Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
Page 1 of 1 • Share
Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
Vì mỗi thí sinh phải có ít nhất 100 dân biểu đảng Tory ủng hộ nên nhiều nhất là 3 thí sinh sẽ dành chức TT Anh.
1. Ông Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chánh
2. Bà Suella Braverman, cựu bộ trưởng nội vụ
3. Bà Penny Mordaunt, trưởng Unterhaus hạ viện
4. Có thể ông Johnson cũng sẽ tranh tài lần này.
https://www.zeit.de/politik/2022-10/torys-grossbritannien-liz-truss-nachfolge-kandidaten
1. Ông Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chánh
2. Bà Suella Braverman, cựu bộ trưởng nội vụ
3. Bà Penny Mordaunt, trưởng Unterhaus hạ viện
4. Có thể ông Johnson cũng sẽ tranh tài lần này.
https://www.zeit.de/politik/2022-10/torys-grossbritannien-liz-truss-nachfolge-kandidaten
Last edited by LDN on Wed Oct 26, 2022 2:54 am; edited 5 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
BBC News, Tiếng Việt
Thủ tướng Anh: Ai có thể thay thế Liz Truss?
21 tháng 10 2022
Kate Whannel
Phóng viên chính trị, BBC News
Liz Truss
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Bà Liz Truss đã tuyên bố sẽ từ chức, có nghĩa là một cuộc bầu cử khác sẽ diễn ra để quyết định ai sẽ trở thành Thủ tướng và nhà lãnh đạo Đảng Bảo thủ tiếp theo của nước Anh.
Cuộc đua tìm người thay thế bà Truss dự kiến có kết quả vào cuối tuần sau.
Mỗi ứng viên sẽ cần ít nhất 100 đề cử từ các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ để tranh cử, tức là không quá ba người có thể ứng cử vì có tổng cộng 357 nghị sĩ.
Trong thực tế, có khả năng có hai ứng cử viên; hoặc thậm chí một người sẽ trở thành lãnh đạo mà không có sự bỏ phiếu của các đảng viên.
Chưa ai xác nhận sẽ tham gia tranh cử, nhưng dưới đây là một số ứng viên tiềm năng.
Thủ tướng Anh, bà Liz Truss 'từ chức sau 45 ngày tại vị', đồng bảng lên giá
Đồng bảng lên giá nhưng nữ thủ tướng Anh có trụ được?
Ông Biden gọi chính sách kinh tế của thủ tướng Anh là 'sai lầm'
Rishi Sunak
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Đầu mùa hè năm nay, Rishi Sunak cùng với bà Truss là hai ứng cử viên cuối cùng của cuộc đua thay thế cựu Thủ tướng Boris Johnson lên làm lãnh đạo. Khi đó, bà Truss đã giành được nhiều sự ủng hộ nhất từ các nghị sĩ Đảng Bảo thủ.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Sunak cảnh báo rằng các kế hoạch về thuế của bà Truss sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, nhưng thông điệp của ông không thu hút được các đảng viên và ông đã mất tới 21.000 phiếu bầu.
Ông Sunal trở thành nghị sĩ vào năm 2015 - đại diện cho hạt Richmond, vùng Yorkshire. Rất ít người bên ngoài Westminster - Nghị viện Anh, nghe nói về ông, nhưng ông là bộ trưởng tài chính vào tháng 2/2020.
Ông nhanh chóng phải vật lộn với đại dịch virus corona, chi những khoản tiền khổng lồ để cố gắng giữ nền kinh tế không bị rơi vào nợ nần trong suốt thời kỳ phong tỏa.
Việc vung tiền không hề dễ dàng với một người tự coi mình là người của đảng Bảo thủ ủng hộ đánh thuế thấp và chi tiêu hạn chế, nhưng đã làm tăng sự yêu mến của quần chúng với ông.
Tuy nhiên, danh tiếng của ông Sunak đã bị giảm sút sau một cuộc tranh cãi khi có thông tin vợ ông tìm cách tránh nộp thuế ở Anh, và không lâu sau đó ông bị phạt hành chính vì vi phạm quy tắc phong tỏa thời kỳ Covid.
Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Angela Richardson, người đã cam kết ủng hộ ông Sunak nói: "Tôi đã dành cả mùa hè để ủng hộ nỗ lực tranh cử làm lãnh đạo của Rishi Sunak, quan điểm của tôi về việc ông ấy là người phù hợp không thay đổi. Nếu có bất cứ điều gì, sáu tuần qua đã khiến quan điểm này được củng cố hơn."
Penny Mordaunt
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Penny Mordaunt đã nếm trải vị trí Thủ tướng vào đầu tuần này khi bà đứng ra thay thế Liz Truss trong một cuộc chất vấn khẩn cấp tại Quốc hội.
Bà đã nhận được đánh giá tốt cho màn trình diễn tự tin của mình trên bục chất vấn tại quốc hội.
Bà Mordaunt cũng là một trong những ứng viên cuối cùng vào mùa hè năm nay, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đồng nghiệp nghị sĩ, nhưng không lọt vào vòng chung kết chỉ còn hai người.
Với việc ủng hộ bà Truss, bà Mordaunt được bổ nhiệm làm lãnh đạo Hạ viện và Chủ tịch Hội đồng Cơ mật - có nghĩa là bà chủ trì cơ quan tư vấn chính thức cho vị vua mới.
Năm 2019, bà Mordaunt đã tạo nên lịch sử khi trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Vương quốc Anh - một điều phù hợp tự nhiên đối với một lính dự bị hải quân, người đã từng là thứ trưởng lực lượng vũ trang dưới thời David Cameron.
Bà Mordaunt cho đến nay vẫn nhận được sự ủng hộ từ các nghị sĩ John Lamont, Maria Miller, Bob Seely và Damian Collins.
Boris Johnson
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chỉ có một tuần để chọn ra nhà lãnh đạo mới, nhiều ứng cử viên có thể là những gương mặt quen thuộc, và không ai quen thuộc hơn chính người đàn ông từng giữ chức Thủ tướng chỉ vài tuần trước.
Boris Johnson đã buộc phải tuyên bố từ chức hồi tháng 7, sau cuộc nổi loạn của hàng loạt các bộ trưởng và nghị sĩ. Các hỗn loạn này xảy ra sau các tranh cãi về các bữa tiệc tại Văn phòng Thủ tướng trong thời gian Anh áp lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19 và những tranh cãi khác, bao gồm việc bổ nhiệm Chris Pincher làm phó lãnh đạo văn phòng kỷ luật của đảng Bảo thủ, bất chấp việc chính trị gia này bị khiếu nại chính thức về "hành vi không phù hợp".
Ông Johnson đã bị Ủy ban Đặc quyền điều tra về việc liệu ông có phá vỡ các quy tắc và nói với các nghị sĩ rằng các biện pháp phong tỏa đã được thuân thủ. Sau đó ông và những người khác bị phạt vì vi phạm lệnh phong tỏa Covid.
Tuy nhiên, cựu Thủ tướng vẫn có các đồng minh cả trong Quốc hội và đảng viên nói chung. Người ủng hộ lâu năm Nadine Dorries đã lập luận rằng ông Johnson nên trở lại, vì ông đã nhận được sự ủy thác từ công chúng Anh trong cuộc bầu cử năm 2019.
Các nghị sĩ khác đã công khai ủng hộ việc ông Johnson trở lại bao gồm: Paul Bristow, Brendan Clarke-Smith, Andrea Jenkyns và Michael Fabricant.
Ben Wallace
NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA
Trong khi nhiều nghị sĩ hàng đầu của Đảng bảo thủ chia rẽ ý kiến, Bộ trưởng Quốc phòng được coi là một ứng cử viên an toàn.
Ông Wallace ngày càng được chú ý kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, khi Vương quốc Anh đưa ra quyết định sớm hỗ trợ Kyiv vũ khí và đào tạo.
Mặc dù phản đối Brexit, nhưng ông vẫn là một người ủng hộ chính của Boris Johnson và được trao một chức vụ trong nội các vào năm 2019.
Trước khi trở thành một chính trị gia, ông từng là quân nhân phục vụ ở Đức, Cyprus, Belize và Bắc Ireland, nơi ông cản phá nỗ lực của IRA nhằm thực hiện một cuộc tấn công bằng bom vào binh lính Anh.
Sau khi ông Johnson từ chức, đã có những gợi ý rằng ông Wallace có thể tranh cử - đặc biệt là khi ông đứng đầu các cuộc thăm dò do trang web của Đảng Bảo thủ thực hiện - tuy nhiên thay vào đó, ông Wallace đã chọn ủng hộ bà Truss, mô tả bà là "đáng tin".
Kemi Badenoch
NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA
Kemi Badenoch là ứng cử viên đột phá bất ngờ trong cuộc đua cho chức lãnh đạo hồi tháng 7 - và mặc dù không giành chiến thắng, cuộc tranh cử đã nâng cao đáng kể hồ sơ của bà.
Mặc dù là một bộ trưởng cấp dưới, bà Badenoch đã giành được sự ủng hộ của nghị sĩ cấp cao Michael Govem của Đảng Bảo thủ, và thu hút sự chú ý vì các cuộc tấn công vào cái gọi là văn hóa "thức tỉnh".
Sinh ra ở Wimbledon, phía nam London, bà Badenoch lớn lên ở Mỹ và Nigeria, nơi mẹ bà, một giáo sư tâm lý giảng dạy.
Trước khi đến Quốc hội – bà từng làm việc tại ngân hàng tư nhân Coutts và tạp chí The Spectator ở Saffron Walden, nơi bà đại diện.
Vai trò cao nhất của bà Badenoch trong chính phủ cho đến nay là Bộ trưởng thương mại quốc tế.
Suella Braverman
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Việc từ chức của cựu Bộ trưởng nội vụ đã gây áp lực lên bà Liz Truss, và bà Truss phải từ chức chưa đầy 24 giờ sau đó. Mặc dù sự ra đi của bà Braverman bề ngoài là vì lý do vi phạm dữ liệu, nhưng lá thư từ chức giận dữ của bà ám chỉ bất đồng về vấn đề nhập cư.
Bà Braverman đã tìm cách kêu gọi cánh hữu trong đảng của bà về các vấn đề xã hội, nói rằng đây là "giấc mơ" của bà khi bắt đầu đưa người nhập cư đến Rwanda, cũng như chỉ trích những người mà bà gọi là "tofu-eating wokerati".
Cựu luật sư là một người ủng hộ Brexit, từng là Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ của Boris Johnson. Bà đã tranh cử sau khi ông Johnson từ chức nhưng bị loại ở vòng thứ hai.
Cha mẹ bà Braverman nhập cư vào nước Anh vào những năm 1960 từ Kenya và Mauritius, và cả hai đều tham gia vào chính trị ở địa phương – mẹ của bà là một ủy viên hội đồng trong 16 năm.
Braverman là Bộ trưởng nội các đầu tiên được nghỉ thai sản - sau khi luật được thay đổi để các bộ trưởng nội các được nghỉ thai sản có lương, những người trước đó thường là phải từ chức.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
BBC News, Tiếng Việt
Người Anh chờ đợi liệu ông Boris Johnson có tranh chức Thủ tướng
Ông Boris Johnson, ảnh cũ
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ông Boris Johnson, ảnh cũ
22 tháng 10 2022, 17:05 +07
Cập nhật 7 giờ trước
Boris Johnson đã trở lại Anh vào thứ Bảy 22/10, trong lúc có đồn đoán ông cân nhắc khả năng trở lại tranh vị trí Thủ tướng Anh, sau khi bà Liz Truss từ chức.
Các ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Liz Truss, người đã đột ngột từ chức hôm thứ Năm chỉ sau sáu tuần cầm quyền, đang vận động hành lang để đảm bảo có đủ đề cử của nghị sĩ đảng Bảo thủ, trước thời hạn hôm thứ Hai.
Ông Johnson đang đi nghỉ hè ở nước ngoài trong lúc xảy ra sự kiện bà Truss từ chức.
Hiện ông vẫn chưa có tuyên bố chính thức là ông định tranh cử chức lãnh đạo đảng Bảo thủ hay không.
Theo quy định, các ứng viên cần đảm bảo 100 đề cử của nghị sĩ trong đảng Bảo thủ để có thể tranh chức lãnh đạo đảng.
Hiện lúc này, theo giới quan sát, có ba ứng viên hàng đầu trong đảng Bảo thủ là Rishi Sunak, Boris Johnson và Penny Mordaunt.
Boris Johnson, người phải từ chức thủ tướng Anh chỉ ba tháng trước, đã lại nổi lên như một ứng viên hàng đầu thay thế bà Liz Truss.
Lần cuối cùng có một người trở lại văn phòng thủ tướng sau khi mất quyền lãnh đạo đảng là cách đây 140 năm, khi William Gladstone trở lại lãnh đạo Đảng Tự do.
Triển vọng về việc Johnson trở lại chính phủ là một vấn đề gây chia rẽ cho đảng Bảo thủ.
Đảng này đã đưa tiễn 4 thủ tướng chỉ trong 6 năm.
Đối với một số nhà lập pháp Bảo thủ, Johnson là nghị sĩ nổi bật nhất của đảng.
Nhưng với những người khác, ông gây tranh cãi lớn về khả năng đoàn kết nội bộ.
Nếu Johnson có thể đảm bảo đủ số lượng đề cử cần thiết, có khả năng ông sẽ đối đầu với Sunak, người đã từ chức bộ trưởng tài chính vào tháng 7 để phản đối Johnson khi đó.
Sunak là ứng cử viên lãnh đạo đầu tiên đạt ngưỡng 100 đề cử.
Cuộc cạnh tranh để trở thành thủ tướng thứ tư của Anh chỉ trong bốn năm đã được đẩy nhanh.
Theo đó, cuộc đua sẽ chỉ diễn ra trong một tuần, để có kết quả vào thứ Sáu tuần sau.
Người Anh chờ đợi liệu ông Boris Johnson có tranh chức Thủ tướng
Ông Boris Johnson, ảnh cũ
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ông Boris Johnson, ảnh cũ
22 tháng 10 2022, 17:05 +07
Cập nhật 7 giờ trước
Boris Johnson đã trở lại Anh vào thứ Bảy 22/10, trong lúc có đồn đoán ông cân nhắc khả năng trở lại tranh vị trí Thủ tướng Anh, sau khi bà Liz Truss từ chức.
Các ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Liz Truss, người đã đột ngột từ chức hôm thứ Năm chỉ sau sáu tuần cầm quyền, đang vận động hành lang để đảm bảo có đủ đề cử của nghị sĩ đảng Bảo thủ, trước thời hạn hôm thứ Hai.
Ông Johnson đang đi nghỉ hè ở nước ngoài trong lúc xảy ra sự kiện bà Truss từ chức.
Hiện ông vẫn chưa có tuyên bố chính thức là ông định tranh cử chức lãnh đạo đảng Bảo thủ hay không.
Theo quy định, các ứng viên cần đảm bảo 100 đề cử của nghị sĩ trong đảng Bảo thủ để có thể tranh chức lãnh đạo đảng.
Hiện lúc này, theo giới quan sát, có ba ứng viên hàng đầu trong đảng Bảo thủ là Rishi Sunak, Boris Johnson và Penny Mordaunt.
Boris Johnson, người phải từ chức thủ tướng Anh chỉ ba tháng trước, đã lại nổi lên như một ứng viên hàng đầu thay thế bà Liz Truss.
Lần cuối cùng có một người trở lại văn phòng thủ tướng sau khi mất quyền lãnh đạo đảng là cách đây 140 năm, khi William Gladstone trở lại lãnh đạo Đảng Tự do.
Triển vọng về việc Johnson trở lại chính phủ là một vấn đề gây chia rẽ cho đảng Bảo thủ.
Đảng này đã đưa tiễn 4 thủ tướng chỉ trong 6 năm.
Đối với một số nhà lập pháp Bảo thủ, Johnson là nghị sĩ nổi bật nhất của đảng.
Nhưng với những người khác, ông gây tranh cãi lớn về khả năng đoàn kết nội bộ.
Nếu Johnson có thể đảm bảo đủ số lượng đề cử cần thiết, có khả năng ông sẽ đối đầu với Sunak, người đã từ chức bộ trưởng tài chính vào tháng 7 để phản đối Johnson khi đó.
Sunak là ứng cử viên lãnh đạo đầu tiên đạt ngưỡng 100 đề cử.
Cuộc cạnh tranh để trở thành thủ tướng thứ tư của Anh chỉ trong bốn năm đã được đẩy nhanh.
Theo đó, cuộc đua sẽ chỉ diễn ra trong một tuần, để có kết quả vào thứ Sáu tuần sau.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
BBC News, Tiếng Việt
Boris Johnson rút khỏi cuộc đua chức Thủ tướng Anh
Boris Johnson
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Boris Johnson
24 tháng 10 2022, 03:36 +07
Cập nhật 12 phút trước
Ông Boris Johnson, vào tối Chủ nhật 23/10, tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tranh chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, thừa nhận rằng ông không thể đoàn kết nội bộ đảng.
Cựu thủ tướng nhận được sự ủng hộ công khai của 57 nghị sĩ cho cuộc đua, nhưng yêu cầu của đảng Bảo thủ buộc phải có 100 nghị sĩ ủng hộ thì mới được tham gia cuộc tranh cử.
Cuộc đua tranh chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, để trở thành Thủ tướng Anh, hiện đang rộng mở cho Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chính.
Ông Sunak hiện có 144 nghị sĩ đảng ủng hộ trong khi bà Penny Mordaunt tụt lại phía sau với sự ủng hộ của 24 nghị sĩ.
Ông Johnson cho biết ông đã "liên hệ" với các đối thủ Rishi Sunak và Penny Mordaunt để xem có thể hợp tác với nhau, nhưng đã không thành công.
Cựu thủ tướng tuyên bố rằng ông có được sự ủng hộ cần thiết nhưng đã quyết định không tranh cử vì “không thể điều hành hiệu quả trừ khi bạn có một đảng thống nhất trong quốc hội”.
Boris Johnson nói rằng ông không đạt được thỏa thuận với Sunak và Mordaunt.
“Tôi tin rằng tôi có nhiều điều để cống hiến nhưng tôi sợ rằng đây đơn giản là không phải thời điểm thích hợp."
Ông nói rằng ông nhận được sự ủng hộ của 102 nghị sĩ, tuy nhiên BBC không thể xác minh con số này vì chỉ có 57 nghị sĩ đã tuyên bố công khai ủng hộ Johnson.
Các ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Liz Truss, người đã đột ngột từ chức hôm thứ Năm chỉ sau sáu tuần cầm quyền, đang vận động hành lang để đảm bảo có đủ đề cử của nghị sĩ đảng Bảo thủ, trước thời hạn hôm thứ Hai.
Theo tình hình tối 23/10, Rishi Sunak đang dẫn đầu cuộc đua tranh trong đảng Bảo thủ.
Ông Sunak sẽ có thể trở thành thủ tướng vào thứ Hai, trừ khi đối thủ Penny Mordaunt đạt đến ngưỡng 100 nghị sĩ ủng hộ để buộc các thành viên trong đảng bỏ phiếu.
Bà Mordaunt chỉ mới có 24 người ủng hộ vào Chủ nhật.
Boris Johnson rút khỏi cuộc đua chức Thủ tướng Anh
Boris Johnson
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Boris Johnson
24 tháng 10 2022, 03:36 +07
Cập nhật 12 phút trước
Ông Boris Johnson, vào tối Chủ nhật 23/10, tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tranh chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, thừa nhận rằng ông không thể đoàn kết nội bộ đảng.
Cựu thủ tướng nhận được sự ủng hộ công khai của 57 nghị sĩ cho cuộc đua, nhưng yêu cầu của đảng Bảo thủ buộc phải có 100 nghị sĩ ủng hộ thì mới được tham gia cuộc tranh cử.
Cuộc đua tranh chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, để trở thành Thủ tướng Anh, hiện đang rộng mở cho Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chính.
Ông Sunak hiện có 144 nghị sĩ đảng ủng hộ trong khi bà Penny Mordaunt tụt lại phía sau với sự ủng hộ của 24 nghị sĩ.
Ông Johnson cho biết ông đã "liên hệ" với các đối thủ Rishi Sunak và Penny Mordaunt để xem có thể hợp tác với nhau, nhưng đã không thành công.
Cựu thủ tướng tuyên bố rằng ông có được sự ủng hộ cần thiết nhưng đã quyết định không tranh cử vì “không thể điều hành hiệu quả trừ khi bạn có một đảng thống nhất trong quốc hội”.
Boris Johnson nói rằng ông không đạt được thỏa thuận với Sunak và Mordaunt.
“Tôi tin rằng tôi có nhiều điều để cống hiến nhưng tôi sợ rằng đây đơn giản là không phải thời điểm thích hợp."
Ông nói rằng ông nhận được sự ủng hộ của 102 nghị sĩ, tuy nhiên BBC không thể xác minh con số này vì chỉ có 57 nghị sĩ đã tuyên bố công khai ủng hộ Johnson.
Các ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Liz Truss, người đã đột ngột từ chức hôm thứ Năm chỉ sau sáu tuần cầm quyền, đang vận động hành lang để đảm bảo có đủ đề cử của nghị sĩ đảng Bảo thủ, trước thời hạn hôm thứ Hai.
Theo tình hình tối 23/10, Rishi Sunak đang dẫn đầu cuộc đua tranh trong đảng Bảo thủ.
Ông Sunak sẽ có thể trở thành thủ tướng vào thứ Hai, trừ khi đối thủ Penny Mordaunt đạt đến ngưỡng 100 nghị sĩ ủng hộ để buộc các thành viên trong đảng bỏ phiếu.
Bà Mordaunt chỉ mới có 24 người ủng hộ vào Chủ nhật.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Chúc mừng ông Sunak, T T mới của Anh
Bà Mordaunt rút đơn muốn làm TT Anh lại rồi. Chúc mừng ông Sunak.
https://www.tagesschau.de/ausland/europa/grossbritannien-sunak-103.html
https://www.tagesschau.de/ausland/europa/grossbritannien-sunak-103.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
DELETE@
Kremlin chuẩn bị leo thang bằng chiến thuật “gắp lửa bỏ tay người”
Việt Bình
25 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Kyiv, Ukraine: Bức tường tưởng niệm những nạn nhân chiến tranh ở Ukraine bởi quân Nga kể từ năm 2014 đến ngày 19 Tháng Mười 2022 (ảnh: Ed Ram/Getty Images)
Tòa Bạch Ốc lẫn Ngũ Giác Đài đang bày tỏ lo ngại trước việc Vladimir Putin điên cuồng leo thang chiến tranh bằng cách đổ vấy cho Ukraine sử dụng “bom bẩn” – loại vũ khí có thể phát ra phóng xạ…
Không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, Kremlin, hôm 24 Tháng Mười 2022, “giận dữ” cáo buộc rằng Ukraine đang lên kế hoạch cho nổ một thiết bị nổ trộn phóng xạ trên chính lãnh thổ mình với ý định đổ lỗi cho Moscow. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân đội họ chuẩn bị sẵn sàng hoạt động trong điều kiện ô nhiễm phóng xạ gây ra bởi “bom bẩn”. Kyiv, Washington và châu Âu đều tin rằng Moscow đang cố tạo cớ cho việc leo thang chiến tranh với mức độ tàn khốc hơn.
Việc sử dụng bom bẩn từng là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong nhiều thập niên, trước mối đe dọa việc bọn khủng bố có thể lấy trộm vật liệu có tính phóng xạ cao – từ bệnh viện chẳng hạn – và “nhét” vào chất nổ. Sức mạnh vụ nổ chỉ gây chết người như bom thông thường nhưng việc phát tán phóng xạ mới là điều đáng lo sợ. Một nghiên cứu năm 2004 do Đại học Quốc phòng (National Defense University) thực hiện cho thấy tác động kinh tế của một quả bom bẩn có thể vượt xa những tác động gây ra sau vụ tấn công 9/11 – dẫn lại từ báo TIME.
Đến nay, giới chuyên gia quân sự vẫn chưa thể hình dung điều gì sẽ xảy ra một khi bom bẩn xuất hiện trên chiến trường. Pavel Podvig, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc (UN Institute for Disarmament Research) ở Geneva, nhắc rằng giới chức Nga từng nhiều lần “cảnh báo” về việc Ukraine có thể sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, thậm chí ngay trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ của họ vào ngày 24 Tháng Hai. Tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, Moscow cũng nhắc đi nhắc lại rằng Ukraine luôn nỗ lực tích trữ kho đầu đạn hạt nhân; dùng chất độc botulinum để đầu độc binh lính Nga; và vận hành một mạng lưới phòng thí nghiệm vũ khí sinh học với sự hỗ trợ của Mỹ. Nói cách khác, Kremlin luôn tạo nên một chân dung kẻ ác cho Kyiv.
Hôm Thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga đưa lên Telegram “kế hoạch hành động” của Ukraine, cho thấy nước này duy trì khả năng khoa học và công nghiệp để tạo ra bom bẩn. Bài đăng được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thực hiện loạt điện đàm với những người đồng cấp ở Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ về vụ tấn công bom bẩn “sắp diễn ra”. Gần như ngay sau đó, giới chức phương Tây đưa ra một tuyên bố chung, bác bỏ cáo buộc của Nga. “Thế giới sẽ thấy rằng bất kỳ nỗ lực nào trong việc cáo buộc như vậy chỉ là cái cớ để leo thang”, tuyên bố chung cho biết.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Institute for the Study of War), một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận ở Washington, đánh giá rằng Nga “không có khả năng chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng bom bẩn”, nhưng quân đội Nga có thể đang lên kế hoạch cho một hoạt động bí mật khác chẳng hạn cho nổ tung một đập thủy điện ở Nam Ukraine. Nếu con đập bị tấn công, nó sẽ làm ngập toàn bộ khu vực xung quanh phía Nam của Kherson, cắt nguồn cung cấp nước cho cư dân ở đó và gây ảnh hưởng hệ thống làm mát cho nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Cũng với chiến thuật gắp lửa bỏ tay người, tuần trước, Tướng Sergei Surovikin, tân Tổng tư lệnh quân đội Nga tại mặt trận Ukraine, đã lên tiếng “báo động” rằng Ukraine có thể tấn công đập để gây thiệt hại cho quân Nga mà nhiều trong số đó đang cuốn cờ rút khỏi Kherson. Cần nhắc lại, việc “thoái bộ” khỏi Kherson là một trong những bước lùi quân sự nhục nhã nhất đối với Moscow và họ đã trả đũa với loạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các nhà máy năng lượng và mục tiêu dân sự.
Việt Bình
25 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Kyiv, Ukraine: Bức tường tưởng niệm những nạn nhân chiến tranh ở Ukraine bởi quân Nga kể từ năm 2014 đến ngày 19 Tháng Mười 2022 (ảnh: Ed Ram/Getty Images)
Tòa Bạch Ốc lẫn Ngũ Giác Đài đang bày tỏ lo ngại trước việc Vladimir Putin điên cuồng leo thang chiến tranh bằng cách đổ vấy cho Ukraine sử dụng “bom bẩn” – loại vũ khí có thể phát ra phóng xạ…
Không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, Kremlin, hôm 24 Tháng Mười 2022, “giận dữ” cáo buộc rằng Ukraine đang lên kế hoạch cho nổ một thiết bị nổ trộn phóng xạ trên chính lãnh thổ mình với ý định đổ lỗi cho Moscow. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng quân đội họ chuẩn bị sẵn sàng hoạt động trong điều kiện ô nhiễm phóng xạ gây ra bởi “bom bẩn”. Kyiv, Washington và châu Âu đều tin rằng Moscow đang cố tạo cớ cho việc leo thang chiến tranh với mức độ tàn khốc hơn.
Việc sử dụng bom bẩn từng là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong nhiều thập niên, trước mối đe dọa việc bọn khủng bố có thể lấy trộm vật liệu có tính phóng xạ cao – từ bệnh viện chẳng hạn – và “nhét” vào chất nổ. Sức mạnh vụ nổ chỉ gây chết người như bom thông thường nhưng việc phát tán phóng xạ mới là điều đáng lo sợ. Một nghiên cứu năm 2004 do Đại học Quốc phòng (National Defense University) thực hiện cho thấy tác động kinh tế của một quả bom bẩn có thể vượt xa những tác động gây ra sau vụ tấn công 9/11 – dẫn lại từ báo TIME.
Đến nay, giới chuyên gia quân sự vẫn chưa thể hình dung điều gì sẽ xảy ra một khi bom bẩn xuất hiện trên chiến trường. Pavel Podvig, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc (UN Institute for Disarmament Research) ở Geneva, nhắc rằng giới chức Nga từng nhiều lần “cảnh báo” về việc Ukraine có thể sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, thậm chí ngay trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ của họ vào ngày 24 Tháng Hai. Tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, Moscow cũng nhắc đi nhắc lại rằng Ukraine luôn nỗ lực tích trữ kho đầu đạn hạt nhân; dùng chất độc botulinum để đầu độc binh lính Nga; và vận hành một mạng lưới phòng thí nghiệm vũ khí sinh học với sự hỗ trợ của Mỹ. Nói cách khác, Kremlin luôn tạo nên một chân dung kẻ ác cho Kyiv.
Hôm Thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga đưa lên Telegram “kế hoạch hành động” của Ukraine, cho thấy nước này duy trì khả năng khoa học và công nghiệp để tạo ra bom bẩn. Bài đăng được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thực hiện loạt điện đàm với những người đồng cấp ở Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ về vụ tấn công bom bẩn “sắp diễn ra”. Gần như ngay sau đó, giới chức phương Tây đưa ra một tuyên bố chung, bác bỏ cáo buộc của Nga. “Thế giới sẽ thấy rằng bất kỳ nỗ lực nào trong việc cáo buộc như vậy chỉ là cái cớ để leo thang”, tuyên bố chung cho biết.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Institute for the Study of War), một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận ở Washington, đánh giá rằng Nga “không có khả năng chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng bom bẩn”, nhưng quân đội Nga có thể đang lên kế hoạch cho một hoạt động bí mật khác chẳng hạn cho nổ tung một đập thủy điện ở Nam Ukraine. Nếu con đập bị tấn công, nó sẽ làm ngập toàn bộ khu vực xung quanh phía Nam của Kherson, cắt nguồn cung cấp nước cho cư dân ở đó và gây ảnh hưởng hệ thống làm mát cho nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Cũng với chiến thuật gắp lửa bỏ tay người, tuần trước, Tướng Sergei Surovikin, tân Tổng tư lệnh quân đội Nga tại mặt trận Ukraine, đã lên tiếng “báo động” rằng Ukraine có thể tấn công đập để gây thiệt hại cho quân Nga mà nhiều trong số đó đang cuốn cờ rút khỏi Kherson. Cần nhắc lại, việc “thoái bộ” khỏi Kherson là một trong những bước lùi quân sự nhục nhã nhất đối với Moscow và họ đã trả đũa với loạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các nhà máy năng lượng và mục tiêu dân sự.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
Anh Quốc có thủ tướng mới gốc Ấn Độ: Rishi Sunak
Bình Phương
24 tháng 10, 2022
Ông Rishi Sunak (giữa) vẫy chào công chúng từ tòa nhà trụ sở đảng Bảo Thủ ở London sau khi được bầu làm lãnh đạo đảng hôm thứ Hai 24 tháng Mười. Ông Sunak, 42 tuổi, người gốc Ấn Độ sinh trưởng ở Manchester, Anh, sẽ là thủ tướng thứ 57 của Vương quốc Anh giữa lúc nền kinh tế nước này rơi vào hỗn loạn trầm trọng. Ảnh Dinendra Haria/Anadolu Agency via Getty Images
Cựu bộ trưởng tài chính Anh Quốc Rishi Sunak sẽ trở thành thủ tướng người da màu đầu tiên của Anh sau khi được chọn làm lãnh đạo đảng Bảo Thủ cầm quyền vào hôm nay thứ Hai 24 tháng Mười 2022. Ông Sunak là người gốc Ấn Độ, 42 tuổi, là thủ tướng thứ ba nhậm chức trong năm nay và cũng là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong 200 năm qua.
Theo bản tin của hãng AP, ông Sunak sẽ được Vua Charles III yêu cầu thành lập chính phủ và nhận bàn giao quyền lực từ cựu thủ tướng Liz Truss vào ngày mai thứ Ba.
Ông Sunak phải đối mặt với những thách thức rất lớn: Ông phải vực dậy một nền kinh tế đang suy thoái và hỗn loạn sau cuộc thử nghiệm kinh tế tự do thảm khốc ngắn ngủi của người tiền nhiệm, phải đoàn kết một đảng chính trị đang mất tinh thần và chia rẽ trầm trọng.
Trong tuyên bố công khai đầu tiên của mình, Sunak cho biết “Vương quốc Anh là đất nước tuyệt vời, nhưng chắc chắn chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức kinh tế sâu sắc. Hiện chúng ta cần sự ổn định và thống nhất, và tôi sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc đưa đảng và đất nước lại với nhau”.
Người tiền nhiệm của ông, bà Liz Truss, đã từ chức chỉ sau 45 ngày cầm quyền, thừa nhận đã không thực hiện được kế hoạch. Những nỗ lực cải cách kinh tế của bà – như giảm mạnh thuế bằng cách vay nợ đã làm sụp đổ giá trị đồng bảng Anh, tăng chi phí vay của chính phủ và nợ thế chấp nhà, buộc Ngân hàng trung ương Anh phải can thiệp khẩn cấp. Thị trường tài chính Anh nhanh chóng rơi vào hỗn loạn và lạm phát tồi tệ mức hơn 10% vào thời điểm hàng triệu người Anh phải vật lộn với giá năng lượng và thực phẩm tăng.
Xuất thân là một giám đốc quản lý quỹ đầu tư của tập đoàn tài chính khổng lồ Goldman Sachs, ông Sunak đã từng là bộ trưởng tài chính trong chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson khi tuổi còn rất trẻ. Với tư cách bộ trưởng tài chính, Sunak đã chèo lái nền kinh tế vượt qua đại dịch coronavirus, giành được nhiều lời khen ngợi vì đã hỗ trợ tài chính cho những người lao động bị sa thải và các doanh nghiệp bị đóng cửa.
Nhưng việc ông Sunak từ chức vì bất đồng quan điểm với chính sách tài chính của thủ tướng là một trong những yếu tố dẫn tới việc Thủ tướng Johnson phải từ chức theo.
Giờ đây, ông Sunak phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc xoa dịu thị trường và cố gắng kiềm chế lạm phát vào thời điểm tài chính chính phủ suy yếu, triển vọng kinh tế xấu và làn sóng đình công. Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm, ông Jeremy Hunt, được bà Truss bổ nhiệm 10 ngày trước, phải trình một báo cáo ngân sách khẩn cấp vào tuần sau, ngày 31 Tháng Mười – nếu ông ta được tân Thủ tướng Sunak giữ lại trong nội các.
Tân Thủ tướng Anh cũng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn do hậu quả của đại dịch, cuộc chiến ở Ukraine và việc Anh quốc ra khỏi Liên minh châu Âu năm 2020.
Ngoài ra, ông Sunak còn có nhiệm vụ vực dậy uy tín của đảng Bảo Thủ cầm quyền. Với ba thủ tướng trong mười tháng, đảng Bảo Thủ bị chia rẽ và hỗn loạn, nhất là sau khi cựu Thủ tướng Johnson bị thất sủng hồi Tháng Bảy. Tình trạng hỗn loạn của đảng Bảo thủ khiến đa số cử tri Anh đòi tổ chức một cuộc bầu cử Nghị viện quốc gia; nhưng nếu bầu cử được thực hiện trong lúc này, đảng Bảo Thủ có nguy cơ bị đánh bại bởi đảng Lao Động trung tả đối lập, theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận.
Ông Tim Bale, giáo sư chính trị tại Đại học Queen Mary ở London, nhận xét đảng Bảo Thủ “vẫn chưa ra khỏi rừng” ngay cả khi đã chọn Sunak.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Thủ tướng Anh Quốc bị Cô-Vi vồ ...
» Tượng Trump làm tại Trung Quốc
» ISRAEL: : Biểu tình dữ dội khi Thủ tướng sa thải bộ trưởng quốc phòng
» Thủ tướng Canada ám chỉ Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất lithium (Reuters)
» Thần tượng siêu gầy, giới trẻ Hàn Quốc đang tự hủy hoại đời mình
» Tượng Trump làm tại Trung Quốc
» ISRAEL: : Biểu tình dữ dội khi Thủ tướng sa thải bộ trưởng quốc phòng
» Thủ tướng Canada ám chỉ Trung Quốc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất lithium (Reuters)
» Thần tượng siêu gầy, giới trẻ Hàn Quốc đang tự hủy hoại đời mình
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum