Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Page 1 of 1 • Share
Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Phần Lan và nỗi ám ảnh quỷ dữ từ Nga
Lê Tây Sơn
14 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Với nhiều người Phần Lan, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine gợi lại cuộc xâm lược đẫm máu của Liên Xô năm 1939 trên quê hương họ. Nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công khác đã đủ để phá bỏ chính sách bảy thập niên kiên trì không tham gia các liên minh quân sự của Helsinki.
Nhìn lại “Chiến tranh Mùa Đông”
Khi Tổng thống Vladimir Putin xâm lược Ukraine, một trong những mục tiêu của lãnh đạo Nga là gây chia rẽ và làm suy yếu NATO (North Atlantic Treaty Organization). Nhưng không nơi nào chiến lược đó lại tác dụng ngược như ở Phần Lan. Nếu quốc gia Bắc Âu này gia nhập NATO cùng với Thụy Điển trong vài tuần tới, Putin sẽ chứng kiến một thành viên NATO được quân sự hóa cao lại là nước láng giềng “sát nách” mình, và biên giới Nga-NATO sẽ tăng gấp đôi, thêm 830 dặm.
Ngày 12 Tháng Năm, tổng thống và thủ tướng Phần Lan cho biết Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO. Đây là một quyết định lịch sử. Trong bảy thập niên, Phần Lan đã duy trì một mô hình an ninh dựa trên một quân đội được trang bị mạnh và một xã hội luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với một cuộc xâm lược. Đi kèm theo đó là chính sách ngoại giao xoa dịu Nga và tránh xa NATO. Nhưng cuộc xâm lược vô cớ của Putin vào Ukraine, nơi người Nga từng cai trị giống như Phần Lan trước đây, đã làm phá sản những giả định đằng sau mô hình trung lập quân sự của Phần Lan.
Quân đội Phần Lan trong cuộc chiến đánh quân xâm lược Nga thập niên 1930 (ảnh: Hulton-Deutsch Collection/CORBIS/Corbis via Getty Images)
Muốn hiểu tại sao chính phủ và người dân Phần Lan bất ngờ chuyển từ lập trường đứng ngoài NATO sang ủng hộ việc gia nhập, hãy nhìn lại Chiến tranh Mùa đông (The Winter War) 1939-40, khi quốc gia này đẩy lùi cuộc xâm lược lớn từ nước láng giềng. Những cư dân sống tại vùng hoang dã Suomussalmi phía Đông Phần Lan khi chứng kiến quân đội Nga xâm lược Ukraine vào Tháng Hai năm nay, họ nhớ lại lúc cha mẹ và ông bà họ phải đối mặt với một cuộc tấn công tàn ác tương tự.
Cụ ông Esko Matero, 85 tuổi, lúc đó hai tuổi, nói: “Ukraine làm chúng tôi nhớ đến Chiến tranh Mùa Đông”. Chỉ tay về cánh đồng bên ngoài ngôi nhà gỗ đỏ của mình, nơi ước tính 800 lính Liên Xô bỏ mạng trong trận “Raate Road” kéo dài một tuần (trận chiến quyết định trong cuộc xung đột kéo dài bốn tháng kết thúc cuộc xâm lược của 700,000 lính Liên Xô), ông nói: “Có quá nhiều xác chết đến nỗi phải dùng máy xúc tuyết gom lại. Chiến thắng Raate Road là niềm tự hào của chúng tôi. Nhưng đó cũng là một bi kịch”.
Chí nguyện binh Thụy Điển chiến đấu cùng quân đội Phần Lan trong cuộc chiến đánh Liên Xô, 1940 (ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images)
Lính Phần Lan tại biên giới Nga, Tháng Mười 1939 (ảnh: Hulton Archive/Getty Images)
Cuộc chiến Mùa Đông được xem là đặc trưng cho bản sắc dân tộc kiên cường Phần Lan. “Đó là một phần di sản của chúng tôi – Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen nói khi ngồi tại nơi làm việc bên dưới bức tranh tướng Carl Gustaf Emil Mannerheim, tổng tư lệnh trong Chiến tranh Mùa Đông và đặt ly Coke lên chiếc bàn từng được sử dụng trong cuộc chiến để nghiên cứu bản đồ và vạch chiến lược tác chiến.
Tướng Carl Gustaf Emil Mannerheim (1867-1951, trái) trên một mặt trận, 1939 (ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images)
Sự không liên kết quân sự của Phần Lan có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Trên lâu đài Suomenlinna bên ngoài Helsinki có một dòng chữ từ thế kỷ 18 viết: “Posterity, hãy tự đứng vững trên đất mẹ của mình và đừng bao giờ dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài”.
Sau một thế kỷ nằm dưới ách cai trị của Nga, Phần Lan giành được độc lập vào năm 1917. Nhưng chính cuộc Chiến tranh Mùa Đông mới giúp thống nhất đất nước. Liên Xô mở cuộc xâm lược Phần Lan vào Tháng Mười Một 1939 sau khi Phần Lan từ chối nhượng lãnh thổ. Dự kiến sẽ có ít phản kháng (giống như Ukraine trong ngày 24 Tháng Hai), nên Hồng quân đã lên kế hoạch duyệt binh tại Helsinki vào ngày sinh nhật nhà độc tài Stalin ba tuần sau đó (cũng như Putin dự định duyệt binh Ngày chiến thắng Đức Quốc Xã tại Kyiv với chính phủ bù nhìn).
Nhưng thay vì chiến thắng nhanh, lính Liên Xô đối mặt với hàng chục ngàn chiến binh Phần Lan kiên cường và thiện chiến lao vào đối phương trên những tấm ván trượt xuyên rừng, mặc đồ ngụy trang màu trắng (lính bắn tỉa khét tiếng nhất của Phần Lan có biệt danh là Cái chết trắng). Trong Trận chiến giành Raate Road, người Phần Lan đã cắt đứt các tuyến tiếp tế của Liên Xô, giống như những gì người Ukraine ngày nay đang làm. Khi quân Liên Xô, chủ yếu là người Ukraine, phải vật lộn với địa hình lạnh giá và khắc nghiệt, binh lính Phần Lan đã đặt dấu chấm hết cho họ. Vào thời điểm Hồng quân buộc phải rút lui, có 25,000 lính Phần Lan thiệt mạng cùng ít nhất 125,000 quân xâm lược. Nhà sử học Eero Schroderus, 78 tuổi sống gần Raate Road, tác giả một số vở kịch về Chiến tranh Mùa Đông nhận định: “Điều mà Stalin quên lúc đó, và Putin đang quên bây giờ, là nếu bạn chiến đấu vì quê hương, nhà của mình, thì bạn sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn”. Đó cũng là tinh thần của người Ukraine hiện nay.
Xác lính Liên Xô tại mặt trận Salla ở Phần Lan, Tháng Mười Hai 1939 (ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images)
Xây dựng nội lực quốc phòng
Phần Lan đứng ngoài NATO sau khi liên minh này thành lập năm 1949, phần lớn là để tránh khiêu khích Liên Xô. Để thể hiện sự trung lập, Phần Lan trung gian tổ chức Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (Conference on Security and Cooperation in Europe) năm 1973, dẫn đến ký hết Hiệp định Helsinki, một hiệp ước ngoại giao giữa các nước châu Âu, Mỹ và Canada nhằm giảm căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây.
Nhưng Phần Lan không ảo tưởng chiến lược không liên kết sẽ mang lại sự đảm bảo an ninh. Vì vậy, trong khi các quốc gia châu Âu khác giảm chi tiêu quân sự và nới lỏng hoạt động phản gián sau Chiến tranh Lạnh, Phần Lan không làm như thế. Kể từ giữa thập niên 1990, Phần Lan đã đảm bảo quân đội có thể tương tác với NATO, nghĩa là có thể tiến hành các hoạt động cùng với NATO. Phần Lan không chỉ mua và tự sản xuất các thiết bị quân sự tương thích với các thành viên của liên minh mà còn đi xa hơn. Ngoài kho vũ khí gồm 1,500 khẩu pháo được xem là lớn nhất Tây Âu, Hà Lan mua các tên lửa đất đối không tiên tiến của Mỹ và có một trong những hệ thống phòng thủ mạng tốt nhất lục địa. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc.
Năm 1995, lần đầu tiên Phần Lan tìm cách thoát dần khỏi tình trạng trung lập khi quyết định xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) cùng với Thụy Điển. Bộ trưởng Quốc phòng Kaikkonen nói: “Kể từ ngày gia nhập EU, chúng tôi không còn tự xem mình là quốc gia trung lập mà đã là một thành viên của gia đình phương Tây”. Dù vẫn không liên kết quân sự nhưng Phần Lan gần gũi hơn với NATO, đóng góp vào các sứ mệnh của liên minh ở Bosnia, Kosovo và Afghanistan.
Lính biên phòng Phần Lan tại làng Nuijamaa giáp giới Nga (ảnh: Giulio Paletta/UCG/Universal Images Group via Getty Images)
Tuy nhiên, bất chấp Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008 và chiếm Crimea năm 2014, Phần Lan vẫn không thay đổi mức độ quan hệ với NATO mà chỉ cảnh giác và tăng cường củng cố an ninh. Alexander Stubb, cựu thủ tướng Phần Lan, nhận định: “Phản ứng quá nhẹ nhàng của người dân trước những cuộc xâm lược đó đã giết chết hy vọng của tôi là Phần Lan có thể gia nhập NATO khi tôi còn sống. Thậm chí, tôi gần như đã từ bỏ hy vọng!”.
Nhưng sau khi Nga xâm lược Ukraine, theo cuộc thăm dò của Đài truyền hình quốc gia Yle, sự ủng hộ của công chúng đối với tư cách thành viên NATO của Phần Lan đã tăng lên 53% vào cuối Tháng Hai từ khoảng 20% cách đó một tuần và vọt lên 76% vào ngày 9 Tháng Năm. “Những người luôn ủng hộ việc Phần Lan gia nhập NATO như tôi phải nói lời cảm ơn Putin, dù nghe hơi kỳ cục! – ông Stubb nói”.
Trước đó, Phần Lan đã phá vỡ chính sách không vận chuyển vũ khí vào các vùng chiến sự kéo dài hàng thập niên khi quyết định gửi vũ khí chống tăng, súng trường tấn công và lương thực cho Ukraine. Năm nay, Helsinki đã tăng chi tiêu quân sự lên 1.96% tổng sản phẩm quốc nội (mục tiêu của NATO cho năm 2024 là 2%), tăng từ 1.34% của năm 2020 và 1.85% của năm 2021 và đã hoàn tất hợp đồng mua 64 máy bay phản lực F-35 của Mỹ trị giá $9.4 tỷ. Thụy Điển, một đối tác thân thiết khác của NATO, năm ngoái đã cho phép tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong 70 năm và áp dụng phương pháp huy động toàn xã hội, mặc dù không ở mức độ bằng Phần Lan.
Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Sẵn sàng cho chiến tranh
Với Phần Lan trong hàng ngũ mình, NATO sẽ có được một thành viên đã dành nhiều thập niên phát triển cái mà họ gọi là “an ninh toàn diện”, một chiến lược toàn xã hội nhằm đẩy lùi kiểu xâm lược như của Nga tại Ukraine. Mô hình an ninh toàn diện cho phép huy động đội quân thời chiến gồm 280,000 quân và 600,000 quân dự bị, một trong những lực lượng vũ trang bình quân đầu người lớn nhất Châu Âu.
Bản qui chuẩn xây dựng của Phần Lan có cả việc bắt buộc các khu chung cư và tòa nhà lớn phải xây dựng các hầm trú ẩn chịu được bom và các cuộc tấn công hóa học. Hiện các đường hầm và hầm trú ẩn dưới lòng đất trên khắp đất nước chứa được hơn bốn triệu người, tức 70% dân số. Ở Helsinki, những nơi trú ẩn rộng lớn gồm cả sân trượt băng và các cung thi đấu thể thao. Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng kho dự trữ hàng hóa và đảm bảo dịch vụ đã điều phối hơn 1,000 công ty để tạo ra các liên kết trực tiếp giữa khu vực tư nhân và nhà nước.
Phần Lan dự trữ lượng nhiên liệu nhập khẩu dùng đủ năm tháng và ngũ cốc sáu tháng. Cơ sở sản xuất thuốc phải dự trữ thuốc từ ba đến 10 tháng. Janne Känkänen, giám đốc điều hành của NESA cho biết, các giám đốc điều hành của công ty phải thành thạo mô phỏng diễn tập cho tình huống khẩn cấp quốc gia. Hơn 10,000 lãnh đạo xã hội dân sự và doanh nghiệp đã tham gia các khóa học quốc phòng kéo dài trên một tháng để nhận thức được nhiệm vụ của mình trong trường hợp khẩn cấp. Các khóa học bảo vệ quốc gia ở các vùng xa xôi gần biên giới Nga đào tạo 60,000 người. Các lãnh đạo doanh nghiệp và văn hóa được học cách bảo vệ chuỗi cung ứng và phục hồi tâm lý trong dân chúng. “Chúng tôi có được kiến thức chuyên sâu về việc chuẩn bị cho khủng hoảng” – Gita Kadambi, tổng giám đốc Nhà hát Opera và Ballet Quốc gia Phần Lan, nói.
Nữ Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (ảnh: Bernd von Jutrczenka/picture alliance via Getty Images)
Chiến dịch tấn công “phi quân sự” của Nga
Trong thập niên qua, Phần Lan đã trải qua các cuộc tấn công phi quân sự của Nga mà các nước phương Tây khác đang phải gánh chịu. Năm 2015 và 2016, Phần Lan cáo buộc Nga đưa hàng ngàn người di cư đến biên giới phía Bắc, thể hiện âm mưu sẵn sàng sử dụng di cư như một vũ khí. Nga phủ nhận cố ý đưa người di cư tới biên giới châu Âu, nhưng Sinikukka Saari, một chuyên gia hậu Xô Viết tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan khẳng định: “Đây là một cuộc thử nghiệm, và người Nga hiện làm điều này một cách có hệ thống ở Belarus nhắm vào Ba Lan”.
Một cuộc tập trận của quân đội Phần Lan tại Santahamina, Tháng Tư 2022 (ảnh: Juho Kuva for The Washington Post via Getty Images)
Truyền thông thân Kremlin tố cáo Phần Lan thông tin sai lệch, và “dựng chuyện” về việc chính quyền Phần Lan ngược đãi hoặc phân biệt đối xử với những người gốc Nga, giống như ở Ukraine. Teija Tiilikainen, Giám đốc Trung tâm Châu Âu về Chống lại các Mối đe dọạ có trụ sở tại Helsinki, cho biết: “Chúng tôi là một quốc gia mục tiêu của Nga và họ cũng sẽ làm như Ukraine lấy cớ bảo vệ người gốc Nga”. Khi người Phần Lan ủng hộ mạnh mẽ tư cách thành viên NATO, đất nước họ đã phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng từ chối dịch vụ nhằm vào nhóm ngân hàng Nordea cũng như các bộ ngoại giao và quốc phòng. Máy bay Nga đã vi phạm không phận Phần Lan vào đầu Tháng Tư khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Phần Lan và một lần nữa vào đầu Tháng Năm khi Phần Lan đang tập trận lớn với Mỹ và các quốc gia NATO khác.
Gần biên giới Nga, những cư dân như Väinö Kinnunen, 90 tuổi, nói: “Tất nhiên rồi!” – khi được hỏi liệu Phần Lan có nên gia nhập NATO hay không. “Chúng tôi là một quốc gia nhỏ. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”. Ông kể, năm 1943, quân Liên Xô đã tìm thấy gia đình ông trong phòng tắm hơi của họ và dùng súng máy bắn chết 10 người, bao gồm cả cha mẹ, ông bà và hai anh chị em của ông. Kinnunen, lúc đó 11 tuổi, sống sót cùng một người chị. “Cuộc đổ máu ở Ukraine đã đánh thức nỗi đau thời thơ ấu của tôi. Chúng tôi đã trải qua những điều tương tự như người Ukraine đang chịu”.
Lê Tây Sơn
14 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Với nhiều người Phần Lan, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine gợi lại cuộc xâm lược đẫm máu của Liên Xô năm 1939 trên quê hương họ. Nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công khác đã đủ để phá bỏ chính sách bảy thập niên kiên trì không tham gia các liên minh quân sự của Helsinki.
Nhìn lại “Chiến tranh Mùa Đông”
Khi Tổng thống Vladimir Putin xâm lược Ukraine, một trong những mục tiêu của lãnh đạo Nga là gây chia rẽ và làm suy yếu NATO (North Atlantic Treaty Organization). Nhưng không nơi nào chiến lược đó lại tác dụng ngược như ở Phần Lan. Nếu quốc gia Bắc Âu này gia nhập NATO cùng với Thụy Điển trong vài tuần tới, Putin sẽ chứng kiến một thành viên NATO được quân sự hóa cao lại là nước láng giềng “sát nách” mình, và biên giới Nga-NATO sẽ tăng gấp đôi, thêm 830 dặm.
Ngày 12 Tháng Năm, tổng thống và thủ tướng Phần Lan cho biết Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO. Đây là một quyết định lịch sử. Trong bảy thập niên, Phần Lan đã duy trì một mô hình an ninh dựa trên một quân đội được trang bị mạnh và một xã hội luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với một cuộc xâm lược. Đi kèm theo đó là chính sách ngoại giao xoa dịu Nga và tránh xa NATO. Nhưng cuộc xâm lược vô cớ của Putin vào Ukraine, nơi người Nga từng cai trị giống như Phần Lan trước đây, đã làm phá sản những giả định đằng sau mô hình trung lập quân sự của Phần Lan.
Quân đội Phần Lan trong cuộc chiến đánh quân xâm lược Nga thập niên 1930 (ảnh: Hulton-Deutsch Collection/CORBIS/Corbis via Getty Images)
Muốn hiểu tại sao chính phủ và người dân Phần Lan bất ngờ chuyển từ lập trường đứng ngoài NATO sang ủng hộ việc gia nhập, hãy nhìn lại Chiến tranh Mùa đông (The Winter War) 1939-40, khi quốc gia này đẩy lùi cuộc xâm lược lớn từ nước láng giềng. Những cư dân sống tại vùng hoang dã Suomussalmi phía Đông Phần Lan khi chứng kiến quân đội Nga xâm lược Ukraine vào Tháng Hai năm nay, họ nhớ lại lúc cha mẹ và ông bà họ phải đối mặt với một cuộc tấn công tàn ác tương tự.
Cụ ông Esko Matero, 85 tuổi, lúc đó hai tuổi, nói: “Ukraine làm chúng tôi nhớ đến Chiến tranh Mùa Đông”. Chỉ tay về cánh đồng bên ngoài ngôi nhà gỗ đỏ của mình, nơi ước tính 800 lính Liên Xô bỏ mạng trong trận “Raate Road” kéo dài một tuần (trận chiến quyết định trong cuộc xung đột kéo dài bốn tháng kết thúc cuộc xâm lược của 700,000 lính Liên Xô), ông nói: “Có quá nhiều xác chết đến nỗi phải dùng máy xúc tuyết gom lại. Chiến thắng Raate Road là niềm tự hào của chúng tôi. Nhưng đó cũng là một bi kịch”.
Chí nguyện binh Thụy Điển chiến đấu cùng quân đội Phần Lan trong cuộc chiến đánh Liên Xô, 1940 (ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images)
Lính Phần Lan tại biên giới Nga, Tháng Mười 1939 (ảnh: Hulton Archive/Getty Images)
Cuộc chiến Mùa Đông được xem là đặc trưng cho bản sắc dân tộc kiên cường Phần Lan. “Đó là một phần di sản của chúng tôi – Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen nói khi ngồi tại nơi làm việc bên dưới bức tranh tướng Carl Gustaf Emil Mannerheim, tổng tư lệnh trong Chiến tranh Mùa Đông và đặt ly Coke lên chiếc bàn từng được sử dụng trong cuộc chiến để nghiên cứu bản đồ và vạch chiến lược tác chiến.
Tướng Carl Gustaf Emil Mannerheim (1867-1951, trái) trên một mặt trận, 1939 (ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images)
Sự không liên kết quân sự của Phần Lan có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Trên lâu đài Suomenlinna bên ngoài Helsinki có một dòng chữ từ thế kỷ 18 viết: “Posterity, hãy tự đứng vững trên đất mẹ của mình và đừng bao giờ dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài”.
Sau một thế kỷ nằm dưới ách cai trị của Nga, Phần Lan giành được độc lập vào năm 1917. Nhưng chính cuộc Chiến tranh Mùa Đông mới giúp thống nhất đất nước. Liên Xô mở cuộc xâm lược Phần Lan vào Tháng Mười Một 1939 sau khi Phần Lan từ chối nhượng lãnh thổ. Dự kiến sẽ có ít phản kháng (giống như Ukraine trong ngày 24 Tháng Hai), nên Hồng quân đã lên kế hoạch duyệt binh tại Helsinki vào ngày sinh nhật nhà độc tài Stalin ba tuần sau đó (cũng như Putin dự định duyệt binh Ngày chiến thắng Đức Quốc Xã tại Kyiv với chính phủ bù nhìn).
Nhưng thay vì chiến thắng nhanh, lính Liên Xô đối mặt với hàng chục ngàn chiến binh Phần Lan kiên cường và thiện chiến lao vào đối phương trên những tấm ván trượt xuyên rừng, mặc đồ ngụy trang màu trắng (lính bắn tỉa khét tiếng nhất của Phần Lan có biệt danh là Cái chết trắng). Trong Trận chiến giành Raate Road, người Phần Lan đã cắt đứt các tuyến tiếp tế của Liên Xô, giống như những gì người Ukraine ngày nay đang làm. Khi quân Liên Xô, chủ yếu là người Ukraine, phải vật lộn với địa hình lạnh giá và khắc nghiệt, binh lính Phần Lan đã đặt dấu chấm hết cho họ. Vào thời điểm Hồng quân buộc phải rút lui, có 25,000 lính Phần Lan thiệt mạng cùng ít nhất 125,000 quân xâm lược. Nhà sử học Eero Schroderus, 78 tuổi sống gần Raate Road, tác giả một số vở kịch về Chiến tranh Mùa Đông nhận định: “Điều mà Stalin quên lúc đó, và Putin đang quên bây giờ, là nếu bạn chiến đấu vì quê hương, nhà của mình, thì bạn sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn”. Đó cũng là tinh thần của người Ukraine hiện nay.
Xác lính Liên Xô tại mặt trận Salla ở Phần Lan, Tháng Mười Hai 1939 (ảnh: Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images)
Xây dựng nội lực quốc phòng
Phần Lan đứng ngoài NATO sau khi liên minh này thành lập năm 1949, phần lớn là để tránh khiêu khích Liên Xô. Để thể hiện sự trung lập, Phần Lan trung gian tổ chức Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (Conference on Security and Cooperation in Europe) năm 1973, dẫn đến ký hết Hiệp định Helsinki, một hiệp ước ngoại giao giữa các nước châu Âu, Mỹ và Canada nhằm giảm căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây.
Nhưng Phần Lan không ảo tưởng chiến lược không liên kết sẽ mang lại sự đảm bảo an ninh. Vì vậy, trong khi các quốc gia châu Âu khác giảm chi tiêu quân sự và nới lỏng hoạt động phản gián sau Chiến tranh Lạnh, Phần Lan không làm như thế. Kể từ giữa thập niên 1990, Phần Lan đã đảm bảo quân đội có thể tương tác với NATO, nghĩa là có thể tiến hành các hoạt động cùng với NATO. Phần Lan không chỉ mua và tự sản xuất các thiết bị quân sự tương thích với các thành viên của liên minh mà còn đi xa hơn. Ngoài kho vũ khí gồm 1,500 khẩu pháo được xem là lớn nhất Tây Âu, Hà Lan mua các tên lửa đất đối không tiên tiến của Mỹ và có một trong những hệ thống phòng thủ mạng tốt nhất lục địa. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc.
Năm 1995, lần đầu tiên Phần Lan tìm cách thoát dần khỏi tình trạng trung lập khi quyết định xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) cùng với Thụy Điển. Bộ trưởng Quốc phòng Kaikkonen nói: “Kể từ ngày gia nhập EU, chúng tôi không còn tự xem mình là quốc gia trung lập mà đã là một thành viên của gia đình phương Tây”. Dù vẫn không liên kết quân sự nhưng Phần Lan gần gũi hơn với NATO, đóng góp vào các sứ mệnh của liên minh ở Bosnia, Kosovo và Afghanistan.
Lính biên phòng Phần Lan tại làng Nuijamaa giáp giới Nga (ảnh: Giulio Paletta/UCG/Universal Images Group via Getty Images)
Tuy nhiên, bất chấp Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008 và chiếm Crimea năm 2014, Phần Lan vẫn không thay đổi mức độ quan hệ với NATO mà chỉ cảnh giác và tăng cường củng cố an ninh. Alexander Stubb, cựu thủ tướng Phần Lan, nhận định: “Phản ứng quá nhẹ nhàng của người dân trước những cuộc xâm lược đó đã giết chết hy vọng của tôi là Phần Lan có thể gia nhập NATO khi tôi còn sống. Thậm chí, tôi gần như đã từ bỏ hy vọng!”.
Nhưng sau khi Nga xâm lược Ukraine, theo cuộc thăm dò của Đài truyền hình quốc gia Yle, sự ủng hộ của công chúng đối với tư cách thành viên NATO của Phần Lan đã tăng lên 53% vào cuối Tháng Hai từ khoảng 20% cách đó một tuần và vọt lên 76% vào ngày 9 Tháng Năm. “Những người luôn ủng hộ việc Phần Lan gia nhập NATO như tôi phải nói lời cảm ơn Putin, dù nghe hơi kỳ cục! – ông Stubb nói”.
Trước đó, Phần Lan đã phá vỡ chính sách không vận chuyển vũ khí vào các vùng chiến sự kéo dài hàng thập niên khi quyết định gửi vũ khí chống tăng, súng trường tấn công và lương thực cho Ukraine. Năm nay, Helsinki đã tăng chi tiêu quân sự lên 1.96% tổng sản phẩm quốc nội (mục tiêu của NATO cho năm 2024 là 2%), tăng từ 1.34% của năm 2020 và 1.85% của năm 2021 và đã hoàn tất hợp đồng mua 64 máy bay phản lực F-35 của Mỹ trị giá $9.4 tỷ. Thụy Điển, một đối tác thân thiết khác của NATO, năm ngoái đã cho phép tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong 70 năm và áp dụng phương pháp huy động toàn xã hội, mặc dù không ở mức độ bằng Phần Lan.
Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Sẵn sàng cho chiến tranh
Với Phần Lan trong hàng ngũ mình, NATO sẽ có được một thành viên đã dành nhiều thập niên phát triển cái mà họ gọi là “an ninh toàn diện”, một chiến lược toàn xã hội nhằm đẩy lùi kiểu xâm lược như của Nga tại Ukraine. Mô hình an ninh toàn diện cho phép huy động đội quân thời chiến gồm 280,000 quân và 600,000 quân dự bị, một trong những lực lượng vũ trang bình quân đầu người lớn nhất Châu Âu.
Bản qui chuẩn xây dựng của Phần Lan có cả việc bắt buộc các khu chung cư và tòa nhà lớn phải xây dựng các hầm trú ẩn chịu được bom và các cuộc tấn công hóa học. Hiện các đường hầm và hầm trú ẩn dưới lòng đất trên khắp đất nước chứa được hơn bốn triệu người, tức 70% dân số. Ở Helsinki, những nơi trú ẩn rộng lớn gồm cả sân trượt băng và các cung thi đấu thể thao. Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng kho dự trữ hàng hóa và đảm bảo dịch vụ đã điều phối hơn 1,000 công ty để tạo ra các liên kết trực tiếp giữa khu vực tư nhân và nhà nước.
Phần Lan dự trữ lượng nhiên liệu nhập khẩu dùng đủ năm tháng và ngũ cốc sáu tháng. Cơ sở sản xuất thuốc phải dự trữ thuốc từ ba đến 10 tháng. Janne Känkänen, giám đốc điều hành của NESA cho biết, các giám đốc điều hành của công ty phải thành thạo mô phỏng diễn tập cho tình huống khẩn cấp quốc gia. Hơn 10,000 lãnh đạo xã hội dân sự và doanh nghiệp đã tham gia các khóa học quốc phòng kéo dài trên một tháng để nhận thức được nhiệm vụ của mình trong trường hợp khẩn cấp. Các khóa học bảo vệ quốc gia ở các vùng xa xôi gần biên giới Nga đào tạo 60,000 người. Các lãnh đạo doanh nghiệp và văn hóa được học cách bảo vệ chuỗi cung ứng và phục hồi tâm lý trong dân chúng. “Chúng tôi có được kiến thức chuyên sâu về việc chuẩn bị cho khủng hoảng” – Gita Kadambi, tổng giám đốc Nhà hát Opera và Ballet Quốc gia Phần Lan, nói.
Nữ Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (ảnh: Bernd von Jutrczenka/picture alliance via Getty Images)
Chiến dịch tấn công “phi quân sự” của Nga
Trong thập niên qua, Phần Lan đã trải qua các cuộc tấn công phi quân sự của Nga mà các nước phương Tây khác đang phải gánh chịu. Năm 2015 và 2016, Phần Lan cáo buộc Nga đưa hàng ngàn người di cư đến biên giới phía Bắc, thể hiện âm mưu sẵn sàng sử dụng di cư như một vũ khí. Nga phủ nhận cố ý đưa người di cư tới biên giới châu Âu, nhưng Sinikukka Saari, một chuyên gia hậu Xô Viết tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan khẳng định: “Đây là một cuộc thử nghiệm, và người Nga hiện làm điều này một cách có hệ thống ở Belarus nhắm vào Ba Lan”.
Một cuộc tập trận của quân đội Phần Lan tại Santahamina, Tháng Tư 2022 (ảnh: Juho Kuva for The Washington Post via Getty Images)
Truyền thông thân Kremlin tố cáo Phần Lan thông tin sai lệch, và “dựng chuyện” về việc chính quyền Phần Lan ngược đãi hoặc phân biệt đối xử với những người gốc Nga, giống như ở Ukraine. Teija Tiilikainen, Giám đốc Trung tâm Châu Âu về Chống lại các Mối đe dọạ có trụ sở tại Helsinki, cho biết: “Chúng tôi là một quốc gia mục tiêu của Nga và họ cũng sẽ làm như Ukraine lấy cớ bảo vệ người gốc Nga”. Khi người Phần Lan ủng hộ mạnh mẽ tư cách thành viên NATO, đất nước họ đã phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng từ chối dịch vụ nhằm vào nhóm ngân hàng Nordea cũng như các bộ ngoại giao và quốc phòng. Máy bay Nga đã vi phạm không phận Phần Lan vào đầu Tháng Tư khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Phần Lan và một lần nữa vào đầu Tháng Năm khi Phần Lan đang tập trận lớn với Mỹ và các quốc gia NATO khác.
Gần biên giới Nga, những cư dân như Väinö Kinnunen, 90 tuổi, nói: “Tất nhiên rồi!” – khi được hỏi liệu Phần Lan có nên gia nhập NATO hay không. “Chúng tôi là một quốc gia nhỏ. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”. Ông kể, năm 1943, quân Liên Xô đã tìm thấy gia đình ông trong phòng tắm hơi của họ và dùng súng máy bắn chết 10 người, bao gồm cả cha mẹ, ông bà và hai anh chị em của ông. Kinnunen, lúc đó 11 tuổi, sống sót cùng một người chị. “Cuộc đổ máu ở Ukraine đã đánh thức nỗi đau thời thơ ấu của tôi. Chúng tôi đã trải qua những điều tương tự như người Ukraine đang chịu”.
Last edited by LDN on Sun Nov 06, 2022 8:01 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Nghiên cứu quốc tế
Cuộc chiến Mùa đông là gì?
Nguồn: “What was the Winter War?“, History, 30/10/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad.
Stalin cũng muốn người Phần Lan bàn giao một số hòn đảo ở Vịnh Phần Lan và cho Liên Xô thuê phần lãnh thổ trên bán đảo Hanko để xây dựng một căn cứ hải quân. Liên Xô cũng đề nghị trao cho Phần Lan một dải lãnh thổ rộng lớn của Nga như là một phần của thỏa thuận, nhưng người Phần Lan đã nghi ngờ về động cơ của họ và từ chối đề nghị này. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, sau một loạt các tối hậu thư và các cuộc đàm phán thất bại, Hồng quân Liên Xô đã đã phát động một cuộc xâm lược Phần Lan với nửa triệu quân.
Mặc dù phải đối đầu với đội quân đông hơn và được trang bị vũ khí tốt hơn trong cái được gọi là “Cuộc chiến mùa đông”, người Phần Lan lại có lợi thế chiến đấu trên sân nhà. Được lãnh đạo bởi Nguyên soái Carl Gustaf Mannerheim, họ ẩn mình đằng sau một mạng lưới các hào, hầm bê tông và công sự tại chiến trường ở Eo đất Karelia và đánh bật các cuộc tấn công liên tiếp của xe tăng Liên Xô.
Ở những khu vực khác trên biên giới, các đội quân trượt tuyết Phần Lan đã sử dụng địa hình gồ ghề để tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các đơn vị quân bị cô lập của Liên Xô. Chiến thuật du kích của họ được hỗ trợ bởi thời tiết giá băng của mùa đông Phần Lan, điều đã khiến quân Liên Xô sa lầy và làm cho binh sĩ trở nên dễ dàng bị nhận ra trên địa hình đầy tuyết. Một tay bắn tỉa của Phần Lan, một nông dân tên là Simo Hayha, cuối cùng đã được ghi nhận là bắn chết hơn 500 binh sĩ Liên Xô.
Trong khi người Phần Lan thể hiện một sự phản kháng mạnh mẽ trong mùa đông năm 1939-1940, rốt cuộc quân đội của họ cũng không phải là đối thủ trước đội quân lớn hơn nhiều của Hồng quân. Vào tháng 02/1940, sau một trong những vụ oanh tạc pháo binh lớn nhất kể từ Thế chiến I, Liên Xô đã khôi phục các đợt tấn công dữ dội của mình và đè bẹp lực lượng phòng thủ của quân Phần Lan tại Eo đất Karelia. Với lực lượng bị thiếu hụt đạn dược và đang mấp mé bờ vực kiệt sức, Phần Lan đã đồng ý với các điều khoản hòa bình trong tháng tiếp theo.
Hiệp ước kết thúc Cuộc chiến Mùa đông buộc Phần Lan phải nhường lại 11% lãnh thổ của mình cho Liên Xô, nhưng đất nước này vẫn duy trì sự độc lập của mình và sau đó chuẩn bị đối đầu với quân Nga lần thứ hai trong Thế chiến II. Trong khi đó, đối với Liên Xô, chiến thắng đến với một cái giá đắt đỏ. Trong chỉ ba tháng chiến đấu, lực lượng của họ phải chịu hơn 300.000 thương vong so với khoảng 65.000 thương vong của Phần Lan.
Cuộc chiến Mùa đông có thể cũng đã mang lại những hệ quả quan trọng cho Thế chiến II, trong đó có việc sức chiến đấu yếu ớt của Hồng quân thường được chỉ ra là một yếu tố quan trọng dẫn đến niềm tin sai lầm của Adolf Hitler rằng cuộc xâm lược vào Liên Xô tháng 6/1941 có thể sẽ thành công.
Cuộc chiến Mùa đông là gì?
Nguồn: “What was the Winter War?“, History, 30/10/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad.
Stalin cũng muốn người Phần Lan bàn giao một số hòn đảo ở Vịnh Phần Lan và cho Liên Xô thuê phần lãnh thổ trên bán đảo Hanko để xây dựng một căn cứ hải quân. Liên Xô cũng đề nghị trao cho Phần Lan một dải lãnh thổ rộng lớn của Nga như là một phần của thỏa thuận, nhưng người Phần Lan đã nghi ngờ về động cơ của họ và từ chối đề nghị này. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, sau một loạt các tối hậu thư và các cuộc đàm phán thất bại, Hồng quân Liên Xô đã đã phát động một cuộc xâm lược Phần Lan với nửa triệu quân.
Mặc dù phải đối đầu với đội quân đông hơn và được trang bị vũ khí tốt hơn trong cái được gọi là “Cuộc chiến mùa đông”, người Phần Lan lại có lợi thế chiến đấu trên sân nhà. Được lãnh đạo bởi Nguyên soái Carl Gustaf Mannerheim, họ ẩn mình đằng sau một mạng lưới các hào, hầm bê tông và công sự tại chiến trường ở Eo đất Karelia và đánh bật các cuộc tấn công liên tiếp của xe tăng Liên Xô.
Ở những khu vực khác trên biên giới, các đội quân trượt tuyết Phần Lan đã sử dụng địa hình gồ ghề để tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các đơn vị quân bị cô lập của Liên Xô. Chiến thuật du kích của họ được hỗ trợ bởi thời tiết giá băng của mùa đông Phần Lan, điều đã khiến quân Liên Xô sa lầy và làm cho binh sĩ trở nên dễ dàng bị nhận ra trên địa hình đầy tuyết. Một tay bắn tỉa của Phần Lan, một nông dân tên là Simo Hayha, cuối cùng đã được ghi nhận là bắn chết hơn 500 binh sĩ Liên Xô.
Trong khi người Phần Lan thể hiện một sự phản kháng mạnh mẽ trong mùa đông năm 1939-1940, rốt cuộc quân đội của họ cũng không phải là đối thủ trước đội quân lớn hơn nhiều của Hồng quân. Vào tháng 02/1940, sau một trong những vụ oanh tạc pháo binh lớn nhất kể từ Thế chiến I, Liên Xô đã khôi phục các đợt tấn công dữ dội của mình và đè bẹp lực lượng phòng thủ của quân Phần Lan tại Eo đất Karelia. Với lực lượng bị thiếu hụt đạn dược và đang mấp mé bờ vực kiệt sức, Phần Lan đã đồng ý với các điều khoản hòa bình trong tháng tiếp theo.
Hiệp ước kết thúc Cuộc chiến Mùa đông buộc Phần Lan phải nhường lại 11% lãnh thổ của mình cho Liên Xô, nhưng đất nước này vẫn duy trì sự độc lập của mình và sau đó chuẩn bị đối đầu với quân Nga lần thứ hai trong Thế chiến II. Trong khi đó, đối với Liên Xô, chiến thắng đến với một cái giá đắt đỏ. Trong chỉ ba tháng chiến đấu, lực lượng của họ phải chịu hơn 300.000 thương vong so với khoảng 65.000 thương vong của Phần Lan.
Cuộc chiến Mùa đông có thể cũng đã mang lại những hệ quả quan trọng cho Thế chiến II, trong đó có việc sức chiến đấu yếu ớt của Hồng quân thường được chỉ ra là một yếu tố quan trọng dẫn đến niềm tin sai lầm của Adolf Hitler rằng cuộc xâm lược vào Liên Xô tháng 6/1941 có thể sẽ thành công.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Phần Lan và Thụy Điển, 2 cường quốc về quân sự muốn vào khối Nato. Hèn chi 29 nước Nato ngoài Thổ đều hoan nghênh, có ~ nước ủng hộ ra mặt. 2 nước này mà vào thì Nato có thêm nhiều lợi thế.
https://www.tagesschau.de/ausland/europa/nato-finnland-schweden-107.html
Sức mạnh quân sự Phần Lan
https://youtu.be/MChPpl0BTGg
Là thành viên, 2 nước này có thể đóng góp gì cho Nato?
https://youtu.be/0EBf4dwvcVk
https://www.tagesschau.de/ausland/europa/nato-finnland-schweden-107.html
Sức mạnh quân sự Phần Lan
https://youtu.be/MChPpl0BTGg
Là thành viên, 2 nước này có thể đóng góp gì cho Nato?
https://youtu.be/0EBf4dwvcVk
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Phần Lan nộp đơn vào Nato.
Tôi muốn biết Thổ đòi gì.
29 nước Nato đều bằng lòng chỉ có Thổ là ngăn cản. Vậy Nato có thể đuổi Thổ ra khỏi Nato 0? Trả lời: 0 thể (tiếc nhỉ )
Báo nói 29 nước Nato sẽ phải trả giá cao cho việc Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato.
Có lẽ sẽ có ~ nhân nhượng như sau:
Phần Lan và Thụy Điển cấm vận Thổ 1 phần. Việc này sẽ phải chấm dứt.
Mỹ phải nhận Thổ vào chương trình F-35 vì Mỹ phạt Thổ 0 cho tham gia bởi năm 2019 Thổ mua vũ khí S-400-phòng không của Nga.
Ông Erdogan muốn cho dân thổ thấy được ông ta 0 phải chuyện gì cũng nhượng bộ, có ý riêng, dọn đường cho cuộc bầu cử sắp tới ở Thổ.
Thổ muốn là trung gian giữa Nga và Ukraine và hành động ngăn cản của Thổ là muốn Nga thấy và biết.
https://www.t-online.de/nachrichten/ausland/internationale-politik/id_92216832/blockade-von-schweden-finnland-koennte-die-nato-erdogan-einfach-rauswerfen-.html
Tôi muốn biết Thổ đòi gì.
29 nước Nato đều bằng lòng chỉ có Thổ là ngăn cản. Vậy Nato có thể đuổi Thổ ra khỏi Nato 0? Trả lời: 0 thể (tiếc nhỉ )
Báo nói 29 nước Nato sẽ phải trả giá cao cho việc Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato.
Có lẽ sẽ có ~ nhân nhượng như sau:
Phần Lan và Thụy Điển cấm vận Thổ 1 phần. Việc này sẽ phải chấm dứt.
Mỹ phải nhận Thổ vào chương trình F-35 vì Mỹ phạt Thổ 0 cho tham gia bởi năm 2019 Thổ mua vũ khí S-400-phòng không của Nga.
Ông Erdogan muốn cho dân thổ thấy được ông ta 0 phải chuyện gì cũng nhượng bộ, có ý riêng, dọn đường cho cuộc bầu cử sắp tới ở Thổ.
Thổ muốn là trung gian giữa Nga và Ukraine và hành động ngăn cản của Thổ là muốn Nga thấy và biết.
https://www.t-online.de/nachrichten/ausland/internationale-politik/id_92216832/blockade-von-schweden-finnland-koennte-die-nato-erdogan-einfach-rauswerfen-.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Bloomberg
What Turkey Wants From Sweden and Finland in NATO Expansion Spat
Three Turkish officials outline steps Ankara is demanding
Erdogan has shown he’ll dig deep in geopolitical standoffs
Turkey Says No to Sweden and Finland Joining NATO
Unmute
Turkey Says No to Sweden and Finland Joining NATO
BySelcan Hacaoglu+Follow
17. Mai 2022, 18:26 MESZ
Updated on18. Mai 2022, 08:25 MESZ
As Turkey threatens to block bids to join NATO by Sweden and Finland in the wake of Russia’s invasion of Ukraine, Bloomberg spoke to three senior Turkish officials about what their government is looking to achieve with the high-stakes brinkmanship.
The officials spoke on condition of anonymity, saying they weren’t authorized to speak publicly about internal government deliberations, and all gave broadly similar assessments. Here’s a summary of what they had to say.
Kurdish militancy
Ankara is insisting that any new candidates for NATO membership recognize its concerns about Kurdish militias -- both inside Turkey and across its borders in Syria and Iraq.
That’s been a major source of tension within the alliance, because while all NATO members recognize the Kurdistan Workers’ Party, or PKK, as a terrorist organization within Turkey, many have supported and even armed its Syrian offshoot, the YPG, in the fight against Islamic State.
Turkey’s demanding that Sweden and Finland publicly denounce not only the PKK, but also its affiliates before being allowed to join the bloc. The Turkish officials said that designating the PKK as a terrorist organization isn’t enough: the Nordic applicants must do more to clamp down on PKK sympathizers it says are active in their countries.
NATO Fortified
The alliance would have more control of the Baltic Sea if Sweden and Finland joined
Arms exports
Turkey also wants Sweden and Finland to put an end to arms-export restrictions they imposed on Turkey, along with several other European Union members, after its 2019 incursion into Syria to push the YPG back from the frontier, the officials said.
While Turkey’s arms trade with the two countries is negligible and it’s not seeking any major defense purchases with them, the officials said that on principle Ankara won’t accept expanding a military alliance to countries that are blocking weapons deals. Foreign Minister Mevlut Cavusoglu has made the point publicly, saying the arms restrictions go “against the spirit” of an alliance.
Past mistakes
Turkey accepted Greece’s return to NATO in the 1980s after the two countries fought a war in 1974 over Cyprus, and is keen not to repeat what the officials say is now viewed in Ankara as a mistake.
Athens and its Cypriot allies later emerged as key obstacles blocking Turkey’s bid for membership in the EU, rejected a UN vote on a unification plan for Cyprus, and have been engaged in constant territorial disputes with Turkey over parts of the Aegean and Mediterranean seas.
President Trump Hosts Finnish President Sauli Niinisto At White House
Sauli NiinistoPhotographer: Chris Kleponis/Polaris/Bloomberg
Learning from that lesson, the officials said it would be unwise to expect Turkey to change course and accede to Swedish and Finnish membership in NATO, unless disputes are first resolved and the Nordic countries publicly commit to solidarity with Turkey against the Kurdish groups.
Other demands
While the officials said Turkey isn’t looking to bargain over subjects beyond Finland and Sweden’s stances on the Kurdish conflict, Ankara’s gripes with NATO run deep and its wish-list is long.
Turkey wants to be re-included in the F-35 advanced aircraft program, from which it was barred after it bought S-400 missile-defense systems from Russia. It also has an outstanding request to the US to purchase dozens of F-16s warplanes and upgrade kits for its existing fleet. Moreover, Turkey wants the US to lift sanctions over its possession of the S-400 missiles.
Using its leverage over NATO expansion to achieve any of those aims will be challenging. But Turkey has shown it’s willing to dig deep, and even sustain damage to its economy, in recent geopolitical disputes over a detained American pastor, the Russian missile deal, or its military campaigns against the Kurds.
Russia, elections
The officials dismissed the idea that Turkey’s opposition to Sweden and Finland entering NATO has anything to do with its ties to Russia, or with President Recep Tayyip Erdogan’s friendship with Russian President Vladimir Putin.
Turkey has sought a middle path over the war in Ukraine, as it seeks to balance its ties with both Moscow -- critical to protecting Turkish troops deployed in Syria -- and Kyiv, which Ankara has supplied with armed drones.
They also denied that the NATO gambit is linked to domestic politics, rejecting speculation that elevating the Kurdish issue onto a global stage is meant to benefit Erdogan by consolidating support among nationalists ahead of elections scheduled for next year.
Turkey is pursuing a foreign policy in line with its own national interests, and would agree to NATO’s expansion should the concerns it’s outlined with regard to the Nordic nations be met, the officials said.
Nordic response
Finnish President Sauli Niinisto, who is traveling to Washington, D.C. on Thursday with Swedish Prime Minister Magdalena Andersson, said he’s optimistic Turkey’s stance can be “managed through discussions,” without addressing any of Ankara’s specific demands.
In an interview with YLE TV1 on Tuesday, Finnish Foreign Minister Pekka Haavisto said his government was in daily contact with Turkish diplomats. He skirted the issue of the YPG, saying that if Turkey’s concern was the PKK, it’s listed as a terrorist organization and banned in Finland.
Sweden and Finland formally applied to join the alliance on Wednesday morning. NATO Secretary General Jens Stoltenberg said allies’ security concerns must be addressed, and that NATO was determined to work through issues and reach a rapid conclusion.
Turkish President Recep Tayyip Erdogan said he won’t allow Sweden and Finland to join NATO because of their stances on Kurdish militants, throwing a wrench into plans to strengthen the western military alliance after Russia’s invasion of Ukraine.
At a press conference in Ankara late Monday, Erdogan poured cold water on expectations that Turkish opposition to the enlargement plan could be easily resolved. The remarks were his clearest indication that he intends to block membership for the two countries, or at least extract concessions for it, since they announced their intentions to join over the weekend.
What Turkey Wants From Sweden and Finland in NATO Expansion Spat
Three Turkish officials outline steps Ankara is demanding
Erdogan has shown he’ll dig deep in geopolitical standoffs
Turkey Says No to Sweden and Finland Joining NATO
Unmute
Turkey Says No to Sweden and Finland Joining NATO
BySelcan Hacaoglu+Follow
17. Mai 2022, 18:26 MESZ
Updated on18. Mai 2022, 08:25 MESZ
As Turkey threatens to block bids to join NATO by Sweden and Finland in the wake of Russia’s invasion of Ukraine, Bloomberg spoke to three senior Turkish officials about what their government is looking to achieve with the high-stakes brinkmanship.
The officials spoke on condition of anonymity, saying they weren’t authorized to speak publicly about internal government deliberations, and all gave broadly similar assessments. Here’s a summary of what they had to say.
Kurdish militancy
Ankara is insisting that any new candidates for NATO membership recognize its concerns about Kurdish militias -- both inside Turkey and across its borders in Syria and Iraq.
That’s been a major source of tension within the alliance, because while all NATO members recognize the Kurdistan Workers’ Party, or PKK, as a terrorist organization within Turkey, many have supported and even armed its Syrian offshoot, the YPG, in the fight against Islamic State.
Turkey’s demanding that Sweden and Finland publicly denounce not only the PKK, but also its affiliates before being allowed to join the bloc. The Turkish officials said that designating the PKK as a terrorist organization isn’t enough: the Nordic applicants must do more to clamp down on PKK sympathizers it says are active in their countries.
NATO Fortified
The alliance would have more control of the Baltic Sea if Sweden and Finland joined
Arms exports
Turkey also wants Sweden and Finland to put an end to arms-export restrictions they imposed on Turkey, along with several other European Union members, after its 2019 incursion into Syria to push the YPG back from the frontier, the officials said.
While Turkey’s arms trade with the two countries is negligible and it’s not seeking any major defense purchases with them, the officials said that on principle Ankara won’t accept expanding a military alliance to countries that are blocking weapons deals. Foreign Minister Mevlut Cavusoglu has made the point publicly, saying the arms restrictions go “against the spirit” of an alliance.
Past mistakes
Turkey accepted Greece’s return to NATO in the 1980s after the two countries fought a war in 1974 over Cyprus, and is keen not to repeat what the officials say is now viewed in Ankara as a mistake.
Athens and its Cypriot allies later emerged as key obstacles blocking Turkey’s bid for membership in the EU, rejected a UN vote on a unification plan for Cyprus, and have been engaged in constant territorial disputes with Turkey over parts of the Aegean and Mediterranean seas.
President Trump Hosts Finnish President Sauli Niinisto At White House
Sauli NiinistoPhotographer: Chris Kleponis/Polaris/Bloomberg
Learning from that lesson, the officials said it would be unwise to expect Turkey to change course and accede to Swedish and Finnish membership in NATO, unless disputes are first resolved and the Nordic countries publicly commit to solidarity with Turkey against the Kurdish groups.
Other demands
While the officials said Turkey isn’t looking to bargain over subjects beyond Finland and Sweden’s stances on the Kurdish conflict, Ankara’s gripes with NATO run deep and its wish-list is long.
Turkey wants to be re-included in the F-35 advanced aircraft program, from which it was barred after it bought S-400 missile-defense systems from Russia. It also has an outstanding request to the US to purchase dozens of F-16s warplanes and upgrade kits for its existing fleet. Moreover, Turkey wants the US to lift sanctions over its possession of the S-400 missiles.
Using its leverage over NATO expansion to achieve any of those aims will be challenging. But Turkey has shown it’s willing to dig deep, and even sustain damage to its economy, in recent geopolitical disputes over a detained American pastor, the Russian missile deal, or its military campaigns against the Kurds.
Russia, elections
The officials dismissed the idea that Turkey’s opposition to Sweden and Finland entering NATO has anything to do with its ties to Russia, or with President Recep Tayyip Erdogan’s friendship with Russian President Vladimir Putin.
Turkey has sought a middle path over the war in Ukraine, as it seeks to balance its ties with both Moscow -- critical to protecting Turkish troops deployed in Syria -- and Kyiv, which Ankara has supplied with armed drones.
They also denied that the NATO gambit is linked to domestic politics, rejecting speculation that elevating the Kurdish issue onto a global stage is meant to benefit Erdogan by consolidating support among nationalists ahead of elections scheduled for next year.
Turkey is pursuing a foreign policy in line with its own national interests, and would agree to NATO’s expansion should the concerns it’s outlined with regard to the Nordic nations be met, the officials said.
Nordic response
Finnish President Sauli Niinisto, who is traveling to Washington, D.C. on Thursday with Swedish Prime Minister Magdalena Andersson, said he’s optimistic Turkey’s stance can be “managed through discussions,” without addressing any of Ankara’s specific demands.
In an interview with YLE TV1 on Tuesday, Finnish Foreign Minister Pekka Haavisto said his government was in daily contact with Turkish diplomats. He skirted the issue of the YPG, saying that if Turkey’s concern was the PKK, it’s listed as a terrorist organization and banned in Finland.
Sweden and Finland formally applied to join the alliance on Wednesday morning. NATO Secretary General Jens Stoltenberg said allies’ security concerns must be addressed, and that NATO was determined to work through issues and reach a rapid conclusion.
Turkish President Recep Tayyip Erdogan said he won’t allow Sweden and Finland to join NATO because of their stances on Kurdish militants, throwing a wrench into plans to strengthen the western military alliance after Russia’s invasion of Ukraine.
At a press conference in Ankara late Monday, Erdogan poured cold water on expectations that Turkish opposition to the enlargement plan could be easily resolved. The remarks were his clearest indication that he intends to block membership for the two countries, or at least extract concessions for it, since they announced their intentions to join over the weekend.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Tàu còn phải công nhận
Nghiên cứu quốc tế
Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:
Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy?
Thụy Điển: Tiềm lực chiến tranh sánh ngang với các cường quốc truyền thống
Mặc dầu Phần Lan và Thụy Điển đều là quốc gia trung lập nhưng trong một thời gian dài trước đây do chịu ảnh hưởng từ “sự xâm lược của Liên Xô” họ đều áp dụng chính sách “trung lập có vũ trang”, chưa bao giờ coi nhẹ việc xây dựng quân đội.
Có khả năng cung cấp nhiều binh sĩ
Thụy Điển là nước đông dân nhất trong số 5 nước Bắc Âu, có khoảng 10 triệu dân, hiện có đội quân 23,6 nghìn binh sĩ, tỷ lệ như thế chưa phải là cao. Nhưng trong hai trận Thế chiến đã qua, sở dĩ Thụy Điển có thể giữ được độc lập, chủ yếu là do bản thân họ có một lực lượng phòng vệ khả quan khiến các đối thủ phải cân nhắc kỹ trước khi xâm lược nước này. Thụy Điển tiếp tục thi hành chính sách ấy cho tới thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thậm chí ngay cả sau Chiến tranh Lạnh.
Để đối phó với sự đe dọa từ Liên Xô, trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đều áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự với quy mô lớn. Toàn bộ nam giới Thụy Điển phù hợp điều kiện đều phải tiếp nhận sự huấn luyện quân sự chính quy nghiêm khắc. Vào thời cao điểm, 85% nam giới cả nước đều phải vào quân đội. Ngoài ra nước này xây dựng rất nhiều công trình quân sự tiêu chuẩn cao. Ví dụ phần lớn hệ thống đường cao tốc ở Thụy Điển, nhất là ở vùng Trung Bắc bộ, đều xây dựng theo tiêu chuẩn có thể để máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh. Tại vùng ven biển, họ lợi dụng kết cấu đồi núi thiên nhiên làm vật che chắn để xây dựng nhiều công trình quân sự có thể dùng làm chỗ ẩn giấu tàu ngầm, tàu chiến, thậm chí máy bay chiến đấu.
Sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Thụy Điển giảm biên chế với quy mô lớn, từ năm 2020 bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự. Nhưng sau khi Nga đưa quân vào Crimea (2014), Thụy Điển cảm thấy bất an, vấn đề thiếu binh sĩ ngày càng trở nên nổi bật. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Thụy Điển, số lượng tân binh Thụy Điển chiêu mộ năm 2016 thiếu 1000 người so với dự định, lực lượng hậu bị lại càng thiếu nhiều, tới 7000 người. Xuất phát từ tình hình thực tế, năm 2017 Chính phủ Thụy Điển tuyên bố phục hồi chế độ gọi nhập ngũ. Nhờ đó tuy Thụy Điển hiện chỉ có 23,6 nghìn lính quân dịch và 31,3 nghìn quân dự bị, nhưng vẫn bảo lưu được rất nhiều người ở độ tuổi thích hợp đã tiếp nhận huấn luyện quân sự chính quy. Dư luận phỏng đoán, khi cần thiết, Thụy Điển có thể huy động được 100 nghìn binh sĩ.
Có năng lực công nghiệp quốc phòng hoàn bị
Ngoài khả năng cung cấp một lượng lớn binh sĩ ra, nếu vào NATO Thụy Điển sẽ đem lại cho tổ chức này một tiềm lực công nghiệp quốc phòng khả quan. Thụy Điển là một trong số ít quốc gia châu Âu có hệ thống công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh, dù là Hải-Lục-Không quân họ đều có thể làm được, thậm chí có những trang thiết bị nổi danh toàn cầu. Trong thời kỳ từ thập niên 50 đến 70 thế kỷ 20, Thụy Điển từng bí mật nghiên cứu làm vũ khí hạt nhân – từ đó suy ra có thể thấy công nghiệp hiện đại của họ có năng lực rất mạnh.
Trong lĩnh vực trang thiết bị không quân, Thụy Điển là một trong số ít quốc gia trên toàn cầu có thể tự mình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại. Máy bay “Gripen” do Tập đoàn Saab thiết kế chế tạo, sau cải tiến đã trở thành loại chiến đấu cơ hiện đại có tính năng “Thế hệ 4+”, có năng lực hành trình siêu âm hữu hạn, được trang bị radar điều khiển hỏa lực, cùng với các máy bay chiến đấu “Gust” và “Typhoon”, nó được gọi là “ba nhà vô địch của châu Âu”. Ngoài ra, Thụy Điển còn là một trong số ít quốc gia có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh giới sớm [early warning aircraft]. Công ty Hệ thống Vi ba Ericsson của Thụy Điển từng làm được máy bay cảnh giới sớm “Ericsson eye” thuộc loại máy bay nổi tiếng toàn cầu.
Về hải quân, Thụy Điển lập nhiều kỷ lục thế giới. Đầu thập niên 1990, Thụy Điển đầu tiên chế tạo được tàu hộ vệ tàng hình cấp “Visby”. Đây là ứng dụng thực dụng sớm nhất công nghệ radar tàng hình vào tàu chiến. Hải quân Thụy Điển tự nhận không đủ sức làm tàu chiến loại lớn để triển khai tranh giành quyền kiểm soát biển, thế nhưng họ lại có thể lợi dụng địa hình eo biển ngoắt ngoéo phức tạp của mình để đánh du kích. Tàu hộ vệ cấp Visby có thiết kế cực đơn giản và sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp sợi carbon; thiết kế đặc biệt của con tàu này khiến hải quân thế giới “lác mắt”. Tàu ngầm cấp “Gotland” của hải quân Thụy Điển mở đầu cho sự ra đời loại tàu ngầm “Không phụ thuộc vào lực đẩy không khí (AIP)”. Nó sử dụng động cơ Stirling, nhờ thế tuy là tàu ngầm loại bình thường nhưng lại có thể hoạt động như tàu ngầm hạt nhân, có khả năng liên tục lặn dưới nước mấy ngày liền không cần nổi lên để nạp điện.
Trong lĩnh vực lục quân, công ty Bofoss của Thụy Điển nổi tiếng về hỏa pháo tính năng cao. Trong Thế chiến 2, pháo cao xạ Bofoss 40mm có tính năng vượt trội, thậm chí các bên giao chiến đều bắt chước sản xuất loại pháo này. Hiện nay không ít nước vẫn còn dùng sản phẩm phỏng chế pháo Bofoss. Ngoài ra, tên lửa chống tăng NLAW đang trổ tài trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, thực ra là do Thụy Điển cùng Anh quốc liên kết nghiên cứu chế tạo. Mới đây Thụy Điển viện trợ Ukraine pháo tự hành “Archer” 155mm lại càng xứng danh là “Vua của các loại lựu pháo bắn nhanh”.
Tiềm ẩn năng lực chiến tranh lớn
Theo “Báo cáo cân bằng quân lực toàn cầu”
do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London xuất bản, lục quân Thụy Điển được trang bị 121 xe tăng chủ lực “Leopard 2A5”, 354 xe chiến đấu bộ binh loại CV90, và hơn 1200 xe bọc thép; không quân Thụy Điển có 207 máy bay quân sự, gồm 71 chiến đấu cơ “Eagle lion” C, sau đây còn dự kiến thay bằng loại “Eagle lion” E tiên tiến hơn; hải quân Thụy Điển có 2 tàu hộ vệ cấp “Gothenburg”, 5 tàu hộ vệ cấp “Visby” và 3 tàu ngầm cấp “Gotland”.’
Nếu Thụy Điển vào NATO thì xét về quy mô và trang bị của bộ đội hiện có, Thụy Điển xếp vào hạng Top 10 trong các nước NATO. Nhưng cơ sở công nghiệp lớn mạnh của Thụy Điển ẩn giấu một tiềm lực chiến tranh vượt xa những số liệu trên giấy. Riêng từ góc nhìn này có thể thấy sức mạnh quân sự tổng hợp của Thụy Điển ngang hàng với các cường quốc quân sự truyền thống như Anh, Pháp, Đức.
Phần Lan: Trang bị quân đội hiện có vượt qua phần lớn các nước NATO
So với năng lực công nghiệp quốc phòng hùng mạnh của Thụy Điển thì năng lực của Phần Lan có vẻ yếu hơn nhiều. Nhưng do nhiều năm qua thi hành chính sách tăng cường quốc phòng, Phần Lan có năng lực huy động quân đội, số lượng và tính năng trang bị quân đội hiện có vẫn mạnh hơn rất nhiều so với phần lớn các quốc gia NATO.
Phần Lan có 5,5 triệu dân, nhưng tổng quân lực của họ không thua kém Thụy Điển bao nhiêu, có khoảng 23 nghìn binh sĩ. Khác với Thụy Điển là nước nhiều năm không có chiến tranh, hồi thập niên 1920, Phần Lan từng trải qua cuộc chiến tàn khốc Liên Xô-Phần Lan. Chiến tranh bi thảm đã dạy cho Phần Lan bài học cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc tới công cuộc xây dựng quốc phòng của mình. Do Phần Lan và Nga có đường biên giới chung dài 1340 km, nước này cực kỳ coi trọng việc xây dựng lục quân. Hiện nay lục quân Phần Lan có hơn 1700 khẩu lựu pháo và 100 giàn pháo hỏa tiễn, xứng đáng được gọi là một trong những lực lượng pháo binh đáng sợ nhất toàn châu Âu. Ngay cả sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong tình hình quân đội các nước châu Âu đều giảm quân số thì Phần Lan vẫn duy trì một lực lượng bộ đội dự bị đông đảo “không thích nghi thời thế”. Trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ của Phần Lan trong thời kỳ đầu dịch COVID-19 hoành hành đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thế giới: “Người ta kinh ngạc phát hiện Phần Lan giữ lại được toàn bộ vật dụng y tế quốc gia trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhờ thế đã phát huy tác dụng to lớn trong việc khống chế tình trạng hoảng loạn thời kỳ đầu nạn dịch.”
Luật pháp Phần Lan quy định, tất cả nam giới trên 18 tuổi nước này đều phải làm nghĩa vụ quân sự từ nửa năm cho đến một năm, sau đó họ được chuyển sang trạng thái dự bị. Trong thời gian đó lực lượng dự bị hàng năm phải tham gia huấn luyện quân sự nhằm duy trì được kỹ năng tác chiến. Báo cáo đánh giá của NATO cho biết, dựa vào sự huấn luyện dự bị như vậy, Phần Lan trong một thời gian ngắn có thể huy động được 280 nghìn binh sĩ, “Đó là một đội quân tương đối lớn của châu Âu hiện đại”.
Lục quân Phần Lan hiện có khoảng 100 xe tăng chủ lực “Leopard 2A4” và 100 chiếc “Leopard 2A6” do Đức sản xuất, 102 xe chiến đấu bộ binh “CV90” do Thụy Điển chế tạo và 110 xe chiến đấu bộ binh “BMP-2” do Liên Xô sản xuất. Ngoài ra còn có hơn 800 xe bọc thép các loại. Theo số liệu chính thức của NATO, quân đội Anh xếp hạng thứ 10 về số xe tăng hiện có (227 xe), Ý xếp thứ 11 có 200 xe tăng. Nếu xét tới hai nước Rumania và Bulgaria có xếp hạng cao hơn, nhưng phần lớn xe tăng của họ đều đã lỗi thời, thì việc Phần Lan vào NATO sẽ làm cho lực lượng xe bọc thép nước này có sức chiến đấu thực tế được xếp hạng cao hơn vài bậc.
Phần Lan có ưu thế nổi bật về pháo binh.
Ngay từ thập niên 1990, Phần Lan đã trang bị 54 khẩu lựu pháo kiểu 155K98, trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu trang bị 52 khẩu lựu pháo bánh xích cỡ nòng 155 mm. Năm ngoái Phần Lan lại mua của Hàn Quốc một loạt lựu pháo tự hành kiểu K9, làm cho tổng số trang bị pháo loại này lên tới 58 khẩu. Ngoài ra Phần Lan còn mua từ Mỹ hệ thống hỏa tiễn nhiều nòng kiểu M270 phiên bản đã nâng cấp, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS), tầm bắn xa nhất tới 300 km.
Hiện nay không quân Phần Lan có 160 máy bay quân sự. Trong bảng xếp hạng số lượng máy bay quân sự các nước NATO, con số 160 đủ để Phần Lan được xếp hạng thứ 11. Máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Phần Lan gồm 55 chiến đấu cơ F/A-18C/D “Bumblebee” do Mỹ chế tạo. Do tính năng của các máy bay này đang dần già hóa, tháng 12/2021 Phần Lan quyết định chi 11,3 tỷ USD mua 64 chiến đấu cơ tàng hình kiểu F-35A của Mỹ, làm cho Phần Lan trở thành một trong số các nước có lực lượng không quân mạnh nhất châu Âu.
Hải quân Phần Lan có thực lực yếu hơn không quân, chỉ có một ít tàu cao tốc có vũ trang và tàu rải thủy lôi. Trên thực tế, lực lượng trên biển chưa đủ mạnh là nhược điểm chung của quân đội hai nước Phần Lan và Thụy Điển, họ không đủ sức phòng vệ tuyến bờ biển khá dài. Nhưng về phía Nga, Hạm đội Baltic của họ cũng là hạm đội yếu nhất trong số 4 hạm đội của hải quân Nga, chỉ có một ít tàu tên lửa hộ vệ. Nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO thì hầu như toàn bộ biển Baltic sẽ bị NATO bao vây, hải quân NATO sẽ tạo ra ưu thế áp đảo đối với hạm đội Baltic của Nga. Ngoài ra, vì căn cứ chủ yếu của hạm đội Baltic này đặt tại quân cảng Karangstad ở St. Petersburg và vùng đất ngoại thuộc Kaliningrad, các địa điểm này sẽ đứng trước nguy cơ bị Phần Lan và Thụy Điển chia tách mà không có cách nào chi viện lẫn nhau được.
Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung của tác giả Thần Dương và Mã Tuấn (Thời báo Hoàn cầu) “武装中立”却未放松军备建设,要“入约”的芬兰和瑞典隐藏军力有多强,2022-05-24.
Nghiên cứu quốc tế
Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:
Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy?
Thụy Điển: Tiềm lực chiến tranh sánh ngang với các cường quốc truyền thống
Mặc dầu Phần Lan và Thụy Điển đều là quốc gia trung lập nhưng trong một thời gian dài trước đây do chịu ảnh hưởng từ “sự xâm lược của Liên Xô” họ đều áp dụng chính sách “trung lập có vũ trang”, chưa bao giờ coi nhẹ việc xây dựng quân đội.
Có khả năng cung cấp nhiều binh sĩ
Thụy Điển là nước đông dân nhất trong số 5 nước Bắc Âu, có khoảng 10 triệu dân, hiện có đội quân 23,6 nghìn binh sĩ, tỷ lệ như thế chưa phải là cao. Nhưng trong hai trận Thế chiến đã qua, sở dĩ Thụy Điển có thể giữ được độc lập, chủ yếu là do bản thân họ có một lực lượng phòng vệ khả quan khiến các đối thủ phải cân nhắc kỹ trước khi xâm lược nước này. Thụy Điển tiếp tục thi hành chính sách ấy cho tới thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thậm chí ngay cả sau Chiến tranh Lạnh.
Để đối phó với sự đe dọa từ Liên Xô, trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đều áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự với quy mô lớn. Toàn bộ nam giới Thụy Điển phù hợp điều kiện đều phải tiếp nhận sự huấn luyện quân sự chính quy nghiêm khắc. Vào thời cao điểm, 85% nam giới cả nước đều phải vào quân đội. Ngoài ra nước này xây dựng rất nhiều công trình quân sự tiêu chuẩn cao. Ví dụ phần lớn hệ thống đường cao tốc ở Thụy Điển, nhất là ở vùng Trung Bắc bộ, đều xây dựng theo tiêu chuẩn có thể để máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh. Tại vùng ven biển, họ lợi dụng kết cấu đồi núi thiên nhiên làm vật che chắn để xây dựng nhiều công trình quân sự có thể dùng làm chỗ ẩn giấu tàu ngầm, tàu chiến, thậm chí máy bay chiến đấu.
Sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Thụy Điển giảm biên chế với quy mô lớn, từ năm 2020 bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự. Nhưng sau khi Nga đưa quân vào Crimea (2014), Thụy Điển cảm thấy bất an, vấn đề thiếu binh sĩ ngày càng trở nên nổi bật. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Thụy Điển, số lượng tân binh Thụy Điển chiêu mộ năm 2016 thiếu 1000 người so với dự định, lực lượng hậu bị lại càng thiếu nhiều, tới 7000 người. Xuất phát từ tình hình thực tế, năm 2017 Chính phủ Thụy Điển tuyên bố phục hồi chế độ gọi nhập ngũ. Nhờ đó tuy Thụy Điển hiện chỉ có 23,6 nghìn lính quân dịch và 31,3 nghìn quân dự bị, nhưng vẫn bảo lưu được rất nhiều người ở độ tuổi thích hợp đã tiếp nhận huấn luyện quân sự chính quy. Dư luận phỏng đoán, khi cần thiết, Thụy Điển có thể huy động được 100 nghìn binh sĩ.
Có năng lực công nghiệp quốc phòng hoàn bị
Ngoài khả năng cung cấp một lượng lớn binh sĩ ra, nếu vào NATO Thụy Điển sẽ đem lại cho tổ chức này một tiềm lực công nghiệp quốc phòng khả quan. Thụy Điển là một trong số ít quốc gia châu Âu có hệ thống công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh, dù là Hải-Lục-Không quân họ đều có thể làm được, thậm chí có những trang thiết bị nổi danh toàn cầu. Trong thời kỳ từ thập niên 50 đến 70 thế kỷ 20, Thụy Điển từng bí mật nghiên cứu làm vũ khí hạt nhân – từ đó suy ra có thể thấy công nghiệp hiện đại của họ có năng lực rất mạnh.
Trong lĩnh vực trang thiết bị không quân, Thụy Điển là một trong số ít quốc gia trên toàn cầu có thể tự mình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại. Máy bay “Gripen” do Tập đoàn Saab thiết kế chế tạo, sau cải tiến đã trở thành loại chiến đấu cơ hiện đại có tính năng “Thế hệ 4+”, có năng lực hành trình siêu âm hữu hạn, được trang bị radar điều khiển hỏa lực, cùng với các máy bay chiến đấu “Gust” và “Typhoon”, nó được gọi là “ba nhà vô địch của châu Âu”. Ngoài ra, Thụy Điển còn là một trong số ít quốc gia có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh giới sớm [early warning aircraft]. Công ty Hệ thống Vi ba Ericsson của Thụy Điển từng làm được máy bay cảnh giới sớm “Ericsson eye” thuộc loại máy bay nổi tiếng toàn cầu.
Về hải quân, Thụy Điển lập nhiều kỷ lục thế giới. Đầu thập niên 1990, Thụy Điển đầu tiên chế tạo được tàu hộ vệ tàng hình cấp “Visby”. Đây là ứng dụng thực dụng sớm nhất công nghệ radar tàng hình vào tàu chiến. Hải quân Thụy Điển tự nhận không đủ sức làm tàu chiến loại lớn để triển khai tranh giành quyền kiểm soát biển, thế nhưng họ lại có thể lợi dụng địa hình eo biển ngoắt ngoéo phức tạp của mình để đánh du kích. Tàu hộ vệ cấp Visby có thiết kế cực đơn giản và sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp sợi carbon; thiết kế đặc biệt của con tàu này khiến hải quân thế giới “lác mắt”. Tàu ngầm cấp “Gotland” của hải quân Thụy Điển mở đầu cho sự ra đời loại tàu ngầm “Không phụ thuộc vào lực đẩy không khí (AIP)”. Nó sử dụng động cơ Stirling, nhờ thế tuy là tàu ngầm loại bình thường nhưng lại có thể hoạt động như tàu ngầm hạt nhân, có khả năng liên tục lặn dưới nước mấy ngày liền không cần nổi lên để nạp điện.
Trong lĩnh vực lục quân, công ty Bofoss của Thụy Điển nổi tiếng về hỏa pháo tính năng cao. Trong Thế chiến 2, pháo cao xạ Bofoss 40mm có tính năng vượt trội, thậm chí các bên giao chiến đều bắt chước sản xuất loại pháo này. Hiện nay không ít nước vẫn còn dùng sản phẩm phỏng chế pháo Bofoss. Ngoài ra, tên lửa chống tăng NLAW đang trổ tài trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, thực ra là do Thụy Điển cùng Anh quốc liên kết nghiên cứu chế tạo. Mới đây Thụy Điển viện trợ Ukraine pháo tự hành “Archer” 155mm lại càng xứng danh là “Vua của các loại lựu pháo bắn nhanh”.
Tiềm ẩn năng lực chiến tranh lớn
Theo “Báo cáo cân bằng quân lực toàn cầu”
do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London xuất bản, lục quân Thụy Điển được trang bị 121 xe tăng chủ lực “Leopard 2A5”, 354 xe chiến đấu bộ binh loại CV90, và hơn 1200 xe bọc thép; không quân Thụy Điển có 207 máy bay quân sự, gồm 71 chiến đấu cơ “Eagle lion” C, sau đây còn dự kiến thay bằng loại “Eagle lion” E tiên tiến hơn; hải quân Thụy Điển có 2 tàu hộ vệ cấp “Gothenburg”, 5 tàu hộ vệ cấp “Visby” và 3 tàu ngầm cấp “Gotland”.’
Nếu Thụy Điển vào NATO thì xét về quy mô và trang bị của bộ đội hiện có, Thụy Điển xếp vào hạng Top 10 trong các nước NATO. Nhưng cơ sở công nghiệp lớn mạnh của Thụy Điển ẩn giấu một tiềm lực chiến tranh vượt xa những số liệu trên giấy. Riêng từ góc nhìn này có thể thấy sức mạnh quân sự tổng hợp của Thụy Điển ngang hàng với các cường quốc quân sự truyền thống như Anh, Pháp, Đức.
Phần Lan: Trang bị quân đội hiện có vượt qua phần lớn các nước NATO
So với năng lực công nghiệp quốc phòng hùng mạnh của Thụy Điển thì năng lực của Phần Lan có vẻ yếu hơn nhiều. Nhưng do nhiều năm qua thi hành chính sách tăng cường quốc phòng, Phần Lan có năng lực huy động quân đội, số lượng và tính năng trang bị quân đội hiện có vẫn mạnh hơn rất nhiều so với phần lớn các quốc gia NATO.
Phần Lan có 5,5 triệu dân, nhưng tổng quân lực của họ không thua kém Thụy Điển bao nhiêu, có khoảng 23 nghìn binh sĩ. Khác với Thụy Điển là nước nhiều năm không có chiến tranh, hồi thập niên 1920, Phần Lan từng trải qua cuộc chiến tàn khốc Liên Xô-Phần Lan. Chiến tranh bi thảm đã dạy cho Phần Lan bài học cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc tới công cuộc xây dựng quốc phòng của mình. Do Phần Lan và Nga có đường biên giới chung dài 1340 km, nước này cực kỳ coi trọng việc xây dựng lục quân. Hiện nay lục quân Phần Lan có hơn 1700 khẩu lựu pháo và 100 giàn pháo hỏa tiễn, xứng đáng được gọi là một trong những lực lượng pháo binh đáng sợ nhất toàn châu Âu. Ngay cả sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong tình hình quân đội các nước châu Âu đều giảm quân số thì Phần Lan vẫn duy trì một lực lượng bộ đội dự bị đông đảo “không thích nghi thời thế”. Trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ của Phần Lan trong thời kỳ đầu dịch COVID-19 hoành hành đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thế giới: “Người ta kinh ngạc phát hiện Phần Lan giữ lại được toàn bộ vật dụng y tế quốc gia trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhờ thế đã phát huy tác dụng to lớn trong việc khống chế tình trạng hoảng loạn thời kỳ đầu nạn dịch.”
Luật pháp Phần Lan quy định, tất cả nam giới trên 18 tuổi nước này đều phải làm nghĩa vụ quân sự từ nửa năm cho đến một năm, sau đó họ được chuyển sang trạng thái dự bị. Trong thời gian đó lực lượng dự bị hàng năm phải tham gia huấn luyện quân sự nhằm duy trì được kỹ năng tác chiến. Báo cáo đánh giá của NATO cho biết, dựa vào sự huấn luyện dự bị như vậy, Phần Lan trong một thời gian ngắn có thể huy động được 280 nghìn binh sĩ, “Đó là một đội quân tương đối lớn của châu Âu hiện đại”.
Lục quân Phần Lan hiện có khoảng 100 xe tăng chủ lực “Leopard 2A4” và 100 chiếc “Leopard 2A6” do Đức sản xuất, 102 xe chiến đấu bộ binh “CV90” do Thụy Điển chế tạo và 110 xe chiến đấu bộ binh “BMP-2” do Liên Xô sản xuất. Ngoài ra còn có hơn 800 xe bọc thép các loại. Theo số liệu chính thức của NATO, quân đội Anh xếp hạng thứ 10 về số xe tăng hiện có (227 xe), Ý xếp thứ 11 có 200 xe tăng. Nếu xét tới hai nước Rumania và Bulgaria có xếp hạng cao hơn, nhưng phần lớn xe tăng của họ đều đã lỗi thời, thì việc Phần Lan vào NATO sẽ làm cho lực lượng xe bọc thép nước này có sức chiến đấu thực tế được xếp hạng cao hơn vài bậc.
Phần Lan có ưu thế nổi bật về pháo binh.
Ngay từ thập niên 1990, Phần Lan đã trang bị 54 khẩu lựu pháo kiểu 155K98, trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu trang bị 52 khẩu lựu pháo bánh xích cỡ nòng 155 mm. Năm ngoái Phần Lan lại mua của Hàn Quốc một loạt lựu pháo tự hành kiểu K9, làm cho tổng số trang bị pháo loại này lên tới 58 khẩu. Ngoài ra Phần Lan còn mua từ Mỹ hệ thống hỏa tiễn nhiều nòng kiểu M270 phiên bản đã nâng cấp, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS), tầm bắn xa nhất tới 300 km.
Hiện nay không quân Phần Lan có 160 máy bay quân sự. Trong bảng xếp hạng số lượng máy bay quân sự các nước NATO, con số 160 đủ để Phần Lan được xếp hạng thứ 11. Máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Phần Lan gồm 55 chiến đấu cơ F/A-18C/D “Bumblebee” do Mỹ chế tạo. Do tính năng của các máy bay này đang dần già hóa, tháng 12/2021 Phần Lan quyết định chi 11,3 tỷ USD mua 64 chiến đấu cơ tàng hình kiểu F-35A của Mỹ, làm cho Phần Lan trở thành một trong số các nước có lực lượng không quân mạnh nhất châu Âu.
Hải quân Phần Lan có thực lực yếu hơn không quân, chỉ có một ít tàu cao tốc có vũ trang và tàu rải thủy lôi. Trên thực tế, lực lượng trên biển chưa đủ mạnh là nhược điểm chung của quân đội hai nước Phần Lan và Thụy Điển, họ không đủ sức phòng vệ tuyến bờ biển khá dài. Nhưng về phía Nga, Hạm đội Baltic của họ cũng là hạm đội yếu nhất trong số 4 hạm đội của hải quân Nga, chỉ có một ít tàu tên lửa hộ vệ. Nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO thì hầu như toàn bộ biển Baltic sẽ bị NATO bao vây, hải quân NATO sẽ tạo ra ưu thế áp đảo đối với hạm đội Baltic của Nga. Ngoài ra, vì căn cứ chủ yếu của hạm đội Baltic này đặt tại quân cảng Karangstad ở St. Petersburg và vùng đất ngoại thuộc Kaliningrad, các địa điểm này sẽ đứng trước nguy cơ bị Phần Lan và Thụy Điển chia tách mà không có cách nào chi viện lẫn nhau được.
Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung của tác giả Thần Dương và Mã Tuấn (Thời báo Hoàn cầu) “武装中立”却未放松军备建设,要“入约”的芬兰和瑞典隐藏军力有多强,2022-05-24.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato
Thổ tiếp tục cản Phần Lan và Thụy Điển được vào Nato, bảo rằng 2 nước này bao che, ủng hộ khủng bố (Thổ). Ông Stoltenberg đến Thổ để vận động.
https://www.zdf.de/nachrichten/heute-sendungen/nato-beitritt-finnland-schweden-bedingungen-tuerkei-video-100.html
https://www.zdf.de/nachrichten/heute-sendungen/nato-beitritt-finnland-schweden-bedingungen-tuerkei-video-100.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» NATO là gì và vì sao Thổ Nhĩ Kỳ ngăn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập?
» Thuỵ Điển sẽ gia nhập Nato vào mùa Thu năm nay 2023
» Thụy Điển gia nhập NATO: 3 lý do khiến Vladimir Putin đau đầu (Thanh H
» Thụy Điển: Tìm được đất hiếm nhiều nhất ở Âu Châu,>1 triệu tấn
» NATO: Nato 'Viễn Đông hóa' được một tù nhân chính trị Việt Nam tiên đoán từ 2013
» Thuỵ Điển sẽ gia nhập Nato vào mùa Thu năm nay 2023
» Thụy Điển gia nhập NATO: 3 lý do khiến Vladimir Putin đau đầu (Thanh H
» Thụy Điển: Tìm được đất hiếm nhiều nhất ở Âu Châu,>1 triệu tấn
» NATO: Nato 'Viễn Đông hóa' được một tù nhân chính trị Việt Nam tiên đoán từ 2013
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum