Đời sinh viên
Page 1 of 1 • Share
Đời sinh viên
Thực tập sinh VN ở Nhật Bản làm chui để trả 'gánh nợ' ở nhà
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TT Nhật Bản Fumio Kishida tại Hội thảo hợp tác Việt - Nhật được tổ chức ở Hà Nội ngày 1/5/2022 (Ảnh minh họa)
một giờ trước
Cuối tháng Bảy, một bài báo trên Nikkei Asia của Nhật cho biết khoảng 80% thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đang làm việc ở nước này phải gánh khoản nợ trung bình là 540.000 yen (khoảng 3.950 USD).
Bài báo cho biết đây là khoản phí người Việt phải chi trả để được đến Nhật Bản làm việc.
80% thực tập sinh kỹ năng Việt đã phải vay tiền để trả khoản phí này, theo một khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản trong năm 2022.
Quy định của hiệp định liên chính phủ giữa Nhật Bản và các quốc gia ký kết không cho phép các tổ chức điều phối ở quốc gia sở tại thu tiền đặt cọc hoặc tiền phạt để ngăn chặn tình trạng phá hợp đồng, nhưng trên thực tế các thực tập sinh vẫn phải trả trung bình 19.000 yen.
Ngoài ra, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam còn phải trả trung bình khoảng 446.000 yen tiền hoa hồng cho các tổ chức trung gian môi giới lao động, vẫn theo bài báo.
Chương trình Thực tập kỹ năng Nhật Bản ra đời năm 1993 với mục đích đóng góp quốc tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp cho các nước đang phát triển thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và công nghệ từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, chương trình này đang bị cho rằng đi sai mục đích, chỉ nhằm bù đắp nguồn lao động thiếu hụt trong nước Nhật ở các ngành nghề có điều kiện làm việc khắc nghiệt và thiếu lao động.
Theo NHK World-Japan, Việt Nam là nước có số lượng thực tập sinh kỹ năng nhiều nhất ở Nhật Bản tính đến thời điểm cuối năm 2021.
Bỏ trốn làm việc bất hợp pháp để trả nợ?
Hiện có hàng trăm ngàn người Việt đang làm việc tại Nhật Bản theo qui chế thực tập sinh kỹ năng.
Trong đó hàng ngàn người hết hạn hợp đồng lao động vẫn ở lại Nhật sống và làm việc bất hợp pháp.
Ngoài ra, nhiều người Việt sang Nhật theo diện thực tập sinh kỹ năng sau một thời gian thì bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp.
Năm 2021, có 7.167 trường hợp được báo cáo đã bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp, hơn 60% trong số đó liên quan đến thực tập sinh từ Việt Nam, Nikkei Asia đưa tin.
Theo nguyên tắc, người đi sang Nhật theo chương trình thực tập kỹ năng không được thay đổi công việc trong ba năm đầu.
Tuy vậy, tình trạng thực tập sinh Việt Nam phải gánh một khoản nợ lớn khi sang Nhật Bản làm việc cũng được xem là nguyên nhân khiến nhiều người Việt trốn ra ngoài tìm công việc có lợi nhuận cao hơn.
Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản chỉ ra rằng 21% người được khảo sát nói rằng mức lương của họ sau khi đến Nhật Bản thấp hơn mong đợi.
Kết quả khảo sát gợi ý rằng những thực tập sinh biến mất thường làm vậy để tìm công việc khác trả nợ.
Cũng có tin bài trên truyền thông Nhật Bản đăng tải được một số chuyên trang về xuất khẩu lao động cho hay có nạn cờ bạc trong số thực tập sinh Việt Nam ở nước này.
Với các chiếu 'xóc đĩa' tự tổ chức dù biết đây là hành vi phạm pháp, có những người VN hẹn nhau qua mạng xã hội để chơi, với một lần đặt cược khoảng 10 nghìn yen (gần 100 USD).
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bộ trưởng Tư pháp Furukawa nói sẽ tiến hành xem xét lại hệ thống thực tập sinh kỹ năng.
'Vi phạm nhân quyền'
Trang NHK trích dẫn Bộ trưởng Tư pháp Yoshihisa Furukawa cho rằng việc sử dụng chương trình thực tập kỹ năng sai mục đích dễ dẫn đến vi phạm nhân quyền.
Trong một bài báo của BBC News Tiếng Việt hồi cuối tháng 5/2022, ông Yoshihisa Furukawa nói: "Chúng ta thấy rằng những vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng xảy ra do sự thất bại của tổ chức giám sát và điều này cho thấy vấn đề nghiêm trọng trong chính hệ thống."
Hồi đầu năm, một người đàn ông Việt Nam 41 tuổi, đến Nhật vào mùa thu năm 2019, bị thương nặng, bao gồm gãy một xương sườn.
Người đàn ông này cho biết bị các đồng nghiệp đánh liên tục nhưng không thể trình báo hành vi hành hạ cho cảnh sát vì sợ bị trả thù.
Khi người này được đưa đến bệnh viện vì bị gãy một chiếc răng sau khi bị đánh đập, một nhân viên từ tổ chức môi giới lao động đi cùng ông đã nói dối với bác sĩ rằng người đàn ông này bị ngã xe đạp.
Sau khi vụ việc bị phanh phui, Chính phủ Nhật Bản vào ngày 31/5 cho biết họ đã thu hồi giấy phép của tổ chức trung gian giới thiệu thực tập sinh nước ngoài cho các công ty tại Nhật này.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
TT Nhật Bản Fumio Kishida tại Hội thảo hợp tác Việt - Nhật được tổ chức ở Hà Nội ngày 1/5/2022 (Ảnh minh họa)
một giờ trước
Cuối tháng Bảy, một bài báo trên Nikkei Asia của Nhật cho biết khoảng 80% thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đang làm việc ở nước này phải gánh khoản nợ trung bình là 540.000 yen (khoảng 3.950 USD).
Bài báo cho biết đây là khoản phí người Việt phải chi trả để được đến Nhật Bản làm việc.
80% thực tập sinh kỹ năng Việt đã phải vay tiền để trả khoản phí này, theo một khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản trong năm 2022.
Quy định của hiệp định liên chính phủ giữa Nhật Bản và các quốc gia ký kết không cho phép các tổ chức điều phối ở quốc gia sở tại thu tiền đặt cọc hoặc tiền phạt để ngăn chặn tình trạng phá hợp đồng, nhưng trên thực tế các thực tập sinh vẫn phải trả trung bình 19.000 yen.
Ngoài ra, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam còn phải trả trung bình khoảng 446.000 yen tiền hoa hồng cho các tổ chức trung gian môi giới lao động, vẫn theo bài báo.
Chương trình Thực tập kỹ năng Nhật Bản ra đời năm 1993 với mục đích đóng góp quốc tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp cho các nước đang phát triển thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và công nghệ từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, chương trình này đang bị cho rằng đi sai mục đích, chỉ nhằm bù đắp nguồn lao động thiếu hụt trong nước Nhật ở các ngành nghề có điều kiện làm việc khắc nghiệt và thiếu lao động.
Theo NHK World-Japan, Việt Nam là nước có số lượng thực tập sinh kỹ năng nhiều nhất ở Nhật Bản tính đến thời điểm cuối năm 2021.
Bỏ trốn làm việc bất hợp pháp để trả nợ?
Hiện có hàng trăm ngàn người Việt đang làm việc tại Nhật Bản theo qui chế thực tập sinh kỹ năng.
Trong đó hàng ngàn người hết hạn hợp đồng lao động vẫn ở lại Nhật sống và làm việc bất hợp pháp.
Ngoài ra, nhiều người Việt sang Nhật theo diện thực tập sinh kỹ năng sau một thời gian thì bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp.
Năm 2021, có 7.167 trường hợp được báo cáo đã bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp, hơn 60% trong số đó liên quan đến thực tập sinh từ Việt Nam, Nikkei Asia đưa tin.
Theo nguyên tắc, người đi sang Nhật theo chương trình thực tập kỹ năng không được thay đổi công việc trong ba năm đầu.
Tuy vậy, tình trạng thực tập sinh Việt Nam phải gánh một khoản nợ lớn khi sang Nhật Bản làm việc cũng được xem là nguyên nhân khiến nhiều người Việt trốn ra ngoài tìm công việc có lợi nhuận cao hơn.
Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản chỉ ra rằng 21% người được khảo sát nói rằng mức lương của họ sau khi đến Nhật Bản thấp hơn mong đợi.
Kết quả khảo sát gợi ý rằng những thực tập sinh biến mất thường làm vậy để tìm công việc khác trả nợ.
Cũng có tin bài trên truyền thông Nhật Bản đăng tải được một số chuyên trang về xuất khẩu lao động cho hay có nạn cờ bạc trong số thực tập sinh Việt Nam ở nước này.
Với các chiếu 'xóc đĩa' tự tổ chức dù biết đây là hành vi phạm pháp, có những người VN hẹn nhau qua mạng xã hội để chơi, với một lần đặt cược khoảng 10 nghìn yen (gần 100 USD).
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bộ trưởng Tư pháp Furukawa nói sẽ tiến hành xem xét lại hệ thống thực tập sinh kỹ năng.
'Vi phạm nhân quyền'
Trang NHK trích dẫn Bộ trưởng Tư pháp Yoshihisa Furukawa cho rằng việc sử dụng chương trình thực tập kỹ năng sai mục đích dễ dẫn đến vi phạm nhân quyền.
Trong một bài báo của BBC News Tiếng Việt hồi cuối tháng 5/2022, ông Yoshihisa Furukawa nói: "Chúng ta thấy rằng những vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng xảy ra do sự thất bại của tổ chức giám sát và điều này cho thấy vấn đề nghiêm trọng trong chính hệ thống."
Hồi đầu năm, một người đàn ông Việt Nam 41 tuổi, đến Nhật vào mùa thu năm 2019, bị thương nặng, bao gồm gãy một xương sườn.
Người đàn ông này cho biết bị các đồng nghiệp đánh liên tục nhưng không thể trình báo hành vi hành hạ cho cảnh sát vì sợ bị trả thù.
Khi người này được đưa đến bệnh viện vì bị gãy một chiếc răng sau khi bị đánh đập, một nhân viên từ tổ chức môi giới lao động đi cùng ông đã nói dối với bác sĩ rằng người đàn ông này bị ngã xe đạp.
Sau khi vụ việc bị phanh phui, Chính phủ Nhật Bản vào ngày 31/5 cho biết họ đã thu hồi giấy phép của tổ chức trung gian giới thiệu thực tập sinh nước ngoài cho các công ty tại Nhật này.
_________________
8DonCo
Similar topics
» Những giáo viên làm ngu học sinh
» Vụ 4 sinh viên bị đâm chết ở trường DH Idaho
» Sinh viên 21t gốc Việt: nhậu tới chết?
» Đoàn sinh viên Hải Dương 300 em giúp thành Hồ ??
» Mỹ: Thảm sát ở trường học, 3 học sinh và 3 giáo viên bị giết
» Vụ 4 sinh viên bị đâm chết ở trường DH Idaho
» Sinh viên 21t gốc Việt: nhậu tới chết?
» Đoàn sinh viên Hải Dương 300 em giúp thành Hồ ??
» Mỹ: Thảm sát ở trường học, 3 học sinh và 3 giáo viên bị giết
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum