thiệu để thương lượng hoà bình với quân GP đang bao vây Sài Gòn và doạ sẽ tắm máu Sài Gòn nếu VNCH không buông súng.

Thế nhưng, TCS và người em không có tên trong thành phần chính phủ Dương Văn Minh khi các hệ thống thông tin quốc gia công bố ngày 27-4-75 và cũng không có tên kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống trong vai đệ nhất Phó Thủ Tướng – người bạn chính trị không lộ diện của TCS từ trước sự kiện Tết Mậu Thân 1968, một cố vấn chính trị, một công trình sư cho sự nghiệp chính trị của TCS, đã vận động cho TCS vào chính phủ này như là đại diện của phe Phật giáo. Và với kết quả này, nhà hoạt đầu chính trị trẻ tuổi Nguyễn Hữu Đống đã phải rời khỏi nhà TCS ngay sau đó, sau khi đã ăn ở trong nhà TCS nhiều tháng trước như một người em rể.
Sau này, trong thời Lý Quí Chung còn sống, tôi có hỏi về sự việc này. Với tư cách là một Bộ trưởng Thông Tin và người rất thân cận với tướng Dương Văn Minh, Lý Quí Chung đã xác nhận: không hề có một đề cử nào cho TCS và Nguyễn Hữu Đống vào chính phủ Dương Văn Minh cả. TCS và gia đình đã bị Nguyễn Hữu Đống lừa rồi! Và từ đó TCS đã coi Nguyễn Hữu Đống là kẻ ghê tởm.

Một chút về Nguyễn Hữu Đống

Nguyễn Hữu Đống tốt nghiệp thủ khoa Trường Kiến Trúc Sài Gòn khoảng năm 1964 nhưng không hành nghề kiến trúc sư, bắt đầu chơi thân công khai với Trịnh Công Sơn vào khoảng 1970. Tôi không được biết gì nhiều về nhân vật này ngoài việc chứng kiến sự xuất hiện thường xuyên trong nhà TCS những tháng trước 4/1975 với tư cách em rể TCS, giữa lúc Sài Gòn liên tiếp nhận những thông tin về các tỉnh Tây Nguyên thất thủ, và cũng được biết từ TCS vào những ngày cuối của tháng 4/1975 là: chính quyền mới sẽ vẫn giữ nguyên chiếc ghế Đệ nhất Phó Thủ Tướng của chính phủ đầu hàng Dương Văn Minh (tức ghế của Nguyễn Hữu Đống). Sau đó, Nguyễn Hữu Đống đã vượt biên và định cư ở Pháp.

Thế nhưng, vào khoảng năm 1992, Nguyễn Hữu Đống về Sài Gòn và tìm thăm tôi. Tôi tiếp anh tại nhà và cùng ăn trưa. Thật ra, giữa tôi và Nguyễn Hữu Đống không đủ thân để anh tìm thăm, chẳng qua là chỗ để anh trút hết những gì TCS và gia đình không tiếp khi anh tìm đến thăm họ sau hằng chục năm ly gián từ ngày ấy. Trong những thổ lộ của Nguyễn Hữu Đống có 2 chi tiết đáng chú ý: Một là: Ý tưởng và mô hình kiến trúc Ngôi Đền Tình Yêu có hình quả trứng (lấy từ truyền thuyết Âu Cơ đẻ ra 100 trứng) để TCS chủ trì như một giáo đường là của Nguyễn Hữu Đống; Hai là: để Ngôi Đền Tình Yêu này mang đậm sắc thái TCS, Nguyễn Hữu Đống lập ý cho TCS viết Kinh Việt Nam. Dự án này tôi đã được TCS cho biết trước năm 1975 và sẽ xây dựng trên ngọn đồi của Bác sĩ Bùi Kiện Tín ở Thủ Đức, nằm đối diện với nghĩa trang quân đội Sài Gòn cũ. Xét về mặt tài năng kiến trúc và con người đầy tham vọng làm chính trị của Nguyễn Hữu Đống cũng như mối quan hệ mang tính chính trị giữa anh và TCS thì thông tin này đáng tin hơn là gần đây có nghe dư luận từ Phạm Văn Hạng là dự án này của Phạm Văn Hạng và TCS được ông Võ Văn Kiệt ủng hộ?

(Để biết thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa TCS và Nguyễn Hữu Đống, xin độc giả đọc thêm đoạn trích dẫn trong phần ghi chú cuối bài viết này, câu Lê Khắc Cầm trả lời phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân về TCS).

Bài Học Lớn Cho Người Làm Chính Trị Tự Phát Trong Xã Hội CSVN

Những Gáo Nước Lạnh Ngày “anh em ta về”

Tuy nhiên, sau sự thất bại ấy, TCS lại đứng lên vui mừng vì Sài Gòn của anh trong ngày 30-4-75 đã xuất hiện: “Cờ bay trăm ngọn cờ bay” và“anh em ta về mừng như bão cát quay cuồng…”. Từ sự kiện tại Đà Lạt mà Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc đến ở trên cho đến ngày 30-4-75 không có một chỉ dấu nào cho thấy có mối liên lạc về mặt tổ chức giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Trịnh Công Sơn. Thậm chí khi anh được kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái đưa đến Đài Phát Thanh Sài Gòn để hát bài Nối Vòng Tay Lớn mừng chiến thắng lịch sử 30-4-75, TCS, tác giả của ca khúc có tính dự báo cho ngày huy hoàng này của quân Giải phóng và bi thảm cho phía VNCH, cũng bị Tôn Thất Lập, một nhạc sĩ chủ chốt trong phong trào Hát Cho Đồng Bào đã thoát ly đi theo MTGPMN, đuổi ra khỏi phòng thu: "Mày có tư cách gì mà hát ở đây!”…

Bị bất ngờ với cú ra đòn khá tàn nhẫn này của người “anh em”, TCS thật sự choáng váng và sợ hãi, mọi niềm hân hoan trong anh về giấc mơ hoà bình cho đất nước của mình nay đã thành hiện thực bỗng chốc tan thành mây khói. Niềm vui tưng bừng reo ca “…Mặt đất bao la / anh em ta về / Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…” (Nối Vòng Tay Lớn) hôm ấy không thuộc về TCS, và thay vào đó là nỗi ám ảnh sắp bị thủ tiêu và phải làm thế nào chạy trốn khỏi “người anh em” càng sớm càng tốt.

Thật ra, tai nạn chính trị này đã có nguồn gốc từ quan điểm chính về tính hai mặt trong âm nhạc và con người TCS của Ban Văn Hoá Tư Tưởng-Trung Ương Cục Miền Nam do Ông Trần Bạch Đằng phụ trách. Chính nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã kể lại rằng đã có một cuộc họp kiểm điểm TCS trong Cứ trước 1975 với thành phần tham dự gồm có hầu hết các văn nghệ sĩ thoát ly theo MTGPMN như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… dưới sự chủ trì của ông Trần Bạch Đằng.

Và Cuộc Chạy Trốn Khỏi Sài Gòn

Sự sợ hãi càng tăng cao khi TCS nhận được tin mình sẽ bị thanh toán. Chỉ vài ngày sau, TCS đã âm thầm cùng mẹ rời khỏi Sài Gòn bằng xe đò, trực chỉ ra Huế, nơi anh cũng đang có những "người anh em” thân thiết cũ vừa chiến thắng trở về như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Ngọc San,… hy vọng chắc được yên thân.

Trở lại sống trong căn hộ cũ 11 Nguyễn Trường Tộ – Huế, TCS quây quần với bạn bè cũ và mới không được bao lâu thì cả thành phố Huế lên cơn sốt đả đảo TCS và Phạm Duy. Các biểu ngữ được giăng ở các trường đại học và TCS phải lên Đài truyền hình Huế đọc bài tự kiểm điểm. Sự cố lần này cũng lại do một nhạc sĩ tổ chức, nhạc sĩ Trần Hoàn, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Trị Thiên. Thế là TCS đã tránh được vỏ dưa SG nay lại găp vỏ dừa Huế! Sự bé cái lầm lần này, có lẽ do TCS đã kỳ vọng ở bạn mình quá nhiều nhưng thực tế vai trò trong lực lượng tiếp quản Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân rất khiêm tốn, chính họ cũng đang phải cố gắng phấn đấu để được kết nạp vào đảng thì làm sao bao che cho tác giả của 2 ca khúc từng bị người CSVN kết án (Ca khúc Gia Tài Của Mẹ với câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã xúc phạm đến đại cuộc chống Mỹ cứu nước của người CSVN và ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống để thương tiếc Lưu Kim Cương – đại tá không lực VNCH chết bởi đạn của quân GPMN – người bạn một thời đã từng dùng máy bay không quân đưa TCS lên Đà Lạt thăm Khánh Ly hoặc ngược lại, đón Khánh Ly về hát với TCS) tại Sài Gòn?

Lần này ở Huế, tính tẩy chay TCS nghiêm trọng và công khai hơn hẳn vụ ở Đài Phát Thanh SG vừa qua. Tình bạn cũ trong trái tim TCS sụp đổ đã đành mà giấc mơ “Khi đất nước tôi thanh bình/Tôi sẽ đi thăm…” tưởng dễ thực hiện của anh cũng bị dập tắt. Những tháng ngày tiếp theo ở Huế, TCS sống như một con tin trong Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường xuyên được tổ chức bố trí đi lao động thực tế trên những cánh đồng vào mùa khô cũng như mùa lụt, không hơn gì một người phải chịu cải tạo.

Cuộc Chạy Trốn Lần Thứ 2

Tuy nhiên, đang kẹt trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan” này ở tại chính quê nhà, nơi mình từng tham gia hoạt động đấu tranh chống Diệm rồi chống Mỹ-Thiệu trong Phong Trào Đô Thị Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ng K, Nguyễn Đắc Xuân,… cũng không xong mà về lại Sài Gòn thì càng nguy hiểm thì một vị cứu tinh kịp xuất hiện, ông Võ Văn Kiệt – nhà lãnh đạo công sản cao cấp tiếp quản Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc vượt biên nội địa đưa TCS vào lại Sài Gòn sau khoảng 1 năm anh phải “đi thực tế” tại các vùng quê tỉnh Bình Trị Thiên được bí mật tổ chức do ông Kiệt uỷ thác cho nhà văn cộng sản Nguyễn Quang Sáng thực hiện thành công. Từ đây, dưới sự ưu ái của ông Kiệt và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được uỷ nhiệm của thượng cấp chăm sóc TCS, cái hạn bị hăm doạ hay trù dập với người nhạc sĩ lãng mạn cách mạng này đã kết thúc.
Qua những “sự cố” như thế, có thể thấy TCS đã mắc những sai lầm với người CS như sau:

– Thiếu minh bạch trong suy nghĩ về chiến tranh VN và tính hai mặt trong quan hệ xã hội.
– Không ở trong một đường dây của tổ chức và chịu sự lãnh đạo của tổ chức đó.
– Không dám thoát ly đi theo MTGPMN.

Và những sai lầm của TCS với phía VNCH:

– Kêu gọi phản chiến nhưng chỉ nhằm vào phía VNCH.
– Thiên về phía người CSVN ngay cả sau khi bị họ giết hụt trong vụ Tết Mậu Thân ở Huế.
– Chống lại phía đã tạo cho mình điều kiện học hành và tự do sáng tác, kể cả tự do tư tưởng dù có bị chế độ SG hạn chế và kiểm duyệt, nhưng không quyết liệt tiêu diệt như đã được thổi phồng (dùng giấy của Hoàng Đức Nhã cấp để đi đường do Phùng Thị Hạnh trung gian, nhiều sĩ quan VNCH che dấu,…) để có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tồn tại lừng lẫy như thế cho đến ngày 30-4-75. Dù ý thức chính trị ra sao, Trịnh Công Sơn vẫn là sản phẩm của chế độ VNCH đúng như Đặng Tiến đã nhận định trong một bài viết ở đâu đó mà tôi không còn nhớ tên.

Bước Ngoặt “Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”

Sa Lầy vào Rượu và Xu Nịnh

Cuối tháng 5-1978, tôi ra khỏi trại cải tạo, gặp lại TCS. Lần nào đến nhà anh ở 47c Phạm Ngọc Thạch-Sài Gòn, sáng hay chiều, cũng thấy TCS ngồi nhậu rượu Ararat, một loại cô-nhắc Nga (sau “đổi mới” chuyển qua rượu chát đỏ của Pháp, và sau cùng là Whisky Chivas) với Nguyễn Quang Sáng và một số bạn “mới”. Tôi cảm thấy có một điều gì đó không ổn, hình như tôi, một thằng sĩ quan Nguỵ đi tù về, không còn được TCS và gia đình coi là người thân như ngày xưa. Thái độ khó chịu của tôi mỗi lần ngồi trước mặt những người bạn “mới” này của Sơn đã khiến tôi bị TCS và gia đình tẩy chay ngầm.

Thực ra, tôi đã bị TCS và nhóm bạn Huế cũ loại ra từ những năm tháng tôi đi lính VNCH mà tôi không hề biết. Sau này, hoạ sĩ Tôn Thất Văn (đã chết) đã kể lại cho tôi rằng có những cuộc họp ở Huế vào những năm 60-70, TCS và những người mà tôi đã coi là bạn thân tình đã đem tôi ra để phê phán, tẩy chay vì tôi đã không trốn lính và đứng về phía Quốc Gia. Rất tiếc, trong số này lại có cả Đinh Cường, người đã từng học cùng trường mỹ thuật, ở cùng nhà, và do tôi giới thiệu làm quen với TCS, do tôi kết nối với anh bạn Thọ giàu có ở Đà Lạt để có những tháng ngày cùng TCS rong chơi thơ mộng khi lưu lại căn phòng anh Thọ đã thuê cho tôi tại biệt thự số 9 đường Hoa Hồng hay ở trong căn nhà sàn gỗ thơ mộng bên một dòng suối róc rách trong một hóc núi của thị trấn Đơn Dương từ trước khi tôi rời Đà Lạt về Sài Gòn năm 1964 theo giấy gọi vào quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức khoá 19. Và cả những tháng ngày nhàn nhã làm sinh viên sĩ quan tại đây vào năm 66 hay 67, lúc này tôi là sĩ quan huấn luyện CTCT và phụ trách một phần nguyệt san “Bộ Binh”. Sau ngày 30-4-75, với cấp bậc Trung uý ngành Công binh VNCH, Đinh Cường trở lại Trường Mỹ Thuật Huế và được miễn đi học tập cải tạo nhờ vào việc đã tham gia các hoạt động đấu tranh chống VNCH của nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, TCS,.., nhiều năm trước.

Có một kỷ niệm đặc biệt với Đinh Cường mà tôi cũng muốn nói ra luôn sau bao nhiêu năm cố giữ chặt trong lòng, để lòng mình thôi nặng trĩu và cũng minh chứng cho một tình bạn không hề có thật mà anh ấy đã dành cho tôi, mà tôi đã hằng chục năm cố nghĩ khác đi, cố không tin. Sự việc xảy ra như thế này: Ngày 1-5-75, 8g sáng tôi đến nhà Đinh Cường ở đường Nguyễn Đình Chiểu cũ, gần chợ Tân Định để xem tình hình như thế nào. Như thường lệ tôi vẫn đến đây dễ dàng như người trong nhà nên rất tự nhiên bước lên cầu thang dẫn lên căn gác của bạn mình. Thế nhưng chị TN, vợ Đinh Cường đã chặn tôi lại ở giữa cầu thang và nói Đinh Cường đi khỏi rồi. Tôi không tin và nói lớn là có hẹn trước, lúc đó Đinh Cường mới nói vọng xuống để tôi lên. Khi lên tới nơi thì đã có mặt của Bác sĩ Trương Thìn, Nhạc sĩ Miên Đức Thắng cùng ngồi đó. Tôi gượng gạo ngồi xuống và Đinh Cường nói với 2 vị khách kia như hỏi ý: “Mình cấp cho TC cái giấy chứng nhận thuộc Thành Phần Thứ 3 nhé!”. Lập tức tôi đứng lên và từ chối: “Không, hãy để tôi chịu trách nhiệm với họ, và Thành Phần Thứ 3, Thứ 4 gì họ cũng dẹp sạch thôi!”…

Với TCS, gia đình cùng các “đồng chí” rượu của anh, tôi lúc này là một kẻ xa lạ, một người lạc hướng, môt cái gai khó chịu, một con kỳ đà làm cho cuộc vui hoan lạc của họ không được hoàn hảo, tôi nên biến đi. Nhưng tôi lại là một gã ngoan cố, tự cho mình nhiệm vụ phải ngồi lại để làm Sơn tỉnh táo hơn, để những tiếng nói bớt đi những lời xu nịnh. Ý thức được rượu, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuý tổng hợp đang nhấn chìm TCS được nguỵ danh dưới khẩu hiệu “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” nên tôi cố chiụ đựng sự khó chịu của họ và vẫn không tìm cách lấy lại chỗ đứng thân thiết vốn có với TCS thủa còn trai trẻ ở Huế bằng rượu chè, quà cáp đắt tiền và những tán tụng nuông chìu. Tôi vẫn đứng trên đôi chân liêm sỉ và theo đuổi một thứ nghệ thuật tri thức, đó là chỗ mà TCS, trong thâm sâu của tâm hồn anh, không thể loại bỏ tôi cho dù có khác nhau về quan điểm chính trị và cách sống. Đó cũng là điều mà TCS trong những lúc cô đơn nhất đã đến gõ cửa nhà tôi bất kể đêm khuya hay khi bình minh vừa ló dạng để hàn huyên hoặc khoe và hỏi ý kiến tôi về bức tranh mà anh vừa vẽ.

Điều Đáng Tiếc

Trong thời buổi sống như một kẻ bên lề của một Sài Gòn đã bị đổi tên và những người bạn thân một thời hồn nhiên như thế nay cũng đã cúi mình, ngoan ngoãn làm những con rối của chế độ mới, quay lưng lại với thân phận khốn đốn của đồng loại, tự huỷ tri thức, lương tâm, thứ một thời nhờ nó đã làm nên những ca khúc tranh đấu cho thân phận và tự do con người, nay chọn cho mình con đường sa lầy vào rượu, thuốc và phụ nữ, tôi thấy mình thật sự cô độc và bất lực trước sự sụp đổ từng ngày của một người bạn tài hoa nhất mà tôi từng yêu quí. Nhiều khi tôi muốn nói với bạn mình: “Tại sao cậu lại sa đà vào những cuộc chơi phù phiếm? Tại sao cậu không viết những ca khúc cho thân phận VN 2 đang bị một thứ xiềng xích vô hình nhưng vĩnh cửu, vì nó được khoá bởi chính người VN chứ không phải ngoại bang? Hay ít ra thì cậu nên sống yên lặng như một cái bóng, một hòn đá tảng vì cái giấc mơ hoà bình, thống nhất quê hương của cậu dù không phải nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ hoàn toàn nền Cộng Hoà trẻ tuổi MNVN, nhưng về mặt tâm lý cũng đã ít nhiều làm lợi cho phía bên kia, vô tình đồng loã với kẻ đã gây ra cái bi kịch thảm khốc cho hằng triệu người Việt từng ái mộ, tôn thờ cậu nay phải bỏ nước ra đi bằng giá của cái chết không được chôn cất, bằng sự tật nguyền tinh thần, nếu may mắn đến được bờ tự do thì bạn cũng đáng được cảm thông… Vì tôi biết chắc chắn một điều là tất cả những trí thức thiên tả VN như cậu cũng đều không chờ đợi một kết cuộc cho đất nước theo cách như đang diễn ra…”. Nhưng có lẽ trực giác của tôi đã mách bảo rằng điều ấy nằm ngoài khả năng của TCS, cứ để cuộc sống của anh phụ thuộc vào bản năng, đã tiêu vong rồi một TCS mạnh mẽ dấn thân, mạnh mẽ ca hát cho hoà bình đất nước, cho dân tộc ấm no, bình đẳng, tự do và hạnh phúc như ngày nào. Thời cuộc làm ra TCS đấy thôi, anh không phải là người làm ra thời cuộc, nên tôi đã nghẹn họng.

Ảo Tưởng Cuối Cùng

Dần dà rồi TCS cũng tìm lại cho mình một phần phong độ sáng tác nhờ hấp thụ những ngọn lửa nhỏ từ những nhan sắc phụ nữ và sự trân trọng (theo chủ trương) của những nhạc sĩ thuộc Hội Âm Nhạc TP HCM như Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Thanh Tùng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… và một nhóm nhạc do họ tổ chức có tên “Những Người Bạn” ra đời khoảng thập niên 90, và TCS được coi là đầu đàn. Anh trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc thu hút sự chú ý của công chúng mỗi khi anh có mặt trong các show diễn của nhóm. TCS cũng là một tiếng nói có trọng lượng nhất đối với nhiều tên tuổi hàng đầu của nhạc cách mạng VN như Văn Cao, Trọng Bằng, Hồng Đăng,… trừ ông nhạc sĩ Bộ Trưởng Bộ VH&TT Trần Hoàn (đã nghĩ hưu), người từng mở chiến dịch đả đảo anh một thời ở Huế, là vẫn tiếp tục nhìn TCS như một kẻ xấu.

Dù gì thì thế đứng chính trị của TCS cũng đã được tốt hơn trước rất nhiều, có phải vì thế mà anh đã chủ quan nghĩ mình là người đến lúc nên đứng vào hàng ngũ của đảng?

Sơn đem ý định này nói với tôi, tôi liền can:“Không nên Sơn ơi, cậu đang là một nhân vật âm nhạc lớn, người ta nể trọng vì ảnh hưởng của cậu đối với công chúng rất lớn cũng như quốc tế. Nay cậu trở thành đảng viên mới tò te còn ai coi trọng nữa. Nếu ông Hoàng Hiệp chống lai là may cho cậu lắm đó!”. Tôi đã nói với TCS như thế và TCS im lặng. Tuy nhiên không phải nhờ sự phân tích ấy mà TCS không trở thành đảng viên Đảng CSVN, mà bởi sự ngăn cản của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người giữ vai trò chính trị của Hội Âm Nhạc TP HCM và cũng là cán bộ có trách nhiệm quản lý TCS. Trong một lần bất bình vời Hoàng Hiệp về việc bị kiểm điểm, TCS đã chửi thẳng vào mặt Hoàng Hiệp ngay tại trụ sở Hội Âm Nhạc TP HCM:”Mày là thằng mặt lồn!”.

Đã không những không được vào đảng, TCS còn được cho về hưu để vĩnh viễn kết thúc giấc mơ – ảo tưởng cuối cùng của anh.

Cái Chết – Vinh Quang Đích Thực

Nếu con đường chính trị đối với TCS là một con đường dẫn anh xuống vực thẳm thì cái chết là một kết thúc hoàn hảo. Hay nói một cách khác, nó đã giải cứu và trả lại vinh quang đích thực cho anh – vinh quang dành cho di sản ca khúc TCS.

Không chỉ niềm vinh quang này bừng sáng huy hoàng bởi hàng chục ngàn người yêu âm nhạc của anh ở trong nước tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà người Việt trên khắp thế giới cũng nhỏ lệ tiếc thương, nhất là người Việt ở Mỹ, nơi mà Trịnh Công Sơn lúc sinh tiền không dám đặt chân đến dù không ít lời mời. Một lễ tưởng niệm long trọng được tổ chức tại Hội trường báo Người Việt với sự tham dự đông đảo của nhiều giới khác nhau trong cộng đồng ở cả Nam và Bắc California ngay trong đêm 1-4-2001, điều mà trước đó không ai dám nói công khai về tình cảm của mình với TCS ở chỗ đông người tại Mỹ.

Lời Kết

Sau 8 năm Trịnh Công Sơn ra đi, mọi cảm xúc thương tiếc sau cái chết của anh trong mỗi chúng ta cũng đã phần nào chìm lắng, hôm nay, tôi quyết định và chọn lựa thời điểm này để viết về một góc khác, một phương diện khác của Trịnh Công Sơn mà chưa ai viết hoặc viết một cách có hệ thống.

Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.

Đó là về phần cá nhân tôi, còn đối với TCS, bài viết này tôi muốn bổ sung thêm những điều mà trong các cuộc nói chuyện về TCS ở Mỹ tôi đã không thể nói hết được. Một nửa sự thật cũng chưa phải là sự thật. Tôi tin vào điều tốt đẹp của sự thật. Nó có thể sẽ làm tan đi hình ảnh một TCS được tô vẽ bởi những huyền thoại và ảo ảnh lấp lánh trong lòng ai đó, nhưng sẽ trả lại một TCS thiên tài đích thực của âm nhạc như nó vốn có, để mọi người nếu đến với nhạc Sơn thì sẽ có được cơ may yêu mến trọn vẹn một con người có thực, chứ không phải một thứ tượng đài được nhào nặn, tô vẽ và dựng lên vì một mục đích riêng. Đã đến lúc sự thật đó cần được trả lại cho những người Việt đã, đang và sẽ mãi còn coi nhạc Trịnh là lẽ sống của mình, mang nó theo mình như một thứ tài sản vô giá dù đi đến bất kỳ đâu, dù ở chiến tuyến nào.

Tất nhiên, những lập luận và lời kể trong bài viết này dựa vào những gì tôi đã trải qua, những tư liệu riêng và những tư liệu của những người bạn cũ của TCS mà họ đã công khai phổ biến trên các phương tiện truyền thông, và vì thế chắc chắn còn thiếu sót tất yếu, vì tôi biết còn nhiều sự thật đang được cất dấu bởi những người có quan hệ cận kề với TCS trong từng giai đoạn của lịch sử VN từ 1954 đến hôm trước khi TCS qua đời mà họ vì những lý do nào đó chưa tiện nói ra. Tôi xin cám ơn những ai sẽ đóng góp thêm những gì giúp cho bài viết này được hoàn hảo hơn, kể cả những phản biện.

Sau cùng, mỗi con người Việt Nam đã trải qua và sống sót sau cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua đều giữ trong mình những sự thật riêng, một gốc nhân chứng riêng, xin quí vị hãy trả lại nó cho lịch sử, nếu được như thế thì tấm gương lịch sử VN mới trong sáng được. Cũng vì điều này, cho tôi xin lỗi những gì mà bài viết có làm tổn thương đến một ai đó cũng là vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Sài Gòn 29/3/2009
TRỊNH CUNG
———————————————————————————–
Tư liệu tham khảo:
1. Như Những Dòng Sông, Hoàng Tá Thích, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 2007.
2. Trịnh Công Sơn, Cuộc đời, Âm nhạc, Thơ , Hội hoạ & Suy tưởng, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2005.
3. Thư TCS gửi Ngô Kha, nguồn: http://www.gio-o.com
4. Sự thực Thư Gửi Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, phần phỏng vấn Lê Khắc Cầm, nguồn: http://www.gio-o.com
5. Có nghe ra điều gì, Thủ bút của TCS nói về trách nhiệm của mình với đám đông (Tư liệu của Bác sĩ, nhà văn Thân Trọng Minh – Lữ Kiều).

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Thu Jun 30, 2022 6:23 pm

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: một thiên tài đồng lõa với tội ác. Bài Bằng Phong Đặng Văn Âu (3)

 16 Tháng Bảy, 2009 - tvtsonline

Nhiều năm nay, có khá đông người viết về Trịnh Công Sơn. Tôi cũng có một số ít kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, nhưng không viết ra vì ngại bị độc giả hiểu nhầm mình muốn kiếm chút hơi hướm tên tuổi nơi một thiên tài nổi tiếng.

Mới đây họa sĩ Trịnh Cung – Nguyễn văn Liễu – viết một bài có nhan đề “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị” đăng trên trang mạng Da Mầu, rồi sau đó có một số người viết “phản bác” về nội dung bài viết vừa nêu và chê bai nhân cách của tác giả Trịnh Cung, tôi bèn mạo muội tham gia để bày tỏ đôi chút cảm nghĩ cá nhân về một thiên tài từng xem tôi là bạn.  

Cuộc chiến tranh giữa Tự Do và Cộng Sản bằng súng đạn đã chấm dứt hơn 30 năm, nhưng vết thương vẫn còn rướm máu, mặc dầu bản thân đã có ý muốn chôn vùi quá khứ đau buồn để hướng tới tương lai. Những gì tôi sắp sửa trình bày dưới đây không hề có ý định làm tấy lên vết thương cũ. Vì dù sao, Trịnh Công Sơn đã trở về với Cát Bụi. 

Sau khi tình hình chiến sự Tết Mậu Thân 1968 Đợt I đã lắng dịu, Đại tá Lưu Kim Cương phái phi công Nguyễn Qúi Chấn bay ra Huế đón Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn. Tôi gặp lại Sơn tại Câu lạc bộ Mây Bốn Phương trong căn cứ Tân Sơn Nhất sau hơn 5 năm xa cách. Hồi tôi gặp Sơn lần đầu tại trường Sư phạm Quy Nhơn, Sơn chưa nổi tiếng.

Thật đáng mừng cho Sơn đã may mắn thoát khỏi sự lùng kiếm của Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu lúc bấy giờ Sơn bị sa vào tay của hai nhà cách mạng Xuân, Tường có thành tích “phủ khăn sô lên đầu dân Huế” và bị dẫn lên núi theo chân Lê văn Hảo hoặc bỏ xác nơi Bãi Dâu, thì chắc chắn sự nghiệp sáng tác nhạc của Sơn sẽ không có “bề dày” như vào thời điểm 1975.

Phải chăng Trịnh Công Sơn thoát khỏi bàn tay Việt Cộng là nhờ được hưởng phúc đức từ bà mẹ nổi tiếng thờ Phật kính Tăng mà người dân Huế nào cũng biết? 

Từ sau ngày gặp lại Sơn, tôi thường lui tới chơi với Sơn tại ngôi nhà nằm trên đường Công Lý, đối diện Chùa Vĩnh Nghiêm. Sơn là người hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ. Mặc dầu là người có tài và có tiếng tăm, nhưng Sơn khiêm tốn, chưa bao giờ tôi nghe Sơn bình phẩm hay chê bai nhạc sĩ khác.

Tôi từng lái máy bay chở Sơn ra Phú Quốc uống rượu với bạn Nguyễn văn Mãng Thiếu tá Quân Cảnh, Phạm Thọ Trung tá Hải Quân; lên Đà Lạt thăm chị Sâm vợ anh Tốn; ra Huế nhậu với bạn hữu của anh chị Hồ Đăng Lễ.

Qua Sơn, tôi giáp mặt với các nghệ sĩ khác như Trịnh Cung, Đinh Cường, Bùi Giáng, nhà báo Phùng thị Hạnh, Trùng Dương, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, Bửu Tôn…  Ngoài ra, còn có Bửu Ý từ Huế vào tá túc ở nhà Sơn để lánh nạn… đi lính!

Bạn bè nào cũng qúy mến Sơn, ngay cả những người lính đang ngày đêm hy sinh mạng sống của mình để cho bọn ngụy hòa như ni sư Huỳnh Liên, thầy chùa Nhất Hạnh, giáo gian Nguyễn Ngọc Lan hoặc bà Ngô Bá Thành được quyền biểu tình, lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.  

Tôi kể cho Sơn nghe câu chuyện của ông anh tôi – Đặng văn Châu, Giám đốc Đoàn hoa tiêu (pilotage) sông Sài Gòn kiêm Giám đốc trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ – là người rất ái mộ Sơn, nhân chuyến đi công du Pháp quốc tình cờ gặp cô cháu gái từ Hà Nội sang tu nghiệp tại Âm Nhạc Viện Paris. Hai chú cháu mừng rỡ khôn xiết. Anh Châu tôi bèn lấy ra hai cuộn băng cassette nhạc của Sơn để tặng.
 
Cô cháu gái liền ném ngay hai cuộn băng vào thùng rác và nói: “Thưa chú, cháu rất yêu qúy chú nhưng rất ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Ở Hà Nội chúng cháu không thèm nghe loại nhạc ủy mị than thân trách phận ấy!”. Anh Châu quá bẽ bàng trước phản ứng bất ngờ của cô cháu. Nghe xong, nét mặt Sơn lộ vẻ thất vọng.

Tôi nói để như an ủi: “Sơn ạ! Những ca khúc gọi là ‘phản chiến’ của Sơn không hề làm lay chuyển hay nhụt chí những người lính như bọn moa, vì bọn moa ý thức tại sao phải cầm súng chống lại chủ nghĩa chuyên chính vô sản. Bọn moa có thể vừa nghêu ngao những câu ca thuộc loại “anh trở về trên đôi nạng gỗ hoặc trong cỗ quan tài cài hoa” mà vẫn thản nhiên lao mình vào lửa đạn vì tự biết mình đang trừ gian diệt bạo, chứ không phải vì lòng hận thù. Chính vì thế mà có nhiều anh em quân nhân đánh giặc rất chì vẫn lui tới chơi với Sơn mà không hề bị cơ quan an ninh của chế độ làm khó dễ. Hà Nội không bao giờ chấp nhận Sơn gọi cuộc chiến này là Nội Chiến, vì họ rất tự hào là đội tiền phong đang thi hành nghĩa vụ quốc tế để hoàn thành cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới. Chỉ có cán binh cộng sản mới bị Hà Nội cấm nghe nhạc của Sơn”.  

Một hôm, ngồi nhậu rượu với Sơn, không hiểu nguyên do nào đưa đẩy câu chuyện liên quan đến Phong trào Nhân dân Cứu quốc do bác sĩ Lê Khắc Quyến lãnh đạo, tôi bực bội nói: “Thú thực với Sơn, moa rất khinh miệt bọn ‘trí thức rởm’ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân.

Ở Phương Tây, bọn trí thức khuynh tả thiên cộng vì chúng chưa từng nếm mùi cộng sản. Còn ở Việt Nam, tự nhận mình là trí thức mà không hiểu nguyên nhân vì sao hàng triệu người Miền Bắc phải lìa bỏ tài sản, mồ mả tổ tiên để vào Miền Nam hưởng một chút không khí tự do, là ngu si, đần độn. Những nhà ái quốc, văn nghệ sĩ danh tiếng đi theo Việt Minh vì chống Thực dân Pháp, nhưng sau chiến thắng Điện Biên phủ, gông cùm cộng sản xuất hiện với chủ trương đào tận gốc trốc tận rễ thành phần thuộc trí phú địa hào thì dẫu những ai từng lập chiến công với Đảng cũng hết đường cựa quậy.

Bộ bọn tranh đấu không hề biết chiến dịch Phóng tay phát động quần chúng, cải cách ruộng đất ở Miền Bắc hết sức tàn bạo dã man hay sao? Một Trần Dần làm bài thơ Nhất Định Thắng có câu ‘chỉ thấy mưa sa trên nền Cờ Đỏ’ và yêu cô gái tiểu tư sản ở lại Miền Bắc là tan nát cả cuộc đời, đến nỗi phải cắt gân máu tay tự vẫn. Một Phùng Quán chỉ làm hai bài thơ Lời Mẹ Dặn và Chống Tham Ô Lãng Phí là bị bầm dập. Một Văn Cao phải ngưng sáng tác âm nhạc mà chỉ còn vẽ vời lăng nhăng để tránh bị quy cho cái tội mất lập trường giai cấp. Một Nguyễn Hữu Đang có công dựng lễ đài ở Quảng trường Ba Đình để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập cũng không thoát khỏi tù tội. Phải chăng bọn trí thức chủ trương tờ báo Đứng Dậy đòi hỏi công bằng là để cho nhân dân Miền Nam này cũng phải chịu chung số phận tôi đòi như nhân dân Miền Bắc lầm than, khốn đốn thì mới hả dạ?”   

“ … Bọn trí thức phương Tây có xu hướng tả khuynh là một kiểu làm dáng thời thượng không nguy hại cho nền an ninh của nước họ, vì những định chế dân chủ của các nước đó đã vững vàng. Còn nước ta đang đối diện một cuộc chiến một mất một còn chống lại kẻ xâm lăng, mà bọn trí thức bắt chước làm dáng tả khuynh là nhắm tố cáo với thế giới rằng công cuộc tự vệ của Miền Nam là phi chính nghĩa nghĩa và nhằm tiếp tay tuyên dương kẻ địch có chính nghĩa giải phóng dân tộc. Hoa Kỳ giúp Việt Nam ngăn chặn làn sóng đỏ, trí thức là “cái đầu” của Đất Nước, mà thiên về phía Cộng Sản thì nhân dân Hoa Kỳ không còn có lý do để giúp chúng ta. Vì vậy, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ mới có cơ phát triển dữ dội.  Sơn có ý thức điều đó hay không? Sơn có biết Miền Nam sẽ trở thành trại lính hoặc nhà tù như Miền Bắc không, nếu cộng sản cai trị toàn bộ Đất Nước?”  

Trịnh Công Sơn nghe tôi đặt ra những câu hỏi dồn dập, vẫn thản nhiên hút thuốc lá và chậm rãi nâng ly nhắp từng ngụm rượu đắc tiền của bọn “đế quốc xâm lược”. Bửu Ý liếc nhìn tôi, rồi liếc nhìn Sơn, miệng tủm tỉm cười. Lúc bấy giờ tôi không hiểu ý nghĩa cái cười tủm tỉm của Bửu Ý. Và cho đến nay, khi viết những dòng chữ này, tôi cũng chưa hiểu vì sao Bửu Ý tủm tỉm cười. Thật bí hiểm! Tôi đoán có lẽ Bửu Ý cười tủm vì cho rằng tôi là một anh võ biền, chẳng có kiến thức gì lại cố gắng thuyết phục Trịnh Công Sơn đừng mơ tưởng cộng sản?  

Không, tôi biết cả hai người, Trịnh Công Sơn và Bửu Ý, chẳng thể nào trở thành cộng sản được, như chuẩn mực Hồ Chí Minh xác quyết: “Phải là con người xã hội mới yêu chủ nghĩa xã hội”. Mà Sơn và Ý không phải là mẫu người xã hội! Sơn và Bửu Ý là người đọc nhiều sách vở, nhưng không nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra trước mắt, lại sống trong tháp ngà, hưởng thụ rượu nồng, dê béo.  

Trịnh Công Sơn mô tả cuộc sống hàng ngày của mình là “Đêm Không Ngủ, Ngày Bất Tỉnh” mà bất cứ ai đã từng gần Sơn đều nghe Sơn nói câu đó. Nghĩa là uống rượu, nhậu nhẹt từ khi đêm chưa xuống cho đến ba bốn giờ sáng; ban ngày thì ngủ vùi bất tỉnh nhân sự.

Sơn là một người có biệt tài viết nhạc với những ca từ “phù thủy” làm mê hoặc những tâm hồn mơ mộng và Sơn cũng là người cực kỳ thông minh vì biết khai thác đề tài “chiến tranh – thân phận giống da vàng” phù hợp xu hướng thời đại để làm cho mình nổi tiếng.

Sơn biết lợi dụng sự “thông thoáng” của chế độ Miền Nam và biết bám vào những người có quyền như Lưu Kim Cương, Hoàng Đức Nhã để trốn tránh nghĩa vụ quân dịch; đồng thời nghiêng về nhóm “tranh đấu đểu” loại Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường”, nghĩa là bắt cá hai tay, dù ai thắng thì mình cũng hưởng lợi.

Nói tóm lại, Sơn là mẫu người có tài, ham thụ hưởng, không hề biết thương xót kẻ khốn cùng và không có lòng lân tuất đối với kẻ sa cơ.

Xin chứng minh:   –  Nữ danh ca phản chiến trứ danh của Hoa Kỳ là Joan Baez sau khi chứng kiến những thuyền nhân Việt Nam chết chìm ngoài biển Đông, bà đã tỉnh ngộ, bèn tập hợp được một nhóm người nổi tiếng (celebrities) cùng ký vào bản lên án chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Đó là hành động xứng đáng của người trí thức khi biết mình sai lầm thì phản tỉnh và chống lại sự tàn bạo dã man.

Chỉ có riêng Trịnh Công Sơn không một chút mảy may động tâm thương xót người chết đuối ngoài biển cả, nên đã viết thư cho bà Joan Baez để bào chữa cho chế độ bất nhân bằng câu: “Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?..”

Hàng trăm ngàn thuyền nhân chết đuối ngoài biển đã thức tỉnh lương tâm nhân loại, riêng Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ được chế độ Ngụy đùm bọc – lại đi bênh vực bạo quyền mà dám gọi đấy là cuộc cách mạng! Chỉ có thiên tài với tấm lòng lạnh giá như băng mới mô tả đời sống nhân dân cả nước phải nhai bo bo, dáo dác đi tìm đường vượt biên bằng mấy câu ca mô tả cảnh thanh bình: “Em ra đi nơi này vẫn thế, lá vẫn xanh trên con đường nhỏ, vườn xưa vẫn có tiếng Mẹ ru, có tiếng em thơ, có chút nắng trong tiếng gà trưa…” .

Trong khi những bằng hữu từng cưu mang mình, từng rót không biết bao nhiêu hồ rượu thượng hảo hạng cho mình như  Phạm Thọ, như Lê Kim Lợi, như Hồ Đăng Lễ đang rũ tù trong trại khổ sai…  thì Trịnh Công Sơn hân hoan “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” để tới lui khề khà với những người bạn “cách mạng” có vây có cánh! Nhờ đâu Sơn đã có nhiều niềm vui đến thế? Từ ông Võ văn Kiệt chăng?  

– Trịnh công Sơn viết báo cộng sản nhục mạ những anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người từng che chở cho Sơn, khiến cho ông anh tôi – Đặng văn Châu – không là quân nhân cũng phải nổi sùng. Năm 1994 về VN tình cờ gặp Trịnh Xuân Tịnh, em Sơn, ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh tôi đã nhắn: “Anh Tịnh về nói với Sơn rằng Sơn là một con Số Không, là kẻ vong ân bội nghĩa”.  

–  Anh XYZ (nhân vật yêu cầu tôi dấu tên), một người anh em ăn ở hết lòng với Sơn và bạn bè, đi tù khổ sai về bị tai nạn gãy chân, phải vào nằm bệnh viện. Sơn làm ngơ như không hề hay biết.

Mẹ Sơn hỏi con trai: “Tại sao con không vào nhà thương thăm anh XYZ một chút cho có tình?”. Sơn đáp: “Đi ra Givral uống rượu còn thú hơn là đi thăm anh XYZ”. Chính bà mẹ Sơn là người thuật lại cho anh XYZ nghe câu nói phũ phàng của Sơn. Anh XYZ là người đàn anh của nhóm bạn văn nghệ ở Huế, rất được bằng hữu kính trọng và yêu thương, hiện sinh sống tại Hoa Kỳ.  

Theo quan điểm của tôi, một người nghệ sĩ được đánh giá là chân chính thì không bám vào kẻ quyền thế để mưu lợi riêng, thủy chung với bạn bè, biết xót xa với nỗi bất hạnh của kẻ yếu để không bênh vực cho kẻ gieo TỘI ÁC. Lời phản bác của Sơn đối với bức thư của ca sĩ Joan Baez lên án chế độ vô nhân đạo là sự đồng lõa, a tòng với TỘI ÁC, mà một con người bình thường có nhất điểm lương tâm không bao giờ làm.

Phải chăng nhờ bức thư phản bác ca sĩ Joan Baez của Sơn mà Võ văn Kiệt cứu Sơn thoát khỏi bàn tay Trần Hoàn và phe nhóm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế?  

Nhờ sống với “Ngụy Quyền” Miền Nam, Trịnh Công Sơn nổi tiếng cả thế giới và được hàng triệu thính giả ái mộ.

Nếu Sơn sống với “Chuyên Chính Vô Sản” Miền Bắc thì Sơn – một thiên tài – có rất nhiều khả năng trở thành Tố Hữu – nhà thơ thổi ống đu đủ – thăng quan tiến chức nhờ xu phụ quyền lực. Nhưng Sơn sẽ khổ sở vô cùng, vì Miền Bắc không có rượu thượng hảo hạng để uống mỗi ngày!  

Tôi không chắc Trịnh Công Sơn có tham vọng chính trị như Trịnh Cung viết. Nhưng năm 1974, có nhóm tranh đấu đòi hòa bình (bịp) mời Sơn tham gia phong trào ca hát để vận động chấm dứt chiến tranh thì anh em bạn hữu khuyên Sơn đừng nhận lời, Sơn đáp thẳng thừng: “Mình phải tham gia để nếu họ thắng lợi thì mình có tiếng nói”.

Lời bày tỏ của Sơn biểu hiện bản chất của con người biết tính toán để mưu cầu lợi ích bản thân. Qua bức thư Sơn viết cho Ngô Kha vào năm 1974 có đoạn như sau: “Hôm nay những thành thị miền Nam đang vươn vai đứng dậy. Trời đất được cơ hội thoát ra không khí ô nhiễm để thở bằng sinh lực mới cùng tập thể nhân dân yêu nước, yêu hòa bình và tự do. Phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng.”.

Đó là luận điệu dồi trá, bịp bợm của người nghệ sĩ có tên tuổi nhưng thiếu nhân cách, bởi vì trong thực tế nơi nào bị cộng sản tấn công thì nhân dân nơi đó bồng bế nhau chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa, chứ không chạy qua vùng “giải phóng”. Người nào đọc thư Sơn viết cho Ngô Kha mà bảo rằng Sơn không hề có chủ tâm đứng về phía cộng sản là người đó mắc chứng “phương trệ tinh thần” (down syndrome).  

Ba mươi Tháng Tư năm 1975, nằm ở đảo Guam tôi nghe đài BBC loan tin Trịnh Công Sơn ôm đàn lên đài phát thanh Sàigòn ca bài “Nối Vòng Tay Lớn” thì tôi dự đoán cuộc đời của Sơn sắp tiêu ma. Bởi vì cái bản chất đố kỵ của người cộng sản không bao giờ chấp nhận người ngoài đảng được phép nổi đình nổi đám được quần chúng hoan hô!

Quả nhiên chẳng bao lâu sau Sơn bị cộng sản đe dọa tính mạng, nên Sơn phải chạy về Huế để mong được bạn bè che chở. Không ngờ những người bạn của Sơn như Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã quay lưng làm ngơ để cho Sơn bị Trần Hoàn đày đi lao động thực tế! Tình nghĩa bạn bè của cộng sản là như thế đấy!  

Trịnh Công Sơn, một người nghệ sĩ tài hoa, được bạn hữu Miền Nam qúy mến, bảo bọc lại bí mật rấp tâm thông đồng với bọn sát nhân nhằm giật sập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, để rồi bị khốn đốn vì bọn sát nhân. Con người một dạ hai lòng, dù có tài đến mấy đi nữa, thì vẫn đáng khinh.   Bài viết của Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn đã khiến cho một số người lên tiếng bênh vực “thiên tài”.

Chúng ta không ngạc nhiên chút nào, bởi vì ngay như tội ác của Hitler, Staline, Mao Trạch Đông vẫn có kẻ bênh vực và tôn thờ. Nhưng những ý kiến phản bác bài viết của Trịnh Cung đều có luận điệu mạt sát và bôi nhọ Trịnh Cung, mà không hề thấy có lời lẽ nào lên án hành vị “một dạ hai lòng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” của Trịnh Công Sơn khiến cho chúng ta thấy được tác giả của những ý kiến phản bác đều thuộc phe… xã hội chủ nghĩa, chứ không phải sự lên tiếng là vì SỰ THẬT.

Sự Thật đó là Trịnh Công Sơn có ngả về phía cộng sản.  

Trong số những người lên tiếng bênh vực Trịnh Công Sơn trên Thanh Niên Online có hai Việt Cộng khá tên tuổi. Đó là hai “tội phạm chiến tranh” Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân từng chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội vào năm Mậu Thân 1968. Hai tên tội phạm đó đã ra cái điều trí thức, lấy danh nghĩa chống Mỹ cứu nước để đẩy cả nước xuống hầm tai họa. Từ tháng Tư năm 1975 cho đến nay chưa ai nghe thấy hai kẻ đó có một lời nói hay hành động sám hối.  

Ngày xưa sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hai ông Việt Cộng này hung hăng chống độc tài quân phiệt tay sai đế quốc ngoại bang. Ngày nay sống với Xã hội Chủ Nghĩa chủ trương đàn áp nhân dân biểu tình tỏ bày lòng yêu nước chống lại Trung Cộng cướp đất, cướp biển; dân oan khiếu kiện nằm la liệt dải gió dầm sương; các nhà tôn giáo bị đàn áp, các nhà dân chủ bị bịt miệng, bị cầm tù thì hai ông Việt Cộng này ngậm miệng giống như câm, như điếc.

Họa sĩ Trịnh Cung tung ra một bài viết tiết lộ một chút xíu bí mật về Trịnh Công Sơn thì hai ông Việt Cộng Tường, Xuân hăm hở nhào ra bảo vệ uy tín thiên tài có quá trình đi đêm với cộng sản!

Tình trạng đạo lý suy đồi, quan chức ăn cắp từ trên xuống dưới, nhân quyền bị xếp hạng chót trên thế giới là những thành quả to lớn của Cộng Sản Việt Nam mà hai ông Tường, Xuân đã dày công đóng góp. Cho nên, ngày trước tôi nói với Trịnh Công Sơn rằng tôi rất khinh bỉ bọn trí thức tranh đấu là một lũ bịp bợm, lưu manh quả không sai.

Khi chuyên chở tù binh cộng sản từ chiến trường, tôi biếu họ điếu thuốc lá, cái kẹo vì tôi thương và tôi kính trọng người lính khác chiến tuyến bị sa cơ. Nhưng tôi khinh bỉ những kẻ được ăn sung mặc sướng ở phần đất tự do lại ngấm ngầm tư thông với giặc.   Thật đáng tiếc cho Trịnh Công Sơn, một thiên tài nhưng đốn mạt. Sơn không xứng đáng là một người nghệ sĩ được đa số khán thính giả ngưỡng mộ, vì Sơn cũng chẳng khác với hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân bao nhiêu. 

Mới đây, đọc “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải, tôi không hề coi khinh tác giả, trái lại rất kính trọng bởi vì dám nhận mình hèn. Tác giả phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị có kỹ thuật hủy hoại người thẳng thắn, người cương trực một cách dã man khủng khiếp, khiến cho ai nấy đều trở nên hèn.

Đọc hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể lại những “cái hèn” của những văn nghệ sĩ Miền Bắc, tôi vô cùng xót xa cho họ và càng thù ghét chính sách cai trị phi nhân của cộng sản. Lặp lại, nhạc sĩ Tô Hải dám nói lên cái hèn của mình, tôi xin ca ngợi ông là người có khí phách.  

Ở Miền Nam có chủ trương đề cao nhân tài, dù sản phẩm nhân tài làm ra nhằm làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân sĩ, vẫn được tự do phổ biến, mà nhân tài vẫn tư thông với địch mới là đáng khinh. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân dùng đạo lý tình bằng hữu để miệt thị họa sĩ Trịnh Cung lừa thầy phản bạn là một hành vi đạo đức giả.

Hai ông Việt Cộng từng phản lại khát vọng tự do của nhân dân Miền Nam để dẫn “Bộ Đội Cụ Hồ” về chôn sống người Huế vô tội, thì hai ông không có tư cách gì để nói đến tình nghĩa bạn bè, tình nghĩa con người. Hơn ba mươi năm qua, Đất Nước đắm chìm trong nghèo đói, áp bức, bất công, hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân không tỏ bày một chút ân hận, lại còn lên mặt đạo đức giả mới là kẻ hèn, đáng khinh bỉ.  

Đọc bài “Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê” của họa sĩ Đinh Cường viết từ Virginia từ ngày 16 tháng 4 năm 2001, tôi không khỏi đem lòng hoài nghi cung cách ứng xử với nhau giữa các ông nghệ sĩ tên tuổi. Nhờ sự tiết lộ của Trịnh Cung, tôi mới hiểu vì sao Đinh Cường viết những lời ưu ái với ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã không ngần ngại ca ngợi nhà thơ Tố Hữu bằng câu văn như sau: “nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”. 

Nhắc lại: Tố Hữu là nhà thơ dùng quyền lực của Đảng làm khốn đốn, điêu đứng nhiều anh em nghệ sĩ Miền Bắc.    Còn ông Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân bây giờ là nhà nghiên cứu! Chắc chắn nhà nghiên cứu này còn bám lấy chủ nghĩa Marxist – Léninist thì sẽ ngụy tạo ra những bài nghiên cứu theo đường lối “duy vật sử quan” cho phù hợp lập trường của Đảng để được Đảng cho đi Mỹ, đi Tây khua môi, múa mép.  

Các cụ nhà ta thường nói: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Hai ông Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân càng nỗ lực bênh vực Trịnh Công Sơn và miệt thị Trịnh Cung bao nhiêu, thì tội trạng Trịnh Công Sơn tư thông với kẻ thù càng rõ nét bấy nhiêu.  


Thời Của Những Kẻ Giết Người” biết đến bao giờ mới được lương tri soi sáng để can đảm nói một lời sám hối với những vành khăn tang trắng xóa đất Thần kinh thì chúng ta mới hy vọng Đất Nước có ngày hồi sinh.    

Bằng Phong Đặng văn Âu, hoalong1@att.net

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by 8DonCo Thu Jun 30, 2022 6:39 pm

TCS giờ được sánh vai với các "anh hùng dân tộc" , được ghi danh đặt tên đường đó nhe Very Happy

_________________
Tội nghiệp, ham hố - Page 2 C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuTu Thu Jun 30, 2022 7:11 pm

wow ai viết bài dài dữ thần đất ôn vầy nè ?
avatar

TuTu


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Fri Jul 01, 2022 8:07 am

Các bài viết này rất thú vị 😆

Đang đọc bài của ông Trịnh Cung, viết hay😆

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuTu Fri Jul 01, 2022 9:04 am

đọc sơ thay cái vụ TCS bị nghiện riệu thì tin liền đó .

1 vài nhà thơ , nhạc sĩ sao thấy họ làm như sống trong depress chán nản , thơ phú cảm xúc thì cao ....nhu* nhà thơ Nguyen Tat Nhien cuoi cùng fai? tự vẫn .....
cái bài " tôi ơi đừng tuyệt vọng " gióng như miêu tả tâm trạng that của ông TCS á

sis LDN coi bộ rành văn chương này nọ , chắc có đọc nhièu từ nhóm " Tu*. lưc văn đoan` " ngày xưa hả ?
avatar

TuTu


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by LDN Sat Jul 02, 2022 7:15 am

TuTu wrote:đọc sơ thay cái vụ TCS bị nghiện riệu thì tin liền đó .

1 vài nhà thơ , nhạc sĩ sao thấy họ làm như sống trong depress chán nản , thơ phú cảm xúc thì cao ....nhu* nhà thơ Nguyen Tat Nhien cuoi cùng fai? tự vẫn .....
cái bài " tôi ơi đừng tuyệt vọng " gióng như miêu tả tâm trạng that của ông TCS á

sis LDN coi bộ rành văn chương này nọ , chắc có đọc nhièu từ nhóm " Tu*. lưc văn đoan` " ngày xưa hả ?

Uhuh, ldn khi xưa là mọt sách, đọc được nhiều. Tự lực văn đoàn có đọc được vài tác phẩm: văn phong chuẩn VN, trong sáng hiện đại, ý tưởng vượt thời đại tân tiến.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by rua2m Sat Jul 02, 2022 12:23 pm

phim chiếu rạp chắc cũng lâu lắm mới upload lên YouTube được, KL nói TCS chết rồi họ muốn nói sao thì nói, Đinh Hùng có xúi “Thu ơi, đánh thức hồn ma dậy” thì TCS cũng say NO, không rãnh, ta đã đi đầu thai làm nhạc sĩ mới vui hơn...

trong phim có khúc nói KL đút “da ua” cho TCS , KL phản đối (đập búa cái rầm, xạo!)
bị KL là nhân chứng ...

chưa coi phim nên ai nói gì nghe nấy, đợi khi nào ra rạp coi xong mới biết thực hư như thế nào các bạn ạ
rua2m

rua2m


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuiNe Sat Jul 02, 2022 8:04 pm

mới vô coi trailer, KL trong trailer mặt nhìn dữ quá, kẻ bottom eyeliners nhìn béng ngót, nhưng tui thấy Trịnh trong film giọng Huế nghe cảm tình mà sao người ta chê dữ hè
TuiNe

TuiNe


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuTu Sat Jul 02, 2022 10:12 pm

hình như con nhỏ đóng vai KL nhìn sắc sảo hơn bà KL hồi còn trẻ ...lúc đó KL cung có vẻ mắt đậm nhung nhìn hong dữ ...đọc thì thấy KL có yêu cầu cắt bỏ sửa đổi vài đoạn trong kich bản mà họ khong làm nên she hơi có bức xúc tí

tutu tìm hiểu về nhũng bóng hồng của ông TCS thì bà Dao Ánh là nguòi sâu nặng nhat^' đó ....she vẫn còn sống và support vụ ra phim này ....đọc sơ thấy lý do TCS viet bài Ướt mi đầu tay là do cảm xúc nhìn thấy cảnh Thanh Thuý đứng hát mà roi nước mắt vì ba cô với vùa mất trong lúc đó và mẹ đang bị bịnh nặng ...

tình chị dzuyen em, TCS thích bà Ngô Vũ Bích Diễm truóc nên vậy mới ra bài " Diễm xưa " , nhung sau lại yêu cô em là bà Ngô Vũ Dao Ánh , nên sau này có rat rat nhièu bài là viet về cô này .....rùi sau này lại có lòi ra cô nguòi Nhật xém đám cưới nhung ròi bị cancel .

qua lời bà KL nói thì giua họ là 1 mối tri âm , tri kỷ chứ không fai? tình yêu .....

đọc 1 hồi rùi tui tìm hiểu luon cuộc đời bà KL, thấy tôi her nha ....
avatar

TuTu


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by TuiNe Sat Jul 02, 2022 11:14 pm

hồi nhỏ tui ít nghe nhạc Trịnh lém, lớn lên củng ít nghe Lol, nhưng củng biết vài bài nghe chơi, tui mới googled KL's pics, hồi lúc trẻ bả củng đẹp quá ta, xưa nghe đồn bả là ghệ nhí của Trịnh, tui nghĩ nghệ sĩ thì thường có nhiều cảm xúc, khoảng cách giữa có cảm xúc với yêu mong manh lém, nên khi bả nói bả và Trịnh là tri kỷ tri âm thì củng đúng, ai mún hiểu sao hiểu nhưng tui nghĩ chắc họ có yêu nhau, có lẻ nó thoáng qua ở một thời điểm nào hoặc có thể nó du dương ở một thời gian dài hơn, mà cuộc đời bả thế nào sao TT thấy tội vậy?
TuiNe

TuiNe


Back to top Go down

Tội nghiệp, ham hố - Page 2 Empty Re: Tội nghiệp, ham hố

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 2 of 3 Previous  1, 2, 3  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum